-Những giao tiếp.
***
81-
Chúng ta mau chóng ý kiến về một người, có ngay kết luận về nhiều người. Đặt tên, gán nhãn, cho đánh giá của mình về ai hay nhóm nào đó là đúng – để cái ngã vị kỷ thỏa mãn.
Cho đến nay, di truyền (sinh hóa) cũng như (ảnh hưởng) của hoàn cảnh lúc ấu thơ và môi trường giáo dục – đã thành nền nếp cho suy nghĩ và ứng xử của mỗi người chúng ta.
Đó không phải chúng ta là (như thế) mà chỉ “tỏ ra” như thế.
Khi tuyên bố, phán xét về một người nào, ta lẫn lộn nền nếp suy nghĩ đóng khung trên với sự thật về người đó. Đây là hành động rập khuôn vô thức sâu thẳm.
Qua khái niệm, cho ai đó một cái danh thì cái giả hiệu này biến thành nhà tù – không chỉ cho người đó mà còn cho chính ta.
Bỏ đi sự phê phán – không có nghĩa ta không nhìn thấy việc họ làm. Mà có nghĩa nhận ra cách hành xử của họ như là ước lệ, hình thức ta chấp nhận. Không vì cách hành xử mà ta tạo dựng cho họ một căn cước.
Như thế giải thoát ngay chính ta và người khác khỏi bị đồng hóa với danh xưng do trí tưởng gán ghép.
Ngã không còn điều hành mọi giao tiếp của ta nữa.
*
82-
Suy tư, tình cảm và hành động nổi lên từ ham muốn, sợ hãi khi nào cái ngã còn điều hành cuộc sống của ta. Trong giao tiếp cũng thế (ham thích hay sợ hãi cái gì đó từ kẻ khác).
Điều cần từ những người khác – có thể là thỏa mãn, được lợi lộc vật chất, được biết đến, khen tụng hay so sánh hiện trạng xã hội cùng sở hữu, sự hiểu biết hơn kém – mà củng cố cái ngã của ta.
Điều sợ là ngược lại – trong chừng mực nào đó làm giảm đi cái thế của ngã.
Khi lấy khoảng khắc hiện tại làm tiêu điểm cho chú tâm thay vì như một kết cuộc, ta vượt trên cái ngã, vượt qua cái bức thiết vô thức dùng kẻ khác như một phương tiện – ta kết thúc (luôn) việc đánh bóng mình bằng cái giá kẻ khác phải trả.
Trong giao tế với bất cứ ai, ngoài những vấn đề có tính thực tiễn – hoàn toàn chú tâm là bỏ qua liên hệ đã qua hay sẽ tới trong tương lai.
Khi hoàn toàn hiện diện trong mọi gặp gỡ, ta bỏ đi khái niệm của suy nghĩ như họ là ai, đã làm gì trong dĩ vãng, để có thể giao tiếp mà không có động lực ham muốn hay sợ hãi vị kỷ.
Mấu chốt của tỉnh thức & tịnh lự : Chú tâm.
Thật tuyệt vời (khi) vượt trên ham & sợ trong mọi giao tế.
Tình thương yêu không có ham&sợ bất cứ điều gì.
*
83-
Nếu quá khứ, nỗi đau của nàng cũng là của ta; trình độ nhận biết của nàng cũng như ta – thì ta nên suy nghĩ và hành động như nàng. Tha thứ, cảm thông và bình an sẽ đến từ hiểu nhận này.
Cái ngã không thích như thế. Vì ngã sẽ mất uy thế – không còn là kẻ công chính để mà phản ứng lại nữa.
*
84-
Đón nhận bất cứ ai đến – trong khoảng không Hiện Tại này – như là khách quý. Chấp thuận mọi người đều như thế thì họ sẽ bắt đầu đổi thay.
*
85-
Biết người khác trong bản chất con người là không cần biết bất cứ gì về quá khứ, tiểu sử cùng chuyện tích về họ.
Biết về thường bị lẫn lộn với biết sâu sắc hơn không cần khái niệm hóa.
Biết về và biết là những ước lệ hoàn toàn khác nhau. Một liên quan với hình – dạng, cái kia lại vô sắc tướng. Hình – sắc hoạt động qua trí tưởng, vô sắc tướng qua tịnh lặng.
Biết về ích dụng trong những mục đích thực tiễn – không có không xong.
Tuy nhiên trong giao tế xã hội nếu là yếu tố chính – cái biết về sẽ hạn chế và trở nên tàn hại.
Tư tưởng cùng khái niệm tạo ra rào chắn giả tạo – ngăn cách người với người. Giao tế không bắt rễ trong Hiện Sinh mà từ tâm trí.
Không rào cản của khái niệm – tình yêu hiện diện tự nhiên trong mọi tương giao nhân quần.
*
86-
Hầu hết những giao tế giữa người với người đều gò bó trong trao đổi ngôn từ, lãnh vực của ý tưởng.
Một đôi chút tịnh lặng rất cần thiết đặc biệt trong những tương giao giữa người thân cận.
Giao tế không thể phát triển lành mạnh nếu không có khoảng không tịnh lự.
Hãy tịnh yên. Hay bên nhau trong tịnh lặng của thiên nhiên. Tản bộ, ngồi trên xe hay ở trong nhà – hãy thoải mái lặng yên với nhau.
Sự lặng yên không thể và không cần tạo ra mới có. Chỉ cần chấp nhận lặng yên – luôn sẵn có nơi đó và thường bị ồn ào của tâm trí che khuất đi mà thôi.
Nếu thiếu vắng khoảng không tịnh lặng, tâm trí sẽ thống trị và làm cho mối tương giao dễ dàng thành tranh chấp, nhiều vấn nạn.
Tâm trí chẳng kiềm chế được gì – khi tịnh lặng hiện diện.
*
87-
Thực sự lắng nghe, cách thế khác, đem tịnh lặng vào giao tế.
Tầm mức tịnh lặng nổi lên thành một phần thiết yếu của sự tương giao khi ta thực sự lắng nghe người.
Chú tâm lắng nghe là khả năng hiếm có.
Thông thường suy nghĩ thường chiếm phần lớn. Suy nghĩ để cân nhắc những từ ngữ ta dùng hay là để chuẩn bị sẽ nói điều gì kế tiếp. Hay – chẳng chú nghe gì cả (chỉ) trầm tư vào ý tưởng của riêng ta.
Thực sự lắng nghe vượt xa khả năng nhận thức qua thính giác. Nó làm nổi lên sự chú ý nhậy bén của khoảng không hiện diện .
Đón nhận các ngôn từ, từ đó từ ngữ thành thứ yếu – có thể mang hoặc chẳng có ý nghĩa gì cả.
Hành động lắng nghe tự trở thành quan trọng hơn cả. Vì đó là khoảng không thức giác hiện tiền nổi lên trong ta. Cái khoảng không của lãnh vực tỉnh thức – nối kết ta với người khác, không rào ngăn cách bởi thói suy nghĩ qua khái niệm.
Bây giờ, người kia không còn là “kẻ khác”. Chúng ta hội nhập – (cùng) một tỉnh thức, (cùng) một thức giác.
*
88-
Trong tương giao với người thân cận, ta thường trải qua những thảm kịch diễn đi diễn lại ?
Những bất đồng tương đối thường kích động thành những đấu lý mạnh mẽ và những cảm tưởng thương đau ?
Nguyên căn từ những khuôn mẫu vị kỷ : Ta “Đúng” và dĩ nhiên kẻ khác “Sai” (đồng hóa với định trước của tâm trí) . Cũng là điều cần có của cái ngã trong định kỳ tranh chấp với điều gì, với ai đó hầu tô đậm sự ngăn cách giữa “tôi”(me) và “người kia”(other).
Thêm vào đó, những cảm xúc đau đớn tích lũy trong quá khứ cá nhân hay tập thể – mang theo trong mỗi người chúng ta.
Nỗi “ám ảnh đớn đau” (pain body) này – nay trở lại và thành một trường năng lực, trong những lúc định kỳ, bất chợt – chế ngự ta, vì nó cần thể nghiệm thêm cảm xúc thương đau như là cách thế bồi bổ để duy trì (tồn tại). Nó sẽ cố điều khiển tư duy và khiến ta suy nghĩ tiêu cực. Nó thích những tư tưởng tiêu cực vì cùng tần số. Để tự nuôi dưỡng, nó cũng gây ra những phản ứng tiêu cực trong những người thân cận với ta, đặc biệt người phối ngẫu, đồng nghiệp, hầu tạo nên thảm cảnh, cảm xúc đớn đau.
Làm sao ta có thể thoát ra khỏi cái vỏ vô thức ẩn sâu và đồng hóa với đớn đau này tạo thêm quá nhiều khốn khổ – trong đời sống ?
Hãy nhận biết (tỉnh táo) điều nêu trên.
Xác nhận đó không phải là ta – đó là nỗi đau đã qua. Hãy chiêm và giữ nó mỗi khi nó xuất hiện trong bạn bè hay trong người đối ngẫu.
Khi sự đồng hóa vô thức này bị phá bỏ, khi ta có khả năng quán sát nó bên trong ta – đừng khuyến khích nó thêm nữa – nó sẽ mất dần năng lực.
*
89-
Giao tế nhân quần có thể là lửa ngục trần gian.
Hoặc trở thành một đại huân tập tâm linh.
*
90-
Khi chú nhìn người khác, cảm nhận một tình thương bao la. Khi nhìn ngắm, vẻ đẹp thiên nhiên như thấm sâu vào ta. Hãy nhắm mát một lát để cảm thấy tinh túy của thương yêu, của vẻ đẹp thiên nhiên như không tách rời bản thể tinh túy chính bên trong chúng ta. Hình – dáng – vẻ bên ngoài chỉ tạm thời phản chiếu tinh túy và bản thể thực sự trong ta. Những dạng vẻ bên ngoài sẽ rời bỏ ta – nhưng tình yêu và cái đẹp bên trong (ta) thì không.
*
91-
Mỗi ngày giải quyết vô xiết kể mọi chuyện bao quanh, quan hệ của ta với thế giới (đối tượng) là gì?
Cái ghế ta ngồi, cây bút, chiếc xe, tách nước ? Phải chăng chúng chỉ là những phương tiện cho(một hay nhiều) mục đích. Hay, chỉ vì đôi lúc chú mục nên nhận biết chúng tồn tại, hiện diện; nhưng dù ngắn ngủi – ta có dành sự quan tâm của ta cho chúng chăng ?
Khi chấp nhặt vào vật dụng, khi dùng như sở hữu đáng giá dưới mắt ta và người khác, ta có thấy rằng những vật dụng này sẽ dễ dàng chiếm hữu toàn bộ đời sống của ta ?
Khi có sự tự đồng hóa với mọi vật – ta sẽ không coi chúng như là vật (để) dùng, vì ta đang tìm chính “cái ta” trong những vật dụng ấy.
Khi chấp nhận một vật dụng như là vật dụng không có chút nội tâm phóng chiếu nào, ta không cảm thấy biết ơn về sự tồn tại của chúng.
Cũng có thể ta cảm thấy chúng không thật sự bất động, theo nghĩa đối với giác quan. Và các nhà vật lý xác nhận – trên bình diện cấu tạo phân tử, thật sự có trường năng lực đang rung động đấy.
Không qua xác định vị kỷ trong lãnh vực vật dụng, thế giới quanh ta sẽ tái sinh mà ta không thể hiểu được bằng tâm trí.
*
92-
Mỗi khi gặp gỡ một ai, dù chỉ giây phút, ta có bao giờ nhận thấy nhân cách của người đó khiến ta hoàn toàn chú tâm? Hay ta vẫn giảm thiểu – như là phương tiện với đôi chút vai trò, tác dụng nào đó ?
Với thủ quỹ tại siêu thị, người canh giữ bãi đậu xe, thợ sửa chữa, “khách hàng” – cái gì là phẩm chất khi ta giao thiệp với họ ?
Một lúc, với một chút quan tâm là đủ.
Khi nhìn hay lắng nghe họ nói, sẽ có một tỉnh thức tinh tế có lẽ chỉ đôi ba giây, cũng có thể lâu hơn – đủ để cho điều gì đó thật – nổi lên – hơn là chỉ đồng hóa với vai trò. Mọi vai trò chỉ là phần của ý thức có điều kiện trong tâm trí nhân loại. Nhưng, điều nổi lên qua hành động chú tâm thì vô điều kiện – đó là bản thể chính thức của chúng ta dưới danh xưng, dáng vẻ.
Ta không còn diễn tuồng (qua vai trò) nữa.
Ta trở nên thật. Khi kích thước không gian này nổi lên trong ta – đồng thời cũng tương tợ nổi lên bên trong những người khác.
Dĩ nhiên – tận cùng thì không có người khác. Luôn luôn ta gặp gỡ ta.
(CÒN TIẾP…)
-CHƯƠNG CHÍN-
Chết và cõi Bất Tận.
***
81-
Chúng ta mau chóng ý kiến về một người, có ngay kết luận về nhiều người. Đặt tên, gán nhãn, cho đánh giá của mình về ai hay nhóm nào đó là đúng – để cái ngã vị kỷ thỏa mãn.
Cho đến nay, di truyền (sinh hóa) cũng như (ảnh hưởng) của hoàn cảnh lúc ấu thơ và môi trường giáo dục – đã thành nền nếp cho suy nghĩ và ứng xử của mỗi người chúng ta.
Đó không phải chúng ta là (như thế) mà chỉ “tỏ ra” như thế.
Khi tuyên bố, phán xét về một người nào, ta lẫn lộn nền nếp suy nghĩ đóng khung trên với sự thật về người đó. Đây là hành động rập khuôn vô thức sâu thẳm.
Qua khái niệm, cho ai đó một cái danh thì cái giả hiệu này biến thành nhà tù – không chỉ cho người đó mà còn cho chính ta.
Bỏ đi sự phê phán – không có nghĩa ta không nhìn thấy việc họ làm. Mà có nghĩa nhận ra cách hành xử của họ như là ước lệ, hình thức ta chấp nhận. Không vì cách hành xử mà ta tạo dựng cho họ một căn cước.
Như thế giải thoát ngay chính ta và người khác khỏi bị đồng hóa với danh xưng do trí tưởng gán ghép.
Ngã không còn điều hành mọi giao tiếp của ta nữa.
*
82-
Suy tư, tình cảm và hành động nổi lên từ ham muốn, sợ hãi khi nào cái ngã còn điều hành cuộc sống của ta. Trong giao tiếp cũng thế (ham thích hay sợ hãi cái gì đó từ kẻ khác).
Điều cần từ những người khác – có thể là thỏa mãn, được lợi lộc vật chất, được biết đến, khen tụng hay so sánh hiện trạng xã hội cùng sở hữu, sự hiểu biết hơn kém – mà củng cố cái ngã của ta.
Điều sợ là ngược lại – trong chừng mực nào đó làm giảm đi cái thế của ngã.
Khi lấy khoảng khắc hiện tại làm tiêu điểm cho chú tâm thay vì như một kết cuộc, ta vượt trên cái ngã, vượt qua cái bức thiết vô thức dùng kẻ khác như một phương tiện – ta kết thúc (luôn) việc đánh bóng mình bằng cái giá kẻ khác phải trả.
Trong giao tế với bất cứ ai, ngoài những vấn đề có tính thực tiễn – hoàn toàn chú tâm là bỏ qua liên hệ đã qua hay sẽ tới trong tương lai.
Khi hoàn toàn hiện diện trong mọi gặp gỡ, ta bỏ đi khái niệm của suy nghĩ như họ là ai, đã làm gì trong dĩ vãng, để có thể giao tiếp mà không có động lực ham muốn hay sợ hãi vị kỷ.
Mấu chốt của tỉnh thức & tịnh lự : Chú tâm.
Thật tuyệt vời (khi) vượt trên ham & sợ trong mọi giao tế.
Tình thương yêu không có ham&sợ bất cứ điều gì.
*
83-
Nếu quá khứ, nỗi đau của nàng cũng là của ta; trình độ nhận biết của nàng cũng như ta – thì ta nên suy nghĩ và hành động như nàng. Tha thứ, cảm thông và bình an sẽ đến từ hiểu nhận này.
Cái ngã không thích như thế. Vì ngã sẽ mất uy thế – không còn là kẻ công chính để mà phản ứng lại nữa.
*
84-
Đón nhận bất cứ ai đến – trong khoảng không Hiện Tại này – như là khách quý. Chấp thuận mọi người đều như thế thì họ sẽ bắt đầu đổi thay.
*
85-
Biết người khác trong bản chất con người là không cần biết bất cứ gì về quá khứ, tiểu sử cùng chuyện tích về họ.
Biết về thường bị lẫn lộn với biết sâu sắc hơn không cần khái niệm hóa.
Biết về và biết là những ước lệ hoàn toàn khác nhau. Một liên quan với hình – dạng, cái kia lại vô sắc tướng. Hình – sắc hoạt động qua trí tưởng, vô sắc tướng qua tịnh lặng.
Biết về ích dụng trong những mục đích thực tiễn – không có không xong.
Tuy nhiên trong giao tế xã hội nếu là yếu tố chính – cái biết về sẽ hạn chế và trở nên tàn hại.
Tư tưởng cùng khái niệm tạo ra rào chắn giả tạo – ngăn cách người với người. Giao tế không bắt rễ trong Hiện Sinh mà từ tâm trí.
Không rào cản của khái niệm – tình yêu hiện diện tự nhiên trong mọi tương giao nhân quần.
*
86-
Hầu hết những giao tế giữa người với người đều gò bó trong trao đổi ngôn từ, lãnh vực của ý tưởng.
Một đôi chút tịnh lặng rất cần thiết đặc biệt trong những tương giao giữa người thân cận.
Giao tế không thể phát triển lành mạnh nếu không có khoảng không tịnh lự.
Hãy tịnh yên. Hay bên nhau trong tịnh lặng của thiên nhiên. Tản bộ, ngồi trên xe hay ở trong nhà – hãy thoải mái lặng yên với nhau.
Sự lặng yên không thể và không cần tạo ra mới có. Chỉ cần chấp nhận lặng yên – luôn sẵn có nơi đó và thường bị ồn ào của tâm trí che khuất đi mà thôi.
Nếu thiếu vắng khoảng không tịnh lặng, tâm trí sẽ thống trị và làm cho mối tương giao dễ dàng thành tranh chấp, nhiều vấn nạn.
Tâm trí chẳng kiềm chế được gì – khi tịnh lặng hiện diện.
*
87-
Thực sự lắng nghe, cách thế khác, đem tịnh lặng vào giao tế.
Tầm mức tịnh lặng nổi lên thành một phần thiết yếu của sự tương giao khi ta thực sự lắng nghe người.
Chú tâm lắng nghe là khả năng hiếm có.
Thông thường suy nghĩ thường chiếm phần lớn. Suy nghĩ để cân nhắc những từ ngữ ta dùng hay là để chuẩn bị sẽ nói điều gì kế tiếp. Hay – chẳng chú nghe gì cả (chỉ) trầm tư vào ý tưởng của riêng ta.
Thực sự lắng nghe vượt xa khả năng nhận thức qua thính giác. Nó làm nổi lên sự chú ý nhậy bén của khoảng không hiện diện .
Đón nhận các ngôn từ, từ đó từ ngữ thành thứ yếu – có thể mang hoặc chẳng có ý nghĩa gì cả.
Hành động lắng nghe tự trở thành quan trọng hơn cả. Vì đó là khoảng không thức giác hiện tiền nổi lên trong ta. Cái khoảng không của lãnh vực tỉnh thức – nối kết ta với người khác, không rào ngăn cách bởi thói suy nghĩ qua khái niệm.
Bây giờ, người kia không còn là “kẻ khác”. Chúng ta hội nhập – (cùng) một tỉnh thức, (cùng) một thức giác.
*
88-
Trong tương giao với người thân cận, ta thường trải qua những thảm kịch diễn đi diễn lại ?
Những bất đồng tương đối thường kích động thành những đấu lý mạnh mẽ và những cảm tưởng thương đau ?
Nguyên căn từ những khuôn mẫu vị kỷ : Ta “Đúng” và dĩ nhiên kẻ khác “Sai” (đồng hóa với định trước của tâm trí) . Cũng là điều cần có của cái ngã trong định kỳ tranh chấp với điều gì, với ai đó hầu tô đậm sự ngăn cách giữa “tôi”(me) và “người kia”(other).
Thêm vào đó, những cảm xúc đau đớn tích lũy trong quá khứ cá nhân hay tập thể – mang theo trong mỗi người chúng ta.
Nỗi “ám ảnh đớn đau” (pain body) này – nay trở lại và thành một trường năng lực, trong những lúc định kỳ, bất chợt – chế ngự ta, vì nó cần thể nghiệm thêm cảm xúc thương đau như là cách thế bồi bổ để duy trì (tồn tại). Nó sẽ cố điều khiển tư duy và khiến ta suy nghĩ tiêu cực. Nó thích những tư tưởng tiêu cực vì cùng tần số. Để tự nuôi dưỡng, nó cũng gây ra những phản ứng tiêu cực trong những người thân cận với ta, đặc biệt người phối ngẫu, đồng nghiệp, hầu tạo nên thảm cảnh, cảm xúc đớn đau.
Làm sao ta có thể thoát ra khỏi cái vỏ vô thức ẩn sâu và đồng hóa với đớn đau này tạo thêm quá nhiều khốn khổ – trong đời sống ?
Hãy nhận biết (tỉnh táo) điều nêu trên.
Xác nhận đó không phải là ta – đó là nỗi đau đã qua. Hãy chiêm và giữ nó mỗi khi nó xuất hiện trong bạn bè hay trong người đối ngẫu.
Khi sự đồng hóa vô thức này bị phá bỏ, khi ta có khả năng quán sát nó bên trong ta – đừng khuyến khích nó thêm nữa – nó sẽ mất dần năng lực.
*
89-
Giao tế nhân quần có thể là lửa ngục trần gian.
Hoặc trở thành một đại huân tập tâm linh.
*
90-
Khi chú nhìn người khác, cảm nhận một tình thương bao la. Khi nhìn ngắm, vẻ đẹp thiên nhiên như thấm sâu vào ta. Hãy nhắm mát một lát để cảm thấy tinh túy của thương yêu, của vẻ đẹp thiên nhiên như không tách rời bản thể tinh túy chính bên trong chúng ta. Hình – dáng – vẻ bên ngoài chỉ tạm thời phản chiếu tinh túy và bản thể thực sự trong ta. Những dạng vẻ bên ngoài sẽ rời bỏ ta – nhưng tình yêu và cái đẹp bên trong (ta) thì không.
*
91-
Mỗi ngày giải quyết vô xiết kể mọi chuyện bao quanh, quan hệ của ta với thế giới (đối tượng) là gì?
Cái ghế ta ngồi, cây bút, chiếc xe, tách nước ? Phải chăng chúng chỉ là những phương tiện cho(một hay nhiều) mục đích. Hay, chỉ vì đôi lúc chú mục nên nhận biết chúng tồn tại, hiện diện; nhưng dù ngắn ngủi – ta có dành sự quan tâm của ta cho chúng chăng ?
Khi chấp nhặt vào vật dụng, khi dùng như sở hữu đáng giá dưới mắt ta và người khác, ta có thấy rằng những vật dụng này sẽ dễ dàng chiếm hữu toàn bộ đời sống của ta ?
Khi có sự tự đồng hóa với mọi vật – ta sẽ không coi chúng như là vật (để) dùng, vì ta đang tìm chính “cái ta” trong những vật dụng ấy.
Khi chấp nhận một vật dụng như là vật dụng không có chút nội tâm phóng chiếu nào, ta không cảm thấy biết ơn về sự tồn tại của chúng.
Cũng có thể ta cảm thấy chúng không thật sự bất động, theo nghĩa đối với giác quan. Và các nhà vật lý xác nhận – trên bình diện cấu tạo phân tử, thật sự có trường năng lực đang rung động đấy.
Không qua xác định vị kỷ trong lãnh vực vật dụng, thế giới quanh ta sẽ tái sinh mà ta không thể hiểu được bằng tâm trí.
*
92-
Mỗi khi gặp gỡ một ai, dù chỉ giây phút, ta có bao giờ nhận thấy nhân cách của người đó khiến ta hoàn toàn chú tâm? Hay ta vẫn giảm thiểu – như là phương tiện với đôi chút vai trò, tác dụng nào đó ?
Với thủ quỹ tại siêu thị, người canh giữ bãi đậu xe, thợ sửa chữa, “khách hàng” – cái gì là phẩm chất khi ta giao thiệp với họ ?
Một lúc, với một chút quan tâm là đủ.
Khi nhìn hay lắng nghe họ nói, sẽ có một tỉnh thức tinh tế có lẽ chỉ đôi ba giây, cũng có thể lâu hơn – đủ để cho điều gì đó thật – nổi lên – hơn là chỉ đồng hóa với vai trò. Mọi vai trò chỉ là phần của ý thức có điều kiện trong tâm trí nhân loại. Nhưng, điều nổi lên qua hành động chú tâm thì vô điều kiện – đó là bản thể chính thức của chúng ta dưới danh xưng, dáng vẻ.
Ta không còn diễn tuồng (qua vai trò) nữa.
Ta trở nên thật. Khi kích thước không gian này nổi lên trong ta – đồng thời cũng tương tợ nổi lên bên trong những người khác.
Dĩ nhiên – tận cùng thì không có người khác. Luôn luôn ta gặp gỡ ta.
(CÒN TIẾP…)
-CHƯƠNG CHÍN-
Chết và cõi Bất Tận.