Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Ai ép Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Phú “tâm thần”?

-– Ai ép Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Phú “tâm thần”? (Dân Trí)
Đang điều hành sản xuất kinh doanh của tập đoàn với mấy trăm cán bộ công nhân viên, bất thình lình anh Nguyễn Sơn Hải “được” bắt xuống Bệnh viện Tâm thần Trung ương I vào lúc nửa đêm.
Phía sau phác đồ điều trị hơn tháng trời của Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Phú là cả một câu chuyện khó tin và đau lòng…
Ai ép Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Phú “tâm thần”?

Ai ép Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Phú “tâm thần”? Hàng loạt tin nhắn trao đổi về bệnh tật giữa bác sĩ Tuấn và anh Hải (số điện thoại này trùng khớp với số của Phó Giám đốc Viện Sức khỏe tâm thần mà chúng tôi được cung cấp)
Nghi án bị bắt cóc để cưỡng ép “chữa bệnh”?
Trong bản tường trình gửi cho chúng tôi, anh Nguyễn Sơn Hải cho biết: Ngày 31/1/2015, anh Hải có việc đi cùng sư bác tên là Kiên (chùa Bằng). Về đến cửa nhà, anh bị 5, 6 người bắt cóc lên xe ô tô 7 chỗ. Anh Hải nhận ra 1 người trong số họ chính là người ngày hôm trước đã gặp ở cổng chùa Vân Hồ. Đám người đó đưa anh Hải xuống Trại Tâm thần Thường Tín. Đến đoạn đường Giải Phóng, anh Hải có hỏi tại sao không có đọc lệnh bắt mà lại bắt nhưng không nhận được câu trả lời. Sau đó toàn bộ tiền, 2 máy Ipad 3, 2 điện thoại Iphone 6 và 2 điện thoại Iphone 4 của anh Hải “được” thu giữ.
Khi xuống tới Trại Tâm thần Thường Tín, anh Hải được đưa lên tầng 2, “được” cưỡng chế tiêm rồi trói chặt chân tay cổ vào giường. Cả đêm hôm đó anh Hải ngủ trong tình trạng bị trói chặt. Đến tầm 9h sáng hôm sau anh được cởi trói để đi ăn cơm. Đến 5h chiều, anh Hải được gọi dậy đi ăn nhưng do quá mệt và không muốn ăn, anh được gọi đi theo về phía phòng trực. Một lần nữa, anh được trói lại dùng ống xông luồn qua mũi vào tận dạ dày và dùng xi lanh cho ăn bằng xông, sau đó được tiêm vào đùi 1 mũi. Hôm sau, dù rất mệt nhưng anh Hải phải cố đi ăn vì sợ bị dùng các biện pháp cưỡng chế. Trong thời gian liên tục 5 ngày, anh Hải được tiêm sáng 1 mũi, chiều 1 mũi.
 “Sau khoảng 15 ngày điều trị, người tôi nặng trĩu, mũi bị chảy máu ngày 5 đến 6 lần. Sau năm ngày tiêm, họ bắt đầu cho tôi uống thuốc ngày 2 lần vào 10h sáng và 7h tối”, anh Hải chua xót.
Để không bị cưỡng chế ăn, ngủ, anh Hải đã chọn cách phối hợp với bác sĩ, không phản đối, giẫy giụa và tìm cách để được về.
Điều đau lòng hơn là, trong quá trình “phối hợp điều trị” ấy, anh Hải nghe được thông tin mình là bệnh nhân được Phó Giám đốc Viện Sức khỏe tâm thần gửi xuống điều trị.
Xâu chuỗi lại nhiều hiện tượng trong sinh họat gia đình từ năm 2013, anh Hải giật mình kinh hoàng. Bởi lẽ, anh đã được uống thuốc do bác sĩ Tuấn kê cho dưới hình thức trộn vào thức ăn, sinh tố hàng ngày trong thời gian dài. Đây là nguyên nhân khiến anh bồn chồn, bứt rứt, choáng váng…
Mãi đến đầu tháng 2, anh Hải mới gọi điện thoại được cho Lương Văn Cường là nhân viên công ty, thuật lại việc bị bắt đưa xuống trại tâm thần, đang bị tiêm thuốc lú. Anh Hải đã nhắn Cường là nhắn với mọi người để cứu mình ra. Tuy nhiên, “phải đến ngày 4/3, sát ngày rằm tháng giêng, tôi phải viết đơn xin về ăn rằm với cam kết trở lại viện, nếu không sẽ bị công an bắt vì vi phạm pháp luật, bác sĩ Lê Thị Thanh Thu mới cho về ăn rằm”, anh Hải cho biết.
Kết quả khám bình thường
Tìm theo những bất thường trong lá đơn của tập thể cán bộ nhân viên Tập đoàn Thiên Phú và tường trình của anh Hải, chúng tôi đã tìm đến BV Tâm thần Trung ương I.
Làm việc với chúng tôi, bà Lê Thị Thanh Thu, Trưởng khoa Điều trị 4, BV Tâm thần Trung ương I cho biết: Bệnh nhân Hải đã tự ý bỏ viện ra về dù bà Thu không đồng ý, quá trình điều trị chưa kết thúc, không ai biết khi hưng phấn hay trầm cảm anh ta có thể gây ra nguy hiểm gì cho bản thân và xã hội.
Lấy cho chúng tôi xem tờ đơn xin về ăn rằm của anh Hải, bà Thu khẳng định, bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc hỗn hợp. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là, nếu ở tuổi ấy, anh Hải phải mặc comple, thắt cà vạt đi làm chứ không thể là mặc nâu sồng, suốt ngày thuyết giảng về Phật pháp.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về mức độ mắc bệnh của anh Hải đã phải điều trị nội trú hay chưa, bà Thu cho biết, cứ có bệnh nhân thì bà điều trị, việc đó là của phòng khám!
Bệnh án sao lưu của bệnh nhân Nguyễn Sơn Hải ở phần khám bệnh ngày vào viện 31/1/2015 thể hiện: Bệnh nhân đến viện lúc 22h. Mạch 80, huyết áp 130/80. Cơ quan tuần hoàn T1, T2 đều rõ, không phát hiện tiếng ran bệnh lý. Các cơ quan hô hấp, tiêu hóa… nội tiết, dinh dưỡng và các bệnh lý khác chưa phát hiện dấu hiệu bệnh lý. Dây thần kinh sọ não chưa phát hiện tổn thương thần kinh khu trú, vận động tứ chi, trương lực cơ, cảm giác bình thường, phản xạ đáp ứng đều 2 bên. Ý thức định hướng lực xác định đúng. Tri giác chưa khai thác được các rối loạn. Tư duy chưa khai thác được hoang tưởng. Bệnh nhân được chẩn đoán là tâm thần phân liệt, tiên lượng dè dặt. Hướng điều trị an thần kinh và vitamin.
Về quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng, tại bệnh án, bác sĩ Lê Thị Thanh Thu khẳng định: “Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần từ năm 2013, đã điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần. Lần này bệnh phát với biểu hiện đêm ít ngủ, nói nhiều, đi đền chùa cúng lễ suốt ngày tụng kinh. Tóm tắt kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán không có gì đặc biệt. Phương pháp điều trị hóa dược”.
Tìm theo khẳng định của bà Thu về việc anh Hải đang là bệnh nhân, tự ý bỏ viện, chúng tôi khá ngạc nhiên khi toàn bộ kết quả khám của anh sau khi trốn được Bệnh viện Tâm thần Trung ương I ra về đều… hoàn toàn bình thường. Kết quả điện não đồ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ngày 5/3 kết luận anh Hải “không thấy hình ảnh sóng điện não bệnh lý”. Kết quả khám ngày 9/4 khẳng định: “Hoạt động tâm thần không rối loạn, tiếp xúc tốt, không có hoang tưởng ảo giác, cảm xúc ổn định, hành vi tác phong ổn định”. Tương tự, kết quả khám tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc với nghiệm pháp BECK (thang đánh giá trầm cảm), test đánh giá lo âu (SAS)-Zung đều cho kết quả bình thường.
Chúng tôi cũng gõ cửa Bệnh viện Sức khỏe tâm thần để tìm hiểu về tiền sử bệnh của anh Hải theo khẳng định của bác sĩ Thu. Kiểm tra nhanh chúng tôi được biết, bệnh nhân Nguyễn Sơn Hải chưa từng điều trị tại đây. PGS.TS Nguyễn Kim Việt, Viện trưởng cho biết: Cũng có tình trạng bệnh nhân là người quen của bác sĩ, lãnh đạo viện và khám điều trị ngoại trú nên trên hệ thống lưu trữ của viện không theo dõi được.
PGS.TS Việt đã điện thoại cho ông Nguyễn Minh Tuấn để chính thức làm việc với chúng tôi xung quanh nội dung tố cáo ông Tuấn. Tuy nhiên, ông Tuấn không nghe máy và đến hết ngày không liên hệ lại với lãnh đạo trực tiếp của mình.
Chúng tôi cũng chính thức đặt lịch làm việc với lãnh đạo Viện Sức khỏe tâm thần về đơn tố cáo này nhưng đến nay chưa nhận được thông tin hợp tác.
Đâu là sự thật trong nghi án cưỡng chế điều trị tâm thần của Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Phú? Động cơ của vụ việc là gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc.
Theo Đan Quế - Ngô Khuyên
Báo Thanh tra

-Phạm tội xong bị tâm thần, Tổng giám đốc lãnh án quá nhẹ
(NLĐO)- Bị truy tố trong khung hình phạt 13-20 năm tù nhưng VKS rút xuống 6-8 năm tù và cuối cùng toà tuyên phạt nguyên Tổng GĐ TCT xây dựng thủy lợi 4 kiêm GĐ Ban điều hành thủy điện sông Tranh 2 Trần Đức Mậu có 36 tháng tù do "bị bệnh tâm thần"
Bị cáo Trần Đức Mậu tại phiên toà ngày 11-3

Chiều ngày 11-3, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Trần Đức Mậu (SN 1956), nguyên là Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng thủy lợi 4 (thuộc Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn), kiêm giám đốc chi nhánh miền Trung và giám đốc Ban điều hành công trình thủy điện sông Tranh 2 về tội Lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản.
Điều đặc biệt, trong quá trình bị truy tố, bị cáo Mậu bỗng dưng mắc bệnh tâm thần và phải vào bệnh viện điều trị. Chính vì thế vụ án bị kéo dài suốt hơn 2 năm vẫn chưa được xét xử. Theo đánh giá của bệnh viện, đến nay bị cáo Mậu mới chỉ tạm thời ổn định.
Theo cáo trạng, khi còn là Phó tổng giám đốc công ty xây dựng thủy lợi 4, Trần Đức Mậu được Tổng công ty ủy quyền ký các hợp đồng kinh tế, quyết định việc cho nhập hàng và ký giấy đề nghị thanh toán với các đơn vị có hợp đồng giao dịch.
Để thi công xây dựng công trình thủy điện sông Tranh 2, vị Phó tổng giám đốc này đã ký các hợp đồng mua tro bay của công ty Sông Đà 12 – Cao Cường (Sông Đà 12). Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Trần Đức Mậu đã gây khó khăn cho việc giao nhận hàng và thanh toán tiền hàng mà Chi nhánh miền Trung còn nợ của Sông Đà 12.
Do bị làm khó, ông Trần Văn Luân người được Sông Đà 12 thuê vận chuyển hàng và ủy quyền thực hiện thanh toán đã gặp và đề nghị đưa cho Mậu 500 triệu đồng nhằm “bôi trơn” giải quyết vướng mắc. Trước đề nghị trên Trần Đức Mậu đã chấp thuận. Sau khi nhận được đề nghị trên, bị cáo Mậu đã cho nhập hàng và ký các giấy đề nghị thanh toán cho Sông Đà 12.
 Đến tháng 9-2010, Trần Đức Mậu được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc công ty xây dựng thủy lợi 4. Theo quy định, lúc này Trần Đức Mậu không còn quyền hạn trong việc ký kết các hợp đồng, quyết định giao nhận hàng và đề nghị thanh toán số tiền còn nợ Sông Đà 12 nhưng bị cáo vẫn liên lạc với ông Luân và yêu cầu đưa tiền “bôi trơn” mới cho nhập 2400 tấn tro bay.
Ngày 8- 10- 2010, Trần Đức Mậu đã bị cơ quan điều tra bắt quả tang khi đang có hành vi nhận số tiền 300 triệu đồng của ông Luân tại một khách sạn ở Hà Nội.
Phiên tòa xét xử ngày 11-3 diễn ra nhanh chóng do trong quá trính xét hỏi có nhiều vấn đề bị cáo Mậu cứ nói rằng mình không nhớ.
Bị truy tố với Điểm a, Khoản 3, Điều 280 Bộ Luật Hình sự về tội Lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản, có khung hình phạt từ 13 đến 20 năm tù, nhưng vì lý do bị bệnh nên đại diện Viện KSND chỉ đề nghị tòa xử bị cáo Mậu từ 6 đến 8 năm tù. Cuối cùng, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Trần Đức Mậu 36 tháng tù.
Tin-ảnh: N.Quyết

.- Thấp thỏm trong vùng động đất (NLĐ). ”không chỉ người dân mà lãnh đạo xã cũng chẳng dám tin vào cơ quan chức năng bởi lâu nay, họ chỉ nghe những lời trấn an chứ hành động cụ thể để dân tin thì rất hiếm”
.Sau một thời gian tạm lắng, từ Tết Quý Tỵ đến nay, khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My - Quảng Nam) lại liên tiếp xảy ra động đất khiến người dân phải luôn sống trong lo âu

Bà Nguyễn Thị Hằng (ngụ xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My) cho biết sáng mùng 4 Tết, khi gia đình bà đang sum họp, trời đổ mưa. Chưa đầy 5 phút sau, động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 lại tái xuất hiện với cường độ 2,4 độ Richter. Cả gia đình bà bỏ cuộc vui, chạy ra ngoài để phòng nhà sập.
Trời mưa, đất nổ
Liên tiếp từ Tết Quý Tỵ đến nay, ở khu vực này đã xảy ra tới hơn 10 trận động đất. Trong trận động đất 3,6 độ Richter vào chiều 9-3, không chỉ Bắc Trà My mà người dân ở thượng nguồn Sông Tranh thuộc 2 xã Trà Dơn và Trà Leng, huyện Nam Trà My cũng cảm nhận được rung chấn mạnh.
“Trời mưa, đất lại nổ và rung chuyển. Lúc trước, động đất mạnh nhưng trên này thấy bình thường, còn dạo này nghe nói động đất có cường độ nhỏ hơn mà sao ở đây đất rung mạnh lắm. Bà con ai cũng sợ, sau mỗi lần động đất, họ tụm lại bàn tán, sao nhãng cả việc đồng áng” - ông Nguyễn Vũ Hạnh (ngụ thôn 1, xã Trà Giáp, huyện Bắc Trà My) cho biết.
Ðộng đất liên tục xảy ra, nguời dân huyện Bắc Trà My sao nhãng cả việc làm ăn. Ảnh: LAN ANH

Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, lo lắng cho biết sau một thời gian tạm lắng, người dân phần nào yên tâm, hy vọng mọi việc sẽ dần ổn định. Tuy nhiên, việc động đất lại xảy ra dồn dập trong những ngày qua đã khiến người dân lo sợ.

“Cơ quan chức năng nói an toàn, động đất sẽ hết dần nhưng ai dám tin? Cứ nghĩ đã yên, mới mùng 3 Tết, đất lại rung chuyển. Đập thủy điện dù ở mực nước chết nhưng động đất mạnh. Nếu đập vỡ, dân làng này chắc không còn. Cứ có động đất là mọi việc đảo lộn. Tối đến không ai dám ngủ, ban ngày chẳng ai nghĩ đến chuyện làm ăn. Không biết bao giờ mới hết động đất” - ông Đinh Văn Dũng, một hộ dân ở thôn 4, xã Trà Tân, dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2, ngao ngán.
Chính quyền địa phương cũng không an tâm
Ông Hồ Cao Quý, Bí thư Đảng ủy xã Trà Đốc, cho rằng không chỉ người dân mà lãnh đạo xã cũng chẳng dám tin vào cơ quan chức năng bởi lâu nay, họ chỉ nghe những lời trấn an chứ hành động cụ thể để dân tin thì rất hiếm. Từ lúc đập thủy điện bị thấm, nước chảy như thác mà cơ quan chức năng bảo vẫn bảo đảm chất lượng, an toàn, người dân bắt đầu hoài nghi. Nay động đất xảy ra dồn dập, dân lại càng thêm lo.

“Cần phải làm cho dân tin như rút hết nước trong đập thủy điện mà động đất vẫn còn thì lúc đó, dân mới tin là do biến cố tự nhiên. Cứ lấp lửng, không có chứng minh thuyết phục, chỉ toàn là phán và phỏng đoán thì dân làm sao tin được? Động đất cứ tiếp diễn, ai mà biết rồi sẽ đến mức độ nào? Chỉ có người dân là khổ ” - ông Quý bức xúc.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho rằng những trận động đất liên tiếp xảy ra gần đây không chỉ khiến người dân mà cả chính quyền huyện cũng hết sức lo lắng. Ngay cả cán bộ, công chức cũng khó mà hết lòng với công việc vì động đất rình rập từng ngày.

Bên cạnh đó, hằng năm, trong tháng 3 và 4, vùng núi Bắc Trà My thường xảy ra mưa dông, sấm chớp nên người dân ở đây càng thêm lo sợ. Vì vậy, các ngành chức năng cần khẩn trương hơn nữa trong việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đánh giá, nghiên cứu về mức độ an toàn của thủy điện Sông Tranh 2 khi động đất xảy ra cũng như sớm tìm ra nguyên nhân động đất.
“Chừng nào động đất còn xảy ra mà các ngành chức năng vẫn chưa có kết luận về nguyên nhân động đất và sự an toàn của đập thủy điện thì hơn 40.000 dân Bắc Trà My không thể an tâm sinh sống, làm ăn” - ông Tuấn khẳng định.





-Bảo vệ bị lâm tặc chém dã man, cán bộ thờ ơ?
Bảo vệ bị lâm tặc chém dã man, cán bộ thờ ơ?Anh Khánh đang được chữa trị tại Bệnh viện Quân y 211. Ảnh: L.Đ.Dũng
Khoảng 20 lâm tặc với dao rựa đã chém dã man một bảo vệ vì bị từ chối cho vận chuyển gỗ lậu qua chốt. Sau khi thoát nạn, dù máu chảy đầm đìa với hàng chục vết thương, nhưng nạn nhân vẫn phải ngồi tường trình sự việc cho cán bộ biên phòng rồi mới được chở đi cấp cứu.

Tường trình của nạn nhân
Nạn nhân là anh Phạm Đình Khánh (32 tuổi, trú tại TP.Kon Tum, là bảo vệ tại Công ty Đoàn Kết - đang khai hoang trồng caosu tại xã Mo Rai, Sa Thầy, Kon Tum).

Hiện, anh Khánh đang được điều trị tại Bệnh viện Quân y 211 (Gia Lai) với 5 nhát chém sâu trên đầu phải khâu 20 mũi; lưng bị 5 nhát sống rựa đập vào; chân phải bị chém gãy xương mắt cá, phải khâu 5 mũi; tay bị hai nhát chém.
PV Báo Lao Động đã gặp trực tiếp nạn nhân khi sức khỏe anh Khánh đã dần ổn định và nghe tường trình lại vụ việc.
Anh Khánh cho biết: Vào 19h tối 7.3, tôi đang tắm sau dãy nhà tập thể điểm Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (thôn 9, xã Mo Rai) thì có 1 người chạy ra sau xin vận chuyển 6 khối gỗ đi, nhưng tôi không đồng ý. Khoảng 16h ngày 9.3, tôi đi tuần về và vào phòng khóa cửa thì thấy chính đối tượng đó kéo 20 người nữa xuống, mang theo một bao rựa, nói ra đây làm việc tí.
Tôi nói mới đi tuần về, phải tắm rửa để tối đi tuần nữa, ngày mai nói chuyện. Vậy là, chúng đạp cửa xông vào, dùng rựa chém tôi rồi kéo ra hiên tấn công tiếp. Khi thấy những người xung quanh nhìn, chúng nói: “Ai nói ra một lời tao cắt lưỡi, coi như không biết gì!”.
Sau đó, chúng kéo tôi ra rừng hoang ngoài đảo hướng hồ thủy điện Sê San 3A. Tôi nói không đi thì chúng lấy bao trùm lại và dùng thuyền máy chở ra.
Trên đường đi chúng không ngừng đánh đập tôi, rồi trói vào gốc cây trong rừng, nhét vải vào miệng. Một tên bảo: “Mày ngồi im thì tao cho mày đường sống, mày trái lệnh tao chặt mày chôn ở đây luôn, để cho bọn tao làm việc cho xong đã (áp tải gỗ)”.
Trói tôi xong, một tên gọi điện bảo: Đại ca, em giữ được thằng lính của anh Đại (GĐ Cty Đoàn Kết) đây rồi, tụi mình cứ áp tải”.
Sau khi áp tải gỗ xong, chúng bỏ đi và nói lại: “Mày tự gỡ ra được thì sống, không thì chết đó luôn đi”.
Khi lâm tặc đã đi hết, tôi cạ tay vào cột cây thoát ra, rồi lảo đảo gần 1 tiếng đồng hồ đi tới bè cá của người dân đang nuôi trên sông nhờ cứu giúp.
Đến khoảng 21h tối cùng ngày, tôi được người dân chở về trạm kiểm lâm và biên phòng thôn 9. Tại đây, tôi gặp trung úy Thái của chốt biên phòng thì ông Thái hỏi sao lên đây mà không báo tạm trú tạm vắng. Tôi nói: “Tụi em là lính của anh Đại. Do công việc của em là đi nắm tình hình và bảo vệ gỗ cho Cty nên không thể lộ thân phận, hơn nữa sếp em đã sắp xếp thì anh cứ gặp sếp em”.
Lát sau, giám đốc Cty gọi điện qua bảo có xe đang chờ bên làng Kom (xã Ia O, Ia Grai, Gia Lai; cách một con sông với thôn 9, xã Mo Rai), rồi kêu họ chở tôi qua để đi cấp cứu, nhưng ông Thái yêu cầu lập văn bản tường thuật lại sự việc. Tôi nói: “Máu em ra nhiều quá, xỉu thì sao?”. Ông Thái bảo: “Xỉu hay không xỉu thì kệ, làm xong văn bản rồi ta sẽ chở mày đi”. Tôi phải ngồi lại gần một tiếng đồng hồ để tường thuật cho ông Thái ghi ra 2 tờ giấy và ký xác nhận. “Khi đó, máu me tôi ướt nhèm, ngồi không nổi” - anh Khánh nhớ lại.
Đến 3h sáng ngày 10.3, anh Khánh mới nhập viện và làm các thủ tục để cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 211 (Gia Lai).
Lâm tặc cát cứ?
Anh Khánh cho biết, anh mới lên công tác ở đây được 8 ngày và ngày mà anh bị chém là ngày thứ tám.
Gỗ bị lâm tặc khai thác và chế biến ngay trong rừng ở Kon Tum. Ảnh: L.Đ.Dũng













Theo ghi nhận của anh Khánh, tại địa phận trên (thuộc khu vực quanh và trong Vườn quốc gia Chư Mo Rai), gỗ bị khai thác rất nhiều. “Đường gỗ ra qua nhiều đường lắm. Nhiều người sống tại đây đã nói với tôi, trước gỗ ra rất nhiều, từ ngày mày lên thì bị hạn chế, mày xem chừng đó” - anh Khánh cho hay.

Tổ bảo vệ của anh Khánh có 6 người, chốt 6 chỗ và thay nhau liên tục. Chốt của anh Khánh đóng là điểm chính với 4 cái bến gỗ tập kết ra đó. “Đã có hai ba nhóm đã đến xin tôi (cho gỗ qua) và thậm chí đưa cả phong bì, nhưng tôi không nhận” - anh Khánh cho hay.
Theo thông tin mà anh Khánh cung cấp, khu vực này hiện có rất nhiều nhóm chia địa bàn để khai thác, vận chuyển, buôn gỗ trái phép như nhóm ông Bé Độ ở B14 Gia Lai, Tuấn “cóc tía”, Ben (lái xe ben), bà Tuyết “mì”… Bà Tuyết ở bên kia Gia Lai, thường qua bán xăng và tất cả các nhu yếu phẩm cho công nhân trồng caosu. Đến vụ, bà Tuyết vừa buôn mì, vừa buôn gỗ. Một khối gỗ gõ lâm tặc bán cho bà Tuyết giá 4,5 triệu.
Anh Khánh cho biết thêm: “Tối hôm qua, khi đang nằm viện, tôi được báo là lâm tặc cho ra hai xe theo hướng lâm trường mà trên đó toàn gỗ quý như gõ, cà te... Cứ một đêm ra 2 xe/1 chủ với khối lượng phải trên chục khối gỗ, vậy một tháng là bao nhiêu? Mà trên đó phải có khoảng 6 nhóm. Xe được dùng chuyên chở gồm xe Kamaz, xe Ifa chạy từ 6-7h tối để tránh tiếng ồn, vào đêm khuya thì chúng cho máy cày chạy trên đồi cao vì xe lớn không vào được".
Hiện cơ quan chức năng, công an hai huyện Sa Thầy (Kon Tum), Ia Grai (Gia Lai) đang tiến hành khoanh vùng, truy tìm các đối tượng. Hi vọng rằng sự việc trên sẽ được làm sáng tỏ....
Truy bắt côn đồ tấn công cảnh sát
NDĐT- Chiều 11-3, thông tin từ Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm và Trật tự xã hội, Công an tỉnh Kon Tum cho biết đang truy bắt, điều tra làm rõ các đối tượng chém trọng thương ba chiến sĩ Công an huyện Kon Rẫy. Theo thông tin ban đầu, lúc 21 giờ đêm ...
Truy bắt nhóm côn đồ tấn công tàn bạo ba cảnh sátTuổi Trẻ
Côn đồ dùng cào sắt bổ vào đầu công anTiền Phong Online
Côn đồ tấn công 3 cảnh sát trọng thươngThanh Tra
Ngồi nhà cũng bị giật iPad trong nháy mắt
(VTC News) – Tên cướp xông vào nhà, giật chiếc iPad của cháu bé 3 tuổi đang cầm trên tay một cách liều lĩnh và chỉ trong nháy mắt. » Rút tiền giúp trai lạ, cô gái bị giật túi xách · » Đang ngồi chơi, bị cướp điện thoại nhanh như chảo chớp · » Xông vào cửa ...
Hà Nội: Xông vào nhà, cướp Ipad trên tay cháu bé 2 tuổiDân Trí
Xông vào nhà cướp giật iPad của cháu bé 2 tuổiAn ninh thủ đô
Cướp giật Ipad của cháu nhỏ 2 tuổiHà Nội Mới

- Khuất tất trong một vụ án lạ (TN). - Bí thư tỉnh Bình Thuận: “Hình ảnh ngược đãi dân như thế rất phản cảm” (GDVN). - Bị kỷ luật vẫn đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua (TN).
- Tự trói mình (TN). - 10.000 tỉ đồng khắc phục… tầm nhìn (NLĐ). - Phí cứ thu, Phạt cứ phạt, an toàn giao thông vẫn… xa vời (DT). - Không vi phạm, chủ xe vẫn bị phạt nguội (PLTP). - Người tiêu dùng ‘lĩnh án’ (NĐT).
- ‘Xã laptop’ vùng cao (TP).
Bộ GTVT “rút” quy định xử phạt xe không chính chủ
(Dân trí) - Do không có tính khả thi nên quy định xử phạt xe không chính chủ vừa được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) công bố tạm rút khỏi Dự thảo Nghị định (lần 2) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. >>  >>  Xác minh “xe không chính chủ” là quá sức CSGT

Chiều nay 11/3, phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho hay, quy định xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện đã được khẳng định trong Luật hiện hành, các Nghị định trước đây (Nghị định 15, Nghị định 34, Nghị định 71). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 71, điều khoản xử phạt này không có tính khả thi nên đền nghị Ban soạn thảo cần đưa điều khoản ra khỏi Nghị định.

Quy định xử phạt xe không chính chủ thiếu tính khả thi nên Bộ GTVT đã rút khỏi
Quy định xử phạt xe không chính chủ thiếu tính khả thi nên Bộ GTVT đã rút khỏi Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi
Bộ trưởng Thăng khẳng định: “Mức phí xử phạt tăng lên quá cao và quá trình triển khai thực hiện điều khoản này quá khó nên tính khả thi của điều khoản xử phạt không cao. Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng những văn bản pháp luật một cách đồng bộ, khi xét thấy việc xử phạt có tính khả thi cao, khi hệ thống văn bản hướng dẫn được đầy đủ thì mới đề nghị bổ sung vào Nghị định 71 hoặc đưa vào văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp hơn, công khai và minh bạch hơn”.
Mặc dù việc xác minh là của người thực thi công vụ, người sử dụng phương tiện không liên quan đến quy trình đó, nhưng Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh quy trình xác minh có chuyển chủ hay không chuyển chủ phải rõ. Hiện nay do chưa rõ ràng nên rất dễ dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị xử phạt vi phạm một hành vi nhưng kéo theo việc phải xác minh có đúng là đã chuyển chủ hay chưa chuyển chủ.
“Người tham gia giao thông vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, họ thực hiện quyết định xử phạt hành chính và đến nộp phạt ngay để lấy xe đi, nhưng người thực thi công vụ chưa chứng minh được phương tiện đã chuyển chủ hay chưa chuyển chủ và tiếp tục giữ lại, khi đó là gây phiền hà cho người dân” - Bộ trưởng Thăng lập luận.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng lưu ý đến Ban soạn thảo Nghị định rằng lấy ý kiến là phải lắng nghe, khi rất nhiều người dân phản đối hay đồng tình đều phải tiếp thu những ý kiến đó.
Trong một diễn biến liên quan, ông Trần Sơn Hà - Cục phó Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) - cho rằng: Quy định chuyển quyền sở hữu phương tiện vẫn được Bộ Công an thực hiện lâu nay và người dân vẫn chấp hành tốt, chỉ khi có sửa đổi Nghị định 71 mức phí tăng cao nên người dân mới phản ứng.
Dù vậy, ông Hà cho biết cần thiết phải đưa quy định xử phạt đối với xe không chủ vì các văn bản quy phạm pháp luật trước đó đã có (tránh tình trạng Luật đã làm không chuẩn nên không đi vào cuộc sống được hoặc đưa vào Luật mà không thực hiện được), thực tế trong các vụ án hình sự và điều tra tai nạn giao thông cần thiết phải có. Đây cũng là việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao sự chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước...
Cũng theo ông Hà, khi đưa vào Nghị định 71 thì không xử phạt đối với những người mượn phương tiện (người thân trong gia đình, bạn bè) nhưng nếu chủ phương tiện giao cho người không đủ năng lực điều khiển phương tiện gây tai nạn thì phải xử phạt.
Như vậy, tuy Bộ GTVT đã rút quy định xử phạt xe không chính chủ ra khỏi Nghị định 71, nhưng các Bộ ngành liên quan vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nếu Ban soạn thảo Nghị định này không thống nhất được thì theo quy trình sẽ phải báo cáo Chính phủ để lấy ý kiến biểu quyết. ...
Phạt xe không chính chủ: Giao thông đòi bỏ, công an... giữ!VNMedia
Bộ trưởng Thăng: 'Chưa xử phạt xe không chính chủ'VNExpress
Không chính chủ hay không đổi chủ?Lao động

Tổng số lượt xem trang