-– Viện trưởng thực hiện ĐTM dự án lấp sông Đồng Nai thách thức: Dư luận toàn ‘mấy kẻ phá hoại’ (Thanh Niên)
-Save Dong Nai River
Dự án san lấp sông Đồng Nai: Có hay không việc đất đá nhiễm độc dioxin bị phát tán?
Nhóm PV điều tra07/05/15
Các cơ quan chức năng của Việt Nam từng ngày, từng giờ đang đấu tranh đòi công lý cho những nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin do chiến tranh để lại. Vậy, liệu việc phát tán chất độc hóa học dioxin tại sân bay Biên Hòa có thể chấp nhận được không khi sức khỏe, sinh mạng hàng triệu người bị đe dọa?
-Sông Đồng Nai: Thượng nguồn cũng lấp!
Trong khi dự án lấp sông Đồng Nai của Công ty Toàn Thịnh Phát đang chờ kết luận từ Chính phủ thì phóng viên Báo Người Lao Động lại phát hiện trên thượng nguồn sông này cũng diễn ra vụ việc tương tự. Địa điểm lấp sông thuộc khu vực ấp Thái An, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Bài và ảnh: XUÂN HOÀNG-
--Lấp 90% mới họp dân là vô nghĩaThanh Niên
20/04/2015
Son Tran-Lê Nguyễn Hương Trà
Hôm kia, sau khi nghe có lệnh ngừng thi công dự án lấp sông Đồng Nai để triển khai khu đô thị thương mại Pegasus Residence của Công ty Toàn Thịnh Phát. Ngày nào cũng nhắn liên tục cho mấy bạn Biên Hòa hóng coi dừng chưa. Nhưng tin mới nhất là sáng nay 27.3 Toàn Thịnh Phát đã chở vật liệu tới chuẩn bị ép cọc rồi! Chưa hết, các đồng chí không biết trực thuộc đơn vị nào mặc thường phục quây kín khu vực thi công, cả người dân quanh vùng đi ngang hay có dấu hiệu tính chụp ảnh đều bị ngăn chặn.
Còn đây là ghi nhận của PV báo Thanh Niên nha:
“Chiều 24.3 tại khu vực bờ sông Đồng Nai, khi PV đến những nhà người dân gần đó xin lên sân thượng để ghi hình thì mọi người đều không đồng ý và nói: “Tôi sợ”. Ngay cả ông V.V.T (76 tuổi), một người bán vé số dọc đoạn sông này đã 42 năm, khi chúng tôi hỏi chuyện ông cũng lắc đầu: “Để tui làm ăn các chú ơi!”. Đến cuối giờ chiều, chúng tôi ghé vào một quán sát bờ sông để chụp hình thì có hai thanh niên đến ngồi bàn kế bên quan sát từng cử chỉ. PV ra về thì hai người cũng ra về. Sáng 25.3, PV trở lại khu vực gần công trình cũng có hai người khác bám theo.”.
……
Gần 10 năm nay người dân Đồng Nai đã được thông báo sẽ giải tỏa trắng khoảng 1,5km từ công viên Nguyễn Văn Trị (đối diện UBND tỉnh Đồng Nai) đến cầu Rạch Cát (P.Quyết Thắng) để làm bờ kè. Điều này cũng hợp lý, vì diện tích xây dựng không lớn mà còn tôn tạo ven sông. Ngay cả khi thấy Toàn Thịnh Phát khởi công vào tháng 9.2014, nhiều người sống quanh vùng còn vui mừng phấn khởi vì tưởng chuẩn bị làm bờ kè. Dân Đồng Nai chỉ té ngửa sau khi…đọc báo Thanh Niên!
Do vậy, thông cáo báo chí của UBND tỉnh đưa trên báo Đồng Nai v/v đã thông báo cho dân nhằm lấy ý kiến và được người dân ủng hộ thực hiện dự án Pegasus Residence; là hoàn toàn bịa đặt. Có những nơi công trình chỉ cách từ mép nhà dân - đã bị cơi nới, lấn chiếm, xây dựng trên sông Đồng Nai; đến cột mốc mà chủ đầu tư cắm chỉ chừng 70 bước chân! Chưa hết, cảnh quan tại khu vực đang thi công trước đây rất đẹp, không hề lộn xộn như báo Đồng Nai đưa. À, ngày xưa tui đi học gần chỗ này nha ;-(
Trước phản ứng dư luận, lãnh đạo Đồng Nai cho rằng, dự án 8,4 ha thuộc thẩm quyền của tỉnh và không có quy định nào trong trường hợp này phải báo cáo lãnh đạo Bộ TN-MT. Chuyên gia môi trường TS Trần Quốc Bảo (Trường đại học Bách khoa TP.HCM), cho hay: “Tôi e rằng Sở TN-MT Đồng Nai có nhầm lẫn khi lấy quy định lấn biển mang áp dụng cho lấp sông. Bởi theo Nghị định 29 về đánh giá tác động môi trường, lấn biển trên 5 ha phải có đánh giá tác động môi trường, trên 18 ha phải tham vấn ý kiến của Bộ TN-MT. Nhưng vấn đề là, xưa nay chưa có quy định nào về lấp sông cả. Hơn nữa, biển rộng mênh mông, lấn biển khác nhiều lấp sông, nên không thể quy đổi vậy được”. Tỉnh Đồng Nai đã vi phạm hàng loạt quy định của pháp luật ở nhiều bộ luật: luật Tài nguyên nước, luật Bảo vệ môi trường nhưng quan trọng nhất là phê duyệt dự án vượt quá thẩm quyền!
Như vậy là Toàn Thịnh Phát đã đổ ra 3.200 tỉ, với thỏa hiệp của UBND Tỉnh cùng sự im lặng khó hiểu từ các cấp lãnh đạo nhà nước nên hiện dự án lấp sông Đồng Nai đã san lấp gần như xong và chuẩn bị đổ móng.
Từ vụ chặt cây Hà Nội đến chuyện lấp sông Đồng Nai, mới thấy việc lấy dân làm gốc chỉ là cái bánh vẽ!
- Hình chụp công trình từ nhà dân sát bờ sông!
***********
-Dự án “lấn sông Đồng Nai”: UBND tỉnh Đồng Nai đã vi phạm những điều luật nào?
Trao đổi với Người Đô Thị, bà Lâm Thị Thu Sửu, giám đốc trung tâm Nghiên cứu phát triển xã hội, đại diện Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho rằng: dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” không thể thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt của tỉnh Đồng Nai. Và nếu dự án này tiếp tục được triển khai, UBND tỉnh Đồng Nai và công ty Toàn Thịnh Phát(TTP) có nguy cơ bị khiếu kiện, khiếu nại từ bất kỳ ai...
-Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Báo cáo đánh giá tác động môi trường phạm hàng loạt khuyết điểm
Ngày 2.4, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam - đại diện khu vực phía nam của Mạng lưới sông ngòi VN (VRN), gửi đến Báo Thanh Niên bài phân tích, liệt kê hàng loạt khiếm khuyết mà báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án lấp sông Đồng Nai mắc phải.
14/05/2015
(TNO) Trong khi người dân TP Biên Hòa nói riêng và người dân cả nước nói chung đang rất mực quan tâm đến mức độ tác động môi trường mà dự án lấp sông Đồng Nai gây ra thì trả lời trên báo Người Lao Động hôm 14.5, GS-TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên TP.HCM, đơn vị thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án thách thức rằng: "Dư luận là ai? Toàn mấy kẻ phá hoại thôi!".
"Kết luận nào mà chả giống nhau"
Trong bản đánh giá ĐTM do Viện Môi trường và Tài nguyên TP.HCM mà ông Phước là Viện trưởng thực hiện, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu của VRN đã đưa ra những bằng chứng cho thấy báo cáo ĐTM dự án lấp sông Đồng Nai có sự sao chép đối với báo cáo dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng.
TS Vũ Ngọc Long đặt dấu hỏi: “Phần kết luận của báo cáo 3 trang thì hơn 50% của kết luận này được copy từ báo cáo dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng. Tôi rất ngạc nhiên vì sao nó lại giống nhau đến thế, từ kết luận, giải pháp kiến nghị... Có những đoạn đánh dấu giống nhau từng câu, từng chữ”.
Trả lời về chuyện này, với tư cách người đứng đầu đơn vị thực hiện, GS-TS Nguyễn Văn Phước nói: "Tầm bậy! Họ dựa vào cơ sở nào để nói ĐTM sao chép?"
Giải thích kỹ hơn, ông Phước nói: "Kết luận nào mà chả giống nhau! Vì các ĐTM đều thực hiện theo mẫu Thông tư 26/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn".
Để thực hiện đánh giá ĐTM, ông Phước thừa nhận kết quả quan trắc do tỉnh Đồng Nai cung cấp.
Thách thức
Là người đứng đầu Viện Môi trường và Tài nguyên TP.HCM, đơn vị thực hiện đánh giá ĐTM, trước những câu hỏi từ dư luận người dân, báo chí đặt ra, báo Người Lao Động hỏi: Dự án này đang được dư luận rất quan tâm, ông không lo ảnh hưởng uy tín của viện sao?
Ông Phước trả lời: "Dư luận là ai? Toàn mấy kẻ phá hoại thôi!"
Tại hội thảo
“Phát triển bền vững lưu vực sông - thách thức và giải pháp” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp (Quốc hội) và Mạng lưới sông ngòi VN (VRN) tổ chức chiều 12.5, Thanh Niên đã tường thuật, đa số ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học đều cho rằng phải: dừng và hủy bỏ dự án lấp sông Đồng Nai; yêu cầu Chủ tịch tỉnh Đồng Nai phải trả lời chất vấn trước Quốc hội...
Quan điểm về những ý kiến đóng góp của các chuyên gia được ông Phước phản pháo: "Chuyên gia nào? Chưa có chuyên gia nào nói về việc này cả! Chuyên gia nào đã chạy mô hình rồi, đã có bằng chứng cụ thể, có tính toán rồi hãy nói. Những nhận định đó đều là cảm tính. Nói phải có bằng chứng, nếu không cũng như nói ngoài chợ thôi!"
Tại hội thảo hôm 12.5, theo các chuyên gia khoa học, mặc dù đã có kết quả báo cáo về những vấn đề tác động cần làm rõ trong “Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai, quy mô 8,4 ha tại P.Quyết Thắng, TP.Biên Hòa (Đồng Nai)” và lẽ ra báo cáo đã được công bố từ đầu tháng 4, song mọi người đã phải “ém” tài liệu lại để chờ đến hội thảo mới công bố.
Theo chia sẻ của TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu của VRN: “Mong muốn những gì chúng tôi nói có sức lan tỏa nhiều hơn”.
-Save Dong Nai River
Dự án san lấp sông Đồng Nai: Có hay không việc đất đá nhiễm độc dioxin bị phát tán?
Nhóm PV điều tra07/05/15
Các cơ quan chức năng của Việt Nam từng ngày, từng giờ đang đấu tranh đòi công lý cho những nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin do chiến tranh để lại. Vậy, liệu việc phát tán chất độc hóa học dioxin tại sân bay Biên Hòa có thể chấp nhận được không khi sức khỏe, sinh mạng hàng triệu người bị đe dọa?
Những điều cần làm rõ
Một vấn đề đặt ra: Đâu là điểm đến của một khối lượng khổng lồ đất, đá có nhiễm chất độc hóa học sau khi được đưa ra từ sân bay Biên Hòa? Ở đây có thể thấy rất rõ là những sản phẩm đất, đá thành phẩm là phục vụ cho các công trình xây dựng hoặc kè sông, kè biển… Trong đó, một trong những nghi án của việc đã sử dụng đất, đá từ sân bay Biên Hòa là Công ty CP Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (Toàn Thịnh Phát) vào dự án lấp sông Đồng Nai mà dư luận thời gian gần đây đặc biệt quan tâm (?). Dự án có diện tích 8,4 ha, với tổng mức đầu tư 2.200 tỷ đồng được Toàn Thịnh Phát khởi công vào tháng 9/2014, với mục đích lấn sông Đồng Nai nhằm cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị khu trung tâm TP Biên Hòa. Theo Toàn Thịnh Phát, dự án đã tổ chức san lấp được khoảng 70% khối lượng công trình, với khoảng 400/600 nghìn m³ đất, đá. Theo nguồn tin chúng tôi được một lãnh đạo sân bay Biên Hòa cho biết: “Một khối lượng lớn đất, đá từ trong sân bay được Toàn Thịnh Phát lấy và vận chuyển bằng cả đường bộ lẫn đường sông”. Như vậy, Toàn Thịnh Phát có sử dụng đất, đá vào việc lấp sông hay không và với số lượng bao nhiêu đang rất cần sự vào cuộc từ cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ.
Số lượng đất, đá lấp sông vẫn chưa được làm sáng tỏ |
Trong khi đó, việc lấp sông làm dự án của Toàn Thịnh Phát không chỉ là việc ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Đồng Nai mà nếu như việc sử dụng nguồn đất, đá tại sân bay Biên Hòa đang thật sự đe dọa đến sức khỏe, mạng sống của hàng chục triệu người dân hiện đang trực tiếp sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai vào sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, dự án nằm ngay cạnh họng nước của nhà máy nước Biên Hòa hằng ngày có khoảng 1,5 triệu người dân sử dụng và cách đó khoảng hơn một km là nhà máy nước cung cấp nguồn nước sạch cho gần chục triệu người dân TP Hồ Chí Minh. Một thực tế là trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ, tại các chiến trường quân đội Mỹ đã rải chất độc hóa học dioxin, và hậu quả của di chứng chất độc hóa học để lại rất nặng nề. Các cơ quan chức năng của Việt Nam từng ngày, từng giờ đang phải đấu tranh đòi lại công lý cho những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Vậy, hậu quả sẽ ra sao đối với những người dân đang sử dụng nguồn nước tại sông Đồng Nai?
Sáng ngày 28/4, chúng tôi có mặt tại xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu tìm gặp một chủ đại lý chuyên cung cấp đất san nền, tên là Sử. Theo người dân địa phương, Sử là một trong những người có nguồn đất tốt, giá lại hợp lý và khi trao đổi trực tiếp Sử đã quả quyết ở vùng này không ai có giá đất san nền rẻ bằng, có thể giảm khoảng 10% giá tại các hầm. Sử cho biết: “Nguồn đất chính được lấy từ hầm của một người tên Chức và một số hộ dân quanh sân bay Biên Hòa tự khai thác rồi bán”. Nhưng khi vừa đề cập đến nguồn đất, đá của Toàn Thịnh Phát đã sử dụng vào việc lấp sông Đồng Nai, Sử đứng bật dậy, dùng mũ bảo hiểm, bàn nhựa… lao vào hành hung chúng tôi, thậm chí dùng chân đạp đổ cả xe máy của phóng viên. Trước khi bỏ đi, người này dằn mặt bằng câu: “Thích không, tao điện cái là chúng mày không còn đường về”.
Được biết, bà Linh là đại lý lớn chuyên vận chuyển, cung cấp đất, đá cho các dự án xây dựng, công trình giao thông trong và ngoài địa phương và đồng thời là người cung cấp đến hơn 30% lượng đất, đá cho dự án lấp sông Đồng Nai của Toàn Thịnh Phát. Như vậy, ở đây có thể thấy được nếu không có gì uẩn khúc, không liên quan gì đến việc nguồn cung cấp đất, đá cho Toàn Thịnh Phát lấy từ trong sân bay Biên Hòa thì cớ gì người tên Sử này lại hành hung phóng viên? Trong khi đó, theo đánh giá của các nhà khoa học, do việc sau khi máy bay quân đội Mỹ đi rải chất độc hóa học về đều súc, rửa máy bay ở những hồ nước trong và ngoài sân bay, nên diện tích đất bị nhiễm dioxin không chỉ riêng trong sân bay Biên Hòa, mà còn phát tán một lượng rất lớn ra những vùng lân cận.
Đất, đá nhiễm độc đi khắp miền tây?
Hằng ngày, đất phủ mặt và đất trộn đá tại sân bay Biên Hòa sau khi khai thác được các chủ đại lý bán lẻ móc nối với doanh nghiệp khai thác để bán cho người dân, công trình san lấp mặt bằng vùng lân cận. Giá đất một xe ben loại 15 tấn nếu mua tại bãi khoảng từ 210 nghìn đến 250 nghìn đồng/xe và xe của đại lý chở đến công trình trong pham vị từ 500 m đến một km thì có giá từ 500 đến 550 nghìn đồng/xe. Giá của các loại sản phẩm này có thể tăng theo quãng đường và đối tượng mua trực tiếp. Còn lại, đối với các sản phẩm đá hầu hết được đưa lên xà-lan và chuyển thẳng đến các tỉnh miền tây tiêu thụ. Quãng thời gian từ ngày 23 đến 26/4, tại bến cảng Công ty TNHH Cù Lao Xanh và một cảng mới được đưa vào hoạt động (không tên) tại ấp Thái Sơn, xã Bình Hòa, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh nhộn nhịp của hàng chục xà-lan loại từ 300 đến 500 tấn với nhiều loại biển kiểm soát như LA 01500, BL 7979, SG 4744, SG 6382… chen nhau ra vào “ăn” đá. Nhiều tàu như BL 7979, SG 6382… phải đợi đến hai ngày mới đủ hàng để rời cảng.
Khai thác đất, đá nhiễm độc hóa học ở sân bay Biên Hòa |
Hoạt động của các xà-lan ra vào cảng lấy đá ngay giữa ban ngày. Việc ra vào của các xà-lan thường phải dựa theo chu kỳ con nước lên - xuống của sông Đồng Nai. Vào buổi sáng sớm nước lên, các xà-lan xuôi theo dòng nước từ phía miền tây, TP Hồ Chí Minh… cập các cảng tại ấp Thái Sơn để lấy đá. Nếu xà-lan đã đầy hàng sớm sẽ rời cảng theo hướng miền tây nhưng chỉ đi được khoảng vài km, đến khu vực cầu Hóa An hoặc khu vực cầu vượt tuyến cao tốc Long Thành - Giầu Dây đoạn giữa huyện Long Thành, Đồng Nai và quận 9, TP Hồ Chí Minh neo đậu. Đến đêm tối khi nước, rút xà-lan được nhổ neo, xuôi theo dòng nước. Sáng ngày 24/4, chúng tôi đã quyết định dùng ghe nhỏ bám theo xà-lan LA 01500 - 00576, rời cảng Cù Lao Xanh lúc 10 giờ 30 phút chở đầy đá chủ yếu là loại 1-2 cm và 2-4 cm. Chỉ xuất phát được khoảng hơn một km, xà-lan đã neo đậu ngay gần phía cầu Hóa An. Dường như việc bám theo của chúng tôi đã bị bại lộ nên chủ ghe quanh quẩn mãi đến hơn tám giờ tối xà-lan mới bắt đầu xuất phát. Nhưng chỉ đi được khoảng gần 10 km, qua cầu Đồng Nai xà-lan này tiếp tục neo lại và đợi thêm ba xà-lan khác cùng vận chuyển đá từ hướng cảng ở ấp Thái Sơn đi tới. Đến hơn 10 giờ đêm cả ba xà-lan này mới cùng xuất phát. Khi đêm đến điểm căn cứ duy nhất để bám đuôi là nhờ vào ánh sáng lòe nhòe của ánh đèn báo hiệu của xà-lan. Tuy nhiên, cả ba xà-lan đi đến đoạn ngã ba sông Đồng Nai khu vực giáp ranh quận 2 - quận 9, TP Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai lại tiếp tục thả neo và phải đợi đến khoảng hơn hai giờ sáng ngày 25/4 mới nổ máy đi tiếp. Đến gần bốn giờ sáng, đến đoạn ngã ba sông khu vực cầu Phú Mỹ, quận 7 bất ngờ một xà-lan (mục tiêu chúng tôi đang theo dõi) rẽ vào một con rạch hướng về phía quận 9 và đi khoảng 500 m thì neo lại. Chờ mãi đến khoảng 5 giờ 30 phút chúng tôi quyết định tiến sát đến xà-lan và phát hiện biển số kiểm soát của xà-lan đã bị thay đổi. Đến lúc này mới chợt hiểu trong lúc neo đậu đoạn ngã ba sông các xà-lan này đã đổi đèn báo hiệu cho nhau để đánh lạc hướng theo dõi và “cắt đuôi”. Như vậy, xà-lan LA-01500-00576 mà chúng tôi bám theo từ đầu, đã xuôi dòng hướng ra biển Cần Giờ để về khu vực miền tây.
Sáng ngày 25/4, quay lại các cảng tại ấp Thái Sơn, khung cảnh nhộn nhịp nơi đây không hề suy giảm. Hàng loạt xà-lan đã “ăn” đủ đá và chỉ chờ để xuất bến. Hơn 9 giờ, chúng tôi quyết định tiếp tục bám theo xà-lan SG 6382 và đến đoạn ngã ba sông Đồng Nai đoạn giáp giữa quận 9 và quận 2 (TP Hồ Chí Minh) xà-lan này thả neo. Chờ trời tối hẳn, hơn 19 giờ xà-lan SG 6382 mới nhổ neo xuôi theo dòng nước. Lúc này, xà-lan BL 7979 cũng bắt kịp và cùng xuôi theo hướng ra biển Cần Giờ. Trong suốt quá trình bám theo các xà-lan hai đêm, ba ngày trên sông Đồng Nai chỉ thấy duy nhất có lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy Đồng Nai xuất hiện nhưng lại không hề kiểm tra các xà-lan nêu trên.
Không khó để trả lời những câu hỏi chúng tôi vừa nêu, nếu cơ quan chức năng vào cuộc.
Hợp tác cùng Thời Nay
-Sông Đồng Nai: Thượng nguồn cũng lấp!
21/04/2015 09:59
Một đoạn sông dài khoảng 50 m bị lấp bởi hàng trăm tấn đất đá nhưng nhiều cán bộ địa phương lại không rõ đó là công trình gì, ai làm chủ, được cấp phép hay chưa...!Trong khi dự án lấp sông Đồng Nai của Công ty Toàn Thịnh Phát đang chờ kết luận từ Chính phủ thì phóng viên Báo Người Lao Động lại phát hiện trên thượng nguồn sông này cũng diễn ra vụ việc tương tự. Địa điểm lấp sông thuộc khu vực ấp Thái An, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Đổ đất đá ào ào
Có mặt tại khu vực này, chúng tôi ghi nhận trên một đoạn sông dài 50 m, hàng trăm khối đất đá đã được đổ xuống, lấn ra lòng sông 3-5 m. Tiếp xúc với chúng tôi, một người dân cho biết việc đổ đất đá lấp, lấn sông diễn ra hơn một tháng nay.
Đoạn sông Đồng Nai bị lấp thuộc xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
“Nhiều chiếc xe tải luân phiên đổ đất đá ào ào. Tuy nhiên, từ khi dư luận lên tiếng mạnh mẽ về dự án của Công ty Toàn Thịnh Phát thì việc lấp sông ở đây đã tạm dừng” - một người dân phản ánh.
Theo người dân địa phương, vị trí sông bị lấp trước đây dùng làm nơi tập kết của ghe thuyền chở vật liệu. Khi thấy sông bị lấp, một số người đã báo lên chính quyền xã. Theo người dân, các xe tải đã lấy đất từ một khu trại nuôi gà cách đó khoảng vài trăm mét rồi chở đổ xuống sông.
“Sông không được kè chắn nên khi đất đá trút ào xuống, dòng nước vốn trong vắt liền đỏ ngầu. Vừa qua, gặp một trận mưa, khúc sông này trở nên đỏ quạch” - một người cho biết.
Một người dân sống gần đoạn sông bị lấp cho rằng nhiều khả năng công trình này là dự án sinh thái của một cán bộ ngành thuế đang làm việc tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trong khi đó, một cán bộ huyện Vĩnh Cửu cho hay đây là công trình đang xin cấp phép xây dựng bến thủy nội địa...
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quốc Phiên - trưởng ấp Thái An, xã Tân An - cho biết khi phát hiện đoạn sông bị lấp, người dân lập tức báo lên chính quyền nhưng xã cũng chưa nắm rõ bản chất vụ việc. “Xây dựng cái gì chứ lấn sông thì phải xin phép. Theo như chính quyền xã cho biết thì việc làm này chưa được cấp phép, không hiểu sao lại diễn ra ngang nhiên như vậy?” - ông Phiên băn khoăn.
Qua mặt chính quyền?
Chúng tôi đã tìm gặp một số cán bộ lãnh đạo xã Tân An và huyện Vĩnh Cửu nhưng nhiều người cho hay “không nắm rõ” việc lấp sông là để làm gì!
Ông Vũ Văn Thượng, cán bộ địa chính xã Tân An, cho biết cách đây khoảng một tháng, một người tên Nguyễn Tiến Dũng, tự xưng là chủ công trình lấp sông, có đến xã xin làm thủ tục xây dựng tường rào, đắp bờ bao quanh vị trí nêu trên. Theo ông Thượng, ông Dũng có trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thuộc loại đất nông nghiệp). Do thấy việc cấp phép không thuộc thẩm quyền của xã nên ông Thượng đã hướng dẫn người này lên gặp các ban, ngành cấp huyện.
Sau đó, khi nghe người dân phản ánh vụ việc, bộ phận địa chính xã Tân An đã đến hiện trường kiểm tra. “Khi đó, chúng tôi tìm cách liên lạc với ông Dũng nhưng không được. Ông này không ở địa phương, trong khi xe tải đã ngưng đổ đất đá nên chúng tôi chưa thể xử lý gì được” - ông Thượng phân trần.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Phương, Chủ tịch UBND xã Tân An, sau khi cán bộ địa chính kiểm tra thì xã không nắm thêm được thông tin gì liên quan đến vụ lấp sông. “Chúng tôi cũng không biết đó là công trình gì, ai làm chủ, được cấp phép hay chưa vì không liên lạc được với chủ đất. Cán bộ xã lại quá ít người, không thể theo dõi hết được” - bà Phương giãi bày.
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Võ Văn Phi, Chủ tịch UBND huyệnVĩnh Cửu, cho biết khi nắm được thông tin về vụ lấp sông, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã đến kiểm tra và buộc ngưng việc này. Theo ông Phi, trước đây, một doanh nghiệp có xin cấp phép xây dựng điểm tập kết bên sông. Tuy nhiên, trong khi thủ tục chưa đầy đủ mà doanh nghiệp đã cho đổ đất đá thi công nên huyện bắt buộc phải tạm ngưng công trình. “Nếu họ không được cấp phép thì huyện buộc múc đất đá lên, trả lại hiện trường…” - ông Phi khẳng định.
Hôm nay, thị sát dự án của Toàn Thịnh Phát
Liên quan đến dự án lấp, lấn sông Đồng Nai của Công ty Toàn Thịnh Phát, cuối tuần qua, chủ đầu tư cùng UBND phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa đã tổ chức gặp gỡ hơn 100 hộ dân trong khu vực. Tại cuộc gặp, chủ đầu tư đã đưa ra các mục tiêu, dự định của dự án. Trong khi đó, người dân tiếp tục nêu nhiều quan ngại về việc ảnh hưởng đến môi trường và tính hợp lý của dự án này.
Hôm nay, 21-4, theo kế hoạch, đoàn công tác gồm đại diện các bộ, ngành liên quan sẽ có buổi thị sát trực tiếp dự án đang gây quan ngại này.
--Lấp 90% mới họp dân là vô nghĩaThanh Niên
20/04/2015
Đó là ý kiến của các chuyên gia và nhiều người dân về việc chủ đầu tư dự án lấp sông Đồng Nai "bất ngờ" gặp dân vào tối 17.4.
Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) - Hà Nội, mở đầu câu chuyện bằng việc nhắc lại chính những câu hỏi của người dân tham gia cuộc họp: “Tại sao bây giờ họ mới làm mà họ lại không tổ chức họp dân trước khi họ làm? Bây giờ họ làm như vậy để làm gì? Tôi thấy cách đặt vấn đề của chính những người trong cuộc đó là rất thú vị và đã góp phần làm rõ vấn đề”.
Cuộc họp do UBND phường Quyết Thắng tổ chức và gửi thư tới người dân, nhưng chính ông Phạm Thanh Long, Chủ tịch phường này, lại không nắm được số lượng cụ thể người dân tham dự. Cuộc họp là để “công khai” về dự án nhưng cũng chính lời ông Long nói rằng: “Báo chí đã thông tin suốt thời gian qua… không còn gì cần phải “công khai” thêm nữa”.
Họp dân cũng sai
|
Đồng tình với bà Khanh, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam - đại diện khu vực phía nam của Mạng lưới sông ngòi VN (VRN), nhận xét: “Sáng nay đọc Báo Thanh Niên tôi thấy rất vui, rất hay. Hay vì chính những người trong cuộc nhận ra bản chất của cuộc họp là để “đối phó với dư luận”. Cái hay còn nằm ở chỗ là người dân phát biểu rất thẳng thắn nêu tên tuổi rõ ràng và dám chịu trách nhiệm đến cùng với lời phát biểu của mình. Điều này khác rất nhiều với thời điểm cuối tháng 3 khi tôi đi thực tế. Lúc đó, tôi trực tiếp gặp người dân để ghi nhận ý kiến của họ, họ nêu ý kiến nhưng không dám nêu tên. Họ rất sợ”.
Trả lời trực tiếp vào vấn đề, bà Lâm Thị Thu Sửu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội (CSRD), nói: “Về nguyên tắc họp dân như thế vẫn sai vì tham vấn phải được tiến hành trước khi xây dựng. Còn ở đây họ làm sắp xong rồi và khi dư luận lên tiếng mới tổ chức họp dân thì chỉ để biện bạch thôi chứ đâu có ý nghĩa gì”. Tương tự, PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ), nhấn mạnh: Chúng ta có thể thấy rõ là họ họp đối phó. Họ đã sai quy trình ngay từ đầu, lấp xong tới 90% rồi, bây giờ tình hình như vậy họp cũng vô nghĩa.
Theo TS Long, những cuộc họp dân lấy ý kiến phải được tiến hành trước khi thực hiện, trong lúc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Còn họp lúc này chỉ hoàn thành thủ tục, chứ thật ra chẳng có giá trị gì. Về nguyên tắc nếu là một cuộc họp tham vấn họ phải gửi thông báo đến tận tay người dân và ghi nhận phản hồi để biết số lượng người tham dự. Trong thư mời họp phải có nội dung cuộc họp, phương pháp họp lấy ý kiến ra sao… Còn giờ Công ty Toàn Thịnh Phát mới họp dân thì quá muộn rồi, có thể chỉ là để xoa dịu dư luận.
Cố tình bịt tai
Tại buổi họp dân, ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Toàn Thịnh Phát, phát biểu: “Tụi này làm dựa trên báo cáo khoa học, tới giờ phút này chưa có báo cáo nào khác nói rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến cù lao Phố”.
Tuy nhiên, bà Khanh cho rằng chủ đầu tư đã cố tình không nhìn nhận vào thực tế. Bà phân tích: “Đầu tiên tôi muốn trở lại vấn đề là dự án này nó có được phép làm hay không. Giả sử việc lấp sông làm dự án được phép làm thì cần gì đến những quy định của luật pháp cấm những dự án ảnh hưởng đến dòng chảy. Như vậy có thể nói, luật pháp không cho phép làm một dự án như vậy. Còn việc tỉnh Đồng Nai cấp phép thì họ đã vượt quá thẩm quyền của mình. Thứ hai là chuyện nó có tác động hay không thì theo tôi người bình thường chứ chưa cần tới khoa học cũng có thể nhận thấy nói không tác động là quá vô lý. Làm gì có cái chuyện vô lý đến mức một dòng chảy nó đang tự nhiên như vậy rồi dựng cả một cái hàng rào như thế mà nói nó không có tác động gì. Chắc chắn nó sẽ có tác động”.
TS Long thì nêu quan điểm: “Bây giờ người dân bình thường cũng biết về dự án và tác động của nó mà chủ dự án lại nói vậy tôi nghĩ cũng lạ. Các nhà khoa học đã lên tiếng phản biện rất thẳng thắn trên báo chí. Đấy có thể xem là một diễn đàn khoa học trên báo chí. Diễn đàn báo chí là một diễn đàn chính thức được công nhận theo Quyết định 501 của Chính phủ ký ngày 15.4.2015. Nhưng họ nói như vậy có nghĩa là họ cố tình bịt tai lại không muốn nghe”.
Rất bức xúc, TS Tuấn phản ứng: “Chưa có báo cáo nào nói làm như vậy ảnh hưởng đến cù lao Phố” vì họ âm thầm làm, không công bố công khai cho người dân biết, không xin ý kiến các bộ ngành có liên quan. Cái này giống như doanh nghiệp bắt tay với chính quyền làm. Tới khi đổ bể ra họp dân lại để nói cho dân biết nhưng thực ra dân đã biết hết qua báo chí. Cuộc họp nó mất ý nghĩa là ở chỗ đó.
Đầu tư mạo hiểm phải chịu rủi ro
Theo bà Khanh, báo cáo ông chủ đầu tư dự án nói đến là báo cáo mà họ bỏ tiền ra thuê người làm. Những báo cáo kiểu này từ trước giờ ai cũng hiểu chất lượng là như thế nào rồi. TS Tuấn giải thích, thường doanh nghiệp đứng ra thuê người viết ĐTM, người được thuê luôn ráng làm sao cho đúng với ý của người thuê.
Nếu doanh nghiệp cẩn thận hơn thì họ nên đem cái đề án đó cho một chuyên gia, tổ chức độc lập đọc lại, phản biện thì mới khách quan được. Còn đối với UBND tỉnh không có chuyên môn thì nên thuê một nơi khác phản biện, hoặc là công khai báo cáo nhờ các tổ chức khoa học phản biện lại thì lúc đó vấn đề nó khác. Thậm chí có nhiều dự án trước khi triển khai còn đăng báo quảng cáo để thăm dò phản ứng của dư luận. Nhưng dự án lấp sông Đồng Nai lại bỏ những bước đi cần thiết nên chuyện thiệt hại là do chính bản thân doanh nghiệp mạo hiểm, không thể trách ai được.
Bà Lâm Thị Thu Sửu tái khẳng định dự án này là tác động đến cả lưu vực sông, đến nhiều người dân thì cần phải dừng dự án, rút giấy phép và đặc biệt họ phải trả lại nguyên trạng ban đầu. Về vấn đề thiệt hại của dự án này là do chính chủ đầu tư gây ra nên họ tự chịu. Còn nếu người ký quyết định sai thì phải có trách nhiệm cá nhân trong việc đền bù.
Đồng quan điểm này, bà Khanh còn nhấn mạnh thêm: “Chính quyền địa phương và doanh nghiệp chính là chủ thể trong việc này, theo nguyên tắc làm ăn họ đầu tư mạo hiểm thì phải chấp nhận rủi ro. Không thể vì cái sai đó, vì lợi ích của doanh nghiệp, một nhóm nhỏ người nào đó mà bắt cả cộng đồng hàng chục triệu người phải gánh chịu hậu quả, đền bù cho cái sai của họ được. Họ chưa bị xử lý trách nhiệm về chuyện làm sai trái của mình thì theo tôi vẫn là còn nhẹ”.
Chí Nhân
>> Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Chủ đầu tư 'bất ngờ' gặp dân
>> Không thể tùy tiện 'động' đến sông Đồng Nai
>> Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Chắc chắn ảnh hưởng đến việc thoát lũ..->> Không thể tùy tiện 'động' đến sông Đồng Nai
Son Tran-Lê Nguyễn Hương Trà
Hôm kia, sau khi nghe có lệnh ngừng thi công dự án lấp sông Đồng Nai để triển khai khu đô thị thương mại Pegasus Residence của Công ty Toàn Thịnh Phát. Ngày nào cũng nhắn liên tục cho mấy bạn Biên Hòa hóng coi dừng chưa. Nhưng tin mới nhất là sáng nay 27.3 Toàn Thịnh Phát đã chở vật liệu tới chuẩn bị ép cọc rồi! Chưa hết, các đồng chí không biết trực thuộc đơn vị nào mặc thường phục quây kín khu vực thi công, cả người dân quanh vùng đi ngang hay có dấu hiệu tính chụp ảnh đều bị ngăn chặn.
Còn đây là ghi nhận của PV báo Thanh Niên nha:
“Chiều 24.3 tại khu vực bờ sông Đồng Nai, khi PV đến những nhà người dân gần đó xin lên sân thượng để ghi hình thì mọi người đều không đồng ý và nói: “Tôi sợ”. Ngay cả ông V.V.T (76 tuổi), một người bán vé số dọc đoạn sông này đã 42 năm, khi chúng tôi hỏi chuyện ông cũng lắc đầu: “Để tui làm ăn các chú ơi!”. Đến cuối giờ chiều, chúng tôi ghé vào một quán sát bờ sông để chụp hình thì có hai thanh niên đến ngồi bàn kế bên quan sát từng cử chỉ. PV ra về thì hai người cũng ra về. Sáng 25.3, PV trở lại khu vực gần công trình cũng có hai người khác bám theo.”.
……
Gần 10 năm nay người dân Đồng Nai đã được thông báo sẽ giải tỏa trắng khoảng 1,5km từ công viên Nguyễn Văn Trị (đối diện UBND tỉnh Đồng Nai) đến cầu Rạch Cát (P.Quyết Thắng) để làm bờ kè. Điều này cũng hợp lý, vì diện tích xây dựng không lớn mà còn tôn tạo ven sông. Ngay cả khi thấy Toàn Thịnh Phát khởi công vào tháng 9.2014, nhiều người sống quanh vùng còn vui mừng phấn khởi vì tưởng chuẩn bị làm bờ kè. Dân Đồng Nai chỉ té ngửa sau khi…đọc báo Thanh Niên!
Do vậy, thông cáo báo chí của UBND tỉnh đưa trên báo Đồng Nai v/v đã thông báo cho dân nhằm lấy ý kiến và được người dân ủng hộ thực hiện dự án Pegasus Residence; là hoàn toàn bịa đặt. Có những nơi công trình chỉ cách từ mép nhà dân - đã bị cơi nới, lấn chiếm, xây dựng trên sông Đồng Nai; đến cột mốc mà chủ đầu tư cắm chỉ chừng 70 bước chân! Chưa hết, cảnh quan tại khu vực đang thi công trước đây rất đẹp, không hề lộn xộn như báo Đồng Nai đưa. À, ngày xưa tui đi học gần chỗ này nha ;-(
Trước phản ứng dư luận, lãnh đạo Đồng Nai cho rằng, dự án 8,4 ha thuộc thẩm quyền của tỉnh và không có quy định nào trong trường hợp này phải báo cáo lãnh đạo Bộ TN-MT. Chuyên gia môi trường TS Trần Quốc Bảo (Trường đại học Bách khoa TP.HCM), cho hay: “Tôi e rằng Sở TN-MT Đồng Nai có nhầm lẫn khi lấy quy định lấn biển mang áp dụng cho lấp sông. Bởi theo Nghị định 29 về đánh giá tác động môi trường, lấn biển trên 5 ha phải có đánh giá tác động môi trường, trên 18 ha phải tham vấn ý kiến của Bộ TN-MT. Nhưng vấn đề là, xưa nay chưa có quy định nào về lấp sông cả. Hơn nữa, biển rộng mênh mông, lấn biển khác nhiều lấp sông, nên không thể quy đổi vậy được”. Tỉnh Đồng Nai đã vi phạm hàng loạt quy định của pháp luật ở nhiều bộ luật: luật Tài nguyên nước, luật Bảo vệ môi trường nhưng quan trọng nhất là phê duyệt dự án vượt quá thẩm quyền!
Như vậy là Toàn Thịnh Phát đã đổ ra 3.200 tỉ, với thỏa hiệp của UBND Tỉnh cùng sự im lặng khó hiểu từ các cấp lãnh đạo nhà nước nên hiện dự án lấp sông Đồng Nai đã san lấp gần như xong và chuẩn bị đổ móng.
Từ vụ chặt cây Hà Nội đến chuyện lấp sông Đồng Nai, mới thấy việc lấy dân làm gốc chỉ là cái bánh vẽ!
- Hình chụp công trình từ nhà dân sát bờ sông!
***********
-Dự án “lấn sông Đồng Nai”: UBND tỉnh Đồng Nai đã vi phạm những điều luật nào?
Trao đổi với Người Đô Thị, bà Lâm Thị Thu Sửu, giám đốc trung tâm Nghiên cứu phát triển xã hội, đại diện Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho rằng: dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” không thể thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt của tỉnh Đồng Nai. Và nếu dự án này tiếp tục được triển khai, UBND tỉnh Đồng Nai và công ty Toàn Thịnh Phát(TTP) có nguy cơ bị khiếu kiện, khiếu nại từ bất kỳ ai...
Thưa bà, xung quanh về tính pháp lý của dự án “cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”, dự án này có thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh Đồng Nai hay không?
Bà Lâm Thị Thu Sửu |
Dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” quy mô 8,4 ha tại phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh đồng Nai không thể thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt của tỉnh Đồng Nai. Lý do, dự án đã lấn chiếm chiếm 7,72 ha vùng đất ngập nước ven sông và mặt nước sông Đồng Nai, mà sông Đồng Nai trải rộng trên địa phận 9 và thành phố (gồm tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai và TP.HCM), cũng như chịu sự giám sát và điều phối nguồn nước của bộ Tài nguyên môi trường (TNMT).
Nếu tỉnh Đồng Nai quyết định mà không có sự đồng thuận của các tỉnh và các bên sử dụng nguồn nước trên lưu vực sông, sau này có tranh chấp thì chính bộ TNMT sẽ là đơn vị đứng ra giải quyết tranh chấp (theo quy định tại khoản 4, điều 71 luật Tài nguyên nước). Nếu trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của bộ TNMT thì các bên có quyền có quyền khởi kiện tại Toà án.
Dự án này cần phải thực hiện những điều kiện gì liên quan đến môi trường, thưa bà?
UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng họ có thẩm quyền phê duyệt dự án này vì họ nghĩ rằng, dự án thuộc dự án tạo cảnh quan và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nghị địnhsố: 92/2006/NĐ-CP, điều 19, nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnhyêu cầu phải có phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, và phải phân tích, dự báo các tác động của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, và của cả nước.
UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng họ phê duyệt dự án là theo nhu cầu phát triển đô thị của tỉnh. Nếu vậy thì dự án đã vi phạm luật Bảo vệ môi trường 2014 (điều 80) về bảo vệ môi trường đô thị, yêu cầu phải được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững, gắn liền với việc duy trì các yếu tố tự nhiên vì khi dự án đã lấn sông, không còn duy trì yếu tố tự nhiên của sông.
Tuy nhiên, nếu dự án này được phê duyệt theo khuôn khổ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thì bắt buộc nó không những tuân theo các quy định của về quy hoạch mà còn phải tuân thủ các quy định của các luật khác liên quan đến tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông và bảo vệ môi trường.
Trong trường hợp nếu dự án tiếp tục được triển khai, bà nói gì về quyền khởi kiện của người dân?
Nếu dự án này tiếp tục được triển khai, UBND tỉnh Đồng Nai và công ty TTP có nguy cơ bị khiếu kiện, khiếu nại từ bất kỳ ai muốn khiếu kiện, khiếu nại và khởi tố. Theo luật Bảo vệ môi trường điều 128 nêu rõ:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
b) Xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân.
Theo bà, cần phải có điều kiện pháp lý nào để hạn chế các dự án kiểu như “dự án lấn sông Đồng Nai” trong tương lai?
Các doanh nghiệp phải nắm vững các quy định pháp luật. Dưới Văn bản hiến pháp thì các văn bản luật “chỉ huy” mọi hành vi và hoạt động của doanh nghiệp.
Xã hội cần thúc đẩy phong trào “Doanh nghiệp phát triển bền vững” với các hoạt động phát triển doanh nghiệp nhưng đảm bảo phục vụ chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia và mục tiêu bảo vệ môi trường của toàn xã hội .
Các quyết định của các cấp chính quyền cần được xem xét đa chiều có sự tham vấn nhiều bên và cộng đồng liên quan, và đối chiếu nhiều văn bản pháp luật liên quan.
Chính quyền cần minh bạch thông tin ngay từ khi có ý tưởng quy hoạch, dự án. Đặc biệt, với Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh và kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh được Thủ tướng phê duyệt theo QĐ 403/QĐ-TT ngày 20.3.2014, mọi quyết định liên quan đến phát triển kinh tế xã hội phải đảm bảo nguyên tắc duy trì yếu tố tự nhiên, phát triển đô thị xanh và bền vững, thực hiện xanh hóa lối sống…
Mọi người dân cần lên tiếng ngay lập tức khi phát hiện yếu tố bất thường của một dự án khi nó liên quan đến việc làm suy giảm và suy thoái môi trường, vì đây thể hiện quyền con người theo hiến pháp và pháp luật.
Cám ơn bà!
Lê Quỳnh (thực hiện)
-Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Báo cáo đánh giá tác động môi trường phạm hàng loạt khuyết điểm
Ngày 2.4, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam - đại diện khu vực phía nam của Mạng lưới sông ngòi VN (VRN), gửi đến Báo Thanh Niên bài phân tích, liệt kê hàng loạt khiếm khuyết mà báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án lấp sông Đồng Nai mắc phải.
Hiện trường lấp sông Đồng Nai - Ảnh: Độc Lập
Bài phân tích trên được TS Long tổng hợp từ nghiên cứu của các thành viên VRN sau hơn một tuần tiếp cận báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án trên. Từ việc “mổ xẻ” ĐTM của dự án, TS Long một lần nữa nhận xét: “Việc tỉnh Đồng Nai khẳng định dự án không làm thay đổi đáng kể về chế độ thủy lực của dòng chảy đoạn sông, không gây ảnh hưởng xấu đến sự thay đổi dòng chảy và tác động đến các đoạn bờ lân cận” là thiếu cơ sở khoa học.
Quá nhiều khiếm khuyết
Những số liệu đo đạc và kết quả nghiên cứu của báo cáo ĐTM còn thiếu cơ sở khoa học và chưa đáng tin cậy theo những điểm chính như sau: Chưa có con số cụ thể từ việc tính toán các mặt cắt nạo vét khu vực dự án. Khối lượng nạo vét được đưa ra là 3.000 m3 là một con số quá tròn trịa mà trên thực tế con số này không thể làm tròn được như vậy.
Về chỉ tiêu chất lượng nước mới chỉ đánh giá về tổng lượng chưa cho biết mức độ lan truyền và diện ảnh hưởng đến đâu. Phạm vi mô hình tính toán là quá hẹp, dẫn tới các kết quả không đủ độ tin cậy. Báo cáo chưa tính đến khả năng thoát lũ, ngập úng cục bộ khu vực này. Không có phân tích tần suất lũ, cạn để chọn năm điển hình cho tính toán
Kết quả chập mặt cắt cho thấy khu vực hạ lưu này hầu hết địa hình đều có hiện tượng bị hạ thấp 1 - 3 m, một số đoạn tim sông bị lệch. Dự án cho khảo sát địa hình từ mặt cắt về hạ lưu, nhưng còn phần thượng lưu lại không có mà báo cáo cũng không có đánh giá gì về biến đổi hình thái khu vực này. Báo cáo chưa có những đánh giá cụ thể hơn về nguyên nhân hạ thấp, sạt lở đồng thời phải dự báo được những gì xảy ra trong điều kiện hiện trạng thì trong tương lai lòng sông sẽ biến đổi thế nào. Trong trường hợp có công trình, thì diễn biến hình thái lòng sông có biến đổi gì không, các công trình ven sông, công trình bảo vệ bờ có bị ảnh hưởng gì không?
Về chỉ tiêu chất lượng nước mới chỉ đánh giá về tổng lượng chưa cho biết mức độ lan truyền và diện ảnh hưởng đến đâu. Phạm vi mô hình tính toán là quá hẹp, dẫn tới các kết quả không đủ độ tin cậy. Báo cáo chưa tính đến khả năng thoát lũ, ngập úng cục bộ khu vực này. Không có phân tích tần suất lũ, cạn để chọn năm điển hình cho tính toán. Việc tính toán thủy lực cho từng giai đoạn (3 giai đoạn) thi công cũng chưa được đề cập để có các biện pháp giảm thiểu và bắt buộc tuân thủ. Vật liệu của đáy sông khu vực dự án không đồng nhất. Nhưng mô hình được sử dụng trong báo cáo để tính toán sẽ không có khả năng tính bùn cát hỗn hợp.
Nguy cơ sông nhánh sẽ bị lấp
ĐTM trên chưa đưa ra rõ kịch bản tính toán tác động xây dựng kè đến chế độ dòng chảy sông Đồng Nai. Việc đánh giá xem xét đến tuyến chỉnh trị (quy hoạch tuyến chỉnh trị sông Đồng Nai, hoặc khu vực dự án) là một trong những yếu tố rất quan trọng khi xây dựng công trình ở những khu vực nhạy cảm, gần Cù Lao Phố, nơi có khúc sông cong, hay gần ngã ba sông như hiện nay là chưa được quan tâm đầy đủ.
Báo cáo ĐTM của dự án chưa đánh giá được nguy cơ bồi, xói lở của các khu vực làm thay đổi tỷ lệ phân lưu giữa hai nhánh sông tại Cù Lao Phố. Các nguy cơ có thể xảy ra đó là có thể đoạn sông nhánh sẽ bị lấp, hay tác động sẽ gây ra mất an toàn cho cầu Rạch Cát, Hiệp Hòa hay như nguy cơ xói đầu của Cù Lao Phố, xói lở kè bờ sông đối diện do dòng chảy áp sát, hay gây ra sự mất an toàn phần chân và mố cầu Ghềnh. Hiện tại dòng sông đang bị xói sâu xuống, việc xây dựng công trình này sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy, nguy cơ xói cao hơn, làm tăng sự xâm nhập mặn vào sâu hơn, mất an ninh nguồn nước. Các đánh giá về chỉ tiêu chất lượng nước của báo cáo mới chỉ đánh giá tổng lượng chưa cho biết mức độ lan truyền và diện ảnh hưởng đến đâu.
Liên quan đến báo cáo đánh giá tác động dòng chảy sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Ghềnh (tháng 10.2009) là một báo cáo chuyên ngành về tác động dòng chảy sông giai đoạn chuẩn bị dự án. Do vậy những nghiên cứu này mới chỉ ở bước phục vụ công tác đầu tư, chưa phải là báo cáo ĐTM dành cho giai đoạn thiết kế thi công. Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật cần đánh giá chi tiết, cụ thể từng hạng mục của dự án nếu thực hiện thì có những ảnh hưởng, tác động thế nào, điều chỉnh phương án ra sao. Trong phần này, có một số vấn đề cơ sở khoa học cho báo cáo này cũng cần làm rõ như: Chế độ thủy lực dòng chảy trong điều kiện hiện trạng như thế nào? Dự báo hệ quả tác động của việc xây dựng các công trình. Đề xuất các phương án khả thi và phương án chọn. Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về thủy lực dòng chảy làm đầu vào cho công tác quy hoạch và thiết kế.
Tóm lại, cả hai báo cáo ĐTM trên mới chỉ ở mức sơ bộ, chưa mang tầm của một dự án thi công với hơn 91% là lấn chiếm mặt nước ven sông như hiện nay. Báo cáo còn nhiều khiếm khuyết về khía cạnh khoa học kỹ thuật: các kết quả nghiên cứu đánh giá về thủy động lực học, diễn biến hình thái đáy sông, đánh giá tác động môi trường chưa đáng tin cậy. Điều đáng lo ngại nhất là tác động của công trình lấn sông “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến lòng sông từ thượng lưu đến hạ lưu khu vực dự án, đến các khu vực Cù Lao Phố, cầu Ghềnh, cầu Rạch Cát, cầu Hiệp Hòa - đó là những trọng điểm về nguy cơ bị tác động. Dự án làm co hẹp dòng chảy, mất cân bằng động lực là một trong những tác nhân gây ra sạt lở, xói sâu công trình, đặc biệt ở đây nền địa chất bị yếu.
Cần phải tiến hành nghiên cứu tổng hợp lại cơ sở dữ liệu của cả hai báo cáo trên, đồng thời bổ sung đo đạc các yếu tố phục vụ tính toán chi tiết cụ thể hơn.
-Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Chắc chắn ảnh hưởng đến việc thoát lũ
Đó là một nội dung quan trọng trong báo cáo khảo sát hiện trường của Đoàn công tác Tổng cục Thủy lợi gửi Bộ NN-PTNT.
Một thành viên trong đoàn khảo sát (đề nghị không nêu tên) khẳng định: “Vấn đề mà dư luận đang quan tâm là dự án có tác động đến dòng chảy, ảnh hưởng đến việc thoát lũ hay không? Có thể nói, chuyện ảnh hưởng thì dứt khoát là có rồi.
Qua xem xét thực tế thì có thể thấy rõ ràng và chắc chắn là dự án có ảnh hưởng, nhất là vào mùa lũ. Thượng nguồn có rất nhiều hồ chứa, đặc biệt hồ Trị An có dung tích rất lớn đến trên 2,7 tỉ m3. Nếu vào những năm có mưa lũ lớn, người ta xả lũ thì chắc chắn ảnh hưởng sẽ càng lớn. Còn mức độ ảnh hưởng như thế nào, nhất là với Cù lao Phố và hai cây cầu là cầu Ghềnh và cầu Hóa An, thì phải có nghiên cứu thực nghiệm thêm, đánh giá cụ thể mới có thể kết luận chính xác được”.
-
-Son Tran
-Tạm ngừng thi công dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển ven sông Đồng Nai
(ĐN)- Chiều 27-3, ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư - kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát, cho biết đã có văn bản đề nghị tỉnh Đồng Nai cho tạm ngừng thi công dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai. Việc công ty chủ động đề nghị tạm dừng trên tinh thần cầu thị, tiếp thu và lắng nghe thêm ý kiến của các Bộ: Tài nguyên - môi trường, Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Xây dựng về việc thẩm định, làm rõ hơn đánh giá tác động của dự án.
-PGS.TS Lê Anh Tuấn: Thu hẹp dòng chảy là điều tối kỵ, nhiều nước lấn sông đã phải trả giá đắt! (NĐT 28-3-15) “Băm nát” sông Đồng Nai (LĐ 27-3-15) Lấp sông Đồng Nai, một hiểm họa khó lường (RFA 27-3-15)
-Mời các bạn ký tên để cứu sông Đồng Nai và cũng là để góp phần bảo vệ môi trường sống của hàng triệu người.
--Stop the Riverside project to save Dong Nai river
Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, chảy qua nhiều tỉnh thành ở miền Nam, trước khi đổ ra biển. Con sông này...
CHANGE.ORG
-Soi khối nợ chồng chất đại gia lấp sông Đồng Nai
Chính vì có diện tích lấn sông chiếm 90% tổng diện tích dự án nên The Pegasus Riverside khiến không ít người lo lắng. Trên báo Pháp luật TP.HCM, mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) đã phát đi thông báo bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về dự án lấp sông làm dự án ở Đồng Nai.
Theo VRN, thực chất đây là một hoạt động xây dựng lấn chiếm và tạo nên hạ tầng lớn cản trở dòng chảy, nắn dòng sông, chiếm mặt nước tự nhiên trên sông, ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của con sông Đồng Nai.
VRN mong muốn UBND tỉnh Đồng Nai rút lại quyết định cấp phép xây dựng dự án và đề nghị Toàn Thịnh Phát dừng mọi hoạt động xây dựng cho đến khi các nghiên cứu về tác động được thực hiện một cách thấu đáo và có sự tham vấn rộng rãi ý kiến của đầy đủ các bên liên quan trong đó có các bộ, ngành liên quan ở trung ương, địa phương, cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội.
Mặc dù vậy, ngày 24/3, theo ghi nhận của VietNamNet, tiến độ lấp sông thuộc dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai'' vẫn được chủ đầu tư là công ty Toàn Thịnh Phát thực hiện, bất chấp phản ứng của dư luận và các nhà khoa học.
Nợ nần chồng chất
The Pegasus Riverside đang là dự án trọng điểm của Toàn Thịnh Phát với vốn đầu tư lên tới 3.200 tỷ đồng. Bên cạnh The Pegasus Riverside, công ty này còn có hàng loạt dự án lớn khác như The Pegasus Plaza, The Pegasus Residence,
Với hàng loạt dự án khủng như vậy, Toàn Thịnh Phát được tin là đang sở hữu nguồn vốn khổng lồ để triển khai xây dựng. Theo báo cáo thường niên 2013 của Toàn Thịnh Phát, tại thời điểm 31/12/2013, công ty có tổng tài sản là 2.052,34 tỷ đồng.
Toàn Thịnh Phát hoạt động theo mô hình công ty mẹ con. Trong đó có 6 công ty con hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, thiết kế, giáo dục, du lịch và vận tải. Đa số các công ty đều có vốn điều lệ khá lớn. Nổi bật nhất là công ty cổ phần giáo dục Toàn Thịnh Phát với vốn 250 tỷ đồng.
-Thế lực của đại gia lấp sông Đồng Nai
(VNN 24-3-15) Ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch HĐQT Công ty Toàn Thịnh Phát (TTP) – là chủ đầu tư dự án khu đô thị 8,4 ha lấp sông Đồng Nai.
Theo chủ đầu tư, sau khi hoàn thành nơi này sẽ là khu phức hợp bao gồm cao ốc văn phòng, nhà biệt thự, chung cư, và khách sạn 4 đến 5 sao, công viên. Tuy nhiên hiện nay đang có nhiều ý kiến cho rằng việc “lấp” sông Đồng Nai làm dự án sẽ làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiện trạng sông Đồng Nai.
Con đại gia Đồng Nai: Sính lễ đám cưới: 10 sổ đỏ, nhà 5 tỷ, xe Lexus
Bộ sưu tập đá tiền tỷ của đại gia Đồng Nai
Hòn đá phát sáng giá trăm triệu ở Đồng Nai
-
-Đồng Nai muốn lấp sông không cần tham vấn TP.HCM, Bình Dương?
Ngày 24-3, nhiều nhà khoa học tiếp tục lên tiếng bày tỏ lo ngại sau khi ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, khẳng định với báo chí rằng: “Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” không cần tham vấn ý kiến của các tỉnh lân cận.
Dự án lấp sông Đồng Nai thực hiện trên quy mô lớn, sẽ ảnh hưởng đến TP.HCM, Bình Dương… thì không thể tỉnh này được tự quyết.
-Dự án 3.200 tỷ đồng lấn sông Đồng Nai bị đề nghị rút giấy phép-
Dự án phát triển đô thị ven sông Đồng Nai với khách sạn, nhà phố thương mại, siêu thị, chung cư, cao ốc văn phòng, công viên... có 7,72 ha lấn sông.
Một góc đại công trường trên sông của dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai". Ảnh: Hoàng Trường
Ngày 23/3, Mạng lưới sông ngòi Việt nam (VRN) gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai rút lại quyết định cấp phép xây dựng dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” có vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng.
Theo VRN, dự án lấn sông sẽ có những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường kinh tế và xã hội lưu vực sông Đồng Nai, tạo tiền lệ xấu cho việc vi phạm và lấn chiếm hành lang thoát lũ và dòng chảy của các con sông của Việt Nam. "Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị sông Đồng Nai thực chất là một công trình lấn sông, lấn chiếm bờ sông khi tổng diện tích của dự án 8,4 ha mà đã lấn chiếm 7,72 ha vùng đất ngập nước ven sông và mặt nước sông", văn bản của VRN nêu.
Sông Đồng Nai là lưu vực sông có tầm quan trọng lớn đến việc phát triển kinh tế, xã hội và dân sinh của 11 tỉnh nhưng là lưu vực có bình quân lượng nước hàng năm trên đầu người thấp nhất trong các lưu vực sông của Việt Nam. VRN khẳng định, dự án sẽ tiếp tục đẩy con sông Đồng Nai vào tình trạng tồi tệ hơn về môi trường sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bền vững của lưu vực nên mong muốn UBND tỉnh đề nghị chủ đầu tư ngừng việc xây dựng để có sự tham vấn rộng rãi xung quanh dự án.
Toàn cảnh dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai" nằm trên sông sau khi hoàn thành.
Dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một được triển khai từ năm 2013 đến 2016 bao gồm các hạng mục, công trình: xây dựng tuyến kè, san lấp mặt bằng, đường ven sông, cùng các đường đấu nối với đường Cách Mạng Tháng Tám, xây dựng công viên và đầu tư dãy nhà phố... với tổng kinh phí 416 tỷ đồng.
Giai đoạn hai, từ năm 2016 đến 2019, sẽ tập trung tôn tạo các công trình di tích như: Phụng Sơn Tự, Đình Phước Lư, đồng thời phát triển các khu thương mại, văn phòng, trung tâm mua sắm... với tổng kinh phí trên 1.400 tỷ đồng. Giai đoạn ba, 2019-2022, xây dựng khối cao ốc văn phòng, khách sạn, trong đó có 3 tòa tháp (cao nhất là cao ốc văn phòng 27 tầng) với tổng vốn đầu tư trên 1.400 tỷ đồng.
Dự án có chiều dài 1,3 km; đoạn xa nhất lấn ra ngoài sông Đồng Nai là 100 m.
Hoàng Trường
-Son Tran
-“Nắn sông” Đồng Nai: Nhiều khuất tất cần làm rõ
TP - Việc cho phép Cty Toàn Thịnh Phát san lấp một phần sông Đồng Nai làm dự án đô thi là đi ngược quy luật phát triển, gây tác hại rất lớn đến môi trường, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người.
-“Nắn sông” Đồng Nai, hàng triệu người đói?
-Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Chủ đầu tư 'thắng', dân 'chết'Thanh Niên
Việc UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép cho doanh nghiệp lấp sông không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hàng triệu người dân mà còn sẽ tạo tiền lệ xấu.
Bài phân tích trên được TS Long tổng hợp từ nghiên cứu của các thành viên VRN sau hơn một tuần tiếp cận báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án trên. Từ việc “mổ xẻ” ĐTM của dự án, TS Long một lần nữa nhận xét: “Việc tỉnh Đồng Nai khẳng định dự án không làm thay đổi đáng kể về chế độ thủy lực của dòng chảy đoạn sông, không gây ảnh hưởng xấu đến sự thay đổi dòng chảy và tác động đến các đoạn bờ lân cận” là thiếu cơ sở khoa học.
Quá nhiều khiếm khuyết
Những số liệu đo đạc và kết quả nghiên cứu của báo cáo ĐTM còn thiếu cơ sở khoa học và chưa đáng tin cậy theo những điểm chính như sau: Chưa có con số cụ thể từ việc tính toán các mặt cắt nạo vét khu vực dự án. Khối lượng nạo vét được đưa ra là 3.000 m3 là một con số quá tròn trịa mà trên thực tế con số này không thể làm tròn được như vậy.
Về chỉ tiêu chất lượng nước mới chỉ đánh giá về tổng lượng chưa cho biết mức độ lan truyền và diện ảnh hưởng đến đâu. Phạm vi mô hình tính toán là quá hẹp, dẫn tới các kết quả không đủ độ tin cậy. Báo cáo chưa tính đến khả năng thoát lũ, ngập úng cục bộ khu vực này. Không có phân tích tần suất lũ, cạn để chọn năm điển hình cho tính toán
Kết quả chập mặt cắt cho thấy khu vực hạ lưu này hầu hết địa hình đều có hiện tượng bị hạ thấp 1 - 3 m, một số đoạn tim sông bị lệch. Dự án cho khảo sát địa hình từ mặt cắt về hạ lưu, nhưng còn phần thượng lưu lại không có mà báo cáo cũng không có đánh giá gì về biến đổi hình thái khu vực này. Báo cáo chưa có những đánh giá cụ thể hơn về nguyên nhân hạ thấp, sạt lở đồng thời phải dự báo được những gì xảy ra trong điều kiện hiện trạng thì trong tương lai lòng sông sẽ biến đổi thế nào. Trong trường hợp có công trình, thì diễn biến hình thái lòng sông có biến đổi gì không, các công trình ven sông, công trình bảo vệ bờ có bị ảnh hưởng gì không?
Về chỉ tiêu chất lượng nước mới chỉ đánh giá về tổng lượng chưa cho biết mức độ lan truyền và diện ảnh hưởng đến đâu. Phạm vi mô hình tính toán là quá hẹp, dẫn tới các kết quả không đủ độ tin cậy. Báo cáo chưa tính đến khả năng thoát lũ, ngập úng cục bộ khu vực này. Không có phân tích tần suất lũ, cạn để chọn năm điển hình cho tính toán. Việc tính toán thủy lực cho từng giai đoạn (3 giai đoạn) thi công cũng chưa được đề cập để có các biện pháp giảm thiểu và bắt buộc tuân thủ. Vật liệu của đáy sông khu vực dự án không đồng nhất. Nhưng mô hình được sử dụng trong báo cáo để tính toán sẽ không có khả năng tính bùn cát hỗn hợp.
Nguy cơ sông nhánh sẽ bị lấp
ĐTM trên chưa đưa ra rõ kịch bản tính toán tác động xây dựng kè đến chế độ dòng chảy sông Đồng Nai. Việc đánh giá xem xét đến tuyến chỉnh trị (quy hoạch tuyến chỉnh trị sông Đồng Nai, hoặc khu vực dự án) là một trong những yếu tố rất quan trọng khi xây dựng công trình ở những khu vực nhạy cảm, gần Cù Lao Phố, nơi có khúc sông cong, hay gần ngã ba sông như hiện nay là chưa được quan tâm đầy đủ.
Báo cáo ĐTM của dự án chưa đánh giá được nguy cơ bồi, xói lở của các khu vực làm thay đổi tỷ lệ phân lưu giữa hai nhánh sông tại Cù Lao Phố. Các nguy cơ có thể xảy ra đó là có thể đoạn sông nhánh sẽ bị lấp, hay tác động sẽ gây ra mất an toàn cho cầu Rạch Cát, Hiệp Hòa hay như nguy cơ xói đầu của Cù Lao Phố, xói lở kè bờ sông đối diện do dòng chảy áp sát, hay gây ra sự mất an toàn phần chân và mố cầu Ghềnh. Hiện tại dòng sông đang bị xói sâu xuống, việc xây dựng công trình này sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy, nguy cơ xói cao hơn, làm tăng sự xâm nhập mặn vào sâu hơn, mất an ninh nguồn nước. Các đánh giá về chỉ tiêu chất lượng nước của báo cáo mới chỉ đánh giá tổng lượng chưa cho biết mức độ lan truyền và diện ảnh hưởng đến đâu.
Liên quan đến báo cáo đánh giá tác động dòng chảy sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Ghềnh (tháng 10.2009) là một báo cáo chuyên ngành về tác động dòng chảy sông giai đoạn chuẩn bị dự án. Do vậy những nghiên cứu này mới chỉ ở bước phục vụ công tác đầu tư, chưa phải là báo cáo ĐTM dành cho giai đoạn thiết kế thi công. Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật cần đánh giá chi tiết, cụ thể từng hạng mục của dự án nếu thực hiện thì có những ảnh hưởng, tác động thế nào, điều chỉnh phương án ra sao. Trong phần này, có một số vấn đề cơ sở khoa học cho báo cáo này cũng cần làm rõ như: Chế độ thủy lực dòng chảy trong điều kiện hiện trạng như thế nào? Dự báo hệ quả tác động của việc xây dựng các công trình. Đề xuất các phương án khả thi và phương án chọn. Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về thủy lực dòng chảy làm đầu vào cho công tác quy hoạch và thiết kế.
Tóm lại, cả hai báo cáo ĐTM trên mới chỉ ở mức sơ bộ, chưa mang tầm của một dự án thi công với hơn 91% là lấn chiếm mặt nước ven sông như hiện nay. Báo cáo còn nhiều khiếm khuyết về khía cạnh khoa học kỹ thuật: các kết quả nghiên cứu đánh giá về thủy động lực học, diễn biến hình thái đáy sông, đánh giá tác động môi trường chưa đáng tin cậy. Điều đáng lo ngại nhất là tác động của công trình lấn sông “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến lòng sông từ thượng lưu đến hạ lưu khu vực dự án, đến các khu vực Cù Lao Phố, cầu Ghềnh, cầu Rạch Cát, cầu Hiệp Hòa - đó là những trọng điểm về nguy cơ bị tác động. Dự án làm co hẹp dòng chảy, mất cân bằng động lực là một trong những tác nhân gây ra sạt lở, xói sâu công trình, đặc biệt ở đây nền địa chất bị yếu.
Cần phải tiến hành nghiên cứu tổng hợp lại cơ sở dữ liệu của cả hai báo cáo trên, đồng thời bổ sung đo đạc các yếu tố phục vụ tính toán chi tiết cụ thể hơn.
TS Vũ Ngọc Long
(*) Tít và tít phụ do Thanh Niên đặt
-Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Chắc chắn ảnh hưởng đến việc thoát lũ
Đó là một nội dung quan trọng trong báo cáo khảo sát hiện trường của Đoàn công tác Tổng cục Thủy lợi gửi Bộ NN-PTNT.
Một thành viên trong đoàn khảo sát (đề nghị không nêu tên) khẳng định: “Vấn đề mà dư luận đang quan tâm là dự án có tác động đến dòng chảy, ảnh hưởng đến việc thoát lũ hay không? Có thể nói, chuyện ảnh hưởng thì dứt khoát là có rồi.
Qua xem xét thực tế thì có thể thấy rõ ràng và chắc chắn là dự án có ảnh hưởng, nhất là vào mùa lũ. Thượng nguồn có rất nhiều hồ chứa, đặc biệt hồ Trị An có dung tích rất lớn đến trên 2,7 tỉ m3. Nếu vào những năm có mưa lũ lớn, người ta xả lũ thì chắc chắn ảnh hưởng sẽ càng lớn. Còn mức độ ảnh hưởng như thế nào, nhất là với Cù lao Phố và hai cây cầu là cầu Ghềnh và cầu Hóa An, thì phải có nghiên cứu thực nghiệm thêm, đánh giá cụ thể mới có thể kết luận chính xác được”.
Nỗi lo xả lũ
Cũng theo thành viên đoàn khảo sát trên, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cung cấp một số văn bản, quyết định phê duyệt mà UBND tỉnh và Sở đã thông qua đề án từ khi Viện Khoa học thủy lợi miền Nam làm lúc đầu. "Chúng tôi có xin bản đồ dự án mà không được, nhưng họ có cho chúng tôi chụp hình lại", vị này nói và cho biết trong báo cáo của đoàn tập trung vào một số điểm như: Thứ nhất, việc san lấp làm dự án làm ảnh hưởng dòng chảy của sông; thứ hai, sông Đồng Nai là sông liên tỉnh nên việc làm dự án lấn sông như vậy cần thiết phải tham vấn của các cơ quan và địa phương có liên quan như Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai... "Nhưng theo tài liệu mình thu thập được thì thấy chưa có ghi ý kiến của bất cứ cơ quan nào có liên quan trong đó. Về nghiên cứu Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cũng chỉ là nghiên cứu bước đầu thôi. Trong đó người ta cũng khuyến cáo, khi làm tiếp thì phải có nghiên cứu sâu thêm. Họ làm dự án lấn ra nhiều như thế thì đáng ra phải cẩn trọng hơn và xin ý kiến thỏa thuận của các bên có liên quan, nghiên cứu chuyên sâu hơn trước khi tiến hành”, thành viên đoàn khảo sát nhận định.
Nỗi lo thủy điện Trị An xả lũ là thực tế không thể phớt lờ. Năm 2014, chỉ trong vòng 4 ngày từ ngày 16 - 19.9, thủy điện Trị An điều chỉnh lưu lượng nước xả tràn từ 150 m3/giây lên 630 m3/giây để đảm bảo an toàn công trình và chủ động điều tiết cắt giảm lũ cho phía hạ du. Cộng với lượng nước qua tua bin phát điện là 650 m3/giây, tổng lưu lượng nước xả xuống phía hạ lưu sông Đồng Nai lúc đó từ 1.250 đến 1.300 m3/giây. Thời điểm đó, Ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Đồng Nai khuyến cáo người dân ở những vùng thấp gồm H.Vĩnh Cửu, TP.Biên Hòa và các huyện của tỉnh Bình Dương cần chủ động đề phòng, ngăn ngừa thiệt hại do ngập úng.
Hồ thủy điện Trị An nằm trên lưu vực sông Đồng Nai thuộc địa bàn hai huyện Định Quán và Vĩnh Cửu (Đồng Nai) là hồ thủy điện lớn nhất miền Nam. Ngoài mục đích sản xuất điện thì công trình còn đảm bảo nước sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ... cho vùng hạ lưu. Đập chính và các đập phụ tạo nên hồ chứa nước rộng 323 km2 với dung tích tổng cộng 2,76 tỉ m3. Đây là lý do các nhà khoa học lo ngại việc lấp sông Đồng Nai sẽ khiến vùng hạ du chịu tác động nặng nề trong trường hợp thủy điện Trị An xả lũ.
“Lấn hành lang bảo vệ là sai rồi”
Tại TP.HCM, đoạn sông Sài Gòn từ Hiệp Bình Phước đến Nhà Bè trước đây thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lở. Một trong những điểm “nóng” trên đoạn sông này chính là bán đảo Thanh Đa. Trước tình trạng trên, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ (tập 11, số 11 năm 2008) của ĐH Quốc gia TP.HCM có bài nghiên cứu “Hiện trạng trượt lở bờ sông Sài Gòn phương hướng ngăn ngừa khắc phục”. Theo nghiên cứu, một trong các nguyên nhân là do phá hủy lớp phủ thực vật tạo mặt bằng xây dựng, làm mất ổn định bờ; xây dựng công trình nằm sát mé bờ sông thậm chí lấn chiếm ra phía sông làm thay đổi chế độ dòng chảy; sử dụng không đúng, không hợp lý về các giải pháp và kết cấu của các công trình bảo vệ bờ do không nắm chắc số liệu về dòng…
Để phòng tránh sạt lở một cách bền vững, TP.HCM đã ban hành Quyết định 150. Theo quyết định này, hành lang bảo vệ bờ sông, kênh rạch cấp 1 - 2 chiều rộng là 50 m mỗi bên; cấp 3 - 4: 30 m mỗi bên; cấp 5 - 6: 20 m mỗi bên và các kênh rạch chưa được phân cấp kỹ thuật là 10 m mỗi bên. Trả lời Báo Thanh Niên, GS-TS Lê Mạnh Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), cũng khẳng định: “Một con sông muốn làm gì cũng phải để lại cho nó một cái hành lang bảo vệ. Còn ở đây không để mà lấn thì không đúng rồi”.
“Van nhân tạo” Dốc Khỉ
TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đại diện khu vực phía nam của Mạng lưới sông ngòi VN (VRN), cho rằng những người làm dự án lấp sông Đồng Nai không biết có bài học của tự nhiên trên chính dòng sông Đồng Nai nên mới dám làm như vậy. Trên dòng sông này ở khu vực Dốc Khỉ thuộc xã Quảng Ngãi, H.Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng có đoạn sông rất hẹp. Ở đó có một bờ đá nhô ra làm cho nó càng hẹp hơn, như một cái van. Nhờ cái van đó nên nước trên thượng nguồn đổ về hạ lưu chậm hơn đồng thời tạo ra phía trên đó một vùng ngập nước rất rộng lớn nổi tiếng về đa dạng sinh học mà đặc biệt là quần thể cá sấu nước ngọt và nhiều loài sinh vật khác sinh sống... Toàn H.Cát Tiên trở thành vùng trồng lúa rất tốt ở vùng đồi núi chính là nhờ cái van tự nhiên đó.
“Nếu làm dự án này thì nó cũng giống như cái van của tự nhiên ở Dốc Khỉ, sẽ làm cho phía trên Biên Hòa bị ngập úng cục bộ và sẽ gia tăng độ ngập vào mùa lũ rất nặng nề, dẫn đến toàn bộ khu vực phía trên dự án phải thay đổi về nhiều mặt kể cả cơ sở hạ tầng, kiến trúc và đời sống người dân. Tự nhiên đã hình thành qua một thời gian rất dài theo quy luật của nó. Còn chúng ta không hiểu quy luật của tự nhiên mà làm cái van nhân tạo đó thì vô cùng nguy hiểm”, TS Long phân tích. |
Chí Nhân
-
-Son Tran
Monday, March 30, 2015 4:30:16 PM Lê Diễn Đức
Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long.
Sông Đồng Nai với chiều dài 586 km và lưu vực 38,600 km2 cung cấp nước sinh hoạt cho gần 20 triệu người thuộc 11 tỉnh thành gồm Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tầm quan trọng của sông Đồng Nai, vì thế không cần phải bàn cãi.
Chất lượng nước từ con sông này hiện đang bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ, vi sinh, kim loại nặng... Các nhà khoa học, cơ quan chức năng đều khẳng định nguyên nhân là do nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, dân cư... và sự quản lý yếu kém của các cơ quan liên quan.
Theo ông Lê Văn Tuấn, tổng giám đốc công ty Cổ Phần Nước và Môi Trường (Bộ Xây Dựng), hệ thống sông Đồng Nai đang bị ô nhiễm trầm trọng. Mỗi ngày con sông tiếp nhận trên 500 ngàn mét khối nước thải công nghiệp từ trên 60 khu công nghiệp và gần 2 triệu mét khối nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị, trong đó trên 60% nước thải công nghiệp và 85% nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Dự kiến đến năm 2020, tổng lượng nước thải đô thị, nước thải công nghiệp thải ra sông Đồng Nai mỗi ngày có thể lên đến gần 4,5 triệu mét khối.
Ông Tuấn cho rằng, nếu các tỉnh thành trong lưu vực không có đột phá trong xử lý nước thải, bảo vệ nguồn nước thì hệ thống sông Đồng Nai sẽ càng ngày càng ô nhiễm nặng nề và có nguy cơ trở thành dòng sông “chết”!
Thế mà, gần đây, nhà chức trách Đồng Nai đã dấn thêm một bước vào tiến trinh “bức tử” con sông này bằng quyết định 2230/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7, 2014 và quyết định số 2827/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9, 2014, cho phép công ty Toàn Thịnh Phát lấp một phần sông Đồng Nai để thi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai,” còn có tên là dự án “The Pegasus Riverside.”
Công trình này có chiều dài 1,3 ki lô mét, từ công viên Nguyễn Văn Trị đến cầu Rạch Cát, thành phố Biên Hòa, dự kiến hoàn thành vào năm 2022 với tổng mức đầu tư là 3,200 tỷ đồng.
Tổng diện tích đất của dự án là 84 ngàn mét vuông, trong đó phần lấn sông là hơn 77 ngàn 200 mét vuông, chiếm trên 90% diện tích, đoạn lấn ra sông xa nhất đến hơn 100m (đoạn từ cầu tàu nhà máy nước Biên Hòa).
Trên thế giới, lấn sông để xây dựng làm thay đổi dòng chảy là một điều tối kị. Về nguyên tắc bao giờ cũng dành đất để làm hành lang bảo vệ có khi đến 50 mét. Đây là điều bắt buộc và không một dự án nào, nhất là dự án thương mại, có thể vi phạm.
Dự án lấp sông Đồng Nai mà công ty Thịnh Toàn Phát thực hiện sẽ làm một phần lòng sông bị bê tông hóa và chắc chắn sẽ tác động làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến hệ sinh vật và làm mất đi cơ chế tự bảo vệ, tự làm sạch của dòng sông. Ngoài ra, theo quy luật tự nhiên bên lở bên bồi, dòng chảy khi bị thay đổi sẽ tăng tốc độ, xói lở bờ bên kia.
Nhà chức trách Đồng Nai đã không thèm lấy ý kiến của người dân mà cũng không hề hỏi ý kiến các chuyên gia trong ngành.
Ông Bùi Cách Tuyến nói, “Họ làm độc lập. Chúng tôi không được tham vấn. Với tư cách là phó chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Lưu Vực sông Đồng Nai, tôi không biết và với tư cách là thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, tôi cũng không hay về dự án này.” [1]
Ông Lê Mạnh Hùng, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Thủy Lợi, nói rằng, ở khu vực thực hiện dự án có hai nhánh sông nhỏ, chứng tỏ dòng chảy ở khu vực này khá phức tạp.
“Vì thế tôi không đồng ý với những lập luận của Đồng Nai khi cho rằng đoạn sông này rộng thì lấp đi một ít cũng chẳng sao. Nếu suy nghĩ vậy thì chúng ta đâu cần phải bỏ thời gian học thủy lợi làm gì!” - ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, tài liệu đánh giá tác động dòng chảy ở dự án nói rằng, công trình tác động đến dòng chảy không lớn chứ không phải không có. “Những tác động của việc lấp sông không xảy ra trước mắt mà có khi hai ba chục năm sau mới rõ. Khi đó, nếu gây ra tác động xấu, ảnh hưởng đến các cầu, đường quan trọng ở hạ lưu thì ai chịu trách nhiệm về sai lầm này? Chính vì vậy, cá nhân tôi, với tư cách là một nhà khoa học lâu năm về lĩnh vực thủy lợi, tôi mong muốn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai nên cầu thị, hãy dừng lại để xem xét đầy đủ về tính pháp lý cũng như cơ sở khoa học của dự án” - ông Hùng đề nghị (theo tờ Pháp Luật TP.HCM).
Bà Lâm Thị Thu Sửu - giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Xã Hội, điều phối viên Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam, khẳng định sông Đồng Nai là sông liên tỉnh, cung cấp nước cho hàng triệu dân các tỉnh thành khác nên phải tuân thủ theo Nghị Định 201/NĐ của chính phủ cũng như Luật Tài Nguyên Nước.
Nghị định của chính phủ quy định tỉnh chỉ có quyền xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án, kế hoạch cải tạo các dòng sông nội tỉnh. Vì thế, tỉnh Đồng Nai phê duyệt dự án lấn sông Đồng Nai là vượt quá thẩm quyền.
Dự án vi phạm Luật Tài Nguyên Nước vì cho lấn sông với diện tích 7.7 ha gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước sông Đồng Nai. Cụ thể, Điều 9 (Khoản 4) về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm “đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch.” [2]
Điều 63 (Khoản 1) Luật Tài Nguyên Nước ghi rõ hoạt động cải tạo lòng, bờ, bãi sông, xây dựng công trình thủy... không được làm ảnh hưởng xấu đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ và phải được cơ quan quản lý về tài nguyên nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
Mặt khác, “Sông Đồng Nai đang cung cấp nước nguồn cho 60% công suất hoạt động của Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn Sawaco. Tuy nhiên, Sawaco cũng hoàn toàn không được tham vấn ý kiến. Đáng lưu ý, vừa qua khi dự án lấn sông diễn ra thì Sawaco ghi nhận một số chỉ tiêu nước nguồn cung cấp cho Nhà Máy Nước Bình An (cầu Hóa An) bị ô nhiễm. Điều này gây ra lo ngại vì khi dự án hoàn thành có thể làm thay đổi dòng chảy khiến dòng nguồn nước của Sawaco lấy từ sông Đồng Nai bị ô nhiễm. Mặc dù trạm bơm nằm ở thượng nguồn, cách dự án lấn sông cả kilomet nhưng vẫn có khả năng bị ô nhiễm do triều cường.”
Với một quy mô, tầm cỡ của dự án nhưng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Xây Dựng, Ủy Ban Lưu Vực Sông, Ủy Ban sông Đồng Nai và dân chúng hoạt động sinh kế liên quan đến sông Đồng Nai đều không được tham vấn.
Ngày 23 tháng 3, ông Đinh Quốc Thái, chủ tịch Ủy Ban tỉnh Đồng Nai, khẳng định dự án này thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy Ban tỉnh Đồng Nai nên “không cần tham vấn ý kiến của các địa phương khác.” (báo Pháp Luật TP.HCM)
Còn ông Nguyễn Thành Trí - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, trong ngày 24 tháng 3 cho rằng, “UBND tỉnh cấp phép và thấy chủ trương này vẫn đúng đắn. Với quy mô dự án như vậy, chúng tôi khẳng định không có vấn đề gì....”
Các “chủ trương đúng đắn” mà nhà chức trách Cộng Sản Việt Nam đưa ra và ra sức bảo vệ, đáng tiếc lại là những quyết định vội vã, chứa đựng những lợi ích mờ ám.
Hồi tháng 5 năm 2009, về dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên, trước quốc hội, Bộ Trưởng Phạm Khôi Nguyên cam đoan, “Bộ đã đánh giá rất kỹ các ý kiến góp ý của các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học.” Thế nhưng dự án vẫn triển khai theo “chủ trương” của đảng, bất chấp thư phản đối của hàng ngàn trí thức trong, ngoài nước. Vì cố làm bằng được, không tính hết, vốn đầu tư bị tăng lên hàng ngàn tỷ đồng và hiệu quả kinh tế thì thê thảm, lỗ trong vòng nhiều năm, mỗi năm khoảng 33 triệu đô la, trong khi thảm hoạt bùn đỏ vẫn là quả bom vẫn treo lơ lửng.
Cũng tương tự, như việc chặt đốn cây xanh ở Hà Nội. Hôm 25 tháng 3, Sở Xây Dựng Hà Nội nói, “Việc thay thế, đánh chuyển cây xanh trên địa bàn thành phố thời gian qua là chủ trương đúng, được thực hiện bám sát theo các quy định của nhà nước và thành phố.”
Thế nhưng, đại biểu Quốc Hội Nguyễn Sỹ Cương, với tư cách là người đã tham gia thẩm tra Luật Thủ Đô, ông cho biết việc Hà Nội cho phép chặt hạ ồ ạt cây xanh trong thời gian qua là có biểu hiện vi phạm quy định của Luật Thủ Đô.
Tổng Thanh tra Chính phủ cũng thấy có dấu hiệu vi phạm Khoản 2, Điều 14 Luật Thủ Đô và Khoản 1, Điều 14 Nghị Định 64/2010 của chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị.
Trước sức ép mạnh mẽ của dư luận, Hà Nội phải “tạm dừng” việc chặt đốn cây xanh, còn công ty Toàn Thịnh Phát cho “tạm ngừng” thi công dự án để tiếp thu thêm ý kiến của các Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn và Xây Dựng.
Câu chuyện “tạm dừng” rất đáng nghi vấn. Phải chăng chỉ là kế hoãn binh rồi tìm cách chạy chọt? Kịch bản đang có vẻ như thế!
Nhà văn Vũ Thư Hiên đã viết trên Facebok, “Cái giống 'duy nhất đúng đắn' và 'vô cùng sáng suốt' nó thế. Đánh chết nết không chừa. Chửi mắng nó thì nó chỉ ‘tạm dừng’ thôi, mai nó làm tiếp, không chỗ này thì chỗ khác.”
Có một số thứ chỉ một lần phá đi thì không bao giờ sửa chữa lại được nữa. Một trong những thứ đó là thiên nhiên. Không có hiệu quả kinh tế nào bù đắp được sự tổn hại môi trường sống của con người.
Cuộc tranh đấu chống hủy diệt môi sinh của nhà chức trách Việt Nam là lương tâm, trách nhiệm và vì thế còn phải nỗ lực tiếp tục.
Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long.
Sông Đồng Nai với chiều dài 586 km và lưu vực 38,600 km2 cung cấp nước sinh hoạt cho gần 20 triệu người thuộc 11 tỉnh thành gồm Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tầm quan trọng của sông Đồng Nai, vì thế không cần phải bàn cãi.
Chất lượng nước từ con sông này hiện đang bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ, vi sinh, kim loại nặng... Các nhà khoa học, cơ quan chức năng đều khẳng định nguyên nhân là do nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, dân cư... và sự quản lý yếu kém của các cơ quan liên quan.
Theo ông Lê Văn Tuấn, tổng giám đốc công ty Cổ Phần Nước và Môi Trường (Bộ Xây Dựng), hệ thống sông Đồng Nai đang bị ô nhiễm trầm trọng. Mỗi ngày con sông tiếp nhận trên 500 ngàn mét khối nước thải công nghiệp từ trên 60 khu công nghiệp và gần 2 triệu mét khối nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị, trong đó trên 60% nước thải công nghiệp và 85% nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Dự kiến đến năm 2020, tổng lượng nước thải đô thị, nước thải công nghiệp thải ra sông Đồng Nai mỗi ngày có thể lên đến gần 4,5 triệu mét khối.
Ông Tuấn cho rằng, nếu các tỉnh thành trong lưu vực không có đột phá trong xử lý nước thải, bảo vệ nguồn nước thì hệ thống sông Đồng Nai sẽ càng ngày càng ô nhiễm nặng nề và có nguy cơ trở thành dòng sông “chết”!
Thế mà, gần đây, nhà chức trách Đồng Nai đã dấn thêm một bước vào tiến trinh “bức tử” con sông này bằng quyết định 2230/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7, 2014 và quyết định số 2827/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9, 2014, cho phép công ty Toàn Thịnh Phát lấp một phần sông Đồng Nai để thi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai,” còn có tên là dự án “The Pegasus Riverside.”
Công trình này có chiều dài 1,3 ki lô mét, từ công viên Nguyễn Văn Trị đến cầu Rạch Cát, thành phố Biên Hòa, dự kiến hoàn thành vào năm 2022 với tổng mức đầu tư là 3,200 tỷ đồng.
Tổng diện tích đất của dự án là 84 ngàn mét vuông, trong đó phần lấn sông là hơn 77 ngàn 200 mét vuông, chiếm trên 90% diện tích, đoạn lấn ra sông xa nhất đến hơn 100m (đoạn từ cầu tàu nhà máy nước Biên Hòa).
Trên thế giới, lấn sông để xây dựng làm thay đổi dòng chảy là một điều tối kị. Về nguyên tắc bao giờ cũng dành đất để làm hành lang bảo vệ có khi đến 50 mét. Đây là điều bắt buộc và không một dự án nào, nhất là dự án thương mại, có thể vi phạm.
Dự án lấp sông Đồng Nai mà công ty Thịnh Toàn Phát thực hiện sẽ làm một phần lòng sông bị bê tông hóa và chắc chắn sẽ tác động làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến hệ sinh vật và làm mất đi cơ chế tự bảo vệ, tự làm sạch của dòng sông. Ngoài ra, theo quy luật tự nhiên bên lở bên bồi, dòng chảy khi bị thay đổi sẽ tăng tốc độ, xói lở bờ bên kia.
Nhà chức trách Đồng Nai đã không thèm lấy ý kiến của người dân mà cũng không hề hỏi ý kiến các chuyên gia trong ngành.
Ông Bùi Cách Tuyến nói, “Họ làm độc lập. Chúng tôi không được tham vấn. Với tư cách là phó chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Lưu Vực sông Đồng Nai, tôi không biết và với tư cách là thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, tôi cũng không hay về dự án này.” [1]
Ông Lê Mạnh Hùng, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Thủy Lợi, nói rằng, ở khu vực thực hiện dự án có hai nhánh sông nhỏ, chứng tỏ dòng chảy ở khu vực này khá phức tạp.
“Vì thế tôi không đồng ý với những lập luận của Đồng Nai khi cho rằng đoạn sông này rộng thì lấp đi một ít cũng chẳng sao. Nếu suy nghĩ vậy thì chúng ta đâu cần phải bỏ thời gian học thủy lợi làm gì!” - ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, tài liệu đánh giá tác động dòng chảy ở dự án nói rằng, công trình tác động đến dòng chảy không lớn chứ không phải không có. “Những tác động của việc lấp sông không xảy ra trước mắt mà có khi hai ba chục năm sau mới rõ. Khi đó, nếu gây ra tác động xấu, ảnh hưởng đến các cầu, đường quan trọng ở hạ lưu thì ai chịu trách nhiệm về sai lầm này? Chính vì vậy, cá nhân tôi, với tư cách là một nhà khoa học lâu năm về lĩnh vực thủy lợi, tôi mong muốn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai nên cầu thị, hãy dừng lại để xem xét đầy đủ về tính pháp lý cũng như cơ sở khoa học của dự án” - ông Hùng đề nghị (theo tờ Pháp Luật TP.HCM).
Bà Lâm Thị Thu Sửu - giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Xã Hội, điều phối viên Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam, khẳng định sông Đồng Nai là sông liên tỉnh, cung cấp nước cho hàng triệu dân các tỉnh thành khác nên phải tuân thủ theo Nghị Định 201/NĐ của chính phủ cũng như Luật Tài Nguyên Nước.
Nghị định của chính phủ quy định tỉnh chỉ có quyền xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án, kế hoạch cải tạo các dòng sông nội tỉnh. Vì thế, tỉnh Đồng Nai phê duyệt dự án lấn sông Đồng Nai là vượt quá thẩm quyền.
Dự án vi phạm Luật Tài Nguyên Nước vì cho lấn sông với diện tích 7.7 ha gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước sông Đồng Nai. Cụ thể, Điều 9 (Khoản 4) về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm “đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch.” [2]
Điều 63 (Khoản 1) Luật Tài Nguyên Nước ghi rõ hoạt động cải tạo lòng, bờ, bãi sông, xây dựng công trình thủy... không được làm ảnh hưởng xấu đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ và phải được cơ quan quản lý về tài nguyên nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
Mặt khác, “Sông Đồng Nai đang cung cấp nước nguồn cho 60% công suất hoạt động của Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn Sawaco. Tuy nhiên, Sawaco cũng hoàn toàn không được tham vấn ý kiến. Đáng lưu ý, vừa qua khi dự án lấn sông diễn ra thì Sawaco ghi nhận một số chỉ tiêu nước nguồn cung cấp cho Nhà Máy Nước Bình An (cầu Hóa An) bị ô nhiễm. Điều này gây ra lo ngại vì khi dự án hoàn thành có thể làm thay đổi dòng chảy khiến dòng nguồn nước của Sawaco lấy từ sông Đồng Nai bị ô nhiễm. Mặc dù trạm bơm nằm ở thượng nguồn, cách dự án lấn sông cả kilomet nhưng vẫn có khả năng bị ô nhiễm do triều cường.”
Với một quy mô, tầm cỡ của dự án nhưng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Xây Dựng, Ủy Ban Lưu Vực Sông, Ủy Ban sông Đồng Nai và dân chúng hoạt động sinh kế liên quan đến sông Đồng Nai đều không được tham vấn.
Ngày 23 tháng 3, ông Đinh Quốc Thái, chủ tịch Ủy Ban tỉnh Đồng Nai, khẳng định dự án này thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy Ban tỉnh Đồng Nai nên “không cần tham vấn ý kiến của các địa phương khác.” (báo Pháp Luật TP.HCM)
Còn ông Nguyễn Thành Trí - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, trong ngày 24 tháng 3 cho rằng, “UBND tỉnh cấp phép và thấy chủ trương này vẫn đúng đắn. Với quy mô dự án như vậy, chúng tôi khẳng định không có vấn đề gì....”
Các “chủ trương đúng đắn” mà nhà chức trách Cộng Sản Việt Nam đưa ra và ra sức bảo vệ, đáng tiếc lại là những quyết định vội vã, chứa đựng những lợi ích mờ ám.
Hồi tháng 5 năm 2009, về dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên, trước quốc hội, Bộ Trưởng Phạm Khôi Nguyên cam đoan, “Bộ đã đánh giá rất kỹ các ý kiến góp ý của các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học.” Thế nhưng dự án vẫn triển khai theo “chủ trương” của đảng, bất chấp thư phản đối của hàng ngàn trí thức trong, ngoài nước. Vì cố làm bằng được, không tính hết, vốn đầu tư bị tăng lên hàng ngàn tỷ đồng và hiệu quả kinh tế thì thê thảm, lỗ trong vòng nhiều năm, mỗi năm khoảng 33 triệu đô la, trong khi thảm hoạt bùn đỏ vẫn là quả bom vẫn treo lơ lửng.
Cũng tương tự, như việc chặt đốn cây xanh ở Hà Nội. Hôm 25 tháng 3, Sở Xây Dựng Hà Nội nói, “Việc thay thế, đánh chuyển cây xanh trên địa bàn thành phố thời gian qua là chủ trương đúng, được thực hiện bám sát theo các quy định của nhà nước và thành phố.”
Thế nhưng, đại biểu Quốc Hội Nguyễn Sỹ Cương, với tư cách là người đã tham gia thẩm tra Luật Thủ Đô, ông cho biết việc Hà Nội cho phép chặt hạ ồ ạt cây xanh trong thời gian qua là có biểu hiện vi phạm quy định của Luật Thủ Đô.
Tổng Thanh tra Chính phủ cũng thấy có dấu hiệu vi phạm Khoản 2, Điều 14 Luật Thủ Đô và Khoản 1, Điều 14 Nghị Định 64/2010 của chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị.
Trước sức ép mạnh mẽ của dư luận, Hà Nội phải “tạm dừng” việc chặt đốn cây xanh, còn công ty Toàn Thịnh Phát cho “tạm ngừng” thi công dự án để tiếp thu thêm ý kiến của các Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn và Xây Dựng.
Câu chuyện “tạm dừng” rất đáng nghi vấn. Phải chăng chỉ là kế hoãn binh rồi tìm cách chạy chọt? Kịch bản đang có vẻ như thế!
Nhà văn Vũ Thư Hiên đã viết trên Facebok, “Cái giống 'duy nhất đúng đắn' và 'vô cùng sáng suốt' nó thế. Đánh chết nết không chừa. Chửi mắng nó thì nó chỉ ‘tạm dừng’ thôi, mai nó làm tiếp, không chỗ này thì chỗ khác.”
Có một số thứ chỉ một lần phá đi thì không bao giờ sửa chữa lại được nữa. Một trong những thứ đó là thiên nhiên. Không có hiệu quả kinh tế nào bù đắp được sự tổn hại môi trường sống của con người.
Cuộc tranh đấu chống hủy diệt môi sinh của nhà chức trách Việt Nam là lương tâm, trách nhiệm và vì thế còn phải nỗ lực tiếp tục.
-Tạm ngừng thi công dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển ven sông Đồng Nai
(ĐN)- Chiều 27-3, ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư - kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát, cho biết đã có văn bản đề nghị tỉnh Đồng Nai cho tạm ngừng thi công dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai. Việc công ty chủ động đề nghị tạm dừng trên tinh thần cầu thị, tiếp thu và lắng nghe thêm ý kiến của các Bộ: Tài nguyên - môi trường, Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Xây dựng về việc thẩm định, làm rõ hơn đánh giá tác động của dự án.
-PGS.TS Lê Anh Tuấn: Thu hẹp dòng chảy là điều tối kỵ, nhiều nước lấn sông đã phải trả giá đắt! (NĐT 28-3-15) “Băm nát” sông Đồng Nai (LĐ 27-3-15) Lấp sông Đồng Nai, một hiểm họa khó lường (RFA 27-3-15)
-Mời các bạn ký tên để cứu sông Đồng Nai và cũng là để góp phần bảo vệ môi trường sống của hàng triệu người.
--Stop the Riverside project to save Dong Nai river
Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, chảy qua nhiều tỉnh thành ở miền Nam, trước khi đổ ra biển. Con sông này...
CHANGE.ORG
-Soi khối nợ chồng chất đại gia lấp sông Đồng Nai
Trích : "Tại thời điểm cuối năm 2013, tổng nợ phải trả của công ty là 1.567,36 tỷ đồng, bằng 76% tổng tài sản. Trong đó nợ vay ngân hàng ngắn hạn lên tới 614,05 tỷ đồng. Với khoản nợ lớn như vậy nên không ngạc nhiên khi Toàn Thịnh Phát phải è cổ trả lãi vay hàng năm.
Năm 2013, chi phí lãi vay của công ty là 82,26 tỷ đồng. Năm 2012, chi phí này còn lớn hơn khi đạt 117,39 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế 2013 và 2012 lần lượt là 2,36 tỷ đồng và 25,77 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với lãi vay."
(VTC News) – Nhiều người cho rằng Toàn Thịnh Phát, đại gia đòi lấp sông Đồng Nai để làm đẹp cho dự án “khủng” The Pegasus Riverside sở hữu nguồn vốn dồi dào nhưng trên thực tế, Toàn Thịnh Phát lại nợ nần chồng chất.
Đòi “lấp sông” Đồng Nai
Mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp nhận dự án đầu tư “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” của công ty CP Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (thuộc tập đoàn Thành Thành Công).
Toàn Thịnh Phát muốn “lấp” sông Đồng Nai để làm đẹp cho dự án biệt thự ven sông The Pegasus Riverside. Đây được xem là dự án trọng điểm của Toàn Thịnh Phát khi dự án được đầu tư với tổng mức vốn khoảng 3.200 tỷ đồng.
Tổng diện tích đất của dự án là 84.000 mét vuông. Điều đáng chú ý chính là phần lấn sông của dự án đạt hơn 77.200m2, chiếm trên 90% diện tích tổng dự án, với đoạn lấn ra sông xa nhất đến hơn 100m (đoạn từ cầu tàu nhà máy nước Biên Hòa).
Mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp nhận dự án đầu tư “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” của công ty CP Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (thuộc tập đoàn Thành Thành Công).
Toàn Thịnh Phát muốn “lấp” sông Đồng Nai để làm đẹp cho dự án biệt thự ven sông The Pegasus Riverside. Đây được xem là dự án trọng điểm của Toàn Thịnh Phát khi dự án được đầu tư với tổng mức vốn khoảng 3.200 tỷ đồng.
Tổng diện tích đất của dự án là 84.000 mét vuông. Điều đáng chú ý chính là phần lấn sông của dự án đạt hơn 77.200m2, chiếm trên 90% diện tích tổng dự án, với đoạn lấn ra sông xa nhất đến hơn 100m (đoạn từ cầu tàu nhà máy nước Biên Hòa).
Phối cảnh khu thương mại của The Pegasus Riverside |
Theo VRN, thực chất đây là một hoạt động xây dựng lấn chiếm và tạo nên hạ tầng lớn cản trở dòng chảy, nắn dòng sông, chiếm mặt nước tự nhiên trên sông, ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của con sông Đồng Nai.
VRN mong muốn UBND tỉnh Đồng Nai rút lại quyết định cấp phép xây dựng dự án và đề nghị Toàn Thịnh Phát dừng mọi hoạt động xây dựng cho đến khi các nghiên cứu về tác động được thực hiện một cách thấu đáo và có sự tham vấn rộng rãi ý kiến của đầy đủ các bên liên quan trong đó có các bộ, ngành liên quan ở trung ương, địa phương, cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội.
Mặc dù vậy, ngày 24/3, theo ghi nhận của VietNamNet, tiến độ lấp sông thuộc dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai'' vẫn được chủ đầu tư là công ty Toàn Thịnh Phát thực hiện, bất chấp phản ứng của dư luận và các nhà khoa học.
Nợ nần chồng chất
The Pegasus Riverside đang là dự án trọng điểm của Toàn Thịnh Phát với vốn đầu tư lên tới 3.200 tỷ đồng. Bên cạnh The Pegasus Riverside, công ty này còn có hàng loạt dự án lớn khác như The Pegasus Plaza, The Pegasus Residence,
Với hàng loạt dự án khủng như vậy, Toàn Thịnh Phát được tin là đang sở hữu nguồn vốn khổng lồ để triển khai xây dựng. Theo báo cáo thường niên 2013 của Toàn Thịnh Phát, tại thời điểm 31/12/2013, công ty có tổng tài sản là 2.052,34 tỷ đồng.
Dòng sông Đồng Nai đang bị "lấp" |
Tổng tài sản là 2.052,34 tỷ đồng không phải là con số nhỏ nhưng lại khá khiêm tốn khi so với khoản nợ Toàn Thịnh Phát phải gánh.
Tại thời điểm cuối năm 2013, tổng nợ phải trả của công ty là 1.567,36 tỷ đồng, bằng 76% tổng tài sản. Trong đó nợ vay ngân hàng ngắn hạn lên tới 614,05 tỷ đồng. Với khoản nợ lớn như vậy nên không ngạc nhiên khi Toàn Thịnh Phát phải è cổ trả lãi vay hàng năm.
Năm 2013, chi phí lãi vay của công ty là 82,26 tỷ đồng. Năm 2012, chi phí này còn lớn hơn khi đạt 117,39 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế 2013 và 2012 lần lượt là 2,36 tỷ đồng và 25,77 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với lãi vay.
Bản thân Toàn Thịnh Phát cũng nhìn nhận được khó khăn mà các khoản nợ chồng chất mang lại. Ban Giám đốc Toàn Phát cho biết khó khăn lớn nhất với đối với lĩnh vực đầu tư của công ty mẹ chính là việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao, vốn chủ sở hữu thấp.
Bên cạnh đó, trong suốt giai đoạn 3 năm khó khăn vừa qua, công ty không thể tăng vốn để thực hiện các dự án mà vẫn phải dùng nguồn vốn vay với chi phí cao. Cuối 2013, đầu 2014, chi phí tài chính còn tương đối lớn, đòi hỏi công ty phải có giải pháp mạnh mẽ hơn trong việc thúc đẩy kinh doanh và kiểm soát chi phí để đảm bảo duy trì hiệu quả đầu tư dự án.
Trong năm 2013, công ty đã thực hiện cơ cấu lại các khoản vay ngắn hạn, chuyển đổi các khoản vay đầu tư dự án từ ngắn hạn sang trung, dài hạn. Các khoản vay được chuyển đổi phù hợp hơn với mục đích đầu tư dự án và giảm áp lực cho công ty trong việc trả nợ gốc trong năm.
Trong năm 2014, Toàn Thịnh Phát khẳng định để đạt mục tiêu kết quả hoạt động kinh doanh, ngoài việc đẩy mạnh kinh doanh bán hàng thì mục tiêu không kém quan trọng là tiếp tục hoàn tất việc tái cấu trúc nhắm hướng tới mục tiêu tỷ lệ nợ/vốn nhỏ hơn 1,5 lần.
Ngoài ra, công ty cần tiếp tục tìm kiếm các định chế tài chính để cơ cấu các khoản vay, giảm lãi suất vay về mức bình quân, từ 11% đến 12%/năm.
Hiện tại, vẫn chưa biết liệu Toàn Thịnh Phát có thực hiện được kế hoạch về cơ cấu nợ vay trong năm 2014 hay không vì công ty vẫn chưa công bố báo cáo thường niên 2014.
Tại thời điểm cuối năm 2013, tổng nợ phải trả của công ty là 1.567,36 tỷ đồng, bằng 76% tổng tài sản. Trong đó nợ vay ngân hàng ngắn hạn lên tới 614,05 tỷ đồng. Với khoản nợ lớn như vậy nên không ngạc nhiên khi Toàn Thịnh Phát phải è cổ trả lãi vay hàng năm.
Năm 2013, chi phí lãi vay của công ty là 82,26 tỷ đồng. Năm 2012, chi phí này còn lớn hơn khi đạt 117,39 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế 2013 và 2012 lần lượt là 2,36 tỷ đồng và 25,77 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với lãi vay.
Bản thân Toàn Thịnh Phát cũng nhìn nhận được khó khăn mà các khoản nợ chồng chất mang lại. Ban Giám đốc Toàn Phát cho biết khó khăn lớn nhất với đối với lĩnh vực đầu tư của công ty mẹ chính là việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao, vốn chủ sở hữu thấp.
Bên cạnh đó, trong suốt giai đoạn 3 năm khó khăn vừa qua, công ty không thể tăng vốn để thực hiện các dự án mà vẫn phải dùng nguồn vốn vay với chi phí cao. Cuối 2013, đầu 2014, chi phí tài chính còn tương đối lớn, đòi hỏi công ty phải có giải pháp mạnh mẽ hơn trong việc thúc đẩy kinh doanh và kiểm soát chi phí để đảm bảo duy trì hiệu quả đầu tư dự án.
Trong năm 2013, công ty đã thực hiện cơ cấu lại các khoản vay ngắn hạn, chuyển đổi các khoản vay đầu tư dự án từ ngắn hạn sang trung, dài hạn. Các khoản vay được chuyển đổi phù hợp hơn với mục đích đầu tư dự án và giảm áp lực cho công ty trong việc trả nợ gốc trong năm.
Trong năm 2014, Toàn Thịnh Phát khẳng định để đạt mục tiêu kết quả hoạt động kinh doanh, ngoài việc đẩy mạnh kinh doanh bán hàng thì mục tiêu không kém quan trọng là tiếp tục hoàn tất việc tái cấu trúc nhắm hướng tới mục tiêu tỷ lệ nợ/vốn nhỏ hơn 1,5 lần.
Ngoài ra, công ty cần tiếp tục tìm kiếm các định chế tài chính để cơ cấu các khoản vay, giảm lãi suất vay về mức bình quân, từ 11% đến 12%/năm.
Hiện tại, vẫn chưa biết liệu Toàn Thịnh Phát có thực hiện được kế hoạch về cơ cấu nợ vay trong năm 2014 hay không vì công ty vẫn chưa công bố báo cáo thường niên 2014.
Trong khi đó, báo cáo tài chính các quý 1/2014, quý 2/2014, quý 3/2014 và báo cáo tình hình quản trị nửa đầu năm 2014 không hiểu lý do tại sao đã bị gỡ bỏ khỏi website.
(VTC News) – Nhiều người cho rằng Toàn Thịnh Phát, đại gia đòi lấp sông Đồng Nai để làm đẹp cho dự án “khủng” The Pegasus Riverside sở hữu nguồn vốn dồi dào nhưng trên thực tế, Toàn Thịnh Phát lại nợ nần chồng chất.
» Thế lực của đại gia lấp sông Đồng Nai
» Soi tài sản của đại gia truyền hình vừa bị 'cấm cửa' thực hiện Vietnam Idol » Những đại gia Việt từng dính quả lừa cay đắng |
Đòi “lấp sông” Đồng Nai
Mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp nhận dự án đầu tư “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” của công ty CP Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (thuộc tập đoàn Thành Thành Công).
Toàn Thịnh Phát muốn “lấp” sông Đồng Nai để làm đẹp cho dự án biệt thự ven sông The Pegasus Riverside. Đây được xem là dự án trọng điểm của Toàn Thịnh Phát khi dự án được đầu tư với tổng mức vốn khoảng 3.200 tỷ đồng.
Tổng diện tích đất của dự án là 84.000 mét vuông. Điều đáng chú ý chính là phần lấn sông của dự án đạt hơn 77.200m2, chiếm trên 90% diện tích tổng dự án, với đoạn lấn ra sông xa nhất đến hơn 100m (đoạn từ cầu tàu nhà máy nước Biên Hòa).
Mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp nhận dự án đầu tư “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” của công ty CP Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (thuộc tập đoàn Thành Thành Công).
Toàn Thịnh Phát muốn “lấp” sông Đồng Nai để làm đẹp cho dự án biệt thự ven sông The Pegasus Riverside. Đây được xem là dự án trọng điểm của Toàn Thịnh Phát khi dự án được đầu tư với tổng mức vốn khoảng 3.200 tỷ đồng.
Tổng diện tích đất của dự án là 84.000 mét vuông. Điều đáng chú ý chính là phần lấn sông của dự án đạt hơn 77.200m2, chiếm trên 90% diện tích tổng dự án, với đoạn lấn ra sông xa nhất đến hơn 100m (đoạn từ cầu tàu nhà máy nước Biên Hòa).
Phối cảnh khu thương mại của The Pegasus Riverside |
Chính vì có diện tích lấn sông chiếm 90% tổng diện tích dự án nên The Pegasus Riverside khiến không ít người lo lắng. Trên báo Pháp luật TP.HCM, mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) đã phát đi thông báo bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về dự án lấp sông làm dự án ở Đồng Nai.
Theo VRN, thực chất đây là một hoạt động xây dựng lấn chiếm và tạo nên hạ tầng lớn cản trở dòng chảy, nắn dòng sông, chiếm mặt nước tự nhiên trên sông, ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của con sông Đồng Nai.
VRN mong muốn UBND tỉnh Đồng Nai rút lại quyết định cấp phép xây dựng dự án và đề nghị Toàn Thịnh Phát dừng mọi hoạt động xây dựng cho đến khi các nghiên cứu về tác động được thực hiện một cách thấu đáo và có sự tham vấn rộng rãi ý kiến của đầy đủ các bên liên quan trong đó có các bộ, ngành liên quan ở trung ương, địa phương, cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội.
Mặc dù vậy, ngày 24/3, theo ghi nhận của VietNamNet, tiến độ lấp sông thuộc dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai'' vẫn được chủ đầu tư là công ty Toàn Thịnh Phát thực hiện, bất chấp phản ứng của dư luận và các nhà khoa học.
Nợ nần chồng chất
The Pegasus Riverside đang là dự án trọng điểm của Toàn Thịnh Phát với vốn đầu tư lên tới 3.200 tỷ đồng. Bên cạnh The Pegasus Riverside, công ty này còn có hàng loạt dự án lớn khác như The Pegasus Plaza, The Pegasus Residence,
Với hàng loạt dự án khủng như vậy, Toàn Thịnh Phát được tin là đang sở hữu nguồn vốn khổng lồ để triển khai xây dựng. Theo báo cáo thường niên 2013 của Toàn Thịnh Phát, tại thời điểm 31/12/2013, công ty có tổng tài sản là 2.052,34 tỷ đồng.
Theo VRN, thực chất đây là một hoạt động xây dựng lấn chiếm và tạo nên hạ tầng lớn cản trở dòng chảy, nắn dòng sông, chiếm mặt nước tự nhiên trên sông, ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của con sông Đồng Nai.
VRN mong muốn UBND tỉnh Đồng Nai rút lại quyết định cấp phép xây dựng dự án và đề nghị Toàn Thịnh Phát dừng mọi hoạt động xây dựng cho đến khi các nghiên cứu về tác động được thực hiện một cách thấu đáo và có sự tham vấn rộng rãi ý kiến của đầy đủ các bên liên quan trong đó có các bộ, ngành liên quan ở trung ương, địa phương, cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội.
Mặc dù vậy, ngày 24/3, theo ghi nhận của VietNamNet, tiến độ lấp sông thuộc dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai'' vẫn được chủ đầu tư là công ty Toàn Thịnh Phát thực hiện, bất chấp phản ứng của dư luận và các nhà khoa học.
Nợ nần chồng chất
The Pegasus Riverside đang là dự án trọng điểm của Toàn Thịnh Phát với vốn đầu tư lên tới 3.200 tỷ đồng. Bên cạnh The Pegasus Riverside, công ty này còn có hàng loạt dự án lớn khác như The Pegasus Plaza, The Pegasus Residence,
Với hàng loạt dự án khủng như vậy, Toàn Thịnh Phát được tin là đang sở hữu nguồn vốn khổng lồ để triển khai xây dựng. Theo báo cáo thường niên 2013 của Toàn Thịnh Phát, tại thời điểm 31/12/2013, công ty có tổng tài sản là 2.052,34 tỷ đồng.
Dòng sông Đồng Nai đang bị "lấp" |
Toàn Thịnh Phát hoạt động theo mô hình công ty mẹ con. Trong đó có 6 công ty con hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, thiết kế, giáo dục, du lịch và vận tải. Đa số các công ty đều có vốn điều lệ khá lớn. Nổi bật nhất là công ty cổ phần giáo dục Toàn Thịnh Phát với vốn 250 tỷ đồng.
Tổng tài sản là 2.052,34 tỷ đồng không phải là con số nhỏ nhưng lại khá khiêm tốn khi so với khoản nợ Toàn Thịnh Phát phải gánh.
Tại thời điểm cuối năm 2013, tổng nợ phải trả của công ty là 1.567,36 tỷ đồng, bằng 76% tổng tài sản. Trong đó nợ vay ngân hàng ngắn hạn lên tới 614,05 tỷ đồng. Với khoản nợ lớn như vậy nên không ngạc nhiên khi Toàn Thịnh Phát phải è cổ trả lãi vay hàng năm.
Năm 2013, chi phí lãi vay của công ty là 82,26 tỷ đồng. Năm 2012, chi phí này còn lớn hơn khi đạt 117,39 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế 2013 và 2012 lần lượt là 2,36 tỷ đồng và 25,77 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với lãi vay.
Bản thân Toàn Thịnh Phát cũng nhìn nhận được khó khăn mà các khoản nợ chồng chất mang lại. Ban Giám đốc Toàn Phát cho biết khó khăn lớn nhất với đối với lĩnh vực đầu tư của công ty mẹ chính là việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao, vốn chủ sở hữu thấp.
Bên cạnh đó, trong suốt giai đoạn 3 năm khó khăn vừa qua, công ty không thể tăng vốn để thực hiện các dự án mà vẫn phải dùng nguồn vốn vay với chi phí cao. Cuối 2013, đầu 2014, chi phí tài chính còn tương đối lớn, đòi hỏi công ty phải có giải pháp mạnh mẽ hơn trong việc thúc đẩy kinh doanh và kiểm soát chi phí để đảm bảo duy trì hiệu quả đầu tư dự án.
Trong năm 2013, công ty đã thực hiện cơ cấu lại các khoản vay ngắn hạn, chuyển đổi các khoản vay đầu tư dự án từ ngắn hạn sang trung, dài hạn. Các khoản vay được chuyển đổi phù hợp hơn với mục đích đầu tư dự án và giảm áp lực cho công ty trong việc trả nợ gốc trong năm.
Trong năm 2014, Toàn Thịnh Phát khẳng định để đạt mục tiêu kết quả hoạt động kinh doanh, ngoài việc đẩy mạnh kinh doanh bán hàng thì mục tiêu không kém quan trọng là tiếp tục hoàn tất việc tái cấu trúc nhắm hướng tới mục tiêu tỷ lệ nợ/vốn nhỏ hơn 1,5 lần.
Ngoài ra, công ty cần tiếp tục tìm kiếm các định chế tài chính để cơ cấu các khoản vay, giảm lãi suất vay về mức bình quân, từ 11% đến 12%/năm.
Hiện tại, vẫn chưa biết liệu Toàn Thịnh Phát có thực hiện được kế hoạch về cơ cấu nợ vay trong năm 2014 hay không vì công ty vẫn chưa công bố báo cáo thường niên 2014.
Tại thời điểm cuối năm 2013, tổng nợ phải trả của công ty là 1.567,36 tỷ đồng, bằng 76% tổng tài sản. Trong đó nợ vay ngân hàng ngắn hạn lên tới 614,05 tỷ đồng. Với khoản nợ lớn như vậy nên không ngạc nhiên khi Toàn Thịnh Phát phải è cổ trả lãi vay hàng năm.
Năm 2013, chi phí lãi vay của công ty là 82,26 tỷ đồng. Năm 2012, chi phí này còn lớn hơn khi đạt 117,39 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế 2013 và 2012 lần lượt là 2,36 tỷ đồng và 25,77 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với lãi vay.
Bản thân Toàn Thịnh Phát cũng nhìn nhận được khó khăn mà các khoản nợ chồng chất mang lại. Ban Giám đốc Toàn Phát cho biết khó khăn lớn nhất với đối với lĩnh vực đầu tư của công ty mẹ chính là việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao, vốn chủ sở hữu thấp.
Bên cạnh đó, trong suốt giai đoạn 3 năm khó khăn vừa qua, công ty không thể tăng vốn để thực hiện các dự án mà vẫn phải dùng nguồn vốn vay với chi phí cao. Cuối 2013, đầu 2014, chi phí tài chính còn tương đối lớn, đòi hỏi công ty phải có giải pháp mạnh mẽ hơn trong việc thúc đẩy kinh doanh và kiểm soát chi phí để đảm bảo duy trì hiệu quả đầu tư dự án.
Trong năm 2013, công ty đã thực hiện cơ cấu lại các khoản vay ngắn hạn, chuyển đổi các khoản vay đầu tư dự án từ ngắn hạn sang trung, dài hạn. Các khoản vay được chuyển đổi phù hợp hơn với mục đích đầu tư dự án và giảm áp lực cho công ty trong việc trả nợ gốc trong năm.
Trong năm 2014, Toàn Thịnh Phát khẳng định để đạt mục tiêu kết quả hoạt động kinh doanh, ngoài việc đẩy mạnh kinh doanh bán hàng thì mục tiêu không kém quan trọng là tiếp tục hoàn tất việc tái cấu trúc nhắm hướng tới mục tiêu tỷ lệ nợ/vốn nhỏ hơn 1,5 lần.
Ngoài ra, công ty cần tiếp tục tìm kiếm các định chế tài chính để cơ cấu các khoản vay, giảm lãi suất vay về mức bình quân, từ 11% đến 12%/năm.
Hiện tại, vẫn chưa biết liệu Toàn Thịnh Phát có thực hiện được kế hoạch về cơ cấu nợ vay trong năm 2014 hay không vì công ty vẫn chưa công bố báo cáo thường niên 2014.
Trong khi đó, báo cáo tài chính các quý 1/2014, quý 2/2014, quý 3/2014 và báo cáo tình hình quản trị nửa đầu năm 2014 không hiểu lý do tại sao đã bị gỡ bỏ khỏi website.
Bảo Linh
-Thế lực của đại gia lấp sông Đồng Nai
(VNN 24-3-15) Ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch HĐQT Công ty Toàn Thịnh Phát (TTP) – là chủ đầu tư dự án khu đô thị 8,4 ha lấp sông Đồng Nai.
Đại gia muốn lấp sông Đồng Nai
Mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp nhận dự án đầu tư “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” của công ty Toàn Thịnh Phát (thuộc tập đoàn Thành Thành Công). Dự án có tổng diện tích hơn 80.000 mét vuông, trong đó phần đất lấn ra sông Đồng Nai là hơn 70.000 mét.Theo chủ đầu tư, sau khi hoàn thành nơi này sẽ là khu phức hợp bao gồm cao ốc văn phòng, nhà biệt thự, chung cư, và khách sạn 4 đến 5 sao, công viên. Tuy nhiên hiện nay đang có nhiều ý kiến cho rằng việc “lấp” sông Đồng Nai làm dự án sẽ làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiện trạng sông Đồng Nai.
Ông Huỳnh Phú Kiệt và dự án lấp sông Đồng Nai.
|
Theo báo cáo thường niên năm 2013 của công ty CP Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát dự kiến xây dựng giai đoạn 1 Dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai gồm 108 căn phố liền kề (bán hầm, trệt, lửng và 3 lầu) ước đạt 555 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận 200 tỷ đồng trong vòng 3 năm kể từ 2015 – 2017, giai đoạn 2 có mức lợi nhuận kỳ vọng là 260 tỷ đồng.
Sau khi hoàn thành, khu vực này sẽ hình thành khu khách sạn, nhà phố thương mại, siêu thị, chung cư, cao ốc văn phòng, công viên trên sông. Tuy nhiên, ngày 23/3, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai rút giấy phép dự án do lo ngại những ảnh hưởng của nó.
Đại gia Toàn Thịnh Phát giàu cỡ nào?
Toàn Thịnh Phát là cái tên khá tiếng tăm trong lĩnh vực xây dựng tại Đồng Nai và Bình Dương. Hiện Tập đoàn này sở hữu rất nhiều công trình hạng sang trên nhiều lĩnh vực: thi công xây dựng, giáo dục và đầu tư…
Đơn cử, trong lĩnh vực thi công xây dựng, Tập đoàn này đã xây dựng thành công hệ thống các điểm giao dịch ngân hàng Sacombank trong cả nước, cao ốc Hội sở Sacombank, cao ốc văn phòng Thanh Lễ, cao ốc văn phòng Khang Thông, khách sạn Ngọc Lan (Đà Lạt), Hana Beach Resort & Spa, Khách sạn Thanh Bình 4, nhà xưởng Công ty Liên Doanh Medevice 3S, Bar Cafe Điểm Hẹn Sài Gòn, khu biệt thự Bình Dương, nhà xưởng gạch Đồng Tâm, Data Center Sacombank, trường Trịnh Hoài Đức, trường Lê Quý Đôn, trường THPT Tân Phú…Trong những năm gần đây, Toàn Thịnh Phát tiếp tục thực hiện các công trình: khu tái định cư - hành chính Long An, Khu đô thị mới thị xã Tân An (Long An), Cao ốc văn phòng Việt Thái, Hoa Sen, làng biệt thự The Pegasus Residence, trung tâm thương mại dịch vụ nhà ở The Pegasus Plaza, trụ sở điện lực Tân Bình…
Dự án biệt thự của TTP tại Bình Dương
|
Trên lĩnh vực tư vấn thiết kế kiến trúc, số công trình điển hình Toàn Thịnh Phát đã thực hiện như: Sở ngoại vụ Đồng Nai, quy hoạch KCN Minh Hưng – Hàn Quốc, Trung tâm TDTT Quốc Phòng 2 – QK7, Trung tâm TDTT Quốc phòng II – Quân khu 7, Cao ốc COMECO, Bar White Star – Đinh Bộ Lĩnh, Chung cư Cellica, Mountaintown Hotel- Đà Lạt, Hana Beach Resort, Nhà Thiếu Nhi Quận 1, các trụ sở của Hệ thống ngân hàng Sacombank, ngân hang Đại Á, ngân hàng Vietcombank…
Ngoài ra, một công ty con của TTP chuyên đảm trách phần khảo sát, lập dự án, thi công xây dựng tất cả các công trình dân dụng, công nghiệp, chuyên cung cấp các máy móc, thiết bị thi công với danh mục các thiết bị chuyên dụng tiên tiến và hiện đại nhất cho ngành xây dựng.
2 trong 9 ngôi trường thuộc sở hữu của TTP
|
Trên lĩnh vực giáo dục, hiện TTP sở hữu một hệ thống giáo dục xuyên suốt với các cấp bậc từ mầm non - tiểu học - trung học, với 9 ngôi trường đặt tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.
The Pegasus Resort – Kê Gà
|
Đáng kể hơn cả là những dự án có vốn đầu tư hàng trăn tỉ đồng như khu nghỉ dưỡng cao cấp The Pegasus Resort – Kê Gà tại Kê Gà, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận; làng biệt thự chuyên gia Bình An – Villa Bình An (Bình Dương); Làng biệt thự khép kín “The Pegasus Residence”, Trung tâm Thương mại – Dịch vụ - Nhà ở “The Pegasus tại Biên Hòa, Đồng Nai; The Pegasus Plaza cao 80m tại Đồng Nai…
(Theo Đời sống Pháp luật)Con đại gia Đồng Nai: Sính lễ đám cưới: 10 sổ đỏ, nhà 5 tỷ, xe Lexus
Bộ sưu tập đá tiền tỷ của đại gia Đồng Nai
Hòn đá phát sáng giá trăm triệu ở Đồng Nai
-
-Đồng Nai muốn lấp sông không cần tham vấn TP.HCM, Bình Dương?
Ngày 24-3, nhiều nhà khoa học tiếp tục lên tiếng bày tỏ lo ngại sau khi ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, khẳng định với báo chí rằng: “Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” không cần tham vấn ý kiến của các tỉnh lân cận.
Dự án lấp sông Đồng Nai thực hiện trên quy mô lớn, sẽ ảnh hưởng đến TP.HCM, Bình Dương… thì không thể tỉnh này được tự quyết.
Dòng sông không của riêng ai
TS Đào Trọng Tứ, cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), nhấn mạnh nếu công trình chỉ nằm trên đất của tỉnh Đồng Nai thì tỉnh mới có thẩm quyền phê duyệt. Song thực tế, công trình lại nằm trên diện tích mặt nước sông Đồng Nai rộng hơn 7,7 ha. Đây là dòng sông liên tỉnh nên tỉnh Đồng Nai không thể tự quyết định được. “Nói như lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thì Việt Nam lập ra Ủy ban Bảo vệ sông Mê Kông để làm gì? Chính vì dòng sông Mê Kông là tài sản chung nên chúng ta mới có quyền phản đối Trung Quốc, Lào xây đập thủy điện trên dòng Mê Kông. Sông Đồng Nai cũng vậy. Nó không phải là tài sản riêng của Đồng Nai nên các tỉnh, thành khác cũng có quyền lên tiếng, nhất là những tỉnh, thành có khả năng bị ảnh hưởng nhiều” - ông Tứ lập luận.
Đồng quan điểm, ThS Hồ Long Phi, Viện trưởng Quản lý Tài nguyên nước và Biến đổi khí hậu (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng cho rằng phải xác định rõ sông Đồng Nai là tài sản chung chứ không riêng của tỉnh Đồng Nai. “Đây là con sông cấp 1, do Bộ TN&MT quản lý, đồng thời còn có Ủy ban Bảo vệ sông Đồng Nai... Do đó trên nguyên tắc quản lý, khi tác động đến dòng sông, sử dụng diện tích mặt nước thì phải thông qua các cơ quan quản lý, phải tham vấn ý kiến các tỉnh, thành liên quan” - ông Phi nói.
Theo ông Phi, nếu Đồng Nai được quyền quyết định chuyện lấn, lấp sông thì các tỉnh khác như Bình Dương, TP.HCM… cũng được quyền làm thế. Như vậy thì làm sao có thể bảo vệ được dòng sông này. “Theo tôi, để minh bạch, UBND tỉnh Đồng Nai nên công bố công khai các thông tin về dự án để các tổ chức liên quan, các nhà khoa học góp ý, phản biện thêm” - ông Phi nói.
Lấn sông bằng cách đổ đất đá tạo chân như cách đang làm thì chân kè sẽ lấn ra gấp nhiều lần, dễ “bẫy” tàu, thuyền
|
Dự án thực hiện trên con sông có ảnh hưởng đến nhiều địa phương nên phải tham khảo các tỉnh, thành bị ảnh hưởng
|
Cả lý lẫn tình đều chưa ổn
Về cơ sở pháp lý của dự án, ông Dương Đức Bình, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách và Giám sát môi trường, Viện Môi trường và Phát triển bền vững, nói: “Theo Luật Tài nguyên nước, Nghị định 201/2013 hướng dẫn; Luật Bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn bảo vệ, đánh giá môi trường… (Nghị định 18/2015) thì việc tham vấn ý kiến của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nói riêng và triển khai dự án này (dự án lấp sông Đồng Nai - NV) nói chung là yêu cầu bắt buộc”.
Cụ thể, do sông Đồng Nai nằm trong lưu vực sông đi qua 11 tỉnh, thành và việc sử dụng tài nguyên nước sông này có thể làm phát sinh mâu thuẫn giữa các địa phương, giữa nhu cầu dùng nước với nguồn nước. Ngoài ra TS Tứ còn cũng cho rằng do diện tích mặt nước bị chiếm quá lớn (hơn 7,7 ha - NV) nên dự án phải tuân thủ theo Luật Tài nguyên nước và cả Luật Quản lý đê điều. “Điều 6 Luật Tài nguyên nước yêu cầu phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn bị ảnh hưởng. Cần phải khẳng định rõ đây là sông liên tỉnh, có tính chất liên vùng nên đối tượng bị ảnh hưởng không chỉ là một số hộ dân ở nơi thực hiện dự án như cách Đồng Nai thực hiện mà còn ở các tỉnh, thành khác trong lưu vực” - TS Tứ nhấn mạnh.
Lập lờ từ “ý kiến” biến thành “thỏa thuận”
Trong hồ sơ pháp lý của dự án lấn sông của Công ty Toàn Thịnh Phát gửi tới các cơ quan chức năng có bản “thỏa thuận” vị trí kè cho dự án do ông Hoàng Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) phía Nam, ký đầu năm 2013. Văn bản này nêu tuyến kè trên đã được Cục ĐTNĐ Việt Nam thỏa thuận bằng văn bản từ tháng 8-2011 đề nghị thực hiện theo đúng thỏa thuận.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy văn bản của Cục ĐTNĐ Việt Nam không phải thỏa thuận mà là ý kiến về dự án kè. Theo đó, cục thống nhất chủ trương xây kè nhưng yêu cầu Toàn Thịnh Phát bổ sung hồ sơ thiết kế chi tiết hệ thống kè về Chi cục ĐTNĐ phía Nam xem xét cho ý kiến theo phân cấp.
Ngày 24-3, ông Hoàng Văn Hùng thừa nhận, Toàn Thịnh Phát không bổ sung hồ sơ thiết kế như yêu cầu. Vậy sao chi cục vẫn ra văn bản thỏa thuận? Ông Hùng viện dẫn đơn vị không phải là cơ quản lý xây dựng công trình dọc sông nên không có thẩm quyền và chuyên môn để xem xét hồ sơ thiết kế. “Chúng tôi chỉ quản lý lòng sông, luồng chạy tàu thôi!” - ông Hùng nói.
Tuy vậy, theo ông Hùng, luồng chạy tàu còn cách mép bờ kè 280-410 m. Nhưng với cách lấn sông không dựng tường vây, đóng cọc thẳng mà đổ đất đá lài theo triền sông như đang làm, khi lấn ra trên mặt 100 m thì chân kè phải lấn ra gấp bốn lần mới tạo thành vách kè vững chắc. Như vậy nhìn trên mặt, mép lấn sông chưa ảnh hưởng tới luồng chạy tàu nhưng chân kè đã “xâm thực” vào lòng, đáy của luồng chạy tàu, sẽ làm luồng bị bồi lấp, cạn dần bởi đất đá san lấp chuồi ra. Nói cách khác đáy luồng chạy tàu bị cạn hơn và tàu thuyền dễ mắc cạn vào chân bờ kè.
L.ĐỨC - H.TUYÊN
Chiều 24-3, UBND tỉnh Đồng Nai có thông cáo tiếp tục khẳng định dự án thực hiện theo đúng trình tự thủ tục luật định. Theo đó, năm 1997 tỉnh duyệt quy hoạch ven sông từ Sở GD&ĐT đến đình Phước Lư (phường Quyết Thắng) để thực hiện dự án cảnh quan nhưng do gặp khó về vốn, lại phải giải tỏa nhà dân nên nghiên cứu giải pháp lấn sông. Kết quả xác định việc xây kè như dự án đang làm không tác động xấu.
Từ đó tỉnh điều chỉnh quy hoạch và công khai vào năm 2009. Năm 2011, Công ty Toàn Thịnh Phát đăng ký thực hiện dự án. Quá trình lập duyệt dự án có lấy ý kiến cộng đồng về phương án quy hoạch chi tiết 1/500. Ngoài ra, hồ sơ quy hoạch của dự án đã được thông qua Hội Kiến trúc Quy hoạch tỉnh và tham vấn ý kiến của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật. “Dự án thực hiện đầy đủ thủ tục về quy hoạch, báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận đầu tư, cấp giấy phép xây dựng” - thông cáo nêu.
Đồng Nai cũng cho rằng đầu bơm cấp nước cho TP.HCM cách dự án 1 km về thượng nguồn, không bị ảnh hưởng bởi dự án. Còn trạm bơm của Đồng Nai trong dự án thì được dời ra xa, đảm bảo khoảng cách với các công trình xây dựng theo quy định. TIẾN DŨNG
Trung Thanh / Pháp luật TP.HCM
-Dự án 3.200 tỷ đồng lấn sông Đồng Nai bị đề nghị rút giấy phép-
Dự án phát triển đô thị ven sông Đồng Nai với khách sạn, nhà phố thương mại, siêu thị, chung cư, cao ốc văn phòng, công viên... có 7,72 ha lấn sông.
Một góc đại công trường trên sông của dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai". Ảnh: Hoàng Trường
Ngày 23/3, Mạng lưới sông ngòi Việt nam (VRN) gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai rút lại quyết định cấp phép xây dựng dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” có vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng.
Theo VRN, dự án lấn sông sẽ có những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường kinh tế và xã hội lưu vực sông Đồng Nai, tạo tiền lệ xấu cho việc vi phạm và lấn chiếm hành lang thoát lũ và dòng chảy của các con sông của Việt Nam. "Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị sông Đồng Nai thực chất là một công trình lấn sông, lấn chiếm bờ sông khi tổng diện tích của dự án 8,4 ha mà đã lấn chiếm 7,72 ha vùng đất ngập nước ven sông và mặt nước sông", văn bản của VRN nêu.
Sông Đồng Nai là lưu vực sông có tầm quan trọng lớn đến việc phát triển kinh tế, xã hội và dân sinh của 11 tỉnh nhưng là lưu vực có bình quân lượng nước hàng năm trên đầu người thấp nhất trong các lưu vực sông của Việt Nam. VRN khẳng định, dự án sẽ tiếp tục đẩy con sông Đồng Nai vào tình trạng tồi tệ hơn về môi trường sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bền vững của lưu vực nên mong muốn UBND tỉnh đề nghị chủ đầu tư ngừng việc xây dựng để có sự tham vấn rộng rãi xung quanh dự án.
Toàn cảnh dự án "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai" nằm trên sông sau khi hoàn thành.
Dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một được triển khai từ năm 2013 đến 2016 bao gồm các hạng mục, công trình: xây dựng tuyến kè, san lấp mặt bằng, đường ven sông, cùng các đường đấu nối với đường Cách Mạng Tháng Tám, xây dựng công viên và đầu tư dãy nhà phố... với tổng kinh phí 416 tỷ đồng.
Giai đoạn hai, từ năm 2016 đến 2019, sẽ tập trung tôn tạo các công trình di tích như: Phụng Sơn Tự, Đình Phước Lư, đồng thời phát triển các khu thương mại, văn phòng, trung tâm mua sắm... với tổng kinh phí trên 1.400 tỷ đồng. Giai đoạn ba, 2019-2022, xây dựng khối cao ốc văn phòng, khách sạn, trong đó có 3 tòa tháp (cao nhất là cao ốc văn phòng 27 tầng) với tổng vốn đầu tư trên 1.400 tỷ đồng.
Dự án có chiều dài 1,3 km; đoạn xa nhất lấn ra ngoài sông Đồng Nai là 100 m.
Hoàng Trường
-Son Tran
TRÁI BOM NGUYÊN TỬ ĐANG NỔ CHẬM TẠI ĐỒNG NAI.
BÁO ĐỘNG: NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ DIỆN TÍCH "THẬT" LẤN SÔNG ĐỒNG NAI!
Khu Đô Thị Ven Sông lấn diện tích sông Đồng Nai được CÔNG BỐ lấn 80.000m², tuy nhiên sau khi Thùy Trang tham khảo với các nhà Khoa Học, Địa lý, Địa chất Môi trường ở Mỹ thì con số LẤN SÔNG lớn GẤP 4 lần hơn mà mọi người không được biết.
Các nhà Địa chất Môi trường MỸ phân tích là khi lấp đất CẢI TẠO trên Sông hoặc Biển thì DIỆN TÍCH sử dụng chỉ là 1/5 DIỆN TÍCH LẤP vì phải cần phần "RIVERBED" hoặc "SEABED" để giữ vững nền của phần đất sử dụng.
Chúng ta KHÔNG THỂ lấp đất THẲNG ĐỨNG ở lòng sông được, vì nếu muốn lấp thẳng đứng không có phần "RIVERBED" thì đòi hỏi về kỹ thuật rất cao như hút cạn hết nước sông phần đất xây dựng, sử dụng nền bằng những tảng đá khối cứng với bê tông cốt thép chứ không thể dùng đá sedimentary trộn cát mà có thể làm thẳng đứng được.
Công ty Toàn Thịnh Phát đã cho đổ đất và đá xuống lòng sông Đồng Nai để Cải Tạo 80.000m² thì buộc phải lấp thêm 320.000m² dưới lòng sông để làm Riverbed thì mới đủ sức giữ vững phần đất ven sông không bị sạt lở.
Tất cả các báo chí và thông tin trong mấy ngày qua chỉ nói về phần đất bị lấp trên sông Đồng Nai là 80.000m² (đất sử dụng) mà KHÔNG ai đề cập tới phần bị lấp gấp 4 lần hơn dưới lòng sông là 320.000m² nữa.
Như vậy, tổng cộng là 400.000m² bị lấp ở lòng sông cho dự án Khu Đô Thị Ven Sông.
ĐÂY LÀ MỘT DIỆN TÍCH LẤP SÔNG "KHỦNG", lấp hết nửa con sông Đồng Nai từ bờ bên nầy tới bờ bên kia là một hủy hoại RẤT LỚN cho môi sinh, làm thiệt hại đời sống cho trên 1 triệu người dân trong vùng.
Xin các bạn chia sẻ, HÃY GỬI bài viết nầy đến cho các cơ quan báo chí, các nhà KHOA HỌC gia để tham khảo trước khi quá muộn. Mỗi người một tay bạn nhé! Đời sống của cả triệu người dân Đồng Nai đang thấp thỏm.
(*) Lần nữa, Thùy Trang khẩn thiết mong các bạn giúp mỗi người MỘT TAY chia sẻ sự NGUY HIỂM nầy tới tất cả cơ quan, báo chí để chúng ta có được sự lên tiếng chấm dứt tình trạng phá hoại môi sinh nầy.
(*) Các bạn hãy tưởng tượng đây là một trái BOM NGUYÊN TỬ đang thả xuống khu vực sông Đồng Nai để giết chết 1.000.000 người như thế nào!
Thân Ái
NguyễnThùy Trang-
BÁO ĐỘNG: NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ DIỆN TÍCH "THẬT" LẤN SÔNG ĐỒNG NAI!
Khu Đô Thị Ven Sông lấn diện tích sông Đồng Nai được CÔNG BỐ lấn 80.000m², tuy nhiên sau khi Thùy Trang tham khảo với các nhà Khoa Học, Địa lý, Địa chất Môi trường ở Mỹ thì con số LẤN SÔNG lớn GẤP 4 lần hơn mà mọi người không được biết.
Các nhà Địa chất Môi trường MỸ phân tích là khi lấp đất CẢI TẠO trên Sông hoặc Biển thì DIỆN TÍCH sử dụng chỉ là 1/5 DIỆN TÍCH LẤP vì phải cần phần "RIVERBED" hoặc "SEABED" để giữ vững nền của phần đất sử dụng.
Chúng ta KHÔNG THỂ lấp đất THẲNG ĐỨNG ở lòng sông được, vì nếu muốn lấp thẳng đứng không có phần "RIVERBED" thì đòi hỏi về kỹ thuật rất cao như hút cạn hết nước sông phần đất xây dựng, sử dụng nền bằng những tảng đá khối cứng với bê tông cốt thép chứ không thể dùng đá sedimentary trộn cát mà có thể làm thẳng đứng được.
Công ty Toàn Thịnh Phát đã cho đổ đất và đá xuống lòng sông Đồng Nai để Cải Tạo 80.000m² thì buộc phải lấp thêm 320.000m² dưới lòng sông để làm Riverbed thì mới đủ sức giữ vững phần đất ven sông không bị sạt lở.
Tất cả các báo chí và thông tin trong mấy ngày qua chỉ nói về phần đất bị lấp trên sông Đồng Nai là 80.000m² (đất sử dụng) mà KHÔNG ai đề cập tới phần bị lấp gấp 4 lần hơn dưới lòng sông là 320.000m² nữa.
Như vậy, tổng cộng là 400.000m² bị lấp ở lòng sông cho dự án Khu Đô Thị Ven Sông.
ĐÂY LÀ MỘT DIỆN TÍCH LẤP SÔNG "KHỦNG", lấp hết nửa con sông Đồng Nai từ bờ bên nầy tới bờ bên kia là một hủy hoại RẤT LỚN cho môi sinh, làm thiệt hại đời sống cho trên 1 triệu người dân trong vùng.
Xin các bạn chia sẻ, HÃY GỬI bài viết nầy đến cho các cơ quan báo chí, các nhà KHOA HỌC gia để tham khảo trước khi quá muộn. Mỗi người một tay bạn nhé! Đời sống của cả triệu người dân Đồng Nai đang thấp thỏm.
(*) Lần nữa, Thùy Trang khẩn thiết mong các bạn giúp mỗi người MỘT TAY chia sẻ sự NGUY HIỂM nầy tới tất cả cơ quan, báo chí để chúng ta có được sự lên tiếng chấm dứt tình trạng phá hoại môi sinh nầy.
(*) Các bạn hãy tưởng tượng đây là một trái BOM NGUYÊN TỬ đang thả xuống khu vực sông Đồng Nai để giết chết 1.000.000 người như thế nào!
Thân Ái
NguyễnThùy Trang-
-“Nắn sông” Đồng Nai: Nhiều khuất tất cần làm rõ
TP - Việc cho phép Cty Toàn Thịnh Phát san lấp một phần sông Đồng Nai làm dự án đô thi là đi ngược quy luật phát triển, gây tác hại rất lớn đến môi trường, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người.
Dự án lấn ra sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai có lưu vực trải rộng trên 11 tỉnh, thành, do trung ương quản lý song UBND tỉnh Đồng Nai lại đơn phương thu hồi giao Công ty cổ phần đầu tư kiến trúc xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP Corp) đầu tư dự án “cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”. Làm việc với Tiền Phong hôm qua 20/3, đại diện các cơ quan chức năng và chủ đầu tư chưa lý giải được nhiều khuất tất.
Chưa tham vấn ý kiến người dân
Chiều 20/3, tại công trường thuộc dự án “cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” tại phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, hàng trăm khối đá granit chất thành đống trên bờ sông Đồng Nai. Những chiếc cần cẩu đang hối hả chuyển đá từ sà lan lên bờ, nhiều chiếc sà lan chở đầy đá neo đậu gần đó chờ bốc dỡ hàng. Trái ngược với không khí làm việc khẩn trương, nhộn nhịp nói trên, nhiều người dân ở bờ sông đối diện nhìn sang công trường đầy vẻ lo lắng.
Sông Đồng Nai chảy qua khu vực dự án vài trăm mét chia làm hai nhánh, hình thành nên Cù Lao Phố. Nhiều người dân ở Cù Lao Phố lo ngại khi dự án hoàn thành, lòng sông bị thu hẹp sẽ làm thay đổi dòng chảy. Nước chảy xiết hơn, cuốn trôi nhà cửa, vườn tược ven sông. Làm việc với Tiền Phong vào chiều 20/3, ông Huỳnh Phúc Kiệt, Tổng giám đốc TTP Corp cho biết, đoạn bờ sông Đồng Nai phía TP Biên Hòa từ cầu Hóa An đến Cầu Ghềnh đã bị xói lở, lấn sâu vào bờ hàng trăm mét so với nguyên trạng do nạn khai thác cát bừa bãi và những bãi đá tự nhiên giữa dòng sông gây ra hiện tượng xói mòn.
Năm 2011, TTP Corp tiếp nhận dự án. Khu vực lòng sông chúng tôi thực hiện dự án có chiều rộng lên tới 980m, trong khi hai đầu khúc sông ở vị trí Cầu Ghềnh và cầu Hóa An chỉ rộng từ 400 - 500m. Thực tế, dự án không lấn sông mà chỉ khôi phục nguyên trạng bờ sông hàng chục năm trước” - ông Kiệt nói.
Ông Kiệt thừa nhận dự án mới tổ chức họp dân trong khu vực giải tỏa (hơn 20 hộ) và còn sơ sài, chưa tổ chức tham vấn rộng rãi ý kiến của người dân tại các khu vực khác có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dự án theo chỉ đạo của thường trực tỉnh ủy Đồng Nai. Ông Kiệt cho rằng trách nhiệm này thuộc về chính quyền địa phương. “Sắp tới chúng tôi sẽ đề nghị tiếp tục tham vấn ý kiến người dân. Công ty đã tổ chức ba cuộc hội thảo để lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học” - ông Kiệt nói.
Nhiều khuất tất cần được làm rõ
Nhiều khuất tất cần được làm rõ
Theo ghi nhận của Tiền Phong, một trong hai trạm cấp nước thô cho nhà máy nước thành phố Biên Hòa chỉ cách khu vực TTP Corp san lấp sông khoảng 50 m về phía thượng lưu. Ông Lê Thanh Tuấn, Chánh văn phòng Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cho rằng hoạt động san lấp gây vẩn đục dòng sông tuy ảnh hưởng đến chất lượng nước thô nhưng không đáng lo ngại.
“Trong quá trình triển khai dự án, chúng tôi tổ chức quan trắc chất lượng nước sông thường xuyên. Trạm bơm nước thô nằm trong phạm vi dự án nên sắp tới sẽ được di dời ra giữa sông, cách vị trí cũ khoảng 100 m. Dự án xây dựng 5 trạm xử lý nước thải với tổng công suất 1.360 m3/ngày đêm nên sẽ không lo dự án gây ô nhiễm dòng sông” – ông Kiệt trấn an.
Trong buổi làm việc với Tiền Phong, ông Lê Thanh Tuấn chưa lý giải được căn cứ vào đâu Sở tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi và cấp hơn 7,7 ha mặt nước sông cho Công ty TTP Corp, trong khi sông Đồng Nai là tuyến sông do trung ương quản lý. Ông Huỳnh Phúc Kiệt cho Tiền Phong biết việc triển khai dự án lấp sông, xây dựng cao ốc quy mô từ 20 -22 tầng đã được Cục Quản lý đường sông (Bộ Giao thông vận tải) và Bộ Quốc phòng có công văn chấp thuận nhưng chưa cung cấp văn bản.
Trước câu hỏi của Tiền Phong liệu dự án có vi phạm hành lang an toàn của sông Đồng Nai hay không? Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai trả lời: “Vị trí kè thuộc dự án nằm ngoài luồng và hành lang bảo vệ luồng trên sông Đồng Nai, về mặt giao thông thủy là phù hợp(?!)”.
Ông Mạnh (ngụ khu phố 1, phường Bửu Hòa) nói: Người dân chỉ cần xây vài viên gạch trong hành lang bảo vệ bờ sông để chống xói lở, ổn định cuộc sống đã bị lập biên bản, buộc phải tháo dỡ, còn doanh nghiệp thì được cấp phép san lấp sông, xây cao ốc hàng chục tầng để kinh doanh.
Ông Mạnh (ngụ khu phố 1, phường Bửu Hòa) nói: Người dân chỉ cần xây vài viên gạch trong hành lang bảo vệ bờ sông để chống xói lở, ổn định cuộc sống đã bị lập biên bản, buộc phải tháo dỡ, còn doanh nghiệp thì được cấp phép san lấp sông, xây cao ốc hàng chục tầng để kinh doanh.
Thường trực tỉnh ủy yêu cầu báo cáoTrao đổi với Tiền Phong qua điện thoại, Chánh văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Lục Hòa cho biết thường trực Tỉnh ủy đã yêu cầu UBND tỉnh làm rõ báo cáo Tỉnh ủy những vấn đề báo chí đã phản ánh (trong đó có Tiền Phong) về dự án “nắn sông”Đồng Nai.
-“Nắn sông” Đồng Nai, hàng triệu người đói?
TP - “Việc cho phép Cty Toàn Thịnh Phát san lấp một phần sông Đồng Nai làm dự án là đi ngược quy luật phát triển, gây tác hại rất lớn”, GS. TSKH Lê Huy Bá, Viện Khoa học công nghệ và môi trường, ĐH Công nghiệp TPHCM, nhận định.
GS Bá nói, sông Đồng Nai, gồm hệ sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn, Nhà Bè, Lòng Tàu, Vàm Cỏ lưu vực bao trùm 11 tỉnh, thành (Đắk Nông, Đắk Lắk, Bình Dương, Bình Phước, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An…), có hệ sinh thái đa dạng nên việc cho phép Cty Toàn Thịnh Phát san lấp một phần sông Đồng Nai làm dự án là đi ngược quy luật phát triển, gây tác hại rất lớn. Quy luật bên lở, bên bồi của sông bị phá vỡ, dòng chảy bị đổi hướng, gây sạt lở bờ sông, thiệt hại về tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, thủy vực, nhà cửa, đất canh tác của các hộ dân, ông trao đổi với Tiền Phong.
Cảnh quan của dòng sông nếu mất đi thì mãi mãi không lấy lại được. Việc thu hẹp dòng chảy sẽ còn làm thủy lực của dòng chảy tăng lên, đe dọa nhiều địa danh nổi tiếng như Cù lao Phố.
Ông Đặng Văn Khoa
“San lấp một phần dòng sông ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, cụ thể là đường đi của cá bởi nhiều loài hằng năm cứ đến mùa sinh sản cá từ hạ lưu ngược lên thượng nguồn đẻ trứng. Ủy ban bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai hiện nay hoạt động chưa hiệu quả. Các tỉnh, thành trong lưu vực mạnh ai nấy làm, không thống nhất về trị thủy, quản lý lưu vực, quản lý dòng sông”, ông Bá nói.
Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đặng Văn Khoa, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TPHCM nói: “Rất sửng sốt khi biết tỉnh Đồng Nai cho phép lấp sông Đồng Nai để xây dựng một khu đô thị mới ở thành phố Biên Hòa”. Ông Khoa bày tỏ: Khai thác ưu thế của thành phố Biên Hòa với cảnh quan của con sông rất cần được ủng hộ nhưng chọn cách san lấp, lấn ra dòng chảy 7-8 ha, tác động thô bạo đến dòng sông sẽ gây mất cân bằng sinh thái. Việc san lấp với quy mô lớn không chỉ ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường, dòng chảy, lũ lụt, xói lở mà còn tác động đến cả lưu vực rộng lớn, trong đó có TPHCM.
Ông Đặng Văn Khoa: “Tôi rất sửng sốt khi biết Đồng Nai cho phép nắn sông...”
“Toàn bộ người dân trong lưu vực sống nhờ vào nguồn nước của sông Đồng Nai. Việc san lấp quy mô lớn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Trạm cấp nước của thành phố Biên Hòa gần vị trí san lấp. Các trạm cấp nước thô của các nhà máy nước ở TPHCM cũng ở khu vực hạ lưu. Cả triệu mét khối đất đá, xà bần đổ xuống sông thì chất lượng nguồn nước sinh hoạt có còn đảm bảo?
Về lâu dài, hoạt động của một khu đô thị trên sông sẽ còn tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước” - ông Khoa nói. Theo ông Khoa, các quy định pháp luật hiện hành không cho phép xây dựng công trình, chồng chất những khối bê tông, vật liệu xây dựng trong phạm vi hành lang bảo vệ sông rạch, huống hồ là tiến hành san lấp sông quy mô lớn như Toàn Thịnh Phát đang làm.
Tôi đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai lắng nghe nhiều hơn ý kiến của cộng đồng dân cư tại chỗ và các chuyên gia, xem xét thấu đáo để có những quyết định và điều chỉnh phù hợp. Bộ Tài nguyên môi trường cũng cần vào cuộc làm rõ và thông tin công khai đến người dân. Cảnh quan của dòng sông nếu mất đi thì mãi mãi không lấy lại được. Việc thu hẹp dòng chảy sẽ còn làm thủy lực của dòng chảy tăng lên, đe dọa nhiều địa danh nổi tiếng như Cù lao Phố” - ông Khoa nói.
Tháng 9/2014, Cty Toàn Thịnh Phát khởi công dự án “cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” tại phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa. Theo đó dự án có quy mộ 8,4 ha. Trong đó, trên 7,7 ha là phần diện tích lấn sông còn lại là phần đất hiện hữu. Sau gần 5 tháng triển khai, đến nay hàng nghìn mét khối đất đá đã được Cty Toàn Thịnh Phát lấp xuống sông Đồng Nai trong phần dự án.
“Nắn sông” Đồng Nai, hàng triệu người đói?
-Lấp sông Đồng Nai làm dự án: Chủ đầu tư 'thắng', dân 'chết'Thanh Niên
Việc UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép cho doanh nghiệp lấp sông không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hàng triệu người dân mà còn sẽ tạo tiền lệ xấu.
Trạm bơm nước cho Nhà máy xử lý nước Đồng Nai nằm ngay trong dự án đang có nguy cơ bị ô nhiễm khi ngày đêm chủ đầu tư san lấp đất, đá - Ảnh: Đình Sơn
Sẽ rất nguy hiểm...
Sáng 17.3, chúng tôi ghé vào dự án của Công ty Toàn Thịnh Phát, rất nhiều người dân tỏ ra bất ngờ vì chỉ biết thông tin UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép cho doanh nghiệp (DN) lấp sông sau khi Báo Thanh Niên đăng bài Lấp sông Đồng Nai làm dự án. Bà Ngọc, một hộ dân sống gần dự án (DA), cho biết bà nghe tỉnh quy hoạch DA chỉnh trang hơn 20 năm nay nhưng không thấy làm gì cả. Nay thấy máy xúc, máy ủi ngày đêm hoạt động ven sông bà cứ nghĩ nhà nước đang tiến hành làm bờ kè sông chứ không biết rằng tỉnh cho DN lấp sông. Điều khiến bà và người dân lo lắng nhất là trạm bơm nước cho Nhà máy nước Đồng Nai để xử lý nước sinh hoạt cho người dân của tỉnh nằm ngay trong DA. “DA ầm ầm san lấp như vậy chắc chắn sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và như vậy chất lượng nước sạch từ Nhà máy nước Đồng Nai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, bà Ngọc lo lắng.
Bộ Xây dựng cũng đã có quy định về hành lang bảo vệ sông, rạch. Phần đất này không được xâm phạm cho bất cứ ai, kể cả doanh nghiệp. Nên cần phải có sự tham gia đánh giá của Bộ Xây dựng, thậm chí cấp Chính phủ
KTS Ngô Viết Nam Sơn
Nhận xét về vụ việc này, ông Phạm Sanh, giảng viên Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, hiện nước ta chỉ mới có một số nơi như ở Rạch Giá - Kiên Giang, Nha Trang lấn biển để làm khu đô thị chứ chưa có nơi nào dám lấp sông. Bởi sông Đồng Nai, đặc biệt là ở đầu nguồn vẫn chưa ổn định khi thủy điện vẫn đang làm nhiều, rừng đang bị phá. Điều này sẽ làm thay đổi dòng chảy, mùa mưa thì lụt kinh khủng, nhưng mùa nắng không có nước. Ngoài ra, việc triển khai cả một khu đô thị đến hơn 8,4 ha trên sông sẽ rất nguy hiểm. Con sông khi bị thu hẹp chỗ này sẽ “phá” chỗ khác. Ông Sanh cảnh báo: “Giỡn” với sông nước thì không nên. Tôi khẳng định làm DA này chủ đầu tư sẽ “thắng” nhưng người dân sẽ “chết”.
Trao đổi với báo giới, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, cho rằng khi chúng ta định bê tông hóa lòng sông sẽ làm thay đổi dòng chảy, hệ sinh vật và làm mất đi cơ chế tự bảo vệ, tự làm sạch của dòng sông. Quan ngại nữa là khi làm thay đổi dòng chảy sẽ làm xói lở bờ bên kia, đặc biệt nguy hiểm khi đây là khu dân cư đông đúc. Những điều này cần phải có dự báo và giải pháp khả thi. Đặt trường hợp khi hình thành lên các khu đô thị ven sông sẽ kéo theo cảnh quan, cộng đồng những người nghèo sống nhờ nguồn nước, nguồn lợi từ sông, sống bên sông... số phận của họ sẽ như thế nào, đi đâu? Xây dựng khu đô thị lớn trên sông sẽ rất dễ xảy ra sụt lún, đổ vỡ công trình, làm thay đổi sự cân bằng khu vực đó, dồn trọng tâm vào khu vực khác, gây đứt gãy địa chất. Không những thế, khi triển khai việc lấp sông đến 100 m thì việc ảnh hưởng đến dòng chảy khả năng tạo nút thắt trên sông Đồng Nai đoạn qua TP.Biên Hòa là đương nhiên.
Đằng sau thương vụ lấp sông?
Theo TS Đào Trọng Tứ, thành viên Mạng lưới sông ngòi VN, có một điều bất công đang diễn ra ở đây là việc người dân sống lâu đời bên hai bờ sông muốn làm nhà thì bị cấm đoán, còn DN thì được cấp phép lấp sông với diện tích cực lớn. Phát triển, chỉnh trang là cần thiết. Nhưng đụng chạm đến sông Đồng Nai là cực kỳ nguy hiểm khi nó là nguồn sống của gần 20 triệu dân.
“Người dân nói rất đúng, không thể vì lợi ích của một tập đoàn nào đó mà ưu ái cho họ lấp sông để cả xã hội phải gánh chịu hậu quả. Sông Đồng Nai chảy qua nhiều tỉnh, thành mà địa phương cuối cùng là TP.HCM. Chúng ta phải phát triển bền vững, phát triển cho tương lai, phải để lại cho con cháu nó ăn, chứ giờ ăn hết rồi con cháu ăn gì”, TS Tứ nhấn mạnh.
KTS Ngô Viết Nam Sơn, người có hơn 20 năm trong ngành kiến trúc và quy hoạch cho biết, trong các DA mà ông làm quy hoạch, thiết kế ở ven sông, biển chính quyền bao giờ cũng dành đất để làm hành lang bảo vệ có khi đến 50 m. Đây là điều bắt buộc phải có và không một DA nào, nhất là DA thương mại có thể làm trên đó. Riêng ở Đồng Nai đang có một sự nhập nhèm và không công bằng trong thực hiện chính sách giữa người dân và DN. Khi yêu cầu người dân không được xâm phạm hành lang bảo vệ sông Đồng Nai thì chính sách này phải được áp dụng cho tất cả các đối tượng chứ không thể ưu ái cho ai. Nếu làm không tốt người dân sẽ dễ đặt câu hỏi liệu có sự mờ ám nào phía sau “thương vụ” này hay không.
Theo KTS Sơn, DA này ảnh hưởng toàn vùng vì lấn gần 80.000 m2. Dọc sông Đồng Nai có nhiều nhà máy nước cung cấp cho TP.HCM và Đồng Nai. Hiện sông Đồng Nai ô nhiễm ngày càng gia tăng. Nếu làm DA sẽ gây ô nhiễm thêm nguồn nước, rất nguy hiểm. Do đó, TP.HCM cần cử chuyên gia nghiên cứu xem có ảnh hưởng như thế nào để lên tiếng. “Lấn sông làm đô thị thường không được khuyến khích. Cho làm sẽ tạo tiền lệ, các chủ đầu tư khác cũng đua nhau xin làm DA trên sông Đồng Nai sẽ ra sao. Bộ Xây dựng cũng đã có quy định về hành lang bảo vệ sông, rạch. Phần đất này không được xâm phạm cho bất cứ ai, kể cả DN”, KTS Sơn nói.
Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai từ chối trả lời
Theo hẹn, hôm qua chúng tôi sẽ có cuộc tiếp xúc với ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai để hỏi đáp về những vấn đề liên quan đến việc cấp phép cho DA lấn sông. Mặc dù câu hỏi đã được gửi đến ông từ ngày 13.3 và được ông đồng ý trả lời vào ngày 17.3 nhưng đến ngày hẹn ông này từ chối trả lời phỏng vấn vì cho rằng báo đã đăng bài không hợp lý (?). Tuy nhiên khi PV yêu cầu ông Lâm có những phản hồi cho rõ, trả lời những câu hỏi PV đã gửi trước đó thì ông từ chối trả lời.
Sẽ rất nguy hiểm...
Sáng 17.3, chúng tôi ghé vào dự án của Công ty Toàn Thịnh Phát, rất nhiều người dân tỏ ra bất ngờ vì chỉ biết thông tin UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép cho doanh nghiệp (DN) lấp sông sau khi Báo Thanh Niên đăng bài Lấp sông Đồng Nai làm dự án. Bà Ngọc, một hộ dân sống gần dự án (DA), cho biết bà nghe tỉnh quy hoạch DA chỉnh trang hơn 20 năm nay nhưng không thấy làm gì cả. Nay thấy máy xúc, máy ủi ngày đêm hoạt động ven sông bà cứ nghĩ nhà nước đang tiến hành làm bờ kè sông chứ không biết rằng tỉnh cho DN lấp sông. Điều khiến bà và người dân lo lắng nhất là trạm bơm nước cho Nhà máy nước Đồng Nai để xử lý nước sinh hoạt cho người dân của tỉnh nằm ngay trong DA. “DA ầm ầm san lấp như vậy chắc chắn sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và như vậy chất lượng nước sạch từ Nhà máy nước Đồng Nai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, bà Ngọc lo lắng.
Bộ Xây dựng cũng đã có quy định về hành lang bảo vệ sông, rạch. Phần đất này không được xâm phạm cho bất cứ ai, kể cả doanh nghiệp. Nên cần phải có sự tham gia đánh giá của Bộ Xây dựng, thậm chí cấp Chính phủ
KTS Ngô Viết Nam Sơn
Nhận xét về vụ việc này, ông Phạm Sanh, giảng viên Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, hiện nước ta chỉ mới có một số nơi như ở Rạch Giá - Kiên Giang, Nha Trang lấn biển để làm khu đô thị chứ chưa có nơi nào dám lấp sông. Bởi sông Đồng Nai, đặc biệt là ở đầu nguồn vẫn chưa ổn định khi thủy điện vẫn đang làm nhiều, rừng đang bị phá. Điều này sẽ làm thay đổi dòng chảy, mùa mưa thì lụt kinh khủng, nhưng mùa nắng không có nước. Ngoài ra, việc triển khai cả một khu đô thị đến hơn 8,4 ha trên sông sẽ rất nguy hiểm. Con sông khi bị thu hẹp chỗ này sẽ “phá” chỗ khác. Ông Sanh cảnh báo: “Giỡn” với sông nước thì không nên. Tôi khẳng định làm DA này chủ đầu tư sẽ “thắng” nhưng người dân sẽ “chết”.
Trao đổi với báo giới, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, cho rằng khi chúng ta định bê tông hóa lòng sông sẽ làm thay đổi dòng chảy, hệ sinh vật và làm mất đi cơ chế tự bảo vệ, tự làm sạch của dòng sông. Quan ngại nữa là khi làm thay đổi dòng chảy sẽ làm xói lở bờ bên kia, đặc biệt nguy hiểm khi đây là khu dân cư đông đúc. Những điều này cần phải có dự báo và giải pháp khả thi. Đặt trường hợp khi hình thành lên các khu đô thị ven sông sẽ kéo theo cảnh quan, cộng đồng những người nghèo sống nhờ nguồn nước, nguồn lợi từ sông, sống bên sông... số phận của họ sẽ như thế nào, đi đâu? Xây dựng khu đô thị lớn trên sông sẽ rất dễ xảy ra sụt lún, đổ vỡ công trình, làm thay đổi sự cân bằng khu vực đó, dồn trọng tâm vào khu vực khác, gây đứt gãy địa chất. Không những thế, khi triển khai việc lấp sông đến 100 m thì việc ảnh hưởng đến dòng chảy khả năng tạo nút thắt trên sông Đồng Nai đoạn qua TP.Biên Hòa là đương nhiên.
Đằng sau thương vụ lấp sông?
Theo TS Đào Trọng Tứ, thành viên Mạng lưới sông ngòi VN, có một điều bất công đang diễn ra ở đây là việc người dân sống lâu đời bên hai bờ sông muốn làm nhà thì bị cấm đoán, còn DN thì được cấp phép lấp sông với diện tích cực lớn. Phát triển, chỉnh trang là cần thiết. Nhưng đụng chạm đến sông Đồng Nai là cực kỳ nguy hiểm khi nó là nguồn sống của gần 20 triệu dân.
“Người dân nói rất đúng, không thể vì lợi ích của một tập đoàn nào đó mà ưu ái cho họ lấp sông để cả xã hội phải gánh chịu hậu quả. Sông Đồng Nai chảy qua nhiều tỉnh, thành mà địa phương cuối cùng là TP.HCM. Chúng ta phải phát triển bền vững, phát triển cho tương lai, phải để lại cho con cháu nó ăn, chứ giờ ăn hết rồi con cháu ăn gì”, TS Tứ nhấn mạnh.
KTS Ngô Viết Nam Sơn, người có hơn 20 năm trong ngành kiến trúc và quy hoạch cho biết, trong các DA mà ông làm quy hoạch, thiết kế ở ven sông, biển chính quyền bao giờ cũng dành đất để làm hành lang bảo vệ có khi đến 50 m. Đây là điều bắt buộc phải có và không một DA nào, nhất là DA thương mại có thể làm trên đó. Riêng ở Đồng Nai đang có một sự nhập nhèm và không công bằng trong thực hiện chính sách giữa người dân và DN. Khi yêu cầu người dân không được xâm phạm hành lang bảo vệ sông Đồng Nai thì chính sách này phải được áp dụng cho tất cả các đối tượng chứ không thể ưu ái cho ai. Nếu làm không tốt người dân sẽ dễ đặt câu hỏi liệu có sự mờ ám nào phía sau “thương vụ” này hay không.
Theo KTS Sơn, DA này ảnh hưởng toàn vùng vì lấn gần 80.000 m2. Dọc sông Đồng Nai có nhiều nhà máy nước cung cấp cho TP.HCM và Đồng Nai. Hiện sông Đồng Nai ô nhiễm ngày càng gia tăng. Nếu làm DA sẽ gây ô nhiễm thêm nguồn nước, rất nguy hiểm. Do đó, TP.HCM cần cử chuyên gia nghiên cứu xem có ảnh hưởng như thế nào để lên tiếng. “Lấn sông làm đô thị thường không được khuyến khích. Cho làm sẽ tạo tiền lệ, các chủ đầu tư khác cũng đua nhau xin làm DA trên sông Đồng Nai sẽ ra sao. Bộ Xây dựng cũng đã có quy định về hành lang bảo vệ sông, rạch. Phần đất này không được xâm phạm cho bất cứ ai, kể cả DN”, KTS Sơn nói.
Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai từ chối trả lời
Theo hẹn, hôm qua chúng tôi sẽ có cuộc tiếp xúc với ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai để hỏi đáp về những vấn đề liên quan đến việc cấp phép cho DA lấn sông. Mặc dù câu hỏi đã được gửi đến ông từ ngày 13.3 và được ông đồng ý trả lời vào ngày 17.3 nhưng đến ngày hẹn ông này từ chối trả lời phỏng vấn vì cho rằng báo đã đăng bài không hợp lý (?). Tuy nhiên khi PV yêu cầu ông Lâm có những phản hồi cho rõ, trả lời những câu hỏi PV đã gửi trước đó thì ông từ chối trả lời.