Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

HIẾN PHÁP hay Cương lĩnh Đảng ?

-Lê Công Định
Nhân ĐCSVN vừa kết thúc hội nghị trung ương 11 khoá 11, bàn về nhân sự nội bộ trong kế hoạch chuẩn bị hàng ngũ lãnh đạo cho khoá 12, tôi đăng lại bài viết cách đây 9 năm trên BBC. Một lần nữa vấn đề chính danh được đặt ra, bởi những cuộc họp lựa chọn nhân sự kiểu này vẫn chỉ là họp kín trong nội bộ đảng cầm quyền, nhưng lại quyết định vận mệnh cả quốc gia và ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 90 triệu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Dân chúng tuy vẫn đóng thuế không ngừng nghỉ, song lại chẳng có quyền gì trong việc "chọn mặt gửi vàng" bầu lên những nhà lãnh đạo mà họ thực sự tin tưởng. Cách họp bàn nhân sự như thế rõ ràng nằm ngoài khuôn khổ hiến pháp và thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với toàn thể nhân dân VN.

Bài viết "Bàn về chính danh trong thể chế pháp trị", đăng vào ngày 4/7/2006 (xin lưu ý, bài viết này từng bị xem là "tài liệu lật đổ" trong vụ án của tôi):
Không cần phải chờ đến kết quả “bầu cử” vào ngày 26 và 27 tháng 6/2006 vừa qua tại Quốc hội, ngay từ lúc bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10, ai cũng biết Ủy viên Bộ Chính trị nào sẽ đảm nhận những chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ.
Dư luận không hề ngạc nhiên khi biết các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng lần lượt được “tấn phong”vào những vị trí then chốt đó. Điều đáng tiếc là không một ứng cử viên nào khác xuất hiện để tranh cử và hòa thêm vào dàn đồng ca dân chủ tại diễn đàn nghị viện mặc dù đã có nhiều ý kiến đề nghị như vậy.
Trước khi Quốc hội bỏ phiếu chọn Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng thậm chí còn thừa nhận đã dành phần lớn thời gian trước đó cho công việc nghiên cứu lý luận và “chưa hiểu biết nhiều về công tác lập pháp và hoạt động nói chung của Quốc hội”, và để trấn an các đại biểu của dân, ông cam kết sẽ có “quyết tâm cao và phương pháp đúng” để làm tròn trọng trách của người đứng đầu cơ quan lập pháp tối cao.
Đối với hoạt động nghị viện dân chủ trên thế giới, điều này quả nhiên lạ lùng, bởi lẽ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ chính trị, rất nhiều người muốn “tranh dành”, các ứng viên phải vận động tranh cử và tìm cách chứng minh mình có nhiều kinh nghiệm nghị trường và, quan trọng hơn, có đủ khả năng điều hành một quốc hội đa thành phần đại diện nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội. Họ không thể là người “khiêm tốn”, tự thừa nhận mình thiếu kinh nghiệm và không cần vận động gì cả, mà vẫn được … “bầu” với tỷ lệ đa số hầu như tuyệt đối.
Ở khía cạnh khác, trong những phiên họp chất vấn bộ trưởng trước diễn đàn Quốc hội vừa qua, dân chúng một phen choáng váng khi nghe các bộ trưởng, sau khi trả lời quanh co một số vấn đề mà đại biểu của dân cần được giải đáp thỏa đáng, đã biện minh cho sự yếu kém trong quá trình thực thi chức trách của mình bằng cách viện dẫn các quyết định của Đảng, thay vì nêu ra cơ sở pháp lý thuyết phục.
Rõ ràng họ, và không chỉ có họ, luôn cố tình quên rằng luật pháp và lợi ích dân tộc là điều duy nhất cần phải được thượng tôn. Thiếu vắng tinh thần thượng tôn luật pháp và mất đi sự tín nhiệm của cộng đồng dân tộc, thì dù có cầu viện đến bất kỳ khiêng mũ che chắn nào chăng nữa và dẫu có tại vị lâu đến đâu chăng nữa, người dân vẫn không tâm phục và nhìn nhận những chức phận kiểu như vậy.
Thể chế hiện hành
Cơ chế bầu cử nhiều tầng trước các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó những đại biểu “ẩn danh” (tại Đại hội 10 con số này là 1.176) mặc nhiên “đại diện” quốc dân chọn ra các nguyên thủ quốc gia, là một thực tế lịch sử, dù muốn hay không, từ nhiều năm nay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Khoan bàn đến ưu điểm và nhược điểm của một cơ chế bầu cử như vậy. Trước hết hãy nhìn khía cạnh “chính danh” của quy trình lựa chọn các thành viên trong bộ máy lãnh đạo quốc gia hiện nay. Đối với một thể chế nhà nước pháp trị, sự “chính danh” gắn liền với tính hợp hiến, nghĩa là việc bầu cử nguyên thủ quốc gia để quốc dân “chọn mặt gửi vàng” phải được minh định trong Hiến pháp, chứ không từ bất kỳ văn kiện chính trị nào khác.
Theo Hiến pháp Việt Nam [1992], Điều 84.7, Quốc hội - vốn do toàn dân bầu ra - có quyền “bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ”.
Trên thực tế, có thể nói thẳng, ai cũng biết Quốc hội chỉ “hợp thức hóa” kết quả lựa chọn tại các kỳ Đại hội Đảng. Đặc biệt gần đây, khi dư luận gây áp lực buộc Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đào Đình Bình từ chức, thậm chí còn đề nghị cách chức ông này, cựu Thủ tướng Phan Văn Khải đã “tiết lộ” rằng việc cách chức hoặc miễn nhiệm một bộ trưởng thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư Trung ương Đảng, chứ không phải của Thủ tướng.
Tất nhiên, Hiến pháp hiện hành không cho phép Thủ tướng cách chức một bộ trưởng, nhưng cũng không trao thẩm quyền đó cho Ban Bí thư. Theo Điều 84.7 nêu trên, chỉ Quốc hội có quyền phê chuẩn việc cách chức bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng. Như vậy, tuy thực quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức bộ trưởng thuộc về Ban Bí thư, song thẩm quyền này không “chính danh” vì không được hiến định.
Rộng hơn, không chỉ riêng việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hay cách chức này, mà toàn bộ quy trình thông qua quyết định cũng như đề cử cán bộ cho hoạt động nhà nước trong và ngoài các kỳ Đại hội Đảng, cũng đều không chính danh như vậy.
Việc điều hành hệ thống quản lý nhà nước với cơ chế thông qua những quyết sách quan trọng và bầu chọn nguyên thủ quốc gia, mà trên thực tế do một đảng chính trị quyết định, dù là đảng cầm quyền, một lần nữa cho thấy Đảng, chứ không phải nhà nước, đang cai trị quốc gia. Thể chế chính trị như vậy, trong ngành chính trị học, được định danh là “đảng trị”, chứ không phải “pháp trị”.
Tiến đến thể chế pháp trị thực sự
Trong xu thế dân chủ hóa hoạt động của Đảng và xã hội sau Đại hội 10, cần phải từ bỏ thể chế “đảng trị” nói trên để chuyển sang thể chế “pháp trị”, đặt đảng cầm quyền và mọi hoạt động của đảng này dưới sự giám sát minh bạch của luật pháp.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền duy nhất hiện nay tại Việt Nam. Vai trò lãnh đạo này đã được quy định trong Hiến pháp hiện hành. Tuy nhiên, toàn bộ hoạt động của Đảng, vốn ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước và vận mệnh dân tộc, lại không được luật pháp chi phối cụ thể và do vậy khiếm khuyết tính chất chính danh như đã nêu trên. Danh không chính thì ngôn không thuận.
Tuy không nói ra, nhưng rõ ràng rất nhiều người đã không tâm phục khẩu phục khi bị buộc phải mặc nhiên trao quyền “đại diện” cho 1.176 đại biểu tham gia Đại hội 10 - mà họ không được biết danh tính - thay mặt họ thông qua các quyết sách quan trọng, trong đó có việc lựa chọn nguyên thủ quốc gia. Hiến pháp không thể mặc nhiên bị các văn kiện của Đảng “qua mặt” và Quốc hội không thể bị những quyết định của Đảng đặt trước “việc đã rồi” trên thực tế.
Đối với một nhà nước pháp trị, mọi hoạt động liên quan đến quốc gia đều phải minh bạch. Chuyện của một đảng cầm quyền không chỉ là chuyện riêng của đảng ấy, và chuyện của 83 triệu dân không chỉ là chuyện riêng của một nhóm thiểu số 3 triệu người, thậm chí 1.176 người.
Để củng cố vị trí lãnh đạo của mình trong hiện tại, thay vì phải cầu viện đến lập luận thiếu thuyết phục về sự “lựa chọn của lịch sử” trong quá khứ, cần phải chính danh hóa mọi hoạt động của Đảng Cộng sản bằng luật pháp, đồng thời trao cho người dân thực quyền thách thức năng lực của những ứng viên do Đảng giới thiệu, thậm chí đề cử những ứng viên ngoài Đảng tham gia hoạt động nghị trường và điều hành quốc gia.
Nói cách khác, phải chuyển từ thể chế đảng trị sang pháp trị để đạt được “ngôn thuận” trong nhân dân.


-Hai thế giới song song…-
parallel worldsAlan Phan
3 December 2014
Sự vật không thay đổi; chỉ có chúng ta thay đổi (Things do not change; we change – Henry David Thoreau)
Tôi thường cười mỉm khi ai nói với tôi câu quen thuộc rằng “cái xứ mình” hay “dân tộc mình” nó khác. Tôi ngây thơ với định kiến là con người nơi đâu cũng vậy; dù phức tạp và đa dạng với nhiều cá tính đặc thù, vẫn mang mẫu số chung về tư duy và hành xử. Tốt hay xấu, giỏi hay dở, mạnh hay yếu, nghèo hay giàu, con người vẫn chứa đựng đâu đó bản năng tham lam, đố kỵ; cùng rộng lượng nhân ái; có niềm tin vào mình, vào thần thánh vào ma quỷ; có suy nghĩ hợp lý, ham học hỏi với chút ngu xuẩn ngang bướng; khi tranh chấp quyết liệt, khi buông xuôi bỏ mặc… dù rằng mỗi người có mức độ khác nhau về sự tiếp nhận và phản hồi. Tôi nghĩ khoa tâm lý học rồi sẽ thành công đến 90% trong việc phân giải khoa học những hiện tượng nhân sinh, từ người bình thường đến kẻ tâm thần.

Hơn nửa thế kỷ trước, chắc hai Tổng Thống Mỹ Kennedy, Johnson  và Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara cũng chia sẻ tư duy này. Theo một lăng kính rất “hợp lý” của giới hàn lâm và tư duy “common sense” của dân Mỹ, họ tin rằng nếu họ tiếp tục áp lực quân sự tại Việt Nam qua một thời gian, đoàn quân Bắc Việt sẽ phải “cry uncle” và bỏ cuộc vì những tổn thất đáng kể.
Dĩ nhiên, họ đã sai. Tôi cũng mắc sai lầm tương tự 8 năm trước, khi tôi có chút thì giờ, chạy về Việt Nam, lăng xăng vừa đầu tư vừa đóng góp… Tôi nghĩ là cùng một gốc Việt, tôi có thể hiểu rõ đồng bào mình tận tường hơn và mình sẽ làm việc hữu hiệu hơn ..so với các anh chị Tây ba lô khác. Sau cùng, tôi học ra một điều là…tôi chẳng biết cái mẹ gì cả.
Như tôi đã kể một vài lần, đoạn phim ấn tượng tôi nhất trong loạt “The Twilight Zone” (Vùng Chạng Vạng) là chuyện một cô hoa hậu Hoàn Vũ bị rơi vào một thế giới song song, trong đó, mọi người có lối sống và suy nghĩ như tại thế giới của cô. Tuy nhiên, thể hình họ rất quái dị (một mắt, không mũi, chân tay như côn trùng…). Họ nhìn cô và ai cũng thét lên là “tội nghiệp, sao cô bị xui thế nào mà Trời bắt phải xấu xa như một ác quỷ”. Đầy lòng nhân ái, họ đóng góp tiền bạc vào một quỹ từ thiện và trả tiền cho cô giải phẫu thẩm mỹ…để giống họ. Sau một thời gian, cô cũng quen đi với “lối định hướng của ban tuyên vận” và hào hứng leo lên bàn mổ…Dĩ nhiên, Hollywood cho cô thức tỉnh kịp thời…chứ không thì tôi và bao nhiêu khán giả sẽ bị một ám ảnh tâm thần lâu dài.
Tuần này, mùa đông đến với California. Những trận mưa kéo dài, lúc to lúc nhỏ, rả rich như một người tình chỉ muốn nằm dài trên nệm ấm. Tôi nhìn từ cửa sổ văn phòng, ngoài kia, một vùng sương nước trắng xoá, thê lương và lạnh lẽo như tâm hồn người lạc lối. Vặn một đài TV dịa phương, nghe tin thời tiết, các phóng viên liên tục ca cảnh về những đường phố ngập bùn trên núi (chưa tới 1 cm), về vài tai nạn trên freeway vì trơn ướt (chết 1 người), về trận bão thật lớn (khoảng 3 cm) bắt đầu cho mùa mưa…Một phóng sự có một nhóm 7 hay 8 người cứu hoả chèo thuyền qua kênh thoát nước để cứu 2 con chó đang đi lạc bên kia bờ… Sau nhiều năm ở Việt Nam, tôi bị “brainwashed” (tẩy não) như cô hoa hậu (dù chưa “xấu” như cô). Tôi nhìn các anh chị Mỹ này và thấy họ điên khùng, nhảm nhí và chắc bị tâm thần.
Không biết họ sẽ “khủng hoảng” thế nào khi phải lõm bõm lội trong mưa lớn và triều cường của các khu ổ chuột ở Saigon hay Hà Nội; hay khi 2 con chó được người cứu vì chúng là món rựa mận tuyệt vời cho bữa Thanksgiving dinner. Họ sẽ phản ứng thế nào khi trong tay nhộn nhịp vài chục gói hàng hiệu trị giá cả chục ngàn đô la ngày Black Friday thì bị các trẻ em, bà già chèo kéo mời mua vé số. Chắc họ sẽ omg (oh, my God) khi bị cảnh sát còng tay vì trang Facebook của họ vừa share một bài “phản động”?
Thế giới tôi đang sống nơi đây quả là một thế giới song song của khoa học giả tưởng, khi nhìn lại Việt Nam. Dĩ nhiên sẽ có những tranh cãi về việc nơi đâu là thực tại và nơi đâu là ác mộng? Những sinh vật hai chân Mỹ hay Việt này, ai mới là ác quỷ và ai mới là thiên thần? Ai là chủ và ai là đầy tớ trong xã hội của họ?
Anh Mỹ bạn hàng xóm của tôi, làm cho một ngân hàng đầu tư, lương và bonus gần triệu đô la mỗi năm (đoán thôi); nhưng suốt ngày phải cơm hàng cháo chợ tại các phi trường và thành phố lạ, ngày nào được ở California làm thì tối khuya mới lái xe về tới nhà, căng thẳng vì áp lực trong công việc và thiếu ngủ. Cuối tuần, được ở nhà thì phải chăm 2 đứa con nhỏ và 2 con chó để vợ có thì giờ đi mua sắm. Anh mệt mỏi tâm sự nhiều khi muốn “quit” nhưng không biết cách nào.
Trong khi đó, một người cháu trẻ hơn ở Việt Nam, làm công chức, lương khoảng 5 triệu đồng tiền Hồ, không quyền hành nên không có bổng lộc phong bì…Anh cũng có vợ với 2 con; nhưng lại sống thảnh thơi, ngày ngày lướt Net chơi game, cà phê và quán nhậu, cuối tuần thì đi phượt hay coi bóng đá với bạn bè; và ngày nào bận rộn lắm thì phải “kéo cầy khổ sở” đến cả 4 tiếng đồng hồ, anh than thở. Anh sống như vậy cả chục năm nay từ ngày ra trường, lạc quan về tương lai (vì sếp hứa sẽ cho thăng chức sau khi vào Đảng) và coi mình hạnh phúc …nhất nhì thế giới.
Một người học xong Tiến Sĩ ở xã hội Mỹ phải nghiền ngẫm cả ngàn tập tài liệu khô khan, và phải tìm ra một đúc kết gì mới cho kho kiến thức nhân loại. Không biết trong số ba chục ngàn Tiến Sĩ ở Việt Nam, bao nhiêu người may mắn không phải làm gì (vì là quan hay COCC tại chức) nhưng vẫn hãnh diện in chữ TS vào danh thiếp thật rực rỡ? Quả tình, các quan Tiến Sĩ này hạnh phúc …nhất nhì thế giới.
Theo các bác trí thức lề trái, truyền thống tre làng và mặc cảm yên thân vì thua kém tạo nên cả chục triệu con cừu Việt ngoan ngoãn, ngây thơ; ngày ngày làm lụng ăn cỏ cho béo mập, để các ông bà “đầy tớ” xén lông lấy tiền mua bơ sữa, siêu xe từ các đế quốc. Trong khi đó, mấy ngày này, chỉ cần cảnh sát bắn chết một anh da đen khi thi hành công vụ là hàng trăm cuộc bạo loạn khắp nước Mỹ nổi lên phản kháng. Đôi khi “ổn định chính trị” qua cảnh sát trị có phải là hạnh phúc …nhất nhì thế giới?
Khí hậu hiền hoà, thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá Khổng Mạnh tạo nên những phụ nữ Việt yêu kiều…hy sinh cuộc đời để gia đình (ngay cả chồng cũ) bán thân mình cho các chú nông dân nước láng giềng lấy tiền nhậu nhẹt và mua Iphone. Người con gái Mỹ thì nhiều cá tính nên tự do buông thả, kiểm soát chặt chẽ chồng trong sinh hoạt trong gia đình…rồi nếu ly hôn, lại được quyền nuôi con, được cấp dưỡng và chia sớt gia tài của chồng cũ để theo đuổi… những cuộc tình khác. Ai thực sự hạnh phúc hay nhiều “văn hoá” hơn ai?
Chỉ chút khác biệt từ một trận mưa đã cho thấy hai thế giới song song của hai thực tại, hai dân tộc, hai xã hội. Theo định nghĩa, hai con đường song song không bao giờ giao điểm. Nhưng đã rất nhiều người từ hai bên cố gắng xây lên những cây cầu bắt ngang, mong nối liền “vòng tay lớn”. Nhiều bạn trẻ khao khát mong chờ một thế giới ảo của “hoà hợp, hội nhập và tiến bộ” nơi họ có thể sống như giấc mơ trên sách vở. Tôi cũng “guilty” vì vô tình tin rằng tư duy và hành xử của con người sẽ thay đổi cho “hợp lý”, “hợp tình”. Tôi cũng tin là “thế giới phẳng của ông Friedman” bao gồm Việt Nam. Nhưng có lẽ tôi đã sai lầm.
Một người Việt xa quê đã lâu sẽ khá ấn tượng khi quay về lại nhìn những toà nhà thương mại, cao ốc văn phòng tại các thành phố lớn. Chỉ khi sống qua một thời gian, họ mới thấm thía câu nói léo,”vũ như cẩn”. Tư duy ổ chuột và văn hoá vỉa hè vẫn …tự nhiên như suốt trăm năm qua. Đôi khi tôi hơi ngượng miệng khi bàn về một nền kinh tế sáng tạo kiểu Silicon Valley dù chỉ với một số người rất ít oi của đất nước.
Tuy vậy, đa số người Việt hay người Mỹ an bình và hạnh phúc với lựa chọn của họ, dựa trên thói quen hay nhận thức. Hai cơ chế chính trị và những nhóm cầm quyền trong 100 năm qua đã tạo nên hai xã hội ngược chiều và mọi thay đổi có thể mất cả 100 năm để hoàn thiện. Trừ khi một con thiên nga đen xuất hiện trên bầu trời. Và trừ khi tuổi trẻ Việt Nam “muốn”.
Thế nhưng những kích thích, những mồi lửa của Việt Nam đã và đang lụi tàn khô héo…sau bao mùa mưa của lịch sử và tôi không chắc là thế hệ trẻ khi nắm quyền sẽ muốn bất cứ một thay đổi gì làm hại đến quyền lợi riêng tư của phe ta.
Cái xứ mình và dân mình… nó khác vậy đó.  Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chúng ta kiên định …sẽ không bao giờ thay đổi…
Alan Phan



-Bảo vệ nhân quyền cần hiến pháp dân chủ
Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 năm nay lại đến, đó cũng là dịp để đánh giá lại tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong thời gian qua, và đồng thời cũng là dịp cùng suy ngẫm xem làm sao có thể bảo vệ và phát triển các giá trị nhân quyền tại Việt Nam.
Còn nhiều vi phạm nhân quyền nghiêm trọng


Hiến pháp 2013 đã đặt “quyền con người” lên chương 2 và nhà cầm quyền Việt Nam cho rằng điều đó biểu hiện họ rất tôn trọng quyền con người, thậm chí hiện tại Việt Nam còn nằm trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Thế nhưng, đánh giá một cách khách quan có thể kể đến báo cáo của ông Heiner Bielefeldt, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc, về tự do tôn giáo ở Việt Nam, là “còn nhiều vi phạm” sau chuyến đi thị sát từ ngày 21 đến 31 tháng 7 năm 2014.

Cũng cần thấy rõ là nhân quyền, trong đó quyền cơ bản nhất là tự do ngôn luận, vẫn chưa có ở Việt Nam. Điển hình là mới đây, nhà báo kỳ cựu Nguyễn Công Khế cũng không có điều kiện để trình bày quan điểm trên báo chí trong nước mà phải tìm đến một tờ báo Mỹ là New York Times.

Các trí thức, văn nghệ sỹ như giáo sư Hồng Lê Thọ, nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng bị bắt vì viết blog. Mà “Tự do ngôn luận là linh hồn của mọi thứ tự do” (Voltaire), từ đó ta có thể thấy mọi quyền tự do và các quyền con người cơ bản khác đều chỉ là bánh vẽ hoặc được thực thi rất hạn chế tại Việt Nam.

Vừa qua, một loạt những công dân lên tiếng ôn hòa yêu cầu các lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cải cách dân chủ, bảo vệ nhân quyền lại bị những “công dân mặc thường phục” khác hành hung, thậm chí có trường hợp rất nặng phải nhập viện. Dù vậy, phía cơ quan công an vẫn không có động thái điều tra làm sáng tỏ những vụ việc trên.

Đó cũng là một bằng chứng sống động cho thấy quyền con người hoàn toàn chưa được bảo đảm ở Việt Nam. Đến giờ này công dân vẫn không cảm thấy được nhà cầm quyền bảo vệ mà sống trong bất an, lo lắng.Nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ trang Quê Choa, vừa bị bắt hôm 6/12

Trong tâm trí tôi còn hiện lại phiên tòa xét xử các anh chị trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do năm 2012.

Cơ quan an ninh điều tra đã dựng ra một trang blog giả nhằm buộc tội các anh chị ấy, lý do là Yahoo! đã ngừng cung cấp dịch vụ blog Yahoo! 360 từ tháng 7/2009.

Tuy blog Yahoo! của Câu lạc bộ không còn tồn tại nữa, và anh Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) đã chỉ rõ điều này trước tòa, thế nhưng tòa án, viện kiểm sát đã phớt lờ tình tiết vi phạm nghiêm trọng này của cơ quan công an.

Tại sao lại như vậy? Điều thấy rõ là tòa án, viện kiểm sát, công an đều trong cùng một đảng, gọi nhau là “đồng chí”. Các cơ quan bảo vệ pháp luật đều làm việc cho đảng cầm quyền nên thực chất ở đây không thể có xét xử, tranh tụng công bằng mà tòa sẽ xét xử theo ý muốn của những người lãnh đạo đảng.

Do đó, muốn bảo vệ nhân quyền hiệu quả, Việt Nam cần một nền tư pháp độc lập, và rộng lớn hơn là phải cải cách dân chủ thực sự. Không thể bảo vệ nhân quyền chừng nào luật pháp còn chưa chuẩn mực, hiến pháp chưa dân chủ, chưa có tam quyền phân lập, chưa có báo chí tự do. Những cái gọi là "tiến bộ" trong việc bảo vệ nhân quyền thực chất chỉ mang tính đối phó, không thực chất.Giáo sư Hồng Lê Thọ cũng bị bắt trước nhà văn Nguyễn Quang Lập một tuần

Điều quan trọng trong tiến bộ nhân quyền không phải là bỏ những điều luật bất công, mơ hồ như điều 79, 88, 258 của Bộ luật Hình sự, hoặc điều 4 Hiến pháp.

Không xử theo những điều luật ấy thì nhà cầm quyền vẫn có cách để “lách luật” bằng cách dựng bằng chứng giả như trong vụ án xử Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, hoặc tạo hiện trường giả để khép người dân vào tội “gây rối trật tự công cộng” như trong vụ án Bùi Hằng, hoặc như khép luật sư Lê Quốc Quân vào tội trốn thuế…

Ngay cả các nhân chứng quan trọng trong các vụ án trên tòa cũng không mời, hoặc mời nhưng lại có những “công dân mặc thường phục” ngăn cản một số nhân chứng đến tòa.

Cộng đồng quốc tế cũng đã cực lực phản đối những phiên tòa bất công này, gọi đó là sự “nhạo báng công lý”.
Nguy hại của việc dùng lý luận trị quốc

Việt Nam từ trước đến nay thực chất vẫn là dùng lý luận ý thức hệ để trị quốc, dùng ngôn ngữ luật pháp trộn lý luận để trị dân. Khái niệm thượng tôn pháp luật, dùng luật để quản trị quốc gia, nghĩa là pháp quyền chỉ tồn tại trên giấy.

Bao nhiêu năm nói đến “nhà nước pháp quyền”, là bấy nhiêu năm khái niệm này bị khinh rẻ.

Công dân Việt Nam cần chấp hành “đường lối, chủ trương của đảng” trước khi chấp hành “pháp luật của nhà nước”. Rõ ràng nhà nước Việt Nam hiện tại là nhà nước đảng trị.

Chừng nào quyền của người dân được làm chủ đất nước, được quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia như phúc quyết hiến pháp, được bầu lãnh đạo, được bảo đảm quyền sở hữu tài sản của mình như đất đai, được sống trong an bình, được xét xử công bằng… vẫn còn nhiều mâu thuẫn với quyền lợi của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thì khi đó chắc chắn quyền con người không thể được bảo đảm ở Việt Nam.


"Hiến Pháp là văn kiện chính trị, pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng cộng sản."TBT Nguyễn Phú Trọng

Dù có đem “quyền con người” lên chương 2 của Hiến pháp hay dùng lý luận ý thức hệ cũng không thể bác bỏ thực tế này.

Ngoài ra, việc quy định độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội cho riêng một đảng chính trị như trong điều 4 Hiến pháp Việt Nam hiện tại cho thấy rõ ràng quyền làm chủ của người dân đã bị giới lãnh đạo Đảng Cộng sản tước đoạt ngay từ đầu.

Thế nên dù Hiến pháp ở Việt Nam có rất nhiều điều về quyền con người thì việc bảo vệ nhân quyền trên thực tế cũng không mang lại ý nghĩa gì.

Triết lý, quy trình xây dựng hiến pháp và pháp luật ở Việt Nam đã sai ngay từ đầu khi không có sự tham gia của người dân, và càng không có sự chuẩn thuận của người dân.

Chỉ có những người lãnh đạo đảng cộng sản tự cho mình quyền lập “khế ước xã hội” để tự trao quyền lực cho riêng họ.

Quyền làm chủ của người dân gắn liền với tính chính danh của chế độ, và nếu người dân không trao quyền thông qua một khế ước xã hội như bản hiến pháp thì đảng cầm quyền không thể chính danh. Đây chính là trọng tâm trong việc vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Lời giảiLuật sư và blogger Lê Quốc Quân bị xét xử vì tội trốn thuế

Để xóa bỏ tình trạng vi phạm nhân quyền, bất công xã hội đang diễn ra rộng khắp, không gì khác hơn là phải có một bản Hiến pháp mới thật sự dân chủ để đảm bảo quyền làm chủ của người dân, giới hạn quyền lực nhà nước (tam quyền phân lập), và quyền tài phán Hiến pháp độc lập.

Khi đó, những điều mà người dân đang khao khát và đấu tranh để có được như quyền tự do báo chí, tự do lập hội, tham gia xã hội dân sự, tự do tham gia ứng cử, bầu cử, được xét xử công bằng, được làm chủ đất đai của mình… sẽ tự động được hóa giải. Lý do là các bộ luật đều phải dựa trên bản Hiến pháp chuẩn mực đó.

Hiểu được điểm mấu chốt này, chúng ta cần đứng lại với nhau, lên tiếng cùng nhau để có sức mạnh thực hiện quyền làm chủ đất nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân của mình.

Hiến pháp dân chủ là bản thiết kế không gây ra mâu thuẫn giữa quyền làm chủ của người dân và quyền lực nhà nước, là nguyên tắc chính trị cơ bản để bảo đảm quyền con người và đưa Việt Nam thực sự tới “dân chủ, công bằng, văn minh”, tạo lập xã hội công bằng với pháp luật chuẩn mực, ổn định xã hội và hội nhập quốc tế.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, một nhà vận động dân chủ hiện sống tại TP. HCM.
-Son Tran
-
Hiện chưa rõ Quốc hội Việt Nam sẽ có vai trò mạnh hơn hay không

HIẾN PHÁP hay Cương lĩnh Đảng ?

Trích:
1/-"Đảng Cộng sản dùng hiến pháp như một phương thức để thể chế hóa các sách lược cai trị trong từng giai đọan, luật hóa nhiệm vụ chính trị và bảo đảm vai trò lãnh đạo.

Các sách lược và nhiệm vụ của đảng Cộng sản đều được Bộ Chính Trị họp kín quyết định, được các Đại Hội, Hội Nghị Đảng thông qua, rồi đưa ra Quốc Hội, đưa vào Hiến Pháp. Vì thế dưới chế độ cộng sản Hiến Pháp chỉ là Cương lĩnh của đảng Cộng sản.

Chính vì thế các Hiến Pháp 1959, 1980 và 1992 càng ngày càng xa lìa thực tế xã hội, càng xa cách người dân và càng trở nên lạc hậu. Cụ thể là Đại Hội Đảng 6 ra quyết định giải tán hai đảng ngọai vi: đảng Xã Hội và đảng Dân chủ. Sang đến Đại Hội 7 quyết định bắt chước Liên Xô đưa điều 4 vào Hiến Pháp, công khai đặt “Đảng” trên Hiến Pháp trên Quốc Hội.

2/-Bản Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp lần này còn đặt “Đảng” trên Tổ Quốc, trên Nhân Dân, buộc Quân Đội phải “trung” với “Đảng”. Việc thể chế hóa Quân Đội phục vụ “Đảng” lại bộc lộ nỗi lo tự chuyển biến, tự chuyển hóa, trong diễn biến hòa bình đang ngấm ngầm xảy ra bên trong Quân Đội thách thức sự tồn vong của đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì không có một Hiến pháp vạch ra một viễn kiến, một hướng vươn tới cho xã hội, cho chính trị, cho kinh tế, cho giáo dục, cho văn hoá... đảng Cộng sản đã và đang đưa đất nước vào cuộc khủng hỏang tòan diện và bế tắc, với nguy cơ mất nước.

3/-Trước tình thế thay vì trao trả quyền lập hiến cho dân, đảng Cộng sản lại dở trò góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992. Việc đảng Cộng sản tuyên truyền giữ điều 4 Hiến Pháp đã được nhà báo Huy Đức ví đảng Cộng sản lấy điều 4 Hiến Pháp làm hầm trú ẩn.

*
Suy rộng ra các chiến sĩ thông tin tự do là pháo binh từ xa liên tiếp pháo vào hầm. Các chiến sĩ dân chủ đang cùng đồng bào ngày đêm vây hãm quanh hầm. Còn các nhân sĩ “Kiến Nghị 72”, các sinh viên “Kiến Nghị Sinh Viên” là các chiến sĩ công khai “diễn biến hòa bình” ngay trong hầm trú ẩn..." (Nguyễn Quang Duy - 27/02/13)
Mời đọc tiếp : BBC: 
Hiến pháp VN: sửa đổi hay thay mới?
 

Đầu năm 2013, đảng Cộng sản Việt Nam phát động phong trào góp ý “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”.
Mặc cho thông tin chính thống ra rả tuyên truyền, phong trào bị một phần dư luận xã hội xem là trò hề, sửa đổi thì cũng như rắn lột da, rắn lại hòan rắn, chả mấy người tin.

Các bài liên quan

TBT Trọng nói về sửa đổi Hiến pháp
'Có luồng ý kiến suy thoái chính trị'Xem00:49
Giáo sư toán 'điểm huyệt' Đảng Cộng sản

Theo một hướng khác, ngày 19-1-2013, 72 người, hầu hết là các quan chức từng có chân trong đảng và nhà nước cộng sản, cho công bố một kiến nghị và khởi xướng một phong trào thu thập chữ ký. Đến nay họ đã thu được trên 5,659 chữ ký, phần đông những người ký hiện đang sống tại Việt Nam.
Bản Kiến Nghị gồm 7 điểm, trong đó có điểm nhấn mạnh quyền lập hiến:
“Quyền lập hiến (xây dựng, ban hành hay sửa đổi hiến pháp) là quyền sinh ra các quyền khác (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội.”
Đến ngày 21-2-2013, một nhóm sinh viên và cựu sinh viên luật ở Hà Nội cho công bố một bản kiến nghị khác cho rằng:
“Quyền lập hiến là quyền tự nhiên thuộc về nhân dân và vì vậy quyền phúc quyết Hiến pháp đương nhiên cũng là của nhân dân… một bản Hiến pháp ban hành mà không thông qua thủ tục phúc quyết sẽ mất đi phần lớn ý nghĩa vốn có và không được nhân dân cũng như cộng đồng quốc tế ghi nhận.”
Bài viết này mong chia sẻ đôi điều suy nghĩ về quyền lập hiến và quyền phúc quyết (trưng cầu dân ý) của người Việt chúng ta.

Hiến pháp là gì?

Hiến pháp là một văn kiện vạch ra một viễn kiến, một hướng vươn tới cho xã hội, cho chính trị, cho kinh tế, cho giáo dục, cho văn hoá... là văn kiện nền tảng xây dựng một quốc gia.
Hiến pháp quy định các nguyên tắc để xây dựng chính phủ, các giới hạn của chính phủ và đề ra các thủ tục họat động cơ bản cho chính phủ.
Nói một cách bình dân, hiến pháp là một hợp đồng giữa dân và chính phủ. Cũng như mọi hợp đồng, hiến pháp quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên, vì thế hiến Pháp phải được đồng thuận của đại đa số ngừơi dân. Nói rõ hơn quyền lập hiến và quyền phúc quyết là quyền của tòan dân.
Về Hiến Pháp Việt Nam, vì nhận rõ vai trò quan trọng của hiến pháp, ngay khi lên ngôi, vua Bảo Đại đã tỏ ý muốn có một hiến pháp, xây dựng một thể chế Quân Chủ Lập Hiến cho Việt Nam, nhưng ý nguyện của nhà vua không được người Pháp đồng ý.




Cựu Hoàng Bảo Đại từng đóng vai trò soạn thảo Hiến Pháp 1945

Sau khi thoái vị, vua Bảo Đại đã giữ một vai trò trong việc soạn thảo Bản Dự Thảo Hiến Pháp 1945. Bản dự thảo được phổ biến trên báo vào cuối tháng 11 năm 1945. Nó được sửa đổi và được Quốc Hội thông qua vào tháng 11 năm 1946, nhưng lại không được Chủ tịch nước cho ban hành.
Ban hành hiến pháp là một thủ tục luật pháp để xác nhận rằng hiến pháp đã được biểu quyết một cách hợp lệ. Hiến pháp sẽ có hiệu lực từ lúc được ban hành và mọi người phải tuân theo. Mặc dù không được ban hành đa số người Việt vẫn đồng thuận xem Hiến Pháp 1946 như hiến pháp đầu tiên của Việt Nam.
Trên tạp chí Bách Khoa, Đoàn Thêm - một người chuyên ghi lại các sự kiện lịch sử, một chứng nhân trong việc xây dựng và thông qua Hiến Pháp 1946, cho biết Hiến Pháp 1946 chỉ có giá trị ba ngày, nhưng ông không cho biết lý do vì sao hiến pháp này chỉ có giá trị ba ngày.
Điều rõ nhất là Hồ chí Minh và đảng Cộng sản chỉ sử dụng những sắc lệnh và nghị quyết của đảng, không hề đếm xỉa đến những điều ghi trong Hiến Pháp 1946.
Trong kỳ họp thứ 11 Quốc Hội khoá I, Hồ chí minh thông báo dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1946. Ngày 31-12-1959, quốc hội đã đồng ý thông qua hiến pháp sửa đổi. Và ngày 1-1-1960, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố, không màng đến việc “đưa ra tòan dân phúc quyết” theo đúng khỏan c điều thứ 70 của Hiến Pháp 1946.
Quyền lập hiến cuả người dân đã bị đảng Cộng sản sang đoạt qua Hiến Pháp 1946 và bị chiếm đoạt trong các Hiến Pháp 1959, 1980 và 1992.
Tại miền Nam hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng được xây dựng dựa trên hai Hiến Pháp 1956 và 1967.

Hiến pháp hay Cương lĩnh Đảng?

Đảng Cộng sản dùng hiến pháp như một phương thức để thể chế hóa các sách lược cai trị trong từng giai đọan, luật hóa nhiệm vụ chính trị và bảo đảm vai trò lãnh đạo.
Các sách lược và nhiệm vụ của đảng Cộng sản đều được Bộ Chính Trị họp kín quyết định, được các Đại Hội, Hội Nghị Đảng thông qua, rồi đưa ra Quốc Hội, đưa vào Hiến Pháp. Vì thế dưới chế độ cộng sản Hiến Pháp chỉ là Cương lĩnh của đảng Cộng sản.
Chính vì thế các Hiến Pháp 1959, 1980 và 1992 càng ngày càng xa lìa thực tế xã hội, càng xa cách người dân và càng trở nên lạc hậu. Cụ thể là Đại Hội Đảng 6 ra quyết định giải tán hai đảng ngọai vi: đảng Xã Hội và đảng Dân chủ. Sang đến Đại Hội 7 quyết định bắt chước Liên Xô đưa điều 4 vào Hiến Pháp, công khai đặt “Đảng” trên Hiến Pháp trên Quốc Hội.
Bản Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp lần này còn đặt “Đảng” trên Tổ Quốc, trên Nhân Dân, buộc Quân Đội phải “trung” với “Đảng”. Việc thể chế hóa Quân Đội phục vụ “Đảng” lại bộc lộ nỗi lo tự chuyển biến, tự chuyển hóa, trong diễn biến hòa bình đang ngấm ngầm xảy ra bên trong Quân Đội thách thức sự tồn vong của đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì không có một Hiến pháp vạch ra một viễn kiến, một hướng vươn tới cho xã hội, cho chính trị, cho kinh tế, cho giáo dục, cho văn hoá... đảng Cộng sản đã và đang đưa đất nước vào cuộc khủng hỏang tòan diện và bế tắc, với nguy cơ mất nước.
Trước tình thế thay vì trao trả quyền lập hiến cho dân, đảng Cộng sản lại dở trò góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992. Việc đảng Cộng sản tuyên truyền giữ điều 4 Hiến Pháp đã được nhà báo Huy Đức ví đảng Cộng sản lấy điều 4 Hiến Pháp làm hầm trú ẩn.





"Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ chỉ cầm súng bảo vệ Đảng Cộng sản?"

Suy rộng ra các chiến sĩ thông tin tự do là pháo binh từ xa liên tiếp pháo vào hầm. Các chiến sĩ dân chủ đang cùng đồng bào ngày đêm vây hãm quanh hầm. Còn các nhân sĩ “Kiến Nghị 72”, các sinh viên “Kiến Nghị Sinh Viên” là các chiến sĩ công khai “diễn biến hòa bình” ngay trong hầm trú ẩn.
Thứ hai tuần này, 25-2-2013, Nguyễn Phú Trọng công khai xác nhận việc góp ý điều 4, đòi đa đảng, đòi tam quyền phân lập, đòi phi chính trị hóa quân đội đều là những biểu hiện suy thóai chính trị tư tưởng đạo đức. Đảng cần “lãnh đạo”, cần “xem ai” có những biểu hiện đòi hỏi nói trên.
Khổ nội Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Phan Trung Lý lại từng tuyên bố: "Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả."
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Nguyễn Sỹ Dũng, còn nói rõ hơn: “Quyền lập hiến của nhân dân trước hết thể hiện ở quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân. Khi mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, thì mọi quyền lực đều chỉ hợp pháp khi được nhân dân phân chia. Chính vì vậy, bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân là bảo đảm tính chính danh của toàn bộ hệ thống quyền lực nhà nước.”
Thế ra tư tưởng chính trị của hai viên chức cao cấp Quốc Hội suy thóai hay họ đã “phản động” tiếp tay với nhân dân mở cửa hầm trú ẩn.
Ngay tối ngày 25-2-2013, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, phó phòng, biên tập viên báo Gia đình và Xã hội, phổ biến trên Facebook năm điều muốn nói với Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng.
Ngay ở điều một ông Kiên tuyên bố:
“Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.”
Ngày 26-2-2013, báo Gia đình và Xã hội ra Quyết định kỷ luật, buộc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên phải thôi việc. Ông Kiên cho biết đã lên tiếng vì đạo đức và đã chọn con đường đến với dân chủ tự do dẫu biết con đường ấy đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và hy sinh.
Trước đây Nguyễn Minh Triết còn nhìn nhận bỏ điều 4 cũng như bỏ hầm trú ẩn là tự sát. Ông Triết không nhận ra nếu họ tiếp tục cầm cự, buộc cách mạng xẩy ra, tạo thêm rủi ro cho họ và gia đình. Chỉ có diễn biến hòa bình để chuyển tiếp sang thể chế tự do dân chủ mới có thể giúp họ tồn tại và quay về với dân tộc.

Tiến trình dân chủ hóa Việt Nam

Trước tình trạng đảng Cộng sản càng ngày càng bị cô lập, tháng 9 năm 2005, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Phạm duy Nghĩa , Đại Học Quốc Gia Hà Nội, lên tiếng kêu gọi đảng Cộng sản cần quay về giá trị Hiến Pháp 1946, bởi mỗi câu chữ trong đó đều "vang vọng tiếng dân".
Trên diễn đàn đài BBC, người viết có bài “Hiến pháp đúng mực sẽ giúp người dân làm chủ”, giải thích mô hình nhà nước trong Hiến Pháp 1946 còn rất nhiều khiếm khuyết: tam quyền không phân lập, mọi quyền lực đều tập trung trong tay chủ tịch nước, mà chủ tịch nhà nước lại không được dân chúng trực tiếp bầu. Mô hình này tạo cơ sở xây dựng thể chế độc tài cộng sản.
Từ đó người viết kêu gọi cùng vận động một hiến Pháp mới tự do dân chủ với tam quyền phân lập, với viễn kiến, với hướng đi rõ ràng cho dân tộc Việt Nam.




Luật sư Lê Công Định đã soạn ra một bản hiến pháp mới cho Việt Nam

Đến ngày 08 tháng 4 năm 2006, Khối 8406 công bố một Tiến Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn cuối là việc thành lập Hội đồng soạn thảo hiến pháp lâm thời, soạn thảo hiến pháp mới và đưa dự thảo hiến pháp mới ra trưng cầu dân ý; thành lập Hội đồng thi hành Hiến pháp mới, Hội Đồng Tổ chức bầu cử Quốc Hội; Quốc hội đầu tiên họp để thông qua và ban hành Hiến Pháp này.
Tiến Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam của Khối 8406 đã được hằng chục ngàn người đồng ý và ghi tên gia nhập. Từ đó nhiều Tổ chức chính trị được hình thành và công khai họat động đưa cuộc đấu tranh lên một cao trào đòi lại quyền lập hiến và quyền phúc quyết đã bị đảng chiếm đoạt bấy lâu nay. Luật sư Lê Công Định còn soạn một Tân Hiến Pháp để tương lai có thể dễ dàng tham khảo.
Kiến Nghị 72, Kiến Nghị Sinh Viên và tiếng nói của những người như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là dấu hiệu mới của Tiến trình cách mạng Dân Chủ Hóa Việt Nam trong ôn hòa nhưng triệt để, giải thể chế độ độc tài cộng sản xây dựng một thể chế tự do dân chủ.
Một Hiến Pháp được đưa ra trưng cầu và được đồng thuận của đa số người Việt trong và ngòai Việt Nam sẽ là giải pháp tốt đẹp nhất cho tòan dân tộc Việt Nam, trong đó có các đảng viên đảng Cộng sản.
Đã đến lúc, để mọi người Việt chúng ta đồng tâm, đồng chí, đồng lực Vận Động một Hiến Pháp Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam.
Bài viết của ông Nguyễn Quang Duy, Melbourne, Australia (27/2/2013) viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu. 

- Hiến pháp VN: sửa đổi hay thay mới? (BBC). – Nguyễn Hữu Liêm – Những Nguyên tắc Hiến Pháp (1) (Dân Luận).- Bùi Tín: Biết đủ là khôn (VOA’s blog). – Dân chủ Một đảng là gì? (Wise Geek/ Gốc sân).
- Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Kiểm soát để tránh tha hóa quyền lực (LĐ). - Hiến pháp là công cụ để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước (PLVN). - Người dân tộc phải được học hai ngôn ngữ (DV). . - Cựu quan chức Quốc hội kiến nghị giữ lại Điều 66 Hiến pháp 1992 (GDVN). - Hiến pháp sửa đổi không thể thiếu nội dung về thanh niên (TN). - Dự thảo Hiến pháp “quên” thanh niên (TT). - Chưa mở đường cho chính quyền đô thị (PLTP). - Hiến pháp phải có sức sống lâu dài (PLTP).- Cụ thể hóa chế định quản lý và sử dụng đất trong Hiến pháp (VOV). - Khắc phục thu hồi đất tràn lan (TN). - Quy định chặt hơn về sử dụng đất lúa (DV). - Quyền sử dụng đất là quyền tài sản có lợi cho dân (SGGP). - Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Còn một tháng để nhân dân góp ý (PLTP). - “Sẽ sòng phẳng hơn trong thu hồi đất!” (LĐ).
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Ðảng tại Phú Thọ và Vĩnh Phúc (ND).


"Đảng ta" gầm gừ: Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: “Ngăn chặn việc lợi dụng góp ý dự thảo Hiến pháp để chống chính quyền" (GD 28-2-13) -- ‘Phi chính trị hóa quân đội’ là luận điệu phản động (TP 28-2-13) -- Hoảng loạn lên rồi!  Đê sắp vỡ!
Siết thêm! Siết thêm nữa! Tăng cường cơ chế kiểm soát quyền lực (ND 28-2-13)Vụ Hoà thượng Thích Quảng Độ, LM Nguyễn Văn Lý: Một hành động chống đối Việt Nam (PetroTimes 18-2-13)
Báo chí phản biện chính sách như "đi trên dây"? (SGTT 28-2-13) -- Ngạc nhiên là SGTT đăng được bài này!



SGTT.VN - Việc lấy ý kiến nhân dân qua báo chí trong xây dựng pháp luật, chính sách chưa được cơ quan quản lý nhà nước chú trọng, trong khi đó, muốn phản biện chính sách thì nhà báo có thể phải chịu rủi ro hay là chẳng khác đi trên dây (?), đó là những ý kiến đáng chú ý tại hội thảo “tác nghiệp báo chí trong việc lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo chính sách” do trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển tổ chức sáng 27.2 tại Hà Nội.
TS Nguyễn Thu Trang, phó ban Pháp chế thuộc VCCI nhìn nhận: qua thực tiễn mà VCCI lấy ý kiến của doanh nghiệp đối với các chính sách kinh doanh, thì báo chí đã tham gia hầu hết các công đoạn.
“Một là báo chí phát hiện ra tồn tại của chính sách, từ đó VCCI luôn tìm nguồn từ báo chí đề đề xuất sửa đổi. Vì thế, báo chí là cơ sở quan trọng của sáng kiến chính sách của VCCI; hai là chuyển dự thảo chính sách đến quần chúng; Thứ ba, báo chí là diễn đàn để có ý kiến nhiều chiều về chính sách đó”, bà Trang nói.
Nhà văn Phạm Viết Đào thì kể rằng, trước đây, khi ông còn làm thanh tra, đã có lúc ông phải dùng báo chí để phản biện đối với chính sách chưa được của ngành mình song ở cương vị thanh tra thì khó nói hoặc nói không hiệu quả bằng.
Tuy nhiên, ông Đào cũng cho rằng báo chí “chưa có những phản biện đích thực” và khuyến khích các nhà báo phải rèn luyện kỹ năng viết phản biện mà “không phải sợ, như cầu thủ vào bóng sao cho chạm bóng trước để không phạm lỗi”, nhà văn này ví von.
Nguyên nhân, được nhà báo Đào Tuấn (báo Lao động) nhìn nhận là bởi luôn có “hệ số rủi ro” trong việc thông tin, phân tích chính sách trên báo chí.
Nhà báo này dẫn chứng: năm 2008 chính lãnh đạo báo nơi ông từng làm việc đã phải kiểm điểm vì đăng một bức thư “phản biện”, không đồng tình với việc phá bỏ Hội trường Ba Đình và xây dựng toà nhà Quốc hội mới trên khu di tích Hoàng thành Thăng Long của một vị khai quốc công thần, mà trước đó, nhiều tờ báo đã không dám đăng bức thư này.
Theo nhà báo Đào Tuấn, chính vì có “hệ số rủi ro”, (nếu không nói “hệ số rủi ro” rất lớn) nên trong một số đợt góp ý chính sách thì chỉ thường thấy các “ý kiến đồng thuận” mà ít khi có những quan điểm ngược lại trên báo chí.
Nhà báo Nghĩa Nhân (báo Pháp luật TP.HCM) thì nói thẳng: chưa có cơ chế nào giải tỏa rủi ro này, vì thế, chỉ có sự dũng cảm, sự khôn ngoan của nhà báo phản biện mới có thể giúp họ “đi dây mà không bị ngã”.
Dưới góc nhìn của nhà quản lý, ông Nguyễn Văn Hiếu, trưởng phòng Pháp luật chinh sách của cục Báo chí (bộ Thông tin truyền thông) nói thêm, rằng thời gian qua các cơ quan báo chí có những bài phân tích, phản biện các dự thảo chính sách nhưng đôi khi mang tính chì chiết, chê bai, coi đó như việc cơ quan chủ trì soạn thảo làm tổn hại đến một số người, quy định chưa hợp thực tế mặc dù đó mới là dự thảo, chưa mang tính xây dựng của việc góp ý, phản biện chính sách. Điều này, cộng với việc luật chưa quy định cơ quan soạn thảo chính sách phải coi tiếp thu ý kiến qua báo chí là một kênh bắt buộc đã khiến người làm chính sách – cơ quan soạn thảo chưa thực sự coi báo chí là kênh chủ đạo.

Quân đội có phải trung thành với Đảng?

- “Không thể chấp nhận quan điểm “phi chính trị hoá Quân đội” (QĐND)

-Quân đội Nhân dân Việt Nam bảo vệ dân hay bảo vệ đảng? (RFA). 


-Gần 600 người ký tên đòi CSVN trả quyền cho dân -- - Quyền lãnh đạo của Ðảng là sự tín nhiệm, thừa nhận của nhân dân (ND). - – Nhóm “Công dân tự do” ra tuyên bố ủng hộ PV Nguyễn Đắc Kiên (RFA). - Cộng đồng mạng mạnh mẽ ủng hộ ký giả Nguyễn Đắc Kiên (VOA).- Từ vụ Tổng biên tập Vũ Kim Hạnh đến nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc: 20 năm đảng CSVN vẫn không đổi thay (DLB).- Về nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và báo Gia đình & Xã hội: Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió(pro&contra). 

- Bà Nguyễn Thị Nga: Lo ngại sức khoẻ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trong tù (RFA).- Blogger Huỳnh Ngọc Chênh được đề cử Giải Công dân Mạng 2013 (VOA).- Thanh Tuyền, Tuấn Vũ chính thức bị cấm biểu diễn ở Việt Nam (DT). –Cấm các ca sĩ, diễn viên, MC trong đĩa nhạc lậu của ASIA hoạt động tại Việt Nam (CAND). – 6 nghệ sỹ tham gia Asia 71 bị trả thù bằng cách ‘cấm biểu diễn’ (DLB).- Dân biểu EU nhận định về Phúc trình bloggers VN (RFA). Máy tính bán ở Việt Nam bị cài ‘mã độc’

Tổng số lượt xem trang