Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Giàn khoan mới vào Biển Đông nguy hiểm hơn Hải Dương 981

--Giàn khoan mới vào Biển Đông nguy hiểm hơn Hải Dương 981

Giàn khoan COSLProspector
Ngày 30/4, Trung Quốc tuyên bố giàn khoan COSLProspector chính thức rời thành phố Yên Đài lên đường tới Biển Đông.
Đây là giàn khoan thứ tư mà Tập đoàn đóng tàu CIMC Raffles chuyển giao cho Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL-China Oilfield Services Ltd.) và là giàn khoan bán ngầm nước sâu thứ hai Bắc Kinh điều tới Biển Đông sau giàn khoan Hải Dương 981.

Hiện đại hơn giàn khoan Hải Dương 981
Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL) đã nhận giàn khoan bán nổi COSLProspector (Hưng Vượng) này vào ngày 19/11/2014.
Giàn khoan COSLProspector được trang bị các công nghệ tiên tiến – trong đó có hệ thống định vị động (DP3), biến tần thông minh và rã đông tự động, với hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới.
Hệ thống định vị động DP3 được lắp đặt trên giàn khoan COSLProspector đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của Na Uy và Trung Quốc.
So với các giàn khoan nửa nổi nửa chìm khác đã được bàn giao trước đó như COSLPioneer, COSLPromoter, COSLInnovator, giàn khoan COSLProspector có thể hoạt động trong môi trường băng giá. Nó có thể hoạt động hầu như khắp mọi nơi thế giới, trừ những khu vực có nhiệt độ dưới -20 độ C.
Giàn khoan COSLProspector đã trải qua tất cả các xét nghiệm và điều chỉnh cần thiết. Giàn khoan này được thiết kế để hoạt động khoan nước sâu ở Biển Đông trong nửa đầu năm 2015.
Giàn khoan COSLProspector hiện đại hơn Hải Dương 981 vì nó được trang bị hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới với hệ thống định vị động có thể bảo đảm cho giàn khoan này hoạt động bình thường trong bão cấp 12 ở Biển Đông.
COSLProspector là giàn khoan bán nổi thứ 7 do CIMC Raffles chế tạo. Hãng CIMC Raffles hiện đang đóng tiếp bốn giàn khoan bán nổi nữa và tất cả đều đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất trên thế giới.
Giàn khoan này hoạt động ở độ sâu tối đa 1.500 m, độ sâu tối đa của giếng khoan là 7.600 m, nhân viên trên giàn khoan theo quy định là 130 người, tải trọng sàn tàu 5.000 tấn
Về hãng đóng tàu CIMC Raffles Yên Đài
CIMC Raffles Yên Đài là một hãng đóng tàu ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đại lục. Hãng đóng tàu này hiện do CIMC Raffles Offshore Ltd điều hành.
Hãng đóng tàu Raffles Yên Đài do công dân Singapore Brian Chang sáng lập, nhưng bị Trung Quốc thâu tóm năm 1993.
Hãng đóng tàu Raffles Yên Đài do công dân Singapore Brian Chang sáng lập, nhưng bị Trung Quốc thâu tóm năm 1993.
Năm 1994, công dân Singapore Brian Chang đã thành lập Hãng đóng tàu Raffles Yên Đài nằm gần Nhật Bản và Hàn Quốc, một khu vực chiếm tới 80% công suất đóng tàu của toàn thế giới. Đây là hãng đóng tàu duy nhất ở Trung Quốc do người nước ngoài chiếm đa số cổ phần.
Tháng 3/2013, CIMC đã mua hết số cổ phần còn lại của CIMC Raffles Yên Đài và biến nó thành công ty con của CIMC Offshore Holdings Co. Ltd.
Giàn khoan này từ khi ký hợp đồng đóng đến khi bàn giao chỉ mất có 35 tháng. Công ty CIMC Raffles có 9 giàn khoan nước sâu nửa chìm đã được đưa đến các vùng biển trên thế giới như Bắc Hải, Brazil, vịnh Mexico, Tây Phi để hoạt động.
Phó Tổng giám đốc CIMC Raffles là Vu Á cho rằng, giàn khoan COSLProspector gia nhập “tàu chủ lực” nước sâu cho thấy Yên Đài hoàn toàn có khả năng cung cấp giàn khoan nước sâu với số lượng lớn cho ngành dầu khí Trung Quốc.
Thông số kỹ thuật:
Dài: 104,5m; Rộng: 70,5m; Cao: 37,5m. Hoạt động ở vùng biển sâu đến 1.500m. Khoan sâu tối đa: 7.600m. Hoạt động ở nhiệt độ thấp nhất: -20 độ C. Tải trọng sàn tối đa: 5000 tấn. Số nhân viên là việc trên giàn khoan: 130 người.
Đỗ Phong (Đất Việt)
-TQ đưa giàn khoan thứ nhì vào biển Đông RFA 
Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu Hưng Vượng hướng về Biển Đông Việt Nam. Tân Hoa Xã đưa tin này cho biết giàn khoan này đã rời TP Yên Đài tỉnh Sơn Đông lúc 10g18 phút sáng ngày 30/4/1975. Tuy vậy thông tin không cho biết Trung Quốc sẽ hạ đặt giàn khoan này ở đâu trên vùng Biển Đông.
Được biết Hưng Vượng là giàn khoan nước sâu nửa chìm,  trọng tải 5.000 tấn, hoạt động ở độ sâu tối đa 1.500 mét, độ sâu tối đa của giếng khoan là 7.600 mét. Số nhân viên phục vụ trên giàn khoan lên tới 130 người.

Đây là giàn khoan nước sâu thứ hai phục vụ khảo sát thăm dò dầu khí được Trung Quốc triển khai ở Biển Đông. Hồi tháng 5/2014 Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam ngoài khơi Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Vụ việc đã gây nên phong trào biểu tình chống Trung Quốc rộng khắp Việt Nam. Trong một số cuộc biểu tình, đã có xảy ra bạo động như ở Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Áng Hà Tĩnh, gây thiệt hại nghiêm trọng nhân mạng và tài sản cho các công ty Trung Quốc, Đài Loan và một số quốc gia khác.
Quan hệ Việt Nam Trung Quốc cũng nguội lạnh một thời gian cho đến khi hai Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam có những thỏa thuận làm dịu bớt tình hình.

Trung Quốc nhận giàn khoan hiện đại hơn Hải Dương 981

(Petrotimes)  01/05/2015– Đội giàn khoan nước sâu của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) vừa tiếp nhận thêm một thành viên mới, được cho là còn hiện đại hơn giàn khoan Hải Dương 981 – “đối tượng” đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và tạo nên cái gọi là “sự cố giàn khoan”, khuấy động Biển Đông cách đây tròn 1 năm.
Giàn khoan Hưng Vượng
Giàn khoan mới có tên là Hưng Vượng (CSOL Prospector), cũng là một giàn khoan nước sâu nửa nổi nửa chìm như Hải Dương 981. Nó được quảng cáo là có thể hoạt động trên toàn thế giới, ngoại trừ vùng Bắc cực.
Giàn khoan có thể hoạt động ở nơi có độ sâu lên đến 1.500 mét (Hải Dương 981 có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 mét), khoan sâu tới 7.600 mét (Hải Dương 981 có thể khoan sâu tới 12.000 mét).
Trên giàn có đủ điều kiện cho khoảng 130 người sống và làm việc dài ngày, tải trọng sàn tàu tối đa 5.500 tấn.
Sở dĩ nói giàn khoan Hưng Vượng hiện đại hơn Hải Dương 981 ở chỗ, giàn khoan mới được trang bị hệ thống khoan tiên tiến nhất với hệ thống định vị động có thể bảo đảm cho giàn khoan này hoạt động bình thường trong môi trường bão cấp 12 ở Biển Đông, đã được các công ty giám định nổi tiếng như DNV và CCS chứng nhận.
Trong khi đó, giàn khoan Hải Dương 981 - dù là giàn khoan “siêu hiện đại”, “siêu bền vững” và “siêu khủng” nhưng cũng chỉ được thiết kế đủ sức chống bão mạnh cấp 10.
Giàn khoan Hưng Vượng được bàn giao cho CNOOC vào ngày 30/4/2015
Từ năm 2010 đến nay, từ Nhà máy đóng tàu CIMC ở Yên Đài, đã có 9 giàn khoan nước sâu nửa nổi nửa chìm xuất xưởng và đi hoạt động tại Biển Bắc, Brazil, Tây Phi và Biển Đông. Hiện nay, nhà máy này đang xây dựng thêm 5 giàn khoan nước sâu nửa nổi nửa chìm để phục vụ cho các chiến dịch săn tìm năng lượng cũng như tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.
Hiện chưa rõ, giàn khoan Hưng Vượng sắp tới sẽ được điều đi tới vùng biển nào nhưng với tham vọng lãnh thổ của người hàng xóm “to mà không lớn”, các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines cần cảnh giác, không để xảy ra một “sự cố giàn khoan” như cách đây 1 năm.
Linh Phương (theo Năng Lượng Mới)

Tổng số lượt xem trang