-"Công bộc có tư duy cai trị"-- Kiểm điểm Vụ trưởng vì phát ngôn phản cảm (PLTP). - Kịch tính (PLTP). - Chẳng lẽ chỉ rút kinh nghiệm? (PLTP).- Vụ trưởng Ngân hàng Nhà nước ‘ví von thiếu nghiêm túc’ (VNE). – Kiểm điểm một Vụ trưởng vì nói dân “quen hít khí trời”! (NLĐ). – Ví dân quen ‘hít khí trời’, lãnh đạo NHNN bị kiểm điểm (VTC).- Vụ trưởng phải kiểm điểm vì lời nói “thiếu nghiêm túc” (TN). (TNO) Chiều ngày 5.3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNNbáo cáo giải trình và kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm liên quan đến phát biểu tại buổi họp báo trước đó.
Tại buổi họp báo do Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam tổ chức ngày 27.2.2013, ông Bùi Quang Tiên được mời tham dự.
Tại đây, trong khi trao đổi thông tin với một số nhà báo, ông Tiên đã có một số lời nói dùng hình ảnh ví von không phù hợp, thiếu nghiêm túc (khi giải thích về thông lệ là người sử dụng dịch vụ thì phải trả phí và nên biết cách sử dụng dịch vụ hiệu quả nhất, ông Tiên dùng hình ảnh quen sử dụng dịch vụ như hưởng khí trời không mất phí...).NHNN khẳng định, đó là lời nói của cá nhân ông Bùi Quang Tiên, không thể hiện quan điểm của NHNN.- Vụ trưởng Ngân hàng Nhà nước ‘ví von thiếu nghiêm túc’ (VNE).
Tại đây, trong khi trao đổi thông tin với một số nhà báo, ông Tiên đã có một số lời nói dùng hình ảnh ví von không phù hợp, thiếu nghiêm túc (khi giải thích về thông lệ là người sử dụng dịch vụ thì phải trả phí và nên biết cách sử dụng dịch vụ hiệu quả nhất, ông Tiên dùng hình ảnh quen sử dụng dịch vụ như hưởng khí trời không mất phí...).NHNN khẳng định, đó là lời nói của cá nhân ông Bùi Quang Tiên, không thể hiện quan điểm của NHNN.- Vụ trưởng Ngân hàng Nhà nước ‘ví von thiếu nghiêm túc’ (VNE).
- Tiền trích lập: Ngân hàng để làm gì? (CafeF). - Các ngân hàng kỳ vọng lãi suất giảm 2% (TN).
- Ngân hàng chạy đua tăng giá USD (DT).
- NHNN thu lời từ chênh lệch giá vàng: SJC nói có, NHNN bảo không (Sống mới).
- Ngân hàng và doanh nghiệp vẫn khó tìm tiếng nói chung (ĐT/VOV).
- Ngân hàng vẫn ngại cho vay đầu tư BĐS và chứng khoán (VOV).
- Phải học sống bằng gió biển và khí giời! (LĐ).
- Chứng khoán tiếp tục giảm điểm (TN).
- Địa ốc đầu năm: Ai mua, tôi bán rẻ cho… (DT). - Người mua vẫn chờ những căn hộ vừa túi tiền! (SGTT). - Đại Thanh “siêu” giảm giá căn hộ vẫn khó bán? (GDVN). - Hiệp hội BĐS TP.HCM bỗng nhiên nổi tiếng nhờ “tối kiến” (GDVN).
- Câu chuyện về tỉ phú đầu tiên của Việt Nam (TT).
- Doanh nghiệp thép sản xuất cầm chừng để giải phóng hàng tồn kho (PT).
- Đắng lòng vì tỏi dỏm (TN).- Nền kinh tế có thể sáng lên (ĐT).
- Nuôi nợ… xấu ! (SGĐTTC/ĐTCK).
- Những quyết định một chiều (VOV). – GS Đặng Hùng Võ: ‘Ông này cầm gậy cấm người dân gửi tiền’!(GDVN). – Ngân hàng không muốn ‘thả’ vốn cho bất động sản (VNE). – ‘Thuốc cứu bất động sản chưa đủ liều’ (VNE). – Sao vẫn nhiều doanh nghiệp “kết” bất động sản? (VnEco). – Bất động sản: Chỉ có cơ hội khi có thanh khoản (VnM). – Để đầu tư bất động sản không biến thành đầu cơ (ĐBND).
- Đánh giá tình hình 2013: Nhà băng thận trọng (VnEco). – Ngân hàng và doanh nghiệp vẫn khó tìm tiếng nói chung (ĐT).
- Tăng tỷ giá, sợ lạm phát (DNSG).
- Điều hành xăng dầu kiểu “ứng trước bù sau” (Infonet).
- Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản mua- bán vàng ở nước ngoài (NLĐ). – Giá vàng tiếp tục trồi sụt vì sức ép tâm lý (VnM). – Cần 2,4 tỷ USD để rút ngắn chênh lệch giá vàng VN và thế giới? (DT).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 5-3-2013 (VF). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 5-3-2013 (VF).
- Càng suy thoái càng nhiều nguy cơ (DĐDN).
- Cả nước tồn gần 300.000 tấn đường (TN).- Bất lực hay buông lỏng quản lý giá sữa? (TT). – Loạn nhãn mác sữa trẻ em: Không lẽ đành bó tay?(TTXVN).
- Ông Phạm Nhật Vượng vào danh sách tỷ phú thế giới (VnEco). – Tỷ phú USD Việt Nam đầu tiên được thế giới công nhận (VEF). – Chuyện đời Phạm Nhật Vượng trên Forbes (Zing). – Tỷ phú thế giới Phạm Nhật Vượng: Tấn công hơn là phòng thủ (DV).- Tổng thống Obama đề cử trưởng ban ngân sách mới (VOA). – Bế tắc ngân sách Mỹ : Chiến thuật nhiều rủi ro của Dân Chủ lẫn Cộng Hòa (RFI). – Lính Mỹ vụ Wikileaks nhận một số tội (BBC). - Các kinh tế gia Mỹ: Cắt giảm ngân sách tự động là một sai lầm (VOA)
- Cẩn trọng với hàng “Made in PRC”: Cũng là hàng Trung Quốc cả (Sống mới).
- Châu Á gần nhau hơn nhưng hợp tác khó hơn (DV).
- “Vụ trưởng quy kết dân quen hít khí trời là xem thường dân” (DT).(Dân trí) - Đó là quan điểm của ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội trước phát biểu của ông Bùi Quang Tiên - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) về phản ứng của người dân đối với quy định thu phí rút tiền ATM nội mạng.
Ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội
Cụ thể, ông Đỗ Mạnh Hùng cho rằng: "Phát biểu của ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước mới đây liên quan đến thông tin các ngân hàng sẽ thu phí ATM giao dịch nội mạng là xem thường dư luận, xem thường người dân đang ngày ngày sử dụng dịch vụ ATM".
"Coi thường dư luận"
Ông có đánh giá gì khi ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước có phát ngôn “người dân được cái lợi là sẽ tỉnh ngộ ra rằng việc này phải mất phí. Ở nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi, bây giờ mất phí thì phải học quy trình thao tác cho tốt để đỡ trục trặc khi giao dịch trên máy ATM. Cũng phải cân nhắc rút tiền lúc nào phù hợp”?
Đó là phát biểu với ý xem thường dư luận, xem thường người dân đang ngày ngày sử dụng dịch vụ ATM. Hiểu một cách khái quát nhất thì mục tiêu khi Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản trước hết là tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng, tạo một điều kiện để công tác quản lý tốt hơn, nhằm đảm bảo vừa có lợi cho người tiêu dùng và cho cả nền kinh tế.
Vậy nên, càng không thể hiểu ở đây là sự ban ơn của ai đó. Đồng tiền lĩnh ra từ thẻ ATM hoàn toàn là mồ hôi, công sức của người dân, chứ không phải gió biển, khí trời mà quy kết như vậy. Đất nước này được gây dựng nên bởi bao máu xương của các thế hệ đi trước, và nay rất nhiều người đã đóng góp máu xương như thế, đang hàng tháng rút lương hưu qua thẻ ATM.
Lương cán bộ chúng tôi, mỗi tháng được 10 triệu một tháng, ra rút tiền thì ít nhất cũng phải thao tác 2 lần nhưng đen đủi có lần thì máy báo hết tiền hoặc máy dở chứng. Trách nhiệm của hệ thống ngân hàng là phải làm sao tổ chức dịch vụ tốt hơn, để người dân hoàn toàn tin tưởng và thấy rằng, dịch vụ là văn minh hơn, tốt cho mình, cho cả nền kinh tế. Không thể nói “phụ bạc” với dân như vậy. Tại sao người dân ủng hộ một chính sách tốt đẹp của Chính phủ mà lại bị một ông Vụ trưởng quy kết như vậy?
Ông có cho rằng, những phát biểu như vậy càng đẩy nhân dân ra xa cơ quan lãnh đạo, quản lý?
Phát biểu như ông vụ trưởng Bùi Quang Tiên rõ ràng thể hiện sự không tôn trọng người dân. Nhưng tôi tin người dân rất công bằng, sáng suốt, phát biểu của một cá nhân không thể làm người dân xa cơ quan lãnh đạo, quản lý nhà nước.
Phát biểu này của ông Vụ trưởng làm tôi nhớ trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, đại biểu Nguyễn Văn Thuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có “truy vấn” ông Nguyễn Văn Bình - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về kinh doanh vàng: “Thống đốc trả lời khôn là tốt nhưng cũng đừng nghĩ là dân và đại biểu quốc hội không biết gì”.
Có lẽ tư duy không tôn trọng dư luận, không tôn trọng người dân đã có ở không ít cán bộ quản lý. Đảng ta có khẩu hiệu: “Đảng tận tụy vì dân, dân một lòng tin theo Đảng, chủ nghĩa xã hội nhất định thành công”. Chỉ khi nào Đảng tận tụy vì dân thì dân mới một lòng tin theo Đảng. Nhưng vẫn còn có những cán bộ còn chưa tận tụy vì dân…
"Công bộc có tư duy cai trị"
Những phát ngôn kể trên phát ra từ miệng “đầy tớ của dân”, càng khiến người dân thêm lo lắng về vai trò trách nhiệm và tư cách của không ít cán bộ. Ông chia sẻ điều này thế nào?
Nghị quyết TƯ4 nói rằng một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về đạo đức, phai nhạt về lý tưởng, đó là thực tế mà chúng ta cũng ít nhiều cảm nhận được. Rõ ràng, có những biểu hiện ở một số người có chức vụ làm cho người dân hiểu rằng những người đó cũng không thực sự lo lắng cho nhân dân, cho sự tồn vong của Đảng, của chế độ.
Dư luận bấy lâu cũng lo lắng về một số người ta có chức vụ chỉ lo cho lợi ích của nhóm, của bản thân mình. Điều đó tiềm ẩn nguy cơ rất lớn.
Rõ ràng những người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã cảnh báo về nguy cơ này. Vấn đề là sự quyết tâm tổ chức thực hiện của từng cấp, từng ngành.
Theo ông, ông Vụ trưởng Bùi Quang Tiên này có nên nói lời xin lỗi dân không?
Theo tôi, cũng nên để ông Tiên có cơ hội giải thích rõ ý kiến của mình và ông Tiên cũng nên xin lỗi người dân. Trong kỳ họp thứ 9 quốc hội khóa 12, tôi phát biểu góp ý rằng: một số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đang có tư duy cai trị nhiều hơn là tư duy phục vụ dân nên cách hành xử cũng theo kiểu cai trị.
Tôi đã dẫn chứng vụ Tiên Lãng - Hải Phòng là một trong những ví dụ điển hình về lối tư duy cai trị, áp đặt ở một số cán bộ. Những cách hành xử như vậy cần phê phán, phải làm cho cán bộ hiểu rằng mình được làm công việc này do có sự phân công của Đảng, do có người dân xây dựng nên đất nước như thế này. Mỗi người được phân công nhiệm vụ gì thì phải cố gắng làm cho tốt.
Xin cảm ơn ông!
"Theo đúng quy định của Chính phủ, hàng tháng tôi vẫn lĩnh lương qua thẻ. Và phải nói thật, bên cạnh những ưu điểm nhất định, nhiều lúc cũng gặp phiền toái. Cái quan trọng trước nhất là hệ thống ngân hàng phải nghĩ đến trách nhiệm của mình, làm dịch vụ ATM ngày càng tiện lợi hơn. Và nếu Chính phủ đã quy định bắt buộc thực hiện việc trả lương qua thẻ thì cũng phải có quy định tương ứng về việc trả phí. Ví dụ như, Chính phủ đã quy định cán bộ công chức phải lĩnh lương qua thẻ thì nhà nước có đứng ra trả phí cho dịch vụ đó không? Không thể nào bớt lương của người hưởng lương cho một dịch vụ còn gây nhiều phiền toái", ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Phúc Hưng (thực hiện)"Theo đúng quy định của Chính phủ, hàng tháng tôi vẫn lĩnh lương qua thẻ. Và phải nói thật, bên cạnh những ưu điểm nhất định, nhiều lúc cũng gặp phiền toái. Cái quan trọng trước nhất là hệ thống ngân hàng phải nghĩ đến trách nhiệm của mình, làm dịch vụ ATM ngày càng tiện lợi hơn. Và nếu Chính phủ đã quy định bắt buộc thực hiện việc trả lương qua thẻ thì cũng phải có quy định tương ứng về việc trả phí. Ví dụ như, Chính phủ đã quy định cán bộ công chức phải lĩnh lương qua thẻ thì nhà nước có đứng ra trả phí cho dịch vụ đó không? Không thể nào bớt lương của người hưởng lương cho một dịch vụ còn gây nhiều phiền toái", ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.
- Từ việc thu phí ATM nghĩ đến “kinh doanh dịch vụ rút tiền” (SGTT). – Phí ATM và chất lượng dịch vụ? (SGĐT).
>> "Thu phí, chất lượng phục vụ ATM sẽ cải thiện"
>> Phí rút tiền ATM nội mạng: Thu 1 đồng, chi 9 đồng?
>> Ngân hàng nô nức... thu phí rút tiền ATM
- Không đưa giấy tờ cho CSGT có thể bị phạt 5 triệu đồng: Dân không còn cơ hội “tự vệ chính đáng”? (Sống mới).Nhẽ ra Bộ GTVT nên tập trung vào các giải pháp trực tiếp về phát triển hạ tầng giao thông, giải quyết các vấn đề tồn đọng trong ngành giao thông, thì dường như Bộ có vẻ “khoái” việc đưa ra những lề luật, quy định về xử phạt hơn cả. Cụ thể, Bộ GTVT lại vừa đưa ra Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, nếu không tạo điều kiện để CSGT kiểm tra giấy tờ, phương tiện có thể bị xử phạt tới 5 triệu đồng.
CSGT tiếp tục hành xử khó hiểu
CSGT được trang bị súng khi tuần tra
Clip CSGT vi phạm luật giao thông
Theo nội dung của Dự thảo này, bắt đầu từ ngày 1/7/2013, người tham gia giao thông có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm hoặc chống lại người thi hành công vụ sẽ bị phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Cụ thể, Điều 35 của Nghị định về việc xử phạt người có hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ nêu rõ: “Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho người điều khiển phương tiện trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: “Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về các giấy tờ liên quan đến người và phương tiện, điều kiện hoạt động của phương tiện, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, đào tạo, sát hạch lái xe, đăng kiểm phương tiện”.
Trước đó, Bộ GTVT đã đưa ra nhiều đề xuất như thu Thuế hạn chế phương tiện cá nhân, xử phạt các chủ phương tiện giao thông không chính chủ…, nhưng không nhận được sự ủng hộ của bất kỳ đối tượng nào trong xã hội bởi các đề xuất phần lớn chỉ tập trung vào chuyện thu-phạt làm đầy thêm ngân sách trong khi dân đang lao đao khốn đốn vì kinh tế khó khăn. Thậm chí, có những đề nghị xuất phát từ góc nhìn thiển cận và hạn hẹp, cô lập hoạt động giao thông ra khỏi một tổng thể kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hàng loạt doanh nghiệp. Ví như đề xuất thu phí bảo trì đường bộ, đánh thuế hạn chế phương tiện cá nhân đã góp phần khiến nền công nghiệp ô tô ngã ngựa trong năm 2012, đưa mức tiêu thụ xe hơi về ngưỡng thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.
Trở lại Điều 35 trong Dự thảo Nghị định xử phạt mà Bộ GTVT vừa đề xuất, việc nội dung đề cập đến những hành vi cản trở , không chấp hành yêu cầu thanh kiểm tra, kiểm soát về giấy tờ và phương tiện xuất phát từ một thực tế, nhiều trường hợp CSGT, Thanh tra GT hoặc các lực lượng được tăng cường đã lạm dụng vị trí, nhiệm vụ mà hạch sách, nhũng nhiễu người đi đường. Nhiều trường hợp người tham gia giao thông đã ghi được hình ảnh CSGT giở võ “cùn” để tìm cách phạt bằng được các phương tiện, ngay cả khi không chỉ ra được lỗi của người lái xe. Song người dân không thể làm gì được khi cảnh sát đã giữ giấy tờ và băng lái xe của họ trong tay.
Chính vì vậy, hành vi “phòng vệ” của người dân là yêu cầu CSGT phải chỉ ra lỗi của họ trước khi xuất trình giấy tờ thì nay sẽ bị khép vào tội “cản trở yêu cầu kiểm tra, kiểm soát giấy tờ, phương tiện” và có thể bị phạt nặng tới 5 triệu đồng. Như vậy quyền lợi chính đáng, cuối cùng của người dân khi làm việc với CSGT cũng sẽ bị tước bỏ.
Xin lưu ý, nhiều trường hợp dân đi đúng luật vẫn bị CSGT dừng xe, xử phạt, bất chấp mọi giải thích và phản ứng từ dân. Nay lại thêm quy định này, liệu có tạo nên nguy cơ trao quá nhiều quyền cho CSGT để hành dân?- Xe không chính chủ có thể bị phạt 4 triệu đồng (TP).
- Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong ngành Y tế (VOV). - Nhiều thuốc trúng thầu có giá bất thường (TN). - Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn bị truy sát giữa đường (TN).
- Bi kịch sau những đêm “ngủ thăm” của sơn nữ (VNN/DT). - Theo dấu “ma rừng” (PT).
- Bữa cơm từ thiện ‘đưa bằng 2 tay’ ở Thiện Tâm (PT).- ‘Âm binh’ ở sòng bài biên giới (CAND/TP).
-Hội chứng chửi dân lại ngóc đầu dậyThời buổi thóc cao gạo kém, không khí đang uể oải mà ngay đầu tháng 3 rộ lên toàn những thông tin buồn cho túi tiền của người dân.
Đầu tiên là thông tin các ngân hàng sẽ thu phí ATM giao dịch nội mạng. Tiếp theo là thông tin Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị Chính phủ đánh thuế tiền gửi tiết kiệm!
Với người dân thì việc rút mấy đồng tiền còm của chính mình mà còn phải chịu phí rõ ràng là thiệt thòi. Ấy vậy mà ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, lại bảo là việc này… có lợi cho dân!
Theo ông Tiên, “người dân được cái lợi là sẽ tỉnh ngộ ra rằng việc này phải mất phí. Ở nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi, bây giờ mất phí thì phải học quy trình thao tác cho tốt để đỡ trục trặc khi giao dịch trên máy ATM. Cũng phải cân nhắc rút tiền lúc nào phù hợp” (Người Lao Động, 27-2).
Phát ngôn này của ông Tiên làm hàng triệu người đang lãnh lương qua tài khoản ATM “tỉnh ngộ” thật vì không ngờ họ là người “ăn bám”, là người hít khí trời của ngân hàng từ hồi nào chẳng hay. Trước khi có Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản, cứ đến tháng họ xuống phòng tài vụ nhận lương, đồng lương chẳng hề bị sứt mẻ tí nào mà cũng chẳng bị ai nói này nói nọ. Chẳng lẽ người dân ủng hộ một chính sách tốt đẹp như vậy của Chính phủ mà lại bị ông Tiên quy kết đến tội nghiệp vậy sao? Đây không phải là gió biển mà chính là mồ hôi nước mắt của người lao động đấy chứ. Với các cụ hưu trí thì những đồng lương hưu mà các cụ đi rút hằng tháng là công lao tích lũy cả một đời, có khi bằng cả một phần máu xương của các cụ đấy, dễ gì được hít gió biển một cách lãng mạn như ông vụ trưởng nghĩ.
Nhìn rộng ra, cứ như ý của ông Tiên thì có lẽ nước Mỹ mới là nơi mà người dân “hưởng gió biển” nhiều nhất. Họ có thuộc nền văn minh lúa nước đâu, vậy mà giao dịch ATM nội mạng họ chẳng phải trả đồng nào. Cũng may mà người Mỹ không đọc được tiếng Việt chứ họ mà biết họ đang “ăn không” của ngân hàng chắc họ buồn lòng lắm!
Ông vụ trưởng còn bảo rằng thu phí để người dân phải cân nhắc khi rút tiền. Điều này hình như ông nói chưa đúng đối tượng. Thường thì những người thừa tiền lắm của mới rút tiền thoải mái, không suy nghĩ, chứ dân nghèo có đâu dám thế. Phàm người càng nghèo thì mỗi lần rút tiền hay tiêu tiền họ càng phải cân nhắc kỹ lưỡng, phải suy trước tính sau. Chắc không cần phải đợi đến lúc ngân hàng thu phí thì họ mới cân nhắc như ông Tiên nói.
Đó là những cái “lợi” về phía người dân. Còn một cái “lợi” nữa, cũng theo ông Tiên, “lợi là hình ảnh cả hệ thống ngân hàng tương đồng với các nước thế giới” (Người Lao Động). Thật ra, trong chuyện thu phí này, túi tiền của người dân là hệ trọng nhất, thứ đến mới là chuyện doanh thu của ngân hàng. Chứ trong lúc khó khăn mà lại bàn tới chuyện đánh bóng hình ảnh của hệ thống ngân hàng với các nước thì hết sức lố bịch. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngân hàng nước ngoài, TS Nguyễn Trí Hiếu từng nói với Pháp Luật TP.HCM rằng giao dịch ATM nội mạng tại các nước phát triển, nhất là Mỹ không có bất cứ loại phí nào. Như vậy, nếu muốn tương đồng với các nước thế giới thì đừng thu phí mới đúng chứ!
Nói vòng nói vo hổng qua nói thật: Hội chứng chửi dân từ nghị Phước đến Thống đốc Bình tưởng đã lắng sau khi dư luận phê phán dè đâu đầu năm con rắn này lại ngóc đầu dậy. Cho hay, cái não trạng “quan lại cha mẹ” dân đã ăn sâu vào không ít người trong bộ máy công quyền, đến mức, một ông vụ trưởng, xét về cấp bậc, không phải quan to nhất phẩm, mà cũng mở miệng coi dân không ra gì!
HOÀNG MẠNH HÀ
-Hội chứng coi thường dân
Tiền Phong Online
Thời buổi thóc cao gạo kém, không khí đang uể oải mà ngay đầu tháng 3 rộ lên toàn những thông tin buồn cho túi tiền của người dân. Đầu tiên là thông tin các ngân hàng sẽ thu phí ATM giao dịch nội mạng. Tiếp theo là thông tin Hiệp hội Bất động sản TP.
Thêm Agribank và BIDV công bố biểu phí mớiBáo Phú Yên
- Đánh thuế tiền tiết kiệm: Ý tưởng lạ lùng, bất khả thi (TT). – Dân không phải là cái mỏ (TN). –
- Quỹ bảo vệ hỗ trợ nhà báo gặp “rủi ro” (LĐ). - Phải lo đầu ra cho cán bộ Đoàn (TP).
- Chính thức ngưng cấp phép biểu diễn với 6 ca sĩ hải ngoại (TN). - Lời nhắc nhở cho nhiều nghệ sĩ (DV).- Cấm các nghệ sĩ hải ngoại chống đối biểu diễn tại Việt Nam (SGGP).
- “Hà Nội đặt ga tàu điện ngầm nằm cạnh Hồ Gươm là rất phù hợp” (GDVN). - - Cường hào ác bá khoác áo “hệ thống chính trị” ngay tại Thủ đô (Cầu Nhật Tân). – Đường dây tuồn vật tư ra ngoài tại cầu Nhật Tân.
- “Người Công giáo tốt cũng là công dân tốt” (PLTP). -Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió --- Bộ GD-ĐT quyết định: Cho thí sinh mang máy ghi âm, thu hình vào phòng thi (PT). – Doanh nghiệp hãy mua camera cho học sinh chống tiêu cực (VietQ). – Quy định của Bộ GD&ĐT gây lo ngại cho nhân dân (NĐT).
-
- Kiểm tra hạt hướng dương tại TP.HCM (TN). -Cảnh báo hạt hướng dương Trung Quốc có chất gây ung thư
Thực phẩm Trung Quốc đổ dồn vào quán ăn, nhà hàng-- Đề nghị ngưng thu mua ồ ạt lá cây giá tỵ (TN).- Trà chanh “chém gió” pha hóa chất vẫn đắt khách (KT/ VEF). -Tràn lan đồ chơi Trung Quốc độc hại.thanhnien.-Úc bắt lượng ma túy lớn từ TQ
-- Lạm phát năm 2013 và các vấn đề liên quan (RFA). -Những tin đồn về tiền đồng gây hoang mang trong dân Việt - Quá khứ đồng nhất tương lai và ‘cái chết’ của giới ngân hàng (Sống mới). - Từ chạy theo đến cầm trịch (TBKTSG). - Độc quyền vàng tạo điều kiện cho giới đầu cơ (ĐV). - Cấm mua ôtô, xe máy bằng tiền mặt: Câu hỏi lộ trình (TP). - Giá đất Hà Nội có nơi giảm 50% (VnMedia/VOV).
- Bức thiết tái cấu trúc nông nghiệp (TP).