Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Kết hôn quá dễ, coi chừng thành "cường quốc" xuất khẩu cô dâu

-Kết hôn quá dễ, coi chừng thành "cường quốc" xuất khẩu cô dâu
TT - Luật hộ tịch mới có hiệu lực từ 1-1-2016 đã giao quyền giải quyết đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài về cho quận huyện và bỏ thủ tục phỏng vấn khi kết hôn.
Nhiều người nước ngoài chờ làm thủ tục hộ tịch tại Sở Tư pháp TP.HCM - Ảnh: tư liệu Tuổi Trẻ
Một thực tế mà xã hội ta hàng chục năm qua phải chứng kiến là vấn nạn kết hôn vì nhu cầu xuất ngoại, nhu cầu kinh tế; hoàn toàn vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình, vi phạm thuần phong mỹ tục, xâm hại nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm người phụ nữ.
Để ngăn chặn tình trạng này, cơ quan thẩm quyền đã có những nỗ lực đáng ghi nhận.
Quy định như phỏng vấn khi xin cấp chứng nhận độc thân, phỏng vấn trước khi cấp chứng nhận kết hôn cho cô dâu Việt và người nước ngoài cùng một số quy định khác tạo cơ sở cho cơ quan thẩm quyền bác hồ sơ đương sự, xử phạt hành chính hay xử lý hình sự các trường hợp vi phạm pháp luật hôn nhân đã tạo được sự răn đe trong cộng đồng, kéo giảm đáng kể vấn nạn này.
Luật hộ tịch mới có hiệu lực từ ngày 1-1-2016 giao quyền cho UBND quận huyện nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho người nước ngoài trong điều kiện các quận huyện, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, nơi vấn nạn lấy chồng ngoại phổ biến thì thiếu nguồn lực chuyên môn (nhân viên thẩm định hồ sơ, phiên dịch...); sự kết nối với sở, ban ngành (để xác minh hồ sơ);
Không có các văn bản hướng dẫn và quy trình thẩm định (phỏng vấn đương sự) để xác định đâu là hôn nhân hợp pháp, đâu là hôn nhân vì động cơ khác mà cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận kết hôn.
Quy định trước đây như đương sự người nước ngoài phải cung cấp hồ sơ về nhân thân để cô dâu Việt xin cấp chứng nhận độc thân;
Khi nộp hồ sơ tại sở tư pháp thì có việc tham gia tư vấn của hội phụ nữ, việc tham gia phỏng vấn của các ban ngành do sở tư pháp chủ trì nhằm hạn chế các cuộc hôn nhân vi phạm pháp luật, theo quy định mới thì tất cả bị bãi bỏ.
Nghĩa là cánh cửa kết hôn có yếu tố nước ngoài đã được mở tung cho công dân những nước có nhu cầu nhập khẩu cô dâu từ Việt Nam.
Nếu chúng ta không có sự điều chỉnh kịp thời Luật hộ tịch mà theo đó cô dâu Việt Nam và người nước ngoài khi kết hôn chỉ cần nộp giấy chứng nhận độc thân và các bên chỉ cần chờ không quá 15 ngày thì được UBND quận huyện cấp giấy chứng nhận kết hôn thì sẽ biến Việt Nam thành một “cường quốc” xuất khẩu cô dâu.



-Đường dây mua vợ giá 150 triệu đồng ở Sài GònTiền Phong Online
Tuyết cùng nhiều người tìm các thiếu nữ có gia cảnh khó khăn, tổ chức bán cho người nước ngoài mua làm vợ. Những người đàn ông Trung Quốc muốn sang Việt Nam mua vợ phải trả cho đường dây này khoảng 150 triệu đồng.
Là người cầm đầu, bị cáo Tuyết nhận mức án cao nhất trong đường dây buôn người. Ảnh: VnExpressLà người cầm đầu, bị cáo Tuyết nhận mức án cao nhất trong đường dây buôn người. Ảnh: VnExpress
Ngày 26/3, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã bác đơn xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên y án 7 năm tù với Phạm Thị Ngọc Tuyết (43 tuổi, quê Tây Ninh) về tội Mua bán người. Liên quan vụ án, hai cha con bị cáo Dương Văn Chánh (65 tuổi), Dương Quốc Nghĩa (30 tuổi, quê Tây Ninh) nhận nhận 3-4 năm tù về cùng tội danh.

Cơ quan chức năng xác định, Tuyết chung sống với Trần Đình Nhân như vợ chồng. Từ năm 2013, cả hai thỏa thuận với vợ chồng Ka' Thùy Linh, Dai Cheng Sheng (sống tại Trung Quốc) việc đưa đàn ông nước này sang Việt Nam mua thiếu nữ về làm vợ.

Ở Trung Quốc, những người đàn ông muốn sang Việt Nam mua vợ phải trả cho vợ chồng Linh khoảng 150 triệu đồng. Tại Việt Nam, Tuyết và Nhân có nhiệm vụ thuê khách sạn tổ chức cho những người này xem mặt, chọn vợ.Mỗi cô được chọn mua, Tuyết và Nhân sẽ nhận khoảng 110 triệu đồng.

Để có các cô gái cho "khách hàng" xem mặt, Tuyết và tình nhân móc nối với bố con bị cáo Chánh và nhiều người khác đứng ra làm đầu mối tuyển chọn. Mỗi cô gái được chọn, Tuyết sẽ trả cho Chánh 30 triệu đồng, trong đó đưa cho gia đình các thiếu nữ 20 triệu đồng. Với chiêu thức dụ dỗ lấy chồng ngoại quốc sẽ được hưởng cuộc sống giàu sang, có tiền phụ giúp gia đình, nhiều cô gái đã sập bẫy những kẻ buôn người này.

Đêm 14/6/2014, nhận được tin báo của người dân, Công an tỉnh Tây Ninh đã bắt quả tang vợ chồng Ka' Thùy Linh tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) khi đang làm thủ tục xuất cảnh cho 3 cô gái sang Trung Quốc. Theo điều tra, đường dây của Tuyết đã bán tổng cộng 11 người.

Cuối năm ngoái, TAND tỉnh Tây Ninh xử sơ thẩm đã tuyên phạt Tuyết án 7 năm tù về tội Mua bán người. Nhân, Chánh, Linh, Dai Cheng Sheng và một số bị cáo khác nhận 2-5 năm tù.

Cho rằng phạm tội do nhận thức pháp luật còn hạn chế, Tuyết và bố con bị cáo Chánh kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.Theo VnExpress ...



Nhóm “tuyển vợ” cho đàn ông Trung Quốc lĩnh ánDân Trí
Đường dây mua vợ giá 150 triệu đồngVNExpress


Người phụ nữ lật tẩy bộ mặt thật của kẻ buôn người
Buôn người - chiêu trò cũ, nạn nhân mới
Lời kể của nữ sinh trốn khỏi đường dây buôn người

Không ưng được đổi lại-Ngô Nhân Dụng
Khán giả ti vi ở Pháp sẽ được coi một chương trình đặc biệt vào tối ngày mai, một phóng sự hình ảnh về đề tài, nạn mua bán đàn bà Việt Nam đưa sang Trung Quốc (Les Branches esseulées: Trafic de femmes vietnamiennes en Chine).
(website của FRANCE TELEVISON, đài FRANCE 2, chương trình ENVOYE SPECIAL, ngày 07- 03- 2013)

 Tựa đề “Les Branches esseulées” dịch nguyên văn hai chữ Hán mà người Tầu phiên âm là “Guang-gun,” đọc lối Hán Việt là “Quang Côn.” Quang là sáng, cũng nghĩa là trống trải, như khi ta nói “phong quang, quang đãng.” Côn là cây gậy, có thể dùng để đánh nhau, “Côn quyền ra sức lược thao gồm tài” (Truyện Kiều). Quang côn là cây gậy trơ trụi, là cành cây không lá không hoa. Trong từ điển Hán Việt ghi nghĩa thông dụng nhất của từ này: Quang côn là đàn ông con trai chưa có vợ, độc thân, thường gọi là ế vợ.
Hai nhà báo công ty truyền thông CAPA, Patricia Wong và Gaël Caron, đã bỏ mấy tháng trời theo dõi một chàng trai người Trung Hoa đi mua vợ ở tận vùng gần Sài Gòn, Việt Nam, cách xa làng anh ta 3,500 cây số. Tên anh ta là Xiao Lu, 30 tuổi, chưa có vợ bao giờ. Anh làm công nhân đồn điền trà, ở một làng tên là Ting Xia. Tìm trong các mạng ở Trung Quốc thấy có làng trồng trà có tiếng tên là Thôn Ðình Hạ. Chương trình Quang Côn này sẽ được chiếu trên đài France 2 vào tối Thứ Năm, ngày 7 Tháng Ba 2013 này. Hai nhà báo đi theo anh Xiao Lu trên con đường thiên lý tầm thê đó. Nhưng bài phóng sự cũng mô tả chung nạn mua bán đàn bà con gái từ các nước Việt Nam, Lào, Miến Ðiện và Indonesia, đưa sang Tàu.
Trước đây đã nhiều nhà báo viết về nạn buôn phụ nữ Việt Nam bán sang Tàu, như trên tờ Wall Street Journal đã kể câu chuyện một cô quê ở Nam Ðịnh bị bán sang Quảng Ðông. Cô phải sống ở một làng miền núi, bị gia đình chồng và cả hàng xóm của họ canh giữ nghiêm ngặt không cho trốn đi. Sau cố lén gửi được thư cho gia đình tại Việt Nam, rồi một người anh trai lặn lội đi tìm được làng cô ở và bày mưu cứu cô về. Năm 2004 hai tác giả Valerie Hudson và Andrea den Boer viết cuốn sách tiếng Anh mang tựa đề “Bare Branches,” Cành Trụi, dịch sát hai chữ Quang Côn, trình bày tình trạng nhiều đàn ông ở nước Tầu ế vợ, do nhà xuất bản Ðại Học MIT in.
Bản tin loan báo chương trình Quang Côn, Les Branches esseulées, cho biết những “cô dâu” được “nhập khẩu” qua Tàu, trên nguyên tắc để làm vợ cho các quang côn, những cành cây trụi lá; nhưng họ được đem bán như bán nô lệ. Sớm muộn họ sẽ chạm mặt với thực tế phũ phàng, khác hẳn những gì được ông chồng tương lai hứa hẹn. Họ sẽ lao động cực nhọc ở các làng quê hẻo lánh, ngoài việc lo sinh đẻ. Nhiều cô dâu đã tìm đường trốn đi, nhiều cô đành chịu đựng số phận.
Hai nhà báo Patricia Wong và Gaël Caron bắt đầu chương trình với cảnh mua vợ của Xiao Lu tại vùng phụ cận Sài Gòn. Các quang côn được tập trung tại một khách sạn; họ bị ngăn cản không cho đi đâu, vì bọn lái buôn đã tịch thâu giấy thông hành, hộ chiếu của họ. Rồi họ được đi xem mặt hàng, là các cô gái Việt Nam tuổi ở 20. Một chuyến đi mua vợ như vậy tốn khoảng 5,000 đồng Euro, vào khoảng 8,000 đô-la Mỹ; những cô còn trinh được trả giá cao hơn. Giống như các siêu thị và cửa hàng bách hóa lớn ở Mỹ, khách tiêu thụ không hài lòng với các “món hàng” này có thể đem đổi lấy món hàng khác tương đương, “échangeable” trong nguyên văn. Bọn buôn người gồm cả người Tàu và người Việt.
Trong gian phòng khách sạn, nhà báo quay cảnh Xiao Lu gặp cô dâu tên là Thu Yến, một cô gái quê sợ sệt, nhút nhát. Hai người không thể nói chuyện gì với nhau cả vì ngôn ngữ bất đồng. Tất nhiên không ai mở miệng nói đến chữ “yêu.” Mấy ngày sau, họ về làng của cô gái ở vùng đồng bằng sông Cửu Long làm lễ cưới, một nghi lễ không có giá trị pháp lý. Sau đám cưới, bà mối người Tàu tên là bà Vương (Wang) đưa cho Thu Yến hộ chiếu với visa nhập cảnh Trung Quốc. Mấy ngày sau, Thu Yến về đến nhà chồng, ở một làng trong một thung lũng hẻo lánh; mọi người chung quanh nói thứ tiếng cô không hiểu được.
Trung Quốc có rất nhiều đàn ông ế vợ, một phần vì chính sách của Mao Trạch Ðông chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng có một đứa con, áp dụng cho phần lớn nhưng không phải tất cả dân Trung Hoa. Vì mong có con trai nối dõi, nhiều người đã giết chết các trẻ sơ sinh con gái, nhiều nhất là ở miền quê; gây ra cảnh trai thừa gái thiếu hiện nay.
Theo báo Nhà Kinh tế (The Economist, March 6, 2010), đầu năm 2010 Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc (CASS) đã tiên đoán trong mười năm nữa ở nước Tầu cứ năm (5) thanh niên đến tuổi cưới vợ sẽ có một chàng không thể tìm được cô nào để “rước về.” Con số này tính ra dựa trên tỷ lệ số trẻ em trai và gái sinh ra trong khoảng từ 5, 10 năm trước. Vào năm 2020 trong lớp tuổi 19 trở xuống, sẽ có từ 30 đến 40 triệu thanh niên “thặng dư” so với số phụ nữ độc thân cùng tuổi, nghĩa là họ không thể nào có vợ - trừ khi nhập cảng phụ nữ hoặc xuất khẩu đàn ông!
Ðể độc giả thấy rõ con số đó lớn hay nhỏ ra sao, báo Economist đã so sánh: Con số 40 triệu này lớn bằng tất cả số thanh niên cùng tuổi ở nước Mỹ vào năm 2020, có vợ hoặc chưa có vợ. Trong lịch sử loài người, trong thời gian không có chiến tranh, chưa bao giờ một nước nào trên thế giới lại “chứa” một lực lượng đàn ông độc thân và ế vợ cao đến thế. Nếu so sánh với Việt Nam thì con số 40 triệu đó cũng xấp xỉ một nửa dân số nước ta, tức là gần bằng tổng số người đàn ông, con trai người Việt, kể từ trẻ sơ sinh tới các cụ già.
Trong các xã hội bình thường, cứ 100 trẻ em gái sinh ra thì có từ 103 đến 106 trẻ sơ sinh con trai. Vì trẻ em con trai dễ bị chết yểu hơn con gái, cho nên khi chúng lớn lên đến tuổi lập gia đình thì số trai gái cao xấp xỉ bằng nhau. Nhưng tại nhiều nước hiện nay tỷ lệ 100 gái/105 trai không còn nữa. Trong những năm từ 1985 đến 1989, tỷ lệ nam nữ ở Trung Hoa đã chênh lệch thành 100/108, tức là 100 bé gái thì có 108 bé trai. Trong những năm từ 2000 đến 2004, tỷ lệ càng nghiêng lệch thêm, 100 bé gái sinh ra thì sinh 124 bé trai. Tại nhiều tỉnh ở miền Nam và Trung nước Tầu, tỷ lệ này lên tới 100/130 hay 140.
Tỉnh Quảng Ðông, ở sát nước ta, là nơi cứ 100 em gái ra đời thì có 120 em trai. Ðến năm 2025, 2030, cứ 100 cô gái sẽ có 120 cậu trai muốn cưới làm vợ. Nếu trong mươi năm tới ở tỉnh trù phú nhất Trung Quốc này, mà có độ dăm, mười triệu thanh niên ế vợ, thì có ảnh hưởng gì tới xã hội Việt Nam hay không?
Chương trình ti vi trên đài France 2 chắc sẽ làm các khán giả người Pháp kinh ngạc. Nhưng đối với khán giả người Việt Nam thì chắc đó cũng là một mối sỉ nhục. Trong lịch sử nước ta chưa bao giờ có cảnh phụ nữ được đem bày hàng để bán, với điều kiện “không hài lòng thì đổi” để tận tình phục vụ người tiêu thụ. Chỉ dưới chế độ “ưu việt” kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay mới biến các cô gái thành hàng hóa xuất khẩu như vậy. Nhưng sau khi cảm thấy tủi nhục, người Việt Nam còn lo ngại nữa.
Có một quy luật dân số học, trong quá khứ, nhận thấy rằng các nước nhiều thanh niên ế vợ thường hay gây chiến với lân bang. Khi dân số nước đó tăng lên nhanh hơn khả năng sản xuất, số thanh niên trai tráng nhiều hơn, đa số trong tuổi lao động bị thất nghiệp, quá nhiều người không thể nào kiếm được vợ vì thừa trai thiếu gái, thì chiến tranh có thể giúp giải quyết cả ba vấn đề một lúc: thất nghiệp, dân số đông, và đàn ông ế vợ. Chính quyền một quốc gia quá đông “quang côn” thấy đó là một cách giải quyết số đàn ông thặng dư. Nếu không, đám thanh niên “bức xúc” và bất mãn đó sẽ dùng thời giờ không làm việc để gây tội ác, hoặc quay ra làm cách mạng, nổi loạn chống chính quyền. Không phải cuộc chiến tranh nào cũng xẩy ra vì quá nhiều thanh niên ế vợ; nhưng trong một xã hội mà số đàn ông thặng dư đông quá thì, khi kinh tế suy yếu, người cầm quyền thường gây chiến.
Ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình mới nhậm chức đã gia tăng ngân sách quân sự, tỷ số gia tăng lớn quá đến nỗi Bắc Kinh phải lên tiếng giải thích, khi nhiều quốc gia tỏ ý lo ngại. Ông Tập Cận Bình tăng ngân sách quốc phòng chỉ để mua chuộc các tướng lãnh Trung Quốc? Hay ông đang lo trước vấn đề do 35 triệu quang côn sẽ gây ra trong mươi năm sắp tới?

Phóng sự chiếu trên TV cùng ngày với đám tang ông Stéphane Hessel ( Tổng thống Phap chủ tọa ) , tác giả cuốnIndignez-vous ! ( Hãy Nổi Giận ).

Nhật ký mở lại lần thứ 36b: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MANG MẦU SẮC HÙNG DŨNG SANG TRỌNG ĐANG CÓ THẬT Ở VIÊT NAM ĐÂY NÈ!

 (Tô Hải's Blog ) 
Ngày 11 tháng 3/2013

"Chủ nghĩa xã hội Việt Nam" đây
Ai muốn ngợi ca cám cảnh này
Xin cứ cúc cung đi theo... đoảng
Để thành Quảng Việt, cạnh Quảng Tây
Mác-Lê-Mao-Xít mà tỉnh dậy
Cũng phải hết hồn sớm biến ngay!"












--

DINH CƠ MỘT ĐẦY TỚ

 - 3-

Xem dinh cơ ông Nguyễn Trường Tô 

Sau 3 năm kể từ ngày bị miễn nhiệm hết chức vụ vì những lùm xùm xung quanh vụ án Sầm Đức Xương (năm 2010), nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô trở về cuộc sống của người dân thường với thú vui điền viên. Đó là khu trang trại sinh thái ở ngay mảnh đất cực bắc Hà Giang.
 - 1
Cách Hà Giang 8 km, trên địa bàn xã Đạo Đức (huyện Vị Xuyên), cánh cổng này là nơi dẫn vào khu trang trại của gia đình ông Tô
 - 2
Ông Tô là người gốc “quê lúa Thái Bình” nên ngôi nhà cũng được mô phỏng lại nhà truyền thống ở Đồng bằng Bắc bộ
 - 3
Những vì kèo được chạm trổ công phu
 - 4
 Họa tiết chạm khắc làm ngôi nhà… bừng sáng
 - 5
Cả trang trại ngút ngát cây xanh do bàn tay có nghề về cây xanh và phong thủy kiến tạo
 - 6
Hồ tích thủy, bờ kè chắc chắn cùng sự sắp đặt của các tiểu cảnh bon sai
 - 7
Những hòn giả sơn được gia công hết sức công phu
 - 8
Những cây cảnh “độc” được đưa về từ khắp nơi, đang trong thời gian “hồ” để thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng của khu trang trại
 - 9
Trong đó phải kể đến loài thông tre, một trong những loài khó trồng
 - 10
Ngôi nhà cũng được xây dựng theo phong cách hết sức “tây”
Song Nguyên

---------------------
* VẬY ĐÓ, VÀ ĐÂY LÀ NHÀ CỦA NHỮNG ÔNG (BÀ) CHỦ ĐẦY QUYỀN LỰC MÀ HIẾN PHÁP ĐÃ DÀNH CHO ÂN SỦNG, ƯU ĐÃI:












Tổng số lượt xem trang