Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Vì sao EVN mua điện Trung Quốc giá cao?


-Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
►EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận...


Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.


Đó là khẳng định của một lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với VnEconomy trước thắc mắc của dư luận và báo giới về việc tại sao Việt Nam vẫn mua điện từ Trung Quốc, trong khi nhiều dự án phát điện nhỏ trong nước đang đứng trước nguy cơ bị “ế” điện.

Theo đại diện EVN, trong giai đoạn từ 2004 - 2008, hệ thống điện Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu điện, đặc biệt là miền Bắc. Việc này đe dọa đến thu hút đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu điện là do tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện mỗi năm khá cao, đạt trên 17%/năm.

Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, dẫn đến tiến độ xây dựng và phát triển các dự án nguồn điện không theo đúng quy hoạch đã được lập.

Do vậy, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo ổn định cung cấp điện cho nền kinh tế giai đoạn 2004-2008, năm 2003, EVN đã lập đề án nhập khẩu điện từ Trung Quốc.

Đề án sau đó đã được báo cáo các bộ, ngành và được Chính phủ chấp thuận, thể hiện rõ trong Quy hoạch điện 6 và ngay lập tức đề án được Tổng công ty Điện lực Việt Nam gấp rút thực hiện. Đến năm 2004, EVN đã nhập khẩu điện ở cấp điện áp 110 kV và năm 2006 nhập khẩu ở cấp điện áp 220kV để cung cấp điện cho 13 tỉnh phía Bắc.

Theo EVN,việc nhập khẩu điện từ năm 2004 đã giải quyết được tình trạng thiếu điện trầm trọng ở giai đoạn 2004-2008 và đặc biệt là giai đoạn 2008-2010, góp phần quan trọng trong việc cung cấp điện ổn định cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là khu vực miền Bắc khi các dự án nguồn điện trong nước đang ở giai đoạn đầu tư xây dựng.

Năm 2010, vào mùa khô có thời điểm EVN đã mua điện Trung Quốc với công suất lớn nhất lên tới hơn 1000MW và tổng sản lượng mua cả năm là 5,6 tỷ kWh. Nếu không có nguồn điện mua này, EVN sẽ phải tiết giảm nhu cầu sử dụng điện trên diện rộng.

Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, việc mua điện Trung Quốc đã giảm rất nhiều do hệ thống điện quốc gia được bổ sung bởi các nguồn điện mới trong nước cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại nên nhu cầu tiệu thụ điện không cao. Trong 6 tháng đầu năm 2014 tổng sản lượng mua điện Trung Quốc là 1,14 tỷ KWh, giảm nhiều so với cùng kỳ các năm giai đoạn trước.

Ngoài ra, hàng năm, căn cứ vào cân đối giữa nhu cầu sử dụng điện và các nguồn điện trong nước, EVN đưa ra dự kiến kế hoạch sản lượng mua điện Trung Quốc cho năm đó. Kế hoạch này sẽ được EVN điều chỉnh hàng tháng dựa vào khả năng phát điện của các nguồn điện trong nước.

Hơn nữa, thời hạn mua điện được các bên thống nhất trong hợp đồng đã ký là đến hết 2015. Sau đó, hai bên sẽ tiếp tục nghiên cứu để thực hiện việc trao đổi điện năng đối với các đường dây hiện tại và có thể ở cấp điện áp 500kV nhằm mục đích Việt Nam có thể xuất khẩu sang Trung Quốc lúc thừa điện và nhập khẩu lúc thiếu điện.
EVN cho biết, giá mua điện Trung Quốc hiện tại là 6,08 cents/kWh. Giá điện này thấp hơn giá phát điện của hầu hết các nhà máy nhiệt điện than và nhà máy chạy khí nhưng cao hơn giá của nhà máy thuỷ điện. Do vậy, vào mùa mưa, khi nguồn thuỷ điện trong nước dồi dào, EVN hạn chế mua điện từ Trung Quốc đến mức thấp nhấp có thể (chỉ bằng 1/2 so với các tháng mùa khô) để đảm bảo tận dụng tối đa các nguồn thuỷ điện trong nước.

Tuy nhiên, phần lớn các nhà máy Thuỷ điện nhỏ ở khu vực Tây Bắc đều không có hồ chứa nên không thể chủ động về thời gian cũng như công suất phát điện.

Thực tế đó đã buộc EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc.



7 tháng, EVN mua của Trung Quốc gần 1,6 tỷ KWh điện
Tại sao điện nhập từ Trung Quốc có giá cao hơn mua trong nước?

-Dự án nhiệt điện và nhà thầu Trung Quốc: Rẻ hóa đắt
Nhà máy Đạm Cà Mau trong cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau. Ảnh: TL
— 24-07-2014 15:11:59
LTS. Theo số liệu của viện Nghiên cứu cơ khí (bộ Công Thương) vừa công bố, Việt Nam hiện có 20 dự án năng lượng thì 15 công trình do tổng thầu Trung Quốc thực hiện với tỉ lệ nội địa hoá bằng 0%. Song điều đáng nói ở đây là chất lượng, tiến độ thi công và “vấn đề đội giá” của nhà thầu Trung Quốc khiến không ít chuyên gia đặt ra câu hỏi lớn về công tác tổ chức đấu thầu, chọn thầu của chủ đầu tư - tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Rất nhiều vấn đề bất cập và hệ luỵ khôn lường từ các dự án năng lượng của EVN do nhà thầu Trung Quốc thi công đã và đang được phân tích dưới góc nhìn của các chuyên gia. Bài viết dưới đây chỉ mới là cái nhìn chung về thực trạng các dự án nhiệt điện do Trung Quốc là nhà thầu giai đoạn 2006 - 2010(*).


Điệp khúc... “chậm tiến độ” 
Cách đây không lâu, hiệp hội Năng lượng Việt Nam kiến nghị tới Quốc hội, Chính phủ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án năng lượng, đặc biệt nhấn mạnh tới những yếu kém của các dự án do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận.
Thông tin từ hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết hầu hết các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện 6 (giai đoạn 2006-2010) đều bị chậm tiến độ như các nhà máy thuỷ điện sông Ba Hạ, Pleikrông, Bản Vẽ...; các nhà máy nhiệt điện: Uông Bí (mở rộng 1), Hải Phòng 1, Quảng Ninh 1, Vũng Áng 1, Sơn Động, Mạo Khê, Nông Sơn, Ô Môn 1. Đặc biệt, các dự án điện do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận như: Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Cẩm Phả 1, Cẩm Phả 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Mạo Khê, Thái Nguyên, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 và nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc như Kiên Lương... đều bị chậm; có những dự án đến nay chưa triển khai, chậm tiến độ từ hai - ba năm.
Ông Phạm Sĩ Liêm, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng: “Từ trước tới nay Trung Quốc vẫn được nhắc tới với một phương thức làm ăn nổi tiếng còn được gọi là “quan-si”, tức là “quan hệ”. Phương thức này cũng được áp dụng với các nước khác trên thế giới. Có thể việc trúng thầu dễ dàng tại các dự án ở Việt Nam là do họ đã xây dựng được mối quan hệ này rồi chăng? Tuy nhiên, tôi cho rằng, lựa chọn nhà thầu năng lực kém trách nhiệm đầu tiên là do đơn vị chọn nhà thầu. Làm sao họ tham dự được, ai đưa họ vào thì phải chịu trách nhiệm.

Lý do chậm được hiệp hội này đưa ra, do năng lực nhà thầu yếu, thiếu kinh nghiệm và không thu xếp được tài chính. Nhà thầu hứa cung cấp đủ vốn cho dự án, nhưng thực chất là thiếu công nghệ, thiết bị không đồng bộ.
Nguồn thông tin từ EVN cũng cho thấy, đặc điểm chung nhiều dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện do ngành này quản lý, làm chủ đầu tư, dù được nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu giá rẻ nhưng lại bị chậm tiến độ gây thiệt hại khó thống kê được. Như nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn bị chậm 28 tháng, nhiệt điện Sơn Động chậm 24 tháng, nhiệt điện Nông Sơn chậm 20 tháng, nhiệt điện Cẩm Phả 1 chậm 10 tháng, nhiệt điện Cẩm Phả 2 chậm ba tháng. Các dự án do ngành điện quản lý và đầu tư như nhiệt điện Hải Phòng 1, 2 và nhiệt điện Quảng Ninh 1, 2 đều chậm từ 18-24 tháng, đến nay vẫn chưa thể bàn giao được.
Không thua kém các ngành khác, tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cũng liên tục than vãn, điển hình mới đây Vinacomin báo cáo trong văn bản gửi bộ Công Thương, ước tính việc chậm tiến độ các dự án của đơn vị do nhà thầu Trung Quốc thi công gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Tính cả phần đội vốn thì con số này phải lên tới cả nghìn tỷ đồng.
Dự án chậm tiến độ đã làm tăng chi phí như tăng khoản lãi vay, tăng chi phí quản lý dự án, chi phí thuê tư vấn, tăng chi phí chuẩn bị sản xuất... Điều này được thể hiện qua việc nhiều dự án điện bị đội mức đầu tư khá nhiều sau khi hoàn thành.
Rẻ hoá... đắt
Kinh nghiệm nhãn tiền phải kể đến bài học “xương máu” trị giá 1,2 triệu USD của tổng công ty Điện lực thuộc tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) sau sáu dự án điện làm với nhà thầu Trung Quốc. Kết cục rút ra là đối với các dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện, chậm tiến độ và chi phí đầu tư cũng không rẻ như giá trúng ban đầu.
Theo đó, lần lượt, dự án nhiệt điện Cao Ngạn (công suất 100MW), nhiệt điện Sơn Động (200 MW), nhiệt điện Nông Sơn (30 MW), nhiệt điện Cẩm Phả 1 (310 MW), nhiệt điện Cẩm Phả 2 (300MW) rồi nhiệt điện Mạo Khê (440MW) do TKV làm chủ đầu tư đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tính sơ sơ tổng giá trị hợp đồng EPC do các nhà thầu Trung Quốc đảm trách tại sáu dự án lên tới 1,2 tỉ USD.
Thế nhưng, điều đáng buồn là, hơn 1,2 tỉ USD đã vui vẻ phóng tay ký kết xong rồi, giờ đây “người trong cuộc” mới biết: thì ra kinh nghiệm làm tổng thầu EPC của các nhà thầu Trung Quốc còn ít, thế nên khi triển khai dự án gặp muôn vàn cái khó. Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế của các nhà thầu chưa tốt vì đa số các nhà thầu thiết kế, thi công xây dựng của Trung Quốc chỉ quen với các tiêu chuẩn của Trung Quốc... Thêm nữa, dù nhà thầu Trung Quốc thường chấp nhận tất cả các yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng khi bắt đầu thi công, thực hiện hợp đồng mới bộc lộ những khó khăn.
Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan: “Nhà thầu Trung Quốc thường thắng thầu bằng giá thấp, nhưng trong quá trình thực hiện họ lại đội giá lên, cuối cùng là mức giá công trình có thể đắt hơn nhiều so với trước. Đây là cách thức chơi không sòng phẳng.

Không những thế, trong quá trình thi công nhà thầu thường hay đề xuất thay đổi so với hợp đồng như: thay đổi nhân sự, thầu phụ cung cấp thiết bị, thầu phụ xây lắp, thay đổi các điều khoản kỹ thuật... Việc này làm cho chủ đầu tư mất thời gian để đàm phán, xem xét, gây khó khăn, phức tạp trong quản lý dự án.
Rốt cuộc qua sáu dự án đã “trót” ký, tổng công ty Điện lực của TKV nhận ra: về chất lượng, so sánh thực tế vận hành ở nhà máy điện Na Dương (do MC làm tổng thầu, các thiết bị chính xuất xứ từ Nhật Bản và các nước G7) với nhiệt điện Cao Ngạn (do HPE làm tổng thầu, các thiết bị chính xuất xứ từ Trung Quốc), Sơn Động, Cẩm Phả, cho thấy chất lượng thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc cũng như các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật (hiệu suất nhà máy) thấp hơn các thiết bị của các nước châu Âu, G7.
Về tiến độ, ngoài các lý do thường thấy như giải phóng mặt bằng chậm; các thủ tục đầu tư có nhiều vướng mắc, “yếu tố chủ quan từ nhà thầu EPC là chính”. Còn đối với chi phí đầu tư, thực tế cho thấy tất cả các dự án nhiệt điện đốt than thực hiện tại Việt Nam trong thời gian vừa qua đều bị chậm tiến độ từ 1-2 năm hoặc hơn đã làm tăng chi phí đầu tư của dự án, nhưng việc đàm phán để nhà thầu EPC Trung Quốc nộp khoản phạt chậm tiến độ là công việc rất khó khăn và thường bị kéo dài.
“Ông lớn” EVN cũng dính “trái đắng” với các nhà thầu Trung Quốc, chẳng hạn như dự án nhiệt điện Hải Phòng 1 (tại huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng), nhà thầu Trung Quốc là tập đoàn điện khí Đông Phương trúng thầu. Thời điểm cuối năm 2008 đầu năm 2009, tập đoàn điện khí Đông Phương đã liên tiếp phát văn bản kêu ca do biến động đồng nhân dân tệ đang từ 8,2 tệ/USD xuống 6,8 tệ/USD nên họ thiệt hại gần 100 triệu USD. Họ đề nghị Việt Nam bù giá, nếu không họ sẽ không thi công nữa vì hết tiền!
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế năng lượng, việc 90% dự án nhiệt điện hiện nay đều do Trung Quốc thắng thầu sẽ dẫn tới sự phụ thuộc, có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi xảy ra sự cố.
Những con số đáng lo nghĩ
Tổng công suất các dự án điện của Việt Nam do Trung Quốc làm tổng thầu EPC, BOT và sử dụng thiết bị Trung Quốc lên đến gần 15.500 MW/ 31.000 MW tổng công suất điện quốc gia (chiếm hơn 48%).
Về nhiệt điện: 21/36 dự án (hơn 58% tổng dự án) do các doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu EPC và BOT, trong đó có 10 dự án đã đi vào hoạt động, 11 dự án đang xây dựng với công suất xấp xỉ 8.000 MW, chiếm hơn 45% công suất nhiệt điện chạy than và khí.
Về thuỷ điện: nhà thầu Trung Quốc cung cấp thiết bị, máy móc, công nghệ cho hầu hết trong số gần 100% thuỷ điện nhỏ (với hơn 400 dự án, tổng công suất 4.000 MV), 75% thuỷ điện vừa và lớn (18/24 dự án, trong đó 14 đã đi vào hoạt động, 4 đang xây dựng với công suất 3.630 MW).
Về khoáng sản: Trung Quốc trúng thầu hơn 87%, trong đó phân đạm và hoá chất chiếm khoảng 60%. Nhiều dự án lớn đã lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc như: Alumin Nhân Cơ, Alumin Tân Rai, đạm Hà Bắc, đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình; mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai, mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn hai… Riêng về xuất khẩu sang Trung Quốc, hơn 63% than đá, hơn 66% quặng và khoáng sản khác.
Về xi măng: Trung Quốc nắm giữ vai trò thiết kế dây chuyền đồng bộ hoặc những công đoạn chủ yếu sử dụng thiết bị, công nghệ Trung Quốc trong 41/76 dự án sản xuất xi măng (khoảng 54%) với công suất trên 40 triệu tấn.
Về xuất khẩu nông sản: sự phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc thể hiện ở một vài con số: sắn và sản phẩm từ sắn (86%), cao su (46%), gạo (gần 35%), hoa quả (nếu tính cả tiểu ngạch là hơn 56%).
Về nhập siêu: năm 2012 nhập siêu hơn 16 tỉ USD (gấp 85 lần năm 2001), năm 2013 nhập siêu hơn 20 tỉ USD (chiếm hơn 28% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, điện thoại và linh kiện điện tử chiếm hơn 70%, hơn 35% nguyên liệu và phụ kiện ngành dệt may, gần 47% giống lúa lai, hơn 50% phân bón, hơn 44% thuốc bảo vệ thực vật.
T.N (Tổng hợp từ nguồn tài liệu chuyên gia tham dự Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2014)

Trần Quyết – Văn Chương
______________________
(*) Bài nằm trong loạt bài do báo Pháp luật và đời sống (hội Luật gia Việt Nam) thực hiện.


-Vì sao EVN mua điện Trung Quốc giá cao?
Việc mua điện giá cao từ Trung Quốc ngay ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp đồng.
GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội nêu quan điểm trước thực tế Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc giá cao.

GS TS Đặng Đình Đào cũng chỉ ra rằng, Việt Nam không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho cả các nhà máy điện nội địa.


Lợi ích nhóm

PVMột thực tế vẫn diễn ra là Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thỏa thuận hợp đồng hiện nay buộc phải cam kết về sản lượng và thời gian mua nếu không mua sẽ bị phạt. Xét trên góc độ kinh tế, ông bình luận thế nào về hợp đồng với những ràng buộc chỉ có lợi cho bên bán như trên?

GS TS Đặng Đình Đào: Thực tế nhiều năm qua Việt Nam phải mua một sản lượng điện thương phẩm lớn từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu trong nước, có thời điểm lên tới 4,65 tỷ kWh, chiếm 4% tổng sản lượng điện thành phẩm của Việt Nam.

Trong điều kiện của những năm trước đây khi nguồn cung điện trong nước còn hạn chế thì việc mua điện Trung Quốc là giải pháp cần thiết để giải bài toán cân đối cung cầu điện.

Nhưng thời gian gần đây, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam mà Việt Nam lại vẫn tiếp tục nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao là điều ngành Công thương và EVN cần phải sớm tính toán và xem xét lại một cách nghiêm túc.

Dù hợp đồng mua bán điện của EVN với Trung Quốc có cam kết về số lượng, bao tiêu với số lượng cụ thể nếu không mua sẽ bị phạt, thậm chí ngay khi thừa điện ở Việt Nam thì vẫn phải nhập từ Trung Quốc với giá điện ngày càng tăng. Rõ ràng xét trên góc độ kinh tế Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp đồng.

Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào

Tình trạng này kéo dài, khi mà hợp đồng hàng năm đã như thế thì chúng ta không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn với hình thức trên, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho cả các nhà máy điện nội địa.

Đây là điều không thể chấp nhận được, là trách nhiệm thuộc về EVN và Bộ Công Thương và cũng chính từ đây đặt ra nhiều câu hỏi về lợi ích kinh tế, "lợi ích nhóm" cho EVN và Bộ Công thương.

Có lẽ đây là hậu quả của độc quyền trong ngành điện và cơ chế bộ chủ quản mà chúng ta phải hứng chịu.

PVTrong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện EVN vẫn đang mua điện Trung Quốc với giá cao do ràng buộc bởi hợp đồng mua bán điện đã ký dài hạn. Điều này có chứng tỏ khả năng dự báo nhu cầu điện năng và năng lực sản xuất điện trong nước đang có vấn đề hay không? Dự báo sai gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, EVN phải chịu trách nhiệm như thế nào?

GS TS Đặng Đình Đào: Thực tế hiện nay, các nhà máy điện nội địa ngoài EVN với giá điện thấp hơn nhiều so với giá điện của Trung Quốc muốn tham gia "thị trường điện cạnh tranh" cũng rất khó vì yêu cầu của EVN quá cao.

EVN mua với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc kèm theo các điều kiện rất khắt khe. Trong khi đó EVN lại rất "hào phóng" khi mua một lượng lớn điện thương phẩm từ Trung Quốc với giá cao và có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây, làm méo mó thị trường điện, vốn thị trường độc quyền lâu nay ở Việt Nam.

Bối cảnh vận hành thị trường điện như vậy của EVN hậu quả là điện nội địa giá rẻ, có khi dư thừa nhưng lại nhập một lượng lớn điện từ Trung Quốc với giá cao để "cân đối cung - cầu". Chắc chắn là sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, cho người dân cũng như cho các doanh nghiệp.

Điều này, một mặt chứng tỏ khả năng điều tiết thị trường của EVN, khả năng dự báo nhu cầu điện và năng lực sản xuất điện trong nước đang có nhiều vấn đề.
Mặt khác, chứng tỏ tính độc quyền mặt hàng điện hiện nay mà EVN nắm độc quyền chủ yếu. Trong điều kiện như thế, người tiêu dùng không thể hi vọng giá điện ở Việt Nam sẽ rẻ hơn.

Dự báo sai về sự vận động của thị trường điện gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, rõ ràng EVN và tiếp đó là Bộ Công thương phải gánh chịu trách nhiệm kinh tế này.
Nguy cơ phụ thuộc hiện hữu

PVNhững ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung Quốc và sự cố Hiệp Hòa liên quan tới việc sử dụng thiết bị Trung Quốc mới đây khiến dư luận đặt câu hỏi về sự hiện diện quá lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam. Phải lý giải điều này như thế nào, khi mà thiết bị Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém, bãi rác công nghệ của thế giới? Liệu có thể đặt nghi vấn về lợi ích nhóm trong việc này hay không, thưa ông?

GS TS Đặng Đình Đào: Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu và có tới 30 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch trên 100 triệu USD.

Trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và với nhiều dự án mà Trung Quốc trúng thầu ở Việt Nam với giá bỏ thầu thấp cho thấy một thực tế trong ngành điện Việt Nam cũng như nhiều ngành khác, nhiều nhà máy đã và đang sử dụng hệ thống trang thiết bị của Trung Quốc là rất lớn.

Thiết bị của Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém nên thường xảy ra sự cố là điều dễ hiểu. Như ở trên đã trao đổi về việc nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao trong khi giá điện của các nhà máy nội địa ngoài EVN rẻ hơn thì không thể tham gia được thị trường điện và việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá cao.

Sự cố liên tiếp 2 máy biến áp 500kV công suất 900 MVA tại trạm biến áp Hiệp Hòa (Bắc Giang) chỉ trong vòng 1 tuần lễ dấy lên lo ngại về chất lượng thiết bị, công nghệ do nhà thầu Trung Quốc cung cấp

Cùng với nhiều doanh nghiệp, nhà máy trong đó có các nhà máy điện Việt Nam đang sử dụng nhiều thiết bị điện của Trung Quốc giá rẻ, chất lượng kém như hiện nay thì việc đặt ra nhiều dấu hỏi, kể cả nghi vấn về "lợi ích nhóm" trong vấn đề này là hoàn toàn có cơ sở.

PVSự hiện diện rất lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam có đặt ra nguy cơ phụ thuộc hay bị thao túng hay không, thưa ông? Nếu điều này xảy ra thì mức độ nguy hại sẽ như thế nào? Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay, trách nhiệm trong việc này liệu có thể quy cho ai khác không, thưa ông? Cụ thể như thế nào?

GS TS Đặng Đình Đào: Vì điện thương phẩm mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc ở thời điểm cao mới ở mức 4% tổng sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam.

Hơn nữa các nhà máy điện nội địa mới chỉ sử dụng khoảng 70 - 80% công suất thiết, với giá điện còn rẻ hơn của Trung Quốc thì hy vọng với những điều chỉnh cần thiết về chính sách và quản lý thị trường điện ở nước ta trong thời gian tới, tình hình kinh doanh điện và thị trường điện sẽ chuyển biến theo hướng tích cực.

Do vậy, với sự hiện diện của Trung Quốc như hiện nay đối với điện chưa đến mức đặt ra nguy cơ phụ thuộc hay thao túng thị trường của Trung Quốc đối với thị trường điện Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu tình hình thị trường điện hiện nay không được cải thiện, EVN quản lý và kinh doanh điện vẫn theo cách như lâu nay, sản xuất kinh doanh chạy theo thiết bị giá rẻ, bỏ thầu giá thấp của Trung Quốc thì nguy cơ trên là hiện hữu và sẽ gây nguy hại cho nền kinh tế quốc dân, cho chính người dân Việt Nam và cho cả sự phát triển bền vững của Việt Nam…

Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay và thiếu minh bạch trong kinh doanh trên thị trường điện ở Việt Nam, trách nhiệm trong việc này trước hết là do từ chính cơ chế quản lý kiểu bộ chủ quản lâu nay không được thay đổi, tiếp đó là các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành điện mà cụ thể là Bộ Công thương và cả EVN trong tổ chức và quản lý điện Việt Nam.

PVCó ý kiến chỉ thẳng, mấu chốt của vấn đề phải là nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng 1 tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ, ông có đồng tình hay không và vì sao? Xin ông phân tích cụ thể hơn về vấn đề này.

GS TS Đặng Đình Đào: Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này vì tình trạng độc quyền và kéo dài sự "bảo hộ" sản xuất điện quá lâu rồi ở Việt Nam.

Người tiêu dùng điện phải luôn sử dụng điện với giá ngày một cao và luôn yếu thế trong quan hệ mua bán điện với EVN.

Đã đến lúc cần phải có sự thay đổi trong quản lý và điều hành thị trường điện theo đúng các quy luật của kinh tế thị trường, không thể "vừa đá bóng vừa thổi còi" trong quản lý và kinh doanh điện ở nước ta.

Xin trân trọng cảm ơn ông!



-EVN tính chi phí xây biệt thự, sân tennis vào...giá thành bán điện
Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra EVN lỗ là do đầu tư ngoài ngành thiếu hiệu quả, lỗ do “biếu không” đơn vị khác cả chục nghìn tỉ đồng….
Thậm chí, giá thành bán điện còn bao gồm cả giá thành xây biệt thự, sân tennis…

Giao chỉ tiêu kinh doanh phải lỗ (?)Theo kết luận thanh tra, tính đến hết năm 2011, công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỉ đồng. Việc EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỉ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính. Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỉ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng.
Việc kinh doanh thua lỗ này còn tập trung tại bảy công ty 100% vốn của EVN gồm các tổng công ty Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam; Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, TP.HCM; Công ty Nhiệt điện Uông Bí, Cần Thơ, với số tiền lỗ hơn 3.648 tỉ đồng. Thanh tra Chính phủxác định EVN đầu tư cả nghìn tỉ đồng vào những lĩnh vực nhiều rủi ro như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nhưng vượt tỉ lệ vốn góp theo quy định như tại Công ty Tài chính cổ phần điện lực, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Công ty cổ phần chứng khoán An Bình...
Chi hàng triệu USD để lấy bằng thạc sĩ không được thừa nhận
Trong công tác đào tạo, EVN và khoa sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký hợp đồng đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh cho 164 cán bộ thuộc EVN. Số tiền đã thanh toán cho khoa sau đại học là 1,648 triệu USD, các chi phí khác phục vụ việc đào tạo gần 500 triệu đồng. Thực tế, khoa sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội lại giao cho Trung tâm Công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm (ETC) thực hiện hợp đồng. ETC liên kết với Đại học Griggs của Mỹ đào tạo và cấp bằng. Toàn bộ số tiền đào tạo đều đã được chuyển cho ETC và Đại học Griggs. Tuy nhiên, bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của trường này cấp chưa được cơ quan nhà nước của Việt Nam công nhận.
Đối với các đơn vị thành viên của EVN, Thanh tra Chính phủđã kiểm tra, xác định vi phạm không kém gì công ty mẹ khi đầu tư tràn lan ra ngoài và thua lỗ nghiêm trọng. Điển hình là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) không bảo toàn được vốn nhà nước do phải thực hiện kế hoạch lỗ EVN giao. Theo đó, tính đến hết năm 2011 đơn vị này lỗ 3.145 tỉ đồng.
Mặc dù thua lỗ nặng nề nhưng NPT còn bị các tổng công ty điện lực chậm trễ trong việc thanh toán nợ sau khi bàn giao lưới điện 110kV cho các tổng công ty với giá trị hơn 1.000 tỉ đồng. Tương tự như NPT, Tổng công ty Điện lực Hà Nội cũng không bảo toàn được vốn trong năm 2011 do thực hiện kế hoạch lỗ EVN giao, vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm hơn 328 tỉ đồng. Các tổng công ty khác như Điện lực miền Nam cũng được giao kế hoạch lỗ trong sản xuất kinh doanh lên đến hơn 1.200 tỉ đồng. Ngoài ra, hầu hết các tổng công ty được kiểm tra đều đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính với số tiền hàng trăm tỉ đồng…
Tính chi phí xây biệt thự, chung cư, sân tennis vào giá bán điện
Theo quy định của Luật điện lực, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) có trách nhiệm xây dựng và ban hành khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện để xác định giá mua điện tại các nhà máy phát điện và giá bán buôn điện cho các tổng công ty điện lực của EVN. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủcho biết đến tháng 7-2012, Bộ Công thương chưa ban hành khung giá này để EVN có cơ sở thực hiện nên EVN tự quyết định giá bán buôn điện cho các tổng công ty điện lực cao hơn so với giá bán buôn điện bình quân được bộ quy định.
Trong khi đó, chi phí truyền tải điện lại được EVN quyết định, thanh toán cho Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia thấp hơn mức giá Bộ Công thương phê duyệt. Mặc dù EVN đã có văn bản báo cáo, giải trình nhưng Bộ Công thương không có ý kiến trả lời nên EVN vẫn áp dụng. Do đó dẫn đến chưa đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch về giá bán buôn điện, chi phí truyền tải điện giữa EVN và các đơn vị thành viên.
Đối với công tác triển khai các dự án điện, từ năm 2005 đến tháng 7-2012, EVN triển khai 20/42 dự án chậm tiến độ dẫn đến thiếu hụt sản lượng điện, tăng chi phí đầu tư cho dự án. Điển hình là dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng, ngoài số tiền trên 167 tỉ đồng phải chi thêm ngoài hợp đồng tổng thầu EPC, còn phát sinh chi phí cho khoản dầu đốt lại lò do xảy ra sự cố phải ngừng hoạt động.
Đáng chú ý, trongsáu dự án nguồn điện gồm nhiệt điện Ô Môn 1, nhiệt điện Phú Mỹ 1 và 4, nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhiệt điện Hải Phòng 1, nhiệt điện Quảng Ninh 1, đều có hạng mục "khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa". Tuy nhiên, trên thực tế đó là 355.000 m2 đất được xây dựng gồm nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… với tổng giá trị đầu tư trên 595 tỉ đồng. Toàn bộ chi phí này nằm trong tổng mức đầu tư dự án nguồn điện, do đó sẽ được tính vào giá bán điện là không đúng quy định.
Trong khi chi cả trăm nghìn tỉ đồng đầu tư ra ngoài và thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng một cách dễ dàng thì EVN lại khó khăn trong việc chi trả nợ cho các đối tác phát điện trong và ngoài ngành. Cho đến hết năm 2011, Công ty Mua bán điện của EVN còn nợ hơn 22.000 tỉ đồng của các nhà máy phát điện, trong đó có hơn 10.000 tỉ đồng là nợ đã quá hạn thanh toán của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hơn 9.200 tỉ đồng và Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) hơn 335 tỉ đồng. Đáng chú ý, toàn bộ các khoản nợ này đều chưa tính đến các khoản lãi phạt do chậm trả theo hợp đồng. Khi Thủ tướng có chủ trương khoanh nợ khoản nợ của EVN với PVN, EVN cũng lờ luôn việc trả nợ khi chậm xây dựng phương án phát hành trái phiếu của EVN có sự bảo lãnh của Chính phủ để xử lý nợ, đến thời điểm Thanh tra Chính phủkiểm tra cũng chưa xây dựng phương án này. Thậm chí EVN cũng không theo dõi lãi phải trả do chậm thanh toán nên việc chậm xử lý nợ đã gây nhiều khó khăn cho cả hai bên.
Tiền lãi biến thành chi phí sản xuất điện (!)
Ngoài ra, công ty mẹ EVN còn hướng dẫn hạch toán chuyển nguồn vốn không đúng tại 11 dự án dẫn đến tiền lãi thu được biến thành tiền nằm trong giá thành sản xuất kinh doanh, làm tăng chi phí sản xuất điện.
Do thay đổi nguồn vốn hình thành tài sản nên lãi trái phiếu tương ứng gần 224 tỉ đồng đã được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện trong năm, làm tăng chi phí sản xuất điện trong năm 2011. Trong khi đó, khoản tiền này phải được hạch toán vào chi phí lãi vay của các dự án nguồn điện theo phương án phát hành trái phiếu dưới hình thức thu hồi vốn đầu tư trích khấu hao tài sản cố định khi tài sản hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Tất cả những khuyết điểm, vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủcho rằng nguyên nhân chính do lãnh đạo EVN chưa chấp hành đúng các quy định về quản lý, sử dụng vốn tài sản; chưa thực hiện đúng quy định về đầu tư xây dựng đối với các dự án nguồn điện, còn để xảy ra các tồn tại, vi phạm làm tăng chi phí sản xuất điện; mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo nhưng EVN vẫn đầu tư vào EVN Telecom dẫn đến kinh doanh không hiệu quả, mất vốn nhà nước. Trách nhiệm này là của hội đồng thành viên, ban tổng giám đốc của EVN và các tổng công ty đã được kiểm tra. Kết thúc thanh tra, Thanh tra Chính phủkiến nghị xử lý tài chính gần 1.100 tỉ đồng và 1,648 triệu USD vi phạm.
EVN "biếu không" Viettel gần 10.000 tỉ đồng
Đối với việc đầu tư vào EVN Telecom, đến thời điểm bàn giao tài sản cho Viettel, EVN đã đầu tư vào công ty này hơn 2.425 tỉ đồng và EVN Telecom đã lỗ đến gần 3.000 tỉ đồng dẫn đến việc mất vốn nhà nước toàn bộ số tiền đã đầu tư. Nguyên nhân thua lỗ được xác định do lãnh đạo EVN và EVN Telecom đã có khuyết điểm trong việc tổ chức nghiên cứu đánh giá, lựa chọn công nghệ, mô hình tổ chức kinh doanh chưa phù hợp, các tổng công ty điện lực vừa kinh doanh điện vừa kinh doanh viễn thôngnên không chuyên nghiệp.
Mặc dù thua lỗ như vậy, đáng ra EVN phải làm hết sức mình để cắt giảm thua lỗ, bù lại những thiệt hại cho Nhà nước trong việc chuyển giao EVN Telecom nhưng EVN không thực hiện như vậy mà còn thỏa thuận không thu phí trong vòng 30 năm đối với toàn bộ hệ thống cáp viễn thông chuyển giao sang Viettel, các tuyến cáp của Viettel đã, đang và sẽ triển khai trong toàn bộ hệ thống cột điện của EVN trong hiện tại và tương lai. Thỏa thuận này đã tạo điều kiện cho Viettel giảm được giá thành dịch vụ viễn thông, tăng doanh thu tương ứng trên 354 tỉ đồng/năm (hơn 10.628 tỉ đồng trong 30 năm).
Cũng trong việc thực hiện việc chuyển giao EVN Telecom, tính đến thời điểm thanh tra, Viettel chưa chi trả cho EVN khoản công nợ theo các cam kết của hợp đồng đã ký với số tiền hơn 11.000 tỉ đồng. Theo thỏa thuận này, Viettel phải chi trả trongnăm năm, vào ngày 31-3 hằng năm.
Nguồn Tuổi Trẻ





- EVN lỗ lớn vì đầu tư ngoài ngành (TT) - Khổ vì EVN gương mẫu giống hệt Mr Đàm (PNT).

.Vốn tăng, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn ngừng hoạt động (ĐV 6-10-13)

Những “thảm họa” đổ xuống Agribank (KT 6-10-13)- World Bank: Vốn IDA dành cho Việt Nam có thể giảm trong 3 năm tới (Tầm nhìn).

- Giá xăng dầu: “Ưu tiên người tiêu dùng trước, DN Nhà nước sau” (GDVN).- Giá xăng dầu trong nước giữ nguyên dù giá thế giới giảm: Cần sớm phá thế độc quyền trên thị trường xăng dầu (CAND).
- Vinacomin: Bức tranh đã sáng màu (Công thương).

- Ôtô ế hàng, khách ép giảm 100 triệu cũng bán (VEF).Hàng hóa “è cổ” gánh phí bôi trơn (PLTP 5-10-13)

Doanh nghiệp "chết" vì đầu tư sai (ĐV 5-10-13)Hàng tỉ USD... chờ Nhà nước lấy (TT 5-10-13)
- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã làm gì với doanh nghiệp nhà nước? (VnEco).

- THV: “Đói” doanh thu, ngân hàng bắt đầu lo ôm tài sản thế chấp (CaFeF).- Hậu quả của việc không thừa nhận các hội, đoàn, đảng phái trong xã hội (Boxitvn).

- Về cái gọi là “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” (ANTĐ/DĐXHDS).

"Nhóm lợi ích" nào "căm thù" nhà báo Mạnh Quân? Một kiểu suy diễn ác ý (PetroTimes 5-3-13) -- Ngoài bài báo của Mạnh Quân đuợc nói đến trong bài này, ít ai quên được bài “Moi hết tim gan” để nói với Đinh Bộ Trưởng một lần! (11-5-12) cũng của Mạnh Quân về ông sếp cũ của PetroVietnam.

(Petrotimes) - Ngày 02/3/2013 trên Sài Gòn tiếp thị online, mục Thời sự, có bài viết bình luận về việc ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược của ba tập đoàn kinh tế là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than-khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với tựa đề "Cái bắt tay của ba ông lớn" của tác giả Mạnh Quân.
Việc SGTT online đăng tải một bài viết như thế hẳn cũng sẽ không có gì đáng nói nếu như sau lời khẳng định của chính tác giả: "Việc thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các tập đoàn với nhau là điều tốt để các tập đoàn tận dụng và khai thác các thế mạnh của nhau, nhất là trong vấn đề đảm bảo an ninh cho hệ thống năng lượng: điện, than, dầu khí của đất nước" là hàng loạt những nội dung được nêu ra theo cách hết sức võ đoán.
Trong bài viết, tác giả tỏ ra đã nắm rõ hoàn toàn cả 6 nội dung chủ yếu của bản hợp tác chiến lược này: "Có sáu nội dung chủ yếu: hợp tác về quy hoạch phát triển ngành, hợp tác trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện; hợp tác trong lĩnh vực đầu tư khai thác và vận chuyển than trong nước và ở nước ngoài; hợp tác trong việc vận hành các nhà máy điện; hợp tác trong việc sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, bản hợp tác còn có nội dung thứ sáu: hợp tác trong lĩnh vực truyền thông".
Thế nhưng ngay đoạn sau đó lại quy kết: "Việc ký kết văn bản hợp tác nói trên không được thông tin rộng rãi, cụ thể, nhất là về nội dung hợp tác, càng dễ khiến người ta suy luận không hay". Đây là một quy kết theo kiểu chụp mũ.
Tác giả đã cố tình "quên" rằng, ngay sau lễ ký kết, những thông tin cơ bản nhất về sự kiện này đã được công khai minh bạch đăng tải ngay trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Riêng báo Năng lượng Mới và Petrotimes.vn đã thông tin rất đầy đủ sự kiện quan trọng này. Vậy mà tác giả vẫn "cưỡng từ đoạt lý" tiếp tục đưa ra nhiều câu hỏi nghi ngờ thiếu căn cứ về bản chất của sự hợp tác như: "Cũng có không ít ý kiến lo ngại bản thỏa thuận hợp tác chiến lược trên sẽ là khởi đầu cho một hình thức liên kết độc quyền". Hay: "Giờ đây, một bản thỏa thuận hợp tác có nội dung hợp tác về truyền thông khiến báo giới và dư luận xã hội không thể không thắc mắc: phải chăng các tập đoàn này đang muốn hướng đến “sự thống nhất tiếng nói” nhằm hạn chế việc công kích, phê phán “vạch áo cho người xem lưng... nhau” trên mặt báo?" Thiết nghĩ, một nhà báo đàng hoàng, có kiến thức sẽ không cần phải dùng "chiêu" gán những dụng ý của mình cho dư luận, cho báo giới kiểu này.
Điểm đặc biệt thất vọng đối với bạn đọc chính là một số kết luận và cái gọi là sự cảnh tỉnh hết sức "mơ hồ" của tác giả: "Vậy, với bản “hợp tác chiến lược” về một số nội dung khá cụ thể, như đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện, vận hành các nhà máy điện, không phải không có cơ sở cho sự lo ngại về một sự bắt tay nhau nhằm “phân chia thị trường” giữa các tập đoàn. Nếu thật sự có điều đó, các nhà đầu tư yếu thế không nằm trong “quy hoạch” của các tập đoàn này chắc sẽ gặp không ít khó khăn"; "Nếu hợp tác về truyền thông là nhằm mục đích ấy thì xem ra việc hợp tác này, ngoài mục tiêu riêng của các tập đoàn, sẽ không đem lại điều gì tốt đẹp cho xã hội"; "Vẫn nghĩ sẽ không thừa nếu các cơ quan có liên quan chịu khó “để mắt”, tìm hiểu kỹ nội dung hợp tác này để có thể ngăn ngừa, điều chỉnh và chấm dứt những điểm chưa minh bạch, đặc biệt là những điểm vi phạm quy định nghiêm cấm liên kết độc quyền của luật pháp, nếu có".
Bản thân tác giả đã không tìm hiểu kỹ càng trước khi viết, lối suy diễn theo kiểu áp đặt chủ quan, thiếu cái tâm và thiếu hẳn ý thức trách nhiệm và tinh thần xây dựng khi viết bài, cũng quá coi thường nhận thức của bạn đọc. Về bài báo nêu trên, có lẽ không cần bình luận về quan điểm hay nghiệp vụ báo chí của tác giả thêm nữa, bởi lẽ đây chính là cách hành xử "lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử".
Cần phải nhắc lại rằng, PVN, EVN và Vinacomin là 3 Tập đoàn trụ cột của nền kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trước đây, vào năm 2007, PVN đã ký thỏa thuận hợp tác với EVN; năm 2009, PVN ký thỏa thuận với Vinacomin và bây giờ, 3 Tập đoàn ký kết bản thỏa thuận hợp tác mới, giai đoạn 2013-2018. Việc thỏa thuận, liên kết giữa các đơn vị kinh tế là hoạt động bình thường, được luật pháp bảo vệ.
Cán bộ CNV người lao động của ba tập đoàn này đều biết rằng, việc hợp tác toàn diện giữa 3 tập đoàn, tạo nên thế "kiềng ba chân" vững chắc sẽ góp phần rất quan trọng cho sự phát triển và đảm bảo an ninh năng lượng Việt Nam. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, việc sử dụng thế mạnh của từng tập đoàn từ đó hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau, tháo gỡ vướng mắc, khắc phục những điểm chưa hợp lý để cùng ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh là bước đi cần thiết hơn bao giờ hết góp phần từng bước hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể, bền vững ngành Năng lượng Việt Nam theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Một trong 6 nội dung của văn bản thỏa thuận là nội dung hợp tác trong lĩnh vực truyền thông. Ba Tập đoàn cam kết ưu tiên sử dụng các phương tiện truyền thông do EVN, PVN và Vinacomin quản lý nhằm đưa thông tin chính tác, trung thực, thường xuyên về sự phát triển của ba Tập đoàn. Đưa tin, bài về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động Điện lực, Dầu khí, Than và An ninh năng lượng, các thông tin phản ánh những cố gắng, nỗ lực của ba Tập đoàn trong việc đảm bảo cung cấp các nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và đời sống. Đồng thời, thông qua các phương tiện truyền thông của ba Tập đoàn sẽ đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương, về chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm và an toàn; những tin tức quan trọng về hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng; tin tức mang tính thời sự về các sự kiện chính, các chương trình an sinh xã hội của ba Tập đoàn và theo chủ trương của Nhà nước... Đây thực sự là việc cần thiết và hoàn toàn đúng với các chủ trương của Đảng, Chính phủ.
Trong khi Nhà nước đang nỗ lực điều chỉnh các quy hoạch, chính sách an ninh năng lượng, tổ chức quản lý thống nhất hệ thống năng lượng quốc gia để người dân và các doanh nghiệp được tiếp cận với một cơ chế tốt nhất cho thị trường năng lượng thì những kiểu "chọc gậy bánh xe" hoặc "ném đá" như bài báo này chỉ tạo ra những ngờ vực không đáng có trong dư luận xã hội.
SGTT.VN - Một sự kiện đáng chú ý trong hoạt động của khối tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tuần này là việc ba lãnh đạo ba tập đoàn kinh tế mạnh nhất của Nhà nước: tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cùng nhau ký kết một bản thoả thuận hợp tác chiến lược.
Bản “hợp tác chiến lược” này có sáu nội dung chủ yếu: hợp tác về quy hoạch phát triển ngành, hợp tác trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện; hợp tác trong lĩnh vực đầu tư khai thác và vận chuyển than trong nước và ở nước ngoài; hợp tác trong việc vận hành các nhà máy điện; hợp tác trong việc sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, bản hợp tác còn có nội dung thứ sáu: hợp tác trong lĩnh vực truyền thông.

PVN đang là chủ nợ của EVN  
Việc thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các tập đoàn với nhau là điều tốt để các tập đoàn tận dụng và khai thác các thế mạnh của nhau, nhất là trong vấn đề đảm bảo an ninh cho hệ thống năng lượng: điện, than, dầu khí của đất nước – hiện là những lĩnh vực nằm gần như toàn bộ trong ba tập đoàn lớn nhất này.
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến lo ngại bản thoả thuận hợp tác chiến lược trên sẽ là khởi đầu cho một hình thức liên kết độc quyền.
Tuy là ba tập đoàn hoạt động trong ba lĩnh vực cơ bản khác nhau nhưng thực ra, cũng có những lĩnh vực mà cả ba tập đoàn đều đã có đầu tư lớn và có thế mạnh để khai thác, ví dụ như điện năng, trong khi lý ra với lĩnh vực này, các tập đoàn trên vẫn cần sự độc lập, cạnh tranh để có thể có được những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Vậy, với bản “hợp tác chiến lược” về một số nội dung khá cụ thể, như đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện, vận hành các nhà máy điện, không phải không có cơ sở cho sự lo ngại về một sự bắt tay nhau nhằm “phân chia thị trường” giữa các tập đoàn. Nếu thật sự có điều đó, các nhà đầu tư yếu thế không nằm trong “quy hoạch” của các tập đoàn này chắc sẽ gặp không ít khó khăn.
Ông Nguyễn Đình Cung, phó viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, khi biết sự việc này cũng bày tỏ sự lo ngại về “một dạng liên kết độc quyền” và theo ông, đây là điều mà Nhà nước nên hạn chế.
Điều đáng chú ý khác là trong bản thoả thuận hợp tác chiến lược nói trên lại có cả nội dung hợp tác về truyền thông.
Lâu nay đã từng có vụ này, việc kia liên quan đến các tập đoàn trên; song lãnh đạo các bên xem ra không thống nhất quan điểm nên dẫn đến tình trạng có tiếng nói khác nhau trên mặt báo. PVN từng lên tiếng về việc EVN nợ hơn 12.000 tỉ đồng tiền điện, Vinacomin thì tố EVN chỉ ưu tiên mua điện của các công ty thuộc EVN mà không mua hết hoặc mua điện với giá thấp của các công ty điện thuộc Vinacomin… Chính sự “khác nhau” ấy – dẫu ít dẫu nhiều – đã giúp dư luận hiểu thêm về hoạt động của các tập đoàn. Giờ đây, một bản thoả thuận hợp tác có nội dung hợp tác về truyền thông khiến báo giới và dư luận xã hội không thể không thắc mắc: phải chăng các tập đoàn này đang muốn hướng đến “sự thống nhất tiếng nói” nhằm hạn chế việc công kích, phê phán “vạch áo cho người xem lưng... nhau” trên mặt báo?
Nếu hợp tác về truyền thông là nhằm mục đích ấy thì xem ra việc hợp tác này, ngoài mục tiêu riêng của các tập đoàn, sẽ không đem lại điều gì tốt đẹp cho xã hội. Bởi vì, giữa các thực thể kinh tế, có hoạt động là phải có mâu thuẫn, có ý kiến trái chiều, qua lại để qua đó dư luận, các cơ quan chức năng có thể giám sát, điều chỉnh. Còn nay, các tập đoàn “đóng cửa bảo nhau” thì báo chí, dư luận, thậm chí đến các cơ quan dân cử cũng sẽ khó có được thông tin nhiều chiều hòng giám sát và qua đó, lên tiếng yêu cầu các đơn vị thay đổi, chấn chỉnh hoạt động cho đúng quy định pháp luật, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho đất nước, xã hội.
Việc ký kết văn bản hợp tác nói trên không được thông tin rộng rãi, cụ thể, nhất là về nội dung hợp tác, càng dễ khiến người ta suy luận không hay. Bỏ qua một bên những kiểu suy diễn, vẫn nghĩ sẽ không thừa nếu các cơ quan có liên quan chịu khó “để mắt”, tìm hiểu kỹ nội dung hợp tác này để có thể ngăn ngừa, điều chỉnh và chấm dứt những điểm chưa minh bạch, đặc biệt là những điểm vi phạm quy định nghiêm cấm liên kết độc quyền của luật pháp, nếu có.


Giá điện sẽ tăng “xoành xoạch”

 Stockbiz
Giá bán lẻ điện sẽ tăng nhanh và nhiều hơn hiện tại khi thông số đầu vào (ảnh hưởng đến chi phí phát điện) có biến động, làm giá bán điện tăng 2% so với giá đang áp dụng và nằm trong khung giá, khi đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được phép tăng giá bán điện.
Đây là quy định trong dự thảo cơ chế quản lý và điều chỉnh giá điện do Bộ Công Thương công bố ngày 5-3.

Cũng theo dự thảo, nếu giá bán điện tăng trên 5% hoặc vượt ngoài khung giá thì EVN báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định giá. Giá mới sẽ do Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Theo cơ chế hiện hành, phải có biến động giá đến mức 5% thì EVN mới được tăng giá điện. Việc giảm giá điện thì vẫn phải chờ biến động đến 5% mới giảm giá như lâu nay....


Lý do thật
(NVP)
+ Những lập luận ủng hộ và phản bác việc phá giá tiền đồng đều có tính thuyết phục như nhau, nghe bên nào nói cũng hay cả. Tuy nhiên một điều mà cả hai bên đều thấy là tỷ giá cứ để nguyên như vậy trong khi lạm phát nhiều năm qua lại cao như thế là không ổn. Ví dụ, GDP năm 2012 tính theo giá so sánh chỉ tăng 5,03% nhưng tính theo giá thực tế tăng đến 16,3%. Nói cách khác, thu nhập đầu người nước ta khi đã khử lạm phát thì không tăng bao nhiêu cả - đúng với thực tế một năm làm ăn nhiều khó khăn cho tất cả; thế nhưng tính theo đô-la Mỹ thì tăng vọt từ 1.386 đô-la/người lên đến 1.609 đô-la/người!
Cái khoản tăng thêm ấn tượng ấy rơi vào tay ai chưa biết nhưng rõ ràng không rơi vào tay người dân bình thường – nói cách khác tỷ giá giữ cố định như hiện nay đang mang tính bao cấp và một số người hưởng lợi, đa phần dân số thì không.
Lô-gích bình thường là NHNN không nên điều chỉnh tỷ giá đột ngột một lần năm ba phần trăm gây biến động, nhất là về mặt tâm lý mà nên điều chỉnh từ từ, để cả năm tỷ giá sẽ được điều chỉnh trong khoảng 3%.
Tại sao chuyện này không diễn ra? E rằng do việc điều chỉnh dần dần như thế đòi hỏi sự chủ động của một bộ máy điều hành cấp vụ - một sự chủ động hiện nay đang thiếu vắng.
*                      *                      *
+ Cái đề xuất đánh thuế lên tiền gởi tiết kiệm nhằm chuyển hướng dòng tiền của dân thay vì chảy vào ngân hàng nay chảy vào sản xuất, kinh doanh là đề xuất phi lý đến nỗi không cần đưa ra nhiều lập luận để phản bác làm gì. Chỉ cần nhớ nguồn vốn cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế chủ yếu đến từ ngân hàng, dân không gởi tiền vào thì ngân hàng lấy gì cho vay – lúc đó ngành nghề nào cũng đổ vỡ chứ không riêng gì bất động sản. Chuyện đó thôi không nói nữa.
Vấn đề là vì sao giới bất động sản đưa ra một kiến nghị như thế?
Giám đốc một công ty địa ốc cho biết giới kinh doanh bất động sản hiểu rất rõ, Luật Đất đai sắp được sửa đổi ít nhất cũng làm cho việc giải tỏa đất đai của người dân sẽ khó hơn bội phần. Dù Luật có thể chưa công nhận quyền sở hữu đất đai nhưng đất của dân sẽ khó lấy hơn trước vì ai cũng biết đấy là đầu mối của những căng thẳng kiến kiện khắp nơi. Khó hơn có nghĩa quỹ đất sẽ cạn kiệt, giá đất sẽ tăng chứ không thể nào giảm. Vấn đề là bắt đầu tăng vào thời điểm nào mà thôi.
Giới bất động sản hiểu rõ điều đó nên đang tìm mọi cách trụ lại thị trường. Một trong những cách đó là liên tục kiến nghị để nhà nước giải cứu, mong cầm cự thêm ít lâu, chờ giá đất phục hồi như họ kỳ vọng. Đánh thuế kiểu như kiến nghị cũng là một cách giải cứu.




Đinh La Thăng vẫn ham chơi, đi đá bóng: Bộ trưởng Đinh La Thăng lại ghi bàn thắng đẹp (ĐV 5-3-13)


Đánh thuế thu nhập tiền gửi tiết kiệm: Thực ra cũng chỉ là học hỏi NHNN (SM 5-3-13) -- Báo này có nhiều bài rất hay!
Sau khi tướng Hưởng về hưu: Làm rõ 3 tội danh của "ông trùm" Nguyễn Đức Kiên (CAND 4-3-13) -- 3 tội danh của "ông trùm" Nguyễn Đức Kiên (KT 5-3-13)
Tất cả khách sạn TPHCM đặt bao cao su trong phòng ngủ (KT 5-3-13) -- Cha mẹ phải giải thích thế nào với những đứa con 5, 7 tuổi của mình?
Tiền trích lập: Ngân hàng để làm gì? (NCĐT 5-3-13)
- GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 5,5% trong năm nay (VOA).
- NHNN được mở tài khoản vàng ở nước ngoài (HQ). – Thị trường vàng ít biến động (SGTT). - Bán vàng dự trữ quốc gia, rủi ro ai gánh? (TP). - Đấu thầu 52.000 lượng vàng (DV). - Vàng tăng giá trong ngày đấu thầu (TN). - Thử nghiệm đấu thầu vàng “khá suôn sẻ” (TT). - USD chạm trần, chênh lệch giá vàng bị đẩy lên 3,7 triệu đồng (LĐ).
- Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Nợ xấu giảm, đâu là sự thật? (RFA). - Cổ phiếu bất động sản bị bán tháo (HQ). - 75% công ty chứng khoán “lập lờ” tiền gửi giao dịch (VnEco). - “Vỡ trận” cổ phiếu đầu cơ (LĐ). - Đại gia vứt đi trăm tỷ chỉ mong được nhẹ thân (VEF). - Đâu là nguyên nhân khiến chứng khoán thất thường (LĐ).
- Ngưng đầu tư dự án dịch vụ dầu khí hơn 1,35 tỉ USD tại Khánh Hoà (SGTT).
- Cứu thị trường hay lại thổi bong bóng? (LĐ). - Bất động sản tiếp tục phải cắt lỗ (VnMedia). - Video: Xung quanh ý kiến đề xuất thu thuế tiền gửi tiết kiệm (VTV). - “Đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là hợp lý” (VnEco/DT).
- Ngậm ngùi lúa chất lượng cao (LĐ). - Liên doanh Nhật đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi (SGTT).
- Tàu Trung Quốc giả tàu cá để chở dầu lậu (TN). - Gà trọc đầu nhập lậu từ Trung Quốc lại về Hà Nội (SGTT).
- Nghi án vỡ nợ, chuỗi café Tonkin lần lượt “đóng cửa” (TTXVN).
- Thu tiền tỷ nhờ mô hình mít giống (Zing).
- Giá điện sẽ tăng “xoành xoạch” (PLTP).
- Đối mặt kiện chống bán phá giá (TN).
- Rủi ro từ nhập khẩu nguyên liệu (PLTP).
- Đại gia vứt đi trăm tỷ chỉ mong được nhẹ thân (VEF). - Forbes viết gì về tỷ phú đô la đầu tiên người Việt (TP).
- Các quốc gia châu Á đang xích gần lại gần nhau (PT).
- 100 tập đoàn của thế giới trong tương lai (RFI).
- Chỉ số Dow Jones cao kỷ lục (BBC).  – Chỉ số Dow Jones của Mỹ tăng cao kỷ lục (VOA).

Tổng số lượt xem trang