Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Mượn đầu heo nấu cháo: SCIC đem cả chục ngàn tỉ gửi ngân hàng lấy lãi

-Mượn đầu heo nấu cháo: SCIC đem cả chục ngàn tỉ gửi ngân hàng lấy lãi (TT 7-3-13)

TT - Ôm lượng vốn khổng lồ hàng chục ngàn tỉ đồng từ nguồn thu cổ tức, bán vốn của các doanh nghiệp do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) giữ quyền đại diện vốn nhà nước, thế nhưng điều bất ngờ là SCIC sử dụng phần lớn nguồn vốn trên chỉ để gửi ngân hàng lấy lãi.

-

Doanh thu của SCIC hiện nay chỉ từ ba nguồn: bán vốn nhà nước, gửi tiết kiệm ngân hàng và thu cổ tức từ doanh nghiệp SCIC giữ quyền đại diện vốn nhà nước.

Cổ tức khủng nhờ...“bò sữa”

SCIC tập trung vào ngân hàng, bất động sản...

Trong dịp khai trương một công ty con mới đây, ông Lại Văn Đạo, tổng giám đốc SCIC, khẳng định nội dung trọng tâm trong kế hoạch năm 2013 của SCIC là tập trung tăng cường hoạt động đầu tư trên nguyên tắc hiệu quả vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, các dự án cơ sở hạ tầng, bất động sản...

Với nguồn vốn to lớn đang nắm giữ, ngày 18-1-2013, SCIC đã khai trương một Công ty con là Công ty đầu tư SCIC (SIC) với hình thức là công ty TNHH một thành viên do SCIC là chủ sở hữu, hợp nhất báo cáo tài chính với SCIC, được SCIC cấp vốn điều lệ để hoạt động, được phân cấp trong quá trình đầu tư với vốn điều lệ ban đầu là 1.000 tỉ đồng. Theo thông báo của SCIC, SIC sẽ có hai chức năng chính là đầu tư tài chính (thực hiện đầu tư mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, mua bán sáp nhập) và đầu tư dự án.

Theo báo cáo của SCIC, tính đến hết năm 2012, tổng vốn trong danh mục đầu tư của SCIC theo sổ kế toán khoảng 14.000 tỉ đồng, giá thị trường ước đạt 50.000 tỉ đồng, chênh lệch 36.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, thực tế danh mục đầu tư của SCIC đang phụ thuộc phần lớn vào một vài doanh nghiệp lớn. Chỉ riêng Công ty cổ phần Sữa VN (Vinamilk - VNM), SCIC hiện đang đại diện Nhà nước nắm giữ tới 375 triệu cổ phiếu. Tính theo giá cổ phiếu VNM ngày 6-3-2013 là 105.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị cổ phiếu VNM mà SCIC nắm giữ đã trên 39.300 tỉ đồng. Như vậy, hiệu quả trong tăng trưởng vốn đầu tư tại 408 doanh nghiệp mà SCIC còn đang giữ vốn nhà nước thực tế chỉ phụ thuộc vào một số doanh nghiệp lớn, trong đó lệ thuộc rất lớn vào “con bò sữa” Vinamilk.

Điều này càng được chứng minh rõ ràng nếu nhìn vào tổng doanh thu của SCIC trong năm 2012 và khoản cổ tức mà Vinamilk chuyển về cho SCIC. Theo báo cáo của SCIC, tổng doanh thu năm 2012 của đơn vị này là 3.888 tỉ đồng. Trong đó, riêng phần cổ tức SCIC nhận về từ các doanh nghiệp có vốn nhà nước do SCIC làm đại diện đạt tới 2.151 tỉ đồng, tương đương 55,32% tổng lợi nhuận của SCIC, cao hơn nhiều so với năm 2011 (cổ tức SCIC thu về đạt 1.937,83 tỉ đồng).

Phần cổ tức SCIC thu về chủ yếu nằm trong nhóm doanh nghiệp lớn, vốn đã có sẵn lợi thế và tiềm lực kinh doanh. Cụ thể, năm 2012 chỉ riêng cổ tức từ Vinamilk, SCIC đã thu về 1.001,95 tỉ đồng, chiếm 46,58% tổng doanh thu cổ tức của SCIC.

Ngoài ra, SCIC còn giữ quyền đại diện phần vốn của Nhà nước và được quyền thu cổ tức tại nhiều doanh nghiệp khác. Năm 2012, Dược Hậu Giang lãi hơn 419 tỉ đồng và cổ tức mang về cho SCIC 57 tỉ đồng. Theo một báo cáo tại SCIC, đến hết năm 2012, tổng số cổ tức SCIC đã thu lũy kế từ Vinamilk đạt 2.600 tỉ đồng, tại Công ty cổ phần viễn thông FPT lũy kế đạt gần 500 tỉ đồng... Nhìn vào cơ cấu tiền lãi mà SCIC công bố dễ nhận thấy cổ tức là một nguồn thu nhập quan trọng đối với tổ chức đầu tư vốn như SCIC, đặc biệt khi SCIC hầu như chỉ đóng vai trò quản lý vốn, rất ít khi mua bán cổ phiếu trên thị trường.

Vốn đầu tư gửi ở ngân hàng

Thế nhưng, điều khiến dư luận quan tâm là SCIC sử dụng những khoản tiền lời kếch sù thu về từ những nguồn nói trên như thế nào? Trong một báo cáo của SCIC, đơn vị này đã hé lộ thông tin về một trong những nghiệp vụ đầu tư của một “siêu tổng công ty” chuyên đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - đó là gửi tiền ngân hàng để lấy lãi. Báo cáo này nêu doanh thu tài chính năm 2012 chịu ảnh hưởng trực tiếp của lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm mạnh, còn 8%/năm so với mặt bằng chung năm 2011 là 14%/năm nên chỉ đạt 1.568 tỉ đồng. Như vậy có thể thấy các khoản đầu tư tài chính khác hầu như không đáng kể, doanh thu tài chính của SCIC có được là tiền lãi gửi các ngân hàng. Với số tiền lãi thu về 1.568 tỉ đồng, ước tổng số tiền SCIC mang gửi tại các ngân hàng có thể lên tới 19.600 tỉ đồng, tăng mạnh so với năm 2011 (số tiền mang gửi ngân hàng ước trên 10.500 tỉ đồng, lãi thu về khoảng 1.479 tỉ đồng)!

Hoạt động gửi tiền lấy lãi tiết kiệm, hoặc đem tiền ủy thác đầu tư tại các ngân hàng (thực chất cũng là một hình thức gửi tiền lấy lãi tiết kiệm) đã được SCIC thực hiện trong nhiều năm nay. Năm 2011, báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VN (Vietinbank) cho thấy SCIC đã gửi vào ngân hàng này 4.227 tỉ đồng theo hình thức ủy thác đầu tư không kỳ hạn và kỳ hạn 14 tuần, lãi suất 3-14%/năm. Trước đó, năm 2010, SCIC cũng gửi tiền vào Vietinbank theo hình thức trên với tổng số tiền lên đến 7.199 tỉ đồng, không kỳ hạn và kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 2,4-11,2%/năm...

Có hiệu quả không?

Ngoài thu cổ tức, gửi tiền ngân hàng lấy lãi, một trong những công việc chính của SCIC là bán vốn nhà nước ở các doanh nghiệp SCIC đang làm đại diện. Theo thông tin từ SCIC, sau khi tiếp quản phần vốn nhà nước tại 949 doanh nghiệp từ năm 2006 đến nay, SCIC đã thực hiện tái cơ cấu vốn nhà nước thông qua việc phân loại doanh nghiệp và tiến hành bán vốn tại những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà nước không cần chi phối. Đến nay, “siêu tổng công ty” này đã bán vốn tại gần 600 doanh nghiệp, thu về cho Nhà nước hơn 3.300 tỉ đồng.

Tuy nhiên, trong năm 2012, hoạt động này lại tỏ ra không hiệu quả. Tổng số doanh nghiệp thuộc danh mục bán vốn của SCIC trong năm 2012 là 262 doanh nghiệp nhưng SCIC chỉ bán được ở 37 doanh nghiệp, với các lý do kinh tế vĩ mô bất lợi, thị trường chứng khoán lình xình...

Theo đó, doanh thu bán vốn chỉ chiếm tỉ trọng 0,4% tổng doanh thu với giá trị 169,7 tỉ đồng, trong khi doanh thu cổ tức chiếm đa số lên đến 55% tổng doanh thu.

Theo các chuyên gia kinh tế, hoạt động đầu tư của SCIC còn nhiều điểm cần xem lại. Trong tổng vốn thực hiện đầu tư của SCIC năm 2012 là 1.257 tỉ đồng, chỉ riêng khoản đầu tư tăng vốn tại Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng VN (Vinaconex) đã lên tới 1.021 tỉ đồng. Khoản đầu tư này đã gây nhiều tranh cãi về tính hiệu quả và khả năng thu hồi vốn khi Vinaconex cũng đang trong tình trạng nợ hàng ngàn tỉ đồng tại các ngân hàng.

Theo SCIC công bố, tổng vốn nơi này đã đầu tư đến nay đạt con số rất lớn, tới gần 9.300 tỉ đồng dưới nhiều hình thức như: mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp; góp vốn thành lập doanh nghiệp mới; đầu tư tăng vốn tại các doanh nghiệp có lợi thế trong sản xuất kinh doanh với vai trò cổ đông nhà nước; đầu tư dự án trong các lĩnh vực như năng lượng, cơ sở hạ tầng, công nghệ cao...

Phân tích kết quả kinh doanh năm 2012 của SCIC, TS Nguyễn Đình Cung, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho rằng với những số liệu công bố, SCIC đã đạt được những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, muốn đánh giá có thật hiệu quả không, phải so với mục tiêu đầu năm đặt ra và đặc biệt là phải phân tích kỹ hơn, xem công lao do đâu, có phải của SCIC không hay của các công ty do SCIC được chỉ định làm đại diện vốn nhà nước.

Theo các chuyên gia kinh tế, mức lợi nhuận trong năm 2012 chưa nói lên được sự năng động của SCIC khi 96% tiền lãi có được từ việc chia cổ tức và tiền lãi gửi ngân hàng. Nếu xét một lực lượng hùng hậu doanh nghiệp mà SCIC đang tiếp quản thì số lãi đem về chủ yếu từ một vài công ty làm ăn được, điều này có nghĩa rất nhiều khoản đầu tư mà SCIC đang nắm giữ chưa thể sinh lời, thậm chí là lỗ đậm.

Thành lập SCIC nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn!

Theo quyết định về việc thành lập SCIC do thủ tướng Phan Văn Khải ký năm 2005, SCIC được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các công ty TNHH nhà nước, công ty cổ phần được chuyển đổi từ các công ty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập.

SCIC được đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước dưới hình thức: góp vốn vào những lĩnh vực Nhà nước cần chi phối để thành lập doanh nghiệp mới; đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác; đầu tư mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác; đầu tư trên thị trường vốn, chứng khoán thông qua mua bán cổ phiếu, trái phiếu và công cụ tài chính khác. Với chức năng quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, sự ra đời của SCIC nằm trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách doanh nghiệp nhà nước nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.

SCIC: Gửi gần 1 tỷ USD vốn nhà nước vào ngân hàng lấy lãi (DT 7-3-13) "Gửi ngân hàng cả chục ngàn tỉ lấy lãi, SCIC đang làm khó DN?"

(GDVN) - “Việc sử dụng hàng chục ngàn tỉ đồng nguồn vốn nhà nước gửi tiết kiệm ngân hàng lấy lãi là vấn đề lớn mà ông Chủ tịch và...

Bỏ hiến định vai trò kinh tế Nhà nước là “không có lợi”
Khác với nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật, cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, phải hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

Giá điện sẽ tăng vô tội vạ! (NLĐ 7-3-13)
Thất nghiệp "chát lượng cao": Lao động có kinh nghiệm chật vật tìm việc (VnEx 7-3-13) “Bóng” thất nghiệp ám sinh viên tài chính (LĐ 7-3-13)
Cuộc chiến café và cách ứng xử của người Việt (PN Today 7-3-1
Ngoe nguẩy, phụng phịu như đứa con nít: Không cho Đà Nẵng giải trình nữa (PLTP 7-3-13)
Các “ông lớn” đang làm gì với BĐS? (VNN 7-3-13)
Vấn đề nợ xấu: Nợ xấu giảm, đâu là sự thật? (RFA 5-3-13) -- P/v TS Lê Đăng Doanh -- Nợ xấu biến mất hay biến thái? (VEF 7-3-13) Nhà đầu tư vay tiền ngân hàng bỏ của thế chấp chạy (VnMedia 7-3-13)

Bùng phát doanh nghiệp “ảo”: Vô phương quản lý (SGGP 7-3-13)

Vụ bôxít: Khai thác bauxite, Vinacomin phải đền bù đủ cho dân (ĐV 7-3-13) -- P/c TS Nguyễn Đình Hoè -Bài học từ dự án bô-xít Tây Nguyên Bauxite Việt Nam

 Vụ bôxít: Mỗi người dân gánh 10 USD nợ cho nhà máy alumin (TT 6-3-13) -- Cám ơn phóng viên đã nhắc đến thứ trưởng Lê Dương Quang (xỏ tay trong túi quần, đi qua đi lại). Ôsin Huy Đức đã có một bài rất hay về ông này, tìm lại được trên Blog Nguyễn Trọng Tạo: Đầu Vương Hậu, Ghế Dương Quang (30-4-2009). Nhân dịp này, cũng nên đọc lai thư của Hoàng Trung Hải gửi bà Nguyễn Thị Bình thư của tướng Giáp (Tội cho ông Hải, hôm nay phải bay qua tận Venezuela để đi đám ma Hugo Chavez.  Tại sao không cử ông NT Nhân?  Bộ ông ấy bận bắt gà, thăm heo à?)
Vụ NHNN bán vàng: Ai lợi, ai thiệt (Blog Nguyễn Vạn Phú 7-3-13) Vàng bị làm giá (TN 7-3-13) --"Giá vàng ngày 6.3 đột nhiên tăng mạnh không theo giá vàng thế giới, cũng chẳng theo nhu cầu của thị trường".. Ông Lê Hùng Dũng (chủ tịch SJC) đâu rồi? Hôm 26/2 ông ấy khẳng định: “Tôiđảm bảo chỉ trong vòng một tuần sau cuộc ký kết này, giá vàng trong nước sẽ sát với giá vàng thế giới. (Lan man nghĩ về "chất lương" lãnh đạo hiện tại, chợt nhớ câu nhà báo Trương Duy Nhất viết trên blog hôm nay: "Một tổ chức Mặt trận thế. Một Tổng Bí thư đảng như thế. Một Thủ tướng ích xì thế. Một đô thị đầu tàu với Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân như thế… / Chưa thời nào chất lượng lãnh đạo tệ đến thế" Hic Hic!)
Lời hứa hẹn "chói lòa": Tuần trước thì hứa: “Một tuần nữa, giá vàng trong nước sẽ sát giá thế giới” (TT 27-2-13) - Hôm nay (sau một tuần): Giá vàng tăng - giảm chóng mặt (DT 6-3-13) (THD nhại câu "Lời lừa dối chói lòa"  (A bright shining lie) của Neil Sheehan)

Năm mới: liệu có mô hình tăng trưởng “mới”? (TBKTSG 5-3-13) -- Ý kiến TS Phạm Đỗ Chí
Cứu thị trường hay lại "thổi bong bóng"? (LĐ 6-3-13)

 Người dân khó bán vàng miếng bao bì cũ
Gafin -Với các loại vàng móp méo, cong vênh, ngân hàng đồng ý mua nhưng thu phí dập lại cao gấp đôi SJC.
Xu hướng mua vàng tích trữ vẫn áp đảo thị trường
Gafin-Những ngày qua, lượng vàng bán ra tại các doanh nghiệp lớn như SJC hay PNJ chiếm 60 - 70%, còn lại là mua vào. -Việt Nam vẫn tiêu thụ hàng chục tấn vàng/năm (Sgtt)-


Kẻ thù đáng sợ của ông Nguyễn Thiện Nhân: Gà trọc đầu! Hà Nội phân phối gà Yên Thế chống lại gà ’trọc đầu’ (ĐV 7-3-13) Ông Nhân cũng nên đi thăm chỗ này: Heo nái ở Vĩnh Long lập kỷ lục: Một lần sinh ra... 28 heo con (DV 7-3-13) Seriously! Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Gia cầm nhập lậu đã giảm (DT 6-3-13)  - THD xin gục đầu nhận tội!

Nhà cao, vợ đẹp của người muốn đánh thuế tiền tiết kiệm (ĐV 6-3-13) -- Té ra ông Lê Hoàng Châu là chồng của "Hoa hậu quý bà" Đoàn Thị Kim Hồng
Sướng như SCIC (TTVN 4-3-13)

Hội thảo khoa học “Công tác Đảng ngoài nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế” (ĐCSVN 6-3-13) -- "Đảng ủy ngoài nước" !?  FBI Mỹ mà nghe chuyện này thì e sẽ lộn xộn!

Giá điện sẽ tăng vô tội vạ!
Stockbiz -Giá bán lẻ điện có thể tăng liên tục và gây sốc nếu EVN được nới rộng quyền tăng giá điện theo quy định mới của Bộ Công Thương

Giá cà phê tiếp tục tăng cao vì khô hạn VnEconomy -Nhu cầu cà phê robusta toàn cầu đang tăng do nhu cầu sử dụng cà phê arabica suy giảm Đồng bằng sông Cửu Long: bảo hiểm tôm nuôi bị lợi dụng(Sgtt)-

-Chinese parliament holds 83 billionaires

(Financial Times)-Report identifies a 17% rise in super-wealthy delegates as Xi Jinping, the new leader, launches a campaign against extravagance and corruption

Làm ăn khó “đại gia” nhập viện tâm thần, kiến trúc sư phục vụ quán phở (GD 5-3-13)
Cả ngàn cử nhân làm công nhân tại một doanh nghiệp (LĐ 6-3-13)


-Tỷ phú USD Việt thứ 2: Những ứng viên nổi và chìm

-Gần 30 năm đổi mới và hơn 10 năm sau khi TTCK ra đời, Việt Nam mới có một tỷ phú đầu tiên được thế giới công nhận. Vậy ai sẽ là người thứ hai được xưng danh và sẽ phải chờ bao lâu nữa?

- >> Câu chuyện về tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam

 

- >> Ông Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam

Tỷ phú theo cách tính của người Việt 

Trong những ngày đầu tháng 3/2013, Forbes lần đầu tiên vinh danh một tỷ phú Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch tập đoàn Vingroup, với khối tài sản cá nhân lên tới 1,5 tỷ USD.

 

Tuy nhiên, trong khi các nước trong khu vực đã có nhiều tỷ phú từ lâu, nay Việt Nam mới có người đầu tiên được xưng danh.

 

Đáng nói hơn, khi các tỷ phú trên thế giới vẫn đang làm ăn rất tốt, thì những người giàu nhất Việt Nam lại phải chứng kiến cảnh tài sản suy giảm rất nhiều trong các năm vừa qua. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, TTCK đi xuống, việc ghi nhận thêm những tỷ phú đô-la mới quả thực rất khó khăn cho dù trước đây đã có nhiều gương mặt rất tiềm năng.

 

Ứng cử viên sáng giá nhất trong số các đại gia trong nước cho danh hiệu tỷ phú đô-la thứ hai của Việt Nam có lẽ không ai khác ngoài ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

 

Ông bầu của đội bóng Hoàng Anh Gia Lai này đã hai năm liên tiếp 2008-2009 xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam, đứng trên ông Phạm Nhật Vượng. Tuy nhiên, giá cổ phiếu HAG rớt mạnh trong năm 2010, đặc biệt trong năm 2011 và đầu năm 2012 đã khiến ông rớt xuống vị trí thứ hai.

 

Đại gia Đoàn Nguyên Đức
Đại gia Đoàn Nguyên Đức

 

Vì thế, dù là người duy nhất đến nay bày tỏ khát vọng trở thành tỷ phú đô la của Việt Nam nhưng con đường tới danh hiệu tỷ phú đô-la của ông đã chậm mất một nhịp.

 

Tính tới cuối năm 2012, bầu Đức vẫn đứng thứ hai trong bảng xếp hạng nhưng bị ông Phạm Nhật Vượng bỏ khá xa. Vào thời điểm đó, chỉ tính riêng số cổ phiếu của ông Vượng (chưa tính của vợ) đã có giá trị hơn 17.000 tỷ đồng, trong khi đó bầu Đức dù tài sản có tăng mạnh gần 30% trong năm 2012 nhưng cuối năm cũng chỉ còn hơn 5.600 tỷ đồng.

 

Nếu tính vào thời điểm giá cổ phiếu chưa giảm, tổng giá trị tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức đã khoảng 11.000-12.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 500-600 triệu USD.

 

Mặc dù giá cổ phiếu giảm mạnh nhưng giới đầu tư vẫn đánh giá khá cao về khả năng bứt phá của Hoàng Anh Gia Lai nói chung và bầu Đức nói riêng. Hoàng Anh Gia Lai hiện đang thoát dần khỏi tình trạng nguồn thu phụ thuộc chủ yếu vào các dự án BĐS trong nưắc. Tập đoàn này đang chuyển dần mũi nhọn sang cao su với 51.000ha cây công nghiệp loại này tại Lào, Việt Nam, Campuchia.

 

Một số tính toán cho thấy, khi toàn bộ diện tích được khai thác, cây cao su sẽ mang về cho HAG khoảng 300 triệu USD/năm.

 

Bên cạnh đó, dự án BĐS 300 triệu USD tại Yangon có thể mang lại cho HAG cả tỷ USD nếu thị trường Myanmar nóng lên trong vòng 5 năm tới. Đồng thời, các dự án cao su, mía đường ở Lào... cũng là một tài sản tiềm năng lớn của đại gia này. Một khi dòng tiền chảy về mạnh, giá cổ phiếu sẽ tăng lên nhanh chóng và khối tài sản của bất kỳ cổ đông nào cũng sẽ phình lên tương ứng.

 

Một số ứng viên rất sáng giá khác là ông Trần Đình Long (chủ tịch tập đoàn Hòa Phát, hiện có tài sản hơn 2.100 tỷ đồng); ông chủ tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang (không trực tiếp nắm cổ phần MSN); ông Lê Phước Vũ, chủ tịch Hoa Sen Group; ông Hồ Hùng Anh (MSN)...

 

Trước đó, giới đầu tư khá kỳ vọng vào hai đại gia tên tuổi lừng danh Đặng Thành Tâm và Đặng Văn Thành. Tuy nhiên, hai ba năm gần đây, hai doanh nhân này đã duy trì các doanh nghiệp của mình hoạt động không thực sự tốt. Với nhiều khoản nợ trên vai, giá một loạt cổ phiếu của ông Tâm như KBC, SGT, ITA... đã tụt giảm. Trong khi đó, ông Thành lại rút khỏi ngân hàng Sacombank và tài sản xé lẻ cho nhiều người con của mình. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp của ông Thành lại chưa lên sàn chứng khoán, do vậy không được tính khi xếp hạng.

 

Điểm mặt những tỷ phú ngầm

 

Một điểm mà nhiều người thường nói về giới giàu có tại Việt Nam là: nhất trên TTCK chưa chắc đã phải là nhất. Nếu tính của chìm, tài sản chưa lên sàn, chưa công bố công khai thì rất có thể còn nhiều ứng cử viên sáng giá. Họ có thể lọt danh sách Forbes bất cứ lúc nào nếu doanh nghiệp của họ niêm yết.

 

Chúa đảo Đào Hồng Tuyển
Chúa đảo Đào Hồng Tuyển

 

Nói đến điều này chắc hẳn không ít người đã nghĩ tới chúa đảo Đào Hồng Tuyển. Không biết thực hư như thế nào nhưng vị doanh nhân "không già" này là ông chủ của nhiều BĐS trên khắp cả nước và sở hữu khá nhiều công ty, xí nghiệp.

 

Tổng tài sản như vậy rất nhiều. Tuy nhiên, việc đo đếm không phải là dễ dàng. Còn theo như vị doanh nhân này nói, ông có tài sản lên tới 2 tỷ USD.

 

Một đại gia cũng rất nổi tiếng khác nhưng không nằm trong các danh sách giàu có trên sàn chứng khoán là ông chủ Tập đoàn Geleximco, Vũ Văn Tiền. Không biết cho tới thời điểm này khi mà thị trường BĐS đi xuống, tập đoàn kinh doanh tổng hợp này có bị ảnh hưởng hay không, chứ còn cách đây hai ba năm, nói tới Geleximco nhiều người phải ngã mũ kính phục.

 

Các dự án BĐS của tập đoàn này trải ở khắp nơi trong khu vực miền Bắc và toàn là những dự án khổng lồ, trong đó nhiều cái gắn với những quy hoạch mở rộng của thủ đô Hà Nội.

 

Tập đoàn đang đầu tư xây dựng một số dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Nhà máy Xi măng Thăng Long (Quảng Ninh), Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa (Tuyên Quang), Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh)...

 

Hạ tầng, BĐS cũng là một thế mạnh của Geleximco với nhiều dự án đô thị: Cái Dăm (37,04 ha) tại Quảng Ninh, Lê Trọng Tấn (135 ha) tại Hà Nội, Đồng Trúc - Ngọc Liệp (250 ha) tại Quốc Oai - Hà Nội, Phú Mãn (461,2 ha) tại Hà Nội; Láng - Hòa Lạc kéo dài tại Hà Nội; 02 khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 4 sao và 5 sao; các trung tâm thương mại...

 

Geleximco cũng là cổ đông chiến lược của rất nhiều các doanh nghiệp lớn như Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình, Viện Quản lý Toàn cầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC...

 

Hiện tượng nhiều doanh nhân ở Việt Nam giàu lên nhanh chóng là một điều đáng mừng. Mặc dù vậy, nhiều người dường như vẫn không muốn khoe ra nên việc tìm thêm tỷ phú đô la cũng không hẳn đã là dễ.

 

Theo Huấn Tú

VEF

Tổng số lượt xem trang