SGTT.VN - “Cá nhân tôi đi về địa phương thấy có nhiều chính sách mà trên Trung ương có chủ trương, nhưng ở dưới không tiếp cận được”, thứ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư Đặng Huy Đông trao đổi với đại diện của ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 26.3, khi vị này xin phép rời sớm khỏi cuộc họp Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ và đầu tư tháng 3 do bộ này tổ chức.
Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn phải thu hẹp quy mô sản xuất.
Ông Đông đơn cử nghị định 41 của Chính phủ về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, các ngân hàng sẽ cho các tổ chức kinh tế tập thể vay không cần thế chấp tài sản tới 500 triệu đồng với điều kiện các hợp tác xã vay vốn phải đưa ra được phương án kinh doanh khả thi. Thế nhưng, thực tế thì: “Tôi đến các nơi đều thấy nói các ngân hàng từ chối”.
Trả lời vấn đề này, ông Phạm Xuân Hoè, phó vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) lập luận, “Tôi xin nói thẳng, nền kinh tế Việt Nam suốt ngày chỉ trông chờ vào hệ thống ngân hàng. Thị trường tài chính bao gồm cả thị trường vốn nữa mà thị trường chứng khoán không phát triển được, các doanh nghiệp không đủ uy tín, không có ai chấm điểm để họ phát hành được trái phiếu”.
Trước đó, thứ trưởng Đông đã đề nghị NHNN làm rõ gói tín dụng 30.000 tỉ dành cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hình như đã giải ngân, nhưng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các tỉnh nói không tiếp cận được. Ông Đông đặt câu hỏi vậy gói tín dụng có đến đúng địa chỉ hay sang đối tượng khác. Ông Hoè cho hay công việc này liên quan đến vụ Tín dụng, ông sẽ về báo cáo và có thông tin công khai trên website.
Thứ trưởng Đông nói sắp tới, bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ có buổi làm việc với NHNN. Ông nói: “Thông điệp của chúng tôi là sẽ giúp tạo quan hệ đối tác lành mạnh và bền vững giữa ngân hàng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó mới chính là đầu ra của ngân hàng... Chúng ta bàn với nhau, phối hợp thế nào để ngân hàng thực sự có khách hàng tốt”.
Tiếp đó, ông Trịnh Hữu Thắng, giám đốc sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang cho biết nghị định 61 (khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn), có hiệu lực từ 2010, nhưng thực tế doanh nghiệp không tiếp cận được, các ngân hàng thương mại nói chưa cho vay.
Thứ trưởng Đông đề nghị, nếu các tỉnh có vấn đề tương tự như Bắc Giang (thực hiện nghị định 61) thì phải có công văn gửi bộ Kế hoạch và đầu tư, cùng NHNN ngay chứ “không nói miệng”, để các chính sách phải đi vào cuộc sống.
Điện của bộ Công thương và nhiều tỉnh, thành khẳng định, tình hình sản xuất – kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn. Có hai nguyên nhân quan trọng là tổng cầu quá yếu, tiêu dùng và sản xuất quá yếu. Hai là việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp khó khăn, lãi suất vẫn khá cao trong bối cảnh hiện nay. Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp ngưng hoạt động ở một số nơi.
VIỆT ANH
Theo bộ Kế hoạch, trong quý 1/2013 cả nước có 15.707 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 79.389 tỉ đồng, giảm 6,8% về số lượng doanh nghiệp và 16,1% về vốn so với quý 1/2012. So với quý 4/2012 thì số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 9,4% và số vốn đăng ký giảm 26,7%. Số doanh nghiệp và số vốn đăng ký trong quý 1/2013 vẫn tiếp tục xu thế giảm so với cùng kỳ năm trước.
Xét quy mô vốn đăng ký thì mức vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong quý 1/2013 vẫn tiếp tục giảm. Cụ thể mức vốn đăng ký bình quân quý 1/2013 giảm 10% so cùng kỳ năm ngoái, giảm 19% so với quý 4/2012. Mức vốn đăng ký bình quân quý 1/2013 là 5,5 tỉ đồng/doanh nghiệp, quý 1/2012 là 5,61 tỉ đồng/doanh nghiệp, quý 4/2012 là 6,24 tỉ đồng/doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước bị truy về các gói tín dụng
-
Yêu cầu ngân hàng “không đụng đến” vàng huy động, giữ hộ
(VnEconomy)-Một số ngân hàng đã sử dụng vàng huy động để cầm cố, thế chấp khi vay mượn vốn...
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Cụ thể, theo nội dung công văn số 1889/NHNN-QLNH ngày 21/3/2013, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành đồng Việt Nam hoặc các hình thức bằng tiền khác cũng như không được sử dụng vàng huy động để cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại tổ chức tín dụng khác.
Các tổ chức tín dụng cũng không được cho khách hàng vay vốn để mua vàng, trừ trường hợp được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ.
Tổ chức tín dụng phải thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi các khoản cho vay bằng vàng hoặc chuyển đổi dư nợ sang đồng Việt Nam; không được gia hạn các khoản vay trên nhằm khẩn trương tất toán số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng theo quy định tại Thông tư 12/2012/TT-NHNN (vào thời điểm 30/6/2013).
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện đúng nguyên tắc về hoạt động quản lý tài sản, bảo quản giữ hộ (bao gồm giữ hộ vàng). Theo đó, khách hàng phải trả phí cho tổ chức tín dụng thực hiện dịch vụ giữ hộ; các mức phí dịch vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng phải được niêm yết công khai.
Tổ chức tín dụng phải đảm bảo đủ điều kiện, cơ sở vật chất khi thực hiện nghiệp vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng, không trả lãi, lợi tức, phí và các hình thức khác cho khách hàng; hạch toán đúng tính chất tài khoản giữ hộ vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; không được sử dụng vàng giữ hộ để cầm cố thế chấp, ký quỹ, bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại tổ chức tín dụng khác.
Như vậy, với chỉ đạo trên, vốn vàng huy động và giữ hộ tại các tổ chức tín dụng bị “đóng băng”, hạn chế việc sử dụng và chuyển đổi vốn tác động đến cung - cầu trên thị trường.
Thời gian qua, ngoài hoạt động chuyển đổi vốn vàng huy động, một số ngân hàng thương mại còn sử dụng vàng huy động để cầm cố, thế chấp khi vay mượn vốn trên thị trường liên ngân hàng.
--Vốn tự có các tổ chức tín dụng chỉ giảm hơn 17,3 nghìn tỷ đồng
Theo số liệu mới nhất từ NHNN, vốn tự có hệ thống giảm ít hơn so với 27,9 nghìn tỷ đồng (giảm 7,5%) so với cuối năm 2012 công bố trước đó.
Siết quản lý hoạt động bảo lãnh của tổ chức tín dụng
NHNN sẽ khảo sát một số tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn TPHCM về triển khai hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Phá sản ngân hàng: Có hay không?(Sgtt)-
Hơn 15.000 doanh nghiệp giải thể trong quý ITrong quý I/2013, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng 2.200 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước
Địa phương tiếc tiền khi cấp sổ đỏTP - Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai Lê Văn Lịch, nhiều địa phương đã không đầu tư tài chính đúng theo quy định để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Không ít gia đình tại khu căn hộ trên đường Nguyễn Đức Cảnh - Hà ...
Đẩy mạnh việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đấtKhoa Học Phổ Thông
Cả nước tồn đọng trên 3,7 triệu sổ đỏThanh Niên
Hà Nội còn 168.000 thửa đất chưa được cấp "sổ đỏ"Đài Tiếng Nói Việt Nam
- ‘Nên để thị trường bất động sản rơi tự do’ (Alan Phan).
- Hàng loạt doanh nghiệp "biến mất" khỏi top tăng trưởng nhanh nhất VN (DT).
Angola muốn mở rộng hợp tác dầu khí với PVNPhía Angola mong muốn PVN tham gia đấu thầu và triển khai khoan thăm dò dầu khí ở Angola.
Giảm giá xăng dầu: Hãy đợi đấy! VnEconomy -Doanh nghiệp đầu mối cho rằng nên giảm mức sử dụng quỹ bình ổn trước rồi mới tính đến chuyện giảm giá xăng dầu
Doanh nghiệp phải nói “ không” với những khoản đút lót(Sgtt)-Trả hồ sơ vụ Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt 4.911 tỉ đồng
(NLĐO)- Viện KSND Tối cao đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt 4.911 tỉ đồng, trong đó có 719 tỉ đồng của Ngân hàng ACB. Liên quan đến vụ việc này, cơ quan điều tra đã khởi tố "bầu" Kiên cùng 5 người khác.
Việt Nam cắt lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn khát vốn: Vietnam cuts rates but businesses still starved of credit (FT 25-3-13)
Chính phủ sẽ dành 20.000 tỷ đồng thu hút đầu tư PPPChính phủ sẽ lập quỹ hỗ trợ chuẩn bị dự án (PDF) đầu tư theo mô hình PPP, năm 2013 sẽ chọn tối thiểu 5-10 dự án.
- Làm khổ dân! (TP).
-Không nên phân biệt nhà nước hay cổ phần(Sgtt)-
- Liệu Việt Nam có phải là con hổ mới của châu Á? (FP/ TCPT).
- Các thuyền viên tàu Hoa Sen kêu cứu (DT).
Kinh tế Việt Nam cũng lận đân, vậy thì... :Kinh doanh lận đận, liên tiếp đổi sếp cầu may (VEF 27-3-13)Sài Gòn 'mất đà', 'hụt hơi'? (TVN 26-3-13) -- Huỳnh Phan p/v Lương Văn Lý
TS Lê Hồng Sơn: Văn bản sai nhiều nhưng chưa xử ai (ĐV 25-3-13)
Điều ít biết về một phần tư thế kỷ Việt Nam đón vốn ngoại (VnE 26-3-13) Bất bình đẳng trong… báo cáo FDI (SM 26-3-13)Thu hồi đất: Khi nào, và bằng cách nào? (VnE 26-3-13) -- Bài TS Nguyễn Ngọc Điện
“Tại sao NH cho vay thuê nhà xã hội?” (KP 26-3-13) -- Một "nhóm lợi ích" phản đối!
Mở màn cuộc chiến chống tham nhũng (VnE 26-3-13) --Trời đất! Bây giờ mới bắt đầu? Vậy chớ mấy năm nay cái Ủy Ban Bài trừ Tham nhũng của Thủ tướng làm gì?
Một phòng trọ, một nhân viên, một sếp già: DN một phòng trọ, một nhân viên (VEF 25-3-13) Khó khăn, doanh nghiệp trông cậy sếp già(VEF 26-3-13)
Hệ luỵ Kê Gà: Dự án cảng Kê Gà gây thiệt hại khoảng 1.000 tỉ đồng (TT 26-3-13) Dự án cảng Kê Gà: Bồi thường 100% cho resort thiệt hại lớn (SM 26-3-13)
Miền Trung tiêu điều: Tanh bành bờ biển miền Trung: Chỉ còn lại cát (TP 26-3-13) Tây Nguyên chết khát vì mất rừng (ĐV 25-3-13)
Doanh nghiệp công nghệ 'thắng sân khách, thua sân nhà' (VnEx 26-3-13)- Không thể 'ngồi chờ sung rụng' (TVN). - Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Nợ xấu có thực sự giảm? (BBC).- Doanh nghiệp bị cuốn trong vòng xoáy tham nhũng (TBKTSG).
- Hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Quốc hội vào cuộc (NLĐ).
- Buốt ruột ngàn tỉ (NLĐ).
- Điều ít biết về một phần tư thế kỷ Việt Nam đón vốn ngoại (VnEconomy). - FDI của Việt Nam tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm (VOA).- Kinh tế đầu năm: Đã có những chuyển biến tích cực (TTXVN). - Kinh doanh lận đận, liên tiếp đổi sếp cầu may (VEF).
- Giảm lãi suất 'là bước đi mạo hiểm' (BBC). - Hạ lãi suất có hiệu quả tâm lý hơn là thực tế (VOV). - Rối bời lãi suất mới (NLĐ). - Ngân hàng không lo tiền gửi giảm mạnh(TBKTSG). - Thị trường không kỳ vọng nhiều vào việc giảm lãi suất(TBKTSG). - TS Nguyễn Trí Hiếu: Kỳ vọng ngân hàng sẽ giảm lãi suất cho vay khoảng 1-2% (CafeF). - An toàn ngân hàng: Muốn nhanh thì phải… từ từ? (VnEco).- Bất động sản và những khúc mắc trên thị trường (ĐBND). - Trắc trở (TN).
- Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần đấy, nhưng... (VnEco).
- Từ 1.4, lệ phí sang tên xe ôtô chỉ còn 2% (LĐ).
- Khuôn mặt mới của “cuộc chiến” chống chuyển giá? (VnEco).
- Quán phở Hà Nam thu lãi "khủng" từ thịt lợn sề (VNN).
- Xây dựng bao nhiêu là đủ? (TVN).
- Samsung xây nhà máy thiết bị di động thứ nhì ở Việt Nam (VOA).
- Khi dịch vụ “chữ tín” thất tín – Vietnam Fast500 Scandal Unveiled (Op-Economica).
- Đã giải ngân được 2,7 tỷ USD vốn FDI trong quý 1 (TTXVN). - Thương mại Việt - Nhật khá cân bằng (NLĐ).
- CGKT Phạm Chi Lan: 7 thách thức và 5 cơ hội (CafeF).
- Chưa thể lơ là với lạm phát (Tin tức).
- Cựu CEO của ANZ Việt Nam sẽ về làm lãnh đạo tại VIB (CafeF).
- Kết quả xếp hạng PCI 2012 và tâm trạng trái chiều của các lãnh đạo tỉnh (Sống mới).
- Bất động sản – có gỡ khó được không? (GD&TĐ).
- Phó mặc cho người liên kết (NLĐ).
- Dự án tỉ đô thành nơi… thả bò (NLĐ).
- Giá đổi mũ “xịn” chẳng khác nào đi mua mũ mới (Sống mới).
- Để thuận lợi khi đầu tư sang các nước (NLĐ).
Tin mừng: sáng mở mắt thấy nợ xấu giảm?
Doanh nghiệp nước ngoài phản ứng thế nào với sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt?Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên ngày 20/8/2012 là tín hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng.
- Thu hồi mũ bảo hiểm Song Long kém chất lượng (TP).
- Biện pháp nửa vời khó cứu bất động sản (RFA). . - Việt Nam: Bất động sản sẽ cứu cánh nền kinh tế? (RFA). - Chuyện người “lạ” và chuyện người “ta” (Alan Phan).- Làm khổ dân! (TP).
Lúa thơm cũng “khó sống” như lúa thường (Sgtt)-Dạy nghề nông thôn còn chạy theo số lượngThanh Niên
Bộ LĐ-TB-XH vừa tổ chức hội nghị rà soát các chính sách việc làm, dạy nghề và quan hệ lao động khu vực phía nam (tại TP.Cần Thơ). Theo Bộ này, năm 2012 các tỉnh, thành phía nam đã hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn cho gần 155.000 người, tạo việc làm ...Thanh Hóa thực hiện các chính sách giảm nghèo đối với 11 huyện ...Nhân Dân
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân thăm và làm việc tại ...Báo Hoà Bình
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khảo sát đào tạo nghề tại Hòa ...Báo điện tử Chính phủChi trả bảo hiểm thất nghiệp: Nửa voi, nửa chuột!
Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM cho biết, việc quy định cả 2 cơ quan là BHXH và LĐTBXH cùng tham gia...Vẫn cho một số tàu container nước ngoài vận chuyển nội địa(Sgtt)-
Sea Power in Literature: Melville’s White-JackettheDiplomat.com
Mở không gian cho doanh nghiệp nhỏ của Nhật(Sgtt)-
For America, Decline is a Choice
theDiplomat.com -Editor's Note: The following is the third and final essay from Dr. William Martel on American Grand Strategy. We welcome our readers to review the first two parts of this series:
Part 1: America's Dangerous Drift
Part 2: A Roadmap For American Grand Strategy
6 đồ thị làm sáng tỏ chính sách tiền tệ của FedThông qua loạt đồ thị sau, Marketwatch đã giải thích tại sao Fed lại giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0% và tiếp tục mua vào 85 tỷ USD trái phiếu/tháng.
Tả Hữu Loạn Đao(Nguyễn Xuân Nghĩa) - Người Việt Ngày 130311 "Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
- BRICS: “Mở rộng” hay “đào sâu”? (TQ).
- Phép lạ kinh tế Indonesia (RFI). - Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chính thức đàm phán tự do mậu dịch (RFI).
- BRICS : thỏa thuận lập ngân hàng phát triển riêng (RFI). - Hội nghị thượng đỉnh BRICS khai mạc tại Nam Phi (VOA).- Khủng hoảng kinh tế xã hội Châu Âu trầm trọng thêm (RFI). . -Khủng hoảng châu Âu có thể sẽ kéo dài sang thập kỷ tới (Alan Phan).
- Giá nhà và đơn đặt hàng tại Mỹ tăng, lòng tin của người tiêu dùng giảm (VOA).
Nền Kinh Tế "Năm Không" Của Trung QuốcGia Minh & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 130313Không ổn định, không quân bình, không cân đối, không phối hợp, không bền vừng vì không công bằng
BRICS thiết lập quỹ dự phòng 100 tỷ USD
Trung Quốc sẽ đóng góp 41 tỷ USD, 3 nước bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ mỗi nước góp 18 tỷ USD và Nam Phi với 5 tỷ USD.
Nợ xấu của các ngân hàng hàng đầu Trung Quốc giảm trong 2012Các ngân hàng Trung Quốc thông báo giảm tỷ lệ nợ xấu năm 2012 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thấp nhất 13 năm.
Sùng Bái Tử Thi(Nguyễn Xuân Nghĩa)- Việt Báo Ngày 130311Và Chia Nhau Di Sản Tan Hoang Của Chavez
Death of Hugo Chavez propels Venezuelan oil production into the spotlight
Telegraph -Perhaps Hugo Chavez's biggest mistake was expelling foreign oil companies in 2007.-Bắt Dân Gánh Nợ?VietBao -
Di sản kinh tế đáng thất vọng của Hugo Chavez-Phạm Vũ Lửa Hạ
Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn phải thu hẹp quy mô sản xuất.
Ông Đông đơn cử nghị định 41 của Chính phủ về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, các ngân hàng sẽ cho các tổ chức kinh tế tập thể vay không cần thế chấp tài sản tới 500 triệu đồng với điều kiện các hợp tác xã vay vốn phải đưa ra được phương án kinh doanh khả thi. Thế nhưng, thực tế thì: “Tôi đến các nơi đều thấy nói các ngân hàng từ chối”.
Trả lời vấn đề này, ông Phạm Xuân Hoè, phó vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) lập luận, “Tôi xin nói thẳng, nền kinh tế Việt Nam suốt ngày chỉ trông chờ vào hệ thống ngân hàng. Thị trường tài chính bao gồm cả thị trường vốn nữa mà thị trường chứng khoán không phát triển được, các doanh nghiệp không đủ uy tín, không có ai chấm điểm để họ phát hành được trái phiếu”.
Trước đó, thứ trưởng Đông đã đề nghị NHNN làm rõ gói tín dụng 30.000 tỉ dành cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hình như đã giải ngân, nhưng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các tỉnh nói không tiếp cận được. Ông Đông đặt câu hỏi vậy gói tín dụng có đến đúng địa chỉ hay sang đối tượng khác. Ông Hoè cho hay công việc này liên quan đến vụ Tín dụng, ông sẽ về báo cáo và có thông tin công khai trên website.
Thứ trưởng Đông nói sắp tới, bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ có buổi làm việc với NHNN. Ông nói: “Thông điệp của chúng tôi là sẽ giúp tạo quan hệ đối tác lành mạnh và bền vững giữa ngân hàng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó mới chính là đầu ra của ngân hàng... Chúng ta bàn với nhau, phối hợp thế nào để ngân hàng thực sự có khách hàng tốt”.
Tiếp đó, ông Trịnh Hữu Thắng, giám đốc sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang cho biết nghị định 61 (khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn), có hiệu lực từ 2010, nhưng thực tế doanh nghiệp không tiếp cận được, các ngân hàng thương mại nói chưa cho vay.
Thứ trưởng Đông đề nghị, nếu các tỉnh có vấn đề tương tự như Bắc Giang (thực hiện nghị định 61) thì phải có công văn gửi bộ Kế hoạch và đầu tư, cùng NHNN ngay chứ “không nói miệng”, để các chính sách phải đi vào cuộc sống.
Điện của bộ Công thương và nhiều tỉnh, thành khẳng định, tình hình sản xuất – kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn. Có hai nguyên nhân quan trọng là tổng cầu quá yếu, tiêu dùng và sản xuất quá yếu. Hai là việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp khó khăn, lãi suất vẫn khá cao trong bối cảnh hiện nay. Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp ngưng hoạt động ở một số nơi.
VIỆT ANH
Theo bộ Kế hoạch, trong quý 1/2013 cả nước có 15.707 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 79.389 tỉ đồng, giảm 6,8% về số lượng doanh nghiệp và 16,1% về vốn so với quý 1/2012. So với quý 4/2012 thì số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 9,4% và số vốn đăng ký giảm 26,7%. Số doanh nghiệp và số vốn đăng ký trong quý 1/2013 vẫn tiếp tục xu thế giảm so với cùng kỳ năm trước.
Xét quy mô vốn đăng ký thì mức vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong quý 1/2013 vẫn tiếp tục giảm. Cụ thể mức vốn đăng ký bình quân quý 1/2013 giảm 10% so cùng kỳ năm ngoái, giảm 19% so với quý 4/2012. Mức vốn đăng ký bình quân quý 1/2013 là 5,5 tỉ đồng/doanh nghiệp, quý 1/2012 là 5,61 tỉ đồng/doanh nghiệp, quý 4/2012 là 6,24 tỉ đồng/doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước bị truy về các gói tín dụng
-
Yêu cầu ngân hàng “không đụng đến” vàng huy động, giữ hộ
(VnEconomy)-Một số ngân hàng đã sử dụng vàng huy động để cầm cố, thế chấp khi vay mượn vốn...
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Cụ thể, theo nội dung công văn số 1889/NHNN-QLNH ngày 21/3/2013, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành đồng Việt Nam hoặc các hình thức bằng tiền khác cũng như không được sử dụng vàng huy động để cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại tổ chức tín dụng khác.
Các tổ chức tín dụng cũng không được cho khách hàng vay vốn để mua vàng, trừ trường hợp được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ.
Tổ chức tín dụng phải thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi các khoản cho vay bằng vàng hoặc chuyển đổi dư nợ sang đồng Việt Nam; không được gia hạn các khoản vay trên nhằm khẩn trương tất toán số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng theo quy định tại Thông tư 12/2012/TT-NHNN (vào thời điểm 30/6/2013).
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện đúng nguyên tắc về hoạt động quản lý tài sản, bảo quản giữ hộ (bao gồm giữ hộ vàng). Theo đó, khách hàng phải trả phí cho tổ chức tín dụng thực hiện dịch vụ giữ hộ; các mức phí dịch vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng phải được niêm yết công khai.
Tổ chức tín dụng phải đảm bảo đủ điều kiện, cơ sở vật chất khi thực hiện nghiệp vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng, không trả lãi, lợi tức, phí và các hình thức khác cho khách hàng; hạch toán đúng tính chất tài khoản giữ hộ vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; không được sử dụng vàng giữ hộ để cầm cố thế chấp, ký quỹ, bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại tổ chức tín dụng khác.
Như vậy, với chỉ đạo trên, vốn vàng huy động và giữ hộ tại các tổ chức tín dụng bị “đóng băng”, hạn chế việc sử dụng và chuyển đổi vốn tác động đến cung - cầu trên thị trường.
Thời gian qua, ngoài hoạt động chuyển đổi vốn vàng huy động, một số ngân hàng thương mại còn sử dụng vàng huy động để cầm cố, thế chấp khi vay mượn vốn trên thị trường liên ngân hàng.
--Vốn tự có các tổ chức tín dụng chỉ giảm hơn 17,3 nghìn tỷ đồng
Theo số liệu mới nhất từ NHNN, vốn tự có hệ thống giảm ít hơn so với 27,9 nghìn tỷ đồng (giảm 7,5%) so với cuối năm 2012 công bố trước đó.
Siết quản lý hoạt động bảo lãnh của tổ chức tín dụng
NHNN sẽ khảo sát một số tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn TPHCM về triển khai hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Phá sản ngân hàng: Có hay không?(Sgtt)-
Hơn 15.000 doanh nghiệp giải thể trong quý ITrong quý I/2013, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng 2.200 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước
Địa phương tiếc tiền khi cấp sổ đỏTP - Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai Lê Văn Lịch, nhiều địa phương đã không đầu tư tài chính đúng theo quy định để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Không ít gia đình tại khu căn hộ trên đường Nguyễn Đức Cảnh - Hà ...
Đẩy mạnh việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đấtKhoa Học Phổ Thông
Cả nước tồn đọng trên 3,7 triệu sổ đỏThanh Niên
Hà Nội còn 168.000 thửa đất chưa được cấp "sổ đỏ"Đài Tiếng Nói Việt Nam
- ‘Nên để thị trường bất động sản rơi tự do’ (Alan Phan).
- Hàng loạt doanh nghiệp "biến mất" khỏi top tăng trưởng nhanh nhất VN (DT).
Angola muốn mở rộng hợp tác dầu khí với PVNPhía Angola mong muốn PVN tham gia đấu thầu và triển khai khoan thăm dò dầu khí ở Angola.
Giảm giá xăng dầu: Hãy đợi đấy! VnEconomy -Doanh nghiệp đầu mối cho rằng nên giảm mức sử dụng quỹ bình ổn trước rồi mới tính đến chuyện giảm giá xăng dầu
Doanh nghiệp phải nói “ không” với những khoản đút lót(Sgtt)-Trả hồ sơ vụ Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt 4.911 tỉ đồng
(NLĐO)- Viện KSND Tối cao đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt 4.911 tỉ đồng, trong đó có 719 tỉ đồng của Ngân hàng ACB. Liên quan đến vụ việc này, cơ quan điều tra đã khởi tố "bầu" Kiên cùng 5 người khác.
Việt Nam cắt lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn khát vốn: Vietnam cuts rates but businesses still starved of credit (FT 25-3-13)
Chính phủ sẽ dành 20.000 tỷ đồng thu hút đầu tư PPPChính phủ sẽ lập quỹ hỗ trợ chuẩn bị dự án (PDF) đầu tư theo mô hình PPP, năm 2013 sẽ chọn tối thiểu 5-10 dự án.
- Làm khổ dân! (TP).
-Không nên phân biệt nhà nước hay cổ phần(Sgtt)-
- Liệu Việt Nam có phải là con hổ mới của châu Á? (FP/ TCPT).
- Các thuyền viên tàu Hoa Sen kêu cứu (DT).
Kinh tế Việt Nam cũng lận đân, vậy thì... :Kinh doanh lận đận, liên tiếp đổi sếp cầu may (VEF 27-3-13)Sài Gòn 'mất đà', 'hụt hơi'? (TVN 26-3-13) -- Huỳnh Phan p/v Lương Văn Lý
TS Lê Hồng Sơn: Văn bản sai nhiều nhưng chưa xử ai (ĐV 25-3-13)
Điều ít biết về một phần tư thế kỷ Việt Nam đón vốn ngoại (VnE 26-3-13) Bất bình đẳng trong… báo cáo FDI (SM 26-3-13)Thu hồi đất: Khi nào, và bằng cách nào? (VnE 26-3-13) -- Bài TS Nguyễn Ngọc Điện
“Tại sao NH cho vay thuê nhà xã hội?” (KP 26-3-13) -- Một "nhóm lợi ích" phản đối!
Mở màn cuộc chiến chống tham nhũng (VnE 26-3-13) --Trời đất! Bây giờ mới bắt đầu? Vậy chớ mấy năm nay cái Ủy Ban Bài trừ Tham nhũng của Thủ tướng làm gì?
Một phòng trọ, một nhân viên, một sếp già: DN một phòng trọ, một nhân viên (VEF 25-3-13) Khó khăn, doanh nghiệp trông cậy sếp già(VEF 26-3-13)
Hệ luỵ Kê Gà: Dự án cảng Kê Gà gây thiệt hại khoảng 1.000 tỉ đồng (TT 26-3-13) Dự án cảng Kê Gà: Bồi thường 100% cho resort thiệt hại lớn (SM 26-3-13)
Miền Trung tiêu điều: Tanh bành bờ biển miền Trung: Chỉ còn lại cát (TP 26-3-13) Tây Nguyên chết khát vì mất rừng (ĐV 25-3-13)
Doanh nghiệp công nghệ 'thắng sân khách, thua sân nhà' (VnEx 26-3-13)- Không thể 'ngồi chờ sung rụng' (TVN). - Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Nợ xấu có thực sự giảm? (BBC).- Doanh nghiệp bị cuốn trong vòng xoáy tham nhũng (TBKTSG).
- Hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Quốc hội vào cuộc (NLĐ).
- Buốt ruột ngàn tỉ (NLĐ).
- Điều ít biết về một phần tư thế kỷ Việt Nam đón vốn ngoại (VnEconomy). - FDI của Việt Nam tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm (VOA).- Kinh tế đầu năm: Đã có những chuyển biến tích cực (TTXVN). - Kinh doanh lận đận, liên tiếp đổi sếp cầu may (VEF).
- Giảm lãi suất 'là bước đi mạo hiểm' (BBC). - Hạ lãi suất có hiệu quả tâm lý hơn là thực tế (VOV). - Rối bời lãi suất mới (NLĐ). - Ngân hàng không lo tiền gửi giảm mạnh(TBKTSG). - Thị trường không kỳ vọng nhiều vào việc giảm lãi suất(TBKTSG). - TS Nguyễn Trí Hiếu: Kỳ vọng ngân hàng sẽ giảm lãi suất cho vay khoảng 1-2% (CafeF). - An toàn ngân hàng: Muốn nhanh thì phải… từ từ? (VnEco).- Bất động sản và những khúc mắc trên thị trường (ĐBND). - Trắc trở (TN).
- Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần đấy, nhưng... (VnEco).
- Từ 1.4, lệ phí sang tên xe ôtô chỉ còn 2% (LĐ).
- Khuôn mặt mới của “cuộc chiến” chống chuyển giá? (VnEco).
- Quán phở Hà Nam thu lãi "khủng" từ thịt lợn sề (VNN).
- Xây dựng bao nhiêu là đủ? (TVN).
- Samsung xây nhà máy thiết bị di động thứ nhì ở Việt Nam (VOA).
- Khi dịch vụ “chữ tín” thất tín – Vietnam Fast500 Scandal Unveiled (Op-Economica).
- Đã giải ngân được 2,7 tỷ USD vốn FDI trong quý 1 (TTXVN). - Thương mại Việt - Nhật khá cân bằng (NLĐ).
- CGKT Phạm Chi Lan: 7 thách thức và 5 cơ hội (CafeF).
- Chưa thể lơ là với lạm phát (Tin tức).
- Cựu CEO của ANZ Việt Nam sẽ về làm lãnh đạo tại VIB (CafeF).
- Kết quả xếp hạng PCI 2012 và tâm trạng trái chiều của các lãnh đạo tỉnh (Sống mới).
- Bất động sản – có gỡ khó được không? (GD&TĐ).
- Phó mặc cho người liên kết (NLĐ).
- Dự án tỉ đô thành nơi… thả bò (NLĐ).
- Giá đổi mũ “xịn” chẳng khác nào đi mua mũ mới (Sống mới).
- Để thuận lợi khi đầu tư sang các nước (NLĐ).
Tin mừng: sáng mở mắt thấy nợ xấu giảm?
Doanh nghiệp nước ngoài phản ứng thế nào với sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt?Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên ngày 20/8/2012 là tín hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng.
- Thu hồi mũ bảo hiểm Song Long kém chất lượng (TP).
- Biện pháp nửa vời khó cứu bất động sản (RFA). . - Việt Nam: Bất động sản sẽ cứu cánh nền kinh tế? (RFA). - Chuyện người “lạ” và chuyện người “ta” (Alan Phan).- Làm khổ dân! (TP).
Lúa thơm cũng “khó sống” như lúa thường (Sgtt)-Dạy nghề nông thôn còn chạy theo số lượngThanh Niên
Bộ LĐ-TB-XH vừa tổ chức hội nghị rà soát các chính sách việc làm, dạy nghề và quan hệ lao động khu vực phía nam (tại TP.Cần Thơ). Theo Bộ này, năm 2012 các tỉnh, thành phía nam đã hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn cho gần 155.000 người, tạo việc làm ...Thanh Hóa thực hiện các chính sách giảm nghèo đối với 11 huyện ...Nhân Dân
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân thăm và làm việc tại ...Báo Hoà Bình
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khảo sát đào tạo nghề tại Hòa ...Báo điện tử Chính phủChi trả bảo hiểm thất nghiệp: Nửa voi, nửa chuột!
Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM cho biết, việc quy định cả 2 cơ quan là BHXH và LĐTBXH cùng tham gia...Vẫn cho một số tàu container nước ngoài vận chuyển nội địa(Sgtt)-
Sea Power in Literature: Melville’s White-JackettheDiplomat.com
Mở không gian cho doanh nghiệp nhỏ của Nhật(Sgtt)-
For America, Decline is a Choice
theDiplomat.com -Editor's Note: The following is the third and final essay from Dr. William Martel on American Grand Strategy. We welcome our readers to review the first two parts of this series:
Part 1: America's Dangerous Drift
Part 2: A Roadmap For American Grand Strategy
6 đồ thị làm sáng tỏ chính sách tiền tệ của FedThông qua loạt đồ thị sau, Marketwatch đã giải thích tại sao Fed lại giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0% và tiếp tục mua vào 85 tỷ USD trái phiếu/tháng.
Tả Hữu Loạn Đao(Nguyễn Xuân Nghĩa) - Người Việt Ngày 130311 "Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
- BRICS: “Mở rộng” hay “đào sâu”? (TQ).
- Phép lạ kinh tế Indonesia (RFI). - Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chính thức đàm phán tự do mậu dịch (RFI).
- BRICS : thỏa thuận lập ngân hàng phát triển riêng (RFI). - Hội nghị thượng đỉnh BRICS khai mạc tại Nam Phi (VOA).- Khủng hoảng kinh tế xã hội Châu Âu trầm trọng thêm (RFI). . -Khủng hoảng châu Âu có thể sẽ kéo dài sang thập kỷ tới (Alan Phan).
- Giá nhà và đơn đặt hàng tại Mỹ tăng, lòng tin của người tiêu dùng giảm (VOA).
Nền Kinh Tế "Năm Không" Của Trung QuốcGia Minh & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 130313Không ổn định, không quân bình, không cân đối, không phối hợp, không bền vừng vì không công bằng
BRICS thiết lập quỹ dự phòng 100 tỷ USD
Trung Quốc sẽ đóng góp 41 tỷ USD, 3 nước bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ mỗi nước góp 18 tỷ USD và Nam Phi với 5 tỷ USD.
Nợ xấu của các ngân hàng hàng đầu Trung Quốc giảm trong 2012Các ngân hàng Trung Quốc thông báo giảm tỷ lệ nợ xấu năm 2012 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thấp nhất 13 năm.
Death of Hugo Chavez propels Venezuelan oil production into the spotlight
Telegraph -Perhaps Hugo Chavez's biggest mistake was expelling foreign oil companies in 2007.-Bắt Dân Gánh Nợ?VietBao -
Di sản kinh tế đáng thất vọng của Hugo Chavez-Phạm Vũ Lửa Hạ
Hôm thứ Ba 5/3, Hugo Chavez, tổng thống đã nắm quyền ở Venezuela trong 14 năm qua, đã qua đời ở tuổi 58 sau thời gian dài cầm cự với bệnh ung thư. Với biệt tài hùng biện hệt như một nhà truyền giáo, ông Chavez đã lãnh đạo một phong trào dân tộc chủ nghĩa, điên cuồng bài Mỹ, dùng tiền bán dầu lấy lòng dân chúng và các nước lân bang, đánh bại mọi đối thủ chính trị và củng cố chế độ độc tài kiểu mới.
Trong vai trò chính khách, nhà độc tài mạnh mẽ Hugo Chavez có cả người mê lẫn kẻ ghét. Nhưng trong vai trò lãnh đạo kinh tế, hình ảnh của ông kém hào nhoáng hơn, và thậm chí bị chê là “nhà quản lý tồi”. Sau khi đắc cử tổng thống vào năm 1999, ông đã phung phí cơ hội đưa đất nước đi lên.
Công bằng mà nói, thời kỳ cầm quyền của Chavez không phải là thất bại về mọi mặt. Chính quyền của ông đã tiến những bước dài trong việc xóa đói nghèo và bất bình đẳng thông qua chương trình tái phân phối lợi tức. Nhưng chủ yếu thành tựu đó nhờ vào một thập niên tận hưởng lợi nhuận dễ dàng từ dầu hỏa, rồi mạnh tay chi tiền cho nhiều công cuộc vô bổ ở nội địa lẫn ngoại quốc, trong khi ngành dầu mỏ của đất nước mục rữa từ bên trong.
Như Daniel Yergin, nhà phân tích năng lượng và tác giả đoạt giải thưởng Pulitzer, nhận xét hôm 5/3, toàn bộ con đường sự nghiệp của Chavez được dọn sẵn bằng thị trường dầu hỏa. Venezuela có trữ lượng dầu đã khẳng định lớn nhất thế giới. Và cuối thập niên 1990, ảnh hưởng trầm trọng của giá dầu sụt giảm thê thảm đã giúp người từng là lính nhảy dù và từng đi tù vì cầm đầu đảo chính bất thành nhanh chóng trở thành lãnh tụ phản kháng nổi tiếng và lên làm tổng thống qua bầu cử dân chủ. Khi giá dầu tăng vọt trở lại trong những năm 2000, Venezuela giàu lên, và quyền lực của Chavez càng vững vàng.
Ngay từ lúc mới lên cầm quyền, ngẫu hứng và tùy tiện là đặc trưng phong cách lãnh đạo của Chavez. Rất nhiều lần, ông đưa ra những quyết định hệ trọng theo kiểu “ứng khẩu”, thường là khi đang huyên thuyên trong những chương trình truyền hình “Aló Presidente” (Xin chào Tổng thống) hàng tuần trên đài truyền hình quốc gia.
Về chính sách kinh tế, ông đặc biệt có xu hướng áp dụng những giải pháp ăn xổi như thường xuyên phá giá đồng tiền, tịch thu sung công những công ty tư nhân, và tăng lương cho công chức để đối phó với lạm phát, thay vì giải quyết những vấn đề cơ cấu của nền kinh tế. Phong cách “chữa lửa” này vẫn tiếp tục ngay cả khi ông đang nằm chữa bệnh ở Cuba: hồi tháng Hai, phó tổng thống Nicolas Maduro phá giá 32% đồng bolivar.
Vì vậy, Venezuela thừa hưởng từ Chavez một di sản đáng buồn với cơ sở hạ tầng rệu rã, chi tiêu chính phủ không bền vững và công nghiệp kém hiệu quả. Nhờ những chương trình xã hội của ông, người nghèo Venezuela chắc chắn đã được hưởng lợi từ nguồn thu do dầu mang lại cho đất nước, nhiều hơn so với dưới thời của chính phủ trước kia mà theo cách gọi của Chavez là giới chóp bu thối nát. Nhưng còn nhiều nghi ngờ về việc phần lớn nguồn lợi dầu hỏa đó đã bị phung phí – không chỉ do tham nhũng, mà còn vì bất tài.
Người dân có sung túc hơn năm 1998?
Trong thời gian Hugo Chavez cầm quyền, từ năm 1999 tới nay, mức độ bất bình đẳng lợi tức ở Venezuela đã dần dần giảm đi, cũng giống như ở phần lớn các nước trong khu vực. Hiện nay, Venezuela có mức độ phân phối lợi tức (đo bằng hệ số Gini) công bằng nhất ở Châu Mỹ La-tinh. Năm 2011, hệ số Gini của Venezuela đã giảm xuống còn 0,39, trong khi của Brazil là 0,52 (bản thân con số này cũng là mức thấp nhất trong lịch sử).
Nhưng sẽ sai lầm nếu đánh giá thành tựu chống đói nghèo của Chavez mà không đối chiếu với các nước khác trong khu vực. Brazil, Peru, và Colombia cũng có những tiến bộ đáng kể về những chỉ số như mức nghèo đói và tỉ lệ tử vong của trẻ em ở những nền kinh tế tư bản truyền thống hơn. Tính chung, Châu Mỹ La tinh ngày càng đi lên. Mà không tiến bộ mới là khó: lục địa giàu tài nguyên này đã đạt tới mức độ ổn định chính trị tương đối vào thời điểm mà cả thế giới đang khao khát dầu, thực phẩm, gỗ, và khoáng sản. Chỉ có điều Chavez hành xử như một tay chơi bài nghiệp dư, trong tay có đủ các quân bài tốt nhưng vẫn không thắng được.
Như vậy mỗi người dân Venezuela được chia phần bánh đều hơn. Chỉ có điều là cái bánh cũng chẳng lớn hơn bao nhiêu. Arturo Franco ở Trung tâm Phát triển Quốc tế của Viện đại học Harvard, nói: “Venezuela là nền kinh tế lớn thứ năm ở Châu Mỹ La-tinh, nhưng trong thập niên vừa qua, nước này có tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thấp nhất”.
Theo ông Franco, còn tùy ta đánh giá tiến bộ của Venezuela theo chuẩn mực nào. Nếu ta so sánh đời sống dưới thời Chavez với 20 năm trước, thời kỳ Chavez tốt đẹp hơn. Nhưng nếu ta so sánh với thành quả kinh tế vượt bậc của các nước láng giềng Brazil và Colombia trong cùng thời kỳ, bỗng nhiên tình hình không còn sáng sủa nữa. Và với giá một thùng dầu hiện nay cao gấp khoảng 10 lần so với giá vào thời điểm Chavez đắc cử lần đầu tiên, phe chống đối cho rằng lẽ ra ông đã có thể và đã nên làm nhiều hơn nữa cho quốc dân.
Kinh tế chỉ dựa vào dầu
Với Venezuela, dầu thô chính là nền kinh tế. Năm Chavez lên cầm quyền, dầu chiếm 81 phần trăm kim ngạch xuất cảng. Do Chavez không đa dạng hóa ngành nghề, nên dầu vẫn là trụ cột của nền kinh tế Venezuela, chiếm tới 95% nguồn thu ngoại tệ trong năm 2009. Có thời điểm, giá trị dầu thô khai thác từ các mỏ dầu của Venezuela bằng với 41% GDP của đất nước.
Năm 2001 Chavez thông qua luật yêu cầu các công ty dầu ngoại quốc trả tiền thuê mỏ để khai thác cao hơn, khiến họ rút bớt vốn đầu tư. Năm 2002, các đối thủ chính trị tiến hành một cuộc đảo chính bất thành hòng lật đổ Chavez. Cũng năm đó, 18 ngàn công nhân (chiếm 40%) ở công ty dầu quốc doanh Petróleos de Venezuela (PDVSA) tham gia tổng đình công nhằm buộc ông từ bỏ quyền hành, khiến sản xuất đình trệ. Rốt cuộc họ bị sa thải và thay thế bằng những người ủng hộ Chavez, và chính quyền Chavez tiếp quản PDVSA vào năm 2003. Cuối cùng, vào năm 2006 và 2007, Chavez ra tay quốc hữu hóa toàn bộ ngành dầu hỏa, khiến những công ty nước ngoài như Exxon Mobil rời bỏ nước này. Kết quả là cùng với sản lượng (và do vậy cả lượng xuất cảng) tụt dốc, giảm từ mức cao hơn 3 triệu thùng/ngày xuống còn khoảng 1,7 triệu thùng/ngày.
Khoảng 50% nguồn thu của chính phủ xuất phát từ ngành dầu hỏa, chủ yếu từ PDVSA. Nhưng giới chỉ trích đã cáo buộc công ty này lơ là việc bảo trì trong khi tuồn doanh thu từ dầu vào những chương trình xã hội của chính phủ, đặc biệt sau vụ nổ hồi tháng 8/2012 ở nhà máy lọc dầu Amuay (lớn nhất nước) khiến 42 người thiệt mạng.
Thay vì đầu tư vào PDVSA để tăng sản lượng, Chavez coi đó như một con bò sữa, ra sức vắt kiệt ngân quỹ của nó để tài trợ cho chi tiêu xã hội dành cho nhà ở, y tế và giao thông vận tải. Không dễ gì biết được số tiền đó đã được chi xài ra sao. Nhưng chính phủ đã ngày càng can dự vào mọi khu vực của nền kinh tế, gây thiệt hại cho khu vực tư nhân.
Hồi tháng 9/2012, hãng tin Reuters ấn hành một báo cáo đặc biệt về tập đoàn quốc doanh Fonden (hiện chiếm một phần ba trong tổng số vốn đầu tư ở Venezuela). Báo cáo đó phát hiện một loạt các cơ sở vật chất bị bỏ phế hoặc xây nửa chừng, bao gồm một nhà máy giấy, nhà máy nhôm và một đội xe buýt không sử dụng – tất cả dường như đều nhận tiền từ Fonden. Kể từ khi thành lập vào năm 2005, Fonden đã tiếp thu 100 tỉ Mỹ kim từ tiền bán dầu của Venezuela.
Vào cuối tháng Giêng, chính phủ giảm 19% tiền đóng góp của PDVSA cho Fonden, xem như báo trước một đợt cắt bớt chi tiêu công cộng. Nhưng chừng nào bối cảnh chính trị thời kỳ hậu Chavez chưa định hình rõ ràng, những người kế nhiệm ông chưa dám làm mất lòng dân bằng những chương trình thắt lưng buộc bụng.
Chi tiêu công cộng liệu có bền vững?
Trong thời gian dẫn tới thắng lợi tái đắc cử hồi tháng 10 năm ngoái, Chavez đã đặt ưu tiên cho chương trình nhà xã hội dành cho người có lợi tức thấp, triển khai kế hoạch xây ba triệu căn nhà trước năm 2018. Chương trình nhà ở này đã làm tăng đáng kể chi tiêu công cộng – và tạo nên hy vọng lớn lao trong những người chưa có nhà.
Theo ngân hàng Bank of America-Merrill Lynch, kết quả là chi tiêu chính phủ đã tăng 30% tính theo giá thực (sau khi khử lạm phát) trong giai đoạn 12 tháng trước bầu cử. Nhưng cử chỉ vung tay quá trán này đã đánh đòn nặng vào tài chính công. Hãng nghiên cứu Capital Economics ước tính rằng thâm thủng tài khóa của Venezuela tăng lên tới 9% GDP trong năm 2012, còn Morgan Stanley nhận định con số đó có thể tới nay đã là 12%.
Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Venezuela ước tính đã tăng trưởng hơn 5% trong năm 2012, nhưng sẽ có suy giảm trong năm 2013, với tỉ lệ tăng trưởng chỉ có 1,8%, trong khi nhiều nhà phân tích tiên liệu nước này sẽ bị suy thoái trong năm nay.
Lần phá giá đồng tiền Venezuela gần đây sẽ giúp cải thiện tình hình tài chính của chính phủ. Vì giá dầu tính bằng Mỹ kim, đồng bolivar sụt giá sẽ làm tăng giá trị tính bằng nội tệ của doanh thu bán dầu, giúp nhà nước có thêm tiền mặt.
Trên lý thuyết, điều đó cũng sẽ giúp hàng hóa từ những ngành khác của nền kinh tế Venezuela xuất cảng được nhiều hơn. Nhưng giới quan sát cho rằng khu vực sản xuất công nghiệp của nước này quá nhỏ nên cũng chẳng hưởng lợi được bao nhiêu – đó là một hệ quả khác của việc Venezuela tập trung vào dầu hỏ và loại trừ tất cả những ngành còn lại.
Dùng dầu để đi vay
Vậy nhà nước lấy tiền đâu ra để mạnh tay chi tiêu trước kỳ bầu cử? Giới đầu tư tư nhân nước ngoài chắc chắn đã tránh xa kể từ khi chiến dịch quốc hữu hóa của Chavez bắt đầu. Lạm phát cao (vẫn ở mức 20% mỗi năm) cũng chẳng giúp gì hơn. Tổ chức khảo sát kinh tế Consensus Economics nhận định: “Lạm phát và chi tiêu chính phủ tăng vọt – cộng với những biện pháp kiểm soát tiền tệ và vốn – đã tạo ra mức thâm thủng ngân sách ngày càng cao. Chính quyền đang ngày càng lệ thuộc vào nợ nước ngoài để tài trợ cho mức thâm thủng này”.
Nói “nợ nước ngoài” thì phải hiểu là vay tiền của Trung Quốc. Theo hãng tin Bloomberg, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (một tổ chức quốc doanh) đã cho Venezuela vay 42,5 tỉ Mỹ kim trong thời gian 5 năm. Hồi tháng 9/2012, Tổng trưởng Dầu hỏa Rafael Ramirez cho biết trong số 640 ngàn thùng dầu mỗi ngày Venezuela xuất cảng sang Trung Quốc, có 200 ngàn thùng dành để trả nợ cho Bắc Kinh.
Trừ phi tình trạng kém hiệu quả của PDVSA được giải quyết, những khoản nợ này vẫn còn đó và có thể sẽ tăng lên khi khoảng cách giữa mức chi tiêu và nguồn thu của đất nước càng nới rộng ra.
Tác động đối với khu vực
Hẳn nhiên không khó phát hiện bằng chứng về sự phung phí trong chi tiêu chính phủ trong những năm Chavez tại vị. Nhưng việc chi xài quá mức không chỉ dừng lại ở nội địa. Nhằm để truyền bá ảnh hưởng của cuộc cách mạng Bolivarian, Chavez đã cho phép Cuba và những nước khác trong khu vực hưởng lợi từ những thương vụ rẻ như cho và những khoản cho vay lãi suất thấp theo những chương trình ALBA và Petrocaribe.
Chính quyền sắp tới sẽ phải quyết định liệu có tiếp tục bỏ tiền tài trợ cho mạng lưới ngoại giao dầu hỏa rộng khắp đó hay không. Trong khi đó, nhiều nước ở khu vực Caribbe, hiện đang lâm vào cảnh giảm sút du lịch do suy thoái kinh tế toàn cầu, sẽ hy vọng rằng chiếc phao cứu sinh kinh tế của Venezuela sẽ không biến mất.
Không phải Chavez ra đi và để lại con số không tròn trĩnh cho Venezuela. Nhưng thay vì giúp người nghèo bằng cách đưa đất nước đi trên con đường tiến tới thịnh vượng lâu dài, ông đã cố tái dựng mô hình kinh tế từ lâu đã bị mất tín nhiệm với quốc doanh là chủ đạo, khiến ngành công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia bị rệu rã và gây tác hại tới thị trường tiêu dùng. Khó mà hình dung về lâu về dài sẽ có ai hưởng lợi từ di sản đó.
Tham khảo:
- Robert Plummer, “Hugo Chavez leaves Venezuela in economic muddle”, BBC News, 5/3/2013.
- Jordan Weissmann, “Hugo Chavez’s Sad, Oil-Soaked Economic Legacy”, The Atlantic, 5/3/2013.
- Simon Romero, “Hugo Chavez, Venezuela’s Polarizing Leader, Dies at 58”, The New York Times, 5/3/2013.
(Bài đã đăng trên Thời Mới Canada, 13/3/2013.)
Blog Phạm Vũ Lửa Hạ