Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Lại một con sâu muốn chui vào xây tổ trong Danh sách Kiến nghị 72

Các trò lừa đảo đang nhắm vào phía đối lập và các bloggers 
Bauxite Việt Nam
Bạn đọc yêu quý!
BVN vốn là một trang mạng thiện nguyện, do ba trí thức chung sức lập nên, cập nhật bài vở hàng ngày, nhằm mục tiêu góp tiếng nói bốn phương, phản biện xã hội và xây dựng đất nước, để cùng bảo nhau thức tỉnh về quyền làm người, làm chủ, góp phần nâng cao quan trí, tiến tới một xã hội công dân lành mạnh và một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa, bên trong đẩy lùi khó khăn suy thoái, bên ngoài nhịp  bước theo đà tiến của thế giới văn minh, chung tay với các nước láng giềng giữ vững toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải thiêng liêng mà Tạo hóa ban cho đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Đó chính là lý do khiến cho nhiều Kiến nghị đã được đăng tải trên trang mạng kể từ ngày ra đời đến nay, và lần nào cũng thu thập được hàng ngàn chữ ký. Riêng Kiến nghị 7 điểm về Hiến pháp 1992 lần này thì con số hưởng ứng cả trong và ngoài nước đều vượt trội, tính đến đợt 28 đã có 11688 người – một con số không thể coi thường, đã khiến ai đấy nhìn vào giật thột. Vì thế, không lấy làm lạ khi có những kẻ nặc danh tìm cách tuồn vào những danh sách “ma” để đánh lừa người biên tập, hòng làm giảm uy tín của bản Kiến nghị mà số lượng người ghi danh cứ tăng vọt lên mỗi ngày, chẳng hạn trường hợp nickname Bần Cố Nông mà chúng tôi đã có phản bác cũng như rút kinh nghiệm trong nội bộ, nhằm rà soát, ”canh giữ cổng ngõ” chặt chẽ hơn.
Vừa rồi, chúng tôi đã phát hiện một e-mail lấy danh nghĩa những người dân ở thị trấn Mỏ Cày, Bến Tre gửi đến chúng tôi một danh sách 44 người với những lời lẽ giáo đầu rất mùi mẫn. Xin mời bà con cùng đọc nguyên văn:
Chúng tôi là những người dân ở Thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre xin gửi danh sách chúng tôi vận động được trong tổ dân phố do Thầy Nguyễn Hải Quang trực tiếp đi vận động và nhờ em Nguyễn Duy An đánh máy chuyển đi.
  1.  Phạm Đình Thủy Nguyên, buôn bán
  2. Phạm Đình Đức Nguyên, buôn bán
  3. Hồ Minh Nhuận, giáo viên
  4. Nguyễn Sỹ Phan, thợ sắt
  5. Hoàng Lê Phong Phú, thợ uốn tóc
  6. Trần Thị Nam Phương, thợ uốn tóc
  7. Nguyễn Hải Quang, giáo viên
  8. Đào Việt Sâm, công nhân
  9. Lê Văn Sỹ Tâm, công nhân
  10. Trần Văn Thạch, hưu trí
  11. Nguyễn Quốc Thái Hòa, sinh viên
  12. Trần Thị Thiên Thanh, sinh viên
  13. Đoàn Tấn Nhé, làm ruộng
  14. Lê Vĩnh Thăng, học sinh
  15. Lưu Trần Văn Ổi, làm ruộng
  16. Đào Tấn Thi, làm ruộng
  17. Đặng Văn Bỉ, buôn bán nhỏ
  18. Nguyễn Nhật Thuyết, tài xế
  19. Phùng Huy Trò, tài xế
  20. Phạm Thị An Toàn, nhà giáo
  21. Huỳnh Thị Cái, nội trợ
  22. Phạm Minh Trọng, làm ruộng
  23. Trần Thi Kim Ngay, nội trợ
  24. Nguyễn Đình Minh Trung, sinh viên
  25. Ngô Văn Út Thôi, thợ hồ
  26. Vũ Anh Tuấn, thầu xây dựng
  27. Hoàng Thị Xít, làm ruộng
  28. Hoàng Thị Tụy, làm ruộng
  29. Thân Đình Bô, buôn bán nhỏ
  30. Lưu Khả Văn, hưu trí
  31. Đặng Hữu Sỹ, công nhân
  32. Trần Văn Vân, công nhân
  33. Huỳnh Nhân, công nhân
  34. Nguyễn Thị Viện, công nhân
  35. Hoàng Sỹ Các, hưu trí
  36. Nguyễn Hữu Vinh, buôn bán
  37. Nguyễn Hữu Cho, tài xế
  38. Tô Thị Ái Vỹ , nhân viên nhà hàng
  39. Ngô Ngân Nữa, bảo vệ
  40. Nguyễn Khắc Xuân, bảo vệ
  41. Đào Tấn Vố, cựu chiến binh
  42. Nguyễn Đỗ Yên, cưu chiến binh
  43. Huỳnh Duy Một, cựu chiến binh
  44. Nguyễn Phúc Yên, cựu chiến binh
Thoạt nhìn vào số lượng người ký có xuất thân là nông dân, công nhân, sinh viên, học sinh, người buôn bán nhỏ, bảo vệ, cựu chiến binh… trong phần liệt kê trên đây, ai mà chẳng lấy làm cảm động! Nhưng hãy thử đọc ngược lên số 44 tên người – kết quả của việc “đi vận động” của một “thầy Nguyễn Hải Quang” nào đó – ta sẽ đọc ra ngay dòng chữ:  “Một Vố Nữa Cho Các Nhân Sỹ Bô Xít…” (đọc cách quãng bỏ một tên lấy một tên).
Vậy là thưa ông/bà Bần Cố Nông, lần này thì chúng tôi đã không thật dạ tin người đến mức để ông/bà bôi bẩn bản Danh sách kiến nghị mà người dân trông mong. Còn như vế cuối câu nhắn ngầm của ông bà, được nói với một giọng không bao giờ có trên trang của chúng tôi, thì đành xin chuyển để ông/bà nhận lại: “Thôi Ngay Cái Trò Bỉ Ổi Nhé”.
Bạn đọc yêu quý!
Như chúng tôi đã từng nói trong một lời tuyên bố ngắn mở đầu bản Danh sách đợt 26(http://www.boxitvn.net/bai/45725): không thể xem những trò đánh lận con đen kiểu này là “hành vi dân chủ” được. Sự khác biệt ý kiến, quan điểm về sửa đổi Hiến pháp 1992 chỉ có thể làm sáng tỏ bằng tranh luận công khai, đàng hoàng, được toàn dân chứng giám, đó mới là dân chủ. Còn nấp trong bóng tối để phá cho kỳ được ý nguyện người dân bày tỏ bằng chữ ký thì chỉ có thể đồng nghĩa với ném đá giấu tay, mà ai là những kẻ ném đá giấu tay, bạn đọc luận ra khắc biết.
Chúng tôi cũng xin được bộc bạch là lực lượng biên tập, kiểm soát bài vở của trang Bauxite Việt Nam rất mỏng, trình độ kỹ thuật lại có hạn, chỉ có niềm tin vào sự tốt đẹp trong nhân dân là không giới hạn. Bởi thế, rút thêm kinh nghiệm, từ nay, để tránh bớt những sai sót chết người gây ra bởi những ai ai đấy hơn đứt chúng tôi về số lượng và sự ranh ma quỷ quái, xin bạn đọc nếu có gửi danh sách tập thể đến cho bản Kiến nghị 72, cố gắng noi gương bà con ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Hưng Yên và nhiều nơi khác, gửi cho chúng tôi bản danh sách có chữ ký trực tiếp.
Và từ nay bạn nào cho phép chúng tôi, khi cần, công khai tất cả thông tin về mình (địa chỉ cụ thể, cơ quan làm việc) thì khi đăng ký đồng ý với Kiến nghị, xin cho chúng tôi biết.
Cám ơn quý bạn.
B.V.N. -Lại một con sâu muốn chui vào xây tổ trong Danh sách Kiến nghị 72









(TNO) UBND TP.Hà Nội đã có quyết định xây trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng trên lô đất gần 10 ngàn m2 tại số 10 Trần Nguyễn Hãn và số 27-29 Lý Thái Tổ, gần hồ Gươm vào chiều qua 26.3. >> Đề xuất rùa Hồ Gươm làm báu vật quốc gia ...
Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương Việt Nam, ông Nguyễn Trần Hiển thừa nhận rằng, Việt Nam đang được coi là “điểm nóng lan truyền bệnh truyền nhiễm mới, bắt nguồn từ nhiều loài động vật.”








Trễ quá rồi!
Con vợ hắn thật là phiền phức, luôn thích làm chuyện ngược đời. Buổi tối lúc hắn cần yên tĩnh đọc sách, xem tin tức thì bả hút bụi, giặt sấy quần áo ồn ào không chịu được. Sáng đi làm bả bày đặt pha cà-phê mang theo, vụng về làm đổ hư hết xấp giấy tờ. Tội nghiệp mấy thằng con, bả “đè” ra cắt tóc dù không học qua khóa hớt tóc nào. Chúng không dám lên tiếng, nhưng nhìn thật giống Ngô Như Ý (y như ngố!). Dòng họ Trùm Sò, bả thuộc vanh vách tuần này chợ hạ giá món gì, thứ gì mua ở đâu mới rẻ, có khi mua nhằm của ôi chẳng xài được. Hể “quởn” thì phôn mấy bà bạn chỉ vẽ nhau đủ điều, toàn là chuyện đàn bà. Hắn còn việc đất nước đại sự, còn biết bao thú tiêu khiển thanh cao nên chẳng chấp làm gì.
Bà làm việc như trâu, thế mà bỗng dưng lại lăn ra bệnh. Nhà thương chưa biết lý do gì, chỉ biết bệnh nặng có liên hệ tới phổi. Uả, bả có hút thuốc, có buồn phiền gì đâu mà tổn hại đến phổi. Hắn phì phèo ngày cả gói mà đã sao, hổng lẽ mấy thằng cha rỗi hơi nói về tai hại của người ngửi khói thuốc, second hand smokerlà có thiệt!
Nằm bệnh viện, bà yếu ớt căn dặn: Anh ráng lo cho con, nấu cơm thì phải thế này thế này, giặt quần áo thì phải chờ tới khuya điện mới rẻ, trong giờ làm việc giá sẽ mắc gấp ba. Mới mấy tuần thiếu bả mà nhà ra như cái bãi rác. Bố con hắn ăn uống thất thường, ba đứa con tóc dài ngứa ngáy, hắn chở ra tiệm, họ tính tiền như cắt tóc người lớn. Hắn hay chê bà không biết nấu món ngon lạ miệng, nhưng thiếu canh rau hằng ngày hắn bỗng thấy thèm. Hóa đơn tiền nhà, tiền điện về, hắn ký trả mà ngẩn người ra – không hiểu sao bao nhiêu năm nay bả có thể lo với đồng lương ít ỏi, lại còn gởi về Việt Nam cho mẹ hắn xây nhà. Hắn nhớ ra có những cuối tuần bả dậy sớm sắp hàng để mua được đồ rẻ, chỉ dành riêng cho vài chục người tới sớm nhất. Lâu lâu đi tiệc, hắn hơi mắc cở vì bả không biết cách ăn mặc sang trọng, bây giờ hắn mới bắt đầu hiểu vì sao. Hắn bắt chước tự pha cà-phê cho đỡ tốn tiền, nhưng đã lỡ quen hương vị ly Starbucks thơm phức hằng ngày nên chịu thua. Hắn thầm van vái cho vợ mau khỏe lại. Kỳ này bà về, hắn sẽ cố gắng đổi thái độ.
Hôm nay bác sĩ gọi hắn, giải thích dài dòng nhưng điểm chính là bảo hắn hãy lo hậu sự. Vợ hắn đã bắt đầu mê sảng. Hắn cầm tay muốn nói lời ngọt ngào xin lỗi nhưng miệng cứng đơ không nói nổi, mà có nói được thì bả cũng có hiểu đâu, trễ quá rồi!
Tâm sự cái đồng hồ
Tôi là cái đồng hồ báo thức trong nhà ông chủ. Những cái đồng hồ khác không biết thân phận ra sao, riêng tôi thì hẩm hiu lắm.
Bà chủ không cần tôi, sáng nào bà cũng dậy sớm trước khi tôi reo, rồi vội vã đi làm. Tài thật, bà ốm nhom thường phải thức khuya, nhưng bản tính hay lo nên luôn bật dậy trước khi đồng hồ reo. Riêng ông chủ thì tôi có hét hò khản cổ ổng cũng cứ ngủ. May lắm thì ông mơ màng bật nút “snooze” ra lệnh cho tôi 15 phút nữa reo lại, nhưng inh ỏi bao nhiêu lần rồi cũng vô hiệu. Ông mệt quá mà, ngủ mới vài tiếng làm sao dậy nổi! Nhiều bữa biết ông có hẹn quan trọng, tôi ước mình có tay để khều vai ông, nhưng tôi chỉ là cái “đổng” bé nhỏ. Ông trễ hẹn thường xuyên và đổ thừa tại tôi không làm việc, định liệng tôi đi mua đồng hồ khác mắc tiền hơn, kêu to hơn. Lạ ghê, con người thường không thấy cái sai của mình, luôn tìm cách đổ lỗi cho kẻ khác!
Ai nói tôi là vật vô tri vô giác, tôi cũng biết buồn đấy. Thấy ông bà chủ bận rộn bị tiền hành tôi xót ruột lắm chứ. Ông bà làm việc như điên, ngày nào cũng mười mấy hai chục tiếng. Có bữa ông chỉnh đồng hồ báo thức lúc 5 giờ sáng, tôi reo rất đúng giờ, nhưng ông thức trắng đêm lúc đó còn chưa ngủ, tiếng đánh thức của tôi trở nên lãng nhách! Ông bà ở nhà to, lái xe đẹp nhưng cực khổ hơn ai hết, lúc nào cũng quýnh quáng căng thẳng. Có lúc bà bực ông nên tức giận liệng tôi xuống đất, tôi đau điếng may mà không bể. Khi nhiều việc quá giải quyết không xuể, ông bà nóng nảy gây gỗ nhau, nặng lời với người chung quanh ai cũng ghét.
Tôi chợt nghĩ nếu mình sinh ra làm thân con gà trống coi bộ ích lợi hơn. Sáng thì gáy ó o cũng làm công việc đánh thức của đồng hồ, trưa rảnh thì đi ve vãn các mụ gà mái, chết thì còn cho thịt nấu cháo gà, hầm cà-ri. Làm cái đồng hồ trong nhà ông chủ thật vô duyên. Ấy, hay vì tên tôi có dính líu tới chữ “Hồ” – tên của người mang chủ nghĩa Cộng Sản về làm hại dân hại nước – nên mới bị ghét, số phận mới ra như vậy?!!.
Nhưng xét tới cùng, kiếp đồng hồ vẫn còn tốt hơn thân phận ông bà chủ tôi. Làm người mà tự chọn cho mình cuộc sống vô lý như vậy, không đáng tội nghiệp lắm sao? Tôi sinh ra làm kiếp đồ vật, tôi không thể làm gì hơn. Ông bà chủ làm người, chuyện này cũng không chọn lựa được, nhưng họ có thể tìm cho mình cách sống khôn ngoan hơn, chừng mực hơn chứ. Ôm đống tiền mà không có giờ xài, không giúp đỡ ai thì có tiền để làm gì!? Làm quá không có giờ ngủ rồi đổ bệnh thì sao. Tôi say sưa lý luận, khuyên can chưa hết ý thì ông chủ vói tay tắt đồng hồ ngủ tiếp, không cho tôi reo.
Chia
Anh và chị cãi vả, bất đồng ý kiến hằng ngàn lần, cuối cùng đi đến quyết định phải chia tay.
Bắt đầu chuyện ly dị, chia của chia con, anh chị lại tiếp tục gây gỗ. Chị nghĩ anh lỗi, nên phải chịu thiệt một chút về tài sản, chị là đàn bà phải chắt bóp hơn để sau này còn chút tiền lo cho con. Đàn ông vài bữa có vợ khác, tội gì để mụ đàn bà ấy hưởng! Anh nghĩ chị lúc nào cũng tham lam, nhiều chuyện, đúng ra anh có thể nhường nhưng vì không thể tiếp tục để chị ngồi trên đầu, nên ra sức nói lý. Trong phòng riêng anh chị to tiếng, thậm chí anh đập bàn, chị bứt tóc tru tréo. Chia con thì tạm xong, anh lãnh đứa con gái lớn, chị muốn đứa con gái nhỏ vì nó bé cần mẹ hơn, chỉ có danh sách chia tài sản hai người làm mãi mà không xong, không ai thấy có sự công bằng.
Ngoài phòng khách, hai đứa nhỏ buồn bã nói chuyện, chúng đã quá quen với cảnh cha mẹ cãi lộn, rồi cũng chia đồ đạc với nhau. Con chị nói với con em:
- Cái game này em thích lắm, em lấy về ở với mẹ đi.
Đứa em nhỏ nhẹ:
- Không, em có nhiều sách rồi, chị lại cho em giữ con chó Lu, chị chơi game cho vui.
- A, cái này dễ thương ghê, chị thích lắm, chị cho em nè.
- Cám ơn chị, cái này em cho chị nhé!
Nhìn hai đứa trẻ nhường nhịn yêu thương nhau, chúng cũng phải chia cái chúng có, nhưng chúng biết nghĩ tới nhau, không nhỏ nhen ti tiện, không to tiếng giành giật, anh chị bỗng xấu hổ cúi mặt.
Cái vòng bằng thiếc
Bà Hai thổi nến trên bánh sinh nhật, mỉm cười hạnh phúc trong tiếng vỗ tay, trong sự sum họp của con cháu, bạn bè. Tay bà đeo cái vòng bằng thiếc rất đơn sơ, đứa cháu gái ngây thơ hỏi: Bà ơi, sao bà đeo cái này xấu quá vậy! Khách tham dự chắc cũng thầm thắc mắc, gia đình bà giàu có tới mấy đứa con bác sĩ, tổ chức sinh nhật lớn như vậy, sao bà không đeo vòng vàng kim cương khoe của. Bà Hai nhìn cái vòng thương mến, ký ức lại hiện về….
Ngày ấy ông Hai đi “cải tạo”. Thì cũng như bao nhiêu người đàn bà Việt Nam khác, bà Hai phải gồng gánh gia đình, chắt bóp tiền mua quà “thăm nuôi” chồng nơi trại Cải Tạo. Nhà thì cán bộ Cộng Sản đã tịch thu để làm Cơ Sở Uỷ Ban Quân Quản Thành Phố, may mà bên ông Hai còn chút đất trên rẫy, mẹ con bà kéo nhau ra đó lấy lá lợp nhà, làm rẫy sinh sống. Từ một bà Đại Uý, bản thân là y tá trở thành một nông dân không phải dễ, nhưng bà đã làm được. Cực nhục bao nhiêu bà cũng ráng chịu đựng, chỉ thương chồng nơi tù đày. Bà biết tánh ông rất cương trực, vào trại thế nào cũng bị đánh, bị biệt giam. Ngày 29 tháng 4, 1975 nếu không vì bà và đàn con, ông đã tuẩn tiết chết theo Tướng. Cấp bậc Đại Uý có thể được “khoan hồng” cho về sau 5, 10 năm, nhưng ông Hai mút mùa trong trại cải tạo 15 năm tròn, cũng vì không khuất phục, không làm ăng-ten hại bạn. Được thả về thì ông run rẩy như ông già, chỉ kéo dài mạng sống được vài tuần rồi mất. Món quà quý giá ông tặng bà khi còn trong trại là cái vòng này. Sau giờ “lao động” ông lượm được miếng thiếc, mài dũa gọt đẽo, khắc hình hoa lan là hoa bà thích trên cái vòng để tặng bà. Bà biết tất cả yêu thương, nhung nhớ ông Hai đã gởi gấm trong đó. Khi con cái bảo lãnh sang Mỹ, bà Hai đem theo cái vòng này, khi chết bà cũng sẽ mang theo…
Ông Hai là hình ảnh của người chiến sĩ Việt Nam oai hùng, luôn vì dân vì nước. Bà Hai không hiểu một số người cũng từng trong Quân Lực xưa, sao qua tới hải ngoại lại thay đổi: không đoàn kết, không vì việc chung, chửi bới chụp mũ nhau chí chóe. Ông Hai nếu còn sống và qua được đất Mỹ, có sẽ như vậy hay không? Bà tin là không. Bà mong mọi người hãy nhớ về ngày xưa, ngày còn trong trại Cải Tạo, để kiên trì như chiếc vòng thiếc mỏng manh này, dù bao khó khăn thử thách vẫn luôn hiện hữu làm đẹp cuộc đời.
Tuyết Hận
Huy nhất định bỏ Montreal về Cali sinh sống, dù cháu đang có việc làm tốt, có người yêu, đang chuẩn bị mua nhà xây dựng tương lai tại xứ lạnh tình nồng này. Cháu còn trẻ, đi xa lập nghiệp cũng không sao, ngặt cái là Huy không có giấy tờ tại Mỹ, làm sao sinh sống hợp pháp? Còn mẹ của Huy nữa, đi xa như vậy làm sao thăm viếng ủi an?
Khi tôi dè dặt khuyên can thì Huy uất ức trả lời:
- Cháu hiểu dì thương cháu, dì nói đúng, nhưng cháu hận tuyết lắm, cháu phải sống nơi nào không có tuyết!
Tôi thở dài. Tôi hiểu Huy, tôi cũng sợ tuyết, biết nói sao bây giờ.
Ba của Huy vừa chết bất đắc kỳ tử. Hôm ấy Montreal bão lớn, tuyết phủ đầy. Vì không lường được sức khỏe mình, ráng hết sức xúc tuyết nên ba của Huy đứng tim chết tại chỗ. Trước đó ông có hỏi Huy giúp cào tuyết, nhưng Huy vội đi chơi với bạn, nên chỉ ậm ừ rồi lái xe đi mất. Tôi rất gần gũi với Huy nên hiểu cháu, cũng như bao thanh niên sanh ra và lớn lên ở hải ngoại này, nói chung các cháu ham chơi, chuyện gì cũng từ từ ít biết lo như bậc cha mẹ. Chuyện xảy ra chẳng ai ngờ, không ai muốn, cũng đâu phải lỗi của cháu. Tôi lại thở dài.
Thật ra Huy không nên hận tuyết, nếu có thì nên suy nghĩ về tính lề mề, lười biếng của mình. Tôi cũng vậy, biết bao lần tôi đã trễ nải, ngại khó không làm việc tích cực. Hồi trẻ tôi cũng làm biếng có hạng, hằng ngày không chịu học bài, đến lúc gần thi thì uống cà-phê đặc quẹo, thức trắng cả tuần gạo bài mà vẫn không kịp. Nhiều chuyện cần làm, tôi ươn lười bỏ qua làm mất bao cơ hội. Biết bao lần tôi nhủ mình đi thăm người này, làm chuyện kia, nhưng rồi lại để quá trễ.
Bây giờ mỗi khi nhìn tuyết, mỗi khi nhớ tới Huy, tôi sẽ ráng nhắc nhở mình siêng năng tích cực hơn. Tôi nhìn ra bầu trời tuyết trắng mênh mông, chắp tay cầu nguyện….
Cái nhẫn đính hôn
Vinh đẹp trai nhưng học không giỏi, có lẽ vì vậy nên công ăn chuyện làm lận đận, tìm mãi không ra việc tốt. Vinh dự trù mua cái nhẫn kim cương xin đính hôn với bạn gái nhiều lần mà chưa đủ tiền. Cũng có lần Vinh được hãng tốt nhận, nhưng không được bao lâu thì công ty lại hết việc. Cô bạn gái lo buồn lắm, nhưng biết làm sao hơn, cuộc sống xứ Âu Mỹ này là thế, ai bảo dễ!
May thay lần này Vinh tìm được việc làm cũng tạm. Vinh mừng lắm nhưng muốn làm bạn gái ngạc nhiên nên quyết định dấu tin vui, âm thầm đi làm, âm thầm để dành tiền. Tưởng tượng ra lúc bất ngờ quỳ xuống trao nhẫn cầu hôn, chắc cô bạn gái sẽ vui đến cỡ nào, kinh ngạc tới mức nào. Hãng có bao nhiêu việc làm thêm giờ phụ trội, Vinh đều ghi tên làm cả, cố gắng đốt giai đoạn. Cái nhẫn mà bạn gái Vinh ước ao mắc quá, nhưng với tình yêu, Vinh sẽ làm được.
Số Vinh trắc trở, có tiền rồi mà việc mua nhẫn cũng không trơn tru, Vinh mua “online” để giá được rẻ hơn mua ở tiệm nữ trang, nhưng công ty lại gởi về sai mẫu. Chờ đổi lại nhẫn khác cũng mất hai tuần, Vinh nôn nóng hơn bao giờ, lòng rộn ràng nghĩ tới việc mời thêm vài bạn thân chứng kiến cảnh “surprise”. Cuối cùng ngày ấy cũng đến, Vinh sắm bộ quần áo mới, đặt thêm bó hoa, chuẩn bị thứ Bảy này sẽ bất ngờ tới thăm và cầu hôn bạn gái.
Tối thứ Sáu bạn gái của Vinh phôn, nói là có chuyện quan trọng muốn cho Vinh biết, chắc là Vinh sẽ ngạc nhiên. Vinh cũng úp úp mở mở, bảo là sẽ có việc ngạc nhiên, nhưng ngày mai mới nói. Điều “surprise” dành cho Vinh là cô gái đã có bạn trai khác, xin được chia tay. Người bồ mới cũng là bạn trong nhóm, nó không đẹp trai, nhưng học giỏi và có việc lương cao. Vinh đau lắm, hận người, hận tình nhưng nghĩ lại thì thấm thía. Nếu ngày còn ở trường Vinh bớt rong chơi, học hành chăm chỉ hơn thì chắc không đến nỗi. Con gái bây giờ rất khôn và thực tế, làm được gì bây giờ!
Vinh buồn chết được nhưng từ từ rồi cũng nguôi ngoai. Vinh quyết tâm đi học lại, trễ nhưng cũng chưa đến nỗi quá muộn.
Thiên thần
Má tôi phải vào bệnh viện mổ chân, nên tôi lấy 2 tuần nghỉ hè vào nhà thương chăm sóc bà. Những ngày ở bệnh viện thật sướng, ngoài việc trò chuyện với bà, thông dịch với bác sĩ y tá, tôi mang theo cả đống sách báo để đọc. Má không ăn được thức ăn “Tây”, nên tôi mang cơm, mua phở vào cho bà, còn tôi thì “thầu” phần ăn của bà do nhà thương cung cấp. Ngoài khoai nghiền, thịt bò thịt gà bổ dưỡng, còn các món tráng miệng ngọt mát, lúc về bảo đảm tôi sẽ lên cân.
Được biết trong bệnh viện có anh bạn nằm cả năm nay vì bị tai biến bán thân bất toại, nên những khi má ngủ tôi đến thăm anh. Anh thay đổi rất nhiều, chỉ một thời gian ngắn không gặp mà anh xuống sắc thấy rõ. Suốt ngày anh nằm trên giường, run run sử dụng được một tay, nói thì ngọng nghịu khó khăn. Có tôi tới trò chuyện anh vui lắm, say sưa kể chuyện, nào là thời oanh liệt trong quân đội, nào là lúc còn trẻ đi tán gái, phá phách trong trường như thế nào. Anh chia sẻ ước mơ muốn thành nhà văn của mình, nhưng với tình trạng sức khỏe này, giấc mơ sẽ không thành sự thật. Tôi cũng không biết nói gì hơn để an ủi anh, chỉ lắng nghe tán đồng, lòng thoáng ngậm ngùi.
Hai tuần lễ rồi cũng trôi qua, má tôi đã bình phục nên chúng tôi chuẩn bị về nhà. Tôi lên chào từ giã anh, anh thoáng buồn nói:
- Có em tới thăm anh thật vui, em như cô thiên thần Chúa gởi tới cho anh. Bây giờ thiên thần bay mất, anh lại tiếp tục nói chuyện một mình với Chúa.
Lần đầu tiên có người ví mình như thiên thần. Tôi chợt nhớ hồi bé, Giáng Sinh năm ấy xứ đạo tôi chọn hai chị em sinh đôi xinh đẹp làm thiên thần quỳ bên hang đá. Nhìn hai chị với đôi cánh trắng muốt, tôi ước ao mình có lần được hóa trang làm thiên thần, nhưng đó chỉ là giấc mộng. Giờ đây bỗng nhiên tôi được phong làm thiên thần – dù không mang cánh. Mà muốn làm loại thiên thần này dễ lắm, không cần xinh đẹp, cũng chẳng phải làm gì, nói gì – chỉ cần yên lặng thông cảm lắng nghe.
Trịnh Tây Ninh
Duy_Han@rogers.com
http://duyhantrinhtayninh.blogspot.ca/

Tổng số lượt xem trang