Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

CA cướp đất, đánh người tàn bạo ở Dương Nội 25/04/2014


-
--

-
-



-


-

-Hà Nội: 1000 công an đàn áp nông dân Dương Nội
Cảnh Dương Nội sáng nay 25/4Cảnh Dương Nội sáng nay 25/4
Rạng sáng ngày 25/4/2014, nhà cầm quyền đã huy động lực lượng lên đến 1000 quân số, tiếp tục mở trận càn đàn áp nông dân giữ đất tại Dương Nội (Quận Hà Đông, Hà Nội).

Từ sáng sớm, toàn bộ tuyến đường Lê Trọng Tấn đi qua khu vực cưỡng chế kéo dài khoảng 500 mét bị công an lập hàng rào chốt chặn, xe cộ không thể qua lại. Hàng trăm nông dân Dương Nội kiên trì giữ đất trong những khu lều trại tạm bợ bị cô lập hoàn toàn.
Lúc 08h30 sáng, lực lượng cướp đất do công an dẫn đầu mở màn cuộc tấn công nhắm vào khu lều trại của nông dân Dương Nội. Bà con phản ứng bằng cách nổi lửa chống chọi lực lượng cưỡng chế.
Một chiếc xe cứu hỏa liền được công an huy động, nhanh chóng dập tắt đám cháy. Ngay sau đó, một trận càn đàn áp bằng bạo lực đã diễn ra, giữa một bên là lực lượng công an được trang bị vũ khí tận răng và những nông dân đa số là người già, phụ nữ tay không tấc sắt.
Trong lúc xô xát, nhiều nông dân đã bị công an đánh trọng thương phải nhập viện cấp cứu, một số thanh niên cũng bị đánh gây thương tích khi đến can thiệp.
Những nỗ lực giữ đất cuối cùng của bà con Dương Nội đã phải chấm dứt bởi bạo lực và máu. Trong đội quân cướp đất sáng ngày 25/4 còn xuất hiện một số người mặc quân phục bộ đội, đeo băng đỏ trên tay.
Cướp đất, bắt người
Chị Cấn Thị Thêu bị CA đánh ngất và bắt điChị Cấn Thị Thêu bị CA đánh ngất và bắt đi
Ít nhất 10 nông dân Dương Nội đã bị công an bắt giam, trong đó có chị Cấn Thị Thêu và chồng là ông Trình Bá Khiêm.
Được biết, theo lệnh của bí thư phường Dương Nội là Lê Khánh Đồng và chủ tịch phường Lã Quang Thức, lực lượng CA đã được chỉ đạo phải bắt chị Cấn Thị Thêu bằng mọi giá.
Nhiều bà con đã quyết liệt ngăn cản khi côn an vây bắt chị Thêu, nhưng cuối cùng mọi người cũng phải bất lực trước lực lượng CA đông đảo và hung hãn.
Chị Cấn Thị Thêu bị CA đánh đến mức bất tỉnh, sau đó bị đưa về giam giữ tại trại giam số 3, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Những người còn lại, gồm có anh Trần Văn Tuyên và khoảng 10 người khác hiện đang bị giam giữ tại trụ sở CA quận Hà Đông.
Toàn bộ khu vực đất đai, hoa màu có diện tích khoảng 32 ha của nông dân Dương Nội sau đó đã bị CA đưa xe ủi tàn phá. Các khu vực xung quanh vẫn đang bị lập hàng rào vây chặn.
Trước đó, trong buổi đàn áp cướp đất vào sáng ngày 22/4, có 4 nông dân Dương Nội gồm các bà Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Thị Toàn và Đặng Thị Thanh và cụ ông Nguyễn Văn Sự đã bị công an bắt giữ. Hiện hoàn toàn không có thêm tin tức gì về 4 người này.
Ngoài ra, CA hiện vẫn đang giam giữ hai nông dân Dương Nội là các ông Trần Văn Sanh và Trần Văn Miên. Hai ông bị khởi tố và tạm giam với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ theo điều 245 bộ luật hình sự. Sau khi bắt người, phía CA thông báo với gia đình là 2 ông đã “tự tử”, tuy nhiên khi bà con kéo đến để yêu cầu gặp 2 ông thì không được CA đáp ứng.





-Có phải công an chỉ đạo côn đồ đánh dân?
Vụ việc ông Nguyễn Đình Hà, nông dân ở Dương Nội bị đánh hội đồng làm dấy lên thắc mắc trong dư luận có phải công an phối hợp với côn đồ sách nhiễu người dân bằng vũ lực?


congan-duongnoi1-305.jpg
Một số hung khí được để lại hiện trường sau khi công an phường Dương Nội bắt Anh Nguyễn Đình Hà hôm 22-03-2013. Photo courtesy of ttxva

Đánh người rồi ghép tội
Như đài chúng tôi đưa tin vụ việc ông Nguyễn Đình Hà, 47 tuổi, ở phường Dương Nội, quận Hà Đông bị đánh hội đồng vào chiều hôm 22/3 gây bức xúc cho người dân. Dư luận không biết nguyên nhân nào mà cả lực lượng công an, dân phòng cùng với côn đồ lại dùng vũ lực với ông Hà khi người nông dân này bị tấn công và bị ghép vào tội “chống người thi hành công vụ”?
Bà Vân, một nông dân có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc cho đài ACTD biết trong khi những nông dân tranh luận rằng dự án đang thi công là của nhà nước hay của nhà đầu tư thì họ bị xô ra để công việc thi công được tiếp tục trên mảnh đất của họ mà họ không được bồi thường thỏa đáng. Bà Vân cho biết trong lúc ông Hà đang còn đứng khi bị người ta đuổi ra thì bất thình lình ông Hà bị công an, dân phòng cùng côn đồ xúm vào đánh. Khi bị đánh, ông Hà vung tay lên và bị cho là “chống người thi hành công vụ”. Bà Vân kể lại:
“Lúc bấy giờ là có 2 anh công an và 1 người mặc áo dân vệ và 1 thằng mặc áo dân thường nhưng là đầu gấu ạ. Tất cả gồm dân vệ, dân phòng, công an và đầu gấu đông đảo. Mới đầu cũng không biết đầu gấu đâu nhưng sang khu bên kia mới lôi dao và kiếm ra thì mới biết là đầu gấu. Mới đầu chỉ tưởng là người làm thuê ở đấy. Chúng nó điều hành nhau. 2 thằng công an và 1 thằng đầu gấu xông vào túm anh ấy, dùng đầu gối gạ vào mạt anh ấy. Cứ xô xát người nọ kéo người kia ra thì lúc bấy giờ mặt, chân tay với bụng anh Hà bị tím đen lại. Giằng co nhau rồi chúng nó túm khênh anh lên nhưng không phải túm không mà còn bóp cổ và tay anh ấy”.
duongnoi-bidanh1-250.jpg
Anh Nguyễn Đình Hà, cư dân phường Dương Nội khi vừa được công an phường thả về chiều 23-03-2013. Photo courtesy of ttxva.
Ông Nguyễn Đình Hà cho biết khi bị khiêng lên xe, ông tiếp tục bị nhiều người xúm vào đánh và khi về đến đồn công an phường Dương Nội thì ông Hà lại bị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân túm vai giật xuống cùng bị ông này thúc đầu gối vào bụng. Đồng thời, 1 công an khác xuất hiện, dùng dùi cui vụt liên tiếp vào khắp người. Sau khi ông Hà được chở lên đồn công an quận Hà Đông thì mới không bị đánh nữa. Tuy nhiên, trong thời gian bị bắt giữ từ chiều 22/3 cho đến khi được thả ra vào tối 24/3 ông Hà còn phải chịu cảnh nhịn đói vì lo sợ. Ông Hà nói:
“Tôi phải nhịn ăn từ trưa ngày hôm trước đến gần trưa ngày hôm sau tôi mới được ăn một ít thôi ạ. Người ta không phải là không cho ăn. Có 1 anh khi dẫn tôi từ phường lên đấy (đồn công an quận Hà Đông) có mua cho bánh mì, mua cho sữa và thứ khác nữa nhưng tôi rất là sợ vì nhỡ đâu không biết người ta cho thuốc gì vào người ta thủ tiêu mình. Hoặc mình ăn vào lỡ bị bệnh mất trí chẳng hạn nên tôi sợ không dám ăn”.

Người dân có an lòng?

Tất cả gồm dân vệ, dân phòng, công an và đầu gấu đông đảo. Mới đầu cũng không biết đầu gấu đâu nhưng sang khu bên kia mới lôi dao và kiếm ra thì mới biết là đầu gấu.
Ô. Nguyễn Đình Hà
Ông Nguyễn Đình Hà được công an quận Hà Đông chấp thuận cho đi giám định sức khỏe sau khi bà con ở Dương Nội đến yêu cầu thả người và gia đình yêu cầu cho ông Hà được kiểm tra sức khỏe. Cùng ngày 24/3 sau khi ông Hà về đến nhà, công an quận Hà Đông mặc thường phục mang bao thư 2 triệu đồng đến hỗ trợ thuốc men. Có phải ông Nguyễn Đình Hà và người dân Dương Nội được an lòng, không còn lo lắng qua hành động của công an quận Hà Đông hay không? Nạn nhân Nguyễn Đình Hà chia sẻ:
“Nói đúng ra là người dân thì bây giờ ruộng đất thì mất rồi, công ăn việc làm thì không có mà chúng tôi không chuyển đổi được nghề nghiệp. Bây giờ thì rất nhiều nỗi lo. Tôi chỉ sợ nhất sau sự việc này, khi tôi đưa đơn lên cơ quan A, cơ quan B của trung ương hay của thành phố, tôi sợ nhất là giới chính quyền ở cấp quận hay cấp phường người ta sẽ trả thù tôi. Bây giờ mấy đứa con tôi còn nhỏ ăn học mà gia đình kinh tế thì không có. Lỡ người ta trả thù tôi mà không may tôi mất đi thì ai nuôi dạy các con tôi?”
Không chỉ gia đình ông Nguyễn Đình Hà và bà con Dương Nội có nỗi lo sợ bị trả thù khi gửi đơn khiếu nại mà sau vụ việc đã xảy ra, người dân nơi đây còn một nỗi sợ hãi lớn hơn là không biết khi nào tai họa bị công an và côn đồ ở địa phương dùng vũ lực đối với mình? Cả nạn nhân Nguyễn Đình Hà, người dân Dương Nội và công luận chờ đợi cơ quan công quyền có trách nhiệm giải trình công khai cho thắc mắc “có phải công an và côn đồ cùng hợp tác để sách nhiễu người dân?”
- Có phải công an chỉ đạo côn đồ đánh dân? (RFA). . - Đôi lời giải bày của các đồng chí Côn An (DLB). - Công an Mễ Trì và xã hội đen cướp phá tài sản của Thương binh Huỳnh Xuân Long (Xuân VN).

-Ngay tại Thủ đô, chính quyền hậu thuẫn côn đồ nhằm trấn áp dân
Với thủ đoạn vừa đàm vừa đánh, một mặt quan chức chính quyền vờ vĩnh, ỡm ờ “đối thoại”. Mặt khác, chính quyền huy động Tư bản đỏ, Công an cùng lưu manh côn đồ bọc lót cho nhau nhằm tấn công, hành những nông dân hiền lành nhằm cưỡng chiếm đất của họ.
Chiều ngày 22/3/2013, trong lúc giữ đất không cho bọn tư bản đỏ lấn chiếm, anh Nguyễn Đình Hà tổ dân phố Kiên Quyết – phường Dương Nội – quận Hà Đông đã bị Công an phường đánh và bắt về đồn, không cho ăn. Đến đêm thì Công an còng tay đưa lên CA quận Hà Đông giam hãm. Dưới sức ép đòi thả người của người nhà và bà con, chiều tối ngày 23/3, CA quận đã phải thả anh Hà (sẽ đưa video clip này lên mạng phục vụ bà con).  Tuy nhiên người nhà và bà con ép phải đưa anh Hà đi khám giám định sức khoẻ. Ngày 24/3 CA quận cho người mang 2 triệu đến để anh Hà thuốc thang bồi dưỡng. Cùng ngày 22/3, dưới sự yểm trợ của chính quyền, Tư bản đỏ (nhà thầu của chủ đầu tư) cho đầu gấu đến dùng dao kiếm đàn áp bà con để phá lúa và dựng rào. Sau đó Công an đã giúp tẩu tán hết số dao kiếm thu giữ được nhằm phi tang.

Hà Nội áp dụng thủ đoạn “vừa đàm vừa đánh” với dân

Đàm đàm, đánh đánh, đánh đánh đàm, kết hợp ba thứ quân, bốn quả đấm thép … được chính quyền sử dụng với Mỹ ngày xưa, nay lại được các quan Hà Nội đem ra sử dụng đối phó với dân Dương Nội (Hà Đông). 
Ba thứ quân: Đảng, Chính quyền, Doanh nghiệp.
Bốn quả đấm thép: Công an, Dân phòng, Lưu manh, Tuyên truyền.
Vụng về diễn trò “đối thoại” với dân ngày 14/3/2013. Khi dân đến, các quan đánh phủ đầu ngay. Dưới sự chủ trì của Vũ Hồng Khanh (phó chủ tịch UBND TP Hà Nội), Phạm Chí Công (phó chánh văn phòng UBND TP Hà Nội) đã tuyên bố: “Bất kể nhà báo nào, bất kể ai đều dưới sự chỉ đạo và chịu sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền”.
Vậy Đảng và chính quyền của các ông đã chỉ đạo những gì? Kết luận số 1078/KL-TTCP ngày 4/5/2012 đưa ra 6 nội dung thì chúng tôi thấy có 5 nội dung là hoàn toàn sai sự thật. Và chúng tôi phản đối kịch liệt Kết luận này ngay từ khi ban hành. Đơn thư khiếu nại được gửi tới Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Mặt trận TQVN …
Với một vụ việc khiếu nại phức tạp và kéo dài mà trong buổi đối thoại, chính quyền khống chế chỉ cho 7 người dân vào “đối thoại” và hạn chế thời gian chỉ vẻn vẹn trong 2 tiếng. 
Vẫn thái độ coi dân như cỏ rác, cố tình đưa vào chương trình “đối thoại” những nội dung không liên quan nhằm giăng bẫy người dân. Như vậy, chính quyền đã có ý đồ biến cuộc đối thoại thành thế trận phục kích người dân và khiến nó không đạt được kết quả (thủ đoạn này vốn được Hà Nội sử dụng nhiều, nhưng nay đã quá cũ và bị người dân bắt vở). Toàn bộ những nội dung mà nhân dân bức xúc bấy lâu không được các quan ngó ngàng giải quyết. Lập tức, người dân đã tố cáo Vũ Hồng Khanh ngay tại buổi “đối thoại” – (xem video clip cuối bài).
Dưới dự chỉ đạo của Khanh và Thành ủy, ngay trong ngày, quả đấm thép đầu tiên được chính quyền tung ra. Các báo nhớn bé, truyền hình đủ loại đưa ngay tin bài rằng Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh cùng Thanh tra CP đã quan tâm giải quyết hết bức xúc của bà con, giải tỏa bao vấn đề tồn đọng bấy lâu …Thật tởm lợm.
Ngày 21/3, bà con nông dân Dương Nội kéo đi nhiều cơ quan, trong đó có Truyền hình Hà Nội, báo Kinh tế đô thị nhằm phản đối việc đưa tin sai sự thật. Trong những ngày tới bà con sẽ tiếp tục đi đến nhiều cơ quan tuyên truyền khác nữa, có thể sẽ dựng lều phản đối báo Kinh tế đô thị, báo Hà Nội Mới, báo An ninh thủ đô (toàn những cái lỗ cống bấy lâu chuyên són ra những chất xú uế hại nước, hại dân).
Để gỡ thế bí và kết hợp với quả đấm “Tuyên truyền”, chính quyền bồi tiếp quả đấm thứ hai có tên “Lưu manh”. Ngày 22/3/2013, trong khi bà con Dương Nội đang tá túc tại khu lều canh giữ đất thì bị bọn đầu gấu cầm dao kiếm đến đánh. Một người dân bị chúng đánh thương nặng. Thật lạ là ngay sau đó, Công an quận “tử tế” đột xuất đã đưa người dân bị đánh đi khám nghiệm và cho về. Cũng thật lạ là ngay sau đó Công an mang tới một phong bì 2 triệu để bồi dưỡng, thuốc men cho người dân bị đánh. Hiện nay phần hình ảnh, clip bà con quay được lúc đánh dân sẽ đưa lên sau.
Thế đấy. Đàm, đánh. Đánh đàm, kết hợp ba thứ quân, bốn quả đấm thép … được chính quyền sử dụng với Mỹ ngày xưa, nay lại được các quan Hà Nội đem ra sử dụng  đối phó với chính nhân dân mà họ luôn dẻo mồm xưng tụng rằng họ là “đày tớ”. Ngày nay, thủ đoạn “đàm, đánh” được những kẻ cựu công an ngồi ghế chính quyền như “bóng mượt” Vũ Hồng Khanh đưa lên đến mức đỉnh cao nghệ thuật, có sự kết hợp tinh vi truyền thống với hiện đại, học thuyết lý luận kết hợp với hành xử lưu manh côn đồ.
.
KN000
.
KN27
.

.

***********
Văn Giang: chính quyền vi phạm pháp luật, cấp hai sổ đỏ trên cùng thửa đất

LS Nguyễn Anh Vân – Mặc dù việc khiếu kiện của những hộ dân Văn Giang bị thu hồi đất trong suốt hơn 8 năm qua chưa được cơ quan có thẩm quyền nào làm rõ đúng sai thì một số hạng mục công trình của dự án Ecopark đã được hoàn thiện và sản phẩm của dự án đã được cung cấp cho khách hàng. Đầu năm 2013, đã có 28 khách hàng được chủ đầu tư Ecopark trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sau đây gọi là sổ đỏ) tại các khu Vườn Tùng, Vườn Mai. Một số hạng mục công trình dân sinh khác của dự án sẽ được hoàn thiện và cũng sẽ được cung cấp cho khách hàng. Những khách hàng này rồi cũng sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ như những khách hàng đã nhận sổ đỏ nêu trên. Tuy nhiên, có nhiều hạng mục công trình lại được xây dựng trên diện tích đất của các hộ dân Văn Giang bị thu hồi đất mà họ hiện đang nắm giữ sổ đỏ. Như vậy sẽ có nhiều mảnh đất có hai sổ đỏ trong dự án Ecopark: một do mỗi hộ dân hiện đang nắm giữ và một sổ khác -đã, sẽ được cấp cho các khách hàng của Ecopark. 
Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Văn Giang áp dụng sai luật
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều mảnh đất có hai sổ đỏ trong dự án Ecopark là do chính quyền huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên thực hiện cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật đối với những diện tích đất của các hộ dân này . Họ đã tước đoạt quyền sử dụng đất, phá hủy tài sản trên đất của các hộ dân bằng những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái luật. Cụ thể là Chủ tịchủy ban nhân dân (UBND) huyện Văn Giangđã căn cứ vào Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 để ra Quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai vì cho rằng các hộ dân đã có hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này; sau đó Chủ tịch huyện căn cứ vào Nghị định 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005để ban hành quyết định “cưỡng chế bằng các biện pháp khác để thi hành quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai” và thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất với lý do “Giải tỏa mặt bằng trên thực địa để bàn giao đất theo các Quyết định và Thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Thế nhưng, Chủtịch UBND huyện Văn Giang đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng, quyếtđịnh cưỡng chế này phải được hiểu là biện pháp cưỡng chế theo khoản 1, khoản 2Điều 2 Nghị định 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 (1. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;2. Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;) chứ không được áp dụng biện pháp cưỡng chế theo khoản 3Điều 2 Nghị định này, bởi lẽ, Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 không có quy định về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp cưỡng chế là thu hồi đất. Cho nên Chủ tịch UBND huyện Văn Giang không thể căn cứ vào Nghị định 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 đểcưỡng chế thu hồi đất của các hộ dân. Hơn nữa đất của các hộ dân đã được chính UBND huyện Văn Giang cấp sổ đỏ để sử dụng ổn định lâu dài chứ họ có lấn, chiếm đâu mà giải tỏa diện tích đất của họ.
Quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND huyện Văn Giang còn vi phạm về quy định mẫu biểu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính. Chủ tịch UBND huyện Văn Giang đã cố tình sửa đổi mẫu quyết định ký hiệu số MQĐ 12 được ban hành theo Thông tư số 16/2010/TT – BTNMT ngày 26/10/2010 về việc quy định trình tự, thu tục cưỡng chế thi hành thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Mục đích của hành vi vi phạm này của Chủ tịch UBND huyện Văn Giang các cơ quan có trách nhiệm giải quyết vụ việc Văn Giang cần phải điều tra làm rõ.
Để thu hồi đất của các hộ dân Văn Giang, chính quyền Hưng Yên phải áp dụng theo quy định của Luật đất đai 2003 và Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giáđất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Điều 39 Luật đất đai 2003 quy định như sau:
Điều 39. Thu hồiđất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sửdụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là chín mươi ngày đối với đất nông nghiệp và một trăm tám mươi ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư.
3. Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bịcưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại”.
Theo quy định này thì UBND huyện Văn Giang phải ban hành Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường cho người sửdụng đất. Trường hợp những hộ dân không bàn giao mặt bằng thì UBND huyện Văn Giang phải ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và thực hiện cưỡng chếtheo trình tự thủ tục thu hồi đất quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009. Sau đó Phòng tài nguyên và Môi trường của huyện phải báo cáo việc thu hồi hoặc chỉnh lý sổ đỏ. Trên cơ sở báo cáo này UBND huyện Văn Giang sẽ điều chỉnh sự biến động về sử dụng đất của các hộ dân có diện tích đất bị thu hồi …
Như vậy, Chủ tịch UBND huyện Văn Giang đã ban hành quyếtđịnh “cưỡng chế bằng các biện pháp khác để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai” để thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất theo Pháp lệnh xử phạt lý vi phạm hành chính là không có căn cứ và áp dụng luật một cách bừa bãi, ngây ngô, ngớ ngẩn.
Do vậy có thể nói, hành vi vi phạm pháp luật của chính quyền huyện Văn Giang là quá rõ ràng, không thể chối cãi. Bằng chứng là có nhiều diện tích đất có hai sổ đỏ chồng chéo cùng tồn tại song song.
Quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị xâm hại thô bạo
Nhà nước giao đất nông nghiệp và cấp sổ đỏ cho các hộ dân sản xuất ổn định lâu dài.Cho nên sổ đỏ là căn cứ pháp lý xác lập quyền về sởhữu tài sản của họ theo quy định tại khoản 2 Điều 170 Bộ luật dân sự năm 2005 và nó là tài sản chung của hộ gia đình theo Điều 108 Bộ luật này. Cho nên các hộ dân được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với quyền sử dụngđất, tài sản trên đất.
Còn theo quy định tại Điều 105, 113 Luật đất đai 2003, người sử dụng đất có các quyền sau:
Điều 105. Quyền chung của người sửdụng đất
Người sửdụng đất có các quyền chung sau đây:
1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;
5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;
6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. 
Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của hộgia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê
Hộ giađình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có các quyền và nghĩa vụ sauđây:
1. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;
2. Chuyểnđổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộgia đình, cá nhân khác;
3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp chuyển nhượng có điều kiện theo quyđịnh của Chính phủ;
4. Cho tổchức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;
5. Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hộ giađình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụngđất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quyđịnh tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
6. Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này;
7. Thếchấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh;
8. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.
Mặc dù luật pháp đã quy định rất rõ về quyền của người sử dụng đất, quyền về tài sản như vậy, nhưng không hiểu tại sao Chủ tịch UBND huyện Văn Giang vẫn cố tình ban hành quyết định cưỡng chế trái luật nói trên và thực hiện cưỡng chế một cách quyết liệt?. Rõ ràng đàng sau việc ban hành và thực hiện cưỡng chế này có vấn đề không bình thường.
Theo các quy định về quyền của người sử dụng đất nói trên thì các chủ sở hữu sổ đỏ đều có các quyền ngang nhau. Như vậy, nếu như các hộ dân có sổ đỏ đã bị cưỡng chế thu hồiđất và khách hàng của Ecopark thực hiện các quyền này bằng các giao dịch dân sựtheo quy định tại Bộ luật dân sự thì không biết chính quyền tỉnh Hưng Yên sẽgiải quyết như thế nào? Chẳng hạn họ tham gia vào các giao dịch dân sự như chuyểnđổi, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hay góp vốn, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất thì chính quyền chắc chắn sẽ lúng túng trong việc giải quyết về mặt hành chính cho các giao dịch này. Họ không có lý do nào để từ chối và cũng chẳng có căn cứ pháp lý nào để giải quyết các thủ tục hành chính chồng chéo đối với các cuốn sổ đỏ này. Rồi nếu có các vụ kiện xẩy ra liên quan tới các sổ đỏ đó thì tòa án sẽ giải quyết nhưthế nào? Và việc thi hành án sẽ ra sao?!! …. Nói chung mọi việc sẽ rối nhưcanh hẹ đối với các cuốn sổ đỏ trong khu dự án Ecopark. Chung quy là tại cái quyết định cưỡng chế và việc thực hiện cưỡng chế trái pháp luật của Chủ tịch UBND huyện Văn Giang.
Cũng theo quy định trên thì các hộ dân còn nắm giữ sổ đỏ vẫn còn nguyên các quyền của người sử dụng đất. Thế nhưng trong thực tế họ đã bị tước đoạt quyền sửdụng đất, bị phá hủy tài sản trên đất bằng những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái luật của UBND huyện Văn Giang.
Theo quy định pháp luật thì không được phép trên cùng một diện tích đất có nhiều sổ đỏ. Trong trường hợp này, sổ đỏcủa các khách hàng Ecopark là trái pháp luật. Bởi lẽ, UBND huyện Văn Giang thực hiện cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật, dẫn đên việc bàn giao đất của chính quyền tỉnh Hưng Yên cho chủ đầu tư Ecopark cũng trái pháp luật. Do vậy các cuốn sổ đỏ của khách hàng Ecopark.sẽ bị thu hồi theo quyđịnh tại khoản 2, Điều 25 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009. Cho nên đối với các khách hàng của Ecopark dùđã bỏ ra cả đống tiền để có cuốn sổ đỏ trong tay nhưng vẫn chưa có được sự đảm bảo chắc chắn về mặt pháp lý. Bở bất kỳ một lá đơn đềnghị, đơn khiếu nại, đơn khởi kiện nào từ phía các hộ dân còn nắm giữ sổ đỏ gửiđến cơ quan có thẩm quyền đều có thể ngăn cản họ thực hiện các giao dịch dân sựnhư chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh … khi họ có nhu cầu.
Để thu hồi, xóa bỏ những diện tích đất trong các cuốn sổ đỏcủa các hộ dân là một vấn đề hóc búa. Những cuốn sổ này chẳng khác gì những khúc sương bị mắc trong cổ họng: nuốt không trôi, nhả không ra. Cách duy nhất là chính quyền huyện Văn Giang phải thừa nhận hành vi sai trái của mình, đồng thời xin lỗi các hộ dân và bồi thường thiệt hại cho họ; sau đó họ phải thực hiện lại việc thu hồi đất theo quy định Luật đất đai 2003. Còn một cách nữa nhưng không liên quan đến chính quyền là chủ đầu tư thỏa thuận với các hộ dân bằng một bản hợpđồng theo các quyền mà người sử dụng đất được hưởng. Phải thực hiện như vậy mới đúng luật và quyền lợi của các hộ dân mới được đảm bảo.
Như vậy có thể nói, không chỉ quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân bị thu hồi đất bị xâm hại một cách thô bạo mà ngay cả quyền lợi của những khách hàng Ecopark.cũng phải đối mặt với những rủi ro pháp lý từ quyết định cưỡng chế trái luật, hành vi cưỡng chế trái luật và việc bàn giao đất trái luật của chính quyền tỉnh Hưng Yên.
Những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân
Điều 169 Bộ luật dân sự 2005 quy định về « Bảo vệ quyền sở hữu ». Theo đó, quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận, bảo vệ và không ai có thểbị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủsở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng,định đoạt không có căn cứ pháp luật. Căn cứ vào điều luật này, các hộ dân Văn Giang bị UBND huyện Văn Giang cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết để đòi lại quyền sử dụngđất, đòi bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị phá hủy.
Đối với các hộ dân Văn Giang bị UBND huyện Văn Giang cưỡng chế thu hồi đất năm 2012 có quyền khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND huyện Văn Giang bằng những vụ án hành chính tại tòa án có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục của Luật tố tụng hành chính để yêu cầu tòa án xem xét việc yêu cầu bồi thường và hủy bỏ quyết định hành chính trái luật nói trên.
Đối với diện tích đất của các hộ dân (kể cảcác hộ dân đã nhận tiền đền bù) mà họ hiện đang nắm giữsổ đỏ bị thu hồi đất năm 2009 thì thời hiệu khởi kiện quyết định hành chính (nếu có), hành vi hành chính của UBND huyện Văn Giang đã hết, do vậy họ đã mất quyền khởi kiện vụ án hành chính. Tuy nhiên, do họ còn nắm giữ sổ đỏ nên họ có căn cứ để khởi kiện bằng những vụ án dân sự để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ luật dân sự để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình. Các hộ dân cho biết, ngày 11 tháng 12 năm 2013, khoảng 150 hộ dân xã Xuân Quan hiện đang nắm giữ sổ đỏ đã đồng loạt gửi đơn đề nghị UBND xã Xuân Quan tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai với chủ đầu tư Ecopark theo quy định tại Điều 135, 136 Luật đất đai 2003. Họ tranh chấp với chủ đầu tư vì họ cho rằng, chủ đầu tư Ecopark đã chiếm đoạt đất của họkhông có căn cứ pháp lý, trái luật. Sau khi hòa giải, nếu buổi hòa giải không thành thì hơn 150 hộ dân này sẽ gửi đơn khởi kiện chủ đầu tư Ecopark đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án giải quyết việc tranh chấp quyền sử dụng đất. Các hộ dân sẽ lựa chọn và tùy thuộc vào tình hình tài chính để nộp tiền án phí, hoặc sẽ đồng loạt gửi đơn khởi kiện chủ đầu tư Ecopark.hoặc sẽ gửi đơn khởi kiện đơn lẻ để yêu cầu tòa án giải quyết việc tranh chấp quyền sử dụng đất.
Tiếp đến, để tránh những rắc rối trong quá trình giải quyết tranh chấp và để đảm bảo cho việc thi hành án sau này, các hộ dân sẽ làm đơn đề nghị UBND huyện Văn Giang không cấp sổ đỏ cho các khách hàng của Ecopark tham gia mua bán, chuyển nhượng các sản phẩm là bất động sản trên diện tích đất hiện đang có tranh chấp.
Còn đối với các hộ dân vẫn còn nắm gữi sổ đỏ tại diện tíchđất mà khách hàng của Ecopark đã nhận sổ đỏ tại khu vực Vườn Tùng, Vườn Mai có thể làm đơn khiếu nại yêu cầu UBND huyện Văn Giang thu hồi sổ đỏ do cấp trái quy định.
Tóm lại, không thể để tình trạng trên một diện tích đất tồn tại chồng chéo nhiều sổ đỏ dẫn tới các tranh chấp, khiếu kiện phức tạp khi những người dân được cấp sổ đỏ tham gia các quan hệ pháp luật dân sự trong xã hội.…. Cho nên các cơ quan chức năng có thẩm quyền các cấp cần phải vào cuộc đểlàm sáng tỏ vụ việc cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật tại Văn Giang. Không những phải làm rõ hành vi vi phạm pháp luật hành chính mà phải làm rõ cả những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự của một số lãnh đạo tỉnh Hưng Yên. Và nếu như các cấp có thẩm quyền không giải quyết vụ việc trái pháp luật này thì cuộc chiến pháp lý, hậu quả pháp lý cũng như hệ lụy của nó sẽ không có hồi kết.
Theo Blog Tễu
.
A
.
B


Tổng số lượt xem trang