Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

VN lần thứ ba tăng giá xăng trong năm

xang-1-1788-1404808446.jpg

-
VN lần thứ ba tăng giá xăng trong năm - BBC Tiếng Việt
Tại Việt Nam, liên bộ Công thương - Tài chính đã quyết định điều chỉnh tăng giá xăng bán lẻ 1.200 đồng/lít kể từ 20 giờ ngày 20/5. Báo Thanh Niên cho biết, giá xăng RON 92 và xăng sinh học (E5) tăng 1.200 đồng/lít; dầu mazút và diesel tăng 500 đồng/lít, dầu hỏa giảm 64 đồng/kg.

Sau khi tăng giá, giá xăng RON 92 bán lẻ sẽ ở mức 20.436 đồng/lít; dầu diesel ở mức 16.383 đồng/lít; dầu mazút ở mức 13.153 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 15.751 đồng/kg.


Đây là lần tăng giá xăng dầu thứ ba trong năm.
BBC.IN





-6,700 người vì 6,700 cây xanh
Thật khó tin là mới cách đây vài tuần (ngày 11/3), người ta còn nói được ra mồm là thuế bảo vệ môi trường không làm tăng giá xăng (vì thuế nhập khẩu giảm còn lớn hơn mức tăng thuế môi trường - link bài báohttp://kinhdoanh.vnexpress.net/…/bo-tai-chinh-thue-moi-truo…), vậy mà từ 21h tối nay giá xăng đã tăng 1950đ (tức là chỉ kém mức tăng của thuế môi trường 50đ/L), một mức tăng gần 10% (trong khi hàng chục đợt điều chỉnh giảm chỉ giảm được khoảng ba nghìn đồng), cũng vì tăng thuế môi trường.

Tôi đã nói, tôi ủng hộ tăng thuế môi trường, thậm chí là tăng giá xăng dầu nếu điều đó có nghĩa là môi trường được giảm tải khí thải, tài nguyên bớt bị khai thác đến ngưỡng cạn kiệt, nhưng tôi thật sự choáng váng trước sự diễu đi diễu lại nhiều lần của câu nói rất xưa - "miệng quan trôn trẻ" trong đời sống chính trị ngày hôm nay, một ngày đầu thế kỉ hai mốt.

Như vậy là tôi đã chính thức bị đánh thuế để trả tiền cho việc chặt cây - 35 triệu một cây xà cừ bứng cả gốc.

Giá xăng tăng 1950 đồng/lít
(TNO) Theo tin từ Bộ Công thương, sau khi thống nhất với Bộ Tài chính và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã quyết định điều chỉnh tăng giá xăng từ 21 giờ tối ngày 5.5 với mức tăng cao hơn giá cũ là 1950 đồng/lít.

Cụ thể, theo quyết định của liên bộ Công thương - Tài chính, từ 21 giờ tối nay, giá xăng Ron 92, 95 và xăng sinh học được điều chỉnh tăng 1.950 đồng/lít. Giá xăng Ron 92, 95 được trích quỹ bình ổn giá 1.437 đồng/lít, xăng sinh học E5 được trích quỹ bình ổn 1.272 đồng/lít.
Cũng theo quyết định trên, giá dầu diesel được giữ nguyên và được trích quỹ bình ổn 322 đồng/lít; giá dầu hỏa được giảm 258 đồng/lít; giá dầu mazút cũng được giữ nguyên và được trích quỹ bình ổn 303 đồng/kg.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã tăng một lần là 1.600 đồng/lít vào ngày 11.3. Theo quy định hiện hành về điều hành giá xăng dầu, giá xăng dầu lẽ ra phải điều chỉnh trong ngày 28.4 vừa qua, nhưng theo Bộ Công thương, do chu kỳ tính giá lại rơi vào ngày nghỉ lễ dịp 30.4 và 1.5 nên bộ này đã lùi ngày điều chỉnh giá xăng dầu.
Việc điều chỉnh giá xăng dầu lần này, theo các chuyên gia trong ngành xăng dầu, là có yếu tố tác động của việc tăng thuế bảo vệ môi trường và giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong ASEAN. Cụ thể, từ 1.5.2015, theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thuế bảo vệ môi trường với xăng đã tăng từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít, dầu diesel tăng từ 500 đồng/lít lên 1.500 đồng/lít.
-6,700 người vì 6,700 cây xanh
Tăng thuế Bảo vệ môi trường trên mỗi lít xăng, tôi ủng hộ. Theo ý của tôi, môi trường đã bị hi sinh vì phát triển, vì kinh tế, hi sinh cho con người, quá đủ rồi. Trái đất đã qua ngưỡng tự phục hồi, giờ muốn bảo vệ, duy trì và thậm chí đảo ngược quá trình tiến nhanh đến hủy diệt, thì tất cả mọi người phải hy sinh lợi ích của bản thân mình một chút hoặc nhiều chút.
Thậm chí giá xăng có tăng đi nữa tôi vẫn ủng hộ, nếu nhờ đó mà các phương tiện công cộng được sử dụng nhiều, mọi người thôi hở cái là vọt lên xe máy đi ra đầu đường mua bao thuốc rồi vòng về, giảm thải khói ô nhiễm, giảm khai thác kiệt quệ tài nguyên.
Nhưng. Vấn đề vẫn là chữ "nhưng". Dân tôi muốn biết tiền thuế 3000đ/lít xăng tôi nộp để "bảo vệ môi trường" được dùng như thế nào. Tại sao đến giờ vẫn chưa thấy báo cáo thanh tra về chặt cây hàng loạt của Hà Nội? Tại sao vẫn để xảy ra những chuyện tày trời như lấn sông Đồng Nai xây cao ốc? Tại sao rừng Hoàng Liên Sơn đang bị phá bom tơi tả để xây cáp Fansipan? Tại sao khai thác bô-xít hủy hoại đại ngàn Tây Nguyên, làm tràn bùn đỏ ra đường trong khi càng bán càng lỗ? Tại sao sử dụng những công nghệ vứt đi của thế giới như nhiệt điện than gây ô nhiễm trầm trọng môi trường, mà hiện giờ vẫn còn xây thêm nhiều nữa và chém gió như là thành tựu to lớn của EVN? Tôi cần biết tiền thuế của tôi được sử dụng đúng mục đích, không bị thất thoát đồng nào.



Lê Công Định
Nộp thuế môi trường mà cây vẫn bị chặt, bùn đỏ vẫn tràn đầy đường phố, khí độc vẫn thải từ các nhà máy sử dụng công nghệ lạc hậu, v.v.... Vậy tiền thuế sẽ đi về đâu, trong khi người dân nghèo mưu sinh hàng ngày bằng chiếc xe gắn máy cà tàng phải nộp mức thuế ngang bằng với các đại gia đi xe hơi hạng sang? Đây là vấn đề công bằng.
Đã sẵn sàng giải trình công khai và minh bạch việc sử dụng tiền thuế của dân chưa mà tiếp tục đặt thêm sưu cao thuế nặng? Đây là vấn đề công khai.
Khi người nộp thuế chỉ trích các chính sách bất minh và khuất tất của kẻ xài tiền thuế, thì bị chụp mũ nhẹ là "chém gió", nặng là "chửi chế độ". Trả tiền nuôi đám quan chức vừa vô dụng vừa tham nhũng chẳng lẽ không có quyền "chửi"? Có được miễn thuế đâu mà bị cấm "chửi"? Có ai sẵn lòng trả lương cho người giúp việc trong nhà mà suốt ngày cung phụng người ấy không? Đây là vấn đề công lý.

Ba điều nêu trên liên quan đến tính công bằng, công khai và công lý trong xã hội. Thiếu những điều đó việc áp thuế so với thời Thực dân Pháp có khác chi?


Xăng chính thức cõng 3.000 đồng thuế môi trường: Dân ngơ ngác

- Người dân chưa biết từ 1/5, mỗi lít xăng sẽ cõng 3.000 đồng tiền thuế bảo vệ môi trường. Họ chỉ quan tâm giá xăng có tăng, thuế dùng làm gì?

Đừng móc thêm từ túi dân là được
Ngày 2/5/2015, tại cây xăng trên đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội), ông Đỗ Minh Công đang mua xăng tỏ ra ngạc nhiên:
"Tôi không để ý đến chuyện đấy, tại chưa thấy giá xăng tăng. Nếu tăng thuế mà giá xăng không vì thế mà tăng theo thì tôi không quan tâm. Bản thân mỗi lít xăng trước đây đã chịu đủ thứ thuế phí rồi, nên giờ nó có tăng cũng là chuyện quá bình thường, miễn đừng ảnh hưởng tới giá bán cho người dân là được."
Khi trao đổi với bà An, khách hàng tại cây xăng trên đường Giải Phóng, bà chia sẻ: "Tôi có nghe nói về việc sẽ tăng thuế gì đó nhưng thấy nhà nước bảo không ảnh hưởng đến giá xăng.
Nếu thực sự tăng thuế mà giá xăng tăng thì nhất định tôi không đồng ý. Các ông muốn làm gì thì làm, nhưng đừng động đến giá xăng là được. Vì giá xăng tăng là đủ thứ nó tăng, đến cả mớ rau cũng tăng đấy."
Mỗi lít xăng chính thức cõng 3.000 đồng tiền thuế môi trường từ ngày 1/5/2015 (Ảnh TTO)
Mỗi lít xăng chính thức cõng 3.000 đồng tiền thuế môi trường từ ngày 1/5/2015 (Ảnh TTO)
Tăng thuế để làm gì?
Trong khi đó, chia sẻ với anh Vũ Tiến Thắng (35 tuổi, nhân viên ngân hàng) về thông tin này. Anh Thắng cho biết: "Tôi vừa đi du lịch về, sáng nay ra đổ xăng thấy có nói xì xào gì đấy, sau đó mở điện thoại ra mới biết là thuế môi trường tăng. Tôi biết nhà nước rục rịch tăng thuế này từ trước đây khoảng một tháng rồi.
Nhưng thời điểm tăng giá đúng vào dịp nghỉ lễ cũng hay. Bà con mải đi chơi, mải nghỉ lễ, chẳng ai đọc báo nghe đài nên dư luận chắc cũng sẽ nhẹ đi.
Tôi chỉ thấy buồn cười là khi giảm giá thuế nhập khẩu xăng dầu theo các cam kết với quốc tế thì họ lại tìm cách thu khác để bù vào. Với cả bản thân tôi cũng chưa hiểu được cái thuế bảo vệ môi trường ấy sẽ dùng vào việc gì cụ thể."
Chung quan điểm với anh Thắng, ông Cư (47 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Tôi vẫn quan tâm đều tới tình hình thời sự. Việc đóng thuế là trách nhiệm của người dân, nhưng tôi muốn được biết tường tận đồng thuế đó sẽ được sử dụng làm gì. Tôi cảm thấy cái thuế bảo vệ môi trường nghe rất mơ hồ."
Bộ Tài chính cam kết việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường như trên sẽ không làm tăng giá xăng, dầu trong nước
Bộ Tài chính cam kết việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường như trên sẽ không làm tăng giá xăng, dầu trong nước
Theo Nghị quyết về Biểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành, kể từ hôm 1/5, thuế BVMT đối với mặt hàng xăng, nhiên liệu điều chỉnh từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít; dầu diezel từ 500 đồng/lít tăng lên 1.500 đồng/lít; dầu mazut từ 300 đồng/lít lên 900 đồng/lít. Còn mặt hàng dầu hoả giữ nguyên mức thuế là 300 đồng/lít.
Theo thông tin từ trước khi tăng thuế môi trường lên 3.000 đồng/lít xăng, thì cơ cấu giá xăng như sau. Trong 1 lít xăng RON 92 giá 17.280 đồng có cơ cấu giá gồm hai khoản chính là thuế và giá CIF (giá nhập về cảng, quy đổi theo tỷ giá ngân hàng).
Trong đó, thuế nhập khẩu là 3.527 đồng, thuế giá trị gia tăng 1.571 đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt 1.360 đồng, thuế môi trường 1.000 đồng.
Được biết, Ngân sách bảo vệ môi trường năm 2014 tổng thu là 12.569 tỷ đồng. Trong đó đã chi 1.450 tỷ đồng.
Theo khẳng định của Bộ Tài chính, việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường như trên sẽ không làm tăng giá xăng, dầu trong nước khi cùng một mặt bằng giá xăng dầu thế giới, cơ cấu thuế trong giá xăng, dầu không tăng mà còn giảm (mức tăng thuế bảo vệ môi trường như trên vẫn thấp hơn mức thuế nhập khẩu giảm do thực hiện theo các cam kết quốc tế).




-
-Việt Nam là nước đầu tiên phóng thành công giá xăng lên trời'
Cùng cười ngất với những bức ảnh chế giá xăng 'tăng không ngừng chóng mặt' nhé!
xang-1-1788-1404808446.jpg

xang-2-9482-1404808446.jpg
xang-3-6373-1404808446.jpg
xang-4-2462-1404808447.jpg
xang-5-3277-1404808447.jpg
xang-14-3898-1404808447.jpg

xang-8_1404808169.jpg
xang-9_1404808169.jpg
xang-10_1404808169.jpg
xang-12_1404808169.jpg
xang-13_1404808169.jpg
xang-7_1404808148.jpg



-
-Bù lỗ vào dân: “Trận đánh đẹp” tiếp diễn?Thông điệp của Bộ công thương như một sự thách thức đối với dư luận.

Các bài liên quan
Giá xăng VN 'tăng cao nhất trong lịch sử'
Giá dầu Mỹ tiếp tục giảm mạnh
Giá dầu lửa bắt đầu hạ ở Mỹ


Nhưng “Không tăng giá điện vào tháng 4/2013” không có nghĩa là giá điện sẽ không được đẩy lên vào những tháng sau đó, thậm chí ngay vào tháng 5/2013, trùng với kỳ họp Quốc hội diễn ra.

“Trận đánh đẹp”

“Trận đánh đẹp” - như một cụm từ tự hào và tự tôn mà đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc Công an Hải Phòng, "ưu ái" dành cho ông Đoàn Văn Vươn, đã tạm kết thúc cái phần chưa hề có hậu của nó.
Nhưng một “trận đánh” khác về quốc kế dân sinh lại vẫn không ngừng điểm nổ…
Điện và xăng dầu từ nhiều năm qua đã làm nên cái thế “hiệp đồng binh chủng” xuất sắc như thế.
“Buộc phải tăng giá xăng dầu” - một phát ngôn của Bộ trưởng kiêm chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam, phát lộ trong cuộc họp báo ngay sau đợt tăng giá xăng dầu hoàn toàn bất ngờ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolinex) vào cuối tháng 3/2013.
Báo chí Việt Nam cũng nhân dịp này để sáng tạo ra một từ mới về nghệ thuật chiến thuật: “Đánh úp”.
“Trận đánh đẹp” cũng vì thế đã được bảo đảm yếu tố bất ngờ như một yêu cầu không thể thiếu của nghệ thuật chiến tranh du kích.
Thuyết minh cho việc vì sao không công bố trước cho dân chúng biết về quyết định tăng giá xăng dầu, giới chức điều hành Bộ công thương nêu ra lý do là “quyết định này đóng dấu “Mật” để tránh bị các nhóm đầu cơ xăng dầu lợi dụng”.
Nhưng bản kết luận của Thanh tra chính phủ về “sai phạm 3.400 tỷ đồng ở Đà Nẵng”, được tung ra vào đầu năm 2013 khi bí thư thành ủy của thành phố này - Nguyễn Bá Thanh - vừa dợm chân ra Hà Nội nhận chức trưởng ban nội chính trung ương, lại như vượt qua toàn bộ giới hạn của quy trình bảo mật vốn được tận tình khép kín.
Tính quy trình bởi thế cũng đang trở nên đảo lộn.

Đánh úp!

Trong nhiều lần trước đây, hành động tăng giá xăng dầu và điện thường diễn ra theo quy trình từ dưới lên, tức phải có văn bản đề nghị từ Petrolimex và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), sau đó cơ quan chủ quản là Bộ công thương mới “hiệp thông” với một cơ quan khác là Bộ tài chính để quyết định.
"Không phải bất kỳ một quyết định nào được ban hành cũng có thể đặt mọi chuyện vào thế đã rồi như việc tăng giá xăng vừa qua."

Tuy nhiên, có vẻ như tính quy trình nghiêm cẩn như thế đã thường dẫn đến hệ quả phản quy trình, với điều bị các quan chức phàn nàn là “lọt lộ” thông tin ra báo giới - một “đối tượng” vốn không bao giờ bỏ qua hành vi tăng giá và càng không muốn lãng quên động cơ “bù lỗ vào dân”, kéo theo hành động phản biện diện rộng trong dư luận, giới chuyên gia, cùng giới truyền thông xã hội - “đối tượng” vẫn bị xem là “lề trái” hoặc tốt lành hơn là “lề dân”.
Trong một số trường hợp, không khí phản biện gay gắt và phẫn nộ của xã hội đã làm bật ngửa những người muốn “đánh úp”.
Song, “rút kinh nghiệm sâu sắc” sau mỗi trận đánh cũng là bài học không thể thiếu để những trận đánh sau đó được tốt đẹp hơn.
Không mấy ngạc nhiên là vào lần tăng giá xăng vừa qua, vai trò của Bộ công thương lại trở nên nổi bật và sẵn lòng “đứng mũi chịu sào”, thay cho tình cảnh Petrolimex vẫn luôn bị báo chí chĩa mũi dùi công kích mạnh mẽ như những lần trước đây.
Nhưng vào lần này, vai trò trên còn tỏ ra đắc dụng hơn, đúng nghĩa “cơ quan chủ quản”.
Sau “trận đánh úp” về giá xăng dầu, Bộ công thương lập tức phát đi một thông điệp: người dân có thể “yên tâm” vì giá điện sẽ không tăng vào tháng 4/2013.
Vì sao Bộ công thương lại tỏ ra “nhân đạo” một cách khác thường như vậy?

“Định hướng làm nghèo đất nước”

Cũng “rút kinh nghiệm sâu sắc” từ nhiều chiến dịch tăng giá điện và xăng dầu ít ra trong vòng vài năm qua, và đặc biệt hơn là vào năm 2012 trước mỗi kỳ họp của Quốc hội, dư luận trong nước lại có nhiều lý do để không ngớt lo âu.


Giá xăng và điện là mối quan tâm lớn của người dân

Với tư cách là “anh em sinh đôi” từ lâu nay, xăng tăng giá luôn dẫn đến giá điện nhảy lên và cứ thế thay phiên nhau làm nên một cuộc đua không tiền khoáng hậu, dẫn dến giá cả hàng tiêu dùng và sinh hoạt tăng vọt cùng bóng ma lạm phát gần 20% của năm 2011 đang lừng lững quay trở lại vào đầu năm nay.
Những ngày cuối năm 2011… Một sự khích lệ lớn lao cho Petrolimex chính là tiền lệ mà EVN đã tiên phong thực hiện thành công khi giá điện được đẩy lên 5% mà không gặp trở ngại đáng kể nào từ phía dư luận, trong khi lại nhận được thái độ đồng thuận của “mẹ đỡ đầu” của nó là Bộ công thương.
Trước đó, dư luận đã “hành hạ” thậm tệ doanh nghiệp độc quyền kinh doanh điện. “Cậu ấm hư hỏng” cũng đã trở thành biệt danh bền vững của công luận dành riêng cho EVN.
Trong bối cảnh EVN đưa ra không ít lý do để tăng giá điện, thì về phía ngược lại, các chuyên gia phản biện xã hội cũng có rất nhiều lập luận phản bác lại những nghịch lý của tập đoàn này.
Một trong những phản biện gia tiêu biểu là TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội, người đã nêu ra bảy nghịch lý về thị trường điện ViệtNam.
Nghịch lý lớn nhất - còn lớn hơn cả giá xăng dầu, là giá điện luôn chỉ có một chiều tăng lên, bất chấp những trồi sụt trên thị trường giá cả trong và ngoài nước. Hoặc, cả nước thiếu điện nhưng một số nhà sản xuất điện tư nhân lại không được ký hợp đồng bán điện với EVN với lý do dây dẫn quá tải, không đủ sức tải lên mạng lưới quốc gia.
Hoặc, ngành điện luôn kêu lỗ do đầu tư đa ngành và thiếu vốn đầu tư nhưng lương nhân viên EVN lại gấp nhiều lần lương trung bình xã hội. Vẫn chưa phải hết, sự lạm dụng khái niệm “an ninh năng lượng” đã được EVN sử dụng như một chiêu trò nhằm phục vụ cho cái “chợ đen” về giá điện của họ được củng cố và thúc đẩy bởi vị trí độc quyền và vai trò độc tôn mà từ đó áp đặt gánh nặng lên đầu người dân, bất chấp ý chí “lấy dân làm gốc” đã trở nên một tiêu ngữ lỗi thời…
Thế nhưng dường như bất chấp làn sóng phản biện, EVN vẫn kiên định về “định hướng làm nghèo đất nước”.
Một trong những lý do chủ yếu mà EVN dùng để thuyết minh cho việc tăng giá bán điện là “bù đắp những khoản lỗ do đầu tư ngoài ngành”.
Số lỗ đó lên đến 31.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,5 tỷ USD, cho đến nay vẫn chưa được EVN tự làm rõ.
Từ năm 2011 đến nay, trong nghịch cảnh suy thoái nhưng giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm lại vọt lên đến 50%, số lỗ lũy kế của EVN cũng tiếp tục gia tăng quy mô và giá bán điện vẫn tiếp tục được đẩy cao hơn, bất chấp số doanh nghiệp phải giải thể và phá sản đã lên đến hàng trăm ngàn - như một con số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào đầu năm 2013.
Chợ ở Việt Nam

Trách nhiệm của Chính phủ?

Khi cơ chế độc quyền bất chấp tính liêm sỉ vẫn đang dẫn dắt xã hội vào cái ma trận chết người của nó, kẻ đóng thuế chỉ còn lại duy nhất một đặc ân được nhóm lợi ích ban cho - quyền được chọn lựa một trong những phương án tăng giá điện của EVN.
Sẽ thật khó để cho tia hy vọng ổn định lạm phát và đời sống dân sinh còn giữ được chút le lói nếu những mặt hàng kinh tế quốc dân chủ yếu như điện và xăng dầu cứ tiếp tục leo thang, không đếm xỉa gì đến cơn dư chấn lạm phát của năm 2011 đang có cơ hội thuận lợi quay trở lại vào năm 2013 này.
Một khi giá điện vẫn được quyết định bởi một doanh nghiệp còn nguyên thế độc quyền và đặc lợi, sẽ khó có nhà nước nào tiên đoán được, càng không thể giải quyết được những hậu họa kinh tế và thảm họa xã hội gây ra bởi cảnh tượng kinh doanh vô liêm sỉ.
Giờ đây một lần nữa, Bộ công thương lại phát đi thông điệp như một sự thách thức đối với dư luận. Không tăng giá điện vào tháng 4/2013 không có nghĩa là giá điện sẽ không được đẩy lên vào những tháng sau đó, thậm chí ngay vào tháng 5/2013, trùng với kỳ họp Quốc hội diễn ra.
Nếu sự trùng hợp về thời điểm trên thực sự xảy ra, đó sẽ là một minh chứng ghê gớm cho một thứ “quyền lực độc đoán” vẫn còn gần nguyên vẹn trạng thái hoang tưởng trong não trạng những người độc trị.
Đã từng và có thể thêm một lần nữa, tư duy “bù lỗ vào dân” của EVN sẽ khiến sức chịu đựng của người dân được kích thích đến một giới hạn nguy hiểm của phản ứng xã hội.

Phản ứng xã hội cũng đã xảy ra chỉ mới vào tháng 3 năm nay, khi hàng chục ngàn người dân Bulgaria đã đổ xuống đường để phản ứng quyết liệt về tình trạng chính phủ “không làm gì cả” trước hành động tăng giá điện của hai công ty tư nhân.
"Tôi sẽ không tham gia vào một chính phủ mà ở đó cảnh sát có quyền được đánh đập người dân. Chúng tôi cũng có danh dự và lòng tự trọng riêng của mình. Nhân dân đưa chúng tôi lên nắm quyền và chúng tôi sẽ trao trả lại quyền lực cho họ."


Thủ tướng Bulgaria, Boyo Borisov

Cuộc biểu tình trên còn có nguy cơ biến thành một cuộc bạo động đẫm máu.
Dù Thủ tướng Boyko Borisov của Bulgaria đã sa thải bộ trưởng tài chính, nhưng vẫn không xoa dịu được làn sóng phẫn uất từ người biểu tình.
“Tôi sẽ không tham gia vào một chính phủ mà ở đó cảnh sát có quyền được đánh đập người dân. Chúng tôi cũng có danh dự và lòng tự trọng riêng của mình. Nhân dân đưa chúng tôi lên nắm quyền và chúng tôi sẽ trao trả lại quyền lực cho họ” - Thủ tướng Borisov khẳng định trước Quốc hội nước này. Tiếp theo đó vào thượng tuần tháng 3/2013, chính phủ Bulgaria đã quyết định từ chức
Tại Việt Nam, uy tín của Chính phủ có còn được gìn giữ phần nào trong lòng người dân hay không cũng tùy thuộc vào những can thiệp và quyết định sắp tới của thủ tướng về tăng giá xăng dầu và tăng giá điện.
Không phải bất kỳ một quyết định nào được ban hành cũng có thể đặt mọi chuyện vào thế đã rồi như việc tăng giá xăng vừa qua. Không phải bất cứ một chính sách nào gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường dân sinh và dân quyền cũng được bỏ qua một cách rất thiếu suy nghĩ.
Bài phản ánh quan điểm và cách hành văn của tác giả, một cây viết ở TP Hồ Chí Minh.

-ADB: Rủi ro kinh tế Việt Nam xoay quay hệ thống ngân hàng và quy mô nợ xấuTheo đánh giá của ADB, những tiến bộ trong việc tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng hay giải quyết nợ xấu rất hạn chế.- TS Lê Đăng Doanh: ’Ra rả nói tái cấu trúc nhưng không nêu ai phải làm’ (ĐV).
- Cách nào xử lý nợ xấu? (HQ). - Sự thật 10.000 tỷ đồng ‘xử lý nợ xấu’ của Thống đốc là gì?(VLB). - Lấy độc trị độc” để tìm chon mình con đường sống đến với thế giới tự do … (VLB).
- Tái cơ cấu Ngân hàng và những nỗi lo (TP). - Mua bán ngân hàng, còn nhiều thương vụ khủng (VNN/PT).
- Vì sao ế tiền, ngân hàng vẫn dùng ô tô ‘câu’ vốn? (VTC).
- ADB dự báo tăng trưởng năm 2013 của Việt Nam là 5,2% (SGGP). - Khổ vì nước rút(SGGP).
- Giá vàng giảm nhẹ chờ kết quả đấu thầu (PLTP).
- Bầu Đức: “Giá bất động sản TP.HCM không thể xuống được nữa!” (GDVN). - Bầu Đức Muốn “Nốc Ao” Ông Già Alan (Gocnhinalan). - ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC VÀ CÂU CHUYỆN “CÓ HỌC” (ygiao). - Xây nhà là dại, dựng trại là khôn (ĐCV).
- Đổ tiền cứu bất động sản là không công bằng (NNVN). - Mua căn hộ cao cấp 5 năm chưa có sổ đỏ (TN). - Vì sao đất Hồ Tây có giá “không tưởng”, gần 600 triệu đồng/m2? (GDVN).
- Dòng tộc trồng cà phê đầu tiên ở Đắk Lắk: Mơ ước về thương hiệu cà phê sạch (TP).
- Đầu tư gì thời điểm này? (CafeF).
- Vải, thép… cũng “thoi thóp” vì hàng nhập (TT).
- Tự vệ thương mại: Cuộc chiến giữa hàng trong nước và ngoại nhập (PT).
- Kiểm tra doanh nghiệp lắt léo trong xuất khẩu gạo (TT).
- Trang trại nuôi chồn nhung đen lớn nhất Nghệ An: Vứt tiền qua cửa sổ (NNVN).
- Lao đao vì ngao (NNVN).
- Tây Tựu mất mùa loa kèn (TN).




--Hai lý do chính tăng giá xăng dầuVnEconomy - THD-- Ông Vũ Đức Đạm nói: "Nếu duy trì giá cũ thì quỹ bình ổn giá sử dụng hết, không còn công cụ nào hỗ trợ, chỉ còn cách lấy ngân sách để bù, nhưng chúng ta đã thống nhất nguyên tắc là không thể bao cấp mãi giá các mặt hàng thiết yếu mà phải dần tiến tới theo thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”"  Cò lẽ ông Đạm thòng mấy chữ "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" là do quen miệng, chứ nghe mấy chữ đó trong ngữ cảnh này (hoặc bất cứ ngữ cảnh nào khác) thì chỉ muốn treo cổ tự tử!



“Nếu không cho tăng ở thời điểm giá xăng dầu thế giới đang đỉnh điểm mà đợi khi giá xăng dầu thế giới có biểu hiện đi xuống mới tăng thì truyền thông có thể sẽ suy diễn không đúng do không hiểu hết”.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã lý giải như vậy tại buổi họp báo của Văn phòng Chính phủ chiều 29/3, trước nhiều câu hỏi của báo giới về quyết định tăng giá xăng dầu của liên bộ Tài chính – Công Thương cách đây một ngày.

Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, chúng ta đã nhiều lần bàn về giá xăng dầu và hiện các bộ đang điều hành giá xăng dầu theo Nghị định 84, trong đó quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục… để điều chỉnh tăng hay giảm giá xăng dầu. 

Về lý do phải tăng giá xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Đứ Đam cho rằng, có hai yếu tố chính, đó là giá xăng dầu của Việt Nam hiện thấp hơn các nước có cùng biên giới, và quan trọng hơn là do giá bán hiện thấp hơn giá cơ sở.

“Nếu duy trì giá cũ thì quỹ bình ổn giá sử dụng hết, không còn công cụ nào hỗ trợ, chỉ còn cách lấy ngân sách để bù, nhưng chúng ta đã thống nhất nguyên tắc là không thể bao cấp mãi giá các mặt hàng thiết yếu mà phải dần tiến tới theo thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, người phát ngôn của Chính phủ nói.

Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, lẽ ra giá xăng dầu phải được tăng từ tháng trước, nhưng do phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên Chính phủ quyết định chưa cho tăng. Đến nay, trước tình hình quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết khả năng, mặc dù giá xăng dầu thế giới có đi xuống nhưng giá bán xăng dầu vẫn thấp hơn nên cần điều chỉnh. 

Bên cạnh đó, ông Đam thông tin thêm, giá xăng thế giới tăng giảm ngoài lý do biến động chính trị bất thường thì cũng có quy luật của nó. Ngay tại cuộc họp tháng trước, các bộ đã dự liệu từ giữa tháng 3 trở đi, khi thời tiết qua mùa đông, giá xăng dầu sẽ không tăng cao nữa.

Do đó, nếu không cho tăng ở thời điểm giá xăng dầu thế giới đang đỉnh điểm mà đợi khi giá xăng dầu thế giới có biểu hiện đi xuống mới tăng thì truyền thông có thể sẽ suy diễn không đúng do không hiểu hết. Điều quan trọng nhất là phải công khai minh bạch tất cả các yếu tố, quỹ bình ổn có bao nhiêu, từng doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu, giá nhập khẩu, giá thế giới là bao nhiêu...

Chính phủ khẳng định “điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định, bảo đảm an ninh năng lượng và vì lợi ích chung của nền kinh tế xã hội, của đất nước chứ không vì lợi ích cục bộ của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. 

Lý giải vì sao lại có sự điều chỉnh khá cao, khiến người dân và doanh nghiệp khá ngỡ ngàng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, quan điểm điều hành của Chính phủ và liên bộ Tài chính - Công Thương là luôn xác định và cân nhắc các lợi ích và hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp. 

“Trong lần điều chỉnh này, sau khi tính toán đủ chi phí của xăng dầu thì kết quả là giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành, cụ thể với mặt hàng xăng là 1.430 đồng/lít, dầu diesel là 362 đồng/lít, dầu hỏa 480 đồng/lít, dầu mazut 807 đồng/kg. Đấy chính là chênh lệch giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành trước thời điểm 20 giờ ngày 28/3. Liên bộ đã quyết định đề xuất phương án là điều chỉnh giá đúng bằng chênh lệch giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành”, Thứ trưởng Mai cho hay.

Trước băn khoăn của báo giới về hoạt động của quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện chưa được công khai minh bạch, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính nói, trong quá trình điều hành giá xăng dầu, liên bộ Tài chính - Công Thương luôn luôn đảm bảo tính công khai, minh bạch. 

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết sẽ “ghi nhận” ý kiến này và trong thời gian tới sẽ làm sao công khai minh bạch để các cơ quan báo chí và nhân dân giám sát, đóng góp ý kiến để việc điều hành giá xăng dầu được sát hơn.

- Sáp nhập DN trong khủng hoảng: 1 + 1 = ? (DĐDN).
- “Tiếp tục nghiên cứu” hạ lãi suất, giảm thuế (VnEco).
- Tiến sĩ Alan Phan cam kết trả lời đủ 15 câu hỏi(TT). - Ý kiến của TS Alan Phan: doanh nghiệp bất động sản nói gì? (TT). - Để bất động sản “rơi tự do”: tái sinh hay là chết? (DT). - Lo ngại “lách luật” hưởng ưu đãi gói cứu trợ (ĐTCK). - Nhà thu nhập thấp ở Hà Nội trước thời điểm giao nhận (TTXVN). - Cấm cửa dự án mới để cứu ế BĐS (VEF). 
Tiếp tục cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam
- Video: Thanh toán không dùng tiền mặt (VTV).
- Doanh nghiệp ngành giao thông: Lãi mỏng, lỗ dày (SGTT).

************
- - Tăng giá xăng: Sự tồn vong của chế độ! (RFA).Thiền Lâm viết từ VN 2013-03-29

Từ đầu năm Quý Tỵ đến nay, ông Huệ đã thay đổi vị trí công tác sang chức vụ Trưởng ban kinh tế trung ương, không còn nắm quyền điều hành trực tiếp Bộ tài chính và tham gia ý kiến đối với việc quyết định giá xăng dầu tăng hay giảm.


Sau phát ngôn được lòng dân vào cuối năm 2011, ông đột nhiên trở nên lặng lẽ hơn rất nhiều trong suốt năm 2012. Cũng trong thời gian đó, cùng với sự kín tiếng của ông, giá xăng dầu cũng đã có cơ hội nhảy lên đến 6 lần.

Tất cả đều mở đường cho một chiến dịch tăng giá mới.

Thuyết tân ngụy biện

Trước đợt tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 3/2013, dư luận và báo chí trong nước đã khắc khoải không ngớt về việc giá dầu thế giới giảm đến 5-7% nhưng giá xăng dầu Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ biểu lộ nào đáp ứng “quyết tâm” của Chính phủ.

Người ta hy vọng vào một đợt giảm giá mới, và hơn thế là giảm thật sự theo cam kết của Chính phủ chứ không phải nhỏ giọt như những lần trước đây trong thời gian họp Quốc hội.

Tuy nhiên quyết định tăng giá của liên Bộ tài chính – công thương đã làm cho người dân và cả giới chuyên gia kinh tế bàng hoàng.

Không những không giảm, giá xăng dầu Việt Nam còn làm nên một cột mốc lịch sử – điều hoàn toàn đáng tự hào nếu xét đến kết quả “tận thu”.

Nhưng cũng chính thái độ tận thu bất chấp như thế mà đã càng kích thích sự phản biện và kích động phản ứng của lớp người bị thu.

Theo phản biện của giới chuyên gia và báo chí ngay sau đợt tăng giá mới nhất, trong thời gian qua các đại lý xăng dầu đã được tăng hoa hồng gấp 3-4 lần những ngày trước, còn doanh nghiệp đầu mối vẫn được sử dụng quỹ bình ổn ở mức rất cao. Với mức bình ổn 2.000 đồng/lít của Bộ tài chính quy định, vào tháng 2/2013 doanh nghiệp xăng dầu đã có lãi 1.000 đồng/lít.

Còn với mức tăng giá 1.400 đồng/lít vừa qua, các doanh nghiệp đầu mối nghiễm nhiên lãi hơn 2.400 đồng/lít. Tương tự với giá dầu, doanh nghiệp cũng lãi khoảng 1.200-1.600 đồng/lít.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, với giá bán lẻ xăng ở mức cao kỷ lục 24.500 đồng/lít, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ kiếm lãi hàng chục tỷ đồng mỗi ngày.

Về phần mình, Bộ tài chính lý giải việc phải tăng giá xăng là do quỹ bình ổn xăng dầu của doanh nghiệp hầu như đã hết, trong khi giá xăng dầu ở các nước có chung đường biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc lại rẻ hơn từ 2.000-5.000 đồng/lít, dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, lý giải này có lẽ chỉ có tính tuyên giáo đối với những người dân ít cập nhật và phân tích thông tin. Nếu nói rằng để giảm buôn lậu, tại sao cơ quan quản lý không sử dụng các biện pháp khác nhằm ngăn chặn, mà lại đánh vào giá bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng vốn đang rất khó khăn trong bối cảnh kinh tế đi xuống như hiện nay?

Hoặc nếu cho rằng quỹ bình ổn giá đang âm, tại sao Bộ tài chính không yêu cầu các doanh nghiệp ngừng trích quỹ mà lại cho tăng giá? Quỹ âm thì doanh nghiệp vẫn được treo lỗ và sẽ được bù đắp về sau, nhưng giá tăng là đánh thẳng vào túi tiền của người dân vốn đã gánh quá nhiều các khoản chi phí và thuế như hiện thời.

Nếu Bộ tài chính cho rằng giá xăng các nước láng giềng thấp hơn Việt Nam, vì sao cơ quan này lại không thể nói rõ rằng giá xăng nước láng giềng là theo cơ chế thị trường chứ không tính giá cơ sở 30 ngày như ở Việt Nam? Cơ chế điều hành của mỗi nước là khác nhau, không thể so sánh giá bán lẻ một cách đơn giản như thế rồi khẳng định đó là nguyên nhân gây ra tình trạng buôn lậu phức tạp…

Những cậu ấm hư hỏng

Với nguồn cơn từ những đợt tăng giá bất chấp vào năm 2011, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã được đặt cho cái biệt danh khó chịu: ‘Cậu ấm hư hỏng’.

Giá trị cổ phiếu mất quá nhiều, đất nền và căn hộ lại quá khó để tiêu thụ, cả Petrolimex lẫn EVN đều nằm trong tình thế cám cảnh của nhiều doanh nghiệp nhà nước đầu tư trái ngành. Hậu quả này còn được đào sâu bởi khả năng quản trị đầu tư, quản trị tài chính hoàn toàn không tương xứng với quy mô đầu tư, chưa kể đến quan niệm quá đơn giản về độ rủi ro trong quá trình đầu tư mà đã khiến cho Petrolimex và EVN sa vào vũng lầy do chính họ tạo ra.

Thế nhưng tự thân nghịch lý vẫn có thể đẻ thêm nghịch lý. Trong những đề xuất và những cuộc vận động hành lang nhằm tăng giá xăng dầu và giá điện, Petrolimex và EVN đều cố gắng thuyết phục các cấp quản lý rằng chuyện tăng giá chỉ để phục vụ cho… bù lỗ!

Nhưng bất chấp việc Petrolimex thua lỗ đến 10.700 tỷ đồng trong năm 2008 từ những khoản đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm, nghịch lý phát triển trong suy thoái ở Việt Nam vẫn diễn ra theo logic hết sức tự nhiên của nó. Đó là “âm mưu” thường trực về chuyện tăng giá xăng dầu đã luôn được những người đứng đầu Petrolimex âm thầm chuẩn bị và lại được lãnh đạo Bộ công thương cổ súy.

Trong nguyên năm 2012, Petrolimex đã không chịu thất bại với mục tiêu tiếp tục tăng giá. Cùng với tỷ lệ khoảng 0,3-0,4% – mức độ mà EVN đã “cống hiến” cho chỉ số lạm phát trong đợt tăng giá điện 5% vào cuối năm 2011, việc xăng dầu tăng giá càng giống như mảnh đất màu mỡ cho các loài cỏ dại nảy mầm.

Qua nhiều năm, giới kinh doanh trong nước đã đúc kết một bài học về “cỏ dại” là không có ngành nào mà doanh nghiệp lại kinh doanh an toàn như xăng dầu. Mỗi khi giá dầu thế giới tăng, doanh nghiệp lại được quyền xin tăng giá (trực tiếp qua Bộ tài chính hoặc gây sức ép bằng cách găm hàng, không bán…), hoặc được trích lập quỹ bình ổn. Còn khi giá giảm, doanh nghiệp có thể từ từ xin giảm giá hoặc chờ quyết định từ cơ quan quản lý.

Thậm chí những đại lý xăng dầu vi phạm về kinh doanh như ngưng bán xăng một cách phi lý, pha xăng kém chất lượng… cũng chỉ bị phạt hành chính từ vài đến vài chục triệu đồng, cùng lắm là bị tạm ngưng hoạt động vài tháng.

Trong khi đó, toàn bộ trách nhiệm của ban lãnh đạo Petrolimex từ hậu quả đầu tư trái ngành vẫn chưa hề được xử lý.

Đáng chú ý là trong những báo cáo kiểm tra, kiểm toán, giám sát từ nhiều cơ quan nhà nước và Quốc hội đối với doanh nghiệp này từ giữa năm 2011 cho đến nay, không ít kiến nghị đã không ít lần được nêu ra về tính hậu quả rất trầm trọng, trách nhiệm cá nhân và tập thể cần được nghiêm khắc xem xét…, nhưng không hiểu vì lý do nào, đến giờ tất cả vẫn lẩn kín sau một bức tường thẫm tối và mục nát.

Một sự im lặng cực kỳ đáng sợ

Người “hậu duệ” của ông Vương Đình Huệ là ông Vũ Văn Ninh – phó thủ tướng và cũng là nhân vật nắm quyền chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Bộ tài chính, còn lặng lẽ hơn cả ông Huệ.

Là nhân vật có thể mang quan điểm ôn hòa, song ông Ninh vẫn chứng tỏ là người biết hành động vào lúc cần thiết.

Một lần nữa trong khá nhiều lần, câu chuyện tăng giá xăng dầu ở Việt Nam lại xảy đến trước khi kỳ họp thường kỳ của Quốc hội được chính thức tiến hành vào tháng 5/2013. Những đại biểu từng nêu nghi vấn về động thái bất thường của chuyện “tiền trảm” như thế vẫn có thể chẳng bao giờ biết được nhóm lợi ích xăng dầu đã và sẽ quyết định hành động một cách “quyết liệt” vào thời điểm nào mang lại ích lợi nhóm nhiều nhất.

Còn Chính phủ đang nghĩ gì? Hoặc đang tính toán về một thỏa thuận nào?

Liệu hành động tăng giá xăng dầu đang được nhân danh sự “minh bạch” nhưng bất chấp cả nhân dân có làm tan vỡ “những cố gắng của toàn bộ Chính phủ” trong cuộc chiến chống lạm phát?

Liệu hành vi trên có khiến cho nhận thức của tuyệt đại đa số người dân càng bị xói mòn niềm tin vào những đảng viên – lãnh đạo doanh nghiệp và bộ ngành, điều mà trong Hội nghị trung ương 4 vào cuối tháng 12/2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải nói đi nói lại như một nguy cơ rất lớn đối với “sự tồn vong của chế độ”?

Thay thế cuộc chiến này bằng một cuộc chiến khác, phải chăng điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng bày tỏ mong muốn – cuộc chiến chống các nhóm lợi ích – đang có nguy cơ bị chính các nhóm đặc quyền đặc lợi này làm cho vô hiệu?

Một tiền lệ vô hiệu cũng đã vừa xảy ra vào tháng 2/2013 ở đất nước Hoa Hồng. Trước hành động tăng giá điện của hai nhà phân phối điện lực là Công ty CEZ và Evergo-Pro của Cộng hòa Czech và Công ty EVN của Áo, hàng chục ngàn người dân Bungaria đã đổ ra đường biểu tình. Cuộc biểu tình có nguy cơ biến thành một cuộc bạo động đẫm máu.

“Tôi sẽ không tham gia vào một chính phủ mà ở đó cảnh sát có quyền được đánh đập người dân. Chúng tôi cũng có danh dự và lòng tự trọng riêng của mình. Nhân dân đưa chúng tôi lên nắm quyền và chúng tôi sẽ trao trả lại quyền lực cho họ” – Thủ tướng Boiko Borisov khẳng định trước Quốc hội nước này.

Trước đó, ông đã sa thải bộ trưởng tài chính nhưng vẫn không xoa dịu được làn sóng phẫn uất từ người biểu tình.
Vào ngày 20/3/2013, chính phủ Bungaria đã quyết định từ chức.

 - Khi giá xăng bất chấp nhân dân(RFA). - ‘Ép xác’ chịu đựng tăng giá (VEF). - Không lợi dụng giá xăng để tăng giá hàng hoá, dịch vụ khác (VOV).- Từ việc tăng giá xăng dầu, dự báo về CPI 2013(DNSG). - “Tăng giá xăng không vì lợi ích cục bộ doanh nghiệp” (VnEco). -'Không phải vì chống buôn lậu mà tăng giá xăng' (PT). - Bộ trưởng Chủ nhiệm VP Chính phủ nói về lí do tăng giá xăng dầu tối 28/3 (TTVN/ CafeF). - Doanh nghiệp lúng túng khi giá xăng dầu tăng đột ngột (TN). - Doanh nghiệp kêu trời vì “cú sốc xăng dầu” (VnEco). - Té nước theo mưa (NLĐ). - Điều hành giá xăng dầu: Lạc quẻ (NLĐ). - Đổ xô mua xăng vì lo tiếp tục tăng giá (NLĐ). - Lại câu chuyện giá xăng dầu: Minh bạch là thế đấy! (GD&TĐ). 

- Đem sổ đỏ của Di sản thế giới đi “cắm”: "Sổ đỏ" đang trong tay doanh nghiệp nước ngoài? (VH).

- Ngân hàng Nhà nước nói gì về phiên “ế” vàng? (VnEco). - Ngân hàng Nhà nước đẩy giá vàng lên?(TT). - Ngân hàng Nhà nước đóng nhầm vai! (NLĐ).

- Tiến sĩ Alan Phan gây sốc cho doanh nghiệp bất động sản? (TT). - Chính phủ: Dân sẽ được hỗ trợ vay mua nhà ở xã hội (VnEco). - 30.000 tỷ đồng và sự “ngại ngần” (ĐTCK). - Bất động sản rơi tự do là thảm họa? (RFA).
- Nền kinh tế đang rất yếu! (TBKTSG). - Họp báo Chính phủ tháng 3/2013: Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực (PT). - Sẽ có thêm giải pháp mạnh mẽ cứu doanh nghiệp (TTXVN).
- TS Trần Du Lịch: Không có FDI tốt nếu không chủ động tìm (VOV). 
- Lập công ty quản lý tài sản Nhà nước (VNN). - Chưa nhất trí đề án thành lập công ty quản lý tài sản (TBKTSG). - Chính phủ “trả lại” đề án xử lý nợ xấu (TN). - Vẫn chưa thể lập công ty xử lý nợ xấu (VnEco). - Kế hoạch kiếm chênh lệch giá vàng của Bình ruồi phá sản! (QLB). - Thư hỏi Thống đốc Nguyễn văn Bình và các vị lãnh đạo muốn "làm thật như nói" (PCTNVN). - Tham nhũng vẫn nghiêm trọng (TBKTSG).
Tái cơ cấu Vinalines gặp khó vì không còn khả năng trả nợ
Ngày 27/3, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức Hội nghị đẩy mạnh công tác tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trực thuộc Bộ.

Barclays: Việt Nam có thể phát hành trái phiếu quốc tế bằng USDMột đợt phát hành trái phiếu chính phủ xác định các lãi suất chuẩn, là cơ sở cho các đợt phát hành sau này của ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam.

- Sanofi xây dựng nhà máy mới ở Việt Nam cho thị trường châu Á (RFI).
- Quán ăn Mỹ tăng độ sexy chống suy thoái (BBC). - Mỹ: Số người xin trợ cấp thất nghiệp gia tăng(VOA).- Thất nghiệp lên cao, tổng thống Pháp lên tuyến đầu (RFI).



************************

Giá xăng VN 'tăng cao nhất trong lịch sử' (BBC).Tối ngày 28/3, giá xăng dầu trong nước sẽ đồng loạt tăng trong bối cảnh quỹ bình ổn giá của các doanh nghiệp xăng dầu đã cạn.

Giá mới sẽ có hiệu lực kể từ 8h tối, theo đó giá xăng tăng tối đa 1.430 nghìn đồng/lít, dầu diesel tăng 362 đồng/lít, dầu hỏa tăng 480 đồng/lít, và dầu madut tăng 807 đồng/kg.

Các bài liên quan

'Cần tránh độc quyền trong hợp tác'
Giảm lãi suất 'là bước đi mạo hiểm'
Lạm phát VN tăng lại trong tháng Giêng

Như vậy, mức giá mới 24.580 nghìn đồng/lít xăng hiện là mức cao nhất từ trước đến nay.

Mức cao nhất trước đó là 23.800 nghìn đồng/lít hồi 20/4 năm ngoái. Trong năm 2012, giá xăng đã tăng tổng cộng 6 lần.

Quyết định mới được thông qua của Bộ Tài chính và Bộ Công thương cũng cho biết sẽ khôi phục lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp 300 đồng/lít, kg, đồng thời, ngừng sử dụng quỹ bình ổn giá đối với các chủng loại xăng, dầu.

Chỉ mới vài ngày trước đó, các doanh nghiệp xăng dầu vẫn lãi lớn vì liên Bộ Tài chính - Công thương vẫn cho xả quỹ bình ổn 2.000 đồng/lít xăng và 800 đồng/lít dầu trong bối cảnh giá xăng dầu thành phẩm trên thế giới những ngày qua giảm 5-7%.

Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết ngày 26/2/2013, giá xăng dầu thế giới tăng ở mức cao, nên giá bán lẻ trong nước thấp hơn giá cơ sở từ 1.000 đồng- 2.300 đồng/lít, khi đó phải điều chỉnh tăng giá bán từ 1.000 đồng - 2.300 đồng/lít.

"Tuy nhiên, để ổn định thị trường, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu không tăng giá mà sử dụng quỹ bình ổn giá để bù đắp."

Nguyên nhân tăng giá ngày 28/3, được bộ này giải thích do "giá xăng dầu thế giới tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, trong khi đó, quỹ bình ổn giá xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã hết."

"Trong khi đó giá trong nước thấp hơn giá của các nước có chung đường biên giới với Việt Nam từ 2.000 đồng/lít đến trên 5.000 đồng/lít dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn ra rất phức tạp”.

Tính đến 8h giờ tối, giờ Việt Nam, giá dầu thô trên thị trường New York giao dịch ở mức 96,43 đôla/thùng, giá dầu Brent dao động quanh mức 109 đôla/thùng.
Nguy cơ tái lạm phát?


Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Việt hồi 26/3 về việc Ngân hàng Nhà nước mới hạ lãi suất, tiến sỹ Lê Đăng Doanh đã cho rằng lạm phát đang phát triển 'phức tạp'.

Tuy nhiên, ông Doanh nói đến việc chính phủ "đã có nỗ lực không cho phép tăng giá xăng dầu thời gian vừa qua" như là một trong những yếu tố đang góp phần kiềm lạm phát, tạo khoảng trống cho việc hạ lãi suất.

Mặc dù vậy, kinh tế gia này cũng cảnh báo những yếu tố có thể khiến lạm phát quay trở lại:

"Nhưng có nhiều dấu hiệu điện có thể sẽ phải tăng giá vì họ sẽ phải dùng dầu DO để sản xuất thay cho than và khí, vì thế giá thành sẽ lên cao và họ có thể sẽ phải nâng giá điện."

"Đó là chưa kể đến những yếu tố khác như chi phí y tế của các bệnh viện của một số tỉnh cũng muốn tăng lên."

"Tất cả những yếu tố đó có thể làm lạm phát tăng trở lại."

Giờ đây, khi giá xăng dầu đột ngột bị tăng lên mức cao nhất từ trước đến giờ, một trong những yếu tố kiềm chế lạm phát mà ông Doanh nói đến có vẻ như đã mất đi.
"Tạo điều kiện cho xăng dầu kiếm lợi"
Trong những ngày qua riêng phần chênh lệch từ khoản tiền trích quỹ bình ổn giá xăng dầu đã giúp doanh nghiệp đầu mối kiếm lời hàng chục tỉ đồng mỗi ngày.
“Dù dùng quỹ nào, nguồn của người dân đóng góp hay nhà nước hỗ trợ (giảm thuế - PV) nhưng giá đã giảm vẫn để trích quỹ như cũ là không được, trong khi nguồn quỹ đã cạn kiệt vẫn phải chi, doanh nghiệp khó khăn do chi phí đầu vào lớn, người tiêu dùng sức mua cạn kiệt nhưng khi có cơ hội ta lại không giảm giá, mà vẫn bán giá như vậy để móc hầu bao của dân là việc điều hành không tốt”- chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết.
Về việc sử dụng và quản lý quỹ bình ổn, dù người dân đóng góp nhưng hiện nay quỹ lại để ở từng doanh nghiệp đổi mối nắm giữ chứ không tập trung về một mối. Tổng số nguồn quỹ bình ổn còn bao nhiêu cũng không ai công bố, chỉ có các doanh nghiệp nắm quỹ và cơ quan quản lý nhà nước biết được con số đó.
Vì để doanh nghiệp giữ quỹ nên doanh nghiệp có sử dụng tiền quỹ dùng vào mục đích khác cũng đâu ai biết được. Nên cần minh bạch, công khai để người dân nắm rõ.
“Để doanh nghiệp nắm quỹ rất bất hợp lý, Bộ Tài chính cũng từng đề nghị Chính phủ cho tập trung quỹ bình ổn về một mối, nếu có gửi ngân hàng không kỳ hạn vẫn có lãi suất, không để doanh nghiệp cầm như hiện nay, nhưng Chính phủ không đồng ý”, ông Long nói.


 - Tăng 1.430 đồng/lít, giá xăng lên cao nhất trong lịch sử (VnEco). -Xăng tăng 1.430 đồng, lên mức kỷ lục 24.580 đồng/lít (VEF). - Giá xăng vượt 24.500 đồng/lít(TBKTSG). - 20h tối nay, xăng tăng giá 1.430 đồng/lít (GDVN). - Giá xăng tăng sốc lên mức kỷ lục 24.580 đồng/lít (NLĐ). - Điều hành thiếu linh hoạt khiến thị trường xăng dầu méo mó (ĐBND). - Thứ trưởng Bộ Công Thương: Tăng giá xăng dầu là hợp lý (VOV). - “Sướng” như doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (CafeF). 




Đề xuất phạt "quan hệ" với người "lạ" (KP 28-3-13)  -- Còn những lãnh đạo "đi đêm" với "nước lạ" thì phạt ra sao?


- Gần 15.300 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động chỉ là phần nổi (ĐT).
-1.000 hội viên bất động sản chất vấn tiến sĩ Alan Phan (VNE). - Nguyễn Ngọc Già - Quả trứng và bất động sản (Dân Luận). - Mùa Xuân Sắp Đến Thực À? (Alan Phan). - Gói hỗ trợ 30.000 tỷ: Bộ KH-ĐT nói có, NHNN bảo không? (VOV). - Vì sao không nên bỏ công chứng giao dịch nhà đất? (PT). - Doanh nghiệp bất động sản vượt khó bằng "nghề tay trái” (VOV).
- Bình ổn thị trường vàng: Sao không chọn cách dễ nhất? (VnEco).- Chỉ 2.000/26.000 lượng vàng bán được trong phiên đấu thầu (TBKTSG). - 24.000 lượng vàng bị ế (NLĐ). - Ế 24.000 lượng vàng đấu thầu: Vì sao giá quá cao? (VnEco). - NHNN đang “kinh doanh” hay “bình ổn” thị trường vàng?(Cafeland). - Các ngân hàng trung ương "gom" 54 tấn vàng, SJC tăng giá (TT).
- Lãi suất cho vay không thể giảm nhanh như mong đợi (TTXVN). - Doanh nghiệp cần vốn hay thị trường? (PNTP).
- Sửa luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp như thế nào? (BoxitVN).

- Lãng phí “có mặt” ở hầu khắp các lĩnh vực (TN).- Chủ tịch Quốc hội: “Chuyển tiền khó đến đại sứ còn phải kêu” (Infonet). - Chủ tịch Quốc hội muốn thuế thu nhập doanh nghiệp về 20% (VNE). - Không hạn chế các quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân (SGGP). - Cá nhân sẽ được vay nước ngoài (VnEco).

Xuất khẩu sang Mỹ sẽ không giảm? (Sgtt)-
Agifish không nằm trong danh sách tăng thuế của DOC DOC đã thay đổi quốc gia tham chiếu để tính mức phá giá. Tuy nhiên, AGF không chịu ảnh hưởng từ việc này, mức chịu thuế vẫn là 0,02 USD/kg.

Vén màn bí ẩn ATM(VnEconomy)-Các ngân hàng đưa ra con số về chi phí đầu tư ATM nhưng lại không công bố đầy đủ các lợi ích ATM mang lại cho họ
Bóng trong chân bộ Công thương (Sgtt)-- Lại lo tham nhũng (ANTĐ).
- Xin xuất khẩu quặng tồn kho tại Sơn La: Tỉnh “nhập nhèm” báo cáo Chính phủ (?) (GĐ).

Bắt giữ 2.000 tấn than xuất lậu tại Quảng Ninh


Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm lực lượng cảnh sát biển tuần tra và phát hiện các vụ chở than từ Quảng Ninh ra nước ngoài tiêu thụ.

Various Congressional Democrats Oppose Japan’s TPP Bid theDiplomat.com

Kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành xi măng đến 2020

Nguyên nhân do nhu cầu trong nước giảm sút, ngành xi măng có nguy cơ dư thừa 25 triệu tấn đến 2015 và thừa 40 triệu tấn đến 2020.

Doanh nghiệp FDI đang tận dụng tốt lợi thế đầu tư vào Việt NamKim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI ở 14 trong số 29 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chiếm trên 60% tổng kim ngạch.
- Thái Lan sẽ bán lỗ 500.000 tấn gạo? (TT).
- Xuất khẩu thủy sản thêm khó vì Hàn Quốc kiểm tra Ethoxyquin (VOV).
- Tự do mậu dịch : Tokyo, Bắc Kinh, Seoul kết thúc đàm phán vòng 1 (RFI). “Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc gộp lại có trọng lương kinh tế tương đương với 20 % GDP toàn cầu”.
- Các ngân hàng Chypre mở cửa lại (VOA). - Ngân hàng Chypre hoạt động trở lại sau 12 ngày đóng cửa (RFI).
--BRICS In Africa: A Development Dream? – Analysis
Khủng hoảng và tiếng Anh (NVP)

Krugman Doesn't Understand IS-LM, Part 2

Câu chuyện về sắc màu kinh tế Mỹ
Ngay cả những người anh hùng cũng phải chịu nhún nhường bởi tính bất định của nền kinh tế, trong một thế giới không tuân theo những lời giải thích.
-Is USA Government Debt Finally Under Control?
The Good Economist

- Mỹ: Đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm xuống thấp nhất trong 5 năm (VOA).

- Châu Âu đối mặt với những lo ngại mới về kinh tế (VOA).
Trung Quốc đang đối mặt với bong bóng tín dụng khổng lồMarc Faber, người dự báo chính xác sự sụp đổ của thị trường chứng khoán 1987, cho rằng bong bóng tín dụng đang gia tăng mạnh ở Trung Quốc.
 Đại gia “bật mí” chuyện tiêu tiền thời khủng hoảng
OECD: China will be Largest Economy Around 2016theDiplomat.com
Tân Thủ tướng Trung Quốc cam kết giảm vai trò chính phủ trong nền kinh tếTheo Bloomberg, ông Lý Khắc Cường đã nói về một "cánh tay" gắn nhầm cho nhà nước cần phải được trả lại cho thị trường.
-- Vì sao Nhật Bản muốn tham gia Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương ? (RFI).Japan seeks to join U.S.-led Pacific trade talks, reform hopes riseTOKYO (Reuters) - Prime Minister Shinzo Abe announced on Friday that Tokyo will seek to join talks on a U.S.-led Pacific free trade pact which proponents say will help tap vibrant regional growth, open Japan to tougher competition and create momentum for reforms needed to revive the long-stagnant economy.

Tổng số lượt xem trang