Ngư dân Việt ghi lại cảnh đương đầu hải giám có súng
(ĐVO) - Đây là chuyến biển thứ 4 liên tiếp tàu ông Khởi gặp tàu hải giám và kiểm ngư Trung Quốc tại ngư trường Hoàng Sa. Ba chuyến trước họ chỉ rượt đuổi, nhưng chuyến biển này họ ỷ tàu to máy lớn, được trang bị đầy đủ súng đạn nên uy hiếp tấn công tàu cá của ông trên lãnh thổ quê hương ông.
Cảnh hải giám trang bị súng, vòi rồng uy hiếp được ngư dân Việt ghi lại |
Đưa tay chỉ cánh cửa Ca bin bị hư hỏng tan hoang, thuyền trưởng Lê Khởi bức xúc kể lại, ngày 20/2 tàu của ông cùng 14 lao động rời đảo Lý Sơn ra khai thác hải sản tại khu vực Gò Mới cách đảo cây Dừa (thuộc quần đảo Hoàng Sa) 155 hải lý về phía Nam.
Đến ngày 11/3, khi khai thác được trên 10 tấn cá ngừ ông quyết định cho tàu chạy lên đảo Bầu Trắng (Phú Lâm) để thả lưới buông câu và chạy về đảo. Trên đường chạy lên cách đảo Phú Lâm khoảng 80 hải lý, khoảng 10 giờ 00 ngày 13/3, khi tàu đang ở tọa độ 17,4 độ vĩ Bắc, 111.31 độ kinh đông, anh em đi trên tàu phát hiện có 2 tàu hải giám sơn màu trắng số hiệu 1239 và 308 được trang bị đầy đủ súng, pháo tăng tốc đuổi theo.
Khi cách tàu ông khoảng 20 mét, 2 tàu hải Giám này kẹp song song với tàu ông và bắn chỉ thiên ra hiệu dừng tàu nhằm uy hiếp, tuy nhiên ông vẫn cho tàu chạy lòng vòng và nhằm hướng đất liền chạy về.
Sau nhiều lần uy hiếp không thành, tàu hải Giám 308 đổi hướng bỏ cuộc, còn tàu 1239 tăng tốc bám riết tàu ông và chúng sử dụng vòng rồng, công suất lớn phun nước như muốn nhấn chìm tàu ông.
“Thấy chúng quá hung hăng nên tôi ra lệnh cho anh em đóng chặt cửa Ca bin để tránh nước vào, đồng thời chuẩn bị áo phao nếu xảy ra sự cố thì kịp thời xử lý, nhưng không ăn thua. 4 cánh cửa sổ gương bên phải nơi buồng lái Ca bin bị nước vòi rồng đập bể tan hoang nước tràn lênh láng. Ngoài ra, bọn chúng còn dùng súng bắn chỉ thiên uy hiếp ngư dân, quần nhau với chúng gần 1 giờ đồng hồ, thấy không ổn nên tôi kéo ga cho tàu chạy vào bờ”. Thuyền trưởng Lê Khởi nói.
Tàu Hải Giám 1239 của Trung Quốc đang đuổi theo tàu cá ngư dân Lê Khởi (ảnh ngư dân Lê Khởi cung cấp). |
Cửa ca bin tàu của thuyền trưởng Khởi bị hư do vòi rồng nước phun. |
Các ngư dân trên tàu ông Khởi vẫn chưa hết bức xúc vì sự việc xảy ra. |
Như quân cướp biển
Còn ngư dân Lê Đô, bạn chài đi trên tàu thuật lại, "Cứ nghĩ như những lần trước chúng chỉ hăm dọa, nào ngờ chúng lại hung hăng như vậy. Thấy chúng quay đầu bám theo, anh em đi trên tàu vẫn bình tĩnh bởi lần nào gặp chúng, chúng chỉ đuổi theo vài lý rồi thôi. Nhưng lần này thấy chúng có hành động quá khích hung hăng như quân cướp biển, như cho tàu cập sát mạn tàu mình, lính trên tàu thì giơ súng dọa bắn chỉ thiên, pháo trên tàu cũng quay nòng hướng về tàu mình nên anh em cũng hoảng. Khi thấy chúng sử dụng vòi rồng phun nước tấn công, nghĩ rằng chúng muốn nhấn chìm tàu nên anh em chui xuống buồng máy hò nhau tát nước để cứu tàu khỏi chìm. Cũng may nếu chúng làm tới không biết tính mạng anh em sẽ ra sao?"
Tiếp xúc với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Nở, vợ của ngư dân Bùi Văn Phải, thuyền trưởng tàu cá QNg 96382 TS, ở thôn Tây An Hải mặt buồn rười rượi cho biết, trưa 13/3, sau khi bị tàu hải giám Trung Quốc rượt đuổi tại ngư trường Hoàng Sa, anh Phải có ICom về báo tin anh em trên tàu vẫn an toàn. Nghĩ rằng anh đang cho tàu trên đường chạy về đảo, nhưng ngay chiều đó anh lại ICom về báo tin tàu lại quay mũi ra Hoàng Sa để hành nghề, anh không cho tàu chạy về đảo như dự định vì chạy về là lỗ.
Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn cho biết, "Sau khi có thông tin tàu cá của ngư dân bị xua đuổi, tấn công tại ngư trường Hoàng Sa, chúng tôi đã cử lực lượng xuống tiến hành xác minh việc này. Ngoài 2 tàu QNg 96417 và QNg 96382 của ông Dương Văn Giàu và Bùi Văn Phải bị tàu hải giám của Trung Quốc xua đuổi khi đang đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thì còn nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn cũng bị xua đuổi tấn công".
“Ngư trường Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân chúng tôi, của cha ông chúng tôi, là vùng biển của Việt Nam nên dù khó khăn đến mấy chúng tôi quyết tâm không rời, nghỉ ngơi vài ngày lấy sức, sáng 20/3 tới, chúng tôi lại cho tàu vươn khơi bám Hoàng Sa” . Thuyền trưởng Lê Khởi khẳng định.
Hình ảnh tàu hải giám xâm phạm chủ quyền Việt Nam |
Văn Mịnh
-Tàu cứu nạn ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc cản
(ĐVO) - Tàu SAR 412 của Việt Nam trong lúc làm nhiệm vụ cứu nạn từ ngày 14 đến 15/3 ở vùng biển Hoàng Sa bị một tàu của Trung Quốc can thiệp.
Thông tin trên được ông Trần Văn Long, Giám đốc Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực II (Danang MRCC), xác nhận với PV ngày 17/3.
Ông Phan Xuân Sơn, thuyền trưởng tàu SAR 412 cho biết, khoảng 1h sáng ngày 14/3, sau khi cứu nạn, chở Lê Tuấn Xi (ngư dân Quảng Ngãi bị bệnh thương hàn trên tàu QNg 97016) đi qua vùng biển giữa hai đảo Bom Bay và Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) thì gặp một tàu màu trắng, nghi là tàu hải giám hoặc quân sự của Trung Quốc.
Lúc đầu, tàu này tránh cho tàu SAR 412 đi qua. Tuy nhiên, ngay sau đó, tàu trắng đuổi theo sát tàu cứu nạn, liên tục rọi đèn pha sang và kêu gọi bằng tiếng Trung Quốc.
Cứ như thế đúng 2 tiếng, lúc tàu SAR 412 đi qua vùng biển Hoàng Sa, cách Tri Tôn hơn 30 hải lý, tàu Trung Quốc mới chịu từ bỏ. Lúc này, vì ngư dân Xi rất nguy kịch nên tàu SAR 412 phải chạy hết tốc lực, khoảng 25 hải lý/giờ.
Nhiều lần cản tránh bão
Trước đó, ngày 7/1/2012, tàu cá QNg-92366 TS, do ông Trần Bê (xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, trên tàu có 10 lao động, trong khi hành nghề lưới chuồng, thì bị hỏng máy.
Ngay sau đó, tàu này được tàu QNg- 92912 TS, do ông Cao Văn Thành (cùng ở Quảng Ngãi) cứu hộ, lai dắt vào đảo Bom Bay thuộc Hoàng Sa để tránh trú gió bão số 1 và sửa chữa.
Tuy nhiên, trên đường vào đảo, cả hai tàu này vấp phải sự truy cản của tàu Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 787 không cho vào trú tránh. Trước tình hình đó, 2 tàu cá trên đã neo đậu tại gần đảo Bom Bay, quần đảo Hoàng Sa, trong điều kiện có gió cấp 6, cấp 7.
Một tàu cá của ngư dân Quảng Nam bị nạn được tàu Vùng Cảnh sát biển 2 lai dắt vào cảng Kỳ Hà, Quảng Nam (Ảnh: GDVN) |
Ngày 8/1/2013, ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, 20 tàu Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc ngăn vào trú tránh bão ở đảo Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa trong cơn bão đầu năm 2013.
Chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ cho biết, trước thông tin trên, UBND tỉnh sẽ báo cáo Bộ Ngoại giao Việt Nam can thiệp với phía Trung Quốc để các tàu cá Quảng Ngãi được vào trú tránh bão ở quần đảo Hoàng Sa.
Bích Bích (tổng hợp)
Trở về từ hải chiến Trường Sa: Vật lộn mưu sinh Tiền Phong Online
Phụ hồ, bán quán, làm thuê làm mướn... Ít ai ngờ những chiến sĩ kiêu hùng trong trận hải chiến với quân Trung Quốc 25 năm trước giờ vẫn phải tiếp tục chiến đấu để vượt qua đói nghèo. Dù bị vết thương cũ hành hạ nhưng cựu binh Dương Văn Dũng vẫn đi ...
Không thể lãng quên!Người Lao Động
Ký ức người lính về cuộc chiến giữ cờ bi tráng trên bãi Gạc MaBáo Giáo dục Việt Nam
’Tử huyệt’ của tàu ngầm hạt nhân 094 Trung Quốc
Quân đội Hàn Quốc tập phản công trong thành phố
Nhật Bản kêu gọi ’hiến thân’ bảo vệ Tổ quốc
Tin nóng: Trung Quốc thừa nhận chĩa radar vào tàu Nhật Bản
Trung-Nhật đấu nhau bằng tàu chiến cũ và thủy phi cơ
Trung Quốc hung hăng cũng chỉ ven bờ!
- Triều Tiên khuyến cáo dân rời các đảo Hàn Quốc (TT). - Triều Tiên đe dọa tấn công các đảo Hàn Quốc, khuyên cư dân sơ tán (DT).
- Hai tàu cá bị tàu TQ xua đuổi đang về Lý Sơn (KT).
- Nếu Trung Quốc dám lên đảo đo đạc, Nhật Bản sẽ ra tay (ANTĐ).
- Kỷ niệm 25 năm hải chiến Trường Sa (BBC). - Nhiều người VN tập trung tưởng niệm 25 năm trận chiến Gạc Ma với TQ(RFA). - Việt Nam : Tưởng niệm các binh sĩ tử trận trong hải chiến Trường Sa 1988 (RFI). - 25 NĂM HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA: ĐẤT NƯỚC CHÚNG TÔI KHÔNG BAO GIỜ DẠY NGƯỜI LÍNH ĐẦU HÀNG (TT/ DT/ CTTV). - KÝ ỨC CỦA CÁC CCB SƯ ĐOÀN 356 TỪNG CHIẾN ĐẤU TẠI THANH THỦY HÀ GIANG 1984-1988 (CTTV).
- Bi tráng khúc hùng ca Gạc Ma (KTĐT). - Ký ức về trận chiến Gạc Ma, bảo vệ chủ quyền biển đảo năm 1988 (ANTĐ). - 25 năm hải chiến Gạc Ma: “Con mạ không về thì đã có con về với mạ” (VH). - Clip về công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Hải quân Việt Nam (NĐT). - Trung Quốc, Việt Nam và Trường Sa (BBC). - Thắp lửa tình yêu biển đảo (NLĐ). -Giao lưu cảm động “Hướng về Trường Sa thân yêu” (TQ).
- Điều ít biết về cách bảo vệ Trường Sa của Không quân VN (KT).
- Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: - Tạo đề kháng trước hành vi xâm phạm chủ quyền (PLTP).
- TQ đuổi tàu của Việt Nam gần Hoàng Sa (BBC).. - Hai tàu cá bị tàu Trung Quốc xua đuổi đang về Lý Sơn (TT). - Video: Kiên cường bám trụ Hoàng sa, đương đầu Hải giám Trung Quốc (GDVN).- Quân đội Malaysia trấn giữ bờ biển gần Philippines (TN). - Một số nước ASEAN muốn siết chặt quan hệ quốc phòng với Nhật Bản (RFI). - Thứ trưởng Nhật: Một số nước ASEAN kỳ vọng vào vai trò của Nhật (PT). - Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Trung Quốc – Nhật Bản gia tăng “năng lực biển” (PT).
- Mỹ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật quốc tế (TT).
- Chiến hạm xuất kích giữ chủ quyền biển đảo (TP).
- Hải quân Philippines mua thêm 3 tàu tấn công đa năng mới (ANTĐ).
- Bí mật về chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc (Infonet).