Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Người Nga và kịch bản Trung Quốc tấn công Nga

-Người Nga và kịch bản Trung Quốc tấn công Nga

(ĐVO) - Báo Đất Việt đã từng đăng bài "Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự của Trung Quốc” của A.A. Khramchilin, phó giám đốc Trung tâm phân tích chính trị- quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga. Không những khẳng định: “Nếu có một cuộc chiến tranh xâm lược truyền thống chống Nga thì kẻ xâm lược, với xác suất 95%, nếu không phải là 99,9%, sẽ là Trung Quốc”, ông còn đưa ra kịch bản cụ thể của cuộc tấn công xâm lược này. Đây là một bài viết không mới (từ năm 2009) nhưng đáng được bạn đọc tham khảo.  

1. Thời điểm tấn công

Cuộc tấn công sẽ được tiến hành vào mùa đông, chắc chắn hơn cả là vào kỳ nghỉ  năm mới khi mà tất cả người Nga, kể cả giới lãnh đạo chính trị - quân sự hầu như không còn khả năng làm việc. Không những thế, vào mùa đông thì sông Amur và hồ Baikal đóng băng và như vậy việc vượt sông và hồ không trở thành vấn đề.

Điểm cuối cùng, vào mùa đông thì các biển phía Bắc (ở Bắc Băng Dương) cũng bị đóng băng và như vậy thì Nga không thể vận tải hàng hóa để cung cấp cho khu vực lãnh thổ phía đông sông (phiên âm theo như bản đồ để bạn đọc dễ theo dõi) Yenisey theo tuyến đường biển phía bắc được nữa.

Để có thể vận chuyển hàng hóa chỉ còn duy nhất tuyến vận tải xuyên Xiberi, nhưng tuyến đường này chắc chắn sẽ bị cắt đứt ngay từ những giờ đầu tiên của cuộc chiến bởi các nhóm biệt kích Trung Quốc (là những người Trung Quốc nhập cư từ trước vào Nga).

Để cho chắc chắn hơn, tuyến đường này sẽ bị cắt đứt tại nhiều khu vực ở phía tây sông Yenisey. (Số dân Trung Quốc di cư vào Nga hiện không ai biết chắc chắn là bao nhiêu. Các số liệu đưa ra đều chỉ là các đánh giá ước đoán cá nhân của các tác giả.

Và vấn đề thực ra không phải ở con số. Chỉ biết chắc chắn một điều trên lãnh thổ Nga những dân di cư Trung Quốc đã thành lập các cộng đồng rất ổn định và có khả năng tiếp nhận và bố trí công việc cho bất kỳ một khối lượng người Trung Quốc nào và các cộng đồng này rải khắp trên lãnh thổ Nga, không chỉ ở Đông Xiberi và Viễn Đông mà cả ở Matxcova và Xanh Petersburg).


2. Cớ để phát động cuộc tấn công  

Rất đơn giản. Đó là sự vi phạm “các quyền và lợi ích của người Trung Quốc sống ở nước ngoài” (xin được nói thêm một chút về vấn đề này: Điều 50 của Hiến pháp Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ghi: "Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người Trung Quốc sống ở nước ngoài, các quyền và lợi ích của người Trung Quốc đã trở về nước và các thành viên gia đình đang sống tại Trung Quốc của những người Trung Quốc hoặc đang sống ở nước ngoài hoặc đã quay trở về nước".

Xin bạn đọc lưu ý: thuật ngữ được dùng ở đây không phải là “công dân Trung Quốc” mà là “người Trung Quốc” và xin nhớ lại vấn đề “người Việt gốc Hoa” hay là “nạn kiều” những năm cuối năm 70 của thế kỷ trước tại Việt Nam và sau đó là cuộc chiến biên giới năm 1979 bắt đầu vào ngày 17/02/1979.           

Ngoài những điều được ghi trong Hiến pháp, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng nhiều lần tuyên bố là sẽ bảo vệ “lợi ích” của tất cả người Trung Quốc dù họ sống ở bất cứ đâu (lại lưu ý- “người Trung Quốc” chứ không phải “công dân Trung Quốc” – khái niệm “người Trung Quốc” rất rộng - ngay Thành Cát Tư Hãn cũng được coi là anh hùng dân tộc Trung Quốc).  

Xin tiếp tục về cớ để tấn công. Một ví dụ, trong những buổi đi chơi nhân dịp đón năm mới, một người Nga nào đấy (hay là người Iarkut, người Buriat, người Tacta- miễn là công dân Nga) đấm vào mặt một người Trung Quốc nhập cư. Đấy không phải là sự vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của “người Trung Quốc” hay sao?

3. Các hướng tấn công và lực lượng tấn công  

Các binh đoàn (sư đoàn) tăng và cơ giới của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA theo cách viết tắt tiếng Anh- sau đây xin được sử dụng từ viết tắt này để bạn đọc đỡ mất thời gian) sẽ xuất phát tấn công từ khu Khailar về phía tây theo hướng Chita- Ulan-Ude- Irkutsk. PLA có tấn công Nga qua lãnh thổ Mông Cổ hay không, hiện khó xác định.

Rõ ràng là người Tàu sẽ không bảo vệ chủ quyền của Mông Cổ (họ coi nước này là phần không thể tách rời của Trung Quốc), và cũng không có ai bảo vệ Mông Cổ nhưng vấn đề ở đây là nếu tấn công qua đường này thì cự ly quá xa,cơ sở hạ tầng giao thông kém và địa hình phức tạp. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ phương án này.  

Sau khi chiếm được Irkutsk thì mục tiêu tiếp theo của PLA sẽ là tuyến sông Yenisey. Lực lượng Nga đóng ở khu vực giữa Chita và Krasnoiarsk quá mỏng và không thể chống đỡ được các cuộc tấn công ồ ạt của đối phương, còn việc giới lãnh đạo Nga hiện nay đến thời điểm đó có quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại một cường quốc hạt nhân khác hay không thì vẫn đang là một câu hỏi chưa có lời giải.

Toàn bộ lãnh thổ phía Bắc và phía Đông Chita của Nga sau khi Trung Quốc phát động tấn công sẽ hoàn toàn bị bao vây và cô lập đối với phần còn lại của nước Nga. Để chiếm vùng Amur, các khu Primorski và Kabarovsk thì Bộ tư lệnh PLA sẽ sử dụng các các sư đoàn bộ binh gồm các nam thanh niên nông dân động viên và các nam thanh niên thất nghiệp tại thành phố.

Các sư đoàn này thừa đủ quân để đè bẹp bất cứ sự kháng cự nào bằng chiến thuật “biển người”. Như đã từng nói là tổn thất sinh lực lớn đối với giới lãnh đạo Trung Quốc không phải là tai họa mà thậm chí chính là điều mà họ mong muốn. Nga sẽ không có bất kỳ khả năng nào để bảo vệ Iakutia, Xakhalin và Camchatka.

Do vị trí địa lý nên Camchatka và Xakhalin có thể giữ được một thời gian, nhưng sẽ không lâu vì không có ai tiếp tế cho hai khu vực này. Đấy là chưa nói tới việc Hải quân Trung Quốc phát triển rất nhanh trong khi Hạm đội Thái Bình Dương của Nga từ lâu đã không nhận được một chiếc tàu chiến mới nào.  

Vì những lý do nêu trên nên vị trị địa lý cũng không cứu nổi Camchatka và Xakhalin, chưa nói tới Iakutia. Chính vì thế mà Mỹ và Nhật Bản sẽ đề nghị bảo vệ hai khu này để đổi lấy sự độc lập của chúng đối với Matxcova.

Rất nhiều khả năng là một đề nghị như vậy sẽ được Nga chấp nhận, vì để chúng nằm dưới sự bảo hộ của Mỹ và Nhật Bản dù sao cũng còn tốt hơn là bị Trung Quốc chiếm đóng. Trung Quốc có tiến quân tiếp về phía Tây sông Yenisey hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Nhưng sau khi chiếm được phía nam Viễn Đông và Đông Xibiri Trung Quốc đã có một khu vực lãnh thổ rộng lớn để di dân (chắc Trung Quốc sẽ bỏ quy định hạn chế sinh đẻ đối với những cư dân này), rất nhiều các mỏ quý, trong đó có cả mỏ dầu và đặc biệt là một kho báu cực kỳ quan trọng và duy nhất mà vì nó có thể hy sinh một vài triệu lính- đó chính là nước hồ Baikal.

Nga sẽ không có một khả năng nào thu hồi lại vùng lãnh thổ bị mất trong một cuộc chiến tranh thông thường. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân, như đã nói ở trên là rất ít khả năng xảy ra. Nếu sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật (hay còn gọi là vũ khí hạt nhân phi chiến lược - là các bom hạt nhân, mìn hạt nhân, mìn hạt nhân biển, đầu đạn pháo, thủy lôi hạt nhân các loại và tên lửa phóng từ biển, từ mặt đất , từ trên không có tầm bắn dưới 5.000 km và có công suất không lớn, khoảng vài kiloton) thì buộc phải sử dụng chúng trên lãnh thổ của chính Nga (và cũng phải chịu các đòn trả đũa ngay trên lãnh thổ Nga).

Nếu nói về các phương tiện vũ khí chiến lược thì trong trường hợp Nga sử dụng loại vũ khí này tấn công các thành phố của Trung Quốc thì Trung Quốc cũng sẽ tấn công trả đũa vào các thành phố của Nga (tại phần Châu Âu của Nga, những nơi mà Trung Quốc hoàn toàn không cần đến, trong đó có cả Matxcova mà Điện Kremlin sẽ là mục tiêu trước tiên).

Có thể nói một cách chắc chắn rằng, khi buộc phải lựa chọn giữa cái chết của chính mình và việc mất một khu vực lãnh thổ phía đông sông Yenhisey thì các ông chủ của Điện Kremli chắc chắn sẽ chọn phương án hai. Như tác giả đã có lần từng nói, bành trướng ra bên ngoài đối với Trung Quốc là phương pháp để tồn tại.

Vấn đề là hình thức và nhịp độ. Biện pháp quân sự không phải là duy nhất nhưng tuyệt đối không thể loại trừ. Sự suy sụp của Lực lượng vũ trang Liên Bang Nga và…. tâm lý của giới lãnh đạo Nga cũng góp phần làm cho Trung Quốc lựa chọn biện pháp quân sự.         

Và cuối cùng, thời gian gần đây có một yếu tố rất có lợi cho Trung Quốc xuất hiện. Sau khi Quốc Dân Đảng thắng trong các cuộc bầu cử nghị viện và tổng thổng, thì việc Đài Bắc sẽ đầu hàng trên thực thế là đã được đảm bảo.

Chính vì thế mà Trung Quốc không phải chi một nguồn lực không nhỏ để chuẩn bị tiến hành chiến tranh chiếm Đài Loan, ngược lại Trung Quốc còn có thể sử dụng một nguồn lực lớn về công nghệ và tài chính của vùng lãnh thổ này .

Và Trung Quốc hướng cái nhìn của mình về phía Bắc.  

Lê Hùng

-Báo Nga: Việt Nam sẽ mua nhiều vũ khí vượt Trung Quốc?

-Công ty Nga "Avrora" mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

Lễ khai trương văn phòng đại diện của công ty "Avrora" được tổ chức vào hôm thứ Tư tại thành phố Nha Trang miền Nam Việt Nam, gần cảng Cam Ranh, - như "Interfax" cho biết. Đại diện công ty Kazbek Kulayev cho biết mở văn phòng đại diện là bước đi quan trọng theo hướng tăng cường các mối liên hệ lâu dài và thân thiện giữa hai nước.
"Avrora" là cơ sở hàng đầu thế giới về sản xuất và cung cấp các hệ thống điều khiển tự động, thông tin chiến đấu và hệ thống điều khiển cho tàu chiến và tàu ngầm. Trụ sở chính của công ty đặt tại St Petersburg.
Theo tin đưa của "Interfax", trong chuyến thăm gần đây tới Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết rằng, trên cơ sở sự hợp tác Việt-Nga, ở Việt Nam trong năm nay sẽ có hạm đội tàu ngầm.

Chiến lược an ninh khi Úc không thể đứng ngoài cuộc chơi
Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Nga
Nga sẽ trang bị 600 ’sát thủ bầu trời’ Sukhoi T-50

 – HÀ ANH TUẤN: VÒNG TRÒN BẤT TỬ (Bùi Văn Bồng). – Phong Vũ: Dân tộc VN không thể quên cuộc chiến chống quân TQ xâm lược(Nguyễn Thông). – TRƯỜNG SA ĐÔNG NHỚ TRƯỜNG SA TÂY (Mai Thanh Hải).
- Biên bản kiểm kê di vật liệt sỹ Gạc Ma (Cu làng cát). - Huân chương hạng nhất vì Gạc Ma.  - Bữa cơm với anh hùng Gạc Ma. - Người về từ Gạc Ma đã mất. - Nhà cho cựu binh Gạc Ma. - Chị Dương Thị Sen, vợ của cựu binh Gạc Ma, anh Dương Đình Lê (FB Cu Làng Cát).
- Tưởng nhớ trận hải chiến Trường Sa 1988 (RFA). - Mời giao lưu trực tuyến Bi hùng hải chiến Trường Sa (NLĐ). - Ngày 27-4 tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (PLTP).
- 25 năm hải chiến Gạc Ma: Những ký ức hào hùng (DV). – Đến Gạc Ma, những ngày tháng 3-1988 – Kỳ 2: Nóng bỏng Cô Lin, sôi sục Sinh Tồn (TP). - Trường Sa thiêng liêng trong tim mẹ, tim cha (DT). - 25 năm hải chiến Trường Sa – Kỳ 3: 1.000 ngày bị địch bắt (TN). - Trận Gạc Ma chống quân xâm lược: Ký ức người hạ sỹ (VTC). - Đà Nẵng nên chăng có một con đường mang tên “Đảo Gạc Ma”? (Infonet).
- Thêm sách cho trẻ VN in ‘bản đồ lưỡi bò’ (BBC). - TQ: Lãnh đạo mới, đối ngoại gây hấn cũ (VNN).   - Hình ảnh Hải giám TQ hoạt động trái phép ở Lưỡi Liềm, Hoàng Sa 12/3 (GDVN).  - Trung Quốc hợp nhất cơ quan quản lý hàng hải (PT).  - Lê Ngọc Thống: Dám đánh, biết đánh để chiến thắng lực lương hải quân tác chiến tầm xa của địch (viet-studies). - Tối nay, khai mạc Hội thảo Biển Đông tại Mỹ (VOV). - Hội thảo Biển Đông diễn ra tại Mỹ từ ngày 13-15/3 (TTXVN).  - Mỹ sẽ đề cập biển Đông tại các hội nghị khu vực (TN). - Obama “nhờ” Brunei về Biển Đông, Biển Hoa Đông(TTXVN).  - Tổng thống Mỹ Obama cam kết đưa Biển Đông lên bàn các hội nghị với ASEAN (PT). – Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ việc dùng luật pháp quốc tế để giải vấn đề Biển Đông (NCBĐ/BGHĐ). – Hoa Kỳ : Hội thảo về nguy cơ Biển Đông biến thành bom nổ chậm (RFI).- Mỹ muốn hợp tác với Brunei trên hồ sơ Biển Đông (RFI). – Mỹ muốn hợp tác với Brunei về vấn đề Biển Đông (VOA)..  - Mỹ- Philippines sắp tập trận chung “Vai kề vai”(NLĐ).  – Singapore chuẩn bị mua một loạt chiến đấu cơ F-35 (RFI).
- Vấn đề đảo Đài Loan trong quan hệ quân sự Mỹ – Trung: Mỹ muốn Trung Quốc phải kiêng dè và từ bỏ ý nghĩ sử dụng vũ lực (GDVN).  - Ngán ngẩm với Mỹ, Đài Loan tự đóng lấy tàu ngầm (ANTĐ).
- Báo Nga: Việt Nam sẽ mua nhiều vũ khí vượt Trung Quốc? (PN Today).
- Trung Quốc sẽ đổ bộ lên đảo tranh chấp với Nhật (VNE).  – Nhật Bản thất vọng về Trung Quốc (NLĐ). – Căng thẳng Nhật-Trung sẽ đi đến đâu ? (RFI)- Nhật đã đưa tàu khu trục Akizuki ra biển Hoa Đông! (ĐV). - Trung Quốc gửi đội khảo sát tới đảo tranh chấp với Nhật (DV). - Trung Quốc chuẩn bị khảo sát nhóm đảo Senkaku (GDVN).
Cái nhìn ngược hoàn toàn về Triều Tiên

 

 

Tổng số lượt xem trang