Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Nhà nước Cộng sản Việt Nam bị phỏng lửa ... vì chơi với lửa

Nhà nước Cộng sản Việt Nam bị phỏng lửa ... vì chơi với lửa

DCVOnline – Tin AFP

Dân Việt Nam thử nghiệm điều cấm kỵ khi tranh luận về sự độc đảng của đảng Cộng sản

Khi các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam yêu cầu công chúng đóng góp ý kiến để sửa đổi hiến pháp, họ đã không nghĩ đến việc góp ý này đưa đến một cuộc tranh luận bất ngờ về sự độc quyền của đảng.

Cái tưởng chừng như chỉ làm cho có, đã trở nên một cuộc tranh luận công khai và sôi nổi -- về những chủ đề như nhân quyền và quyền sở hữu đất đai -- khắp nơi từ hệ thống truyền hình của nhà nước cho đến những trang mạng của những người bất đồng chính kiến.

Sự xôn xao bắt đầu khi 72 nhà trí thức có uy tín đã nộp cho Quốc Hội một bản kiến nghị hôm tháng Một như là một phần của tiến trình góp ý thay đổi hiến pháp, bản kiến nghị này kêu gọi một nền dân chủ đa đảng, tôn trọng nhân quyền, quyền tư hữu đất đai và một quân đội chỉ để phục vụ nhân dân chứ không nhằm phục vụ đảng.

Họ cũng kêu gọi bỏ Điều 4 trong hiến pháp hiện hành, là điều luật bảo vệ sự độc quyền lãnh đạo của đảng, và tam quyền phân lập, tách rời ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp ra khỏi nhau – những đòi hỏi mang tính cách mạng này ở một đất nước độc đảng đã và đang lan nhanh như lửa trên mạng internet.

“Người Việt Nam đủ mọi giới mọi thành phần trong xã hội, bao gồm cả đảng viên, đang kêu gọi hủy bỏ Điều 4 trong hiến pháp. Đây là điều cần thiết cho nhân dân và ngay chính cho đảng,” nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng ông Nguyễn Thanh Giang, một trong những người ký bản kiến nghị nói với hãng thông tấn AFP.

Bảo đảm tính ưu thế này của đảng Cộng sản, Điều 4 đã “đưa đến sự tham nhũng và lạm dụng quyền lực,” và cho phép giới lãnh đạo vô tránh trách nhiệm “hoàn toàn xa rời với thực tế và là một trở ngại cho sự phát triển của Việt Nam,” ông nói thêm.

Hiện đang có gần 6000 người ký tên vào bản kiến nghị này -- thời gian đóng góp ý kiến công khai cho sửa đổi hiến pháp sẽ chấm dứt vào ngày 31 tháng Ba – và bản kiến nghị cũng được sự ủng hộ của một tầng lớp đảng viên.

Thứ trưởng bộ tư pháp ông Hoàng Thế Liên còn kêu gọi sự gia tăng kiểm soát quyền lực của đảng “để chống lại sự lạm dụng quyền lực và độc quyền,” qua một cuộc thảo luận trên mạng được nhà nước tổ chức.

Các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước đã không đưa ra những đề nghị nào một cách cụ thể, về những thay đổi họ muốn cho sự thay đỗi hiến pháp lần này, hiến pháp hiện nay được chấp thuận lần đầu tiên năm 1946 và đã được sửa đổi bốn lần kể từ lúc đó – lần cuối là năm 1992.

Được thành lập năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa đất nước đến độc lập từ tay người Pháp và rồi cuộc chiến thắng người Mỹ trong một chiến đẫm máu kéo dài cả thập kỷ.

Đảng đã cầm quyền như là một nhà nước độc đảng kể từ năm 1975. Đảng kiểm soát khắt khe những tranh luận công cộng và thường xuyên bỏ tù người bất đồng chính kiến – là những người đặt vấn đề với hệ thống chính trị hay kêu gọi cho một sự thay đổi.

Khoảng chừng 25 năm sau khi đảng khởi đầu sự cải cách kinh tế, Việt Nam đang ở trong tình trạng khó khăn kinh tế, mà giới chuyên gia và dư luận của quần chúng đổ lỗi cho sự quản lý kém cỏi. Điều này gây nên sự xói mòn niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng.

Trong một động thái mang tính tiến bộ và hợp pháp, các nhà lãnh đạo Việt Nam thường hỏi ý kiến của quần chúng -- mặc dù chỉ là một màn diễn cho có -- về những vấn đề mang tính chính sách. Nhưng với sự bất mãn của quần chúng lên cao độ, việc góp ý để sửa đổi hiến pháp lần này đã thực sự chạm nọc.

“Việt Nam đang mất định hướng,” giáo sư Jonathan London, Ban Nghiên cứu Á châu và Thế giới của Đại học Hong Kong nói, ông nói thêm là giới lãnh đạo “phải lắm bối rối.” 

“Ý nghĩa thật sự về những điều đang xảy ra gần đây không nằm ở chỗ là sẽ đưa đến bất cứ những cải cách nào ngay lập tức, khó mà xảy ra như thế, nhưng có hay không và ở mức độ nào những biến chuyển này sẽ gây nên trong một môi trường chính trị đang dần biến đổi,” ông nói.

Đảng Cộng sản đã phản công, thành phần chóp bu của đảng đã có những lời cảnh cáo nghiêm khắc dành cho những ai dùng tiến trình lấy ý kiến này để “phá hoại đảng”.

Viên chức đảng đã cảnh cáo là hiện không có chính sách cho phép sở hữu đất đai – là một vấn đề nhạy cảm khi tranh chấp đất đai hiện chiếm hơn 70 phần trăm những kiện tụng của người dân đối với chính quyền địa phương.

Khi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đưa lên blog của ông bài viết chỉ trích lãnh đạo đảng và nhà nước -- đặc biệt là ông Tổng Bí thư đảng khi ông này tuyên bố những người đòi hỏi cải cách là một dấu hiệu của “suy thoái đạo đức” – ông nhà báo này bị sa thải khỏi tờ báo do nhà nước làm chủ.

“Nếu một ngày tôi phải vào tù, thì chắc chắn là nhà tù Cộng sản, bởi vì tôi khao khát Tự do,” ông viết trong bài thơ mang tên “Tự Do”, và cũng như bài viết ông đưa lên mạng, bài thơ được cư dân mạng đón đọc và chuyền nhau rất nồng nhiệt.

Với sự ủng hộ dành cho ông Kiên và bản kiến nghị càng lúc càng có thêm người ủng hộ một cách nhanh chóng, tuồng như những tiếng nói ngoài luồng, không chính thống này sẽ không dễ gì bị bịt miệng.

“Chúng ta chậm trễ với cải cách chính trị đã 37 năm qua,” một cựu viên chức cao cấp của nhà nước ông Nguyễn Trung nói qua một bức thư ngỏ gởi cho những nhà lãnh đạo ở Hà Nội, ám chỉ đến thời điểm đảng cộng sản cầm quyền kiểm soát nước Việt Nam thống nhất.


© DCVOnline


Nguồn:

(1) Vietnamese test taboo on debating communist monopoly. Agence France-Presse, 9 March 2013
(2) Tựa đề do DCVOnline đặt.

- Hội đồng hiến pháp phải có thực quyền (TP). - Thể chế kinh tế và thể chế đất đai phải là một (TBKTSG).
- TP Hồ Chí Minh: Tăng đối thoại giải quyết bức xúc của dân (TP).- Đảng không đứng trên nhân dân (CP).  - Lấy ý kiến nhân dân phải nghiêm túc, đầy đủ, chính xác (CP).  - Sửa Hiến pháp phục vụ nguyên tắc mọi quyền lực thuộc về nhân dân (PLVN).  - Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 – Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu: Đừng ngại phức tạp mà không lắng nghe (ĐĐK).- Sửa đổi Hiến pháp theo kịch bản đã dàn dựng? (RFA).- Các nhà thờ trong TGP Sài Gòn phổ biến bản Nhận định và góp ý HP của HĐGMVN(Chuacuuthe).  – Giáo dân Việt Nam hưởng ứng Góp ý Hiến pháp như thế nào cho đúng tinh thần “Giáo dân tốt cũng là Công dân tốt?(FB Nguyễn Việt Hưng).
- Giáo dân “Nói Không” với trò dân chủ giả hiệu trong Góp ý sửa đổi Hiến Pháp (NVCL).- Việt Nam: Chính quyền tìm cách kiểm soát việc góp ý sửa đổi Hiến pháp (RFI).

- Bùi Tín: Giải pháp công bằng hợp lòng dân (VOA’s blog). .- Nguyễn Huy Canh: Để Đảng không trở thành đảng trị (Quê Choa).

- LM Phêrô Nguyễn Hữu Giải nói về Thư của HĐGM VN gởi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 (Chuacuuthe).

- KHỐI 8406 KÊU GỌI ĐỒNG BÀO KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ YÊU CẦU NHÀ CẦM QUYỀN CSVN TỔ CHỨC TRƯNG CẦU DÂN Ý(Quỳnh Trâm).

- Những điểm quan trọng trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992(Cùng viết HP).  – Vận động góp ý với đảng về Hiến pháp: sắp vui rồi(DLB). - CSVN hãy THUẬN THEO CHIỀU GIÓ (HNSG).
- Ngày càng nhiều anh hùng và chiến sĩ thi đua…tự phong (Sống mới). – Bùi Hoàng Tám: Liệu chúng ta có thiếu cán bộ trẻ? (DT).

Christopher Hitchens - Đọc lại “Trại súc vật”

- Dự thảo quy định nổ súng có thể trái pháp luật (Sống mới). – BÀN VỀ NỔ SÚNG, PHẢI BIẾT LUẬT HÃY PHÁN (Kha Trà Phương). – Có đáng hành xử thế không?(Nguyễn Thông). - Công bằng cho người thi hành công vụ – Kỳ 3: Xử lý nghiêm cán bộ lạm quyền (TN). - Không nên thêm “quyền nổ súng” cho công an (PLTP).  - Vụ Pháp chế – Bộ Công an giải đáp về dự thảo Nghị định “cho nổ súng” (GDVN).- “Nổ súng là phản ứng cần thiết của cảnh sát” (DT). - Lằn ranh pháp lý của một viên đạn (LĐ). – Chống người thi hành công vụ, cho phép nổ súng, luật sư Nguyễn Trường Thành: Không nên điều chỉnh bằng nghị định (LĐ). – Ai được cấp súng thực thi nhiệm vụ? (VnMedia/TP).‘Không ai có quyền tước đi sinh mạng người khác’ (NĐT). - “Chín người mười ý” và hình thức tổ chức xã hội (Tia sáng).- Những việc công an phải làm trước khi nổ súng (VnMedia). - Bắn hay không bắn? (GDVN).  – Luật sư Lê Đức Tiết: “Dự thảo Nghị định ‘cho nổ súng’ vi hiến và không cần thiết” (GDVN).- Nổ súng bắn người chống đối: Làm sao tránh lạm dụng? (TP).  - CA nổ súng: “Quy định mù mờ, hậu quả sẽ khôn lường” (Infonet).  – TS Nguyễn Văn Khải: Giao súng và quyền nổ súng cho CA cần lường hậu quả (KT).  – PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện: Công lực và vũ khí (SGTT). - Côn đồ dùng cào sắt bổ vào đầu công an (TP).
- Vụ ngược đãi dân ở Bình Thuận: Độc giả đòi ‘đuổi cổ ra khỏi ngành’ (GDVN).
- THU THẬP CẤP PHÉP PHỔ BIẾN ĐỒNG LOẠT CÁC CA KHÚC TRƯỚC 1975 VÀ SÁNG TÁC Ở HẢI NGOẠI: Không đơn giản ! (NLĐ).  - Hoan nghênh và chờ đợi (NLĐ). - Sở hay Cục cấp phép ca khúc trước 1975? (PLTP).

Tổng số lượt xem trang