-Hoàng Tâm Nguyên
“...Trước một chính quyền vô trách nhiệm và phi dân chủ, tự thân tầng lớp trung lưu không thể biến chuyển thành một lực lượng chính trị; nhưng so với những cư dân nghèo - họ có đủ điều kiện hơn – để tranh đấu, nhằm được thụ hưởng một cách chính đáng các dịch vụ công cộng mà không cần phải hối lộ...”
Trước xu thế phát triển tất yếu của kinh tế toàn cầu, nguyện vọng của tầng lớp trung lưu luôn là yếu tố phải được trù liệu bởi những nhà hoạch định chính sách quốc gia. Sự trỗi dậy của tầng lớp này phản ánh sự năng động và thịnh vượng của một đất nước.
Tầng lớp trung lưu
Không có tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới định nghĩa về tầng lớp trung lưu. Các tiêu chí đánh giá xếp hạng một hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu thật ra rất tương đối, các nhà nghiên cứu sử dụng các tiêu chí khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu tùy thuộc lãnh vực nghiên cứu của mình. Để xác định tầng lớp trung lưu, có thể căn cứ vào mức thu nhập, sức tiêu dùng, v.v. Nếu căn cứ trên thu nhập, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi quốc gia, người ta sẽ có nhiều thông số khác nhau. Chẳng hạn một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy, trung bình ở Mỹ, một hộ gia đình 4 người với thu nhập 70.000 USD/năm được xem là thuộc tầng lớp trung lưu (1). Còn tầng lớp trung lưu ở Việt Nam, vào năm 2010, là những hộ có thu nhập từ 6,5 triệu VND đến 15 triệu VND/tháng (2). Tuy nhiên, giữa nhiều định nghĩa khác nhau về tầng lớp trung lưu, quan điểm (theo một tài liệu được phổ biến) mà Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) áp dụng có thể xem là khá phổ quát: Một hộ gia đình có mức chi tiêu từ 10 - 100 USD/người (tính theo phương pháp ngang giá sức mua - PPP) mỗi ngày là một hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu (3). Cũng tính theo phương pháp PPP, các báo cáo của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) lại xác định tầng lớp trung lưu dựa vào định nghĩa là những người có mứctiêu dùng từ 2 – 20 USD/người/ngày (4).
Tầng lớp trung lưu không phải là một tiêu chí cố định trong học thuyết Marx. Bị rối trí trong lý luận giai cấp của mô hình kinh tế chính trị thế kỷ XIX, nhà cầm quyền đương nhiệm đã lãng tránh những nghiên cứu và định dạng cần thiết về thành phần trung lưu trong cơ cấu xã hội Việt Nam. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam xuất hiện lần đầu tiên từ thập niên 1990 (5). Đây là thời kỳ nhà cầm quyền Hà Nội từ bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung, thực hiện một chính sách cởi mở hơn, gọi là “Đổi mới”. Theo công ty kiểm toán KPMG, vào thời điểm năm 2012, Việt Nam có 14,6 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu; con số này dự kiến sẽ lên khoảng 21,5 triệu người trong vài năm tới (6). Hay một tài liệu khác từ công ty nghiên cứu thị trường TNS cho biết: bên cạnh 20% dân số sống ngang hoặc dưới mức nghèo khổ là gần khoảng 19 triệu người đại diện cho tầng lớp thượng lưu và trung lưu. Tại đây, ai đó tự nhận mình thuộc tầng lớp trung lưu, có lẽ khó mà cười được khi biết đến một nhận xét của Ralf Matthaes - Giám đốc điều hành TNS: Tiền và địa vị xã hội là những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của tầng lớp này (7).
Trong hoàn cảnh Việt Nam, tầng lớp trung lưu có những đặc thù nhất định. Để hiểu về tầng lớp trung lưu Việt Nam, người ta sẽ bắt gặp những điều khá ngạc nhiên. Chẳng hạn diện tích sinh hoạt của một người thuộc tầng lớp trung lưu tại Sài Gòn gần như tương đương với tại Đức (trung bình 42 m²/người, với diện tích ở trung bình là 36m²/người), không gian sống đúng bằng với không gian sống của cư dân thành phố Hamburg (Đức quốc) (8). Hoặc khác với tầng lớp trung lưu của các thị trường Á châu đang lên - không sống tập trung ở các thành phố lớn; tại những trung tâm đô thị lớn tại Việt Nam như: Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương và thậm chí Cần Thơ có khoảng 50% dân số thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu (9). Trong thành phần lao động ở Việt Nam, thành phần lao động chân tay (blue-collar workers) và nông dân chiếm đa số. Một cách khái quát, giữa tuyệt đại đa số dân cư phải lo miếng cơm manh áo hàng ngày và một thiểu số cực giàu liên quan các nhóm lợi ích là tầng lớp trung lưu.
Trong các xứ sở có chế độ độc tài, tình trạng bất bình đẳng về phân phối lợi ích đã nhanh chóng bần cùng hóa người dân bằng các chính sách cực kỳ duy ý chí. Nạn nhân ở đây không chỉ là những người thuộc tầng lớp nghèo mà bao gồm cả giới trung lưu nữa. Tại các quốc gia thiếu dân chủ, các chính sách kinh tế đưa ra chỉ nhằm thỏa mãn mục tiêu tối hậu là duy trì quyền lực của giới cầm quyền; các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện học hành lâu dài cho người dân, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, v.v. đều bị xem nhẹ. Chính xu hướng kinh tế phản động này đã chận đứng đà hình thành tầng lớp trung lưu tại Việt Nam. Trong khi đó do thiếu các liên kết cộng đồng, tầng lớp trung lưu Việt Nam hầu như không có các đồng thuận tập thể – dù là ở mức độ thấp. Nguyên nhân của tình trạng này còn do bởi thái độ ngăn chận có chủ đích của chính quyền đương nhiệm. Trước những diễn biến xã hội, tầng lớp trung lưu Việt Nam thường chỉ đóng vai khán giả thay vì có những phản ứng thiết thực cho lợi ích của số đông. Họ ít nhận ra rằng, an ninh kinh tế không thể bền vững nếu thiếu các cam kết sòng phẳng về chính trị.
Hồi đầu năm nay, sự phát triển của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam về tương lai có vẻ như mạnh mẻ hơn qua một thương vụ đầu tư trị giá 200 triệu USD của công ty đầu tư KKR vào công ty hàng tiêu dùng Masan (10). Tuy nhiên, nhận xét về tầng lớp trung lưu ở Việt Nam, chuyên gia Gerhard Will của Viện nghiên cứu quốc tế và an ninh của Đức (SWP) có ý kiến: "Khó có sự chống đối nào có thể đến từ tầng lớp trung lưu. Họ có quá ít tự tin vào sức mạnh của chính mình." và "Người ta sợ sẽ mất tất cả những gì đã cố gắng có được trong những năm qua nếu như có biến động đột ngột hoặc thay đổi lớn." (11). Tuy nhiên ở một góc độ tích cực hơn, ông Huỳnh Thế Du - giảng viên Chương trình Kinh tế Fulbright có nhận xét: “Trung lưu có thể coi là những người có của ăn của để, không phải lo miếng cơm manh áo hàng ngày, nhưng cũng không quá nhiều tiền để chỉ lo bảo vệ tài sản. Họ là nòng cốt của một xã hội dân sự bền vững” (12).
Tầng lớp trung lưu và chính trị
Sự phát triển các quyền chính trị tỷ lệ thuận với mức gia tăng tầng lớp trung lưu; ngược lại, quá trình tăng trưởng kinh tế có liên quan chặt chẽ với các giá trị dân chủ. Chúng liên quan lẫn nhau, dù không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau. Những thay đổi trong chính sách công, theo hướng tăng cường các chương trình xã hội và ổn định kinh tế, sẽ giúp phát triển tầng lớp trung lưu trong xã hội và là lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam đang bế tắc một khi chưa có những chuyển biến rõ nét về mô hình tăng trưởng kinh tế và hệ thống phân phối thu nhập. Nhu cầu tiêu dùng cá nhân chỉ được đẩy mạnh nếu có những đảm bảo an toàn về hệ thống an sinh xã hội. Tương lai của Việt Nam có một tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ hay không là phụ thuộc khá nhiều vào các chính sách xã hội.
Trong một cuộc khảo sát 13 thị trường đang lên của Dự án Thái độ toàn cầu ở Washington, D.C, kết quả cho thấy tầng lớp trung lưu thường coi trọng vấn đề tự do ngôn luận và bầu cử trung thực hơn là giới nghèo. Bởi trong cùng thời điểm sống, người nghèo luôn quan tâm về việc thoát khỏi cảnh nghèo khó hơn là giới trung lưu. Những khác biệt này rất đáng để các nhà nghiên cứu xã hội và chính trị lưu tâm: Khi tầng lớp trung lưu phát triển, những khái niệm trừu tượng về quản trị có vai trò rõ rệt hơn trong đời sống chính trị (13). Tại các quốc gia dân chủ, đa số người dân thuộc tầng lớp trung lưu. Thông qua các tổ chức xã hội dân sự và bầu cử dân chủ, tầng lớp trung lưu là lực lượng có tiếng nói quyết định trong xã hội. Thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, các tổ chức xã hội dân sự thể hiện suy nghĩ và mong muốn của người dân, tạo ra dư luận tác động lên chính quyền. Các tổ chức này hình thành nên xã hội dân sự, tồn tại độc lập với cơ chế chính quyền và trở thành một đối trọng với nội các chính phủ. Kết quả nghiên cứu của tuần báo The Economist phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Pew cũng cho thấy rằng, quan điểm của tầng lớp trung lưu về chính trị không khác mấy so với tầng lớp dưới. Thậm chí so với các đồng bào còn nghèo, các thành viên của tầng lớp trung lưu toàn cầu có xu hướng mong muốn cấp thiết hơn về các giá trị dân chủ (14).
Kết luận
Nền kinh tế Việt Nam sẽ thường xuyên bất ổn bởi thiếu tầng lớp trung lưu làm lực đỡ. Hiện nay, tầng lớp giữa tại Việt Nam chưa phải là phe đa số trong cơ cấu xã hội, tiếng nói của họ còn tản mạn trước các vấn đề quốc gia trọng đại. Ý thức về chính trị và dân chủ của tầng lớp này cũng chưa tương xứng với vị thế xã hội và sức mua trong nền kinh tế mà họ đang thụ giữ. Trước một chính quyền vô trách nhiệm và phi dân chủ, tự thân tầng lớp trung lưu không thể biến chuyển thành một lực lượng chính trị; nhưng so với những cư dân nghèo - họ có đủ điều kiện hơn – để tranh đấu, nhằm được thụ hưởng một cách chính đáng các dịch vụ công cộng mà không cần phải hối lộ. Ngoài việc những công dân thuộc tầng lớp trung lưu cần phải tự nâng cao kiến thức về chính trị, công tác phổ cập thông tin của các tổ chức chính trị dân chủ - đến các đối tượng thuộc tầng lớp giữa trong xã hội Việt Nam, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải luận bàn.
Ngày 13/03/2013
Hoàng Tâm Nguyên
Chú thích:
(1) What is Middle class in Manhattan?
(3) The Emerging Middle class in developing countries, Working Paper No. 285,
Homi Kharas, January 2010, 61p.
(4) The rise of Asia’s Middle class, Asian Development Bank, August 2010.
(5) Vietnam's fragile middle class
(6) The Rise of the Middle class in Asian emerging markets, April 2012
(8) Biến đổi Khí hậu và Phát triển Đô thị Bền vững ở Việt Nam, Michael Waibel, Đại học Hamburg.
(2), (7), (9) Will the real middle class please stand up, Ralf Matthaes, November 2009.
(10) Khoản đầu tư tư nhân ‘lớn nhất VN’.
(11) Giới trung lưu 'mỏng manh' ở Việt Nam.
(12) Câu chuyện người tiêu dùng trung lưu, Lan Anh.
(13) Marx’s revolutionary bourgeoisie finds its voice again
(14) The Global Middle class - Views on Democracy, Religion, Values, and Life Satisfaction in Emerging Nations - February 2009.
Nguồn: ethongluan.org -Tầng Lớp Trung Lưu và Dân Chủ (Hoàng Tâm Nguyên)
-Sao kỳ vậy… hè!? (DLB). Bài trên báo Lao Động vẫn link cũ nhưng nội dung đã đổi: No China Shop – Nơi không bán hàng Trung Quốc.
- Về nhà hàng có treo bảng “không tiếp người Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và Dog”: Không mợ chợ cũng đông (RFA).
“...Trước một chính quyền vô trách nhiệm và phi dân chủ, tự thân tầng lớp trung lưu không thể biến chuyển thành một lực lượng chính trị; nhưng so với những cư dân nghèo - họ có đủ điều kiện hơn – để tranh đấu, nhằm được thụ hưởng một cách chính đáng các dịch vụ công cộng mà không cần phải hối lộ...”
Trước xu thế phát triển tất yếu của kinh tế toàn cầu, nguyện vọng của tầng lớp trung lưu luôn là yếu tố phải được trù liệu bởi những nhà hoạch định chính sách quốc gia. Sự trỗi dậy của tầng lớp này phản ánh sự năng động và thịnh vượng của một đất nước.
Tầng lớp trung lưu
Không có tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới định nghĩa về tầng lớp trung lưu. Các tiêu chí đánh giá xếp hạng một hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu thật ra rất tương đối, các nhà nghiên cứu sử dụng các tiêu chí khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu tùy thuộc lãnh vực nghiên cứu của mình. Để xác định tầng lớp trung lưu, có thể căn cứ vào mức thu nhập, sức tiêu dùng, v.v. Nếu căn cứ trên thu nhập, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi quốc gia, người ta sẽ có nhiều thông số khác nhau. Chẳng hạn một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy, trung bình ở Mỹ, một hộ gia đình 4 người với thu nhập 70.000 USD/năm được xem là thuộc tầng lớp trung lưu (1). Còn tầng lớp trung lưu ở Việt Nam, vào năm 2010, là những hộ có thu nhập từ 6,5 triệu VND đến 15 triệu VND/tháng (2). Tuy nhiên, giữa nhiều định nghĩa khác nhau về tầng lớp trung lưu, quan điểm (theo một tài liệu được phổ biến) mà Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) áp dụng có thể xem là khá phổ quát: Một hộ gia đình có mức chi tiêu từ 10 - 100 USD/người (tính theo phương pháp ngang giá sức mua - PPP) mỗi ngày là một hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu (3). Cũng tính theo phương pháp PPP, các báo cáo của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) lại xác định tầng lớp trung lưu dựa vào định nghĩa là những người có mứctiêu dùng từ 2 – 20 USD/người/ngày (4).
Tầng lớp trung lưu không phải là một tiêu chí cố định trong học thuyết Marx. Bị rối trí trong lý luận giai cấp của mô hình kinh tế chính trị thế kỷ XIX, nhà cầm quyền đương nhiệm đã lãng tránh những nghiên cứu và định dạng cần thiết về thành phần trung lưu trong cơ cấu xã hội Việt Nam. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam xuất hiện lần đầu tiên từ thập niên 1990 (5). Đây là thời kỳ nhà cầm quyền Hà Nội từ bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung, thực hiện một chính sách cởi mở hơn, gọi là “Đổi mới”. Theo công ty kiểm toán KPMG, vào thời điểm năm 2012, Việt Nam có 14,6 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu; con số này dự kiến sẽ lên khoảng 21,5 triệu người trong vài năm tới (6). Hay một tài liệu khác từ công ty nghiên cứu thị trường TNS cho biết: bên cạnh 20% dân số sống ngang hoặc dưới mức nghèo khổ là gần khoảng 19 triệu người đại diện cho tầng lớp thượng lưu và trung lưu. Tại đây, ai đó tự nhận mình thuộc tầng lớp trung lưu, có lẽ khó mà cười được khi biết đến một nhận xét của Ralf Matthaes - Giám đốc điều hành TNS: Tiền và địa vị xã hội là những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của tầng lớp này (7).
Trong hoàn cảnh Việt Nam, tầng lớp trung lưu có những đặc thù nhất định. Để hiểu về tầng lớp trung lưu Việt Nam, người ta sẽ bắt gặp những điều khá ngạc nhiên. Chẳng hạn diện tích sinh hoạt của một người thuộc tầng lớp trung lưu tại Sài Gòn gần như tương đương với tại Đức (trung bình 42 m²/người, với diện tích ở trung bình là 36m²/người), không gian sống đúng bằng với không gian sống của cư dân thành phố Hamburg (Đức quốc) (8). Hoặc khác với tầng lớp trung lưu của các thị trường Á châu đang lên - không sống tập trung ở các thành phố lớn; tại những trung tâm đô thị lớn tại Việt Nam như: Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương và thậm chí Cần Thơ có khoảng 50% dân số thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu (9). Trong thành phần lao động ở Việt Nam, thành phần lao động chân tay (blue-collar workers) và nông dân chiếm đa số. Một cách khái quát, giữa tuyệt đại đa số dân cư phải lo miếng cơm manh áo hàng ngày và một thiểu số cực giàu liên quan các nhóm lợi ích là tầng lớp trung lưu.
Trong các xứ sở có chế độ độc tài, tình trạng bất bình đẳng về phân phối lợi ích đã nhanh chóng bần cùng hóa người dân bằng các chính sách cực kỳ duy ý chí. Nạn nhân ở đây không chỉ là những người thuộc tầng lớp nghèo mà bao gồm cả giới trung lưu nữa. Tại các quốc gia thiếu dân chủ, các chính sách kinh tế đưa ra chỉ nhằm thỏa mãn mục tiêu tối hậu là duy trì quyền lực của giới cầm quyền; các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện học hành lâu dài cho người dân, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, v.v. đều bị xem nhẹ. Chính xu hướng kinh tế phản động này đã chận đứng đà hình thành tầng lớp trung lưu tại Việt Nam. Trong khi đó do thiếu các liên kết cộng đồng, tầng lớp trung lưu Việt Nam hầu như không có các đồng thuận tập thể – dù là ở mức độ thấp. Nguyên nhân của tình trạng này còn do bởi thái độ ngăn chận có chủ đích của chính quyền đương nhiệm. Trước những diễn biến xã hội, tầng lớp trung lưu Việt Nam thường chỉ đóng vai khán giả thay vì có những phản ứng thiết thực cho lợi ích của số đông. Họ ít nhận ra rằng, an ninh kinh tế không thể bền vững nếu thiếu các cam kết sòng phẳng về chính trị.
Hồi đầu năm nay, sự phát triển của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam về tương lai có vẻ như mạnh mẻ hơn qua một thương vụ đầu tư trị giá 200 triệu USD của công ty đầu tư KKR vào công ty hàng tiêu dùng Masan (10). Tuy nhiên, nhận xét về tầng lớp trung lưu ở Việt Nam, chuyên gia Gerhard Will của Viện nghiên cứu quốc tế và an ninh của Đức (SWP) có ý kiến: "Khó có sự chống đối nào có thể đến từ tầng lớp trung lưu. Họ có quá ít tự tin vào sức mạnh của chính mình." và "Người ta sợ sẽ mất tất cả những gì đã cố gắng có được trong những năm qua nếu như có biến động đột ngột hoặc thay đổi lớn." (11). Tuy nhiên ở một góc độ tích cực hơn, ông Huỳnh Thế Du - giảng viên Chương trình Kinh tế Fulbright có nhận xét: “Trung lưu có thể coi là những người có của ăn của để, không phải lo miếng cơm manh áo hàng ngày, nhưng cũng không quá nhiều tiền để chỉ lo bảo vệ tài sản. Họ là nòng cốt của một xã hội dân sự bền vững” (12).
Tầng lớp trung lưu và chính trị
Sự phát triển các quyền chính trị tỷ lệ thuận với mức gia tăng tầng lớp trung lưu; ngược lại, quá trình tăng trưởng kinh tế có liên quan chặt chẽ với các giá trị dân chủ. Chúng liên quan lẫn nhau, dù không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau. Những thay đổi trong chính sách công, theo hướng tăng cường các chương trình xã hội và ổn định kinh tế, sẽ giúp phát triển tầng lớp trung lưu trong xã hội và là lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam đang bế tắc một khi chưa có những chuyển biến rõ nét về mô hình tăng trưởng kinh tế và hệ thống phân phối thu nhập. Nhu cầu tiêu dùng cá nhân chỉ được đẩy mạnh nếu có những đảm bảo an toàn về hệ thống an sinh xã hội. Tương lai của Việt Nam có một tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ hay không là phụ thuộc khá nhiều vào các chính sách xã hội.
Trong một cuộc khảo sát 13 thị trường đang lên của Dự án Thái độ toàn cầu ở Washington, D.C, kết quả cho thấy tầng lớp trung lưu thường coi trọng vấn đề tự do ngôn luận và bầu cử trung thực hơn là giới nghèo. Bởi trong cùng thời điểm sống, người nghèo luôn quan tâm về việc thoát khỏi cảnh nghèo khó hơn là giới trung lưu. Những khác biệt này rất đáng để các nhà nghiên cứu xã hội và chính trị lưu tâm: Khi tầng lớp trung lưu phát triển, những khái niệm trừu tượng về quản trị có vai trò rõ rệt hơn trong đời sống chính trị (13). Tại các quốc gia dân chủ, đa số người dân thuộc tầng lớp trung lưu. Thông qua các tổ chức xã hội dân sự và bầu cử dân chủ, tầng lớp trung lưu là lực lượng có tiếng nói quyết định trong xã hội. Thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, các tổ chức xã hội dân sự thể hiện suy nghĩ và mong muốn của người dân, tạo ra dư luận tác động lên chính quyền. Các tổ chức này hình thành nên xã hội dân sự, tồn tại độc lập với cơ chế chính quyền và trở thành một đối trọng với nội các chính phủ. Kết quả nghiên cứu của tuần báo The Economist phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Pew cũng cho thấy rằng, quan điểm của tầng lớp trung lưu về chính trị không khác mấy so với tầng lớp dưới. Thậm chí so với các đồng bào còn nghèo, các thành viên của tầng lớp trung lưu toàn cầu có xu hướng mong muốn cấp thiết hơn về các giá trị dân chủ (14).
Kết luận
Nền kinh tế Việt Nam sẽ thường xuyên bất ổn bởi thiếu tầng lớp trung lưu làm lực đỡ. Hiện nay, tầng lớp giữa tại Việt Nam chưa phải là phe đa số trong cơ cấu xã hội, tiếng nói của họ còn tản mạn trước các vấn đề quốc gia trọng đại. Ý thức về chính trị và dân chủ của tầng lớp này cũng chưa tương xứng với vị thế xã hội và sức mua trong nền kinh tế mà họ đang thụ giữ. Trước một chính quyền vô trách nhiệm và phi dân chủ, tự thân tầng lớp trung lưu không thể biến chuyển thành một lực lượng chính trị; nhưng so với những cư dân nghèo - họ có đủ điều kiện hơn – để tranh đấu, nhằm được thụ hưởng một cách chính đáng các dịch vụ công cộng mà không cần phải hối lộ. Ngoài việc những công dân thuộc tầng lớp trung lưu cần phải tự nâng cao kiến thức về chính trị, công tác phổ cập thông tin của các tổ chức chính trị dân chủ - đến các đối tượng thuộc tầng lớp giữa trong xã hội Việt Nam, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải luận bàn.
Ngày 13/03/2013
Hoàng Tâm Nguyên
Chú thích:
(1) What is Middle class in Manhattan?
(3) The Emerging Middle class in developing countries, Working Paper No. 285,
Homi Kharas, January 2010, 61p.
(4) The rise of Asia’s Middle class, Asian Development Bank, August 2010.
(5) Vietnam's fragile middle class
(6) The Rise of the Middle class in Asian emerging markets, April 2012
(8) Biến đổi Khí hậu và Phát triển Đô thị Bền vững ở Việt Nam, Michael Waibel, Đại học Hamburg.
(2), (7), (9) Will the real middle class please stand up, Ralf Matthaes, November 2009.
(10) Khoản đầu tư tư nhân ‘lớn nhất VN’.
(11) Giới trung lưu 'mỏng manh' ở Việt Nam.
(12) Câu chuyện người tiêu dùng trung lưu, Lan Anh.
(13) Marx’s revolutionary bourgeoisie finds its voice again
(14) The Global Middle class - Views on Democracy, Religion, Values, and Life Satisfaction in Emerging Nations - February 2009.
Nguồn: ethongluan.org -Tầng Lớp Trung Lưu và Dân Chủ (Hoàng Tâm Nguyên)
-Sao kỳ vậy… hè!? (DLB). Bài trên báo Lao Động vẫn link cũ nhưng nội dung đã đổi: No China Shop – Nơi không bán hàng Trung Quốc.
- Về nhà hàng có treo bảng “không tiếp người Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và Dog”: Không mợ chợ cũng đông (RFA).
– Lê Diễn Đức: Giới tinh hoa cần phải nổi giận (RFA’s blog).- Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Hội đồng Hiến pháp, bước tiến mới củng cố nhà nước pháp quyền (QĐND).
- Minh Diện: MỘT BÀI BÁO KÍCH HOẠT PHẢN BIỆN (Bùi Văn Bồng). “
- Ai đang mơ hồ về Đa Nguyên Đa Đảng? (DCTDVN).- Đề xuất lập Ủy ban quốc gia quyền con người (VNN). - Hiến pháp phải thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc (TP). - Hiến pháp sửa đổi: Phải đảm bảo chống được tham nhũng (VOV). -‘Không phải xin lỗi dân là xong’ (VNN). - Cần tập trung lấy ý kiến từ các chuyên gia (TN). - Quy định “mọi người có quyền được sống” là chưa đầy đủ! (DT). - Ủy ban Thường vụ Quốc hội được phê chuẩn miễn nhiệm bộ trưởng? (TT). - Vấn đề đất đai trong Hiến pháp sửa đổi (VOV). - Pháp luật bảo hộ quyền sử dụng đất (ANTĐ).
- Khi phản biện xã hội được sử dụng như một “chiêu bài”! (ND/ BS). - Sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu (CATP). - Tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân – vấn đề có tính nguyên tắc và là bản chất của Quân đội nhân dân [Đảng Cộng sản] Việt Nam (QĐND). – Tại Sao Đảng Cộng Sản Buộc Phải Giữ Quân Đội?(VLB).
- Con đường ngắn lại bởi mỗi bước chân đi (DLB). – Vì sao tôi ủng hộ các bạn (DLB).
- Birgit Grundmann – Tính bền vững của bộ Luật Cơ Bản trước những thay đổi của thời cuộc (1) (bmj.de/ Dân Luận). – Birgit Grundmann – Tính bền vững của bộ Luật Cơ Bản trước những thay đổi của thời cuộc (2).
- Phần 2: Đảng X (VLB). - CỘNG SẢN LÀ MỘT TÀ GIÁO (DĐCN). – Độc Đảng cầm quyền song thực chất là các phe phái chính trị và lợi ích đang dằng xé Đảng CSVN (VLB). – Cử Nhân Triết học (Minh Văn). – Chuyện vào đảng của tôi (DĐCN).
- Dự thảo ‘công an nổ súng’ trái Hiến pháp? (BBC). – KHI VŨ KHÍ ĐƯỢC TRAO CHO SỰ LẠM QUYỀN (Thùy Linh). – “Đi thẳng và xuyên thủng” (Đào Tuấn). – Phản ứng của dân về dự thảo công an được bắn người chống thi hành công vụ (Chuacuuthe). – GIÁO DỤC VIỆT NAM KHÔNG THUA HOA KỲ (BS Hồ Hải).
-
- ‘Triển khai dự án bauxite là cần thiết’ (BBC). – TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL Các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Vinacomin: Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về bauxite (NLĐ). - Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Công thương: Thí điểm bauxite đã thành thí mạng (Sống mới). - Trả giá quá đắt cho dự án bauxite (NLĐ). – TÔI TIN LÀ… (Văn Công Hùng). - GS Nguyễn Huệ Chi dự gặp mặt giáo sư, trí thức tiêu biểu quê hương Hà Tĩnh (BoxitVN).
- Khi Bộ trưởng Thăng răn dạy về “danh dự và xấu hổ” (Trương Duy Nhất).- ‘Hội Nhà báo Việt Nam sẽ bảo vệ quyền lợi hành nghề của phóng viên’ (PT). - Nỗi ấm ức bị “đạo” bài (TT).
- Dự thảo ‘công an nổ súng’ trái Hiến pháp? (BBC). – KHI VŨ KHÍ ĐƯỢC TRAO CHO SỰ LẠM QUYỀN (Thùy Linh). – “Đi thẳng và xuyên thủng” (Đào Tuấn). – Phản ứng của dân về dự thảo công an được bắn người chống thi hành công vụ (Chuacuuthe). – GIÁO DỤC VIỆT NAM KHÔNG THUA HOA KỲ (BS Hồ Hải).
-
- ‘Triển khai dự án bauxite là cần thiết’ (BBC). – TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL Các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Vinacomin: Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về bauxite (NLĐ). - Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Công thương: Thí điểm bauxite đã thành thí mạng (Sống mới). - Trả giá quá đắt cho dự án bauxite (NLĐ). – TÔI TIN LÀ… (Văn Công Hùng). - GS Nguyễn Huệ Chi dự gặp mặt giáo sư, trí thức tiêu biểu quê hương Hà Tĩnh (BoxitVN).
- Khi Bộ trưởng Thăng răn dạy về “danh dự và xấu hổ” (Trương Duy Nhất).- ‘Hội Nhà báo Việt Nam sẽ bảo vệ quyền lợi hành nghề của phóng viên’ (PT). - Nỗi ấm ức bị “đạo” bài (TT).
Xem dinh cơ ông Nguyễn Trường Tô (KP). - Vụ “Anh hùng bị tố khai man”: Cựu binh tiếp tục gửi đơn khiếu nại (DV).
- Khuất tất trong một vụ án lạ: Vi phạm nghiêm trọng tố tụng (TN). - Bệnh tâm thần: Cứu cánh cho tội danh nhận hối lộ của Giám đốc điều hành Sông Tranh 2 (Sống mới). - Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Chuẩn mực đạo đức (PLVN).
- Khuất tất trong một vụ án lạ: Vi phạm nghiêm trọng tố tụng (TN). - Bệnh tâm thần: Cứu cánh cho tội danh nhận hối lộ của Giám đốc điều hành Sông Tranh 2 (Sống mới). - Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Chuẩn mực đạo đức (PLVN).
- Chẳng lạ (Đào Tuấn). – Đào Tuấn: Chỉ “cay mắt” thôi thì chưa đủ (LĐ).
- DỰ ÁN ĐÊ BAO LONG MỸ – VỊ THANH: Công an điều tra việc trục lợi tiền bồi thường (PLTP). - Nguyên Giám đốc Ban Điều hành dự án thủy điện Sông Tranh 2 lĩnh 3 năm tù (TN). - Rút danh hiệu thi đua Giám đốc Sở bị kỷ luật? (TP).
- Xử lý hành chính vụ “hiệp sĩ” tham gia giải quyết nợ (TN). - Không khởi tố vụ lấy lại tiền chuộc xe (PLTP).
- Công bằng cho người thi hành công vụ – Kỳ 2: Luật phải nghiêm (TN). - Giữ uy (TN). - Nghị định “trị kẻ chống người thi hành công vụ”: Hoặc bỏ hoặc phải làm lại! (PLTP).
- DỰ ÁN ĐÊ BAO LONG MỸ – VỊ THANH: Công an điều tra việc trục lợi tiền bồi thường (PLTP). - Nguyên Giám đốc Ban Điều hành dự án thủy điện Sông Tranh 2 lĩnh 3 năm tù (TN). - Rút danh hiệu thi đua Giám đốc Sở bị kỷ luật? (TP).
- Xử lý hành chính vụ “hiệp sĩ” tham gia giải quyết nợ (TN). - Không khởi tố vụ lấy lại tiền chuộc xe (PLTP).
- Công bằng cho người thi hành công vụ – Kỳ 2: Luật phải nghiêm (TN). - Giữ uy (TN). - Nghị định “trị kẻ chống người thi hành công vụ”: Hoặc bỏ hoặc phải làm lại! (PLTP).