Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Nixon đã phá hoại hoà đàm Paris

Tổng thống Mỹ Nixon “phản quốc”, phá hoại hòa đàm Paris-Sử liệu: Nixon phá hoại hòa đàm Paris: Nixon papers shed light on renegade diplomacy (AP 21-5-15) -- Chuyện này thì đã biết từ lâu, nhưng nay có bằng chứng qua cái gọi là Chennault memo
--



-Hồ sơ Nixon
Các điện đàm giải mật hé lộ Nixon suýt bị tội 'phản quốc' ra sao.
Giải mật các băng ghi âm điện đàm của Tổng thống Lyndon Johnson cung cấp một cái nhìn mới vào thế giới của ông.


Trong số những tiết lộ cho thấy Johnson đã lên kế hoạch chi tiết tham dự Hội nghị đề cử ứng viên tranh cử Tổng thống cho Đảng Dân chủ năm 1968 để định tái tranh cử nhiệm kỳ thứ hai vào ghế tổng thống ra sao.

Các bài liên quan

Di sản tồi tệ của Nixon
Hòa đàm Paris: VN và các cường quốc
Việt-Trung-Xô thời chiến và thời nay

Và ông đã bắt quả tang Richard Nixon phá hoại các cuộc hòa đàm với Việt Nam như thế nào... nhưng rút cuộc đã không nói gì.

Sau khi vụ bê bối Watergate dạy cho Richard Nixon một bài học về hậu quả của việc ghi âm các cuộc đàm thoại ở Nhà Trắng ra sao, không người nào kế vị Nixon dám làm điều đó.

Thế nhưng, Nixon không phải là người đầu tiên. Ông đã lấy ý tưởng từ người tiền nhiệm của mình, Lyndon Johnson, người cảm thấy "có nghĩa vụ" cho phép các nhà sử học sau này nắm được các sự kiện trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

"Chúng sẽ cung cấp cho sử học những chuyện thâm cung," Johnson nói với vợ của ông, đệ nhất phu nhân Bird.

Các băng ghi âm được thư viện Lyndon Baines Johnson công bố đợt gần nhất ghi lại các sự kiện của năm 1968, và cho phép chúng ta biết được các cuộc nói chuyện riêng của Johnson vào lúc Đảng Dân chủ của ông bị chia rẽ bởi vấn đề Việt Nam.

Hội nghị của đảng dân chủ năm 1968 nhóm tại Chicago tỏ ra hoàn toàn 'hỗn độn'.


Hàng ngàn người biểu tình chống chiến tranh đã xung đột với cảnh sát của Thị trưởng Richard Daley, đòi đảng này phải từ bỏ chiến lược chiến tranh Việt Nam của ông Johnson.

Và khi những người biểu tình nói vào mặt cảnh sát với những tiếng hô: "Cả thế giới đang theo dõi các anh đấy!" thì có một người đàn ông đã theo dõi sự kiện này một cách rất chặt chẽ.
'Kế hoạch bất thành'

Johnson tại trang trại của ông ở Texas, loan bố vào năm tháng trước đó rằng ông sẽ không ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai.


Lyndon Johnson bước vào Nhà Trắng năm 1963 kế vị Tổng thống John Kennedy bị ám sát cùng năm

Tổng thống đã bị kinh hoàng trước bạo lực và mặc dù nhiều người trong số nhân viên của ông đứng về phía các sinh viên từng nói với ông rằng cảnh sát phải chịu trách nhiệm về "vụ lạm quyền kinh tởm của cảnh sát," thì Johnson vẫn nhấc điện thoại lên, ra lệnh cho máy ghi chép bắt đầu ghi âm và chúc mừng thị trưởng Daley về cách giải quyết cuộc biểu tình.

Tổng thống lo sợ các đại biểu dự hội nghị của đảng sắp từ chối chính sách chiến tranh của ông và lựa chọn người kế nhiệm của ông là Hubert Humphrey.

Vì vậy, ông thực hiện một loạt các cuộc gọi đến các nhân viên của ông tại hội nghị để phác thảo một kế hoạch đáng kinh ngạc. Ông lên kế hoạch rời khỏi Texas và bay tới Chicago.

Sau đó, ông dự định sẽ tham dự hội nghị này và thông báo ông bước ra tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai.

Kế hoạch này có thể đã làm biến đổi cuộc bầu cử năm 1968. Các cố vấn của ông đã thề giữ bí mật và thậm chí Đệ nhất phu nhân Bird cũng không biết những gì mà chồng của bà đang cân nhắc.

Qua các băng âm thanh của Nhà Trắng, chúng ta biết rằng Johnson đã muốn biết từ ông Daley có bao nhiêu đại biểu sẽ hỗ trợ khi ông ra ứng cử. Tổng thống Johnson chỉ muốn trở lại cuộc đua nếu Daley có thể đảm bảo rằng đảng sẽ nắm tay nhau hậu thuẫn cho ông.

Họ cũng thảo luận xem liệu chiếc trực thăng của tổng thống, Marine One, có thể hạ cánh trên sân thượng khách sạn Hilton hay không hầu dĩ tránh được những người biểu tình chống chiến tranh.

Daley đã đảm bảo với Johnson rằng sẽ có đủ đại biểu ủng hộ việc đề cử của ông, thế nhưng kế hoạch này đã bị ‘xếp xó’ sau khi cơ quan mật vụ cảnh báo Tổng thống rằng họ không thể đảm bảo an toàn cho ông.
'Phá hoại hòa đàm'


Richard Nixon bị cáo buộc đã "đi đêm" với chính quyền Sài Gòn của Tổng thống Thiệu trước cuộc bầu cử tồng thống

Ý tưởng Johnson có thể trở thành ứng viên được đảng đề cử, mà không phải là Hubert Humphrey, chỉ là một trong rất nhiều những bí mật lọt ra từ các cuộn băng ghi âm ở Tòa Bạch Ốc.

Đặc biệt, các cuốn băng còn làm sáng tỏ một vụ bê bối, mà nếu được biết đến ngay vào thời điểm đó, thì nó đã có thể đánh chìm vụ ra ứng cử tổng thống của ứng viên thuộc đảng Cộng hòa, ông Richard Nixon.

Vào thời điểm của cuộc bầu cử vào tháng 10/ 1968, Johnson đã có bằng chứng về việc Nixon phá hoại các cuộc hòa đàm về chiến tranh Việt Nam – hay, như chính cách ông nói, rằng Nixon đã "phạm tội phản quốc" và có "bàn tay dấy máu".

Cựu phóng viên của BBC tại Washington, Charles Wheeler đã biết được điều này vào năm 1994 và ông đã tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn với các nhân viên chủ chốt của tổng thống Johnson, như Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford và cố vấn an ninh quốc gia Walt Rostow.

Nhưng vào thời điểm các cuốn băng được giải mật vào năm 2008, tất cả các nhân vật chính đều đã chết, kể cả phóng viên Wheeler.

Nay lần đầu tiên, toàn bộ câu chuyện có thể được kể công khai.



"Nixon sợ một bước đột phá tại Hòa đàm Paris có thể dẫn tới một thương lượng để giải quyết cuộc chiến Việt Nam, và ông biết rằng điều này sẽ phá hỏng chiến dịch tranh cử của ông"

Chuyện bắt đầu vào mùa hè năm 1968.

Nixon sợ một bước đột phá tại Hòa đàm Paris có thể dẫn tới một thương lượng để giải quyết cuộc chiến Việt Nam, và ông biết rằng điều này sẽ phá hỏng chiến dịch tranh cử của ông.
'Điều Nixon sợ'

Vì vậy, ông thiết lập một kênh liên lạc bí mật bao gồm cả bà Anna Chennault, nữ cố vấn cao cấp cho chiến dịch tranh cử.

Tại một cuộc họp vào tháng Bảy ở tư gia của Nixon tại New York, đại sứ Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) được cho biết bà Chennault đại diện cho Nixon và phát ngôn cho chiến dịch tranh cử của ông.

Nếu có bất kỳ thông điệp cần thiết nào tới tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, thì lời nhắn sẽ thông qua bà Chennault.


Phóng viên Wheeler của BBC tại Washington đã phỏng vấn nhiều quan chức cao cấp dưới quyền tổng thống Johnson

Vào cuối tháng 10/1968, đã có những nhượng bộ lớn từ Hà Nội hứa cho phép các cuộc đàm phán quan trọng được tiến hành tại Paris – những nhượng bộ vốn có thể biện minh cho việc Johnson kêu gọi tạm ngừng ném bom hoàn toàn miền Bắc Việt Nam. Đây chính là điều mà Nixon e sợ.

Bà Anna Chennault đã được phái đến Đại sứ quán Việt Nam Cộng Hòa với một thông điệp rõ ràng: chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nên rút khỏi các cuộc đàm phán, từ chối thỏa thuận với Johnson, và nếu Nixon đắc cử, họ (chính quyền của ông Thiệu) sẽ có được một thỏa thuận tốt hơn.

Vì vậy, chính vào đêm mà Johnson công bố kế hoạch của ông về việc ngừng ném bom, thì tổng thống được tin miền Việt Nam Cộng Hòa rút lui khỏi cuộc hòa đàm.

Thực ra, ông cũng đẫ được cho biết lý do. FBI đã nghe trộm cuộc điện đàm của đại sứ (Việt Nam Cộng Hòa) và một bản gỡ băng nội dung cuộc gọi của Anna Chennault đã được gửi tới Tòa Bạch Ốc.



"FBI đã nghe trộm cuộc điện đàm của đại sứ VNCH và một bản gỡ băng nội dung cuộc gọi của Anna Chennault đã được gửi tới Nhà Trắng. Trong một điện đàm, bà nói với vị đại sứ "chỉ cần chờ cho tới sau cuộc bầu cử""

Trong một điện đàm, bà nói với vị đại sứ "chỉ cần chờ cho tới sau cuộc bầu cử".
'Phản ứng Johnson'

Johnson được Bộ trưởng Quốc phòng Clifford cho hay rằng sự can thiệp này là bất hợp pháp và đe dọa cơ hội cho hòa bình.

Trong một loạt các cuốn băng ghi âm quan trọng từ Nhà trắng, chúng ta có thể nghe thấy phản ứng của Johnson với tin này.

Trong cuộc gọi đến Thượng nghị sỹ Richard Russell, ông nói: "Chúng ta nhận thấy rằng người bạn của chúng ta, ứng viên đảng Cộng Hòa, người bạn California của chúng ta, đã dạo chơi hóng gió ở ngoại ô với cả kẻ thù và bè bạn của chúng ta, ông ấy đã làm công việc đó thông qua các nguồn khá ngầm. Bà Chennault cảnh báo miền Nam Việt Nam không dính vào động thái này của Johnson ".


Hòa đàm Paris được cho là có thể kết thúc sớm vào năm 1968 nếu 'phe bồ câu' nắm quyền ở Nhà trắng thay vì Nixon

Tổng thống liền ra lệnh rằng chiến dịch tranh cử của Nixon được đặt dưới sự giám sát của FBI và yêu cầu được biết nếu đích thân ông Nixon can dự.

Khi ông được biết vụ này được chính ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa dàn dựng, tổng thống triệu tập Thượng nghị sĩ Everett Dirksen, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện, để chuyển một thông điệp đến Nixon.

Tổng thống đã biết điều gì đang xảy ra, Nixon nên rút lại và việc tránh né có thể dẫn tới tội phản quốc.
'Đạo đức giả chính trị'

Về mặt công khai, Nixon cho thấy ông không biết vì sao Việt Nam Cộng Hòa lại rút khỏi các cuộc đàm phán. Ông thậm chí còn đề nghị tới Sài Gòn để đưa họ trở lại bàn đàm phán.

Johnson cảm thấy đó là biểu hiện cuối cùng của đạo đức giả chính trị nhưng trong các cuộc gọi được ghi âm với Clifford, họ thể hiện quan ngại rằng nếu vụ việc được đưa ra công khai, sẽ phải tiết lộ rằng FBI đã nghe lén điện thoại của đại sứ (Việt Nam Cộng Hòa) và rằng Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đã lọc các thông tin liên lạc của ông này với Sài Gòn.



"Nếu vụ việc được đưa ra công chúng, sẽ phải tiết lộ rằng FBI đã nghe lén điện thoại của đại sứ (VNCH) và rằng Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đã lọc các thông tin liên lạc của ông này với Sài Gòn"

Chính vì vậy, họ đã quyết định không nói gì.

Tổng thống có cho Humphrey biết và cho ông này đủ thông tin để đánh chìm đối thủ của mình.

Nhưng sau đó, một vài ngày trước khai mạc bầu cử, Humphrey nói với tổng thống, ông đã thu hẹp khoảng cách với Nixon và sẽ giành chiến thắng trong cuộc tranh cử tổng thống.
'Leo thang chiến tranh'

Vì vậy, Humphrey đã quyết định rằng sẽ là quá nhiều đối với cả nước khi buộc tội những ứng viên của Đảng Cộng hòa phản quốc, trong khi đảng Dân chủ 'đằng nào' cũng sẽ thắng.

Nixon đã kết thúc chiến dịch tranh cử của ông bằng cách đặt vấn đề rằng các chính sách chiến tranh của chính quyền Johnson là hỗn độn. Rằng chính quyền thậm chí sẽ không thể đưa được Việt Nam Cộng Hòa vào bàn đàm phán.


Tổng thống Nixon đã "leo thang" chiến tranh ở Đông Dương khi mở rộng cuộc chiến sang Lào và Campuchea

Nixon đã thắng với ít hơn 1% số phiếu phổ thông.

Khi đã vào nhiệm sở ở Tòa Bạch Ốc, ông leo thang chiến tranh sang Lào và Campuchea, với sự mất mát thêm của 22.000 nhân mạng Mỹ, trước khi cuối cùng giải quyết cuộc chiến qua một thỏa thuận hòa bình vào năm 1973, một thỏa thuận đáng lẽ đã ở trong tầm tay vào năm 1968.

Băng ghi âm ở Tòa Bạch Ốc cùng các cuộc phỏng vấn với các thành viên then chốt của chính quyền do nhà báo Charles Wheeler thực hiện đã cho một cái nhìn sâu sắc chưa từng có vào vụ việc.

Tất cả cho thấy Johnson đã xử lý một loạt các cuộc khủng hoảng làm rung chuyển nhiệm kỳ tổng thống của ông như thế nào.

Nhưng “đáng buồn thay”, chúng ta nay sẽ không bao giờ có được cái nhìn thâm cung bí sử như thế một lần nữa.

Chương trình tiếng Anh của David Taylor được phát trên chuyên mụcBấmArchive On 4: Wheeler: The Final Word trên BBC Radio 4 hôm 16/3/2013.
****************


Nixon đã phá hoại hoà đàm Paris? LBJ Tapes Show Richard Nixon May Have Committed Treason By Sabotaging Vietnam Peace Talks(IBT 17-3-13) -- Chi tiết thú vị: Johnson biết vụ này do nghe trộm toà đại sứ Việt Nam lúc ấy.

- Tổng thống Mỹ Nixon “phản quốc”, phá hoại hòa đàm Paris (LĐ).
Những lời đồn đoán về tội “phản quốc” của Tổng thống Mỹ Richard Nixon (ảnh) phá hoại hòa đàm Paris với Việt Nam vì mục tiêu thắng cử năm 1968 đã xuất hiện trong thời gian dài.
Song, những giải mật băng ghi âm điện thoại của người tiền nhiệm Lyndon Johnson mới đây đã góp phần khẳng định Johnson biết rõ về kế hoạch của Nixon, nhưng quyết định giữ im lặng vì sợ làm hủy hoại danh tiếng của chính quyền Mỹ - BBC phân tích ngày 17.3.

“Tay nhúng chàm”

Nội dung các cuộc điện đàm của Tổng thống Lyndon Johnson vào cuối năm 1968 cho thấy ông này đã nắm chắc bằng chứng về việc ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Nixon đã phá hoại cuộc đàm phán hòa bình với Việt Nam - hay theo lời ông - “phạm tội phản quốc” và “tay nhúng chàm”.

Mọi việc bắt đầu vào mùa hè năm 1968. Ứng viên tổng thống Nixon lo ngại những đột phá của vòng đàm phán Paris khi đó sẽ hủy hoại cơ hội chiến thắng bầu cử của ông ta. Vì vậy, Nixon lập kênh liên lạc bí mật với chính quyền Nam Việt Nam thông qua Anna Chennault - một cố vấn tranh cử cao cấp. Tại cuộc gặp vào tháng 7.1968 tại nhà riêng của Nixon ở New York, đại sứ Nam Việt Nam tại Washington được thông báo Chennault sẽ “toàn quyền đại diện Nixon” để liên lạc với chính quyền Sài Gòn.

Đến cuối tháng 10.1968, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đồng ý một số điều kiện nhằm đổi lại việc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, có nghĩa đàm phán Paris có thể được đẩy nhanh. Đây chính là điều mà Nixon lo sợ. “Người phát ngôn” Chennault được phái đến Đại sứ quán Nam Việt Nam tại Washington với thông điệp rõ ràng: “Chính quyền Sài Gòn phải rút khỏi đàm phán, từ chối thỏa thuận với Johnson. Đổi lại, họ sẽ có được thỏa thuận ưu đãi hơn, nếu Nixon đắc cử”.

Đúng một ngày trước khi công bố việc ngừng ném bom theo kế hoạch, Tổng thống Johnson bất ngờ nhận tin Nam Việt Nam rút khỏi đàm phán. Do Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã đặt máy nghe lén tại Đại sứ quán Nam Việt Nam, nên bản thảo cuộc điện đàm giữa bà Chennault với đại sứ Sài Gòn lập tức được chuyển đến Nhà Trắng. Trong một cuộc đối thoại, bà này yêu cầu chính quyền Thiệu phải “án binh bất động cho qua bầu cử”. Bộ trưởng Quốc phòng Cliffort đã kết luận hành động của ông Nixon là “phi pháp” và đe dọa cơ hội hòa bình.

Lá mặt, lá trái

Tổng thống Johnson yêu cầu FBI tiếp tục theo dõi chiến dịch tranh cử của Nixon và phải báo cáo mọi hoạt động liên quan đến hành vi phản quốc này của ứng viên Cộng hòa. Khi có đầy đủ bằng chứng, Tổng thống Johnson đã đề nghị lãnh đạo Cộng hòa tại thượng viện Everett Dirksen chuyển thông điệp đến Nixon: “Tôi đã biết mọi việc xảy ra. Ông nên rút lui vì đó là tội phản quốc”.

Nhưng Nixon giả tảng không biết vì sao Nam Việt Nam “lại có quyết định sai trái đến như rút khỏi bàn đàm phán”. Ông còn đề nghị tự thân bay đến Sài Gòn để thuyết phục chính quyền Nguyễn Văn Thiệu theo đuổi giải pháp hòa bình. Tổng thống Johnson biết rõ đây chỉ là một trò “lá mặt lá trái” chính trị, nhưng lo ngại nếu công bố tội của Nixon sẽ hủy hoại uy tín của chính quyền Mỹ. Vì vậy, ông Johnson giữ im lặng.

Nixon đã lợi dụng cơ hội này để chỉ trích sách lược chiến tranh của chính quyền Johnson là “mớ bòng bong” và không đủ thuyết phục chính quyền Sài Gòn tham gia đàm phán. Kết quả, ông Nixon đã trở thành tổng thống với tỉ lệ cách biệt chưa đầy 1% số phiếu phổ thông trước ứng viên Humphrey của Đảng Dân chủ.

Khi đã nhậm chức, vị tổng thống này đã lập tức trở mặt, quyết định leo thang chiến tranh sang cả Lào và Campuchia, khiến thêm 22.000 binh sĩ Mỹ chết trận, trước khi đồng ý ký Hiệp định Hòa bình Paris vào năm 1973 – kết quả lẽ ra đã có thể đạt được vào năm 1968 nếu ông ta không có hành động phá hoại hòa đàm. Trên cương vị Tổng thống Mỹ, Nixon đã ra lệnh thả nhiều bom hơn bất kỳ tổng thống tiền nhiệm nào. Cuối cùng, Mỹ vẫn thất bại trên chiến trường Việt Nam.

Theo BBC, The Atlantic Wire

By Eric Brown | March 17 2013 3:18 PM
Recordings Suggest LBJ Knew About Richard Nixon's Treason

Newly released tapes recorded during Lyndon B. Johnson’s presidency have confirmed long-held rumors that in 1968, then-presidential candidate Richard M. Nixon worked to sabotage Vietnam War peace talks.
The LBJ tapes were recently declassified and released by the Johnson library in Austin, Texas.According to the BBC’s summary of the tapes, not only did Nixon possibly commit treason, but LBJ knew about it and decided not to expose him in the closing days of an election that Nixon barely won.
While Nixon became infamous for his tendency to record nearly every conversation during his presidency, which proved to be his undoing, he wasn’t the first commander in chief to document everything so thoroughly. In fact, Nixon seems to have gotten the idea to keep an extensive set of recordings from LBJ himself. John F. Kennedy also taped some of his meetings.
In the summer of 1968, the Paris peace talks were under way, working to find a diplomatic solution to the Vietnam War. While the talks seemed to be going well, by October, South Vietnam had dropped out, just as Johnson was about to negotiate an end to all bombings in North Vietnam. The Democratic nominee, Vice President Hubert H. Humphrey, belatedly called for a bombing halt, and closed the gap with Nixon in the final days.
The reason for the Saigon government's withdrawal? Richard Nixon had convinced the South Vietnamese delegates that they would get a better peace deal under his presidency. Nixon’s campaign relied heavily on the war continuing, and he saw an end to the bombings as an grave threat to his campaign.
And while Nixon sabotaged the talks, he publicly denied any knowledge or involvement in the South’s withdrawal, ultimately prolonging the war for five more years. His actions could have conceivably resulted in treason charges if Johnson had made the news public.

Nixon had been suspected of sabotaging the talks for years, but the new tapes released by the LBJ library prove that Johnson was aware of his actions.

"We have found that our friend, the Republican nominee, our California friend, has been playing on the outskirts with our enemies and our friends both, he has been doing it through rather subterranean sources,” Johnson told Sen. Richard Russell, D-Ga., in one taped phone call. “Mrs. Chennault is warning the South Vietnamese not to get pulled into this Johnson move."

Anna Chan Chennault, the Chinese-born widow of World War II aviation legend Claire Chennault, was a Republican activist and Nixon's emissary to the South Vietnamese. She is still alive at age 87.

Why did Johnson refuse to break the news? In part, it would mean admitting that he had bugged several ambassadors’ phones, which also might not sit well with the American public. Johnson informed Humphrey of Nixon’s actions, though he ultimately decided not to make the announcement in the vain hope that he was on track to win anyway.

In the end, Nixon used Johnson’s “failure” to end the Vietnam War as a major selling point, even citing the South’s withdrawn from peace talks as a black mark against Johnson. Nixon won by an extremely small margin and once in office, escalated the war for years before negotiating for peace in 1973.

While the confirmation of Nixon’s behavior is shocking enough, the LBJ tapes also reveal that the Democratic president at one point had a secret plan to re-enter the 1968 presidential election at the last second. In the spring, after strong showings by the antiwar candidates Eugene McCarthy and Robert F. Kennedy, Johnson abruptly announced that he would not run for a second term, and Humphrey entered the race in his place.

However, Johnson began to doubt his decision and secretly decided to make a surprise appearance at the Democratic Convention in Chicago, which had decended into a series of increasingly violent protests and riots. Ultimately, Johnson backed out of the plan due to the Secret Service’s concerns for his safety at the convention. As a result, Humphrey became the Democratic candidate and Nixon became president.




16/03/2013

AVAILABILITY:
Twenty years ago, Charles Wheeler and David Taylor, his Washington based producer, were told that Richard Nixon had secretly sabotaged the Vietnamese peace talks in the autumn of 1968, to continue the war and ultimately strengthen his chances of claiming the presidency. It was an act of political espionage that cost thousands of American lives.
Back in 1994, Wheeler and Taylor conducted their own investigation, tracking down those involved to piece the story together. Then they waited for the classified material to be released to confirm one of the greatest acts of political subterfuge in American history.
Charles Wheeler died in 2008, before the release of key White House tapes relating to the affair. Now, using these newly released recordings, as well as many of the interviews they recorded at the time, David Taylor pieces together this intriguing story.
On a White House tape, secretly recorded on November 2nd 1968, LBJ denounces Richard Nixon as a traitor, a man with blood on his hands. His Secretary of Defence, Clark Clifford, tells Johnson the candidate's actions threaten American democracy. Johnson fears the country is too fragile to learn the truth about the Republican candidate's exploits and remained silent about the affair until his death in 1973.

Producer: David Prest
A Whistledown production for BBC Radio 4.


- Tổng thống Mỹ Nixon “phản quốc”, phá hoại hòa đàm Paris (LĐ).


Lịch sử quan hệ Trung Quốc - Mỹ: The characters of US- China relations (Montréal Review 3-2013)



Bài học Singapore cho Mỹ: Singapore’s Lessons for an Unequal America (NYT 18-3-13) -- Bài Joe Stiglitz

Tổng số lượt xem trang