Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

'Đoàn Văn Vươn - từ công lý đến bạo lực'

Công an, quân đội và chính quyền Hải phòng trong vụ cưỡng chế đất đai đối với gia đình ông Vươn

--Vấn đề đất đai tại VN qua vụ án Đoàn Văn Vươn. Nhan Tuan Truong
Vụ án Đoàn Văn Vươn đặt lại nhiều vấn đề về đất đai tại VN.

1/ Khu vực tạm gọi là « đất », trước khi được ông Vươn và gia đình khai thác đưa vào sử dụng, là một khu vực bãi bồi ven biển, thường xuyên bị ngập lụt và hàng năm chịu nhiều gió bão. Khu vực « đất » này không thuộc về bất lỳ loại đất nào đã được định nghĩa theo điều 11 bộ Luật đất đai năm 1993 hay điều 13 bộ Luật đất đai năm 2003. Nó không thể gọi là « đất trồng cây hàng năm » vì không thể trồng cây ; không thể gọi là « đầm nuôi trồng thủy sản » vì không thể nuôi trồng thủy sản ; cũng không thể gọi là « ruộng muối » vì không thể làm muối. Nếu dựa theo luật Hồng Đức ngày xưa thì khu vực bãi bồi này không thuộc diện « thổ » vì không thể xây nhà định cư, không thuộc diện « điền » vì không thể làm ruộng hay làm muối (diêm điền), cũng không thuộc diện « trạch », tức ao hồ để có thể để nuôi cá.

Trước khi giao khu vực bãi bồi này cho gia đình ông Vươn khai thác, theo tin tức báo chí đăng tải, « nhà nước cũng không dám khai thác khu vực này bởi vì khó khăn và nguy hiểm ».

Chiếu theo điều 50 bộ Luật đất đai năm 1993, vì tầm quan trọng về an ninh và quốc phòng, các bãi bồi ven biển thì do chính phủ quản lý.

Câu hỏi đặt ra, chính quyền địa phương có thẩm quyền để « giao đất » này hay không ? Đất được giao ở đây thuộc loại chủng nào ?

Ta thấy việc giao đất đã vi phạm luật lệ vì chính quyền địa phương không có thẩm quyền.
Dựa theo nghị định 64, (các loại đất sản xuất trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối...) chính quyền địa phương « nâng cấp » « bãi bồi ven biển » chưa được phân loại, trở thành một loại đất được phân chủng loại, sau đó dựa vào tiêu chuẩn đất được phân loại để định giá cho thuê đất và đóng thuế sử dụng đất.

Việc nâng cấp đất này là một hành vi ép buộc, tự tiện, do đó không phù hợp qui cách pháp lý.
  
2/ Để biến khu vực « đất không thể sinh sống » và không thể phân loại chủ thành một khu vực xếp vào hạng « điền trạch » (tức vừa định cư vừa nuôi thủy sản), ông Vươn đã sử dụng kiến thức kỹ sư của mình để làm các việc sau :

a) Đắp một con đê dài 2 cây số để ngăn lũ lụt, (con đê này đem lại lợi ích cho nhiều gia đình lân cận, chứ không hẳn cho cá nhân ông Vươn). b) Trồng cây vẹt để giữ đất bồi đồng thời để che bão. c) Đổ đất, cát, đá... làm nền.

Làm các công trình (a) và (b) ông Vươn đã biến một vùng bờ biển hiểm nguy thành một cái « trạch » (đầm nước) có an ninh. Công trình (c) biến một góc « trạch » thành « điền » (đất trồng trọt) và « thổ » (đất xây cất). Sau 17 năm gầy dựng, ông Vươn đã tạo ra một « khu vực điền - thổ - trạch » có diện tích là 40 ha.

Nhà nước thâu hồi đất này dựa trên điều 6 Luật đất đai 2003, theo qui định khoản đ) « chuyển mục đích sử dụng đất » và theo các điều qui định ở mục 4.

Đặt giả thuyết : nếu « khu vực bãi bồi » đó không giao cho ông Vươn, tức vẫn còn là một vùng đầm lầy phủ sóng và luôn chịu gió bão, liệu nhà nước có qui hoạch hay lên kế hoạch sử dụng khu vực này hay không ?

Nếu câu trả lời là « không », nhà nước hôm nay vịn vào lý do gì để thâu hồi khu vực đất ấy ?

Nếu nhà nước giữ quyết định thu hồi đất, việc bồi thường cho gia đình ông Vươn sẽ tính toán như thế nào ? Mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của gia đình ông Vươn đã đổ xuống trong vòng 17 năm liên tục là vô giá, không thể không tính tới.   

3/ Điều 12 bộ Luật đất đai qui định : Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ để « Khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng » (khoản 1)

Ông Vươn đã tin tưởng vào điều luật đó, đã đem kiến thức khoa học, tiền vốn và công sức để làm các điều mà nhà nước khuyến khích.

Vậy mà chính quyền địa phương ra quyết định thâu hồi trong khi thời hạn sử dụng chưa mãn.

Người ta không thể vừa có chủ trương « khuyến khích » lại vừa có chủ trương « thâu hồi ».

Trước đây nhiều Việt kiều đã áp dụng chính sách khuyến khích của nhà nước để về VN kinh doanh, nhưng khi cơ ngơi được phát triển thì chính quyền địa phương (hay nhà nước ?) quyết định « thu hồi ». Lối khuyến khích của nhà nước là lối khuyến khích vỗ cho béo để làm thịt. Xúi mọi người nuôi gà con, khi gà con lớn lên sinh sản thành đàn, thì nhà nước ra quyết định « thâu hồi ».

Đây là chủ trương của một nhà nước mafia, của một đảng cướp chứ không phải là chủ trương của một nhà nước đúng đắn, chính danh.


4/ Về « tư điền » và sở hữu toàn dân :

Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, một tập tục ngàn năm của Việt Nam được lưu truyền từ đời này sang đời kia, đến trước thời xã hội chủ nghĩa :

« Nếu có người tự đem sức lực của mình khai khẩn những nơi rừng rú bỏ hoang, khi đã thành điền phải khai rõ, liền cho phép coi  như là "bản bức tư điền". Chỉ nhà nước mới có quyền thu thóc tô, còn dân xã không được tranh ruộng tư ấy. Cái lệ ấy thành ra vĩnh viễn. »
Tức đất hoang mà người dân bỏ công khai phá, như trường hợp ông Vươn, sẽ thuộc vào loại « bản bức tư điền », tức sẽ trở thành ruộng riêng của ông Vươn (và con cháu sau này của ông).

Một trường hợp khai khẩn đất hoang ở nước ta, vào đầu thế kỷ 19, cần nhắc ở đây, là việc thành lập huyện Tiền Hải ở Nam Định của cụ Nguyễn Công Trứ. Huyện Tiền Hải trước kia vốn là một bãi đất bồi (bãi Tiền Châu), việc khai khẩn gọi là « doanh điền », do cụ Nguyễn Công Trứ hướng dẫn với sự ủng hộ của triều đình qua việc giúp đỡ tiền bạc và dụng cụ khai phá. Những người dân khai khẩn vùng đất mới bồi này, phần lớn được làm chủ các khoản đất do dọ tạo ra (gọi là tư điền) và có bổn phận đóng thuế cho nhà nước.

Dưới thời thực dân cũng thế, người dân nào khai khẩn đất hoang thì đất đó thuộc quyền sở hữu của người đó. Trong khi đó, chính quyền thực dân đã giúp đào kinh chằn chịt khắp nơi để cho dân xả nước phèn, biến một vùng đất phèn, đồng chua thành một kho lúa gạo to lớn của miền Nam hiện nay. Dưới thời VNCH, nhà nước cũng tổ chức các khu « doanh điền », lập « đồn điền » ở Tây Nguyên, khuyến khích dân khai khẩn đất hoang, giúp tiền bạc, xây cất nhà cửa cho dân định cư. Tất cả đất khẩn hoang cũng như nhà cửa đều thuộc quyền sở hữu vĩnh viễn của người dân.

Trong khi dưới thời XHCN, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng lại do nhà nước quản lý. TS Nguyễn Quang A đã đặt vấn đề « sở hữu toàn dân » hết sức thuyết phục. Ông « toàn dân » này là ông nào và chịu trách nhiệm pháp lý ra sao ?

Gia đình ông Vươn khai khẩn « khu vực đất » không hề được sự giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, như trường hợp đất doanh điền ở Tiền Hải (dưới thời phong kiến), đất khẩn hoang ở Nam bộ (dưới thời thực dân) hay đất doanh điền, đồn điền ở Tây nguyên (dưới thời VNCH).

Nếu thời trước các nhà nước phong kiến, thực dân hay « tay sai bán nước Mỹ Ngụy » không trưng thâu đất, mặc dầu việc khai khẩn là có sự trợ giúp của nhà nước về tài chánh và công cụ, thì hôm nay, nhà nước XHCN không hề giúp điều gì cho ông Vươn, thì tại sao lại thâu hồi ?

Đạo lý nào cho phép chính quyền địa phương làm vậy ?

Hay là đạo lý của xã hội chủ nghĩa không chỉ đi ngược lại đạo lý giống nòi, mà còn kém xa tính nhân đạo của thực dân và của các chế độ phong kiến ngày xưa hay chế độ bóc lột kềm kẹp VNCH ngày trước ?

5/ Thủ tục thâu hồi đất, mâu thuẫn giữa XHCN và kinh tế thị trường :

Việc khai khẩn của ông Vươn là một « công trình », gồm nhiều phần : con đê dài 2km, rừng vẹt, đầm nuôi cá, đất trồng trọt và đất xây dựng nhà cửa. Công trình này bao gồm hai thành quả : vật chất và trí tuệ.

Theo hiến pháp và luật định, đất đai sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản lý. Nhưng vì có nền « kinh tế thị trường » và gia nhập WTO, do đó nhà nước VN phải tôn trọng các luật lệ do WTO qui định, (theo điều 3 khoản 2 bộ Luật đất đai 2003) trong đó có điều luật phải tôn trọng quyền sở hữu tài sản cũng như sở hữu trí tuệ của tư nhân.

Nhà nước có thể thâu hồi đất mà bỏ qua quyền sở hữu trí tuệ cùng sở hữu tài sản của ông Vươn ? Không giải quyết ổn thỏa là tạo ra sự xung đột giữa hai bộ luật (luật quốc tế và luật quốc gia) mà theo lẽ VN phải đặt luật quốc tế lên trên.

Mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn của nền « kinh tế thị trường » với định hướng « xã hội chủ nghĩa » đồng thời là mâu thuẩn giữa luật quốc gia với luật quốc tế. 
- Tưởng Năng Tiến: Khi Kẻ Cướp Xử Những Người Chống Cướp (RFA blog). -- Vụ án Đoàn Văn Vươn (Trương Nhân Tuấn).


-Vụ án Đoàn Văn Vươn. Nhan Tuan Truong

Ông Đoàn Văn Vươn cùng các ông Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quí, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái bị Viện Kiểm sát TP Hải Phòng truy tố ngày 1-1-2013 về hai tội : « chống người thi hành công vụ » và tội « giết người », theo các điều 257 và 93 của bộ Luật hình sự. Hai bà Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thuơng thì bị ghép vào tội « chống người thi hành công vụ » theo điều 257 của BLHS.


Thấy gì qua bản cáo trạng của VKS ?


1/ VKS lập cáo trạng trên kết quả điều tra của công an TP Hải Phòng mà bộ phận công an này lý ra phải là một bên phạm tội trong vụ án.

Thật vậy, công an TP Hải Phòng do đại tá Đỗ Hữu Ca làm giám đốc, là người trực tiếp chỉ huy vụ cưỡng chế thâu hồi đất của ông Vươn. Việc cưỡng chế này, theo nội dung kết luận của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 10-2-2012, có hai điều không đúng với qui định của luật pháp :1/ quyết định thu hồi đất không đúng với qui định của pháp luật đất đai và 2/ việc phá dỡ nhà của ông Vươn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Việc cưỡng chế thu hồi đất, theo tinh thần bản kết luận của TT, CATPHP đã vi phạm pháp luật. Ông Đỗ Hữu Ca và CA TP Hải Phòng, trên tinh thần pháp quyền XHCN, đáng lẽ phải bị truy tố và pháp luật trừng trị thích đáng những nhân sự này về hai tội phá hoại tài sản của công dân và lạm dụng quyền lực cưỡng chế trái phép tài sản hợp pháp của công dân.

CATPHP do « phạm luật », trở thành người phạm tội, không thể đóng vai trò « bảo vệ luật pháp », (người bảo vệ luật pháp không thể là người phạm pháp). Do đó không có tư cách pháp lý để điều tra lập hồ sơ kết tội ông Vươn. Hồ sơ « vụ án Đoàn Văn Vươn » do CATPHP điều tra và thành lập là không có giá trị pháp lý.

2/ CATP HP qui ông Vươn (và gia đình) vào hai tội : tội chống người thi hành công vụ và tội giết người, theo các điều 257 và 93 của bộ Luật hình sự.

Nhiều luật gia đã đề cập đến việc kết tội này, ở đây chỉ thêm vài chi tiết nhỏ.

Như ý kiến của nhiều người, việc cưỡng chế lấy lại đất của ông Vươn, vì không đúng qui định của luật pháp, do đó việc thi hành cưỡng chế không phải là « công vụ ». Qui tội ông Vươn và gia đình vào tội « chống người thi hành công vụ » theo điều 257 BLHS là gượng ép. Không có « công vụ » thì không có người « thi hành công vụ ». Mà không có người « thi hành công vụ » thì không có việc « chống người thi hành công vụ ». (Nhưng có tội danh đội lốt thi hành công vụ để phá hoại tài sản và âm mưu chiếm đoạt tài sản của công dân mà hai tội này không thấy VKS làm thủ tục truy tố).

Cũng theo ý kiến của nhiều người là không có tội danh « giết người » ở đây. Không có ai chết thì không hiện hữu tội giết người. Theo TT, các lệnh thâu hồi đất của chính quyền địa phương là « sai pháp luật ». Nếu chính quyền địa phương làm « sai pháp luật » thì hành vi của ông Vươn chưa chắc là hành vi phạm tội. Một hành vi nhằm chống với một hành vi trái pháp luật thì chưa chắc là phạm luật. Hành vi của ông Vươn (và gia đình) nhằm bảo vệ tài sản của mình, nhiều lắm chỉ có thể khép vào tội « cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng » theo qui định ở điều 106 BLHS mà thôi.

3/ Kết luận của TT ở hai điểm dẫn trên có thể không có giá trị về pháp lý nhưng có giá trị ở phần thủ tục hành chánh và bằng chứng. Vì các qui định dưới luật mà chính quyền địa phương lạm dụng thuộc thẩm quyền của thủ tướng. Nhưng kết luận của TT, phần II đoạn 3, thì chính thủ tướng đã chỉ thị truy tố ông Vươn vào tội « giết người và chống người thi hành công vụ ». CA TPHP đã làm đúng theo chỉ thị này.

Nhưng chỉ thị này của TT không có căn bản pháp lý. Vì mâu thuẩn.

Thủ tướng đã mâu thuẩn ở hai điều : 1/ không có ai chết người để mà kết tội « giết người » và 2/ TT đã kết luận việc cưỡng chế thu hồi đất là « vi phạm pháp luật ». Khi kết luận như thế thì không thể cho rằng việc cưỡng chế này là « công vụ ».

4/ Như đã viết ở điểm 3, kết luận của thủ tướng không phải là phán quyết của tòa, do đó không có giá trị pháp lý, nhưng nó có giá trị lớn lao về thủ tục hành chánh, khẳng định đúng, sai trong các việc « giao đất » và « cưỡng chế đất đai ».

Chiếu theo bộ Luật đất đai 1993, chính quyền địa phương xã Tiên Lãng không có thẩm quyền giao hay cho thuê các vùng đất thuộc bãi bồi ven biển. Điều 50 bộ luật này qui định các bãi bồi ven biển thuộc thẩm quyền chính phủ. UBND địa phương chỉ có thẩm quyền ở các cù lao hay cồn ở trên sông mà thôi (điều 49).

Chính quyền địa phương Tiên Lãng khi lấy các quyết định giao đất hay thu hồi đất (bồi ven biển) là vi phạm pháp luật. Đơn giản vì các vùng đất bồi không thuộc phạm vi quản lý của họ.

Kết luận của TT ở điểm 1/ : « Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 của ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành ».

Bộ luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14-7-1993 nhưng chỉ có hiệu lực từ ngày 15-10-1993. Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 của UBND huyện Tiên Lãng do đó không bị luật Đất đai 1993 chi phối mà phải tuân theo bộ Luật đất đai năm 1987. Bộ luật này không có qui chế về các bãi bồi ven biển cũng như thời hiệu giao đất.

Kết luận của TT ở điểm 2/ : « Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao bổ sung 19,3 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản với thời hạn 14 năm, tính từ ngày 4 tháng 10 năm 1993 là đúng thẩm quyền và phù hợp với thực tế sử dụng đất. »

Trên lý thuyết điều này không đúng ! Bởi vì Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 thì chịu sự chi phối của bộ Luật đất đai 1993. Mà chiếu theo luật này thì UBND xã Tiên Lãng không có thẩm quyền giao hay cho thuê các vùng đất thuộc bãi bồi ven biển. Thẩm quyền này thuộc về chính phủ (điều 50). UBND địa phương chỉ có thẩm quyền ở các cù lao hay cồn ở trên sông mà thôi (điều 49).

Nhưng kết luận của TT ở đây có giá trị hành chính, vì nó chính thức hóa quyết định giao đất cho ông Vươn của UBND địa phương.

Phân tích này nhằm dẫn chứng các kết luận 1 và 2 của TT là phù hợp với luật pháp. Ông Vươn có quyền sử dụng đất và việc cưỡng chế đất đai là không hợp lệ.

Nhưng kết luận 3 của TT về việc kết tội ông Vươn thì TT đã phạm nhiều mâu thuẩn, do đó không có giá trị ràng buộc như một « lệnh ». Tệ hơn hết, CA TPHP đã theo « lệnh » này của TT, truy tố ông Vươn và gia đình về các tội danh không có, hay không tương ứng.
- Vấn đề sở hữu đất đai – lời bàn góp của một nông dân (BoxitVN).- Tranh chấp đất lâm nghiệp ngày càng gay gắt (TBKTSG).

***********

-Thư kêu cứu trước phiên xử Đoàn Văn Vươn RFA
2013-03-26

Vụ án Tiếng súng Hoa Cải ở Tiên Lãng sẽ được xét xử từ 2 đến 5/4/2013 tại Tòa án Hải Phòng. Một tuần trước phiên xử, bà Nguyễn Thị Thương vợ ông Đoàn Văn Vươn và Phạm Thị Hiền vợ ông Đoàn Văn Quý, đã gởi thư ngỏ cho các trang mạng xã hội để tố giác sự bất công và kêu gọi người dân ủng hộ đòi công lý.


Áp đặt tội danh

Theo thông báo chính thức, 4 người trong gia đình họ Đoàn bị truy tố tội giết người là ông Đoàn Văn Vươn 50 tuổi, ông Đoàn Văn Quý 47 tuổi, Đoàn Văn Sịnh 46 tuổi và Đoàn Văn Vệ 39 tuổi. Các bị can này đang bị giam giữ. Ngoài ra, vợ ông Đoàn Văn Vươn là bà Nguyễn Thị Thương 43 tuổi và bà Phạm Thị Báu tức Phạm Thị Hiền 31 tuổi vợ ông Đoàn Văn Quý đang được tại ngoại, cũng bị truy tố tội chống người thi hành công vụ.

Trong thư ngỏ được trang blog nổi tiếng Quê Choa và nhiều trang mạng xã hội phổ biến, gia đình họ Đoàn kêu cứu về điều gọi là áp đặt tội danh một cách bất công, qua một quá trình điều tra tùy tiện.

Trả lời chúng tôi vào tối 26/3/2013, bà Nguyễn Thị Thương xác nhận là hai chị em đã gởi thư ngỏ đến các bloggers, các nhà báo tự do từng ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vươn suốt hơn một năm qua. Bà nói:
“Đến giờ phút này gia đình chúng tôi vẫn giữ nguyên một quan điểm là không có tội và tất cả hành động chỉ là để bảo vệ tài sản của gia đình mình. Đúng theo như lời bác Hồ nói là giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh và họ chính là những người đến cướp đất của chúng tôi và việc chống trả của gia đình chúng tôi là rất bình thường. Nếu rơi vào bất kỳ người dân nào thì họ cũng sẽ hành động như vậy.”

Bà Thương cho biết trong hơn 1 năm qua gia đình bà không hề được gặp mặt 4 người họ Đoàn đang bị giam giữ. Tuy vậy bà cho biết ngày 26/3 các luật sư trong vụ án có vào trại giam làm việc với thân nhân của bà.

“Luật sư Hùng thì hôm nay chỉ được gặp anh Quý, còn Luật sư Luân thì gặp anh Vươn. Các anh ở trong đấy theo luật sư nói là sức khỏe vẫn bình thường, nhưng tinh thần các anh ấy rất lo lắng vì không biết bên ngoài như thế nào, rất lo lắng cho vợ con sống như thế nào có bị sức ép của chính quyền hay không. Và nhất là phiên tòa tới đây gia đình có tìm được công lý hay không.”

Theo lời bà Nguyễn Thị Thương, gia đình có 8 luật sư biện hộ, riêng bốn người đang bị giam và bị truy tố về tội giết người thì có 3 luật sư bảo vệ quyền lợi.

LS Nguyễn Việt Hùng một trong ba người vừa nêu trả lời chúng tôi vào tối 26/3:
“Phiên xử sắp tới tôi chưa thể nói trước một điều gì nhưng tôi chỉ hy vọng rằng công lý sẽ được thực thi. Hôm nay 26/3 các luật sư bảo vệ cho các bị cáo đang ở trong trại tạm giam thì chúng tôi đã gặp tất cả… về cơ bản là tạm ổn, có nghĩa là gặp bị cáo Vươn, bị cáo Quý, bị cáo Sịnh và bị cáo Vệ…có những điều chúng tôi phải nói tại phiên tòa, có những việc chúng tôi cần kiến nghị nhưng chưa thể thông tin một cách chính thức với báo chí bên ngoài được.”

Chính quyền sai, dân vẫn có tội?

Nhắc lại vụ Tiên Lãng xảy ra vào ngày 5/1/2012, gia đình Đoàn Văn Vươn đã tự vệ nổ súng hoa cải và mìn tự chế bằng bình gas để ngăn cản lực lượng công an quân đội khoảng 100 người tiến hành cưỡng chế hơn 40ha đất ven biển trong đó một nửa là đất giao, phần còn lại là do gia đình này suốt 14 năm tự đầu tư đắp đê ngăn biển mở rộng bãi bồi làm đầm nuôi thủy sản. Vụ này làm cho 4 công an và 2 bộ đội bị thương. Cả gia đình bị bắt và truy tố về tội giết người, hoặc chống người thi hành công vụ. Nhà ở của anh em Đoàn Văn Vươn bị phá hủy hoàn toàn. Vụ việc đã gây chấn động dư luận trong ngoài nước giữa bối cảnh chính quyền thu hồi cưỡng chế đất đai tràn lan trên cả nước.

Trước áp lực của công luận, ngày 22/2/2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận chính quyền sai hoàn toàn trong vụ cưỡng chế đất của gia đình Đoàn Văn Vươn. Sau đó một số quan chức Đảng và Chính quyền địa phương bị cách chức hoặc tạm giam, họ đang chờ ra tòa vào ngày 8/4/2013 sắp tới. Trong đó 4 người bị truy tố về tội hủy hoại tài sản, riêng ông Lê Văn Hiền nguyên Chủ tịch Huyện Tiên Lãng bị truy tố về thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Dù Thủ tướng khẳng định là vụ cưỡng chế trái pháp luật, nhưng ông Đoàn Văn Vươn, kỹ sư nông nghiệp từng có thời gian phục vụ quân ngũ, bản thân không có mặt lúc vụ việc xảy ra, vẫn bị bắt giam cùng anh em ruột là Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và người cháu là Đoàn Văn Vệ. Họ sẽ ra tòa ngày 2/4/2013 sắp tới với tội danh cáo buộc là giết người. Theo luật hình sự Việt Nam tội này có án phạt tù từ 12 năm đến cao nhất là chung thân hoặc tử hình. Riêng bà Nguyễn Thị Thương vợ ông Vươn và bà Phạm Thị Báu tức Hiền vợ ông Quý cũng bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ.

Vụ án Tiên Lãng Hải Phòng, quen gọi là vụ án Tiếng Súng Hoa Cải được nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh mô tả là, một bài học cho chính quyền, khi cưỡng chế sai và sử dụng quân đội một cách hoàn toàn trái pháp luật. Ngoài ra, theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nguyên Đại biểu Quốc hội các khóa 8-9-10, có thể coi vụ Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn cho chế độ.


——————————————


Ở nơi mà công lý không được thiết lập thì bạo lực tất yếu nảy sinh, như là bản năng sinh tồn của con người được kéo dài từ thời động vật hoang dã.
Thế giới hoang dã được thiết lập trật tự dựa trên sức mạnh của bạo lực, một phần của cuộc cạnh tranh sinh tồn.

Các bài liên quan
Sắp xử Đoàn Văn Vươn tội giết người
Vụ Đoàn Văn Vươn 'sẽ không có công lý'?
Khởi tố ông Đoàn Văn Vươn 'tội giết người'

Trong cùng một loài, do đặc điểm tương tự nhau về nhu cầu thức ăn, nơi cư trú, và bạn tình khiến chúng phải cạnh tranh nhau, vì nguồn lực là hữu hạn.
Không có trọng tài phân xử, không có nguyên tắc cho cuộc chơi, chúng chỉ có thể tự phân xử bằng trận chiến, mà kẻ chiến thắng sẽ có được điều mình muốn, và kẻ thất bại chấp nhận những quyền lợi thấp hơn. Nhưng không có sự tiêu diệt giữa đồng loại.
Loài người tiến hóa hơn tất cả các sinh vật khác trên trái đất về nhu cầu và trí tuệ. Trận chiến giữa con người với nhau có thêm vũ khí, có tính tổ chức, thậm chí cả danh nghĩa cho cuộc chiến. Vì thế nó tàn khốc hơn tất cả mọi cuộc chiến của các sinh vật khác.
Nhu cầu của các sinh vật khác là hữu hạn. Nó chỉ cần ăn no đủ, có một chỗ trú thích hợp, và có đủ bạn tình để đáp ứng nhu cầu giao phối – truyền giống hữu hạn.
Nhu cầu của con người thì vô hạn, không chỉ ăn no mà còn muốn ăn của ngon vật lạ. Không chỉ có chỗ ở, mà còn muốn biệt thự, lâu đài ở khắp nơi. Không chỉ đủ bạn tình để giao phối mà còn để chiếm hữu, thậm chí là hàng ngàn cung tần mỹ nữ!
Nhu cầu vô hạn thì bạo lực cũng vô hạn. Không chỉ dừng lại ở phân xử thắng thua để giải quyết nhu cầu trước mắt, cuộc chiến bạo lực của con người bị đẩy đến mức tiêu diệt lẫn nhau.

'Hậu quả thiếu công lý'

"Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm"
Mới đây thôi, thế kỷ 20 đã chứng kiến vô vàn cuộc chiến tranh. Chỉ hai cuộc Thế chiến, và hai cuộc “cách mạng” của hai nước lớn mà bản chất là thanh trừng kiểu tiêu diệt nhau đã khiến hàng trăm triệu người chết.

Thế chiến I là nguyên nhân của Thế chiến II chỉ sau hai thập kỷ, bởi đòi hỏi bồi thường chiến tranh của bên thắng cuộc đã làm kiệt quệ bên thua cuộc, khơi dậy chủ nghĩa sô vanh và khát vọng trả thù của bên thua cuộc.
Kết thúc Thế chiến II, nước Mỹ - buộc phải tham chiến vì bị tấn công - là một đại biểu của bên chiến thắng đã không đòi bồi thường chiến tranh từ những kẻ thất bại, thậm chí còn rót tiền vào công cuộc Tái thiết châu Âu và Nhật Bản. Hận thù giữa họ chấm dứt, và hòa bình giữa họ sau gần 7 thập kỷ vẫn được duy trì một cách chắc chắn.
Sự khác biệt về hậu quả giữa hai cuộc Thế chiến cho thấy rằng, sử dụng bạo lực để chà đạp và cưỡng đoạt thì sẽ bị đáp trả bởi bạo lực, và vòng xoáy ấy không bao giờ chấm dứt. Nhưng sử dụng bạo lực để vãn hồi trật tự, vì tự do, hòa bình và thịnh vượng chung thì bạo lực thậm chí được ca ngợi, vì đó chính là bảo vệ công lý.
Công lý chính là thứ khiến con người vượt lên trên động vật, nó giúp con người giải quyết tranh chấp mà không cần dùng đến bạo lực như động vật.
Công lý là giá trị chung cho hòa bình và thịnh vượng trong lòng các dân tộc văn minh. Và nó đang trên đường trở thành giá trị chung giữa các dân tộc, để con người thoát khỏi việc tự hủy diệt mang tính loài.
Thiếu công lý thì hòa bình chỉ là tạm thời, và thịnh vượng chung chỉ là giấc mơ.

Mọi nhà nước thế tục đều tuyên bố rằng mình nắm quyền là vì công lý, vì lợi ích của nhân dân. Nhưng thực tế không đơn giản như thế.
Nhà nước trong hình thức tổ chức của nó là hệ thống các thể chế: quốc hội xây dựng luật và duyệt định hướng chính sách; chính quyền là cơ quan công quyền thực thi chính sách; tòa án được ủy quyền để bảo vệ luật pháp và công lý. Mối quan hệ giữa chúng với nhau được định hình trong hiến pháp.
Nhưng trong trong tính hiện thực của nó, nhà nước nằm trong tay các cá nhân đang nắm quyền: tổng thống Mỹ lúc này là Obama, vị Chánh án Tòa án tối cao Mỹ đương nhiệm là John Roberts…
Khi các thể chế đủ mạnh và đối trọng, kiểm soát lẫn nhau, vai trò của cá nhân là thứ yếu, và nhà nước cai trị bằng luật pháp. Luật pháp chính là hiện thân của công lý ở thời điểm đó. Nếu có điều nào đó bị coi là bất công, sẽ có quy trình cho việc sửa chữa để luật pháp đến gần hơn với công lý.
Khi các thể chế yếu hoặc được đặt sai lệch, như cơ quan công lý đặt dưới cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền lại bị dẫn dắt bởi cá nhân lãnh đạo, đó là lúc luật pháp chỉ để trang trí. Vì cơ quan công lý không còn bảo vệ công lý nữa, mà phải bảo vệ cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền thì phải bảo vệ cá nhân nắm quyền. Công lý bị đánh mất, còn cá nhân lãnh đạo thì tha hồ trục lợi.
Vì nhu cầu của con người là vô hạn, nên sự trục lợi cũng vô hạn. Mà đã vượt qua giới hạn thông thường thì không tránh khỏi việc sử dụng bạo lực, nhân danh quyền lực nhà nước. Và hệ quả là sự phản kháng bằng bạo lực cũng khó tránh khỏi của kẻ bị tước đoạt một cách bất công.
'Nạn nhân hay tội phạm?'
-"Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn"
Vụ Tiên Lãng là một ví dụ, khi chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã không hành xử vì công lý trong vụ cưỡng chế đất với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Gác lại việc chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam đã gần với công lý hay chưa, thì việc thu hồi đất đã là trái với công lý.
Nó không chỉ trái với luật pháp hiện hành – như kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – mà còn tước đoạt niềm tin của dân chúng với nhà nước khi chính quyền Tiên Lãng lật lọng với lời hứa - đã được ghi vào biên bản hòa giải của Tòa án nhân dân Hải Phòng - về việc cho gia đình ông Vươn tiếp tục thuê đất nếu rút đơn, để rồi tổ chức cưỡng chế đất, thậm chí phá hoại tài sản công dân bằng bạo lực sau khi ông Vươn rút đơn.
Khi tổ chức đại diện cho công lý chà đạp lên công lý là lúc con người ta quay về với ứng xử bản năng của loài vật: dùng bạo lực đáp trả bạo lực. Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm. Trong ngôn ngữ pháp lý, tình huống của gia đình ông Vươn được gọi là “phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, khi bị đối xử một cách bất công có hệ thống và không lối thoát.
Tìm cách sửa chữa những bất công, với việc xét xử gia đình ông Vươn một cách công bằng, và sửa chữa những khiếm khuyết về thể chế đã dẫn đường cho sai phạm của chính quyền huyện Tiên Lãng là cách để nhà nước giành lại niềm tin từ dân chúng rằng mình bảo vệ công lý và sẽ theo đuổi công lý. Vì chỉ có công lý mới chấm dứt được vòng xoáy của bạo lực.
Trái lại, nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn.
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện là nhà báo tự do, sinh sống ở Sài Gòn, từng làm việc tại báo Thể thao & Văn hóa và Báo điện tử Vietnamnet..
Đoàn Văn Vươn từ công lý đến bạo lực


Luật sư Lê Đức Tiết
“Không có quyết định đúng luật thì không thể có hành vi chống người thi hành công vụ"(09/01)SGTT.VN -  “Nếu toà án có cơ sở để kết luận quyết định thu hồi, cưỡng chế đất của huyện Tiên Lãng là đúng; tức kết luận của Thủ tướng rằng huyện thu hồi, cưỡng chế đều sai cũng là sai thì lúc đó mới buộc tội ông Vươn là chống người thi hành công vụ”, quan điểm của luật sư Lê Đức Tiết, phó chủ nhiệm hội đồng tư vấn Dân chủ và pháp luật (thuộc uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị xung quanh kết luận điều tra và bản cáo trạng mới đây của các cơ quan công quyền đối với vụ việc liên quan đến ông Đoàn Văn Vươn và các cá nhân khác trong vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng – Hải Phòng cách đây gần tròn một năm.
Chắc ông đã nghe những diễn biến mới nhất của vụ việc, là kết luận điều tra của Công an Hải Phòng và bản cáo trạng của viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng?
Báo chí đã đăng kết luận điều tra vụ Đoàn Văn Vươn. Dư luận xã hội và nhất là giới luật gia không đồng tình.
Báo chí đã đăng kết luận điều tra vụ Đoàn Văn Vươn. Dư luận xã hội và nhất là giới luật gia không đồng tình. Không ai có thể tự làm quan toà cho chính mình.
Trong vụ này, ông giám đốc Công an Hải Phòng nói đây là trận đánh đẹp. Chính ông cùng với hai phó giám đốc trực tiếp chỉ huy lực lượng cưỡng chế rồi chính cơ quan công an Hải Phòng trực tiếp điều tra vụ án. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng và TAND thành phố Hải Phòng, cũng là những cơ quan đã từng xét xử sai, nay lại tiếp tục xét xử vụ án nên khó thuyết phục được dân chúng về tính công minh của công việc điều tra, truy tố, xét xử.
Các cơ quan tư pháp Hải Phòng nên tự rút ra, để cơ quan tư pháp trung ương trực tiếp vào cuộc thì mới đảm bảo khách quan. Nếu Hải Phòng tự mình điều tra, xét xử thì không bảo đảm được tính không thiên vị trong đấu tranh bảo vệ công lý. Hơn nữa, nếu cơ quan điều tra bộ Công an và viện Kiểm sát nhân dân tối cao trực tiếp rút hồ sơ lên để trực tiếp làm, thì vụ việc sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn như Thủ tướng Chính phủ yêu cầu và giúp cho các cơ quan tư pháp Hải Phòng đỡ vướng mắc hơn.
Vậy còn quan điểm của ông với nội dung cáo trạng, quyết định khởi tố bị can sáu người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn về tội “giết người, chống người thi hành công vụ”?
Phán quyết cuối cùng là do toà án quyết định. Tuy vậy, cần lưu ý rằng phán quyết công minh, đúng pháp luật được đông đảo dư luận nhân dân đồng tình sẽ có tác dụng giáo dục sâu rộng trong xã hội. Còn ngược lại, những phán quyết bất công thường gây ra sự phẫn nộ của công chúng và đánh mất niềm tin của công chúng vào pháp luật, vào chính quyền.
Trong vụ Đoàn Văn Vươn, nếu các cơ quan tư pháp có đủ cơ sở pháp lý để khẳng định lệnh thu hồi đất của chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng là đúng Hiến pháp, đúng luật Đất đai thì mới có thể buộc tội ông Vươn phạm tội chống người thi hành công vụ. Trong khi đó, chính Thủ tướng Chính phủ – người đứng đầu cơ quan hành pháp – cũng từng kết luận rằng quyết định thu hồi đất nói trên là sai. Lệnh cưỡng chế để thi hành quyết định trái luật, do vậy, cũng không thể đúng. Không có quyết định hành chính đúng luật thì không thể có hành vi chống người thi hành công vụ. Không thể buộc tội ông Vươn chống lại cái không có trong thực tế. Ông Vươn chỉ chống lại hành vi trái luật của viên chức. Đó là quyền phòng vệ chính đáng của công dân mà luật pháp tất cả các nước trên thế giới và ở nước ta đều công nhận.
Cũng có ý kiến cho rằng dẫu sao ông Vươn cũng biết những người mà ông ta chống lại là viên chức nhà nước. Chống lại viên chức nhà nước là chống lại người thi hành công vụ?
Lập luận này rất khiên cưỡng. Danh hiệu viên chức nhà nước không thể là cơ sở pháp lý để buộc tội người dân chống lại hành vi hoặc quyết định trái pháp luật của viên chức. Không thể lấy cái “áo giáp” viên chức để buộc tội dân. Nếu vậy thì không có sự kiện mà báo chí đã đưa tin là có 50 cá nhân, 25 tổ chức bị kỷ luật, năm cán bộ trong đó có chủ tịch, phó chủ tịch huyện, bí thư đảng uỷ, chủ tịch xã bị khởi tố vì đã cố ý huỷ hoại tài sản của công dân. Người dân quan tâm theo dõi bởi vì vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng không phải là vụ việc đột xuất, cá biệt. Nhân dân chờ đợi “thần công lý” lên tiếng.
Nghĩa là nếu buộc ông Vươn tội chống người thi hành công vụ, thì theo quan điểm của ông là không đúng pháp luật, vì ở đây không có thi hành công vụ?
Tôi muốn nhấn mạnh, trong trường hợp toà án tối cao đưa ra xét xử, nếu toà án tối cao có được chứng cứ thuyết phục được rằng việc làm của huyện Tiên Lãng (thu hồi, cưỡng chế) là đúng luật thì mới có thể kết luận ông Vươn chống người thi hành công vụ. Hay nói cách khác, chỉ khi toà án có cơ sở để bác lại kết luận Thủ tướng (kết luận Thủ tướng cho rằng thu hồi, cưỡng chế là sai pháp luật) thì lúc đó mới buộc tội ông Vươn vào tội này.
Vậy theo ông, trong trường hợp này thì ông Vươn có thể bị khép vào tội danh nào?
Theo tôi đó là tội vượt quá phòng vệ chính đáng, theo điều 15 của bộ luật Hình sự.
Chí Hiếu thực hiện
“Các Quyết định của UBND huyện Tiên Lãng thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn với lý do hết thời hạn sử dụng là không đúng với quy định của luật Đất đai 2003 và nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành luật Đất đai năm 2003”.
“Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm”.
(TRÍCH KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGÀY 10.2.2012 VỀ VỤ VIỆC CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT Ở XÃ VINH QUANG, HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG)
“Bộ đội của ta là của dân, do dân, vì dân mà lại đi tham gia cưỡng chế. Bộ đội, thì nhiệm vụ trước tiên, hàng đầu của anh là chống giặc ngoại xâm, thứ hai mới là giúp dân và thứ ba là tham gia sản xuất. Đây anh lại không bảo vệ cho dân làm ăn lại tham gia cưỡng chế dân. Đây là một sai lầm mà trong lịch sử đất nước ta chưa từng có”...
“... Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, cán bộ, công chức là công bộc của dân. Cái gì có lợi cho dân thì làm, cái gì hại cho dân phải tránh nhưng thực tế có làm được như vậy không? Ở trường hợp như vụ cưỡng chế, thu hồi đất với nhà ông Đoàn Văn Vươn thì họ đã làm trái, không thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch. Chúng ta thấy ở đây hiện tượng bao che cho nhau. Cho nên, nếu làm quyết liệt, có thể truy tố cả những cá nhân chủ trương, thực hiện phá nhà của công dân Đoàn Văn Vươn vì đây có thể nói là tội phạm, tội phá hoại tài sản của công dân”.
(NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC – ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN SÀI GÒN TIẾP THỊ NGÀY 7.2.2012)
Nguyên phó chủ tịch Nguyễn Văn Khanh bị tạm giam (22/10)
Gia đình ông Vươn đề nghị được bồi thường 77,9 tỉ đồng (16/05)
Gia đình ông Vươn kiến nghị khởi tố bị can hủy hoại tài sản (15/05)
Gia đình ông Vươn đề nghị ngân hàng xóa nợ (10/05)
Chưa định giá được tài sản bị phá hủy của gia đình ông Vươn (25/04)
Tiên Lãng: Kỷ luật cảnh cáo lãnh đạo xã Vinh Quang (29/02)
Hải Phòng dừng các quyết định thu hồi đất (25/02)
Cách chức Huyện uỷ viên, chủ tịch và phó chủ tịch huyện Tiên Lãng (24/02)
Kỷ luật tập thể, cá nhân vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (22/02)


- XỬ LÝ HÀNH VI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ: Hết sức cẩn trọng khi huy động quân đội (PLTP). - Người dân lo chuyện lạm quyền nổ súng là đúng (TT). - Nổ súng phải trúng đích (TT).

- Kiểm điểm cán bộ, viên chức “trốn việc” (TT).- Cảnh sát giao thông bị quay phim tống tiền (TT).
- Quyết định “tiền hậu bất nhất” của TAND Tối cao có thể tạo ra tiền lệ xấu (DT).

- Rút súng thị uy, ngăn cấm người dân đến nhận đất hợp pháp (DT). – Thanh Hóa: Vụ đi khiếu nại bị còng tay: Chủ tịch UBND thành phố xin lỗi dân (DT). – UBND huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang): Giải quyết khiếu nại đất đai theo kiểu… bập bênh (LĐ).
-
Quyết định “tiền hậu bất nhất” của TAND Tối cao có thể tạo ra tiền lệ xấu(Dân trí) - Việc TAND Tối cao kháng nghị bản án số 58/2008/DSPT về vụ tranh chấp đất ở xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội khi người được thi hành án đã chết, còn bản án đã được thi hành sẽ đẩy người dân vào vòng kiện tụng phức tạp và tạo ra một tiền lệ xấu.

>> Người chết không được yên vì quyết định kháng án của Tòa Tối cao

Người dân khốn khổ vì những bất thường của phường Phương Liên

Rút súng thị uy, ngăn cấm người dân đến nhận đất hợp pháp

Khu Liên hợp thể thao Quốc gia “bỏ quên” gần 1000 m2 đất công
Cán bộ xã thay “Nam Tào” khai sinh, báo tử ăn chặn tiền chính sách
Cần làm rõ hơn quy định về xác định giá đất
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Ngày 18/3, tại TP. Cần Thơ, Viện nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) phối hợp tổ chức OXFAM tổ chức Hội thảo Xem xét, bình luận báo cáo tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến nhân dân và góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tiến sĩ Đinh ...

- LS Hà Huy Sơn: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân là nguồn gốc đẻ ra khủng hoảng thị trường bất động sản (BoxitVN).

- Vì sao thời hạn giao đất nông nghiệp là 50 năm? (DV). – Nhiều phi lý trong đền bù: Lo ngại lợi ích nhóm trong quy định thu hồi đất (DV). - Hành chính hóa ‘đẻ’ ra luật Đất đai rườm rà (VNN). - Góp ý Luật Đất đai (sửa đổi): Bảo đảm cuộc sống ổn định người dân sau khi thu hồi đất (SGGP). - Thu hồi đất cho dự án kinh tế – xã hội: Dễ bị lạm dụng (LĐ). – Cần Thơ: Dân khốn khổ vì quy hoạch “treo” suốt 34 năm (DT).
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kiểm tra việc thực hiện pháp luật đất đai ở Đà Nẵng (Thanh tra).
- Bộ Tư pháp muốn bỏ thu hồi đất vì lý do kinh tế (VnEco).



Đẩy mạnh việc lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)Báo Hoà Bình

Cần cơ chế bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đấtcand.com- Quy hoạch “treo” hại dân (NLĐ). - Công dân hai xã Dương Nội và Cổ Nhuế tiếp tục khiếu kiện (NCT). - Không có cơ sở giải quyết khiếu nại về đất đai ở Dương Nội và ao Thước Thợ (HNM). - Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh:Vẽ lại bản đồ, cướp đất, chiếm tiền đền bù… (NCT).
“Làm quan chức nên thôi làm đại biểu Quốc hội” (VnEconomy).

- Công dân sẽ có mã số định danh (VNE).China: Sweeping Hukou Reforms? – Analysis
- Nguy hiểm khi cho CSGT bắn người chống cán bộ thi hành công vụ (GDVN). - Bắn kẻ chống đối: Cán bộ thường bị tấn công nói gì? (VTC). Người dân tả cảnh Tổ công tác 141 đánh người- Vụ 141 bị tố cáo “đánh vỡ mặt” người tham gia giao thông: Đi tìm sự thật… (PL&XH). - Diễn biến mới nhất vụ tố lực lượng 141 đánh người (VNM).


141 Hà Nội bị tố đánh gẫy quai hàm người dân
Tiền Phong Online

Trong khi phía CA cho rằng Nghiêm Duy Hoàng không đội MBH, bỏ chạy và tự gây tai nạn thì Hoàng và người dân chứng kiến lại “tố” Cảnh sát 141 CA Hà Nội đã đánh gẫy xương hàm người thanh niên 33 tuổi này vào chiều 14-3. Trao đổi với phóng viên ...

Tổ 141 Hà Nội bị tố đánh dân nhập việnVietNam
Net
Vượt đèn đỏ, đâm xe máy, kéo lê CSGT TPO –Vượt đèn đỏ, lạng lách, bị Cảnh sát giao thông chặn lại xử lý, đối tượng Nguyễn Đức Duy đã đâm thẳng xe vào ba chiến sĩ. Người đi đường bức xúc đã phối hợp bao vây, bắt giữ được đối tượng.

Vượt đèn đỏ, lao thẳng xe vào nhiều CSGTHà Nội Mới

Bắt đối tượng vượt đèn đỏ, đâm xe vào nhiều CSGTTuổi Trẻ

Vượt đèn đỏ, đâm liên tiếp vào Cảnh sát giao thôngAn ninh thủ đô





--Bộ trưởng Đinh La Thăng: ’Không có chuyện phí chồng phí’

--Bộ trưởng Đinh La Thăng mong dân chủ động sang tên xe
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Thật đáng tiếc khi số người chết do tai nạn giao thông tăng tới 17% trong hai tháng đầu năm nay, đặc biệt là vụ tai nạn thảm khốc như vụ tai nạn xe khách tại Cam Ranh Khánh Hòa hôm 8/3 vừa qua làm 12 người chết và hơn 50 người bị thương. Vậy đâu là ...

Bộ trưởng Đinh La Thăng giải đáp nhiều vấn đề “nóng”Dân Trí

Tai nạn giao thông không phải do hạ tầng kémVNMedia

-Tống tiền cảnh sát giao thông: Trách nhiệm nhìn từ hai phía
TT - Tôi đọc kỹ bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế và bài “Tống tiền cảnh sát giao thông” của báo Tuổi Trẻ ngày 16-3, nhận thấy đây là một vụ án hình sự khá đặc biệt và hi hữu.

--Côn đồ đòi bảo kê cả... nông dân
NLĐO - Do bị một nhóm côn đồ bắt chẹt “muốn bán phải đóng lệ phí”, nhiều nông dân trồng dưa ở Quảng Ngãi phải bán đổ, bán tháo sản phẩm do mình làm ra

Một công ty cố tình "phớt lờ" quyền lợi người lao động 
(NLĐO) - Công ty Sakura (trụ sở ở 28B Phước Long, phường Phước Long, TP Nha Trang), doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, chuyên kinh doanh hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Công ty này có hơn 300 lao động, nhưng quyền lợi chính đáng của họ thường xuyên bị… phớt lờ.

Quảng Nam: Khởi tố 4 lãnh đạo xã làm trái với Quyết định 290

(NLĐO) - Bốn lãnh đạo xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam bị khởi tố vì thiếu trách nhiệm trong công tác gây thiệt hại 509 triệu đồng.
- Cán bộ xã tự ý khai sinh, báo tử ăn chặn tiền chính sách (XH).

- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường “lên tiếng“ về mũ bảo hiểm “rởm“ (PLVN).

- Phạt vi phạm hành chính trong hôn nhân và gia đình: Những giải pháp bế tắc (PNTP).

- Bí thư tỉnh uỷ “bắt gặp” nhiều cán bộ bỏ nhiệm sở… uống càphê (LĐ).

- Bệnh thần kinh vẫn làm Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu: Thật giả mơ hồ (PNTP). - Xử lý nghiêm sai phạm của một số cán bộ Bệnh viện Nội tiết Trung ương (ND).

- 20 lãnh đạo, cán bộ xã “ăn bẩn” tiền chính sách (KT).

- Khuất tất vụ giám đốc Sở bị tố nhận ‘lót tay’ (VNE).

- Hà Tĩnh thu hồi sổ đỏ của quan chức huyện ủy (NĐT).

Tổng số lượt xem trang