Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

PHÁT NGÔN VÀ QUI ĐỊNH CỦA QUAN CHỨC BỘ NÀO CÓ HÀM LƯỢNG TRÍ TUỆ THẤP NHẤT VIỆT NAM HIỆN NAY? Tổng bí thư, Giáo Sư, Tiến Sĩ Nguyễn Phú Trọng đề nghị xử lý nhân dân theo luật rừng

-Đặng Cứu Quốc

"...Kính đề nghị những anh, chị Việt kiều có ký tên vào bản góp ý sửa đổi hiến pháp hãy kiện ông Trọng ra tòa án nơi quốc gia các anh chịđang ở về tội xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ. Tòa án các nước sở tại có thể sẽ bắt giữ, xử lý ông Trọng mỗi khi ông đặt chân vào những quốc gia này..."

 

Việc nhân dân Việt Nam góp ý sửa đổi hiến pháp theo lời kêu gọi của quốc hội và đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) là phù hợp với luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế về quyền tự do ngôn luận, tự do trình bày quan điểm ý kiến, tựdo tư tưởng. Thếnhưng, tổng bí thư (TBT) đảng CSVN  Nguyễn Phú Trọng đã cho rằng việc góp ý sửa đổi hiến pháp của người dân trong đó có đề nghị xóa bỏđiều 4 hiến pháp, xóa bỏ sựđộc tài độc đảng, xóa bỏđất đai thuộc sở hữu toàn dân, phi chính trịhóa quân đội, quân đội không được nằm dưới sự chỉ huy, quản lý độc tài của đảng CSVN là suy thoái đạo đức, chính trị, tư tưởng và ông ta đề nghịcác đồng chí thuộc băng đảng cộng sản của ông ta xử lý, chứng tỏ ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu đảng CSVN xử lý theo luật rừng chẳng sai.

Trong khi đảng và nhà nước CSVN ra rả “mời gọi” nhân dân góp ý sửa đổi hiến pháp, thậm chí họ còn cho rằng không có vùng cấm, kể cảđụng đến vai trò lãnh đạo của đảng, thếmà ngày 25 tháng 2 năm 2013, như nhiều người đã biết, chương trình Thời sựVTV1, đưa phát biểu của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng: "Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Cho nên các đồng chí phải quan tâm xử lý những cái này."

Xử lý ai vi phạm đây? Nếu xửlý các đồng chí đảng viên trong băng đảng của ông ta thì chưa chắc trong điều lệđảng có quy định cấm đảng viên tự do trình bày ý kiến góp ý sửa đổi hiến pháp. Còn nếu xử lý nhân dân, những người không đảng viên thì sai luật hoàn toàn, chỉ có thể dùng luật rừng để xử lý mà thôi. Việc góp ý sửa đổi hiến pháp của người dân hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế và luật pháp Việt Nam, phù hợp với lời kêu gọi của quốc hội và đúng với chủ trương đường lối của đảng đã không ngớt tuyên truyền “mời gọi” cho cuộc góp ý sửa đổi hiến pháp với cái gọi là “trưng cầu dân ý” này. Do đó, phải chăng đảng CSVN đã đưa lên một ông tổng bí thư quả là ngu dốt biểu hiện qua phát biểu và chỉđạo xử lý trên đài truyền hình VTV1 vừa qua.

Ngu là vì ông Trọng, tổng bí thư đảng CSVN “trí tuệ”, đã từng là chủ tịch quốc hội, đứng đầu một cơ quan “quyền lực cao nhất nước” chuyên ban bố luật pháp, có quyền cho soạn thảo, ban hành không biết bao nhiêu là luật pháp thế mà ông ta không biết tí nào về luật phápđể rồi phát biểu tầm bậy, ra một cái lệnh xử lý tầm bậy, ra lệnh cho các đồng chí đảng viên trong băng đảng cộng sản, trong đó có cả lực lượng công an, an ninh xử lý những người dân góp ý sửa đổi hiến pháp trong đợt trưng cầu dân ý do đảng và nhà nước “mời gọi”. Dốt là vì ông tađã từng là là một Giáo sư, Tiến sĩ Triết học Mác Lê nin “trí tuệ siêu phàm”, thế mà giờđây đã lộ rõ bản chất dốt nát khi ông takhông có đủ trình độ nhận thức và lý luậnđến nổi suy diễn tầm bậy tầm bạ cho rằng người dân góp ý sửa đổi hiến pháp là suy thoái đạo đức, tư tưởng, chính trị (“?”).

Ông Trọng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để vu khống, lăng mạ người khác khi những người này đứng ra góp ý sửa đổi hiến pháp. Người dân góp ý sửa đổi hiến pháp trong đợt trưng cầu dân ý này hoàn toàn không vi phạm pháp luật và càng không có gì để mà bị xử lý cả. Ngược lại, chính ông Trọng mới đáng bị xử lý vì ông ta đã xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhân dân, vu khống những người dân đã góp ý sửa đổi hiến pháp lần này là suy thoái đạo đức..., rồi còn cao ngạo ra lệnh xử lý người ta? Thậm chí, tội trạng ông Trọng còn bị gia trọng do có tình tiết tăng nặng là ông ta đã lạm dụng chức vụ quyền hạn để vu khống,lăng mạ, xúc phạm danh dựngười khác theo điều 121 và 122 Luật Hình sự Việt Nam. Ông Trọng muốn xử lý người dân góp ý sửa đổi hiến pháp thì không thểcó điều luật nào để cho ông dựa vào xử lý mà chỉ có thể dùng luật rừng mà thôi.

Sách có tên là “Luật Rừng Trong Rừng Luật” đã ghi lại những thủ đoạn gian xảo, bỉ ổi, tàn độc của “các bậc cộng sản đàn anh” đã gây tội ác với nhân dân nhằm hại dân, hại nước, phải chăng Nguyễn Phú Trọng đã tiếp tục thực hiện luật rừng như sách đã nói?

Noi gương Nguyễn Phú Trọng, nịnh bợ Nguyễn Phú Trọng, trong nước, có rất nhiều tay cộng sản kỳ cựu, lão thành nhảy ra khua môi múa mỏ, trong đó có ông Trần Trọng Tân,  nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương. Ngày 10 tháng3 năm 2013, ông Tânđã tiếp tục kêu gọi duy trì sự thống trịđộc tài,độc đảng, duy trì điều 4 hiến pháp, tuy nhiên ông còn kiến ghị, bày trò soạn “luật vềđảng”đểgiám sát đảng qua bài viết ghi nhận “Không cho phép Đảng lãnh đạo trở thành đảng trị” của Minh Cường.

Làm sao có thể giám sát, khống chế được đảng? Nếu đảng CSVN vi phạm pháp luật thì liệu người dân có dùng lá phiếu để mà phế truất đảng được không? Không bao giờ! Bởi vì điều 4 hiến pháp còn sờ sờra đó, hiến pháp còn bị bắt buộc ghi công nhận sựđộc tài độc đảng, duy trì sự thống trị của đảng sờ sờ ra đó cơ mà? Đảng vẫn lợi dụng điều 4, vẫn vịn vào hiến pháp như thếđể tiếp tục hại dân hại nước cơ mà, luật vềđảng là cái thá gì, có giá trị gì đâu?

Ông Tân cũng như bao ông cộng sản gian xảo khác chỉ làm những trò mị dân, lừa dân mà thôi!

Qua bài báo, ông Tân đề nghị rằng: “Nếu đảng vi phạm luật trầm trọng thì bầu lại tổng bí thư khác chứ không được phế truất đảng CSVN…”. Chao ôi! Nếu bầu ông tổng bí thư khác lên, cũng là một tên cộng sản phản động, phản dân chủ thì tổng bí thư mới có khác gì tổng bí thư cộng sản cũ đâu? Hãy dẹp ngay cái trò góp ý sửa đổi hiến pháp theo kịch bản đã dàn dựng một cách đầy mưu mô thủđoạn quỷ quyệt và hãy dẹp ngay cái trò trưng cầu dân ý mị dân, lừa dân ấy đi hỡi những ông cộng sản gian xảo!

Kính đề nghị những anh, chị Việt kiều có ký tên vào bản góp ý sửa đổi hiến pháp hãy kiện ông Trọng ra tòa án nơi quốc gia các anh chịđang ở về tội xúc phạm nhân phẩm danh dự, lăng mạ, vu khống người khác. Tòa án các nước sở tại có thể sẽ bắt giữ, xử lý ông Trọng mỗi khi ông đặt chân vào những quốc gia này. Trọng sẽ nhục nhã, xấu hổ cúi gằm mặt bước đi trong tâm trạng đầy lo lắng, sợ hãi mỗi khi hắn bước chân ra nước ngoài nhất là những nơi có nhiều bà con Việt kiều sinh sống.

Đảng CSVN dàn dựng ra trò trưng cầu dân ý để sửa đổi hiến pháp, nay lại hâm dọa, vu khống người dân nếu ai dám góp ý sửa đổi hiến pháp mà đụng đến đảng. Vậy thì trưng cầu dân ý giả tạo, mị dân, lừa dân làm chi nữa hỡi ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gian xảo , thâm độc, hỡi đảng cộng sảnđộc tài, phản động, phản dân chủ kia?

Đứng trước hoàn cảnh đảng và nhà nước CSVN ngày càng dùng nhiều âm mưu, thủđoạn gian manh quỷ quyệt để lừa dân hại nước như thế, chúng ta cần phải có tổ chức tốt, hậu phương mạnh và sách lược đúng để sớm dẹp bỏ cái chếđộ CSVN nguy hại này. Hỡi những người Việt Nam yêu nước, những nhân sĩ trí thức, những anh hùng hào kiệt hãy suy nghĩ về vấn đề này, chúng ta cần có sự đoàn kết, cần ngồi lại với nhau để thống nhất tư tưởng và hành động, tìm ra giải pháp, cùng tìm cách cứu dân cứu nước thoát khỏi ách thống trị đê hèn của cộng sản! Quê hương chúng ta, tương lai giang sơn hùng vĩ này, vận mệnh dân tộc nòi giống tiên rồng này đang khắc khoải từng ngày, từng giờ trông chờ sự giải cứu. Chúng ta không thể nào ngồi yên khi nhìn thấy CSVN ngày càng lộng hành, ngày càng làm thêm nhiều trò gian xảo, bỉ ổi. Chúng ta không thể nào ngồi yên khi nhìn thấy giang sơn chìm đắm!

                                                                                                                     19/3/2013
Đặng Cứu Quốc -Tổng bí thư, Giáo Sư, Tiến Sĩ Nguyễn Phú Trọng đề nghị xử lý nhân dân theo luật rừng (Đặng Cứu Quốc)

************


Trần Ngân: PHÁT NGÔN VÀ QUI ĐỊNH CỦA QUAN CHỨC BỘ NÀO CÓ HÀM LƯỢNG TRÍ TUỆ THẤP NHẤT VIỆT NAM HIỆN NAY? (viet-studies 20-3-13) -- Lại thêm một nghiên cứu cưc kỳ công phu, xuất sắc, của tác giả quen thuộc Trần Ngân! ◄◄◄

Khoảng hai năm trở lại đây, hàng loạt văn bản luật của các cơ quan quản lý nhà nước hay phát ngôn của các quan chức gặp phải phản ứng mạnh của dư luận về nhiều vấn đề như tính khả thi hay thậm chí là tính ngô nghê của chúng.

Mới đây, trên Facebook đã có lan truyền một cuộc bình chọn xem những qui định nào là ngớ ngẩn nhất. Có thể kể ra những qui định như: thịt tươi không được bán quá 8 tiếng, phạt xe không chính chủ, chứng minh thư phải ghi tên cha mẹ, viếng đám ma không quá 7 vòng hoa, không được để ô kính trên nắp quan tài… Trong những qui định và phát ngôn bị phản ứng nhiều nhất thì có thể thấy có một tỉ lệ rất lớn xuất phát từ Bộ Công an.

1.     Từ lời nói…

Chúng ta thử điểm lại một vài phát ngôn của các quan chức Bộ này trong thời gian gần đây.

Sáng ngày 20/11 vừa qua, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Thế giới đã tổ chức Họp báo công bố Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức”. Báo cáo đánh giá bốn ngành và lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất là cảnh sát giao thông (CSGT), quản lý đất đai, hải quan và xây dựng.

… Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công An không đồng tình với kết luận đó. Theo ông Tuyến, đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng: “Tôi cho rằng ở đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng. Bây giờ nghiên cứu thế nào là tham nhũng, thế nào là tiêu cực tôi cho rằng nó chưa rạch ròi. Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”. (VTC, 23/11/2012)

Còn đại tá Đinh Mạnh Toàn - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tại Hội nghị bàn về các nội dung của dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì nói:

Báo chí nên hướng dư luận đúng vào các kết luận của các cơ quan chức năng. Báo chí cũng nên hướng dư luận vào đúng với các kết luận của những người chủ trì các cuộc họp của các cơ quan chức năng. Gần đây tôi lên mạng xem, báo chí vẫn hướng dư luận vào cái khác, đó là chúng ta nêu lên thế nào là mũ giả, mũ rởm. Các phóng viên đó có lẽ là thế nào đó, thiểu năng gì đó, có gì đó không hiểu thế nào là mũ giả, mũ rởm, mà cứ phải đưa ra bằng những lời lẽ, những giả thiết. (Lao động, 11/3/2013)

Còn Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Hành chính về TTXH, khi trả lời về dự thảo quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ của Bộ Công thì nói:

"Nếu người thi hành công vụ cố tình vi phạm thì dù có quy định chặt chẽ đến mấy cũng vẫn xảy ra việc lạm quyền", ông Vệ nói. Ông này cũng nói thêm: "Việc nổ súng bắn người đâu có dễ, từng có cán bộ thi hành án bắn trượt do quá run... nên không lo việc xảy ra lạm quyền". (Vietnamnet, 14/3/2013)

Những phát ngôn này đã được báo chí và mọi người phân tích nhiều. Chỉ xin nói thêm là tất cả những phát ngôn trên đây hoặc cho thấy sự ngụy biện thô thiển tới mức bất cần, coi thường dư luận hoặc cho thấy sự ngô nghê của lập luận tới mức người nghe có quyền nghi ngờ về trí tuệ (dù chỉ ở mức trung bình) của người phát ngôn ra câu nói đó.

2.     Đến việc làm

Cũng trong thời gian này, Bộ CA cũng đã đưa ra hàng loạt qui định hoặc dự thảo qui định gặp phản ứng dữ dội của người dân. Ví dụ như:

-        Phạt xe không chính chủ

-        Chứng minh thư phải ghi tên cha mẹ

-        Đi nước ngoài hoặc đi tù quá 2 năm bị xóa hộ khẩu…

Nếu chiếu theo những tiêu chuẩn của một chính sách tốt như: lợi ích cho xã hội vượt quá chi phí, có tính khả thi, có khả năng được xã hội chấp nhận cao, giảm thiểu những hệ quả không lường trước, minh bạch… thì hầu hết các qui định trên đều không đạt. Một điểm chung nữa của những qui định này là hàm lượng trí tuệ của chúng thấp khá xa so với mức trí tuệ trung bình của xã hội nên gần như tất cả mọi người dân bình thường, dù ít học đều có thể chỉ ra những điểm quá sức bất hợp lý của chúng.

Những bất cập của những qui định này đã có nhiều người phân tích nên ở đây tác giả không nêu lại nữa.

Vấn đề cần lưu ý ở đây là với hầu hết các bộ ngành khác, sau khi gặp phải phản ứng dữ dội từ dư luận thì hầu hết đều rút lại các qui định gây tranh cãi. Như Bộ NN&PTNT rút lại qui định “chỉ được bán thịt tươi dưới 8 tiếng”, Bộ Văn hóa TT rút lại qui định “quan tài không nắp kiếng” thì với Bộ Công an, họ hầu như không rút lại các qui định gây tranh cãi. Ví dụ về vụ cấp giấy chứng minh có in tên cha mẹ, sau khi bị dư luận chỉ ra những bất hợp lý quá rõ ràng, thậm chí vi phạm các điều ước quốc tế về quyền trẻ em và cả thủ tướng cũng đã yêu cầu xem xét lại thì Bộ CA vẫn quyết định cấp giấy chứng minh có in tên cha mẹ vào tháng 8/2012:

Thông tư 27 của Bộ Công an về việc cấp chứng minh nhân dân mới có ghi tên cha, mẹ bắt đầu từ ngày 1/7 đã gây nhiều phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, khẳng định vẫn tiến hành triển khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu mới. Theo đó, việc thực hiện thí điểm trên 3 quận, huyện của Hà Nội là Hoàng Mai, Tây Hồ, Từ Liêm sẽ bắt đầu từ tháng 9 tới.(VOV, 23/8/2012)

Tới tháng 12/2012, tại phiên họp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã phải nhìn nhận khuyết điểm về quy trình thẩm định thông tư về mẫu chứng minh thư mới có ghi tên cha mẹ. (Vnexpress, 24/12/2012)

Nhưng sang tới tháng 1/2013, Bộ CA vẫn tiếp tục việc thí điểm cấp giấy chứng minh theo mẫu mới:

"Chúng tôi có văn bản xin ý kiến Thủ tướng về việc để tên cha mẹ trên chứng minh nhân dân. Nếu Thủ tướng yêu cầu chỉnh sửa, Bộ sẽ sửa lại mẫu in ra, không ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai", đại diện Bộ Công an nói. (Vnexpress, 24/1/2013)

Hay một qui định nữa cũng có thể ảnh hưởng rất lớn tới người dân là qui định về xử phạt xe không chính chủ do bị phản ứng quá nhiều nên Bộ Giao thông vận tải phải đề nghị rút qui định này nhưng Bộ Công an vẫn cương quyết làm:

Mặc dù Bộ GTVT chưa đồng ý với thời gian xử phạt xe không chính chủ nhưng đại diện Bộ Công an khẳng định vẫn thực hiện và ra Thông tư 11 để triển khai. Theo đó, từ 15-4 xe máy, ô tô mua bán không sang tên đổi chủ sẽ bị xử phạt. (VTC, 15/3/2013)

3.     Nguyên nhân từ đâu

Nguyên nhân chung của việc tại sao thời gian gần đây người dân phản ứng với nhiều chính sách thì có nhiều, chẳng hạn:

-    Một phần là do sự vào cuộc của báo chí. Thực ra trước đây có rất nhiều qui định trời ơi, không có tính khả thi, ban hành rồi để đó nhưng cũng không ai để ý. Giờ do báo chí vào cuộc nhiều nên dư luận mới thấy rõ hơn sự ngớ ngẩn của chúng.

-    Nhưng lý do lớn hơn theo tác giả là thật sự trình độ của bộ máy quản lý nhà nước càng ngày càng kém đi so với yêu cầu của xã hội hiện đại. Đây chính là kết quả tích tụ của việc chạy chỗ, chạy quyền, chạy chức ngày càng tệ tại trong hơn chục năm trở lại đây. Hiện nay, khi một người vào làm cơ quan nhà nước dù ở địa phương hay trung ương thì ít người thán phục khen giỏi mà chủ yếu hỏi là có quen biết ai hoặc chạy hết bao nhiêu tiền. Khi có quá nhiều cán bộ vào được bộ máy nhà nước do quen biết và chạy chọt thì chất lượng của bộ máy công quyền đi xuống là điều hiển nhiên. Hơn nữa, trong bộ máy hành chính, những người đưa ra các qui định kiểu này không phải chịu sự chế tài hay kỷ luật nào cả và nếu họ làm tốt cũng chả được khen thưởng hay lợi lộc gì nên tất nhiên họ càng có ít trách nhiệm với những thứ họ ban hành.

Ngoài những nguyên nhân chung trên của bộ máy hành chính thì tác giả muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao Bộ CA lại đứng đầu bảng về phát ngôn và những qui định gây phản ứng mạnh từ dư luận? Theo tác giả, có 2 nguyên nhân chính: 1) Trình độ của cán bộ công an ngày càng tụt hậu so với mặt bằng chung của xã hội; 2) Lực lượng CA ngày càng ý thức được quyền lực và tầm quan trọng của mình nên ngày càng mạnh bạo hơn trong việc đưa ra các qui định, bất chấp sự không đồng tình và phản ứng của người dân.

Thứ nhất, về mặt bằng cấp thì có thể thấy lực lượng CA ngày càng nhiều người có bằng cấp, học hàm, học vị cao, thậm chí là PGS, GS, TS[1]… Tuy nhiên, vấn đề là ngoài những môn về nghiệp vụ ngành, chương trình đào tạo ở các trường CA vẫn nhấn mạnh chủ yếu vào lòng trung thành với chế độ và đảng cộng sản (điển hình là câu khẩu hiện của lực lượng CA hay được nhắc tới: “Chỉ biết còn Đảng còn mình”) trong khi một nền hành chính hiện đại sẽ phải nhấn mạnh rằng CA, cũng như các cơ quan công quyền khác phải có trách nhiệm chính là phục vụ và bảo vệ người dân vì họ được trả lương từ tiền thuế của dân chứ không phải cai trị dân. Do mục tiêu hàng đầu là đào tạo ra những người trung thành với chế độ nên chắc chắn chương trình học không thể khuyến khích tư duy phản biện (Critical Thinking) mà phải ưu tiên cho lối học thụ động, học thuộc lòng. Chưa kể, cũng như mọi ngành khác ở Việt Nam, một người muốn lên làm lãnh đạo CA thì tiêu chuẩn tối thiểu là phải có bằng trung hoặc cao cấp chính trị. Giảng viên và chương trình học chính trị ở Việt Nam đa số vừa cũ kỹ, vừa giáo điều, khác biệt hoàn toàn so với chuẩn mực của chính trị học hiện đại ở các nước phát triển và cách học cũng chủ yếu là học thuộc lòng mà không cần động não. Ngoài ra, để được thi vào trường thuộc khối an ninh thì lý lịch được coi là điều kiện tiên quyết. Thí sinh phải được sơ tuyển ở công an địa phương và xác nhận lý lịch xem có đủ tiêu chuẩn không mới được thi[2]. Như vậy, nhiều thí sinh giỏi nhưng lý lịch “có vấn đề” đã bị sàng lọc bớt, những người còn lại muốn lên làm lãnh đạo phải học ít nhất 7, 8 năm (nếu muốn có bằng thạc sĩ, TS thì còn lâu hơn nữa) toàn những lý thuyết lạc hậu, cũ rích theo kiểu nhồi sọ thì chất lượng đội ngũ cán bộ CA không thấp so với mặt bằng chung của xã hội mới là lạ. Vì vậy, cũng đừng ngạc nhiên khi phải nghe nhiều phát ngôn ngô nghê của các quan chức ngành CA, dù họ có mang hàm tướng đi nữa.

Thứ hai, cùng với việc Bộ CA không thèm đếm xỉa tới sự phản ứng của dư luận về những qui định trên thì một điều có thể nhận thấy là trong vài năm gần đây, số vụ CA sử dụng bạo lực với dân ngày càng nhiều, rất nhiều trường hợp đánh chết người dân tại đồn hoặc đánh công khai ngoài đường[3]. Có nhiều lý do giải thích cho việc này nhưng theo tác giả, lý do quan trọng nhất là lực lượng CA đang ngày càng tự tin vào sức mạnh và quyền lực của mình. Tự tin tới mức họ có thể bất chấp, không cần quan tâm tới phản ứng của dư luận về những bất hợp lý quá rõ ràng trong các qui định của họ đưa ra. Tự tin tới mức Bộ Công an còn đưa ra dự thảo qui định cho phép bắn thẳng vào người có hành vi chống đối nếu có khả năng gây nguy hiểm. Vậy tại sao lực lượng CA lại ngày càng trở nên tự tin và sẵn sàng bất chấp dư luận như vậy? Lý do chính có lẽ là vì họ đã ý thức được vai cực kỳ quan trọng của mình trong hệ thống chính trị hiện tại

Thời gian gần đây, tính chính đáng trong vai trò lãnh đạo của Đảng CS ngày càng bị đặt thành câu hỏi vì kinh tế suy thoái, tham nhũng tràn lan ăn sâu vào hệ thống, bất ổn xã hội gia tăng do các vụ khiếu kiện đông người ngày càng nhiều mà lý do chủ yếu là vì người nghèo ở nông thôn bị cướp đoạt ruộng đất trắng trợn, các vụ trộm cướp táo tợn tăng đột biến ở các đô thị lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội… Do đó, để duy trì quyền lực và giữ ổn định xã hội, Đảng ngày càng phải dựa nhiều hơn vào lực  lượng CA trong việc trấn áp các cuộc khiếu kiện hay biểu tình, cưỡng chế đất đai, bắt bớ và đe dọa những người bất đồng chính kiến... Đảng và CA đều hiểu là cả 2 bên đều cần nhau, Đảng (chính quyền) cần CA để đàn áp và duy trì ổn định xã hội nên không dám trừng phạt quá mạnh tay khi CA làm sai (ngược lại, nếu có ai dám chống đối hoặc gây bất lợi cho ngành CA thì sẽ bị trừng trị rất nặng tay, ví dụ điển hình là vụ nhà báo Hoàng Khương của Báo Tuổi trẻ hay vụ 1 cô gái trẻ tát vào mũ bảo hiểm của CA và bị tù giam 9 tháng sau đó giảm xuống còn 6 tháng (Vietinfo, 10/1/2012)). Còn CA cần Đảng để có thêm quyền lực và từ đó có thêm được các lợi ích về kinh tế cho các cán bộ trong ngành[4].

Một lý do nữa khiến lực lượng CA ngày càng có nhiều quyền lực có thể xuất phát từ nhu cầu củng cố phe cánh ở hàng ngũ cán bộ cấp cao của Đảng. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà từ khi thủ tướng Dũng, một nhà chính trị kỳ tài trong việc xây dựng phe cánh và đấu đá nội bộ lên làm thủ tướng thì ông này đã phong hàm tướng cho hàng loạt cán bộ CA. Từ khi lên nắm quyền, chỉ riêng với cấp bậc thiếu tướng và trung tướng, thủ tướng Dũng đã ký quyết định phong hàm cho:

-        2007: 29 thiếu tướng; 12 trung tướng (CAND, 28/4/2007)

-        2008: 33 thiếu tướng, 4 trung tướng (http://CAND, 5/6/2008)

-        2009: 10 thiếu tướng, 5 trung tướng (CA TP.HCM, 20/10/2009)

-        2010: 44 thiếu tướng, 8 trung tướng (Langmotrach, 2010)

-        2011: 51 thiếu tướng, 7 trung tướng (VOV, 16/12/2011)

-        2012: 34 thiếu tướng, 14 trung tướng (CA Đà Nẵng, 2012)

Như vậy, chỉ trong 6 năm, thủ tướng Dũng đã ký phong hàm cho tổng cộng là 201 thiếu tướng và 50 trung tướng ngành CA, đây là một con số rất lớn so với thời kỳ trước đó cũng như so với lực lượng cảnh sát của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tất nhiên là bất kỳ nhà lãnh đạo nào ký phong hàm hay nâng chức cho cấp dưới đều hi vọng vào sự trung thành của họ với cá nhân mình[5].

Như vậy, số lượng tướng lĩnh CA đã gia tăng đột biến thời gian gần đây. Chưa kể một số tướng CA được điều sang các cơ quan quan trọng khác. Chẳng hạn, Trung tướng Bùi Văn Nam thôi giữ chức thứ trưởng Bộ CA để giữ chức bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; Trung tướng Phạm Minh Chính thôi giữ chức thứ trưởng Bộ CA để giữ chức bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Trung tướng Trương Hòa Bình thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ CA để sang làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II (Bộ Công an) Phạm Dũng được Thủ tướng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ. Tất nhiên không thể không kể tới vai trò của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, là Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về an ninh và tôn giáo mới về hưu.

Khi số lượng tướng lĩnh cao cấp tăng quá nhiều và nhanh, cán bộ ngành CA được trọng dụng ở nhiều vị trí quan trọng khác thì rõ ràng việc lực lượng CA tự tin hơn về vai trò của mình trong xã hội cũng là điều dễ hiểu.

Tóm lại, theo tác giả, xu hướng chung là lực lượng CA sẽ ngày càng có tiếng nói quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam. Tình hình càng trở nên rối ren và bất ổn thì vai trò CA sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn và họ sẽ ngày càng tự tin và thích đưa ra các qui định để kiểm soát xã hội chặt chẽ hơn, đồng thời mang lại lợi ích cho mình. Tuy nhiên, do trình độ cán bộ công chức chung còn rất yếu kém nên chắc chắn sắp tới sẽ còn nhiều qui định của ngành CA gặp phải phản ứng mạnh của xã hội.

 


 

[1] Muốn đánh giá trình độ khoa học thực sự của các vị GS, TS ngành CA cứ đọc thử bài này “Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là mắc kế địch” của Trung tướng, PGS.TS Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ CA sẽ rõ: (Vietnamplus, 17/3/2013). Cũng xin nói thêm rằng Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an cũng là có học hàm, học vị là GS.TS. Có lẽ ông là bộ trưởng bộ CA có học hàm, học vị cao nhất thế giới. Ngành CA hiện nay (cũng như quân đội, thể thao…) rất chuộng học hàm, học vị. Trong Dự thảo Luật CAND (sửa đổi) đang được Bộ Công an xây dựng (tất nhiên Luật này phải có chỉ đạo sát sao từ PGS. TS Thứ trưởng Tô Lâm hay GS.TS Bộ Trưởng Trần Đại Quang rồi) cũng đề nghị:

…đưa ra tiêu chí cụ thể để kéo dài thời gian công tác đối với các đồng chí là lãnh đạo, chỉ huy hoặc có học vị Tiến sĩ, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư hoặc được cấp có thẩm quyền xác định là chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực Công an (CAND, 24/2/2013)

[2] “Bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương. Có thân nhân trong gia đình (ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng...) đảm bảo tiêu chuẩn về chính trị theo quy định của Bộ Công an” (Dân trí, 5/3/2010)

[3] Vụ mới nhất là Tổ 141 đánh 1 người dân trọng thương vì không mang mũ bảo hiểm ở giữa thủ đô Hà Nội ngày 14/3/2013 (Người lao động, 17/3/2013)

[4] Xin nói thêm là nạn chạy chức quyền trong lực lượng CA cũng không thua gì các ngành khác vì các vị trí cao cấp trong ngành mang lại rất nhiều bổng lộc. Chẳng hạn khi bọn trộm đột nhập nhà Trung tướng Vũ Hùng Vương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát trong đêm 25/12/2011 chúng đã lấy được trong két sắt nhà ông này: “550 triệu đồng, 9 cây vàng 9999, 12 chỉ vàng tây cùng một số ngoại tệ, tổng trị giá hơn 1 tỉ đồng. Ngôi nhà 3 tầng nằm trong con ngõ to thuộc phường Dịch Vọng đã bị nhóm đối tượng này khoắng sạch” (Petrotimes, 19/2/2012)

[5] Không biết có phải vô tình hay hữu ý mà vào cuối năm 2010, trong thời kỳ cao điểm của vụ Vinashin, khi rất nhiều mũi dùi tập trung vào thủ tướng Dũng trong kỳ họp Quốc hội về trách nhiệm của ông trong vụ này thì Trung tướng (lúc đó là thiếu tướng) Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL – CAND, đại biểu Quốc hội của Hải Phòng, là một trong những người hiếm hoi lại lên tiếng bênh vực thủ tướng Dũng:

"Hiện nay chúng ta vẫn ở trong tầm kiểm soát được Vinashin, nhiều đại biểu Quốc hội chưa hình dung hết được Vinashin như thế nào, thực sự Vinashin hiện nay nhiều con tàu vẫn đang xuất xưởng, vẫn đang được đóng mới, còn đám sai phạm thì ta xử lý hết sức nghiêm túc, chứ không phải Vinashin u ám và thất vọng như một số đại biểu phát biểu. Cơ quan điều tra đã làm việc hết sức nghiêm túc, tất cả những đối tượng sai phạm, những con người sai phạm ở đây đều được xử lý một cách nghiêm minh.(Tuanvietnam, 5/11/2010)

 


Lỡ lời kiểu Freud (Freudian slip):
Chủ tịch Quốc hội: "Đại biểu Quốc hội như... chim đưa thư' (TT 20-3-13) -- Ông Nguyễn Sinh Hùng nhìn đại biểu quốc hội thì nghĩ đến chim.

Bỏ phiếu bằng chân: Hiến pháp và Quốc hội (VnE 20-3-13) -- "Phó chủ tịch Quốc hội sốt ruột trước những hàng ghế trống tại hội nghị đại biểu chuyên trách góp ý sửa Hiến pháp..."  Các đại biểu này đã "bỏ phiếu bằng đôi chân" ("Định luật Tiebout" trong kinh tế học)

Quyền hành như vua! Thủ tướng đồng ý ưu đãi cao nhất cho bauxite (PN Today 20-3-13)

Ông Lê Hoàng Châu lại có ý kiến mới: Nên dành toàn bộ 30.000 tỉ đồng cho dân vay mua nhà! (LĐ 20-3-13) -- Tôi có ý kiến hay hơn: chính phủ nên sung công tất cả BĐS hiên bò trống, cho dân nghèo ở miễn phí!  Có chính sách nào phản ảnh "xã hội chủ nghĩa" hơn?

Nghẽn tắc xuất, nhập vì DN "chơi" nhau (PLTP 21-3-13)

Dân chăn bò cảm ơn đại gia BĐS (VEF 20-3-13)

Quảng cáo bất động sản thời 'suy thoái' (PetroTimes 19-3-13)

Luật ngầm của xe ôm 'ngõ cave' (NĐT 20-3-13)

Lỗi chính tả tiếng Anh ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TN 20-3-13)

Vấn đế ngân hàng: Vietnam Bank Revamp Faces Execution Test as Debt Manager Planned(Businessweek 20-313)

Quảng cáo cho du lịch Đà Nẵng: In Da Nang, Vietnam, Looking to the Future (NYT 19-3-13)

UB kiểm tra TƯ xem xét "nghi án" anh hùng khai man thành tích(Dân trí) – Ngày 20/3, đoàn công tác của Vụ 5 (Vụ địa phương), thuộc UB Kiểm tra TƯ đã về Huế làm việc với 4 cựu chiến binh ký trong đơn khiếu nại về vụ “anh hùng Hồ Xuân Mãn khai man thành tích”. >> "Anh hùng khai man thành tích?": Thêm nhân ...

Ủy ban Kiểm tra trung ương vào cuộcTuổi Trẻ

Ủy ban Kiểm tra TƯ vào cuộcThanh Niên

Chuyện bị tố khai gian thành tích: Trung ương gặp người tố giácNgười Lao Động

Vĩnh Yên: Phản ứng xã hội đã chạm vào “giới hạn sợ hãi” (RFA 20-3-13)

'Làm việc' với con rể Chủ tịch Vĩnh Phúc

Vụ Vĩnh Yên: 'Chính quyền không có lỗi'

Phương Uyên 'chỉ là nạn nhân'

Sắp xét xử sinh viên Phương Uyên

- Huỳnh Thục Vy – Những sách nhiễu bẩn thỉu (Dân Luận). -  Khi quỷ sứ mời (Nguyễn Tường Thụy). - Thế nào là dân chủ thực, nhân quyền thực? (Lam Việt).

- Hậu góp ý dự thảo hiến pháp 1992 (Lam Việt). - HIẾN PHÁP PHẢI LÀ CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN, KHÔNG PHẢI CỦA ĐẢNG, DO ĐẢNG VÀ VÌ ĐẢNG NHƯ HIỆN NAY (Quỳnh Trâm). - Cần phải viết lại một bản Hiến pháp mới cho đất nước (DĐCN).

- “Nhất trí 100% với bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 của Trung ương” (DĐCN). - Chế độ này bắt mọi người phải đóng trò….! (DĐCN).

- CSVN đang âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc, chia để trị và ngu dân để trị (DĐCN). - Nở ký tên vào kiến nghị sửa đổi hiến pháp (Nguyễn Tường Thụy).

--Hiến định rõ hơn quyền làm chủ của nhân dân (QĐND). -  Thể chế hoá rõ hơn về bảo vệ Tổ quốc (QĐND).  - Vì sao phải cố gắng chính trị hoá quân đội? (Người Buôn Gió). - Mối nguy hại của Điều 4 (RFA/ BS). - CÁO GIỮ CHUỒNG GÀ (TNM).

- VN: khế ước xã hội và bầu cử (BBC). .

- Khẳng định chủ quyền biển đảo trong Hiến pháp (Soha). - Làm rõ “quyền dân chủ trực tiếp” (PLTP). -  Dân chủ phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của Hiến pháp (SGGP). - Thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của dân (TN). - Phải làm rõ các quyền dân chủ trực tiếp (TT). - Làm rõ quyền sở hữu trong Hiến pháp sửa đổi (VOV).

- Đỗ Thúy Hường – Mệnh đề bịp: “Đất đai là sở hữu toàn dân” (Dân Luận). - Tìm giải pháp cho việc thu hồi đất (TBKTSG).  - Trưng mua quyền sử dụng đất (TN). - Đề nghị đưa giao dịch mượn, cầm cố quyền sử dụng đất vào luật (PLTP). – Dự án di dân Đền Lừ III: Người chết phải nhường chỗ cho người sống(?!) (LĐ).

- Tham nhũng quyền lực – Nguy hiểm hơn tham nhũng vật chất (SGGP).

Tổng số lượt xem trang