Ba rủi ro lớn nhất với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Theo khảo sát của VCCI, bất ổn kinh tế vĩ mô là rủi ro lớn nhất với doanh nghiệp FDI, tiếp đến là rủi ro hợp đồng, rủi ro chính sách.
Chưa bao giờ niềm tin và hiệu quả kinh doanh thấp như vậy
Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Nhóm nghiên cứu PCI 2012 nhận định, từ khi thực hiện khảo sát doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đánh giá về môi trường cạnh tranh cấp tỉnh (PCI - FDI) đến nay, chưa bao giờ niềm tin và hiệu quả kinh doanh lại thấp như vậy.Chỉ 33% doanh nghiệp FDI dự định mở rộng hoạt động trong hai năm tới. Lợi nhuận, vốn và mức tăng trưởng quy mô lao động cũng thấp hơn những năm trước.Từ thông tin phản hồi của 1.540 doanh nghiệp FDI (87% trong số đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) tham gia cuộc điều tra PCI-FDI 2012, số doanh nghiệp cho biết có kế hoạch mở rộng kinh doanh đã giảm 13% so với cuộc điều tra năm 2011 và giảm tới 36% so với năm 2010.Số doanh nghiệp FDI báo cáo có lãi trong năm 2012 cũng giảm xuống còn 60%, trong khi năm 2011 có 74% và năm 2010 có 70% doanh nghiệp FDI báo cáo có lãi. Số doanh nghiệp báo lỗ theo đó tăng lên, từ 20% của năm 2011 và 25% của năm 2010 lên 28% trong năm 2012.Tâm lý bi quan về triển vọng kinh doanh tiếp tục thể hiện rõ qua con số doanh nghiệp quyết định tăng vốn đầu tư trong năm 2012 giảm mạnh, chỉ còn 5,1%, trong khi năm 2011 là 28% và năm 2010 là 37%. Bên cạnh đó, chỉ có 32% doanh nghiệp FDI năm 2012 tuyển thêm lao động, trong khi tỷ lệ của các năm trước đều đạt xấp xỉ 50%.Bất ổn kinh tế vĩ mô là rủi ro lớn nhấtDo tác động của khủng hoảng, những mối quan ngại của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng tăng lên. Tại tất cả 13 tỉnh, thành phố tập trung nhiều doanh nghiệp FDI nhất cả nước, 47,7% các doanh nghiệp FDI tham gia vào cuộc điều tra về cách thức đối phó với khủng hoảng trong khuôn khổ CPI-FDI 2012 nhận định rằng, bất ổn kinh tế vĩ mô là một trong 3 rủi ro chính mà họ gặp phải tại Việt Nam và hầu như không có doanh nghiệp nào lựa chọn rủi ro lớn nhất là bất ổn chính trị. Trong đó, 36% nhà đầu tư nước ngoài coi yếu tố bất ổn kinh tế vĩ mô là rủi ro lớn nhất.Tiếp sau rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô thì rủi ro hợp đồng được nhiều doanh nghiệp liệt kê là mối quan ngại lớn thứ hai của họ, sau đó là rủi ro chính sách, rủi ro lao động và cuối cùng là rủi ro tham nhũng.Tỷ lệ doanh nghiệp coi rủi ro hợp đồng, rủi ro chính sách là những rủi ro chính lần lượt là 24,37% và 24,36%. Tuy nhiên, đối với các rủi ro chính sách và rủi ro lao động thì đánh giá của các doanh nghiệp FDI tại mỗi tỉnh lại có sự khác biệt.Trong khi 78% doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng rủi ro chính sách là một trong 3 rủi ro chính thì tại Long An chỉ có 11% doanh nghiệp quan ngại về loại rủi ro này. Ngược lại, 89% doanh nghiệp FDI tại Long An lại cho rằng rủi ro lao động là một trong ba loại rủi ro hàng đầu mà họ gặp phải, tuy nhiên chỉ có 29% doanh nghiệp FDI tại Hà Nội có cùng cảm nhận này.Đối với những rủi ro về thu hồi đất, rủi ro hợp đồng và rủi ro tham nhũng, sự khác biệt giữa các tỉnh tuy có ít hơn nhưng vẫn là khá lớn. Trong khi 42% doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh có xu hướng cho rằng rủi ro thu hồi đất nằm trong ba rủi ro hàng đầu thì 78% doanh nghiệp FDI tại Tây Ninh và 79% doanh nghiệp FDI tại Long An lại bày tỏ quan ngại về các rủi ro hợp đồng hơn cả. Tuy vậy, tham nhũng lại là mối quan ngại lớn hơn cả đối với 56% nhà đầu tư nước ngoài tại Vĩnh Phúc, so với tại Long An là 11%.Ứng phó rủi ro bằng phương thức nàoTiếp tục điều tra sâu về cách thức ứng phó của doanh nghiệp FDI với các rủi ro, GS.TS.Edmund Malesky, Đại học Duke (Hoa Kỳ), Trưởng nhóm nghiên cứu PCI cho biết, gần 50% nhà đầu tư đã lựa chọn chiến lược giảm thiểu rủi ro thông qua hình thức liên doanh với doanh nghiệp địa phương. Những nhà đầu tư nào không thể liên doanh thì sử dụng ba chiến lược khác. Đó là họ sẽ chỉ giải ngân một phần vốn đầu tư cho đến khi cảm thấy thật sự tin tưởng vào quy định, chính sách trong nước và của địa phương đầu tư (25% doanh nghiệp chọn phương án này).Đối với doanh nghiệp vận hành chuỗi cung ứng quốc tế đều có thể tự bảo vệ mình bằng việc sản xuất những bộ phận chính của sản phẩm ở nước ngoài và vận chuyển tới Việt Nam khi cần. Cách tiếp cận này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trực tiếp bởi hoạt động của các nhà máy hoặc doanh nghiệp tại nước sở tại sẽ trở thành vô giá trị nếu như thiếu những cấu phần chính này.Như vậy, doanh nghiệp sẽ tránh được rủi ro bị thu hồi đất và thậm chí là rủi ro tham nhũng. Cuối cùng là nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam sử dụng bảo hiểm rủi ro mua từ các cơ quan nhà nước tại nước xuất xứ hoặc từ các nhà cung cấp tư nhân. Nhiều năm qua, ngành bảo hiểm rủi ro dạng này đã phát triển nhanh chóng vì nhà đầu tư luôn tìm cách tận dụng lợi thế tăng trưởng tại các thị trường mới nổi.Khi điều tra về ứng phó của doanh nghiệp FDI với những tình huống bất ngờ như chính sách đột ngột thay đổi tăng chỉ tiêu sản lượng nội địa hóa đối với ngành nghề của doanh nghiệp đang sản xuất làm hạn chế khả năng nhập khẩu hàng hóa trung gian từ nước ngoài và làm giảm nguồn thu của doanh nghiệp khoảng 10% (mẫu A); hoặc đột ngột có quy định về giấy phép mới đối với ngành nghề của doanh nghiệp, lệ phí tuy không lớn nhưng đòi hỏi phải cấp đổi hàng năm (mẫu B).Kết quả cho thấy những đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài có phần tiêu cực hơn đối với mẫu B khi 75% cho rằng sự thay đổi sẽ tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp của họ so với 67% trả lời mẫu A.Với câu hỏi tiếp theo, doanh nghiệp sẽ ứng phó như thế nào với những chính sách mới thì có tới 29% doanh nghiệp chia sẻ họ sẽ không làm gì cả, tuy nhiên khoảng 21% doanh nghiệp FDI cho biết họ sẽ lên kế hoạch phối hợp với các doanh nghiệp khác để vận động thay đổi chính sách.Từ những kết quả điều tra PCI-FDI 2012, ông Joakim Parker, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cho rằng: “Khi triển vọng kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn, những phân tích sát thực về thách thức hiện tại rất có giá trị. Cải thiện chất lượng điều hành kinh tế là yếu tố then chốt đối với năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững của Việt Nam. Điều này đòi hỏi cam kết của lãnh đạo chính quyền các cấp nhằm giải quyết các khó khăn, bất cập trong những lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính...”.- Doanh nghiệp FDI muốn tăng trưởng phải chi hoa hồng (PLTP). - 41% doanh nghiệp chi hoa hồng để giành hợp đồng (TT).
- Xóa bỏ bao cấp kinh phí với các tổ chức hội (PLTP).
Một loại doanh nhân mới: Sở thích súng đạn của những doanh nhân côn đồ (VNN 18-3-13) -- Harvard Business School cần sang Việt Nam để nghiên cứu loại doanh nhân này.
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Sang quá hóa hỏng! (Petrotimes 17-3-13)
Ông Nguyễn Sinh Hùng lại dí dỏm: 'Là Bộ trưởng, tôi sẽ giảm thuế xuống 20%' (VNN 18-3-13)
Ông Đinh La Thăng vẫn thế: Dân hỏi, Bộ trưởng GTVT vẫn thuộc bài như cũ (SM 18-3-13)
- Cần đề án quốc gia về doanh nghiệp (VNE).
- Có nên phá giá tiền đồng không? (TBKTSG).
- Giá vàng tuần tới: Chênh lệch trong nước – thế giới sẽ giảm? (VOV). - Giới phân tích lạc quan trở lại với giá vàng(CafeF). - Giá vàng tuần tới có thể đi lên (DT).
- “30.000 tỷ cho vay mua nhà có thể dừng trước hạn” (VnM).
- Chưa đến hè đã lo thiếu điện (PT).
- Xử lý hiện tượng chuyển giá: Cuộc “đấu trí” (HQ).
- Một phán quyết không công bằng cho cá tra, ba sa Việt Nam (HQ).
- Đàm phán hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU: Doanh nghiệp lo ngại những rào cản phi thuế quan (SGTT).
Giá thành của nguồn điện này hiện đang rất đắt, khoảng 5.000đ/kWh.
Telegraph -Ofgem has forecast that the six biggest energy companies will pump record profits from homes in Britain over the coming year.
- Kho Báu (CTTV).
- 1,4 tỉ đôla để ‘cứu bất động sản’ VN? (BBC). - Bài 1: Đánh giá đúng vai trò của doanh nghiệp nhà nước (QĐND).
- Bốn liều thuốc xử lý nợ xấu (Infonet). - Ngân hàng sau hợp nhất, sáp nhập: Tham vọng bứt phá và rào cản (ĐT). - Bắt buộc sáp nhập các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt (PLTP). - Ngân hàng bị “kiểm soát đặc biệt” có thể bị buộc phải sáp nhập (CAND). - Cổ đông lớn cản trở tái cơ cấu ngân hàng (ANTĐ). - Miễn phí ATM: Khách hàng chưa được coi là thượng đế (KTĐT). - Thu phí ATM: Tối thiểu người dân phải được rút lương miễn phí 2 lần/tháng! (PL&XH).
- Vàng phi SJC: Cơ hội trỗi dậy! (ĐĐK). - Cởi trói giá cho vàng miếng phi SJC (PLTP).
- Làm giá thị trường, ‘giật’ tiền cổ đông? (VEF). - Cẩn trọng dính bẫy trên TTCK (LĐ).
- Nhiều dự án xin chuyển sang nhà ở xã hội (TBKTSG). - Cho vay mua nhà lãi suất 6%/năm (NLĐ). - Vay mua nhà lãi suất 6%/năm (TN). - Kỳ vọng vào sự minh bạch (TN). - Nếu quản lý không tốt, 30.000 tỉ “phá băng” BĐS sẽ như “muối bỏ bể” (GDVN). - Cho vay hỗ trợ nhà ở lãi suất 6%/năm – Tạo niềm tin, kích hoạt thị trường (SGGP).
- Hạn điền – tư duy sản xuất nhỏ (DV).
- Ruộng bỏ hoang thực trạng buồn (GDTĐ). – Dự án Nhà máy gạch Tuynel, xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An: Bỏ tiền tỷ làm bãi chăn thả trâu bò (PL&XH).
- Đẩy mạnh tiêu thụ ‘gà đồi Yên Thế’ (Tin tức). - Nhiều thủ đoạn tinh vi, gà thải loại tái xuất (PNTĐ).
- Tối hậu thư cho chủ tàu biển cũ nát (TP). - Ngư dân chi tiền tỷ nâng cấp thiết bị đánh bắt (DV).
- Vết hõm trên “chiếc bánh” PCI (PLTP).
- Nhiều cơ hội hợp tác Việt – Nhật (TT).
- Đại gia Việt, ai bằng Trầm Bê? (GDVN).
- Bàn cách “lách” luật xử lý tàu “ma”? (LĐ).
- Tịch thu hàng trốn thuế tại cửa hàng Gucci và Milano (TN).
- Bài toán cho… rác (TN).
- Hoàng Anh Gia Lai bỏ 80 triệu USD xây sân bay tại Lào (VnEco).
--Việt Nam có công ty thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên
Ngày 14/3, NHNN đã trao Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng cho Công ty Cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam (PCB).
Herbalife (Giang Le)
-- Government Debt And Deficits Are Not The Problem: Private Debt Is –
- BRICS: “Mở rộng” hay “đào sâu”? (TQ).