Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Cho cá nhân vay nợ nước ngoài: Đừng bàn rồi để đó

-Cá nhân tự do vay vốn ngoại: cơ hội và rủi ro(Sgtt)-SGTT.VN - Theo Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, từ 2014, mở cửa cho người dân được vay vốn từ nước ngoài. Đây có thể là một cơ hội cho nhiều người nhưng cũng chứa đựng không ít rủi ro.
Vay vốn ngầm
Theo các chuyên gia, về nguyên tắc, người dân không bị cấm vay vốn nước ngoài nhưng việc này vẫn chưa được thực hiện vì chưa có hướng dẫn thực hiện.
Dù không chính thức được vay vốn nhưng trên thực tế, dân Việt Nam vẫn có nhiều cách huy động được vốn từ nước ngoài cho đầu tư, làm ăn
Người vay được mua ngoại tệ tại ngân hàng trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ để thanh toán nợ gốc, lãi và phí từ khoản vay. 
Nhiều người trong nước đã vay tiền của người thân ở nước ngoài để gửi tiết kiệm, mua chứng khoán, nhà đất, đầu tư làm ăn.

Khoản vay này chẳng đăng ký để tính vào nợ quốc gia và việc chuyển tiền thường thực hiện chui hoặc thông qua chuyển tiền kiều hối.
Theo các ngân hàng, trong số hàng tỉ USD kiều hối chuyển về hằng năm, như năm 2012 là khoảng 10 tỉ USD, có nhiều khoản tiền của người Việt ở nước ngoài chuyển về cho người trong nước vay mượn, nhờ đầu tư.
Thế nhưng, theo pháp luật thì kiều hối là chuyển tiền một chiều: người từ nước ngoài chuyển ngoại tệ về cho người trong nước. Vì vậy, tiền chuyển về thì dễ như khi trả thì hơi khó nên phải có cách để chuyển ngân lậu ra nước ngoài để trả nợ hoặc cấn trừ tiền giữa bên trong nước với người ở nước ngoài....
Hoạt động này không được pháp luật thừa nhận và có nhiều có rủi ro.Đã xảy ra nhiều trường hợp bên vay không trả, người cho vay kiện cáo thì cũng chẳng mấy nơi giải quyết vì việc vay mượn không hợp pháp.
Đã xảy ra không ít trường hợp kiều bào, người nước ngoài kiện đòi tài sản do tiền của mình đầu tư nhưng đứng tên người khác nhưng đa số đều thất bại vì không thể chứng minh được nguồn tiền.
Tuy nhiên, với sự mở cửa của Pháp lệnh ngoại hối mới, những vẫn đề trên sẽ được giải quyết. Việc vay mượn sẽ được chính thức. Khoản vay sẽ được chuyển tiền hai chiều thông qua ngân hàng: tiền về (khi vay), tiền đi (khi trả nợ).
Người vay được mua ngoại tệ tại ngân hàng trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ để thanh toán nợ gốc, lãi và phí từ khoản vay.
Với khoản vay hợp pháp, nếu con nợ chây ì, bên cho vay ở nước ngoài có quyền nhờ pháp luật bảo hộ quyền lợi của mình, tòa án sẽ thụ lý và xét xử, cơ quan thi hành án cưỡng chế để thu hồi nợ...
Hơn thế, với việc mở cửa vay vốn nước ngoài thì những biến tháo vay mượn nước ngoài như thời gian qua sẽ chấm dứt, nhưng hệ lụy chẳng tiêu cực sẽ hạn chế.
Câu chuyện về chuyển ngân lậu, ngân hàng không quản được ngoại tệ, những vụ tranh chấp tài sản làm mất lòng tin giữa người trong nước và ở nước ngoài... sẽ giảm bớt.
Vì thế, các chuyên gia cho rằng, việc này sẽ tạo thêm nguồn vốn cho làm ăn, bởi người cho vay tin rằng tài sản của họ được pháp luật VN bảo hộ.
Theo ông Trương Văn Phước, tổng giám đốc Eximbank, việc cho cá nhân VN vay nợ nước ngoài trên nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm là phù hợp và mở ra xu hướng tiếp cận, hội nhập quốc tế, giúp cho giao lưu vốn giữa VN và quốc tế thông thoáng hơn.
Khoản nợ vay này không thống kê vào nợ công, do vậy đừng lo rằng cá nhân vay nước ngoài làm cho nợ quốc gia tăng, ngược lại cần khuyến khích phát triển hình thức này.
Có những rủi o
Tuy nhiên, quan hệ trên thị trường quốc tế rộng lớn và nhiều biến động cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là người Việt Nam chưa thông thạo các quy định tài chính quốc tế.
Thực tế, thời gian qua nhiều người dân cũng như doanh nghiệp (DN) bị những kẻ cò mồi lợi dụng để lừa đảo. Mồi câu chính là khoản ngoại tệ ảo từ Việt kiều nước ngoài rót về.
Cuối năm 2011, Cục An ninh tài chính tiền tệ đầu tư thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an đã điều tra, phát hiện và kịp thời ngăn chặn một công ty đã ký kết 165 hợp đồng cho vay có dấu hiệu lừa đảo.
Theo kết quả điều tra, bà Le Jannie Uyen, 57 tuổi, Việt kiều Mỹ, có trong tay 5 văn bản bằng tiếng Anh với nội dung ông Francisco E.DeLos Santos, quốc tịch Philippines, ủy quyền cho bà Le sử dụng tài khoản ở năm ngân hàng Việt Nam với tổng số tiền hàng tỉ USD.
Thông qua một DN ủy quyền, từ ngày cuối 2010 đến ngày 2.1.2011, công ty này đã ký hợp đồng cho 165 DN trong cả nước vay tổng số tiền lên đến hơn 433.000 tỉ đồng.
Khi cơ quan an ninh vào cuộc đã xác định được số tiền trong các tài khoản không có thật. Tên của tài khoản này đều không phải là ông Francisco E. De Los Santo
Trước đó, Phòng Cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội đã bắt Hoàng Ánh, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần xây dựng Hưng Hợp Lực, về hành vi giả mạo làm thủ tục cho các DN, trong đó có một DN ở Hà Tĩnh, vay vốn nước ngoài hàng chục triệu USD để chiếm đoạt hàng tỉ đồng. Vào ngày 25.10.2010, TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt hai án chung thân, một án tù mười năm cho ba bị cáo Đỗ Phương Thảo, Yen Ji Sheng (quốc tịch Đài Loan) và Nguyễn Tiến Tranh do liên quan đến vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn bốn tỉ đồng của các cá nhân là lãnh đạo DN Việt Nam dưới hình thức hứa hẹn cho vay vốn để làm dự án.
Chính vì thế, các chuyên gia cảnh báo, hệ thống pháp luật không đầy đủ, không có hướng dẫn khiến người dân, DN không biết đi đường nào, gặp ai để vay, nên dễ mắc lừa những kẻ lừa đảo.
Vì vậy, cần phải có một khung pháp lý, có hướng dẫn thật đầy đủ, cũng như sự kiểm soát chặt chẽ đối với giao dịch như vậy.
Ông Trịnh Hoài Nam, phó giám đốc Công ty kiều hối Đông Á đề nghị, một khi quyền vay nợ nước ngoài của cá nhân được khẳng định, NHNN nên hướng dẫn hình thức chuyển tiền hai chiều để đảm bảo nguyên tắc tiền có đi có về, từ đó việc vay mượn sẽ dễ dàng hơn, và không chỉ gói gọn trong phạm vi người thân với nhau mà còn mở rộng ra nhiều đối tượng khác.
Ông Vũ Đình Ánh Viện Kinh tế - tài chính, Bộ Tài chính cho rằng, nếu quy định trên đi vào thực tế chỉ là hợp pháp hóa những hoạt động đã tồn tại trong thực tế và bằng cách này cơ quan quản lý có thể nắn dòng vốn chảy theo đường chính thức.
Hơn nữa đây là hoạt động tài chính, có cơ chế kiểm soát vẫn tốt hơn là để ngoài luồng. Nếu Nhà nước không hợp pháp hóa, hoạt động này sẽ vẫn tồn tại.
BÀI, ẢNH: VEF.VN

-Cho cá nhân vay nợ nước ngoài: Đừng bàn rồi để đó (TBKTSG Online) - Đã đến lúc “cởi trói” cho hoạt động vay, trả nợ ngoại tệ của cá nhân một cách thực sự để gia tăng kiều hối chứ không phải chỉ trên giấy tờ như từ trước đến nay, đó là ý kiến của GS.TS Trần Ngọc Thơ, Trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế TPHCM, khi trao đổi với TBKTSG Online hôm 19-3.
Dự thảo Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi
TBKTSG Online: Ngày 18/3/2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều pháp lệnh ngoại hối, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014, trong đó cho phép cá nhân được vay nợ nước ngoài. Quy định này không khác so với quy định tại pháp lệnh năm 2005, nhưng trong các năm qua, dường như cá nhân không được phép thực hiện, thưa ông?

- GS.TS Trần Ngọc Thơ: Theo tôi quan sát, trước hết, quy định của pháp lệnh ngoại hối năm 2005 đã cho phép cá nhân vay và trả nợ nước ngoài, quy định này khá thoáng nhưng lại không có những hướng dẫn cụ thể vì vậy cũng không cá nhân nào được phép làm việc này.
Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế Việt Nam rất cần nới những điều kiện như trên, để đón dòng vốn nước ngoài, nhằm giúp đất nước vượt qua khó khăn. Trong năm 2005, những quy định này đưa ra nhưng có sự ngập ngừng lo sợ, và lúc đó Việt Nam chỉ chú trọng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài. Nhưng thực tế các dòng vốn trên, đặc biệt là dòng vốn gián tiếp chỉ mang tính đầu tư ngắn hạn, trong khi dòng vốn trực tiếp lại ảnh hưởng đến môi trường đầu tư vì đổ nhiều vào bất động sản. Lúc đó, tôi cho rằng Việt Nam sợ nếu cho phép cá nhân thực hiện thì sẽ có những khoản đầu tư ngầm, khó kiểm soát nên đã không quy định cụ thể về việc vay, trả nợ nước ngoài.
Tuy nhiên trong thời gian qua, thực tế đã cho thấy lượng kiều hối chuyển về quá nhiều, góp phần làm cho dự trữ ngoại hối tăng lên, đây là dòng vốn mang tính ổn định và bền vững. Lượng kiều hối chuyển về trong thời gian qua, tôi cho rằng có nhiều dòng vốn là vay mượn. Nếu có cơ chế rõ ràng, thật tâm, không phải là đưa ra để chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam đã thoáng, nhưng trong điều hành chính sách lại không muốn thực hiện, và nhìn lại những lợi ích trong thời gian qua thông qua con số kiều hối ổn định, thì tôi cho rằng dòng kiều hối sẽ chảy về Việt Nam mạnh hơn. Vì khi đó cá nhân được vay nợ và có được nguồn trả nợ bằng cách mua được ngoại tệ trong nước.
Vậy ông cho rằng nên quy định cụ thể bằng các văn bản hướng dẫn để dễ thực hiện?
- Không, theo tôi, pháp lệnh ngoại hối năm nay dự tính sửa đổi nên có những quy định cụ thể luôn, không nên đưa ra thêm các hướng dẫn dưới luật vì sẽ gặp những rào cản về mặt hành chính, do tâm lý lo sợ trách nhiệm của một số cơ quan. Trên thực tế, khi nới lỏng cũng sẽ có những biến tướng nhưng nên chấp nhận để dần dần hoàn thiện luật. Đồng thời những quy định cũng nên cụ thể như làm sao để người vay nợ nước ngoài có thể vay vốn để trả nợ, không bị những rào cản về hành chính như hiện nay.
Theo ông, quy định về việc cho cá nhân vay nợ nước ngoài còn những rủi ro gì khiến cơ quan quản lý chùn tay trong các năm qua?
- Rủi ro có thể có là không kiểm soát được dòng vốn đó đầu tư vào đâu. Và với luồng vốn ra, có thể có nhiều cá nhân đã dùng để mua vàng hay kim cương… gây chảy máu ngoại tệ chứ không chỉ là dùng để trả nợ, và dòng vốn đảo chiều ra khỏi quốc gia đột ngột gây tác động đến thị trường ngoại hối.
Vì vậy theo tôi phải quy định việc mua ngoại tệ trả nợ nước ngoài phải theo lộ trình trả nợ cụ thể, tức vốn vào hàng loạt nhưng ra phải có kế hoạch. Người trả nợ cũng sẽ chuẩn bị được nguồn tiền trả nợ theo từng thời gian, không gây áp lực lên thị trường ngoại hối. Chính sách minh bạch, rõ ràng thì có lợi hơn so với việc chỉ quy định chung chung như 8 năm trước. Cũng phải tránh tình trạng các bộ ngành đùn đẩy trách nhiệm và cuối cùng thì quy định không đi vào thực tế.
Việc hạn chế quyền của cá nhân trong sử dụng ngoại tệ được cơ quan chức năng cho rằng nhằm tránh tình trạng đô la hóa, ông nghĩ sao?
- Tôi cho rằng đó là những lo sợ mơ hồ về việc không kiểm soát được lượng ngoại tệ chuyển ra. Vì thực tế ngoại tệ đã về thì vẫn phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối, ngoại tệ được gửi ở tài khoản ở một ngân hàng nào đó, tức là có thể biết được. Những quy định về chống rửa tiền cũng sẽ giúp cho việc kiểm soát các giao dịch liên quan đến ngoại tệ một cách dễ dàng hơn nên không thể nói ngoại tệ có thể dễ dàng đi ra.
Tôi cho rằng vấn đề chính lại là tư tưởng và cách tiếp cận vấn đề của nhà quản lý, còn về những rào cản kỹ thuật, không khó để dựng lên. Và chỉ vì những ngần ngại đó mà để ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và lợi ích quốc gia thì tôi cho rằng không nên chút nào.
Xin cảm ơn ông!
Cho cá nhân vay nợ nước ngoài: Đừng bàn rồi để đó
Cá nhân vay nợ nước ngoài: Thêm kênh ngoại tệ vào VN (TT).

- Bí ẩn đằng sau vụ gởi tiền của SCIC? (VLB). - Nạn nhân biến thành ‘tội phạm’ để Vietinbank quỵt nợ! (VLB). - Cho Việt Nam vay 250 triệu USD để cải cách quản lý kinh tế (VOV).

- Xử lý nợ xấu: Kỳ vọng lớn từ AMC (ĐT). - Khủng hoảng sẽ là cơ hội nếu… (SGGP). – Ào ào mua xe máy ảo: Thiệt đơn, thiệt kép (TP).

- Tín dụng tăng trong tháng 2 (VOV). - Vietcombank bất ngờ giảm lãi suất huy động (DĐDN).


Nợ xấu ngân hàng: Giải pháp nào là khả thi? (DĐDN).


Biệt thự tiền tỷ...nuôi gà, trồng rau 
(VietQ.vn) - Nhiều khu biệt thự rộng hàng trăm mét vuông được định giá rẻ cũng vài tỷ, cao hơn tới vài chục tỷ đồng lại đang được dùng để trồng rau, thả gà, nuôi cá.

>Chỉ số bất động sản đáng tin cậy đến đâu?

>Có muốn “cứu” bất động sản cũng không được

Người nghèo không được vay vốn mua nhà


Chưa rõ ràng, không hợp lý

(Sgtt)-SGTT.VN - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vừa có văn bản góp ý bốn điểm đối với bản dự thảo lần 4 thông tư quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở (theo nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7.1.2013 của Chính phủ) do ngân hàng Nhà nước (NHNN) soạn thảo. Theo bản kiến nghị này, NHNN cần phải làm rõ nhiều vấn đề thì những người nghèo mới có cơ hội được vay mua nhà lãi suất thấp.
- Mừng vì nền kinh tế vắng bóng những “bầu” Kiên! (PT).

- CPI tháng 3 tại Tp.HCM và Hà Nội giảm mạnh (VnEco).

- Lãi suất huy động VND đột ngột giảm mạnh (DT). - Vietcombank giảm mạnh lãi suất huy động (VnEco).

- Cho cá nhân vay nợ nước ngoài: Đừng bàn rồi để đó (TBKTSG).

- Chênh lệch giá vàng đang được rút ngắn (VOV).

- Giao dịch khởi sắc, hai sàn chứng khoán tăng điểm (TTXVN). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 20-3-2013 (VF). - Đại gia chứng khoán xin lỗi cổ đông trước giờ giải thể (VNE).

- “Giải cứu” bất động sản: Tài chính chỉ là phần nổi (GD&TĐ). - Chưa hỗ trợ lãi suất 6%/năm mua nhà ở xã hội(GD&TĐ). – Dự thảo thông tư hướng dẫn cho vay hỗ trợ nhà ở: Chưa rõ ràng, không hợp lý (SGTT).

- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 20-3-2013: “mạnh ai nấy sống” (VF).

- Việc lắp đồng hồ taximet: Không vì doanh nghiệp kêu khó mà bỏ quên quyền lợi người tiêu dùng (PL&XH).

- Chiến lược “mượn xác” của nhà đầu tư ngoại (VnEco).

- DOC ra quyết định sơ bộ đối với tôm nước ấm đông lạnh của VN (VOV).- Kịch bản nào giúp Cộng hòa Síp thoát nguy cơ vỡ nợ? (TTXVN). - Ý tưởng đánh thuế tiền gửi ở Síp là bài học cho Việt Nam (VNE).

- Tín hiệu tích cực sau Quyết định 563 về qui trình mua bán vàng miếng (CafeF).

- Lại bàn chuyện “room” (DĐDN).

- Dự án “rẻ thứ 2 Hà Nội”: Cò “qua mặt”, tung tác sàn Mường Thanh (Infonet). - “Đừng bi kịch hóa thị trường bất động sản!” (VnEco). - BĐS bỏ hoang điêu đứng, nông dân nuôi trâu, thả cá kiếm bộn (Infonet).

- Thanh toán không dùng tiền mặt: Những ý kiến trái chiều (ĐĐK).

- Du lịch Việt Nam: Được chưa vội mừng, giảm cần lo ngay (SGTT).

- Chuyện buồn 2013: Tự lên kế hoạch thua lỗ (VEF).

- Hà Nội: Sắp phá sản, sáp nhập 11 doanh nghiệp (GDVN). - Ngày buồn của công nhân cán Gia Sàng (NNVN).

- Tăng thuế cá tra vào Mỹ: Sau thách thức là ngàn cơ hội (NNVN). - “Cứu tinh” của các loài cá quý (TN).

- Vĩnh Châu – mùa hành “đắng” (TT).

- Nông sản Tây Ninh “lòng vòng” ngoài siêu thị (TN).

- Trung – Mỹ muốn ‘khăng khít’ về kinh tế (VNE).

- Quốc hội Cyprus nói không với đánh thuế tiền gửi (VnEco). - Síp từ chối phao cứu sinh của quốc tế (PT).

- ‘Mọi thứ càng tệ hại, mỗi người càng phải dấn thân’ (VNN).




- Câu chuyện PCI 2012 : nhu cầu cấp thiết phải thay đổi hệ điều hành nền kinh tế quốc dân (Sống mới).

- SCIC cần đưa vốn vào những lĩnh vực khó (TN). - SCIC nên làm gì với hàng chục ngàn tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi? (GDVN).

- Nói và làm: Giá độc quyền dễ tăng khó giảm (VEF).

- Khi lãi vay chiếm hơn 10% GDP (TP). Nghe ghê! - Tăng vốn ngoại cho ngân hàng yếu kém (NLĐ). - Nan giải vốn “tồn kho” của ngân hàng (LĐ).

- Có nên mua vàng ? (TN). - SJC bắt đầu gia công vàng miếng (VOV).

- Cú đánh úp 14/3 với cá tra Việt Nam (PT). - Việt Nam quyết kháng kiện thuế cá tra (PLTP). – Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra: Doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn (LĐ). – Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra gấp 45 lần: Việt Nam sẽ kiện lên tòa án quốc tế (DV). - Thuế cá tra vào Mỹ tăng hơn 25 lần: Cơ hội tăng giá cá (TT).

- Ôm nợ với giống ớt Trung Quốc (TT).

- Hạn chế quyền xuất khẩu gạo: Bóng trong chân bộ Công thương (SGTT).

- “Hiệu ứng”tin đồn (NLĐ).

- 30.000 tỉ đồng cho vay thuê mua nhà lãi suất 6%: “Không phải ai muốn vay cũng được” (LĐ). - Mạnh tay thu hồi các dự án không phù hợp quy hoạch (LĐ).

- Công trình tiền tỉ thành nơi… nuôi gà (NLĐ).

- 30 – 50 quỹ đầu tư quy mô nghìn tỷ USD tới Việt Nam (VnEco).

- Chế tài bảo vệ người tiêu dùng chưa đủ mạnh (PLTP).

- Tạp chí Forbes vinh danh 2 nữ doanh nhân Việt Nam (TT).

- Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra: Doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn (LĐ).




- Kịch bản nào cho nợ xấu ở Việt Nam? (DT).

- “Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần một quỹ đạo mới” (TTXVN). - Nút thắt vốn khó cởi (ANTĐ).

- Bơm vốn rẻ: cơ hội cho bất động sản (TT). - Sẽ bơm 30.000 tỉ đồng hỗ trợ bất động sản (NCĐT). - Các chung cư “gây sốt” ở Hà Nội có giá 12-15 triệu/m2 (LĐ). - Mạnh tay thu hồi các dự án không phù hợp quy hoạch (LĐ). - Nếu thay “áo” mà không thay “máu”, Grand Plaza sẽ lại… ế ẩm! (GDVN). - Nhiều doanh nghiệp BĐS liên tục khất nợ, chây ỳ nộp thuế (GDVN).

- Mặt hàng minh bạch nhất? (NNVN). - Thực hư về sai phạm hàng trăm tỷ đồng tại PV Oil Mekong (PT).

- Bao giờ hết lý do tăng giá điện? (Infonet).

- Du lịch Việt Nam bao giờ cho đến “mũi nhọn”? (SGGP).

- Người nuôi cá tra vẫn khó chạm vốn ngân hàng (SGGP). - Dân nuôi cá tra hoang mang, lo lắng (NNVN). - Tăng thuế cá tra vào Mỹ: Vô lý! (NNVN).

- Mía cháy – Nông dân và DN đều thiệt! (NNVN). - Lửa thiêu hàng trăm tỷ đồng mía (DV).

- Chuyện cái khẩu hiệu “tự bảo vệ” (TTVH).

- “Canh bạc lớn” của chính phủ Abe (TT).




- Đằng sau bức tranh suy giảm kinh tế: Muôn cảnh khó (TQ).

- Khuyến nghị 4 giải pháp xử lý nợ xấu (KTĐT). - Standard Chartered: 6 kênh giải quyết nợ xấu Việt Nam (VnEco).

- Lại họp bàn tái cơ cấu Vinashin, Vinalines (VnEco). - Định giá lại ụ nổi No83M của Vinalines (SGTT).

- Doanh nghiệp xã hội muốn được pháp lý hóa (TBKTSG).

- Giữ giá cho đồng tiền Việt Nam: Cần một “cú hãm” hiệu quả (GD&TĐ).

- Nhiều ngân hàng nhận giải Thương hiệu mạnh (ĐTTC).

Nợ Vinashin biến thành nợ Chính phủ
(DV 16-3-13) -- Bài Nguyễn Quang A

Nhà đầu tư ngoại vẫn lo bất ổn vĩ mô tại Việt Nam (VnEx 15-3-13)

Xuất khẩu Việt Nam: Vẫn chưa bền vững? (Petrotimes 16-3-13)

Ông Vũ Tiến Lộc (VCCI): Cải cách "xương xẩu" nhất vẫn còn! (TBKTSG ĐV 16-3-13)

'Niềm tin doanh nghiệp giảm một nửa sau ngày bắt bầu Kiên' (VnEx 16-3-13)

Những nữ quái rút ruột ngân hàng ngàn tỷ (VNN 15-3-13)

- Kêu trời vì đô thị bỏ hoang – Bài 1: Bi kịch tháo khoán cấp đất (TP). - 30.000 tỷ đồng chọi… đá tảng (TQ). - Mua nhà xã hội không được hỗ trợ vay ngân hàng? (VnM).

- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 18-3-2013: “lép vế” trên “sân nhà” (VF).

- Gà lậu vẫn âm thầm vào chợ (PNTP).

- Quảng Ngãi: Nông dân trồng dưa bị côn đồ đòi tiền bảo kê (PNTP).

- Yêu cầu DOC xét lại thuế chống bán phá giá cá tra (Tin tức). - Chuẩn bị kiện DOC lên Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ (VOV). - Xuất khẩu sang Mỹ sẽ không giảm? (SGTT). - Cơ hội đi Mỹ vẫn rộng cho cá tra (TBKTSG).

- 4 tỷ USD cho dự án của Samsung tại Thái Nguyên? (VnEco). 




China’s Hidden Debt Risk
Project Syndicate -China’s national balance sheet, which boasts positive net assets, has garnered significant attention in recent years. But, to assess China’s debt risk accurately, policymakers and economists must consider the risks that lie in the country's asset structure, as well as liabilities that are not included on its balance sheet.



Moody's cảnh báo nguy cơ vỡ nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc

Dự báo rủi ro ngày càng tăng đối với hàng loạt phương tiện huy động tài chính của các địa phương tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tổng số lượt xem trang