Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Điểm mặt 7 tàu Vinashinlines đang “chôn chân” xứ người

-Điểm mặt 7 tàu Vinashinlines đang “chôn chân” xứ người(Dân trí) - Hoành tráng, đắt tiền, hiện đại... Đó là những từ "có cánh" một thời dành cho 7 con tàu trị giá hàng nghìn tỷ đồng, được coi là “con cưng” của Vinashinlines. Nay 7 con tàu bỗng chốc trở thành 7 con nợ, phải “chôn chân” ở xứ người vì làm ăn thua lỗ.
 
Tàu chở khách Hoa Sen có giá 1.300 tỉ đồng thời điểm Vinashin mua năm 2007
Tàu chở khách Hoa Sen có giá 1.300 tỉ đồng thời điểm Vinashin mua năm 2007

 >>  “Số phận” các thủy thủ Vinashinlines phụ thuộc vào việc bán tàu (!)

Theo báo cáo tình trạng các tàu bị bắt giữ của Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines), ngoại trừ tàu Hoàng Sơn, tổng nợ (gồm nợ lương và tiền ăn) công ty này phải cho thủy thủ của 6 tàu đang neo tại nước ngoài tính đến ngày 2/1/2013 là gần 12,6 tỉ đồng.
Dưới đây là thực trạng 7 tàu “con cưng” của Vinashinlines bị bắt giữ và lay lắt vì nợ nần:
1. Tàu Hoa Sen
Tàu Hoa Sen cùng 9 thủy thủ đang neo tại nhà máy Xinya - Trung Quốc. Tàu bị công ty Five Star Marine bắt giữ và đang đòi số tiền bồi thường hơn 58.200 USD.
Năm 2007, Vinashin mua tàu Hoa Sen từ Ý với giá 60 triệu Euro (tương đương với 1.300 tỉ đồng) nhằm mục đích khai thác vận tải du lịch biển. Tuy nhiên, sau hàng chục chuyến hành hải toàn lỗ, Vinashin đã cho dừng khai thác con tàu này.
Năm 2010, tàu Hoa Sen được chuyển giao từ Vinashin sang Vinalines. Ít lâu sau, Vinashinlines cho một đối tác ở Trung Quốc thuê định hạn với mức giá là 16.500 USD/tháng, nhưng phi vụ làm ăn này bất thành. Và từ năm 2011 đến nay, tàu Hoa Sen bị đối tác Trung Quốc bắt giữ.
Vinashinlines cho biết, trước ngày 1/1/2013, tàu Hoa Sen trong tình trạng nhiều tháng không có nhiên liệu để chạy máy, cũng nhiều tháng Vinashin không thu xếp được tài chính để cấp tiền ăn cho tàu nên thủy thủ phải cầm cự duy trì sự sống. Tòa án tại Dalian đã có thông báo sẽ tiến hành phát mãi tàu.
2. Tàu Sea Eagle
Tàu Sea Eagle được đóng năm 1981 tại Nhật với trọng tải hơn 65.000 DWT. Từ năm 2008, tàu Sea Eagle bị lưu giữ ở tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc, trên tàu hiện có 9 thủy thủ. Vinashinlines đang nợ tiền sửa chữa của nhà máy Longshan.
Hiện tàu không còn khả năng tự vận hành, các giấy tờ đăng ký, đăng kiểm của tàu đã hết hiệu lực từ lâu. Do không có nguồn thu nên Vinashinlines không có khả năng thu xếp tài chính để chu cấp tiền nhiên liệu, tiền sinh hoạt và trả lương cho thủy thủ. Riêng nước ngọt thì tàu vẫn được nhà máy Longshan hỗ trợ.
3. Tàu New Phoenix
New Phonenix có trọng tải 9.606 DWT mang quốc tịch Panama, neo tại Đại Liên - Trung Quốc từ tháng 9/2012 cùng với 15 thủy thủ. Tàu đang chờ kế hoạch sửa chữa và cấp giấy chứng nhận đăng kiểm.
Gần đây, tình trạng tàu được xác nhận là không có nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm do Vinashinlines không có tiền chuyển cho tàu và nợ lương thủy thủ đã hơn 1 năm. Thủy thủ sống trên tàu rất khổ cực dưới thời tiết lạnh giá (nhiệt độ xuống dưới -15 độ C) và phải đun nước đá đóng băng để có nước uống
4. Tàu Cái Lân 4
Tài Cái Lân 4 được đóng tại Việt Nam vào năm 2006, tàu có trọng tải gần 9.000 DWT. Tàu Cái Lân 4 bị bắt giữ tại cảng Kolkata - Ấn Độ từ đầu năm 2012 cùng 22 thủy thủ do nợ hơn 163.300 USD tiền nhiên liệu của một nhà cung cấp tại Singapore.
Cũng giống như các tàu khác, các thuyền viên trên con tàu này cũng bị nợ lương nhiều tháng và phải chịu cảnh sống không nước ngọt, không thực phẩm.
 
Tàu Cái Lân 4 đóng tại Việt Nam năm 2006
Tàu Cái Lân 4 đóng tại Việt Nam năm 2006
5. Tàu New Horizon
New Horizon là tàu chở hàng đóng tại Nhật Bản năm 1986 với trọng tải 9.606 DWT. Tàu New Horizon bị tòa án bắt giữ tại cảng Karachi cùng 20 thủy thủ do hàng hóa bị hư hại trong quá trình vận chuyển và bị khiếu kiện số tiền đền bù là 500.000 USD. Sau khi thuê giám định lại, số tiền bồi thường được giảm xuống còn 105.000 USD, tuy nhiên do Vinashinlines không có tiền thanh toán nên tàu bị bắt giữ. Chính quyền cảng Karachi đã đuổi tàu ra khỏi khu neo trong tình trạng không có nhiên liệu để chạy máy lạnh thực phẩm. Do Vinashinlines không nhanh chóng giải quyết nên New Horizon bị tòa án tại Karachi phát mãi kể từ ngày 2/1/2013.
6. Tàu Diamond Way
Tàu Diamond Way được đóng năm 1988 tại Nhật Bản với trọng tải 13.266 DWT. Tàu đang được cho thuê định hạn nhưng người thuê tàu cắt hợp đồng vì phải chờ tàu sửa chữa quá lâu tại Jebel Ali - UAE (Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất). Trên tàu hiện có 19 thủy thủ. Chính quyền cảng đang gây sức ép với tàu, phía tòa án Pakistan thông báo nếu không sớm giải quyết tranh chấp thì sẽ thực hiện phát mãi theo luật.
Do phải sống trong tình trạng không thực phẩm, nước ngọt, nhiên liệu nên thủy thủ tàu Diamond Way đã nhiều lần gửi điện báo, gửi thư về Việt Nam kêu cứu.
Vinashinlines đã làm việc với chính quyền cảng và Cục lãnh sự quán Việt Nam tại UAE để thu xếp cho 9 thủy thủ về nước trong đợt 1 nhưng do không lo được chi phí hồi hương cho anh em nên đã có công văn đề nghị Cục lãnh sự quán Việt Nam tại UAE hỗ trợ.
 
Tàu Diamond Way giờ đã han gỉ
Tàu Diamond Way giờ đã han gỉ
7. Tàu Hoàng Sơn 28
Hoàng Sơn 28 được đóng năm 1980 tại Nhật Bản với trọng tải 31.503 DWT. Tàu đang neo tại Ấn Độ.
Trao đổi với PV Dân trí, đại diện Vinalines cho biết hiện tàu Hoàng Sơn 28 vẫn có thể cho thuê chạy định mức nên anh em thủy thủ trên tàu vẫn có tiền ăn và chi phí sinh hoạt.
 
Hiện Vinashinlines đang quản lý đội tàu gồm 16 chiếc, trong số đó chỉ có 2 tàu đang cho thuê định hạn, cho thuê tàu trần là Great Ccean (630 triệu/tháng) và Vinashin Liner 1 (1,1 tỷ đồng/tháng), tuy nhiên doanh thu của các tàu này đều phải cấn trừ công nợ chứ không được mang về két của Vinashinlines.
Các tàu còn lại của Vinashinlines đều đang chờ kế hoạch sửa chữa, khai thác. Đặc biệt, có 6 tàu đang trong tình trạng bị bắt giữ và lưu giữ ở nước ngoài do tranh chấp hàng hóa và hợp đồng khai thác, nợ nhà cung cấp nhiên liệu, vật tư.
Theo Vinashinlines, vì toàn bộ doanh thu hiện nay đều đã phải cấn trừ nợ với người thuê tàu nên không có tiền để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hỗ trợ cho các thủy thủ đoàn trên tàu đang bị bắt giữ và chờ kế hoạch khai thác.
Những lời cầu viện của các thủ thủy từ nước ngoài liên tục được gửi về Việt Nam. Họ chia sẻ rằng cuộc sống ở nơi đất khách quê người vô cùng khó khăn và mệt mỏi.
Được biết, số tiền ứng vay 200 tỉ đồng của Chính phủ vừa được giải ngân nên đã giúp Vinashinlines có nguồn để gửi tiền ăn và chi phí sinh hoạt hàng tháng cho các thủy thủ, lộ trình bán tàu dự kiến đến hết tháng 6/2013.
Bán 7 tàu của Vinashinlines trả nợBáo Đất Việt
Vinalines 'bán tàu hoang' để trả nợBBC Tiếng Việt
Bán 7 tàu 'hoang' ở nước ngoài để trả lương thủy thủVNExpress
Đến lượt thuỷ thủ tàu Hoa Sen kêu cứu (LĐ).

Ngay sau khi bài “Thuỷ thủ tàu Sea Eagle kêu cứu” ngày 7.11 được đăng tải, chiều cùng ngày, Báo Lao Động tiếp tục nhận được đơn cầu cứu của một người nhận là Phó 3 tàu Hoa Sen- thuộc Công ty vận tải biển viễn dương Vinashinlines - Vinalines.
Bảng nợ lương thuyền viên tàu Hoa Sen. (Ảnh do thuyền viên cung cấp)

>> Toàn cảnh: Chuyện "tàu ma", "ụ nổi hoang"

Lá đơn này còn được gửi tới Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải, đại sứ quán... cùng các ban ngành có liên quan.

Người gửi đơn kêu cứu nhận là Nguyễn Thanh Hải- Phó 3 tàu Hoa Sen- viết đơn đại diện cho tập thể thuyền viên tàu Hoa Sen thuộc Công ty vận tải biển viễn dương Vinashinlines - Vinalines.

Lá đơn viết: "Tàu Hoa Sen neo đậu tại vùng biển thuộc quản lý của Nhà máy Xinya - Trung Quốc từ tháng 12.2011. Nhiệm vụ chủ yếu của thuyền viên là trông coi tàu vì tàu đã ngừng hoạt động".
Cũng theo người viết nhận là Phó 3 tàu Hoa Sen: "Cuộc sống của thuyền viên 3 tháng gần đây vô cùng khó khăn. Chúng tôi đều bị công ty nợ lương từ 9 - 11 tháng  trên tổng số 13 tháng xuống tàu làm việc. Với 2.000USD mà công ty gửi sang, trừ chi phí dịch vụ của đại lý hàng hải,  thuyền viên chúng tôi chỉ nhận được 1.730USD".
Đời sống của các thuyền viên đang rất khó khăn: "Đã gần 3 tháng nay công ty không cấp nhiên liệu cho tàu, tiền thức ăn công ty gửi chậm 1 tháng. Toàn bộ thuyền viên phải duy trì cuộc sống hằng ngày bằng nguồn nước ngọt không đảm bảo vệ sinh" - ông Nguyễn Thanh Hải cho biết. Theo lá đơn, "một số thuyền viên bị mắc bệnh ngoài da, đường ruột… phải cố cắn răng chịu đựng, vì toàn bộ thuốc men trên tàu đều quá hạn và không còn kể  từ khi tàu dừng hoạt động. Thuyền viên có đi bệnh viện cũng không thể, vì tàu nằm cách xa bờ 2 hải lý, phải phụ thuộc vào đò của Nhà máy Xinya".
Ông Nguyễn Thanh Hải mô tả: "Ban ngày thuyền viên phải xuống  tầng 1 của tàu xách nước ngọt lên tầng 7 để sinh hoạt vì tàu không còn nhiên liệu để chạy máy bơm. Buổi tối thuyền viên sống trong tối tăm và sợ hãi, vì tàu có thể bị tàu khác đâm va bất cứ lúc nào do không có điện để thắp đèn neo. Thuyền viên đi ngủ cùng chiếc áo phao để ngay bên cạnh giường...".
"Hiện tại, thuyền viên trên tàu đang rất hoảng loạn về tinh thần. Chúng tôi đã gửi đơn xin về, nhưng công ty không đáp ứng vì nói hiện tại kinh tế của công ty đang gặp khó khăn. Một số thuyền viên đã liên lạc về gia đình gửi tiền sang để thuyền viên tự bỏ chi phí về nước, nhưng công ty cũng không đồng ý. Toàn bộ hộ chiếu của thuyền viên đều bị đại lý hàng hải của công ty giữ" - ông Hải nói thêm.
"Nguyện vọng lớn nhất của chúng tôi là được trở về nước, đoàn tụ với gia đình. Các ban ngành có liên quan hãy cứu giúp chúng tôi..." - ông Nguyễn Thanh Hải kêu cứu.

Sau khi nhận được đơn cầu cứu của các thuyền viên tàu Hoa Sen, phóng viên Báo Lao Động đã bắt tay điều tra để xác minh sự việc này và sẽ sớm thông tin đến bạn đọc.

 -Đằng sau tiếng kêu cứu của "Đại bàng biển" Trước việc 9 thuyền viên tàu Sea Eagle kêu cứu vì nhiều tháng không được trả lương, thiếu điện, thiếu lương thực nghiêm trọng và đang bị mắc kẹt tại Trung Quốc, Vinashinlines “trần tình” rằng chưa có nguồn tiền nào trả các thuyền viên.

Các thuyền viên tàu Sea Eagle đang mắc kẹt tại Trung Quốc

Liên tục kêu cứu 


Theo thông tin mới nhất, sau khi các thuyền viên tàu Sea Eagle kêu cứu việc đang mắc kẹt tại Trung Quốc với hoàn cảnh vô cùng khó khăn, tiếp tục có một đơn kêu cứu của ông Nguyễn Thanh Hải - Phó 3 tàu Hoa Sen, đại diện tập thể thuyền viên tàu Hoa Sen thuộc Công ty vận tải biển viễn dương Vinashinlines - Vinalines gửi các cơ quan báo chí và các cơ quan chức năng.
Ông Hải cho biết tàu Hoa Sen neo đậu tại vùng biển thuộc quản lý của Nhà máy Xinya - Trung Quốc từ tháng 12-2011 và đã ngừng hoạt động. Các thuyền viên trên tàu cũng bị nợ lương từ 9 đến 11 tháng trong tổng số 13 tháng xuống tàu. 

Đặc biệt, hiện trên tàu thiếu lương thực, thiếu điện và thuốc men nghiêm trọng. Một số thuyền viên mắc các bệnh ngoài da, đường ruột… trong khi toàn bộ thuốc men trên tàu đều quá hạn và không còn kể từ khi tàu dừng hoạt động.
“Chúng tôi đã gửi đơn xin về, nhưng công ty không đáp ứng vì nói hiện tại kinh tế của công ty đang gặp khó khăn. Một số thuyền viên đã liên lạc về gia đình gửi tiền sang để thuyền viên tự bỏ chi phí về nước, nhưng công ty cũng không đồng ý. Toàn bộ hộ chiếu của thuyền viên đều bị đại lý hàng hải của công ty giữ", ông Hải cho biết.

Vinashinlines... hết tiền (?)

Liên quan đến việc 9 thuyền viên tàu Sea Eagle kêu cứu, ông Nguyễn Quế Dương - Tổng giám đốc Vinashinlines cho biết: Phía công ty Vinashinlines đã biết thông tin về hoàn cảnh hiện tại cũng như nguyện vọng của các thuyền viên đang mắc kẹt tại Trung Quốc. Thế nhưng, hiện công ty đang rất khó khăn. Công ty Vinashinlines cũng đang rất tất bật để lo giải quyết với chủ nợ bên Singapore để phía chủ nợ giải phóng tàu Cái Lân 4 đang bị "giam lỏng" bên Ấn Độ. Vì vậy, công ty hiện không có nguồn tiền nào để trả cho các công nhân đang kêu cứu. Tuy nhiên, công ty đang gửi công văn báo cáo lên các cấp có thẩm quyền để xin hướng xử lý.
Trước đó, trong đơn kêu cứu gửi báo điện tử Dân trí, anh Chu Trọng Cường - thuyền phó 2 tàu Sea Eagle thuộc Công ty TNHH MTV vận tải Viễn dương Vinashinlines - cho biết: “Chúng tôi gồm 9 thuyền viên trên tàu Sea Eagle sang nhận công tác từ ngày 23-8-2011 (với thời hạn hợp đồng là 10+1 và sẽ chấm dứt hợp đồng ngày 30-6-2012). Cho đến hết tháng 10-2012, đã là 14 tháng 7 ngày. Trong đó 5 người là thuyền viên đánh thuê bên ngoài và 4 người ký hợp đồng dài hạn với công ty. Với từng ấy thời gian mà công ty mới trả cho chúng tôi 7 ngày tiền lương tháng 8 -2011.
Đối với những người trong công ty được công ty thanh toán thêm tháng 3, những người ngoài như tôi và bốn anh em khác thì không có vì không được đóng bảo hiểm nên ngân hàng không giải ngân theo cách giải thích của công ty”.
Anh Cường cho biết thêm, về phần đời sống thuyền viên trên tàu thì vô cùng khó khăn, điện sinh hoạt vô cùng khan hiếm vì công ty không thể cấp dầu D.O trong nhiều tháng qua. Hơn nữa vài tháng gần đây, công ty liên tục chậm tiền ăn khiến các anh luôn trong tình trạng ăn bữa sáng lo bữa chiều. Có thời gian tàu vào cầu tránh bão, các anh phải đi hái rau ngải, rau sam,... và đi bắt cáy ven bờ làm thức ăn, rất thê thảm.

Theo đơn kêu cứu của anh Cường, tàu Sea Eagle là một con tàu  lớn với trọng tải hơn 65.000 tấn của công ty TNHH Một Thành viên Vận tải biển viễn dương Vinashinlines, nhưng hiện tàu nằm bất động tại Long Shan ShipYard có địa chỉ : Liu-heng island, Zhoushan, Zhenjiang (Trung Quốc) từ năm 2008 đến nay.


Nhiều tàu của Vinashinlines đang neo đậu tại Trung Quốc

“Theo ghi chép trên tàu thì từ tháng 3-2011 cho đến nay, tàu không hề được sửa chữa bất cứ một bộ phận nào. Cũng chính vì vậy mà tàu không còn khả năng hoạt động. Vì thế chúng tôi, những thuyền viên đang làm việc trên tàu, đang phải chịu đựng muôn ngàn khó khăn cả về vật chất lẫn đời sống tinh thần. Trong hoàn cảnh sống khó khăn như vậy chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu công ty thay thuyền viên để chúng tôi được trở về nhưng tất cả cũng chỉ là lời hứa cả về việc thanh toán lương lẫn việc thay thuyền viên”, anh Cường cho biết.
Anh Cường thay mặt cho 9 thuyền viên đang mắc kẹt mong muốn: Chính phủ, các bộ, ban ngành chức năng hãy tạo điều kiện cho công ty TNHH MTV vận tải Viễn dương Vinashinlines được thanh lý những tàu không còn khả năng hoạt động để có thể duy trì các tàu còn khả năng hoạt động. Vì một điều hiển nhiên rằng các tàu không còn khả năng hoạt động để sinh lời này càng để lâu công ty sẽ càng kiệt quệ. Hiện nay có đến 3/4 tàu của công ty đang trong tình trạng nằm neo đậu hoặc chờ sửa chữa hoặc không thể khai thác được; hàng tháng công ty phải chi những khoản tiền không nhỏ để trông coi tài sản.
Càng để các con tàu này nằm lâu thì số tài sản đó càng dần mất đi. Ví dụ như tàu Sea Eagle đang neo đậu, tiền chi phí cảng và tiền sửa chữa đã vượt quá giá trị của con tàu. 
“Trên đây trình bày về cuộc sống khó khăn của chúng tôi trên tàu, đồng thời bày tỏ những suy nghĩ thực tế của tôi. Tôi mong rằng công ty VINASHINLINES nói riêng và các cơ quan có chức năng nói chung sẽ sớm tìm ra giải pháp thích hợp để công ty được phục hồi, để quyền lợi của chúng tôi được đảm bảo, để chúng tôi được trở về quê hương . Đó là mong muốn lớn nhất của chúng tôi”, anh Cường bày tỏ.
Được biết, công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) thành lập tháng 8 năm 2000, trước đây thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin. Khoảng tháng 7-2010, công ty này được chuyển sang cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), khi Chính phủ tiến hành cơ cấu lại tập đoàn Vinashin. Với lĩnh vực hoạt động chính là vận tải biển, Vinashinlines khai thác đội tàu nhiều chủng loại, nhiều cỡ tàu, gồm tàu chở hàng khô, tàu chở dầu, tàu khách, tàu lash và tàu container.
Hiện Công ty Vinashinlines đang còn 6 tàu neo tại các vùng biển Trung Quốc và 2 tàu đang chở hàng tại Ấn Độ. Mỗi tháng, tính toàn bộ chi phí cho 16 con tàu của công ty đang phải tiêu tốn mất khoảng 10 tỉ đồng.
Theo Anh Thế (Dân Trí) -Đằng sau tiếng kêu cứu của "Đại bàng biển"



Tàu “ma”, ụ nổi “cụ”: Lãng phí hay tham nhũng? (LĐ).Những con tàu Vinashin là sự lãng phí ghê gớm, điều đó chắc như đinh đóng cột. Nhưng có phải chỉ là lãng phí do tính toán đầu tư sai lầm, hay bên trong nó còn ẩn chứa nhiều mưu đồ khác?


>> Ý kiến bạn đọc: Dùng tài sản của dân để mua... "phế liệu"
Phóng viên báo Lao Động đã tỏa đi nhiều vùng biển từ Bắc tới Nam để truy tìm những con tàu ma, con tàu chết có tên chung là Vinashin. Người dân biết về “đại danh” Vinashin từ lâu với bao nỗi thất vọng và đau xót. Nhưng nếu đặt chân lên những con tàu ma này, sự đau xót sẽ thành căm giận.
Tìm những con tàu Vinashin đang thất tha thất thểu ở giữa biển, trên những dòng sông của đất nước này, mới thấy đau lòng. Mỗi con tàu trị giá vài trăm tỉ đồng, đó là tài sản của Quốc gia, và tài sản đó được mua từ tiền thuế mồ hôi nước mắt, thậm chí là xương máu của dân chúng.
Mua những con tàu này, những người có trách nhiệm của Tập đoàn Vinashin đã đưa ra các quyết định hại nước, hại dân. Có nhiều chiếc tàu hư hỏng ngay sau khi đưa về nước, khai thác được vài chuyến. Có những ụ nổi như khối ung nhọt nhức nhối trên cơ thể của nền kinh tế. Dân chúng chắt chiu từng đồng để cho họ phá khủng khiếp như vậy đó.
Những con tàu Vinashin là sự lãng phí ghê gớm, điều đó chắc như đinh đóng cột. Nhưng có phải chỉ là lãng phí do tính toán đầu tư sai lầm, hay bên trong nó còn ẩn chứa nhiều mưu đồ khác? Tại sao lại bỏ tiền ra đi mua những con tàu cũ rích, thậm chí là mục nát? Đằng sau những bản hợp đồng mua bán kia  ẩn chứa nhiều điều trong bóng tối u ám.
Dù ánh sáng công lý chưa soi  sáng hoàn toàn các khoảng tối đó, nhưng mấy chục xác con tàu "ma" của Vinashin chính là bản cáo trạng đanh thép, là chứng cứ thuyết phục. Nhân dân chính là thẩm phán có quyền tuyên án tham nhũng bên cạnh sự lãng phí.
Quốc hội bàn nát nước nhưng vẫn chưa tìm ra được phương án hợp lý để tăng lương đầy đủ cho 22 triệu người hưởng lương ngân sách theo lộ trình. Trong khi đó, tài sản quốc gia trị giá hàng nghìn tỉ đồng đang tan rã từng ngày trên biển. Đó phải gọi đúng tên là tội ác!
Các đại biểu Quốc hội chỉ thẳng tham nhũng lãng phí là quốc nạn, chỉ riêng số tiền mà Vinashin phá cũng đủ để xây dựng được hàng trăm trường học, trạm xá, nhà văn hóa cho dân mình bớt khổ.
Hãy nhìn những xác tàu mục nát của Vinashin để thấy rằng không chỉ là lãng phí.
Và từ đó, mới thấy tham nhũng là họa lớn của đất nước mà mỗi công dân đều có trách nhiệm tham gia vào việc phòng, chống bằng khả năng mà mình có thể, bằng trách nhiệm mà mình được giao. – Khởi tố, bắt giữ hàng loạt quan tham của Vinashin(VNE).
Bắt giam 5 lãnh đạo nhà máy đóng tàu Bến Thủy Vinashin
Tiền Phong Online
Bắt giam 5 lãnh đạo nhà máy đóng tàu Bến Thủy Vinashin. TPO -Công an Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 bị can nguyên là cán bộ, lãnh đạo nhà máy đóng tàu Bến Thủy (thuộc Tập đoàn Vinashin), trụ sở tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi ...
Bắt 5 người liên quan vụ lãng phí trong sử dụng 1.000 tỉ đồngThanh Niên
Khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can liên quan Nhà máy đóng tàu Bến ThủyDân Trí
Bắt 5 đối tượng gây thất thoát tại Nhà máy đóng tàu Bến ThủyLao động


- Các thuyền viên thoát nạn sau vụ chìm tàu Saigon Queen: Nghẹn ngào ngày trở về (ĐĐK).
- Tâm sự người 20 năm làm thú y xã (NNVN).

Tổng số lượt xem trang