Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Sinh viên kinh tế làm clip về sự vô cảm ! Khiếu kiện nhiều lần phải đặt cọc?

Có ai quan tâm:
 
TTO - Nhóm sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa đăng tải clip "Hôm nay tôi không đeo mặt nạ" trên trang YouTube nói về sự vô cảm của một bộ phận người trẻ hiện nay
.Clip "Hôm nay tôi không đeo mặt nạ" - Nguồn: YouTube

Nội dung clip dài hơn 2 phút quay cảnh khoảng 50 bạn trẻ đeo mặt nạ trắng đứng bất động dưới trời mưa ở trung tâm TP.HCM. Clip trắng đen, trên nền nhạc bài hát da diết "Mad World" của Adam Lambert. Mặc cho người đi đường ngạc nhiên, các em nhỏ trêu chọc, người tò mò giơ máy ảnh..., các diễn viên vẫn đứng im lặng.

Clip kết thúc bằng cảnh các bạn trẻ đồng loạt vứt mặt nạ đi. Dòng thông điệp cuối clip hiện lên giữa những chiếc mặt nạ đã được gỡ bỏ: "Đừng chỉ nói, hãy mở mắt nhìn. Đừng chỉ nhìn, hãy mở trái tim. Hãy hành động!".
Clip thu hút khoảng 28.500 lượt xem tính đến thời điểm này và nhận nhiều lời bình luận với những ý kiến trái chiều. Có bình luận cho rằng clip còn quá đơn sơ và nội dung chưa rõ lắm, nhưng cũng có những bình luận khen ngợi ý tưởng của nhóm thực hiện clip.
Phuong Dang, một người xem, bình luận: "Tôi thấy clip này không chỉ nói về sự vô cảm của giới trẻ mà còn của chung toàn xã hội". Clip đã vận dụng khá thông minh triết lý mặt nạ: một người đeo nhiều mặt nạ thì lâu dần sẽ không còn biết mình đang đeo mặt nạ nữa.
Đây là một trong những clip tham dự cuộc thi "Let's on air 2013" do nhóm Scommunications, ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức dành cho tất cả sinh viên tại TP.HCM với chủ đề "Sự vô cảm", diễn ra từ nay đến 21-4-2013. Sinh viên quan tâm có thể tham khảo thông tin cuộc thi tại trang web uehenter.com hoặc facebook.com/scoms.ueh.

Sinh viên kinh tế làm clip về sự vô cảm (20/03)
>> Chúng ta không vô cảm
>> Audio Nhịp sống trẻ: Không vô cảm
>> Vô cảm đến từ đâu?
VIỆT NAM LÀ MỘT TRONG NHỮNG NƯỚC 'VÔ CẢM' NHẤT THẾ GIỚI
Theo kết quả mới công bố của hãng khảo sát quốc tế Gallup, Việt Nam xếp thứ 13 trong những quốc gia "vô cảm" nhất thế giới.
Vào cuối tháng 11 vừa qua, hãng khảo sát quốc tế Gallup đã công bố kết quả khảo sát mức độ cảm xúc của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, Việt Nam xếp thứ 13 trong số những quốc gia có ít cảm xúc nhất, đứng sau các nước như Nepal, Ukraine, Nga, Mongolia... Trả lời cho câu hỏi khảo sát của Gallup, chỉ 40% người dân Việt Nam cho biết họ trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc trong 1 ngày.
Cũng theo bảng xếp hạng này, quốc gia được mệnh danh "vô cảm nhất" thế giới là Singapore. Chỉ có 36% người dân nước này cho biết họ trải qua những cảm xúc tiêu cực hay tích cực trong 1 ngày. Trong khi đó, Philippines lại được đánh giá là "quốc gia giàu cảm xúc nhất trên thế giới" với 60% người dân trải qua các cung bậc trạng thái khác nhau trong 1 ngày.
Để thu được kết quả này, Gallup đã thực hiện khảo sát trong 3 năm liên tiếp từ 2009 đến 2011 trên hơn 150 quốc gia và các vùng lãnh thổ bằng cách đặt ra 10 câu hỏi cho người dân về mức độ cảm xúc tiêu cực và tích cực của họ trong ngày trước đó.
Những cảm xúc tích cực được đo bằng cảm giác thoải mái, được tôn trọng, cười nhiều, học tập và làm những điều thú vị. Trong khi đó, cảm xúc tiêu cực được thể hiện qua sự tức giận, đau buồn, nỗi đau thể chất và sự lo lắng.
Các quốc gia trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực nhất là tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi với các nước Iraq, Bahrain và Palestin. Khu vực Mỹ Latin dẫn đầu các quốc gia trải qua nhiều cảm xúc tích cực nhất với các nước Panama, Paraguay và Venezuela.
Singapore là 1 trong những quốc gia có nạn thất nghiệp ít nhất với GDP (thu nhập bình quân đầu người) cao nhất thế giới. Tuy nhiên, đây cũng chính là quốc gia có nhiều người dân phải trải qua cảm xúc tiêu cực nhất. Nghiên cứu này cho thấy các nhà lãnh đạo Singapore cần phải cố gắng nghiên cứu các chiến lược để nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân.
Theo TTVN
-----
VẬY CÓ KHI NÀO BẠN ĐÃ THÁO MẶT NẠ VÔ CẢM CỦA MÌNH CHƯA?
XEM THÊM THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN TẠI: http://uehenter.com/

Phản đối Trung Quốc ngăn cản ngư dân Việt Nam

Phản đối Trung Quốc ngăn cản ngư dân Việt Nam
TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 20-3, ông Trần Cao Mưu, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Nghề cá VN, cho biết hội vừa chính thức có công...
- Bị tàu Trung Quốc quấy rối, ngư dân Việt Nam vẫn kiên cường bám biển (TN).- Tàu chiến Trung Quốc bắt đầu tập trận ở Biển Đông (VTC).   -  4 tàu chiến TQ tập trận ở Biển Đông (VNN).

-- Việt Nam sắp nhận tàu ngầm Kilo đầu tiên (NLĐ).  - ‘Lạc’ trong thế trận phòng không (TP).
- Hạm đội Thái Bình Dương Nga thăm Cam Ranh (DV).
Mỹ cam kết hậu thuẫn cho Philippines giải quyết tranh chấp Biển Đông (GDVN).
- Trách nhiệm của Đảng phải lớn hơn (VNN). “… việc Hiến pháp ghi rõ “công dân có quyền tự do ngôn luận, hội họp… theo quy định của pháp luật” thì chẳng khác nào một sự hạn chế. Bởi ghi như vậy sẽ dẫn đến những cách vận dụng khác nhau.”
Phải làm rõ các quyền dân chủ trực tiếp



"Báo cáo láo quen rồi”

TT - "Xử lý nợ xấu: không khéo "ăn" cả hai đầu" - Ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng Ban Nội chính trung ương kiêm chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng - nói như trên tại buổi triển khai các giải pháp tiền tệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Đà Nẵng tổ chức ngày 20-3.


Ngày 20-3, chính quyền Đà Nẵng cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp tiền tệ ngân hàng nhằm thúc đẩy, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

Tham dự hội nghị có Trưởng Ban Nội chính trung ương kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cùng đại diện các chi nhánh ngân hàng và doanh nghiệp ở Đà Nẵng.

Không thể ngồi một chỗ mà nói

Theo ông Nguyễn Bá Thanh, so với các nước trong khu vực, lãi suất cho vay của VN là quá cao. Vì lãi suất cao, trong khi năng suất lao động thấp nên hàng hóa không cạnh tranh được, vì vậy hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn.

“Nói là tái cấu trúc sản xuất nhưng dân không tiêu dùng thì bán cho ai. Giải quyết bài toán kích cầu sản xuất sôi động trở lại phải có giải pháp đồng bộ chứ không chỉ có hệ thống ngân hàng. Hiện người ta cần giảm thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp thì không bàn đến, trong lúc lại đi bàn chuyện giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cứ nâng lên hạ xuống. Cái cuộc sống cần thì các ông không làm mà các ông đi làm cái khác. Ông không đi làm cái chuyện mà cuộc sống đang đặt ra” - ông Thanh nói.

Ông Thanh nói rằng trong thời điểm khó khăn, để có thể hạ lãi suất cho vay thì chính hệ thống ngân hàng cũng phải tiết kiệm để chia sẻ cho doanh nghiệp. Ông dẫn chứng: “Ông ngân hàng cứ lương cao, thưởng cao thì bao nhiêu cho đủ. Bây giờ mà các ông nói ngân hàng cũng là doanh nghiệp, vay tiền của dân rồi đi cho doanh nghiệp vay là không giải quyết được bài toán gì cả. Nước ngoài họ có khoản tín dụng lớn, lúc doanh nghiệp khó khăn họ “nuôi”. Còn mình, lúc này ngân hàng phải ngồi lại với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua cơn hoạn nạn, rồi sau đó doanh nghiệp đẻ ra trứng vàng, lúc đó mới thu hái quả được chứ. Muốn hạ lãi suất không thể ngồi một chỗ mà nói, phải tìm khoản tín dụng nào lãi suất thấp của nước ngoài để cho doanh nghiệp vay”.

Cứ hô hào làm sao giải quyết được

Liên quan vấn đề giải quyết nợ xấu, ông Thanh cho rằng còn nhiều vấn đề phải bàn, với cách làm như hiện nay số nợ xấu chỉ là tương đối, còn một số ngân hàng giấu, đối phó chứ chưa nói ra hết. Ông Thanh nhấn mạnh: “Có những loại không phải xấu mà là quá xấu, không bao giờ đòi lại được nữa”. Ông Thanh phân tích: “Để giải quyết nợ xấu, anh đưa ra giải pháp thành lập công ty mua bán nợ là hướng đi đúng. Tuy nhiên, cách làm không cẩn thận không khéo lại xảy ra tiêu cực, cũng ăn cả hai đầu, cuối cùng Nhà nước và dân gánh hết”.

Theo ông Thanh, trong các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực thì ngân hàng là lĩnh vực đang được xã hội quan tâm. Muốn có nền kinh tế vĩ mô hoạt động tốt, Ngân hàng Nhà nước phải siết chặt, buộc các tổ chức, cá nhân phải chấp hành đúng quy định. Ông nhấn mạnh: “Chấp hành, làm là phải tự giác. Chứ nhà người ta trị giá 10 tỉ mà ông nhân viên tín dụng định giá lên đến 50-70 tỉ, rồi lãnh đạo ngồi ở nhà không nắm được giá trị thật cứ gật gù ký, đến lúc phát hiện đổ vỡ thì lấy cái gì, hắn đưa cái mạng cùi ra đó mình cũng chịu... Ở các nước được kiểm soát chặt chẽ. Báo cáo láo, sai là trừng phạt liền, còn mình lâu nay báo cáo láo quen rồi”.

“Ngân hàng nói cho vay lãi suất 14% nhưng thật tình có nơi có ông chung chi thêm mấy đồng nữa mới cho vay. Cuộc chơi này đòi hỏi kỷ luật nếu muốn hệ thống lành mạnh. Lập lại trật tự thì phải làm, cuộc chơi mà cứ hô hào thì làm sao giải quyết được” - ông Thanh nói.






Lãi suất cho vay sẽ phải dưới 13%

Tại hội nghị, ông Hà Giang - Công ty cổ phần cơ khí Hà Giang Phước Tường - đề nghị: “Trong lúc đang khó khăn, có doanh nghiệp đến thời kỳ trả nợ phải đi vay nóng để trả ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần xem xét có gia hạn nợ để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất trả nợ dần, chứ đi vay nóng để đáo hạn thì càng đẩy doanh nghiệp khó khăn hơn. Ngân hàng Nhà nước nên có giải pháp hạ lãi suất cho vay xuống nữa, thời điểm này hàng sản xuất ra không cạnh tranh được”.

Liên quan đến kiến nghị này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, thời gian tới khả năng sẽ hạ lãi suất cho vay xuống thêm 2-3%. Hiện việc trông chờ hạ lãi suất huy động để hạ lãi suất cho vay là rất khó. Lãi suất cho vay 11-13% là hợp lý, phấn đấu sắp tới sẽ phải dưới 13%. Theo ông Bình, vì chủ yếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng, có doanh nghiệp sử dụng đến 100% vốn vay ngân hàng nên khi lãi suất cho vay tăng, doanh nghiệp gặp phải khó khăn.

Ông Lê Văn Hiểu, chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Đà Nẵng, cho rằng phải “mai táng” ngay các doanh nghiệp chết. Không để tình trạng nợ xấu, dẫn đến cảnh doanh nghiệp đang còn sống phải gánh phần nợ xấu của doanh nghiệp chết. Ông Hiểu cũng nói rằng nên xem xét lại các điều kiện cho vay, thời gian qua có nhiều dự án không khả thi mà cũng được vay.

Ông Bình cho biết có hai chương trình hỗ trợ để xử lý nợ xấu là hỗ trợ cho vay bất động sản đối với đối tượng thu nhập trung bình, thấp, đồng thời thành lập công ty mua bán nợ, nếu có công cụ này sẽ giải quyết được một phần nợ xấu. Ông Bình nói năm nay Ngân hàng Nhà nước tái cấu trúc hoạt động ngân hàng bao gồm tái cấu trúc thị trường tiền tệ và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, đồng tiền xã hội qua ngân hàng sẽ đưa đến đúng địa chỉ.

****************


Khiếu kiện nhiều lần phải đặt cọc?


TT - Ông Phan Xuân Dũng - chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đã đề xuất buộc người khiếu kiện đã được giải quyết nhưng tiếp tục khiếu kiện phải nộp khoản tiền, nếu thắng thì được hoàn lại, kiện không đúng thì mất tiền.


Đề xuất này đang gây ra những ý kiến trái chiều.


Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Luật tiếp công dân ngày 19-3, ông Phan Xuân Dũng - chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội - đã đưa ra đề xuất “người dân cần phải đặt cọc một khoản tiền khi đi khiếu kiện”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 20-3 xung quanh đề xuất này, ông Phan Xuân Dũng nói: “Cần phải khẳng định rằng khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân và điều này đã được pháp luật quy định. Quan điểm của tôi là bên cạnh việc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo cần có những điều khoản quy định rõ trách nhiệm của người đi khiếu nại, tố cáo để tránh lạm dụng chuyện này vào những mục đích khác”.
Tiền cọc: kiện không đúng thì bị mất
Cũng theo ông Dũng: “Tôi đề xuất đối với những trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng quy định, đúng trình tự của pháp luật nhưng người ta cứ tiếp tục đi khiếu nại, tố cáo, thậm chí khiếu nại, tố cáo vượt cấp, gửi đơn thư đến nhiều nơi, đến nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước thì cần quy định chặt chẽ trách nhiệm của người đi khiếu nại, tố cáo. Cụ thể, nên buộc họ phải đóng một khoản tiền nhất định nào đó, nếu thắng kiện thì được hoàn lại, còn kiện không đúng thì bị mất tiền”.
Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cho biết quan điểm của ông là việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải có điểm dừng, tránh tình trạng khiếu kiện tràn lan, triền miên, vượt cấp, gửi không đúng địa chỉ. Ông nói: “Tôi cho rằng với những trường hợp khiếu nại, tố cáo đã giải quyết đúng luật, đúng thẩm quyền mà người khiếu kiện cứ cố chây ỳ, tiếp tục mang đơn từ đến trụ sở tiếp công dân thì phải quy định rõ ràng trách nhiệm của họ. Với những trường hợp đã giải quyết đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền rồi mà đơn thư khiếu nại, tố cáo không có nội dung gì mới thì cán bộ có trách nhiệm ở trụ sở tiếp công dân có quyền từ chối tiếp nhận đơn thư đó”.

Không khả thi
Không đồng tình với đề xuất này, luật sư Phạm Văn Thạnh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng: “Khiếu nại, tố cáo là quyền và nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Luật khiếu nại và Luật tố cáo đều có hiệu lực từ ngày 1-7-2012. Việc đề xuất người khiếu nại, tố cáo phải đóng một khoản tiền cọc như trên là không khả thi và vi phạm quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo mà luật đã định”.
Trên thực tế, theo ông Thạnh, còn có nhiều trường hợp người dân khiếu nại, tố cáo vượt cấp nhưng kết quả việc khiếu nại, tố cáo đó lại đúng vì nhiều trường hợp cấp dưới bao che hoặc không mạnh dạn, giải quyết qua loa vì ngại đụng chạm. Luật khiếu nại, Luật tố cáo đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo. Vì thế đề xuất phải đặt cọc vừa không khả thi vừa gây phản ứng trong dư luận.
“Cá nhân tôi không ủng hộ” là ý kiến của ông Nguyễn Hồng Điệp, vụ trưởng Vụ Tiếp dân và xử lý đơn thư của Thanh tra Chính phủ, khi trả lời Tuổi Trẻ về đề xuất của ông Phan Xuân Dũng. Ông Điệp cho rằng việc này không thể làm được vì “dân mình làm gì có tiền, phải vì dân, chứ người không có tiền thì không khiếu nại được hay sao”. Ông Điệp cho rằng các lãnh đạo cần phải xuống trụ sở tiếp dân, nghe người dân nói mới biết, mới hiểu những hoàn cảnh, suy nghĩ của người dân khi phải đi khiếu kiện.
Trong khi đó, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình nói đây chỉ là ý tưởng chứ chưa có bất cứ chủ trương cụ thể nào về vấn đề này. Bản thân ông Bình cũng chưa biết, chưa được nghe bất cứ ý kiến đề xuất nào như vậy nên không thể đưa ra ý kiến gì bình luận.


Đơn khiếu kiện trái thẩm quyền “áp đảo”
Thống kê của Văn phòng tiếp công dân TP.HCM cho thấy trong năm 2012 có đến hơn 72% đơn khiếu nại gửi đến cơ quan này sai về thẩm quyền. Cụ thể có đến 2.638 đơn sai thẩm quyền, trong khi đúng thẩm quyền chỉ 1.005 đơn. Các đơn sai thẩm quyền chủ yếu gửi vượt cấp, thay vì gửi cấp quận huyện, phường xã đã gửi thẳng lên TP. Tỉ lệ này trong các năm trước đó cũng rất cao, năm 2011 là 67,6% và năm 2010 là 69%.
Ngoài ra, tỉ lệ đơn thư khiếu nại trùng lắp (gửi nhiều lần, gửi cùng lúc đến nhiều cơ quan) cũng rất lớn. Trong năm 2012 Văn phòng tiếp công dân TP thống kê có đến 46% đơn trùng lắp, năm 2011 là 48,3%. Tổng hợp từ năm 1999-2012 có tới 48,6% đơn thư khiếu nại mà cơ quan này nhận được là đơn thư trùng lắp.
Trong các đơn thư khiếu nại, đất đai và nhà ở là hai vấn đề nổi cộm, trong năm 2012 hai vấn đề này chiếm hơn 60% s










Tổng số lượt xem trang