Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Tâm thư gửi bác Nguyễn Phú Trọng

-Hiếu Dân: Tâm thư gửi bác Nguyễn Phú Trọng (viet-studies 2-3-13) -- Môt độc giả nhờ viet-studies đăng ◄◄Hà Nội, ngày 2 tháng 3, 2013

Thưa bác,

Cháu tuy đã hơn 40 tuổi rồi, nhưng cháu vẫn xin phép gọi bác là bác và xưng cháu để tỏ lòng kính trọng, không chỉ là vì tuổi tác mà còn vì bác là niềm hy vọng của nhiều người trong hoàn cảnh nhiều đảng viên cộng sản và đặc biệt là những đảng viên giữ cương vị cao cấp trong đảng, nhà nước và chính phủ có sự sa sút nghiêm trọng và có hệ thống về đạo đức, tư cách, gây phẫn uất trong nhân dân, làm suy đồi chế độ và làm hủy hoại đất nước.

Thưa bác,

Trước đây rất nhiều người, trong đó có cháu đặt rất nhiều hy vọng vào bác, một lãnh tụ trong sạch của đảng cầm quyền. Phải nói đây là một hiện tượng cá biệt trong đội ngũ lãnh đạo đã bị hoen ố ở nhiều mức độ khác nhau trong nhiều năm qua. Cháu đã nghe người ta nói về sự trong sạch của bác từ ngày bác còn làm ở ban tuyên huấn của đảng, sau đó về làm bí thư Hà Nội, rồi quốc hội, và hiện nay là Tổng bí thư. Cùng với sự trong sạch, bác cũng là một người nổi tiếng gương mẫu, không kéo bè kéo cánh, không cục bộ địa phương. Khi bác được bầu làm tổng bí thư, nhiều ý kiến cho rằng vì bác là người như vậy và rất tiếc như vậy là đồng nghĩa với hình ảnh là người không có vây có cánh, và cũng không muốn hoặc không có khả năng tạo vây cánh sức mạnh cho mình trên vị trí bác là “vua” tại Việt Nam này (xin lỗi bác cho phép cháu dùng những hình ảnh nôm na để diễn tả ý tứ cho ngắn gọn).

Nói cụ thể hơn là ít nhất bác là người “vô hại” đối với những kẻ xấu trong đảng. Theo họ, bác đang và sẽ không có quyền lực thực sự vì không có vây cánh, không có các nhóm lợi ích ủng hộ. Tóm lại bác là vị vua vừa không có “tiền”, lại vừa không có “súng”. Mọi người còn nhận định thêm rằng bác được bầu vào vị trí này vì các nhóm lợi ích trong đảng không ai chịu ai và hơn thế nữa bác còn làm cho hình ảnh bên ngoài của đảng bớt đi sự nhơ nhớp để những kẻ xấu lại tiếp tục âm thầm đục khoét làm mọt rỗng chế độ, làm mọt rỗng nền kinh tế của đất nước. Thú thực, cháu không tin nhiều vào những nhận định này vì cháu hy vọng là quá khứ của bác như ông “bụt”, hay những người tếu táo gọi bác là “lú” chỉ vì bác ở trong tình thế “thế thời phải thế”. Khi bác đã ở vị trí vua rồi thì bác sẽ phải khác! Và nghị quyết 4, 5 của ban chấp hành TW ra đời đã củng cố thêm niềm hy vọng này của cháu và mọi người. Có ý kiến còn cho rằng bác sẽ thực sự là lãnh tụ xứng đáng không những của đảng mà còn của dân tộc vì bác không chỉ là người lãnh đạo của đảng mà còn của dân tộc vì bác sẽ lãnh đạo đảng và nhân dân quét sạch được hiện tượng tham nhũng đang tràn lan trong đảng, một căn bệnh đang hủy hoại nhanh chóng đất nước! Ngay cả khi bác có bài phát biểu với nội dung thật sự là “giáo điều” tại Cuba, thì nhiều người cũng biện hộ là bác dùng sách lược này nhằm tranh thủ tối đa nhiều người cao tuổi mà tư tưởng giáo điều đã thấm sâu vào máu thịt để hỗ trợ bác trong cuộc chiến làm trong sạch đảng mà bác đã công khai khởi động thông qua nghị quyết 4. Ngay cả đến hội nghị TW 6 kết thức với một kết quả làm bàng hoang niềm hy vọng vào bác (cháu xin phép không nhắc lại những phản ứng của dư luận mà chắc là bác đã nghe đủ), nhưng vẫn còn một số ý kiến còn vớt vát lấy niềm tin và hy vọng vào bác là “hãy thông cảm cho TBT vì ông ta vốn nằm trong một ốc đảo, nay phải đứng mũi chịu sào nên đã không đủ kinh nghiệm để lường trước các tình huống khi mà tham nhũng đã trở thành một thể chế bất thành văn của bộ máy cầm quyền”!. Rằng nếu TBT mà làm mạnh tay hơn nữa trong hội nghị TW 6 thì bộ máy cầm quyền sẽ tan vỡ, đất nước sẽ hỗn loạn và Việt Nam có thể phải rơi vào hoàn cảnh giống nước Nga vào những năm cuối của thế kỷ 20 đã qua! Khi đã làm khó tránh khỏi mắc sai lầm, nhưng khi đã sai lầm rồi phải biết tỉnh táo và dũng cảm tìm phương án tối ưu để hạn chế tối đa tác hại. Đây là những lời biện hộ của những người đã đặt nhiều hy vọng vào bác. Mọi người cho rằng chắc chắn bác sẽ thấy một khi “đảng đang có vấn đề”, “ban chấp hành trung ương đang có vấn đề” thì bác sẽ dựa vào toàn đảng và đặc biệt là toàn dân để tạo sức mạnh cho công việc vô cùng phức tạp và cam go mà bác đang giương cao ngọn cờ! Song thực tế phũ phàng đã dập tắt mọi hy vọng của một số người còn có niềm tin với bác. Cụ thể liên tiếp trong thời gian gần đây, kể từ sau hội nghị TW 6, bác có các bài nói chuyện với nhiều nội dung được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, thì dư luận đều thấy cái giáo điều trong lời nói của bác đã vào “xương tủy của bác rồi”, bằng chứng là bác đưa ra những nhận định, lời kêu gọi mà cháu xin nói thẳng là rất khó có thể biện minh rằng đó không phải là những lời giả dối, ngụy biện, luẩn quẩn về tư duy, và rất vô ý thức với lòng dân!

Thưa bác,

Cháu cũng là một đảng viên đảng cộng sản, cũng có trình độ cao cấp về chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng nhìn vào lịch sử đảng cộng sản quốc tế và của nhiều nước trên thế giới, thì phải đau xót mà thưa rằng “Chủ nghĩa Mác Lênin đã bị bóp méo và làm sai lệch ngay từ sau khi Lênin qua đời! Các vị lãnh tụ cộng sản thế giới thực chất đã phản bội lại chủ nghĩa Mác Lênin từ rất lâu. Họ đã sử dụng chủ nghĩa Mác-Lênin để phục vụ cho tham vọng độc tài của họ. Họ đã không tuân theo nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Họ đã sẵn sàng xuống tay giết hàng triệu đồng đội, đồng bào của họ chỉ vì những đồng đội, đồng chí này không hoàn toàn nghe theo họ, thậm chí có “khả năng” không nghe theo họ! Thực ra cháu hiểu cụ Hồ của chúng ta cũng là một trong những nạn nhân của họ, xong cháu hiểu cụ Hồ trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ đã phải lựa chọn “chấp nhận cái xấu ít để tránh cái xấu nhiều”, tức là phải dựa vào Liên Xô và Trung Quốc để giành độc lập và thống nhất tổ quốc. Cái giá phải trả cho việc này là rất nhiều, đài báo đã đưa ra công khai từ việc cải cách ruộng đất đến việc chỉnh huấn chỉnh quân, hay việc để bị thụ động trong hiệp định Geneve đến 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, rồi Polpot, rồi chiến tranh biên giới…

Thưa bác,

Cháu cũng sinh ra trong một gia đình cách mạng yêu nước, gia đình cháu cũng có nhiều người đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, và cũng có nhiều người “di tản bất hợp pháp, hiện đang sống ở nước ngoài”. Cháu được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của cách mạng (một thuật ngữ hay được sử dụng). Cháu ý thức được rất nhiều rằng dân tộc ta, trong đó có một thời nhiều người cộng sản làm đầu tàu đã xả thân vì dân vì nước. Hàng nhiều triệu con người đã hy sinh cho độc lập dân tộc và thống nhất đất nước dưới lá cờ của đảng. Cháu cũng rất tự hào là một công dân của một dân tộc anh hùng. Cháu luôn nhớ tới 5 điều bác Hồ dạy thiếu niên “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào … Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Càng tự hào, càng ý thức được những điều tốt đẹp mà đất nước và dân tộc đã mang lại cho mình, thì cháu càng phải dũng cảm, phải không bác! Cháu hiện nay cũng ở cương vị “có chức, có quyền”! Cháu và nhiều người khác đang sẵn sàng xả thân vì đất nước, vì dân tộc! Vậy bác có nghĩ rằng một khi đảng ta, mà bác là người đứng đầu, không tự sửa chữa được căn bệnh của đảng hiện nay (cháu không muốn dùng chữ khuyết điểm) thì người dân mà trong đó có cháu và nhiều đảng viên khác cũng sẽ phải vùng lên để làm việc đó. Lúc đó sẽ là đầu rơi, máu chảy vì súng ống và quyền lực đang nằm trong tay rất nhiều kẻ xấu. Kết quả là dù muốn hay không thì chính những đảng viên có chức có quyền và bệnh hoạn hiện nay, dù ít hay nhiều, sẽ bị lịch sử đưa vào danh sách là những kẻ phản quốc, hại dân, và chính họ là kẻ đứng ra chôn những người đồng đội của mình, những người cha, người anh của mình một lần nữa! Lúc đó, dân tộc sẽ phán xét đảng cộng sản mà bác đang là người đứng đầu như thế nào đây! Cháu phải kêu lên một lần nữa rằng, bác, với tư cách là Tổng bí thư, hãy đừng để điều đó xảy ra! Hãy đừng để lực lượng xấu trong đảng thách thức thêm lòng tự hào và tự tôn dân tộc của người Việt Nam. Bác hãy đừng để cho những lực lượng xấu, tư tưởng hủ bại biến đảng ta (cháu không muốn dùng chữ đảng cộng sản vì cái tên này chỉ mới xuất hiện sau cuộc kháng chiến chống đế quốc thực dân và thông nhất đất nước mà thôi), thành một đảng thoái hóa hủ bại, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, tổ quốc, bằng sự sắp đặt, cưỡng chế, thậm chí đàn áp bạo lực. Bác đừng nên mơ hồ về ý chí quật cường của dân tộc ta, họ sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh của hàng triệu con người đã hy sinh cho tổ quốc làm cái ngụy trang, che đậy cho sự hủ bại về đạo đức và tư tưởng nhằm duy trì sự thống trị của họ bằng các biện pháp chuyên chế, giáo điều, độc tài tàn bạo vô liêm sỉ.

Kính thư,

Hiếu Dân

 

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 2-3-13

Đảng yếu nên sợ hãi đa nguyên đa đảng? (RFA 1-3-13)
"Đảng ta" rút bài học của... Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu!: “Quân đội không thể và không nên trung lập” - Lịch sử đã cảnh báo(TCCS 1-3-13)

'Góp ý hiến pháp: hơn cả ngộ nhận'
Bác sỹ Phạm Hồng Sơn cho rằng góp ý kiến về Hiến pháp cho Đảng Cộng sản trong trật tự quyền lực hiện nay là 'ảo tưởng và vô ích'.

- Video: Đại biểu QH không tiếp những người mặc áo đỏ (Quang Huy). – Sao nỡ quay mặt lại với dân? (Phe áo đỏ).  - Đa sở hữu đất đai: Tại sao không? (Nguyễn Vạn Phú). – Không được tổ chức cưỡng chế trong đêm (VnMedia).


Họ sống bằng cáu đầu người khác (Blog Bùi Văn Bồng 2-3-13) 2-3-13

http://bvbong.blogspot.de/2013/03/ho-song-bang-cai-au-nguoi-khac.html#more

* BÙI VĂN BỒNG
               Tôi có người bạn quen nguyên là vụ trưởng ở một cơ quan Trung ương. Đời trước, bố ông cũng nguyên là vụ trưởng. Còn hiện nay con ông đang làm công tác nghiên cứu tổng hợp ở văn phòng bộ, nghe ông khoe rằng: “Cháu đã được đưa vào nguồn quy hoạch vụ trưởng”. Tôi nói vui: “Thế là nhà ông tam đại vụ trưởng rồi!”.
             Đã từ lâu, trong tổ chức bộ máy của ta, từ cơ quan đảng đến chính quyền, đều có đầy đủ: văn phòng, phòng, ban, vụ chuyên trách - rất đầy đủ, hầu như không thiếu một... góc nào. Điều đáng nói là bộ máy không tinh gọn, thường cồng kềnh, chồng chéo, có khi “dẫm chân lên nhau”, hiệu quả thấp. Không ít cơ quan được coi là “ngon ăn”, là nơi gửi gắm con, cháu, họ hàng thân quen của các có chức có quyền, con cái dân thường dễ gì chen vào được? Quỹ lương dành cho “khối” này không ít. Hô hào tinh giản biên chế từ lâu, nhưng biên chế không giảm lại tăng theo năm tháng. Có ông than phiền:
- Tinh giản ư? Tinh giản ai? Vẫn biết là không được việc mấy, nhưng lãnh đạo đã có nhời, khó lắm!
            Một con số phình to biên chế đến giật mình: Riêng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương có 60 Đảng bộ trực thuộc, 4.800 Chi bộ, khoảng 65.000 đảng viên. Chưa nói đến sự cồng kềnh, nặng nề, phình to của bộ máy, lực lượng nhân sự rất dồi dào, chỉ riêng về hiệu quả tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo đã thấy nhiều vấn đề đặt ra từ mấy chục năm qua về sự hợp lý, tinh giản, quản lý và thực thi nhiệm vụ rất cần bàn đến. Đã có chức quyền thì dắt díu cho con cháu nối nhau vào biên ché Nhà nước, cho dù học ít, bằng cấp không có, hoặc công việc không phù hợp chuyên môn đào tạo, kém năng lực, năng khiếu, nhưng vẫn sắp xếp được ghế, miễn là đực ở tại Hà Nội, có lương bổng, có nhà của, mọi tiêu chuẩn. Có biết bao chức danh nhưng không cần chức trách, dẫn tới ngày càng phình to biến chế như vết dầu long. Thế mới sinh ra công thức tuyển nhân sự 20 C: "Con cháu các cụ cả / Cần chăm chút / Coi cơ cấu / Chọn chỗ cho chúng có cái chức chủ chốt"; rồi khi sử dụng phải quán triệt công thức 20 Đ: "Đã được đảng định đoạt / Đặt đâu đúng đó / Đừng điều động /  Đừng để đói / Đếch đuổi đi đâu được". Đó là bàn cờ Domino cha truyền con nối. Con em người lao động chân chính, không tiền và không biết cửa chạy chọt, dù học giỏi, tài năng, bằng cấp đàng hoàng vẫn thất nghiệp. 
               Cái chuyện cồng kềnh biên chế, dựa hơi Nhà nước, có khi học hành, bằng cấp cũng chưa đâu vào đâu, làm việc lằng nhằng vẫn lên lương, lên chức, về hưu vẫn đủ chế độ chẳng phải lỗi của ai, mà là lỗi của cơ chế. Đã nói đến cơ chế thì dù có sai đến mấy cũng không ai lôi được cái thằng cha"bị can cơ chế” ra tòa. Cơ chế do con người đẻ ra, nhưng nó không phải là con người cụ thể.  
             Điều đáng nói nhất là bộ máy quan liêu đã sinh ra những cán bộ quan liêu. Có cán bộ đã lên bậc chuyên viên cao cấp và công việc chủ yếu là “chắp bút” cho lãnh đạo. Từ báo cáo, phát biểu cho đến thư trả lời, trao đổi chỗ này, chỗ kia đều do chuyên viên này làm hết. Cả đời làm nghề chắp bút nhưng ông ta lại thiếu thực tế, “sớm cắp ô đi, tối cắp ô về”. Có người hỏi: “Sao ông nào lên cái chức ấy phát biểu cũng hao hao giống nhau ?”. Thì đúng thôi, lãnh đạo nào lên cũng vẫn dùng chuyên viên, cán bộ chuyên trách đó làm công đoạn “chắp bút”. "Chắp bút” đã thành nghề. Đã có bài bản sẵn từ lâu năm, đã qua đến mấy đời lãnh đạo rồi, như một thứ ba-rem, công thức, đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, chẳng cần nhiều động não. Những năm gần đây Đảng ta tổ chức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 
         Hình ảnh Bác Hồ ngồi trước máy chữ, tay đặt lên vầng trán suy nghĩ, toát lên con người tự chủ lao động của Bác. Bác suy nghĩ và tự Bác viết dù là vấn đề lớn đến đâu vẫn bằng những ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Ở núi rừng căn cứ Việt Bắc Bác có “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Về Hà Nội tại nhà sàn, trên bàn làm việc của Bác có máy chữ. Đọc nguyên bản Di chúc Bác để lại mới thấy cách làm việc cẩn thận, chu đáo của Bác. Bản thảo viết xong, Bác tự sửa lại đến mấy lần. Có cán bộ ở Văn phòng Chủ tịch nước kể lại ông Vũ Kỳ có lần nói: “Cái này Bác để cháu viết, rồi gửi đến Bác đọc”. Bác nói: “Bài tôi phát biểu thì tôi tự viết lấy. Để cho chú viết, là cái đầu chú nghĩ ra, đâu phải đầu của Bác. Thế thì tốt nhất là chú nói luôn, mà nếu để chú viết, tôi cũng phải xem, phải sửa lại. Thế nên tiện nhất là tôi tự viết lấy”. Chưa nói đến chuyện gì lớn, chỉ riêng tác phong, cung cách làm việc của Bác Hồ, lãnh đạo ta ngày nay hô hào học mà có mấy ai làm theo tấm gương của Người? 
         Ngược lại, không ít cán bộ lãnh đạo bây giờ đến lời phát biểu cũng không tự viết. Thậm chí đến  tập thơ cũng do người khác viết cho rồi đứng tên! Có lần, tôi hỏi địa chỉ thư điện tử của một bí thư tỉnh ủy để gửi một tài liệu liên quan cho ông đọc. Ông  nói: “Cứ gửi đến văn phòng, rồi văn phòng in ra cho tôi đọc. Tôi đâu có biết “vi tính vi toán”, có biết “i-meo, i-mẻo” là cái gì đâu” (!).  Rồi lãnh đạo cũng sinh ra lười biếng, ỷ lại, quen “chỉ tay năm ngón”. Mọi việc lớn hay nhỏ  đều do 'bộ máy' gánh cho hết.
             Phải chăng do cơ chế mà phát sinh bộ máy cồng kềnh, rồi chính bộ máy đó lại biến không ít cán bộ lãnh đạo thành cái máy? Họ quen sống bằng cái đầu người khác. Những cán bộ học hành, đào tạo tử tế, có trình độ năng lực chỉ làm chân nghiên cứu tổng hợp, văn phòng, trợ lý, thư ký…cho đến khi nghỉ hưu. Có nhiều vị lãnh đạo nhờ chính sách (hoặc dịch vụ, mua bằng) có bằng bổ túc cấp 3, nói thẳng là rất dốt, nhưng khi ở cương vị lãnh đạo lại có trong tay cả chục kỹ sư, thạc sĩ, chuyên gia trình độ cao để ... sai khiến. Có vị lãnh đạo chưa qua cao đẳng, đại học, có chăng chỉ là cái bằng trung cấp chuyên môn bổ túc, nhưng trong tay có đội ngũ giáo sư-tiến sĩ, các nhà khoa học đầu ngành giúp việc khá hùng hậu, bề thế. Một chuyên gia lâu năm ở cơ quan Trung ương qua nhiều 'đời lãnh đạo' nói với tôi: "Làm thì cứ làm, gọi là 'tham mưu' nhưng chán ngấy, nhiều việc nói rất cặn kẽ nhưng ổng (ông ấy) có hiểu gì đâu!". Cơ chế, chức danh, biên chế bộ máy đã cho họ có quyền được 'sẵn ăn' như thế!
          Từ thực trạng khối hành chính, văn phòng đông đảo, cồng kênh có cần “tái cấu trúc”, tinh giản biên chế cho phù hợp và tiết kiệm hay không? Trước hết, cơ chế đó tự nó đã sinh ra một đội ngũ cán bộ chuyên trách, những chuyên viên mà không ít trong số đó đã quen với lối sống và làm việc theo kiểu hành chính, quan liêu, bao cấp “sống dựa, nói leo, ăn theo”. Họ có nhiều chiêu thức và kinh nghiệm lấy lòng, chiều chuộng lãnh đạo, khéo sống “gió chiều nào che chiều đó",  “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, miễn là được an phận, hở ra là tìm cách tự tư, tự lợi cho cá nhân, gia đình. Lãnh đạo được đặt trong cơ chế, bộ máy đã thành khuôn đúc sẵn thì dần cũng có thể bị biến thành cái máy. Không ít người lãnh đạo hoạt động thiếu tự chủ và ít phát huy nội lực bản thân, nhờ chức danh, chức trách mà được đứng trên thiên hạ, sống và làm việc bằng cái đầu của người khác.
          Bộ máy không có lỗi. Lỗi là tại con người, tại cơ chế, các chính sách chuẩn bị nguồn nhân sự, tuyển chọn, đào tạo, bầu cử, vấn đề thực thi dân chủ ngay trong Đảng... Để bộ máy tổ chức không cồng kềnh, tinh giản được biên chế, để không còn người “ăn cơm chúa, múa tối ngày”, để cán bộ lãnh đạo, quản lý phải vắt óc suy nghĩ giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thì hãy thực hiện điều ta nói đúng nhưng hay làm ngược lại: Từ việc hình thành bộ máy, từ bộ máy thi tuyển, chọn người xứng đáng vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
BVB

- Tương đồng và khác biệt giữa dự án bauxite Tây Nguyên và dự án nhà máy điện hạt nhân (BoxitVN). - Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (13). - Bô–xít Tây Nguyên: Cận cảnh nhà máy Tân Rai (KT).
- Ai sợ ai?  –   Bữa tiệc nào rồi cũng đến lúc tàn!  –   Liệu Hội Nghị 6 có lặp lại? (VLB). - ‘Được’ hay ‘bị’ về hưu? (VNN).
- Tăng tuổi nghỉ hưu: Coi chừng lợi ích nhóm (PLTP).
- “Quái vật” tham nhũng và những nạn nhân: Kỳ 3: “Tất cả vì tương lai con em chúng ta” (TT). Mời xem lại: Kỳ 1   –   Kỳ 2.
- Gia đình Đoàn Văn Vươn được xây nhà ở nhưng không được xây… công trình phụ (PT). - TS Nguyễn Quang A: Vì sao chính sách tồi? (DV).
- Xây dựng nông thôn mới phải lấy dân làm gốc (TN).
- Không chê cười các ông mới lạ! (DT).
- Cải cách giúp dân (TN).
- Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực (TTXVN).
- Hội chứng chửi dân lại ngóc đầu dậy (PLTP).
- Màu mỡ truyền hình trả tiền (TN).
- Tiếp tục đề xuất phạt xe không sang tên đổi chủ (TN). - Nhiều biển báo tốc độ là “bẫy” xử phạt (TT). - Bộ GT-VT vẫn muốn phạt xe không chính chủ (VTC). – Mũ bảo hiểm ‘xịn’, xuống cấp: Cũng bị phạt? (VTC).

“Học sinh bây giờ khổ cực quá” (ANTĐ 2-3-13)
'Làm khoa học không thể tự biện, tự sướng' (VnEx 28-2-13) -- P/v TS Phạm Bích San.
“Lực học tốt, thi Sư phạm thì... quá phí”(DT 2-3-13)
"Bàn tay vàng" trong ngành phẫu thuật tim Việt Nam (ND 2-3-13) -- Bác sĩ Bùi Đức Phú
Một cuộc đời để lại... (ND 2-3-13) -- Về GS BS Đặng Văn Chung
Người Việt tài trí: Người đứng riêng trong mỹ thuật Việt (TN 3-3-13) -- Về hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Nhớ người “đóng góp... một cái chân...” (QĐND 27-2-13) -- Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân viết về hoạ sĩ Lê Văn Tài (những kỷ niệm trước 1975)
Linh Lê: 'Tác phẩm như người tình đi qua đời tôi' (VnEx 2-3-13)
Đào Anh Khánh bị đuổi khi diễn tại bãi sông Hồng (VnEx 2-3-13)
Cấm các nghệ sĩ hải ngoại chống đối biểu diễn tại Việt Nam (SGGP 2-3-13) -- Phải biểu diễn!  Không được chống đối biểu diễn!
Đời nghệ sĩ ở huyện (TP 1-3-13)
Nỗi đau vị tiến sỹ kéo con gái dính vào lao lý (VNN 2-3-13)
Góc khuất chuyện người đẹp Việt lấy chồng Tây (DT 2-3-13) - Phim Việt 2013 – Cạnh tranh khốc liệt (SGGP). - Khói lửa phim trường (PLTP). - Bậc thầy khói lửa Hollywood (PLTP).
- Tỷ lệ trẻ Việt Nam thiếu vitamin cao nhất khu vực (Sống mới).
- Vụ vớt được gỗ huê dưới sông Son: Đã bán trót lọt ? (TN).- Cây cầu của ông Dũng (TT). - Coi bói bỏ việc, bỏ người yêu (TT).
- Hà Nội: Xông vào nhà cướp iPhone, iPad trên tay cháu bé (VNE/GDVN).
Về những người tình của Chekhov: Anton Chekhov: a lifetime of lovers (Guardian 1-3-13) -- Ông ta có hơn 33 người tình!  Thảo nào 44 tuổi đã ngoẻo!

Tổng số lượt xem trang