-Ông Huỳnh Ngọc Tuấn tuyên bố từ bỏ tranh đấu
-Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn bị tấn công bằng gạch đá
-Hãy Bênh Vực Ông Huỳnh Ngọc Tuấn Bị Công An Đánh Gãy Xương Ức! January 9, 2014
Từ trái: Lê Nguyên Sang, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Huỳnh Ngọc Tuấn và Phạm Bá Hải tại Huế ngày 28/12/2013
-
-Đòn thù của công an CSVN »
-Son Tran
-Công an Hà Nội câu lưu, đánh đập các nhà hoạt động
Huỳnh Thục Vy (Danlambao) - Sáng ngày 31 tháng 12 năm 2013, các nhà hoạt động Nhân quyền như chị Lê Thị Công Nhân- thành viên Ban vận động Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, anh Phạm Bá Hải, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, anh Ngô Duy Quyền và có cả cháu bé mới lên hai tuổi con của chị Nhân - anh Quyền đến thăm hỏi gia đình anh Phạm Văn Trội ở Hà Tây.
Lúc mọi người đến nhà anh Trội, đã có an ninh thường phục canh gác sẵn tại đó. Sau khoảng hai giờ đồng hồ, công an địa phương và an ninh thường phục ập đến nhà anh Trội đòi kiểm tra hành chính vì có người lạ mặt hiện diện ở nhà anh. Chủ nhà quyết định không mở cửa đón tiếp khách không mời mà đến. Công an tiếp tục đập phá cửa và cuối cùng đã xông được vào nhà anh Trội.
Hơn 1h chiều ngày 31 tháng 12 năm 2013, công an địa phương, dân phòng và an ninh thường phục áp giải cả chủ nhà lẫn những vị khách hoạt động Dân chủ-Nhân quyền về UBND xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Tây.
Về đến UBND xã Chương Dương, trước tiên ông Huỳnh Ngọc Tuấn (thân phụ người viết) bị đưa vào phòng riêng khóa trái cửa, bị nhốt trong đó cùng bốn tên công an lực lưỡng. Họ đánh đập ông rất dã man. Ông bị đánh vào bụng, ngực và đầu. Hiện tại, ông Tuấn bị bệnh tiểu đường và sức khỏe ông vốn rất kém. Sim điện thoại của ông cũng bị tịch thu.
Mọi người đều bị bắt ký tên vào biên bản làm việc với công an xã Chương Dương. Chị Nhân và anh Hải phản đối kịch liệt hành xử côn đồ và phi pháp này của họ.
Chị Lê Thị Công Nhân và anh Ngô Duy Quyền cũng bị hành hung và đánh đập. Cháu bé con gái chị vô cùng hoảng sợ trước cảnh tượng đó. Đây là sự chà đạp phẩm giá phụ nữ nghiêm trọng. Và việc gây tổn thương tâm lý con trẻ là hành động bất lương, phi nhân nhất cần lên án.
Anh Phạm Bá Hải, Phạm Văn Trội cũng bị công an chửi mắng thậm tệ, ép ký vào biên bản làm việc.
Hơn 6h tối, các anh chị mới được thả ra về trong tình trạng sức khỏe tồi tệ. Mọi người được anh chị em ở Hà Nội đưa đi bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và săn sóc y tế.
Sau khi ông Tuấn nhập viện, hơn 8h tối, lực lượng công an vẫn tiếp tục bao vây bệnh viện tư nhân Hồng Ngọc (55 Yên Ninh, Hà Nội) để gây áp lực với bác sĩ.
Việt Nam vừa mới ký Công ước chống tra tấn và trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc. Đây là một trong những ví dụ trong nhiều trường hợp khác nhau cho thấy khả năng cải thiện Nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2014 là rất mờ mịt.
Hanoi Police Detained and Beat Activists
- Huynh trưởng Lê Công Cầu bị bắt giữ tại Huế (RFA).
- Nguyễn Hưng Quốc: Nhìn lại năm 2013: Buồn (Blog VOA).- Người dân huyện Thanh Liêm, Hà Nam mang Quan Tài đi đấu tranh (Dân oan HN). –- Mời xem lại (có bổ sung video): – - Sài Gòn: Biểu tình lớn trong ngày đầu năm mới 2014 (DLB). –- Hé lộ danh sách những viên an ninh đẩy bà Đặng Thị Kim Liêng – mẹ chị Tạ Phong Tần phải uất ức tự thiêu (FB Đinh Hữu Thoại/ DLB). - Tưởng Năng Tiến: Đến Bước Đường Cùng (Blog RFA).- Thiên Lôi mắc lừa (Minh Văn). - Lê Thị Công Nhân – Bị hành hung ở Chương Dương (Dân Luận). – Đỗ Anh Tuấn – Đơn khởi kiện vụ án hành chính phạt tiền và tịch thu Cẩm Nang Thực Thi Quyền Làm Người. – Nguyễn Văn Thạnh – Bá Kiến, Chí Phèo và chuyện kiện thủy điện.– Cuối năm, đầy những vết thương (Blog RFA).
- Tư Ngộ: Việt Nam ký công ước chống tra tấn nhưng vẫn tra tấn (Người Việt).Tư Ngộ/Người Việt Dù chế độ Hà Nội ký tên vào Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc, Công an CSVN vẫn tra tấn, đánh đập người dân, vẫn hung ác như không hề thấy có gì thay đổi.
Bụng Dương Văn Cao đầy những vết bầm, hậu quả của 3 ngày bị tra tấn. (Hình: Trí Việt 24h)
- Những đáp số không hiểu nổi (ĐCV).
- Tự vẫn trong nhà tạm giữ công an phường (TN).
- Chính quyền “ngâm” hồ sơ của dân (LĐ).
- 7 năm đòi bồi thường oan sai (TN).
- Đặt quan tài trước cổng chợ để phản đối giải tỏa (TN).- Nạn nhân thứ 10 ở Việt Nam chết vì công an năm 2013ĐẮC LẮC (NV) .- Thêm một người dân của tỉnh Đắc Lắc chết trong tay công an CSVN vào những ngày cuối năm 2013, nâng số nạn nhân lên thành ít nhất 10 người của năm nay.
Người thi hành công vụ được nổ súng để phòng vệ chính đáng
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ mà Chính phủ vừa ban hành quy định: Trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử ...
Cảnh sát được nổ súng khi bị chống đối bằng vũ khí
Ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
-- Người thi hành công vụ được nổ súng để phòng vệ chính đáng (VOV).
Anh Hoàng Văn Ngài qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông.
Hình do thính giả gửi cho RFA-CSW quan tâm cái chết của ông Hoàng Văn Ngài
Một tổ chức Ky-tô giáo đã lớn tiếng yêu cầu nhà chức trách Việt Nam điều tra ngay tức khắc về cái chết của ông Hoàng Văn Ngài, một người dân tộc Hmong và là một trưởng lão của đạo Tin Lành đã chết trong lúc đang ở trong tay công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Tổ chức Đoàn Kết Ky-tô Giáo Thế giới, CSW, cũng nói rằng họ quan tâm đến số phận của các người bà con ông Ngài và một số người khác, đã báo cáo và cung cấp thông tin về cái chết của ông này.
Tổ chức CSW đề nghị nhà chức trách địa phương có ngay các biện pháp để bảo vệ những người này nói riêng, và cộng đồng người dân tộc Hmong ở Tây Nguyên nói chung.
Ông Hoàng Văn Ngài qua đời ngày 17/3 trong lúc bị giam tại đồn công an Gia Nghĩa.
Công an tại đây nói rằng, cuộc khám nghiệm tử thi xác nhận rằng ông Ngài đã chết sau khi đưa bàn tay của mình vào một ổ cắm điện. Tuy nhiên, các tấm ảnh chụp ngay sau khi chết và các báo cáo của những người đã nhìn thấy xác, gợi ý rằng ông Ngài đã bị đánh đập tàn nhẫn trong khi bị công an tạm giữ.
Tổ chức CSW nói rằng họ đã nhận được tất cả tài liệu liên quan đến cái chết này.
(Canada Free Press, CSW’s Report)
--Thêm một người chết tại đồn công an tỉnh Dak Nông (RFA)Thêm một trường hợp tử vong ngay tại đồn công an dù nạn nhân là người khỏe mạnh trước khi bị đưa vào đó. Vụ việc được ghi nhận tại trụ sở Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông.
Ông này cùng người em là ông Hoàng Văn Tá và một người thân bán lại rẫy cho hai anh em là ông Sùng A Tú, cùng vợ của cả hai anh em bị công an xã và thị trấn Gia Nghĩa đến bắt đi khi họ đang dọn khu rẫy đó hồi ngày 14 tháng 3 vừa qua. Lý do mà phía cơ quan chức năng nêu ra để bắt giữ tất cả là vì họ phá rừng.
Sau hai ngày giam giữ hai người vợ của hai anh em Hoàng Văn Ngài và Hoàng văn Tá được cho về; trong khi đó những người đàn ông vẫn bị giam giữ tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa.
Việc bắt giam được tiến hành mà không có lệnh gì hết như lời ông Hoàng Văn Tá cho biết vào ngày 22 tháng 3 như sau:
“Họ bắt đột xuất, không có giấy tờ báo lệnh bắt về điều gì cả. Những ngày tạm giam họ cũng không có quyết định gì cả. Họ giam hai anh em chúng tôi cùng hai bà vợ: vợ anh Ngài và vợ tôi nữa.”
Dù bị bắt chung nhưng mỗi người đều bị nhốt riêng ở một phòng khác nhau. Ông Hoàng văn Tá kể lại sự việc dẫn đến cái chết của người anh Hoàng văn Ngài như sau:
Một lát sau, công an đi đá bóng về, một công an đi trước chạy về bảo rằng ‘Ôi, ông này chắc chết rồi’. Một lúc sau họ gọi điện xe taxi Mai Linh đến trước cửa trụ sở công an. Họ kéo anh Ngài ra đưa lên xe taxi bốn chỗ, đi cấp cứu. Lúc đó tôi thấy tình hình không ổn, tôi đập cửa nói họ cho tôi ra ngoài để tôi đi thăm nuôi anh tôi. Họ nghiêm cấm, đóng chặt cửa phòng, không cho tôi ra ngoài để thăm nuôi anh tôi. Tôi khóc và ngất khoảng 30 phút; sau đó tôi xin cho tôi ra ngoài để đi theo anh Ngài, thăm nuôi anh. Tôi chắc anh Ngài chết rồi; nhưng họ ngăn tôi đến ba giờ sáng không cho tôi đi thăm anh Ngài.
Đến sáng hôm sau, 5 giờ sáng tôi dậy sớm và nói với công an cho tôi về thăm anh Ngài. Nhưng họ ngăn tôi đến 8 giờ sáng họ mới đưa tôi lên. Có một công an gọi tôi lên phòng trực ban, hội trường của cơ quan. Tôi cùng một công an lên đó, và gặp người nhà ở đó nói là ‘anh chưa biết anh Ngài chết à?’. Vậy là tôi mới biết anh Ngài chết thật, như hôm qua. Họ đưa xác anh Ngài vễ chỗ nhà tang lễ của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Dak Nong. Họ mổ thi thể của anh Ngài không có sự chứng kiến của gia đình. Họ lấy một người cũng bị giam giữ trong phòng đứng ra chứng kiến việc mổ thi thể anh Ngài. Họ tự mổ thi thể mà không có sự đồng ý của người nhà. Kết quả khám nghiệm không có thương tích gì. Ông Ngài tự tử.”
Ông Sùng A Tú cũng xác nhận việc ông Hoàng Văn Ngài bị chết tại trụ sở Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nong khi ông này cũng bị giam tại đó dù rằng không tận mắt thấy được sự việc:
“Vâng, chết tại phòng công an luôn đó. Công an cũng giữ cả tôi.Tôi nghe thấy tiếng ghế kêu, ghế động, không thấy tiếng người kêu.”
Sang đến chiều ngày 23 tháng 3, chúng tôi gọi lại, máy tắt không thể liên lạc được.
Trước cái chết ngay tại trụ sở công an, rồi việc khám nghiệm tử khi không được thông báo cho gia đình nạn nhân đến để chứng kiến, những người thân của nạn nhân Hoàng Văn Ngài đều cho rằng họ phải đòi hỏi công lý cho người chết.
Ông Hoàng Văn Tá nói về điều đó vào tối ngày 22 tháng 3:
“Đây là vấn đề bức xúc vì anh Ngài chết tại phòng Công an. Đề nghị các cấp xem xét, xem lại việc anh Ngài bị chết tại cơ quan công an để lấy công bằng cho công dân Việt Nam chúng tôi, thì chúng tôi mới tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, chính quyền địa phương. Gia đình đang đòi hỏi sự công bằng, hợp lý của Nhà nước Việt Nam. Đòi hỏi nguyên nhân làm sao anh Ngài chết; mà anh Ngài là một người khỏe mạnh khi công an đến chở anh Ngài từ lán đi. Trước đây anh Ngài không hề có bệnh tật mà sao lại chết tại cơ quan công an?”
Suốt mấy năm qua tại nhiều địa phương trong cả nước đã xảy ra những vụ chết ngay tại trụ sở Công an và cơ quan này cho rằng nạn nhân hoặc đột tử, hoặc tự tử mà chết. Thế nhưng người thân của những nạn nhân đều cho rằng giải thích đó của công an không thỏa đáng, và họ nghi ngờ chính những người giam giữ đã gây ra cái chết cho thân nhân của họ. Một số gia đình quyết đưa vụ việc đến các cơ quan chức năng để khiếu kiện, nhưng phần thua thiệt bao giờ cũng thuộc về gia đình nạn nhân có người thân đã mất.-Thêm một người chết tại đồn công an tỉnh Dak Nông
Thành phố Hồ Chí Minh tập trung kiểm tra, giám sát 43 tổ chức ĐảngSài gòn Giải Phóng
Tăng cường kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa sai phạm ở các tổ ...Báo Đồng Nai
Kết luận các vi phạm của Ban cán sự Đảng Điện BiênVietnam Plus
Trao Giải thưởng Phan Châu Trinh cho hai giáo sư Việt và Pháp (ND 23-3-13) -- Cao Huy Thuần: Lê Thanh Khôi: Người anh cả của chúng tôi trong đại học (Diễn Đàn 22-3-13) -- Bài của Trần Hữu Dũng trong cuốn "Từ Đông Sang Tây" (nxb Đà Nẵng, 2005) vinh danh giáo sư Khôi: Văn hoá và toàn cầu hoá: Vài phân tích kinh tế ◄
Niềm vui của sự đọc lại (SH 19-3-13) -- Bản dịch một bài trên Boston Globe mà tôi đã giới thiệu
- Viện hàn lâm VN: Đừng theo Liên Xô cũ (KP). - Thiêu sống cả nhà ở Hải Phòng: Nghi can và cháu bé 4 tuổi đã tử vong (PL&XH). - Nghi can đổ xăng đốt cháy cả nhà là người chồng (TT). - Hung thủ thực sự trong vụ thiêu cháy cả nhà là người con trai (DT). - Ác “đè” thiện (LĐ).- Va chạm trên biển làm tàu Vinacomin 03 bị chìm (TTXVN).
- Xem mặt những người tự nhận ‘vô văn hóa’ giao thông (VTC).
- Hàng ngàn thuê bao di động bất ngờ mất sóng (TN).
- Phát hiện xưởng chế ‘bom nổ chậm’ trong khu dân cư (VTC).
- TPHCM: Chung cư “chờ sập” hoang tàn đến đáng sợ! (DT). - Sài Gòn tráng lệ nhưng đầy cạm bẫy trong mắt Tây(KT).
Phải học thêm vì trên lớp... không hiểu(Dân trí) - "Vấn nạn" học thêm, dạy thêm cũng được các bạn học sinh TPHCM “mổ xẻ” ở nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong chương trình đối thoại giữa học sinh THPT với lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM diễn ra hôm 22/3. >> Nghe học sinh nói, các nhà ...
Học sinh “đặt hàng” lãnh đạoTuổi Trẻ
Học sinh chất vấn lãnh đạo về học thêmThanh Niên
Lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM đối thoại với học sinhĐài Tiếng Nói Việt Nam
Hà Nội: Taxi hất tự quản phường lên nắp capo
(NLĐO)- Bị nhắc nhở vì dừng đỗ xe không đúng quy định, Tạ Huy Hùng (SN 1990) đã phóng xe lao thẳng vào người 1 tự quản phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, hất lên nắp capo rồi phóng chạy.
- Vụ thiêu sống cả nhà: Hung thủ là ông nội (VOV). - Cháu gái bị ông nội thiêu đã qua đời (TP). - Vụ thiêu sống cả nhà: Báo động về sự kỳ thị phụ nữ (VOV).
- Xác hài nhi bỏ trong thùng xốp ven đường (NLĐ).
- Quán cà phê – bar: biến tướng đáng lo (PNTP).
- Đắk Lắk xuất hiện “mưa vàng” sau nhiều ngày khô hạn (TT).
- Cà Mau: 14 vụ cháy, thiệt hại gần 61 ha rừng (QĐND).- Đắk Lắk: Chú voi 3 tháng tuổi chết trong rừng sâu (KT).
- Quảng Nam: Mưa đá to bằng nắm tay kèm giông sét (LĐ).
Cây bút lâu năm, cựu tù nhân lương tâm, ông Huỳnh Ngọc Tuấn mới đây đã ra tuyên bố từ bỏ con đường tranh đấu, từ bỏ viết lách và rút ra khỏi tất cả những tổ chức mà ông đang tham gia. Quyết định trên được ông Tuấn đưa ra sau một thời gian dài gia đình ông luôn gặp sự khủng bố của chính quyền địa phương nơi cư trú và cả những nơi ông thăm viếng. Theo ông Tuấn, gia đình dường như không nhận được sự hỗ trợ xứng đáng của truyền thông, nhất là các hãng truyền thông lớn.
Trên Facebook cá nhân của mình, ông Tuấn viết: “Có một thế lực nào đó đã tác động để tôi và gia đình bị cô lập từ mọi phía, tất cả những cơ quan truyền thông lớn như BBC, RFI, VOA, RFA đồng loạt cô lập. Những nhân vật có uy tín như Tiến sĩ Nguyễn đình Thắng, thượng nghị sĩ Ngô thanh Hải v..v và nhiều nhân vật khác đều cô lập tôi.
Nên tôi quyết đinh vĩnh viễn từ bỏ cuộc đấu tranh này, gác bút không viết và không lên tiếng nữa. Yêu cầu Khối 8406, Hội cựu tù nhân Lương tâm rút tên tôi ra khỏi danh sách”.
Gia đình ông Tuấn có nhiều người cùng tham dự vào hoạt động tranh đấu và viết lách. Các con ông như Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu đều là tác giả của Đàn Chim Việt và sau này là của nhiều website khác.
Những tin tức liên quan tới gia đình gần đây đều được chính các thành viên tường thuật và gửi cho nhiều trang mạng. Gần đây nhất, ông Tuấn bị đánh rạn xương ức, gia đình bị ném đá, đổ nước bẩn và 2 cha con ông Tuấn và Hiếu bị hành hung trên đường từ Quảng Nam vào Bình Định dự lễ giỗ quốc sư Phước Huệ tại Tổ đình Thập Tháp của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Cũng cần nói thêm rằng, tình trạng cho côn đồ hành hung giữa ban ngày hay lén đổ chất bẩn, ném gạch đá vào ban đêm thường xuyên xảy ra với các nhà hoạt động tại Việt Nam, chứ không riêng gì với gia đình ông Tuấn. Gần đây nhất, gia tư của Bùi Hằng liên tục bị bao vây khủng bố, đổ rác rưởi, dầu nhớt trộn phân, đến nỗi bà phải đối phó bằng cách đem ảnh các lãnh đạo treo vào những vị trí đó. Tình trạng hành hung hay gây tai nạn dẫn tới thương tích cũng xảy ra với nhiều người, thậm chí nhiều lần như mục sư Nguyễn Công Chính, LS Lê Trần Luật, LS Nguyễn Bắc Truyển, Tạ Phong Tần, Trần Khải Thanh Thủy, blogger Nguyễn Hoàng Vy.v.v.
© Đàn Chim Việt
-
Gia đình Ông Huỳnh Ngọc Tuấn liên tiếp bị chính quyền sách nhiễu
Lúc 7g30 tối ngày 11/2/2014 khi đang ngồi trong nhà ở Tam Kỳ Quảng Nam, ông Huỳnh Ngọc Tuấn nghe tiếng xe gắn máy chạy lại gần, liền sau đó là tiếng ầm ầm gạch đá ném vào, làm bể vách và mái nhà. May mà không trúng ông.
Khi ông mở cửa ra thì hai chiếc xe đã bỏ chạy. Những người láng giềng thấy bốn người mặc thường phục trên hai chiếc xe gắn máy đã ném đá gạch vào nhà trước khi bỏ chạy.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn khẳng định đây là hành vi đê tiện của an ninh công an. Tháng 4/2013 nhà ông bị ném mắm thối. Thời gian gần đây, khi viếng thăm một cựu tù nhân ở Hà Nội, ông đã bị công an đánh gãy xương ức ngay trong đồn.
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn đã bị 10 năm tù giam và 4 năm quản chế vì viết các mẩu truyện ngắn
mô tả nỗi thống khổ của người dân vào năm 1990.
mô tả nỗi thống khổ của người dân vào năm 1990.
Vụ tấn công và bắt Nguyễn Bắc Truyển, sau đó là bắt bớ đánh đập bạn bè blogger đến thăm nhà ông Truyển, thì việc ném đá nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn cho thấy xu hướng bạo lực đang gia tăng đáng lo ngại nhằm vào những người bảo vệ nhân quyền.
DTD.
Nguồn: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2014/02/12/nha-van-huynh-ngoc-tuan-bi-tan-cong-bang-gach-da/-Hãy Bênh Vực Ông Huỳnh Ngọc Tuấn Bị Công An Đánh Gãy Xương Ức! January 9, 2014
Từ trái: Lê Nguyên Sang, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Huỳnh Ngọc Tuấn và Phạm Bá Hải tại Huế ngày 28/12/2013
Chấn Minh, Ngày 8 Tháng Giêng, 2014.
Trong một bài viết vào ngày 4/1/2014 (1) và trong một phỏng vấn trên Youtube.com (2), Ông Huỳnh Ngọc Tuấn đã kể lại chuyện ông bị công an hành hung khi ông cùng với ông Phạm Bá Hải đi thăm một số người đang là những nhà hoạt động nhân quyền và cựu tù nhân lương tâm kỳ cựu vào đầu năm 2014. Các người này là Linh Mục Phan Văn Lợi, Linh mục Nguyễn Hữu Giải, Luật sư Nguyễn văn Đài, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Thị Công Nhân, cô Phạm thanh Nghiên, ông Nguyễn vũ Bình, và ông Phạm văn Trội.
Việc ông Huỳnh Ngọc Tuấn bị hành hung xảy ra tại huyện Thường Tín, xã Chương Dương, cách Hà Nội 25km khi phái đoàn của ông gồm có ông, ông Phạm Bá Hải, Luật Sư Lê Thị Công Nhân và chồng đến thăm kỹ sư Phạm Văn Trội, một cựu tù nhân lương tâm đang thường trú tại xã đó. Tại nhà ông Phạm Văn Trội, trong lúc mọi người đang trao đổi hàn huyên, công an địa phương đã ụp vào, và sau một thời gian dài dằng co đấu lý, ông Huỳnh Ngọc Tuấn và các bạn và ông Phạm Văn Trội đã bị công an xã kéo về trụ sở công an. Tại đó, một mình ông Huỳnh Ngọc Tuấn đã bị kéo và một căn phòng, và ông đã bị nhiều công an liên tục hành hung một cách rất thô bạo: chúng thay phiên nhau đấm vào đầu và ngực ông với ý đồ “đánh đến chết”, như ông Huỳnh Ngọc Tuấn đã kể lại. Ngay sau khi về đến Hà Nội, ông Huỳnh Ngọc Tuấn đã đến bệnh viện tư nhân Hồng Ngọc để khám nghiệm thương tích. Về cuôc khám nghiệm này, Luật Sư Lê Thị Công Nhân kể:
“Nhưng khi đến đó, tôi thậm chí nhận ra những gương mặt mật vụ đã từng theo dõi và đàn áp tôi trước đây, bây giờ giả làm nhân viên bệnh viện. Thậm chí người bác sĩ khám cho chú Tuấn có thái độ cực kỳ trịch thượng, không một chút nhân đạo nào ngay trong lời nói của ông ta. Chúng tôi khẳng định rằng họ đã thay những người của mật vụ vào làm trong bệnh viện, gây áp lực để bệnh viện làm việc đó. Bây giờ chú Hùynh Ngọc Tuấn đã có kết quả của bệnh viện, mà theo chúng tôi, là hoàn toàn không đáng tin cậy gì cả.” (3)
Gảy xương ức thường là một chấn thương có thể có nhiều hệ lụy rất trầm trọng như vỡ các mạch máu trên ngực, trong tim và phổi, và đau đớn mãn tính. Khi xương ức bị gảy thành nhiều mảnh, thường thì phải mổ. Nhưng nếu xương ức bị gảy giản đơn, cách chửa trị thông thường là nghĩ ngơi tĩnh dưỡng, tránh kinh động xương ức, và uống thuốc trừ đau khi cần cho đến khi xương ức tự hàn gắn trở lại trong vài tháng. (4)
Có hai điều đáng quan tâm khi xem xét sự cố công an hành hung đả thương ông Huỳnh Ngọc Tuấn.
Một là, vai trò chỉ đạo của nhà nước từ đầu đến cuối và từ trung ương đến địa phương trong sự cố này. Một khi đã phát hiện ông Huỳnh Ngọc Tuấn có mặt tại Hà Nội và các vùng phụ cận để thăm viếng những nhà hoạt động nhân quyền và những cựu tù nhân lương tâm tại đó, nhà nước đã theo dõi và cho nhân viên cấp lãnh đạo về đến tận địa phương để đích thân chỉ huy công an địa phương hành hung ông Huỳnh Ngọc Tuấn . Hơn thế nửa, tâi Hà Nội, nhà nước còn cho công an giả dạng làm nhân viên một bệnh viện tư nhân để chẩn bịnh và điều trị “cuội” cho ông Huỳnh Ngọc Tuấn, như Luật Sư Lê Thị Công Nhân đã tố cáo.
Hai là việc mật vụ hay công an đã rất dễ dàng giả mạo làm nhân viên và y sĩ tại một bênh viện tư để “chẩn bịnh” cuội và “chửa binh” cuội cho ông Huỳnh Ngọc Tuấn. Đây là một hành vi rất kinh hoàng. Ai cũng biết rất rõ là những người làm việc ngành y cần phải có y đức, tức phải lấy việc chăm lo cho sức khỏe bệnh nhân làm ưu tiên đầu tiên và độc nhất. Nếu các nhân viên chuyên ngành tại một bệnh viện có thể bị thay thế bởi những nhân viên công an hoàn toàn chưa hề được huấn luyện chính quy và có giấy phép hành nghề trong các ngành nghề y ở bất cứ cấp bậc nào, hay nếu các y tá và bác sĩ tại một bệnh viện đều làm việc và nhận mệnh lệnh của công an hay mật vụ, sẽ còn có ai đảm bảo được sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân? Vì các chi tiết về việc công an mạo nhận là y tá hay bác sĩ, hay ngược lại y tá và bác sĩ đều làm việc cho công an, đều dựa trên những nhận xét của một nhân chứng rất đàng hoàng và rất khả tín, tức là Luật Sư Lê Thị Công Nhân, ban lảnh đạo bệnh viện tư nhân Hồng Ngọc cần phải lên tiếng. Họ cần làm rỏ trắng đen càng sớm càng tốt về việc họ có đồng lỏa với hay bị ép uổng bởi công an trong vụ việc trên hay không. Thêm vào đó, vì rõ ràng là “bác sĩ” của bệnh viện Hồng Ngọc đã chẩn đoán sai khi báo cáo là ông Huỳnh Ngọc Tuân không có gảy xương ức trong khi ông thực sự đã gảy xương ức như được phát hiện về sau tại một bệnh viện khác ở Tam Kỳ, bệnh viện Hồng Ngọc cần a) xin lổi và b) bồi thường thích đáng cho ông Huỳnh Ngọc Tuấn. Trong khi chờ đợi, người Hà Nội nếu có bệnh tật có lẽ nên cần cẩn thận hơn và không nên đến bệnh viện Hồng Ngọc này cho đến khi mọi sự thật đã được phơi bày.
Việc nhà nước cho người giả mạo làm nhân viên y tế để “chẩn bịnh” và “trị bịnh” cuội những nhà hoạt động nhân quyền đã bị chính nhân viên nhà nước đánh đập dã man gần chết là một bước thụt lùi rất lớn và rất man rợ cho xã hội Việt Nam nói chung và ngành y tế tại Việt Nam nói riêng. Trong lịch sử loài nguời, việc xử dụng những người làm công tác y khoa để trực tiếp hay gián tiếp giết hại những người bất đồng chính kiến là một phương thức hành xử man rợ hình như chưa hề có. Tại một bệnh viện, người bệnh tự thân đã là một người cô thế không còn khả năng tự vệ. Cố tình dùng y sĩ “cuội” để chẩn bịnh và trị bịnh “cuội” là một việc làm chà đạp lương tâm trắng trợn kinh hoàng. Mọi người làm việc trong ngành y tại Việt Nam nói riêng, và mọi người Việt dù ở bất cứ nơi nào nói chung, cần sôi sục phẫn nộ và cần cực lực lên án hành vi vô lương tâm và có khã năng lũng đoạn cả ngành y Việt Nam của nhà nước Việt Nam. Hãy nghĩ, nếu “y sĩ ” điều trị mà bạn tin cậy và giao phó tính mạng cho họ lại là người thực tình đã hay đang muốn tra tấn hay giết bạn, bạn có cơ may nào sống sót được hay không?
Việc truy lùng và đàn áp những người như ông Huỳnh Ngọc Tuấn, một người đang hành xữ quyền làm người cơ bản nhất của ông, tức là các quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do hội họp – như khi đi thăm viếng gia đình bè bạn hay bất cứ ai khác – trong khuôn khổ của hiến pháp và các luật lệ do nhà nước quy định là một vi phạm trầm trọng Hiến Chương Nhân Quyền Quốc Tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Việc giam cầm một nhà hoạt động nhân quyền hay một người bất đồng chính kiến, như ông Huỳnh Ngọc Tuấn, vào một phòng kín để cho công an – những người lao động ăn lương nhà nước – luân phiên đánh đập dã man – là một hành vi chỉ có thể định nghĩa là tra tấn. Khi mà mực chữ ký của đại diện nhà nước Việt Nam phê chuẩn Công Ước Quốc Tế về Việc Chống Tra Tấn còn chưa ráo (4), khi Việt Nam là thành viên mới nhất Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền của Liện Hiệp Quốc, những gì nhà nước Việt Nam đang làm đối với ông Huỳnh Ngọc Tuấn là những việc làm hoàn toàn bất xứng và thô bỉ.
Do đó, chúng tôi kêu gọi Liên Hiệp Quốc hãy nhanh chóng tiến hành việc cứu xét lại hồ sơ nhân quyền của Việt Nam qua việc gởi một phái đoàn sang Việt Nam điều tra và điều trần về việc nhà nước xử dụng ngành y tế bảo vệ sức khỏe của người dân như là một công cụ trấn áp, hãm hại hay giết hại các nhà hoạt động nhân quyền và các người bất đồng chính kiến, đồng thời tiếp tục điều tra và báo cáo về các vi phạm nhân quyền trầm trọng qua các hành vi đàn áp, đánh đập, và tra tấn các nhà hoạt động nhân quyền và các người bất đồng chính kiến một cách có chính sách và có hệ thống.
Chúng tôi kêu gọi những tổ chức quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) , Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank), Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (World Health Organization) và tất cả các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ đang trợ giúp Việt Nam về mặt y tế xem xét lại và tạm thời đình chỉ ngay mọi bất cứ hoạt động nào nhằm trợ giúp hay tài trợ ngành y tế tại Việt Nam để bày bỏ sự công phẩn và lòng quan ngại về việc nhà nước Việt Nam ngang nhiên và trắng trọn cho công an hay mật vụ giả làm nhân viên y tế để “chẩn bịnh” và “trị bịnh” cuội tại các bệnh viện tư hay công nhằm trấn áp, hãm hại hay giết hại những nhà hoạt động nhân quyền hay những người bất đồng chính kiến đã bị chính tay họ hành hung hay tra tấn.
Chúng tôi kêu gọi nhà nước và các đại diện dân cử của các quốc gia dân chủ tự do trên toàn cầu hãy chính thức lên án việc nhà nước Việt Nam ngang nhiên và trắng trọn cho công an giả làm nhân viên y tế để “chẩn bịnh” và “trị bịnh” cuội tại các bệnh viện tư hay công ngỏ hầu trấn áp, hãm hại hay giết hại những nhà hoạt động nhân quyền hay những người bất đồng chính kiến đã bị chính tay họ hành hung hay tra tấn. Đồng thời chúng tôi vẫn tiếp tục kêu gọi nhà nước và các đại diện dân cử của các quốc gia dân chủ tự do trên toàn cầu hãy lên tiếng bày tõ mối quan ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đồng thời tạo áp lực thuyết phục nhà nước Việt Nam chấm dứt ngay việc trù dập, tra tấn hay hãm hại ông Huỳnh Ngọc Tuấn và tất cả những nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam như ông.
Chúng tôi kêu gọi bất cứ ai quan tâm đến nhân quyền trên thế giới hãy gây áp lực trên nhà nước và các nhà đại diện dân cử nơi mình đang cư ngụ để họ lên án và lên tiếng chống lại việc dùng các người làm công tác y khoa như là công cụ cho công an và mật vụ dùng để trấn áp, hãm hại hay giết hại các nhà hoạt động nhân quyền và những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Chúng tôi hy vọng, và tin chắc rằng cuối cùng, tiếng nói của nhân quyền, công lý, và công luận quốc nội và quốc tế sẽ thắng!
Tham khảo
1. Huỳnh Ngọc Tuấn. 2014. “Đòn Thù Của Công An CSVN”. Internet: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2014/01/05/don-thu-cua-cong-csvn-huynh-ngoc-tuan/
2. Youtube.com. 2014. “Phỏng Vấn Huỳnh Ngọc Tuấn Sau Khi Bị Đánh Ở Chương Dương”. Internet: http://www.youtube.com/watch?v=HzGaSe-osM4
3. Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia). 2014. “Bị Công An hành hung khi đi thăm bạn tù”. Internet:http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/dissident-assaulted-12312013132745.html
4. Wikipedia. 2014. “Sternal Fracture”. Internet:http://en.wikipedia.org/wiki/Sternal_fracture
5. Nhân Dân Điện Tử. 2013. “Việt Nam tham gia Công ước chống tra tấn.” Internet: http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/21605102-viet-nam-tham-gia-cong-uoc-chong-tra-tan.html
Vì không tin vào kết quả của kỳ khám bệnh tại Hà Nội, khi trở lại Tam Kỳ, ông Huỳnh Ngọc Tuấn đã đi đến một bác sĩ khác để khám nghiệm lại. Kết quả cuộc tái khám này như sau: “Gảy xương ức. Nhu mô phổi bình thường” (Xem hình 2).-- Please Help Defend Writer Huynh Ngoc Tuan Whose Sternum Was Broken by Agents of Vietnam’s Public Security Forces! January 9, 2014
-
-Đòn thù của công an CSVN »
Những ngày cuối năm thời tiết ở Quảng nam khó chịu vì lạnh và ẩm, cái lạnh hơi bất thường so với những năm trước như dự báo một sự bất thường của không khí chính trị tại Việt nam?
Phạm bá Hải từ Sài gòn ra thăm tôi và rủ đi Hà nội để thăm một số anh em cựu tù nhân lương tâm.
Tôi rất ngại cái lạnh ở miền Bắc từ những ngày còn ở trại giam Thanh hóa và Nam hà nên không muốn đi, nhưng thấy Hải đã ra đến đây rồi nên không nỡ để Hải thất vọng và một phần nữa vì từ lâu đã ngưỡng mộ những anh em dân chủ phía Bắc trong lòng luôn mơ ước một ngày được diện kiến như Bác sĩ Phạm hồng Sơn, Luật sư Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhân, anh Nguyễn khắc Toàn, Nguyễn vũ Bình, Phạm văn Trội, cô Phạm thanh Nghiên v.v…nên “liều mạng” nhận lời đi cùng Hải một chuyến.
Trước khi ra đất Bắc chúng tôi đến Đà nẵng gặp bác sĩ Lê nguyên Sang, anh Sang vì bận việc nên chỉ đi cùng chúng tôi đến Huế.
Ở Huế chúng tôi đến vấn an Linh mục Phan văn Lợi và Linh mục Nguyễn hữu Giải, hai cựu tù nhân lương tâm kỳ cựu.
Buổi chiều 29/12 chúng tôi bay ra Hà nội. Cho dù đã chuẩn bị kỹ nhưng cái lạnh của Hà nội cũng làm tôi run nhè nhẹ. Chúng tôi nghỉ ở một khách sạn bình dân ven hồ Tây.
Tối hôm đó chúng tôi gặp Luật sư Nguyễn văn Đài ở một quán cơm chay gần khách sạn.
Sáng hôm sau Bác sĩ Phạm hồng Sơn đến thăm chúng tôi tại khách sạn, sợ chúng tôi bị lạnh nên anh chạy về mang đến cho chúng tôi hai quần dạ mỏng để mặc bên trong và một hộp thuốc để ngậm đề phòng bị viêm họng, viêm phế quản, đúng là cung cách của một bác sĩ!
Sau đó tôi và anh Hải đi thăm Luật sư Lê thị Công Nhân .
Đến nhà, tôi chỉ ngồi nghe Nhân và Hải nói chuyện thỉnh thoảng mới tham gia vì tôi muốn biết về người phụ nữ trẻ này.
Lê thị Công Nhân là một nữ lưu có cá tính cực kỳ mạnh mẽ, ăn nói lưu loát và có một kiến thức về Luật rất tốt.
Công Nhân là một người sắc sảo và trực tính, sự sắc sảo và trực tính này có thể làm mất lòng những ai mới gặp, nhưng không biết tôi và Công Nhân có “duyên” thế nào đó mà tôi rất thích cô gái này và nhận thấy ở cô một người có năng lực lãnh đạo.
Còn Công Nhân thì đối xử với tôi như một người chú trong nhà rất thân mật.
Buổi chiều ngày 30/12/2013 chúng tôi gồm có: tôi, Phạm bá Hải và vợ chồng Lê thị Công Nhân xuống Hải phòng thăm Phạm thanh Nghiên. Trên đường chúng tôi đón anh Nguyễn bá Đăng cùng đi.
Phạm thanh Nghiên là một cô gái nhỏ nhắn, năng động và can đảm. Chưa gặp nhau lần nào nhưng tôi và cô Nghiên vẫn nhận ra nhau, chú cháu ôm nhau thân thiết như người một nhà. 5h chiều tôi tạm biệt “cô cháu nhỏ” về Hà nội, lúc đó đã 9h đêm.
Buổi sáng ngày 31/12/2013 anh Hải và tôi đến đón vợ chồng Lê thị Công Nhân và cháu bé đến thăm anh Nguyễn vũ Bình. Anh Nguyễn vũ Bình đang bận dọn sang nhà mới nên không đi cùng chúng tôi đến thăm Kỹ sư Phạm văn Trội được.
Dọc theo con đường đê sông Hồng chúng tôi về xã Chương Dương, huyện Thường tín Hà nội để thăm Phạm văn Trội. Nhà anh Trội ở một vùng quê, trong một khu vườn nhỏ trồng chuối và bưởi. Mùa này bưởi chín vàng thật đẹp, trái to và tròn đầy cành tạo một cảm giác hạnh phúc êm ấm.
Nhưng cuộc sống của anh Phạm văn Trội và gia đình hoàn toàn không êm ấm như cảm giác từ mảnh vườn này, ngoài kia là những con mắt cú vọ ngày và đêm rình rập theo dõi.
Lê thị Công Nhân xuống bếp giúp Trội sửa soạn cho một buổi trưa ngon miệng, tôi và Hải đi tản bộ quanh vườn .
Khi chúng tôi đang ăn trưa thì có tiếng người gọi anh Trội ra mở cửa, anh Trội biết đó là công an đến để quấy rầy nên không mở, anh nói:
- Phải ăn cho no đã, chúng nó đến để lập biên bản và bắt về Ủy ban xã như những lần trước đây để thẩm vấn.
Trong khi chúng tôi đang ăn thì công an vẫn tiếp tục đạp vào cánh cửa sắt đã khóa kỹ và gọi vào yêu cầu gặp chủ nhà. Chúng tôi biết rắc rối đang chờ nhưng vẫn vui vẻ nói chuyện và ăn uống. Ăn xong tôi đi tản bộ trong vườn cùng anh Hải và cháu bé con của Công Nhân.
Chúng tôi ra về lúc 11h, vừa ra đến cổng một tên công an đeo kiếng đen đẩy tôi vào nhà, rồi một tên khác lôi tôi một cách thô bạo như là một tội phạm cần khống chế, việc này làm tôi nổi nóng hỏi:
- Tại sao các anh đối xử với chúng tôi như tội phạm vậy.
Bọn công an trả lời vì chúng tôi là người lạ đến đây nên cần phải kiểm tra hành chánh.
Tôi nói đây là đất nước Việt nam, và tôi là công dân Việt nam, chúng tôi được quyền đi đến bất cứ nơi đâu vì chúng tôi không bị chế tài bởi luật pháp. Quyền đi lại và những quyền công dân khác là quyền Hiến định bất khả xâm phạm.
Một tên công an cao to trả lời:
- Không cần nói nhiều với chúng mày, nếu chúng mày không vào nhà để lập biên bản thì chúng tao sẽ buộc chúng mày về trụ sở xã, nếu chúng mày không đi chúng tao sẽ có biện pháp cứng rắn thì đừng trách.
Và như vậy họ áp lực từng người chúng tôi về ủy ban xã Chương dương, tôi nói với bọn công an: các anh làm như vậy là vi phạm quyền tự do của chúng tôi, vi phạm luật pháp.
Một tên công an nhào tới định đánh tôi, Công Nhân nhanh chóng đứng vào giữa để ngăn lại nên hắn lui ra.
Đến lúc này tôi loáng thoáng nhận ra rằng đã có một lệnh nào đó để hành hung chúng tôi, và không thể dùng lời lẽ với những con người hung ác như dã thú này.
Chúng tôi bị đưa vào văn phòng Công an xã Chương dương, trưởng công an xã không làm việc mà giao cho một tay phó công an xã là Điệp- người cao to mang kính đen.
Chỉ huy buổi thẩm vấn này là một nhân viên an ninh còn rất trẻ ăn mặc đẹp và hai nhân viên an ninh khác cũng rất trẻ.
Tuy còn trẻ nhưng những người này có quyền lực vô cùng lớn, khi những tên công an xã Chương dương chửi chúng tôi nhao nhao lên, nhân viên an ninh kia giơ tay ngăn lại thì mấy cái mồm kia im ngay tức khắc .
Tôi biết chúng tôi đang đối mặt với một cách làm việc mới và một chính sách mới vừa hình thành đâu đó từ Trung ương và rất nguy hiểm cho tính mạng chúng tôi.
Tôi nói với nhân viên an ninh:
- Việc các anh bắt giữ chúng tôi và thẩm vấn là vị phạm luật pháp và Hiến pháp.
Công an tên Điệp trả lời : ở đây chúng tao có luật riêng của chúng tao, không giống với những nơi khác, chúng tao sẵn sàng đánh chết chúng mày nếu cần và chúng mày cứ đi kiện, đây chúng tao có tên tuổi chức vụ và trụ sở làm việc hẳn hoi, chúng mày cứ kiện.
Tên an ninh trẻ nói: việc xử lý hành chính các anh là việc của công an xã, nhưng tôi có mặt ở đây để kiềm chế sự “bức xúc” có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng của công an xã, các anh nên hợp tác với tôi nếu không tôi sẽ về và tính mạng của các anh tôi không chịu trách nhiệm.
Đến đây thì tôi biết họ sẵn sàng khủng bố đánh đập chúng tôi nên tôi đồng ý khai tên tuổi và ký vào biên bản, nhưng yêu cầu họ cóp pi cho tôi một bản và tôi viết ý kiến của mình vào đó.
Họ đồng ý cóp pi cho tôi một biên bản có đóng dấu đỏ, tôi viết vào biên bản như sau: tôi phản đối việc công an xã Chương dương bắt chúng tôi về ủy ban xã và có thái độ hành hung tôi, đây là việc là vi phạm luật pháp.
Họ yêu cầu Phạm bá Hải, Lê thị Công Nhân và Ngô duy Quyền ký tên vào nhưng bị từ chối.
Tôi bước ra ngoài để điện thoại cho Thục Vy biết là chúng tôi đang gặp nguy hiểm, nhanh chóng hai tên công an giật điện thoại của tôi và đẩy tôi vào một văn phòng rồi đóng sầm cửa lại, anh Phạm văn Trội đang làm việc bên kia nghe tiếng cửa đóng sầm liền chạy qua đạp vào cửa xông vào. Hai tên công an đẩy anh Trội ra nhưng anh Trội phản ứng rất mạnh, buộc họ phải mở cửa khi làm việc với công dân, cuối cùng họ mở cửa ra và để tôi lại một mình trong phòng.
Phạm bá Hải và Công Nhân vẫn không chịu ký vào biên bản và vẫn tiếp tục tranh luận với nhân viên an ninh kia.
Tôi bỏ ra khỏi phòng gọi Phạm văn Trội, tôi nói với Trội thế nào chúng nó cũng bóp cổ để lấy lại biên bản làm việc nên em chụp hình lại đi. Anh Trội lấy điện thoại ra chụp hình lại biên bản.
Tôi muốn giữ biên bản này để làm bằng chứng cho việc bắt giữ chúng tôi và đưa sự việc ra công luận nên tôi mới ký vào biên bản, tôi cũng tiên liệu rằng chúng nó sẽ không để cái biên bản đó lọt ra ngoài một cách dễ dàng.
Phạm bá Hải và Công Nhân vẫn từ chối ký vào biên bản.
Tên nhân viên an ninh trẻ đứng dậy và nói: tôi đã cố gắng hết sức nhưng anh chị vẫn không hợp tác, bây giờ tôi về tính mạng các anh chị tự bảo vệ lấy. Nói xong họ kéo nhau đi đâu đó gần một giờ sau mới trở lại nhưng không có 3 nhân viên an ninh lúc nãy. Tất cả đều uống rượu say.
Công an Điệp đeo kính đen và ba tên khác tóm cổ tôi buộc tôi phải đưa cho hắn biên bản làm việc, tôi đã tiên liệu rồi nên đưa cho hắn ngay, nhưng bọn chúng lôi tôi vào phòng tiếp công dân đóng sầm cửa lại, Lê thị Công Nhân xông vào can thiệp nhưng bị đẩy ra rất thô bạo.
Tôi bị một cú đấm vào đầu và một cú vào cằm nên thấy choáng váng mặt mày, tôi bị đẩy ngồi xuống ghế. Chưa kịp lấy lại bình tỉnh tôi bị một cú đá vào ngực làm tôi nghẹt thở.
Tôi định thần và hít thở thật sâu để giảm bớt cơn đau.
Một lúc sau chúng nó thay phiên nhau mỗi người đấm vào ngực tôi một đấm rồi đi ra, hết tên này đến tên khác, vừa đấm vừa chửi rất thô tục, chúng nó nói mày bảo thằng Trội chụp hình biên bản rồi để tố cáo chúng tao chứ gì, được tao đánh cho mày tố cáo.
Tôi biết mình đang đối diện với một bầy thú dữ, những cổ máy giết người được điều hành ở đâu đó rất cao, có thể là từ Hà nội nên yên lặng chịu đòn không một lời nói hay một phản ứng nào để tránh bị gọi là khiêu khích.
Tôi bị tổng cộng gần 10 cú đấm vào ngực, nhưng đau nhất là cú đá bất ngờ vào ngực lúc ban đầu.
Tôi nhận thấy cách ra đòn hiểm ác như vậy rủi ro rất cao, xác suất chết người rất lớn nên nhận thức được rằng CSVN đang có sự thay đổi trong cách hành xử với những nhà bảo vệ nhân quyền và vận động dân chủ như chúng tôi.
Tôi cũng nghĩ tới khả năng có sự chỉ đạo nào đó từ rất cao nhắm vào tôi để trả thù tôi và gia đình, để trừng trị tôi và răn đe người khác.
Từ khi Nghị định 208 ra đời và sắp có hiệu lực tôi đã biết CSVN đang hoảng sợ sự phản kháng của dân chúng nên sẽ mạnh tay đàn áp, tôi cũng đã tiên liệu rằng máu của những nhà dân chủ và yêu nước sẽ đổ xuống trong thời gian sắp tới.
Trở lại vấn đề tại Chương dương:
Đến 6 h chiều 3 tên an ninh xuất hiện để tiếp tục ép anh Hải và vợ chồng Công Nhân ký vào biên bản, nhưng Hải và Công Nhân vẫn không chịu ký. Mấy tên an ninh và bọn công an thay nhau chửi rủa.
Lúc này tôi đã bị ba tên công an ấn vào xe taxi ngồi chờ ở đó được hơn 30 phút rồi, trong thời gian đó tôi định thần, hít thở sâu để giảm bớt cơn đau.
Lát sau một tên công an xã Chương dương ra xe định lôi tôi vào phòng làm việc dùng tình trạng sức khỏe của tôi để gây áp lực với anh Hải và Công Nhân ký vào biên bản nhưng bị cô vợ anh Phạm văn Trội phản ứng quá mạnh mẽ nên đành thôi.
Phạm bá Hải và Công Nhân vẫn không ký vào biên bản, cuối cùng thì tên an ninh ra lệnh đuổi chúng tôi về, lúc đó trời đã tối rồi.
Tên Điệp còn đe dọa Công Nhân: vì mày có con nhỏ nên tao tha cho, nhưng nếu cần tao sẽ đánh chết mày.
Tôi chào từ biệt vợ chồng Phạm văn Trội.
Đến bây giờ và mãi sau này hình ảnh vợ anh Trội với giọng nói thất thanh và phản ứng mạnh mẽ với tên công an làm tôi không thể nào quên. Tôi rất may mắn khi có được những người bạn như vợ chồng anh Trội, và anh Phạm văn Trội còn may mắn hơn khi có một người vợ nhân hậu và can đảm như vậy.
Khi chúng tôi đến bệnh viện Hồng Ngọc – Hà nội thì thấy rất đông bạn bè ở đó, tôi không thể nào nhớ hết tên từng người.
Giữa mùa đông Hà nội lạnh lẽo nhưng tình cảm của những người bạn đất bắc làm lòng tôi ấm áp vô cùng và cơn đau cũng được xoa dịu.
Xin nhận nơi đây lòng biết ơn trân quý của tôi, tôi sẽ không bao giờ quên được tình cảm mà các bạn dành cho tôi, không bao giờ quên các bạn và các huynh trưởng.
Hôm nay đã kiểm tra lại sức khỏe ở bệnh viện Hoàn Mỹ – Đà nẵng, kết quả tạm thời như sau:
- Gan, mật, tụy, thận, lách, bàng quang bình thường.
- Kết quả chụp X quang: phổi bình thường, nhưng xương lồng ngực bị chấn thương, không thấy có dấu hiệu gãy.
- Tụ máu trong vòm họng và ở dưới lưỡi vì bị đấm quá mạnh.
Tôi hỏi bác sĩ: sao tôi thấy đau rất dữ dội ở ngực.
Bác sĩ trả lời: theo anh nói họ đá và đấm nhiều như thế thì không đau sao được, không gãy xương ngực là may rồi, anh về theo dõi nếu có dấu hiệu bất thường phải nhập viện ngay, có một khả năng là xương ngực bị rạn nứt nhưng x quang không tìm thấy.
Hiện nay tôi còn rất đau nhưng cũng cố gắng viết vài dòng thông báo cùng các bạn và công luận.
Cho dù thời gian sắp tới rất nguy hiểm cho tôi và các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, nhưng với tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để mình và dân tộc này được sống như những con người đúng ý nghĩa cao quý của nó, trong tự do và dân chủ. Tôi và mọi người rất cần sự can thiệp của các chính phủ dân chủ trên thế giới, rất cần sự hỗ trợ của đồng bào trong và ngoài nước về pháp lý và mọi mặt khác.
Trân trọng cám ơn.
Huỳnh ngọc Tuấn.
04/01/2014
© Đàn Chim Việt
-Son Tran
-Công an Hà Nội câu lưu, đánh đập các nhà hoạt động
Huỳnh Thục Vy (Danlambao) - Sáng ngày 31 tháng 12 năm 2013, các nhà hoạt động Nhân quyền như chị Lê Thị Công Nhân- thành viên Ban vận động Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, anh Phạm Bá Hải, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, anh Ngô Duy Quyền và có cả cháu bé mới lên hai tuổi con của chị Nhân - anh Quyền đến thăm hỏi gia đình anh Phạm Văn Trội ở Hà Tây.
Lúc mọi người đến nhà anh Trội, đã có an ninh thường phục canh gác sẵn tại đó. Sau khoảng hai giờ đồng hồ, công an địa phương và an ninh thường phục ập đến nhà anh Trội đòi kiểm tra hành chính vì có người lạ mặt hiện diện ở nhà anh. Chủ nhà quyết định không mở cửa đón tiếp khách không mời mà đến. Công an tiếp tục đập phá cửa và cuối cùng đã xông được vào nhà anh Trội.
Hơn 1h chiều ngày 31 tháng 12 năm 2013, công an địa phương, dân phòng và an ninh thường phục áp giải cả chủ nhà lẫn những vị khách hoạt động Dân chủ-Nhân quyền về UBND xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Tây.
Về đến UBND xã Chương Dương, trước tiên ông Huỳnh Ngọc Tuấn (thân phụ người viết) bị đưa vào phòng riêng khóa trái cửa, bị nhốt trong đó cùng bốn tên công an lực lưỡng. Họ đánh đập ông rất dã man. Ông bị đánh vào bụng, ngực và đầu. Hiện tại, ông Tuấn bị bệnh tiểu đường và sức khỏe ông vốn rất kém. Sim điện thoại của ông cũng bị tịch thu.
Mọi người đều bị bắt ký tên vào biên bản làm việc với công an xã Chương Dương. Chị Nhân và anh Hải phản đối kịch liệt hành xử côn đồ và phi pháp này của họ.
Chị Lê Thị Công Nhân và anh Ngô Duy Quyền cũng bị hành hung và đánh đập. Cháu bé con gái chị vô cùng hoảng sợ trước cảnh tượng đó. Đây là sự chà đạp phẩm giá phụ nữ nghiêm trọng. Và việc gây tổn thương tâm lý con trẻ là hành động bất lương, phi nhân nhất cần lên án.
Anh Phạm Bá Hải, Phạm Văn Trội cũng bị công an chửi mắng thậm tệ, ép ký vào biên bản làm việc.
Hơn 6h tối, các anh chị mới được thả ra về trong tình trạng sức khỏe tồi tệ. Mọi người được anh chị em ở Hà Nội đưa đi bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và săn sóc y tế.
Sau khi ông Tuấn nhập viện, hơn 8h tối, lực lượng công an vẫn tiếp tục bao vây bệnh viện tư nhân Hồng Ngọc (55 Yên Ninh, Hà Nội) để gây áp lực với bác sĩ.
Việt Nam vừa mới ký Công ước chống tra tấn và trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc. Đây là một trong những ví dụ trong nhiều trường hợp khác nhau cho thấy khả năng cải thiện Nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2014 là rất mờ mịt.
Sài Gòn ngày 31 tháng 12 năm 2013
Hanoi Police Detained and Beat Activists
Huỳnh Thục Vy (Danlambao)/Translated by Jasmine Tran - On the morning of 31/12/2013, a group of well-known human rights activists – Pham Ba Hai, Huynh Ngoc Tuan, Le Thi Cong Nhan (member of the Vietnamese Women for Human Rights), Ngo Duy Quyen and their two year old child - visited Mr Pham Van Troi and his family in Ha Tay.
As they arrived at Troi’s place, his house was already guarded by plain-clothes police. Two hours later, Troi’s house was crowded with local policemen and security officers in plain-clothes demanding an administrative search, due to the activist’s presence as “strange visitors”. As the house owner decided not to open the door for the uninvited officers, policemen forcibly hit the door and finally broke in Troi’s house.
After 1:00pm that day, Mr Troi and the activists were all escorted by local policemen, local guards, and plain-clothes security officers to Chuong Duong Commune People’s Committees’ office in Thuong Tin district, Ha Tay.
The first action taken in the Chuong Duong Commune People’s Committees’ office was the isolation of Mr Huynh Ngoc Tuan. He was put in a locked room, where he was supervised by four bulky policemen. They savagely beat Tuan. Tuan was hit on his stomach, chest and on his head. Tuan has a history of diabetes and his health has been very poor. Policemen also confiscated Tuan’s mobile phone SIM card.
All the detainees were forced to sign a statement for Chuong Duong Commune police authorities. Mrs Nhan and Mr Hai strongly opposed to this forced signing as it was not only illegal, but also an act of thuggish aggression.
Mrs Le Thi Cong Nhan and husband Ngo Duy Quyen also were assaulted and beaten. The scene truly terrified their toddler. This act was also a grave abuse of women’s rights. In addition, cruelly terrifying a child is a horrendous and inhumane act deserving of severe condemnation.
Both Mr Pham Ba Hai and Mr Pham Van Troi were violently sworn at, and then were forced to sign a police statement.
After 6 pm the whole group was released in a poor state of health. Their friends in Hanoi had transported them to the hospital for check up and medical help.
Around 8:00pm after Mr Tuan was hospitalized, police force continued to surround the private hospital Hong Ngoc (55 Yen Ninh, Hanoi) to apply threatening pressure on the hospital workers.
Vietnam has just signed the United Nations Convention against Torture and recently becomes a member of The United Nations Human Rights Council. The incident described above is one of many examples of human rights abuses in Vietnam. These violations prove that the outlook for improving the status of human rights in Vietnam in 2014 is seemingly very gloomy.
Saigon, December 31st, 2013
- Huynh trưởng Lê Công Cầu bị bắt giữ tại Huế (RFA).
- Nguyễn Hưng Quốc: Nhìn lại năm 2013: Buồn (Blog VOA).- Người dân huyện Thanh Liêm, Hà Nam mang Quan Tài đi đấu tranh (Dân oan HN). –- Mời xem lại (có bổ sung video): – - Sài Gòn: Biểu tình lớn trong ngày đầu năm mới 2014 (DLB). –- Hé lộ danh sách những viên an ninh đẩy bà Đặng Thị Kim Liêng – mẹ chị Tạ Phong Tần phải uất ức tự thiêu (FB Đinh Hữu Thoại/ DLB). - Tưởng Năng Tiến: Đến Bước Đường Cùng (Blog RFA).- Thiên Lôi mắc lừa (Minh Văn). - Lê Thị Công Nhân – Bị hành hung ở Chương Dương (Dân Luận). – Đỗ Anh Tuấn – Đơn khởi kiện vụ án hành chính phạt tiền và tịch thu Cẩm Nang Thực Thi Quyền Làm Người. – Nguyễn Văn Thạnh – Bá Kiến, Chí Phèo và chuyện kiện thủy điện.– Cuối năm, đầy những vết thương (Blog RFA).
- Tư Ngộ: Việt Nam ký công ước chống tra tấn nhưng vẫn tra tấn (Người Việt).Tư Ngộ/Người Việt Dù chế độ Hà Nội ký tên vào Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc, Công an CSVN vẫn tra tấn, đánh đập người dân, vẫn hung ác như không hề thấy có gì thay đổi.
Bụng Dương Văn Cao đầy những vết bầm, hậu quả của 3 ngày bị tra tấn. (Hình: Trí Việt 24h)
Ngày 7-11-2013, Phái đoàn thường trực của chế độ Hà Nội tại Liên Hiệp Quốc ra một bản thông cáo báo chí cho biết CSVN đã trở thành thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình phạt hoặc sự đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách (gọi tắt là UNCAT).
Nhưng những gì từ đó đến nay đã xảy ra tại Việt Nam trong một thời gian ngắn cho thấy chế độ Hà Nội coi chữ ký trên bản công ước đó như một thứ bùa tuyên truyền với dư luận thế giới không hơn không kém. Công an vẫn đánh dân ngay trên đường phố, khi lôi người ta về trụ sở tiếng là thẩm vấn, vẫn tra tấn dân nếu không chết thì cũng ngắc ngoải.
Theo báo mạng Trí Việt ở Hà Nội, ngày 18/12/2013 vừa qua, một thanh niên 23 tuổi đã được gia đình đưa vào bệnh viện “trong tình trạng sức khỏe nguy cấp”.
Theo nguồn tin, Dương Văn Cao đã bị Công an huyện Thanh Trì, Hà Nội, bắt về trụ sở vô cớ “ tra khảo bằng hình thức đánh đập dã man”. Trí Việt 24h nói “Sau gần 3 ngày “ép cung”, vì không có bằng chứng về tội danh cụ thể, cuối cùng chàng trai được thả” nhưng thân thể thì bầm dập cả người.
Sự đau đớn quá sức chịu đựng hiện rõ trên nét mặt Dương Văn Cao. (Hình: Trí Việt 24h)
|
Buổi tối ngày 16/12/2013, khi được đưa vào bệnh viện huyện Thanh Oai cấp cứu, “không chỉ riêng các bác sĩ trực tiếp cứu chữa cho Cao, mà ngay cả hàng trăm người, từ bệnh nhân ở các phòng, đến người nhà đi chăm bệnh nhân cũng ùa đến xem. Mọi người xì xào bàn tán: “trời ơi thằng bé bị ai đánh mà dã man đến thế nhỉ?”. Có người há hốc miệng thốt lên: “ôi, bị đánh tím tái cả người thế này không biết có sống nổi qua mùa đông nữa không?” nguồn tin kể.
Trí Việt 24h kể: “Có vẻ vì quá đau đớn nên nạn nhân lúc khóc, lúc ngoắc mồm không thể thành tiếng, có lúc gắng mãi mới nói được một từ như kiểu “bút bi tắc mực” chúng tôi phải chắp ghép từng đoạn ngắt quãng mới biết nạn nhân nói rằng: “em.. khó thở, em.…đau lắm anh ạ!”. Rồi nạn nhân lại khóc, lại quằn quại khiến bất cứ ai có mặt lúc đó cũng không cầm được nước mắt. Nhưng cũng có những người bất bình đối với những người đối xử tệ bạc với chàng thanh niên.”
Nguồn tin cho hay “Rất may phóng viên đã được “hóa trang” để tận mắt thấy, tận tai nghe, khi Trung tá Đặng Anh Quân, Đội Phó đội Hình sự Công an huyện Thanh Trì trực tiếp đến bệnh viện vào tối ngày 17/12/2013 thăm nạn nhân. Có lẽ vì không biết có mặt phóng viên nên đồng chí công an này đã biểu đạt tính chất xoa dịu kiểu: “sự việc trót lỡ rồi bây giờ phải làm sao?” thì chúng tôi mới dám tin rằng, những người trực tiếp ép cung, nói chính xác hơn là đánh dã man Dương Văn Cao đến trọng thương lại chính là một số các chiến sĩ công an huyện Thanh Trì”.
Sang ngày 18/12/2013, Dương Văn Cao mới tỉnh táo phần nào, kể lại cho biết chiều ngày 13/12/2013, khi đang ngồi chơi ở tiệm hớt tóc quen những khi rảnh rỗi, có 4 tên Công an mặc thường phục, đi xe gắn máy tới dựng xe bên đường.
“...một đồng chí công an bảo: “Cao à, mày biết tội gì chưa?”. Cao ngơ ngác đáp: “em không biết”. Thế rồi người ta đưa còng số tám còng vào tay Cao, rồi đưa lên xe máy, rồi áp tải đi.” Không ai nghe thấy “đọc lệnh bắt, cũng không ai thấy những người lạ mặt giơ thẻ ngành ra. Thế rồi người ta bắt Cao và đưa về trụ sở tra vấn, tra vấn song người ta chuyển sang hình thức ép cung Cao. Có người trong số đó bảo: “mày đã bao giờ bị treo ba lô chưa?”. Chúng tôi chịu cứng không biết thuật ngữ này là gì nhưng có vẻ là lời lẽ kiểu “hăm dọa”. Rồi Cao kể rằng: “lúc ấy em bị các chú ấy đánh đau quá nên em cứ khai bừa lung tung, khai không khớp là các chú ấy lại đánh”.
Lưng, mông Dương Văn Cao đầy những vết bầm, dấu vết nhục hình. (Hình: Trí Việt 24h)
|
Phóng viên Hoàng Dũng của Trí Việt 24h kể tiếp rằng “Cứ như nạn nhân kể lại thì người ta tra tấn bằng đủ mọi hình thức kinh khủng mà bản thân phóng viên nghe cũng không dám tường thuật lại kẻo có bạn đọc yếu tim sẽ ngất lịm không biết chừng. Không sợ hồ đồ khi nói rằng, sự tra tấn này quả thực rất dã man, bởi cứ xem những vết tích trên thân thể nạn nhân thì thấy. Rõ ràng có những vết thương như bị ai đó dùng mười đầu móng tay sắc nhọn cào nát vùng ngực. Riêng hai đầu bàn chân bị người ta dùng vật cứng đập rách cả da nước vàng rỉ ra có mùi tanh tanh.”
Theo lời kể lại, trong số Công an ra tay tra tấn có “một chú đầu hói, to cao”. Ép cung mãi, đau quá, Cao đành khai lung tung nên những lời khai đều lộn xộn trước sau không ăn khớp với nhau. Cuối cùng, không có thể ghép Dương Văn Cao vào tội gì nên Công an huyện Thanh Trì đã thả anh ra với một thân thể dập nát.
Báo Trí Việt 24h nói sẽ đưa thông tin tiếp nhưng hai ngày qua, không thấy có gì tiếp theo. Rất có thể cả ký giả và tờ báo này đã được “cảnh cáo” phải im.
Chân của Dương Văn Cao cũng có những vết tích nhục hình. (Hình: Trí Việt 24h) |
Trong khi đó, tại tỉnh Cà Mau, theo tin của nhà báo tự do Trương Minh Đức kể trên mạng Dân Làm Báo, mới đây, anh Lê Công Thủ (20 tuổi) bị phó công an xã Hưng Mỹ huyện Cái Nước bắt “phải nộp phạt 500 ngàn đồng vào ban đêm. Nếu không nộp sẽ bị giữ ở đồn.
“...ông phó CA xã tên Tâm cho lính dưới quyền của mình chở anh Thủ về nơi đang làm công trình lấy đồ đem cầm cố rồi về đồn CA xã nộp phạt, Nhưng điều trớ trêu là khi anh Nguyễn Công Thủ yêu cầu ông Tâm ra biên nhận hoặc viết giấy tay là đã nhận số tiền “nộp phạt” thì ông phó CA tên Tâm bắt anh Thủ tự viết biên nhận rồi tự ký vào nhưng phía CA xã không ai ký vào là đã nhận tiền. Khi Anh Thủ phản ứng không chịu đóng phạt vì không có biên nhận liền bị CA xã chặn cửa lại đánh đập gây thương tích rách mủi chảy nhiều máu phải khâu 7 mũi kim trên mặt...” Ông Trương Minh Đức kể.
Ba tuần lễ sau khi ký Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn, ngày 27/11/2013, một người đàn ông 36 tuổi bị tình nghi ăn trộm bò đã bị 2 công an xã Ea Bhok huyện Cư Kuin tỉnh Đắc Lắc tra tấn đến chết. Cũng tại tỉnh Đắc Lắc, ngày 14/12/2013, một thanh niên tắt thở khi được đưa từ nhà giam Công an tỉnh tới bệnh viện. Không có khám nghiệm pháp y độc lập để chụp quang tuyến và mổ tử thi để biết nguyên nhân cái chết của thiếu niên người thượng 17 tuổi khỏe mạnh.
Trên một số diễn đàn và facebook, Ông Lê Anh Hùng và một số bạn tường trình kèm theo hình ảnh cho biết họ đã bị Công an Đà Nẵng đánh đập tàn nhẫn Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2013 chỉ vì đến đòi lại tài sản gồm máy tính xách tay, điện thoại, xe gắn máy đã bị tịch thu bất hợp pháp ngày 7/12 trước đó tại một khách sạn trong thành phố.
Tại Sài Gòn và Hà Nội ngày Chủ Nhật 8/12/2013, nhiều thành viên của các nhóm blogger đã bị công an đánh đập, tịch thu các bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước chống tra tấn, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà họ phân phát ở công viên.
Những sự việc nêu trên chứng tỏ chế độ Hà Nội coi các văn bản quốc tế đó không hơn những tờ giấy lộn. Hệ thống Công an của chế độ được bao che dung dưỡng nên hầu hết những vụ đánh chết người chỉ cần vu cho nạn nhân “tự tử”, “sốc ma túy”, “nhảy lung tung đầu đập vào vách tường”, “tử vong là bệnh lý về tim” v.v...là xong.
Từ đầu năm đến nay, không kể những vụ đánh người thương tích trầm trọng, ít nhất đã có 10 người dân chết trong tay công an khi bị đưa về đồn thẩm vấn. (TN)
- Những đáp số không hiểu nổi (ĐCV).
- Tự vẫn trong nhà tạm giữ công an phường (TN).
- Chính quyền “ngâm” hồ sơ của dân (LĐ).
- 7 năm đòi bồi thường oan sai (TN).
- Đặt quan tài trước cổng chợ để phản đối giải tỏa (TN).- Nạn nhân thứ 10 ở Việt Nam chết vì công an năm 2013ĐẮC LẮC (NV) .- Thêm một người dân của tỉnh Đắc Lắc chết trong tay công an CSVN vào những ngày cuối năm 2013, nâng số nạn nhân lên thành ít nhất 10 người của năm nay.
Gia đình đưa xác anh Y Két về chôn. Y két đã bị hai Công An xã Ea Bhok huyện Cư Kuin tỉnh Đắc Lắc tra tấn đến chết ngày 27/11/2013 vừa qua. Bây giờ thêm một người dân nữa chết trong tay Công an tỉnh Đắc Lắc. (Hình: Tuổi Trẻ)
|
Theo tin của báo kienthuc.net.vn, Y beo Ksor đã chết dọc đường khi được đưa từ nhà giam của Công an tỉnh Đắc Lắc đến bệnh viện đa khoa của tỉnh ngày 14/12/2013 vừa qua. Tờ báo nói rằng “ Y Beo Ksơr có biểu hiện chóng mặt rồi bị ngất xỉu, các bị can cùng phòng gọi Cán bộ quản giáo của trại tạm giam xuống kiểm tra và nhanh chóng đưa đi cấp cứu...”
Y Beo Ksơr, 17 tuổi, bị công an tỉnh Đắk Lắk “bắt khẩn cấp cùng đồng bọn vào ngày 28/3/2013 về hành vi giết người, cố ý gây thương tích”. Cả nhóm bị giam giữ tại trại giam công an tỉnh Đắk Lắk.
Không có khám nghiệm pháp y độc lập nào để xác định khách quan về nguyên nhân cái chết của cậu trai 17 tuổi này. Pháp y ở Việt Nam là của công an CSVN, làm theo lệnh của Công an nên bản kết luận pháp y không luôn luôn đúng sự thật.
Không có khám nghiệm pháp y độc lập nào để xác định khách quan về nguyên nhân cái chết của cậu trai 17 tuổi này. Pháp y ở Việt Nam là của công an CSVN, làm theo lệnh của Công an nên bản kết luận pháp y không luôn luôn đúng sự thật.
Dạo gần đây, như một số lời tố cáo trên Internet, công an bọc vải hay cao su xốp vào gậy hay dụng cụ tra tấn để tránh các dấu vết nhục hình lộ liễu. Sự hiểm độc này giúp cho công an dễ chối tội giết người.
Người ta chỉ thấy kienthuc.net.vn nói rằng “Qua khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng xác định Y Beo Ksơr chết là do bị bệnh lý về tim, không có dấu hiệu tác động ngoại lực trên thi thể. Sau khi tiến hành các thủ tục, gia đình đã đưa xác về mai táng.”
Cuối tháng trước, ngày 27/11/2013, Y Két Dhap, 36 tuổi, bị công an xã Ea Bhok huyện Cư Kuin tỉnh Đắc Lắc tra tấn đến chết. Ông Y Két bị công an xã vừa nói bắt giam điều tra về nghi vấn mất trộm bò ở xã bên cạnh. Thân thể của Y két có nhiều dấu vết bầm tím và ông chết trước khi được đưa tới bệnh viện cấp cứu chứng cứ của “tác động ngoại lực”, một cách nói tránh hai từ “tra tấn”.
Phần lớn các vụ tra tấn chết người của công an đều được đổ cho các nạn nhân “tự tử”, “bệnh lý về tim”, “sốc ma túy” “nhảy lung tung đập đầu vào vách tường” dù thân thể của đầu dấu vết nhục hình.
Hồi Tháng 10, bà Trần Thị Hải Yến, 31 tuổi, chết ở nhà giam Công an tỉnh Phú Yên. Bà bị bắt giam liên quan đến một vụ xô xát. Ngày 7/10/2013 bà Yến chết đột ngột. Công an Phú Yên đã không cho thân nhân lấy xác mà cưỡng bách gia đình nạn nhân đưa đi chôn ở chỗ họ chỉ định và trong sự canh chừng của họ.
“Gia đình tôi phải nuốt nước mắt để con nằm yên dưới mộ. Sao họ vội vã đem con tôi đến nơi xa xôi để chôn cất. Họ có ý gì đây?” Bà Nguyễn Thị Thanh Liễu, mẹ bà Yến nói với báo Lao Động ngày 10/10/2013. (TN)
Người thi hành công vụ được nổ súng để phòng vệ chính đáng
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ mà Chính phủ vừa ban hành quy định: Trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử ...
Cảnh sát được nổ súng khi bị chống đối bằng vũ khí
Ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
-- Người thi hành công vụ được nổ súng để phòng vệ chính đáng (VOV).
Anh Hoàng Văn Ngài qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông.
Hình do thính giả gửi cho RFA-CSW quan tâm cái chết của ông Hoàng Văn Ngài
Một tổ chức Ky-tô giáo đã lớn tiếng yêu cầu nhà chức trách Việt Nam điều tra ngay tức khắc về cái chết của ông Hoàng Văn Ngài, một người dân tộc Hmong và là một trưởng lão của đạo Tin Lành đã chết trong lúc đang ở trong tay công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Tổ chức Đoàn Kết Ky-tô Giáo Thế giới, CSW, cũng nói rằng họ quan tâm đến số phận của các người bà con ông Ngài và một số người khác, đã báo cáo và cung cấp thông tin về cái chết của ông này.
Tổ chức CSW đề nghị nhà chức trách địa phương có ngay các biện pháp để bảo vệ những người này nói riêng, và cộng đồng người dân tộc Hmong ở Tây Nguyên nói chung.
Ông Hoàng Văn Ngài qua đời ngày 17/3 trong lúc bị giam tại đồn công an Gia Nghĩa.
Công an tại đây nói rằng, cuộc khám nghiệm tử thi xác nhận rằng ông Ngài đã chết sau khi đưa bàn tay của mình vào một ổ cắm điện. Tuy nhiên, các tấm ảnh chụp ngay sau khi chết và các báo cáo của những người đã nhìn thấy xác, gợi ý rằng ông Ngài đã bị đánh đập tàn nhẫn trong khi bị công an tạm giữ.
Tổ chức CSW nói rằng họ đã nhận được tất cả tài liệu liên quan đến cái chết này.
(Canada Free Press, CSW’s Report)
--Thêm một người chết tại đồn công an tỉnh Dak Nông (RFA)Thêm một trường hợp tử vong ngay tại đồn công an dù nạn nhân là người khỏe mạnh trước khi bị đưa vào đó. Vụ việc được ghi nhận tại trụ sở Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông.
Người khỏe bị nhốt tại đồn công an và chết
Nạn nhân được người nhà cho biết là ông Hoàng Văn Ngài, sinh năm 1974, cư ngụ tại xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa tỉnh Dak Nong. Ông này qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa.Ông này cùng người em là ông Hoàng Văn Tá và một người thân bán lại rẫy cho hai anh em là ông Sùng A Tú, cùng vợ của cả hai anh em bị công an xã và thị trấn Gia Nghĩa đến bắt đi khi họ đang dọn khu rẫy đó hồi ngày 14 tháng 3 vừa qua. Lý do mà phía cơ quan chức năng nêu ra để bắt giữ tất cả là vì họ phá rừng.
Sau hai ngày giam giữ hai người vợ của hai anh em Hoàng Văn Ngài và Hoàng văn Tá được cho về; trong khi đó những người đàn ông vẫn bị giam giữ tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa.
Việc bắt giam được tiến hành mà không có lệnh gì hết như lời ông Hoàng Văn Tá cho biết vào ngày 22 tháng 3 như sau:
“Họ bắt đột xuất, không có giấy tờ báo lệnh bắt về điều gì cả. Những ngày tạm giam họ cũng không có quyết định gì cả. Họ giam hai anh em chúng tôi cùng hai bà vợ: vợ anh Ngài và vợ tôi nữa.”
Dù bị bắt chung nhưng mỗi người đều bị nhốt riêng ở một phòng khác nhau. Ông Hoàng văn Tá kể lại sự việc dẫn đến cái chết của người anh Hoàng văn Ngài như sau:
Họ tự mổ thi thể mà không có sự đồng ý của người nhà. Kết quả khám nghiệm không có thương tích gì. Ông Ngài tự tử.“Vào ngày 16, khoảng 17 giờ, họ thả vợ tôi cùng vợ anh Ngài ra về rẫy. Đến ngày chủ nhật 17, công an thị xã Gia Nghĩa có thả anh Ngài và tôi ra dọn vệ sinh, lau nhà, rửa xe. Đến khoảng 3 giờ chiều, khi đang điều tra tại phòng anh Ngài, nghe có tiếng ồn, va đập vào tường rất nhiều, ồn ào. Khoảng 16 giờ tôi xin cán bộ công an ra ngoài đi tiểu. Công an dẫn tôi ra ngoài đi tiểu; nhưng tôi không nhìn qua cửa sổ phòng anh Ngài như mọi khi. Khi tiểu xong về, tôi nhìn qua cửa sổ phòng anh Ngài, loại cửa làm bằng kính, đóng kín. Tôi thấy anh Ngài đưa hai tay như là cầu cứu. Tôi xin công an cho tôi đứng lại để xem anh Ngài cần thiết cái gì, công an bảo tôi phải đi vào phòng nhanh, không ngó gì hết. Công an đưa tôi vào phòng.
Anh Hoàng văn Tá
Một lát sau, công an đi đá bóng về, một công an đi trước chạy về bảo rằng ‘Ôi, ông này chắc chết rồi’. Một lúc sau họ gọi điện xe taxi Mai Linh đến trước cửa trụ sở công an. Họ kéo anh Ngài ra đưa lên xe taxi bốn chỗ, đi cấp cứu. Lúc đó tôi thấy tình hình không ổn, tôi đập cửa nói họ cho tôi ra ngoài để tôi đi thăm nuôi anh tôi. Họ nghiêm cấm, đóng chặt cửa phòng, không cho tôi ra ngoài để thăm nuôi anh tôi. Tôi khóc và ngất khoảng 30 phút; sau đó tôi xin cho tôi ra ngoài để đi theo anh Ngài, thăm nuôi anh. Tôi chắc anh Ngài chết rồi; nhưng họ ngăn tôi đến ba giờ sáng không cho tôi đi thăm anh Ngài.
Đến sáng hôm sau, 5 giờ sáng tôi dậy sớm và nói với công an cho tôi về thăm anh Ngài. Nhưng họ ngăn tôi đến 8 giờ sáng họ mới đưa tôi lên. Có một công an gọi tôi lên phòng trực ban, hội trường của cơ quan. Tôi cùng một công an lên đó, và gặp người nhà ở đó nói là ‘anh chưa biết anh Ngài chết à?’. Vậy là tôi mới biết anh Ngài chết thật, như hôm qua. Họ đưa xác anh Ngài vễ chỗ nhà tang lễ của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Dak Nong. Họ mổ thi thể của anh Ngài không có sự chứng kiến của gia đình. Họ lấy một người cũng bị giam giữ trong phòng đứng ra chứng kiến việc mổ thi thể anh Ngài. Họ tự mổ thi thể mà không có sự đồng ý của người nhà. Kết quả khám nghiệm không có thương tích gì. Ông Ngài tự tử.”
Ông Sùng A Tú cũng xác nhận việc ông Hoàng Văn Ngài bị chết tại trụ sở Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nong khi ông này cũng bị giam tại đó dù rằng không tận mắt thấy được sự việc:
“Vâng, chết tại phòng công an luôn đó. Công an cũng giữ cả tôi.Tôi nghe thấy tiếng ghế kêu, ghế động, không thấy tiếng người kêu.”
Công an trốn tránh
Chúng tôi đã nhiều lần cố gắng liên lạc với ông Châu, phó trưởng Công an thị xã Gia Nghĩa. Vào tối ngày 22 tháng 3, sau hai lần bắt máy, ông này nói không nghe rõ điện thoại vì đang dự liên hoan của một ngân hàng tại đó.Sang đến chiều ngày 23 tháng 3, chúng tôi gọi lại, máy tắt không thể liên lạc được.
Quyết đòi công lý
Anh Hoàng Văn Ngài qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông. Hình do thính giả gửi cho RFA.
Ông Hoàng Văn Tá nói về điều đó vào tối ngày 22 tháng 3:
“Đây là vấn đề bức xúc vì anh Ngài chết tại phòng Công an. Đề nghị các cấp xem xét, xem lại việc anh Ngài bị chết tại cơ quan công an để lấy công bằng cho công dân Việt Nam chúng tôi, thì chúng tôi mới tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, chính quyền địa phương. Gia đình đang đòi hỏi sự công bằng, hợp lý của Nhà nước Việt Nam. Đòi hỏi nguyên nhân làm sao anh Ngài chết; mà anh Ngài là một người khỏe mạnh khi công an đến chở anh Ngài từ lán đi. Trước đây anh Ngài không hề có bệnh tật mà sao lại chết tại cơ quan công an?”
Suốt mấy năm qua tại nhiều địa phương trong cả nước đã xảy ra những vụ chết ngay tại trụ sở Công an và cơ quan này cho rằng nạn nhân hoặc đột tử, hoặc tự tử mà chết. Thế nhưng người thân của những nạn nhân đều cho rằng giải thích đó của công an không thỏa đáng, và họ nghi ngờ chính những người giam giữ đã gây ra cái chết cho thân nhân của họ. Một số gia đình quyết đưa vụ việc đến các cơ quan chức năng để khiếu kiện, nhưng phần thua thiệt bao giờ cũng thuộc về gia đình nạn nhân có người thân đã mất.-Thêm một người chết tại đồn công an tỉnh Dak Nông
Công An đòi được bắn trước khi xử: Trung tướng Phạm Quý Ngọ: “Nổ súng với tội phạm chứ không nổ súng tràn lan” (PLTP 23-3-13) Đây là một bài đàng hoàng: Trấn áp kẻ chống người thi hành công vụ: Không cần nổ súng (LĐ 23-3-13)
- Thêm một người chết tại đồn công [an] tỉnh Dak Nông (RFA). - Về việc công an được quyền nổ súng (RFA). - Vụ án mạng xôn xao tỉnh Vĩnh Phúc: Bác sĩ khám tử thi lên tiếng (Dân Trí).
- 'Đoàn Văn Vươn - từ công lý đến bạo lực' (BBC).Thêm chi tiết vụ chết người Vĩnh Yên
- 'Đoàn Văn Vươn - từ công lý đến bạo lực' (BBC).Thêm chi tiết vụ chết người Vĩnh Yên
-Việt Nam trong tuần: Trọng án ở Vĩnh Phúc, Hải Phòng (VOV) -Trung ương xem xét kỷ luật một số tổ chức Đảng, đảng viên; khan hiếm Đại sứ Du lịch; những bất cập trong ngành giáo dục, tòa án... Xem xét kỷ luật một số tổ chức Đảng Trong các ngày từ 14 đến 19/3/2013, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ...
Thành phố Hồ Chí Minh tập trung kiểm tra, giám sát 43 tổ chức ĐảngSài gòn Giải Phóng
Tăng cường kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa sai phạm ở các tổ ...Báo Đồng Nai
Kết luận các vi phạm của Ban cán sự Đảng Điện BiênVietnam Plus
-Tạm đình chỉ tự quản dừng xe xử lý vi phạm giao thông (HNM) - Ngày 23-3, chỉ huy CA quận Đống Đa cho biết đã tạm đình chỉ tổ công tác gồm cán bộ cảnh sát trật tự và lực lượng tự quản của phường Thịnh Quang để kiểm tra, làm rõ thông tin về việc một số cán bộ tự quản dừng xe để xử lý vi phạm giao thông.
Trao Giải thưởng Phan Châu Trinh cho hai giáo sư Việt và Pháp (ND 23-3-13) -- Cao Huy Thuần: Lê Thanh Khôi: Người anh cả của chúng tôi trong đại học (Diễn Đàn 22-3-13) -- Bài của Trần Hữu Dũng trong cuốn "Từ Đông Sang Tây" (nxb Đà Nẵng, 2005) vinh danh giáo sư Khôi: Văn hoá và toàn cầu hoá: Vài phân tích kinh tế ◄
Giáo viên mắng chửi, shisha gây nghiện bủa vây HS (infonet 23-3-13)
Bội thực sách Trung Quốc (SGGP 22-3-13)
Khách sạn Công-ti-nen-tan trong văn học sử phương Tây (QĐND 12-3-13) -- Bài này rất thú vị!
Bộ trưởng GD: Không khuyến khích học thêm để đỗ ĐH (VNN 23-3-13) Học giả, bằng thật…thất nghiệp thật! (infonet 23-3-13) -- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "Thầy không đạt chuẩn thì thừa, chứ thầy đạt chuẩn thì còn thiếu nhiều”. Nghe mấy bộ trưởng phát ngôn mà đầu gần trọc vì bứt tai bứt tóc!
NXB xấu hổ vì nhầm ảnh Lê Quý Đôn với Nguyễn Trãi (VnEx 23-3-13)
Niềm vui của sự đọc lại (SH 19-3-13) -- Bản dịch một bài trên Boston Globe mà tôi đã giới thiệu
Những nghệ sĩ "áo rách" ở VN (VNN 20-3-13) -- Tiền một buổi tập đàn không bằng bát phở (VNN 21-3-13)
'Đại sứ du lịch không phải là một chính trị gia' (Petrotimes 21-3-13) -- Nhất trí! Và ngược lại, chính trị gia Việt Nam không phải là đại sứ du lịch: Nhìn họ thì rất phản cảm, không ai muốn sang Việt Nam cả!
Làm nhà văn có phải là một việc tào lao? Derek B Miller: is it frivolous to be a novelist? (Telegraph 20-3-13)
-
Nhà văn Nguyên Ngọc: Dân chủ không phải cái đem cho (TVN 22-3-13)
TBT báo Dân Trí nói về tình trạng vi phạm bản quyền báo chí (PetroTimes 22-3-13) Làng báo TP HCM 'góp lửa' cho cuộc chiến bản quyền (Petrotimes 21-3-13)
Kỷ niệm 30 năm thành lập Liên hiệp hội Việt Nam: 4 nhiệm vụ để phát huy sức mạnh đội ngũ tri thức (ĐV 22-3-13) -- "Lễ kỷ niệm còn vinh dự đón ông Nguyễn Thiện Nhân..." Hết sẩy!
“Gọi người sống là danh nhân, buồn cười” (KP 22-3-13) -- Liên hệ :"Hơn 50% học sinh thường xuyên chửi thề" (TT 22-3-13)-- Người lớn thì có lẽ hơn 90%.
Bộ không quản nổi sách ngoài thị trường (VNN 22-3-13)
Cần sự quan tâm của ông Nguyễn Thiện Nhân: Nhạc giao hưởng cho gà (TT 22-3-13) Lý lịch sinh học của heo (ĐV 22-3-13)
Hết thời cho sự trơ trẽn (TN 22-3-13)
Cảm nghĩ nhân đọc hai bài viết trên Vietnamnet (tannamtu 19-3-13)
Hủ tíu từ Mỹ Tho tới Nam Vang (SGTT 22-3-13)
'Ngày xưa, tôi cũng bị thầy đánh nhưng không dám cãi' (infonet 22-3-13) -- Tôi rất thích những đứa học trò như thế này.
Làm cha ở tuổi 90 (TP 22-3-13) Tôi không thể nói hết sự thán phục của tôi đối với ông này.
- Viện hàn lâm VN: Đừng theo Liên Xô cũ (KP). - Thiêu sống cả nhà ở Hải Phòng: Nghi can và cháu bé 4 tuổi đã tử vong (PL&XH). - Nghi can đổ xăng đốt cháy cả nhà là người chồng (TT). - Hung thủ thực sự trong vụ thiêu cháy cả nhà là người con trai (DT). - Ác “đè” thiện (LĐ).- Va chạm trên biển làm tàu Vinacomin 03 bị chìm (TTXVN).
- Xem mặt những người tự nhận ‘vô văn hóa’ giao thông (VTC).
- Hàng ngàn thuê bao di động bất ngờ mất sóng (TN).
- Phát hiện xưởng chế ‘bom nổ chậm’ trong khu dân cư (VTC).
- TPHCM: Chung cư “chờ sập” hoang tàn đến đáng sợ! (DT). - Sài Gòn tráng lệ nhưng đầy cạm bẫy trong mắt Tây(KT).
Phải học thêm vì trên lớp... không hiểu(Dân trí) - "Vấn nạn" học thêm, dạy thêm cũng được các bạn học sinh TPHCM “mổ xẻ” ở nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong chương trình đối thoại giữa học sinh THPT với lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM diễn ra hôm 22/3. >> Nghe học sinh nói, các nhà ...
Học sinh “đặt hàng” lãnh đạoTuổi Trẻ
Học sinh chất vấn lãnh đạo về học thêmThanh Niên
Lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM đối thoại với học sinhĐài Tiếng Nói Việt Nam
Hà Nội: Taxi hất tự quản phường lên nắp capo
(NLĐO)- Bị nhắc nhở vì dừng đỗ xe không đúng quy định, Tạ Huy Hùng (SN 1990) đã phóng xe lao thẳng vào người 1 tự quản phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, hất lên nắp capo rồi phóng chạy.
- Vụ thiêu sống cả nhà: Hung thủ là ông nội (VOV). - Cháu gái bị ông nội thiêu đã qua đời (TP). - Vụ thiêu sống cả nhà: Báo động về sự kỳ thị phụ nữ (VOV).
- Xác hài nhi bỏ trong thùng xốp ven đường (NLĐ).
- Quán cà phê – bar: biến tướng đáng lo (PNTP).
- Đắk Lắk xuất hiện “mưa vàng” sau nhiều ngày khô hạn (TT).
- Cà Mau: 14 vụ cháy, thiệt hại gần 61 ha rừng (QĐND).- Đắk Lắk: Chú voi 3 tháng tuổi chết trong rừng sâu (KT).
- Quảng Nam: Mưa đá to bằng nắm tay kèm giông sét (LĐ).