-Son Tran-Đại diện phái đoàn dân sự Việt Nam bị CA câu lưu tại sân bay
CTV Danlambao - Một đại diện của phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam là anh Bùi Tuấn Lâm(Peter Lâm Bùi) đã bị an ninh cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất câu lưu sau khi đáp chuyến bay từ Manila về đến Sài Gòn vào lúc 08:30, sáng ngày 24/2/2014.
Trong một đoạn video clip được ghi trước khi trở về Việt Nam, Bùi Tuấn Lâm gửi đi những thông điệp thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ:
-*Phỏng vấn đặc biệt về Hội thảo Nhân Quyền tại Genève của SBTN
http://www.youtube.com/watch?v=65iQsySXz54
http://www.youtube.com/watch?v=4Dw9_630Oy0
-http://www.youtube.com/watch?v=n6IUcxXzZ80
--Son Tran
--Phóng viên SBTN 'rượt đuổi' phái đoàn ngoại giao Việt Nam
Tâm sự của Bùi Tuấn Lâm (Peter Lâm Bùi) trước giờ về Việt Nam:
CTV Danlambao - Một đại diện của phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam là anh Bùi Tuấn Lâm(Peter Lâm Bùi) đã bị an ninh cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất câu lưu sau khi đáp chuyến bay từ Manila về đến Sài Gòn vào lúc 08:30, sáng ngày 24/2/2014.
Được biết, khi máy bay vừa đáp xuống sân bay, Lâm có gọi điện thoại cho người quen để thông báo. Tuy nhiên, đến trưa cùng ngày, bạn bè có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất vẫn không đón được Lâm. Khả năng gần như chắc chắn là anh đã bị công an bắt đi mất tích.
Bùi Tuấn Lâm sinh năm 1984, quê tại Đà Nẵng, là một thành viên rất năng động của nhóm No-U Sài Gòn. Hồi tháng 2 vừa qua, anh đại diện cho phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam sang Geneva để vận động quốc tế trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền Việt Nam.
Sang đến ngày 17/2, Bùi Tuấn Lâm cùng với người dân Việt Nam và Phillipines đã tổ chức buổi lễ Tưởng niệm Chiến tranh Biên Giới 1979 trước tòa đại sứ quán Trung Quốc tại Manila.
Hiện nay, đông đảo các blogger tại Sài Gòn đã có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để chào đón sự trở về của Lâm sau chuyến đi vận động cho nhân quyền Việt Nam.
Bùi Tuấn Lâm tại phiên điều trần UPR
Trong một đoạn video clip được ghi trước khi trở về Việt Nam, Bùi Tuấn Lâm gửi đi những thông điệp thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ:
"Lúc các bạn đang xem video clip này, chắc chắn tôi đang bị an ninh bộ công an tại sân bay cửa khẩu Tân Sơn Nhất câu lưu. Tôi không biết đến khi nào người ta sẽ thả tôi ra, nhưng điều đó không quan trọng.
Tôi biết lần này về chắc chắn tôi sẽ bị bắt, cho dù tôi không làm điều gì sai cả... Nhưng tôi sẽ không bao giờ sợ hãi, và tôi tin các bạn cũng vậy.
Nếu tôi không ra được sớm, xin những người anh em của tôi hãy làm dùm những việc sau:
- Tự do cho Bùi Hằng
- Tự do cho người yêu nước
- Tự do cho Dân tộc Việt Nam
Và nếu được, tự do cho cả tôi nữa!
...Xin ba mẹ hãy vui vẻ. Dù có điều gì đi chăng nữa, hãy tin rằng con luôn luôn có Thiên Chúa ở bên cạnh."
* Cập nhật: Lúc 16:30', bạn bè cho biết, anh Bùi Tuấn Lâm đã ra khỏi phòng làm việc của an ninh sân bay và gặp mọi người. Hiện, Lâm đang trên đường trở về nhà sau khi bị câu lưu 8 tiếng đồng hồ.
* Cập nhật: Lúc 16:30', bạn bè cho biết, anh Bùi Tuấn Lâm đã ra khỏi phòng làm việc của an ninh sân bay và gặp mọi người. Hiện, Lâm đang trên đường trở về nhà sau khi bị câu lưu 8 tiếng đồng hồ.
-*Phỏng vấn đặc biệt về Hội thảo Nhân Quyền tại Genève của SBTN
http://www.youtube.com/watch?v=65iQsySXz54
http://www.youtube.com/watch?v=4Dw9_630Oy0
-http://www.youtube.com/watch?v=n6IUcxXzZ80
--Son Tran
--Phóng viên SBTN 'rượt đuổi' phái đoàn ngoại giao Việt Nam
www.youtube.com
CTV Danlambao - Hôm 5/2/2014, sau khi kết thúc phiên điều trần Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về tình trạng nhân quyền Việt Nam, phóng viên Đỗ Phủ của đài truyền...
Tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân tuyệt thực
www.rfa.org
... Ông cho biết thêm rằng sẽ tuyệt thực cho đến khi phiên xử phúc thẩm diễn ra, và nếu phiên phúc thẩm chỉ là kịch bản soạn sẵn thì ông sẽ tiếp tục tuyệt thực để phản đối.
-Các diễn biến chínhNhân quyền Việt Nam: 'Nói và làm'
Phiên Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ cho Việt Nam (UPR) diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva trong ngày 5/2 từ 20:30 tới 24:00 giờ Việt Nam.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 07:47:47 GMT
Liên Hiệp Quốc thực sự có thể làm được gì để cải thiện tình trạng Nhân quyền Việt Nam?
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 08:27:24 GMT từ Khanh Vu Duc qua Facebook
Ở Việt Nam dân chủ là dân chủ tập trung, tự do là tự do trong khuôn khổ. Nhưng xã hội thanh bình, trật tự xã hội ổn định là cái rất đáng để ta trân trọng và gìn giữ. Do vậy việc cần làm là chỉ tìm cách nới rộng cái "tập trung", cái "khuôn khổ" đó và chỉ thế mà thôi.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 08:45:21 GMT từ Hoàng Trung Nguyễn qua Facebook
Nhắc lại quyết định của Việt Nam muốn vào Hội đồng Nhân quyền LHQ Đài Tiếng nói Việt Nam hồi tháng 11/2013 đăng tin: "Việt Nam mong muốn tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khóa 2014 - 2016 để đóng góp tích cực hơn vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên thế giới. Việt Nam tin tưởng vào khả năng của mình đảm đương vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền và cam kết sẽ đóng góp tích cực vào công việc chung của Hội đồng để nâng cao tính hiệu quả, minh bạch, khách quan, cân bằng trên tinh thần đối thoại, hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:11:50 GMT
Thiếu tướng công an, tiến sỹ Bùi Quảng Bạ, Tổng biên tập tạp chí Nhân Quyền Việt Nam nói hồi tháng 12/2013: Nhìn lại những năm qua, trên lĩnh vực nhân quyền Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Điều này thể hiện qua việc các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa đã được phát huy; đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tự này vì thế đã dành cho Việt Nam số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu chọn thành viên cho Hội đồng nhân quyền vào tháng 11 vừa qua. Việc tham gia vào Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 sẽ là cơ hội để chúng ta tiếp tục giới thiệu với bạn bè quốc tế về những thành tựu nhân quyền đã đạt được cũng như tranh thủ các kinh nghiệm quốc tế phù hợp để các quyền con người ngày càng được đảm bảo và thực hiện tốt hơn tại Việt Nam.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:11:51 GMT
Tải xuống
Phát biểu tại Geneva, luật sư Hà Huy Sơn bày tỏ quan ngại về cách áp dụng các điều luật 79 và 88 trong Bộ Luật Hình sự (BLHS) và nói ông từng bị đe dọa.
Tham dự buổi Hội thảo về Trách nhiệm của Việt Nam trong Vai trò Thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ vào hôm 04/02/2013, Luật sư Sơn nói về những khó khăn khi đại diện cho những thân chủ trước tòa tại Việt Nam.
“Đối với các phiên tòa xét xử tội 79 và 88 nói xét xử là công khai nhưng thực tế là xét xử kín và người thân trong nhiều trường hợp không được dự phiên tòa.
“Nội dung hai điều 79 và 88 qui định không cụ thể và rõ ràng và công dân Việt Nam rất khó xác định gianh giới đâu là quyền của công dân và đâu là hành vi bị nhà nước cấm.
“Vì thực tế như thế nên các cơ quan tiến hành tố tụng dễ áp dụng hai điều này chủ quan và tùy tiện. Hai điều này hạn chế quyền công dân do chính Hiến Pháp Việt Nam qui định.
Luật sư Hà Huy Sơn cũng mô tả về điều ông gọi là “không thực hiện được đầy đủ được quyền luật sư qui định theo pháp luật.”
“Đôi khi tôi bị bắt lỗi và nhắc nhở và gây khó khăn cá nhân. Khi làm các vụ án cũng có nhận các cuộc điện thoại, tin nhắn đe dọa.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:11:52 GMT từ Luật sư Hà Huy Sơn
Hoàng Tử May Mắn: "Nói thẳng VN mình làm gì có nhân quyền... quyền tự do ngôn luận còn không có...đến nỗi đám tang ông Đằng còn bị giật vòng hoa, không cho vào viếng thì còn nhân quyền gì nữa." (BBC Vietnamese Facebook).
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:26:07 GMT của qua Facebook
Danh Chính: "Ai bảo VN hăng hái vào hội đồng nhân quyền, giờ thì hội đồng thế giới thay nhau ném đá rồi vậy nên đừng có gào bị chỉ trích, thích chơi thì chiều..." (BBC Vietnamese Facebook)
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:26:09 GMT của qua Facebook
Anh Xuân Lê: "Họp hành gì mà lôi ông Việt Tân vào thì khác nào chửi chính cái buổi họp đó."(BBC Vietnamese Facebook).
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:26:13 GMT của qua Facebook
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
Tôi nghĩ rằng tình hình nhân quyền của Việt Nam từ ngày Đổi Mới đến giờ đang ngày càng được cải thiện một cách rõ rệt.
Ngày trước, không thể có chuyện chúng tôi được đấu tranh một cách thẳng thắn tại nghị trường như trong những khóa Quốc hội mà chúng tôi tham gia.
Điều đó chứng tỏ các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng nhận thức được vấn đề, và cũng mong muốn có sự cải thiện về nhân quyền.
Nhưng những bước đi về nhân quyền của Việt Nam vẫn còn chậm và chắc chắn cần có những cải cách lớn hơn nữa để đảm bảo quyền dân chủ của người dân, có như vậy đất nước mới mong tiến bộ được.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:52:19 GMT
Tiến sỹ Nguyễn Quang A từ trong nước cho rằng phiên Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ (UPR) tại Geneva không phải là cách hữu hiệu nhất để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải cải thiện tình hình nhân quyền.
"Tôi nghĩ rằng chắc chắn nó sẽ có tác động gây áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam", ông nói với BBC trong cuộc phỏng vấn hôm 5/2.
"Nhưng những áp lực đấy có thực sự hữu hiệu để khiến nhà cầm quyền phải thay đổi chính sách liên quan đến nhân quyền thì tôi e rằng tính hiệu quả của nó là không nhiều."
Ông Quang A cho rằng việc Việt Nam được bầu vào hội đồng nhân quyền với tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay và cao nhất trong phiên bầu vừa qua "chứng tỏ rằng những ảnh hưởng quốc tế hoặc là bản thân những tổ chức đó cũng không thực sự được như tên gọi của nó."
"Tôi nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là người dân trong nước Việt Nam, nếu hiểu được quyền của mình, thì cứ ra sức thực thi quyền của mình ở mọi lĩnh vực."
"Đó mới là áp lực mạnh mẽ nhất để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thừa nhận những quyền đó của người dân và từ từ không chỉ thừa nhận mà phải ghi nhân bằng pháp luật những quyền đó."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:52:23 GMT
Bình luận về nhận định của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh rằng "vẫn luôn luôn có những thế lực tìm cách để chỉ trích" Việt Nam về quyền con người "vì những mục tiêu khác nhau", giáo sư Tương Lai nói:
"Đứng về ngôn từ ngoại giao thì tôi cho rằng ông Ngoại trưởng Phạm Bình Minh không thể nói khác. Nếu muốn giữ nguyên vị trí hiện nay thì phải nói theo xu hướng chung của đường lối đang được vận hành hiện nay".
"Phải đặt mình vào trong vị thế của ông ấy."
"Vấn đề cần lên án, không phải là một ông A, ông B, ông C, mà là lên án chung một đường lối."
Trong khi đó trả lời RFA, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, ông Đặng Xương Hùngbình luận về thông điệp của Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh:
"Với cá nhân anh Phạm Bình Minh Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao thì tôi rất kính trọng và khâm phục. Tuy nhiên phát biểu của anh ấy vừa rồi thì tôi thấy là các anh ấy dù đã đứng trong vị trí Phó thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao nhưng vai trò của anh ấy cũng chỉ thực thi cái chỉ đạo của Bộ chính trị, do đó bài phát biểu của anh ấy thì bản thân tôi tôi thấy là không khéo léo.
"Anh ấy có thể nói theo một cách khác. Nếu nói như vậy trong nội bộ đảng để khuyến khích lẫn nhau thì được chứ còn nói ra với bên ngoài thì điều đó là cái bệnh của lãnh đạo khi phải thi hành chỉ thị của đảng."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 10:00:51 GMT
Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng Luật sư Hoàng Hưng, nói với BBC ông cho rằng những tiêu chuẩn về nhân quyền của Việt Nam và quốc tế sẽ "dần đạt được tính đồng thuận và hài hòa".
"Rõ ràng là những tổ chức nhân quyền thế giới thì họ có những tiêu chuẩn nhân quyền nhất định".
"Nhưng năm ngoái thì Việt Nam đã được bầu vào hội đồng nhân quyền, thì rõ ràng là chính phủ Việt Nam đã đạt được những thành tích nhất định".
"Tuy nhiên rõ ràng là tính đồng thuận về nhân quyền thì có nhiều cái còn chưa đạt được."
"Hiện nay về vấn đề quyền con người, nhà nước Việt Nam đã và đang xem xét những gì đảm bảo tính khách quan, rõ ràng theo quy định chung của quốc tế và thích hợp với điều kiện của Việt Nam".
"Rõ ràng là không thể áp đặt quyền con người của một dân tộc khác mà áp đặt vào Việt Nam được, nó có những đặc thù riêng của nó".
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 10:00:55 GMT
Ông Trần Văn Tích, một người trong ban tổ chức biểu tình cho nhóm hàng chục người từ Đức sang Thụy Sỹ nói với BBC về các mục đích của đoàn:
Chúng tôi tổ chức biểu tình là trước hết là để biểu dương lực lượng để cho chính quyền cộng sản tham gia phiên hôm nay thấy rõ khí thế chống cộng.
Mục đích thứ hai là chúng tôi muốn hướng về quốc nội. Chúng tôi đang được hưởng tự do nhưng đồng bào trong nước thiếu tất cả nên chúng tối hướng về đồng bào, những người đang ở trong nhà tù lớn.
Mục đích thứ ba là chúng tôi muốn nói với quốc tế là tập đoàn cộng sản đang ngự trị trên đất nước chúng ta gây ra biết bao nhiêu đau thương. Vì vậy tập thể cộng đồng tị nạn, cộng đồng lưu vong luôn luôn hướng về quốc nội và sẵn sàng tiếp tay đấu tranh với quốc nội để mong một ngày đất nước được tự do dân chủ. Chúng tôi mang truyền đơn bằng Anh, Pháp và Đức để phát cho quan khách, du khách có mặt tại địa điểm biểu tình.
Ông Tích cũng nói với BBC rằng số lượng người biểu tình từ Đức sang không được nhiều do điều ông mô tả là phía Việt Nam dùng thủ thuật đổi ngày UPR với Campuchia. Theo ông Tích đáng ra đã có UPR từ hôm 28/01/2014 nhưng việc Việt Nam đổi ngày khiến một số nhóm biểu tình bị động và phải hủy chuyến đi do đã mua vé trước.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 10:42:38 GMT từ Trần Văn Tích
Các nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam tới Geneva, Thụy Sỹ nói với BBC Tiếng Việtvề những thay đổi mà họ mong được thấy ở Việt Nam, trước giờ diễn ra phiên kiểm định tình hình nhân quyền Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.
Bố của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, ông Trần Duy Huỳnh nói: "Mong rằng mùa xuân năm sau" người Việt Nam sẽ sống trong xã hội tự do, bình đẳng, và nhân quyền là sự khởi đầu của một xã hội dân sự.
Nhà báo tự do Đoan Trang thì mong muốn Việt Nam sẽ không còn định hướng báo chí.
"Nhà báo Việt Nam sẽ không còn bị cản trở tác nghiệp, sẽ không còn màn nhắn tin chỉ đạo, màn răn dạy báo chí, chúng tôi không phải là trẻ con," nhà báo nói.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 10:52:04 GMT từ BBC Vietnamese qua Facebook
Luật sư đấu tranh dân chủ Lê Công Định: Sự kiện “Mùa xuân Ả Rập” cho thấy không thành trì nào không thể sụp đổ trước lòng căm phẫn của người dân. Cái chết của nhà độc tài Gaddafi ở Libya là tấm gương lớn cho những ai cùng chung ảo tưởng với ông. Trước khi bị sát hại, ông vẫn tin và tuyên bố không ngượng rằng chế độ của ông là do lịch sử và nhân dân Libya lựa chọn. Song lịch sử và nhân dân đã chọn một cách khác cho ông mà chúng ta đều đã chứng kiến.
Việt Nam cũng đã thay đổi. Thời “sự im lặng của bầy cừu” không còn nữa. Trước đây, đôi lúc tôi cảm thấy cô đơn khi lên tiếng về những vấn đề chính trị và xã hội của đất nước. Bây giờ, xung quanh nhiều người can đảm và mạnh mẽ hơn tôi nhiều, nhất là giới trẻ. Công nghệ thông tin, mặt khác, đã tạo nên chuyển biến lớn trong nhận thức chung của xã hội ngày nay. Nhãn quan của người dân không bị che phủ bởi bức màn sắt nữa. Sự đoàn kết và khích lệ lẫn nhau ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, tôi thật sự quan ngại về tình hình kinh tế, cả vĩ mô lẫn vi mô. Đời sống của các gia đình có thu nhập thấp sẽ ra sao trong cơn khủng hoảng vô tiền khoáng hậu này? Tôi cảm thấy đau xót.
Cuộc phỏng vấn đầu Xuân ông dành cho BBC nhân dịp tròn một năm sau ngày được thả khỏi tù nhưng vẫn bị quản chế (06/2/2013).
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:03:08 GMT từ Luật sư Lê Công Định
Tải xuống
Đại diện một tổ chức nhân quyền cho rằng Việt Nam chỉ chấp nhận khuyến nghị về nhân quyền thôi là chưa đủ.
Cô Judy Taing, phụ trách về Á Châu thuộc tổ chức Article 19 với chi nhánh ở New York, trả lời BBC tại Geneva vào hôm 04/02/2014, một ngày trước ngày Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền mà Việt Nam tham gia.
"Cái chính là trong bốn năm tới họ [Việt Nam] cần đưa ra các chính sách và xây dựng cơ sở hạ tầng để làm sao những đề nghị đó được thực hiện tới cùng bằng các biện pháp ý nghĩa, theo tiêu chuẩn quốc tế," cô Judy Taing trả lời khi được hỏi về ý kiến của ông Phạm Bình Minh rằng Việt Nam đã "làm tốt" trong vấn đề nhân quyền.
Cô cũng nhấn mạnh rằng các kêu gọi tăng cường nhân quyền đối với Việt Nam không phải do "không thích Việt Nam", mà mong Việt Nam "đứng lên bắt đầu giải quyết mọi việc".
Judy Taing cũng nói với BBC hôm 4/2 rằng "tiêu chuẩn về nhân quyền là như nhau trên cả thế giới".
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:06:12 GMT từ Judy Taing, Article 19
Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Hùng (BBC tiếng Việt) ở Geneva, Giám đốc Đài Á châu Tự do (RFA) bà Libby Liu nói:
"Những tuyên ngôn trên mạng là một nguồn rất lớn để chính phủ Việt Nam bắt giữ, bỏ tù và trừng phạt nhiều người.
Họ vẫn đang theo dõi, kiểm soát và thậm chí cả trả thù những người lên tiếng trên mạng. Chúng ta cũng thấy được ảnh hưởng của cộng đồng mạng internet đối với những kêu gọi biểu tình trong đời thực.
Rất đáng tiếc là nhiều lần chính phủ Việt Nam đã theo dõi và ngăn chặn mọi người.
Chúng tôi biết rằng một trong những người đáng ra hôm nay tham gia làm chứng đã bị chặn lại ở biên giới và không thể tới dự sự kiện hôm nay.
Đây là những chiến lược mà chính phủ dùng để kìm nén tự do ngôn luận dù là với tư cách cá nhân hay trên mạng.
Họ coi các hoạt động trên mạng là nghiêm trọng vì có mối nguy hiểm thực sự thành hình từ bên ngoài Việt Nam."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:14:16 GMT từ Libby Liu
Nhân quyền Mỹ - Việt: Hồi tháng 7/2013, Tổng thống Barack Obama nói sau cuộc gặp với Chủ tịch VN, Trương Tấn Sang: "Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp."
Ông Obama cũng nói với báo giới tại Phòng Bầu dục với Chủ tịch Sang đứng bên cạnh, "Chúng tôi đã có cuộc hội đàm rất thẳng thắn về cả những tiến bộ mà Việt Nam đang thực hiện và những thách thức còn tồn tại", theo AFP.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:27:21 GMT từ BBC tiếng Việt
Thanh Hue Do: Chắc chắn sẽ chẳng có gì thay đổi, nghe rồi ghi, ghi xong rồi xé.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:30:22 GMT từ Thanh Hue Do, BBC Vietnamese Facebook qua Facebook
Báo Quân đội Nhân dân 02/02/2014: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về quan hệ giữa Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam rằng "Đảng phải chịu sự giám sát của nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân. Chỉ có làm được như vậy, thì Đảng ta mới thực sự xứng đáng là người lãnh đạo, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam".
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:32:34 GMT từ Báo Quân đội Nhân dân
David Tran: Việt Nam đang kêu gọi quốc tế giúp đở về biển đảo. Đồng thời Việt Nam cũng là nước coi thường quốc tế về nhân quyền. Thử hỏi Việt Nam có thể chơi với ai được.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:38:39 GMT từ David Tran, BBC Vietnamese Facebook qua Facebook
Trích Bản tài liệu tổng kết của các tổ chức PEN International, English PEN, Article 19 và Access về cam kết nhân quyền của Việt Nam kể từ năm 2009:
Trong giai đoạn 2009, Việt Nam đã chấp nhận 94 khuyến nghị của Working Group. Tuy nhiên chính phủ Việt Nam đã không thực hiện được nhiều điều trong khuyến nghị và tiếp tục đối mặt với các chỉ trích từ quốc tế cho các hành động của mình ở lĩnh vực liên quan tới tôn trọng và bảo vệ quyền tự do biểu đạt.
...Thay vì tiến bộ, tình hình nhân quyền ở Việt Nam tiếp tục đi xuống từ năm 2009, và chúng tôi đặc biệt lo ngại về quyền tự do biểu đạt, đàn áp tiếp diễn, bắt bớ cá cây viết, nhà báo, những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 12:54:34 GMT từ UPR Submission
Thân mẫu của luật sư Lê Quốc Quân nói bà mong Việt Nam sớm có thay đổi để con trai bà không còn phải ở tù và bà sẽ được đoàn tụ với tất cả tám người con của mình trong những ngày Tết chứ không phải đi vận động nhân quyền xa nhà như dịp Tết Giáp Ngọ này.
Bà Nguyễn Thị Trâm nói “Tôi mong rằng trong năm mới sẽ có những thay đổi cho hết cái chế độ đi, thay đổi cho tự do, cho hết nhà tù chính trị, để cho đất nước Việt Nam được đổi mới, gia đình tôi, cho con tôi đỡ khổ đi và đất nước được lớn mạnh.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 12:55:12 GMT từ Mẹ luật sư Lê Quốc Quân
Ông Leon Saltiel, Phó Giám đốc tổ chức UN Watch nói vào tháng Ba sẽ cùng các tổ chức phi chính phủ gửi đơn kháng nghị tới tất cả các tổ chức Nhân quyền để từ chối Việt Nam và các quốc gia tương tự như Việt Nam không tôn trọng, thậm chí vi phạm các tiêu chuẩn cao nhất về nhân quyền.
"Chúng tôi rất quan ngại khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền. Hồi tháng 11 chúng tôi tổ chức một sự kiện lớn ở New York kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc không bầu Việt Nam vì quốc gia này không thực hiện đủ các tiêu chí theo quy định.
Theo Giải pháp 6251 của Hội đồng Nhân quyền, quốc gia được bầu phải duy trì được tiêu chuẩn cao nhất về nhân quyền.
Chúng tôi tin rằng sau những gì đã được nghe trong sự kiện hôm nay [04/02], Việt Nam không có được điều đó, và thực ra thất bại trong các lĩnh vực tối quan trọng như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do của luật sư, thậm chí là cả tra tấn, giam giữ..."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 12:55:41 GMT từ Leon Saltiel
Phóng viên Nguyễn Hùng của Ban Việt ngữ BBC tường thuật các diễn biến mới nhất. Trong bài viết " Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam", Nguyễn Hùng nhận xét:
Và nếu tự do mà các nhà hoạt động muốn to như cái chiếu trong khi họ cho rằng Hà Nội chỉ muốn cho người dân tự do bằng cái chén thì những lời qua tiếng lại sẽ không bao giờ chấm dứt.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 13:11:35 GMT từ Nguyễn Hùng, BBC tiếng Việt
Hai vợ chồng người gốc Việt, ông Đoàn Văn Bất và bà Đào Đông Nghi từ Đức cũng bay sang Geneva để tham dự biểu tình.
Ông Bất nói ông muốn có mặt trong đoàn biểu tình hôm nay để nói lên tiếng nói của những người ở Việt Nam không được nói, nhằm đóng góp một phần nhỏ cho tiến trình dân chủ ở Việt Nam.
Đoàn từ Đức sang Geneva lần này có một xe bus chở ba mươi người, cùng vợ chồng ông và một người nữa đi máy bay. Ông nói ông được biết còn một số người nữa từ Đức đi nhưng không đăng ký đi cùng nhóm của ông.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 13:47:39 GMT từ Ông Đoàn Văn Bất và bà Đào Đông Nghi
Tải xuống
Ông Nam Lộc từ California, Hoa Kỳ: Lần biểu tình này quan trọng hơn nhiều lần biểu tình khác bởi vì chúng tôi muốn nói lên tiếng nói cho những người tranh đấu ở trong nước hiểu rằng người Việt từ khắp năm châu đều hỗ trợ cuộc tranh đấu đó của quí vị và họ không có cô đơn, và đồng thời chúng ta cần phải nói lên tiếng nói cho những người không nói được ở trong nước.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 13:48:57 GMT từ Nam Lộc
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Hà Kim Ngọc đọc bài diễn văn bằng tiếng Anhnói rằng:
"Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy tự do và các quyền con người, vốn là nguyên tắc chủ đạo cho mọi chính sách và chiến lược cho phát triển kinh tế xã hội quốc gia."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 13:59:18 GMT
Ông Ngọc (đứng thứ hai từ phải sang)
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: (tiếng Anh) "Việc thực thi pháp luật không phải lúc nào cũng tốt...Việt Nam tiếp tục cải cách để cắt giảm tệ quan liêu, tham nhũng và cải thiện việc bảo vệ nhân quyền."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:08:39 GMT
Trả lời báo Điện tử ĐCSVN không lâu trước phát biểu tại Geneva, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nói: "Chúng ta sẽ tham gia tích cực tại Hội đồng Nhân quyền LHQ và Ủy ban Nhân quyền ASEAN; bảo vệ Báo cáo quốc gia theo cơ chế Kiểm điểm định kỳ phổ quát chu kỳ II của LHQ; chủ động thúc đẩy và tăng cường đối thoại, chia sẻ thông tin với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong lĩnh vực nhân quyền, qua đó giảm thiểu và vô hiệu hóa việc lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá ta."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:10:19 GMT
Sau phát biểu của Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, Đại biểu Na Uy nói: "Chúng tôi khuyến nghị Việt Nam đảm bảo có cơ chế pháp luật để truyền thông được độc lập và tự do..."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:12:35 GMT từ Đại biểu Na Uy
Đại biểu Pakistan: "Chúng tôi khuyến nghị Việt Nam đảm bảo tự do ngôn luận."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:14:42 GMT từ Đại biểu Pakistan
Đại biểu Thái Lan khuyến nghị Việt Nam lập một cơ quan độc lập về nhân quyền.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:16:56 GMT từ Đại biểu Thái Lan
Đại biểu Ba Lan khuyến nghị Việt Nam nhanh chóng thông qua Công ước chống tra tấn và lập ra cơ chế bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:17:14 GMT từ Đại biểu Ba Lan
Bồ Đào Nha cũng khuyến nghị Việt Nam lập ra một cơ quan bảo vệ nhân quyền độc lập căn cứ vào các nguyên tắc Paris và đảm bảo không xảy ra các vụ 'bị bắt đi mất tích' (forced disappearance),
Hàn Quốc khuyến nghị Việt Nam bảo vệ tự do, nhân quyền theo những công ước đã ký kết.
Moldova nói thừa nhận các nỗ lực của Việt Nam từ lần trước, bảo vệ trẻ em, chống nạn buôn trẻ em và khai thác tình dục, nhưng muốn Việt Nam bảo vệ hơn trẻ em không bị lao động cưỡng bức và bị khai thác tình dục.
Hungary hoan nghênh phái đoàn Việt Nam và thừa nhận các tiến bộ nhưng Hungary bày tỏ lo ngại về nạn kiểm duyệt mạng ở Việt Nam và mong Việt Nam có cơ chế thực hiện các cam kết không trừng trị những tiếng nói về tự do.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:22:11 GMT từ UN
Giáo sư Tương Lai nói ông vẫn ủng hộ thông điệp đầu năm với nội dung cổ súy cho dân chủ của ông Nguyễn Tấn Dũng, dù cho rằng "thủ tướng chưa có đủ điều kiện" để thực hiện lời hứa của mình.
Bình luận với BBC về việc một tháng sau khi phát biểu của ông Dũng được đưa ra, các tù nhân lương tâm vẫn chưa được trả tự do và một số nhà hoạt động bị ngăn chặn xuất cảnh trước thềm cuộc Kiểm điểm Nhân quyền định kỳ (UPR) cho Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ, ông Tương Lai nói:
"Không thể căn cứ vào một vài sự kiện để mà bác bỏ một xu hướng".
"Tôi không ngả về một ông A ông B nào hết. Khi tôi hoan nghênh thông điệp của thủ tướng, chính là hoan nghênh tư tưởng khẳng định rằng muốn tạo một động lực cho sự phát triển bền vừng thì phải thay đổi thể chế và phát huy dân chủ."
"Tôi tin rằng đó là một tuyên bố chắt lọc, còn làm được hay không, thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Không phải là ông thủ tướng muốn làm là làm được ngay."
"Có những lực lượng đối chọi với ông ấy. Nếu để ông ấy làm thì uy tín ông ấy lên cao quá, hạ thấp người khác, thì cũng rất nguy hiểm".
"Tôi chỉ đáng buồn là ông thủ tướng chưa đủ điều kiện hoặc chưa tìm mọi cách để thực thi những điều mà xã hội trông đợi".
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:29:28 GMT từ Giáo sư Tương Lai
Phát biểu 65 giây của Đại diện đoàn Hoa Kỳ:
Nội dung chính là Hoa Kỳ hoan nghênh việc Việt Nam ký Công ước Chống Tra tấn và có tiến bộ về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới và cho phép đăng ký nhiều nhà thờ hơn.
"Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và giam giữ những người thực thi các quyền phổ quát và tự do như tự do ngôn luận và hội họp. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn tiếp diễn.
"Chúng tôi lo ngại về các hạn chế đối với việc thành lập công đoàn độc lập, việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính quyền sử dụng lao động bắt buộc.
"Chúng tôi cũng thất vọng vì Việt Nam đã ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào tiến trình UPR nói chung.
"Chúng tôi khuyến cáo Việt Nam:
1. Xem xét lại luật an ninh quốc gia đang được dùng để trấn áp các quyền phổ quát và thả không điều kiện tất cả các tù nhân chính trị như Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, các ông Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức.
2. Bảo vệ các quyền của người công nhân đã được quốc tế công nhận và thực thi luật cấm cưỡng bức lao động; và
3. Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:47:47 GMT từ Đoàn Hoa Kỳ
Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam (ngồi giữa, hàng đầu).
Việt Nam không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, không kiểm duyệt internet, Việt nam Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tuy nhiên hạn chế quyền tự do ngôn luận theo qui định của luật Việt Nam như việc cấm kích động hằn thù tôn giáo, kích động bạo lực chống nhà nước...
Nghị định 72 không hạn chế quyền tự do ngôn luận, không có qui định nào hạn chế người sử dụng phổ biến thông tin.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:12:35 GMT từ Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam
Đại diện Afghanistan ghi nhận tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền và khuyến nghị Việt Nam tăng cường giáo dục song ngữ.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:15:53 GMT từ Đại diện Afghanistan
Trịnh Hội Facebook cá nhân:
Những gì tôi thấy là tại UN nơi tôi đang tham dự phiên UPR Việt Nam là TOÀN NÓI PHÉT. Nói phét nhiều lắm.
Nhưng đồng thời cũng rất tuyệt khi nghe lời khoác lác của phái đoàn Việt Nam. Bởi đó sẽ là chuyện nực cười và ai cũng biết vậy.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:21:34 GMT từ Trịnh Hội Facebook qua Facebook
Đại diện Bộ Công An Việt Nam (ngoài cùng bên trái hàng đầu) trả lời về việc giam giữ tội phạm an ninh quốc gia:
Cơ sở pháp lý của việc bắt giữ các tội phạm an ninh quốc gia nằm trong các điều luật của Bộ luật Hình sự, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, như các điều 19, 22 của Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).
Việt Nam tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp. VN khuyến khích người dân tham gia góp ý, phê phán, phản biện các chính sách quốc gia.
Việt Nam áp dụng các giới hạn để đảm bảo trật tự an toàn an ninh xã hội, phù hợp với điều 29 ICCPR.
Chính phủ Việt Nam đảm bảo các điều kiện sinh sống của phạm nhân. Phạm nhân được quyền nhận thư từ, thức ăn từ người thân, được nhắn tin gửi thư cho gia đình.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:25:21 GMT từ Bộ Công an Việt Nam
Nguyễn Hùng, BBC Tiếng Việt: Ông Hoàng Chí Trung, Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam (đứng bên phải) cảm ơn Trưởng phái đoàn đại diện của Campuchia ở Liên Hiệp Quốc vì đã đổi lịch làm UPR để các quan chức Việt Nam có thể "đón Tết".
Đáng ra Việt Nam có phiên UPR hôm 28/1 và hôm nay là ngày của Campuchia. Trưởng đại diện của Campuchia, Đại sứ Samol Ney nói với BBC Tiếng Việt nước ông nhận được hơn 250 khuyến cáo của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc và hy vọng sẽ thực hiện được tất cả các khuyến cáo này.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:37:21 GMT từ Nguyễn Hùng, BBC Tiếng Việt
Bim Do, BBC Vietnamese Facebook: Chuyện lớn vậy mà mấy báo trong nước sao không đăng nhở? Hay là có bàn tay thế lực thù địch nào đó bịt miệng báo hết rồi?
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:39:41 GMT từ Bim Do qua Facebook
Tải xuống
Cộng tác viên BBC Hương Vũ tường thuật từ bên ngoài trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva:
"Có khoảng hơn 200 người tụ tập biểu tình phản đối Việt Nam, mọi người đều rất hăng hái, có cả những cụ già hơn 80 tuổi.
Thế nhưng thời tiết không thuận lợi, trời rất lạnh và mưa tầm tã khiến cuộc biểu tình phải rút ngắn lại và kết thúc lúc khoảng hơn 3 giờ chiều dù dự định ban đầu là tới 4h30.
Một số người ăn mì sống chống đói do không có điều kiện nấu ăn.
Người biểu tình hô nhiều khẩu hiệu khác nhau như 'Nhân quyền cho Việt Nam', 'Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam' hay 'Đả đảo Đảng Cộng Sản'.
Các ca khúc của cố nhạc sỹ Việt Dzũng cũng được những người biểu tình đồng thanh hát.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:44:26 GMT từ Hương Vũ
#Vietnam getting slapped around at the UN human rights review right now (done every 4 years). Follow #UPR18
(Việt Nam đang bị sỉ vả tại phiên kiểm định nhân quyền LHQ vào lúc này 9 (cứ 4 năm làm một lần).
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:46:18 GMT từ Pamela McElwee @PamMcElwee qua Twitter
Đại diện của Trung Quốc chúc mừng các kết quả Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực nhân quyền.
Chẳng hạn như Việt Nam đã thúc đẩy bình đẳng giới và xóa đói giảm nghèo, và Trung Quốc bày tỏ ủng hộ sự lựa chọn độc lập của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:48:18 GMT từ Đại diện Trung Quốc
#upr18 #vietnam delegation declaration "there's no censorship on Internet" outrageous.
Phái đoàn Việt Nam tuyên bố "không kiểm duyệt Internet", xạo quá.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:52:05 GMT của RWB/RSF Asia-Pacific @RSFAsiaPacific qua Twitter
Australia hoan nghênh tiến bộ ở Việt Nam so với lần kiểm điểm trước nhưng rất lo ngại về chuyện ngăn cấm mạng Internet và dùng Luật Hình sự để ngăn chặn các ý kiến khác biệt.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:54:15 GMT
Đại diện đoàn Pháp nói hai nước đã có quan hệ chính trị và kinh tế nhiều năm, Pháp cũng đã nhiều lần đặt vấn đề tra tấn và hình phạt tử hình đối với phía Việt Nam từ trước đây.
Ông cũng nói Nghị định 72, điều 79 và điều 88 trong luậ Hình sự Việt Nam giới hạn tự do của con người trong quyền biểu hiện, quyền internet, và các quyền khác.
Pháp cũng mong muốn Việt Nam xem xét và xóa bỏ các hình thức tra tấn, và hình phạt tử hình.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:03:22 GMT từ Đại diện của Pháp
Bà đại diện Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Việt Nam đọc giấy bằng tiếng Việt đáp lại câu hỏi từ một nước nhưng nói sai tên nhiều nước: Xi-zi (Syria), Slôvazia (Slovakia) và đọc vấp nhiều chỗ (webtv.un.org)
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:06:20 GMT
Only at #UPR18, @Viettan communications director sitting next to Voice of Vietnam "journalist" pic.twitter.com/hy4ZNdceHf
Điều chỉ xảy ra tại phiên kiểm điểm nhân quyền 18 này. Giám đốc Truyền thông Việt Tân ngồi ngay cạnh "phóng viên" của Đài Tiếng Nói Việt Nam.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:08:42 GMT của Duy Hoang @saigonese07 qua Twitter
Đại diện Ủy ban Dân tộc Việt Nam tại Geneva nói hàng năm Nhà nước chi 8 triệu đô la để duy trì 19 tờ báo, tạp chí cho các dân tộc thiểu số. Có 2000 câu lạc bộ để phổ biến pháp luật tại các vùng dân tộc thiểu số...Hơn 4 năm qua, quyền của các dân tộc thiểu số ngày càng được đảm bảo.
Đại diện Ban Tôn giáo CP nói tới nay đã có 38 tổ chức tôn giáo được công nhận, hàng nghìn cơ sở thờ tự, tôn giáo, nhân dân được tự do hoạt động từ thiện phù hợ́p quy định của pháp luật...(webtv.un.org)
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:12:51 GMT từ webtv.un.org
Final review at #UPR18 is on Vietnam. The Netherlands gives recommendations on internet freedom and women's rights.
Phiên kiểm điểm nhân quyền Việt Nam. Hà Lan khuyến nghị tự do Internet và quyền phụ nữ.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:15:49 GMT của NL Mission in Geneva @NLinGeneva qua Twitter
Về vấn đề ứng xử giữa hai bên là chính quyền Việt Nam và các lực lượng người Việt Nam trong và ngoài nước đấu tranh và yêu sách về đẩy mạnh dân chủ, tự do, chia sẻ quyền lực và cải thiện nhân quyền, nên ra sao, hôm 05/2/2014, ông Phạm Khắc Lãm(nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Người VN ở Nước ngoài, cựu Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam) nêu quan điểm:
“Giải pháp thứ nhất là hai bên nhân nhượng nhau để đạt đến một sự đồng thuận. Có thể sự đồng thuận đó có khó khăn nhưng tôi tin rằng nếu có sự thiện chí của các bên thì chắc chắn một sự đồng thuận là có thể kiếm được.”
Tuy nhiên, ông Lãm vẫn có vẻ muốn giới hạn vấn đề nhân quyền ở Việt Nam ở năng lực nhận thức, khả năng tiếp thu ở mức độ “cơm no, áo ấm, ai cũng được học hành”.
Ông nóI:
“Quyền con người là đích cao cả toàn nhân loại phải vươn tới, bất cứ chế độ chính trị nào cũng phải đảm bảo quyền con người. Hoàn cảnh mỗi nước một khác, trình độ đạt được cũng có thể chênh lệch, so le, nhưng tôi nghĩ đó là mục tiêu chung của tất cả.
"Quyền con người ở Việt Nam trước kia không có, kể cả quyền ăn cho no, mặc cho đủ ấm, thế thì nói đến quyền con người ở Việt Nam, trước hết phải nói đến những chuyện đó. Chuyện làm sao nước nhà được độc lập, cơm no, áo ấm cho mọi người.
“Còn có những nước khác họ có những mục tiêu do tình hình khác, mục tiêu có phần khác. Còn mục tiêu của chúng ta (Việt Nam), trước mắt quyền con người có lẽ là quyền của người dân Việt Nam được sống tự do, độc lập, ăn đủ no, mặc đủ ấm, được học hành.
"Còn những nước có trình độ cao hơn, họ đòi hỏi, họ có thể có điều kiện để vươn tới quyền con người trừu tượng hơn mà không phải là vật chất cụ thể, bao gồm cả về mặt tư tưởng, về mặt này, mặt khác. Tôi nghĩ ai cũng mong muốn có quyền con người cả, nhưng hoàn cảnh lịch sử mỗi nước, mỗi dân tộc phải bằng lòng với cái mình đạt được để vươn tới cái mà mình chưa có.”
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:18:48 GMT từ Phạm Khắc Lãm
Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân.
"Trước đây không có được nói và quốc tế cũng không hiểu gì, và đây là nơi để nói và người ta còn có sự kiểm định bằng các đoàn phi chính phủ đến để nói trước các cơ quan nhân quyền quốc tế, thì tôi thấy đấy là một sự tiến bộ," chuyên gia về luật nhân quyền và luật hiến pháp nói với BBC hôm 05/2/2014.
"Về vấn đề quyền con người, cần khẳng định rằng càng ngày, nhận thức của người dân, trong nhận thức của học giả, trong cán bộ chính quyền, kể cả Đảng, nhà nước, cũng như nhân dân càng ngày càng thấy thể hiện rõ, trước hết về mặt nhận thức.
"Và người ta cảm nhận thấy trước hết là quyền của con người là gì, và về phía chính quyền, phía nhà nước cũng đã thúc đẩy quyền con người trong hiến pháp mới. Trước hết về mặt nhận thức, chúng tôi thấy đã có sự động chạm đến vấn đề này, không như trước đây, trước đây nói đến nhân quyền, không ai dám nói cả."
Theo Giáo sư Dung, có hai vấn đề cần lưu ý hiện nay đối với Việt Nam nói chung và chính quyền nói riêng trong việc đưa các nhận thức, cam kết về vấn đề nhân quyền vào thực thi trên thực tế.
Ông nói: "Có hai vấn đề tôi thấy cần phải làm, cái thứ nhất là người dân, cũng như mỗi con người, phải nhận biết được mình có quyền gì, và về phía nhà nước cũng thế, cũng phải nhận thức được người dân họ có những quyền gì, ở bên cạnh đó, nhà nước phải có trách nhiệm gì."
Về vai trò của một số phong trào xã hội dân sự và công dân của Việt Nam ở trong nước gần đây liên quan tới vận động cho cải tổ dân chủ, xã hội và nhân quyền, nhà nghiên cứu bình luận:
"Đúng là những tháng gần đây, những năm gần đây, vấn đề các hiệp hội xã hội dân sự cũng như những hoạt động của những tổ chức này ít nhiều cũng có tác dụng, người ta cũng nhận thấy quyền của các tổ chức này và phía nhà nước cũng đã ít nhiều, đỡ hơn trước đây, khi có những cản trở những tổ chức này hoạt động."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:20:09 GMT từ Giáo sư Nguyễn Đăng Dung
Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam trả lời:
Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán bảo vệ quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân. Hiến pháp mới đã công nhận các quyền này.
Nhiều tổ chức tôn giáo đã được công nhận. Đã có hơn 3000 cơ sở thờ tự mới được xây dựng.
Các tổ chức tôn giáo được liên hệ với các tổ chức tôn giáo nước ngoài, tham gia các hoạt động từ thiện.
Hàng năm, có hàng trăm lượt chức sắc tôn giáo Việt Nam được ra nước ngoài đi đào tạo.
Các sự kiện 100 năm Tin lành vào Việt Nam đã có sự tham dự của nhiều mục sư từ Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu.
Chính phủ Việt Nam cũng cho phép Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai Lễ hội Phật giáo Vesak.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:21:14 GMT từ Vietnam UPR qua Facebook
New Comer Eco, BBC Vietnamese Facebook: Vừa nghe câu.....không có kiểm duyệt internet, nghe điêu quá @@
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:27:53 GMT của New Comer Eco qua Facebook
#UPR18 #VietNam: most statements too mild for country silencing dissent. But the msg is clear: respect FoE & release political detainees.
Hầu hết các tuyên bố đều quá nhẹ lời cho một đất nước bịt miệng giới bất đồng. Nhưng thông điệp là rõ ràng: Tôn trọng tự do biểu đạt và thả những tù nhân chính trị.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:48:25 GMT của Philippe Dam @philippe_dam qua Twitter
MT @viettan Ireland concerned about harassment of journalists, bloggers, ethnic minorities and lack of independent media in #Vietnam. #UPR18
Ireland quan ngại về việc sách nhiễu nhà báo, bloggers, dân tộc thiểu số và thiếu vắng truyền thông độc lập.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:48:29 GMT của CPJ Asia Desk @cpjasia qua Twitter
Tran Minhtaikute bình luận: So với các nước cộng sản thì Việt Nam ta là ổn định nhất rồi, các quyền cơ bản nói chung là cũng ok, tuy chưa bằng các nước Âu châu khác.
Hy vọng sau Hiến pháp 2013 này thì những lời trên giấy mực trong Hiến pháp được cụ thể hóa trong thực tiễn hơn.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 17:00:09 GMT từ Tran Minhtaikute qua Facebook
Văn bản Đối thoại Nhân quyền Anh - Việt tháng 12/2013: "Bộ trưởng Công an Việt Nam, Trần Đại Quang tuyên bố hồi tháng 11/2013 trước Quốc hội rằng có bảy tù nhân đã bị tử hình kể từ khi án tử hình được khôi phục từ 6/8/2013/ Ông cũng đề nghị áp dụng trở lại việc thi hành án tử hình bằng xử bắn, bên cạnh tử hình bằng tiêm thuốc độc, cho đến hết năm 2015. Phó Đại sứ Anh đã nêu quan ngại của chúng tôi với ông Mai Phan Dũng, Vụ phó Vụ các tổ chức quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Hiện đang có các tin tức chưa được kiểm chứng về một vụ tử hình kéo dài ba tiếng đồng hồ ở Đà Nẵng. Nếu điều này đúng thì sẽ là một vụ vi phạm tiêu chuẩn quốc tế về tù nhân."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 17:03:52 GMT
Đại diện đoàn Việt Nam tổng kết lại phiên họp trong ngày 05/02 rằng những thắc mắc mà các tổ chức quốc tế và các quốc gia đưa ra đều được ghi chép và tiếp nhận cẩn thận.
Việt Nam nói sẽ làm tốt hơn để quảng bá và bảo vệ quyền con người, trong đó có các động tác như xem xét về lĩnh vực tra tấn và chăm sóc người khuyết tật trong năm 2014, của người tị nạn, những người không tổ quốc và quyền của các lao động di cư cùng gia đình.
Việt Nam sẽ xem lại hệ thống pháp luật và phối hợp với các tổ chức nước ngoài để làm việc với các nhóm đối tượng cụ thể.
Quốc gia này cũng cam kết sẽ cho các báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền vào Việt Nam, nhưng riêng các báo cáo viên đặc biệt về lĩnh vực tra tấn,... sẽ được mời vào thời điểm thích hợp.
Trong lời kết, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc gửi lời cảm ơn những lời khen về thành tựu của Việt Nam trong 4 năm qua và nói ông "lấy làm tiếc" vì nhiều ý kiến ngày hôm nay là những "ý kiến chủ quan", dựa trên những nhận định sai lệch, thiếu thông tin về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 17:13:05 GMT từ Đại diện đoàn Việt Nam
Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân:
Không có nhà độc tài nào không cố đưa ra những định nghĩa mới về nhân quyền để biện minh cho sự hà khắc của mình.
Đành rằng công dân ở mỗi quốc gia có một thứ tự ưu tiên khác nhau về mức độ đòi hỏi quyền con người.
Nhưng không có nghĩa là điều gì chưa nằm hàng đầu trong thứ tự ưu tiên của người dân thì chính quyền có quyền hạn chế. Không thể đổ cho trình độ dân trí để chỉ mở ra quyền này (cơm ăn, áo mặc...) mà trì hoãn việc khai thông những quyền cao hơn (tự do chính trị, tự do ngôn luận...).
Một chế độ chưa có tự do dân chủ thì cũng nên thẳng thắn mà thừa nhận, rằng, có rất nhiều quyền chính quyền chưa thể mở ra cho người dân, vì ưu tiên hàng đầu là bảo vệ chế độ chứ không phải là bảo vệ những quyền tự do mà người dân lẽ ra phải có.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 03:46:29 GMT của Osin Huy Duc qua Facebook
Anh Xuan Le: "Tôi để ý nhiều về các nhà dân chủ ở Việt nam, họ ra xã hội như những người lập dị, thậm chí không biết làm chủ đám đông, không có khả năng phát biểu và văn hóa, thể thao, văn nghệ như đoàn thanh niên CSHCM, tức là chả thu hút được ai. Trong khi họ quá thù hận cá nhân trong người nên nóng nảy. Mạng internet là một khu vực giải quyết nỗi buồn cho những người quan tâm chính trị chứ thực chất khả năng thuyết phục dân là bằng không." (BBC Vietnamese Facebook).
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 10:00:09 GMT của qua Facebook
Rừng Sát: "Thái Lan bất ổn hơn chục năm nay mà sao cái gì cũng hơn VN, từ mức sống cho tới thể thao? Được cái này mất cái kia, bình yên đúng là bình yên, nhưng bình yên giả tạo, chất lượng không cải thiện nên gần 40 năm qua chưa trở thành Rồng. Cái gì cũng làm, nỗ lực hết rồi mà không hiệu quả thì tốt nhất nên thay đổi." (BBC Vietnamese Facebook)
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 10:00:16 GMT của qua Facebook
Vì không tham dự được cuộc hội thảo một ngày trước sự kiện Kiểm định Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền Việt Nam (UPR), ban tổ chức đã thu hình tóm tắt thông điệp bài tham luận của ông Phạm Chí Dũng, người bị cấm xuất cảnh và bị tịch thu hộ chiếu.
Ông Dũng mô tả điều ông gọi là ''Cũng có những tín hiệu cho thấy một số quan chức cao cấp nào đó của đảng và chính quyền đang có xu hướng âm thầm “xoay trục” sang phương Tây và dần chấp nhận đường hướng một mô hình xã hội dân sự trong tương lai cho Việt Nam.''
Ông Dũng, nhà báo độc lập nói năm 2014 sẽ xuất hiện nhiều hội nhóm độc lập của người dân như những tiền đề của xã hội dân sự.
''Hoạt động dân chủ gia tăng đáng kể về số lượng hội nhóm, nhưng bị hạn chế về nguồn nhân lực và thiếu tính trực tiếp với nhu cầu dân sinh nên không thu hút được số đông quần chúng.
''Dân sinh và môi trường luôn là những tiêu chí đấu tranh rất quan trọng của phong trào dân sự trên thế giới. Đã đến lúc cần thành lập mạng lưới NGO quốc tế và NGO Việt Nam,
''Can thiệp, tác động các vấn đề về nhân quyền. Trước mắt, cần can thiệp, tác động về chủ đề đất đai, môi trường, nghiệp đoàn lao động, cải thiện chế độ lao tù. Cần thí điểm một số trường hợp cụ thể tại một số địa phương.
''Tổ chức đào tạo diễn giả, thông tín viên để chuyển tải thông tin từ trong nước ra quốc tế,'' ông Dũng nói.
Trong video thu qua skype để phát tại hội nghị ông Dũng chúc hội nghị UPR thành công tốt đẹp, mang tính chất cải thiện thực chất về nhân quyền cho Việt Nam.
Đầu tuần này, ông Phạm Chí Dũng cũng đã gửi cho BBC bài ‘NGO cần làm gì cho xã hội dân sự ở VN?’ trong đó ông tóm lược bài tham luận kể trên.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 12:34:55 GMT từ Nhà báo Phạm Chí Dũng
Phản ứng lại việc Miến Điện đề nghị Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và pháp quyền, Nguyễn Vĩnh Cường viết trên BBC Vietnamese Facebook:
Miến Điện bây giờ đã khác xưa. Phải công nhận vn thua miến ở khâu chính trị. Một cuộc cách mạng từ trên xuống hòa bình hoàn hảo triệt để.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 14:31:17 GMT của Nguyễn Vĩnh Cường qua Facebook
Si Ro, BBC Vietnamese Facebook: Sau khi xem hết [phiên kiểm điểm nhân quyền tại LHQ ] thì mới hiểu lý do tại sao báo chí [tại Việt Nam] không đưa tin...Việt Nam quá tệ trong mắt bạn bè năm châu.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 14:35:46 GMT của Si Ro qua Facebook
Shawn W. Crispin, nhà báo và cũng là đại diện cao cấp cho vùng Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) trong bài đăng trên Huffingtonpost với tựa ‘LHQ và Hoa Kỳ Phải gây Áp lực để thay đổi ở Việt Nam’ có đoạn:
Cho tới khi Hoa Kỳ, LHQ và cộng đồng quốc tế thực sự đặt điều kiện tiến bộ rõ rệt về nhân quyền như tự do báo chí kèm vào các cuộc đối thoại chiến lược, ngoại giao và thương mại thì giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục trấn áp mà không sợ bị mất đi thế đứng và lợi ích trên trường quốc tế mà họ cần và muốn có.
Tác giả cũng cho biết hơn 10 ngàn người đã ký nguyện thư trên mạng được đưa ra vào tháng 11 kêu gọi thả blogger Điếu Cày, ông Nguyễn Văn Hải.
"Lời kêu gọi đó chắc chắn sẽ gây tiếng vang tới bên trong Hà Nội để họ phải hiểu rằng bỏ tù nhà báo và trấn áp báo chí sẽ, không như hiện tại, có ảnh hưởng trực tiếp tới các lợi ích của Đảng," nhà báo này nhận xét.
Tác giả cũng từng có phóng sự đặc biệt với tựa 'Tự do báo chí bị bóp nghẹt bất chấp VN mở cửa kinh tế' đăng trên CPJ hồi tháng 09/2012.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 14:53:31 GMT từ Shawn W. Crispin
Báo Bangkok Post chạy tin nói giới ngoại giao tại Hội đồng Nhân quyền LHQ đa số lên án việc Hà Nội tiếp tục hạn chế quyền tự do biểu đạt, bao gồm cả việc ngăn các nhà hoạt động tới dự phiên điều trần tại Geneva.
Đại diện Hoa Kỳ Peter Mulrean được dẫn lời nói "Việt Nam vẫn sách nhiễu và bắt những người thực thi các quyền phổ quát và tự do như tự do biểu đạt và tự do lập hội”.
Ông Mulrean cũng kêu gọi Hà Nội “thả tất cả tù nhân chính trị”.
Đại diện Thụy Điển, bà Anna Jakenberg Brinck chỉ trích có việc “gia tăng các luật lệ kiểm soát Internet và sách nhiễu cũng như bắt bớ công dân mạng".
Đại diện Nhật Bản khuyến nghị Việt Nam cần làm nhiều hơn để đảm bảo quyền tự do biểu đạt và tính độc lập của báo chí, kể cả trên mạng.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 15:29:51 GMT từ Bangkok Post
Vu Nguyen, BBC Vietnamese Facebook: Cũng thấy kỳ kỳ là các bác đi biểu tình thì cầm cái cờ hoa, cờ nước nào đó các bác mang quốc tịch hoặc cờ 1 sao vàng nơi các bác vẫn còn giao tiếp ngôn ngữ đó hoặc mượn đại cái gì nó có thực trên đời mà hô nhịp cho khí thế chớ em thấy cái mảnh vải vàng kia nó chả có ý nghĩa gì, không tồn tại trên đời, không đâu công nhận... trông xa như cái phướn nhà Phật hoặc cái khăn quấn đi biển, chả hiểu nổi mấy bác gần đất xa trời làm gì nữa.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 16:45:57 GMT từ Vu Nguyen qua Facebook
Biểu tình phía ngoài trụ sở LHQ hôm 05/02/2014 khi có phiên kiểm điểm nhân quyền Việt Nam.
Robert Tran, BBC Vietnamese Facebook: Cờ VNCH đang được gần 20 bang ờ Mỹ, các bang lớn đông dân như California, Texas, New York, và một số bang thành phố của Úc Châu chính thức công nhận là cờ đại diện của người Việt hải ngoại. Ai nói cờ này không đâu công nhận là thiếu hiếu biết và "thông tin sai lệch".
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 16:46:05 GMT từ Robert Tran qua Facebook
Hoàng Trung Nguyễn, BBC Vietnamese Facebook: Ở Việt Nam dân chủ là dân chủ tập trung, tự do là tự do trong khuôn khổ. Nhưng xã hội thanh bình, trật tự xã hội ổn định là cái rất đáng để ta trân trọng và gìn giữ. Do vậy việc cần làm là chỉ tìm cách nới rộng cái "tập trung", cái "khuôn khổ" đó và chỉ thế mà thôi.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 16:56:52 GMT từ Hoàng Trung Nguyễn qua Facebook
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội nói:"Pháp luật, chỉ vô hình thức, thì nhìn đâu cũng thấy có, nhưng mà rõ ràng khi áp dụng thì tùy tiện, pháp luật mù mờ và chưa có một điều luật bảo vệ quyền, nhân quyền của người công dân một cách thực sự."
Nhiều quyền cơ bản của người dân vẫn còn bị hạn chế, theo luật sư, đặc biệt về tự do bầu cử, quyền tự do báo chí, quyền phản biện với các chính sách luật pháp hiện hành chứ không chỉ là những dự thảo, dự án chính sách, luật pháp v.v...
Về quyền tự do bầu cử thực sự, luật sư Thuận nói:
"Luật pháp Việt Nam, cái mà người ta đang nói nhiều là quyền mang tính phổ quát nhất là được quyền ứng cử và bầu cử, mà bầu cử trên báo chí công khai, nhiều người cũng nói công khai rồi là 'Đảng cử, dân bầu', chứ không có một cuộc ứng xử thực sự ở Việt Nam."
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 17:10:26 GMT từ Luật sư Trần Quốc Thuận
Lâm Duy Nguyễn, gửi email tới vietnamese@bbc.co.uk: Chính quyền VN cho rằng các bản án tù vì “vi phạm an ninh quốc gia” là phù hợp với ICCPR. Tuy nhiên khái niệm “an ninh quốc gia” trong ICCPR khác với các diễn giải của chính quyền VN rằng bảo vệ “an ninh quốc gia” là chống lại mọi hành vi thách thức vị trí cầm quyền độc đảng của ĐCSVN.
Như vậy chính quyền VN đã cố tình diễn giải sai trái luật quốc tế để biện hộ cho hành vi vi phạm nhân quyền của họ.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 17:16:41 GMT từ Lâm Duy Nguyễn qua email
Ông Đặng Xương Hùng, lãnh sự Việt Nam ở Geneva từ 2008 đến 2012.
Nguyễn Hùng, BBC tiếng Việt: Trong buổi vận động một ngày trước phiên UPR do một số tổ chức vận động nhân quyền tổ chức, một vị khách đã được cả khán phòng vỗ tay là ông Đặng Xương Hùng, người vừa tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản và đang xin tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ.
Ông Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ mới đây cũng nộp đơn xin tị nạn.
Quý vị có thể vào xem thêm hình ảnh ' Trong và ngoài phòng họp nhân quyền VN tại Geneva'
Thứ sáu, 07 tháng hai 2014 15:39:42 GMT từ Nguyễn Hùng, BBC tiếng Việt
Trong bài gửi BBC, ông Trần Nhật Phong từ California nhận xét dường như cả hai phía nhà nước Việt Nam lẫn những người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam cũng như một số người Việt hải ngoại đều tự ca ngợi phe mình chiến thắng tại cuộc kiểm điểm nhân quyền UPR tại Thụy Sỹ vừa qua.
Tác giả cũng phân tích về những điểm “thắng và thua” của cả hai phía cũng như việc “các phía đã đánh mất cơ hội tốt lần này để giải quyết những khác biệt.”
“Cái mọi người nhìn thấy chỉ là những con dân Việt Nam, những người nói tiếng Việt của cả hai phía đang tìm cách triệt hạ nhau trước cặp mắt của những trọng tài quốc tế, mà họ dường như không bao giờ đưa ra kết quả chung cuộc,” ông Phong nhận định.
Thứ sáu, 07 tháng hai 2014 16:01:02 GMT từ Trần Nhật Phong qua email
Tải xuống
Tại Geneva, đại diện của Việt Nam nói 'luôn tôn trọng nhân quyền', nhưng giới ngoại giao một số nước và các tổ chức quốc tế cho rằng Hà Nội 'vẫn vi phạm'.
BBC tiếng Việt cảm ơn quí vị đã theo dõi và bình luận về sự kiện này.
Thứ sáu, 07 tháng hai 2014 16:49:09 GMT
- http://www.pen-international.org/wp-content/uploads/2013/05/Vietnam-UPR-Submission-2013.pdf
-Tuyên bố chính thức về Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam.
Tuyên bố chính thức
Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam
Phiên họp kiểm điểm định kỳ thứ 18
Lời phát biểu của Peter Mulrean
Đại biện lâm thời, Phái bộ Hoa Kỳ
5 tháng 2 năm 2014
Hoa Kỳ cảm ơn đoàn Việt Nam về bài thuyết trình của đoàn.
Chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam ký Công ước Chống Tra tấn, tiến bộ về bảo vệ quyền của người đồng tính/song tính/chuyển giới, và số lượng đăng ký nhà thờ tăng lên.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và bắt giữ những người thực hiện các quyền hạn và các quyền tự do phổ quát, như tự do ngôn luận và lập hội. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo, và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn diễn ra.
Chúng tôi quan ngại về sự hạn chế đối với việc thành lập nghiệp đoàn độc lập, về việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính phủ sử dụng lao động bắt buộc.
Chúng tôi cũng thất vọng về việc Việt Nam ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào toàn bộ quá trình UPR.
Chúng tôi đề xuất với Việt Nam:
Sửa đổi luật an ninh quốc gia mơ hồ được sử dụng để đàn áp các quyền phổ quát, và thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị, như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức;
Bảo vệ các quyền của người lao động được quốc tế công nhận và tăng cường thực thi luật cấm lao động cưỡng bức; và
Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn
(Hết tuyên bố)
-Tự ý đục bỏ vì “ý đảng” thất thế so với “lòng dân”SÀI GÒN (NV) .- Lần đầu tiên, truyền thông chính thống trong guồng máy tuyên truyền của nhà cầm quyền phải tự ý đục bỏ một bài viết ca ngợi Đảng CSVN vì phản tác dụng.
Hình chụp số người “Thích” và “Không thích” bài “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” trên trang web của tờ Thanh Niên. Do xu hướng số lượng “Không thích” tăng nhanh và cao, tờ Thanh Niên đã tự ý đục bỏ bài này. (Hình: Internet)
Hôm 2 tháng 2-2014, nhân dịp kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng CSVN, tờ Thanh Niên đăng bài “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân”. Bài do ông Hoàng Chí Bảo, một “giáo sư, tiến sĩ” về “xây dựng Đảng”, hiện là thành viên của “Hội đồng Lý luận Trung ương” viết và từng được đăng trước đó trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Phải có tin, bài ca ngợi công lao, sự sáng suốt, sự lãnh đạo tài tình của Đảng CSVN, khẳng định sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng này là hoàn toàn đúng đắn vào thời điễm kỷ niệm ngày thành lập Đảng CSVN, trước nay vẫn là điều mang tính chất bắt buôc đối với tất cả các cơ quan truyền thông của chế độ Hà Nội.
Báo giới “lề phải” tại Việt Nam vẫn gọi yêu cầu và những tin, bài loại này là “đồ cúng, giỗ”. Gần đây, nhiều tờ báo cố tình phớt lờ yêu cầu đó. Thanh Niên, tờ báo vẫn bị hệ thống tuyên giáo xem là “có tì vết về quan điểm chính trị” thì “trả nợ quỉ thần” bằng cách lấy bài của ông Hoàng Chí Bảo từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ để “làm cho xong một nghĩa vụ mà không ai muốn thực hiện”. Hệ thống tuyên giáo, truyền thông và có lẽ ngay cả tờ Thanh Niên cũng không dè phản ứng từ những người dùng Internet lại dữ dội như vậy.
Bài “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” trên website của tờ Thanh Niên có hai nút bấm: “Thích” và “Không thích” cho độc giả của tờ báo này lựa chọn. Chỉ có 1,000 người bấm nút “Thích”, trong khi có đến 3,000 người bày tỏ họ “Không thích”. Vào thời điểm số người bày tỏ chuyện họ “Không thích” lối tuyên truyền “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” có dấu hiệu sẽ tăng vọt, thậm chí có người còn công khai bình luận: “cũ mòn và giả dối”, tờ Thanh Niên quyết định đục bỏ bài “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân”.
Phản ứng của công chúng đối với luận điệu tuyên truyền “cũ mòn và giả dối” không chỉ dừng tại sự kiện vừa kể.
Mới đây, hôm 5 tháng 2-2014, báo điện tử VietNamNet đăng bài tường thuật “Việt Nam báo cáo LHQ về nhân quyền”, tóm tắt “nỗ lực và thành tích” của Việt Nam trong việc “thăng tiến nhân quyền. Bài này cũng có hai nút “Thích” và “Không thích” cho độc giả bày tò quan điểm. Chỉ trong vài giờ, số người bày tỏ việc họ “Không thích” nội dung báo cáo về nhân quyền của Việt Nam đã ở mức 5,286 người. Trong khi số người chọn nút “Thích” chỉ có 155. Cho đến tối 5 tháng 2 theo giờ Việt Nam, báo điện tử VietNamNet vẫn chưa đục bỏ bài viết mang tính tuyên truyền này.
Tuy thời gian vừa qua, nhà cầm quyền độc tài đảng trị tại Hà Nội đặt thêm hàng loạt qui định nhằm răn đe, ngăn chặn những người sử dụng Internet bày tỏ ý kiến, quan điểm trái với mong muốn của chính quyền nhưng càng ngày số người sử dụng Internet để chỉ trích chính quyền, bày tỏ chính kiến càng đông.
Trong dịp Tết vừa qua, có hàng trăm ngàn người chia sẻ thông tin, bình luận về sự kiện CSVN là tội phạm diệt chủng trong dịp Tết Mậu Thân 1968 ở Huế khi tiến hành cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam”. Công chúng cũng tham gia bình luận về một tấm ảnh mà Đảng CSVN vẫn sử dụng để tuyên truyền về sự gần gũi của ông Hồ Chí Minh với dân chúng. Trong tấm ảnh này người ta thấy ông Hồ đang dùng gàu sòng tát nước với một người khác, quanh ông ta là một đám đông đứng xem.
Các ý kiến bình luận xem tấm ảnh này là sự tuyên truyền vụng về và ông Hồ Chí Minh thì giả dối. Gàu sòng vốn là một phương tiện để đưa nước từ sông, hồ vào ruộng đồng nhưng trong ảnh, ngoài hố sâu để ông Hồ Chí Minh “biểu diễn” việc dùng gàu sòng, quanh ông ta chỉ có dân chúng. Nhiều người cho rằng, nên dùng tấm ảnh này để chứng minh “Bác muốn tát nước vào dân”. (G.Đ)
- Son Tran
KIẾN NGHỊ XIN GỞ BÀI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
Kính gửi Ban Tuyên Giáo Trung Ương
V.V: Gở bài của Vietnamnet.vn
Thưa các đồng chí
Khi chúng ta giả màu dân chủ cho bình chọn trực tuyến bài "Việt Nam Báo cáoLHQ về nhân quyền" cùa Vietnamnet, bọn phản động , diển biến hoà bình đã lợi dụng bấm không thích quá nhiều, đã có 6318 đứa Không Thích so với con số khiêm nhường 177 Thích của các đồng chí Dư luận viên , mà bất cứ thứ gì đảng đưa ra dù đúng hay sai cũng Thích .
Tình hình căng như thế này đề nghị các đồng chí cho lệnh gở xuống, nếu không con số không thích có thể tăng lên đến hơn 87 triệu Không Thích (mà trong đó không loại trừ có cả đảng viên). mong các đồng chí Khẩn Trương lên
-Toàn văn Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II của Chính phủ Việt Nam“…Báo cáo này được soạn thảo theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 60/251 ngày 15/3/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Nghị quyết số 5/1 ngày 18/06/2007 và Quyết định số 17/119 ngày 19/6/2011 của Hội đồng Nhân quyền nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện các quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam…”
LTS: Ngày 05/02/2014 tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève, Thụy sỹ, Phái đoàn Việt Nam do Thứ trường Ngọai giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu đã phúc trình trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về tình hình “thực hiện quyền con người ở Việt Nam”.
Theo Bộ Ngọai giao Việt Nam thì Báo cáo của Việt Nam đã được gửi cho Ban Thư ký Hội đồng Nhân quyền ngày 31/10/2013.
Tại kỳ họp thứ 18 kéo dài từ ngày 27/01 đến 07/02/2014, ngoài Việt Nam còn có 13 Quốc gia khác phải phúc trình về tình trạng nhân quyền của quốc gia mình theo “cơ chế kiểm định kỳ phổ cập” (UPR, The Universal Periodic Review), chu kỳ II của Liên Hiệp Quốc. Chu kỳ I được tổ chức ngày 08/05/2009.
Mười ba (13) quốc gia khác phải báo cáo phần nước mình tại kỳ họp Kỳ này gồm New Zealand (Tân Tây Lan), Afghanistan, Chile, Cambodia (Cao Miên), Uruguay, Yemen, Vanuatu, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Comoros, Slovakia, Eritrea, Cyprus vả the Dominican Republic.
Những chữ nghiêng, chữ đậm và có gạch dưới là do nhà báo Phạm Trần, người cung cấp tài liệu này thực hiện nhằm tạo sự chú ý cho người đọc.
******
Sau đây là nguyên văn Báo cáo do Bộ Ngọai giao Việt Nam phổ biến ngày 04/12/2013:
I. Phương pháp soạn thảo
A. Quy trình soạn thảo Báo cáo.
1. Báo cáo này được soạn thảo theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 60/251 ngày 15/3/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Nghị quyết số 5/1 ngày 18/06/2007 và Quyết định số 17/119 ngày 19/6/2011 của Hội đồng Nhân quyền nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện các quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Báo cáo này tập trung kiểm điểm việc thực hiện các khuyến nghị UPR mà Việt Nam đã chấp thuận tại lần kiểm điểm trước và cập nhật những phát triển mới trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam. Báo cáo cũng chỉ rõ những thách thức còn tồn tại và các hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới nhằm bảo đảm sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của mỗi người dân.
3. Việc soạn thảo Báo cáo được thực hiện bởi Nhóm Công tác liên ngành gồm các cơ quan thuộc Chính phủ và Quốc hội liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy các quyền con người: (1) Văn phòng Chính phủ, (2)Bộ Ngoại giao, (3) Bộ Tư pháp, (4) Bộ Công an, (5) Bộ Nội vụ, (6) Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, (7) Bộ Thông tin và Truyền thông, (8)Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (9) Bộ Y tế, (10) Bộ Giáo dục và Đào tạo, (11) Bộ Xây dựng, (12) Bộ Tài nguyên và Môi trường, (13)Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (14) Uỷ ban Dân tộc, (15)Toà án Nhân dân Tối cao, (16)Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, (17) Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối soạn thảo Báo cáo.
B. Quy trình tham vấn đối với Báo cáo.
4. Việc thực hiện các khuyến nghị UPR mà Việt Nam đã chấp thuận trong lần kiểm điểm vòng I năm 2009 đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho từng Bộ, ngành, cơ quan liên quan. Nhiều hội thảo, hội nghị ở trung ương và địa phương đã được tổ chức nhằm giới thiệu nội dung, các biện pháp thực hiện khuyến nghị và kết quả đạt được trên thực tế. Việc thực hiện các khuyến nghị được báo cáo định kỳ hàng năm làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung Báo cáo quốc gia.
5. Báo cáo được xây dựng một cách toàn diện nhờ sự đóng góp ý kiến của các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và người dân. Dự thảo báo cáo đã được đăng công khai trên website của Bộ Ngoại giao. Hình thức tham vấn được lựa chọn là lấy ý kiến đóng góp qua hộp thư điện tử và qua một số cuộc họp tham vấn về nhiều chủ đề cụ thể. Quá trình tham vấn là cơ hội đối thoại cởi mở, thẳng thắn giữa Nhóm soạn thảo và tất cả các bên liên quan. Các ý kiến đóng góp được Nhóm soạn thảo tổng hợp, bổ sung vào Báo cáo. Một hội thảo quốc gia được tổ chức sau đó, đã trở thành diễn đàn để các bên quan tâm cùng trao đổi, thảo luận về nội dung Báo cáo, giúp khẳng định rõ các bước phát triển mới trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõ các thách thức cần giải quyết và các hướng ưu tiên nhằm đem lại sự thụ hưởng tốt nhất các quyền con người của người dân.
II. Tổng quan tình hình bảo đảm các quyền con người ở Việt Nam kể từ lần kiểm điểm trước
6. Nhà nước Việt Nam luôn xác định việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản của con người là nguyên tắc cơ bản của mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời là sự hiện thực hóa các cam kết đối với các khuôn khổ pháp lý và thể chế quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có các khuyến nghị UPR mà Việt Nam đã chấp thuận từ lần kiểm điểm trước. Thực tiễn thời gian qua đã cho thấy Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
A. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người
7. Xây dựng Nhà nước Pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và đảm bảo các quyền con người được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền công dân được triển khai đồng bộ và xuyên suốt thông qua các chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội và các chính sách, cơ chế nhằm triển khai các Luật và văn bản luật này trên thực tế.
8. Ưu tiên cao nhất của Việt Nam trong việc kiện toàn hệ thống pháp luật hiện nay là đẩy mạnh quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.Mục tiêu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là đảm bảo sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị phù hợp với tình hình và những phát triển mới về dân chủ, tiếp tục ưu tiên phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dành toàn bộ chương II quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Ngoài ra, nội dung quyền con người cũng được quy định tại nhiều điều khác của dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
9. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được đăng công khai để lấy ý kiến đóng góp của của các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân nhằm đảm bảo quyền làm chủ và phản ánh đầy đủ hơn tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mọi tầng lớp nhân dân. Việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân được bắt đầu từ ngày 02/01/2013 và tính đến tháng 8/2013, đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, trong đó tập trung nhiều nhất vào nội dung Chương II về các quyền con người và quyền công dân. Các ý kiến đóng góp được tổng hợp đầy đủ, chính xác và được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nghiên cứu tiếp thu, giải trình nhằm hoàn thiện Dự thảo trình Quốc hội xem xét trong năm 2013. Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Dự thảo Hiến pháp sửa đổi vào kỳ họp thứ 6 khóa XIII (tháng 10/2013).
10 Bộ Luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 trong đó có việc xóa bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh, qua đó giảm số tội danh có áp dụng án tử hình từ 29 xuống còn 22 tội; không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội; bổ sung một số tội danh liên quan đến khủng bố… Một số nội dung khác của Bộ Luật Hình sự tiếp tục được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng cường tính nhân đạo, và hài hòa với các quy định của các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm mà Việt Nam là thành viên, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm. Các lĩnh vực cụ thể được xem xét sửa đổi bao gồm: giảm các tội có áp dụng hình phạt tử hình, sửa đổi các quy định về hình phạt tử hình cho chặt chẽ hơn; hạn chế khả năng áp dụng hình phạt tù và mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt không giam giữ; điều chỉnh các chế định loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn giảm hình phạt, xóa án tích, loại bỏ một số hành vi phạm tội không còn tính nguy hiểm cho xã hội; hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội theo hướng đảm bảo lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên, đồng thời có cơ chế bảo vệ tốt hơn người chưa thành niên bị tội phạm xâm hại; bổ sung chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện… Hiện tại, Việt Nam cũng đang xem xét sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003 theo hướng đảm bảo tốt hơn các quyền của người dân, đặc biệt là người chưa thành niên, trong các hoạt động tố tụng hình sự.
11. Tính từ năm 2009 đến nay, Quốc hội đã ban hành và sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc cho việc tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền con người. Các đạo luật được ban hành mới liên quan đến quyền con người như: Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước (2009), Luật khám chữa bệnh (2009), Luật lý lịch tư pháp (2009), Luật Người cao tuổi (2010), Luật Người khuyết tật (2010), Luật nuôi con nuôi (2010), Luật Thi hành án hình sự (2010), Luật Tố tụng hành chính (2010), Luật Khiếu nại (2011), Luật Tố cáo (2011), Luật Phòng, chống mua bán người (2011), Luật Công đoàn (2012), Luật Xử lý các vi phạm hành chính (2012), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (2012)… Một số đạo luật quan trọng khác cũng được Quốc hội sửa đổi, bổ sung như: Luật Bầu cử Quốc hội sửa đổi và Luật bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân sửa đổi (2010), Bộ Luật Lao động sửa đổi (2012), Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung (2012), Luật Xuất bản sửa đổi (2012). Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành luật, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
12. Quốc hội Việt Nam cũng ban hành các văn bản luật nhằm tạo cơ sở pháp lý để Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao như Luật tổ chức Quốc hội (2001), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (2003); thông qua nhiều Nghị quyết với nội dung tăng cường chức năng giám sát (như Quy chế hoạt động của Quốc hội và các Ủy ban…). Vai trò giám sát hành pháp của Quốc hội đã ngày càng hiệu quả và được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Năm 2013, lần đầu tiên Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, Chính phủ, thể hiện tiếng nói quyết định của Quốc hội đối với các cơ quan Nhà nước.
13. Vai trò giám sát tư pháp của Quốc hội cũng ngày càng hiệu quả hơn. Quốc hội chịu trách nhiệm thẩm tra, xem xét các báo cáo công tác của Tòa án, Viện kiểm sát, báo cáo của Chính phủ về tình hình và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án, công tác phòng, chống tham nhũng, chất vấn những người đứng đầu các cơ quan tư pháp, giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực tư pháp. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng thành lập nhiều đoàn trực tiếp giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp ở Trung ương và địa phương trong cả nước, trong đó đặc biệt chú trọng việc trực tiếp kiểm tra công tác giải quyết án của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao và các cơ quan tư pháp ở địa phương. Ngày 23/11/2012, Quốc hội khóa XIII thông qua Nghị quyết số 37/2012/QH13 yêu cầu các cơ quan tư pháp hàng năm bao gồm Viện Kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân và các cơ quan Thi hành án phải kiểm điểm và báo cáo kết quả thực hiện công tác trước Quốc hội.
B. Tăng cường giáo dục về quyền con người
14. Việt Nam đã tăng cường và mở rộng chương trình giáo dục, đào tạo về quyền con người cho các cán bộ của các cơ quan nhà nước. Nhiều hội thảo, hội nghị liên quan đến quyền con người đã được tổ chức với sự tham gia của đông đảo đại diện nhiều bộ, ngành, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở đào tạo chuyên sâu về quyền con người như Viện Nghiên cứu quyền con người (thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội…; mở nhiều lớp giảng dạy thường xuyên về quyền con người. Quá trình mở rộng tuyên truyền và giáo dục về quyền con người đã trang bị kiến thức cơ bản cho cán bộ chính phủ cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Việt Nam cũng đẩy mạnh đào tạo kiến thức nhân quyền cho các cán bộ công chức, viên chức địa phương nhằm tăng cường nhận thức, năng lực và hiệu quả công tác nhân quyền ở cơ sở.
15. Các nội dung giáo dục về quyền con người đã và đang từng bước được đưa vào chương trình dạy học ở các trường phổ thông, lồng ghép vào một số môn học chuyên sâu trong các trường đại học có đào tạo chuyên ngành luật. Thực hiện khuyến nghị UPR, Việt Nam đã đưa nội dung giáo dục về nhân quyền vào chương trình giảng dạy tại các trường đào tạo cảnh sát, đồng thời mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nhân quyền để trang bị và nâng cao nhận thức, năng lực cho toàn bộ lực lượng cảnh sát, đặc biệt là các đơn vị có liên quan đến việc bảo đảm quyền con người.
C. Thực thi các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người
a) Thực hiện nghĩa vụ báo cáo đối với các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên
16. Trong năm 2012, Việt Nam đã nộp và trình bày Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước xóa bỏ mọi hình thức Phân biệt chủng tộc (ICERD) giai đoạn 2000-2009; Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước về Quyền của Trẻ em (CRC) giai đoạn 2008-2011. Năm 2011, Việt Nam đã hoàn thành và nộp Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) giai đoạn 1993-2010. Năm 2012, Việt Nam đã hoàn thành và gửi Báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Hiện nay, Việt Nam đang ích cực triển khai xây dựng Báo cáo quốc gia thực thi Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Về cơ bản, Việt Nam hoàn thành tốt nghĩa vụ báo cáo đối với các công ước mà Việt Nam là thành viên.
17. Trong lộ trình thực thi các công ước quốc tế về nhân quyền, Việt Nam đã tiến hành rà soát các quy định của luật pháp quốc gia về các quyền dân sự, chính trị. Kết quả rà soát được tiến hành tại khoảng 80% số các cơ quan trung ương và địa phương cho thấy các quyền dân sự, chính trị được nêu trong các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã được thể hiện xuyên suốt, thống nhất trong Hiến pháp và được thể hiện tại nhiều văn bản luật quan trọng. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử là nền tảng xuyên suốt các văn bản pháp luật Việt Nam, tạo tiền đề cho việc đảm bảo và phát huy các quyền của người dân trên từng lĩnh vực cụ thể. Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật quốc gia về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.
b) Xem xét tham gia hoặc phê chuẩn một số công ước quốc tế về nhân quyền
18. Việt Nam đã ký Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD) năm 2008, tiếp đó đã thông qua Luật Người khuyết tật năm 2010 và hiện đang hoàn thiện các thủ tục để sớm phê chuẩn CRPD. Năm 2012, Việt Nam đã gia nhập Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; gia nhập Công ước số 122 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Chính sách việc làm. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước số 186 về Lao động Hàng hải ngày 8/5/2013 và Công ước này sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 8/5/2014. Việt Nam cũng đang hoàn tất các thủ tục pháp lý cuối cùng cho việc gia nhập Công ước chống tra tấn (CAT).
19. Bên cạnh đó, Việt Nam đang xem xét khả năng gia nhập Công ước về người mất tích cưỡng bức, Công ước về quyền của người lao động di cư và thành viên gia đình họ, Công ước về quy chế của người tị nạn, Công ước về người không có quốc tịch. Mặc dù chưa tham gia các công ước trên, Chính phủ Việt Nam đã và đang rà soát hệ thống pháp luật quốc gia và điều kiện đặc thù của đất nước; triển khai nhiều chính sách cụ thể và thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo quyền của các nhóm người liên quan như hợp tác với UNHCR và các nước liên quan giải quyết các vấn đề về người tị nạn; tăng cường ký kết và tổ chức giám sát việc thực hiện các thỏa thuận/bản ghi nhớ (MOU) với các nước tiếp nhận lao động Việt Nam; tích cực tham gia Diễn đàn ASEAN về Lao động Di cư và Tiến trình Colombo liên quan tới hợp tác trong lĩnh vực di cư lao động, đào tạo nghề và xóa đói, giảm nghèo; phổ biến thông tin về thị trường lao động để bảo vệ người lao động di cư…
c) Đối thoại, hợp tác với các cơ chế của Liên hợp quốc về nhân quyền
20. Thực hiện các khuyến nghị UPR được chấp nhận, từ tháng 7/2010 – 11/2011, Việt Nam đã đón bốn Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền (về các vấn đề người thiểu số, đói nghèo cùng cực và nhân quyền, tác động của nợ nước ngoài đối với nhân quyền và quyền được chăm sóc y tế). Qua các chuyến thăm này, các Thủ tục đặc biệt đã tiếp xúc với đại diện các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và cá nhân liên quan, tìm hiểu tình hình thực tế tại các địa phương. Các chuyến thăm đều đạt kết quả như mong muốn của cả hai bên; các cuộc trao đổi, làm việc diễn ra trên tinh thần cởi mởi, thẳng thắn, xây dựng với nhiều thông tin, qua đó giúp các Thủ tục đặc biệt hiểu rõ hơn chính sách, pháp luật và thực tiễn đảm bảo quyền con người trên những lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam. Kết thúc chuyến thăm, các Thủ tục đặc biệt đều đánh giá cao tinh thần hợp tác, quyết tâm chính trị, các chính sách và biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện, đồng thời chỉ ra các thách thức Việt Nam cần giải quyết nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền con người.
21. Trong thời gian soạn thảo báo cáo này, Việt Nam đón Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa vào tháng 11/2013, đã gửi lời mời chính thức tới Báo cáo viên đặc biệt về quyền giáo dục và Báo cáo viên đặc biệt về quyền lương thực. Việt Nam cũng sẽ xem xét đón Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, Báo cáo viên đặc biệt về quyền của người lao động di cư trong năm 2014; Báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn sau khi gia nhập CAT; Báo cáo viên đặc biệt về phòng chống buôn bán và mại dâm trẻ em trong thời gian sớm nhất.
d) Hợp tác quốc tế về nhân quyền
22. Hợp tác quốc tế về nhân quyền là một trong những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam thời gian qua. Trong phạm vi khu vực, cùng các nước thành viên ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR), Ủy ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC) và việc Tuyên bố Nhân quyền ASEAN đã được lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN thông qua tháng 11/2012. Đây là văn kiện đầu tiên phác thảo khuôn khổ tăng cường hợp tác và bảo vệ nhân quyền ở khu vực, là sự cam kết của các nước ASEAN trong việc tôn trọng và đảm bảo các quyền và tự do cơ bản, bao gồm cả quyền phát triển và quyền hưởng hòa bình, của người dân trong khu vực.
23. Việt Nam đã tích cực tham gia Sáng kiến cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê kông về phòng, chống nạn buôn bán người (COMMIT), phối hợp chặt chẽ với các tổ chức của Liên hợp quốc như UNICEF, UNODC, IOM, UNIAP và ký nhiều thỏa thuận, hiệp định hợp tác song phương với các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc, Malaysia… nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động phòng, chống buôn bán người trong khu vực. Hiện nay, Việt Nam cũng đang hợp tác chặt chẽ với Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm du lịch tình dục trẻ em trong khu vực.
24. Với chủ trương sẵn sàng đối thoại và hợp tác về quyền con người, coi đó là cơ hội để trao đổi thẳng thắn, xây dựng về những vấn đề nhân quyền cùng quan tâm, Việt Nam đã thiết lập các cơ chế đối thoại song phương thường kỳ về nhân quyền với một số nước và đối tác như Mỹ, EU, Úc, Na Uy, Thuỵ Sỹ. Các cơ chế đối thoại này đã phát huy kết quả tích cực, không chỉ góp phần tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác, mà còn là kênh trao đổi các kinh nghiệm tốt nhất của mỗi bên và giải quyết được nhiều vấn đề nhân quyền hai bên cùng quan tâm. Việt Nam cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và nhiều nước đối tác thông qua việc triển khai Dự án tăng cường năng lực thực thi các công ước quốc tế về nhân quyền tại Việt Nam (giai đoạn 2008-2011 và 2012-2016) và nhiều chương trình hợp tác kỹ thuật khác trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đầy quyền con người.III. Việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thực tế
A. Các quyền dân sự chính trị
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin
25. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam đã được quy định rõ trong Hiến pháp, pháp luật; được đảm bảo ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Các cuộc tranh luận, chất vấn, phản biện về chủ trương, chính sách tại Quốc hội, các cuộc tọa đàm, tranh luận, các thông tin đa chiều trên phương tiện thông tin đại chúng về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, với sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội và người dân là thực tiễn diễn ra hàng ngày trong đời sống của người dân Việt Nam.
Việc Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được đăng công khai và nhận được hơn 26 triệu ý kiến đóng góp là một minh chứng rõ nét về tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến của người dân đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. Dự án Luật tiếp cận thông tin cũng đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII nhằm cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp về quyền được thông tin của công dân
26. Tính đến tháng 3/2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm (so với 676 cơ quan và gần 700 ấn phẩm của năm 2009); gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ; 01 hãng thông tấn, 67 đài phát thanh, truyền hình, 101 kênh truyền hình và 78 kênh phát thanh, 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội và 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động (năm 2011 chỉ có 46 báo điện tử và 287 trang thông tin điện tử). Đài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng 99,5% diện tích lãnh thổ và phủ sóng qua vệ tinh tới nhiều nước trên thế giới. Trên 90% hộ gia đình bắt được sóng Đài Truyền hình Việt Nam, so với 85% năm 2008.
27. Người dân Việt Nam được tiếp cận với 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có những kênh được phát rộng rãi trên thế giới như CNN, BBC, Bloomberg, TV5, DW, NHK, KBS, Australia Network... Tất cả các hãng thông tấn và báo chí lớn của thế giới đều đến với người dân Việt Nam thông qua mạng internet như Reuters, BBC, VOA, AP, AFP, CNN, Kyodo, Economist, Financial Times... Có 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo và tạp chí nước ngoài in bằng nhiều thứ tiếng được phát hành rộng rãi tại Việt Nam.
28. Báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân và trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, bày tỏ chính kiến, đóng góp ý kiến về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều cơ quan báo chí đã chủ động, tích cực trong việc phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, vi phạm quyền con người, quyền công dân và các biểu hiện tiêu cực khác.
Hiện Việt Nam đang xây dựng Luật báo chí sửa đổi, dự kiến dự thảo Luật này sẽ được trình Quốc hội với nhiều điểm mới nhằm đáp ứng đòi hỏi của tình hình và đồng bộ với các luật khác như vấn đề quản lý báo chí điện tử, chế tài đối với các tổ chức từ chối nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí…
29. Hiện Việt Nam có 64 nhà xuất bản (năm 2009 chỉ có 55 nhà xuất bản), với tốc độ tăng bình quân số lượng xuất bản phẩm hàng năm là 5-10%. Năm 2012, ngành xuất bản tại Việt Nam đã xuất bản 28.009 xuất bản phẩm với khoảng 301.717.000 bản với nội dung phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu đọc của người dân. Luật Xuất bản sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2012, thể hiện sự nhất quán tôn trọng quyền phổ biến tác phẩm của cá nhân, phù hợp với Hiến pháp.
(cấm các Tác phẩm viết về cuộc chiến Hoàng Sa-đụng tới Trung Quốc)
30. Nhà nước Việt Nam khuyến khích sử dụng internet để phục vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và các quyền tự do cơ bản của nhân dân. Theo khảo sát gần đây của WeAreSocial, một tổ chức nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu, tính đến tháng 12/2012, số người dùng Internet ở Việt Nam là 30,8 triệu người (so với 26 triệu người năm 2010 và 20 triệu người năm 2008), chiếm 34% dân số (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Sự ra đời của dịch vụ truy cập Internet qua mạng 3G (tháng 10/2009) đánh dấu thời kỳ phát triển bùng nổ của Internet băng thông rộng tại Việt Nam với số lượng người sử dụng đạt 16 triệu người (chiếm 18% dân số) chỉ trong 3 năm (tính đến tháng 7/2012). Tính chung cả nước có gần 3 triệu người có blog cá nhân. Theo xếp hạng năm 2012 của Tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 8 tại Châu Á về số lượng người sử dụng Internet.
Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng
31. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, với sự hiện diện của các tôn giáo được truyền vào từ bên ngoài như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo… và các tôn giáo được hình thành trong nước như đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… Nhiều tôn giáo có bề dày lịch sử và cũng có những tôn giáo mới hình thành. 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau (so với khoảng 20 triệu người năm 2009). Tính trên cả nước có khoảng 25 ngàn cơ sở thờ tự và 45 trường đào tạo chức sắc tôn giáo.
32. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn hoạt động tôn giáo tại Việt Nam, tháng 11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều điểm mới phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh hoạt tôn giáo của người dân. Ngoài ra, Quốc hội đã quyết định đưa nội dung sửa đổi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII.
33. Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam diễn ra sôi động. Hàng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Đặc biệt, năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo đã thành công tốt đẹp và Lễ bế mạc có sự tham dự của 50 Giám mục, trong đó có 6 Giám mục là người nước ngoài, 1.000 linh mục, 2.000 nam nữ tu sĩ, và gần 500.000 lượt giáo dân. Năm 2011 cũng là năm kỷ niệm 100 năm đạo Tin Lành vào Việt Nam với nhiều hoạt động kỉ niệm lớn được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều chức sắc, tín đồ Tin lành trên cả nước và đại biểu Tin lành người nước ngoài (Mỹ, Hàn Quốc…). Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2014 tại Việt Nam, một sự kiện tôn giáo quốc tế lớn dự kiến thu hút sự tham dự của hàng nghìn chức sắc, tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới. Nhiều cơ sở thờ tự được cải tạo hoặc xây mới. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì và mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo tại nước ngoài (Mỹ, Pháp, Ý, Ấn Độ...). Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các hoạt động y tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo… đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước, đồng thời có quan hệ quốc tế rộng rãi; đại diện chức sắc các tôn giáo tham gia nhiều diễn đàn quốc tế, đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý, giáo luật tại các diễn đàn lớn như ASEM, ASEAN… Năm 2013, Việt Nam và Vatican đã hoàn thành cuộc họp vòng 4 nhóm công tác hỗn hợp về thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Tòa thánh Vatican đã cử Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam từ năm 2011 và đến nay Đặc phái viên không thường trú của Vatican đã thực hiện 25 chuyến thăm Việt Nam, làm việc với tất cả 26 Giáo phận Công giáo và trên 60 tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
34. Đối với các cộng đồng các dân tộc thiểu số, quyền tự do và bình đẳng về tôn giáo được Nhà nước bảo vệ và hỗ trợ phát triển. Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer đã được thành lập và Kinh sách Phật giáo bằng tiếng Khmer được nhập khẩu để phục vụ đào tạo chức sắc và sinh hoạt tôn giáo của người dân tộc Khmer. Người dân tộc Chăm theo Hồi giáo và đạo Bàlamôn được tạo điều kiện thành lập các Ban đại diện cộng đồng để hỗ trợ việc sinh hoạt tôn giáo, gìn giữ và phát triển tôn giáo truyền thống. Kinh thánh song ngữ tiếng Việt – Banar/Êđê/Jrai cũng được phát hành để đáp ứng nhu cầu của người dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành.
Quyền tự do hội họp, lập hội35. Quyền tự do lập hội, hội họp được quy định trong Hiến pháp (điều 69) và được pháp luật bảo vệ bằng nhiều văn bản luật và dưới luật. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công dân, tổ chức ở Việt Nam thành lập hội và tạo cơ chế, chính sách cho hoạt động của các hội, đảm bảo quyền lập hội của công dân. Hiện Việt Nam đang xây dựng các luật về lập hội, luật biểu tình… nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do của người dân.
36. Ở Việt Nam hiện có khoảng 460 hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh, thành phố (so với 380 hội năm 2009); 20 tổ chức công đoàn ngành; trên 36.000 tổ chức hội, hiệp hội, câu lạc bộ ở cấp địa phương, hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhìn chung, các hội đã có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước; thể hiện vai trò là cầu nối giữa các hội viên với cơ quan chính quyền, qua đó phản ánh nguyện vọng của hội viên, hỗ trợ hội viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại, cung cấp thông tin tư vấn về sản xuất và thị trường… Hoạt động của các hội tập trung nhiều trên các mặt xã hội, nhân đạo, từ thiện, đặc biệt là cung ứng dịch vụ trong một số lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường… Các hội cũng có vai trò ngày càng tích cực trong việc tư vấn, phản biện đối với các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chương trình và dự án phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ và của địa phương.
Đảm bảo quyền của người đang chấp hành án phạt tù, người bị tạm giam, tạm giữ đề điều tra
37. Việt Nam luôn tôn trọng các quyền con người cơ bản của những người bị tạm giữ, tạm giam. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của những người bị tạm giữ, tạm giam. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác theo quy định của pháp luật; được tiếp cận thông tin qua hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình trong nhà tạm giữ, tạm giam; có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật và quy chế của nhà tạm giữ, tạm giam.
38. Những người đang chấp hành án phạt tù bị hạn chế một số quyền công dân nhưng vẫn được pháp luật bảo vệ và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản. Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định 117/2011/NĐ-CP quy định việc tổ chức quản lý phạm nhân và đảm bảo chế độ đối với phạm nhân tại các trại giam, qua đó phạm nhân đã được nâng cao các chế độ về ăn, mặc, ở, sinh hoạt và chăm sóc y tế.
39. Các trại giam thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục công dân cho phạm nhân; phạm nhân được học tập trong thời gian chấp hành án, trong đó có các chương trình học tập về chính trị, pháp luật, thời sự, phổ cập tiểu học và xóa mù chữ, học nghề. Công tác phòng, chữa bệnh cho phạm nhân được quan tâm đặc biệt. Các bệnh xá trại giam được cải tạo, đầu tư nâng cấp; đội ngũ y, bác sỹ được đào tạo chuyên nghiệp. Nhiều phạm nhân ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo được tạm đình chỉ thi hành án để chữa bệnh. Ban Quản lý các trại giam cũng phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống ma túy, lây nhiễm HIV, lao và các bệnh truyền nhiễm khác. Phạm nhân có quyền lao động trên cơ sở sức khỏe cho phép, thời gian lao động được quy định theo Bộ Luật Lao động; kết quả lao động được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày hoặc tính vào thu nhập cá nhân của phạm nhân.
40. Từ năm 2009 đến nay, thực hiện Luật đặc xá, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành bốn đợt đặc xá với hơn 48.000 phạm nhân được tha tù trước hạn, hơn 600 người được hoãn thi hành án hoặc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Nhân dịp Quốc khánh 2013, Việt Nam đã tiến hành đợt đặc xá lớn, tha tù trước hạn cho 15.449 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 78 phạm nhân đang được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án. Công tác đặc xá được thực hiện công khai, công bằng và minh bạch, thể hiện tính khoan hồng và nhân đạo đối với những người từng phạm tội nhưng đã biết ăn năn, hối cải, được nhân dân cả nước và dư luận quốc tế ủng hộ và đánh giá cao. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 quy định các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, qua đó giúp đỡ, tạo điều kiện cho những người này nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Quyền được xét xử công bằng
41. Tại Việt Nam, hoạt động tố tụng được tiến hành trên nguyên tắc bảo đảm cho người tham gia tố tụng được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ, công bằng, dân chủ; bảo đảm việc xét xử được công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật trong khuôn khổ nhà nước pháp quyền.
42. Tòa án hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử. Tất cả các thẩm phán đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm (đối với Tòa án Nhân dân tối cao) hoặc Chánh án Tòa cấp trên bổ nhiệm thay vì được bầu bởi cơ quan lập pháp cùng cấp như quy định trước đây. Luật pháp quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; chỉ có thông qua hoạt động xét xử, Tòa án mới ra phán quyết một người có tội hay không có tội bằng một bản án; không có ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án có hiệu lực của Tòa án. Các phán quyết của Tòa án, quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao được đăng công khai và in thành sách, một mặt giúp xây dựng môi trường pháp lý công khai, minh bạch, mặt khác giúp công chúng giám sát công tác xét xử của Tòa án, giúp cho việc xét xử được công bằng.
B. Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
43. Mặc dù bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu nhưng trong giai đoạn 2009-2012, Việt Nam vẫn đạt một số kết quả đáng ghi nhận về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá, trung bình 5,5-6%/năm. Nhờ tăng trưởng kinh tế, mỗi năm Việt Nam tạo thêm hơn 1 triệu việc làm; giáo dục, y tế và an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Việt Nam đã đạt trước thời hạn nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs), được quốc tế đánh giá là một trong những điển hình về thực hiện MDGs, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Năm 2010, Báo cáo chỉ số phát triển con người của UNDP ghi nhận Việt Nam là một trong mười nước có mức tăng thu nhập cao nhất trong 40 năm qua. Tính từ năm 2008 đến năm 2012, thu nhập bình quân đâu người tăng từ 1.024 đô la Mỹ/người/năm lên 1.540 đô la Mỹ/người/năm.
Đảm bảo an sinh xã hội
44. Những tiến bộ trong việc đảm bảo an sinh xã hội được thể hiện rõ qua việc xây dựng và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm, góp phần giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống cho người dân. Việt Nam đã thiết kế các nhóm chính sách ngày càng đồng bộ hơn về phát triển thị trường lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, giảm nghèo và hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Năm 2011 đã có trên 10,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội dưới các hình thức bắt buộc và tự nguyện; 52,4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 63% dân số cả nước; 8,1 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tính riêng năm 2012, cả nước có 432.356 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.
45. Đối với những nhóm xã hội cần sự trợ giúp như người nghèo hoặc cận nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, trong giai đoạn 2011 - 2012, Nhà nước đã chi 22.303 tỷ đồng (hơn 1 tỷ đô la Mỹ) để hỗ trợ mua bảo hiểm y tế. Nhờ đó, trong hai năm qua, 29 triệu lượt người nghèo, người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, người dân thuộc diện cận nghèo tham gia mua bảo hiểm y tế được hỗ trợ bằng 70% mệnh giá. Nhà nước cũng chi 11.844 tỷ đồng (trên 500 triệu đô la Mỹ) để thực hiện chính sách giảm nghèo trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo như miễn giảm học phí cho con hộ nghèo, hộ chính sách, trợ cấp học bổng, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ đến 5 tuổi. Nhờ đó, trong giai đoạn 2011 – 2012, đã có trên bốn triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, hỗ trợ điều kiện học tập và trợ cấp tiền ăn, góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và tăng tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi.
Phát triển thị trường lao động, thúc đẩy việc làm
46. Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến quý IV/2012, có 52,79 triệu người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên), đem lại lợi thế lớn về nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội, song cũng tạo nên sức ép lớn về nhu cầu việc làm mỗi năm. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 46%, trong đó lao động đã qua đào tạo nghề là 33,5%, bước đầu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
47. Để phát triển thị trường lao động và tạo việc làm, Nhà nước chú trọng củng cố hệ thống chính sách, pháp luật về lao động và nâng cao hiệu quả các biện pháp triển khai trên thực tế. Việc sửa đổi Bộ luật Lao động (có hiệu lực từ 1/5/2013) và ban hành Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (có hiệu lực từ năm 2009) là những bước phát triển mới về hoàn thiện khung chính sách trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các chương trình phát triển thị trường lao động chủ động, nhất là các biện pháp kết nối cung-cầu lao động được cải thiện. Nhờ đó, các kênh giao dịch trên thị trường lao động ngày càng đa dạng, trong đó mạng lưới cơ sở dịch vụ việc làm đã phát triển với hai loại hình Trung tâm giới thiệu việc làm Nhà nước (130 trung tâm) và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm tư nhân (trên 100 doanh nghiệp). Trung tâm dự báo và thông tin về thị trường lao động bước đầu hình thành và vận hành tốt. Quỹ Quốc gia về việc làm đã góp phần tạo việc làm cho khoảng 160.000 lao động, tạo điều kiện cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (lao động khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp) có cơ hội vay vốn phát triển kinh doanh.
48. Các chương trình phát triển thị trường lao động chủ động đã hỗ trợ người dân có việc làm và tăng thu nhập. Tỉ lệ thất nghiệp chung của cả nước giảm rõ rệt từ 2,9% năm 2009 xuống còn 1,99% năm 2012. Riêng năm 2012, đã tạo thêm 1,52 triệu việc làm, trong đó 80 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 tăng gấp 3,5 lần so với năm 2000.
Xóa đói, giảm nghèo
49. Giảm nghèo toàn diện và bền vững luôn được xác định là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền con người và các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs). Trong những năm gần đây, công cuộc giảm nghèo tại Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Nhờ các thành tựu về tăng trưởng kinh tế và chính sách an sinh xã hội, Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn MDG về xóa đói, giảm nghèo.Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 13,7% năm 2008 xuống còn 9,6% năm 2012. Thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng gần 2 lần trong 5 năm qua. Năm 2012, số lượt hộ thiếu đói giảm 27,6% và tỷ lệ hộ nghèo cả nước cũng giảm 1,76% so với năm 2011. Xu thế giảm mạnh được thể hiện ở cả 3 thước đo nghèo quan trọng: tỉ lệ nghèo, khoảng cách nghèo và mức độ nghiêm trọng của nghèo. Điều quan trọng là không chỉ một số lượng lớn người dân thoát nghèo mà mức sống và chất lượng sống của họ được cải thiện đáng kể.
50. Các chương trình và chính sách giảm nghèo của Chính phủ tập trung trên ba chiến lược chính: (i) thúc đẩy các hoạt động sản xuất và sinh kế để tăng thu nhập cho người nghèo, (ii) tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ xã hội, (iii) tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức ở vùng nghèo. Những chiến lược này được hiện thực hóa bằng các chương trình quốc gia hỗ trợ giảm nghèo và phát triển xã hội, trong đó tập trung vào 5 nhóm chính sách: tín dụng, phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế. Nhờ đó, người nghèo được tiếp cận với các nguồn lực (vốn, đất sản xuất, công nghệ, thị trường…) và các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nước sạch, trợ giúp pháp lý…). Tính đến 2010, 77,2% người nghèo được hưởng lợi từ các chương trình và chính sách hỗ trợ của chính phủ, cho thấy mức độ phổ cập chính sách rộng khắp trên cả nước.
51. Chương trình giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo là chương trình lớn và quan trọng, có tác động mạnh đến giảm nghèo và nâng cao điều kiện sống của người nghèo. Chương trình này đã lồng ghép một loạt các hạng mục phát triển kinh tế - xã hội như: phát triển cơ sở hạ tầng công cộng cấp xã, tín dụng cho người nghèo, bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và các chương trình khuyến nông. Với chính sách toàn diện thúc đẩy mọi khía cạnh quan trọng của đời sống và hướng đến nhóm dân cư dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất ở vùng sâu, vùng xa, các chương trình này đã đạt được mục tiêu chung là giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống của nhóm cư dân. Kết quả đánh giá tác động qua 3 năm thực hiện cho thấy tỉ lệ nghèo đã giảm 4-5%/năm và khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, điện, nước sạch của các hộ gia đình tăng đáng kể.
Đảm bảo nhà ở cho người thu nhập thấp
52. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chương trình phát triển nhà ở cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở như người lao động tại các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên, người nghèo ở nông thôn, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị... Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại các khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Thông qua các chương trình đó, đến nay đã có hơn 530.000 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở; có 62 dự án nhà ở cho công nhân với tổng quy mô 11.719 căn hộ được hoàn thành, đáp ứng chỗ ở cho 67.600 công nhân lao động tại các khu công nghiệp; 163 khối nhà cho sinh viên đã được đưa vào sử dụng, đáp ứng khoảng 140.000 chỗ ở (dự kiến đến hết năm 2013 sẽ đáp ứng được chỗ ở cho 330.000 sinh viên); 56 dự án nhà cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị được triển khai, đáp ứng cho khoảng 130.000 hộ thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở.
53. Việt Nam cũng đang nghiên cứu, soạn thảo Luật Nhà ở sửa đổi để trình Quốc hội thông qua vào năm 2014, trong đó tập trung vào các chính sách hỗ trợ cho người nghèo (cả đô thị và nông thôn), người thu nhập thấp và các đối tượng ưu tiên khác như công nhân tại khu công nghiệp, học sinh, sinh viên… Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách về phát triển nhà ở xã hội, nhà cho thuê ở khu vực đô thị và nhà ở tái định cư; thúc đẩy các biện pháp tăng cường trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc xây dựng nhà ở cho người nghèo nhằm hỗ trợ các đối tượng khó khăn có nhà ở, ổn định cuộc sống.
Chăm sóc y tế, giáo dục
54. Việt Nam xác định chăm sóc sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia và đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này. Hiện nay, năng lực của hệ thống các cơ sở y tế được củng cố và phát triển. 100% xã có trạm y tế, 74% số xã có bác sĩ. Tính đến năm 2012, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 68%. Việt Nam đã giảm đáng kể tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh: 23/1000 ca năm 2012, giảm 2/3 so với năm 1990. Việt Nam đã đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trong phòng, chống và kiểm soát bệnh sốt rét. Công tác kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS cũng có những tiến bộ trong việc xác định các ca nhiễm bệnh và cung cấp phác đồ điều trị kịp thời.
55. Giáo dục và đào tạo cũng đã có chuyển biến tích cực. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đang tiến tới hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2012, tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi bậc tiểu học là 97,7% và bậc trung học cơ sở là 87,2%. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, các chỉ số phát triển về cơ sở vật chất được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập ngày càng tăng của người dân ở các lứa tuổi, vùng miền. Chất lượng đào tạo đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực qua đào tạo phục vụ phát triển kinh tế. Chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo đã đạt một số kết quả, thể hiện ở việc huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường, bổ sung kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau.
C. Quyền của các nhóm yếu thế/ dễ bị tổn thương
Người cao tuổi
56. Số lượng người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay là khoảng 7,5 triệu người, chiếm khoảng 8,7% dân số cả nước. Việc bảo đảm quyền của người cao tuổi được Chính phủ quan tâm, thông qua việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, các chương trình quốc gia, các đề án hoặc dự án hỗ trợ.
57. Luật Người cao tuổi đã được Quốc hội ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2010. Luật đã thể chế hoá chính sách của Việt Nam về người cao tuổi một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện, đảm bảo cho sự tham gia vào hoạt động xã hội của người cao tuổi, đồng thời khuyến khích sự quan tâm của các tổ chức xã hội, cá nhân trong công tác chăm sóc người cao tuổi. Đây là bước cụ thể hóa cam kết của Chính phủ về thực hiện Tuyên bố chính trị và Chương trình hành động quốc tế Madrid năm 2002, phù hợp với chính sách chung của nhiều quốc gia và của Liên hợp quốc về người cao tuổi. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi giai đoạn 2012-2020 với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi và phát huy vai trò của người cao tuổi trong xã hội, phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
58. Trên thực tế, người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe thông qua việc định kì khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế nói chung và hệ thống các bệnh viện lão khoa; được chăm lo đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch. Người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp hàng tháng, được hưởng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi qua đời... Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất để người cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình thông qua việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng cũng như việc trực tiếp cống hiến trong khoa học, sản xuất, kinh doanh…
Bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ
59. Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện để đảm bảo quyền của phụ nữ. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc thúc đấy quyền phụ nữ như: xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới và không phân biệt đối xử theo quy định của Luật Bình đẳng giới 2006 và Công ước CEDAW; lồng ghép bình đẳng giới trong việc xây dựng và thực thi pháp luật; ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ và chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Bộ luật Lao động sửa đổi được Quốc hội thông qua tháng 6/2012 quy định tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ từ 4 tháng lên thành 6 tháng.
60. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ được tập trung triển khai ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ. Chính phủ cũng triển khai các giải pháp trong việc thực thi pháp luật cũng như hợp tác quốc tế nhằm vượt qua những thách thức chủ yếu liên quan tới nhận thức về bình đẳng giới; xoá bỏ bạo lực giới và bạo lực gia đình; khoảng cách giữa pháp luật và thực tiễn (việc làm, thu nhập, địa vị xã hội…). Tỉ lệ nữ tham gia Quốc hội khóa XIII (2011-2016) đạt 24,4%, đưa Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực và thế giới (đứng thứ 43/143 nước trên thế giới và thứ 2 trong ASEAN). Phụ nữ đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước như Phó Chủ tịch nước, hai Phó Chủ tịch Quốc hội, có hai nữ Bộ trưởng; 14/30 Bộ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ có Thứ trưởng là nữ. Tỉ lệ lao động có việc làm là nữ giới chiếm 49%. Tính đến hết năm 2011, tỉ lệ phụ nữ biết chữ là 92%; 80% trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được đi học đúng tuổi. Tỉ lệ nữ sinh viên chiếm trên 50%; 30,53% Thạc sỹ và 17,1% Tiến sỹ là nữ giới. Nỗ lực bảo đảm bình đằng giới của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận: theo xếp hạng năm 2012 của Liên hợp quốc về chỉ số bất bình đẳng giới (GII), Việt Nam xếp thứ 47/187 quốc gia, so với vị trí 58/136 quốc gia năm 2010.
61. Việt Nam nghiêm túc triển khai thực hiện Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) trên cả phương diện thúc đẩy hoàn thiện luật pháp và tổ chức triển khai thực hiện trong thực tiễn. Chính phủ Việt Nam cũng đã xây dựng và hoàn thành báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện công ước CEDAW giai đoạn 2004 – 2010 trên cơ sở kết quả tham vấn rộng rãi với các cơ quan, tổ chức có liên quan và các tầng lớp xã hội.
Trẻ em
62. Tháng 10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020, hướng tới thực hiện mục tiêu tổng quát là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em; từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ em và trẻ em giữa các vùng, miền; nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.
63. Việt Nam là nước đầu tiên tại Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới tham gia Công ước về Quyền trẻ em (CRC) và Nghị định thư bổ sung số 1 và số 2. Nhà nước Việt Nam đã và đang có những nỗ lực lớn trong việc triển khai thực hiện trên phương diện hoàn thiện chính sách pháp luật, nội luật hoá các quy định của hệ thống pháp luật quốc tế về quyền trẻ em vào hệ thống pháp luật quốc gia, và tổ chức triển khai thực hiện trong thực tế để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Việt Nam cũng tích cực tham gia các sáng kiến khu vực và quốc tế nhằm thực hiện việc bảo vệ các quyền của trẻ em; tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế có liên quan.
64. Các chương trình, chính sách có tính chiến lược như tiêm chủng cho trẻ em, hỗ trợ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, phòng chống lao, phòng chống HIV/AIDS... đã mang lại hiệu quả tích cực. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 58‰ (1990) xuống còn 24 ‰ (2011), dưới 1 tuổi từ 31‰ (2001) xuống còn 15,5 ‰ (2011).
65. Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 sẽ tập trung vào các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội để nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi thực hiện các quyền của trẻ em; xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em; khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, gia đình, cộng đồng, người dân và trẻ em tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; củng cố hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm việc với trẻ em ở các cấp, các ngành; kiện toàn và phát triển mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở; nâng cao chất lượng công tác theo dõi, giám sát và đánh giá.
Người khuyết tật
66. Việt Nam đã ký Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2008 và dự kiến hoàn thành thủ tục phê chuẩn trong năm 2014, cũng như đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách nhằm thúc đẩy quyền của người khuyết tật. Trong lộ trình phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tất, Việt Nam đã ban hành Luật về người khuyết tật năm 2010 và xây dựng các văn bản thi hành. Trong giai đoạn 2010-2013, đã có 13 văn bản dưới Luật được ban hành có liên quan tới người khuyết tật trong các lĩnh vực truyền thông, thể thao, du lịch, tiếp cận an sinh xã hội và thúc đẩy thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ.
67. Chính sách chung của Nhà nước là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng về các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của họ để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Người khuyết tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
68. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, đồng thời thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về 7 lĩnh vực ưu tiên trong Thập kỷ thứ II Thiên niên kỷ Biwako về người khuyết tật khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đề án chia làm 2 giai đoạn với những chỉ tiêu cụ thể nhằm thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, xây dựng, giao thông, công nghệ thông tin, văn hóa, thể thao, pháp lý… Bên cạnh đó, Chính phủ cũng triển khai một loạt các chính sách trợ giúp người khuyết tật như đề án trợ giúp phục hồi chức năng cho người tâm thần; tham gia và thực hiện các sáng kiến của quốc tế và khu vực; tăng cường sự tham gia của người khuyết tật và bảo vệ quyền của người khuyết tật; hỗ trợ thành lập các tổ chức tự lực của người khuyết tật; trợ giúp đào tạo nghề và tạo việc làm; cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng các công trình văn hoá, công cộng và các dịch vụ xã hội cơ bản khác của người khuyết tật.
Người dân tộc thiểu số
69. Nhà nước Việt Nam thực hiện đường lối nhất quán là các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ. Hệ thống pháp luật Việt Nam liên tục được hoàn thiện, đáp ứng cơ bản chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số. Người dân tộc thiểu số được tạo điều kiện tham gia hệ thống chính trị, quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham chính ngày càng tăng, số lượng đại biểu Quốc hội là dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ dân số. Trong 4 nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số chiếm từ 15,6% đến 17,27%, trong khi người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,3% dân số. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 là 18%, cấp huyện là 20%, cấp xã là 22,5%.
70. Trong giai đoạn 2006 – 2012, Nhà nước đã có 160 văn bản quy phạm pháp luật về chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, với kinh phí từ ngân sách lên tới 55.000 tỷ đồng (tương đương 2,6 tỷ đô la Mỹ). Với nguồn lực như vậy, nhiều chính sách đã phát huy hiệu quả tốt như Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; Chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng có đông người dân tộc thiểu số giảm từ 32,6% năm 2009 xuống còn 24,3% năm 2012. Cơ sở hạ tầng có sự cải thiện rõ rệt: 98,6% xã có đường ô tô; 99,8% số xã và 95,5% số thôn được sử dụng điện sinh hoạt.
71. Năm 2012, 100% xã đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi bậc giáo dục tiểu học bình quân cả nước đạt gần 98%, trong đó 95% trẻ em dân tộc thiểu số được đến trường. Tất cả các tỉnh vùng có đông dân tộc thiểu số đều có trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường dạy nghề và đào tạo nghiệp vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, quản lý kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế. Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82 quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số. Năm 2012, đã có 32 tỉnh tổ chức dạy và học 12 tiếng dân tộc thiểu số. Tính đến hết năm 2012, cả nước có 2.629 lớp học chữ tiếng dân tộc với 136.600 học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hợp tác với UNICEF thí điểm thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ tại 3 tỉnh Lào Cai, Trà Vinh, Gia Lai bước đầu đạt kết quả tốt.
72. Mạng lưới y tế phát triển nhanh chóng ở vùng có đông dân tộc thiểu số, hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế xã đã được quan tâm đầu tư, 99,39% xã có trạm y tế, 77,8% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đến năm 2011 có 94,2% số thôn có cán bộ y tế. Đồng bào dân tộc được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đồng bào nghèo được khám chữa bệnh miễn phí. Các dịch bệnh ở vùng dân tộc và miền núi như sốt rét, bướu cổ cơ bản được khống chế; giảm đáng kể tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng...
73. Năm 2011, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”, thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số. Đề án tập trung ưu tiên phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số rất ít người. Người dân tộc thiểu số ở tất cả các vùng miền được tham gia hoạt động văn hóa mang bản sắc các dân tộc, 92% người dân được nghe đài phát thanh, 85% được xem truyền hình, nhiều chương trình phát bằng tiếng dân tộc thiểu số như: Mông, Thái, Êđê, Chăm, Khmer... Nhiều di sản văn hóa các dân tộc được công nhận là di sản văn hoá cấp quốc gia như: “Lễ hội Lồng Tồng” của dân tộc Tày, “Lễ Cấp sắc” của dân tộc Dao. Tổ chức UNESCO đã công nhận một số di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là di sản văn hóa thế giới như: “Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên", "Thánh địa Mỹ Sơn"...
74. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong vùng dân tộc và miền núi có chuyển biến tích cực, dịch vụ trợ giúp pháp lý đang tiếp cận với người dân. Thực hiện Luật trợ giúp pháp lý, 100% các tỉnh, thành phố đã có các Trung tâm trợ giúp pháp lý. Các Trung tâm này cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng… để giúp đỡ người nghèo, người dân tộc thiểu số giải quyết các vướng mắc về pháp luật. Từ năm 2009 đến hết 2012, các tổ chức trợ giúp pháp lý đã thực hiện trợ giúp hơn 200.000 lượt đối tượng là người dân tộc thiểu số, thành lập gần 2.000 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở các xã để phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân, trong đó có người dân tộc thiểu số.
IV. Những ưu tiên và cam kết trong việc tiếp tục thúc đẩy và bảo về các quyền con người ở Việt Nam
A. Các thách thức còn tồn tại
75. Khuôn khổ pháp luật về quyền con người ở Việt Nam mặc dù đang từng bước được kiện toàn nhưng vẫn chưa đồng bộ, một số lĩnh vực chưa theo kịp với sự thay đổi của cuộc sống, chậm được sửa đổi, bổ sung. Năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật và việc tuyên truyền pháp luật về quyền con người đến các ngành, các cấp, các địa phương vẫn còn hạn chế, khiến cho việc triển khai còn khó khăn, bất cập. Bản thân người dân chưa hiểu biết đầy đủ về các quy định của pháp luật để thực hiện quyền của mình một cách đầy đủ và hiệu quả. Việc kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng có những vi phạm chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.
76. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt các nguồn lực dành cho phát triển, đặc biệt trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ và bảo đảm các quyền của các nhóm yếu thế trong xã hội. Những rủi ro về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, mà đối tượng chịu tác động nặng nề nhất chính là các nhóm xã hội yếu thế, đặc biệt là người nghèo, vẫn là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Do thiếu hụt nguồn lực, tầm bao phủ của hệ thống an sinh xã hội hiện nay còn khiêm tốn, nhất là đối với người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương. Phần lớn người nghèo sống ở các khu vực nông thôn và miền núi, tham gia vào các hoạt động nông nghiệp và ít nhận được hỗ trợ từ các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
77. Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong việc thực hiện MDGs về giảm nghèo nhưng vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là giải quyết vấn đề bất bình đẳng và giảm nghèo bền vững. Phần lớn người nghèo là cư dân nông thôn và người dân tộc thiểu số. Do người dân tộc thiểu số cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về các điều kiện sản xuất, phát triển kinh tế, giao thông, tiếp cận thị trường nên tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo còn chiếm khá cao. Hơn nữa, giảm nghèo hiện nay chưa bền vững do một số hộ gia đình mặc dù đã thoát nghèo nhưng khả năng tái nghèo rất cao do thiên tai, thời tiết, tai nạn lao động, giao thông... Năng lực tài chính yếu kém cùng với nguồn lực bảo trợ xã hội hạn chế khiến cho các hộ gia đình cận nghèo dễ bị rơi trở lại cảnh nghèo đói.Bên cạnh đó, nghèo đô thị đang nổi lên là một vấn đề đáng lo ngại do dòng người di cư từ nông thôn ra các đô thị ngày một tăng.
78. Giáo dục là lĩnh vực được Nhà nước coi trọng và đầu tư lớn, tuy nhiên trên thực tế còn nhiều tồn tại chưa được khắc phục như sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; cải cách giáo dục trong công tác giảng dạy và học tập, cải tiến thiết bị, cơ sở vật chất trường học… Giáo dục về nhân quyền trong các cấp học chưa được đầu tư thỏa đáng. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giảng dạy về quyền con người nói chung và các quyền cụ thể còn sơ sài và chưa phù hợp với cấp học và độ tuổi.
79. Các quan niệm lạc hậu, cổ hủ vẫn còn tồn tại khiến cho nhiều nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số chưa ý thức và chủ động trong việc bảo vệ các quyền của chính mình. Tư tưởng “trọng nam hơn nữ” là trở lực cho nhận thức và thực hiện bình đẳng giới, định kiến xã hội vẫn tạo nên sự kỳ thị nhất định đối với người dân tộc thiểu số, người khuyết tật… Những hạn chế về nguồn lực khiến việc thực hiện các chương trình và chính sách đạt hiệu quả chưa cao, đặc biệt là trong việc tăng cường dịch vụ hỗ trợ và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của trẻ em, người khuyết tật, người già…
B. Những hướng ưu tiên(HỨA HẸN)
80. Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiện toàn hệ thống pháp luật trên nguyên tắc phát huy nhân tố con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân, đảm bảo hệ thống pháp luật quốc gia hài hòa và phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế. Chính phủ nỗ lực đẩy mạnh các chương trình cải cách hành chính nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, phát huy dân chủ và nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền, tăng cường các thể chế quốc gia bảo vệ quyền con người, trong đó có việc nghiên cứu khả năng thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia.
81. Khả năng tiếp cận với các loại hình an sinh xã hội được xếp là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức sống của người dân. Thực tế cho thấy việc giảm thu nhập, lạm phát và bệnh tật là ba trong số các nguyên nhân chính làm giảm mức sống của người dân. Do đó, an sinh xã hội là giải pháp bảo vệ cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung các chính sách để tăng khả năng tiếp cận của các nhóm yếu thế vào hệ thống an sinh xã hội, nghiên cứu khả năng phát triển loại hình bảo hiểm nông nghiệp.
82. Chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu và phát triển xã hội. Nhận thức được tầm quan trong của phát triển nguồn nhân lực, Chính phủ đã đưa ra các chính sách quốc gia và sẽ tiếp tục đầu tư hơn nữa cho hệ thống giáo dục hướng đến hai mục tiêu: (i) tăng tỉ lệ nhập học đúng tuổi ở mọi cấp giáo dục; và (ii) nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục về quyền con người là hướng ưu tiên đặc biệt nhằm nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân.
83. Chính phủ ghi nhận tầm quan trọng của bình đẳng giới trong phát triển kinh tế, xã hội thông qua việc xây dựng hai chương trình quy mô quốc gia là Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015. Những chính sách này đã khẳng định bình đẳng giới là yếu tố tiền đề để xây dựng một nguồn nhân lực vững mạnh, cũng như đẩy mạnh chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung các chính sách và chiến lược nhằm tăng cường nhận thức về bình đẳng giới, thay đổi thái độ và tư tưởng về giới vốn là định kiến trong xã hội; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là ở các nhóm yếu thế và trong các lĩnh vực có tính chiến lược như giáo dục, y tế, việc làm.
84. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hướng đến một xã hội khỏe mạnh và được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ cả về thể chất và tinh thần, là một trong những hướng ưu tiên cao của Chính phủ. Nỗ lực của Chính phủ thời gian tới sẽ tập trung vào các vấn đề: giảm tỉ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, tăng cường hiệu quả thực hiện các Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chiến lược dinh dưỡng quốc gia, Chiến lược quốc gia về sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AID.
85. Với mục đích tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực phục vụ cho việc bảo đảm tốt hơn các quyền con người, Chính phủ Việt Nam chủ trương tiếp tục tăng cường hợp tác với tất cả các quốc gia, các cơ chế và tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc có liên quan đến quyền con người; tham gia tích cực và có trách nhiệm vào công việc của Hội đồng Nhân quyền, hợp tác đầy đủ và xây dựng với các Thủ tục đặc biệt, trong đó có việc xem xét tích cực các đề nghị vào thăm; thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với các Công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường hiệu quả các cơ chế đối thoại song phương thường kỳ về quyền con người.
-------------------
-Phụ lục 1
-- Việt Nam luôn nỗ lực thực thi các chính sách về quyền con người (TTXVN).
- Việt Nam báo cáo LHQ về nhân quyền (VNN). - Việt Nam bảo vệ hồ sơ trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (DV). - Người dân không kỳ vọng Việt Nam cải thiện sau Kiểm điểm Nhân quyền UPR (VOA). - Giới chức LHQ: Kiểm điểm nhân quyền là cơ hội hiếm hoi cho VN (VOA). - Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam (BBC). - Hàng trăm người Việt biểu tình trước UPR (BBC).
- Kiểm điểm định kỳ về tình hình nhân quyền Việt Nam (RFI). - Nhân quyền Việt Nam: ‘Nói và làm’ (BBC). – UPR : Giới bảo vệ nhân quyền tăng sức ép với Việt Nam (RFI). – Bốn “khúc xương ngang họng” nhà cầm quyền CSVN (Chép Sử Việt).
- Nhân quyền ở Việt nam: Hứa và thực hiện (RFA). – Phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành từ Geneve(RFA). – Phỏng vấn LS. Hà Huy Sơn từ Geneve (RFA). – Cá nhân và NGO tác động lên UPR như thế nào?(RFA).
- Trực tiếp phiên điều trần UPR về tình trạng nhân quyền Việt Nam (DLB). – Việt Nam bị ‘nội công,’ ‘ngoại kích’ về nhân quyền (Người Việt).
- Việt Nam phải có tự do thông tin, tự do tôn giáo, chống tra tấn và bảo vệ trẻ em (DCCT). – UPR và Nguyễn Hữu Cầu, hai đường thẳng song song (Blog RFA).
- Việt Nam bảo vệ hồ sơ trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (PT). - Việt Nam trình bày Báo cáo Quốc gia tại Hội đồng Nhân quyền (VOV).
- Gia nhập TPP: Năm cơ hội và năm thách thức (PLTP). - “Kỳ vọng vào ngành được hưởng lợi khi ký TPP” (VnEco). -
-Son Tran
-Vận động cho nhân quyền VN trước cuộc kiểm điểm UPR của Hà Nội
VOA-13.01.2014
Các chiến dịch vận động nhân quyền Việt Nam được tiến hành ráo riết tại Mỹ trước cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hà Nội ở Liên hiệp quốc.
Hai cuộc vận động mang tên ‘Chiến dịch xóa bỏ tra tấn ở Việt Nam’ và ‘Chiến dịch Đòi tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam’ được Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS phối hợp với các tổ chức bảo vệ nhân quyền đồng loạt phát động, với cao điểm là cuộc điều trần của thân mẫu nhà hoạt động đang bị giam cầm Đỗ Thị Minh Hạnh tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16/1.
Bà Trần Thị Ngọc Minh sẽ cùng với thân nhân các tù nhân lương tâm khác trên thế giới điều trần trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos lúc 10 giờ sáng thứ năm tuần này về thực trạng bị giam cầm, tra tấn của các nhà bất đồng chính kiến.
Đây là các nỗ lực mới nhất kêu gọ cho nhân quyền Việt Nam trước khi Hà Nội báo cáo thành tích nhân quyền lần thứ nhì theo thể thức UPR bốn năm một lần tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào ngày 5/2 tới đây.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, người đứng đầu ban vận động, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS cho biết thêm chi tiết về các chiến dịch này:
Tiến sĩ Thắng: ‘Chiến dịch xóa bỏ tra tấn ở Việt Nam’ được phát động tại Mỹ, trên toàn thế giới, và ngay tại Việt Nam với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có uy tín trong và ngoài nước, của người Việt cũng như của quốc tế.
VOA: Với phạm vi phát động rộng như vậy, xin ông cho biết nội dung hoạt động của chiến dịch và cách vận hành như thế nào?
Tiến sĩ Thắng: Nội dung của chiến dịch là vận động quốc tế đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam sắp ra kiểm điểm định kỳ về nhân quyền UPR tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Vấn đề tra tấn ở Việt Nam hiện nay rất phổ cập. Đó là mối quan tâm lớn của chính phủ Hoa Kỳ, Liên hiệp quốc, và nhiều quốc gia tự do dân chủ khác. Chúng tôi huy động sự tham gia của quần chúng và các tổ chức xã hội dân sự đang hình thành trong nước đóng vai trò theo dõi, báo cáo các vi phạm về vấn đề tra tấn. Chúng tôi hy vọng sẽ áp lực Việt Nam ban hành luật để áp dụng vào thực tế Công ước Chống tra tấn mà Việt Nam vừa ký kết, chẳng hạn như có biện pháp trừng trị những kẻ tra tấn và bồi thường cho nạn nhân.
VOA: Các cá nhân, tổ chức trong nước theo dõi và báo cáo tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Bước tiếp theo, trên phạm vi quốc tế, chiến dịch sẽ vận động đến các cơ quan nào cụ thể?
Tiến sĩ Thắng: Liên hiệp quốc có một báo cáo viên đặc biệt về vấn đề tra tấn. Một khi có các báo cáo, vấn đề sẽ được xem xét xem đúng là có tình trạng tra tấn hay không, và vị báo cáo viên này sẽ liên lạc với Việt Nam để phối kiểm, đặt vấn đề với chính quyền Hà Nội. Bộ Ngoại giao Mỹ và chính phủ Hoa Kỳ nói chung rất quan tâm đến nạn tra tấn đang diễn ra tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phối hợp với các tổ chức quốc tế chuyên về chống tra tấn để theo dõi, xóa bỏ tình trạng tra tấn ở Việt Nam.
VOA: Các trọng tâm thường thấy trong công cuộc vận động nhân quyền Việt Nam lâu nay là vận động phóng thích tù nhân lương tâm hay lên án các vi phạm nhân quyền. Vấn đề chống tra tấn giờ đây trở nên nổi bật phải chăng vì Việt Nam vừa ký Công ứơc Chống tra tấn với Liên hiệp quốc, hay có một yếu tố quan trọng nào khác để đây trở thành một điểm nhấn trong chiến dịch hiện tại?
Tiến sĩ Thắng: Việt Nam trong nhiều năm hứa hẹn với quốc tế, đặc biệt với Mỹ, rằng sẽ ký vào Công ước Chống tra tấn vì tra tấn là một hình thức vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trong tất cả các hình thức khác. Hoa Kỳ đã tập trung vào lĩnh vực này trong nhiều năm. Khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Việt Nam muốn chứng tỏ thiện chí bằng cách ký vào bản Công ước mà họ đã hứa hẹn từ nhiều năm. Đây là một cơ hội để chúng ta phát động một chíên dịch dài hạn và rộng khắp để xóa bỏ tận gốc rễ nạn tra tấn ở Việt Nam.
VOA: Song song với ‘Chiến dịch xóa bỏ tra tấn ở Việt Nam’, BPSOS cũng phát động và tiến hành ‘Chiến dịch Đòi phóng thích tù nhân lương tâm’ với cuộc điều trần ngày 16/1 tại Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos, Quốc hội Mỹ. Trong số các nhân chứng ra điều trần sắp tới có mẹ của nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh. Vì sao trường hợp của cô Hạnh được chú ý trong dịp này mà không phải là một nhân vật bất đồng chính kiến nào khác?
Tiến sĩ Thắng: Chúng tôi chọn lọc khá kỹ lưỡng. Trường hợp cô Hạnh là giao điểm của ba chiến dịch mà chúng tôi đang tiến hành. Thứ nhất, về chống tra tấn, cô Hạnh là nạn nhân bị tra tấn rất trầm trọng trong tù.
Thứ hai, cô là một tù nhân lương tâm, phù hợp với chiến dịch của chúng tôi đòi trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Thứ ba, chúng tôi vận động gắn kết điều kiện nhân quyền vào thương ước Hợp tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP giữa Mỹ với Việt Nam, trong đó quyền của người lao động là một trong những vấn đề rất nổi bật mà chúng tôi đang muốn thúc đẩy. Cô Hạnh vì đấu tranh cho quyền của người lao động trong nước mà bị đi tù với bản án rất nặng.
VOA: Khác với những lần điều trần trước chỉ xoay quanh riêng vấn đề của Việt Nam, lần này nói về vấn đề tù nhân lương tâm quốc tế với các nhân vật ra điều trần là thân nhân của nhiều tù nhân lương tâm tại nhiều nước khác nhau trên thế giới. Điểm nổi bật này có sức mạnh thế nào so với các cuộc điều trần riêng về vấn đề Việt Nam trước nay?
Tiến sĩ Thắng: Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos cố gắng đẩy phong trào tranh đấu cho tù nhân lương tâm trên quy mô toàn thế giới và ở Quốc hội Hoa Kỳ, huy động các dân biểu và thượng nghị sĩ tham gia vì vấn đề tù nhân lương tâm là mấu chốt để thay đổi tình trạng vi phạm nhân quyền trên thế giới. Đây là khởi đầu của năm 2014 để lôi kéo sự quan tâm, chú ý, và nhập cuộc của tất cả các dân cử liên bang Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Mỹ, và tất cả các tổ chức nhân quyền lớn nhỏ trên thế giới và tại Mỹ.
VOA: Là người trong ban vận động, ông kỳ vọng hiệu quả tức thì ngay sau cuộc điều trần lần này sẽ như thế nào?
Tiến sĩ Thắng: Hiệu quả tức thì là tạo nên ý thức trong tất cả những người tham dự và rộng hơn về tình trạng nhân quyền, đặc biệt là tình trạng của những người đã đứng ra để đấu tranh nhân quyền cho người khác. Thứ hai, sẽ có những hành động cụ thể để giải cứu, đòi tự do cho những tù nhân lương tâm như ở Việt Nam.
VOA: Kế hoạch vận động tiếp nối, cho đến kỳ kiểm điểm nhân quyền phổ quát UPR của Việt Nam, sẽ như thế nào?
Tiến sĩ Thắng: Bước tiếp theo, chúng tôi sẽ phổ biến bản phúc trình được nghiên cứu từ 2 năm nay với những chi tiết, thông tin, dữ kiện rất chi li, có phối kiểm về tình trạng tra tấn ở Việt Nam. Tài liệu này sẽ được sử dụng làm căn bản để tranh đấu đòi Việt Nam phải thay đổi chính sách, luật lệ để chấm dứt nạn tra tấn. Trong phúc trình này có từng mốc điểm một chúng tôi đưa ra yêu cầu Việt Nam từng bước thực hiện với sự chú ý của quốc tế và sự kiểm soát, theo dõi, và báo cáo của chính người dân trong nước.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông về thời gian dành cho cuộc nói chuyện này
Son Tran
Dân Làm Báo Blog - Hồ sơ nhân quyền: Đàn áp Pháp Luân Công tại Việt Nam có hệ thống -
Dẫn chứng về việc vu khống của báo đài các tỉnh:
Tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân tuyệt thực
www.rfa.org
... Ông cho biết thêm rằng sẽ tuyệt thực cho đến khi phiên xử phúc thẩm diễn ra, và nếu phiên phúc thẩm chỉ là kịch bản soạn sẵn thì ông sẽ tiếp tục tuyệt thực để phản đối.
-Các diễn biến chínhNhân quyền Việt Nam: 'Nói và làm'
Phiên Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ cho Việt Nam (UPR) diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva trong ngày 5/2 từ 20:30 tới 24:00 giờ Việt Nam.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 07:47:47 GMT
Liên Hiệp Quốc thực sự có thể làm được gì để cải thiện tình trạng Nhân quyền Việt Nam?
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 08:27:24 GMT từ Khanh Vu Duc qua Facebook
Ở Việt Nam dân chủ là dân chủ tập trung, tự do là tự do trong khuôn khổ. Nhưng xã hội thanh bình, trật tự xã hội ổn định là cái rất đáng để ta trân trọng và gìn giữ. Do vậy việc cần làm là chỉ tìm cách nới rộng cái "tập trung", cái "khuôn khổ" đó và chỉ thế mà thôi.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 08:45:21 GMT từ Hoàng Trung Nguyễn qua Facebook
Nhắc lại quyết định của Việt Nam muốn vào Hội đồng Nhân quyền LHQ Đài Tiếng nói Việt Nam hồi tháng 11/2013 đăng tin: "Việt Nam mong muốn tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khóa 2014 - 2016 để đóng góp tích cực hơn vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên thế giới. Việt Nam tin tưởng vào khả năng của mình đảm đương vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền và cam kết sẽ đóng góp tích cực vào công việc chung của Hội đồng để nâng cao tính hiệu quả, minh bạch, khách quan, cân bằng trên tinh thần đối thoại, hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:11:50 GMT
Thiếu tướng công an, tiến sỹ Bùi Quảng Bạ, Tổng biên tập tạp chí Nhân Quyền Việt Nam nói hồi tháng 12/2013: Nhìn lại những năm qua, trên lĩnh vực nhân quyền Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Điều này thể hiện qua việc các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa đã được phát huy; đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tự này vì thế đã dành cho Việt Nam số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu chọn thành viên cho Hội đồng nhân quyền vào tháng 11 vừa qua. Việc tham gia vào Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 sẽ là cơ hội để chúng ta tiếp tục giới thiệu với bạn bè quốc tế về những thành tựu nhân quyền đã đạt được cũng như tranh thủ các kinh nghiệm quốc tế phù hợp để các quyền con người ngày càng được đảm bảo và thực hiện tốt hơn tại Việt Nam.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:11:51 GMT
Tải xuống
Phát biểu tại Geneva, luật sư Hà Huy Sơn bày tỏ quan ngại về cách áp dụng các điều luật 79 và 88 trong Bộ Luật Hình sự (BLHS) và nói ông từng bị đe dọa.
Tham dự buổi Hội thảo về Trách nhiệm của Việt Nam trong Vai trò Thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ vào hôm 04/02/2013, Luật sư Sơn nói về những khó khăn khi đại diện cho những thân chủ trước tòa tại Việt Nam.
“Đối với các phiên tòa xét xử tội 79 và 88 nói xét xử là công khai nhưng thực tế là xét xử kín và người thân trong nhiều trường hợp không được dự phiên tòa.
“Nội dung hai điều 79 và 88 qui định không cụ thể và rõ ràng và công dân Việt Nam rất khó xác định gianh giới đâu là quyền của công dân và đâu là hành vi bị nhà nước cấm.
“Vì thực tế như thế nên các cơ quan tiến hành tố tụng dễ áp dụng hai điều này chủ quan và tùy tiện. Hai điều này hạn chế quyền công dân do chính Hiến Pháp Việt Nam qui định.
Luật sư Hà Huy Sơn cũng mô tả về điều ông gọi là “không thực hiện được đầy đủ được quyền luật sư qui định theo pháp luật.”
“Đôi khi tôi bị bắt lỗi và nhắc nhở và gây khó khăn cá nhân. Khi làm các vụ án cũng có nhận các cuộc điện thoại, tin nhắn đe dọa.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:11:52 GMT từ Luật sư Hà Huy Sơn
Hoàng Tử May Mắn: "Nói thẳng VN mình làm gì có nhân quyền... quyền tự do ngôn luận còn không có...đến nỗi đám tang ông Đằng còn bị giật vòng hoa, không cho vào viếng thì còn nhân quyền gì nữa." (BBC Vietnamese Facebook).
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:26:07 GMT của qua Facebook
Danh Chính: "Ai bảo VN hăng hái vào hội đồng nhân quyền, giờ thì hội đồng thế giới thay nhau ném đá rồi vậy nên đừng có gào bị chỉ trích, thích chơi thì chiều..." (BBC Vietnamese Facebook)
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:26:09 GMT của qua Facebook
Anh Xuân Lê: "Họp hành gì mà lôi ông Việt Tân vào thì khác nào chửi chính cái buổi họp đó."(BBC Vietnamese Facebook).
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:26:13 GMT của qua Facebook
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
Tôi nghĩ rằng tình hình nhân quyền của Việt Nam từ ngày Đổi Mới đến giờ đang ngày càng được cải thiện một cách rõ rệt.
Ngày trước, không thể có chuyện chúng tôi được đấu tranh một cách thẳng thắn tại nghị trường như trong những khóa Quốc hội mà chúng tôi tham gia.
Điều đó chứng tỏ các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng nhận thức được vấn đề, và cũng mong muốn có sự cải thiện về nhân quyền.
Nhưng những bước đi về nhân quyền của Việt Nam vẫn còn chậm và chắc chắn cần có những cải cách lớn hơn nữa để đảm bảo quyền dân chủ của người dân, có như vậy đất nước mới mong tiến bộ được.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:52:19 GMT
Tiến sỹ Nguyễn Quang A từ trong nước cho rằng phiên Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ (UPR) tại Geneva không phải là cách hữu hiệu nhất để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải cải thiện tình hình nhân quyền.
"Tôi nghĩ rằng chắc chắn nó sẽ có tác động gây áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam", ông nói với BBC trong cuộc phỏng vấn hôm 5/2.
"Nhưng những áp lực đấy có thực sự hữu hiệu để khiến nhà cầm quyền phải thay đổi chính sách liên quan đến nhân quyền thì tôi e rằng tính hiệu quả của nó là không nhiều."
Ông Quang A cho rằng việc Việt Nam được bầu vào hội đồng nhân quyền với tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay và cao nhất trong phiên bầu vừa qua "chứng tỏ rằng những ảnh hưởng quốc tế hoặc là bản thân những tổ chức đó cũng không thực sự được như tên gọi của nó."
"Tôi nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là người dân trong nước Việt Nam, nếu hiểu được quyền của mình, thì cứ ra sức thực thi quyền của mình ở mọi lĩnh vực."
"Đó mới là áp lực mạnh mẽ nhất để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thừa nhận những quyền đó của người dân và từ từ không chỉ thừa nhận mà phải ghi nhân bằng pháp luật những quyền đó."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 09:52:23 GMT
Bình luận về nhận định của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh rằng "vẫn luôn luôn có những thế lực tìm cách để chỉ trích" Việt Nam về quyền con người "vì những mục tiêu khác nhau", giáo sư Tương Lai nói:
"Đứng về ngôn từ ngoại giao thì tôi cho rằng ông Ngoại trưởng Phạm Bình Minh không thể nói khác. Nếu muốn giữ nguyên vị trí hiện nay thì phải nói theo xu hướng chung của đường lối đang được vận hành hiện nay".
"Phải đặt mình vào trong vị thế của ông ấy."
"Vấn đề cần lên án, không phải là một ông A, ông B, ông C, mà là lên án chung một đường lối."
Trong khi đó trả lời RFA, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, ông Đặng Xương Hùngbình luận về thông điệp của Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh:
"Với cá nhân anh Phạm Bình Minh Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao thì tôi rất kính trọng và khâm phục. Tuy nhiên phát biểu của anh ấy vừa rồi thì tôi thấy là các anh ấy dù đã đứng trong vị trí Phó thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao nhưng vai trò của anh ấy cũng chỉ thực thi cái chỉ đạo của Bộ chính trị, do đó bài phát biểu của anh ấy thì bản thân tôi tôi thấy là không khéo léo.
"Anh ấy có thể nói theo một cách khác. Nếu nói như vậy trong nội bộ đảng để khuyến khích lẫn nhau thì được chứ còn nói ra với bên ngoài thì điều đó là cái bệnh của lãnh đạo khi phải thi hành chỉ thị của đảng."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 10:00:51 GMT
Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng Luật sư Hoàng Hưng, nói với BBC ông cho rằng những tiêu chuẩn về nhân quyền của Việt Nam và quốc tế sẽ "dần đạt được tính đồng thuận và hài hòa".
"Rõ ràng là những tổ chức nhân quyền thế giới thì họ có những tiêu chuẩn nhân quyền nhất định".
"Nhưng năm ngoái thì Việt Nam đã được bầu vào hội đồng nhân quyền, thì rõ ràng là chính phủ Việt Nam đã đạt được những thành tích nhất định".
"Tuy nhiên rõ ràng là tính đồng thuận về nhân quyền thì có nhiều cái còn chưa đạt được."
"Hiện nay về vấn đề quyền con người, nhà nước Việt Nam đã và đang xem xét những gì đảm bảo tính khách quan, rõ ràng theo quy định chung của quốc tế và thích hợp với điều kiện của Việt Nam".
"Rõ ràng là không thể áp đặt quyền con người của một dân tộc khác mà áp đặt vào Việt Nam được, nó có những đặc thù riêng của nó".
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 10:00:55 GMT
Ông Trần Văn Tích, một người trong ban tổ chức biểu tình cho nhóm hàng chục người từ Đức sang Thụy Sỹ nói với BBC về các mục đích của đoàn:
Chúng tôi tổ chức biểu tình là trước hết là để biểu dương lực lượng để cho chính quyền cộng sản tham gia phiên hôm nay thấy rõ khí thế chống cộng.
Mục đích thứ hai là chúng tôi muốn hướng về quốc nội. Chúng tôi đang được hưởng tự do nhưng đồng bào trong nước thiếu tất cả nên chúng tối hướng về đồng bào, những người đang ở trong nhà tù lớn.
Mục đích thứ ba là chúng tôi muốn nói với quốc tế là tập đoàn cộng sản đang ngự trị trên đất nước chúng ta gây ra biết bao nhiêu đau thương. Vì vậy tập thể cộng đồng tị nạn, cộng đồng lưu vong luôn luôn hướng về quốc nội và sẵn sàng tiếp tay đấu tranh với quốc nội để mong một ngày đất nước được tự do dân chủ. Chúng tôi mang truyền đơn bằng Anh, Pháp và Đức để phát cho quan khách, du khách có mặt tại địa điểm biểu tình.
Ông Tích cũng nói với BBC rằng số lượng người biểu tình từ Đức sang không được nhiều do điều ông mô tả là phía Việt Nam dùng thủ thuật đổi ngày UPR với Campuchia. Theo ông Tích đáng ra đã có UPR từ hôm 28/01/2014 nhưng việc Việt Nam đổi ngày khiến một số nhóm biểu tình bị động và phải hủy chuyến đi do đã mua vé trước.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 10:42:38 GMT từ Trần Văn Tích
Các nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam tới Geneva, Thụy Sỹ nói với BBC Tiếng Việtvề những thay đổi mà họ mong được thấy ở Việt Nam, trước giờ diễn ra phiên kiểm định tình hình nhân quyền Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.
Bố của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, ông Trần Duy Huỳnh nói: "Mong rằng mùa xuân năm sau" người Việt Nam sẽ sống trong xã hội tự do, bình đẳng, và nhân quyền là sự khởi đầu của một xã hội dân sự.
Nhà báo tự do Đoan Trang thì mong muốn Việt Nam sẽ không còn định hướng báo chí.
"Nhà báo Việt Nam sẽ không còn bị cản trở tác nghiệp, sẽ không còn màn nhắn tin chỉ đạo, màn răn dạy báo chí, chúng tôi không phải là trẻ con," nhà báo nói.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 10:52:04 GMT từ BBC Vietnamese qua Facebook
Luật sư đấu tranh dân chủ Lê Công Định: Sự kiện “Mùa xuân Ả Rập” cho thấy không thành trì nào không thể sụp đổ trước lòng căm phẫn của người dân. Cái chết của nhà độc tài Gaddafi ở Libya là tấm gương lớn cho những ai cùng chung ảo tưởng với ông. Trước khi bị sát hại, ông vẫn tin và tuyên bố không ngượng rằng chế độ của ông là do lịch sử và nhân dân Libya lựa chọn. Song lịch sử và nhân dân đã chọn một cách khác cho ông mà chúng ta đều đã chứng kiến.
Việt Nam cũng đã thay đổi. Thời “sự im lặng của bầy cừu” không còn nữa. Trước đây, đôi lúc tôi cảm thấy cô đơn khi lên tiếng về những vấn đề chính trị và xã hội của đất nước. Bây giờ, xung quanh nhiều người can đảm và mạnh mẽ hơn tôi nhiều, nhất là giới trẻ. Công nghệ thông tin, mặt khác, đã tạo nên chuyển biến lớn trong nhận thức chung của xã hội ngày nay. Nhãn quan của người dân không bị che phủ bởi bức màn sắt nữa. Sự đoàn kết và khích lệ lẫn nhau ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, tôi thật sự quan ngại về tình hình kinh tế, cả vĩ mô lẫn vi mô. Đời sống của các gia đình có thu nhập thấp sẽ ra sao trong cơn khủng hoảng vô tiền khoáng hậu này? Tôi cảm thấy đau xót.
Cuộc phỏng vấn đầu Xuân ông dành cho BBC nhân dịp tròn một năm sau ngày được thả khỏi tù nhưng vẫn bị quản chế (06/2/2013).
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:03:08 GMT từ Luật sư Lê Công Định
Tải xuống
Đại diện một tổ chức nhân quyền cho rằng Việt Nam chỉ chấp nhận khuyến nghị về nhân quyền thôi là chưa đủ.
Cô Judy Taing, phụ trách về Á Châu thuộc tổ chức Article 19 với chi nhánh ở New York, trả lời BBC tại Geneva vào hôm 04/02/2014, một ngày trước ngày Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền mà Việt Nam tham gia.
"Cái chính là trong bốn năm tới họ [Việt Nam] cần đưa ra các chính sách và xây dựng cơ sở hạ tầng để làm sao những đề nghị đó được thực hiện tới cùng bằng các biện pháp ý nghĩa, theo tiêu chuẩn quốc tế," cô Judy Taing trả lời khi được hỏi về ý kiến của ông Phạm Bình Minh rằng Việt Nam đã "làm tốt" trong vấn đề nhân quyền.
Cô cũng nhấn mạnh rằng các kêu gọi tăng cường nhân quyền đối với Việt Nam không phải do "không thích Việt Nam", mà mong Việt Nam "đứng lên bắt đầu giải quyết mọi việc".
Judy Taing cũng nói với BBC hôm 4/2 rằng "tiêu chuẩn về nhân quyền là như nhau trên cả thế giới".
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:06:12 GMT từ Judy Taing, Article 19
Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Hùng (BBC tiếng Việt) ở Geneva, Giám đốc Đài Á châu Tự do (RFA) bà Libby Liu nói:
"Những tuyên ngôn trên mạng là một nguồn rất lớn để chính phủ Việt Nam bắt giữ, bỏ tù và trừng phạt nhiều người.
Họ vẫn đang theo dõi, kiểm soát và thậm chí cả trả thù những người lên tiếng trên mạng. Chúng ta cũng thấy được ảnh hưởng của cộng đồng mạng internet đối với những kêu gọi biểu tình trong đời thực.
Rất đáng tiếc là nhiều lần chính phủ Việt Nam đã theo dõi và ngăn chặn mọi người.
Chúng tôi biết rằng một trong những người đáng ra hôm nay tham gia làm chứng đã bị chặn lại ở biên giới và không thể tới dự sự kiện hôm nay.
Đây là những chiến lược mà chính phủ dùng để kìm nén tự do ngôn luận dù là với tư cách cá nhân hay trên mạng.
Họ coi các hoạt động trên mạng là nghiêm trọng vì có mối nguy hiểm thực sự thành hình từ bên ngoài Việt Nam."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:14:16 GMT từ Libby Liu
Nhân quyền Mỹ - Việt: Hồi tháng 7/2013, Tổng thống Barack Obama nói sau cuộc gặp với Chủ tịch VN, Trương Tấn Sang: "Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp."
Ông Obama cũng nói với báo giới tại Phòng Bầu dục với Chủ tịch Sang đứng bên cạnh, "Chúng tôi đã có cuộc hội đàm rất thẳng thắn về cả những tiến bộ mà Việt Nam đang thực hiện và những thách thức còn tồn tại", theo AFP.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:27:21 GMT từ BBC tiếng Việt
Thanh Hue Do: Chắc chắn sẽ chẳng có gì thay đổi, nghe rồi ghi, ghi xong rồi xé.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:30:22 GMT từ Thanh Hue Do, BBC Vietnamese Facebook qua Facebook
Báo Quân đội Nhân dân 02/02/2014: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về quan hệ giữa Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam rằng "Đảng phải chịu sự giám sát của nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân. Chỉ có làm được như vậy, thì Đảng ta mới thực sự xứng đáng là người lãnh đạo, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam".
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:32:34 GMT từ Báo Quân đội Nhân dân
David Tran: Việt Nam đang kêu gọi quốc tế giúp đở về biển đảo. Đồng thời Việt Nam cũng là nước coi thường quốc tế về nhân quyền. Thử hỏi Việt Nam có thể chơi với ai được.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 11:38:39 GMT từ David Tran, BBC Vietnamese Facebook qua Facebook
Trích Bản tài liệu tổng kết của các tổ chức PEN International, English PEN, Article 19 và Access về cam kết nhân quyền của Việt Nam kể từ năm 2009:
Trong giai đoạn 2009, Việt Nam đã chấp nhận 94 khuyến nghị của Working Group. Tuy nhiên chính phủ Việt Nam đã không thực hiện được nhiều điều trong khuyến nghị và tiếp tục đối mặt với các chỉ trích từ quốc tế cho các hành động của mình ở lĩnh vực liên quan tới tôn trọng và bảo vệ quyền tự do biểu đạt.
...Thay vì tiến bộ, tình hình nhân quyền ở Việt Nam tiếp tục đi xuống từ năm 2009, và chúng tôi đặc biệt lo ngại về quyền tự do biểu đạt, đàn áp tiếp diễn, bắt bớ cá cây viết, nhà báo, những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 12:54:34 GMT từ UPR Submission
Thân mẫu của luật sư Lê Quốc Quân nói bà mong Việt Nam sớm có thay đổi để con trai bà không còn phải ở tù và bà sẽ được đoàn tụ với tất cả tám người con của mình trong những ngày Tết chứ không phải đi vận động nhân quyền xa nhà như dịp Tết Giáp Ngọ này.
Bà Nguyễn Thị Trâm nói “Tôi mong rằng trong năm mới sẽ có những thay đổi cho hết cái chế độ đi, thay đổi cho tự do, cho hết nhà tù chính trị, để cho đất nước Việt Nam được đổi mới, gia đình tôi, cho con tôi đỡ khổ đi và đất nước được lớn mạnh.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 12:55:12 GMT từ Mẹ luật sư Lê Quốc Quân
Ông Leon Saltiel, Phó Giám đốc tổ chức UN Watch nói vào tháng Ba sẽ cùng các tổ chức phi chính phủ gửi đơn kháng nghị tới tất cả các tổ chức Nhân quyền để từ chối Việt Nam và các quốc gia tương tự như Việt Nam không tôn trọng, thậm chí vi phạm các tiêu chuẩn cao nhất về nhân quyền.
"Chúng tôi rất quan ngại khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền. Hồi tháng 11 chúng tôi tổ chức một sự kiện lớn ở New York kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc không bầu Việt Nam vì quốc gia này không thực hiện đủ các tiêu chí theo quy định.
Theo Giải pháp 6251 của Hội đồng Nhân quyền, quốc gia được bầu phải duy trì được tiêu chuẩn cao nhất về nhân quyền.
Chúng tôi tin rằng sau những gì đã được nghe trong sự kiện hôm nay [04/02], Việt Nam không có được điều đó, và thực ra thất bại trong các lĩnh vực tối quan trọng như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do của luật sư, thậm chí là cả tra tấn, giam giữ..."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 12:55:41 GMT từ Leon Saltiel
Phóng viên Nguyễn Hùng của Ban Việt ngữ BBC tường thuật các diễn biến mới nhất. Trong bài viết " Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam", Nguyễn Hùng nhận xét:
Và nếu tự do mà các nhà hoạt động muốn to như cái chiếu trong khi họ cho rằng Hà Nội chỉ muốn cho người dân tự do bằng cái chén thì những lời qua tiếng lại sẽ không bao giờ chấm dứt.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 13:11:35 GMT từ Nguyễn Hùng, BBC tiếng Việt
Hai vợ chồng người gốc Việt, ông Đoàn Văn Bất và bà Đào Đông Nghi từ Đức cũng bay sang Geneva để tham dự biểu tình.
Ông Bất nói ông muốn có mặt trong đoàn biểu tình hôm nay để nói lên tiếng nói của những người ở Việt Nam không được nói, nhằm đóng góp một phần nhỏ cho tiến trình dân chủ ở Việt Nam.
Đoàn từ Đức sang Geneva lần này có một xe bus chở ba mươi người, cùng vợ chồng ông và một người nữa đi máy bay. Ông nói ông được biết còn một số người nữa từ Đức đi nhưng không đăng ký đi cùng nhóm của ông.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 13:47:39 GMT từ Ông Đoàn Văn Bất và bà Đào Đông Nghi
Tải xuống
Ông Nam Lộc từ California, Hoa Kỳ: Lần biểu tình này quan trọng hơn nhiều lần biểu tình khác bởi vì chúng tôi muốn nói lên tiếng nói cho những người tranh đấu ở trong nước hiểu rằng người Việt từ khắp năm châu đều hỗ trợ cuộc tranh đấu đó của quí vị và họ không có cô đơn, và đồng thời chúng ta cần phải nói lên tiếng nói cho những người không nói được ở trong nước.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 13:48:57 GMT từ Nam Lộc
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Hà Kim Ngọc đọc bài diễn văn bằng tiếng Anhnói rằng:
"Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy tự do và các quyền con người, vốn là nguyên tắc chủ đạo cho mọi chính sách và chiến lược cho phát triển kinh tế xã hội quốc gia."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 13:59:18 GMT
Ông Ngọc (đứng thứ hai từ phải sang)
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: (tiếng Anh) "Việc thực thi pháp luật không phải lúc nào cũng tốt...Việt Nam tiếp tục cải cách để cắt giảm tệ quan liêu, tham nhũng và cải thiện việc bảo vệ nhân quyền."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:08:39 GMT
Trả lời báo Điện tử ĐCSVN không lâu trước phát biểu tại Geneva, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nói: "Chúng ta sẽ tham gia tích cực tại Hội đồng Nhân quyền LHQ và Ủy ban Nhân quyền ASEAN; bảo vệ Báo cáo quốc gia theo cơ chế Kiểm điểm định kỳ phổ quát chu kỳ II của LHQ; chủ động thúc đẩy và tăng cường đối thoại, chia sẻ thông tin với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong lĩnh vực nhân quyền, qua đó giảm thiểu và vô hiệu hóa việc lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá ta."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:10:19 GMT
Sau phát biểu của Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, Đại biểu Na Uy nói: "Chúng tôi khuyến nghị Việt Nam đảm bảo có cơ chế pháp luật để truyền thông được độc lập và tự do..."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:12:35 GMT từ Đại biểu Na Uy
Đại biểu Pakistan: "Chúng tôi khuyến nghị Việt Nam đảm bảo tự do ngôn luận."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:14:42 GMT từ Đại biểu Pakistan
Đại biểu Thái Lan khuyến nghị Việt Nam lập một cơ quan độc lập về nhân quyền.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:16:56 GMT từ Đại biểu Thái Lan
Đại biểu Ba Lan khuyến nghị Việt Nam nhanh chóng thông qua Công ước chống tra tấn và lập ra cơ chế bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:17:14 GMT từ Đại biểu Ba Lan
Bồ Đào Nha cũng khuyến nghị Việt Nam lập ra một cơ quan bảo vệ nhân quyền độc lập căn cứ vào các nguyên tắc Paris và đảm bảo không xảy ra các vụ 'bị bắt đi mất tích' (forced disappearance),
Hàn Quốc khuyến nghị Việt Nam bảo vệ tự do, nhân quyền theo những công ước đã ký kết.
Moldova nói thừa nhận các nỗ lực của Việt Nam từ lần trước, bảo vệ trẻ em, chống nạn buôn trẻ em và khai thác tình dục, nhưng muốn Việt Nam bảo vệ hơn trẻ em không bị lao động cưỡng bức và bị khai thác tình dục.
Hungary hoan nghênh phái đoàn Việt Nam và thừa nhận các tiến bộ nhưng Hungary bày tỏ lo ngại về nạn kiểm duyệt mạng ở Việt Nam và mong Việt Nam có cơ chế thực hiện các cam kết không trừng trị những tiếng nói về tự do.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:22:11 GMT từ UN
Giáo sư Tương Lai nói ông vẫn ủng hộ thông điệp đầu năm với nội dung cổ súy cho dân chủ của ông Nguyễn Tấn Dũng, dù cho rằng "thủ tướng chưa có đủ điều kiện" để thực hiện lời hứa của mình.
Bình luận với BBC về việc một tháng sau khi phát biểu của ông Dũng được đưa ra, các tù nhân lương tâm vẫn chưa được trả tự do và một số nhà hoạt động bị ngăn chặn xuất cảnh trước thềm cuộc Kiểm điểm Nhân quyền định kỳ (UPR) cho Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ, ông Tương Lai nói:
"Không thể căn cứ vào một vài sự kiện để mà bác bỏ một xu hướng".
"Tôi không ngả về một ông A ông B nào hết. Khi tôi hoan nghênh thông điệp của thủ tướng, chính là hoan nghênh tư tưởng khẳng định rằng muốn tạo một động lực cho sự phát triển bền vừng thì phải thay đổi thể chế và phát huy dân chủ."
"Tôi tin rằng đó là một tuyên bố chắt lọc, còn làm được hay không, thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Không phải là ông thủ tướng muốn làm là làm được ngay."
"Có những lực lượng đối chọi với ông ấy. Nếu để ông ấy làm thì uy tín ông ấy lên cao quá, hạ thấp người khác, thì cũng rất nguy hiểm".
"Tôi chỉ đáng buồn là ông thủ tướng chưa đủ điều kiện hoặc chưa tìm mọi cách để thực thi những điều mà xã hội trông đợi".
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:29:28 GMT từ Giáo sư Tương Lai
Phát biểu 65 giây của Đại diện đoàn Hoa Kỳ:
Nội dung chính là Hoa Kỳ hoan nghênh việc Việt Nam ký Công ước Chống Tra tấn và có tiến bộ về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới và cho phép đăng ký nhiều nhà thờ hơn.
"Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và giam giữ những người thực thi các quyền phổ quát và tự do như tự do ngôn luận và hội họp. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn tiếp diễn.
"Chúng tôi lo ngại về các hạn chế đối với việc thành lập công đoàn độc lập, việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính quyền sử dụng lao động bắt buộc.
"Chúng tôi cũng thất vọng vì Việt Nam đã ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào tiến trình UPR nói chung.
"Chúng tôi khuyến cáo Việt Nam:
1. Xem xét lại luật an ninh quốc gia đang được dùng để trấn áp các quyền phổ quát và thả không điều kiện tất cả các tù nhân chính trị như Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, các ông Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức.
2. Bảo vệ các quyền của người công nhân đã được quốc tế công nhận và thực thi luật cấm cưỡng bức lao động; và
3. Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 14:47:47 GMT từ Đoàn Hoa Kỳ
Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam (ngồi giữa, hàng đầu).
Việt Nam không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, không kiểm duyệt internet, Việt nam Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tuy nhiên hạn chế quyền tự do ngôn luận theo qui định của luật Việt Nam như việc cấm kích động hằn thù tôn giáo, kích động bạo lực chống nhà nước...
Nghị định 72 không hạn chế quyền tự do ngôn luận, không có qui định nào hạn chế người sử dụng phổ biến thông tin.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:12:35 GMT từ Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam
Đại diện Afghanistan ghi nhận tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền và khuyến nghị Việt Nam tăng cường giáo dục song ngữ.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:15:53 GMT từ Đại diện Afghanistan
Trịnh Hội Facebook cá nhân:
Những gì tôi thấy là tại UN nơi tôi đang tham dự phiên UPR Việt Nam là TOÀN NÓI PHÉT. Nói phét nhiều lắm.
Nhưng đồng thời cũng rất tuyệt khi nghe lời khoác lác của phái đoàn Việt Nam. Bởi đó sẽ là chuyện nực cười và ai cũng biết vậy.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:21:34 GMT từ Trịnh Hội Facebook qua Facebook
Đại diện Bộ Công An Việt Nam (ngoài cùng bên trái hàng đầu) trả lời về việc giam giữ tội phạm an ninh quốc gia:
Cơ sở pháp lý của việc bắt giữ các tội phạm an ninh quốc gia nằm trong các điều luật của Bộ luật Hình sự, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, như các điều 19, 22 của Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).
Việt Nam tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp. VN khuyến khích người dân tham gia góp ý, phê phán, phản biện các chính sách quốc gia.
Việt Nam áp dụng các giới hạn để đảm bảo trật tự an toàn an ninh xã hội, phù hợp với điều 29 ICCPR.
Chính phủ Việt Nam đảm bảo các điều kiện sinh sống của phạm nhân. Phạm nhân được quyền nhận thư từ, thức ăn từ người thân, được nhắn tin gửi thư cho gia đình.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:25:21 GMT từ Bộ Công an Việt Nam
Nguyễn Hùng, BBC Tiếng Việt: Ông Hoàng Chí Trung, Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam (đứng bên phải) cảm ơn Trưởng phái đoàn đại diện của Campuchia ở Liên Hiệp Quốc vì đã đổi lịch làm UPR để các quan chức Việt Nam có thể "đón Tết".
Đáng ra Việt Nam có phiên UPR hôm 28/1 và hôm nay là ngày của Campuchia. Trưởng đại diện của Campuchia, Đại sứ Samol Ney nói với BBC Tiếng Việt nước ông nhận được hơn 250 khuyến cáo của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc và hy vọng sẽ thực hiện được tất cả các khuyến cáo này.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:37:21 GMT từ Nguyễn Hùng, BBC Tiếng Việt
Bim Do, BBC Vietnamese Facebook: Chuyện lớn vậy mà mấy báo trong nước sao không đăng nhở? Hay là có bàn tay thế lực thù địch nào đó bịt miệng báo hết rồi?
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:39:41 GMT từ Bim Do qua Facebook
Tải xuống
Cộng tác viên BBC Hương Vũ tường thuật từ bên ngoài trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva:
"Có khoảng hơn 200 người tụ tập biểu tình phản đối Việt Nam, mọi người đều rất hăng hái, có cả những cụ già hơn 80 tuổi.
Thế nhưng thời tiết không thuận lợi, trời rất lạnh và mưa tầm tã khiến cuộc biểu tình phải rút ngắn lại và kết thúc lúc khoảng hơn 3 giờ chiều dù dự định ban đầu là tới 4h30.
Một số người ăn mì sống chống đói do không có điều kiện nấu ăn.
Người biểu tình hô nhiều khẩu hiệu khác nhau như 'Nhân quyền cho Việt Nam', 'Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam' hay 'Đả đảo Đảng Cộng Sản'.
Các ca khúc của cố nhạc sỹ Việt Dzũng cũng được những người biểu tình đồng thanh hát.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:44:26 GMT từ Hương Vũ
#Vietnam getting slapped around at the UN human rights review right now (done every 4 years). Follow #UPR18
(Việt Nam đang bị sỉ vả tại phiên kiểm định nhân quyền LHQ vào lúc này 9 (cứ 4 năm làm một lần).
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:46:18 GMT từ Pamela McElwee @PamMcElwee qua Twitter
Đại diện của Trung Quốc chúc mừng các kết quả Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực nhân quyền.
Chẳng hạn như Việt Nam đã thúc đẩy bình đẳng giới và xóa đói giảm nghèo, và Trung Quốc bày tỏ ủng hộ sự lựa chọn độc lập của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:48:18 GMT từ Đại diện Trung Quốc
#upr18 #vietnam delegation declaration "there's no censorship on Internet" outrageous.
Phái đoàn Việt Nam tuyên bố "không kiểm duyệt Internet", xạo quá.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:52:05 GMT của RWB/RSF Asia-Pacific @RSFAsiaPacific qua Twitter
Australia hoan nghênh tiến bộ ở Việt Nam so với lần kiểm điểm trước nhưng rất lo ngại về chuyện ngăn cấm mạng Internet và dùng Luật Hình sự để ngăn chặn các ý kiến khác biệt.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 15:54:15 GMT
Đại diện đoàn Pháp nói hai nước đã có quan hệ chính trị và kinh tế nhiều năm, Pháp cũng đã nhiều lần đặt vấn đề tra tấn và hình phạt tử hình đối với phía Việt Nam từ trước đây.
Ông cũng nói Nghị định 72, điều 79 và điều 88 trong luậ Hình sự Việt Nam giới hạn tự do của con người trong quyền biểu hiện, quyền internet, và các quyền khác.
Pháp cũng mong muốn Việt Nam xem xét và xóa bỏ các hình thức tra tấn, và hình phạt tử hình.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:03:22 GMT từ Đại diện của Pháp
Bà đại diện Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Việt Nam đọc giấy bằng tiếng Việt đáp lại câu hỏi từ một nước nhưng nói sai tên nhiều nước: Xi-zi (Syria), Slôvazia (Slovakia) và đọc vấp nhiều chỗ (webtv.un.org)
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:06:20 GMT
Only at #UPR18, @Viettan communications director sitting next to Voice of Vietnam "journalist" pic.twitter.com/hy4ZNdceHf
Điều chỉ xảy ra tại phiên kiểm điểm nhân quyền 18 này. Giám đốc Truyền thông Việt Tân ngồi ngay cạnh "phóng viên" của Đài Tiếng Nói Việt Nam.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:08:42 GMT của Duy Hoang @saigonese07 qua Twitter
Đại diện Ủy ban Dân tộc Việt Nam tại Geneva nói hàng năm Nhà nước chi 8 triệu đô la để duy trì 19 tờ báo, tạp chí cho các dân tộc thiểu số. Có 2000 câu lạc bộ để phổ biến pháp luật tại các vùng dân tộc thiểu số...Hơn 4 năm qua, quyền của các dân tộc thiểu số ngày càng được đảm bảo.
Đại diện Ban Tôn giáo CP nói tới nay đã có 38 tổ chức tôn giáo được công nhận, hàng nghìn cơ sở thờ tự, tôn giáo, nhân dân được tự do hoạt động từ thiện phù hợ́p quy định của pháp luật...(webtv.un.org)
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:12:51 GMT từ webtv.un.org
Final review at #UPR18 is on Vietnam. The Netherlands gives recommendations on internet freedom and women's rights.
Phiên kiểm điểm nhân quyền Việt Nam. Hà Lan khuyến nghị tự do Internet và quyền phụ nữ.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:15:49 GMT của NL Mission in Geneva @NLinGeneva qua Twitter
Về vấn đề ứng xử giữa hai bên là chính quyền Việt Nam và các lực lượng người Việt Nam trong và ngoài nước đấu tranh và yêu sách về đẩy mạnh dân chủ, tự do, chia sẻ quyền lực và cải thiện nhân quyền, nên ra sao, hôm 05/2/2014, ông Phạm Khắc Lãm(nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Người VN ở Nước ngoài, cựu Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam) nêu quan điểm:
“Giải pháp thứ nhất là hai bên nhân nhượng nhau để đạt đến một sự đồng thuận. Có thể sự đồng thuận đó có khó khăn nhưng tôi tin rằng nếu có sự thiện chí của các bên thì chắc chắn một sự đồng thuận là có thể kiếm được.”
Tuy nhiên, ông Lãm vẫn có vẻ muốn giới hạn vấn đề nhân quyền ở Việt Nam ở năng lực nhận thức, khả năng tiếp thu ở mức độ “cơm no, áo ấm, ai cũng được học hành”.
Ông nóI:
“Quyền con người là đích cao cả toàn nhân loại phải vươn tới, bất cứ chế độ chính trị nào cũng phải đảm bảo quyền con người. Hoàn cảnh mỗi nước một khác, trình độ đạt được cũng có thể chênh lệch, so le, nhưng tôi nghĩ đó là mục tiêu chung của tất cả.
"Quyền con người ở Việt Nam trước kia không có, kể cả quyền ăn cho no, mặc cho đủ ấm, thế thì nói đến quyền con người ở Việt Nam, trước hết phải nói đến những chuyện đó. Chuyện làm sao nước nhà được độc lập, cơm no, áo ấm cho mọi người.
“Còn có những nước khác họ có những mục tiêu do tình hình khác, mục tiêu có phần khác. Còn mục tiêu của chúng ta (Việt Nam), trước mắt quyền con người có lẽ là quyền của người dân Việt Nam được sống tự do, độc lập, ăn đủ no, mặc đủ ấm, được học hành.
"Còn những nước có trình độ cao hơn, họ đòi hỏi, họ có thể có điều kiện để vươn tới quyền con người trừu tượng hơn mà không phải là vật chất cụ thể, bao gồm cả về mặt tư tưởng, về mặt này, mặt khác. Tôi nghĩ ai cũng mong muốn có quyền con người cả, nhưng hoàn cảnh lịch sử mỗi nước, mỗi dân tộc phải bằng lòng với cái mình đạt được để vươn tới cái mà mình chưa có.”
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:18:48 GMT từ Phạm Khắc Lãm
Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân.
"Trước đây không có được nói và quốc tế cũng không hiểu gì, và đây là nơi để nói và người ta còn có sự kiểm định bằng các đoàn phi chính phủ đến để nói trước các cơ quan nhân quyền quốc tế, thì tôi thấy đấy là một sự tiến bộ," chuyên gia về luật nhân quyền và luật hiến pháp nói với BBC hôm 05/2/2014.
"Về vấn đề quyền con người, cần khẳng định rằng càng ngày, nhận thức của người dân, trong nhận thức của học giả, trong cán bộ chính quyền, kể cả Đảng, nhà nước, cũng như nhân dân càng ngày càng thấy thể hiện rõ, trước hết về mặt nhận thức.
"Và người ta cảm nhận thấy trước hết là quyền của con người là gì, và về phía chính quyền, phía nhà nước cũng đã thúc đẩy quyền con người trong hiến pháp mới. Trước hết về mặt nhận thức, chúng tôi thấy đã có sự động chạm đến vấn đề này, không như trước đây, trước đây nói đến nhân quyền, không ai dám nói cả."
Theo Giáo sư Dung, có hai vấn đề cần lưu ý hiện nay đối với Việt Nam nói chung và chính quyền nói riêng trong việc đưa các nhận thức, cam kết về vấn đề nhân quyền vào thực thi trên thực tế.
Ông nói: "Có hai vấn đề tôi thấy cần phải làm, cái thứ nhất là người dân, cũng như mỗi con người, phải nhận biết được mình có quyền gì, và về phía nhà nước cũng thế, cũng phải nhận thức được người dân họ có những quyền gì, ở bên cạnh đó, nhà nước phải có trách nhiệm gì."
Về vai trò của một số phong trào xã hội dân sự và công dân của Việt Nam ở trong nước gần đây liên quan tới vận động cho cải tổ dân chủ, xã hội và nhân quyền, nhà nghiên cứu bình luận:
"Đúng là những tháng gần đây, những năm gần đây, vấn đề các hiệp hội xã hội dân sự cũng như những hoạt động của những tổ chức này ít nhiều cũng có tác dụng, người ta cũng nhận thấy quyền của các tổ chức này và phía nhà nước cũng đã ít nhiều, đỡ hơn trước đây, khi có những cản trở những tổ chức này hoạt động."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:20:09 GMT từ Giáo sư Nguyễn Đăng Dung
Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam trả lời:
Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán bảo vệ quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân. Hiến pháp mới đã công nhận các quyền này.
Nhiều tổ chức tôn giáo đã được công nhận. Đã có hơn 3000 cơ sở thờ tự mới được xây dựng.
Các tổ chức tôn giáo được liên hệ với các tổ chức tôn giáo nước ngoài, tham gia các hoạt động từ thiện.
Hàng năm, có hàng trăm lượt chức sắc tôn giáo Việt Nam được ra nước ngoài đi đào tạo.
Các sự kiện 100 năm Tin lành vào Việt Nam đã có sự tham dự của nhiều mục sư từ Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu.
Chính phủ Việt Nam cũng cho phép Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai Lễ hội Phật giáo Vesak.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:21:14 GMT từ Vietnam UPR qua Facebook
New Comer Eco, BBC Vietnamese Facebook: Vừa nghe câu.....không có kiểm duyệt internet, nghe điêu quá @@
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:27:53 GMT của New Comer Eco qua Facebook
#UPR18 #VietNam: most statements too mild for country silencing dissent. But the msg is clear: respect FoE & release political detainees.
Hầu hết các tuyên bố đều quá nhẹ lời cho một đất nước bịt miệng giới bất đồng. Nhưng thông điệp là rõ ràng: Tôn trọng tự do biểu đạt và thả những tù nhân chính trị.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:48:25 GMT của Philippe Dam @philippe_dam qua Twitter
MT @viettan Ireland concerned about harassment of journalists, bloggers, ethnic minorities and lack of independent media in #Vietnam. #UPR18
Ireland quan ngại về việc sách nhiễu nhà báo, bloggers, dân tộc thiểu số và thiếu vắng truyền thông độc lập.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 16:48:29 GMT của CPJ Asia Desk @cpjasia qua Twitter
Tran Minhtaikute bình luận: So với các nước cộng sản thì Việt Nam ta là ổn định nhất rồi, các quyền cơ bản nói chung là cũng ok, tuy chưa bằng các nước Âu châu khác.
Hy vọng sau Hiến pháp 2013 này thì những lời trên giấy mực trong Hiến pháp được cụ thể hóa trong thực tiễn hơn.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 17:00:09 GMT từ Tran Minhtaikute qua Facebook
Văn bản Đối thoại Nhân quyền Anh - Việt tháng 12/2013: "Bộ trưởng Công an Việt Nam, Trần Đại Quang tuyên bố hồi tháng 11/2013 trước Quốc hội rằng có bảy tù nhân đã bị tử hình kể từ khi án tử hình được khôi phục từ 6/8/2013/ Ông cũng đề nghị áp dụng trở lại việc thi hành án tử hình bằng xử bắn, bên cạnh tử hình bằng tiêm thuốc độc, cho đến hết năm 2015. Phó Đại sứ Anh đã nêu quan ngại của chúng tôi với ông Mai Phan Dũng, Vụ phó Vụ các tổ chức quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Hiện đang có các tin tức chưa được kiểm chứng về một vụ tử hình kéo dài ba tiếng đồng hồ ở Đà Nẵng. Nếu điều này đúng thì sẽ là một vụ vi phạm tiêu chuẩn quốc tế về tù nhân."
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 17:03:52 GMT
Đại diện đoàn Việt Nam tổng kết lại phiên họp trong ngày 05/02 rằng những thắc mắc mà các tổ chức quốc tế và các quốc gia đưa ra đều được ghi chép và tiếp nhận cẩn thận.
Việt Nam nói sẽ làm tốt hơn để quảng bá và bảo vệ quyền con người, trong đó có các động tác như xem xét về lĩnh vực tra tấn và chăm sóc người khuyết tật trong năm 2014, của người tị nạn, những người không tổ quốc và quyền của các lao động di cư cùng gia đình.
Việt Nam sẽ xem lại hệ thống pháp luật và phối hợp với các tổ chức nước ngoài để làm việc với các nhóm đối tượng cụ thể.
Quốc gia này cũng cam kết sẽ cho các báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền vào Việt Nam, nhưng riêng các báo cáo viên đặc biệt về lĩnh vực tra tấn,... sẽ được mời vào thời điểm thích hợp.
Trong lời kết, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc gửi lời cảm ơn những lời khen về thành tựu của Việt Nam trong 4 năm qua và nói ông "lấy làm tiếc" vì nhiều ý kiến ngày hôm nay là những "ý kiến chủ quan", dựa trên những nhận định sai lệch, thiếu thông tin về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Thứ tư, 05 tháng hai 2014 17:13:05 GMT từ Đại diện đoàn Việt Nam
Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân:
Không có nhà độc tài nào không cố đưa ra những định nghĩa mới về nhân quyền để biện minh cho sự hà khắc của mình.
Đành rằng công dân ở mỗi quốc gia có một thứ tự ưu tiên khác nhau về mức độ đòi hỏi quyền con người.
Nhưng không có nghĩa là điều gì chưa nằm hàng đầu trong thứ tự ưu tiên của người dân thì chính quyền có quyền hạn chế. Không thể đổ cho trình độ dân trí để chỉ mở ra quyền này (cơm ăn, áo mặc...) mà trì hoãn việc khai thông những quyền cao hơn (tự do chính trị, tự do ngôn luận...).
Một chế độ chưa có tự do dân chủ thì cũng nên thẳng thắn mà thừa nhận, rằng, có rất nhiều quyền chính quyền chưa thể mở ra cho người dân, vì ưu tiên hàng đầu là bảo vệ chế độ chứ không phải là bảo vệ những quyền tự do mà người dân lẽ ra phải có.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 03:46:29 GMT của Osin Huy Duc qua Facebook
Anh Xuan Le: "Tôi để ý nhiều về các nhà dân chủ ở Việt nam, họ ra xã hội như những người lập dị, thậm chí không biết làm chủ đám đông, không có khả năng phát biểu và văn hóa, thể thao, văn nghệ như đoàn thanh niên CSHCM, tức là chả thu hút được ai. Trong khi họ quá thù hận cá nhân trong người nên nóng nảy. Mạng internet là một khu vực giải quyết nỗi buồn cho những người quan tâm chính trị chứ thực chất khả năng thuyết phục dân là bằng không." (BBC Vietnamese Facebook).
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 10:00:09 GMT của qua Facebook
Rừng Sát: "Thái Lan bất ổn hơn chục năm nay mà sao cái gì cũng hơn VN, từ mức sống cho tới thể thao? Được cái này mất cái kia, bình yên đúng là bình yên, nhưng bình yên giả tạo, chất lượng không cải thiện nên gần 40 năm qua chưa trở thành Rồng. Cái gì cũng làm, nỗ lực hết rồi mà không hiệu quả thì tốt nhất nên thay đổi." (BBC Vietnamese Facebook)
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 10:00:16 GMT của qua Facebook
Vì không tham dự được cuộc hội thảo một ngày trước sự kiện Kiểm định Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền Việt Nam (UPR), ban tổ chức đã thu hình tóm tắt thông điệp bài tham luận của ông Phạm Chí Dũng, người bị cấm xuất cảnh và bị tịch thu hộ chiếu.
Ông Dũng mô tả điều ông gọi là ''Cũng có những tín hiệu cho thấy một số quan chức cao cấp nào đó của đảng và chính quyền đang có xu hướng âm thầm “xoay trục” sang phương Tây và dần chấp nhận đường hướng một mô hình xã hội dân sự trong tương lai cho Việt Nam.''
Ông Dũng, nhà báo độc lập nói năm 2014 sẽ xuất hiện nhiều hội nhóm độc lập của người dân như những tiền đề của xã hội dân sự.
''Hoạt động dân chủ gia tăng đáng kể về số lượng hội nhóm, nhưng bị hạn chế về nguồn nhân lực và thiếu tính trực tiếp với nhu cầu dân sinh nên không thu hút được số đông quần chúng.
''Dân sinh và môi trường luôn là những tiêu chí đấu tranh rất quan trọng của phong trào dân sự trên thế giới. Đã đến lúc cần thành lập mạng lưới NGO quốc tế và NGO Việt Nam,
''Can thiệp, tác động các vấn đề về nhân quyền. Trước mắt, cần can thiệp, tác động về chủ đề đất đai, môi trường, nghiệp đoàn lao động, cải thiện chế độ lao tù. Cần thí điểm một số trường hợp cụ thể tại một số địa phương.
''Tổ chức đào tạo diễn giả, thông tín viên để chuyển tải thông tin từ trong nước ra quốc tế,'' ông Dũng nói.
Trong video thu qua skype để phát tại hội nghị ông Dũng chúc hội nghị UPR thành công tốt đẹp, mang tính chất cải thiện thực chất về nhân quyền cho Việt Nam.
Đầu tuần này, ông Phạm Chí Dũng cũng đã gửi cho BBC bài ‘NGO cần làm gì cho xã hội dân sự ở VN?’ trong đó ông tóm lược bài tham luận kể trên.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 12:34:55 GMT từ Nhà báo Phạm Chí Dũng
Phản ứng lại việc Miến Điện đề nghị Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và pháp quyền, Nguyễn Vĩnh Cường viết trên BBC Vietnamese Facebook:
Miến Điện bây giờ đã khác xưa. Phải công nhận vn thua miến ở khâu chính trị. Một cuộc cách mạng từ trên xuống hòa bình hoàn hảo triệt để.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 14:31:17 GMT của Nguyễn Vĩnh Cường qua Facebook
Si Ro, BBC Vietnamese Facebook: Sau khi xem hết [phiên kiểm điểm nhân quyền tại LHQ ] thì mới hiểu lý do tại sao báo chí [tại Việt Nam] không đưa tin...Việt Nam quá tệ trong mắt bạn bè năm châu.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 14:35:46 GMT của Si Ro qua Facebook
Shawn W. Crispin, nhà báo và cũng là đại diện cao cấp cho vùng Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) trong bài đăng trên Huffingtonpost với tựa ‘LHQ và Hoa Kỳ Phải gây Áp lực để thay đổi ở Việt Nam’ có đoạn:
Cho tới khi Hoa Kỳ, LHQ và cộng đồng quốc tế thực sự đặt điều kiện tiến bộ rõ rệt về nhân quyền như tự do báo chí kèm vào các cuộc đối thoại chiến lược, ngoại giao và thương mại thì giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục trấn áp mà không sợ bị mất đi thế đứng và lợi ích trên trường quốc tế mà họ cần và muốn có.
Tác giả cũng cho biết hơn 10 ngàn người đã ký nguyện thư trên mạng được đưa ra vào tháng 11 kêu gọi thả blogger Điếu Cày, ông Nguyễn Văn Hải.
"Lời kêu gọi đó chắc chắn sẽ gây tiếng vang tới bên trong Hà Nội để họ phải hiểu rằng bỏ tù nhà báo và trấn áp báo chí sẽ, không như hiện tại, có ảnh hưởng trực tiếp tới các lợi ích của Đảng," nhà báo này nhận xét.
Tác giả cũng từng có phóng sự đặc biệt với tựa 'Tự do báo chí bị bóp nghẹt bất chấp VN mở cửa kinh tế' đăng trên CPJ hồi tháng 09/2012.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 14:53:31 GMT từ Shawn W. Crispin
Báo Bangkok Post chạy tin nói giới ngoại giao tại Hội đồng Nhân quyền LHQ đa số lên án việc Hà Nội tiếp tục hạn chế quyền tự do biểu đạt, bao gồm cả việc ngăn các nhà hoạt động tới dự phiên điều trần tại Geneva.
Đại diện Hoa Kỳ Peter Mulrean được dẫn lời nói "Việt Nam vẫn sách nhiễu và bắt những người thực thi các quyền phổ quát và tự do như tự do biểu đạt và tự do lập hội”.
Ông Mulrean cũng kêu gọi Hà Nội “thả tất cả tù nhân chính trị”.
Đại diện Thụy Điển, bà Anna Jakenberg Brinck chỉ trích có việc “gia tăng các luật lệ kiểm soát Internet và sách nhiễu cũng như bắt bớ công dân mạng".
Đại diện Nhật Bản khuyến nghị Việt Nam cần làm nhiều hơn để đảm bảo quyền tự do biểu đạt và tính độc lập của báo chí, kể cả trên mạng.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 15:29:51 GMT từ Bangkok Post
Vu Nguyen, BBC Vietnamese Facebook: Cũng thấy kỳ kỳ là các bác đi biểu tình thì cầm cái cờ hoa, cờ nước nào đó các bác mang quốc tịch hoặc cờ 1 sao vàng nơi các bác vẫn còn giao tiếp ngôn ngữ đó hoặc mượn đại cái gì nó có thực trên đời mà hô nhịp cho khí thế chớ em thấy cái mảnh vải vàng kia nó chả có ý nghĩa gì, không tồn tại trên đời, không đâu công nhận... trông xa như cái phướn nhà Phật hoặc cái khăn quấn đi biển, chả hiểu nổi mấy bác gần đất xa trời làm gì nữa.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 16:45:57 GMT từ Vu Nguyen qua Facebook
Biểu tình phía ngoài trụ sở LHQ hôm 05/02/2014 khi có phiên kiểm điểm nhân quyền Việt Nam.
Robert Tran, BBC Vietnamese Facebook: Cờ VNCH đang được gần 20 bang ờ Mỹ, các bang lớn đông dân như California, Texas, New York, và một số bang thành phố của Úc Châu chính thức công nhận là cờ đại diện của người Việt hải ngoại. Ai nói cờ này không đâu công nhận là thiếu hiếu biết và "thông tin sai lệch".
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 16:46:05 GMT từ Robert Tran qua Facebook
Hoàng Trung Nguyễn, BBC Vietnamese Facebook: Ở Việt Nam dân chủ là dân chủ tập trung, tự do là tự do trong khuôn khổ. Nhưng xã hội thanh bình, trật tự xã hội ổn định là cái rất đáng để ta trân trọng và gìn giữ. Do vậy việc cần làm là chỉ tìm cách nới rộng cái "tập trung", cái "khuôn khổ" đó và chỉ thế mà thôi.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 16:56:52 GMT từ Hoàng Trung Nguyễn qua Facebook
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội nói:"Pháp luật, chỉ vô hình thức, thì nhìn đâu cũng thấy có, nhưng mà rõ ràng khi áp dụng thì tùy tiện, pháp luật mù mờ và chưa có một điều luật bảo vệ quyền, nhân quyền của người công dân một cách thực sự."
Nhiều quyền cơ bản của người dân vẫn còn bị hạn chế, theo luật sư, đặc biệt về tự do bầu cử, quyền tự do báo chí, quyền phản biện với các chính sách luật pháp hiện hành chứ không chỉ là những dự thảo, dự án chính sách, luật pháp v.v...
Về quyền tự do bầu cử thực sự, luật sư Thuận nói:
"Luật pháp Việt Nam, cái mà người ta đang nói nhiều là quyền mang tính phổ quát nhất là được quyền ứng cử và bầu cử, mà bầu cử trên báo chí công khai, nhiều người cũng nói công khai rồi là 'Đảng cử, dân bầu', chứ không có một cuộc ứng xử thực sự ở Việt Nam."
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 17:10:26 GMT từ Luật sư Trần Quốc Thuận
Lâm Duy Nguyễn, gửi email tới vietnamese@bbc.co.uk: Chính quyền VN cho rằng các bản án tù vì “vi phạm an ninh quốc gia” là phù hợp với ICCPR. Tuy nhiên khái niệm “an ninh quốc gia” trong ICCPR khác với các diễn giải của chính quyền VN rằng bảo vệ “an ninh quốc gia” là chống lại mọi hành vi thách thức vị trí cầm quyền độc đảng của ĐCSVN.
Như vậy chính quyền VN đã cố tình diễn giải sai trái luật quốc tế để biện hộ cho hành vi vi phạm nhân quyền của họ.
Thứ năm, 06 tháng hai 2014 17:16:41 GMT từ Lâm Duy Nguyễn qua email
Ông Đặng Xương Hùng, lãnh sự Việt Nam ở Geneva từ 2008 đến 2012.
Nguyễn Hùng, BBC tiếng Việt: Trong buổi vận động một ngày trước phiên UPR do một số tổ chức vận động nhân quyền tổ chức, một vị khách đã được cả khán phòng vỗ tay là ông Đặng Xương Hùng, người vừa tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản và đang xin tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ.
Ông Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ mới đây cũng nộp đơn xin tị nạn.
Quý vị có thể vào xem thêm hình ảnh ' Trong và ngoài phòng họp nhân quyền VN tại Geneva'
Thứ sáu, 07 tháng hai 2014 15:39:42 GMT từ Nguyễn Hùng, BBC tiếng Việt
Trong bài gửi BBC, ông Trần Nhật Phong từ California nhận xét dường như cả hai phía nhà nước Việt Nam lẫn những người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam cũng như một số người Việt hải ngoại đều tự ca ngợi phe mình chiến thắng tại cuộc kiểm điểm nhân quyền UPR tại Thụy Sỹ vừa qua.
Tác giả cũng phân tích về những điểm “thắng và thua” của cả hai phía cũng như việc “các phía đã đánh mất cơ hội tốt lần này để giải quyết những khác biệt.”
“Cái mọi người nhìn thấy chỉ là những con dân Việt Nam, những người nói tiếng Việt của cả hai phía đang tìm cách triệt hạ nhau trước cặp mắt của những trọng tài quốc tế, mà họ dường như không bao giờ đưa ra kết quả chung cuộc,” ông Phong nhận định.
Thứ sáu, 07 tháng hai 2014 16:01:02 GMT từ Trần Nhật Phong qua email
Tải xuống
Tại Geneva, đại diện của Việt Nam nói 'luôn tôn trọng nhân quyền', nhưng giới ngoại giao một số nước và các tổ chức quốc tế cho rằng Hà Nội 'vẫn vi phạm'.
BBC tiếng Việt cảm ơn quí vị đã theo dõi và bình luận về sự kiện này.
Thứ sáu, 07 tháng hai 2014 16:49:09 GMT
- http://www.pen-international.org/wp-content/uploads/2013/05/Vietnam-UPR-Submission-2013.pdf
-Tuyên bố chính thức về Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam.
Tuyên bố chính thức
Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam
Phiên họp kiểm điểm định kỳ thứ 18
Lời phát biểu của Peter Mulrean
Đại biện lâm thời, Phái bộ Hoa Kỳ
5 tháng 2 năm 2014
Hoa Kỳ cảm ơn đoàn Việt Nam về bài thuyết trình của đoàn.
Chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam ký Công ước Chống Tra tấn, tiến bộ về bảo vệ quyền của người đồng tính/song tính/chuyển giới, và số lượng đăng ký nhà thờ tăng lên.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và bắt giữ những người thực hiện các quyền hạn và các quyền tự do phổ quát, như tự do ngôn luận và lập hội. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo, và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn diễn ra.
Chúng tôi quan ngại về sự hạn chế đối với việc thành lập nghiệp đoàn độc lập, về việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính phủ sử dụng lao động bắt buộc.
Chúng tôi cũng thất vọng về việc Việt Nam ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào toàn bộ quá trình UPR.
Chúng tôi đề xuất với Việt Nam:
Sửa đổi luật an ninh quốc gia mơ hồ được sử dụng để đàn áp các quyền phổ quát, và thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị, như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức;
Bảo vệ các quyền của người lao động được quốc tế công nhận và tăng cường thực thi luật cấm lao động cưỡng bức; và
Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn
(Hết tuyên bố)
Hình chụp số người “Thích” và “Không thích” bài “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” trên trang web của tờ Thanh Niên. Do xu hướng số lượng “Không thích” tăng nhanh và cao, tờ Thanh Niên đã tự ý đục bỏ bài này. (Hình: Internet)
Hôm 2 tháng 2-2014, nhân dịp kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng CSVN, tờ Thanh Niên đăng bài “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân”. Bài do ông Hoàng Chí Bảo, một “giáo sư, tiến sĩ” về “xây dựng Đảng”, hiện là thành viên của “Hội đồng Lý luận Trung ương” viết và từng được đăng trước đó trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Phải có tin, bài ca ngợi công lao, sự sáng suốt, sự lãnh đạo tài tình của Đảng CSVN, khẳng định sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng này là hoàn toàn đúng đắn vào thời điễm kỷ niệm ngày thành lập Đảng CSVN, trước nay vẫn là điều mang tính chất bắt buôc đối với tất cả các cơ quan truyền thông của chế độ Hà Nội.
Báo giới “lề phải” tại Việt Nam vẫn gọi yêu cầu và những tin, bài loại này là “đồ cúng, giỗ”. Gần đây, nhiều tờ báo cố tình phớt lờ yêu cầu đó. Thanh Niên, tờ báo vẫn bị hệ thống tuyên giáo xem là “có tì vết về quan điểm chính trị” thì “trả nợ quỉ thần” bằng cách lấy bài của ông Hoàng Chí Bảo từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ để “làm cho xong một nghĩa vụ mà không ai muốn thực hiện”. Hệ thống tuyên giáo, truyền thông và có lẽ ngay cả tờ Thanh Niên cũng không dè phản ứng từ những người dùng Internet lại dữ dội như vậy.
Bài “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” trên website của tờ Thanh Niên có hai nút bấm: “Thích” và “Không thích” cho độc giả của tờ báo này lựa chọn. Chỉ có 1,000 người bấm nút “Thích”, trong khi có đến 3,000 người bày tỏ họ “Không thích”. Vào thời điểm số người bày tỏ chuyện họ “Không thích” lối tuyên truyền “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” có dấu hiệu sẽ tăng vọt, thậm chí có người còn công khai bình luận: “cũ mòn và giả dối”, tờ Thanh Niên quyết định đục bỏ bài “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân”.
Phản ứng của công chúng đối với luận điệu tuyên truyền “cũ mòn và giả dối” không chỉ dừng tại sự kiện vừa kể.
Mới đây, hôm 5 tháng 2-2014, báo điện tử VietNamNet đăng bài tường thuật “Việt Nam báo cáo LHQ về nhân quyền”, tóm tắt “nỗ lực và thành tích” của Việt Nam trong việc “thăng tiến nhân quyền. Bài này cũng có hai nút “Thích” và “Không thích” cho độc giả bày tò quan điểm. Chỉ trong vài giờ, số người bày tỏ việc họ “Không thích” nội dung báo cáo về nhân quyền của Việt Nam đã ở mức 5,286 người. Trong khi số người chọn nút “Thích” chỉ có 155. Cho đến tối 5 tháng 2 theo giờ Việt Nam, báo điện tử VietNamNet vẫn chưa đục bỏ bài viết mang tính tuyên truyền này.
Tuy thời gian vừa qua, nhà cầm quyền độc tài đảng trị tại Hà Nội đặt thêm hàng loạt qui định nhằm răn đe, ngăn chặn những người sử dụng Internet bày tỏ ý kiến, quan điểm trái với mong muốn của chính quyền nhưng càng ngày số người sử dụng Internet để chỉ trích chính quyền, bày tỏ chính kiến càng đông.
Trong dịp Tết vừa qua, có hàng trăm ngàn người chia sẻ thông tin, bình luận về sự kiện CSVN là tội phạm diệt chủng trong dịp Tết Mậu Thân 1968 ở Huế khi tiến hành cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam”. Công chúng cũng tham gia bình luận về một tấm ảnh mà Đảng CSVN vẫn sử dụng để tuyên truyền về sự gần gũi của ông Hồ Chí Minh với dân chúng. Trong tấm ảnh này người ta thấy ông Hồ đang dùng gàu sòng tát nước với một người khác, quanh ông ta là một đám đông đứng xem.
Các ý kiến bình luận xem tấm ảnh này là sự tuyên truyền vụng về và ông Hồ Chí Minh thì giả dối. Gàu sòng vốn là một phương tiện để đưa nước từ sông, hồ vào ruộng đồng nhưng trong ảnh, ngoài hố sâu để ông Hồ Chí Minh “biểu diễn” việc dùng gàu sòng, quanh ông ta chỉ có dân chúng. Nhiều người cho rằng, nên dùng tấm ảnh này để chứng minh “Bác muốn tát nước vào dân”. (G.Đ)
- Son Tran
KIẾN NGHỊ XIN GỞ BÀI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
Kính gửi Ban Tuyên Giáo Trung Ương
V.V: Gở bài của Vietnamnet.vn
Thưa các đồng chí
Khi chúng ta giả màu dân chủ cho bình chọn trực tuyến bài "Việt Nam Báo cáoLHQ về nhân quyền" cùa Vietnamnet, bọn phản động , diển biến hoà bình đã lợi dụng bấm không thích quá nhiều, đã có 6318 đứa Không Thích so với con số khiêm nhường 177 Thích của các đồng chí Dư luận viên , mà bất cứ thứ gì đảng đưa ra dù đúng hay sai cũng Thích .
Tình hình căng như thế này đề nghị các đồng chí cho lệnh gở xuống, nếu không con số không thích có thể tăng lên đến hơn 87 triệu Không Thích (mà trong đó không loại trừ có cả đảng viên). mong các đồng chí Khẩn Trương lên
-Toàn văn Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II của Chính phủ Việt Nam“…Báo cáo này được soạn thảo theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 60/251 ngày 15/3/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Nghị quyết số 5/1 ngày 18/06/2007 và Quyết định số 17/119 ngày 19/6/2011 của Hội đồng Nhân quyền nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện các quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam…”
LTS: Ngày 05/02/2014 tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève, Thụy sỹ, Phái đoàn Việt Nam do Thứ trường Ngọai giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu đã phúc trình trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về tình hình “thực hiện quyền con người ở Việt Nam”.
Theo Bộ Ngọai giao Việt Nam thì Báo cáo của Việt Nam đã được gửi cho Ban Thư ký Hội đồng Nhân quyền ngày 31/10/2013.
Tại kỳ họp thứ 18 kéo dài từ ngày 27/01 đến 07/02/2014, ngoài Việt Nam còn có 13 Quốc gia khác phải phúc trình về tình trạng nhân quyền của quốc gia mình theo “cơ chế kiểm định kỳ phổ cập” (UPR, The Universal Periodic Review), chu kỳ II của Liên Hiệp Quốc. Chu kỳ I được tổ chức ngày 08/05/2009.
Mười ba (13) quốc gia khác phải báo cáo phần nước mình tại kỳ họp Kỳ này gồm New Zealand (Tân Tây Lan), Afghanistan, Chile, Cambodia (Cao Miên), Uruguay, Yemen, Vanuatu, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Comoros, Slovakia, Eritrea, Cyprus vả the Dominican Republic.
Những chữ nghiêng, chữ đậm và có gạch dưới là do nhà báo Phạm Trần, người cung cấp tài liệu này thực hiện nhằm tạo sự chú ý cho người đọc.
******
Sau đây là nguyên văn Báo cáo do Bộ Ngọai giao Việt Nam phổ biến ngày 04/12/2013:
I. Phương pháp soạn thảo
A. Quy trình soạn thảo Báo cáo.
1. Báo cáo này được soạn thảo theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 60/251 ngày 15/3/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Nghị quyết số 5/1 ngày 18/06/2007 và Quyết định số 17/119 ngày 19/6/2011 của Hội đồng Nhân quyền nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện các quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Báo cáo này tập trung kiểm điểm việc thực hiện các khuyến nghị UPR mà Việt Nam đã chấp thuận tại lần kiểm điểm trước và cập nhật những phát triển mới trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên lãnh thổ Việt Nam. Báo cáo cũng chỉ rõ những thách thức còn tồn tại và các hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới nhằm bảo đảm sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của mỗi người dân.
3. Việc soạn thảo Báo cáo được thực hiện bởi Nhóm Công tác liên ngành gồm các cơ quan thuộc Chính phủ và Quốc hội liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy các quyền con người: (1) Văn phòng Chính phủ, (2)Bộ Ngoại giao, (3) Bộ Tư pháp, (4) Bộ Công an, (5) Bộ Nội vụ, (6) Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, (7) Bộ Thông tin và Truyền thông, (8)Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (9) Bộ Y tế, (10) Bộ Giáo dục và Đào tạo, (11) Bộ Xây dựng, (12) Bộ Tài nguyên và Môi trường, (13)Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (14) Uỷ ban Dân tộc, (15)Toà án Nhân dân Tối cao, (16)Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, (17) Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối soạn thảo Báo cáo.
B. Quy trình tham vấn đối với Báo cáo.
4. Việc thực hiện các khuyến nghị UPR mà Việt Nam đã chấp thuận trong lần kiểm điểm vòng I năm 2009 đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho từng Bộ, ngành, cơ quan liên quan. Nhiều hội thảo, hội nghị ở trung ương và địa phương đã được tổ chức nhằm giới thiệu nội dung, các biện pháp thực hiện khuyến nghị và kết quả đạt được trên thực tế. Việc thực hiện các khuyến nghị được báo cáo định kỳ hàng năm làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung Báo cáo quốc gia.
5. Báo cáo được xây dựng một cách toàn diện nhờ sự đóng góp ý kiến của các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và người dân. Dự thảo báo cáo đã được đăng công khai trên website của Bộ Ngoại giao. Hình thức tham vấn được lựa chọn là lấy ý kiến đóng góp qua hộp thư điện tử và qua một số cuộc họp tham vấn về nhiều chủ đề cụ thể. Quá trình tham vấn là cơ hội đối thoại cởi mở, thẳng thắn giữa Nhóm soạn thảo và tất cả các bên liên quan. Các ý kiến đóng góp được Nhóm soạn thảo tổng hợp, bổ sung vào Báo cáo. Một hội thảo quốc gia được tổ chức sau đó, đã trở thành diễn đàn để các bên quan tâm cùng trao đổi, thảo luận về nội dung Báo cáo, giúp khẳng định rõ các bước phát triển mới trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõ các thách thức cần giải quyết và các hướng ưu tiên nhằm đem lại sự thụ hưởng tốt nhất các quyền con người của người dân.
II. Tổng quan tình hình bảo đảm các quyền con người ở Việt Nam kể từ lần kiểm điểm trước
6. Nhà nước Việt Nam luôn xác định việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản của con người là nguyên tắc cơ bản của mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời là sự hiện thực hóa các cam kết đối với các khuôn khổ pháp lý và thể chế quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có các khuyến nghị UPR mà Việt Nam đã chấp thuận từ lần kiểm điểm trước. Thực tiễn thời gian qua đã cho thấy Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
A. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người
7. Xây dựng Nhà nước Pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và đảm bảo các quyền con người được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền công dân được triển khai đồng bộ và xuyên suốt thông qua các chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội và các chính sách, cơ chế nhằm triển khai các Luật và văn bản luật này trên thực tế.
8. Ưu tiên cao nhất của Việt Nam trong việc kiện toàn hệ thống pháp luật hiện nay là đẩy mạnh quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.Mục tiêu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là đảm bảo sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị phù hợp với tình hình và những phát triển mới về dân chủ, tiếp tục ưu tiên phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dành toàn bộ chương II quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Ngoài ra, nội dung quyền con người cũng được quy định tại nhiều điều khác của dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
9. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được đăng công khai để lấy ý kiến đóng góp của của các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân nhằm đảm bảo quyền làm chủ và phản ánh đầy đủ hơn tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mọi tầng lớp nhân dân. Việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân được bắt đầu từ ngày 02/01/2013 và tính đến tháng 8/2013, đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, trong đó tập trung nhiều nhất vào nội dung Chương II về các quyền con người và quyền công dân. Các ý kiến đóng góp được tổng hợp đầy đủ, chính xác và được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nghiên cứu tiếp thu, giải trình nhằm hoàn thiện Dự thảo trình Quốc hội xem xét trong năm 2013. Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Dự thảo Hiến pháp sửa đổi vào kỳ họp thứ 6 khóa XIII (tháng 10/2013).
10 Bộ Luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 trong đó có việc xóa bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh, qua đó giảm số tội danh có áp dụng án tử hình từ 29 xuống còn 22 tội; không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội; bổ sung một số tội danh liên quan đến khủng bố… Một số nội dung khác của Bộ Luật Hình sự tiếp tục được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng cường tính nhân đạo, và hài hòa với các quy định của các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm mà Việt Nam là thành viên, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm. Các lĩnh vực cụ thể được xem xét sửa đổi bao gồm: giảm các tội có áp dụng hình phạt tử hình, sửa đổi các quy định về hình phạt tử hình cho chặt chẽ hơn; hạn chế khả năng áp dụng hình phạt tù và mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt không giam giữ; điều chỉnh các chế định loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn giảm hình phạt, xóa án tích, loại bỏ một số hành vi phạm tội không còn tính nguy hiểm cho xã hội; hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến người chưa thành niên phạm tội theo hướng đảm bảo lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên, đồng thời có cơ chế bảo vệ tốt hơn người chưa thành niên bị tội phạm xâm hại; bổ sung chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện… Hiện tại, Việt Nam cũng đang xem xét sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003 theo hướng đảm bảo tốt hơn các quyền của người dân, đặc biệt là người chưa thành niên, trong các hoạt động tố tụng hình sự.
11. Tính từ năm 2009 đến nay, Quốc hội đã ban hành và sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc cho việc tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền con người. Các đạo luật được ban hành mới liên quan đến quyền con người như: Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước (2009), Luật khám chữa bệnh (2009), Luật lý lịch tư pháp (2009), Luật Người cao tuổi (2010), Luật Người khuyết tật (2010), Luật nuôi con nuôi (2010), Luật Thi hành án hình sự (2010), Luật Tố tụng hành chính (2010), Luật Khiếu nại (2011), Luật Tố cáo (2011), Luật Phòng, chống mua bán người (2011), Luật Công đoàn (2012), Luật Xử lý các vi phạm hành chính (2012), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (2012)… Một số đạo luật quan trọng khác cũng được Quốc hội sửa đổi, bổ sung như: Luật Bầu cử Quốc hội sửa đổi và Luật bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân sửa đổi (2010), Bộ Luật Lao động sửa đổi (2012), Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung (2012), Luật Xuất bản sửa đổi (2012). Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành luật, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
12. Quốc hội Việt Nam cũng ban hành các văn bản luật nhằm tạo cơ sở pháp lý để Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao như Luật tổ chức Quốc hội (2001), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (2003); thông qua nhiều Nghị quyết với nội dung tăng cường chức năng giám sát (như Quy chế hoạt động của Quốc hội và các Ủy ban…). Vai trò giám sát hành pháp của Quốc hội đã ngày càng hiệu quả và được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Năm 2013, lần đầu tiên Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, Chính phủ, thể hiện tiếng nói quyết định của Quốc hội đối với các cơ quan Nhà nước.
13. Vai trò giám sát tư pháp của Quốc hội cũng ngày càng hiệu quả hơn. Quốc hội chịu trách nhiệm thẩm tra, xem xét các báo cáo công tác của Tòa án, Viện kiểm sát, báo cáo của Chính phủ về tình hình và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án, công tác phòng, chống tham nhũng, chất vấn những người đứng đầu các cơ quan tư pháp, giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực tư pháp. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng thành lập nhiều đoàn trực tiếp giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp ở Trung ương và địa phương trong cả nước, trong đó đặc biệt chú trọng việc trực tiếp kiểm tra công tác giải quyết án của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao và các cơ quan tư pháp ở địa phương. Ngày 23/11/2012, Quốc hội khóa XIII thông qua Nghị quyết số 37/2012/QH13 yêu cầu các cơ quan tư pháp hàng năm bao gồm Viện Kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân và các cơ quan Thi hành án phải kiểm điểm và báo cáo kết quả thực hiện công tác trước Quốc hội.
B. Tăng cường giáo dục về quyền con người
14. Việt Nam đã tăng cường và mở rộng chương trình giáo dục, đào tạo về quyền con người cho các cán bộ của các cơ quan nhà nước. Nhiều hội thảo, hội nghị liên quan đến quyền con người đã được tổ chức với sự tham gia của đông đảo đại diện nhiều bộ, ngành, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở đào tạo chuyên sâu về quyền con người như Viện Nghiên cứu quyền con người (thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội…; mở nhiều lớp giảng dạy thường xuyên về quyền con người. Quá trình mở rộng tuyên truyền và giáo dục về quyền con người đã trang bị kiến thức cơ bản cho cán bộ chính phủ cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Việt Nam cũng đẩy mạnh đào tạo kiến thức nhân quyền cho các cán bộ công chức, viên chức địa phương nhằm tăng cường nhận thức, năng lực và hiệu quả công tác nhân quyền ở cơ sở.
15. Các nội dung giáo dục về quyền con người đã và đang từng bước được đưa vào chương trình dạy học ở các trường phổ thông, lồng ghép vào một số môn học chuyên sâu trong các trường đại học có đào tạo chuyên ngành luật. Thực hiện khuyến nghị UPR, Việt Nam đã đưa nội dung giáo dục về nhân quyền vào chương trình giảng dạy tại các trường đào tạo cảnh sát, đồng thời mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nhân quyền để trang bị và nâng cao nhận thức, năng lực cho toàn bộ lực lượng cảnh sát, đặc biệt là các đơn vị có liên quan đến việc bảo đảm quyền con người.
C. Thực thi các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người
a) Thực hiện nghĩa vụ báo cáo đối với các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên
16. Trong năm 2012, Việt Nam đã nộp và trình bày Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước xóa bỏ mọi hình thức Phân biệt chủng tộc (ICERD) giai đoạn 2000-2009; Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước về Quyền của Trẻ em (CRC) giai đoạn 2008-2011. Năm 2011, Việt Nam đã hoàn thành và nộp Báo cáo quốc gia thực hiện Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) giai đoạn 1993-2010. Năm 2012, Việt Nam đã hoàn thành và gửi Báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Hiện nay, Việt Nam đang ích cực triển khai xây dựng Báo cáo quốc gia thực thi Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Về cơ bản, Việt Nam hoàn thành tốt nghĩa vụ báo cáo đối với các công ước mà Việt Nam là thành viên.
17. Trong lộ trình thực thi các công ước quốc tế về nhân quyền, Việt Nam đã tiến hành rà soát các quy định của luật pháp quốc gia về các quyền dân sự, chính trị. Kết quả rà soát được tiến hành tại khoảng 80% số các cơ quan trung ương và địa phương cho thấy các quyền dân sự, chính trị được nêu trong các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã được thể hiện xuyên suốt, thống nhất trong Hiến pháp và được thể hiện tại nhiều văn bản luật quan trọng. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử là nền tảng xuyên suốt các văn bản pháp luật Việt Nam, tạo tiền đề cho việc đảm bảo và phát huy các quyền của người dân trên từng lĩnh vực cụ thể. Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật quốc gia về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.
b) Xem xét tham gia hoặc phê chuẩn một số công ước quốc tế về nhân quyền
18. Việt Nam đã ký Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD) năm 2008, tiếp đó đã thông qua Luật Người khuyết tật năm 2010 và hiện đang hoàn thiện các thủ tục để sớm phê chuẩn CRPD. Năm 2012, Việt Nam đã gia nhập Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; gia nhập Công ước số 122 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Chính sách việc làm. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước số 186 về Lao động Hàng hải ngày 8/5/2013 và Công ước này sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 8/5/2014. Việt Nam cũng đang hoàn tất các thủ tục pháp lý cuối cùng cho việc gia nhập Công ước chống tra tấn (CAT).
19. Bên cạnh đó, Việt Nam đang xem xét khả năng gia nhập Công ước về người mất tích cưỡng bức, Công ước về quyền của người lao động di cư và thành viên gia đình họ, Công ước về quy chế của người tị nạn, Công ước về người không có quốc tịch. Mặc dù chưa tham gia các công ước trên, Chính phủ Việt Nam đã và đang rà soát hệ thống pháp luật quốc gia và điều kiện đặc thù của đất nước; triển khai nhiều chính sách cụ thể và thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo quyền của các nhóm người liên quan như hợp tác với UNHCR và các nước liên quan giải quyết các vấn đề về người tị nạn; tăng cường ký kết và tổ chức giám sát việc thực hiện các thỏa thuận/bản ghi nhớ (MOU) với các nước tiếp nhận lao động Việt Nam; tích cực tham gia Diễn đàn ASEAN về Lao động Di cư và Tiến trình Colombo liên quan tới hợp tác trong lĩnh vực di cư lao động, đào tạo nghề và xóa đói, giảm nghèo; phổ biến thông tin về thị trường lao động để bảo vệ người lao động di cư…
c) Đối thoại, hợp tác với các cơ chế của Liên hợp quốc về nhân quyền
20. Thực hiện các khuyến nghị UPR được chấp nhận, từ tháng 7/2010 – 11/2011, Việt Nam đã đón bốn Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền (về các vấn đề người thiểu số, đói nghèo cùng cực và nhân quyền, tác động của nợ nước ngoài đối với nhân quyền và quyền được chăm sóc y tế). Qua các chuyến thăm này, các Thủ tục đặc biệt đã tiếp xúc với đại diện các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và cá nhân liên quan, tìm hiểu tình hình thực tế tại các địa phương. Các chuyến thăm đều đạt kết quả như mong muốn của cả hai bên; các cuộc trao đổi, làm việc diễn ra trên tinh thần cởi mởi, thẳng thắn, xây dựng với nhiều thông tin, qua đó giúp các Thủ tục đặc biệt hiểu rõ hơn chính sách, pháp luật và thực tiễn đảm bảo quyền con người trên những lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam. Kết thúc chuyến thăm, các Thủ tục đặc biệt đều đánh giá cao tinh thần hợp tác, quyết tâm chính trị, các chính sách và biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện, đồng thời chỉ ra các thách thức Việt Nam cần giải quyết nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền con người.
21. Trong thời gian soạn thảo báo cáo này, Việt Nam đón Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa vào tháng 11/2013, đã gửi lời mời chính thức tới Báo cáo viên đặc biệt về quyền giáo dục và Báo cáo viên đặc biệt về quyền lương thực. Việt Nam cũng sẽ xem xét đón Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, Báo cáo viên đặc biệt về quyền của người lao động di cư trong năm 2014; Báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn sau khi gia nhập CAT; Báo cáo viên đặc biệt về phòng chống buôn bán và mại dâm trẻ em trong thời gian sớm nhất.
d) Hợp tác quốc tế về nhân quyền
22. Hợp tác quốc tế về nhân quyền là một trong những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam thời gian qua. Trong phạm vi khu vực, cùng các nước thành viên ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR), Ủy ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC) và việc Tuyên bố Nhân quyền ASEAN đã được lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN thông qua tháng 11/2012. Đây là văn kiện đầu tiên phác thảo khuôn khổ tăng cường hợp tác và bảo vệ nhân quyền ở khu vực, là sự cam kết của các nước ASEAN trong việc tôn trọng và đảm bảo các quyền và tự do cơ bản, bao gồm cả quyền phát triển và quyền hưởng hòa bình, của người dân trong khu vực.
23. Việt Nam đã tích cực tham gia Sáng kiến cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê kông về phòng, chống nạn buôn bán người (COMMIT), phối hợp chặt chẽ với các tổ chức của Liên hợp quốc như UNICEF, UNODC, IOM, UNIAP và ký nhiều thỏa thuận, hiệp định hợp tác song phương với các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc, Malaysia… nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động phòng, chống buôn bán người trong khu vực. Hiện nay, Việt Nam cũng đang hợp tác chặt chẽ với Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm du lịch tình dục trẻ em trong khu vực.
24. Với chủ trương sẵn sàng đối thoại và hợp tác về quyền con người, coi đó là cơ hội để trao đổi thẳng thắn, xây dựng về những vấn đề nhân quyền cùng quan tâm, Việt Nam đã thiết lập các cơ chế đối thoại song phương thường kỳ về nhân quyền với một số nước và đối tác như Mỹ, EU, Úc, Na Uy, Thuỵ Sỹ. Các cơ chế đối thoại này đã phát huy kết quả tích cực, không chỉ góp phần tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác, mà còn là kênh trao đổi các kinh nghiệm tốt nhất của mỗi bên và giải quyết được nhiều vấn đề nhân quyền hai bên cùng quan tâm. Việt Nam cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và nhiều nước đối tác thông qua việc triển khai Dự án tăng cường năng lực thực thi các công ước quốc tế về nhân quyền tại Việt Nam (giai đoạn 2008-2011 và 2012-2016) và nhiều chương trình hợp tác kỹ thuật khác trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đầy quyền con người.III. Việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thực tế
A. Các quyền dân sự chính trị
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin
25. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam đã được quy định rõ trong Hiến pháp, pháp luật; được đảm bảo ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Các cuộc tranh luận, chất vấn, phản biện về chủ trương, chính sách tại Quốc hội, các cuộc tọa đàm, tranh luận, các thông tin đa chiều trên phương tiện thông tin đại chúng về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, với sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội và người dân là thực tiễn diễn ra hàng ngày trong đời sống của người dân Việt Nam.
Việc Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được đăng công khai và nhận được hơn 26 triệu ý kiến đóng góp là một minh chứng rõ nét về tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến của người dân đối với những vấn đề quan trọng của đất nước. Dự án Luật tiếp cận thông tin cũng đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII nhằm cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp về quyền được thông tin của công dân
26. Tính đến tháng 3/2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm (so với 676 cơ quan và gần 700 ấn phẩm của năm 2009); gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ; 01 hãng thông tấn, 67 đài phát thanh, truyền hình, 101 kênh truyền hình và 78 kênh phát thanh, 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội và 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động (năm 2011 chỉ có 46 báo điện tử và 287 trang thông tin điện tử). Đài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng 99,5% diện tích lãnh thổ và phủ sóng qua vệ tinh tới nhiều nước trên thế giới. Trên 90% hộ gia đình bắt được sóng Đài Truyền hình Việt Nam, so với 85% năm 2008.
27. Người dân Việt Nam được tiếp cận với 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có những kênh được phát rộng rãi trên thế giới như CNN, BBC, Bloomberg, TV5, DW, NHK, KBS, Australia Network... Tất cả các hãng thông tấn và báo chí lớn của thế giới đều đến với người dân Việt Nam thông qua mạng internet như Reuters, BBC, VOA, AP, AFP, CNN, Kyodo, Economist, Financial Times... Có 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo và tạp chí nước ngoài in bằng nhiều thứ tiếng được phát hành rộng rãi tại Việt Nam.
28. Báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân và trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, bày tỏ chính kiến, đóng góp ý kiến về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều cơ quan báo chí đã chủ động, tích cực trong việc phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, vi phạm quyền con người, quyền công dân và các biểu hiện tiêu cực khác.
Hiện Việt Nam đang xây dựng Luật báo chí sửa đổi, dự kiến dự thảo Luật này sẽ được trình Quốc hội với nhiều điểm mới nhằm đáp ứng đòi hỏi của tình hình và đồng bộ với các luật khác như vấn đề quản lý báo chí điện tử, chế tài đối với các tổ chức từ chối nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí…
29. Hiện Việt Nam có 64 nhà xuất bản (năm 2009 chỉ có 55 nhà xuất bản), với tốc độ tăng bình quân số lượng xuất bản phẩm hàng năm là 5-10%. Năm 2012, ngành xuất bản tại Việt Nam đã xuất bản 28.009 xuất bản phẩm với khoảng 301.717.000 bản với nội dung phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu đọc của người dân. Luật Xuất bản sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2012, thể hiện sự nhất quán tôn trọng quyền phổ biến tác phẩm của cá nhân, phù hợp với Hiến pháp.
(cấm các Tác phẩm viết về cuộc chiến Hoàng Sa-đụng tới Trung Quốc)
30. Nhà nước Việt Nam khuyến khích sử dụng internet để phục vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và các quyền tự do cơ bản của nhân dân. Theo khảo sát gần đây của WeAreSocial, một tổ chức nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu, tính đến tháng 12/2012, số người dùng Internet ở Việt Nam là 30,8 triệu người (so với 26 triệu người năm 2010 và 20 triệu người năm 2008), chiếm 34% dân số (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Sự ra đời của dịch vụ truy cập Internet qua mạng 3G (tháng 10/2009) đánh dấu thời kỳ phát triển bùng nổ của Internet băng thông rộng tại Việt Nam với số lượng người sử dụng đạt 16 triệu người (chiếm 18% dân số) chỉ trong 3 năm (tính đến tháng 7/2012). Tính chung cả nước có gần 3 triệu người có blog cá nhân. Theo xếp hạng năm 2012 của Tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 8 tại Châu Á về số lượng người sử dụng Internet.
Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng
31. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, với sự hiện diện của các tôn giáo được truyền vào từ bên ngoài như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo… và các tôn giáo được hình thành trong nước như đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… Nhiều tôn giáo có bề dày lịch sử và cũng có những tôn giáo mới hình thành. 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau (so với khoảng 20 triệu người năm 2009). Tính trên cả nước có khoảng 25 ngàn cơ sở thờ tự và 45 trường đào tạo chức sắc tôn giáo.
32. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn hoạt động tôn giáo tại Việt Nam, tháng 11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều điểm mới phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh hoạt tôn giáo của người dân. Ngoài ra, Quốc hội đã quyết định đưa nội dung sửa đổi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII.
33. Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam diễn ra sôi động. Hàng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Đặc biệt, năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo đã thành công tốt đẹp và Lễ bế mạc có sự tham dự của 50 Giám mục, trong đó có 6 Giám mục là người nước ngoài, 1.000 linh mục, 2.000 nam nữ tu sĩ, và gần 500.000 lượt giáo dân. Năm 2011 cũng là năm kỷ niệm 100 năm đạo Tin Lành vào Việt Nam với nhiều hoạt động kỉ niệm lớn được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều chức sắc, tín đồ Tin lành trên cả nước và đại biểu Tin lành người nước ngoài (Mỹ, Hàn Quốc…). Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2014 tại Việt Nam, một sự kiện tôn giáo quốc tế lớn dự kiến thu hút sự tham dự của hàng nghìn chức sắc, tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới. Nhiều cơ sở thờ tự được cải tạo hoặc xây mới. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì và mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo tại nước ngoài (Mỹ, Pháp, Ý, Ấn Độ...). Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các hoạt động y tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo… đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước, đồng thời có quan hệ quốc tế rộng rãi; đại diện chức sắc các tôn giáo tham gia nhiều diễn đàn quốc tế, đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý, giáo luật tại các diễn đàn lớn như ASEM, ASEAN… Năm 2013, Việt Nam và Vatican đã hoàn thành cuộc họp vòng 4 nhóm công tác hỗn hợp về thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Tòa thánh Vatican đã cử Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam từ năm 2011 và đến nay Đặc phái viên không thường trú của Vatican đã thực hiện 25 chuyến thăm Việt Nam, làm việc với tất cả 26 Giáo phận Công giáo và trên 60 tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
34. Đối với các cộng đồng các dân tộc thiểu số, quyền tự do và bình đẳng về tôn giáo được Nhà nước bảo vệ và hỗ trợ phát triển. Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer đã được thành lập và Kinh sách Phật giáo bằng tiếng Khmer được nhập khẩu để phục vụ đào tạo chức sắc và sinh hoạt tôn giáo của người dân tộc Khmer. Người dân tộc Chăm theo Hồi giáo và đạo Bàlamôn được tạo điều kiện thành lập các Ban đại diện cộng đồng để hỗ trợ việc sinh hoạt tôn giáo, gìn giữ và phát triển tôn giáo truyền thống. Kinh thánh song ngữ tiếng Việt – Banar/Êđê/Jrai cũng được phát hành để đáp ứng nhu cầu của người dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành.
Quyền tự do hội họp, lập hội35. Quyền tự do lập hội, hội họp được quy định trong Hiến pháp (điều 69) và được pháp luật bảo vệ bằng nhiều văn bản luật và dưới luật. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công dân, tổ chức ở Việt Nam thành lập hội và tạo cơ chế, chính sách cho hoạt động của các hội, đảm bảo quyền lập hội của công dân. Hiện Việt Nam đang xây dựng các luật về lập hội, luật biểu tình… nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do của người dân.
36. Ở Việt Nam hiện có khoảng 460 hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh, thành phố (so với 380 hội năm 2009); 20 tổ chức công đoàn ngành; trên 36.000 tổ chức hội, hiệp hội, câu lạc bộ ở cấp địa phương, hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhìn chung, các hội đã có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước; thể hiện vai trò là cầu nối giữa các hội viên với cơ quan chính quyền, qua đó phản ánh nguyện vọng của hội viên, hỗ trợ hội viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại, cung cấp thông tin tư vấn về sản xuất và thị trường… Hoạt động của các hội tập trung nhiều trên các mặt xã hội, nhân đạo, từ thiện, đặc biệt là cung ứng dịch vụ trong một số lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường… Các hội cũng có vai trò ngày càng tích cực trong việc tư vấn, phản biện đối với các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chương trình và dự án phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ và của địa phương.
Đảm bảo quyền của người đang chấp hành án phạt tù, người bị tạm giam, tạm giữ đề điều tra
37. Việt Nam luôn tôn trọng các quyền con người cơ bản của những người bị tạm giữ, tạm giam. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của những người bị tạm giữ, tạm giam. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác theo quy định của pháp luật; được tiếp cận thông tin qua hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình trong nhà tạm giữ, tạm giam; có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật và quy chế của nhà tạm giữ, tạm giam.
38. Những người đang chấp hành án phạt tù bị hạn chế một số quyền công dân nhưng vẫn được pháp luật bảo vệ và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản. Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định 117/2011/NĐ-CP quy định việc tổ chức quản lý phạm nhân và đảm bảo chế độ đối với phạm nhân tại các trại giam, qua đó phạm nhân đã được nâng cao các chế độ về ăn, mặc, ở, sinh hoạt và chăm sóc y tế.
39. Các trại giam thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục công dân cho phạm nhân; phạm nhân được học tập trong thời gian chấp hành án, trong đó có các chương trình học tập về chính trị, pháp luật, thời sự, phổ cập tiểu học và xóa mù chữ, học nghề. Công tác phòng, chữa bệnh cho phạm nhân được quan tâm đặc biệt. Các bệnh xá trại giam được cải tạo, đầu tư nâng cấp; đội ngũ y, bác sỹ được đào tạo chuyên nghiệp. Nhiều phạm nhân ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo được tạm đình chỉ thi hành án để chữa bệnh. Ban Quản lý các trại giam cũng phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống ma túy, lây nhiễm HIV, lao và các bệnh truyền nhiễm khác. Phạm nhân có quyền lao động trên cơ sở sức khỏe cho phép, thời gian lao động được quy định theo Bộ Luật Lao động; kết quả lao động được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày hoặc tính vào thu nhập cá nhân của phạm nhân.
40. Từ năm 2009 đến nay, thực hiện Luật đặc xá, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành bốn đợt đặc xá với hơn 48.000 phạm nhân được tha tù trước hạn, hơn 600 người được hoãn thi hành án hoặc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Nhân dịp Quốc khánh 2013, Việt Nam đã tiến hành đợt đặc xá lớn, tha tù trước hạn cho 15.449 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 78 phạm nhân đang được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án. Công tác đặc xá được thực hiện công khai, công bằng và minh bạch, thể hiện tính khoan hồng và nhân đạo đối với những người từng phạm tội nhưng đã biết ăn năn, hối cải, được nhân dân cả nước và dư luận quốc tế ủng hộ và đánh giá cao. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 quy định các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, qua đó giúp đỡ, tạo điều kiện cho những người này nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Quyền được xét xử công bằng
41. Tại Việt Nam, hoạt động tố tụng được tiến hành trên nguyên tắc bảo đảm cho người tham gia tố tụng được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ, công bằng, dân chủ; bảo đảm việc xét xử được công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật trong khuôn khổ nhà nước pháp quyền.
42. Tòa án hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử. Tất cả các thẩm phán đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm (đối với Tòa án Nhân dân tối cao) hoặc Chánh án Tòa cấp trên bổ nhiệm thay vì được bầu bởi cơ quan lập pháp cùng cấp như quy định trước đây. Luật pháp quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; chỉ có thông qua hoạt động xét xử, Tòa án mới ra phán quyết một người có tội hay không có tội bằng một bản án; không có ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án có hiệu lực của Tòa án. Các phán quyết của Tòa án, quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao được đăng công khai và in thành sách, một mặt giúp xây dựng môi trường pháp lý công khai, minh bạch, mặt khác giúp công chúng giám sát công tác xét xử của Tòa án, giúp cho việc xét xử được công bằng.
B. Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
43. Mặc dù bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu nhưng trong giai đoạn 2009-2012, Việt Nam vẫn đạt một số kết quả đáng ghi nhận về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá, trung bình 5,5-6%/năm. Nhờ tăng trưởng kinh tế, mỗi năm Việt Nam tạo thêm hơn 1 triệu việc làm; giáo dục, y tế và an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Việt Nam đã đạt trước thời hạn nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs), được quốc tế đánh giá là một trong những điển hình về thực hiện MDGs, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Năm 2010, Báo cáo chỉ số phát triển con người của UNDP ghi nhận Việt Nam là một trong mười nước có mức tăng thu nhập cao nhất trong 40 năm qua. Tính từ năm 2008 đến năm 2012, thu nhập bình quân đâu người tăng từ 1.024 đô la Mỹ/người/năm lên 1.540 đô la Mỹ/người/năm.
Đảm bảo an sinh xã hội
44. Những tiến bộ trong việc đảm bảo an sinh xã hội được thể hiện rõ qua việc xây dựng và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm, góp phần giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống cho người dân. Việt Nam đã thiết kế các nhóm chính sách ngày càng đồng bộ hơn về phát triển thị trường lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, giảm nghèo và hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Năm 2011 đã có trên 10,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội dưới các hình thức bắt buộc và tự nguyện; 52,4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 63% dân số cả nước; 8,1 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tính riêng năm 2012, cả nước có 432.356 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.
45. Đối với những nhóm xã hội cần sự trợ giúp như người nghèo hoặc cận nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, trong giai đoạn 2011 - 2012, Nhà nước đã chi 22.303 tỷ đồng (hơn 1 tỷ đô la Mỹ) để hỗ trợ mua bảo hiểm y tế. Nhờ đó, trong hai năm qua, 29 triệu lượt người nghèo, người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, người dân thuộc diện cận nghèo tham gia mua bảo hiểm y tế được hỗ trợ bằng 70% mệnh giá. Nhà nước cũng chi 11.844 tỷ đồng (trên 500 triệu đô la Mỹ) để thực hiện chính sách giảm nghèo trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo như miễn giảm học phí cho con hộ nghèo, hộ chính sách, trợ cấp học bổng, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ đến 5 tuổi. Nhờ đó, trong giai đoạn 2011 – 2012, đã có trên bốn triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, hỗ trợ điều kiện học tập và trợ cấp tiền ăn, góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và tăng tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi.
Phát triển thị trường lao động, thúc đẩy việc làm
46. Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến quý IV/2012, có 52,79 triệu người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên), đem lại lợi thế lớn về nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội, song cũng tạo nên sức ép lớn về nhu cầu việc làm mỗi năm. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 46%, trong đó lao động đã qua đào tạo nghề là 33,5%, bước đầu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
47. Để phát triển thị trường lao động và tạo việc làm, Nhà nước chú trọng củng cố hệ thống chính sách, pháp luật về lao động và nâng cao hiệu quả các biện pháp triển khai trên thực tế. Việc sửa đổi Bộ luật Lao động (có hiệu lực từ 1/5/2013) và ban hành Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (có hiệu lực từ năm 2009) là những bước phát triển mới về hoàn thiện khung chính sách trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các chương trình phát triển thị trường lao động chủ động, nhất là các biện pháp kết nối cung-cầu lao động được cải thiện. Nhờ đó, các kênh giao dịch trên thị trường lao động ngày càng đa dạng, trong đó mạng lưới cơ sở dịch vụ việc làm đã phát triển với hai loại hình Trung tâm giới thiệu việc làm Nhà nước (130 trung tâm) và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm tư nhân (trên 100 doanh nghiệp). Trung tâm dự báo và thông tin về thị trường lao động bước đầu hình thành và vận hành tốt. Quỹ Quốc gia về việc làm đã góp phần tạo việc làm cho khoảng 160.000 lao động, tạo điều kiện cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (lao động khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp) có cơ hội vay vốn phát triển kinh doanh.
48. Các chương trình phát triển thị trường lao động chủ động đã hỗ trợ người dân có việc làm và tăng thu nhập. Tỉ lệ thất nghiệp chung của cả nước giảm rõ rệt từ 2,9% năm 2009 xuống còn 1,99% năm 2012. Riêng năm 2012, đã tạo thêm 1,52 triệu việc làm, trong đó 80 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 tăng gấp 3,5 lần so với năm 2000.
Xóa đói, giảm nghèo
49. Giảm nghèo toàn diện và bền vững luôn được xác định là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền con người và các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs). Trong những năm gần đây, công cuộc giảm nghèo tại Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Nhờ các thành tựu về tăng trưởng kinh tế và chính sách an sinh xã hội, Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn MDG về xóa đói, giảm nghèo.Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 13,7% năm 2008 xuống còn 9,6% năm 2012. Thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng gần 2 lần trong 5 năm qua. Năm 2012, số lượt hộ thiếu đói giảm 27,6% và tỷ lệ hộ nghèo cả nước cũng giảm 1,76% so với năm 2011. Xu thế giảm mạnh được thể hiện ở cả 3 thước đo nghèo quan trọng: tỉ lệ nghèo, khoảng cách nghèo và mức độ nghiêm trọng của nghèo. Điều quan trọng là không chỉ một số lượng lớn người dân thoát nghèo mà mức sống và chất lượng sống của họ được cải thiện đáng kể.
50. Các chương trình và chính sách giảm nghèo của Chính phủ tập trung trên ba chiến lược chính: (i) thúc đẩy các hoạt động sản xuất và sinh kế để tăng thu nhập cho người nghèo, (ii) tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ xã hội, (iii) tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức ở vùng nghèo. Những chiến lược này được hiện thực hóa bằng các chương trình quốc gia hỗ trợ giảm nghèo và phát triển xã hội, trong đó tập trung vào 5 nhóm chính sách: tín dụng, phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế. Nhờ đó, người nghèo được tiếp cận với các nguồn lực (vốn, đất sản xuất, công nghệ, thị trường…) và các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nước sạch, trợ giúp pháp lý…). Tính đến 2010, 77,2% người nghèo được hưởng lợi từ các chương trình và chính sách hỗ trợ của chính phủ, cho thấy mức độ phổ cập chính sách rộng khắp trên cả nước.
51. Chương trình giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo là chương trình lớn và quan trọng, có tác động mạnh đến giảm nghèo và nâng cao điều kiện sống của người nghèo. Chương trình này đã lồng ghép một loạt các hạng mục phát triển kinh tế - xã hội như: phát triển cơ sở hạ tầng công cộng cấp xã, tín dụng cho người nghèo, bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và các chương trình khuyến nông. Với chính sách toàn diện thúc đẩy mọi khía cạnh quan trọng của đời sống và hướng đến nhóm dân cư dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất ở vùng sâu, vùng xa, các chương trình này đã đạt được mục tiêu chung là giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống của nhóm cư dân. Kết quả đánh giá tác động qua 3 năm thực hiện cho thấy tỉ lệ nghèo đã giảm 4-5%/năm và khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, điện, nước sạch của các hộ gia đình tăng đáng kể.
Đảm bảo nhà ở cho người thu nhập thấp
52. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chương trình phát triển nhà ở cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở như người lao động tại các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên, người nghèo ở nông thôn, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị... Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại các khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Thông qua các chương trình đó, đến nay đã có hơn 530.000 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở; có 62 dự án nhà ở cho công nhân với tổng quy mô 11.719 căn hộ được hoàn thành, đáp ứng chỗ ở cho 67.600 công nhân lao động tại các khu công nghiệp; 163 khối nhà cho sinh viên đã được đưa vào sử dụng, đáp ứng khoảng 140.000 chỗ ở (dự kiến đến hết năm 2013 sẽ đáp ứng được chỗ ở cho 330.000 sinh viên); 56 dự án nhà cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị được triển khai, đáp ứng cho khoảng 130.000 hộ thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở.
53. Việt Nam cũng đang nghiên cứu, soạn thảo Luật Nhà ở sửa đổi để trình Quốc hội thông qua vào năm 2014, trong đó tập trung vào các chính sách hỗ trợ cho người nghèo (cả đô thị và nông thôn), người thu nhập thấp và các đối tượng ưu tiên khác như công nhân tại khu công nghiệp, học sinh, sinh viên… Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách về phát triển nhà ở xã hội, nhà cho thuê ở khu vực đô thị và nhà ở tái định cư; thúc đẩy các biện pháp tăng cường trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc xây dựng nhà ở cho người nghèo nhằm hỗ trợ các đối tượng khó khăn có nhà ở, ổn định cuộc sống.
Chăm sóc y tế, giáo dục
54. Việt Nam xác định chăm sóc sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia và đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này. Hiện nay, năng lực của hệ thống các cơ sở y tế được củng cố và phát triển. 100% xã có trạm y tế, 74% số xã có bác sĩ. Tính đến năm 2012, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 68%. Việt Nam đã giảm đáng kể tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh: 23/1000 ca năm 2012, giảm 2/3 so với năm 1990. Việt Nam đã đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trong phòng, chống và kiểm soát bệnh sốt rét. Công tác kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS cũng có những tiến bộ trong việc xác định các ca nhiễm bệnh và cung cấp phác đồ điều trị kịp thời.
55. Giáo dục và đào tạo cũng đã có chuyển biến tích cực. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đang tiến tới hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2012, tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi bậc tiểu học là 97,7% và bậc trung học cơ sở là 87,2%. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, các chỉ số phát triển về cơ sở vật chất được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập ngày càng tăng của người dân ở các lứa tuổi, vùng miền. Chất lượng đào tạo đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực qua đào tạo phục vụ phát triển kinh tế. Chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo đã đạt một số kết quả, thể hiện ở việc huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường, bổ sung kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau.
C. Quyền của các nhóm yếu thế/ dễ bị tổn thương
Người cao tuổi
56. Số lượng người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay là khoảng 7,5 triệu người, chiếm khoảng 8,7% dân số cả nước. Việc bảo đảm quyền của người cao tuổi được Chính phủ quan tâm, thông qua việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, các chương trình quốc gia, các đề án hoặc dự án hỗ trợ.
57. Luật Người cao tuổi đã được Quốc hội ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2010. Luật đã thể chế hoá chính sách của Việt Nam về người cao tuổi một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện, đảm bảo cho sự tham gia vào hoạt động xã hội của người cao tuổi, đồng thời khuyến khích sự quan tâm của các tổ chức xã hội, cá nhân trong công tác chăm sóc người cao tuổi. Đây là bước cụ thể hóa cam kết của Chính phủ về thực hiện Tuyên bố chính trị và Chương trình hành động quốc tế Madrid năm 2002, phù hợp với chính sách chung của nhiều quốc gia và của Liên hợp quốc về người cao tuổi. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi giai đoạn 2012-2020 với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi và phát huy vai trò của người cao tuổi trong xã hội, phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
58. Trên thực tế, người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe thông qua việc định kì khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế nói chung và hệ thống các bệnh viện lão khoa; được chăm lo đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch. Người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp hàng tháng, được hưởng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi qua đời... Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất để người cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình thông qua việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng cũng như việc trực tiếp cống hiến trong khoa học, sản xuất, kinh doanh…
Bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ
59. Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, tạo điều kiện để đảm bảo quyền của phụ nữ. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc thúc đấy quyền phụ nữ như: xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới và không phân biệt đối xử theo quy định của Luật Bình đẳng giới 2006 và Công ước CEDAW; lồng ghép bình đẳng giới trong việc xây dựng và thực thi pháp luật; ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ và chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Bộ luật Lao động sửa đổi được Quốc hội thông qua tháng 6/2012 quy định tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ từ 4 tháng lên thành 6 tháng.
60. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ được tập trung triển khai ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ. Chính phủ cũng triển khai các giải pháp trong việc thực thi pháp luật cũng như hợp tác quốc tế nhằm vượt qua những thách thức chủ yếu liên quan tới nhận thức về bình đẳng giới; xoá bỏ bạo lực giới và bạo lực gia đình; khoảng cách giữa pháp luật và thực tiễn (việc làm, thu nhập, địa vị xã hội…). Tỉ lệ nữ tham gia Quốc hội khóa XIII (2011-2016) đạt 24,4%, đưa Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực và thế giới (đứng thứ 43/143 nước trên thế giới và thứ 2 trong ASEAN). Phụ nữ đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước như Phó Chủ tịch nước, hai Phó Chủ tịch Quốc hội, có hai nữ Bộ trưởng; 14/30 Bộ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ có Thứ trưởng là nữ. Tỉ lệ lao động có việc làm là nữ giới chiếm 49%. Tính đến hết năm 2011, tỉ lệ phụ nữ biết chữ là 92%; 80% trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được đi học đúng tuổi. Tỉ lệ nữ sinh viên chiếm trên 50%; 30,53% Thạc sỹ và 17,1% Tiến sỹ là nữ giới. Nỗ lực bảo đảm bình đằng giới của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận: theo xếp hạng năm 2012 của Liên hợp quốc về chỉ số bất bình đẳng giới (GII), Việt Nam xếp thứ 47/187 quốc gia, so với vị trí 58/136 quốc gia năm 2010.
61. Việt Nam nghiêm túc triển khai thực hiện Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) trên cả phương diện thúc đẩy hoàn thiện luật pháp và tổ chức triển khai thực hiện trong thực tiễn. Chính phủ Việt Nam cũng đã xây dựng và hoàn thành báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện công ước CEDAW giai đoạn 2004 – 2010 trên cơ sở kết quả tham vấn rộng rãi với các cơ quan, tổ chức có liên quan và các tầng lớp xã hội.
Trẻ em
62. Tháng 10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020, hướng tới thực hiện mục tiêu tổng quát là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em; từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ em và trẻ em giữa các vùng, miền; nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.
63. Việt Nam là nước đầu tiên tại Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới tham gia Công ước về Quyền trẻ em (CRC) và Nghị định thư bổ sung số 1 và số 2. Nhà nước Việt Nam đã và đang có những nỗ lực lớn trong việc triển khai thực hiện trên phương diện hoàn thiện chính sách pháp luật, nội luật hoá các quy định của hệ thống pháp luật quốc tế về quyền trẻ em vào hệ thống pháp luật quốc gia, và tổ chức triển khai thực hiện trong thực tế để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Việt Nam cũng tích cực tham gia các sáng kiến khu vực và quốc tế nhằm thực hiện việc bảo vệ các quyền của trẻ em; tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế có liên quan.
64. Các chương trình, chính sách có tính chiến lược như tiêm chủng cho trẻ em, hỗ trợ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, phòng chống lao, phòng chống HIV/AIDS... đã mang lại hiệu quả tích cực. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 58‰ (1990) xuống còn 24 ‰ (2011), dưới 1 tuổi từ 31‰ (2001) xuống còn 15,5 ‰ (2011).
65. Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 sẽ tập trung vào các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội để nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi thực hiện các quyền của trẻ em; xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em; khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, gia đình, cộng đồng, người dân và trẻ em tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; củng cố hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm việc với trẻ em ở các cấp, các ngành; kiện toàn và phát triển mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở; nâng cao chất lượng công tác theo dõi, giám sát và đánh giá.
Người khuyết tật
66. Việt Nam đã ký Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2008 và dự kiến hoàn thành thủ tục phê chuẩn trong năm 2014, cũng như đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách nhằm thúc đẩy quyền của người khuyết tật. Trong lộ trình phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tất, Việt Nam đã ban hành Luật về người khuyết tật năm 2010 và xây dựng các văn bản thi hành. Trong giai đoạn 2010-2013, đã có 13 văn bản dưới Luật được ban hành có liên quan tới người khuyết tật trong các lĩnh vực truyền thông, thể thao, du lịch, tiếp cận an sinh xã hội và thúc đẩy thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ.
67. Chính sách chung của Nhà nước là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng về các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của họ để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Người khuyết tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
68. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, đồng thời thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về 7 lĩnh vực ưu tiên trong Thập kỷ thứ II Thiên niên kỷ Biwako về người khuyết tật khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đề án chia làm 2 giai đoạn với những chỉ tiêu cụ thể nhằm thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, xây dựng, giao thông, công nghệ thông tin, văn hóa, thể thao, pháp lý… Bên cạnh đó, Chính phủ cũng triển khai một loạt các chính sách trợ giúp người khuyết tật như đề án trợ giúp phục hồi chức năng cho người tâm thần; tham gia và thực hiện các sáng kiến của quốc tế và khu vực; tăng cường sự tham gia của người khuyết tật và bảo vệ quyền của người khuyết tật; hỗ trợ thành lập các tổ chức tự lực của người khuyết tật; trợ giúp đào tạo nghề và tạo việc làm; cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng các công trình văn hoá, công cộng và các dịch vụ xã hội cơ bản khác của người khuyết tật.
Người dân tộc thiểu số
69. Nhà nước Việt Nam thực hiện đường lối nhất quán là các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ. Hệ thống pháp luật Việt Nam liên tục được hoàn thiện, đáp ứng cơ bản chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số. Người dân tộc thiểu số được tạo điều kiện tham gia hệ thống chính trị, quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham chính ngày càng tăng, số lượng đại biểu Quốc hội là dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ dân số. Trong 4 nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số chiếm từ 15,6% đến 17,27%, trong khi người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,3% dân số. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 là 18%, cấp huyện là 20%, cấp xã là 22,5%.
70. Trong giai đoạn 2006 – 2012, Nhà nước đã có 160 văn bản quy phạm pháp luật về chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, với kinh phí từ ngân sách lên tới 55.000 tỷ đồng (tương đương 2,6 tỷ đô la Mỹ). Với nguồn lực như vậy, nhiều chính sách đã phát huy hiệu quả tốt như Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; Chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng có đông người dân tộc thiểu số giảm từ 32,6% năm 2009 xuống còn 24,3% năm 2012. Cơ sở hạ tầng có sự cải thiện rõ rệt: 98,6% xã có đường ô tô; 99,8% số xã và 95,5% số thôn được sử dụng điện sinh hoạt.
71. Năm 2012, 100% xã đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi bậc giáo dục tiểu học bình quân cả nước đạt gần 98%, trong đó 95% trẻ em dân tộc thiểu số được đến trường. Tất cả các tỉnh vùng có đông dân tộc thiểu số đều có trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường dạy nghề và đào tạo nghiệp vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, quản lý kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế. Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82 quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số. Năm 2012, đã có 32 tỉnh tổ chức dạy và học 12 tiếng dân tộc thiểu số. Tính đến hết năm 2012, cả nước có 2.629 lớp học chữ tiếng dân tộc với 136.600 học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hợp tác với UNICEF thí điểm thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ tại 3 tỉnh Lào Cai, Trà Vinh, Gia Lai bước đầu đạt kết quả tốt.
72. Mạng lưới y tế phát triển nhanh chóng ở vùng có đông dân tộc thiểu số, hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế xã đã được quan tâm đầu tư, 99,39% xã có trạm y tế, 77,8% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đến năm 2011 có 94,2% số thôn có cán bộ y tế. Đồng bào dân tộc được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đồng bào nghèo được khám chữa bệnh miễn phí. Các dịch bệnh ở vùng dân tộc và miền núi như sốt rét, bướu cổ cơ bản được khống chế; giảm đáng kể tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng...
73. Năm 2011, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”, thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số. Đề án tập trung ưu tiên phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số rất ít người. Người dân tộc thiểu số ở tất cả các vùng miền được tham gia hoạt động văn hóa mang bản sắc các dân tộc, 92% người dân được nghe đài phát thanh, 85% được xem truyền hình, nhiều chương trình phát bằng tiếng dân tộc thiểu số như: Mông, Thái, Êđê, Chăm, Khmer... Nhiều di sản văn hóa các dân tộc được công nhận là di sản văn hoá cấp quốc gia như: “Lễ hội Lồng Tồng” của dân tộc Tày, “Lễ Cấp sắc” của dân tộc Dao. Tổ chức UNESCO đã công nhận một số di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là di sản văn hóa thế giới như: “Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên", "Thánh địa Mỹ Sơn"...
74. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong vùng dân tộc và miền núi có chuyển biến tích cực, dịch vụ trợ giúp pháp lý đang tiếp cận với người dân. Thực hiện Luật trợ giúp pháp lý, 100% các tỉnh, thành phố đã có các Trung tâm trợ giúp pháp lý. Các Trung tâm này cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng… để giúp đỡ người nghèo, người dân tộc thiểu số giải quyết các vướng mắc về pháp luật. Từ năm 2009 đến hết 2012, các tổ chức trợ giúp pháp lý đã thực hiện trợ giúp hơn 200.000 lượt đối tượng là người dân tộc thiểu số, thành lập gần 2.000 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở các xã để phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân, trong đó có người dân tộc thiểu số.
IV. Những ưu tiên và cam kết trong việc tiếp tục thúc đẩy và bảo về các quyền con người ở Việt Nam
A. Các thách thức còn tồn tại
75. Khuôn khổ pháp luật về quyền con người ở Việt Nam mặc dù đang từng bước được kiện toàn nhưng vẫn chưa đồng bộ, một số lĩnh vực chưa theo kịp với sự thay đổi của cuộc sống, chậm được sửa đổi, bổ sung. Năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật và việc tuyên truyền pháp luật về quyền con người đến các ngành, các cấp, các địa phương vẫn còn hạn chế, khiến cho việc triển khai còn khó khăn, bất cập. Bản thân người dân chưa hiểu biết đầy đủ về các quy định của pháp luật để thực hiện quyền của mình một cách đầy đủ và hiệu quả. Việc kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng có những vi phạm chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.
76. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt các nguồn lực dành cho phát triển, đặc biệt trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ và bảo đảm các quyền của các nhóm yếu thế trong xã hội. Những rủi ro về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, mà đối tượng chịu tác động nặng nề nhất chính là các nhóm xã hội yếu thế, đặc biệt là người nghèo, vẫn là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Do thiếu hụt nguồn lực, tầm bao phủ của hệ thống an sinh xã hội hiện nay còn khiêm tốn, nhất là đối với người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương. Phần lớn người nghèo sống ở các khu vực nông thôn và miền núi, tham gia vào các hoạt động nông nghiệp và ít nhận được hỗ trợ từ các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
77. Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong việc thực hiện MDGs về giảm nghèo nhưng vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là giải quyết vấn đề bất bình đẳng và giảm nghèo bền vững. Phần lớn người nghèo là cư dân nông thôn và người dân tộc thiểu số. Do người dân tộc thiểu số cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về các điều kiện sản xuất, phát triển kinh tế, giao thông, tiếp cận thị trường nên tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo còn chiếm khá cao. Hơn nữa, giảm nghèo hiện nay chưa bền vững do một số hộ gia đình mặc dù đã thoát nghèo nhưng khả năng tái nghèo rất cao do thiên tai, thời tiết, tai nạn lao động, giao thông... Năng lực tài chính yếu kém cùng với nguồn lực bảo trợ xã hội hạn chế khiến cho các hộ gia đình cận nghèo dễ bị rơi trở lại cảnh nghèo đói.Bên cạnh đó, nghèo đô thị đang nổi lên là một vấn đề đáng lo ngại do dòng người di cư từ nông thôn ra các đô thị ngày một tăng.
78. Giáo dục là lĩnh vực được Nhà nước coi trọng và đầu tư lớn, tuy nhiên trên thực tế còn nhiều tồn tại chưa được khắc phục như sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; cải cách giáo dục trong công tác giảng dạy và học tập, cải tiến thiết bị, cơ sở vật chất trường học… Giáo dục về nhân quyền trong các cấp học chưa được đầu tư thỏa đáng. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giảng dạy về quyền con người nói chung và các quyền cụ thể còn sơ sài và chưa phù hợp với cấp học và độ tuổi.
79. Các quan niệm lạc hậu, cổ hủ vẫn còn tồn tại khiến cho nhiều nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số chưa ý thức và chủ động trong việc bảo vệ các quyền của chính mình. Tư tưởng “trọng nam hơn nữ” là trở lực cho nhận thức và thực hiện bình đẳng giới, định kiến xã hội vẫn tạo nên sự kỳ thị nhất định đối với người dân tộc thiểu số, người khuyết tật… Những hạn chế về nguồn lực khiến việc thực hiện các chương trình và chính sách đạt hiệu quả chưa cao, đặc biệt là trong việc tăng cường dịch vụ hỗ trợ và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của trẻ em, người khuyết tật, người già…
B. Những hướng ưu tiên(HỨA HẸN)
80. Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiện toàn hệ thống pháp luật trên nguyên tắc phát huy nhân tố con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân, đảm bảo hệ thống pháp luật quốc gia hài hòa và phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế. Chính phủ nỗ lực đẩy mạnh các chương trình cải cách hành chính nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, phát huy dân chủ và nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền, tăng cường các thể chế quốc gia bảo vệ quyền con người, trong đó có việc nghiên cứu khả năng thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia.
81. Khả năng tiếp cận với các loại hình an sinh xã hội được xếp là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức sống của người dân. Thực tế cho thấy việc giảm thu nhập, lạm phát và bệnh tật là ba trong số các nguyên nhân chính làm giảm mức sống của người dân. Do đó, an sinh xã hội là giải pháp bảo vệ cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung các chính sách để tăng khả năng tiếp cận của các nhóm yếu thế vào hệ thống an sinh xã hội, nghiên cứu khả năng phát triển loại hình bảo hiểm nông nghiệp.
82. Chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu và phát triển xã hội. Nhận thức được tầm quan trong của phát triển nguồn nhân lực, Chính phủ đã đưa ra các chính sách quốc gia và sẽ tiếp tục đầu tư hơn nữa cho hệ thống giáo dục hướng đến hai mục tiêu: (i) tăng tỉ lệ nhập học đúng tuổi ở mọi cấp giáo dục; và (ii) nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục về quyền con người là hướng ưu tiên đặc biệt nhằm nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân.
83. Chính phủ ghi nhận tầm quan trọng của bình đẳng giới trong phát triển kinh tế, xã hội thông qua việc xây dựng hai chương trình quy mô quốc gia là Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015. Những chính sách này đã khẳng định bình đẳng giới là yếu tố tiền đề để xây dựng một nguồn nhân lực vững mạnh, cũng như đẩy mạnh chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung các chính sách và chiến lược nhằm tăng cường nhận thức về bình đẳng giới, thay đổi thái độ và tư tưởng về giới vốn là định kiến trong xã hội; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là ở các nhóm yếu thế và trong các lĩnh vực có tính chiến lược như giáo dục, y tế, việc làm.
84. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hướng đến một xã hội khỏe mạnh và được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ cả về thể chất và tinh thần, là một trong những hướng ưu tiên cao của Chính phủ. Nỗ lực của Chính phủ thời gian tới sẽ tập trung vào các vấn đề: giảm tỉ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, tăng cường hiệu quả thực hiện các Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chiến lược dinh dưỡng quốc gia, Chiến lược quốc gia về sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AID.
85. Với mục đích tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực phục vụ cho việc bảo đảm tốt hơn các quyền con người, Chính phủ Việt Nam chủ trương tiếp tục tăng cường hợp tác với tất cả các quốc gia, các cơ chế và tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc có liên quan đến quyền con người; tham gia tích cực và có trách nhiệm vào công việc của Hội đồng Nhân quyền, hợp tác đầy đủ và xây dựng với các Thủ tục đặc biệt, trong đó có việc xem xét tích cực các đề nghị vào thăm; thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với các Công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường hiệu quả các cơ chế đối thoại song phương thường kỳ về quyền con người.
-------------------
-Phụ lục 1
PHỤ LỤC 1
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
I. LUẬT – PHÁP LỆNH
STT
|
Tên văn bản
|
Số hiệu
|
Ngày ban hành
|
1
|
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư
|
20/2012/QH13
|
20/11/2012
|
2
|
Luật xuất bản sửa đổi
|
19/2012/QH13
|
20/11/2012
|
3
|
Luật xử lý vi phạm hành chính
|
15/2012/QH13
|
20/06/2012
|
4
|
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
|
14/2012/QH13
|
20/06/2012
|
5
|
Luật giám định tư pháp
|
13/2012/QH13
|
20/06/2012
|
6
|
Luật công đoàn
|
12/2012/QH13
|
20/06/2012
|
7
|
Bộ Luật lao động
|
10/2012/QH13
|
18/06/2012
|
8
|
Luật tố cáo
|
3/2011/QH13
|
11/11/2011
|
9
|
Luật khiếu nại
|
2/2011/QH13
|
11/11/2011
|
10
|
Luật phòng, chống mua bán người
|
66/2011/QH12
|
29/03/2011
|
11
|
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự
|
65/2011/QH12
|
29/03/2011
|
12
|
Luật tố tụng hành chính
|
64/2010/QH12
|
07/12/2010
|
13
|
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
|
63/2010/QH12
|
06/12/2010
|
14
|
Luật thanh tra
|
56/2010/QH12
|
29/11/2010
|
15
|
Luật thi hành án hình sự
|
53/2010/QH12
|
29/06/2010
|
16
|
Luật người khuyết tật
|
51/2010/QH12
|
29/06/2010
|
17
|
Luật nuôi con nuôi
|
52/2010/QH12
|
28/06/2010
|
18
|
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục
|
44/2009/QH12
|
04/12/2009
|
19
|
Luật khám bệnh, chữa bệnh
|
40/2009/QH12
|
04/12/2009
|
20
|
Luật người cao tuổi
|
39/2009/QH12
|
04/12/2009
|
21
|
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ
|
36/2009/QH12
|
29/06/2009
|
22
|
Luật lý lịch tư pháp
|
28/2009/QH12
|
29/06/2009
|
23
|
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng
|
38/2009/QH12
|
19/06/2009
|
24
|
Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai
|
34/2009/QH12
|
18/06/2009
|
25
|
Luật Quy hoạch đô thị
|
30/2009/QH12
|
17/06/2009
|
II. NGHỊ ĐỊNH
STT
|
Tên văn bản
|
Số/Ký hiệu
|
Ngày ban hành
|
1
|
Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp
|
85/2013/NĐ-CP
|
29/07/2013
|
2
|
Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư
|
84/2013/NĐ-CP
|
25/07/2013
|
3
|
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
|
81/2013/NĐ-CP
|
19/07/2013
|
4
|
Quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng
|
59/2013/NĐ-CP
|
17/07/2013
|
5
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
|
74/2013/NĐ-CP
|
15/07/2013
|
6
|
Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
|
72/2013/NĐ-CP
|
15/07/2013
|
7
|
Quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
|
60/2013/NĐ-CP
|
19/06/2013
|
8
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
|
48/2013/NĐ-CP
|
14/05/2013
|
9
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
|
47/2013/NĐ-CP
|
13/05/2013
|
10
|
Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
|
45/2013/NĐ-CP
|
10/05/2013
|
11
|
Quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
|
43/2013/NĐ-CP
|
10/05/2013
|
12
|
Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
|
34/2013/NĐ-CP
|
22/04/2013
|
13
|
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
|
28/2013/NĐ-CP
|
04/04/2013
|
14
|
Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
|
16/2013/NĐ-CP
|
06/02/2013
|
15
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý
|
14/2013/NĐ-CP
|
05/02/2013
|
16
|
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người
|
09/2013/NĐ-CP
|
11/01/2013
|
17
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
|
100/2012/NĐ-CP
|
21/11/2012
|
18
|
Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
|
92/2012/NĐ-CP
|
08/11/2012
|
19
|
Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
|
88/2012/NĐ-CP
|
23/10/2012
|
20
|
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo
|
76/2012/NĐ-CP
|
03/10/2012
|
21
|
Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại
|
75/2012/NĐ-CP
|
03/10/2012
|
22
|
Quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ
|
62/2012/NĐ-CP
|
13/08/2012
|
23
|
Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
|
59/2012/NĐ-CP
|
23/07/2012
|
24
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
|
33/2012/NĐ-CP
|
13/04/2012
|
25
|
Về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
30/2012/NĐ-CP
|
12/04/2012
|
26
|
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật
|
28/2012/NĐ-CP
|
10/04/2012
|
27
|
Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
|
24/2012/NĐ-CP
|
03/04/2012
|
28
|
Quy định cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
|
20/2012/NĐ-CP
|
20/03/2012
|
29
|
Về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
|
12/2012/NĐ-CP
|
01/03/2012
|
30
|
Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội
|
10/2012/NĐ-CP
|
17/02/2012
|
31
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực
|
06/2012/NĐ-CP
|
02/02/2012
|
32
|
Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
|
117/2011/NĐ-CP
|
15/12/2011
|
33
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
|
94/2011/NĐ-CP
|
18/10/2011
|
34
|
Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
|
91/2011/NĐ-CP
|
17/10/2011
|
35
|
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
|
87/2011/NĐ-CP
|
27/09/2011
|
36
|
Quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
|
82/2011/NĐ-CP
|
16/09/2011
|
37
|
Quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù
|
80/2011/NĐ-CP
|
16/09/2011
|
38
|
Về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
|
75/2011/NĐ-CP
|
30/08/2011
|
39
|
Về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
|
74/2011/NĐ-CP
|
25/08/2011
|
40
|
Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
|
73/2011/NĐ-CP
|
24/08/2011
|
41
|
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
|
71/2011/NĐ-CP
|
22/08/2011
|
42
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
|
61/2011/NĐ-CP
|
26/07/2011
|
43
|
Về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
|
35/2011/NĐ-CP
|
18/05/2011
|
44
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
|
31/2011/NĐ-CP
|
11/05/2011
|
45
|
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi
|
19/2011/NĐ-CP
|
21/03/2011
|
46
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 về chế độ ăn ở, khám chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam
|
09/2011/NĐ-CP
|
25/01/2011
|
47
|
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi
|
6/2011/NĐ-CP
|
14/01/2011
|
48
|
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản
|
02/2011/NĐ-CP
|
06/01/2011
|
49
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng
|
118/2010/NĐ-CP
|
29/12/2010
|
50
|
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp
|
111/2010/NĐ-CP
|
23/11/2010
|
51
|
Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng
|
94/2010/NĐ-CP
|
09/09/2010
|
52
|
Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên
|
82/2010/NĐ-CP
|
15/07/2010
|
53
|
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở
|
71/2010/NĐ-CP
|
23/06/2010
|
54
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú
|
56/2010/NĐ-CP
|
24/05/2010
|
55
|
Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
|
45/2010/NĐ-CP
|
21/04/2010
|
56
|
Về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
|
41/2010/NĐ-CP
|
12/04/2010
|
57
|
Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
|
20/2010/NĐ-CP
|
08/03/2010
|
58
|
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
|
78/2009/NĐ-CP
|
22/09/2009
|
59
|
Về việc bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
|
69/2009/NĐ-CP
|
13/08/2009
|
60
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
|
66/2009/NĐ-CP
|
01/08/2009
|
61
|
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
|
60/2009/NĐ-CP
|
23/07/2009
|
62
|
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự
|
58/2009/NĐ-CP
|
13/07/2009
|
63
|
Quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
|
48/2009/NĐ-CP
|
19/05/2009
|
64
|
Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
|
24/2009/NĐ-CP
|
05/03/2009
|
65
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ
|
19/2009/NĐ-CP
|
19/02/2009
|
66
|
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản
|
11/2009/NĐ-CP
|
10/02/2009
|
67
|
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
|
08/2009/NĐ-CP
|
04/02/2009
|
-Phụ lục 2
PHỤ LỤC 2
CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN DO CHÍNH PHỦ BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
STT
|
Tên Chính sách/ Chiến lược
|
Số
|
Ngày ban hành
| ||
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
| |||||
1.
|
Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020
|
449/QĐ-TTg
|
12/03/2013
| ||
2.
|
Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030
|
338/QĐ-TTg
|
19/02/2013
| ||
3.
|
Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020
|
229/QĐ-TTg
|
25/01/2013
| ||
4.
|
Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030
|
122/QĐ-TTg
|
10/01/2013
| ||
5.
|
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
|
1393/QĐ-TTg
|
25/09/2012
| ||
6.
|
Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
|
1216/QĐ-TTg
|
05/09/2012
| ||
7.
|
Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
|
958/QĐ-TTg
|
27/07/2012
| ||
8.
|
Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020
|
852/QĐ-TTg
|
10/07/2012
| ||
9.
|
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
|
711/QĐ-TTg
|
13/06/2012
| ||
10.
|
Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020
|
630/QĐ-TTg
|
29/05/2012
| ||
11.
|
Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
|
608/QĐ-TTg
|
25/05/2012
| ||
12.
|
Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
|
432/QĐ-TTg
|
12/04/2012
| ||
13.
|
Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
|
226/QĐ-TTg
|
22/02/2012
| ||
14.
|
Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030
|
20/QĐ-TTg
|
04/01/2012
| ||
15.
|
Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
|
2474/QĐ-TTg
|
30/12/2011
| ||
16.
|
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
|
2127/QĐ-TTg
|
30/11/2011
| ||
17.
|
Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
|
2013/QĐ-TTG
|
14/11/2011
| ||
18.
|
Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030
|
1920/QĐ-TTg
|
27/10/2013
| ||
19.
|
Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020
|
1072/QĐ-TTg
|
05/07/2011
| ||
20.
|
Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
|
1001/QĐ-TTg
|
27/06/2011
| ||
21.
|
Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
|
678/QĐ-TTg
|
10/05/2011
| ||
22.
|
Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020
|
579/QĐ-TTg
|
19/04/2011
| ||
23.
|
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020
|
2351/QĐ-TTg
|
24/12/2010
| ||
24.
|
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020
|
20/NQ-CP
|
12/05/2009
| ||
25.
|
Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020
|
581/QĐ-TTg
|
06/05/2009
| ||
Chương trình quốc gia
| |||||
26.
|
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015
|
1489/QĐ-TTg
|
08/10/2012
| ||
27.
|
Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 – 2015
|
1212/QĐ-TTg
|
05/09/2012
| ||
28.
|
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 – 2015
|
1211/QĐ-TTg
|
05/09/2012
| ||
29.
|
Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015
|
1208/QĐ-TTg
|
04/09/2012
| ||
30.
|
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012 - 2015
|
1202/QĐ-TTg
|
31/08/2012
| ||
31.
|
Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 – 2015
|
1201/QĐ-TTg
|
31/08/2012
| ||
32.
|
Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012 - 2015
|
1199/QĐ-TTg
|
31/08/2012
| ||
33.
|
Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020
|
32/2012/QĐ-TTg
|
27/07/2012
| ||
34.
|
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020
|
800/QĐ-TTg
|
04/06/2012
| ||
35.
|
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015
|
366/QĐ-TTg
|
31/03/2012
| ||
36.
|
Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015
|
267/QĐ-TTg
|
22/01/2011
| ||
37.
|
Về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
|
80/NQ-CP
|
19/05/2011
| ||
38.
|
Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015
|
1241/QĐ-TTg
|
22/07/2011
| ||
39.
|
Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo
|
2331/QĐ-TTg
|
20/12/2010
| ||
40.
|
Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015
|
2281/QĐ-TTg
|
10/12/2010
| ||
41.
|
Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
|
84/2009/QĐ-TTg
|
04/06/2009
|
Vụ UPR: Cá nhân và NGO tác động lên UPR như thế nào? (RFA 5-2-14) - P/v Nguyễn Anh Tuấn & Trịnh Hữu Long - - Vietnam rights abuses criticised at UN review (AFP 5-2-14) -- Bài trên báo trong nước: Việt Nam báo cáo LHQ về nhân quyền (VNN 5-2-14)
LHQ và Mỹ phải làm áp lực cho Việt Nam thay đồi: UN and US Must Press for Change in Vietnam (CPJ Huffington Post 5-2-14)
-- Việt Nam luôn nỗ lực thực thi các chính sách về quyền con người (TTXVN).
- Việt Nam báo cáo LHQ về nhân quyền (VNN). - Việt Nam bảo vệ hồ sơ trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (DV). - Người dân không kỳ vọng Việt Nam cải thiện sau Kiểm điểm Nhân quyền UPR (VOA). - Giới chức LHQ: Kiểm điểm nhân quyền là cơ hội hiếm hoi cho VN (VOA). - Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam (BBC). - Hàng trăm người Việt biểu tình trước UPR (BBC).
- Kiểm điểm định kỳ về tình hình nhân quyền Việt Nam (RFI). - Nhân quyền Việt Nam: ‘Nói và làm’ (BBC). – UPR : Giới bảo vệ nhân quyền tăng sức ép với Việt Nam (RFI). – Bốn “khúc xương ngang họng” nhà cầm quyền CSVN (Chép Sử Việt).
- Nhân quyền ở Việt nam: Hứa và thực hiện (RFA). – Phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành từ Geneve(RFA). – Phỏng vấn LS. Hà Huy Sơn từ Geneve (RFA). – Cá nhân và NGO tác động lên UPR như thế nào?(RFA).
- Trực tiếp phiên điều trần UPR về tình trạng nhân quyền Việt Nam (DLB). – Việt Nam bị ‘nội công,’ ‘ngoại kích’ về nhân quyền (Người Việt).
- Việt Nam phải có tự do thông tin, tự do tôn giáo, chống tra tấn và bảo vệ trẻ em (DCCT). – UPR và Nguyễn Hữu Cầu, hai đường thẳng song song (Blog RFA).
- Việt Nam bảo vệ hồ sơ trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (PT). - Việt Nam trình bày Báo cáo Quốc gia tại Hội đồng Nhân quyền (VOV).
- Gia nhập TPP: Năm cơ hội và năm thách thức (PLTP). - “Kỳ vọng vào ngành được hưởng lợi khi ký TPP” (VnEco). -
Chống TPP: Free Trade Disagreement (NYT 4-2-14) -- Cả Stiglitz lẫn Bhagwati đều chống! "secretive, corporatist, undemocratic, unconstitutional, anti-poor, pro-tobacco, job-killing, and a threat to public health and safety" (Xin nói cho rõ: THD không chống TPP, chỉ nghĩ rằng rất sai lầm nếu cho rằng TPP là một ân huệ mà Mỹ dành cho các nước khác, và Việt Nam phải làm sao đề "xứng đáng" được hưởng ân huệ ấy!)
Giáo sư Hoàng Tụy: Khai phá và hoàn thiện con người tự do (LĐ 5-2-14)
Đổi Mới ở Việt Nam và mô hình Trung Quốc: Vietnam’s Reforms and the Chinese Model -- Trích đoạn cuốn East Asian Developmentcủa Dwight Perkins, Harvard University Press (2013). Bài mạch lạc, lớp lang, dễ hiểu. PHẢI ĐỌC (đồng ý với tác giả hay không là chuyện khác!). Dwight Perkins có thời làm cố vấn cho Việt Nam, hình như thân với cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch. ◄◄◄
Tại sao gần đây Hun Sen có vẻ thân Việt Nam? Challenged at Home, Cambodian Regime Realigns Its Foreign Relations (Yale Global 4-2-14) ◄
Việt Nam: Giấc mơ thành quốc gia thượng đẳng? (DNSG TVN 5-2-14) -- Bài Trần Văn Thọ ◄
Ổn định kinh tế vĩ mô - bài học không mới nhưng dễ quên (DNSG 5-2-14) -- Bài Võ Trí Thành
Dương Tự Trọng nhận ra sát thủ có "chớp mắt làm người" (PetroTimes 5-2-14) - PetroTimes tiếp tục khen Dương Tự Trọng (BBC 5-2-14) -- Ông Nguyễn Như Phong và đàn em ngày càng lộ liễu, đến độ lố bịch buồn cười, khắp thế giới đều để ý.
Nụ cười ông Sáu Phong (SGGP 1-2-14)-Son Tran
-Vận động cho nhân quyền VN trước cuộc kiểm điểm UPR của Hà Nội
VOA-13.01.2014
Các chiến dịch vận động nhân quyền Việt Nam được tiến hành ráo riết tại Mỹ trước cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hà Nội ở Liên hiệp quốc.
Hai cuộc vận động mang tên ‘Chiến dịch xóa bỏ tra tấn ở Việt Nam’ và ‘Chiến dịch Đòi tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam’ được Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS phối hợp với các tổ chức bảo vệ nhân quyền đồng loạt phát động, với cao điểm là cuộc điều trần của thân mẫu nhà hoạt động đang bị giam cầm Đỗ Thị Minh Hạnh tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16/1.
Bà Trần Thị Ngọc Minh sẽ cùng với thân nhân các tù nhân lương tâm khác trên thế giới điều trần trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos lúc 10 giờ sáng thứ năm tuần này về thực trạng bị giam cầm, tra tấn của các nhà bất đồng chính kiến.
Đây là các nỗ lực mới nhất kêu gọ cho nhân quyền Việt Nam trước khi Hà Nội báo cáo thành tích nhân quyền lần thứ nhì theo thể thức UPR bốn năm một lần tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào ngày 5/2 tới đây.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, người đứng đầu ban vận động, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS cho biết thêm chi tiết về các chiến dịch này:
Tiến sĩ Thắng: ‘Chiến dịch xóa bỏ tra tấn ở Việt Nam’ được phát động tại Mỹ, trên toàn thế giới, và ngay tại Việt Nam với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có uy tín trong và ngoài nước, của người Việt cũng như của quốc tế.
VOA: Với phạm vi phát động rộng như vậy, xin ông cho biết nội dung hoạt động của chiến dịch và cách vận hành như thế nào?
Tiến sĩ Thắng: Nội dung của chiến dịch là vận động quốc tế đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam sắp ra kiểm điểm định kỳ về nhân quyền UPR tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Vấn đề tra tấn ở Việt Nam hiện nay rất phổ cập. Đó là mối quan tâm lớn của chính phủ Hoa Kỳ, Liên hiệp quốc, và nhiều quốc gia tự do dân chủ khác. Chúng tôi huy động sự tham gia của quần chúng và các tổ chức xã hội dân sự đang hình thành trong nước đóng vai trò theo dõi, báo cáo các vi phạm về vấn đề tra tấn. Chúng tôi hy vọng sẽ áp lực Việt Nam ban hành luật để áp dụng vào thực tế Công ước Chống tra tấn mà Việt Nam vừa ký kết, chẳng hạn như có biện pháp trừng trị những kẻ tra tấn và bồi thường cho nạn nhân.
VOA: Các cá nhân, tổ chức trong nước theo dõi và báo cáo tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Bước tiếp theo, trên phạm vi quốc tế, chiến dịch sẽ vận động đến các cơ quan nào cụ thể?
Tiến sĩ Thắng: Liên hiệp quốc có một báo cáo viên đặc biệt về vấn đề tra tấn. Một khi có các báo cáo, vấn đề sẽ được xem xét xem đúng là có tình trạng tra tấn hay không, và vị báo cáo viên này sẽ liên lạc với Việt Nam để phối kiểm, đặt vấn đề với chính quyền Hà Nội. Bộ Ngoại giao Mỹ và chính phủ Hoa Kỳ nói chung rất quan tâm đến nạn tra tấn đang diễn ra tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phối hợp với các tổ chức quốc tế chuyên về chống tra tấn để theo dõi, xóa bỏ tình trạng tra tấn ở Việt Nam.
VOA: Các trọng tâm thường thấy trong công cuộc vận động nhân quyền Việt Nam lâu nay là vận động phóng thích tù nhân lương tâm hay lên án các vi phạm nhân quyền. Vấn đề chống tra tấn giờ đây trở nên nổi bật phải chăng vì Việt Nam vừa ký Công ứơc Chống tra tấn với Liên hiệp quốc, hay có một yếu tố quan trọng nào khác để đây trở thành một điểm nhấn trong chiến dịch hiện tại?
Tiến sĩ Thắng: Việt Nam trong nhiều năm hứa hẹn với quốc tế, đặc biệt với Mỹ, rằng sẽ ký vào Công ước Chống tra tấn vì tra tấn là một hình thức vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trong tất cả các hình thức khác. Hoa Kỳ đã tập trung vào lĩnh vực này trong nhiều năm. Khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Việt Nam muốn chứng tỏ thiện chí bằng cách ký vào bản Công ước mà họ đã hứa hẹn từ nhiều năm. Đây là một cơ hội để chúng ta phát động một chíên dịch dài hạn và rộng khắp để xóa bỏ tận gốc rễ nạn tra tấn ở Việt Nam.
VOA: Song song với ‘Chiến dịch xóa bỏ tra tấn ở Việt Nam’, BPSOS cũng phát động và tiến hành ‘Chiến dịch Đòi phóng thích tù nhân lương tâm’ với cuộc điều trần ngày 16/1 tại Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos, Quốc hội Mỹ. Trong số các nhân chứng ra điều trần sắp tới có mẹ của nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh. Vì sao trường hợp của cô Hạnh được chú ý trong dịp này mà không phải là một nhân vật bất đồng chính kiến nào khác?
Tiến sĩ Thắng: Chúng tôi chọn lọc khá kỹ lưỡng. Trường hợp cô Hạnh là giao điểm của ba chiến dịch mà chúng tôi đang tiến hành. Thứ nhất, về chống tra tấn, cô Hạnh là nạn nhân bị tra tấn rất trầm trọng trong tù.
Thứ hai, cô là một tù nhân lương tâm, phù hợp với chiến dịch của chúng tôi đòi trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Thứ ba, chúng tôi vận động gắn kết điều kiện nhân quyền vào thương ước Hợp tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP giữa Mỹ với Việt Nam, trong đó quyền của người lao động là một trong những vấn đề rất nổi bật mà chúng tôi đang muốn thúc đẩy. Cô Hạnh vì đấu tranh cho quyền của người lao động trong nước mà bị đi tù với bản án rất nặng.
Vận động cho nhân quyền VN trước cuộc kiểm điểm UPR của Hà Nội
Tiến sĩ Thắng: Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos cố gắng đẩy phong trào tranh đấu cho tù nhân lương tâm trên quy mô toàn thế giới và ở Quốc hội Hoa Kỳ, huy động các dân biểu và thượng nghị sĩ tham gia vì vấn đề tù nhân lương tâm là mấu chốt để thay đổi tình trạng vi phạm nhân quyền trên thế giới. Đây là khởi đầu của năm 2014 để lôi kéo sự quan tâm, chú ý, và nhập cuộc của tất cả các dân cử liên bang Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Mỹ, và tất cả các tổ chức nhân quyền lớn nhỏ trên thế giới và tại Mỹ.
VOA: Là người trong ban vận động, ông kỳ vọng hiệu quả tức thì ngay sau cuộc điều trần lần này sẽ như thế nào?
Tiến sĩ Thắng: Hiệu quả tức thì là tạo nên ý thức trong tất cả những người tham dự và rộng hơn về tình trạng nhân quyền, đặc biệt là tình trạng của những người đã đứng ra để đấu tranh nhân quyền cho người khác. Thứ hai, sẽ có những hành động cụ thể để giải cứu, đòi tự do cho những tù nhân lương tâm như ở Việt Nam.
VOA: Kế hoạch vận động tiếp nối, cho đến kỳ kiểm điểm nhân quyền phổ quát UPR của Việt Nam, sẽ như thế nào?
Tiến sĩ Thắng: Bước tiếp theo, chúng tôi sẽ phổ biến bản phúc trình được nghiên cứu từ 2 năm nay với những chi tiết, thông tin, dữ kiện rất chi li, có phối kiểm về tình trạng tra tấn ở Việt Nam. Tài liệu này sẽ được sử dụng làm căn bản để tranh đấu đòi Việt Nam phải thay đổi chính sách, luật lệ để chấm dứt nạn tra tấn. Trong phúc trình này có từng mốc điểm một chúng tôi đưa ra yêu cầu Việt Nam từng bước thực hiện với sự chú ý của quốc tế và sự kiểm soát, theo dõi, và báo cáo của chính người dân trong nước.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông về thời gian dành cho cuộc nói chuyện này
Son Tran
Dân Làm Báo Blog - Hồ sơ nhân quyền: Đàn áp Pháp Luân Công tại Việt Nam có hệ thống -
- Học viên Pháp Luân Công (Danlambao) - Theo con số thống kê 67 trường hợp bị bức hại (chiếm khoảng 20% số trường hợp bị bức hại tại Việt Nam), thì trong đó có 39% là phụ nữ, 76% bị cưỡng chế về CA phường, xã; 37% bị tra tấn đánh đập; 43% bị câu lưu quá 12 tiếng; 39% bị lục soát nhà ở mà không có lệnh khám xét; 21% bị chiếm đoạt xe máy; 16% chiếm đoạt máy tính; 18% bị chiếm đoạt điện thoại; 4% bị chiếm đoạt những thiết bị khác như máy ảnh, máy quay phim, USB; 6% bị đuổi việc vì sức ép; 12% bị vu khống trên báo đài; 52% bị chiếm đoạt tài liệu Pháp Luân Công; 31% bị tịch thu giấy tờ tùy thân; tổng số tiền phạt đã ra quyết định cho 67 trường hợp này là 330 triệu đồng chỉ vì phân phát hoặc có tài liệu Pháp Luân Công. Hầu hết các trường hợp thuê nhà ở đều chịu sức ép đuổi khỏi nhà; gây sức ép lên gia đình, người thân; bị theo dõi nơi ở, điện thoại.
Trong những năm qua Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng gây áp lực trực tiếp lên các nhà chức trách Việt Nam: điển hình là một công hàm ngoại giao được gửi đi vào ngày 30 tháng 5 năm 2010, từ Đại sứ quán Trung Quốc tới Bộ công an Việt Nam.
Công hàm tuyên bố rằng: “Bộ Công an Trung Quốc đã phát hiện sóng vô tuyến tới từ lãnh thổ Việt Nam có chứa nội dung về Pháp Luân Công giống hệt những gì được nghe thấy trên đài phát thanh “Âm thanh Hy vọng”. “Khuyến nghị rằng tất cả … các hoạt động của các phần tử Pháp Luân Công ở lãnh thổ Việt Nam phải bị tấn công và chặn đứng.” - Theo Minh Hue Net ngày 20/9/2011
Từ khi có công hàm nêu trên, cuộc bức hại của chính quyền đối với Pháp Luân Công leo thang liên tục trong nhiều năm qua từ năm 2010 - 2013. Các sự kiện tiêu biểu của từng năm:
Sự kiện năm 2011
Vào ngày 10/11/2011 anh Vũ Đức Trung (sinh ngày: 29/10/1980, tại Hà Nội) là Giám đốc Công ty TNHH phần mềm Nhân Hòa và anh rể Lê Văn Thành là học viên Pháp Luân Côngđã bị kết án 3 năm tù tội đưa trái phép thông tin lên mạng viễn thông chỉ vì hai anh đã phát thanh chương trình tin tức của Đài Phát thanh Hy vọng (Sound of Hope) qua sóng ngắn vào Trung Quốc.
Các chương trình của Đài Phát thanh Hy vọng thường đưa tin kêu gọi sự giúp đỡ giải cứu hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công hiện đang bị giam giữ, bức hại trong các trại lao động, tẩy não của ĐCS Trung Quốc, cùng các nhóm thiểu số khác, cũng như những vi phạm nhân quyền và tham nhũng ở Trung Quốc. Ông Trung bắt đầu việc phát sóng vào tháng 4 năm 2009.
Sự việc đã trở thành tiêu điểm của quốc tế, hàng trăm báo lớn trên thế giới đều đưa tin về vụ án và phiên xét xử, trong đó có các báo lớn như AP, BBC, Yahoo News, New York Times, RFA, MSN, The Epoch Time... Ngày 5/4, nhóm bảo vệ quyền tự do báo chí Phóng viên Không Biên giới đã ra một thông cáo cảnh báo về vụ việc và kêu gọi Việt Nam chống lại sức ép của Trung Quốc.
Luật sư của anh Ông Trần Đình Triển nói với Đài Châu Á Tự do: “Pháp Luân Công là một môn tập giúp người tập cải thiện tâm trí và thân thể, Không có văn bản chính thức nào nói rằng Việt Nam cấm Pháp Luân Công. Do vậy, thông tin mà anh Trung phát không có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị và trật tự xã hội. Do vậy, việc truy tố anh … vì đã phát sóng những thông tin như vậy là vi phạm luật pháp của Việt Nam.”
Việc Hà Nội đưa hai ông Trung và Thành ra xét xử khiến Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ kêu gọi đưa tên Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo CPC.
Sự kiện năm 2012
Theo lời kể của chị Nguyễn Thị Thùy Dương – sinh năm 1966 là học viên Pháp Luân Công thuật lại một ngày kinh hoàng:
“Khoảng 9h sáng ngày 09/02/2012 hàng trăm người gồm có công an thường phục, dân phòng và người trong UBND hùng hổ đến nhà khủng bố, họ áp lực chủ nhà trọ và sai khiến những người mặc thường phục lạ mặt hùng hổ xông vào nhà, đuổi gia đình tôi ra khỏi nhà, họ khiêng toàn bộ đồ đạc và tài sản trong nhà ra đường, chồng tôi anh Phạm Đức Giao – một sỹ quan quân đội cấp bậc đại úy, đơn vị: Trung đoàn 6, Tỉnh đội Bình Dương, quân khu 7 bị bại liệt cũng bị khiêng ra đường và phải nằm trên vỉa hè. Có mặt trong đám đông có anh Thiện – anh ninh Quận Bình Tân, một số người mặc đồ dân phòng, có thể có cả đặc vụ của ĐCSTQ.
Trước đó 08/01/2012, thì có 7 người đến nhà tôi, trong đó có 5 người công an, tôi biết 2 người mặc thường phục là Võ Minh Thanh – phó trưởng CA P. Bình Hưng Hòa và anh Nguyễn Văn Nguyên gọi chủ nhà để bắt ép chủ nhà không cho tôi thuê chỉ vì tôi là một học viên Pháp Luân Công. Đến 11/01/2012 khi lên đăng ký tạm trú thì CA phường Trương Quốc Tuấn không cho đăng ký và đe dọa ném đồ ra ngoài đường.”
Sự kiện năm 2013
Theo lời kể lại của anh Trần Quốc Sơn – Kỹ sư môi trường cũng là một học viên Pháp Luân Công:
“Ngày 13/5 hàng năm là kỷ niệm của toàn học viên Pháp Luân Công trên thế giới và cũng là ngày sinh nhật Sư Phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Để kỷ niệm, chúng tôi đã tổ chức trước một ngày đó là ngày 12/5/2013 tại rừng cao su xã Lộc An, H. Long Thành – Đồng Nai.
Khoảng 10h, khi chúng tôi đang chia sẻ về sức khỏe và đề cao tâm tính đạo đức thì bất chợt có 04 người dân phòng đến, họ cầm điện thoại gọi thêm khoảng hơn 10 người công an mặc thường phục và dân phòng đến vây lấy chúng tôi, dùng bạo lực giật chìa khóa xe của các học viên. Thấy sự việc như vậy tôi quay lại ngăn cản họ thì họ liền vu khống tôi cầm dao (họ lấy con dao dọc bánh mỳ của chúng tôi- chúng tôi mang theo bánh mỳ và nước để ăn uống), ngay sau đó hàng chục người công an mặc thường phục và dân phòng đuổi theo tôi, trong đó có một người công an mặc áo xanh cầm súng chạy theo tôi bắn chỉ thiên và chỉa súng về phía tôi, tôi đứng lại gạt khẩu súng của anh ta ra và chứng minh rằng tôi không hề cầm dao, họ tiếp tục đuổi theo tôi cho đến khi tôi vấp ngã thì họ quây lại đấm, đá vào đầu, bụng, mặt, dẫm lên người và đầu tôi; sau đó họ còng tay lại và đưa về CA xã Lộc An, H. Long Thành – Đồng Nai.
Tại đây họ cố ép tội danh cho tôi là cầm dao chống người thi hành công vụ, họ dùng một người dân phòng để làm chứng. Tôi nói rõ với họ: “ tôi là một học viên Pháp Luân công và tôi không bao giờ làm điều đó, nếu đây là nhân chứng tôi yêu cầu anh ta viết tường trình và tôi sẽ đối chứng trước tòa”. Khi đó có rất nhiều học viên cũng bị bắt giữ, các học viên yêu cầu họ thả tôi nếu không sẽ gởi clip này lên mạng và mời luật sư thì họ mới bắt đầu xuống giọng và thả tôi ra.”
Video dẫn chứng: http://www.youtube.com/watch?v=EbstVWfHOvs&edit=vd
Theo con số thống kê 67 trường hợp bị bức hại (chiếm khoảng 20% số trường hợp bị bức hại tại Việt Nam), thì trong đó có 39% là phụ nữ, 76% bị cưỡng chế về CA phường, xã; 37% bị tra tấn đánh đập; 43% bị câu lưu quá 12 tiếng; 39% bị lục soát nhà ở mà không có giấy phép; 21% bị chiếm đoạt xe máy; 16% chiếm đoạt máy tính; 18% bị chiếm đoạt điện thoại; 4% bị chiếm đoạt những thiết bị khác như máy ảnh, máy quay phim, USB; 6% bị đuổi việc vì sức ép; 12% bị vu khống trên báo đài; 52% bị chiếm đoạt tài liệu Pháp Luân Công; 31% bị tịch thu giấy tờ tùy thân; tổng số tiền phạt đã ra quyết định cho 67 trường hợp này là 330 triệu đồng chỉ vì phân phát hoặc có tài liệu Pháp Luân Công. Hầu hết các trường hợp thuê nhà ở đều chịu sức ép đuổi khỏi nhà; gây sức ép lên gia đình, người thân; bị theo dõi nơi ở, điện thoại.
Tham khảo bảng thống kê:
Dẫn chứng về việc vu khống của báo đài các tỉnh:
Theo thống kê cho thấy những người tham gia trực tiếp bức hại là: anh ninh PA38 CATP (người thường xuyên bức hại là ông Sơn), CA phường, Quận, Huyện, dân phòng, bảo vệ công viên, phòng văn hóa thông tin, báo đài an ninh, UBND Quận, Huyện, Thành Phố, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Bí Thư.
Hiện nay Pháp Luân Công đang phổ biến trên 114 Quốc gia với hơn 100 triệu người tập luyện hằng ngày, đã được đưa vào hệ thống giáo dục, an ninh, quân đội của một số nước như: Ấn Độ, Đài Loan, Canada, Hoa Kỳ,...Tội ác của ĐCSTQ về đàn áp, tra tấn, bỏ tù, mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công đã và đang bị vạch trần trên toàn thế giới. Hơn nữa việc tập luyện, phát tài liệu giới thiệu sự tốt đẹp của Pháp Luân Công và vạch trần tội ác của ĐCSTQ là không vi phạm pháp luật Quốc gia Việt Nam, được Hiến Pháp, Tuyên Ngôn Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế bảo vệ.
Những quan chức cấp cao đứng đầu (dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân) trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang lần lượt bị đưa ra xét xử như: Vương Lập Quân (Giám đốc công an Trùng Khánh), Bạc Hy Lai (Ủy viên bộ chính trị), Chu Vĩnh Khang (Nguyên bộ trưởng bộ an ninh và công an), Lý Đông Sinh (Thứ trưởng bộ công an). Đây là quả báo mà họ phải gánh chịu khi đàn áp Phật Pháp: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.
Link tham khảo:
Link tham khảo:
Vì vậy chúng tôi, những học viên Pháp Luân Công yêu cầu chính quyền Việt Nam:
1. Ngừng ngay việc đàn áp Pháp Luân Công: bắt bớ, đánh đập, sách nhiễu các học viên .
2. Trả lại tài sản đã thu giữ của các học viên : Tài liệu Pháp Luân Công, xe máy, máy tính, điện thoại.
3. Xóa bỏ những bàì viết tuyên truyền vu khống, phỉ báng Pháp Luân Công.
4. Để các học viên được tự do tập luyện, tự do thông tin báo trí, bảo đảm thực hiện các quyền tự do của công dân.
Chúng tôi cũng kêu gọi chính phủ các nước; tổ chức nhân quyền, báo đài trong và ngoài nước, quan tâm hơn nữa về vấn đề nhân quyền Việt Nam, đặc biệt là vấn đề Pháp Luân Công tại Việt Nam vì nó liên quan trực tiếp đến những quyền cơ bản nhất của con người.
Mọi ý kiến góp ý xin vui lòng gởi về hòm thư hosonhanquyen@gmail.com
Nguyễn Hội (Danlambao) - Điều 8, nghị quyết 60/251 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 03 tháng 06 năm 2006 qui định việc truất phế tư cách thành viên Hội Đồng Nhân Quyền, nếu quốc gia thành viên này vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống:"… với hai phần ba tổng số thành viên hiện diện Đại Hội Đồng (the general assembly) có thể biểu quyết (với sự đồng thuận của 2/3 thành viên hiện diện) đình chỉ tư cách thành viên Hội Đồng của quốc gia thành viên có tội vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống[1]"
Cuối tháng hai năm 2011 Đại hội đồng LHQ dùng điều khoản này để truất phế tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền của Lybia vì nước này đã vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng[2]. Tội phạm này mọi cá nhân, mọi tổ chức có liên quan đến sự việc xảy ra có thể tố cáo bằng cách dùng thủ tục khiếu kiện của hội đồng nhân quyền LHQ.
Thủ tục khiếu kiện của hội đồng nhân quyền
Trước khi Hội Đồng Nhân Quyền được thành lập thủ tục này có tên gọi là Thủ tục 1503. Thủ tục 1503 được Hội đồng Kinh Tế và Xã Hội LHQ ban hành ngày 27.05.1970 và được tu chỉnh lần thứ nhất vào ngày 19.06.2000. Khi hội đồng nhân quyền LHQ được thành lập vào năm 2006 thủ tục 1503 được tu chỉnh một lần nữa với tên gọi mới là thủ tục khiếu kiện của Hội đồng nhân quyền LHQ (complaint procedure of the human rights council).
Điều kiện theo Thủ Tục khiếu kiện của Hội đồng Nhân Quyền
Điều kiện nộp đơn kiện theo thủ tục này gồm các điểm sau đây[3]:
- Không mang động cơ chính trị. Sự kiện phải phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và các công cụ khác trong lĩnh vực pháp luật về nhân quyền;
- Mô tả trung thực những vi phạm bị cáo buộc, đồng thời nêu ra những điều luật bị vi phạm;
- Nguyên đơn có thể là một cá nhân, một nhóm nạn nhân của vi phạm nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Đứng đơn kiện cũng có thể bất kỳ một cá nhân hoặc nhóm người, tổ chức phi chính phủ, hoạt động với mục đích phù hợp với nguyên tắc về nhân quyền, không có động cơ chính trị trái với quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời xác nhận là có thông tin trực tiếp và đáng tin cậy về các vi phạm được kiện. Tuy nhiên, thông tin đáng tin cậy và xác thực không chấp nhận nguồn tin nhận được từ người thứ ba (trung gian). Trong trường hợp này bằng chứng vi phạm phải được trưng bày rõ ràng kèm theo hồ sơ kiện thì đơn kiện mới được công nhận;
- Không được lợi dụng ngôn từ. Tuy nhiên, sự kiện vẫn có thể được cứu xét nếu các điều được nêu trong bản tố cáo hội đủ điều kiện (của thủ tục khiếu kiện) sau khi xóa bỏ những ngôn từ lăng mạ trong bản tố cáo;
- Các vi phạm được mô tả không chỉ dựa vào các tin tức trên báo chí.
- Các vi phạm chưa được xử lý bởi một thủ tục đặc biệt, một cơ chế hoặc Công Ước Liên Hiệp Quốc hoặc bởi một thủ tục khiếu kiện vi phạm nhân quyền tương tự của khu vực quốc gia;
- Đã sử dụng hết các biện pháp trong nước, trừ khi các biện pháp đó sẽ không có hiệu quả hay gây nguy hiểm cho nguyên đơn.
- Mặc dù Hội Đồng Nhân quyền thông báo rằng, hồ sơ kiện có thể gửi qua Email, Fax hay thư bình thường, nhưng theo kinh nghiệm người viết hồ sơ nên gửi bảo đảm có biên nhận của người nhận qua bưu điện về địa chỉ sau đây:
Complaint Procedure Unit
Human Rights Council Branch
Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights
United Nations Office at Geneva
CH-1211 Geneva 10, Switzerland
Fax: (41 22) 917 90 11
E-mail: CP@ohchr.org
Các bước kiểm tra, xét xử theo thủ tục khiếu kiện của hội đồng nhân quyền [4]
Bước 1: Văn Phòng Hội Đồng Nhân Quyền cùng Chủ Tịch nhóm Quan Hệ (Working Group on Communications) xét hồ sơ khiếu kiện có hội đủ điều kiện hay không?
Bước 2: Nhóm Quan Hệ (Working Group on Communications)
Nhóm Quan Hệ đúc kết, tóm lược hồ sơ khiếu kiện và chuyển tiếp cho Chính phủ liên quan để chính phủ này bày tỏ quan điểm về sự việc bị kiện. Trả lời của chính phủ được giữ bí mật, không thông báo đến nguyên đơn.
Sau khi đúc kết hồ sơ và quan điểm của chính phủ bị kiện, nhóm Quan hệ có thể từ chối và đóng hồ sơ khiếu kiện hoặc chấp thuận hồ sơ và chuyển tiếp qua nhóm Quan Tình huống (Working Group on Situation) xem xét.
Nhóm Quan Hệ họp mỗi năm hai lần. Năm 2014 nhóm sẽ họp từ 28 tháng Tư cho đến ngày 2 tháng Năm (14th session) và từ 18 cho đến 22 tháng Tám (15th session). Nhóm gồm các thành viên: Mr. Mario L. CORIOLANO (Argentina, 2015), Mr. Latif HüSEYNOV (Azerbaijan, 2014), Ms. Katharina PABEL (Austria, 2015), Ms. Cecilia Rachel V. QUISUMBING (Philippines, 2014), Mr. Dheerujlall Seetulsingh (Mauritius, 2014).
Bước 3: Nhóm Tình Huống (Working Group on Situations)
Nhóm Tình Huống xem xét sự kiện qua tài liệu và kết quả thu thập được của Nhóm Quan Hệ. Nhóm có năm thành viên, đại diện cho các khu vực trên toàn thế giới là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền nhằm bảo đảm cho việc phân phối công bằng. Thành viên của nhóm tình huống hiện nay là: Mr. José Luis Balmaceda Serigos (Chile), Mr. Luc-Joseph Okio (Congo), Mr. Hanns Heinrich Schumacher (Germany), Mr. Zamir Akram(Pakistan), Ms. Maria Ciobanu(Romania). Nhóm Tình Huống họp hai lần trong năm. Vào năm 2014 nhóm sẽ họp từ 27 đến 31 tháng Giêng (13th session) và 30 tháng Sáu cho đến 4 tháng Bảy (14th session).
Nhóm Tình Huống có thể quyết định chuyển tiếp hồ sơ đến Hội Đồng Nhân Quyền với một số khuyến nghị cụ thể giải quyết cuộc kiện này. Ngoài ra, Nhóm Tình Huống còn có thể quyết định tiếp tục xem xét hoặc đóng hồ sơ khiếu kiện.
Cũng như Nhóm Quan Hệ, các buổi họp của Nhóm Tình Huống cũng mang tính cách bảo mật.
Bước 4: Hội Đồng Nhân Quyền
Hội Đồng Nhân Quyền họp kín nhằm xem xét các hồ sơ kiện qua kết quả thu nhận được của các Nhóm Quan Hệ và Tình Huống. Đại diện của chính phủ liên hệ được mời đến và trả lời các câu hỏi của Hội Đồng. Hội Đồng có quyết định cuối cùng trong phiên họp kín sau đó, đại diện của Chính phủ liên quan cũng có thể tham dự buổi họp này.
Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp quốc sẽ có một trong những quyết định như sau[5]:
- Chấm dứt xét xử sự kiện được kiện nếu sự tiếp tục xét xử không đảm bảo đạt được kết quả tốt hơn;
- Sự kiện được tiếp tục theo dõi và yêu cấu chính quyền liên quan cung cấp thêm thông tin trong thời hạn hợp lý;
- Sự kiện được tiếp tục theo dõi và Hội đồng Nhân quyền chỉ định chuyên gia độc lập, có trình độ cao theo dõi tình hình tại quốc gia liên quan để báo cáo lại cho Hội đồng;
- Chấm dứt xét xử sự kiện bằng thủ tục khiếu nạn kín, đồng thời chuyển sự kiện qua thủ tục xét xử công khai[6];
- Đề nghị Cao ủy Nhân quyền OHCHR cung cấp hợp tác kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng năng lực hoặc dịch vụ tư vấn cho chính quyền liên quan.
Kết luận
Cộng đồng người Việt đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ cần khai thác mọi phương thức đấu tranh, đặc biệt phương thức đấu tranh về pháp lý và nhân quyền mà chúng ta bỏ ngỏ trong thới gian vừa qua. Sự việc này thể hiện rõ ràng qua kỳ bầu thành viên Hội Đồng Nhân Quyền vào tháng 11 năm 2013 vừa qua. Không những CSVN đã đạt được kết quả bầu cử cao nhất, với 184 phiếu, mà trước cuộc bầu cử báo chí và các Tổ chức Nhân quyền quốc tế đã lên án đặc biệt các ứng cử viên vào Hội đồng Nhân quyền như Nga, Trung cộng và Cuba. Còn CSVN chỉ được phê phán phụ theo, không nổi bật cho mấy.
"Con có khóc thì mẹ mới cho bú!" Nếu chúng ta không chính thức tố cáo những tội phạm nhân quyền của đảng và Nhà nước CSVN bằng các thủ tục kiện cáo thì dư luận quốc tế và LHQ cho rằng sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày nay chỉ ở mức độ tầm thường, sự rên la bị đàn áp của một số người là không thực.
Đấu tranh bằng phương thức này đòi hỏi điều kiện tối thiểu là chúng ta phải trang bị kiến thức, sự dấn thân và lòng kiên trì. Kết quả mong muốn đạt được đến với chúng ta sau một vài lần nộp đơn kiện có xác xuất rất nhỏ. Việc liên tục và trường kỳ nộp đơn kiện bày tỏ cho LHQ cùng dư luận thế giới thấy được sự đàn áp rất qui mô và là chính sách của Đảng và Nhà nước CSVN đang áp đặt lên Dân tộc Việt Nam.
The United Nations Petition System (procedure 1503)[7]
__________________________________
Chú thích:
[2]http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/HRCSpecialSessionLibya.aspx;http://www.un.org/News/Press/docs/2011/ga11050.doc.htm
[6] Thí dụ như chuyển qua thủ tục 1235 như trường hợp Á Căn Đình, Paraguay, Uruguay, Phi Luật Tân, Haiti với thủ tục 1503 hoặc Eritrea (năm 2012) với thủ tục Khiếu Kiện của Hội Đồng Nhân Quyền hiện nay.