Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

TỊNH LẶNG “StillnessSpeaks” (Trần Sơn lược dịch) -CHƯƠNG BỐN-

-image019-Hiện Tại-
***
41-
Nhìn bề mặt, có vẻ khoảng khắc hiện tại chỉ là một trong nhiều khoảng khắc khác. Mỗi ngày – trong cuộc sống xuất hiện nhiều khoảng khắc với nhiều chuyện xảy ra.

Tuy nhiên nếu nhìn sâu hơn nữa – phải chăng chỉ có một khoảng khắc mà thôi ?
Sự sống không từng là “khoảng khắc này” sao ?
Cái khoảng khắc – Lúc Này Đây – bền bỉ và không đổi thay, không chạy trốn được trong đời sống.
Dù có gì bất chợt, dù cuộc sống thay đổi ra sao – một điều mãi mãi chắc chắn: Luôn luôn Hiện Tại.
Không thoát được khỏi Hiện Tại vậy sao không niềm nở đón tiếp ?
*
42-
Khi thân thiện với hiện tại, ta như ở nhà – dù bất cứ nơi đâu.
Trong lúc này đây mà không thấy như ở nhà, dù đi đâu chăng nữa ta cũng mang theo cái khó chịu trong người.
*
43-
Hiện tại là hiện tại. Luôn thế. Ta không nhận thấy sao ?
*
44-
Đời sống phân thành quá khứ, hiện tại và tương lai – sản phẩm của tâm trí và cực kỳ ảo tưởng. Quá khứ và tương lai là ý niệm trừu tượng của tư tưởng – tâm trí.
Chỉ (tại) Hiện Tại – quá khứ mới được nhớ lại.
Việc nhớ lại là sự kiện hiện ra trong hiện tại (nay ta đang nhớ đến). Cả tương lai, khi đến là hiện trong Lúc Này đây.
Vậy chỉ có một sự việc thật: Luôn luôn lúc này là thật.
*
45-
Quan tâm vào Hiện Tại không phải là phủ nhận điều gì ta cần cho đời sống. Chính yếu thấy ra như vậy.
Từ đó mà giải tỏa chuyện thứ yếu dể dàng hơn.
Không nói “Sẽ không giải quyết chuyện nào khác nữa – vì chỉ có Hiện Tại”.
Không.
Tìm điều nào chính yếu trước, khiến Hiện Tại như là bạn hữu, không phải kẻ thù. Tôn trọng việc xác lập (khôn ngoan) như thế.
Khi Hiện Tại là nền móng cho chú tâm chính yếu – cuộc đời sẽ dàn trải êm suôi.
*
46-
Tạm bỏ qua bên bát chén (chuyện nhỏ), vạch một kế hoạch làm ăn, dự trù một chuyến du hành : Việc nào quan trọng – thực hiện – hay mong đạt được kết quả qua thực hiện ? Vào lúc này hay khi nào đó trong tương lai ?
Có coi lúc này đây như là trở lực cần vượt qua ? Hay cho việc đạt được một tương lai là quan trọng hơn?
Hầu hết người ta luôn sống như thế – tương lai không bao giờ tới, ngoại trừ như là hiện thời – một lối sống thật không ổn.
Lối sống phát khởi triền miên bực bội không đổi thay, (đày) áp lực và bất mãn.
Lối sống không tôn vinh Sự Sống – hiện hữu và không ngoài Hiện Tại.
*
47-
Hãy cảm được sinh động bên trong thân thể : Nó neo ta vào Hiện Hữu đấy.
*
48-
Có thể nói, ta chưa trách nhiệm với đời sống cho đến khi ta nhận trách nhiệm về Lúc Này Đây. Chính vì chỉ phát hiện ra sự sống trong Hiện Tại.
Nhận trách nhiệm trong lúc này – nghĩa là tự thân không đối nghịch với Hiện Tại là “như thế”, không bàn cãi (tại sao) như thế là như thế. Nghĩa là song hành (cùng chiều) với sự sống.
Hiện Tại là hiện tại vì không thể khác hơn.
Điều phật tử đã nhận biết thì nay các nhà vật lý xác nhận: Không có sự kiện hay vật gì biệt lập. Dưới bề mặt hiển lộ, mọi vật tương tác – các thành phần đều thuộc một tổng thể – vũ trụ biểu hiện qua nhiều dạng thức trong hiện hữu.
Khi nói “Vâng (chịu)” ta trở nên đồng chiều với Sinh Lực (và thông minh) của chính Sự Sống.
Chỉ như thế – ta mới trở thành nhân tố đổi thay tích cực của thế giới (này).
*
49-
Thực hành tâm linh, đơn giản nhưng căn bản – trong Hiện Tại:
-chấp nhận bất cứ điều gì nổi lên trong cũng như ngoài nội tâm.
*
50-
Có tỉnh thức, khi chú tâm vào Hiện Tại.
Giống như thức giấc khỏi cơn mê – mộng của trí tưởng về quá khứ, về tương lai. Tiếp tục trong sáng và đơn giản như thế. Không có chuyện “đặt vấn đề”.
Chỉ như thế trong lúc này đây.
*
51-
Với chú tâm vào Hiện Hữu, ta trân trọng sự sống.
Hiện diện như thế ta thấy mọi sự đều trân quí.
Càng sống với Hiện Tại, càng cảm thấy nỗi vui nhưng đơn giản của Hiện Sinh – linh diệu của mọi đời sống.
*
52-
Đa số người ta lẫn lộn – việc xảy ra với khỏang khắc trong lúc này – Giờ Đây.
Không đúng đâu.
Giờ Đây sâu thẳm hơn điều gì xảy ra (trong lúc này). Đó là khoảng không trong đó có điều xẩy ra.
Vậy đừng lẫn lộn nội dung của lúc này với Hiện Tại. Hiện Tại sâu thẳm hơn bất cứ nội dung nào nổi lên.
*
53-
Bước vào Hiện Tại tức bước khỏi nơi chất chứa của tâm trí. Dòng suy tư không ngưng nghỉ sẽ chậm lại.
Tư tưởng không còn thấm, nhập vào chú tâm – không còn cuốn hút toàn bộ (con người) ta.
Nhiều khoảng cách xuất hiện giữa các ý tưởng. Những khoảng cách – khoảng không, tịnh lự.
Bắt đầu nhận ra – ta (chính thị) lớn lao, sâu rộng hơn cả những tư tưởng (của ta).
*
54-
Những tư tưởng, tình cảm, cảm thức qua giác quan và bất cứ những gì từng thể nghiệm lập thành nội dung của cuộc sống.
“Cuộc đời tôi” rút ra từ cái ngã “tôi” như thế – (hay ta tin) như thế.
Ta vẫn tiếp tục bỏ qua điều hiển nhiên nhất:
-Thâm tâm sâu thẳm của Tôi Là không liên quan đến chuyện xảy ra, đến nội dung cuộc sống của tôi.
Cảm nhận Tôi Là kết thành một với Hiện Tại. Luôn như thế.
Thuở ấu thơ và thời già lão, lúc tráng kiện hay lúc ốm đau, thành đạt hay thất bại, Tôi Là – khoảng không của Hiện Tại, duy trì bất biến tại mực sâu,sâu thẳm nhất (của nội tâm).
Thường lẫn lộn với nội dung và cứ thế – thể nghiệm Tôi Là tức Hiện Tại môt cách mơ hồ, gián tiếp.
Nói cách khác, cảm nhận Hiện Sinh bị che mờ bởi hoàn cảnh sống cùng mọi chuyện khác của thế giới -qua dòng suy tưởng. Hiện Tại bị phủ tối bởi thời gian (tâm lý).
-Cứ như thế trong Hiện Sinh quên cội rễ, hiện thực thần thánh; tự đi lạc trong thế giới; hoang mang, giận hờn, trầm cảm, bạo hành và tranh chấp nổi lên – khi loài người quên mình là ai.
Tuy nhiên – sự thật cũng dễ nhớ để trở về nhà.
Tôi không là những tư tưởng, tình cảm, cảm thức của giác quan và những kinh nghiệm từng trải của tôi.
Tôi không là nội dung của cuộc đời tôi.
Tôi là Sự Sống – khoảng không – trong đó mọi sự nảy sinh.
Tôi là thức giác.
Tôi là Hiện Hữu = Tôi Là.
(CÒN TIẾP…)
http://bagan3.me/
-CHƯƠNG NĂM-
Ta thật sự là ai.
-TỊNH LẶNG “StillnessSpeaks” (Trần Sơn lược dịch) -CHƯƠNG BỐN-

Tổng số lượt xem trang