Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Vấn đề Dân chủ : Dân chủ thực chất và dân chủ hình thức

Nhiều người chưa từng sống tại miền Nam trước 1975 thường hay đề cao nền « dân chủ cộng hòa » ở miền Bắc đồng thời chỉ trích rằng nền dân chủ ở miền Nam chỉ là một thứ « dân chủ kiểu Mỹ ». Lời chê bai này, xét trên lý thuyết Mác-Xít, dĩ nhiên phải đúng.

Trên quan điểm của Mác, thực chất của « dân chủ nhân dân" thì « dân chủ » gấp triệu lần thứ « dân chủ tư sản » (tức dân chủ kiểu Mỹ). Thua hơn đến một triệu lần thì cái thứ « dân chủ kiểu Mỹ » này có ra gì !
Nhưng tiếc thay chủ nghĩa Mác đã sụp đổ. Thế giới bây giờ không còn ai mất thì giờ bàn cãi việc « ai thắng ai », mọi người đều thấy nền dân chủ Mỹ đã đánh gục « nền dân chủ gấp triệu lần » của Liên Xô và khối cộng sản. Đến nay ai cũng nhìn nhận rằng món hàng có giá trị nhứt nước Mỹ, không phải phi thuyền hay vũ khí tối tân, mà là bản « hiến pháp dân chủ ». Giá trị nhứt vì tất cả các nước áp dụng đều thành công rực rỡ trong việc phát triển đất nước. Một vài mô hình dân chủ cóp py mô hình hiến pháp dân chủ kiểu Mỹ : các nước Mỹ, Canada, Tây Âu, Nhật, Đại Hàn… nước nào cũng là cường quốc.

Vì vậy, khi chê bai nền dân chủ ở miền Nam trước 1975 là nền dân chủ theo kiểu Mỹ, lại trở thành một lời tán dương quá trớn. Rõ ràng lãnh đạo miền Nam bất tài, thiếu viễn kiến, trí thức miền Nam bất lực và thiển cận. « Nền dân chủ kiểu Mỹ » thật không xứng đáng. Đáng lẽ miền Nam nên áp dụng một chế độ thích ứng cho tình trạng chiến tranh, tương tự như ở Nam Hàn hay Đài Loan cùng thời kỳ có lẽ thành công hơn. Lãnh đạo và trí thức miền Nam, bất tài và bất trí, đã phung phí « vốn liếng dân chủ » sẵn có, làm sụp đổ nền dân chủ non trẻ này. Dầu vậy, nền dân chủ yểu số này cũng sinh sản ra được nhiều sản phẩm có giá trị, ít ra về các mặt văn hóa, giáo dục, kinh tế, đạo đức xã hội… Trịnh Công Sơn, cũng như nhiều nghệ sĩ tài hoa khác, trong và ngoài nước không hết lời ca ngợi, là sản phẩm của nền dân chủ yểu số đó.

Hôm nay mọi người nhìn nhận sự cần thiết về một nền dân chủ cho VN. Việc này sẽ là công việc dã tràng xe cát nếu ta không hiểu được thực chất cái « dân chủ » mà mình muốn xây dựng đó là cái gì ? Một thành phần không nhỏ trí thức trong nước (nhứt là một vài trí thức phản chiến thời trước 75), do quá khứ chống Mỹ, do đó vẫn nghi kỵ với « dân chủ kiểu Mỹ ».

Thử so sánh « nền dân chủ kiểu Mỹ » với nền dân chủ gấp triệu lần đang áp dụng tại VN, ta thấy khác nhau chỗ nào và giống nhau chỗ nào ?

Mô hình dân chủ được áp dụng tại Mỹ và tại hầu hết các nước trên thế giới, thực ra là nền dân chủ tự do. Đó là loại dân chủ được người dân (ở các nước áp dụng) sử dụng như là một phương tiện để tuyển chọn, trao quyền lực của người dân cho (những) người được tuyển chọn để lãnh đạo nhà nước.

Tổng thống (hay thủ tướng ở các nước dân chủ đại nghị), tức người lãnh đạo tối cao của nhà nước, được tuyển chọn qua các cuộc đầu phiếu trực tiếp hay gián tiếp, mọi người dân được quyền sử dụng lá phiếu của mình trong việc tuyển chọn. Đại biểu Quốc hội, nhân sự Hội đồng Hành tỉnh… cũng được người dân trong khu vực tuyển chọn bằng phương pháp bầu cử.

Phương pháp thể hiện dân chủ ở đây là thể thức đầu phiếu. Pháp luật các nước theo dân chủ tự do bảo đảm cho mọi người có quyền và cơ hội như nhau trong vấn đề bầu cử và ứng cử.

Dân chủ này là dân chủ thực chất.

Trong khi loại dân chủ gấp triệu lần ở VN không nhằm để tuyển chọn người lãnh đạo nhà nước, cũng không nhằm để người dân tham gia vào công việc nhà nước…

Quan niệm về dân chủ Mác-Lê nin là dân chủ của giai cấp vô sản, còn gọi là dân chủ nhân dân. Về nhà nước, quan niệm Mác Lê Nin cho rằng đó là dụng cụ bóc lột của giai cấp tư sản. Vì vậy chủ nghĩa Mác-Lê chủ trương sử dụng bạo lực để cướp chính quyền (chứ không thông qua thể thức bầu cử). Khi giai cấp vô sản cướp được chính quyền, lập thành nhà nước chuyên chính vô sản, để tiến tới mục tiêu cuối cùng là thủ tiêu nhà nước.

Trong thời kỳ quá độ, nhà nước là một nhà nước chuyên chính vô sản (chuyên chính có nghĩa là độc tài). Thời kỳ này giai cấp vô sản lãnh đạo nhà nước, mà đại diện của nó là đảng Cộng sản. Quyền lực thuộc về nhân dân nhưng nhân dân thuộc giai cấp vô sản.

Hiện nay ta thấy tại VN, đảng đưa người (đảng viên) ra ứng cử Quốc hội. Dân bỏ phiếu cho người nào thì cũng là người của đảng (hay của đảng đưa ra). Các đại biểu đắc cử (đa số là đảng viên) bầu Chủ tịch nước, sau đó các chức vụ Thủ tướng và các bộ trưởng. Tức người dân có bầu ai, bầu thế nào thì nhân sự đảng CSVN cũng lãnh đạo đất nước. Mà việc bầu bán này cũng chỉ là « hình thức », vì nhân sự lãnh đạo đều được TW đảng quyết định trước. Quốc hội chỉ thông qua cho có lệ.

CSVN thường hay khoe khoang rằng nền dân chủ ở VN xuyên suốt như một sợi chỉ đỏ, đến khắp nơi trong xã hội. Mọi sinh hoạt của người dân đều áp dụng thể thức « dân chủ ». Trong các buổi họp về đường lối, hình thức thì dân chủ, nhưng thực chất chỉ nhằm vào việc bàn luận lãnh đạo sẽ « làm gì và làm thế nào ». « Sợi chỉ đỏ » dân chủ còn là vũ khí lợi hại kiểm soát tư tưởng của người dân. Vụ góp ý dự thảo Hiến pháp 1992 và Kiến nghị 72 cho ta thí dụ điển hình.

Ta còn thấy rằng nội dung của các bản hiến pháp, thật ra chỉ là « cương lĩnh » của đảng CSVN. Hiện nay đảng CSVN hô hào mọi người góp ý sửa đổi hiến pháp. Việc này thể hiện tính « hình thức » của dân chủ vì việc bàn luận ở đây chỉ nhằm vào việc xác định đảng CSVN sẽ làm điều gì và thực hiện điều đó như thế nào, chứ không nhằm vào việc xác định thể chế chính trị và đặt lại vấn đề đảng lãnh đạo. Một số đông đảng viên CSVN còn chủ trương quân đội (và dĩ nhiên công an) phải trung thành trước tiên với đảng, sau đó mới trung thành với nhân dân và tổ quốc.

Nền dân chủ gấp triệu lần này rõ ràng là dân chủ hình thức.

Vậy hai nền dân chủ đó khác nhau chỉ ở một điều : dân chủ kiểu Mỹ (dân chủ tự do) nhằm bầu lãnh đạo điều khiển bộ máy nhà nước trong khi nền dân chủ nhân dân nhằm vào việc bàn thảo đảng lãnh đạo làm cái gì và làm thế nào. (Mà việc bàn thảo này cũng hình thức vì việc gì đảng cũng đã định trước. Sợi « chỉ đỏ dân chủ » xuyên suốt trong xã hội chỉ nhằm vào việc kiểm soát tư tưởng người dân trong lúc phát biểu mà thôi).

Cũng nên nói qua về « dân chủ xã hội ». Cũng như « dân chủ », « dân chủ xã hội » cũng có những nhập nhằng lớn. Các nước Bắc Âu và một số nước Tây Âu là các nước theo nền dân chủ xã hội. Nhà nước các nước này còn gọi là « nhà nước phúc lợi – état providence ». Nguồn gốc « xã hội » ở đây bắt nguồn từ quan niệm về xã hội của Thiên chúa giáo và chủ trương về xã hội của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Nền tảng dân chủ ở đây là « dân chủ tự do », tức quyền lực thuộc về người dân và việc lựa chọn người lãnh đạo thể hiện qua thể thức bầu cử. Trong khi các nước « chủ nghĩa xã hội » Mác-Lê, thể thức tuyển chọn người lãnh đạo không do bầu cử mà do sắp xếp của đảng CS. Đồng thời chủ nghĩa xã hội Mác-Lê chủ trương bạo lực cách mạng để cướp chính quyền cũng như áp dụng chuyên chính vô sản.

(Trường hợp chủ nghĩa xã hội của Hugo Chavez ở Vénézuela cũng có nhiều nhận định sai lầm. Xã hội ở đây có nhiều điểm khác biệt với XHCN Mác-Lê. Chavez được người dân bầu lên làm tổng thống qua một cuộc bầu cử dân chủ tự do. Sau đó Chavez tuyên bố áp dụng đường lối « xã hội » theo lý tưởng của mình (và lấy hứng từ Simon Bolivar) để thành lập một nhà nước phúc lợi. Thể thức bầu cử tự do vẫn được duy trì, mặc dầu hiến pháp bị thay đổi vài điều để Chavez được phép ra ứng cử nhiều lần, nhưng vấn đề chuyên chính vô sản bị bác bỏ và cách mạng bạo lực bị nghiêm cấm. Nền tảng dân chủ ở Vénézuela thực chất vẫn là nền tảng dân chủ kiẻu Mỹ, tức dân chủ tự do.)

Ta thấy các nước Tây phương, đảng Cộng sản vẫn đuọc phép hoạt động chính trị như các đảng phái khác. Điều mà các đảng CS này phải tuân theo (để được phép sinh hoạt chính trị) là phải từ bỏ bạo lực cách mạng và chuyên chính vô sản.

Dân chủ đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu. Để dễ dàng, không nên chấp nhứt ở cái tên, quan trọng là thực chất của dân chủ. Nền dân chủ đó gọi tên gì cũng được. Miễn sao dân chủ này không chấp nhận bạo lực cách mạng và chuyên chính vô sản.  - Vấn đề Dân chủ : Dân chủ thực chất và dân chủ hình thức (Trương Nhân Tuấn). 
- Nghĩ gì về việc sửa đổi Điều 4 hiến pháp 1992 (DĐCN).


- Tô Văn Trường: “TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ” LÀ GÌ? (Bùi Văn Bồng).
-
"Năm xung kích, Bốn đồng hành"..... Ba Dũng? Đẩy mạnh phong trào "5 xung kích" của thanh niên (VN+ 24-3-13)


"Mạng xã hội" hay "mạng thủ tướng"? Thủ tướng đồng ý xây dựng mạng xã hội cho thanh niên (TN 24-3-13) -- Nếu thủ tướng xây dựng thì đó là mạng thủ tướng chớ đâu phải mạng xã hội?
Chống "diễn bíến hoà bình": Đạo lý và lịch sử về sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội (QĐND 24-3-13) -- Đối với trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn "Đảng là cuộc sống, là niềm tin, là lý tưởng phấn đấu để góp phần mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, mang lại công bằng, dân chủ, xóa bỏ áp bức, bất công trong xã hội"
Đọc bài này để cười chơi! Các thề lực thù địch lại có thêm những luận điệu mới (TSYG Blog 24-3-13)
Bế tắc kế sinh nhai (NLĐ 24-3-13) -- Nông thôn ĐBSCL có 4 cái nhất: nghèo nhất, trình độ dân trí thấp nhất, bị tổn thương nhiều nhất và hưởng phúc lợi xã hội kém nhất


-Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ lên tiếng phản đối hành động phi pháp của Công an Thừa thiên – Huế đối với Huynh trưởng Lê Công Cầu

PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ 22.3.2013

- CÁC CON CỦA ÔNG NGUYỄN ĐÌNH LỘC BỊ CHÍNH QUYỀN "THĂM HỎI RẤT DỮ" ? (Phạm Viết Đào). - Tại sao ÔNG LỘC ẤP ÚNG ? CHÍNH QUYỀN "QUAN TÂM THĂM HỎI" CÁC CON ÔNG LỘC ! (Bùi Văn Bồng). - ÔNG LỘC 7 NĂM VỀ TRƯỚC (Bùi Văn Bồng).

- Nguyễn Ngọc Già - Qua sự việc ông Nguyễn Đình Lộc chứng tỏ ĐCSVN cùng đường! (Dân Luận). “Hai sự việc này (‘bần cố nông’ và ông Lộc) xảy ra liên tiếp nhau, khiến bản thân tôi không khỏi nghĩ đến một kịch bản dàn dựng nào đó từ phía cầm quyền trong việc cố gắng gỡ cái bẫy đã sập mạnh mà do họ tự tạo”. Nguyễn Huy Canh; Nên gọi là Kiến nghị 71″ từ đây? (Quê Choa). - "Khi không đủ dũng khí để bảo vệ lẽ phải thì cách tốt nhất là im lặng" (Phương Bích). - Xuân Hinh: Những tuyên bố "lồm xồm" bác Lộc ý à ?! (DĐCN).- Hãy chờ đợi những lời giải thích có lý có tình của TS Nguyễn Đình Lộc (NLG/ Quê Choa).
- Ba ngày của blogger Huỳnh Ngọc Chênh tại Paris (RFA).

- Thân Nhân Các Thanh Niên Yêu Nước Gởi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang Bản Lên Tiếng và Tâm Thư (TNCG).

- TÔI LÊN TIẾNG ĐỂ ĐẤT NƯỚC THAY ĐỔI TỐT ĐẸP HƠN (Nguyễn Văn Thạnh).

- LS Ngô Ngọc Trai: 'Nên bớt quyền hành Chính phủ' (BBC). “
- Tôi sẽ lãnh lương hưu ở đâu? (DLB). - Bản cáo trạng (Phi Vũ).
- THANH TRA BỘ KẾT LUẬN KHAI KHỐNG, KHÔNG MINH BẠCH KHOẢN TIỀN 16 TỶ QUYÊN GÓP TỪ THIỆN VẪN ĐƯỢC BỔ NHIỆM TBT BÁO LAO ĐỘNG XÃ HỘI ? (Phạm Viết Đào).
- Người H'mong chết tại công an Đắk Nông (BBC).




Tạm giữ 4 cán bộ, đảng viên đánh bạcThanh Niên
Ngày 24.3, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với 8 đối tượng, trong đó có 4 cán bộ công chức Nhà nước (1 đối tượng là đảng viên) về hành vi đánh bạc. Trước đó, ngày 23.3, lực lượng công an đã ập vào ..
Tin tặc : Một đại học Trung Quốc nổi tiếng bị tố cáo hợp tác với quân đội
Cái chết “bí ẩn” của nhà tỷ phú Nga Boris Berezovski tại Anh quốc

Việt Nam gia tăng áp lực lên những người khởi xướng kiến nghị sửa đổi Hiến pháp

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời dân về “chạy chức, chạy quyền" 
(VOV) -Đến 2015, 100% cơ quan Trung ương và 70% các cơ quan ở địa phương ứng dụng CNTT vào thi tuyển, nâng ngạch công chức. Blog Thóc: Phải đuổi 30% công chức ăn hại ra đường. Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” đã được ...
"Sẽ tuyển công chức theo phương thức thi trắc nghiệm trên máy"Báo Giáo dục Việt Nam
Mốt thuê chú rể để cưới chạy bầu VNExpress
Bị người yêu ruồng bỏ khi biết mình có bầu, chị Phương bàn với gia đình và quyết định thuê chú rể để tổ chức đám cưới nhằm qua mắt người thân, họ hàng. Sau đám cưới, chồng chị mất bóng với danh nghĩa qua Nhật làm việc. Sau gần 3 tháng kể từ ngày tổ ...Xem xét đề xuất ly hôn thuận tình không cần ra tòaDân Trí



Phúc đáp thư của ông Nguyễn Văn Khải cùng 8 công dân khác gửi Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, ngày 8-3-2013, đề nghị ông Nguyễn Sinh Hùng tiếp các công dân, trong vai trò là Đại biểu Quốc hội.








Dưới đây là thư của 9 công dân gửi Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đã được đăng trên blog Ba Sàm ngày 9-3-2013.








-

Tổng số lượt xem trang