Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng răn đe trong việc sửa Hiến pháp?

Bauxite Việt Nam -10-3-2013

Đây là bản cáo bạch ngắn của trang Bauxite Việt Nam nhằm trả lời bài viết trên báo Đại đoàn kết số ra ngày 9 tháng 3 năm 2013 gọi những chữ ký của bà con nông dân ký nối tiếp chữ ký của 72 nhân sĩ trí thức là sự ngụy tạo có chủ đích.


Trang BVN xin trịnh trọng tuyên bố như sau:

1/ Tất cả các hoạt động phản biện chính trị – xã hội và khoa học do trang BVN khởi xướng, hoặc được trang BVN hưởng ứng với những hoạt động yêu nước khác, đều nhằm nâng cao nhận thức của mọi công dân Việt Nam trước nguy cơ, hiểm họa xa gần của đất nước.


Đó là công việc hết sức hệ trọng, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm rất cao, đặc biệt là phải quan tâm đến sự đúng đắn trong từng việc làm nhỏ nhặt.

Tính đúng đắn của trang BVN đã được thực tiễn chứng minh, mà thí dụ rõ rệt gần đây nhất là kết quả Kiến nghị ngừng khai thác Bauxite ở Tây Nguyên 2009. Chữ ký của hàng mấy ngàn người từ trong và ngoài nước, lời khuyên và lời can ngăn của hàng trăm nhân sĩ, trí thức và các tầng lớp nhân dân đông đảo cộng với thực tiễn khai thác ở Tân Rai và Nhân Cơ, đặc biệt là sau khi Nhà nước phải tuyên bố dừng xây dựng cảng Kê Gà và bồi thường cho nhà đầu tư, phải xét lại kế hoạch khai thác Bauxite, sự thay đổi tình hình đó cho thấy chính quyền đã bị buộc phải xét lại “chủ trương lớn” đầy tai tiếng này, và mặt trái của điều này chính là sự đúng đắn của trang BVN.

2/ Trong đợt đại sinh hoạt chính trị hiện nay nhằm góp ý kiến cho bản Hiến Pháp mới, trang BVN là nơi lưu giữ chữ ký của khắp nơi gửi về.

Chúng tôi có chữ ký trực tiếp của rất nhiều cá nhân tham gia đòi thay đổi mạnh mẽ Hiến Pháp, để nhân dân ta yên lòng bước vào giai đoạn xây dựng Tổ quốc mới được tam quyền phân lập, sao cho không một tổ chức hoặc cá nhân nào có thể có cơ hội đứng trên Pháp luật, đứng trên Nhân dân, đứng trên Tổ quốc – trong đó tất nhiên có đầy đủ chữ ký trực tiếp của nông dân và sinh viên ở Hà Tĩnh.

Chúng tôi cùng các trang mạng khác cũng lưu giữ những ý kiến xây dựng sâu sắc của những nhà trí thức và nhiều tầng lớp quần chúng từ khắp nơi đóng góp.

Chung đúc của những đóng góp sáng láng về trí tuệ và tràn đầy tấm lòng vì Giống nòi, vì Dân tộc, và vì Tổ quốc, đó là bản Dự thảo Hiến pháp 2013 do 72 nhân sĩ, trí thức chủ động khởi thảo, được trình ra trước toàn xã hội như một văn bản mẫu cho tất cả mọi người cùng có cơ sở thảo luận, phân tích, và đề nghị toàn dân phúc quyết xét duyệt.

Những toan tính không trong sáng của lực lượng nào không chung lợi ích với Nhân dân Việt Nam vốn chỉ định tổ chức cuộc lấy ý kiến Dự thảo Hiến pháp 1992 như một cuộc “đánh đố thuần chữ nghĩa”, đã bị dư luận dân chủ tự phát của toàn xã hội lên tiếng đối thoại sát sườn – mọi lý luận sáo mòn nhợt nhạt của những tiến sĩ giấy và giáo sư rởm đã bị giễu không thương tiếc.

3/ Những lực lượng không chung lợi ích với Nhân dân Việt Nam đang tiến hành ít nhất ba việc như sau:

– Thứ nhất là tìm mọi cách dò la ai là người chấp bút soạn thảo Kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013, để tính bài đàn áp theo lối xé nhỏ phong trào, một mưu toan chia rẽ Nhân dân đã quá cũ, một ngón đòn gọi bằngphân hóa, chia để trị chẳng còn giấu nổi ai.

– Thứ hai là tìm biện pháp bắt nạt những người ký kiến nghị, trong việc này, có những kẻ đã đóng vai thám báo, tìm cách để các trang mạng đưa ra các chữ ký trực tiếp, cùng các địa chỉ cụ thể, sau đó cánh An ninh sẽ lần theo mà dọa dẫm, đàn áp. Nhưng từ kinh nghiệm xương máu của những lần ký các kiến nghị trước đây, khi trang BVN trung thực đưa chữ ký trực tiếp của người ký lên mạng, ngay sau đó không ít người có chữ ký và có ghi địa chỉ cụ thể đã bị truy bức, mà ông Trần Đức Quế, một cán bộ lão thành ở Hà Nội, đã bị truy bức đến 2 ngày rưỡi, là một ví dụ đắt giá, đã không cho phép chúng tôi ngây thơ dại dột quên đi trách nhiệm bảo vệ an toàn cho những người đã tin cậy gửi chữ ký đến chúng tôi.

– Thứ ba là tìm kế đánh sập ý chí đổi mới của Nhân dân qua cuộc sinh hoạt chính trị có cái tên không ai đặt mà bỗng nhiên đã thành tên: cuộc Đổi Mới Hiến pháp 2013 với ý đồ làm sao có thể kết thúc cuộc “góp ý” theo “đúng kế hoạch” để Nhân Dân Việt Nam mãi mãi nằm dưới thứ “hiến pháp” giật gấu vá vai, chặn đường phát triển của một Dân tộc hoàn toàn không muốn xấu hổ với lân bang, một Dân tộc có dư trí tuệ và niềm tin cùng tính yêu đời, dứt khoát không tuyển chọn những học thuyết bạo lực, những giải pháp vô nghĩa, và những đạo đức cổ hủ không còn phù hợp với bước đi của lịch sử thế kỷ XXI.

Việt Nam muôn năm!

Bauxite Việt Nam

Hà Nội, tối 9 tháng 3 năm 2013


—————————–



DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 23)



image_preview-305-RFA-Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng răn đe trong việc sửa Hiến pháp? Việc góp ý Sửa đổi Hiến pháp 1992 do đảng CSVN khởi xướng còn khoảng 2/3 thời gian mới chính thức kết thúc. Nhưng một điều đáng chú ý là hiện tượng lên đồng tập thể chưa từng có của truyền thông nhà nước với các thành phần bảo vệ đảng. Với các lý do nhằm bao biện cho vị trí lãnh đạo độc tôn của đảng CSVN, theo quan điểm "Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân".

Những lập luận ngây ngô trong các bài viết khiến cho người đọc (xem) phát ngượng, với cảm giác vừa bực mình, vừa buồn cười và cộng thêm chút thương hại đối với các tác giả. Đáng ngạc nhiên là xuyên suốt cuộc hầu đồng tập thể được chuẩn bị kỹ lưỡng là một toan tính nhằm đe dọa đối với những người tham gia góp ý không đúng ý của đảng. Về thành phần tham gia trong cuộc lên đồng tập thể này có thể thấy đủ mặt ban bệ và các nhân vật quan trọng. Kể từ lãnh đạo đảng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đến đám văn bút nô với các học hàm học vị các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ... các loại và cả cácdư luận viên. Như thế tưởng chừng như chưa đủ, người ta còn thấy toàn bộ hệ thống chính trị còn lợi dụng để đưa các tầng lớp nhân dân cùng tham gia với tư cách của những tám bình phong. Đây có thể nói là một thái độ của đảng gây bất ngờ cho dư luận xã hội. Có thể nói đây là lần đâu tiên đảng CSVN có những phản ứng nhanh nhạy và thô bạo như vậy.
Trong bối cảnh sự tín nhiệm của nhân dân đối với đảng CSVN đã xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử 83 năm hoạt động và 68 năm ở vai trò đảng cầm quyền thì những hành động đáp trả mang tính cố thủ như trên là những dấu hiệu đáng lo ngại. Lý do chính có lẽ là do việc một tập thể các trí thức, nhân sĩ yêu nước - những nguyên, cựu cán bộ lãnh đạo là đảng viên đảng CSVN đã nghỉ hưu trong nhóm Kiến nghị 72 bỗng công khai thể hiện quan điểm khác với chủ trương của đảng CSVN,. Mà theo cách nói răn đe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi đó là sự suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức cần phải được xử lý.
Về hành động của các vị nhân sĩ trí thức trong nhóm 72 nếu xét ở góc độ phản kháng chính trị thì đây là điều đáng hoan nghênh và điều đó đã khiến cho đảng và chính quyền hết sức lúng túng và lo sợ. Bởi điều quan trọng là một tập thể không nhỏ các nhân sĩ trí thức, đa phần là những nguyên cán bộ lãnh đạo là đảng viên của đảng đã dám công khai đi ngược lại các chủ trương của đảng và chính quyền. Đây là một trong những hành động mang tính nhạy cảm, ít thấy ở Việt nam nhưng cũng đã khiến các vị lãnh đạo đảng CSVN nổi giận.
Điều gì đã khiến cho các nhân sĩ trí thức dám làm việc này một cách công khai, mang tính thách thức như vậy? Vì thẳng thắn lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình trái ý đảng, có nghĩa là họ tự đập vỡ nồi cơm của gia đình mình. Trường hợp như nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên dám lên tiếng thẳng thắn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đã nổi tiếng trong mấy ngày này cũng vì lý do như thế. Dũng cảm dám đập vỡ nồi cơm của mình và gia đình, điều tưởng chừng dễ và đơn giản, nhưng đã có mấy ai dám làm? Có cái đó là do họ không còn sợ và còn thể hiện thái độ coi thường những người lãnh đạo đảng CSVN và chính quyền.
Một câu hỏi được đặt ra là nguyên nhân và lý do gì đã dẫn tới động thái phản ứng lạ lùng từ phía đảng, chính quyền. Câu trả lời này rất quan trọng đối với người dân trong nước. Nếu bảo họ Karl Marx đã nói là không có giai cấp thống trị nào tự nguyện từ bỏ quyền lực thì người dân thường sẽ khó hiểu, vì họ đâu có biết ông Karl Marx là ai, ở đâu. Do vậy, nếu có câu trả lời đơn giản, hợp lý, dễ hiểu mà vẫn thể hiện đủ bản chất của vấn đề việc níu kéo quyền lực của đảng CSVN hiện nay được ví như "Khư khư như ông từ giữ oản" thì lập tức người dân sẽ tự động biết họ phải làm gì? Câu trả lời là nó không khác gì chuyện khi giữ chùa, thờ Phật mà không chăm sóc, cung kính thì tín đồ ai còn tin tưởng mà đem oản lại dâng cho ăn? Như trong câu chuyện xảy ra các đây mấy trăm năm về cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên Trịnh Kiểm "Giữ chùa, thờ Phật thì ăn oản", khi Trịnh Kiểm đã lưỡng lự muốn tự xưng làm vua, nhưng còn chưa dám định hẳn bề nào, các quan cũng không ai biết làm thế nào cho phải.

dang250.jpg
Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi về phía lăng chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc hội thứ hai tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 10 năm 2012. AFP photo.

Để phản bác quan điểm "Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân" thì không khó. Nếu nói như ai đó nói "Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân" thì xin hỏi tại sao đảng lại muốn quân đội trung thành với đảng trước, rồi mới đến tổ quốc và nhân dân? Điều đó cho thấy vì sao đã có hàng loạt các bài viết, các phát biểu của các vị lãnh đạo nhà nước, các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ... trên truyền thông của nhà nước ra sức tung hô cho sự lãnh đạo của đảng CSVN, khẳng định việc phi chính trị hóa quân đội là lập luận phản động, tung hô cho điều 4 hiến pháp để khẳng định sự lãnh đạo độc tôn của đảng CSVN. Tất cả đều không ngoài có mục đích nói một cách nôm na là "Giữ chùa, thờ Phật thì được ăn oản", việc độc tôn chính trị để độc tôn quyền lực cũng thế, nó chỉ là sự độc quyền thủ lợi và tham nhũng.
Đảng CSVN và các nhà lãnh đạo Việt nam bây giờ cũng thế, họ cố gắng duy trì thần tượng Hồ Chí Minh và cái lý thuyết Chủ nghĩa Xã hội, không phải là họ không biết cái chủ thuyết này mà ông Hồ Chí Minh theo đuổi là hoàn toàn sai lầm. Họ thừa biết cái đó, họ biết nó là sự cản trở sự tiến bộ và phát triển của đất nước trong suốt mấy chục năm qua mà ai ai cũng biết. Việc lâu lâu đảng và chính quyền lại phát động phong trào sống, học tập theo gước bác Hồ cũng thế. Chỉ đơn giản là vì đối với họ mục đích cao nhất cũng chỉ là "Giữ chùa, thờ Phật thì được ăn oản". Vì vậy chúng ta đừng quan trọng hóa, mà nên xem việc đảng CSVN ra sức bảo vệ quyền độc tôn lãnh đạo nhà nước và xã hội cũng chỉ vì "Khư khư như ông từ giữ oản". Vì thế chuyện ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên tiếng răn đe tại Vĩnh phúc vừa rồi cũng chỉ vì có những đứa muốn cướp không oản của ông và đồng bọn.
Ngẫm lại mới thấy việc một số người kỳ vọng rằng sẽ có những chuyển biến đáng kể trong việc Sửa đổi Hiến Pháp 1992 theo một hướng tích cực mạnh mẽ là một trong những sai lầm chết người. Cho dù ai cũng biết rằng nếu Sửa Hiến pháp một cách đúng đắn, khoa học để phù hợp với ý nguyện của nhân dân, hay nhân cơ hội này để đảng CSVN có các quyết định dũng cảm để thay đổi thể chế chính trị. Điều đó sẽ tạo bước ngoặt cho sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa của đất nước, của dân tộc. Đó là điều kiện nhanh chóng nhất để đưa Việt nam thành một quốc gia thịnh vượng, tiến bộ có thể sánh vai với các cường quốc năm châu khác. Nhưng những điều đó đối với đảng CSVN chắc là dứt khoát không thể được. Vì các chính sách, chủ trương và đường lối của họ hiện nay hoàn toàn không vì tổ quốc, dân tộc và nhân dân. Mà vì quyền lợi của một nhóm nhỏ những người lãnh đạo đảng CSVN, và đã được đặt trên tất cả, đó là một điều tệ hại chưa từng có của một đảng cách mạng tự xưng là đại diện cho nhân dân Việt nam.
Nói thế để cho thấy, chúng ta không thể mãi ngồi để lên tiếng yếu ớt đòi đảng CSVN nhượng bộ trả lại quyền dân như đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều đó là hết sức khó, vì như thế khác gì ta đòi họ chia bớt cho chúng ta phần "oản" của họ bằng các thứ kiến nghị, tâm thư... được. Vì không và không bao giờ có những kẻ bất lương tự cho mình cái quyền ngồi trên cả hiến pháp và pháp luật, hành xử như lũ lục lâm thảo khấu đối với đồng bào mình lại chịu từ bỏ cái đặc quyền thả sức vơ vét cho cá nhân và nhóm lợi ích của mình. Đó là một điều chắc chắn.
Mà cần phải bằng mọi cách mà giành lấy bằng được!
Ngày 05 tháng 3 năm 2013
© Kami
-————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA-Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng răn đe trong việc sửa Hiến pháp?

***************

Góp ý Hiến pháp 'là ngụy tạo'?
Các ông Nguyễn Đình Lộc và Chu Hảo trong buổi chuyển Kiến nghị 72 tới Quốc hội
Kiến nghị 72 đã được chuyển tới Quốc hội
Trong một động thái dường như phản bác đề xuất sửa đổi Hiến pháp của một số giới, một tờ báo trong nước đăng chính luận cáo buộc giả mạo trong việc đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 92.
Gần đây, nhiều diễn đàn và mạng xã hội đăng tải Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 do 72 nhân sỹ trí thức khởi xướng, được gọi tắt là Kiến nghị 72.
Những người ủng hộ chỉ cần gửi tên tới một địa chỉ email.
Theo trang boxitvn, một trong những trang đầu tiên đăng tải Kiến nghị này, đã có gần 9.000 chữ ký ủng hộ kiến nghị của các nhân sỹ trí thức, trong đó có các điểm như đề xuất bỏ Điều 4 về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản cũng như sửa đổi chế độ sở hữu đất đai.
Trong số các chữ ký được nói thu thập trong đợt 23, có khá nhiều người ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
Kiến nghị 72 cũng đã được chuyển tới Quốc hội Việt Nam vào đầu tháng trước.
Tuy nhiên bài viết đăng trên Đại Đoàn Kết ngày thứ Bảy 9/3, ký tên Nhóm phóng viên Thời sự- Chính trị, cáo buộc đây là "Sự ngụy tạo có chủ đích".
Tờ báo này nói khi nhóm phóng viên của báo đi tìm hiểu thì "ngoài một số người có chức danh và địa chỉ cụ thể, thì hầu hết là tên không có địa chỉ. Tìm hiểu của Đại Đoàn Kết tại Hà Tĩnh cho thấy, đa phần những cái tên này là không có thực và bị giả mạo".
Bài viết của Đại Đoàn Kết đặt câu hỏi: "Tại sao lại có nhiều bà con nông dân Hà Tĩnh ký tên trên mạng như vậy, trong khi nhiều người còn mơ hồ về internet".
"Người nông dân quanh năm vất vả lo làm ăn, họ lấy đâu ra thời gian mà lướt web, để ký tên kiến nghị những điều mà bản thân họ không hiểu?"

Uẩn khúc ở Hà Tĩnh?

Cuộc điều tra "bỏ túi" của phóng viên Đại Đoàn Kết dẫn nguồn cán bộ tuyên giáo tỉnh cho hay tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng internet chỉ chiếm 20-30% trên toàn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Theo các phóng viên này, đa số người dân hoặc "quanh năm chân lấm tay bùn, chẳng có điều kiện chi trả phí internet, và nếu có, họ cũng chẳng bao giờ vào mạng vì kiến thức về công nghệ thông tin hạn hẹp", hoặc "có những người thông thạo về internet, thì lại có hiểu biết rất hạn chế về Hiến pháp và pháp luật".
Đại Đoàn Kết cũng nói đã thu thập tư liệu từ cơ quan an ninh cho cuộc điều tra nói trên.
Báo này khẳng định: "Ngoài một số nhân sỹ, trí thức có tên, tuổi, chức danh, địa chỉ cụ thể, đa số tên người dân ký tên trên bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện đang phát tán trên một số trang mạng là giả mạo".
Nhóm phóng viên của tờ báo nói việc này là "động cơ chính trị không trong sáng của một số người có tư tưởng đối lập".
Đại Đoàn Kết là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc, cơ quan ngoại vi của Đảng Cộng sản VN.
Mới đây, Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng cảnh báo về điều mà ông gọi là "suy thoái" đạo đức, xã hội khi có tiếng nói kêu gọi đa đảng, tam quyền phân lập... trong quá trình sửa đổi Hiến pháp.
Phát ngôn của ông Trọng đã bị một số người chỉ trích là hành động "bịt miệng" nỗ lực đóng góp cho bản Hiến pháp mới.
*********
Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một số trang mạng: Sự ngụy tạo có chủ đích!
09/03/2013

Mỗi ngày truy cập mạng, thấy ngày càng nhiều người ký tên vào bản kiến nghị 72, với một loạt các yêu sách đòi sửa đổi nhiều chương, điều trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, thậm chí họ còn đưa ra cả một bản được gọi là "Dự thảo Hiến pháp”, cổ súy cho một thể chế có tổng thống, tam quyền phân lập... chúng tôi thấy có điều gì đó uẩn khúc: tại sao lại có nhiều bà con nông dân Hà Tĩnh ký tên trên mạng như vậy, trong khi nhiều người còn mơ hồ về internet. Người nông dân quanh năm vất vả lo làm ăn, họ lấy đâu ra thời gian mà lướt web, để ký tên kiến nghị những điều mà bản thân họ không hiểu.

Chúng tôi trăn trở và tự hỏi: từ khi có Đảng lãnh đạo, chèo lái đưa con thuyền đất nước tiến lên CNXH, người dân từ thân phận nô lệ đã đứng thẳng lên làm chủ đất nước, đời sống ngày một cơm no áo ấm. Vậy thì vì sao họ lại kiến nghị những điều mà họ thừa biết sẽ làm rối loạn đất nước? Liệu có phải nhiều người dân bất bình với Đảng, Nhà nước đến vậy, khi mà Đảng, Nhà nước luôn chăm lo cho đời sống của họ ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn? Với tư cách nhà báo, chúng tôi thấy có trách nhiệm tìm hiểu cho rõ ngọn ngành những uẩn khúc đó.


Đoàn viên thanh niên Hương Sơn thu hoạch lúa giúp bà con nông dân.
Ảnh: baohatinh.vn
Cuộc sống bình lặng

Ngày 2-3, chúng tôi có mặt tại Hà Tĩnh. Bị ám ảnh bởi bí mật nằm sau những cái tên không rõ nguồn gốc, xuất xứ ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 đăng tải trên một số trang mạng, chúng tôi nóng lòng muốn biết họ là ai.

Trên đường từ thành phố Hà Tĩnh về xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh), nhìn những cánh đồng lúa xanh tươi rộng ngút tầm mắt do đã dồn điền đổi thửa xây dựng nông thôn mới, cảnh những người nông dân đang cặm cụi làm việc trên đồng, nét mặt thanh thản, chúng tôi không thể hình dung được ai trong số họ đã ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, với những điều đi ngược lại nguyện vọng của đa số người dân Việt Nam. Nhìn những con người chân chất kia, không ai có thể nghĩ họ lại mang trong mình một tâm hồn bị tổn thương, uất ức, không thể là của những con người đang bị áp bức được. Chỉ có những con người thực sự được làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình mới có được nét mặt bình thản một cách tự nhiên như vậy.

Về đến xã Sơn Tiến, để có thể tìm hiểu thông tin một cách khách quan nhất, chúng tôi không vào gặp lãnh đạo xã mà lân la làm quen với người dân. Ra đồng, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Phúc đang cặm cụi cấy lúa, sau một hồi trò chuyện, phần nào chúng tôi đã hiểu nhau. Nhân đà câu chuyện đang rôm rả, tôi hỏi chị là xã có triển khai lấy ý kiến của người dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 không, chị Phúc thật thà: "Có đó, các ông ấy cũng có tuyên truyền và bảo ai có góp ý thì gửi về xã, nhưng mà tụi tui quanh năm mần ruộng, có biết mô mà góp ý...”.

Làm quần quật, lấy đâu thời gian vào mạng internet

Đến nhà anh Nguyễn Văn Cảnh, cán bộ MTTQ xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) từ đầu giờ chiều, chúng tôi phải chờ mấy tiếng đồng hồ anh mới về. Mở cổng đẩy xe cút kít chất đầy mấy bao gạo vào, anh hồ hởi: "Rứa đó, các chú thấy anh có vất vả không. Quanh năm suốt tháng cứ quần quật mà không hết việc mô...”. Theo anh vào nhà, đợi anh pha xong ấm nước, lấy lý do cần dùng internet, chúng tôi hỏi: "Anh có mạng internet không?”. Anh Cảnh nhìn chúng tôi cười hóm hỉnh: "Răng các chú hỏi thật hay trêu tui vậy? Mần 5 sào ruộng đã vất vả, còn công việc ở xã nữa, thời gian mô vào mạng internet, mà lắp chi cho tốn tiền...”.

Trao đổi với Đại Đoàn Kết, một cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, tỉ lệ người dân nông thôn sử dụng internet chỉ chiếm 20-30% trên toàn địa bàn tỉnh. Điều này giải thích vì sao nhiều gia đình ở nông thôn Hà Tĩnh cũng có cách nghĩ và cách sống giống như gia đình anh Cảnh. Quả thật cuộc sống của người nông dân quanh năm vất vả, quần quật lao động cả ngày, tối về cơm nước xong họ chỉ muốn chìm sâu vào giấc ngủ, thời gian xem tivi còn ít, nói gì đến lướt mạng. Chị Bùi Thị Linh (xã Thạch Thắng, Thạch Hà) cho biết, hai vợ chồng chị nhận 4 sào ruộng (500m2 chứ không phải 360m2 như ở Bắc Bộ) để nuôi 4 đứa con. Làm nông không đủ, anh chị phải đi làm thêm ở ngoài thành phố kiếm thêm tiền cho con ăn học. "Vợ chồng tui đi từ sáng sớm đến khuya mới về, tiền ăn còn chẳng đủ lấy tiền mô mà trả tiền internet. Mà tụi tui có việc mô mà cần internet...” - chị Linh cho hay.

Chị Nguyễn Thị Xuân (Kỳ Anh) khi được hỏi nhà có mạng internet không, có thường xuyên vào mạng không, chị thẳng thắn trả lời: "Mạng internet thì tui có lắp cho cháu nó học. Nhưng mà vợ chồng tui chẳng bao giờ động vào máy tính bởi có biết mô mà vào mạng...”. Còn anh Nguyễn Viết Huân thì mặc dù thỉnh thoảng có lướt mạng, nhưng khi được hỏi có biết một số trang mạng đang đăng bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 không, anh ngớ người: "Tui chỉ thấy ở xã người ta tuyên truyền lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thôi. Thỉnh thoảng lên mạng thấy báo chí đưa ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, chứ có biết có trang mạng nào đăng bản kiến nghị mô...”.

Mạo danh và ngụy tạo

Ở một trang mạng, ngay dưới bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, những người chủ trang này đã đề rất rõ: "Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ "kiennghi***@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ”. Vậy nhưng có tới 1/3 nếu như không muốn nói là một nửa trong số những người "ký tên” kiến nghị sửa đổi Hiến pháp chỉ là những cái tên hết sức chung chung không có địa chỉ cụ thể: "Lê Quý Lộc, công dân Việt Nam, TP HCM”, "Hoàng Văn Trường, làm ruộng, Hà Tĩnh”, "Trần Văn Pháp, nông dân, Đồng Nai”...

Như vậy có thể thấy, ngay việc đưa tên người ký đơn kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, những người chủ trang mạng này đã không tôn trọng chính tiêu chí mà họ đưa ra ban đầu. Ai cũng hiểu, nếu chỉ đưa ra một cái tên, ở tại một tỉnh rộng tới 6.055,6 km² (Hà Tĩnh), 5.903,940 km2 (Đồng Nai)... thì bất cứ ai cũng có thể đưa hàng triệu cái tên như vậy lên trên mạng internet.

Đó là chưa kể có những người nông dân bị mạo danh, nhưng vì họ quanh năm chân lấm tay bùn, chẳng có điều kiện chi trả phí internet, và nếu có, họ cũng chẳng bao giờ vào mạng vì kiến thức về công nghệ thông tin hạn hẹp, nên không biết tên mình đã bị mạo danh trên mạng internet. Cũng có những người thông thạo về internet, thì lại có hiểu biết rất hạn chế về Hiến pháp và pháp luật, họ còn không nắm được các điều, các chương của Hiến pháp thì làm sao có thể  "góp ý” bằng cách ký tên vào bản kiến nghị trên các trang mạng được.

Bằng điều tra độc lập của Đại Đoàn Kết, cùng với tư liệu thu thập được của cơ quan an ninh, có thể khẳng định: Ngoài một số nhân sĩ, trí thức có tên, tuổi, chức danh, địa chỉ cụ thể, đa số tên người dân ký tên trên bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện đang phát tán trên một số trang mạng là giả mạo. Việc ngụy tạo tên người dân nhằm tạo sức ép với Đảng và Nhà nước đã khiến việc dân chủ lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bị lợi dụng làm méo mó, biến dạng là động cơ chính trị không trong sáng của một số người có tư tưởng đối lập. Hành động trên không chỉ ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ của đất nước, mà còn làm ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội, gây ảnh hưởng không tốt đến đại bộ phận người dân Việt Nam. Không những vậy, việc giả mạo, ngụy tạo đó còn làm ảnh hưởng đến uy tín của những nhân sĩ, trí thức có uy tín trong cả nước.
















--http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=61951
- "Hiến pháp xác định Đảng lãnh đạo NN là cần thiết"
Vietnam Plus
Ngày 9/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm khoa học “Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, giới luật gia, các lão ...
Tọa đàm khoa học góp ý sửa đổi Hiến phápĐài Tiếng Nói Việt Nam
Cần làm rõ nội dung phản biện xã hội của Mặt trậnDân Trí
Đảng bị tấn công, có phải dấu hiệu đáng mừng?Đài Á Châu Tự Do
 Việt Nam: Tranh luận từ góp ý Hiến pháp đến độc quyền lãnh đạo của Đảng (RFI 8-3-13)
Hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng là tất yếu, khách quan (QĐND 8-3-13) -- 'Vì dân nên phải hiến định điều 4' (VNN 8-3-13) -- GS.TS Hoàng Chí Bảo, ủy viên Hội đồng Lý luận TƯ giải thích.  (Tôi vừa đọc xong cuốn Hitler's philosophers ("Các triết gia của Hitler", trong đó có cả Martin Heidegger) của Yvonne Sherratt rất hấp dẫn. Sau khi Phát xít Đức bị thua, nhiều "giáo sư", "tiến sĩ" đầu đàn đã bị treo cỗ!)
Bình chọn chính sách tồi, tại sao không? (SGTT 6-3-13) -- Tại sao không ư?  Tại vì đó là "chính sách lớn của Đảng và nhà nước"!  Câm miệng, hết nói.
Bỏ hiến định vai trò kinh tế Nhà nước là “không có lợi” (VnE 8-3-13) -- Các nhóm lợi ích lên tiếng.  (Chợt nhớ ông thượng nghị sĩ Roman Hruska của Mỹ, thường được báo chí "bầu chọn" là người "ngu" nhất Quốc hội Mỹ.  Ông ta biện bạch: Thì những người ngu cũng cần có đại diện ở Quốc hội chớ!)

anhbasam:
Như vậy là sau bức Thư của Hội đồng Giám mục VN, đại diện cho một tôn giáo có tới 7 triệu tín đồ trên cả nước, tiếp đến là Tuyên bố của Đức tăng thống Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất Thích Quảng Độ, người có ảnh hưởng rất lớn tới hàng triệu Phật tử không chấp nhận một giáo hội Phật giáo “quốc doanh”, những đòi hỏi phải có một bản Hiến pháp thực sự của dân đã trở nên hết sức mạnh mẽ. Đáng chú ý khi trong tuyên bố của mình, Đức tăng thống đã chính thức ủng hộ, đề cao hai văn kiện là bản Kiến nghị 72 do các nhân sĩ trí thứckhởi xướng (được cả Tổng giáo mục Ngô Quang Kiệt ký tên) và Lời tuyên bố của các Công dân tự do dấy lên sau sự kiện Nguyễn Đắc Kiên.


Đó là cả một khối đoàn kết rộng rãi, nhiều thành phần khác nhau, được dẫn dắt bởi những nhân vật có ảnh hưởng lớn cả trong lẫn ngoài nước, lại nhắm trúng thời cơ, vừa phù hợp với pháp luật nhưng vẫn không trái với những thứ quy định “ngoài luật” của nhà cầm quyền, nhắm trực diện vào “lô-cốt cố thủ ” cuối cùng của những thế lực bảo thủ muốn cố níu giữ quyền lực độc tôn, áp đặt lên trên quyền lợi của toàn dân và tương lai đất nước.
Nỗi sợ hãi trong hàng chục triệu người dân yếu hèn sẽ nhanh chóng bớt dần, đi liền đó sẽ tiếp tục có ngàn vạn chữ ký ủng hộ những tuyên bố, kiến nghị nêu trên. Ngược lại, nỗi sợ hãi trong một nhúm chính giới nắm quyền sinh sát lại dâng cao, được đo bằng hàng loạt những biện pháp đối phó lúng túng, vội vã, bộc lộ những sơ hở chết người.
Sơ hở rõ nhất là những lời “chỉ thị” của TBT Trọng tại Vĩnh Phúc mà sự vắng mặt dài ngày ngay sau đó của ông ta, rồi sắp tới nữa, sẽ cho chúng ta hiểu thêm. Lúng túng rõ nhất cũng liền đó là vụ kỷ luật vội vã Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, cú xỉ nhục một lần nữa cho chính ông TBT, bị công luận cho là thủ phạm của trò trả thù vặt kẻ chỉ đáng tuổi con cháu mình.
Và mới đây nhất, một biểu hiện chưa biết nên liệt vào loại gì (có lẽ phải gọi là “hèn hạ”!?) khi trong phần điểm báo của VTV1 5h30’ sớm nay có nhắc tới một bài có tựa đề “Sự ngụy tạo có chủ đích” (trên báo giấy, chưa lên mạng) mới ra trên Đại đoàn kết, tờ báo mang tiếng là của tổ chức lớn nhất của người dân – Mặt trận Tổ quốc VN, nhưng lại thực hiện một cuộc “truy bức” những người dân ký tên vào bản Kiến nghị 72. Không còn phải che đậy, bài viết cho biết đã dùng “tư liệu thu thập được của cơ quan an ninh” để “điều tra độc lập” tới những nông dân ký tên trong bản Kiến nghị 72 rồi khẳng định là có những sự ngụy tạo mạo danh họ. Quá dễ để biết được rằng nếu như có việc thực hiện cuộc gọi là “điều tra” đó, chắc chắn rất nhiều người dân sẽ bị đặt vào vòng theo dõi, tra khảo, đe dọa của chính quyền, công an địa phương, buộc phải nói dối để yên thân. Thực hiện biện pháp hèn hạ này, tờ báo của Đinh Đức Lập có phải đang minh họa cho chính sách “dân chủ”, qua lời kêu gọi toàn dân góp ý vào sửa đổi Hiến pháp của đảng, nhà nước, không có “vùng cấm nào cả”, nhưng kỳ thực thì âm thầm đi sau là những chiếc còng số tám được các phóng viên tờ báo “của dân” này mang theo?
Ngay trước đó, chiều qua, độc giả của trang Ba Sàm đã gửi tới những tài liệu đầu tiên được gọi là lấy ý kiến nhân dân tới tận hộ gia đình thông qua tổ dân phố. Liệu họ có sử dụng những biện pháp tinh vi để ép buộc người dân phải có ý kiến, không được “bỏ phiếu trắng”, mà phải ký xác nhận trên “giấy trắng mực đen”, để nếu như không theo ý chính quyền sẽ đồng nghĩa với vô vàn những phiền toái trong cuộc sống sau đó? Vội vã vung ra hàng trăm tỉ đồng cho một “sáng kiến” mà không cần có hướng dẫn, chuẩn bị chu đáo để đảm bảo nó là một phương pháp dân chủ, phải chăng Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đang diễn một trò hề “trưng cầu dân ý” có một không hai trên thế giới?
Một dấu hiệu đối phó vội vã nữa là hàng loạt những hành động ngăn chặn người dân tiếp cận thông tin trên Internet. Như chúng ta đều biết, trong thời gian diễn ra cuộc “chỉnh đốn” có một không hai trong Hội nghị TW6, hàng loạt hệ thống blog như WordPress, Blogspot đã bị nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet VN chặn, cho tới sau hội nghị. Thế nhưng, cách đây 2 ngày, mạng VNPT (chưa rõ toàn bộ hay chỉ một số khu vực), vốn ít khi dựng tường lửa với khách hàng, thì nay đã chặn hệ thống Blogspot và cả  ít nhất là địa chỉ boxitvn.net.
Bổ sung, TS Nguyễn Quang A có phản hồi: “Nhà cầm quyền đổi chiến thuật: biến lấy ý kiến thành “bỏ phiếu ngỏ” (ngược với bỏ phiếu kín) một cách gần như bắt buộc bằng cách mang phiếu đến từng hộ, cố ý ép người dân “đồng ý” với dự thảo của họ. Kéo dài đến tháng 9 là vì thế chứ không phải họ nghe theo đòi hỏi của dân đâu, đừng ảo tưởng. Việc này sẽ tốn thêm hàng trăm tỷ đồng tiền thuế của chính chúng ta phải đóng để họ chi tiêu bừa bãi. Hãy vạch trần sự gian xảo này và tìm những sáng kiến hóa giải hay khiến cho gậy ông lại đập lưng ông.”
- Việt Nam: Tranh luận từ góp ý Hiến pháp đến độc quyền lãnh đạo của Đảng (RFI).

- Làm rõ vai trò giám sát, phản biện của MTTQ (TP). - “Hiến pháp cần bảo đảm cho Chính phủ đủ quyền lực” (TTXVN).   - Chính phủ hành pháp mới là chính phủ mạnh (VNN). - Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Cần bổ sung quyền mưu cầu hạnh phúc (TN). –  Cân nhắc cụm từ “an sinh xã hội” (DV). - Giữ lại điều 66 về thanh niên (TT).
- “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con vật khác” (Nguyễn Trọng Tạo).
Người đấu tranh cho nhân quyền chỉ trích Việt Nam gay gắt
DCVOnline – Tin AFPViệt Nam đã bị Tổ chức Phóng viên Không Biên giới gọi là “kẻ thù của Internet” vì trấn áp cư dân mạng không nương tay chỉ vì họ dám bày tỏ chính kiến của mình trên mạng.
--Bộ Ngoại giao vinh danh 9 phụ nữ can đảm của Thế giới
Vận động cho các blogger Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền LHQ
Các nhà hoạt động thuộc Ủy ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lưu ý đến việc giam cầm mấy mươi blogger
Giới bảo vệ nhân quyền chỉ trích Việt Nam truy bức người bất đồng chính kiến

Giải thưởng Hoa Kỳ trao tặng blogger Tạ Phong Tần là “đúng lúc”, “đúng người”

- CA xua quân bao vây, cô lập nhà riêng của bác sĩ Nguyễn Đan Quế (DLB). - CA dọa truy tố Đinh Nguyên Kha tội danh ‘khủng bố’ (DLB).
- Blogger Tạ Phong Tần và món quà cho phụ nữ VN nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (VOA)”. - Vận động cho các blogger Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền LHQ (VOA). - Tạ Phong Tần xứng danh nữ lưu “Anh Hùng Thế Giới” (DLB).
- THĂM CỤ BÀ LÊ HIỀN ĐỨC NHÂN NGÀY 8.3.2013 (Tễu).  - Vi Sài Gòn (DLB).  - Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8 tháng 3 – Nhớ Nguyễn Phương Uyên (DLB).  - Hoa Xương Rồng vẫn nở (DLB).

-  TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH GỬI THƯ CHO TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG (Tễu).
- Đảng quay lưng với cơ hội sống còn? (RFA). - Trò chuyện với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (VOA). – Một thế hệ trẻ đang quan tâm đến chính trị và xã hội (RFA).



- Đảng Cộng sản Việt Nam chia rẽ dân tộc (BoxitVN).

Tổng số lượt xem trang