--Tranh cãi nợ xấu: Ngân hàng Nhà nước “phản pháo” Moody’s
“Nếu tính toán một cách thận trọng…, tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ khoảng 9%”...Trong thông tin vừa phát đi, Ngân hàng Nhà nước lưu ý thêm rằng, Moody’s đánh giá nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam không dưới 15% dựa trên các phương pháp, tiêu chí, thông tin của Moody’s; còn số liệu nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước được xác định dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và các thông tin chính thức
VnEconomy -Ngân hàng Nhà nước vừa có ý kiến trước những thông tin đánh giá về thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Trong báo cáo triển vọng hệ thống ngân hàng 2014, công bố ngày 18/2 vừa qua, Moody’s đánh giá tỷ lệ những tài sản chất lượng “có vấn đề” (nợ xấu) ít nhất phải chiếm 15%, thay vì chỉ 4,7% nợ dưới chuẩn như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tháng 10/2013.
Về vấn đề trên, Ngân hàng Nhà nước vừa có ý kiến với những thông tin đáng chú ý.
Cụ thể, theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam tăng từ 4,08% (cuối năm 2012) đến 4,73%/ tổng dư nợ tín dụng vào tháng 10/2013. Khi tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện và dần phục hồi, cộng với những nỗ lực của hệ thống tổ chức tín dụng, diễn biến nợ xấu đã có những tín hiệu khả quan, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đã giảm mạnh về mức 3,63% tổng dư nợ tín dụng (cuối tháng 12/2013).
“Tuy mức giảm nợ xấu còn chưa nhiều song đó là tín hiệu hết sức tích cực phản ánh những nỗ lực của ngành ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Để có được những kết quả trên, hệ thống ngân hàng đã tích cực, chủ động thực hiện các giải pháp để kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý nợ xấu như: cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động, tích cực đôn đốc, thu hồi nợ, trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro; bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh mới”, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước nêu đánh giá.
Ngoài ra, cơ quan này cũng nhấn mạnh đến giải pháp xử lý nợ xấu qua việc thành lập và đưa vào hoạt động Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Liên quan đến “tỷ lệ thực” của nợ xấu hiện nay, một tác động đáng kể là cơ chế cho cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong bối cảnh sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản chậm phục hồi và khả năng trả nợ của khách hàng vay còn yếu thì áp lực tăng nợ xấu là rất lớn. Biện pháp cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN thực sự có ý nghĩa hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tiếp tục được vay vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý hơn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu tăng trở lại nếu kinh tế vĩ mô và điều kiện sản xuất kinh doanh, thị trường bất động sản chậm được cải thiện.
“Nếu tính toán một cách thận trọng, nợ xấu bao gồm cả nợ xấu được cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN thì tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ khoảng 9%”, Ngân hàng Nhà nước đưa ra một con số đáng chú ý.
Trong thông tin vừa phát đi, Ngân hàng Nhà nước lưu ý thêm rằng, Moody’s đánh giá nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam không dưới 15% dựa trên các phương pháp, tiêu chí, thông tin của Moody’s; còn số liệu nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước được xác định dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và các thông tin chính thức.
“Do không có chuẩn mực thống nhất về phân loại nợ nên các cơ quan, tổ chức khác nhau đưa ra số liệu nợ xấu không giống nhau về cùng một đối tượng là bình thường. Song, nhìn chung số liệu, thông tin về nợ xấu và hoạt động ngân hàng do cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm đưa ra là đáng tin cậy hơn và có cơ sở pháp lý hơn. Vì vậy, những thông tin thị trường và những nghiên cứu, đánh giá chất lượng tín dụng của cơ quan, tổ chức không có chức năng quản lý nhà nước chỉ có ý nghĩa tham khảo”, Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị.
-Điều gì sẽ xảy ra nếu VAMC thất bại?
Nợ xấu VN cao hơn số liệu NHNN 'ba lần'
BBC Tiếng Việt
Theo báo cáo mới nhất của hãng đánh giá tín dụng Moody's, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ước tính ở mức thấp nhất là 15% tổng tài sản. Con số này cao hơn gấp ba lần số liệu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) công bố vào cuối năm ...
Moody's: Nợ xấu ngân hàng Việt Nam ít nhất phải chiếm 15%
Moody's: Nợ Xấu Thực Sự Của VN Lên Tới Ít Nhất 15%
Moody's: Nợ xấu của Việt Nam chiếm ít nhất 15% tổng tài sản ngân...
-Moody's giữ triển vọng tiêu cực đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam-Hôm nay (18/2), hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa công bố báo cáo cập nhật về sức khỏe của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo đó, Moody’s vẫn duy trì triển vọng tiêu cực đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam mặc dù thừa nhận một số tín hiệu ổn định của nền kinh tế vĩ mô và các quy định pháp lý sẽ đem lại kết quả trong 2 – 3 năm tới.
Moody’s cũng lưu ý rằng chính phủ Việt Nam đã thực hiện các bước nhằm ổn định thanh khoản của khu vực ngân hàng, đẩy lùi nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống.
Tuy nhiên, theo ông Gene Fang – Phó chủ tịch và là chuyên gia phân tích cấp cao của Moody’s, Moody’s không dự đoán rằng nguồn vốn của các ngân hàng Việt Nam sẽ được cải thiện sâu rộng trong vòng 12 – 18 tháng tới. Ông bổ sung thêm rằng với nguồn vốn hiện nay, các ngân hàng vẫn chưa có đủ khả năng hấp thụ những khoản lỗ tiềm tàng xuất phát từ yếu kém trong chất lượng tài sản.
Moody’s ước tính các tài sản có vấn đề chiếm ít nhất 15% tổng tài sản của các ngân hàng. Đây là tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu 4,7% mà NHNN báo cáo hồi tháng 10/2013.
Bên cạnh đó, tăng trưởng lợi nhuận vẫn chậm chạp trong bối cảnh môi trường hoạt động có nhiều thử thách. Nhu cầu vay vốn yếu ớt đè nặng lên lợi nhuận của các ngân hàng, trong khi lợi nhuận chưa đủ để bù đắp chi phí tín dụng ngày càng tăng cao cũng như để cải thiện khả năng tạo vốn nội bộ.
Mặc dù cơ quan quản lý ngành ngân hàng đã nhận thức được sự cần thiết phải cải thiện các tiêu chuẩn kế toán và tính minh bạch của hệ thống, các chính sách quyết đoán để giải quyết vấn đề vẫn chưa được triển khai.
Tương tự như vậy, những động thái gần đây – như thành lập VAMC để dọn nợ xấu của các ngân hàng – không thể trực tiếp giải quyết vấn đề thiếu vốn của các ngân hàng.
Các cuộc thảo luận về thu hút dòng vốn ngoại cũng chỉ đạt được những kết quả hạn chế bởi giới hạn mức sở hữu của nhà đầu tư ngoại tiếp tục cản trở việc nhà đầu tư ngoại kiểm soát ngân hàng nội địa.
Hiện nay, Moody's đang thực hiện xếp hạng đối với 9 ngân hàng ở Việt Nam, trong đó có 7 ngân hàng thương mại cổ phần và 2 ngân hàng thương mại nhà nước.
SGTT.VN - Ngân hàng Nhà nước đã chấp nhận đưa thêm cụm từ “phá sản” vào Thông tư về xử lý ngân hàng yếu kém, trái với lời khẳng định trước đó không lâu là “sẽ không để ngân hàng nào đổ vỡ”.
Từ năm 1975 đến nay, ở Việt Nam chưa có ngân hàng thương mại nào tuyên bố phá sản. Và cả thị trường dường như đều có chung niềm tin rằng sẽ không bao giờ có chuyện này xảy ra. Nhưng niềm tin đó liệu có còn đúng, khi trong Thông tư 07/2013 của Ngân hàng Nhà nước mới đây đã xuất hiện cụm từ “phá sản”?
3 con đường cứu ngân hàng
Phá sản ngân hàng là lựa chọn cuối cùng, khi những nỗ lực xử lý trước đó của ngân hàng trung ương không thành công.
Việc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận đưa thêm cụm từ “phá sản” vào Thông tư 07 đã tạo ra bất ngờ, bởi chỉ nửa năm trước, sau sự cố Bầu Kiên, chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã khẳng định “sẽ không để ngân hàng nào đổ vỡ”.
Trong lịch sử, đây cũng không phải là lần đầu Ngân hàng Nhà nước xử lý các ngân hàng yếu kém. Quay ngược trở lại giai đoạn khủng hoảng ngân hàng vào những năm 1990, có khá nhiều ngân hàng thương mại đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Nhiều ngân hàng tiến hành sáp nhập, hợp nhất, mua lại đổi tên, thậm chí giải thể. Kết quả là số lượng ngân hàng thương mại cổ phần giảm từ 51 (năm 1997) xuống còn 39 (năm 2001). Ngược lại, cũng không ít ngân hàng được vực dậy và phát triển trở lại sau cuộc khủng hoảng như Eximbank, VP Bank hay Maritime Bank.
Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa hai giai đoạn. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã mở lối cho những ngân hàng yếu kém không thể tái cấu trúc được, cho dù có sự giúp đỡ của Ngân hàng Nhà nước, thì buộc phải phá sản.
Phá sản một ngân hàng thường không đơn giản. Bởi điều khác biệt lớn nhất giữa một ngân hàng và doanh nghiệp phi tài chính là hệ thống người gửi tiền và sự liên hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng với nhau. Vì thế, phá sản ngân hàng là lựa chọn cuối cùng, khi những nỗ lực xử lý trước đó của ngân hàng trung ương không thành công.
Bước đi đầu tiên và dễ dàng nhất là bơm tiền để các ngân hàng yếu kém duy trì hoạt động với hy vọng chúng sẽ cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, đây là biện pháp tốn kém và khó giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
Một phương pháp ưa thích của các ngân hàng trung ương là khuyến khích hoặc ép buộc các thương vụ mua bán sáp nhập. Theo Tiến sĩ Lê Hồng Giang, quan trọng nhất là tìm được một ngân hàng khác chịu ôm phần nợ của ngân hàng yếu kém. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm được một khoản tiền mặt khổng lồ.
Đây cũng chính là con đường Việt Nam đang đi, với thương vụ điển hình là Habubank sáp nhập vào SHB. Với khả năng thanh toán gần như bằng 0, vốn chủ sở hữu giảm chỉ còn gần 200 tỉ đồng, Habubank được xem là gặp may khi có SHB đứng ra bảo lãnh mọi khoản nợ. Đối với Ngân hàng Nhà nước, đây là một thành công khi có thể bảo toàn được khoản tiền gửi của người dân tại Habubank trị giá 18.700 tỉ đồng.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã thành công với thương vụ hợp nhất đình đám giữa ba ngân hàng ở trong tình trạng mất thanh khoản trầm trọng SCB, FicomBank và TinnghiaBank trong năm 2011. Trong cuộc hợp nhất này, Ngân hàng Nhà nước đã dùng hai công cụ để xử lý: thứ nhất là tái cấp vốn cho ngân hàng dưới sự tài trợ vốn của BIDV và thứ hai là buộc ba ngân hàng tự hợp nhất với nhau. “Chi phí xử lý không lớn vì tài sản và nợ hầu như không đổi, chỉ có vốn chủ sở hữu là bị mất bớt”, Tiến sĩ Giang cho biết.
Biện pháp cuối cùng để xử lý ngân hàng yếu kém chính là quốc hữu hóa. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được sử dụng khi ngân hàng đó “quá lớn để sụp đổ”, tức có quá nhiều mối liên kết chằng chịt và to lớn trong hệ thống tài chính. Đây cũng là biện pháp tốn kém nhất.
Bài học từ Thái Lan cho thấy, để có tiền hỗ trợ hệ thống ngân hàng, ngoài việc phát hành một lượng trái phiếu khổng lồ, Thái Lan đã hai lần vay mượn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tới 20 tỉ USD. Kết quả, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã thực hiện sáp nhập và quốc hữu hóa sáu ngân hàng thương mại, 12 công ty tài chính, đồng thời đóng cửa một ngân hàng thương mại và 56 công ty tài chính.
Với biện pháp này, ngân hàng trung ương sẽ cử người ngồi vào ghế quản trị ngân hàng, trực tiếp điều hành và thực hiện công việc tái cấu trúc, cải thiện hoạt động kinh doanh. Sau khi đã ổn định mọi thứ, ngân hàng trung ương sẽ bán cổ phần trở lại cho tư nhân và thậm chí còn có thể thu lời để bù đắp cho chi phí tái cấu trúc.
Tiêu biểu cho phương pháp này là Tập đoàn Bảo hiểm AIG. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, AIG được Chính phủ Mỹ quốc hữu hóa vì họ là đầu mối của các hợp đồng bảo hiểm phá sản tín dụng của các tổ chức tài chính trên toàn cầu, trị giá tới hơn 50.000 tỉ USD.
Mọi chuyện sẽ rất tốt đẹp nếu như xử lý thành công các tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán bằng những con đường nói trên; nếu không, chính phủ cũng phải chấp nhận để ngân hàng phá sản. Và ở Việt Nam, với Thông tư mở đường cho việc để ngân hàng phá sản, phải chăng Ngân hàng Nhà nước đã hết chiêu để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém?
Đường nào cho Việt Nam?
Khi một ngân hàng nộp thủ tục xin phá sản, phần tiền thu được từ việc thanh lý tài sản sẽ được trả cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên: cơ quan thuế, người gửi tiền, các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, người sở hữu trái phiếu của ngân hàng, các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là cổ đông của ngân hàng.
Về mặt lý thuyết, các ông chủ ngân hàng sẽ phải chịu thiệt nhiều nhất, nhưng thực tế không hẳn như vậy.
Theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, thành viên Hội đồng quản trị ABBank, trong một số trường hợp, cổ đông ngân hàng chưa chắc đã mất hết tiền nếu ngân hàng có nhiều tài sản có giá trị cao, chẳng hạn như bất động sản.
Giai đoạn 2008 - 2012, Mỹ đã cho đóng cửa 465 tổ chức tín dụng, trong đó có cả ngân hàng hơn 100 tuổi Lehman Brothers
Đó là chưa kể các chiêu tẩu tán tài sản của các ông chủ ngân hàng. Ông Nguyễn Nam Sơn, giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư Vietnam Capital Partners (VCP), cho biết, trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nhiều ông chủ ngân hàng ở các quốc gia khủng hoảng đã tăng cường cho các đối tác nước ngoài hoặc công ty sân sau do chính họ lập ra vay. Các khoản vay này được ghi vào nợ xấu và trong trường hợp ngân hàng phá sản hay được giải cứu, chúng đều được xóa bỏ. Vào thời điểm đó, giá trị các khoản tẩu tán lên đến hàng tỉ USD.
Ở đây, có một khái niệm cần làm rõ là cụm từ “ông chủ ngân hàng”. Những lợi thế nói trên chỉ thuộc về cổ đông lớn, có thể là những người đang trực tiếp điều hành ngân hàng và nắm trước những thông tin quan trọng. Cổ đông nhỏ tất nhiên không thể có được cơ hội đó.
Câu chuyện của Habubank là một ví dụ. Chỉ khi đến Đại hội Cổ đông vào tháng 4.2012, cổ đông Habubank mới vỡ lẽ rằng sau báo cáo giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước vốn chủ sở hữu của ngân hàng mình chỉ còn hơn 195 tỉ đồng, trong khi báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) năm 2011 ghi rằng, vốn chủ sở hữu của Habubank là hơn 4.051 tỉ đồng.
Trở lại với vấn đề bảo vệ người gửi tiền, cổ đông lớn ở những ngân hàng yếu kém chưa kịp tẩu tán tài sản thường có xu hướng trì hoãn sự can thiệp của Nhà nước hoặc yêu cầu hỗ trợ thanh khoản, với lý do đảm bảo các khoản tiền gửi cho dân chúng. Lý do này có hoàn toàn thuyết phục?
Hãy xem xét Habubank trước khi sáp nhập. Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2012 cho thấy ngân hàng này có tổng tài sản hơn 34.600 tỉ đồng. Như vậy, trong trường hợp phá sản, giả định tài sản của Habubank được thanh lý với mức giá chiết khấu 50%, số tiền thu về đã đủ để chi trả cho người gửi tiền, mà chưa cần sử dụng đến phần bảo hiểm tiền gửi 50 triệu đồng/tài khoản.
Tất nhiên, những phân tích này đều dựa trên giả định đơn giản, bởi thực tế Habubank phá sản còn ảnh hưởng tới thanh khoản của các ngân hàng khác, do liên quan đến các khoản tiền gửi, tiền vay trên thị trường liên ngân hàng và tác động tâm lý đến thị trường. Điều đáng nói ở đây là lý do bảo đảm tiền gửi là chưa hợp lý. Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể đứng ra cam kết trả lại toàn bộ tiền gửi cho người dân, sau khi đã bán xong Habubank, tương tự như cách Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC) đã làm với các ngân hàng của nước này.
Quan trọng hơn, dù có cho phá sản ngân hàng hay không thì một bài học lớn từ các nước đi trước là Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ các khoản ra vào của một ngân hàng đã nằm trong danh sách giám sát, thậm chí phải phong tỏa tài sản.
Ông Đỗ Anh Tú, phó chủ tịch Hội đồng quản trị TienphongBank, cho rằng, ở Việt Nam khó xảy ra chuyện phá sản ngân hàng. Việt Nam vẫn sẽ tập trung giảm số lượng ngân hàng yếu kém bằng cách hợp nhất và sáp nhập, thay vì cho phá sản. Và theo ông, quá trình này sẽ diễn ra chậm chạp, bởi các ngân hàng vẫn có tâm lý chờ đợi Nhà nước rót vốn, thay vì bán mình với giá rẻ.
Hơn nữa, không ít ông chủ ngân hàng tin rằng, trong trường hợp xấu nhất, Ngân hàng Nhà nước vẫn còn một biện pháp cuối cùng trước khi cho phá sản, đó là quốc hữu hóa. Trên thực tế, cho đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng đến biện pháp này và có lẽ không ít ông chủ ngân hàng vẫn trông chờ cơ hội được cứu vớt.
Tuy nhiên, còn một ý kiến khác cho rằng không hề có chuyện ngân hàng phá sản. Theo ông Sơn, Quỹ Đầu tư VCP, trong khoảng 150 năm trở lại đây, thế giới chưa từng có vụ phá sản ngân hàng nào.
Người ta thường cho rằng Thái Lan, trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997, đã cho phá sản nhiều ngân hàng. Theo ông Sơn, bản chất sự việc không phải như vậy. Một số ngân hàng mất khả năng chi trả được sáp nhập vào các ngân hàng thuộc sở hữu của Chính phủ. “Nói chính xác là có những ngân hàng đóng cửa và thương hiệu biến mất”, ông nói.
Tương tự như việc phá sản ở Mỹ. Giai đoạn 2008 - 2012, FDIC đã cho đóng cửa 465 tổ chức tín dụng, phần lớn có quy mô nhỏ. Các khoản tiền gửi, tiền vay, chi nhánh đều được nhập vào một ngân hàng khác và FDIC chấp nhận hứng chịu một phần lỗ.
Việc phá sản ngân hàng, vì thế, có thể sẽ không dễ nhìn thấy như việc phá sản một doanh nghiệp thông thường. Chẳng hạn, bình luận về thương vụ hợp nhất 3 ngân hàng Việt Nam ở trên, Tiến sĩ Lê Hồng Giang cho rằng về bản chất thì 3 ngân hàng này đã phá sản, sau đó BIDV đứng ra mua lại và lập ra một ngân hàng mới.
(NGUỒN: NHỊP CẦU ĐẦU TƯ)
- Bất bình đẳng trong… báo cáo FDI (Sống mới).
- Ý kiến chuyên gia: Nợ xấu 6% hay 20%? (VOV). - Ngân hàng không dễ thở khi bán nợ xấu (ĐT). - Phá sản ngân hàng: Có hay không?(NCĐT/VnEco).
Những dự án "đốt" nghìn tỷ(Kienthuc.net.vn) -
(Kienthuc.net.vn) - Nhiều dự án bỏ ra cả đống tiền để đầu tư xây dựng nhưng sau đó bị hoang phế, gỉ sét...
Những dự án tiền tỷ vừa nghe... đã thấy phi lý
Dự án tỷ USD ở Dung Quất trở thành bãi chăn bò
Nhà máy nghìn tỷ bỏ hoang
Nhà máy Xi măng Thanh Sơn (Thanh Hóa) có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, sau hơn 4 năm khởi công vẫn... nằm im. Hàng trăm người đi học để làm việc tại nhà máy, nay đang thất nghiệp...
Nhà máy xi măng Thanh Sơn do Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Thăng Long làm chủ đầu tư. Theo thiết kế, nhà máy này được xây dựng bằng công nghệ hiện đại, sản xuất theo phương pháp khô, điều khiển tự động với công suất 2.500 tấn clinker/ngày…
Có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng nhưng hiện nhà máy xi măng
Thanh Sơn vẫn nằm im.
Mục tiêu của nhà máy là sản xuất xi măng chất lượng cao, nhằm cung cấp cho thị trường miền Tây Thanh Hóa, các địa bàn nằm hai bên đường Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang nước bạn Lào, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu cho ngân sách.
Tập đoàn Sinoma (Trung Quốc) là đơn vị cung cấp thiết bị cho nhà máy. Để có mặt bằng xây dựng dự án này, huyện Ngọc Lặc phải giải phóng 35,78 ha đất nông nghiệp, và hoa màu của hơn 200 hộ dân ở 4 thôn Thanh Sơn, Vân Sơn, Lương Sơn và Hồng Sơn của xã Thúy Sơn, trong đó có gần 40 hộ phải di dời hoàn toàn.
Sau khi giải phóng mặt bằng, nhà máy đã khởi công xây dựng một số hạng mục như các công trình tạm, thi công san nền, xây dựng hệ thống cổng, tường rào…Theo dự kiến của phía chủ đầu tư đưa ra, nhà máy này sẽ đi vào sản xuất trong quý 1 năm 2010. Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn 4 năm khởi công, dự án này vẫn nằm im bất động.
Nhà máy bia Toàn Cầu, Hà Tĩnh
Từng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm con em địa phương... nhưng khi dự án nhà máy bia Toàn Cầu phải dừng lại, gần 30.000m2 “đất vàng” phải bỏ hoang trong nhiều năm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
Những ai đi qua TP Hà Tĩnh đều không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến khu đất có vi trí rất đẹp, nằm ngay QL 1A, sát bờ sông Phủ rộng gần 30.000m2 bỏ hoang cho cỏ mọc từ nhiều năm nay.
Nhà máy bia Toàn Cầu bỏ hoang. Ảnh: Vietnamnet
Bức xúc hơn khi được biết, năm 2004 toàn bộ khu đất vàng này được UBND tỉnh cho Công ty cổ phần hợp tác đầu tư Việt Trung (BMC là cổ đông chính) thuê 50 năm để đầu tư xây dựng Nhà máy bia Toàn Cầu.
Trong cam kết của nhà đầu tư, khi nhà máy này hoạt động sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho khoảng 250 lao động địa phương. Nhà máy sẽ khởi công xây dựng vào năm 2004 và hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2006.
Mặc dù UBND tỉnh Hà Tĩnh đã “tạo điều kiện hết sức”, cho hưởng nhiều ưu đãi, cho thuê đất trong thời gian “tốc hành”, các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn, nhà đầu tư cũng đã triển khai xây dựng, lắp đặt thiết bị... nhưng, sau 7 năm, kể từ khi được UBND cho thuê đất, toàn bộ dự án chỉ là bãi đất im lìm đầy cỏ dại, nhiều hạng mục bỏ dở hoang hoá, nhiều thiết bị máy móc vứt ngổn ngang, hoen gỉ.
Có ý kiến cho rằng, việc cho phép doanh nghiệp thuê đất để xây dựng nhà máy bia trong khu đô thị là sai lầm cơ bản dẫn tới sự chết yểu của nhà máy bia này.
Hàng loạt dự án "chôn" tiền ở Dung Quất
Có nhiều dự án với vốn đầu tư hàng triệu đôla đã trở thành bãi chăn thả bò tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) nhiều năm qua.
Trung tâm vui chơi giải trí cho cán bộ, công nhân viên nhà máy đóng tàu
Dung Quất đang từng ngày mục nát. Ảnh: VNE
Có thể kể tên hàng loạt dự án hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng đang “chôn” tiền tại Dung Quất. Trung tâm khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí TP Vạn Tường do Công ty TNHH Vạn Năm đầu tư với số vốn hàng chục tỷ đồng đang từng ngày mục nát giữa trung tâm đô thị mới Vạn Tường.
Xưởng cơ khí của nhà máy đóng tàu Dung Quất cũng trong cảnh hoang phế. Xưởng này đã bị bỏ hoang từ lâu nhưng Công ty đóng tàu dầu khí Dung Quất vẫn phải chi 4 triệu đồng mỗi tháng để thuê hai bảo vệ thay phiên nhau ngày đêm túc trực canh giữ.
Hay dự án thép 4,5 tỷ đôla tại Dung Quất động thổ từ cuối tháng 10/2007, nhưng đến nay vẫn chưa xử lý xong nền móng. Đến đầu năm 2012, Tập đoàn thép JFE đã quyết định góp vốn cùng Tập đoàn E-United (Đài Loan) nghiên cứu, tiếp tục triển khai dự án thép 4,5 tỷ USD này. JFE sẽ tái khởi công dự án vào tháng 6/2012. Nhưng những thông tin mới nhất lại cho thấy nhiều khả năng thời gian đình trệ sẽ còn kéo dài bởi chủ đầu tư muốn đánh giá lại mức độ rủi ro.
Có ít nhất 15 dự án tiền tỷ đang bị bỏ hoang như thế này tại khu kinh tế Dung Quất gây khó cho "nhà quản lý" của tỉnh Quảng Ngãi. Ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng ban quản lý khu kinh tế Dung Quất cho biết, lý do chính của tình trạng này là khủng hoảng kinh tế, chủ đầu tư khó thu xếp tài chính và hiệu quả dự án không cao như đánh giá ban đầu.
Tại kỳ họp lần thứ 7, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khoá XI quyết định gia hạn cho những "dự án bỏ hoang" tại đây thêm 6 tháng nữa, nếu chủ đầu tư vẫn không triển khai thì kiên quyết thu hồi. Trước khi thu hồi, các cơ quan chức năng thành lập hội đồng thẩm định, đánh giá tiền đền bù đất đai và tài sản công trình đã thi công dở dang.
BÀI LIÊN QUAN
..Những dự án tiền tỷ vừa nghe... đã thấy phi lý
Dự án tỷ USD ở Dung Quất trở thành bãi chăn bò
-Kim ngạch xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực suy giảm VnEconomy -- Củng cố niềm tin với điều hành kinh tế vĩ mô (ĐBND).- Khai phóng đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân làm nhiều, hưởng ít (NLĐ).
- Thiêu sống đồng mía vì nhà máy chậm thu mua (VNE).
- Con đường thoát kiếp gia công (DĐDN).
- Ngân hàng Nhà nước VN hạ lãi suất (BBC). - Từ 26-3: Lãi suất huy động còn 7,5% (TBKTSG). - Ngân hàng Nhà nước đồng loạt giảm các lãi suất chủ chốt (VnEco). - Nhà băng hạ lãi vay: Buồn như ôm… nợ cũ (VnEco). - Chuyên gia, đại diện tổ chức tài chính nói gì về hạ lãi suất?(VnEco). - Hạ lãi suất: Phản ứng tích cực với thị trường (VOV). - 'Lãi suất có thể còn giảm thêm 1%' (VNE). - ANZ: Có thể đây là lần giảm lãi suất cuối cùng của năm (NDHMoney).
- NHNN bác đề xuất tăng gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng cho bất động sản (Gafin). - Vay mua nhà lãi suất 6%/năm: Hỗ trợ tiếp lãi suất sau 3 năm(NLĐ). - Tự cứu chứ đừng chờ cứu! (PT). - Rộ các chiêu lừa mang tên 'nhà giá rẻ' (VTC).- Khó khăn, DN trông cậy sếp già (VEF).
- Thép Việt Nam không bị áp thuế tự vệ tại Thái Lan (TBKTSG).
- Indonesia : Trận địa mới giữa Airbus và Boeing (RFI).
- 'Điều tồi tệ nhất của bảo hộ là khó xóa bỏ nó' (TVN).
- Cyprus nhận gói giải cứu 10 tỉ euro (NLĐ).- Châu Âu và Nhật Bản bắt đầu đàm phán về trao đổi mậu dịch tự do (RFI).
BRICS dự kiến thành lập ngân hàng mới cạnh tranh với WB, IMFLãnh đạo các quốc gia mới nổi (BRICS) muốn thiết lập một ngân hàng mới thay thế vai trò của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
- Vì sao vốn chủ sở hữu của ngân hàng giảm mạnh? (NVP)-Giả thử bạn có 100 đồng, đem đi cho vay, 100 đồng đó là tài sản của bạn. Giả thử tiếp người vay phá sản, không thể trả nợ, bạn mất 100 đồng, tài sản giảm tương ứng.
“Nếu tính toán một cách thận trọng…, tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ khoảng 9%”...Trong thông tin vừa phát đi, Ngân hàng Nhà nước lưu ý thêm rằng, Moody’s đánh giá nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam không dưới 15% dựa trên các phương pháp, tiêu chí, thông tin của Moody’s; còn số liệu nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước được xác định dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và các thông tin chính thức
VnEconomy -Ngân hàng Nhà nước vừa có ý kiến trước những thông tin đánh giá về thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Trong báo cáo triển vọng hệ thống ngân hàng 2014, công bố ngày 18/2 vừa qua, Moody’s đánh giá tỷ lệ những tài sản chất lượng “có vấn đề” (nợ xấu) ít nhất phải chiếm 15%, thay vì chỉ 4,7% nợ dưới chuẩn như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tháng 10/2013.
Về vấn đề trên, Ngân hàng Nhà nước vừa có ý kiến với những thông tin đáng chú ý.
Cụ thể, theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam tăng từ 4,08% (cuối năm 2012) đến 4,73%/ tổng dư nợ tín dụng vào tháng 10/2013. Khi tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện và dần phục hồi, cộng với những nỗ lực của hệ thống tổ chức tín dụng, diễn biến nợ xấu đã có những tín hiệu khả quan, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đã giảm mạnh về mức 3,63% tổng dư nợ tín dụng (cuối tháng 12/2013).
“Tuy mức giảm nợ xấu còn chưa nhiều song đó là tín hiệu hết sức tích cực phản ánh những nỗ lực của ngành ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Để có được những kết quả trên, hệ thống ngân hàng đã tích cực, chủ động thực hiện các giải pháp để kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý nợ xấu như: cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động, tích cực đôn đốc, thu hồi nợ, trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro; bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh mới”, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước nêu đánh giá.
Ngoài ra, cơ quan này cũng nhấn mạnh đến giải pháp xử lý nợ xấu qua việc thành lập và đưa vào hoạt động Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Liên quan đến “tỷ lệ thực” của nợ xấu hiện nay, một tác động đáng kể là cơ chế cho cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong bối cảnh sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản chậm phục hồi và khả năng trả nợ của khách hàng vay còn yếu thì áp lực tăng nợ xấu là rất lớn. Biện pháp cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN thực sự có ý nghĩa hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tiếp tục được vay vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý hơn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu tăng trở lại nếu kinh tế vĩ mô và điều kiện sản xuất kinh doanh, thị trường bất động sản chậm được cải thiện.
“Nếu tính toán một cách thận trọng, nợ xấu bao gồm cả nợ xấu được cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN thì tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ khoảng 9%”, Ngân hàng Nhà nước đưa ra một con số đáng chú ý.
Trong thông tin vừa phát đi, Ngân hàng Nhà nước lưu ý thêm rằng, Moody’s đánh giá nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam không dưới 15% dựa trên các phương pháp, tiêu chí, thông tin của Moody’s; còn số liệu nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước được xác định dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và các thông tin chính thức.
“Do không có chuẩn mực thống nhất về phân loại nợ nên các cơ quan, tổ chức khác nhau đưa ra số liệu nợ xấu không giống nhau về cùng một đối tượng là bình thường. Song, nhìn chung số liệu, thông tin về nợ xấu và hoạt động ngân hàng do cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm đưa ra là đáng tin cậy hơn và có cơ sở pháp lý hơn. Vì vậy, những thông tin thị trường và những nghiên cứu, đánh giá chất lượng tín dụng của cơ quan, tổ chức không có chức năng quản lý nhà nước chỉ có ý nghĩa tham khảo”, Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị.
-Điều gì sẽ xảy ra nếu VAMC thất bại?
Nợ xấu VN cao hơn số liệu NHNN 'ba lần'
BBC Tiếng Việt
Theo báo cáo mới nhất của hãng đánh giá tín dụng Moody's, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ước tính ở mức thấp nhất là 15% tổng tài sản. Con số này cao hơn gấp ba lần số liệu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) công bố vào cuối năm ...
Moody's: Nợ xấu ngân hàng Việt Nam ít nhất phải chiếm 15%
Moody's: Nợ Xấu Thực Sự Của VN Lên Tới Ít Nhất 15%
Moody's: Nợ xấu của Việt Nam chiếm ít nhất 15% tổng tài sản ngân...
-Moody's giữ triển vọng tiêu cực đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam-Hôm nay (18/2), hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa công bố báo cáo cập nhật về sức khỏe của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo đó, Moody’s vẫn duy trì triển vọng tiêu cực đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam mặc dù thừa nhận một số tín hiệu ổn định của nền kinh tế vĩ mô và các quy định pháp lý sẽ đem lại kết quả trong 2 – 3 năm tới.
Moody’s cũng lưu ý rằng chính phủ Việt Nam đã thực hiện các bước nhằm ổn định thanh khoản của khu vực ngân hàng, đẩy lùi nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống.
Tuy nhiên, theo ông Gene Fang – Phó chủ tịch và là chuyên gia phân tích cấp cao của Moody’s, Moody’s không dự đoán rằng nguồn vốn của các ngân hàng Việt Nam sẽ được cải thiện sâu rộng trong vòng 12 – 18 tháng tới. Ông bổ sung thêm rằng với nguồn vốn hiện nay, các ngân hàng vẫn chưa có đủ khả năng hấp thụ những khoản lỗ tiềm tàng xuất phát từ yếu kém trong chất lượng tài sản.
Moody’s ước tính các tài sản có vấn đề chiếm ít nhất 15% tổng tài sản của các ngân hàng. Đây là tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu 4,7% mà NHNN báo cáo hồi tháng 10/2013.
Bên cạnh đó, tăng trưởng lợi nhuận vẫn chậm chạp trong bối cảnh môi trường hoạt động có nhiều thử thách. Nhu cầu vay vốn yếu ớt đè nặng lên lợi nhuận của các ngân hàng, trong khi lợi nhuận chưa đủ để bù đắp chi phí tín dụng ngày càng tăng cao cũng như để cải thiện khả năng tạo vốn nội bộ.
Mặc dù cơ quan quản lý ngành ngân hàng đã nhận thức được sự cần thiết phải cải thiện các tiêu chuẩn kế toán và tính minh bạch của hệ thống, các chính sách quyết đoán để giải quyết vấn đề vẫn chưa được triển khai.
Tương tự như vậy, những động thái gần đây – như thành lập VAMC để dọn nợ xấu của các ngân hàng – không thể trực tiếp giải quyết vấn đề thiếu vốn của các ngân hàng.
Các cuộc thảo luận về thu hút dòng vốn ngoại cũng chỉ đạt được những kết quả hạn chế bởi giới hạn mức sở hữu của nhà đầu tư ngoại tiếp tục cản trở việc nhà đầu tư ngoại kiểm soát ngân hàng nội địa.
Hiện nay, Moody's đang thực hiện xếp hạng đối với 9 ngân hàng ở Việt Nam, trong đó có 7 ngân hàng thương mại cổ phần và 2 ngân hàng thương mại nhà nước.
SGTT.VN - Ngân hàng Nhà nước đã chấp nhận đưa thêm cụm từ “phá sản” vào Thông tư về xử lý ngân hàng yếu kém, trái với lời khẳng định trước đó không lâu là “sẽ không để ngân hàng nào đổ vỡ”.
Từ năm 1975 đến nay, ở Việt Nam chưa có ngân hàng thương mại nào tuyên bố phá sản. Và cả thị trường dường như đều có chung niềm tin rằng sẽ không bao giờ có chuyện này xảy ra. Nhưng niềm tin đó liệu có còn đúng, khi trong Thông tư 07/2013 của Ngân hàng Nhà nước mới đây đã xuất hiện cụm từ “phá sản”?
3 con đường cứu ngân hàng
Phá sản ngân hàng là lựa chọn cuối cùng, khi những nỗ lực xử lý trước đó của ngân hàng trung ương không thành công.
Việc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận đưa thêm cụm từ “phá sản” vào Thông tư 07 đã tạo ra bất ngờ, bởi chỉ nửa năm trước, sau sự cố Bầu Kiên, chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã khẳng định “sẽ không để ngân hàng nào đổ vỡ”.
Trong lịch sử, đây cũng không phải là lần đầu Ngân hàng Nhà nước xử lý các ngân hàng yếu kém. Quay ngược trở lại giai đoạn khủng hoảng ngân hàng vào những năm 1990, có khá nhiều ngân hàng thương mại đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Nhiều ngân hàng tiến hành sáp nhập, hợp nhất, mua lại đổi tên, thậm chí giải thể. Kết quả là số lượng ngân hàng thương mại cổ phần giảm từ 51 (năm 1997) xuống còn 39 (năm 2001). Ngược lại, cũng không ít ngân hàng được vực dậy và phát triển trở lại sau cuộc khủng hoảng như Eximbank, VP Bank hay Maritime Bank.
Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa hai giai đoạn. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã mở lối cho những ngân hàng yếu kém không thể tái cấu trúc được, cho dù có sự giúp đỡ của Ngân hàng Nhà nước, thì buộc phải phá sản.
Phá sản một ngân hàng thường không đơn giản. Bởi điều khác biệt lớn nhất giữa một ngân hàng và doanh nghiệp phi tài chính là hệ thống người gửi tiền và sự liên hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng với nhau. Vì thế, phá sản ngân hàng là lựa chọn cuối cùng, khi những nỗ lực xử lý trước đó của ngân hàng trung ương không thành công.
Bước đi đầu tiên và dễ dàng nhất là bơm tiền để các ngân hàng yếu kém duy trì hoạt động với hy vọng chúng sẽ cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, đây là biện pháp tốn kém và khó giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
Một phương pháp ưa thích của các ngân hàng trung ương là khuyến khích hoặc ép buộc các thương vụ mua bán sáp nhập. Theo Tiến sĩ Lê Hồng Giang, quan trọng nhất là tìm được một ngân hàng khác chịu ôm phần nợ của ngân hàng yếu kém. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm được một khoản tiền mặt khổng lồ.
Đây cũng chính là con đường Việt Nam đang đi, với thương vụ điển hình là Habubank sáp nhập vào SHB. Với khả năng thanh toán gần như bằng 0, vốn chủ sở hữu giảm chỉ còn gần 200 tỉ đồng, Habubank được xem là gặp may khi có SHB đứng ra bảo lãnh mọi khoản nợ. Đối với Ngân hàng Nhà nước, đây là một thành công khi có thể bảo toàn được khoản tiền gửi của người dân tại Habubank trị giá 18.700 tỉ đồng.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã thành công với thương vụ hợp nhất đình đám giữa ba ngân hàng ở trong tình trạng mất thanh khoản trầm trọng SCB, FicomBank và TinnghiaBank trong năm 2011. Trong cuộc hợp nhất này, Ngân hàng Nhà nước đã dùng hai công cụ để xử lý: thứ nhất là tái cấp vốn cho ngân hàng dưới sự tài trợ vốn của BIDV và thứ hai là buộc ba ngân hàng tự hợp nhất với nhau. “Chi phí xử lý không lớn vì tài sản và nợ hầu như không đổi, chỉ có vốn chủ sở hữu là bị mất bớt”, Tiến sĩ Giang cho biết.
Biện pháp cuối cùng để xử lý ngân hàng yếu kém chính là quốc hữu hóa. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được sử dụng khi ngân hàng đó “quá lớn để sụp đổ”, tức có quá nhiều mối liên kết chằng chịt và to lớn trong hệ thống tài chính. Đây cũng là biện pháp tốn kém nhất.
Bài học từ Thái Lan cho thấy, để có tiền hỗ trợ hệ thống ngân hàng, ngoài việc phát hành một lượng trái phiếu khổng lồ, Thái Lan đã hai lần vay mượn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tới 20 tỉ USD. Kết quả, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã thực hiện sáp nhập và quốc hữu hóa sáu ngân hàng thương mại, 12 công ty tài chính, đồng thời đóng cửa một ngân hàng thương mại và 56 công ty tài chính.
Với biện pháp này, ngân hàng trung ương sẽ cử người ngồi vào ghế quản trị ngân hàng, trực tiếp điều hành và thực hiện công việc tái cấu trúc, cải thiện hoạt động kinh doanh. Sau khi đã ổn định mọi thứ, ngân hàng trung ương sẽ bán cổ phần trở lại cho tư nhân và thậm chí còn có thể thu lời để bù đắp cho chi phí tái cấu trúc.
Tiêu biểu cho phương pháp này là Tập đoàn Bảo hiểm AIG. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, AIG được Chính phủ Mỹ quốc hữu hóa vì họ là đầu mối của các hợp đồng bảo hiểm phá sản tín dụng của các tổ chức tài chính trên toàn cầu, trị giá tới hơn 50.000 tỉ USD.
Mọi chuyện sẽ rất tốt đẹp nếu như xử lý thành công các tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán bằng những con đường nói trên; nếu không, chính phủ cũng phải chấp nhận để ngân hàng phá sản. Và ở Việt Nam, với Thông tư mở đường cho việc để ngân hàng phá sản, phải chăng Ngân hàng Nhà nước đã hết chiêu để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém?
Đường nào cho Việt Nam?
Khi một ngân hàng nộp thủ tục xin phá sản, phần tiền thu được từ việc thanh lý tài sản sẽ được trả cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên: cơ quan thuế, người gửi tiền, các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, người sở hữu trái phiếu của ngân hàng, các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là cổ đông của ngân hàng.
Về mặt lý thuyết, các ông chủ ngân hàng sẽ phải chịu thiệt nhiều nhất, nhưng thực tế không hẳn như vậy.
Theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, thành viên Hội đồng quản trị ABBank, trong một số trường hợp, cổ đông ngân hàng chưa chắc đã mất hết tiền nếu ngân hàng có nhiều tài sản có giá trị cao, chẳng hạn như bất động sản.
Giai đoạn 2008 - 2012, Mỹ đã cho đóng cửa 465 tổ chức tín dụng, trong đó có cả ngân hàng hơn 100 tuổi Lehman Brothers
Đó là chưa kể các chiêu tẩu tán tài sản của các ông chủ ngân hàng. Ông Nguyễn Nam Sơn, giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư Vietnam Capital Partners (VCP), cho biết, trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nhiều ông chủ ngân hàng ở các quốc gia khủng hoảng đã tăng cường cho các đối tác nước ngoài hoặc công ty sân sau do chính họ lập ra vay. Các khoản vay này được ghi vào nợ xấu và trong trường hợp ngân hàng phá sản hay được giải cứu, chúng đều được xóa bỏ. Vào thời điểm đó, giá trị các khoản tẩu tán lên đến hàng tỉ USD.
Ở đây, có một khái niệm cần làm rõ là cụm từ “ông chủ ngân hàng”. Những lợi thế nói trên chỉ thuộc về cổ đông lớn, có thể là những người đang trực tiếp điều hành ngân hàng và nắm trước những thông tin quan trọng. Cổ đông nhỏ tất nhiên không thể có được cơ hội đó.
Câu chuyện của Habubank là một ví dụ. Chỉ khi đến Đại hội Cổ đông vào tháng 4.2012, cổ đông Habubank mới vỡ lẽ rằng sau báo cáo giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước vốn chủ sở hữu của ngân hàng mình chỉ còn hơn 195 tỉ đồng, trong khi báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) năm 2011 ghi rằng, vốn chủ sở hữu của Habubank là hơn 4.051 tỉ đồng.
Trở lại với vấn đề bảo vệ người gửi tiền, cổ đông lớn ở những ngân hàng yếu kém chưa kịp tẩu tán tài sản thường có xu hướng trì hoãn sự can thiệp của Nhà nước hoặc yêu cầu hỗ trợ thanh khoản, với lý do đảm bảo các khoản tiền gửi cho dân chúng. Lý do này có hoàn toàn thuyết phục?
Hãy xem xét Habubank trước khi sáp nhập. Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2012 cho thấy ngân hàng này có tổng tài sản hơn 34.600 tỉ đồng. Như vậy, trong trường hợp phá sản, giả định tài sản của Habubank được thanh lý với mức giá chiết khấu 50%, số tiền thu về đã đủ để chi trả cho người gửi tiền, mà chưa cần sử dụng đến phần bảo hiểm tiền gửi 50 triệu đồng/tài khoản.
Tất nhiên, những phân tích này đều dựa trên giả định đơn giản, bởi thực tế Habubank phá sản còn ảnh hưởng tới thanh khoản của các ngân hàng khác, do liên quan đến các khoản tiền gửi, tiền vay trên thị trường liên ngân hàng và tác động tâm lý đến thị trường. Điều đáng nói ở đây là lý do bảo đảm tiền gửi là chưa hợp lý. Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể đứng ra cam kết trả lại toàn bộ tiền gửi cho người dân, sau khi đã bán xong Habubank, tương tự như cách Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC) đã làm với các ngân hàng của nước này.
Quan trọng hơn, dù có cho phá sản ngân hàng hay không thì một bài học lớn từ các nước đi trước là Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ các khoản ra vào của một ngân hàng đã nằm trong danh sách giám sát, thậm chí phải phong tỏa tài sản.
Ông Đỗ Anh Tú, phó chủ tịch Hội đồng quản trị TienphongBank, cho rằng, ở Việt Nam khó xảy ra chuyện phá sản ngân hàng. Việt Nam vẫn sẽ tập trung giảm số lượng ngân hàng yếu kém bằng cách hợp nhất và sáp nhập, thay vì cho phá sản. Và theo ông, quá trình này sẽ diễn ra chậm chạp, bởi các ngân hàng vẫn có tâm lý chờ đợi Nhà nước rót vốn, thay vì bán mình với giá rẻ.
Hơn nữa, không ít ông chủ ngân hàng tin rằng, trong trường hợp xấu nhất, Ngân hàng Nhà nước vẫn còn một biện pháp cuối cùng trước khi cho phá sản, đó là quốc hữu hóa. Trên thực tế, cho đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng đến biện pháp này và có lẽ không ít ông chủ ngân hàng vẫn trông chờ cơ hội được cứu vớt.
Tuy nhiên, còn một ý kiến khác cho rằng không hề có chuyện ngân hàng phá sản. Theo ông Sơn, Quỹ Đầu tư VCP, trong khoảng 150 năm trở lại đây, thế giới chưa từng có vụ phá sản ngân hàng nào.
Người ta thường cho rằng Thái Lan, trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997, đã cho phá sản nhiều ngân hàng. Theo ông Sơn, bản chất sự việc không phải như vậy. Một số ngân hàng mất khả năng chi trả được sáp nhập vào các ngân hàng thuộc sở hữu của Chính phủ. “Nói chính xác là có những ngân hàng đóng cửa và thương hiệu biến mất”, ông nói.
Tương tự như việc phá sản ở Mỹ. Giai đoạn 2008 - 2012, FDIC đã cho đóng cửa 465 tổ chức tín dụng, phần lớn có quy mô nhỏ. Các khoản tiền gửi, tiền vay, chi nhánh đều được nhập vào một ngân hàng khác và FDIC chấp nhận hứng chịu một phần lỗ.
Việc phá sản ngân hàng, vì thế, có thể sẽ không dễ nhìn thấy như việc phá sản một doanh nghiệp thông thường. Chẳng hạn, bình luận về thương vụ hợp nhất 3 ngân hàng Việt Nam ở trên, Tiến sĩ Lê Hồng Giang cho rằng về bản chất thì 3 ngân hàng này đã phá sản, sau đó BIDV đứng ra mua lại và lập ra một ngân hàng mới.
(NGUỒN: NHỊP CẦU ĐẦU TƯ)
Phá sản ngân hàng: Có hay không? (NCĐT 25-3-13)
- Sự thật câu chuyện GDP Việt Nam thua kém khu vực cả trăm năm (CafeF). - Bất bình đẳng trong… báo cáo FDI (Sống mới).
- Ý kiến chuyên gia: Nợ xấu 6% hay 20%? (VOV). - Ngân hàng không dễ thở khi bán nợ xấu (ĐT). - Phá sản ngân hàng: Có hay không?(NCĐT/VnEco).
Những dự án "đốt" nghìn tỷ(Kienthuc.net.vn) -
(Kienthuc.net.vn) - Nhiều dự án bỏ ra cả đống tiền để đầu tư xây dựng nhưng sau đó bị hoang phế, gỉ sét...
Những dự án tiền tỷ vừa nghe... đã thấy phi lý
Dự án tỷ USD ở Dung Quất trở thành bãi chăn bò
Nhà máy nghìn tỷ bỏ hoang
Nhà máy Xi măng Thanh Sơn (Thanh Hóa) có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, sau hơn 4 năm khởi công vẫn... nằm im. Hàng trăm người đi học để làm việc tại nhà máy, nay đang thất nghiệp...
Nhà máy xi măng Thanh Sơn do Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Thăng Long làm chủ đầu tư. Theo thiết kế, nhà máy này được xây dựng bằng công nghệ hiện đại, sản xuất theo phương pháp khô, điều khiển tự động với công suất 2.500 tấn clinker/ngày…
Có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng nhưng hiện nhà máy xi măng
Thanh Sơn vẫn nằm im.
Mục tiêu của nhà máy là sản xuất xi măng chất lượng cao, nhằm cung cấp cho thị trường miền Tây Thanh Hóa, các địa bàn nằm hai bên đường Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang nước bạn Lào, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu cho ngân sách.
Tập đoàn Sinoma (Trung Quốc) là đơn vị cung cấp thiết bị cho nhà máy. Để có mặt bằng xây dựng dự án này, huyện Ngọc Lặc phải giải phóng 35,78 ha đất nông nghiệp, và hoa màu của hơn 200 hộ dân ở 4 thôn Thanh Sơn, Vân Sơn, Lương Sơn và Hồng Sơn của xã Thúy Sơn, trong đó có gần 40 hộ phải di dời hoàn toàn.
Sau khi giải phóng mặt bằng, nhà máy đã khởi công xây dựng một số hạng mục như các công trình tạm, thi công san nền, xây dựng hệ thống cổng, tường rào…Theo dự kiến của phía chủ đầu tư đưa ra, nhà máy này sẽ đi vào sản xuất trong quý 1 năm 2010. Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn 4 năm khởi công, dự án này vẫn nằm im bất động.
Nhà máy bia Toàn Cầu, Hà Tĩnh
Từng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm con em địa phương... nhưng khi dự án nhà máy bia Toàn Cầu phải dừng lại, gần 30.000m2 “đất vàng” phải bỏ hoang trong nhiều năm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
Những ai đi qua TP Hà Tĩnh đều không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến khu đất có vi trí rất đẹp, nằm ngay QL 1A, sát bờ sông Phủ rộng gần 30.000m2 bỏ hoang cho cỏ mọc từ nhiều năm nay.
Nhà máy bia Toàn Cầu bỏ hoang. Ảnh: Vietnamnet
Bức xúc hơn khi được biết, năm 2004 toàn bộ khu đất vàng này được UBND tỉnh cho Công ty cổ phần hợp tác đầu tư Việt Trung (BMC là cổ đông chính) thuê 50 năm để đầu tư xây dựng Nhà máy bia Toàn Cầu.
Trong cam kết của nhà đầu tư, khi nhà máy này hoạt động sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho khoảng 250 lao động địa phương. Nhà máy sẽ khởi công xây dựng vào năm 2004 và hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2006.
Mặc dù UBND tỉnh Hà Tĩnh đã “tạo điều kiện hết sức”, cho hưởng nhiều ưu đãi, cho thuê đất trong thời gian “tốc hành”, các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn, nhà đầu tư cũng đã triển khai xây dựng, lắp đặt thiết bị... nhưng, sau 7 năm, kể từ khi được UBND cho thuê đất, toàn bộ dự án chỉ là bãi đất im lìm đầy cỏ dại, nhiều hạng mục bỏ dở hoang hoá, nhiều thiết bị máy móc vứt ngổn ngang, hoen gỉ.
Có ý kiến cho rằng, việc cho phép doanh nghiệp thuê đất để xây dựng nhà máy bia trong khu đô thị là sai lầm cơ bản dẫn tới sự chết yểu của nhà máy bia này.
Hàng loạt dự án "chôn" tiền ở Dung Quất
Có nhiều dự án với vốn đầu tư hàng triệu đôla đã trở thành bãi chăn thả bò tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) nhiều năm qua.
Trung tâm vui chơi giải trí cho cán bộ, công nhân viên nhà máy đóng tàu
Dung Quất đang từng ngày mục nát. Ảnh: VNE
Có thể kể tên hàng loạt dự án hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng đang “chôn” tiền tại Dung Quất. Trung tâm khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí TP Vạn Tường do Công ty TNHH Vạn Năm đầu tư với số vốn hàng chục tỷ đồng đang từng ngày mục nát giữa trung tâm đô thị mới Vạn Tường.
Xưởng cơ khí của nhà máy đóng tàu Dung Quất cũng trong cảnh hoang phế. Xưởng này đã bị bỏ hoang từ lâu nhưng Công ty đóng tàu dầu khí Dung Quất vẫn phải chi 4 triệu đồng mỗi tháng để thuê hai bảo vệ thay phiên nhau ngày đêm túc trực canh giữ.
Hay dự án thép 4,5 tỷ đôla tại Dung Quất động thổ từ cuối tháng 10/2007, nhưng đến nay vẫn chưa xử lý xong nền móng. Đến đầu năm 2012, Tập đoàn thép JFE đã quyết định góp vốn cùng Tập đoàn E-United (Đài Loan) nghiên cứu, tiếp tục triển khai dự án thép 4,5 tỷ USD này. JFE sẽ tái khởi công dự án vào tháng 6/2012. Nhưng những thông tin mới nhất lại cho thấy nhiều khả năng thời gian đình trệ sẽ còn kéo dài bởi chủ đầu tư muốn đánh giá lại mức độ rủi ro.
Có ít nhất 15 dự án tiền tỷ đang bị bỏ hoang như thế này tại khu kinh tế Dung Quất gây khó cho "nhà quản lý" của tỉnh Quảng Ngãi. Ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng ban quản lý khu kinh tế Dung Quất cho biết, lý do chính của tình trạng này là khủng hoảng kinh tế, chủ đầu tư khó thu xếp tài chính và hiệu quả dự án không cao như đánh giá ban đầu.
Tại kỳ họp lần thứ 7, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khoá XI quyết định gia hạn cho những "dự án bỏ hoang" tại đây thêm 6 tháng nữa, nếu chủ đầu tư vẫn không triển khai thì kiên quyết thu hồi. Trước khi thu hồi, các cơ quan chức năng thành lập hội đồng thẩm định, đánh giá tiền đền bù đất đai và tài sản công trình đã thi công dở dang.
BÀI LIÊN QUAN
Dự án tỷ USD ở Dung Quất trở thành bãi chăn bò
Đi tìm chìa khóa giải cứu bất động sản (KP 25-3-13)
Tàu biển: đến ve chai cũng lắc đầu (SGTT 25-3-13)
Vốn ngoại cứu NH yếu kém: Trông đợi và hoài nghi (VEF 25-3-13)
Nợ công 71,7 tỉ USD: Nhìn Síp để giật mình (PLTP 25-3-13) -- P/v Ts Trần Hoàng Ngân
Nguy cơ ngân hàng thành tổng kho hàng ế (ANTĐ 24-3-13)
“Niềm tin của nhiều doanh nghiệp đang mất dần” (VnE 25-3-13)
Chủ Masan có quan hệ rộng: Dự án Núi Pháo sắp có sản phẩm đầu tiên (VnE 25-3-13) -- Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương được tường thuật là "đã ghi nhận và đánh giá cao dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo
- Thiêu sống đồng mía vì nhà máy chậm thu mua (VNE).
- Con đường thoát kiếp gia công (DĐDN).
- Ngân hàng Nhà nước VN hạ lãi suất (BBC). - Từ 26-3: Lãi suất huy động còn 7,5% (TBKTSG). - Ngân hàng Nhà nước đồng loạt giảm các lãi suất chủ chốt (VnEco). - Nhà băng hạ lãi vay: Buồn như ôm… nợ cũ (VnEco). - Chuyên gia, đại diện tổ chức tài chính nói gì về hạ lãi suất?(VnEco). - Hạ lãi suất: Phản ứng tích cực với thị trường (VOV). - 'Lãi suất có thể còn giảm thêm 1%' (VNE). - ANZ: Có thể đây là lần giảm lãi suất cuối cùng của năm (NDHMoney).
- NHNN bác đề xuất tăng gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng cho bất động sản (Gafin). - Vay mua nhà lãi suất 6%/năm: Hỗ trợ tiếp lãi suất sau 3 năm(NLĐ). - Tự cứu chứ đừng chờ cứu! (PT). - Rộ các chiêu lừa mang tên 'nhà giá rẻ' (VTC).- Khó khăn, DN trông cậy sếp già (VEF).
- Thép Việt Nam không bị áp thuế tự vệ tại Thái Lan (TBKTSG).
- Indonesia : Trận địa mới giữa Airbus và Boeing (RFI).
- 'Điều tồi tệ nhất của bảo hộ là khó xóa bỏ nó' (TVN).
- Cyprus nhận gói giải cứu 10 tỉ euro (NLĐ).- Châu Âu và Nhật Bản bắt đầu đàm phán về trao đổi mậu dịch tự do (RFI).
BRICS dự kiến thành lập ngân hàng mới cạnh tranh với WB, IMFLãnh đạo các quốc gia mới nổi (BRICS) muốn thiết lập một ngân hàng mới thay thế vai trò của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
- Vì sao vốn chủ sở hữu của ngân hàng giảm mạnh? (NVP)-Giả thử bạn có 100 đồng, đem đi cho vay, 100 đồng đó là tài sản của bạn. Giả thử tiếp người vay phá sản, không thể trả nợ, bạn mất 100 đồng, tài sản giảm tương ứng.
Đối với giới ngân hàng, sự việc không đơn giản như vậy, 100 đồng nợ xấu đó họ vẫn xem là tài sản nhưng để phản ánh đúng thực tế là nợ không đòi được nữa rồi, họ mới thêm một khoản mục gọi là “dự phòng rủi ro”, âm 100 đồng. Có một mục âm như thế nên tài sản giảm đi và vốn chủ sở hữu cũng giảm tương ứng trên bảng cân đối kế toán.
Về chuyện tính toán, anh Lê Hồng Giang có viết một bài giải thích cặn kẽ ở đây và ở đây. Anh Vũ Quang Việt cũng có một bài về vấn đề này trên TBKTSG số ra tuần này.
Có thể rút ra một số nhận định từ nội dung nói trên.
- Dự phòng rủi ro chính là (sự phản ánh) nợ xấu (con số có thể không khớp nhau, nợ xấu thường cao hơn dự phòng bởi nợ tỷ lệ trích lập khác nhau, chưa kể giá trị thế chấp được khấu trừ; dự phòng cũng có thể cao hơn nếu tính cả dự phòng chung 0,75% cho mọi khoản vay).
- Dự phòng rủi ro không phải là một khoản tiền mặt bỏ vô một quỹ nào cả. Nó chỉ là một quy định kế toán và là số âm.
- Dự phòng rủi ro tăng có nghĩa nợ xấu tăng chứ không phải như người ta thường nhầm (trích lập dự phòng rủi ro làm giảm nợ xấu) bởi trích lập dự phòng rủi ro có nghĩa là ngân hàng thừa nhận khoản đó là nợ xấu, còn một khi chưa trích lập dự phòng thì chưa có nợ xấu.
- Nếu có công ty mua bán nợ, giả thử theo như đề xuất của NHNN, mua nợ xấu bằng mệnh giá thì dự phòng rủi ro từ con số âm trở thành con số dương (là trái phiếu mà công ty mua bán nợ trả cho ngân hàng để lấy nợ xấu). Lúc đó vốn chủ sở hữu ngân hàng được hoàn nhập, tăng trở lại theo mức tăng tài sản.
Đối với dân ngoại đạo, không chuyên về tài chính, ngân hàng như chúng ta thì không biết những điều trên cũng chả sao cả. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là một số vị được mệnh danh là chuyên gia ngân hàng, tài chính cũng phát biểu rất là… thiếu chính xác.
Một chuyên gia ngân hàng nói: “Trích lập dự phòng rủi ro là một giao dịch phi tiền mặt… Số tiền trích dự phòng là một cách hạch toán những khoản lỗ có khả năng xảy ra, số tiền này vẫn nằm trong ngân hàng và không mất đi đâu cả mà nó hình thành một quỹ bảo hiểm cho ngân hàng. Khi có thiệt hại, ngân hàng sẽ lấy quỹ đó để bù đắp, tránh ảnh hưởng quá lớn tới kết quả kinh doanh các kỳ sau”.
Ở trên ông này nói “giao dịch phi tiền mặt” nhưng ở dưới lại nói “số tiền này vẫn nằm trong ngân hàng và không mất đi đâu cả mà nó hình thành một quỹ bảo hiểm cho ngân hàng” thiệt là mâu thuẫn. Như chúng ta đã thấy trích lập dự phòng rủi ro đúng là giao dịch phi tiền mặt nên làm gì có tiền đâu, từ quỹ nào mà bù đắp cho nợ xấu.
Một chuyên gia khác nói, nợ xấu giảm từ 8,6% xuống còn 6% là do các ngân hàng đã xử lý các khoản nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro. Như ở trên đã nói, nợ xấu thể hiện ra dưới hình thức trích lập dự phòng rủi ro nên không thể lấy con số trích lập dự phòng của các ngân hàng trừ đi nợ xấu để nói tổng nợ xấu đã giảm được từng ấy, từng ấy.
Nói cách khác khi thấy tuyên bố: Nguyên nhân chính khiến nợ xấu giảm là do các ngân hàng đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro theo quy định thì chúng ta biết ngay chuyên gia này nói sai, nói ngược rồi, trừ phi ngân hàng xóa nợ.
Vấn đề khác, hấp dẫn hơn, là vì sao tài sản của các ngân hàng giảm mạnh, sụt đến 102.000 tỷ đồng trong tháng 1-2013? Vốn chủ sở hữu của ngân hàng cũng giảm, thoạt tiên báo cáo giảm 32.000 tỷ đồng, sau đó NHNN đính chính, chỉ giảm 16.300 tỷ đồng.
Nếu đọc lại phần đầu, chúng ta có thể kết luận ngay tài sản giảm là do ngân hàng thừa nhận nợ xấu, ghi nhận một mất mát là dự phòng rủi ro (con số âm làm giảm tài sản). Dĩ nhiên là có những nguyên nhân khác nữa như vàng huy động không còn được xem là tài sản nhưng kèm theo việc tài sản giảm, con số trích lập dự phòng tăng trong thực tế. Vậy thì trích lập dự phòng rủi ro tăng tức nợ xấu tăng, chứ tại sao lại tuyên bố nợ xấu đã giảm từ 8,6% xuống còn 6%?
Và vì sao bỗng dưng ngân hàng chịu thừa nhận nợ xấu để rồi phải giảm tài sản, giảm vốn chủ sở hữu? Bởi NHNN đã có kế hoạch thành lập công ty mua bán nợ, sẽ mua nợ của ngân hàng bằng với mệnh giá trả bằng trái phiếu. Nếu được vậy, ngân hàng sẽ được quyền hoàn nhập trích lập dự phòng rủi ro, âm trở thành dương, vốn chủ sở hữu trước bị trừ nay được cộng trở lại. Ai chậm chân không khai nợ xấu mất cơ hội ráng chịu! Vì sao vốn chủ sở hữu của ngân hàng giảm mạnh? (NVP)– Nợ công của người Việt tiếp tục tăng trong năm 2013 (Sống mới).
Xem cách nợ xấu... bốc hơi
Bộ GTVT bổ nhiệm tổng giám đốc mới của Vinashin
Cạn tiền, đại gia Sài Thành tính chuyện bán siêu xe
- Luẩn quẩn nợ xấu, tín dụng, lãi suất (TP). – Nợ xấu – Tìm rễ để cắt(DĐDN). Trần Ngân: Thủ tướng Dũng và nền kinh tế thị trường “định hướng quyết liệt” (viet-studies 11-3-13) -- Xuất sắc!!! ◄◄◄Tâm lý chờ đợi bao trùm thị trường địa ốc (VnEx 11-3-13)
Vàng: bất ổn và bất an! (TBKTSG 11-3-13)
Con số thất nghiệp “ngoài dự đoán” (VnE 11-3-13)
Mỗi người Việt đã gánh 800 USD nợ công (VnEx 11-3-13) Nợ công tăng theo độ xa xỉ của một nhóm người Việt? (ĐV 11-3-13)
Xem cách nợ xấu... bốc hơi (LĐ 11-3-13)– Giảm lãi suất “kịch đường tàu” chỉ 1% (Infonet).
- Ngân hàng Nhà nước đính chính một số thông tin sai (VnMedia). – Ngân hàng Nhà nước “sửa sai” thông tin về vốn chủ sở hữu ngân hàng (DT). –Con số thống kê trong ngành ngân hàng tiếp tục nhảy múa sau đính chính của NHNN (Sống mới).
- Tăng vốn, gian nan ngân hàng nhỏ (ĐTCK). – Thực trạng tài chính của Western Bank sẽ thế nào? (NLĐ).
- Siêu công ty nhà nước bị phê phán (BBC).Khi các quỹ đầu cơ bán ròng hơn 100 tấn vàng
from VnEconomy -Từ năm 2007 tới nay, chưa khi nào các quỹ đầu cơ lại tỏ ra bi quan về triển vọng giá vàng như hiện tại
NHNN ban hành Thông tư về mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước
Ngày 12/3/2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 06 hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của NHNN.
Ernst & Young: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7% từ 2014Ernst & Young dự báo tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam năm 2013 vẫn yếu, nhưng có thể sẽ đạt mức trên 7% từ 2014. Việt Nam đầu tư hơn 1,5 tỷ USD ra nước ngoài trong 2012
Vốn thực hiện của đầu tư ra nước ngoài trong năm 2012 đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2011.
- Ủy ban Kinh tế “bắt mạch” kinh tế 2013 (PT). - Chờ tín hiệu vui từ thị trường vàng… (PL&XH).
- Không để công ty chứng khoán lạm dụng tiền của nhà đầu tư (Tin tức). – Doanh nghiệp tốt không lo cổ phiếu giảm (Vietstock).
- “Chưa nên đánh thuế thu nhập tiền lãi ngân hàng” (TTXVN). – Vì sao người dân không “mặn mà” với vay mua nhà? (VnMedia). – Hà Nội: Bức xúc vì dự án nhà ở thiếu đủ thứ (Infonet). – Điểm mặt hàng loạt chung cư “chây ì” sổ hồng (LĐ).
- Tiểu thương “vây” Sở Công Thương (TP). – Đà Nẵng: Tiểu thương phản đối giá mặt bằng (DV).
- Con số về thị trường lao động của Tổng cục Thống kê kém thuyết phục(Sống mới).
- Cùng bắt tay của ba “ông lớn”, EVN muốn điện sẽ tăng (PN Today/SGTT).
- Thận trọng các kế hoạch kinh doanh (PLTP).
- Mintel: Starbucks khó đánh bại cà phê Việt Nam (Infonet).
- Đau đầu với thép nhập siêu (TT).
- Thị trường sữa: Đắt có xắt ra miếng! (PT).
- Lo ngại hàng xuất khẩu kém sức cạnh tranh (HQ).
- Tam Nông (Đồng Tháp): Vụ tôm càng xanh kém vui (NNVN). – Người chăn nuôi nên tự cứu mình? (NNVN). – Sao lại tiếp tay? (ĐĐK).
Xem cách nợ xấu... bốc hơi
Bộ GTVT bổ nhiệm tổng giám đốc mới của Vinashin
Cạn tiền, đại gia Sài Thành tính chuyện bán siêu xe
- Luẩn quẩn nợ xấu, tín dụng, lãi suất (TP). – Nợ xấu – Tìm rễ để cắt(DĐDN). Trần Ngân: Thủ tướng Dũng và nền kinh tế thị trường “định hướng quyết liệt” (viet-studies 11-3-13) -- Xuất sắc!!! ◄◄◄Tâm lý chờ đợi bao trùm thị trường địa ốc (VnEx 11-3-13)
Vàng: bất ổn và bất an! (TBKTSG 11-3-13)
Con số thất nghiệp “ngoài dự đoán” (VnE 11-3-13)
Mỗi người Việt đã gánh 800 USD nợ công (VnEx 11-3-13) Nợ công tăng theo độ xa xỉ của một nhóm người Việt? (ĐV 11-3-13)
Xem cách nợ xấu... bốc hơi (LĐ 11-3-13)– Giảm lãi suất “kịch đường tàu” chỉ 1% (Infonet).
- Ngân hàng Nhà nước đính chính một số thông tin sai (VnMedia). – Ngân hàng Nhà nước “sửa sai” thông tin về vốn chủ sở hữu ngân hàng (DT). –Con số thống kê trong ngành ngân hàng tiếp tục nhảy múa sau đính chính của NHNN (Sống mới).
- Tăng vốn, gian nan ngân hàng nhỏ (ĐTCK). – Thực trạng tài chính của Western Bank sẽ thế nào? (NLĐ).
- Siêu công ty nhà nước bị phê phán (BBC).Khi các quỹ đầu cơ bán ròng hơn 100 tấn vàng
from VnEconomy -Từ năm 2007 tới nay, chưa khi nào các quỹ đầu cơ lại tỏ ra bi quan về triển vọng giá vàng như hiện tại
NHNN ban hành Thông tư về mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước
Ngày 12/3/2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 06 hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của NHNN.
Ernst & Young: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7% từ 2014Ernst & Young dự báo tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam năm 2013 vẫn yếu, nhưng có thể sẽ đạt mức trên 7% từ 2014. Việt Nam đầu tư hơn 1,5 tỷ USD ra nước ngoài trong 2012
Vốn thực hiện của đầu tư ra nước ngoài trong năm 2012 đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2011.
- Ủy ban Kinh tế “bắt mạch” kinh tế 2013 (PT). - Chờ tín hiệu vui từ thị trường vàng… (PL&XH).
- Không để công ty chứng khoán lạm dụng tiền của nhà đầu tư (Tin tức). – Doanh nghiệp tốt không lo cổ phiếu giảm (Vietstock).
- “Chưa nên đánh thuế thu nhập tiền lãi ngân hàng” (TTXVN). – Vì sao người dân không “mặn mà” với vay mua nhà? (VnMedia). – Hà Nội: Bức xúc vì dự án nhà ở thiếu đủ thứ (Infonet). – Điểm mặt hàng loạt chung cư “chây ì” sổ hồng (LĐ).
- Tiểu thương “vây” Sở Công Thương (TP). – Đà Nẵng: Tiểu thương phản đối giá mặt bằng (DV).
- Con số về thị trường lao động của Tổng cục Thống kê kém thuyết phục(Sống mới).
- Cùng bắt tay của ba “ông lớn”, EVN muốn điện sẽ tăng (PN Today/SGTT).
- Thận trọng các kế hoạch kinh doanh (PLTP).
- Mintel: Starbucks khó đánh bại cà phê Việt Nam (Infonet).
- Đau đầu với thép nhập siêu (TT).
- Thị trường sữa: Đắt có xắt ra miếng! (PT).
- Lo ngại hàng xuất khẩu kém sức cạnh tranh (HQ).
- Tam Nông (Đồng Tháp): Vụ tôm càng xanh kém vui (NNVN). – Người chăn nuôi nên tự cứu mình? (NNVN). – Sao lại tiếp tay? (ĐĐK).