Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Việt Nam: Dân nổi giận vì bị cướp đất

-Bài báo đã bị Tạp Chí Cộng Sản rút xuống: Về quyền sở hữu đất đai trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (TCCS 6-3-13) -- Đây là bản lưu bài báo mà khi giới thiệu mấy hôm trước, tôi đã để ý là "có nhiều ý rất lạ".  Có lẽ vì thế mà nó đã bị rút xuống.  Lý do có thể là như Nguyễn Văn Minh của báo QĐND viết trên blog của mình: Một bài báo lạ của vị phó giáo sư Học viện Hành chính (Blog Nguyễn Văn Minh 10-3-13) ◄◄

Tạp Chí Cộng Sản 6-3-13
Nguồn: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/du-thao-sua-doi-nam-1992/2013/20454/Ve-quyen-so-huu-dat-dai-trong-Du-thao-sua-doi-Hien.aspx
Bài này đã bị rút xuống
Về quyền sở hữu đất đai trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Nguyễn Thị Cúc

TCCSĐT – Trong quá trình đưa Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ra thảo luận và lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, vấn đề sở hữu đất đai là một nội dung quan trọng, được người dân đặc biệt quan tâm.
Về khái niệm sở hữu

Sở hữu là một phạm trù kinh tế – chính trị cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải. Nó đồng thời là một hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải và được luật hóa thành quyền sở hữu, được thực hiện theo một cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm ba quyền sau: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Ba quyền này có thể do chủ sở hữu thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Người ủy quyền và người được ủy quyền phải thống nhất ý chí với nhau, nếu vượt quyền thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận.
Trong quá trình thảo luận toàn dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vấn đề sở hữu đất đai là một nội dung quan trọng, được người dân quan tâm. Bởi vì, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng của người nông dân, là đầu vào của quá trình sản xuất và dịch vụ. Chế định đất đai luôn được ghi nhận trong các bản hiến pháp của nước ta. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định chủ thể, khách thể, nội dung của quyền sở hữu đất đai khác nhau.
Quyền sở hữu đất đai qua các bản hiến pháp Việt Nam
Điều 12 Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Tài sản được quan niệm gồm động sản và bất động sản. Như vậy, quyền tư hữu về tài sản như một quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước công nhận và bảo vệ bằng Hiến pháp.
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 quy định: “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất của nông dân”. Và chỉ có “đất hoang” mới coi là sở hữu toàn dân (Điều 14 Hiến pháp năm 1959).
Sau khi thống nhất đất nước, Hiến pháp năm 1980 và tiếp đó Hiến pháp năm 1992 công bố tất cả “đất đai là sở hữu toàn dân” ( Điều 17 Hiến pháp năm 1992).
Nếu như Hiến pháp năm 1959 ghi nhận sở hữu riêng là quyền cơ bản của công dân thì ở Hiến pháp năm 1980, điều này không còn được thừa nhận. Nhà nước không công nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế tương ứng, mà đặt trọng tâm vấn đề sở hữu toàn dân, đặc biệt là đối với các tư liệu sản xuất, các nguồn tài nguyên chính yếu của quốc gia; chính thức mở đầu cho việc xác lập đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Theo đó, việc cụ thể hóa quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai được thể hiện trong Luật Đất đai năm 1987, đã đạt được nhiều tiến bộ, mang tính đột phá. Nhờ đó, hiệu quả sử dụng đất ngày càng được nâng cao. Tuy Hiến pháp không quy định cá nhân, hộ gia đình có quyền sở hữu về đất đai nhưng có quyền sử dụng, khai thác, chuyển nhượng tài sản trên đất của mình. Nếu trên đất không có tài sản thì không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, kể cả việc thừa kế quyền sử dụng đất. Trên thực tế, thời kỳ này, cùng với chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, đưa cá nhân, hộ gia đình làm ăn riêng lẻ vào tập đoàn sản xuất và hợp tác xã, Nhà nước giao đất cho hợp tác xã và các tập đoàn sản xuất, nên các giao dịch dân sự về đất đai hầu như bị coi ngoài khuôn khổ pháp luật. Tài sản mà các hộ gia đình có quyền sở hữu cũng chủ yếu là tư liệu tiêu dùng, các giao dịch dân sự trong thời kỳ này chủ yếu là giải quyết nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cá nhân và gia đình của họ.
Hiến pháp năm 1992 là bản Hiến pháp đầu tiên của thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp năm 1992 quy định: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát huy mọi tiềm năng của mình để phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.
Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo cơ sở pháp lý thu hút sự tham gia của người dân vào các hoạt động kinh tế, khuyến khích công dân làm giàu chính đáng bằng khả năng của mỗi người trên cơ sở định hướng của Nhà nước.
Hiến pháp năm 1992 đã khôi phục lại phạm vi và đối tượng quyền sở hữu của công dân, phù hợp với chính sách kinh tế mới và quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và 18 của Hiến pháp năm 1992, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.
Như vậy, qua các quy định trên, phạm vi quyền sở hữu của công dân ngày càng được mở rộng, nhất là quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất nói chung và quyền sử dụng đất đai nói riêng, điều mà Hiến pháp năm 1980 đã không thừa nhận. Nhà nước cho phép cá nhân, hộ gia đình thực hiện các quyền khai thác, sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, đổi, thừa kế quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được Nhà nước thừa nhận là hàng hoá có giá trị kinh tế đặc biệt quan trọng của cá nhân, hộ gia đình và các chủ thể khác. Khi không còn nhu cầu sử dụng đất thì cá nhân, hộ gia đình có quyền chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế. Vì vậy, người dân sẽ an tâm lao động sản xuất trên đất được Nhà nước giao hoặc được chuyển nhượng quyền sử dụng. Ngoài quyền sử dụng đất, Hiến pháp còn chỉ rõ: công dân có quyền tham gia vào nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, ngoài tư liệu sản xuất thì việc đóng góp vốn dưới hình thức như tiền, vàng, mua cổ phiếu, trái phiếu… cũng nằm trong phạm vi quyền sở hữu của công dân.
Hiến pháp năm 1992 đã công nhận quyền sở hữu riêng của công dân. Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Theo đó, tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị, được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, như: công dân có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại…
Hiến pháp năm 1992 đã thể chế hóa đường lối của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Trên cơ sở đó, các hình thức sở hữu hỗn hợp, đan xen cũng được hình thành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Đặc biệt, chế định sở hữu toàn dân đối với đất đai theo quy định của Hiến pháp năm 1992 đã được thể chế bằng Luật Đất đai năm 2003.
Qua hai mươi năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, thì chế định sở hữu toàn dân nói chung và sở hữu toàn dân về đất đai đã bộc lộ một số hạn chế, và nếu Hiến pháp lần này không thay đổi thì chính chế định “sở hữu toàn dân” sẽ không còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Bất cập của chế định pháp lý “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”
Khái niệm sở hữu toàn dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003, trong khi đó Luật Dân sự năm 2005 lại quy định, đất đai thuộc sở hữu nhà nước. Hai khái niệm này là khác nhau về chủ thể, nhưng trên thực tế nhiều người lại hiểu là một. Về mặt pháp lý, khái niệm sở hữu toàn dân là không rõ ràng về mặt chủ thể, khách thể và nội dung của quyền sở hữu. Khái niệm sở hữu toàn dân không phải là khái niệm pháp lý, cũng không phải là khái niệm kinh tế, mà là khái niệm mang tính chính trị. Khái niệm không rõ ràng dễ dẫn đến sự lạm quyền của một số cán bộ nhà nước, dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai của người sử dụng đất.
Quy định về sở hữu toàn dân đối với đất đai chưa được cụ thể hóa một cách đầy đủ, chưa làm rõ được quyền của “toàn dân” với tư cách là chủ sở hữu. Trên thực tế, các quy định hiện hành của Hiến pháp chưa giải quyết hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất; lợi ích của Nhà nước với người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng, dẫn đến việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn nhiều; tình hình khiếu nại, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp.
Theo tổng kết của ngành Thanh tra, thì khiếu kiện đất đai chiếm tới 70 – 80% trong tổng số khiếu kiện, nguyên nhân là do thu hồi đất trên quy mô lớn, đền bù giá rẻ, nông dân mất tư liệu sản xuất, con cái của họ không có việc làm, dễ sa vào tệ nạn xã hội.
Quy định về chế độ sở hữu toàn dân đối với tất cả các loại đất là không phù hợp với thông lệ quốc tế, cản trở sự phát triển của dân tộc theo dòng chảy tiến bộ của nhân loại.
Một số kiến nghị đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Tình hình trong nước và quốc tế đã thay đổi so với 20 năm trở về trước, bởi vậy muốn Việt Nam phát triển, sử dụng tối đa được lợi thế cạnh tranh của mình là phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, bền vững, thì các cấp, các ngành, người dân phải thay đổi tư duy về quyền sở hữu, đặc biệt quyền sở hữu đất nông nghiệp.
Nhằm thể chế hóa các mục tiêu, định hướng phát triển được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là Cương lĩnh 2011), việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 về vấn đề sở hữu nói chung và sở hữu đất đai nói riêng là vấn đề cấp thiết.
Về thể chế kinh tế, cần quán triệt quan điểm của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định trong Cương lĩnh 2011 là: nước ta có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và phân phối, bởi vậy, Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này nên đa dạng hóa hình thức sở hữu đất đai, theo đó, đất nông nghiệp nên thuộc sở hữu của nông dân.
Hiến pháp cần làm rõ nội hàm của từng hình thức sở hữu; phân định rõ quyền của người sở hữu, người sử dụng và quyền quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế; đồng thời, thể hiện thái độ của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về các loại sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân về đất đai.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần tiếp tục khẳng định hình thức sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với đất công cộng, đất rừng nguyên sinh, tài nguyên dưới lòng đất và tài nguyên khác. Loại tài sản này nên giao cho Cục Công sản quản lý. Đối với sở hữu tư nhân, Dự thảo cần quy định việc tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân trên cơ sở kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1946.
Quyền sở hữu tư nhân về đất đai không ảnh hưởng đến quyền thống nhất quản lý của Nhà nước, đặc biệt là trong việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất. Quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai chỉ cản trở Nhà nước, cơ quan nhà nước và các nhà đầu tư trong việc thu hồi đất một cách độc đoán, đơn phương.
Quy định về sở hữu tư nhân, trước hết là đất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người dân yên tâm đầu tư lâu dài trên đất của mình, tạo công ăn việc làm cho các thành viên của gia đình và cho xã hội.
Công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai là phù hợp với xu hướng của thời đại, phù hợp với Điều 17 của Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 10-12-1948: “Ai cũng có quyền sở hữu, riêng tư hoặc hùn vốn với người khác. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán”. Đất đai là tài sản của quốc gia, đồng thời cũng là tài sản của mỗi gia đình, cá nhân do mồ hôi, công sức của họ tạo lập nên. Bởi vậy, pháp luật cần bảo hộ quyền tài sản chính đáng đó. Không ai có quyền tước đoạt hoặc thu hồi tài sản một cách độc đoán, đơn phương.
Sở hữu tư nhân, đặc biệt đối với đất nông nghiệp cũng có nghĩa là thực hiện mục tiêu của cách mạng dân tộc Việt Nam là bảo đảm nguyên tắc “người cày có ruộng”, khi mà 70% dân số nước ta sinh sống ở nông thôn và liên quan tới nghề nông. Nếu đất nông nghiệp thuộc sở hữu tư nhân thì không cần quy định thời hạn sử dụng đất nữa. Sở hữu tư nhân là lâu dài, ổn định.
Thay cho lời kết, xin trích lời của GS, TS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nhận định rằng: “Việt Nam cần lựa chọn chế độ sở hữu phù hợp với đất đai trong giai đoạn hiện nay”. Bài viết với tựa đề “Sở hữu tư nhân về đất đai là tất yếu” trên báo điện tử Saigon Tiếp Thị ngày 19-03-2011./.
PGS, TS. Trần Thị Cúc – Học viện Hành chính

Việt Nam: Dân nổi giận vì bị cướp đất: Land-grabs in Vietnam (Economist 16-3-13) -- Bài mới ra hôm nay.  Nếu vào site Economist không đuợc thì dùng bản này
-Cưỡng chiếm đất đai ở Việt Nam: Chính quyền mất lý trí

Tqvn2004 chuyển ngữ
Thứ Sáu, 15/03/2013


Giận dữ đang bùng lên vì những quan chức địa phương tham nhũng!


Những phong bì dày cộp được gửi đi từ các xóm làng ở 57 trong tổng số 63 tỉnh thành Việt Nam đang chất đống trong căn phòng của cụ Lê Hiền Đức. Chủ đề của các phong bì này là “đất đai”. “Chính quyền đang chiếm đoạt đất”, bà Đức nói. Bà là một nhà hoạt động tuổi 80 và là một nhà giáo đã về hưu. “Họ nói rằng tất cả là dành cho các dự án phát triển xã hội, nhưng tôi gọi đó là ăn cắp”.

Đảng CSVN lên nắm quyền thông qua việc ve vãn những người nông dân bằng những lời hứa ngọt ngào về cải cách ruộng đất. Ba phần tư dân số của quốc gia 90 triệu người này vẫn sống ở những vùng nông thôn đông đúc. Mặc dù nhà nước vẫn sở hữu tất cả đất đai trên danh nghĩa, năm 1993 nó đã trao cho nhiều nông dân quyền sở hữu mảnh ruộng của mình trong 20 năm. Đó là một bước tiến đột phá sau một thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp do nhà nước dẫn dắt đầy thảm khốc.

Ấy thế mà những ngày gần đây, dưới sức hấp dẫn của chủ nghĩa tư bản tham lam, nhiều quan chức địa phương đã chiếm đoạt đất nông nghiệp cho các dự án phát triển, và bồi thường cho người dân bằng cái giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Những lời nói ngọt ngào “vì lợi ích nông dân” của Đảng bây giờ trở nên hoàn toàn trống rỗng.

Những lời ca thán chủ yếu từ các vụ tranh chấp đất đai đã được gửi lên tận Trung ương. Những người quen thuộc với tiến trình phát triển của Trung Quốc có thể nhận thấy sự tương đồng trong câu chuyện ở Việt Nam.

Giá trị bất động sản đang sụt giảm, cùng lúc là tăng trưởng kinh tế chậm chạp và các khủng hoảng của ngân hàng. Thế nhưng tranh chấp đất đai vẫn tiếp tục mưng mủ. Căng thẳng đặc biệt khốc liệt tại ngoại vi thủ đô Hà Nội, và các thành phố lớn khác. Ở đây, sự chênh lệch giữa giá bất động sản và giá đền bù thường ở mức cao nhất. Một số dân làng đã biểu tình bên ngoài trụ sở chính quyền. Một số khác, bởi sự tuyệt vọng, đã bảo vệ mảnh đất của mình bằng gạch đá và những vũ khí tự tạo. Một ví dụ, đó là những nông dân nuôi cá ở Hải Phòng, thành phố cảng phía Đông của Hà Nội, đã chặn đứng một vụ cưỡng chế bằng cách đánh trả cảnh sát bằng sung và mìn tự tạo. Báo chí quốc doanh đã phát rất nhiều bản tin về vụ việc này, và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công khai khiển trách các quan chức địa phương. Nhiều người Việt Nam đánh giá những người nông dân này như anh hùng, mặc dù họ đang đứng trước nguy cơ bị kết án về tội mưu sát.

Vào đầu tháng Năm, Quốc Hội sẽ phải quyết định phải làm gì sau khi quyền sử dụng đất thời hạn 20 năm hết hạn. Nhiều người đánh cược rằng quyền này sẽ được nới rộng thành 50 năm. Các quốc gia tài trợ cho Việt Nam trong lúc này đang thúc chính phủ giới hạn phạm vi các loại đất đai mà chính quyền có quyền tịch thu để dành cho phát triển.

Lấy đất đai cho các dự án cơ sở hạ tầng thường là lý do chấp nhận được, và Việt Nam đang rất cần hệ thống cảng và đường xá tốt hơn. Nhưng luật pháp cho phép các quan chức địa phương được tịch thu đất vì những lý do rất mơ hồ như phát triển kinh tế. Người dân thường Việt Nam, theo một khảo sát do Ngân Hàng Thế Giới thực hiện, đánh giá bộ máy chính quyền quản lý đất đai là nơi tham nhũng nhiều thứ hai, chỉ sau cảnh sát giao thông. Một số nông dân lớn tuổi ở miền Bắc Việt Nam than phiền rằng đất đai mà họ bảo vệ từ cuộc xâm lược của Pháp và Mỹ đầu tiên bị lãng phí vào những cuộc thử nghiệm Chủ Nghĩa Xã Hội, và bây giờ thì bị mất vào tay chế độ sở hữu đất đai toàn dân.

Công an ở Hà Nội cho phép một cách bất đắc dĩ các nông dân có tuổi biểu tình bên ngoài Phủ Chủ Tịch. Nhưng những cuộc tụ tập ở khu vực đầy bụi bặm bên ngoài thủ đô rất có thể biến thành bạo lực, khuyến khích những lời đàm tiếu và phê phán chính phủ trên mạng Internet.

Ở Dương Nội, một vành đai phía Tây Nam Hà Nội, dân làng đã đối đầu với cảnh sát vào cuối tháng Một để ngăn xe ủi tiến vào dọn dẹp khu vực nghĩa trang mà tổ tiên của họ an nghỉ. Một số người dân đã tới các trụ sở báo chí do Nhà nước kiểm soát ở Hà Nội để nhờ đăng tin, hoặc gửi những lời khẩn cầu tới cụ Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động chống tham nhũng. Một người dân, ông Trần Văn Sang, nói rằng ông từ chối chấp nhận khoản bồi thường nghèo nàn 9000usd cho mảnh đất 720m2 của ông. “Đất đai là nguồn sống của chúng tôi”, ông nói. “Chúng tôi sẽ chết để bảo vệ nó.”

Nguồn: Land-grabs in Vietnam: Losing the plot, The Economist
http://www.economist.com/news/asia/21573611-anger-rises-over-corrupt-local-officials-losing-plot


THICK envelopes mailed from villages in 57 of Vietnam’s 63 provinces are piling up in Le Hien Duc’s living room. The subject of the correspondence is land. “The government is seizing it,” says Ms Duc, an 80-year-old activist and retired primary-school teacher. “They say it’s all about investing in social-welfare projects, but I call it stealing.”

Vietnam’s Communist Party came to power wooing peasants on promises of sweeping land reforms. Three-quarters of the country’s 90m people still live in the crowded countryside. Though the state still formally owns all the land, in 1993 it gave many farmers 20-year usage rights on farmland. That represented a ground-breaking move following an earlier and disastrous period of state-led agricultural collectivisation.Yet in these days of rapacious capitalism, many local officials seize farmland for development projects, compensating villagers at rates far below market value. The party’s pro-peasant rhetoric has come to sound hollow. Land grievances dominate complaints sent up to the central government. Followers of China’s development will recognise the story.

Property values have slumped, in tandem with slow-burning economic and banking crises. Yet conflicts over land still fester. Tension is especially acute on the peripheries of the capital, Hanoi, and other big cities. There, the disparity between property values and compensation rates is often widest. Some villagers protest outside government offices. Others, driven to desperation, defend their turf with rocks or homemade weapons. In one example, fish farmers in Haiphong, a port city east of Hanoi, disrupted a planned eviction by battling police with shotguns and homemade landmines. State-controlled media covered the incident extensively, and the prime minister, Nguyen Tan Dung, publicly chided local officials. Many Vietnamese view the farmers, who stand accused of attempted murder, as heroes.

Beginning in May the National Assembly must decide what to do when the 20-year usage rights start to expire. The betting is that rights will be extended for 50 years. Aid donors, meanwhile, are urging the government to narrow the scope of what sorts of property it may legally seize for development.

Claiming land for infrastructure projects is often justifiable, and Vietnam badly needs better ports and roads. But regulations permit local officials to seize land for vaguely defined economic development. Small wonder that ordinary Vietnamese, according to a survey led by the World Bank, view land administration as their country’s second-most corrupt bit of public life, just behind traffic police. Older farmers in northern Vietnam complain that the land they defended against French and American armies was first wasted through failed Communist experiments and is now being lost to condominiums.

Police in Hanoi grudgingly allow elderly villagers to protest outside the presidential palace. But gatherings on the dusty outskirts of the capital are more likely to turn violent, spurring chatter and criticism of the government online.

In Duong Noi, on Hanoi’s south-western edge, villagers scuffled with police in late January to prevent bulldozers from clearing land where their ancestors are buried. Some of them have turned up at the Hanoi office of a state-run newspaper to plead for coverage, or sent grievances to Le Hien Duc, the anti-corruption activist. One villager, Tran Van Sang, says he refuses to accept a meagre $9,000 for his 720 square-metre (7,750 square-foot) plot of land. “Land is our source of life,” he says. “We’ll die to defend it.”

Về sở hữu đất đai trong hiến pháp mới Trần Vinh Dự
11.03.2013

Một trong những nội dung được góp ý nhiều cho Dự thảo Hiến pháp mới của Việt Nam là vấn đề sở hữu đất đai. Nhiều người cho rằng đã đến lúc nhà nước cần phải trả lại cho dân quyền sở hữu đất đai - cái mà nhà nước đã lấy đi từ nhiều năm trước.
Sở hữu đất đai từ trước đến nay là một khái niệm phức tạp. Nó phức tạp vì thực chất sở hữu đất đai chưa bao giờ được coi là một quyền sở hữu tuyệt đối trong bất kỳ hệ thống pháp lý nào. Sở hữu đất đai là một thứ quyền chịu sự điều chỉnh của cái gọi là “eminent domain”. Eminent domain là một thứ quyền thực hiện tước đoạt quyền sở hữu này của nhà nước, chính quyền địa phương, một cá nhân, hoặc một tổ chức được lệnh thực hiện chức năng của nhà nước, sau khi thực hiện nghĩa vụ đền bù công bằng cho người chủ sở hữu đất đai đó.

Để thực hiện việc trưng thu đất đai, nhà nước phải thực hiện thông qua một quá trình gọi là “due process”. Thí dụ như ở Hoa Kỳ, Tu chính án thứ 5 của Hiến pháp Mỹ quy định việc tước đoạt này chỉ thực hiện được khi có đủ 4 yếu tố: (1) tài sản tư nhân (2) được trưng thu (3) cho mục đích công cộng (4) và với việc đền bù công bằng.

Việc thực hiện due process này giúp đảm bảo công bằng cho người dân khi bị trưng thu đất đai. Vấn đề (1) tài sản tư nhân thì khá là dễ hiểu. Vấn đề (2) được trưng thu không chỉ được hiểu đơn giản là nhà nước lấy lại miếng đất đó. Một số dạng “trưng thu từng phần” cũng phải được đền bù công bằng. Thí dụ như nhà nước làm sân bay ở gần khu đất của người dân. Ô nhiễm tiếng ồn do sân bay gây ra cho người dân trong nhiều trường hợp cũng phải được đền bù vì mặc dù nhà nước không lấy đi đất của dân, nhưng việc xây sân bay đã làm cho miếng đất đó bị mất một phần giá trị, vì thế được coi là bị “trưng thu một phần”.

Vấn đề thứ (3) là vấn đề hết sức gai góc và thường phải được giải quyết ở tòa án. Trong đa số trường hợp, nhà nước không chờ người dân đi kiện, mà chủ động đưa ra tòa. Hệ thống tòa án ở các nước như Mỹ độc lập với cơ quan hành pháp nhà nước, vì vậy có thể coi là “trung lập” và phán xử của họ không chịu sức ép của bộ máy hành pháp nhà nước như ở Việt Nam. Định nghĩa “cho mục đích công cộng” ở Mỹ cũng được nới rộng khá nhiều, cho tới nay đã bao gồm tất cả các công trình có lợi ích công cộng, thí dụ các trung tâm thương mại, các trung tâm hành chính, hoặc sân bay. Tối cao pháp viện của Mỹ còn mở rộng định nghĩa này tới chỗ bao gồm cả các vấn đề liên quan đến thẩm mĩ. Thí dụ, các khu ổ chuột có thể bị dẹp bỏ để làm cho thành phố đẹp hơn. Một số tòa án cấp bang còn coi một số dự án của doanh nghiệp là “cho mục đích công cộng”. Thí dụ tòa thượng thẩm bang Michigan hồi năm 1981 cho phép General Motors được trưng thu đất của dân để xây dựng nhà máy vì cho rằng dự án này sẽ làm hồi sinh nền kinh tế của địa phương.

Vấn đề thứ (4) cũng thường được giải quyết ở tòa án và nhà nước cũng không chờ người dân đi kiện mà chủ động đưa ra tòa. Phương pháp để xác định thế nào là “công bằng” là dựa trên giá trị thị trường hợp lý của tài sản bị trưng thu (hoặc bị làm tổn hại). Giá trị thị trường công bằng được hiểu là giá trị mà giả sử không có việc trưng thu sẽ được giao dịch tự do giữa người mua và người bán hoặc giá trị từ việc sử dụng tài sản này một cách hiệu quả nhất.

Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn không có khái niệm sở hữu đất đai cá nhân. Người dân chỉ có quyền sử dụng đất. Và quyền này, tùy theo từng “loại” đất mà có thể được sử dụng vĩnh viễn hoặc sử dụng có thời hạn. Quyền sử dụng đất cũng bị hạn chế ở mục đích sử dụng đất. Có nghĩa là có quyền sử dụng nhưng tùy theo mục đích sử dụng của mảnh đất được nhà nước quy định mà người có quyền sử dụng đất được làm gì với mảnh đất đó, thí dụ xây nhà hay chỉ là đất vườn.

Nhưng ngay cả việc phân xếp loại và cấp giấy tờ theo cách nói trên cũng chưa được triển khai toàn diện. Nhiều vùng, đặc biệt là nông thôn Bắc bộ, vẫn trong tình trạng có nhiều (thậm chí đa số) hộ gia đình không có bất cứ loại giấy tờ gì đối với mảnh đất mà họ cư trú. Điều này bắt nguồn từ cải cách ruộng đất hồi cuối thập niên 50 - đầu thập niên 60, khi người dân phải “tự nguyện” nộp toàn bộ giấy tờ quyền sở hữu đất đai (thời đó vẫn là sở hữu) cho hợp tác xã. Kể từ đó, nhiều hộ gia đình vẫn tiếp tục được sinh sống trên mảnh đất của gia đình, nhưng không có bất cứ thứ giấy tờ gì khẳng định quyền của họ (dù là quyền sử dụng) trên các mảnh đất đó. Việc làm “sổ đỏ” cho các hộ gia đình ở nông thôn đã được triển khai từ nhiều năm trước, nhưng tới nay vẫn chưa thực hiện được nhiều.

Quyền sử dụng hay quyền sở hữu chỉ là cái tên. Thực tế là dù có gọi là quyền sở hữu thì cũng không có thứ quyền sở hữu tuyệt đối về đất đai vì khái niệm eminent domain nói trên. Tuy nhiên, nếu tạm gọi nó là “quyền trên đất” thì cái tối thiểu nhất người dân phải có là khả năng không bị tước đoạt đi một cách vô lý. Việt Nam là một đất nước đang phát triển, việc xây dựng các dự án công nghiệp hoặc các khu đô thị lớn là việc vẫn cần phải làm. Vì thế trong nhiều trường hợp việc trưng thu vẫn phải được thực hiện. Thế nhưng quyền lợi của người dân trong các vụ trưng thu này phải được đảm bảo thông qua quá trình tố tụng công khai, minh bạch và công bằng. Nhà nước vẫn có eminent domain, nhưng đổi lại người dân phải có due process. Đó là thứ căn bản nhất.

Ngay cả khi người dân có quyền sở hữu đất đai theo luật, nhưng nếu không có due process, bộ máy hành pháp vẫn có thể tùy tiện áp đặt ý chí chủ quan của nó lên công chúng, thì trên thực tế quyền lợi của người dân vẫn không được bảo đảm. Với tình trạng hệ thống tố tụng chịu sự chỉ đạo của hệ thống hành pháp như hiện nay, có vẻ như dù có thay đổi luật đất đai, thì người dân vẫn không có due process mỗi khi chính quyền có ý muốn trưng thu đất đai của họ.

Vụ bôxít: Huy hoàng hay xám xịt? (Blog Bùi Văn Bồng 14-3-13) -- Về Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng ◄
Còn ai hó hé gì nữa không? Quân đội phải tuyệt đối trung thành với Đảng (CAND 14-3-13) Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo duy nhất đối với Nhà nước và xã hội (CAND 14-3-13)


Lập bàn thờ “di động” vì hàng nghìn m2 đất “vàng” Hồ Tây

Tham nhũng đang biến tướng (VNN 15-3-13) -- What a surprise!! (Liên hệ: Chuột nhiều gấp 20 lần năm ngoái (LĐ 14-3-13))

- Người thi hành công vụ được bắn: quá khủng khiếp (TT). – Lê Diễn Đức: Nổ súng vào dân hay tội phạm? (RFA’s blog). - Cơ cấu cán bộ công chức theo hướng giảm biên chế (CP/VOV).
- Cán bộ điện lực bị “tố” ăn chặn tiền của dân (DT).
- Bắt đầu kiểm tra sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm (VOV). - Quyền của người tiêu dùng không phải là lời nói suông (VOV).

Đàn áp bạo tàn ở một làng quê Trung Quốc: Village crackdown crushes China reform hopes (FT 14-3-13)
Tập Cận Bình thu tóm hết quyền hành: China’s New Leader Takes Full Power in Delicate Balancing Act (NYT 14-3-14)


- Tập Cận Bình sẽ dùng quân sự để xây “giấc mơ Trung Hoa” (Infonet). - Quốc hội Trung Quốc bầu Tập Cận Bình làm Chủ tịch nước (RFI). - Ông Tập Cận Bình nhậm chức Chủ tịch (BBC). - Ông Tập Cận Bình chính thức được trao chức vụ Chủ tịch nước (VOA). - Tập Cận Bình trở thành chủ tịch TQ (BBC). - TQ hoàn tất thủ tục đổi ghế lãnh đạo (BBC).


Tổng số lượt xem trang