Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Gần 3.000 lượt tàu xâm phạm chủ quyền

-Gần 3.000 lượt tàu xâm phạm chủ quyềnDân Việt - Đó là thông tin đưa ra tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân giai đoạn 2009-2014” do UBND TP.Đà Nẵng tổ chức ngày 19.12.
Phòng tham mưu Bộ đội Biên phòng TP.Đà Nẵng cho hay, trong thời gian qua đơn vị đã điều động 39 lượt tàu, 52 lượt canô cùng 70 phương tiện khác tham gia cứu nạn 68 tàu cá với 651 ngư dân bị nạn khi đánh bắt trên biển.

Ngoài ra Bộ đội Biên phòng TP.Đà Nẵng qua tuần tra bảo vệ chủ quyền vùng biển phát hiện gần 3.000 lượt tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam để thăm dò dầu khí, đánh bắt trộm hải sản…

Bộ đội Biên phòng TP.Đà Nẵng đã phối hợp với lực lượng hải quân và các đơn vị chức năng tổ chức xua đuổi hàng trăm lượt tàu thuyền. Trong đó, Bộ đội Biên phòng TP.Đà Nẵng đã trực tiếp truy bắt 14 tàu cá.


-1.460 lượt tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền biển VN-Hội nghị sơ kết công tác hiệp đồng bảo vệ chủ quyền biển đảo 7 tỉnh miền Trung ngày 5.4 cho hay 3 năm qua, lực lượng phối hợp phát hiện 1.460 lượt tàu, phương tiện nước ngoài xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam.
1.460 lượt tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền biển VN
Tàu Vùng 3 Hải quân lên đường làm nhiệm vụ  - Ảnh: Nguyễn Tú

Theo Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, các tỉnh thành từ Quảng Bình đến Bình Định quản lý bảo vệ vùng biển dài 750 km với hơn 293.000 km2, trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Từ 2010 đến 2012, các đơn vị hiệp đồng tổ chức hàng chục lượt tàu tuần tra vùng biển, phát hiện 740 tàu, 126 lượt máy bay Trung Quốc xâm phạm chủ quyền các khu vực biển Việt Nam, trong đó nhiều lần vượt qua khu vực Thăng Long, Tri Tôn vài chục hải lý, xâm phạm vùng biển Quảng Bình… Ngoài ra, lực lượng phối hợp còn xua đuổi 594 tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển miền Trung, bảo vệ các tàu vận tải làm nhiệm vụ và kiểm soát các cửa biển, chống hoạt động thăm dò, trinh sát của tàu Trung Quốc.
Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Ngô Sỹ Quyết - Tư lệnh Vùng 3 Hải quân cho biết, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển đang đặt ra thách thức mới rất nặng nề, chúng ta phải kiên định giải quyết các mối tranh chấp bằng giải pháp hòa bình và sức mạnh tổng hợp, kiên trì tránh xung đột, nhưng khi chủ quyền bị xâm phạm ta phải dùng quyền tự vệ chính đáng. “Do đó, hội nghị phải đánh giá lại thực trạng, khả năng phối hợp hiệp đồng và thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng, chỉ ra hạn chế, yêu cầu Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân thống nhất với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh thành trong việc thực hiện kế hoạch hiệp đồng này” - thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Ngô Sỹ Quyết - Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, khẳng định.-1.460 lượt tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền biển VN


Đẩy đuổi hơn 4.500 lượt tàu vi phạm chủ quyền Việt Nam (TN).

Ngày 7.12, tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định 161 Chính phủ về quy chế khu vực biên giới biển, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng cho biết từ 2004 đến nay đã phát hiện và đẩy đuổi hơn 4.500 lượt tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển VN.

Đặc biệt, trong tháng 11 vừa qua đã phát hiện, ngăn chặn 13 trường hợp người nước ngoài thu mua hải sản trái phép tại âu thuyền Thọ Quang và khảo sát gỗ tại cảng Tiên Sa, Q.Sơn Trà; xử lý 411 trường hợp xuất nhập cảnh qua cửa khẩu cảng Đà Nẵng sử dụng hộ chiếu Trung Quốc có in “đường lưỡi bò”. Bên cạnh đó, UBND TP.Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo các ngành liên quan kiểm tra thường xuyên để kịp thời ngăn chặn Trung Quốc phát tán các bản đồ, ấn phẩm in “đường lưỡi bò", nhất là một số khu vực tập trung đông người nước ngoài.
– Hơn 4.500 lượt tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển (LĐ). - Trung Quốc liên tục gây hấn với ý đồ độc chiếm biển Đông (LĐ). - Tổ quốc nơi đầu sóng (TN).-- Không thể mơ hồ về chủ trương của Trung Quốc (LĐ). – Nhiều tài liệu vi phạm chủ quyền Việt Nam bị thu giữ (PLTP).

Ngư dân vẫn vững vàng ra khơi Hoàng Sa (TP). - Phát động chương trình “1 giờ sản xuất vì Trường Sa” (LĐ).




-- Cha tôi, Lê Duẩn và kỷ niệm với Trung Quốc (KP).Nhân kỷ niệm 106 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, chúng tôi trao đổi với ông Lê Kiên Thành về chủ đề không mới nhưng vẫn còn nguyên giá trị khoa học thời sự: Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và những kỷ niệm với Trung Quốc.
Qua những lần xuất hiện trên báo chí để nói về cha mình, cũng như qua những lời chúng tôi ghi lại dưới đây, ông Lê Kiên Thành, người con trai thứ của cố Tổng bí thư Lê Duẩn giúp độc giả hôm nay hiểu hơn về bản lĩnh của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn đầy thử thách và oanh liệt của lịch sử dân tộc (1958 -1986).

... Năm 1957, đang là Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, cha tôi được Bác Hồ gọi ra Bắc. Khi ấy, ông đã chọn một hành trình rất ngoạn mục là đi qua Nam Vang (Phnôm Pênh), Hồng Công tới Quảng Châu về Gia Lâm với sự giúp đỡ nhiệt thành của những người bạn Trung Quốc.
Mẹ tôi, các chị tôi và tôi cũng từng có thời gian học tập ở Trung Quốc. Đặc biệt, mẹ tôi trong cuốn nhật ký của mình từng có những trang viết ghi lại những kỷ niệm sâu sắc trong quãng thời gian bà vừa học vừa nuôi con tại Trung Quốc. Trong đó, bà cũng đã ghi nhận sự quan tâm của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, cố Thủ tướng Chu Ân Lai.
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
Trong ban lãnh đạo Trung Quốc, cha tôi cũng có những người bạn rất thân thiết như Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh. Khi Chu Ân Lai ốm, cha tôi sang thăm TQ và vào bệnh viện thăm Chu Ân Lai, nói: “Mong đồng chí chóng khỏe”. Ông Chu Ân Lai nói: “Chúng nó không để tôi sống đâu” (ý chỉ bè lũ 4 tên). Chu Ân Lai vốn là người rất kín đáo và chừng mực. Phải là tình bạn sâu sắc thì ông mới có thể chia sẻ như vậy với cha tôi.
Thế nhưng, vào những thời khắc quan trọng, cha tôi cũng đã thể hiện với Chu Ân Lai sự quyết liệt đến mức cao nhất của mình vì độc lập dân tộc.
Cha tôi kể, có lần, một đồng chí nói với ông: Trung Quốc có đề nghị giúp ta mấy trăm xe tải từ Bắc vào Nam với điều kiện phải để người của họ lái. Cha tôi nói: “Tôi không nhận cái xe nào cả”. Sau đó có đồng chí hỏi lại: “Anh Duẩn, sao ta không nhận một vài cái cho bạn vui?”. Ông nói: “Chúng ta không bao giờ được để cho bất kỳ ai có thể có suy nghĩ có thể cướp được đất nước này, kể cả anh em ‘môi hở, răng lạnh’”.
Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia là nguyên tắc bất di, bất dịch. Vào thời điểm chúng ta còn nhờ rất nhiều vào Trung Quốc những thứ rất thiết yếu như lương thực và vũ khí, nhưng khi họ mời NiXon sang thăm để đàm phán và lấy cuộc chiến tranh VN để mua bán lợi ích của họ, thì trên báo Nhân dân đã viết một câu: “Chúng ta đang sống ở một thời đại mà không phải các nước lớn có thể làm mưa làm gió, hoặc định đoạt số phận của nước nhỏ”. Đó là bản lĩnh của chúng ta, là ý chí của chúng ta.
Trong thời kỳ mình đánh nhau với Mỹ, Trung Quốc cũng rất khó khăn. Dân họ cũng đói. Nhưng họ đã giúp đỡ Việt Nam nhiều thứ, kể cả tiền. Việt Nam từng cảm kích với điều đó. Nhưng không vì thế mà có thể quên được sự toàn vẹn lãnh thổ, cái gì là nguyên tắc thì phải kiên quyết giữ.
TBT Lê Duẩn gặp PTS. Lâm Ngọc Thiềm và các sinh viên ĐH Tổng hợp Hà Nội - những người rời giảng đường đến chiến hào vào tháng 5/1972 (Ảnh tư liệu)
… Năm 1972 là một năm đầy thử thách với tiến trình thống nhất đất nước của Việt Nam. Trong cuốn nhật ký của cha tôi có ghi lại vài dòng nhưng đủ để tôi nhớ và hình dung lại những gì diễn ra trong năm đó liên quan đến câu chuyện mà cha tôi kể lại. Ở đó, bản lĩnh người lãnh đạo tối cao của đất nước đã thể hiện bản lĩnh của một dân tộc… Và đủ để tôi cảm nhận sự khắc khoải, đau đớn về những gì trải qua trong cái năm đầy cam go, thử thách ấy và quyết tâm dữ dội của ông về hai chữ độc lập, tự do của dân tộc.
Trước khi Nixon có cuộc đàm đạo với lãnh đạo Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai sang Việt Nam, gặp cha tôi ở Gia Lâm (Hà Nội). Thủ tướng Chu Ân Lai nói với cha tôi rằng Trung Quốc và Nixon sẽ có cuộc bàn thảo về vấn đề Việt Nam.
Cha tôi kể rằng lúc đó ông đã lập tức nổi nóng: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai có thể quyết định được vận mệnh của dân tộc này thay chúng tôi. Nếu Mỹ muốn bàn về Việt Nam thì sang Việt Nam mà bàn với chúng tôi, tại sao bàn với các đồng chí và tại Trung Quốc? Đồng chí có biết, năm 1954, khi cảm nhận được rằng, Việt Nam đã bị ép ký hiệp định Genève, tôi đã khóc ròng trên đường từ miền Bắc quay trở lại miền Nam vì biết rất rõ rằng, rồi đây máu của đồng bào tôi sẽ đổ hàng chục năm trời? Và sau đó thì các đồng chí đã thấy đó, sau hai năm theo như thỏa thuận là “hoà bình sẽ được lập lại”, máu của đồng bào tôi đã đổ cho tới bây giờ…”.
Cha tôi kể, khi ấy, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã tỏ thái độ xin lỗi.
Sau khi gặp Nixon, Thủ tướng Chu Ân Lai có sang Việt Nam thông báo tình hình rồi sẽ thế này, thế khác. Sau khi nghe xong, cha tôi nói: “Tôi chỉ biết trước một điều là sau khi Nixon gặp các đồng chí, Mỹ sẽ đánh chúng tôi gấp 10 lần…”.
Dự đoán đó đã đúng. Sau đó, Mỹ đã rải bom khắp các thành phố lớn và làng mạc miền Bắc…
Cha tôi không ngăn được điều này nhưng ông đã thể hiện bản lĩnh và ý chí của cả dân tộc lúc đó và tâm nguyện lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do”.
Nếu sợ những thế lực bên ngoài và sợ cả chính mình thì tức là giặc chưa đến mà phải thua. Sự kiện 30/4/1975 đã thể hiện bản lĩnh của những nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có cha tôi.
Nhìn lại sự kiện chiến tranh biên giới 1979, cũng từng có một số người đặt vấn đề: Vì ông Duẩn găng với Trung Quốc, vì ông Duẩn chủ trương đánh Campuchia. Đó là quãng thời gian tôi đã trưởng thành và là một người lính, với tất cả những gì đã chứng kiến, tôi hiểu rằng, ở thời điểm đó, những nhà lãnh đạo Việt Nam, mà cha tôi là người đứng đầu, đã không thể có sự lựa chọn khác.
Với Campuchia, Việt Nam đã thay mặt nhân loại cứu một dân tộc khỏi họa diệt chủng mặc dù cả mình mẩy chúng ta còn đầy thương tích sau hai cuộc chiến tranh. Và cũng là để cứu chính mình. Nếu không làm việc đó, có thể khẳng định rằng sau đó Việt Nam phải chịu một cuộc chiến tranh từ hai đầu biên giới.
Với cuộc chiến 1979, đó không phải là sự lựa chọn của chúng ta. Mà quả thực, nếu không có chuyện Trung Quốc bất ngờ tiến quân vào 6 tỉnh biên giới thì có lẽ đến sau này, cũng sẽ vẫn có người nói: Chuyện nói Trung Quốc muốn đánh Việt Nam là do cha tôi tự nghĩ ra.
Thời đó, không ít người không thể tin được rằng, Trung Quốc có thể đánh Việt Nam. Xin trích lại một đoạn trong bài viết mới đây của ông ông Dương Danh Di, nguyên là Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu thời đó để các bạn có thể hiểu thêm rằng: Họ tiến hành cuộc chiến đó là vì điều gì?
Bộ đội Việt Nam đánh trả quân xâm lược Trung Quốc tại Lạng Sơn năm 1979 (Ảnh tư liệu)
“... Cuối tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Carter đón tiếp với nghi lễ rất cao, hai nước quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao, và không biết còn bàn bạc gì nữa? Trên đường về nước Đặng Tiểu Bình ghé qua Nhật Bản. Trước những tình hình trên, một số anh em nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết như răng với môi này không đánh nhau một trận không xong!
Lý trí mách bảo như vậy, thậm chí còn mách bảo hơn nữa: Trung Quốc đã từng gây cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và nhất là với Liên Xô và cả hai lần họ đều bất ngờ ra tay trước.
Thế nhưng về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt được.
Trong bối cảnh trên, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979 do nhà cầm quyền Trung Quốc - mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới...”.
Tất nhiên, cha tôi là người không hề bất ngờ vì ông và Đảng cũng đã có sự tiên liệu và chuẩn bị trước.
Khi lòng yêu nước ăn sâu vào trong máu thịt, thì dù trong hoàn cảnh nào, người ta cũng có sự cảnh giác chính xác để có thể phản ứng đúng để bảo vệ Tổ quốc, bằng cách này hay cách khác.
Vì thế khi gần đây nghe về những vụ như sách của trẻ em in cờ Trung Quốc, nho Việt Nam bán trong siêu thị Big C có dán cờ Trung Quốc, tôi thấy buồn. Chẳng phải vì người Trung Quốc bây giờ quá giỏi mà vì người Việt Nam bây giờ quá chủ quan. Những việc làm đó thực ra cũng chỉ thể hiện sự cẩu thả của một số người cụ thể có liên quan. Nhưng qua đó cũng cho thấy: Ở họ không thường trực lòng yêu nước đủ để không phạm phải những chuyện không cho phép phạm phải. Khi một người yêu nước nồng nàn, yêu nước một cách không vụ lợi thì bất kỳ có điều gì xảy ra có ảnh hưởng tới đất nước thì sẽ có phản ứng tức thời ngay.
Tôi từng đến cửa Hữu nghị quan sau ngày 17/2/1979. Hồi đó, ở chỗ Trung Quốc trưng bày những kỷ vật về mối quan hệ của hai nước, có tất cả những tấm ảnh lãnh đạo Việt Nam qua nhiều thế hệ, trừ cha tôi. Trong sâu thẳm, tôi tự hào vì điều đó: Cha tôi, Tổng Bí thư Lê Duẩn là người quyết bảo vệ đến cùng từng tấc đất ở đây.
Lê Kiên Thành
Hàng loạt logo thương hiệu in bản đồ VN thiếu Hoàng Sa, Trường Sa (GDVN).
Thủ Tướng đi ‘rửa mặt’ tại Shangri La? (VLB).
Trung Quốc sợ thua kiện trên Biển Đông (ANTĐ).
Không quân Trung Quốc diễn tập cảnh báo sớm nhằm vào Nhật (DT).
Làm ăn với Trung Quốc: Mất ít và mất trắng! (TP).
Mỹ hoãn thử tên lửa tránh căng thẳng thêm với Triều Tiên (TT). - Nhà lãnh đạo Triều Tiên khiến cường quốc choáng (VnMedia). - Tàu khu trục hạm Hàn Quốc sẵn sàng nghênh chiến(VnMedia). - Hackers xâm nhập, sửa mặt Kim Jong-un thành ‘Trư Bát Giới’ (NV). - Liệu Bắc Hàn có đảo chính? (VLB).
Đẩy đuổi hàng nghìn tàu cá vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam TP.
‘Thư gửi lãnh đạo Trung Quốc là sự kiện dạy học giá trị nhất hiện nay’ (GDVN).
Tàu cá TQ trinh sát khả năng phòng thủ của Việt Nam? (ĐV).
- Tạ Duy Anh: Lý sự kiểu Tầu (XH). - Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc (PN Today)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: ‘Đàm phán thân thiện là chìa khoá giải quyết tranh chấp’(PT)
Chủ động bảo vệ ngư dân (TN).
Phản đối Trung Quốc tổ chức tuyến du lịch Hoàng Sa (TTXVN/GDVN). - Trung Quốc bắt đầu đưa khách du lịch trái phép ra Hoàng Sa (GDVN). - Trung Quốc định khai trương tuyến du lịch trái phép ra Hoàng Sa ngày 1/5 (PT).
Trung Quốc liên tục tiếp lãnh đạo Brunei, Myanmar, Campuchia (TN).
Hải quânTQ chưa đủ khả năng bảo vệ các tuyến đường hàng hải quan trọng (GDVN).
Nhật tăng vũ trang phòng xung đột với Trung Quốc (TTXVN).
Chính sách trở lại châu Á của Mỹ rơi vào “đêm tối”? (TTXVN).-Đại sứ TQ thăm mộ tử sỹ TQ ở Yên Bái (BBC).
***************** --Đại sứ TQ thăm mộ tử sỹ TQ ở Yên Bái
Tân Hoa Xã cho hay Đại sứ Khổng Huyễn Hựu vừa dẫn đầu một đoàn đại biểu Trung Quốc đi viếng mộ tử sỹ Trung Quốc ở tỉnh Yên Bái hôm thứ Năm 4/4.



Một nghĩa trang tử sỹ Trung Quốc ở Việt Nam
Phía Trung Quốc nói 320.000 binh lính của họ đã tham gia chiến tranh Việt Nam-Chuyến thăm được cho là nhằm Tiết Thanh Minh Quý Tỵ tuần rồi.
Các bài liên quan
Chiến hạm TQ tới Đá Vành khăn
Việt Nam-Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau?
Phấn đấu vì ‘sự phục hưng vĩ đại’ của TQ

Hãng tin nhà nước Trung Quốc cho hay đoàn đại biểu có thành phần là đại diện sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, các công ty, cơ quan tổ chức, sinh viên và báo chí của Trung Quốc, với một số quan chức Việt Nam tháp tùng.
Đoàn của ông Khổng đã thăm hai nghĩa trang của người Trung Quốc chết trận tại Việt Nam ở Thịnh Hưng và Yên Bình, Yên Bái.
Tin của Tân Hoa Xã bắt đầu bằng trích dẫn bài hát "Tình Hữu Nghị Việt Nam-Trung Hoa" của nhạc sỹ Đỗ Nhuận, viết năm 1966, mà nhóm phóng viên của hãng này nói rằng "sau nhiều thập niên, người dân vẫn cất cao giọng hát".
Truyền thông Việt Nam, kể cả báo Yên Bái, không hề nhắc tới chuyến đi của đại sứ Khổng Huyễn Hựu, tuy trong hoạt động này có sự hiện diện của bà Ngô Thị Chinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Bà Chinh được dẫn lời nói: "Chúng tôi luôn nhớ ơn các liệt sỹ Trung Quốc". Bà cũng nói trách nhiệm của người dân địa phương là bảo quản các nghĩa trang và gìn giữ tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Về phần mình, Đại sứ Khổng Huyền Hựu phát biểu rằng quan hệ Trung-Việt đang phát triển mạnh và sâu sắc, và như vậy "không uổng máu xương của các liệt sỹ".

Giúp miền Bắc

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, theo phía Trung Quốc, nước này ngoài viện trợ kinh tế còn đưa khoảng 320.000 lượt binh lính vào giúp quân đội miền Bắc.
1.446 quân nhân Trung Quốc tử trận trong thời kỳ này được chôn ở 40 nghĩa trang tại 22 tỉnh miền Bắc và Trung Việt Nam.
Một số tỉnh giáp biên giới với Trung quốc như Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn, có nghĩa trang dành riêng chôn cất tử sỹ Trung quốc.
Nghĩa trang Thịnh Hưng có 111 mộ tử sỹ Trung Quốc, nghĩa trang Yên Bình có 131 mộ.
Tài liệu lịch sử nước ngoài cho hay binh lính Trung Quốc tham gia cuộc chiến Việt Nam chủ yếu trong các binh chủng công binh và phòng không.
Một bài của tác giả Bob Seals trên trang Military History năm 2008 nói theo tài liệu mật của CIA, ngoài phòng không, Trung Quốc còn cung cấp tên lửa, đạn pháo, hậu cần, đường xe lửa, xe phá mìn và các đơn vị công binh hàn gắn lại cơ sở hạ tầng bị các đợt oanh kích của Hoa Kỳ phá hủy.
Giới nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam cho rằng đây là vai trò rất quan trọng vì từ năm 1965 đến 1972, Hoa Kỳ đã ném hơn một triệu tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam.
Đỉnh điểm của sự can dự từ phía Trung Quốc vào cuộc chiến Việt Nam là năm 1967, khi tổng số lực lượng phòng không lên tới 17 sư đoàn, với 150.000 lính.
Bài trên Military History cũng nói phía Trung Quốc cho rằng họ đã bắn hạ 1.707 máy bay Mỹ trên vùng trời Việt Nam.
Tuy nhiên quan hệ hai bên bắt đầu xấu đi từ đầu những năm 1970 vì bất đồng quanh Hòa đàm Paris.



--How the Fed Could Fix the Economy-and Why It Hasn't 
Inequality in America
-Trung Quốc triển khai khí chống đặc công nước của Nga Trường Sa?
vietnamdefence -Hệ thống súng phóng lựu chống biệt kích DP-65 (hoặc sản phẩm Trung Quốc làm nhái DP-65) đã xuất hiện trong một phóng sự ảnh của báo chí Trung Quốc từ một đảo nhỏ mà họ chiếm giữ trái phép ở Biển Đông.
--Arms Race: 21st Century Style 
theDiplomat.com

WORLD: A Confident China NYT-Jane Perlez, a diplomatic correspondent, discusses covering China's challenging relations with the world.


-Thảm họa tàu ngầm lớn nhất lịch sử tại Cam Ranh (Kienthuc.net.vn) - Vụ tai nạn bí ẩn đã khiến chiếc tàu ngầm lớn nhất của Pháp cùng 71 thủy thủ đoàn vĩnh viễn nằm lại đáy biển sâu của vịnh Cam Ranh.

--Thảm họa tàu ngầm lớn nhất lịch sử tại Cam Ranh
--Quân cảng Cam Ranh: mật địa thế chiến lược quân sự

Ảnh hiếm về Hải quân Liên Cam Ranh

Asia’s Dammed Water Hegemon 
Project Syndicate -As if to highlight that Asia’s biggest challenge is managing the rise of an increasingly assertive China, the Chinese government has unveiled plans to build large new dams on major rivers flowing to other countries. In the absence of Chinese cooperation, it will be impossible to establish a rules-based regional order.

--Nga đề xuất xây khu nghỉ dưỡng 5 sao Cam Ranh(TNO) Trong cuộc hội đàm với người người đồng cấp tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Nga mong muốn sớm được Chính phủ Việt Nam châp thuận cho đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng 5 sao dành cho quân nhân tại khu vực Cam Ranh
-Trung Quốc đề cao việc lập "TP.Tam Sa" phi pháp 
(TNO) Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm nay 6.3 tuyên bố việc thành lập cái gọi là "TP.Tam Sa" hồi tháng 7.2012 là "bước đi quan trọng của giới chức trung ương sau khi xem xét các tình huống trong và ngoài nước", theo Tân Hoa xã. Thật ra cái ...

--Khánh Hòa: Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa đối với ...Đài Tiếng Nói TPHCM
--Trung Quốc lại gây rối Hoàng Sa Trường SaDân Trí
--Việt Nam đuổi 28 tàu xâm nhập hải phậnĐài Á Châu Tự Do




- Tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ngày càng nhiều (TT). - 740 tàu, 126 máy bay Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam (Sống mới).  - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam: Việt Nam đề nghị tuyệt đối không dùng vũ lực với ngư dân (TTXVN/ VnMedia).- Hàng loạt logo thương hiệu in bản đồ VN thiếu Hoàng Sa, Trường Sa (GDVN). - Nỗi niềm ngư dân kiên cường bám biển Hoàng Sa (DT). - "Con gái" chủ tàu cá bị Trung Quốc bắn cháy: Con muốn khóc quá bố ơi! (GDVN).
- T.Ư Đoàn lần đầu tuyển thanh niên đi Trường Sa (TT). - Quân đội Trung Quốc 'hổ báo' đến mức nào? (TP).

-Lê Ngọc Thống: Đối tượng tác chiến của Hải quân Việt Nam trong chiến tranh hiện đại (viet-studies 9-3-13) ◄◄
-- Kamov bóc mẽ trực thăng tiến công ‘hoàn toàn nội địa’ của Trung Quốc vietnamdefence
Trực thăng tiến công WZ-10 mà Trung Quốc luôn kiêu hãnh khoe khoang là hoàn toàn do họ tự lực phát triển thực ra được chế tạo theo thiết kế Projekt 941 năm 1995 của Nga.
--_Thu giữ hơn 100 khẩu súng đang “tuồn” về Việt Nam (Dân trí) – Hơn 100 khẩu súng hơi cùng hàng ngàn viên đạn đang trên đường nhập lậu về Việt Nam bằng đường biển đã bị lực lượng chức năng phát hiện thu giữ. Lực lượng chức năng thu giữ số súng, đạn lậu trên tàu Thái Bình 27. Lực lượng chức năng ...
Bắt tàu buôn lậu lượng súng, đạn "khủng"Lao động
Triệt phá một vụ buôn lậu súng và đạn quy mô lớnVietnam Plus
Lo ngại gà lậu bùng phátTiền Phong Online
Vietnamese test taboo on debating communist monopoly March 08, 2013 12:50 PM
HANOI (AFP) - When Vietnam's communist leaders asked for public comment on their plan to amend the country's constitution they did not anticipate unleashing an unprecedented debate on the party's monopoly on power.


Trung Kiên: Suy ngẫm về “Tâm thư gửi bác Nguyễn Phú Trọng” của Hiếu Dân (viet-studies 8-3-13) -- Tâm tư một vị tướng đã về hưu."Tôi và nhièu đồng ngũ của tôi cũng tự kiểm điểm là đội ngũ lãnh đạo đất nước hiện nay cũng là hệ quả của cả một quá trình chủ quan, ngạo mạn, ấu trĩ của những người lãnh đạo thuộc thế hệ chúng tôi"◄◄


-- 10 chuyện dối trá về người Mỹ nhận con nuôi Nga Bauxite Việt Nam
New Philippine envoy seeks to improve China tiesMarch 15, 2013 7:08 PM
MANILA (AFP) - The Philippines dispatched a new ambassador to China on Friday with a mandate to improve ties amid a festering territorial dispute between the South China Sea neighbours, the foreign department said.

Telegraph -US authorities are reportedly investigating whether Microsoft bribed Chinese officials to win business in the world's fastest-growing major economy.
“Mèo Mỹ Vờn Chuột Tầu”: Nơi Nơi Tăng Cường Trang Bị Vũ Khí - Lý Đại Nguyêntvvn.org
Caught Between Hong Kong's Two SystemsNYT -Students who are neither Chinese nor foreigners from wealthy families fall between the city's two main school categories.
Thinking Straight About Debt PAUL KRUGMAN
The Politics of Moral HazardProject Syndicate -The crisis in Cyprus has shown that the true contest in Europe is less between moral hazard and financial stability than it is between financially sensible and politically acceptable solutions. But politics in Europe is national, so what one parliament regards as the only possible solution another regards as entirely unacceptable.
Five Reasons China Is More Democratic Than Russia RealClearWorld

In China, public anger over secrecy on environment
BEIJING/SHANGHAI (Reuters) - When China's environment ministry told attorney Dong Zhengwei he couldn't have access to two-year old data about soil pollution because it was a "state secret", it added to mounting public outrage over the worsening environment.


- Biển Đông: Thuốc thử mới cho Hà Nội (RFA). Một ngư dân Đà Nẵng:“Thấy tàu của Hải quân Việt Nam đi ở 110 độ kinh đông trở vô thôi, 16 độ vĩ bắc trở xuống, chứ còn lên 17 bắc-111 đông thì không thấy Việt Nam mình chỉ có tàu Trung Quốc thôi”.
-Mỹ từ chối hỗ trợ đồng minh Châu Á trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc
Hoa Kỳ không hỗ trợ các đồng minh và nước bạn quan trọng trong khu vực Châu Á có dính líu tới các tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc giữa bối cảnh các hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông đang leo thang.
Tại cuộc họp báo ở Ngũ Giác Đài hôm 6/12, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear, tuyên bố áp lực của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á là vấn đề phức tạp do các khác biệt về mặt lịch sử và khát vọng tìm kiếm năng lượng cũng như các nguồn tài nguyên khác.
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ nhấn mạnh lập trường của Mỹ là tuy không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Washington mong muốn các tranh chấp được giải quyết một cách ôn hòa, không có sự áp bức.
Vẫn theo lời ông Locklear, Mỹ kêu gọi các bên kể cả Trung Quốc, trong lúc tìm cách giải quyết tranh chấp, phải đảm bảo tránh xung đột và tính toán sai lầm.
Nguồn: US Department of Defense PR/ Freebeacon.com

 – Đào Tiến Thi: “ĐÃ CÓ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LO”: MỘT MỆNH ĐỀ SAI TRÁI TOÀN DIỆN (Ba Sàm).
- Về bài báo của Huỳnh Ngọc Chênh: Nhanh lên! không còn kịp nữa (RFA). “Tôi cũng nghĩ chính phủ nhu nhược. Thoạt đầu tôi nghĩ chính phủ nhượng bộ. Sau đó tôi nghĩ chính phủ nhu nhược và đến bây giờ thì đành phải nói thật rằng tôi nghĩ trong chính phủ có những người bị mua chuộc. Tôi xin không dám nói hết nhưng có những người bị mua chuộc nhưng 90 triệu dân này không chấp nhận chuyện đó”.
- Quyền biểu tình của công dân (Nguyễn Tường Thụy).  - Tổng hợp tin tức về những biểu tình viên trước ngày 9-12-2012 (Lề Trái).   - TRĂN TRỞ VÀ QUYẾT TÂM (Bùi Hằng). - Xin đừng dạy chúng tôi về lòng yêu nước! (DLB).

- Thêm kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc (BBC)   - Dân Việt Nam kêu gọi tuần hành, biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn-Hà Nội (VOA).
- Cắt cáp để gây áp lực (BBC)- Hồng Lỗi và bọn lầm lỗi (Trần Nhương). - Cáp địa chấn tàu Bình Minh 02 hoạt động như thế nào? (Petrotimes).
- Đà Nẵng: Xử lý 411 trường hợp sử dụng hộ chiếu “đường lưỡi bò” (Infonet).
- LƯỠI BÒ TRUNG CỘNG VÀ LƯỠI NGUYỄN TẤN DŨNG (Quỳnh Trâm).
- Đại sứ Trung Quốc né câu hỏi về quy định xét tàu (PLTP). - Sự ngạo ngược của Bắc Kinh (TN).
- Không quân Trung Quốc tập trận lớn (TN). - Hạm đội Thái Bình Dương không muốn đối đầu (PLTP).
- Hành động bá đạo của Trung Quốc tại Biển Đông (Petrotimes).
- Những vấn đề Trung Quốc của dân tộc Việt Nam (05) – Phạm Trần: Đảng cúi mãi dân sao ngóc lên được ? (Chuacuuthe). . – Biển nợ & Biển sợ (Sống Magazine).
-  Philippines hoãn cuộc họp bốn bên ASEAN về Biển Đông (RFI). – Thảo luận 4 bên về Biển Đông bị trì hoãn(VOA). - Hoãn họp 4 bên về Biển Đông (Petrotimes). - Philippines hoãn cuộc họp bốn bên ASEAN về Biển Đông (DT).
- Biển Đông, trận địa mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ (RFI).  - Trung – Ấn tranh cãi gay gắt về biển Đông (NLĐ). – Ấn Độ ủng hộ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Biển Đông (VOA).
Hải quân Ấn có sẽ đụng độ với hải quân Tàu? India's Ocean (FP 6-12-12)
Chỉ huy Mỹ chưa sợ tàu sân bay của Tàu: China carrier not worrying Pacific commander, yet (FP 6-12-12)
Chính trị phe nhóm bên Tàu: China’s Factional Politics (Diplomat 8-12-12)
Trung Quốc chỉ thị quan chức: sống giản dị, nói ít: China tells officials to keep style simple, speeches short (LAT 6-12-12)

-Biển Đông, trận địa mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Hôm qua, 06/12/2012, một ngày sau khi sau khi Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ là không được « đơn phương » tiếp tục thăm dò dầu khí ở Biển Đông, New Delhi tuyên bố ủng hộ quyền tự do lưu thông hàng hải và tiếp cận các nguồn tài nguyên ở vùng biển này. Hiện giờ, tuy hai nước chỉ trong giai đoạn khẩu chiến, nhưng rõ ràng Biển Đông đang ngày càng trở thành một trận địa mới giữa hai cường quốc châu Á.
Quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh đã nóng lên kể từ khi tập đoàn dầu khí Nhà nước của Ấn Độ ONGC vào tháng 10 năm ngoái, bất chấp phản đối của Trung Quốc, đã xác định trở lại việc tham gia vào hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Quan hệ giữa hai nước càng nóng thêm sau khi tư lệnh hải quân Ấn Độ, đô đốc D K Joshi hôm thứ hai vừa qua tuyên bố là họ sẵn sàng triển khai chiến hạm đến để bảo vệ quyền lợi của nước này ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 05/12/2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phản ứng rất mạnh về tuyên bố nói trên của tư lệnh hải quân Ấn Độ, cho biết là Bắc Kinh « phản đối hoạt động thăm dò khai thác dầu khí đơn phương tại vùng biển tranh chấp trên Nam Hải » và yêu cầu các nước liên quan « tôn trọng chủ quyền, lập trường và quyền lợi của Trung Quốc. »
Hôm qua, Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam đình chỉ hoạt động thăm dò dầu khí « đơn phương » ở Biển Đông. Lời cảnh báo này dĩ nhiên là không chỉ nhắm đến Việt Nam, mà còn nhắm vào những quốc gia hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam, như Ấn Độ.
Ngoài việc tham gia thăm dò khai thác dầu khí, có hai lý do khác giải thích vì sao đối với New Delhi, Biển Đông là một vùng rất quan trọng về mặt chiến lược.
Trước hết, là một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào mậu dịch, đối với Ấn Độ, Biển Đông là một trong những ngõ giao thương quan trọng nhất toàn cầu và quyền tự do lưu thông ở vùng biển này phải được tôn trọng.
Thứ hai, và có lẽ đây là lý do quan trọng nhất, Biển Đông là nơi mà New Delhi có thể giải tỏa vòng vây mà Trung Quốc đang lập nên từ mấy năm qua chung quanh Ấn Độ, với việc xây dựng các hải cảng ở Sri Lanka, Bangladesh và Pakistan. Nhảy vào Biển Đông, sân sau của Trung Quốc, là cách để Ấn Độ trả đũa trước việc Bắc Kinh bành trướng ảnh hưởng ở vùng Ấn Độ Dương.
Trong cuộc chạy đua giành thế thượng phong trong khu vực, cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều đầu tư rất nhiều để phát triển các tàu ngầm và hàng không mẫu hạm. Nếu thật sự New Delhi nhất quyết bảo vệ quyền lợi của họ ở Biển Đông, không loại trừ khả năng là một ngày nào đó, hải quân hai nước sẽ đụng độ với nhau ở vùng biển mà tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan gần đây dự báo sẽ là một « Palestine của châu Á ».
Đối với những quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam không muốn nhìn thấy Biển Đông trở thành khu vực độc quyền của Trung Quốc, Ấn Độ có thể là một chỗ dựa quan trọng, nhất là vì hai nước có quyền lợi tương đồng trong lĩnh vực dầu khí.

Các bước cờ của Bắc Kinh trong trận chiến dầu hỏa(RFI).
- Nhật Bản: Bốn tàu Trung Quốc trong lãnh hải bị tranh chấp (VOA).

- Mỹ từ chối hỗ trợ đồng minh Châu Á trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc (VOA).

- Trần Hưng Đạo : tinh hoa quân sự Việt Nam (RFI).
- Saigontourist xây resort 4 sao ở thác Bản Giốc (TN).
- XUYÊN TẠC, CHE GIẤU LỊCH SỬ LÀ CÓ TỘI LỚN ! (Bùi Văn Bồng).
‘Tàu Việt Nam ngăn cấm tàu cá Trung Quốc’ là vu cáo

HÀ NỘI (NV) - Bộ Ngoại Giao CSVN cáo buộc Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vu cáo cho phía Việt Nam xua đuổi tàu cá của họ và lại còn đòi ngừng dò tìm dầu khí ở vùng biển thềm lục địa Việt Nam.
Ngư dân Ðà Nẵng chuẩn bị ra khơi đánh cá. Ngư trường của ngư dân Việt Nam ngày càng bị hạn chế bởi cái “Lưỡi Bò” ngang ngược của Bắc Kinh mà nhà cầm quyền Hà Nội bất lực không thể đối phó. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Bản tin thông tấn xã TTXVN hôm Thứ Sáu 7 tháng 12, 2012 phản bác lại bản tin thông tấn quốc tế nói “Ngày 6 tháng 12, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang nhiên vu cáo Việt Nam đuổi các tàu cá Trung Quốc ở vùng biển gần tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, trong khi chính cặp tàu kéo dã cào của Trung Quốc gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 trên vùng biển Việt Nam.”
TTXVN thuật theo tin của Reuters cho hay Hồng Lỗi còn trơ tráo nói “tuyên bố của Việt Nam trái với thực tế” lại còn đòi Việt Nam “ngừng thăm dò dầu mỏ ở các khu vực tranh chấp trên biển Ðông, cũng như không gây rối các tàu cá Trung Quốc”.
Ðể chứng minh sự ngược ngạo của Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh, bản tin của TTXVN thuật lại thông tin từ Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam nói “Thực tế, vào lúc 4 giờ 05 ngày 30 tháng 11 năm 2012, khi tàu Bình Minh 02 di chuyển ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ để chuẩn bị khảo sát đã gặp rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau, gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m.
Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17độ26 Bắc và 108độ02 Ðông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía Ðông Nam và cách đường trung tuyến Việt Nam-Trung Quốc 20 hải lý về phía Tây.”
Nếu đúng như vậy, rõ ràng tàu Trung Quốc đã vi phạm Hiệp Ðịnh Phân Chia Vịnh Bắc Bộ mà hai nước ký cuối năm 2000.
Vì vụ việc nghiêm trọng, ngày 3 tháng 12 năm 2012, Bộ Ngoại Giao CSVN đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc về những hành động sai trái gần đây, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
“Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10 năm 2011; trái với tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Ðông (DOC) và tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình biển Ðông thêm phức tạp”, ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN được TTXVN thuật lời như vậy.
Quanh mấy ngày diễn những vụ việc từ “Hộ chiếu Lưỡi Bò”, quyết định lục soát tàu cá Việt Nam đến cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Petro Vietnam, một số quan chức chính trị và quân sự cấp cao của Bắc Kinh đã đến Hà Nội.
Ngày 28 tháng 11 năm 2012, Tướng Vương Tây Hán, phó hiệu trưởng trường Ðại Học Quốc Phòng Trung Quốc cầm đầu một phái đoàn sang Việt Nam “tham quan và nghiên cứu thực tế”. TTXVN tường thuật cuộc tiến kiến của Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng CSVN, với phái đoàn này ca ngợi “Quan hệ quốc phòng Việt-Trung ngày càng phát triển”.
TTXVN thuật lời ông Phùng Quang Thanh “khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt. Việc giao lưu trao đổi đoàn ở các cấp là cần thiết nhằm trao đổi, hợp tác, học hỏi lẫn nhau, tạo sự thân tình, cởi mở, tin cậy, đồng thời tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, góp phần hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.”
Rồi đến ngày 2 tháng 12 năm 2012, khi được ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN tiếp kiến, ông Lý Kiến Quốc, ủy viên Bộ Chính Trị, tổng thư ký đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, cầm đầu một phái đoàn tới Hà Nội nhấn mạnh rằng “Ðảng, chính phủ Trung Quốc và Tổng Bí Thư Tập Cận Bình hết sức coi trọng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam, coi đó là tài sản quý báu của hai đảng, hai nước; nguyện cùng với đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam làm hết sức mình để vun đắp, thúc đẩy quan Trung-Việt trong giai đoạn mới phát triển ổn định đi vào chiều sâu, lên tầm cao mới”.
Lời nói và hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh hoàng toàn ngược nhau trong chính sách đối với Việt Nam.
Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền đang được một số người kêu gọi dự trù diễn ra ở Hà Nội và Sài Gòn ngày Chủ Nhật 9 tháng 12, 2012. (T.N.)
- Dân Miến Điện bất bình trước sự hiện diện quá đông đảo của Trung Quốc (RFI). – Liên Hiệp Quốc : Miến Điện phải mở lối cho hàng viện trợ đến với người tị nạn ở miền bắc (RFI).- Không quân Trung Quốc tập trận ở vùng Tân Cương (RFI).  – Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của Mỹ về nhân quyền ở Tây Tạng (VOA). – Trần Quang Thành kêu gọi TQ cải tổ (BBC).  – MẠC NGÔN TỪ CHỐI KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO LƯU HIỂU BA (TSYG).
- Trung Quốc: Bố mất chức vì con tát công an (BBC).   – Tập Cận Bình đi thăm đặc khu kinh tế Thẩm Quyến (RFI). – Andreas Lorenz: Trung Quốc trong tương lai sẽ ra sao? Ba kịch bản (Phan Ba).  – Làn sóng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc (WSJ/ TCPT). - Trung Quốc “phá 700 núi xây thành phố” (TN).
- Nhật Bản chuẩn bị chận bắn tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI). – Bắc Triều Tiên: Chương trình phóng phi đạn ‘bị đình trệ’ (VOA). – Hàn Quốc đòi Triều Tiên trả lại tiền viện trợ lương thực(GDVN). - Mỹ điều tàu chiến tới gần Triều Tiên (TN). - Giữa thông lệ và đột biến (LĐ). - Hoa Kỳ gửi chiến hạm lúc Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa (VOA).
- Triều Tiên đưa du thuyền của Kim Jong-il vào lăng (VNE). – Món nộm thánh nhân (Tia Sáng).
- Thủ tướng Nga bênh vực việc lục soát nhà một nhà làm phim (VOA).

Tổng số lượt xem trang