Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Xôn xao chuyện: Trẻ đọc ngược sách vẫn lên sóng VTV

--
-Thông tin bất ngờ vụ trò đọc sách ngược trên VTV

- Ngay sau khi phát thông tin Thực hư chuyện trò đọc sách ngược trên VTV, nhiều ý kiến hoài nghi về độ xác thực trong nội dung. VietNamNet đã tìm hiểu các bên liên quan để có thông tin tiếp theo.


Trao đổi với VietNamNet cuối ngày 24/11, ông Nguyễn Nam Sơn - Giám đốc Trung tâm truyền hình thanh niên, TƯ Đoàn TNCS HCM cho biết, học sinh trong phóng sự đã phát trên VTV với hình ảnh cầm ngược sách khi đọc không phải ở Lào Cai mà ở một điểm trường tiểu học ở Hà Giang.

Ảnh cắt ra từ clip.


Cụ thể, theo ông Sơn hình ảnh trong phóng sự phát sóng chiều 18/11 trên VTV có học sinh tiểu học cầm sách ngược được ghi ở điểm trường tiểu học thôn Sán Cố Sủ, xã Thèn Phàn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

Trước đó, bà Trần Thị Minh Thu - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT Lào Cai) cho VietNamNet biết: "Ngay khi có thông tin học sinh cầm sách ngược khi đọc ở Lào Cai, chúng tôi đã tích cực tìm hiểu từ cơ sở để xác minh đây là điểm trường nào để có hướng khắc phục, giúp đỡ.

Tuy nhiên khi nhìn lại thì Lào Cai không tổ chức sắp xếp lớp học bậc tiểu học như hình ảnh trong phóng sự. Học sinh của chúng tôi ở bậc này được chia thành các nhóm học tập theo mô hình trường tiểu học mới - VNEN. Thêm nữa, quần áo các em học sinh mặc không phải của các dân tộc ở địa phương".

Về chuyện sách vở cho học sinh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Lào Cai Nguyễn Văn Đông chia sẻ đầu năm học, tình trạng thiếu sách giáo khoa ở địa phương này vẫn còn và nhiều em vẫn phải dùng chung một cuốn sách. Tuy nhiên, hiện nay do đã huy động được nguồn lực cũng như việc xã hội hóa cho nên cơ bản sách học đã được đáp ứng.

Hình ảnh đã quay 3 năm trước, học sinh đã lên lớp 7

Chiều muộn ngày 24/11, ông Vũ Văn Sử - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang cho biết hiện tỉnh có 850 trường và cơ sở giáo dục phân tán ở nhiều thôn bản, tổ khu phố với hơn 4000 lớp học tiểu học.

Thông tin em học sinh cầm sách ngược khi đọc trên sóng VTV ông có đọc qua nhưng chưa nắm được chi tiết sự việc nhưng phía Phòng GD-ĐT Xín Mần là người nắm thông tin cụ thể.

Sáng 25/11, ông Nguyễn Cao Cường, quyền Trưởng phòng GD-ĐT huyện Xín Mần xác nhận học sinh trong phóng sự trước học ở điểm trường tiểu học thôn Sán Cố Sủ.

"Hình ảnh ghi cách đây đã 3 năm, hiện em đã lên lớp 7. Qua kiểm tra thì em đọc, viết bình thường" - ông Cường cho biết.

Bà Hoàng Thị Quyên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thèn Phàn cho biết qua kiểm tra ban đầu thì thầy giáo trong phóng sự đúng là đang dạy ở trường. Tuy nhiên trường chưa xác định học sinh ở lớp nào.

Trước đó, trao đổi với VietNamNet ông Sơn nhận trách nhiệm và cho hay: "Đây là sơ suất của chúng tôi khi biên tập đã dẫn đến những hiểu nhầm, thậm chí bức xúc của khán giả".


>> Thực hư chuyện trò đọc sách ngược trên VTV
>> Truyền hình nhận sơ suất để trò đọc sách ngược trên VTV
>> Học sinh đọc sách ngược trên VTV: Người trong cuộc nói gì?
>> Xôn xao chuyện: Trẻ đọc ngược sách vẫn lên sóng VTV



-Shop TIN 25/11: Sự thật sách ngược...Phun sơn vào...nỗi khổ của CT tỉnh An Giang
Là vì các bác xa dân quá, các bác luôn nghĩ mình ngồi trên cao nên không ai có quyền chê, dù là chê cái dung nhan mình. Dân bỏ phiếu bầu các bác lên cao và họ có quyền soi xét, có quyền khen chê. Nếu chả ai ngó, coi như các bác "chết" rồi còn gì
Status trên Facebook:
Sau khi chương trình "Vinh danh các thầy cô giáo cắm bản" được phát sóng, cộng đồng mạng xôn xao hình ảnh em bé cầm sách ngược để đọc. Và quả nhiên khi xem lại clip thì đúng như người Giám đốc làm chương trình quả quyết "cái bìa bị dán ngược". 
Điều đó cho ta thấy điều gì? Đó chính là cơ sở giáo dục ở vùng cao là cực kì dở tệ, cả lớp mấy chục em chia nhau quyển sách cũ. Và nó cũng lột tả hết bức tranh đầu tư ngược, trong khi các em phải học những quyển sách ruột xuôi bìa ngược, thì những tượng đài cứ càng ngày càng to với con số ngàn tỷ. 
Chúng ta sẽ chẳng được gì khi có những tượng đài lớn nhưng tương lai các em sẽ sang trang mới khi được đọc những quyển sách ra sách, được học trong những ngôi trường ra trường, lớp ra lớp 
Tôi đề nghị Trung tâm truyền hình Thanh niên - đơn vị đã thực hiện chương trình liên quan đến vụ bìa sách bị ngược phát trên VTV công bố tên điểm trường ở Lào Cai trong clip họ cung cấp cho VNN.
Nếu có thông tin, tôi sẽ bố trí thời gian lên đó để khảo sát, và nếu những gì trong clip là sự thật. Tôi sẽ ủng hộ điểm trường này 200 bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 (mỗi lớp 40 bộ). 
Mình nhớ mãi câu chuyện một bác nông dân nằm dài ăn vạ trước chiếc xế hộp biển xanh, khi người ngồi trong xe bước xuống hỏi sự tình, thì bác này mới bảo: "Cho tui làm đầy tớ nhân dân với, đầy tớ một ngày thôi cũng được, tui không làm chủ nữa, khổ quá".
Và những chuyện không bao giờ kể hết.
...."Nhân sự thì thừa, nhân lực thì thiếu", đó là đúc kết ngắn gọn nhất về bộ máy hành chính nhà nước hiện nay...
* Thưa ông chủ tịch An Giang,
Phạt dân như thế ông đang nghĩ gì
Thời gian mọi thứ qua đi
Chuyện ông bắt phạt chắc gì dân quên
 
*Vụ "mặt kênh kiệu" ở An Giang sau đánh giá của Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn coi như "xong" ở đây. "Quan điểm của Bộ nói như vậy là nhận xét của công dân, không phải là xuyên tạc, vu khống". Xử thế là vi phạm quyền được nói của công dân, vi Hiến. Hy vọng An Giang nhanh chóng khắc phục để dư luận đỡ phải bận tâm. Công dân nào đã mau mắn đi nộp phạt thì chuẩn bị đi nhận lại tiền.
1.Lời cuối cho "cái mặt kênh kiệu"
Lời cuối cho "cái mặt kênh kiệu" thế này:
Tôi định không bình gì nữa nhưng nghĩ, không bình thì người ta nghĩ mình lại khiêm tốn, mà bình thì lại bị cho là bình...dai, nhưng đáng lẽ chuyện khép lại khi An Giang đã rút "cái mặt kênh kiệu" về, không phạt phẹt gì nữa, nhưng không ai chịu nỗi khi ông chủ tịch An Giang lại phát biểu "bao dung" thế này: "Chủ tịch tỉnh Vương Bình Thạnh vẫn nêu quan điểm “sẵn sàng tha thứ cho các cá nhân vì họ đã thấy được lỗi của mình” và “yêu cầu các sở, ngành tham mưu xem xét theo hướng rút lại các quyết định xử lý đối với ba cán bộ vừa qua và xem xét chỉ xử lý hình thức nhẹ nhất mang tính phê bình nhắc nhở là chính”.
Khi ông nói như thế, ông tưởng mình bao dung, ông tưởng mình cao cả nhưng câu nói này nó lại quá xứng đáng với nhận xét "cái mặt kênh kiệu" ông ạ.
Và giờ thì tôi chả tin ông hoàn toàn vô tư và chả biết gì việc anh em cấp dưới nó làm, nộp phạt ai đó, nói cái chi với cái chi đó.
Và tôi cũng chả tin 16 cơ quan đoàn thể chả rảnh tới mức, hay phối kết hợp nịnh tới mức ...đùng đùng ra quân hăng hái đến thái quá như vậy, hăng hái tới mức "vi hiến"- chữ dùng của Thứ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn.
Chủ tịch tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh
Nguyên nhân thật sâu xa về vụ việc này là gì ạ? Là vì các bác xa dân quá, các bác luôn nghĩ mình ngồi trên cao, dân ngồi dưới thấp nên không ai có quyền chê, dù là chê cái dung nhan mình. Các bác nhầm một điều rất quan trọng là dân bỏ phiếu bầu các bác lên cao và họ có quyền truy vấn, có quyền soi xét, có quyền khen chê, tới lúc mà chả ai ngó, chả ai nhìn, chả ai soi, chả ai khen, chả ai chê, chả ai bận tâm thì coi như các bác "chết" rồi gì nữa, phải không ạ?
Cho nên tôi cũng chả tin là ông chủ tịch An Giang đang khổ sở. 
Và thật tốt biết bao nếu ai đó với ai đó in bài viết này trên báo Dân Việt để cho bác Chủ tịch An Giang và các ban ngành cùng đọc để hiểu rằng, làm lãnh đạo dễ vô cùng nếu luôn coi mình chỉ là một người dân, một công dân rất bình thường được vinh dự mang vác trách nhiệm lãnh đạo. Và chí ít hãy xem ứng xử của quan chức nước ngoài trước lời "nói xấu" của người dân mình như thế nào. 
2. Phun rác vào rác
Tôi đồng ý rằng, Hà Nội không phải là bãi rác băng-ron. Tôi cũng đồng ý rằng không thể treo băng -ron bừa bãi ở những nơi công cộng. Tôi cũng đồng ý rằng phải xử phạt nghiêm việc treo băng-ron lung tung lang tang trên phố xá. Nhưng tôi không và không chấp nhận việc Sở văn hoá TT&DL Hà Nội lại phun một thứ rác lên một thứ rác như vậy dù với bất cứ lý do gì.
3. "Với nhân dân phải kính trọng, lễ phép"
"Sáng nay 23.11, một video ghi lại cuộc đối đáp giữa CSGT với người dân đã lan truyền nhanh chóng trên mạng với lượt người xem "kỷ lục'' đạt gần 600 nghìn lượt chỉ sau 4 tiếng đăng tải. 
Trên tài khoản FB có tên Robbey đến khoảng 4h chiều cùng ngày đã ghi nhận trên 25 nghìn lượt thích và hơn hai nghìn lượt chia sẻ video này. Với cách giải thích luật giao thông vừa nhẹ nhàng vừa cương quyết, đầy đủ và dứt khoát trước những câu nói lời có phần "khiêu khích'' của người quay video, anh CSGT Trần Nam đã ghi điểm trong lòng hàng nghìn người xem." 
4. Vướng con nhỏ hay ốm đau cũng phải tập thể dục
Ghê, mình mà ở cơ quan này thì mỗi việc nộp tiền phạt không thể dục thể thao sau giờ làm việc cũng sạt nghiệp, cạn lương, đói rã họng. Nghe cái ông giám đốc trung tâm này khoe mới ghê văn rợn, lại nhớ quá truyện "Tinh thần thể thao" của Nguyễn Công Hoan: ""Đã là quy định thì ai cũng phải làm theo, vướng con nhỏ hay ốm đau cũng phải tập. Trừ khi ốm đến mức có giấy tờ của bệnh viện, còn không cứ bỏ tập là bị phạt 15.000 đồng/buổi. Công đoàn cơ quan sẽ thu tiền phạt". 
5. "Cưỡng"...xăng
Tôi đi xe, tôi muốn mua loại xăng nào là việc của tôi phải không ạ. Đúng. Cửa hàng bán xăng có đăng ký kinh doanh thì tôi bán loại xăng nào cũng mặc xác tôi phải không ạ? Đúng. 
Thế mà ở Hà Nội của chúng mình nha, người ta "cưỡng chế các cây xăng đó nha, phải bán xăng sinh học đắt ơi là đắt các bác ạ. Ừ, mà giả dụ vì một tỉ lý do cao cả cần phải dùng xăng sinh học thì cũng phải thực hiện đúng cách " Hà Nội không vội được đâu", phải từ từ, từ từ, từ từ...chứ ạ, đùng phát làm mà chết người ta à? 
Thằng bán cũng chết mà thằng mua cũng xỉu. Sắp chuẩn bị TPP với lại gia nhập ti tỉ các tổ chức thương mại khu vực, thế giới mà các bác vẫn "cưỡng chế" thế này thì tới khi nào thành người lớn đây. 
6. Sự thật sách ngược
"Qua kiểm tra thông tin, chúng tôi khẳng định học sinh cầm ngược sách có biết đọc, biết viết. Sách em cầm là sách cũ, bìa được dán ngược nên em phải cầm như vậy mới đọc được". Trước hình ảnh được nhiều người chia sẻ, ông Sơn nhận trách nhiệm và cho hay: "Đây là sơ suất của chúng tôi khi biên tập đã dẫn đến những hiểu nhầm, thậm chí bức xúc của khán giả".
Cuối cùng thì sự thật chỉ có một thế này thôi: Đáng chú ý là hình ảnh học sinh cầm sách Tiếng Việt đọc khi bìa sách ngược là có thật. Không chỉ một mà nhiều em ở trong lớp có lẽ vẫn dùng chung một cuốn sách. Sau khi một em đọc xong, thầy giáo tiếp tục đưa quyển sách cho nhiều em trong lớp cùng đọc.
7. Chưa kịp "cam kết"
Dư luận xôn xao về vụ có tới 44 cán bộ hải quan "nhúng chàm", bị khởi tố tham nhũng, vì mới tuần trước, hải quan vừa hoan hỉ thông tin 100% cán bộ hải quan cam kết không tham nhũng, có thể giải thích cho nhanh là số này chắc chưa kịp cam kết nhỉ?: Liên quan vụ chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế của Nhà nước xảy ra tại Công ty cổ phần Thực phẩm công nghệ Sài Gòn (gọi tắt là Công ty TPCN Sài Gòn), đến thời điểm này, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố 46 đối tượng, trong đó có 30 nhân vật nguyên là công chức Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (An Giang).
8. Kêu cứu
Ở Đà Nẵng, quán caphe bị đốt khiêu khích, gia đình gửi đơn thư kêu cứu lên công an phường, Quận, lãnh đạo thành phố, ngay lập tức các đơn vị chức năng ra tay, bắt thủ phạm ngay. Ở Gò Vấp, một gia đình suốt hai năm trời kêu cứu vì bị côn đồ đánh đập giã man, không ai giải quyết và đành phải kêu cứu lên Bộ trưởng Công an thế này: 
9. Câu hỏi ví dụ
Với ai thích chuyển giới thì đây là tin vui. Có bạn đặt câu hỏi rất vui, ví dụ một ông chồng cưới vợ xong, một ngày đẹp trời bỗng muốn chuyển giới thành phụ nữ mà vẫn sống với vợ con thì chính quyền có phải thu giấy đăng ký kết hôn không?
Bộ luật dân sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sáng 24/11 đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính.
10. Tin tức và cuộc sống
* Từ ngày 24 đến 30.11, Tòa án trọng tài thường trực The Hague ( PCA) xử vụ Philippines kiện Trung Quốc tuyên bố độc chiếm Biển Đông, theo báo The Guardian (Anh). 
* Với những kẻ kinh doanh thịt thối, kinh doanh tẩm hoá chất vào các loại thực phẩm thì xử hình sự về tội cố ý giết người chứ gì nữa mà còn phải phiết, đề xuất với đề nghị, việc nó xảy ra cả chục năm nay chứ bất ngờ đâu mà còn kiến nghị hả trời, mức án này cao nhất phải tử hình: 
*Facebook cho phép nhân viên tại Mỹ của mình được nghỉ 4 tháng trả lương trong suốt cả năm. Mặc dù Zuckerberg cho biết anh sẽ dành 2 tháng cho con gái nhưng hiện không rõ anh có nghỉ thêm sau đó hay không.
*Theo Trung tướng Trần Văn Độ, có một thực tế đang diễn ra hiện nay, đó là chưa có một cơ quan, địa phương nào tự mình phát hiện ra ở trong cơ quan, địa phương có tham nhũng.
*Việc ghép môn Lịch sử vào hai môn Giáo dục Công dân và Giáo dục Quốc phòng thành một môn chung là Công dân với Tổ Quốc. Trong phạm vi của bài viết ngắn này, người viết chỉ muốn một lần nữa gióng một hồi chuông cảnh tỉnh xã hội về vấn đề giáo dục lịch sử dân tộc trong xã hội ta ngày nay …
Nguyễn Quang Vinh


-Vụ đọc sách ngược: Do bìa sách bị dán ngược (PLTP 23-11-15) -
(PLO)- Giám đốc Trung tâm Truyền hình Thanh niên thuộc Trung ương Đoàn cho hay hình ảnh học sinh đọc sách ngược là do bìa sách bị dán ngược.

Liên quan đến hình ảnh học sinh cầm sách ngược trong một chương trình của VTV, chiều 23-11, Đài Truyền hình Việt Nam đã chính thức lên tiếng.

Theo đó, đại diện của Trung tâm Truyền hình Thanh niên đã nhận trách nhiệm về sai sót trong phóng sự "Vinh danh các thầy cô giáo cắm bản" phát sóng trên VTV1 vào ngày 18-11.

Vị đại diện này cũng cho biết phóng sự "Vinh danh các thầy cô giáo cắm bản" (trong chương trình truyền hình Thanh niên) phát sóng vào ngày 18-11 trên VTV1 là một trong những chương trình ý nghĩa hướng tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, nhằm tôn vinh những nỗ lực và cố gắng vượt qua khó khăn của các thầy cô giáo nơi vùng sâu vùng xa.

Hình ảnh học sinh đọc sách ngược.
Với nội dung tốt, chương trình đã nhận được nhiều khen ngợi của khán giả. Tuy nhiên, có một chi tiết được cho là sai sót không nên có trong một sản phẩm truyền hình. Đó là hình ảnh một em học sinh cầm sách ngược đọc bài. Chi tiết này đã vô tình làm ảnh hưởng không tốt tới nội dung của phóng sự.
"Chúng tôi đã nhận được thông tin phản hồi về hình ảnh trong phóng sự và đã kiểm tra lại. Đầu tiên, chúng tôi xin nhận lỗi vì đã kiểm duyệt hình ảnh không cẩn thận. Khi kiểm tra lại file gốc thì thực tế là em học sinh đó đã đọc đúng và cầm đúng chiều sách. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ đây là sách cũ nên bìa sách đã bị dán ngược. Chính điều này đã tạo ra hiểu nhầm trên. Chúng tôi chỉ muốn nói rằng việc các em học sinh đọc bài là rất thật, mong mọi người đừng nghi ngờ là các cháu học giả chỉ vì chi tiết này" - ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc Trung tâm Truyền hình Thanh niên thuộc Trung ương Đoàn, đơn vị thực hiện phóng sự này, nói.
Ông Nam Sơn cũng cho rằng sai sót này sẽ là một bài học quý cho những người làm truyền hình, luôn phải cẩn thận đối với mỗi sản phẩm của mình.
Liên quan đến việc kiểm duyệt của VTV khi phát sóng phóng sự này, Ban Thư ký biên tập - Đài Truyền hình Việt Nam cho biết người được phân công cũng chưa thật cẩn trọng nên đã bỏ lọt chi tiết này. Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã yêu cầu người duyệt phải rút kinh nghiệm.

-Xôn xao chuyện: Trẻ đọc ngược sách vẫn lên sóng VTV

Docbao.vn - Rất nhiều người đã đưa ra phương án để hợp thức hoá việc đứa trẻ vùng cao cầm ngược sách vẫn có thể đọc bình thường.

Ngày hôm nay, dân mạng đã dành rất nhiều sự chú ý tới một tấm hình được cắt ra từ một chương trình thực tế. Theo đó, nhân vật chính trong bức hình là một học sinh tiểu học tại vùng cao.
Câu chuyện sẽ không có gì đáng để nói nếu như cậu học trò này không cầm ngược sách mà vẫn đọc băng băng.

Qua bức hình có thể thấy rõ, quyển sách của cậu học trò này là sách Tiếng Việt và nó đã được lộn ngược đầu.
Sau khi được đăng tải, bức ảnh nhanh chóng thu hút được rất nhiều sự chú ý, cùng với đó là những lời bình luận nhằm lý giải cho việc vì sao cậu học trò cầm ngược sách mà vẫn đọc được.




Cùng với đó, có nhiều bạn chia sẻ về chuyện về một thời đi học và có những tiết dự giờ khi mà mọi thứ đều được chuẩn bị, sắp xếp kỹ càng.

Theo như thông được biết, hình ảnh này được cắt ra trong một chương trình có tên "Vinh danh các thầy cô giáo cắm bản" được phát sóng vào lúc 18h30 phút ngày 18/11 vừa qua.




_____________

-Son Tran Ô Giáo dục bậc Tiểu học (!)
và Khoa trương "Sửa đổi HP" cùng Tái cơ cấu Kinh tế XHCN
-XUỐNG HỐ CẢ NÚT NOI GƯƠNG đàn anh TUNG CẨU-
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/education-and-development-vh-nxn-04102013091410.html

Trong cuộc thảo luận hiện nay ở Việt Nam về việc sửa đổi bản hiến pháp năm 1992, nhiều người nêu ý kiến về đường hướng kinh tế và cả việc tái cơ cấu nền kinh tế èo uột hiện tại. Nhưng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa lại chú ý đến một khía cạnh khác mà ông gọi là cái gốc của kinh tế, là việc giáo dục, trước tiên là giáo dục cấp tiểu học. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này qua phần thực hiện sau đây của Vũ Hoàng.

Cần một Hiến pháp văn minh hơn

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, từ nhiều năm nay, Việt Nam nói đến yêu cầu gọi là tái cơ cấu nền kinh tế mà giới quan sát ở trong nước phê bình là chỉ thấy nói mà chưa thấy làm và cũng chẳng biết là ai làm, với kinh phí từ đâu ra. Thế rồi, từ đầu năm nay, Quốc hội của Việt Nam còn đưa ra dự thảo sửa đổi bản Hiến pháp năm 1992 để đề nghị mọi người góp ý mà lại giới hạn nội dung góp ý, thậm chí còn đả kích những ai muốn sửa đổi văn kiện cơ bản này theo chiều hướng thật sự dân chủ. Từ giác độ kinh tế, ông nghĩ sao về những ý kiến đã được nêu ra trong cuộc thảo luận này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ là Việt Nam cần có một Hiến pháp có trình độ văn minh hơn, nhưng không đánh giá cao thiện chí sửa đổi của những người cầm quyền, trước nhất từ lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, là cơ chế có quyền hạn thực tế còn cao hơn Hiến pháp.
Chuyện thứ hai là vấn để cải tổ kinh tế hay tái cơ cấu theo lối nói ở trong nước. Nhu cầu cải tổ thì đã hiển nhiên và ngày càng cấp bách, mà việc cải cách vẫn bị trì hoãn, thậm chí cản trở vì cơ cấu lệch lạc hiện nay tạo ra đặc lợi cho nhiều thành phần. Các trung tâm quyền lợi hay là "lợi ích nhóm" đó chỉ muốn bảo vệ đặc quyền và đặc lợi của họ. Cũng vì vậy mà dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ chẳng đi đến đâu khi ta xét tới điều 55 liên hệ đến kinh tế đang được đề nghị.
Vũ Hoàng: Thưa ông, điều 55 đó có nội dung ra sao về kinh tế?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là nó duy trì lý luận căn bản đã gây ra các vấn đề nguy ngập của hiện tại và sẽ chẳng giúp gì cho phát triển kinh tế trong tương lai. Tôi xin trích dẫn điều 55 đó để người ta thấy ra mâu thuẫn cơ bản hàm chứa bên trong tư duy của lãnh đạo. Điều 55 có mục đích sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21 và 25 của Hiến pháp cũ và gồm hai khoản.
Thứ nhất, "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối." Thứ hai, "Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo." Hết trích dẫn.
VN cần có một Hiến pháp có trình độ văn minh hơn, nhưng không đánh giá cao thiện chí sửa đổi của những người cầm quyền, trước nhất từ lãnh đạo đảng CS.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Mâu thuẫn ở đây là khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" mà thế nào là "định hướng xã hội chủ nghĩa" lại không rõ, và chỉ có thể soi sáng với cái đuôi của khoản hai là "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo". Khi thành phần kinh tế nhà nước còn giữ vai trò chủ đạo thì làm gì có cạnh tranh? Và làm sao mà tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước và giải quyết tình trạng tham ô lãng phí trong các tập đoàn kinh tế nhà nước? Loại ung nhọt như Vinashin hay Vinalines mới chỉ là mặt nổi thôi.
Khi ta xét đến điều 58, sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18 cũ thì mọi chuyện vẫn như xưa vì "Đất đai, nguồn nước, khoáng sản, vùng trời, vùng biển và tài nguyên thiên nhiên khác, các công trình và các tài sản Nhà nước đầu tư, quản lý đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật." Đấy là cơ sở của tệ nạn tay chân nhà nước cướp đất của dân đang thấy xảy ra. Vì thế, tôi hoài nghi ý chí cải cách kinh tế mà còn lo ngại cho tương lai khi nhìn vào cái gốc của kinh tế là giáo dục, trước tiên ở cấp tiểu học.
Vũ Hoàng: Nói cách khác, ông không đánh giá cao thiện chí hay khả năng cải cách về mặt kinh tế mà còn e ngại cho tương lai khi xét về lĩnh vực giáo dục? Điều gì khiến ông lo ngại?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong bản Hiến pháp năm 1992, vốn dĩ không là một mẫu mực, người ta có điều 59 quy định như sau: "Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân." và "Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí." Trong bản dự thảo được đề nghị, Điều 42 sửa đổi, bổ sung Điều 59 chỉ còn gọn một khoản là "Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập" chứ hết có khoản "giáo dục tiểu học là miễn phí". Tức là nghĩa vụ học tập bao gồm luôn nghĩa vụ học phí! Đây là một vấn đề nghiêm trọng cho kinh tế vì là cơ sở ban đầu của dân trí.
Vũ Hoàng: Ông thấy giáo dục cấp tiểu học liên hệ thế nào với phát triển kinh tế?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy mà ngoài khía cạnh kinh tế thì còn đạo đức xã hội.
Về kinh tế thì khi mà gần 23% dân số những người trên năm tuổi lại không thể hoàn tất bậc tiểu học thì làm sao lên tới cấp trung học và có tay nghề để thoát khỏi kiếp nghèo? Ở bên các nước Đông Á, nơi mà giáo dục miễn phí đến cấp trung học là quốc sách, Việt Nam không thể cạnh tranh được nếu nhà nước không đảm bảo nổi chín năm giáo dục cho mọi người. Bây giờ lại còn mập mờ đòi người dân phải có nghĩa vụ học tập trong khi phe lờ nghĩa vụ của nhà nước! Bước đầu của việc nâng cao dân trí và cải tiến khả năng sản xuất là một sự tụt hậu.

Gánh nặng giáo dục

Vũ Hoàng: Đấy là về kinh tế, ông còn nói đến khía cạnh xã hội nữa. Thưa ông cái đó là gì?
Sự thật thì việc bảo đảm giáo dục cho con em vẫn là gánh nặng cho các hộ gia đình. Nhiều hộ phải mất phân nửa lợi tức cho việc học hành.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng về xã hội, tại một xứ vẫn tự xưng là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa, thì một nội dung nên có của cái gọi là "định hướng xã hội chủ nghĩa" là chính quyền phải ưu tiên chú trọng đến đại đa số và nhất là làm sao cho dân nghèo khỏi bị thiệt hại hoặc thua sút. Trong sự thăng tiến của con người, giáo dục là một điều kiện đầu tiên nên giáo dục tiểu học phải được cung cấp miễn phí cho mọi người để ai cũng có được kiến thức cơ bản. Mà không chỉ có học phí vì còn phải gồm cả trường ốc, sách vở và dụng cụ giáo khoa. Chế độ lại làm ngược, là tư nhân hóa giáo dục tiểu học theo cái hướng là học sinh phải trả học phí, cũng chẳng có tiền mua sách và không có trường ở gần nhà.
Chúng ta đã thấy hình ảnh của em nhỏ ôm cầu khỉ leo qua sông để đi học trong khi các dự án của khu vực công bị rút ruột tan nát, gia đình đảng viên cán bộ cao cấp thì có dinh cơ nguy nga mà lương bổng không thể trang trải được nếu không tham nhũng.
Về xã hội thì đấy là một sự bất công đáng tởm và cho thấy nội dung thật của "định hướng xã hội chủ nghĩa". Nó khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh tuần qua của một bà mẹ tại tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đèo con tới trường, sau lưng bé gái ngơ ngác là một cái bàn bằng gỗ tạp vì mẹ em phải mang bàn học đến trường!
Vũ Hoàng: Ông thấy hình ảnh này ở đâu, thưa ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Một ngẫu nhiên là tuần báo BusinessWeek của hệ thống Bloomberg số mới nhất vào tuần qua đã có một bài về sự thật của nền giáo dục đằng sau những khoa trương của Trung Quốc. Tấm hình của một nhiếp ảnh gia của hãng AP đập vào mắt độc giả, nhưng nội dung bài phân tích của ông Dexter Roberts còn đáng chú ý hơn nhiều vì phơi bày mặt trái của thành tích biểu kiến.

cn-edu-bw-250.jpg
Bài báo về sự thật của nền giáo dục đằng sau những khoa trương của TQ trên tuần báo BusinessWeek của hệ thống Bloomberg số ngày 04-04-2013. Screen capture.

Cũng như Việt Nam đã khoe ngân sách cho giáo dục chiếm đến 5% Tổng sản lượng GDP hoặc gần 20% của ngân sách quốc gia, Tháng Ba vừa rồi Trung Quốc cho biết vào rằng họ đạt chỉ tiêu là dành 4% của Tổng sản lượng cho giáo dục, sự thật thì việc bảo đảm giáo dục cho con em vẫn là gánh nặng cho các hộ gia đình. Nhiều hộ phải mất phân nửa lợi tức cho việc học hành, nhiều nơi không có trường ốc, phòng ốc có khi chật ních học trò, nhiều người phải hối lộ đút lót mới xin cho con vào trường tốt sau khi phải trả tiền học và đủ loại lệ phí, kể cả tiền thuê bàn ghế trong lớp. Vì thế, nhiều nơi cha mẹ phải khuân cả bàn ghế cho con vào trường. Chính sách cải tổ hệ thống ngân sách từ năm 1994 còn khiến các địa phương thiếu tiền giải quyết việc giáo dục.
Mà hoàn cảnh của thành phần gọi là "dân công" lại còn bi đát hơn vậy. "Dân công" là những người phải tha phương cầu thực là kiếm việc làm ở địa phương khác mà chẳng có hộ khẩu. Tình trạng tạm bợ ấy kéo dài nhiều thập niên rồi mà chính sách hộ khẩu vẫn chưa thay đổi. Các gia đình dân công có con đi học thì kiếm không ra trường, hoặc phải cho con em trở về quê cũ nơi có hộ khẩu thì mới được đi học. Trung Quốc có 20 triệu em nhỏ là con cháu của dân công hiện đang có số phận rất bấp bênh.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, với những khó khăn về giáo dục như vậy, làm sao mà hai quốc gia này có thể cạnh tranh được với thiên hạ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng chưa nói đến việc cạnh tranh trong lâu dài, hệ thống giáo dục ấy đang là vấn đề xã hội với hậu quả nguy ngập về chính trị ở bên trong. Khi nhìn ra ngoài thì xứ nào cũng nên học hỏi kinh nghiệm của xứ khác và nhất là đừng phạm sai lầm như xứ khác.
Bên cạnh Trung Quốc, Việt Nam nên tránh sai lầm của họ và phải cải cách sớm hơn, trước tiên là về giáo dục vì sẽ chỉ có kết quả lâu dài nên phải khởi sự sớm. Bước kế tiếp là phải tăng cường khả năng cung cấp giáo dục trung tiểu học cùng miễn phí để từ năm năm qua chín năm qua 12 năm, người nào cũng có được kiến thức cơ bản.
Người ta cứ nói đến xã hội hóa hay tư nhân hóa giáo dục, Việt Nam chưa dám tư nhân hóa việc cung cấp kiến thức mà lại chỉ tư nhân hóa việc trả học phí là đi ngược quy trình của sự tiến hóa. Trong việc sửa đổi Hiến pháp, người ta nên trước tiên sửa cái đầu và cách nghĩ.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.

- GS Phan Huy Lê chỉ ra ‘khuyết tật’ lớn nhất của giáo dục Việt Nam (GDVN).
-
-Gia đình ông Vươn "phẫn uất" trước bản án dành cho quan chức Hải Phòng


-Vụ truy sát nông dân Văn Giang vẫn chưa được làm rõ trách nhiệm
-HRW : "Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt phải đạt kết quả cụ thể"



- Voi du lịch chết do làm việc quá sức (NLĐ).
- TPHCM: Bắt giữ lô hàng thiết bị nghe, quay lén nhập lậu (LĐ).
- Tiền Giang: Sốc với cô dâu 13 tuổi! (NLĐ).
- Sưng người, sốt 41oC vì mỹ phẩm đắt tiền (KT).  - Giải phẩu thẩm mỹ làm hỏng ngực, bồi thường hơn 223 triệu đồng (TT).
- Trạm trộn bêtông cuốn chết công nhân xây dựng (TT).
- Video: Phim tài liệu: Hành trình theo nhật ký Vũ Xuân – Tập 2 (VTV).
- Y tế Trung Quốc chỉ thông tin về H7N9 ba tuần sau khi phát hiện virus (RFI).
- Vụ xô xát tại thủy điện Sêrêpốk 4A: Dừng thi công cầu để thẩm định (LĐ).
- TP.Hồ Chí Minh: Nhiều bệnh viện có nguy cơ hết thuốc (LĐ).
- Virus H7N9 dễ phát triển thành chủng mới nguy hiểm (DV).
- Thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật: 110 ngàn tấn thuốc – ai kiểm soát?(TP). - Không né tránh đùn đẩy trách nhiệm (ANTĐ).
- Tây Nguyên kiệt nguồn nước ngầm (SGGP). - Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ 40 tỉ đồng chống hạn (PLTP).
- Chống ngập lại gây ngập (TN).
- Hơn 12.000 chứng chỉ tiếng Hàn sắp hết hạn: Hết cửa xuất khẩu lao động? (TP). – Nhà máy cồn Đại Tân – Quảng Nam: 300 công nhân vẫn chưa được trả nợ lương (LĐ).
- Nhói lòng vụ lừa 170 tờ vé số (PLTP).
- Có một tấm lòng cao cả (PT). 
- CSGT phải cười và biết xin lỗi dân trước khi xử phạt! (LĐ).  – TP. HỒ CHÍ MINH: 1.000 cảnh sát giao thông học văn hóa ứng xử (PNTP).

- Nữ phó phòng lộng hành khắp tỉnh (NLĐ).
- Sự thật về CSCĐ Thái Nguyên bắt người dân quỳ (KT).
- Phóng viên chống tiêu cực bị dọa giết ở Nghệ An (NLĐ).
- Bà Margaret Thatcher với thuyền nhân Việt Nam (RFA).
Phóng viên báo Lao Động Nghệ An bị đe dọa chặt tay
(TNO) Sáng 10.4, bà Nguyễn Thu Hương, Tổng Biên tập Báo Lao Động Nghệ An, cho biết báo này đã gửi văn bản đề nghị Công an TP.Vinh và Công an tỉnh Nghệ An xác minh, điều tra làm rõ kẻ đã gọi điện đe dọa chặt tay, giết chết phóng viên Trọng Đức ...
Viết bài tiêu cực, một phóng viên bị dọa giếtAn ninh thủ đô
Một phóng viên bị dọa giếtLao động

- Trần Huỳnh Duy Thức: Một người có tâm có tầm (DLB).

- Việt Nam: Đối thoại nhân quyền cần tạo ra chuyển biến cụ thể (Defend the Defenders). - Hình ảnh mới nhất về tội ác của nhà cầm quyền Hà Nội cướp phá Tu viện kín Camelo của GH Công giáo (NVCL). - KHỦNG HOẢNG TÌNH THƯƠNG (Nguyentrongtao). - Tự đào mồ chôn mình (Phivu2). - Tại sao lại trì hoãn tiến trình “dân chủ hóa”? (DĐCN). - Xích Tử – Chủ nghĩa xã hội và thơ Trạng Quỳnh(Dân luận). - Hùng – Một chặng đường đã bao nhiêu năm! (Dân luận). - Nghệ thuật Sots của thời Sôviết và Hậu Sôviết (Procontra). -Việt Nam còn thiếu những gì để có dân chủ? (DLB).
- CHỈ CÓ KẺ CẦM QUYỀN ĐỘC TÀI, LƯU MANH PHẢN ĐỘNG MỚI CHỈ TRÍCH TIẾNG NÓI NGUYỆN VỌNG CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI DÂN (DĐCN). - THẾ HỆ TÔI, MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU (Nguyentrongtao).
- NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác (kỳ 25) (Nhattuan2011).
- Vụ ông Vươn: Giờ thì anh đến để làm gì? (PHAIR ZIOS). - TIÊN LÃNG,VỤ CƯỠNG CHẾ– VÌ THAM HAY NGU…. TA MẤT GÌ?(KHATRAPHUONG). - Cám ơn vụ án đầm Cống Rộc (ĐCV).
- Đoàn Nguyên Đức rất có “văn hóa”, tiến sĩ Alan Phan rất vô “văn hóa” (RFA). - Thất vọng và niềm vui (Gocnhinalan). - Hai Góc Nhìn Của Bạn Đọc (Gocnhinalan). - VIỆT NAM CẦN MỘT THATCHER (Huynhngocchenh). - Nguyễn Văn Thạnh – Việt Nam cần một Thatcher (Dân luận).
- Nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh bị tuyên 30 tháng tù (SGGP). - Tuyên 30 tháng tù cho nguyên Phó Chủ tịch Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh (Infonet). - Phạt nguyên chủ tịch huyện Tiên Lãng 15 tháng tù treo (TT). - Thu hồi đất đai và cơ hội tham nhũng của quan chức (PT).
- Nhiều vấn đề bức xúc cần Quốc hội ra tay (TT). - Năm 2014, Quốc hội sẽ giám sát tái cơ cấu kinh tế (SGTT). - Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng vi phạm về sử dụng nhà đất (LĐ).
- ÔNG NÔNG DÂN CHỐNG THAM NHŨNG, CHẾT BỞI BỌN THAM NHŨNG… ĐƯỢC LẬP MIẾU THỜ (Nguyentrongtao).
- 52 đơn tố cáo tham nhũng trong Bộ Công thương trong quý I (Sống mới). - 55% thu nhập ngoài lương đến từ tiền bồi dưỡng họp (VNE/NNVN).
- Đà Nẵng hậu Bá Thanh (Truongduynhat).
- Chủ tịch xã xin lỗi dân vì hành xử thô bạo (DT). - Bê bối khiến Chủ tịch Bình Phước Trương Tấn Thiệu mất chức (kỳ 1) (PT). - Nữ phó phòng đập phá xe Chủ tịch tỉnh (NLĐ/TP).
- Vì dân và sự bất an của người dân (daotuanddk).
- Tăng mức xử phạt ngoại tình: Không nâng được độ răn đe (DV).
- Trung Quốc có thêm 5 người nhiễm H7N9 (VOV). - Trung Quốc tạm giữ 10 người tung tin đồn nhảm về H7N9 trên mạng (LĐ).

- Ban hành phác đồ điều trị cúm A/H7N9 (LĐ).  - Sẽ cách ly hoàn toàn các ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 (DT). - TPHCM: Gia cầm nuôi trong nhà dân sẽ bị tịch thu (TBKTSG).  - Mối lo dịch cúm từ chim! (NLĐ).   - Trung Quốc sốt vó vì H7N9 (NLĐ).  - Trung Quốc bác tin virus cúm H7N9 xuất xứ từ Hàn Quốc (VOV).  - TQ: Bệnh nhân nhiễm virus H7N9 đầu tiên xuất viện(TTXVN).
-Mẫu chuyển giới Việt chật vật mưu sinh (KP 9-4-13) - Thêm một vấn đề khiến tôi phải ngừng viết, nhìn lên trần nhà mà trầm ngâm suy nghĩ.
Nữ phó phòng lộng hành khắp tỉnh (NLĐ 9-4-13)  - Bà Trần Hồng Ly thừa nhận .. đã tìm đến nhà ông Trần Khiêu để gặp chị Ba ..  để “làm sáng tỏ sự việc tại sao bấy lâu nay chị Ba mắng chửi tôi là đĩ này đĩ nọ, nói tôi là gái bia ôm nội bộ và chị Ba còn nói tôi bảo kê cho mộtquán bia ôm gần nhà”.
Học trò chan cơm nước lã (NNVN 9-4-13) -- PTT Nguyễn Thiện Nhân: Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm hoàn thiện Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch (TCCS 9-4-13)
Vì sao trường quốc tế “hấp dẫn” các phụ huynh? (TN 9-4-13)
Trần Đăng Khoa: 'Khôi hài khi chơi trò ú tim với môn Sử' (GD 9-4-13)
Rùng mình sinh viên rao bán “giống” kiểu “chợ trời“ (PLVN 8-4-13)
Nhà thơ Phan Huyền Thư: Tôi rất hiểu, phúc đức tại mẫu (CAND 9-4-13) - Hồng Thanh Quang p/v
Giá trị tư tưởng - nghệ thuật quyết định sự hấp dẫn của tác phẩm (ND 8-4-13)
Tự hào vì nét văn hóa "ăn thịt chó" của người Việt (VNN 9-4-13)
Nạn tạp chí khoa học dỏm: Scientific Articles Accepted (Personal Checks, Too)  (NYT 7-4-13)

Tổng số lượt xem trang