Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Cầu treo dân sinh vừa dùng 10 ngày đã lún sụp

-Cầu treo dân sinh vừa dùng 10 ngày đã lún sụp
(Tin tức thời sự) - Cầu treo dân sinh thôn 2 xã Tiên Lãnh do Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ đầu tư mới khánh thành hơn mười ngày đã lún, nứt, sụp, nứt toác.

Cầu khánh thành hơn mười ngày đã lún, nứt, sụp

Người dân xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam vô cùng bức xúc trước cây cầu treo dân sinh thôn 2 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GT-VT) làm chủ đầu tư, đầu tư xây dựng cho người dân địa phương đi lại, chỉ mới đưa vào sử dụng từ ngày 11/11/2015 đã bị lún, nứt, sụp móng.

Cầu treo dân sinh thôn 2 mới đưa vào sử dụng bị lún, nứt, sụp ngay đầu cầu.


Đây là cầu nằm trong Đề án xây dựng cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, khu vực miền Trung và Tây Nguyên của Bộ GT-VT.

Tổng vốn đầu tư hơn 3,1 tỷ đồng, do Công ty TNHH Một thành viên Duyên Hải (Hà Nội) thi công, Viện Khoa học – Công nghệ (Bộ GT-VT) chịu trách nhiệm giám sát thi công. Tuổi thọ công trình thiết kế không quá 25 năm.

Chất lượng thi công có vấn đề.


Ghi nhận trực tiếp, phần đầu cầu thuộc địa phận thôn 1 (xã Tiên Lãnh) bị lún, nứt, sụp toàn bộ không thể lưu thông bằng xe máy được. Thành móng sát chân cầu cũng bị nứt toạc ra kéo theo những mảng tường bê tông ta luy bị đổ xuống mép hố. Còn những vết nứt mới phát sinh chạy dọc, chạy ngang hai bên hông móng đường nối ngay đầu cầu rất nhiều.

Theo phản ánh của người dân, mỗi khi học sinh đạp xe qua cầu đi học rất nguy hiểm. Được biết, những người đi mua trái bòn bon muốn qua cầu phải gửi xe máy nhà rồi đi bộ qua chứ chạy xe máy qua sợ té rớt xuống suối.

Bà Võ Thị Hoang (SN 1940, thôn 4 xã Tiên Lãnh) có nhà gần cầu bức xúc: “Cầu khánh thành ai cũng mừng, việc đi lại được rất thuận lợi. Vậy mà sử dụng có hơn mười ngày đã xuất hiện nứt, rồi lún sụp hết bê tông lòi đất ra thấy sợ quá. Bê tông giáp đầu cầu nứt vỡ vụn rất mềm. Cầu bị hư hỏng thế này ai đi qua cũng sợ run người”.

Từ khi cầu bị bà Hoang phải đi bên mép cầu rất nguy hiểm.


Còn anh Võ Tấn Lợi, bức xúc: “Cầu chi xây quá kém, mới đưa vào sử dụng chưa được tháng mà hư hỏng, nứt, lún, sụp thấy ớn quá. Mỗi lần đi qua run người”.

Cách làm có một không hai

Không chỉ vậy những người dân sống gần cầu cũng phản ánh đơn vị thi công làm việc rất... khác thường. Bà Võ Thị Hồng, có nhà ngay đầu cầu kể: “Nhà tôi sát đầu cầu, thấy đơn vị thi công họ làm cầu treo này ẩu lắm, dối quá. Họ chở xi măng bao lên rồi để ngoài trời đến khi mưa xuống xi măng trong bao chết cứng. Tôi nói họ miết nhưng họ có nghe đâu. Thấy xót quá, tôi xin họ vài bao xi măng chết để kè móng nhà nhưng họ không cho. Số lượng bao xi măng chết này họ lấp hết dưới đất thấy tiếc quá. Tranh thủ tôi cũng kịp kéo được năm bao xi măng chết để kè bên hông nhà”.

Những bao xi măng chết nằm lăn lóc.


Bà Trần Thị Tuyết, Phó chủ tịch UBND Tiên Lãnh cho biết, trong quá trình xây dựng hai cầu treo dân sinh ở xã, chính quyền xã và người dân không được tham gia giám sát thi công. Nhưng khi thi công cũng như mới đưa vào sử dụng mấy ngày người dân địa phương nhiều lần phản ánh về chất lượng công trình. Xã đã báo cáo phản ánh của người dân lên huyện để chủ đầu tư, đơn vị thi công khắc phục, sửa chữa sớm để đảm bảo an toàn cho dân qua lại.

Vết nứt mới chạy dài bên thành trụ cầu.


Bà Tuyết lo lắng cầu treo dân sư hư hỏng quá nhanh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người dân, đặc biệt là người già, học sinh khi đi cầu.

Do trời mưa!?

Là đơn vị được chủ đầu tư thuê lại để quản lý, giám sát công trình khi xây dựng, ông Nguyễn Duy, Trưởng phòng Triển khai dự án của Ban Quản lý Dự án công trình giao thông (Sở GT-VT Quảng Nam) nói rằng: "Mưa gió sạt lở thôi. Tôi nói nhà thầu thi công rồi họ sẽ vào khắc phục. Chuyện này cho nó sạt lở hết cho hết mùa mưa này rồi họ vào sửa chữa luôn lần. Do công tác giải phóng mặt bằng không triệt để nên mưa nước đọng sạt lở. Cũng do mưa gió thôi. Việc sạt lở của cầu không ảnh hưởng việc đi lại của người dân địa phương đâu”.

Phần ta luy móng trụ cầu bị nứt đổ sập.


Tuy nhiên khi được PV cho xem hình ảnh cầu bị lún, nứt, sụp làm cho một lãnh đạo của Ban này giật mình nói: “Làm cầu như vậy còn thua nông dân làm...”.

Ông Trần Ngọc Thanh, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng giao thông – Sở GT-VT Quảng Nam nhận xét, việc cầu treo dân sinh thôn 2 bị lún nền dẫn đến nứt bê tông mặt đường ngay phần đầu là có vấn đề về chất lượng và thi công rồi. Phải kiểm tra kỹ mới xác định trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
-




--Cầu treo Chu Va 6 bị đánh tráo vật liệu?

Cầu treo Chu Va 6 bị đánh tráo vật liệu? Một góc trụ cầu Chu Va 6 được xây bằng gạch ống đỏ được người dân phát hiện.

Theo thiết kế, những trụ cầu Chu Va 6 phải được làm bằng bê tông, cốt thép nguyên khối chứ không thể bằng gạch...


Trong khi thông tin về công tác thi công ắc neo ẩu khiến là nguyên nhân quan trọng gây nên sự cố sập cầu treo Chu Va chưa khiến dư luận hết bất bình thì một thông tin về chất lượng trụ cầu gây chấn động lại vừa được người dân nơi đây cho biết.
Theo đó, trong ngày 2/3, một số người dân tại bản Chu Va, huyện Tam Đường, Lai Châu cho biết, khi đi qua chỗ cầu treo Chu Va 6 bị sập họ đã vô tình phát hiện trụ cầu bị vỡ, lộ ra bên trong trụ cầu được xây toàn bằng gạch ống đỏ.

Ngay sau khi biết thông tin trên, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Lai Châu, ông Đoàn Đức Long cho biết theo thiết kế, trụ cầu Chu Va 6 phải được làm bằng bê tông, cốt thép nguyên khối chứ không thể bằng gạch.

Cũng theo ông Long, trước đó đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải đã tới hiện trường nhưng mới chỉ kiểm tra vị trí bị đứt cáp và một số kết cấu bên ngoài, chưa kiểm tra trụ cầu.

“Chúng tôi sẽ lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin người dân phản ánh và có báo cáo cụ thể”, ông Đoàn Đức Long cho hay.


Trước đó, vào khoảng 8h30 ngày 24/2/2014, tại bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, trong khi đưa tang một người trong địa phương, hàng chục người khi qua cầu treo Chu Va 6 đã xảy ra sự cố đứt ốc neo kéo cáp cầu treo làm 9 người chết, 38 người bị thương.

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, kết quả xác minh ban đầu cho thấy, sở dĩ xảy ra tai nạn đáng tiếc tại cầu treo Chu Va 6 là do thi công ẩu, còn toàn bộ quá trình thiết kế đều đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn.

Cụ thể, theo Bộ trưởng Thăng, thay vì phải tiến hành khoan lỗ ắc neo, thì đơn vị thi công lại dùng máy hàn để tạo lỗ, do đó đã khiến thép biến đổi gần như thành gang, dễ gãy.

“Gãy là do làm ẩu chứ nếu thi công đúng như thiết kế thì cầu này có thể chịu được hàng chục người đi qua cùng một lúc”, ông Thăng nói.

Hiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân chính thức gây ra tai nạn nói trên.

Mở lớp bồi dưỡng kiến thức cho ủy viên Trung ương Đảng



- Tại sao một công trình có tài trợ quốc tế, có vốn ban đầu cao mà lại giao cho một cơ sở thủ công thực hiện bộ phận trọng yếu nhất của câu cầu treo như vậy? (Nguyễn Đăng Hưng).

Thử xác định nguyên nhân và tìm lý giải khoa học cho vụ sập cần Lai Châu

GS.TS Nguyễn Đăng Hưng
Lời dẫn.
Vụ sập cần treo đứt cầu treo tại bản Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã gây ra hậu quả nghiệm trọng, 8 người chết, trên 40 người bị thương.

Việc xác định nguyên nhân lý giải khoa học sự việc này là rất quan trọng. Mọi việc cần rạch ròi vì những chiếc cầu treo thuộc loại này khá phổ biên trên lãnh thổ Việt Nam.
Bài này đã được biên tập lại và đăng trên báo Pháp Luât Tp HCM với tít:

Vụ sập cầu treo: Ốc neo quá thô sơ

Xin xem đường link:
Nguyên văn bài này cùng chi tiết hình minh họa xin xem sau đây.

Vụ sập cần treo đứt cầu treo tại bản Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã gây ra hậu quả nghiệm trọng, 8 người chết, trên 40 người bị thương.
Việc xác định nguyên nhân lý giải khoa học sự việc này là rất quan trọng. Mọi việc cần rạch ròi vì những chiếc cầu treo thuộc loại này khá phổ biên trên lãnh thổ Việt Nam.
Có phải cầu sập vì tải trọng không?
Phải. Nếu xem kỹ video sự cố ta sẽ thấy tai nạn đột biến xảy ra khi toàn bộ đoàn người đã bước vào cầu, bộ phận đi đầu của đám ma đến đỉnh cao nhất của cầu. Chính lúc này là lúc tải trọng đạt đến giá trị cao nhất. Điều này không có nghĩa là cầu bị quá tải, đã vượt qua khả năng thiết kế. Thật vậy, cấu trúc cầu, đặc biệt các giây cáp có thể chịu đựng đến 79 tấn trong khi tổng trọng lượng của đoàn người chỉ đạt chung quanh 2,5 tấn (Lời phỏng vấn khá trung thực trên Dân trí của ông Trần Xuân Sanh – Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng). Trên hiện trường sau tai nạn không có giấy cáp nào bị đứt, cấu trúc các cột trụ vẫn bình thường.
Có phải cầu sập vì những lý do khác với giới hạn tải trọng không?
Không. Những lý do khác thường có thể xảy ra cho những sự cố tương tự là: cộng hưởng vì độ rung, mất ổn định hình học. Cộng hưởng có thể xảy ra khi đoàn người đi theo nhịp như một đoàn quân. Đây là một đám ma mọi người đi bình thường không có nhịp điệu. Việc mất ổn định hình học cũng không vì sau sự cố ta thấy toàn bộ cấu trúc không bị biến dạng. Cầu chỉ bị  nghiêng hắt đoàn người xuống sông vì bị sút giây cáp một bên.

Giây cáp bị sút (phải) và giây cáp còn nguyên (trái)

Đâu là thủ phạm của việc sút giây cáp?
Các chuyên trách đã tìm ra thủ phạm không thể chối cải được: ốc neo của tăng đơ bị đứt (xem hình).
Làm sao giải thích việc gảy đổ?
Kỹ thuật làm ốc treo quá thô sơ, không có sự đồng bộ giữa giây cáp và óc treo, lực kéo từ giây cáp sẽ không thể chuyển hết qua ốc treo khi đạt một giới hạn. Hôm nay ta biết giới hạn đó: Trọng lượng của đoàn người (khoảng trên dưới 2.5 tấn) công thêm trọng lượng của cấu trúc tấm chịu uốn dưới chân người đi.
Tại sao kỷ thuật ốc treo yếu kém?
Quan sát hình chụp ốc neo trên mạng (xem hình) ta thất ngay đây là chỉ là sản phẩm thủ công kém chất lượng, Lỗ tròn được thực hiện rất thô sơ thiết diện tròn không tròn trịa mà méo mó. Bề dày của lỗ tròn không được trơn tru mà chất chứa nhiều rãnh, nếp nhăn gồ ghề, chứa đựng nhiều nguy cơ tìm ẩn cho sự đỗ vỡ theo cơ học phá hủy. Những vết rãnh này chính là những vết nứt tự tạo ban đầu khiến sức chịu đựng của óc neo giảm thiểu nghiêm trọng.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống – nguyên giảng viên trường đại học xây dựng đã có nghi ngờ chính đáng về kỹ thuật dùng que hàn thổi để tạo lỗ. Khoa học cơ học phá hủy (Fracture Mechanics) chỉ rõ là kỹ thuật hàn có thể làm tay đổi bản chất của thép, khiến nó giòn đi, độ dẻo của thép giảm thiểu nghiêm trọng và việc gãy đổ giòn là phải chờ đợi.
Nhìn kỷ mặt gãy của ốc neo ta thấy mặt này thẳng góc với hướng lực chuyển tải từ giây cáp. Đây chính là bằng chứng không thể chối cải: óc treo đã gảy đổ vì tính giòn!
Như vật ta có thể kết luận: Kỹ thuật làm ốc neo quá thô sơ chất chứa nhiều yếu tố biến thép dẻo thành giòn và vụ đức ốc neo là việc phải chờ đợi theo tiên đóan của ngành cơ học phá hủy.
Được biết cầu treo này do huyện Tam Đường làm chủ đầu tư, các cơ quan chuyên môn của huyện đảm nhiệm việc thẩm định thiết kế xây dựng, được khánh thành cách đây chỉ hơn một năm. Vấn đề đặt ra là: Cơ sở nào đã gánh vác việc thi công, cơ sở nào đã thực hiện ốc neo này?
Tại sao một công trình có tài trợ quốc tế, có vốn ban đầu cao mà lại giao cho một cơ sở thủ công thực hiện bộ phận trọng yếu nhất của câu cầu treo như vậy?
Còn cơ quan thẩm định hậu kiểm của Bộ Giao Thông vận tải sao lại vắng bóng ở đây? Việc kiểm tra cấu trúc, xác dịnh điểm yếu của cầu treo đâu phải là việc quá phức tạp?
Sinh mạng của 8 người dân, sức khỏe của hơn 40 người khác chẳng nhẽ được coi thường đến thế ư?
Và tại Việt Nam sẽ còn bao nhiêu chiếc cầu như vậy, nhất là tại vùng cao, vùng sâu sẽ có cùng chung số phận?
Hình ảnh sau đây là những ốc neo có chất lượng thông thường.
Ốc neo chất lượng có thế ttìm được dễ dàng trên thị trường
 - Sinh mạng dân và ‘con ốc thiếu chuẩn (BBC).
Nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu treo Chu Va 6, được xác định là do ốc neo cáp không đạt chất lượng dẫn đến đứt gãy.
Ốc neo cáp chính của cầu được thiết kế như một cấu kiện chia sẻ lực căng của cáp chủ do tất cả tải trọng tĩnh, tải trọng động và các tải trọng liên quan khác tác dụng lên cầu gây nên.
Một cấu kiện quan trọng như vậy cho một cầu phục vụ dân sinh khu vực theo quy định theo tiêu chuẩn ngành (TCN) sẽ được giám sát, nghiệm thu chất lượng trước khi đưa vào công trường gồm các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng vật liệu cấu kiện do nơi sản xuất cấp; các phiếu kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, do một tổ chức chuyên môn, tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.
Nhìn bằng mắt thường cũng dễ dàng thấy nghi ngờ về chất lượng, mỹ thuật của ốc neo, nhưng sự thật vật chứng vẫn đưa vào sử dụng.
Cơ quan đại diện nhà nước quản lý xây dựng cầu Chu Va 6 đã bỏ qua quy định, quy trình về xây dựng cơ bản hoặc cố tình thông đồng, hợp thức hóa các chứng chỉ kiểm tra chất lượng của phòng thí nghiệm hợp chuẩn - đó là điều chắc chắn.

Tổng số lượt xem trang