-Son Tran
Một bông hồng tặng Bạn hữu...-
Báo QĐND bắn vào một cái đích ảo!
Đừng ảo tưởng về “ tự do báo chí tuyệt đối”!
“Tự do báo chí” là vấn đề không mới, nhưng rất nhạy cảm đối với mỗi quốc gia dân tộc. Thời gian gần đây, có một nhóm người đòi hỏi Việt Nam phải có tự do ngôn luận, tự do báo chí không giới hạn, tự do sử dụng internet mà “không cần kiểm soát bởi Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam”.
Họ cho rằng, thế mới là một nền “tự do báo chí ưu việt” như các nước phát triển và hơn thế, để Việt Nam không bị xem là “một quốc gia bóp nghẹt tự do báo chí” và là “kẻ thù của internet”(!).
Khi đưa ra kiến nghị trên đây, hình như các “nhà dân chủ” đang bị “lóa mắt” và “ảo tưởng” về một “chân trời tự do báo chí tuyệt đối”! Trên thực tế, không có bất cứ quốc gia nào có nền báo chí tự do tuyệt đối, mà báo chí đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc, luật lệ, chế tài nhất định của luật pháp và chính quyền. PGS,TS Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu lịch sử báo chí thế giới, cho biết: Mỹ là một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, nên một số người viện dẫn tự do báo chí của quốc gia này như là một mẫu hình lý tưởng. Nhưng ngay từ khi ra đời, thời kỳ lịch sử nước Mỹ thuộc Anh, báo chí phải được cấp phép và chịu sự kiểm duyệt gắt gao trước khi xuất bản. Mặc dù Quốc hội Mỹ không được phép ra văn bản hạn chế tự do báo chí, nhưng kể từ năm 1787 đến nay, tòa án tối cao và chính quyền các bang của Mỹ đã ban hành hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật làm công cụ điều phối và kiểm soát tự do thông tin. Mặt khác, báo chí ở Mỹ bị chi phối bởi các tập đoàn truyền thông và quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền. Thế nên, đừng lầm tưởng và ảo tưởng là Mỹ có nền báo chí tự do vô hạn độ hay “tự do hoàn hảo”.
Nói về tự do báo chí “không giới hạn”, không thể không nhắc lại những “vụ điển hình” làm rúng động dư luận thế giới thời gian qua như: Vụ họa sĩ Đan Mạch vẽ tranh biếm họa về nhà tiên tri Mô-ha-mét; vụ một mục sư đạo Tin lành Mỹ đòi đốt kinh Cô-ran; vụ việc lính Mỹ đốt kinh Cô-ran ở Áp-ga-ni-xtan… Những vụ việc “quá trớn” này đã làm dư luận phản ứng dữ dội, thậm chí có nơi biến thành bạo loạn xã hội. Nhưng “đình đám nhất” phải kể đến vụ bê bối của tờ News of the World (Tin thế giới). Tháng 7-2011, tờ báo “lá cải” lớn nhất nước Anh đã phải đình bản vĩnh viễn sau 168 năm “làm mưa, làm gió” trên thương trường báo chí quốc tế do nhiều phóng viên bản báo bị cáo buộc là đã nghe lén điện thoại của hàng nghìn người dân để “săn tin”. Chả thế mà ông Nick Clegg, đương kim Phó thủ tướng nước Anh từng phải lên tiếng: Báo chí cần tự do để kiểm soát việc lạm dụng quyền lực của các chính trị gia và của xã hội nói chung, nhưng báo chí cũng không được phép lạm dụng quyền lực của họ!
Tự do báo chí không phụ thuộc vào “báo chí tư nhân”
Một số người “lập luận” rằng, phải cho tư nhân có quyền xuất bản báo, tạp chí thì mới bảo đảm quyền “tự do báo chí đích thực”. Bởi theo họ, xã hội dân chủ là một xã hội mà công dân được phép làm tất cả những gì mang lại lợi ích cho họ, trong đó có quyền được ra báo để có tiếng nói độc lập, có thông tin tự do hoàn toàn, có quyền “phản biện xã hội” thoải mái… như một số nước phát triển!
Đề cập đến vấn đề này, ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), người từng tham gia nhiều cuộc trao đổi, đối thoại cởi mở, thẳng thắn với một số tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn tìm hiểu về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, cho rằng: Nhận định, đánh giá như vậy là phiến diện, thiếu quan điểm thực tiễn. Vì mỗi đất nước, mỗi quốc gia dân tộc đều có đặc điểm lịch sử và chế độ chính trị khác nhau. Thực tế ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, nhưng hầu hết các ban, bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các giai cấp, tầng lớp, các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các giới, các thành phần trong xã hội đều có tờ báo, tạp chí, bản tin của mình. Mỗi công dân Việt Nam khi tham gia sinh hoạt, hoạt động ở tổ chức nào thì đều có ấn phẩm báo chí của tổ chức đó bảo đảm quyền được thông tin của mình.
Cùng chung quan điểm đó, ông Hà Minh Huệ, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã khẳng định: Một nền báo chí có được xem là tự do hay không trước hết phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, bản chất, mục đích hoạt động của nó. Ở Việt Nam, một nền báo chí có chức năng, mục đích “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện tự do ngôn luận của các tầng lớp nhân dân” đã được quy định rõ ràng tại Điều 6, Luật Báo chí năm 1989, không thể nói là nền báo chí ấy không phải của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, Việt Nam không cần báo chí tư nhân nhưng mọi người dân vẫn được đáp ứng và hưởng thụ nhu cầu thông tin về tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, về mọi mặt tình hình của đất nước và thế giới.
Quyền tự do báo chí phải được bảo đảm bằng pháp luật
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con người luôn được Đảng, Nhà nước ta xem là một thuộc tính, một bản chất của chế độ ta. Vì vậy, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Điều 10 đã ghi rõ: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận”. Điều 15, Hiến pháp năm 1959 bổ sung: “Công dân nước Việt Nam có các quyền tự do ngôn luận, báo chí”. Điều 67, Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Cùng với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Điều 69, Hiến pháp năm 1992 bổ sung: Công dân có quyền được thông tin. Kế thừa nội dung các bản Hiến pháp trước, Điều 26 thuộc Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, trên phương diện pháp lý, tất cả các bản Hiến pháp của nước ta từ khi ra đời đến nay đều khẳng định nhất quán, trước sau như một quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, của mọi công dân. Nếu như một số quyền khác của con người được đề cập, bổ sung, phát triển ở các bản Hiến pháp sau này, thì quyền tự do báo chí đã được Nhà nước ta thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm ngay sau khi chế độ dân chủ và chính quyền nhân dân được xác lập. Điều này như một minh chứng sinh động để khẳng định Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay chưa bao giờ xem nhẹ hay ngăn cản quyền tự do báo chí chân chính của nhân dân.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó được gắn liền với các quy định của pháp luật. Không thể có tự do báo chí trừu tượng, chung chung và cũng không thể lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích của nhân dân. Nhà báo trước hết là một công dân. Nếu nhà báo vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý như các công dân khác phạm pháp. Còn ai cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để bày tỏ công khai chống Đảng, Nhà nước, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, xâm phạm lợi ích của tổ chức và công dân đều phải bị xử lý nghiêm minh. Đó là biểu thị sự công bằng, bình đẳng của pháp luật, chứ không phải là sự “bóp nghẹt tự do báo chí, thủ tiêu tự do ngôn luận” như một số thế lực phản động và những người thiếu thiện chí từng rêu rao. Điều 2, Luật Báo chí năm 1989 đã quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nội dung “Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền” (năm 1948) của Liên hợp quốc đã được khẳng định tại Điều 29: “Mỗi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.
Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc rằng, không thể có đổi mới, dân chủ và phát triển nếu không tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân. Vì đó không chỉ là một trong những quyền cơ bản của con người, mà còn là một trong những động lực quan trọng để mở rộng, phát huy dân chủ-một nguồn lực nội sinh góp phần thúc đẩy đất nước phát triển bền vững.- Không thể có tự do báo chí không giới hạn (QĐND). - Đại biểu hứa phải giữ lời (NLĐ). - Viện Kiểm sát nhân dân huyện xin lỗi nạn nhân oan sai (TT).
Cha tôi, Lê Duẩn và kỷ niệm với Trung Quốc (KP 7-4-13) ◄
"Giáo dục miễn phí" ở Việt Nam không thật miễn phí! Vietnam: Where free education isn't so free (Al Jazeera 7-4-13) ◄
- Thánh lễ hiệp thông với HĐGMVN, các nhân sĩ trí thức góp ý sửa đổiHiến Pháp và cầu nguyện cho nhà cầm quyền Việt Nam (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). - Trình bản mới dự thảo Hiến pháp (VNN).
- Hoàng Đức Doanh: Góp ý xây dựng hiến pháp (Boxitvn). – Đỗ Như Ly: Tôi góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. – Ngô Thị Hồng Lâm: Xin phép bạn Đức Thành tôi phản biện.
- Phiếu xin ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã hủ bại đến mức không thể sửa – chỉ có thể bị hủy (FB Nguyễn Doãn Kiên/ BS).
- Để Đảng không trở thành đảng trị – Nguyễn Huy Canh (CVHP).
- GÓP Ý SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU HIẾN PHÁP 1992 (Phạm Viết Đào). – Tô Văn Trường:HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI (Bùi Văn Bồng).
- TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐÃ NHẬN ĐƯỢC 44 TRIỆU Ý KIẾN GÓP SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP TRONG 3 THÁNG VỚI DÂN SỐ GẦN 1,5 TRIỆU NGƯỜI (Nguyễn Quang Vinh).
- Đặc trưng của mô hình tài phái Hiến pháp Đức – Võ Trí Hảo, Philips Kunig (CVHP).
- Minh Hoàng: Nhận xét về vụ án Đoàn Văn Vươn (Boxitvn). – Trần Mạnh Sĩ: Ngọn lửa Đoàn Văn Vươn cháy mãi trong lòng dân.
- LS Trần đình Triển: BÀN VỀ BẢN ÁN VỤ ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN (TTXVA). - Người hùng nhân dân Việt Nam bị án tù 5 năm – Vietnamese Folk Hero Gets Five-Year Sentence (DLB). - Ông Đoàn Văn Vươn cảm ơn đảng, chính phủ!?
- Vụ cưỡng chế đầm tôm: Nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng chuẩn bị hầu tòa (DT). -Cựu Chủ tịch và Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng ra tòa (NLĐ). - 5 cựu quan chức ở Tiên Lãng hầu tòa (VNE).
- Bùi Minh Quốc: GIẢI PHÓNG (Bùi Văn Bồng). - Blog Ngô: Thừa mứa thông tin và sự mù quáng! (VOV). - BLOG VOV – MỘT ĐỔI MỚI ĐÁNG KHÍCH LỆ (Bùi Văn Bồng).
- Nguyễn Việt – Thư ngỏ gửi nhà văn Nguyễn Văn Thọ (X-cafe). - Vụ Đoàn Văn Vươn: Hôm nay xét xử cựu Chủ tịch huyện Tiên Lãng (GDVN). - Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Nhiều cựu quan chức hầu tòa (SGGP). - Xét xử cựu Chủ tịch huyện Tiên Lãng và đồng phạm (TP).
- Sự thật liên quan đến 11 sổ đỏ Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (LĐ).
- Đề xuất xây dựng luật Kiểm soát thu nhập (TN). - Thế nào là “nhạy cảm”? (ANTĐ).
- Hội đồng Nhân dân TPHCM: Dân chê nhiều hoạt động chưa thiết thực (LĐ). - Đại biểu của dân phải dành thời gian thích đáng để làm nhiệm vụ (PLTP). - Lãnh đạo qua thi tuyển làm việc rất tốt (PLTP).
- Nếu GS Ngô Bảo Châu và Bill Gates đi xin việc ở Việt Nam (GDVN).
- GS Võ Tòng Xuân: Đô thị hóa đang vô tình làm hại nông dân (PT).
- Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân: “Nên điều chỉnh cách ‘hành xử’ đối với khoa học theo thông lệ quốc tế” (GDVN).
- Chật vật với các ‘phí bôi trơn’ (TP).
- Vẫn chậm giải quyết vấn đề dân bức xúc (SGGP). – VỤ “MỘT TẤM ĐAN, NHIỀU CƠ QUAN DỠ KHÔNG NỔI”: Người bị bít giếng trời khởi kiện chủ tịch UBND quận (PLTP). - 8.000 công nhân điêu đứng vì bà chủ HTX dính án “tham ô tài sản”?! (PT).
Nhà lữ hành giữa các nền văn minh (TN 7-4-13) -- Về GS Lê Thành Khôi
Tiến sỹ văn chương Đoàn Cầm Thi: Văn chương đương đại Việt cần được biết đến ở Pháp (TP 7-4-13)
Sách dịch ngày nay hiếm hoi tác phẩm tốt (SGGP 7-4-13) -- Về chuyện ngôn ngữ và dịch thuật (Blog Nguyễn Vạn Phú 1-4-13)
Đừng đổ hết cho sách giáo khoa (TT 7-4-13)
Lại một tác phẩm văn chương bị độc giả chê "dâm tục" (KT 7-4-13) -- Cuốn "Người tình Sài Gòn"
Văn hóa 'đổ thừa' của một 'sếp văn hóa' (Petrotimes 7-4-13) -- Ở Việt Nam, "văn hoá đổ thừa" ăn đứt "văn hoá từ chức"
GS Nguyễn Văn Huy: Không nước nào hăm hở làm ’Gia đình văn hóa" như ta! (ĐV 7-4-13)
"Trí tuệ và tâm huyết" các nhà kinh tế Việt Nam tăng cao là nhờ ông Huệ: Tăng hợp tác hiệu quả Ban Kinh tế TW và các trường ĐH(infonet 7-4-13) -- "GS TS Vương Đình Huệ ...thăm và làm việc với các trường đại học trọng điểm quốc gia nhằm phát huy cao độ trí tuệ và tâm huyết của các chuyên gia, các nhà khoa học"
Nhà văn Ma Văn Kháng: Bật mí về "Phút giây huyền diệu" (TTVH 7-4-13)
Thuốc chữa cho mọi bệnh của xã hội (TVN 7-4-13) -- Thư viện?
Ngành du lịch không cần số đo ba vòng của nữ đại sứ (LĐ 6-4-13)
Mỹ Tâm lắc hông, đá lông nheo và "gây bão" với hôn gió (DV 7-4-13) -- Chính vì những cái tít như thế này mà tôi phải đọc báo Việt Nam mỗi ngày.
Lái xe xúc giật sập nhà để giải quyết mâu thuẫn?
-
Một bông hồng tặng Bạn hữu...-
Báo QĐND bắn vào một cái đích ảo!
Đừng ảo tưởng về “ tự do báo chí tuyệt đối”!
“Tự do báo chí” là vấn đề không mới, nhưng rất nhạy cảm đối với mỗi quốc gia dân tộc. Thời gian gần đây, có một nhóm người đòi hỏi Việt Nam phải có tự do ngôn luận, tự do báo chí không giới hạn, tự do sử dụng internet mà “không cần kiểm soát bởi Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam”.
Họ cho rằng, thế mới là một nền “tự do báo chí ưu việt” như các nước phát triển và hơn thế, để Việt Nam không bị xem là “một quốc gia bóp nghẹt tự do báo chí” và là “kẻ thù của internet”(!).
Khi đưa ra kiến nghị trên đây, hình như các “nhà dân chủ” đang bị “lóa mắt” và “ảo tưởng” về một “chân trời tự do báo chí tuyệt đối”! Trên thực tế, không có bất cứ quốc gia nào có nền báo chí tự do tuyệt đối, mà báo chí đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc, luật lệ, chế tài nhất định của luật pháp và chính quyền. PGS,TS Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu lịch sử báo chí thế giới, cho biết: Mỹ là một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, nên một số người viện dẫn tự do báo chí của quốc gia này như là một mẫu hình lý tưởng. Nhưng ngay từ khi ra đời, thời kỳ lịch sử nước Mỹ thuộc Anh, báo chí phải được cấp phép và chịu sự kiểm duyệt gắt gao trước khi xuất bản. Mặc dù Quốc hội Mỹ không được phép ra văn bản hạn chế tự do báo chí, nhưng kể từ năm 1787 đến nay, tòa án tối cao và chính quyền các bang của Mỹ đã ban hành hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật làm công cụ điều phối và kiểm soát tự do thông tin. Mặt khác, báo chí ở Mỹ bị chi phối bởi các tập đoàn truyền thông và quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền. Thế nên, đừng lầm tưởng và ảo tưởng là Mỹ có nền báo chí tự do vô hạn độ hay “tự do hoàn hảo”.
Nói về tự do báo chí “không giới hạn”, không thể không nhắc lại những “vụ điển hình” làm rúng động dư luận thế giới thời gian qua như: Vụ họa sĩ Đan Mạch vẽ tranh biếm họa về nhà tiên tri Mô-ha-mét; vụ một mục sư đạo Tin lành Mỹ đòi đốt kinh Cô-ran; vụ việc lính Mỹ đốt kinh Cô-ran ở Áp-ga-ni-xtan… Những vụ việc “quá trớn” này đã làm dư luận phản ứng dữ dội, thậm chí có nơi biến thành bạo loạn xã hội. Nhưng “đình đám nhất” phải kể đến vụ bê bối của tờ News of the World (Tin thế giới). Tháng 7-2011, tờ báo “lá cải” lớn nhất nước Anh đã phải đình bản vĩnh viễn sau 168 năm “làm mưa, làm gió” trên thương trường báo chí quốc tế do nhiều phóng viên bản báo bị cáo buộc là đã nghe lén điện thoại của hàng nghìn người dân để “săn tin”. Chả thế mà ông Nick Clegg, đương kim Phó thủ tướng nước Anh từng phải lên tiếng: Báo chí cần tự do để kiểm soát việc lạm dụng quyền lực của các chính trị gia và của xã hội nói chung, nhưng báo chí cũng không được phép lạm dụng quyền lực của họ!
Tự do báo chí không phụ thuộc vào “báo chí tư nhân”
Một số người “lập luận” rằng, phải cho tư nhân có quyền xuất bản báo, tạp chí thì mới bảo đảm quyền “tự do báo chí đích thực”. Bởi theo họ, xã hội dân chủ là một xã hội mà công dân được phép làm tất cả những gì mang lại lợi ích cho họ, trong đó có quyền được ra báo để có tiếng nói độc lập, có thông tin tự do hoàn toàn, có quyền “phản biện xã hội” thoải mái… như một số nước phát triển!
Đề cập đến vấn đề này, ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), người từng tham gia nhiều cuộc trao đổi, đối thoại cởi mở, thẳng thắn với một số tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn tìm hiểu về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, cho rằng: Nhận định, đánh giá như vậy là phiến diện, thiếu quan điểm thực tiễn. Vì mỗi đất nước, mỗi quốc gia dân tộc đều có đặc điểm lịch sử và chế độ chính trị khác nhau. Thực tế ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, nhưng hầu hết các ban, bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các giai cấp, tầng lớp, các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các giới, các thành phần trong xã hội đều có tờ báo, tạp chí, bản tin của mình. Mỗi công dân Việt Nam khi tham gia sinh hoạt, hoạt động ở tổ chức nào thì đều có ấn phẩm báo chí của tổ chức đó bảo đảm quyền được thông tin của mình.
Cùng chung quan điểm đó, ông Hà Minh Huệ, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã khẳng định: Một nền báo chí có được xem là tự do hay không trước hết phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, bản chất, mục đích hoạt động của nó. Ở Việt Nam, một nền báo chí có chức năng, mục đích “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện tự do ngôn luận của các tầng lớp nhân dân” đã được quy định rõ ràng tại Điều 6, Luật Báo chí năm 1989, không thể nói là nền báo chí ấy không phải của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, Việt Nam không cần báo chí tư nhân nhưng mọi người dân vẫn được đáp ứng và hưởng thụ nhu cầu thông tin về tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, về mọi mặt tình hình của đất nước và thế giới.
Quyền tự do báo chí phải được bảo đảm bằng pháp luật
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con người luôn được Đảng, Nhà nước ta xem là một thuộc tính, một bản chất của chế độ ta. Vì vậy, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Điều 10 đã ghi rõ: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận”. Điều 15, Hiến pháp năm 1959 bổ sung: “Công dân nước Việt Nam có các quyền tự do ngôn luận, báo chí”. Điều 67, Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Cùng với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Điều 69, Hiến pháp năm 1992 bổ sung: Công dân có quyền được thông tin. Kế thừa nội dung các bản Hiến pháp trước, Điều 26 thuộc Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, trên phương diện pháp lý, tất cả các bản Hiến pháp của nước ta từ khi ra đời đến nay đều khẳng định nhất quán, trước sau như một quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, của mọi công dân. Nếu như một số quyền khác của con người được đề cập, bổ sung, phát triển ở các bản Hiến pháp sau này, thì quyền tự do báo chí đã được Nhà nước ta thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm ngay sau khi chế độ dân chủ và chính quyền nhân dân được xác lập. Điều này như một minh chứng sinh động để khẳng định Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay chưa bao giờ xem nhẹ hay ngăn cản quyền tự do báo chí chân chính của nhân dân.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó được gắn liền với các quy định của pháp luật. Không thể có tự do báo chí trừu tượng, chung chung và cũng không thể lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích của nhân dân. Nhà báo trước hết là một công dân. Nếu nhà báo vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý như các công dân khác phạm pháp. Còn ai cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để bày tỏ công khai chống Đảng, Nhà nước, xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc, xâm phạm lợi ích của tổ chức và công dân đều phải bị xử lý nghiêm minh. Đó là biểu thị sự công bằng, bình đẳng của pháp luật, chứ không phải là sự “bóp nghẹt tự do báo chí, thủ tiêu tự do ngôn luận” như một số thế lực phản động và những người thiếu thiện chí từng rêu rao. Điều 2, Luật Báo chí năm 1989 đã quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nội dung “Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền” (năm 1948) của Liên hợp quốc đã được khẳng định tại Điều 29: “Mỗi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.
Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc rằng, không thể có đổi mới, dân chủ và phát triển nếu không tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân. Vì đó không chỉ là một trong những quyền cơ bản của con người, mà còn là một trong những động lực quan trọng để mở rộng, phát huy dân chủ-một nguồn lực nội sinh góp phần thúc đẩy đất nước phát triển bền vững.- Không thể có tự do báo chí không giới hạn (QĐND). - Đại biểu hứa phải giữ lời (NLĐ). - Viện Kiểm sát nhân dân huyện xin lỗi nạn nhân oan sai (TT).
Cha tôi, Lê Duẩn và kỷ niệm với Trung Quốc (KP 7-4-13) ◄
"Giáo dục miễn phí" ở Việt Nam không thật miễn phí! Vietnam: Where free education isn't so free (Al Jazeera 7-4-13) ◄
- Thánh lễ hiệp thông với HĐGMVN, các nhân sĩ trí thức góp ý sửa đổiHiến Pháp và cầu nguyện cho nhà cầm quyền Việt Nam (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). - Trình bản mới dự thảo Hiến pháp (VNN).
- Hoàng Đức Doanh: Góp ý xây dựng hiến pháp (Boxitvn). – Đỗ Như Ly: Tôi góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. – Ngô Thị Hồng Lâm: Xin phép bạn Đức Thành tôi phản biện.
- Phiếu xin ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã hủ bại đến mức không thể sửa – chỉ có thể bị hủy (FB Nguyễn Doãn Kiên/ BS).
- Để Đảng không trở thành đảng trị – Nguyễn Huy Canh (CVHP).
- GÓP Ý SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU HIẾN PHÁP 1992 (Phạm Viết Đào). – Tô Văn Trường:HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI (Bùi Văn Bồng).
- TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐÃ NHẬN ĐƯỢC 44 TRIỆU Ý KIẾN GÓP SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP TRONG 3 THÁNG VỚI DÂN SỐ GẦN 1,5 TRIỆU NGƯỜI (Nguyễn Quang Vinh).
- Đặc trưng của mô hình tài phái Hiến pháp Đức – Võ Trí Hảo, Philips Kunig (CVHP).
- Minh Hoàng: Nhận xét về vụ án Đoàn Văn Vươn (Boxitvn). – Trần Mạnh Sĩ: Ngọn lửa Đoàn Văn Vươn cháy mãi trong lòng dân.
- LS Trần đình Triển: BÀN VỀ BẢN ÁN VỤ ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN (TTXVA). - Người hùng nhân dân Việt Nam bị án tù 5 năm – Vietnamese Folk Hero Gets Five-Year Sentence (DLB). - Ông Đoàn Văn Vươn cảm ơn đảng, chính phủ!?
- Vụ cưỡng chế đầm tôm: Nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng chuẩn bị hầu tòa (DT). -Cựu Chủ tịch và Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng ra tòa (NLĐ). - 5 cựu quan chức ở Tiên Lãng hầu tòa (VNE).
- Bùi Minh Quốc: GIẢI PHÓNG (Bùi Văn Bồng). - Blog Ngô: Thừa mứa thông tin và sự mù quáng! (VOV). - BLOG VOV – MỘT ĐỔI MỚI ĐÁNG KHÍCH LỆ (Bùi Văn Bồng).
- Nguyễn Việt – Thư ngỏ gửi nhà văn Nguyễn Văn Thọ (X-cafe). - Vụ Đoàn Văn Vươn: Hôm nay xét xử cựu Chủ tịch huyện Tiên Lãng (GDVN). - Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Nhiều cựu quan chức hầu tòa (SGGP). - Xét xử cựu Chủ tịch huyện Tiên Lãng và đồng phạm (TP).
- Sự thật liên quan đến 11 sổ đỏ Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (LĐ).
- Đề xuất xây dựng luật Kiểm soát thu nhập (TN). - Thế nào là “nhạy cảm”? (ANTĐ).
- Hội đồng Nhân dân TPHCM: Dân chê nhiều hoạt động chưa thiết thực (LĐ). - Đại biểu của dân phải dành thời gian thích đáng để làm nhiệm vụ (PLTP). - Lãnh đạo qua thi tuyển làm việc rất tốt (PLTP).
- Nếu GS Ngô Bảo Châu và Bill Gates đi xin việc ở Việt Nam (GDVN).
- GS Võ Tòng Xuân: Đô thị hóa đang vô tình làm hại nông dân (PT).
- Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân: “Nên điều chỉnh cách ‘hành xử’ đối với khoa học theo thông lệ quốc tế” (GDVN).
- Chật vật với các ‘phí bôi trơn’ (TP).
- Vẫn chậm giải quyết vấn đề dân bức xúc (SGGP). – VỤ “MỘT TẤM ĐAN, NHIỀU CƠ QUAN DỠ KHÔNG NỔI”: Người bị bít giếng trời khởi kiện chủ tịch UBND quận (PLTP). - 8.000 công nhân điêu đứng vì bà chủ HTX dính án “tham ô tài sản”?! (PT).
- Vietnam Airlines bị biểu tình ở Anh (TTXVA). - Cán bộ cấp cao nhà nước cũng phàn nàn về “Sorry Airline” (Đào Tuấn). - Hàng không Việt Nam bị nhắc chuyện “nói khẽ, cười duyên” (VnEco).
Vĩnh biệt Võ Hồng: Thầy đã về đầu non... (TT 1-4-13) -- Bài Trần Huiền Ân
Nhà lữ hành giữa các nền văn minh (TN 7-4-13) -- Về GS Lê Thành Khôi
Tiến sỹ văn chương Đoàn Cầm Thi: Văn chương đương đại Việt cần được biết đến ở Pháp (TP 7-4-13)
Sách dịch ngày nay hiếm hoi tác phẩm tốt (SGGP 7-4-13) -- Về chuyện ngôn ngữ và dịch thuật (Blog Nguyễn Vạn Phú 1-4-13)
Đừng đổ hết cho sách giáo khoa (TT 7-4-13)
Lại một tác phẩm văn chương bị độc giả chê "dâm tục" (KT 7-4-13) -- Cuốn "Người tình Sài Gòn"
Văn hóa 'đổ thừa' của một 'sếp văn hóa' (Petrotimes 7-4-13) -- Ở Việt Nam, "văn hoá đổ thừa" ăn đứt "văn hoá từ chức"
GS Nguyễn Văn Huy: Không nước nào hăm hở làm ’Gia đình văn hóa" như ta! (ĐV 7-4-13)
"Trí tuệ và tâm huyết" các nhà kinh tế Việt Nam tăng cao là nhờ ông Huệ: Tăng hợp tác hiệu quả Ban Kinh tế TW và các trường ĐH(infonet 7-4-13) -- "GS TS Vương Đình Huệ ...thăm và làm việc với các trường đại học trọng điểm quốc gia nhằm phát huy cao độ trí tuệ và tâm huyết của các chuyên gia, các nhà khoa học"
Nhà văn Ma Văn Kháng: Bật mí về "Phút giây huyền diệu" (TTVH 7-4-13)
Thuốc chữa cho mọi bệnh của xã hội (TVN 7-4-13) -- Thư viện?
Ngành du lịch không cần số đo ba vòng của nữ đại sứ (LĐ 6-4-13)
Mỹ Tâm lắc hông, đá lông nheo và "gây bão" với hôn gió (DV 7-4-13) -- Chính vì những cái tít như thế này mà tôi phải đọc báo Việt Nam mỗi ngày.
Lái xe xúc giật sập nhà để giải quyết mâu thuẫn?
-