Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Luật sư Nguyễn Trần Bạt: Cần chia sẻ gánh nặng Chính phủ đang gánh

--- Luật sư Nguyễn Trần Bạt: Cần chia sẻ gánh nặng Chính phủ đang gánh(ĐĐK). 
Kín lịch với những cuộc thuyết trình, gặp gỡ, nhưng Luật sư Nguyễn Trần Bạt vẫn luôn dành thời gian cho báo chí, bởi ông gọi đó là "quyền được trả lời phỏng vấn” và bởi ông chưa bao giờ đưa ra truyền thông một ý kiến nào không qua con đường báo chí chính thống.
Thị trường bất động sản đóng băng, tác động tiêu cực
đến nền kinh tế, đòi hỏi phải có biện pháp "giải cứu” mạnh mẽ
 Dù có là cuộc gặp lần thứ mấy, dù cho vẫn là khung cảnh phòng khách quen thuộc ở trụ sở Investconsult Group trong ngõ phố Thái Hà – nơi ông là Chủ tịch, Tổng giám đốc thì mỗi cuộc trò chuyện là mỗi lần ông gây ngạc nhiên cho người phỏng vấn, bởi sự cuốn hút đặc biệt của sự mẫn tiệp dường như đang mỗi ngày mỗi tỉ lệ thuận với tuổi tác. Câu chuyện đề cập toàn diện mọi vấn đề của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới khi chúng ta đã bước vào năm thứ 6 của thời kỳ hội nhập (tính bởi mốc gia nhập WTO). Ông truyền cho người đối thoại tinh thần tự tại của người biết hành xử việc đời.
 
 
Con đường để cải thiện suy giảm tổng cầu còn vất vả
 
PV: Thưa ông, trong cuộc trò chuyện cuối năm 2012 với Đại Đoàn Kết, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng: Năm 2013, làm sao nâng tổng cầu thì mới hồi phục được sản xuất. Giờ chúng ta đã đi hết quý I của năm 2013, và quả thật thực tế nền kinh tế đang cho thấy đó là điều không dễ?
 
LS. Nguyễn Trần Bạt: Tôi có quan điểm không ngược lại. Nhưng đó cũng không phải là một khái niệm mới. Bởi vì suy cho cùng, toàn bộ cố gắng của nhân loại là nâng tổng cầu và toàn bộ nền kinh tế thế giới đang "giãy giụa" bởi giảm tổng cầu. Giảm tổng cầu phản ánh đầy đủ tất cả các khía cạnh khác nhau của khái niệm được gọi là khủng hoảng kinh tế. Giảm tổng cầu thể hiện ở giảm việc làm và thất nghiệp. Giảm tổng cầu thể hiện khủng hoảng tài chính và tiền tệ. Giảm tổng cầu thể hiện khủng hoảng công nghiệp vì thế giảm tổng cầu là tất cả mọi khía cạnh của sự suy thoái hoặc khủng hoảng của một nền kinh tế. Giảm tổng cầu đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, để tăng tổng cầu là toàn bộ cố gắng, toàn bộ khó khăn mà Nhà nước, Chính phủ đều đang phải đối mặt. Tất cả những bế tắc của sự phát triển kinh tế hiện nay tập trung thể hiện ở sự suy giảm tổng cầu.
 
Chúng ta cố gắng diễn đạt sự suy giảm tổng cầu này dưới những hình thức khác nhau, dưới những thuật ngữ khác nhau để cho đỡ gây hoang mang như hàng tồn kho, bong bóng bất động sản…. Đã có thời chúng ta ăn nên làm ra, mọi người có tiền và tạo ra hiện tượng phấn khởi sảng, lạc quan sảng. Cho nên chúng ta mới tạo ra một đống bong bóng, tạo ra các quả đấm thép, tạo ra thị trường bất động sản rộng lớn. Đất nước ta có 327.000 km2 đất đai. Và chúng ta đã coi đất đai như là một loại tài nguyên, giải thích đất đai là một loại tài nguyên. Trong nhận thức của chúng ta có rất nhiều vấn đề được hình thành trong quá trình phấn khích một cách không chừng mực. Chắc chắn con đường để cải thiện  tổng cầu còn vất vả.
 
Vấn đề không phải là kêu la
 
Phân tích của ông khiến trong tôi xuất hiện tâm lý AQ (vì giảm tổng cầu là vấn đề của cả nhân loại, không phải chỉ của riêng Việt Nam), nhưng đồng thời cũng thấy e ngại (vì thoát khỏi khủng hoảng kinh tế còn là con đường rất xa)?
 
- Nói những khía cạnh tiêu cực, phân tích khía cạnh tiêu cực vào lúc này làm cho tôi suy nghĩ là liệu có nên không? Bởi giống như khi cái taluy sắp trượt thì vấn đề không phải là kêu la. Cả hệ thống chính trị đều đang cố gắng. Trong khi chờ đợi hiệu ứng tích cực từ việc cải thiện tổng cầu thì chúng ta phải làm những việc khác để cải thiện những yếu tố làm chất xúc tác cho sự phát triển, ví dụ như cải thiện thể chế, nâng cao dân chủ...
 
Đây là lúc phải  củng cố thể chế
 
Thưa ông, đó là những việc lớn, có tính chiến lược lâu dài, không phải việc tình thế?
 
- Đúng, trong những lúc "nông nhàn" (tức là giai đoạn tổng cầu chưa thể lên được) chúng ta phải làm những việc lâu dài. Trong giai đoạn này  phải củng cố thể chế. Công việc lúc "nông nhàn” là cải thiện thể chế, xây dựng thể chế. Sau một chu trình phát triển chúng ta đã nhận ra có những vấn đề gây bức xúc trong xã hội buộc ta phải cải thiện. Sở dĩ tôi ví giai đoạn này như giai đoạn "nông nhàn”, là bởi tôi cho rằng "mùa vụ” (tức là lúc công việc sản xuất, kinh doanh sôi động) là công việc ngắn hạn. Còn những việc làm lúc "nông nhàn" là những việc chiến lược để cải thiện một cách lâu dài. Từ đó để nhận thức rằng, nếu không cải thiện thể chế thì mùa vụ sẽ bị ảnh hưởng.
 
Tôi không đánh giá thấp việc nông nhàn. "Làm nhà, lấy vợ, tậu trâu” đều ở giai đoạn nông nhàn. Cả ba việc ấy đều là việc chiến lược. Xây dựng thể chế là một việc "làm nhà”. "Lấy vợ” tức là tổ chức đoàn kết xã hội. Còn "tậu trâu” tức là chúng ta phải tái thiết lại những động lực cơ bản của nền kinh tế, của sự phát triển xã hội. Những việc ấy là việc chiến lược. Tôi không xem việc lúc "nông nhàn" là việc chơi. 
 
Luật sư Nguyễn Trần Bạt
 
Báo Đại Đoàn Kết nói với công chúng rằng không sốt ruột được
 
Phân tích của ông thật thú vị, tôi cho rằng đó là một nhận thức không phải ai cũng nhận ra vì có vẻ mọi người, như từ ông dùng ở trên, là đều thiên về hướng "kêu la” và sốt ruột mong muốn sớm thoát khỏi thời kỳ suy thoái kinh tế?
 
- Không phải ai cũng học được việc chịu trách nhiệm, cũng từng đi qua việc phải chịu trách nhiệm về những vấn đề nào đó. Vì thế đối với một số người dễ dàng có tâm lý lo sợ.
 
Kinh tế chưa có dấu hiệu gì ra khỏi khó khăn. Tôi đề nghị báo Đại Đoàn Kết nói với công chúng rằng không sốt ruột được. Khi trả lời báo chí đã nhiều lần tôi nói: Chúng ta trên thực tế đã mở cửa và trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Bộ phận ấy chịu ảnh hưởng của tất cả các phản ứng, các rủi ro, các biến đổi của nền kinh tế toàn cầu và chúng ta không ra khỏi khó khăn được, nếu nền kinh tế toàn cầu không ra khỏi khó khăn.
 
Với rất nhiều người bây giờ đều muốn quy trách nhiệm cho Chính phủ. Nhưng như thế nghĩa là chúng ta khi thất bại về kinh tế thì phải đi tìm "thủ phạm” đổ lỗi để bù lại cảm giác thất bại. Có lẽ, lúc đầu Chính phủ không lường được hết chúng ta lại gắn bó với nền kinh tế thế giới đến như thế. Chúng ta tưởng rằng quyền lực ở trong nhà chúng ta, tiền bạc ở trong nhà chúng ta, đất đai ở trong nhà chúng ta nên có giá cả tùy ý thích của chúng ta. Nhưng lại quên mất rằng tất cả những cái chúng ta có ở trong nhà, giá cả của nó, lợi ích mà nó mang lại dao động cùng với cái gọi là tổng cầu ở bên ngoài.
 
Chúng ta phải thấy vinh dự được "ốm” cùng nhân loại về mặt kinh tế
 
Vâng, thưa ông, chúng ta đang ở năm thứ 6 sau WTO. Nhưng với rất nhiều người vẫn luôn có tâm lý chỉ chúng ta mới đang khó khăn, đang suy thoái và luôn tìm cách "đổ lỗi” như ông vừa nói?
- Trước đây ta lên án Việt Nam tham nhũng, bây giờ ta nhìn lại toàn bộ châu Âu tham nhũng cũng đầy rẫy. Ở Mỹ đã có những thành phố đông hàng triệu dân phá sản. Ta quên mất việc nhìn sang những nơi có quyền định giá các sản phẩm của chúng ta họ đang do dự, đang lao đao thế nào. Ta không tự đánh giá mình được. Giá của một vật được quy định bởi chợ, và chợ đang dao động cho nên giá cả các hàng hóa tuân theo sự trôi nổi của số phận thị trường toàn cầu. Ta phải khen đất nước của chúng ta là đã hội nhập đến mức phản ứng một cách nhạy cảm cùng lúc với thế giới. Cách đây 15 năm trong một buổi giao lưu có một số bộ trưởng, một số các nhà khoa học - khi ấy nền kinh tế châu Á đang khủng hoảng – GS. Đào Xuân Sâm có nói: Các đồng chí ơi, xung quanh người ta "sốt” hết cả rồi mà chúng ta không "sốt" lên được. Chỉ nguyên việc "ốm" cùng với nhân loại là một vinh dự. Chúng ta "ốm" được cùng với nhân loại về mặt kinh tế phản ánh một thực tế là ta đã gần với nhân loại về mặt kinh tế. Đấy là dấu hiệu của sự hội nhập.
 
Cách đây vài ngày vừa có hội nghị nhìn lại 5 năm gia nhập WTO, cá nhân ông đánh giá thế nào về quãng thời gian chúng ta hội nhập?
 
-  Bản thân WTO cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Vòng đàm phán Doha bế tắc, tức bản thân thể chế kinh tế rộng lớn cũng đang khủng hoảng. Hay nói cách khác, các lực lượng kinh tế quốc tế đang do dự, đang dao động trước cơn bão kinh tế hay trước điểm tới hạn của một quá trình phát triển theo kiểu cũ. Nhân loại đang bế tắc về mặt lý luận phát triển kinh tế, ta cũng nằm trong tình huống như vậy. Các lực lượng khoa học, các lực lượng nghiên cứu buộc phải sử dụng giai đoạn "nông nhàn” để suy nghĩ lối thoát cho cả nền kinh tế, trong đó có chúng ta.
 
Dù có chỗ "khó nghĩ”, nhà nước vẫn buộc phải cứu thị trường bất động sản
 
 Không biết ông có theo dõi không, hiện giờ đang có một cuộc tranh luận rất sôi nổi về việc "cứu” hay không "cứu” thị trường bất động sản sau  ý kiến của ông Alan Phan. Quan điểm cá nhân ông như thế nào?
 
-  Tất cả bi kịch nằm ở chỗ, trong tất cả các lực lượng tham gia vào thổi quả bóng bất động sản trước đây dẫn đến hậu quả hiện nay có cả các lực lượng kinh tế nhà nước, cho nên Chính phủ bị coi là không "trung lập" trong câu chuyện này. Nếu Chính phủ cứu thị trường bất động sản thì gây ra những dị nghị. Tức là khu vực kinh tế nhà nước giữ một vai trò làm cho người ta nhìn Chính phủ như là không trung lập trong quá trình can thiệp đối với hiện tượng khủng hoảng này. Khía cạnh duy nhất khó nghĩ của Chính phủ là ở chỗ đấy.
 
Nhưng quan điểm của tôi là cho dù có chỗ "khó nghĩ” ấy cũng vẫn buộc phải cứu và cứu bằng cách nào mới là vấn đề. Hiện nay tôi nghĩ rằng chưa nghĩ ra cách cứu nhưng phải cứu. Nhà nước không can thiệp vào lúc này thì can thiệp vào lúc nào? 60 – 70% bế tắc của nền kinh tế Việt Nam nằm trong khu vực bất động sản. Chúng ta đã đầu tư thái quá bởi chúng ta không có cái gì khác ngoài đất. Đất tự nó đẻ ra vốn. Bán cho người ta rồi dùng tiền bán đất để đầu tư vào dự án. Còn người bán đất có thể lấy tiền làm nhà, có thể mua đồ và nó tạo ra nguồn cầu của các ngành công nghiệp khác. Tức là nhu cầu công nghiệp khác xuất hiện từ việc bán được đất. Chu kỳ tiêu tiền bán đất qua rồi và chúng ta bế tắc luôn các lĩnh vực khác. Tôi cho rằng, 50 – 60% (có thể hơn nữa) các vật thế chấp ở trong các ngân hàng là sổ đỏ. Cho nên có thể mạnh dạn gọi các ngân hàng của chúng ta là "ngân hàng sổ đỏ". Bây giờ bế tắc chính biểu hiện tập trung ở khối nợ xấu và là nguồn gốc của việc gây ra khủng hoảng bế tắc trong khu vực tài chính và ngân hàng. Sự mất cân đối trong việc kiểm soát vĩ mô của việc phân bổ các dự án phát triển là một lỗi. Để tránh lỗi ấy vô cùng khó. Bởi khi bất động sản tăng cao nó như một cơn lũ, Chính phủ có tài mấy cũng không ngăn cản được. Còn bây giờ khi nước lũ rút cũng thế, không thể ngăn cản được và gây ra lúng túng cho Chính phủ.
 
Nền kinh tế vẫn tiếp tục gồng mình vượt khó
                                                                          Ảnh: Hoàng Long
 
Chính phủ đang rất vất vả
 
Còn rộng hơn, đánh giá của ông như thế nào về những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô trong ba tháng qua?
 
-  Trong ba tháng qua tôi cho rằng, Chính phủ đã rất cố gắng, rất vất vả. Ở đây tôi chưa vội bàn đến việc điều hành ấy đúng hay chưa, bởi sự đúng đắn của một chính sách phải có thời gian để bộc lộ, nhưng có thể nói là Chính phủ rất vất vả. Chính phủ đang phải gánh một gánh rất nặng và rất cố gắng. Cố gắng trong chuyện biện hộ đối với dư luận, cố gắng giải quyết trên thực tế, cố gắng kiểm soát cả những lực lượng "hắc ám" tồn tại trong nền kinh tế của chúng ta, cố gắng sắp đặt lại bộ máy quản lý nhà nước có nhiều chỗ, nhiều nơi bị tha hóa cùng với sự suy thoái của nền kinh tế và cùng với sự phát triển trước đây của nền kinh tế. Công việc ấy vừa là nội chính, vừa là ngoại giao, vừa là kiến thiết, vừa là công nghiệp. Tất cả những chuyện ấy rất vất vả. Tôi thấy rõ và xuất hiện sự thông cảm đến mức chi li gánh nặng mà Chính phủ đang phải gánh.
 
Kinh tế còn khó khăn trong vài năm nữa
 
Ông nói lúc nãy là khuyên dân chúng  kiên nhẫn chờ đợi để thoát ra khỏi giai đoạn suy thoái kinh tế này. Vậy dự báo của ông về những tháng còn lại của năm 2013 và những năm tới?
 
-  Kinh tế sẽ tiếp tục khủng hoảng. Không phải chỉ 2013, mà cả 2014 và rất có thể 2015 vẫn tiếp tục. Tôi biểu dương sự kiên nhẫn nếu tôi có một tí quyền nào đó (trả lời phỏng vấn báo chí cũng chính là quyền). Tất nhiên, nói đến sự kiên nhẫn không phải dễ dàng. Kiên nhẫn tức là đáng ra ăn hai con cá thì chỉ ăn một con, đáng ăn hai bát cơm thì chỉ ăn một bát. Kiên nhẫn của sự thiếu ăn, thiếu tiêu trong một giai đoạn mà tôi nghĩ không ngắn. Hai năm nữa các bát cơm mới bắt đầu đầy dần, đến đầu năm thứ ba mới bắt đầu đầy dần lên.
 
Khi chị đưa khái niệm tổng cầu ra hỏi tôi, tức là muốn diễn đạt tất cả các thực trạng kinh tế một cách lý thuyết để tránh va chạm vào những việc cụ thể mà giới truyền thông ngoài luồng hay chỉ trích. Tôi không nằm trong giới hay chỉ trích ấy. Tôi chưa bao giờ đưa cái gì lên mạng nếu không đi qua con đường báo chí chính thống.
 
Đoàn kết dân tộc là cần thiết nhất để chống tan rã
 
Nghĩa là ông có quan điểm trước những luồng thông tin chỉ trích ấy?
 
- Đất nước đang khó khăn, kinh tế suy thoái, thù trong có, giặc ngoài có, tham nhũng tràn đầy, lúc này hơn bao giờ hết cần sự thống nhất dân tộc, mà chức năng thống nhất dân tộc là của Mặt trận Tổ quốc, quan trọng hơn tất cả sự phân biệt đúng sai. Sự phân biệt đúng sai là những nghiên cứu thầm lặng để cải thiện xã hội, nhưng sự đoàn kết là cần thiết nhất để chống tan rã.
 
Trân trọng cảm ơn ông!
 
* "Toàn bộ cố gắng của nhân loại là nâng tổng cầu và toàn bộ nền kinh tế thế giới đang "giãy giụa” bởi giảm tổng cầu. Giảm tổng cầu phản ánh đầy đủ tất cả các khía cạnh khác nhau của khái niệm được gọi là khủng hoảng kinh tế”.
 
* "Làm nhà, lấy vợ, tậu trâu” đều ở giai đoạn nông nhàn. Cả ba việc ấy đều là việc chiến lược. Xây dựng thể chế là một việc "làm nhà”. "Lấy vợ” tức là tổ chức đoàn kết xã hội. Còn "tậu trâu” tức là chúng ta phải tái thiết lại những động lực cơ bản của nền kinh tế, của sự phát triển xã hội. Những việc ấy là việc chiến lược. Tôi không xem việc lúc "nông nhàn” là việc chơi. Đảng và Nhà nước ta không chơi đâu.
 
* Chỉ nguyên việc "ốm” cùng với nhân loại là một vinh dự. Chúng ta "ốm” được cùng với nhân loại về mặt kinh tế phản ánh một thực tế là chúng ta đã gần với nhân loại về mặt kinh tế. Đấy là dấu hiệu của sự hội nhập.
 
* Đất nước đang khó khăn, kinh tế suy thoái, thù trong có, giặc ngoài có, tham nhũng tràn đầy, lúc này hơn bao giờ hết cần sự thống nhất dân tộc, mà chức năng thống nhất dân tộc là của Mặt trận Tổ quốc, quan trọng hơn tất cả sự phân biệt đúng sai.
Những kiểu tranh luận thiếu tư cách, nhân cách (PLTP 7-4-13) -- Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên bàn về cuộc tranh luận giữa TS Alan Phan và giới BĐS Việt Nam.
- Phó chủ tịch Quốc hội kêu gọi cải cách (BBC). - Tái cơ cấu nền kinh tế – một năm nhìn lại: Cần có kế hoạch tổng thể cho tái cấu trúc nền kinh tế (ĐBND). - Tái cơ cấu (TP).- Việt Nam che giấu núi nợ xấu khổng lồ (Vietinfo). - “Nợ xấu đã chiếm 17% GDP cả nước” (DT).
-Cải tổ ngân hàng! Cải tổ cơ cấu! Bank restructuring in Vietnam (East Asia Forum 7-4-13)--Jonathan Pincus: Vietnam’s need for deeper structural reform (East Asia Forum 7-4-13) ◄◄
-'Cần xóa bỏ ngay cơ chế độc quyền vàng miếng' (VnEx 7-4-13) -- Nhiều ý kiến đáng nghe!
- Cái “gánh nặng” mới sắp đè lên lưng dân – “gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ để giải quyết vấn đề bất động sản”: Rơi tự do có phải là giải pháp? (RFA). - Thị trường sẽ quyết định giá (TBKTSG). - Nhà đầu tư rục rịch gom nhà đất rẻ (VnM). - Ông Nguyễn Đức Kiên ví dụ bánh mì vào BĐS (ĐV).
- Tài chính ngân hàng tuần đầu tháng 4: Con số “giật mình” về nợ xấu (CafeF).- Sẽ còn gốc rễ những cây gì… (DĐDN).
-Những chuyên gia kinh tế Việt Nam thành danh ở nước ngoài (NĐT 4-4-13) -- Vài người quen!
*************
Bị rấy vì thiếu phục vụ "cán bộ cấp cao": Hàng không Việt Nam bị nhắc chuyện “nói khẽ, cười duyên” (VnE 7-4-13) -"“chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên hàng không ... chưa đáp ứng được yêu cầu của.. cán bộ cấp cao Nhà nước”.
Khai thác tận diệt, cá ngừ Việt Nam nguy cơ “chết yểu” (SM 7-4-13)
Inh ỏi nghề “phanh” thùng phuy (infonet 7-4-13) -- Sinh quán của ông Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình?
Tệ nạn rình rập chung cư “răng rụng” (TP 7-4-13)
KINH ĐIỂN: Về thị trường chứng khoán Việt Nam: Did Vietnam stock market avoid the “contagion risk” from China and the U.S.? The contagion effect test with dynamic correlation coefficients (Quality & Quantity June 2013) -- Một học giả Tàu viết về thị trường chứng khoán VN!
- Ngày mai chưa bắt đầu từ ngày hôm nay (DĐDN). - Sẽ xem xét lại thuế xuất khẩu vàng trang sức (TBKTSG). - Xuất khẩu vàng nữ trang đình đốn (NLĐ).
- Chưa sòng phẳng với khách mua điện (TT).
- Doanh nghiệp VN đầu tư ra nước ngoài 2,65 tỷ USD (TTXVN).
- Lại mơ Xây khu CNTT Đà Nẵng giống Thung lũng Silicon (SGTT).
- “Cần đột phá gì để đổi chiều nền kinh tế”? (VnEco). - Để nền kinh tế vượt qua những khó khăn – Quan trọng là khôi phục, củng cố niềm tin (SGGP). - TS Lưu Bích Hồ: Ngân hàng, BĐS bộc lộ lợi ích nhóm (ĐV).
- Tận dụng lợi thế WTO còn kém (DV).
- Nhiều chiêu lách trần lãi suất (CafeF).
- Đấu thầu vàng miếng: “Không thể tiếp đất kiểu bổ nhào!” (VnEco).
- Nói và làm: Lạm phát chưa qua, đình trệ chực tới (VEF).
- Kiểm tra vốn Nhà nước tại ba công ty cổ phần (PLTP).
- Dự án hồi sinh (TN). - Khôi phục lòng tin (TN). - Kéo dài lãi suất ưu đãi để mua nhà (PLTP). -Bộ mặt khác của doanh nghiệp bất động sản (SGTT).
- Kích cầu du lịch: Chưa đồng bộ (PLTP).
- Chuyện Trung Nguyên “la làng” và cách bán cơm kiểu Mỹ (VnEco).
- Big C lại tung ‘nho Nam Phi’ với giá rẻ như… cho! (PT).
- Khai thác tận diệt, cá ngừ Việt Nam nguy cơ “chết yểu” (Sống mới).
- Nông dân công nghệ cao – Kỳ 8: Bậc thầy tạo trầm trên cây gió (TN).
- Hết mua tạm trữ, giá lúa gạo giảm mạnh (TT/StockBiz). - “Rào” thị trường xuất khẩu gạo: lợi bất cập hại (SGTT).
- Người chăn nuôi đối mặt với lỗ (TP).
- Những nguy cơ mắc phải từ chồn nhung đen (VTC).
-************

-Cách tiếp cận tiên đề cho bài toán giải cứu bất động sản(Sgtt)-SGTT.VN - Bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt. Lý luận kiểu gì cũng có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Vấn đề càng phức tạp ý kiến càng trái chiều. Quyết định nào cũng có mặt được, mặt mất. Đó là điều hiển nhiên.
Hiện nay vấn đề giải cứu bất động sản đang được đề cập ráo riết và gây tranh luận gay gắt trái chiều trong xã hội (ảnh chỉ mang tính minh họa).
Bởi vậy người lãnh đạo giỏi, trong các vấn đề phức tạp, họ không nhìn vào tiểu tiết, không nghe các phân tích tỷ mỷ cục bộ - vì như thế sẽ lạc vào rừng và không lần được đường ra, họ chỉ nhìn vấn đề từ phương diện bộ khung xương sống chính. Điều sáng suốt của họ nằm ở chỗ, chọn những cột xương sống chính của vấn đề như là những tiên đề để đặt các câu hỏi, những điều vi phạm tiên đề sẽ bị loại bỏ ngay tức khắc mà không cần nghe các lý giải hay phản biện chi tiết tiếp theo.
Bác Hồ đã từng có cách tiếp cận dạng tiên đề để đi đến quyết định Toàn quốc kháng chiến năm 1946. Nhiều người sẽ còn nhớ mãi đoạn phim tài liệu ghi lại hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Bác Hồ. Đại tướng nói: “Bác Hồ là con người của những quyết định lịch sử’’ và Ông kể lại 3 câu hỏi ngắn gọn của Bác để rút ra quyết định Toàn quốc kháng chiến.
“Hà Nội giữ được bao lâu. Thưa Bác, một tháng (sau này là hai tháng). Thế các thành phố khác. Thưa Bác, được lâu hơn. Còn vùng nông thôn. Dạ, vùng nông thôn thì dĩ nhiên là ta giữ được. Thôi ta trở lại Tân trào”.
Bác không hỏi so sánh chi tiết binh lực ta địch bao nhiêu. Bác chưa quan tâm đến địch đánh đâu trước và đánh như thế nào. Trong bối cảnh vô cùng phức tạp của muôn vàn các mối quan hệ, Bác đã sáng suốt tinh chọn ra 3 câu hỏi cực kỳ đơn giản nhưng rất then chốt. Từ những câu hỏi của Bác và câu trả lời của Đại tướng, chúng ta không chỉ thấy ngay được quyết định mà còn thấy được cả quá trình tiếp diễn trong tương lai của cuộc kháng chiến: Tạm thời phải lùi bỏ thành phố; Về rừng núi và nông thôn xây dựng căn cứ và lực lượng; Tạo dựng thời, cơ tái chiếm thành thị.
Hiện nay vấn đề giải cứu bất động sản đang được đề cập ráo riết và gây tranh luận gay gắt trái chiều trong xã hội. Ai nói cũng cảm thấy có lý cả. Đích thân Bộ trưởng bộ xây dựng đã phải giải trình nhiều lần về phương án giải cứu bất động sản. Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước dành từ 20 - 40 ngàn tỉ̉ đồng để giải cứu bất động sản. Rõ ràng với cách tiếp cận như vậy, ngân hàng Nhà nước và bộ trưởng bộ Xây dựng xem vấn đề giải cứu bất động sản là vấn đề bắt buộc và hệ trọng, ảnh hưởng đến tăng trưởng tiềm lực kinh tế quốc gia.
Thực ra, nếu học tập cách tiếp cận tiên đề của Bác Hồ thì vấn đề giải cứu bất động sản không phức tạp và không hệ trọng như nhiều người lầm tưởng.
Chúng ta sẽ đưa những câu hỏi mang tính xương sống của vấn đề, và từ những câu trả lời đó sẽ suy ra lời giải cho bài toán giải cứu bất động sản. Chúng tôi sẽ không lý giải chi tiết về câu trả lời mà nhường phần phán xét đó cho bạn đọc.
1. Cứu bất động sản có nghĩa cứu ai là chính?
Trả lời: Ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản lớn.
2. Cứu bất động sản ai được lợi nhiều nhất?
Ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản lớn.
3. Tính đến thời điểm hiện nay ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản lớn lời hay lỗ trong đầu tư bất động sản?
Đang lời nhiều, do thời gian trước họ đã lời quá nhiều.
4. Nếu không cứu bất động sản, giá bất động sản tiếp tục xuống thấp nữa, ai được lợi nhiều nhất?
Đa số người dân thu nhập trung bình có lợi nhất vì có cơ hội mua được nhà.
5. Dùng 20  - 40 ngàn tỉ đồng để cứu bất động sản và dùng 20 -n 40 ngàn tỉ đồng để thúc đẩy sản xuất xuất khẩu, bên nào sẽ giúp tăng tiềm lực kinh tế quốc gia hơn và có lợi hơn?
Dùng 20 - 40 ngàn tỉ đồng để thúc đẩy sản xuất xuất khẩu sẽ tăng tiềm lực kinh tế quốc gia hơn và có lợi hơn.
Thiết nghĩ với 4 câu hỏi và 4 câu trả lời trên, bạn đã có lời giải cho bài toán giải cứu bất động sản:
Không dùng tiền quốc gia để giải cứu bất động sản. Để thị trường bất động sản tự do điều tiết theo quy luật thị trường. Dùng tiền quốc gia để thúc đẩy sản xuất xuất khẩu.
Vi phạm tiên đề
Nếu những người cầm cân nảy mực bất chấp những điều rõ như ban ngày, bơm tiền giải cứu bất động sản thì chỉ có một lý giải duy nhất: Quyền lợi cá nhân và lợi ích nhóm.
TIẾN SĨ NGUYỄN NGỌC CHU, HỘI TOÁN HỌC VIỆT NAM

Từ “sự kiện Alan Phan”: Khi cá nhân đối mặt nhóm lợi ích
(VnE 2-4-13) Xin cứu BĐS "khôn lỏi" dễ nghe hơn "lời trái tai" Alan (infonet 2-4-13)
'Không thể bỏ mặc thị trường bất động sản' (VnEx 2-4-13) -- P/v Thứ trưởng Xây Dựng Nguyễn Trần Nam (tôi muốn nghe ông Thứ trưởng kia của Bộ Xây Dựng cơ!)
- Hẹn ngày ‘tái đấu’ TS Alan Phan (TP). - Từ “sự kiện Alan Phan”: Khi cá nhân đối mặt nhóm lợi ích(VnEco). "Điều đáng tiếc nhất cho một quốc gia là khi các chính sách được ban hành không dựa trên quá trình tham vấn nghiêm túc các bên liên quan. Những sai lầm trong chính sách kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây là những minh chứng, như chính sách hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước, điều đã được nhiều chuyên gia nhất loạt phản đối ngay thời điểm ý tưởng này mới được hình thành". - Phát ngôn gây sốc của TS. Alan Phan và phản ứng của giới kinh doanh BĐS Hà Nội: Để bong bóng BĐS “nổ”…. hay phải cứu? (PL&XH). - Cứu hay không cứu bất động sản? (PT). - TS Alan Phan: 60 tuổi không có kẻ thù… là thất bại “toàn tập” (LĐ).
- Ông Alan Phan từng tung tin thao túng thị trường (VnM). - Đừng nghe những điều tiến sỹ Alan Phan nói !(VnM). - Nhìn Alan Phan làm, đừng nghe Alan Phan nói (LĐ). - Thưa Bộ trưởng, ông cứ giả vờ kê cao gối mà ngủ quên (Đào Tuấn).


Hàng không Việt Nam khó cạnh tranh trong khu vực: Vietnam: airlines ill-prepared for regional competition (FT 2-4-13)





31/03/2013-TS. Alan Phan trả lời thẳng 15 câu hỏi cứu bất động sản  - (ĐVO) - Ngày 31/3, TS. Alan Phan đã thông qua Báo Đất Việt, trả lời 15 câu hỏi của CLB BĐS Hà Nội đặt ra với bài viết "Nên để thị trường Bất động sản rơi tự do" trước đó.
TS. Alan Phan
TS. Alan Phan

THƠ GỞI HIỆP HỘI BẤT ĐỘNG SẢN
Kính thưa Quý Vị
Dù chỉ mới nhận được 15 câu hỏi “chất vấn” của Quý Vị qua báo chí, tôi cũng xin phản hồi sớm vì sự mong đợi của rất nhiều đọc giả; cũng như để tỏ lòng tôn kính với “1,000 (?) đồng nghiệp” của tôi. Tôi cũng đã từng làm một nhà đầu tư dự án BDS (real estate developer) ở tận xứ Mỹ xa xôi vào cuối thập niên 1970’s. Sau 7 năm huy hoàng với lợi nhuận, tôi và các đối tác đã trắng tay trả lại mọi vốn và lời trong dự án lớn ở Arizona vào năm 1982. Do đó, tôi khá đồng cảm với trải nghiệm “của thiên trả địa” hiện tại của Quý Vị.
Tôi không quen bị “chất vấn”, không phải là một cậu học trò phải thi trắc nghiệm, cũng không có “quyền lợi” hay “nghĩa vụ” gì trong tình huống này, nên xin phép được trả lời các bậc đàn anh theo phong cách của mình. Vả lại, những chi tiết nhỏ nhặt của 15 câu hỏi đã được “trả lời” qua các bài viết của tôi trong vài năm qua (còn lưu lại tại www.gocnhinalan.com). Thêm vào đó, nhiều BCA (bạn của Alan) cũng đã ra công sức phản biện qua các lời bình trên trang web này và các mạng truyền thông khác. Quý Vị tự tìm tòi nhé.
Cốt lõi của vấn đề
Một khuynh hướng chung khi tìm giải pháp cho vấn nạn BĐS hiện nay của Việt Nam là đóng khung bài toán trong các công thức tài chánh. Vài doanh nghiệp BĐS nhờ tôi tư vấn tìm vốn vì họ nói không thể tiếp cận được các nguồn tài trợ. Câu trả lời của tôi là vấn đề BĐS thuộc chuyện thị trường.
Vốn trong dân tại Việt Nam được các nhà chuyên gia nước ngoài ước tính vào khoảng 60 tỷ USD; và vốn từ Việt kiều và các nhà đầu tư ngoại có thể lên thêm khoảng 20 tỷ (các số liệu này có thể sai nhưng chúng ta khó có thể tìm được một thống kê chính xác và chính thống về các con số này). Tuy nhiên, dù với con số nào, số tiền này cũng thừa đủ để giải quyết mọi hàng BĐS tồn kho.
Trên góc cạnh thị trường, khi người bán đáp ứng được nhu cầu người mua về sản phẩm và dịch vụ (gồm nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là giá cả và chất lượng) thì giao dịch xẩy ra. Do đó, câu hỏi cốt lõi là những BĐS mà quý vị đã và đang sản xuất có mức giá và chất lượng theo đúng nhu cầu của người tiêu dùng chưa? Theo tôi biết, nhu cầu về phân khúc nhà cho người thu nhập thấp rất cao; nhưng sản phẩm gần như quá ít. Trong khi đó, nguồn cung cầu tại phân khúc nhà cao cấp lại mất cân bằng và lượng tồn kho có thể phải mất 10 năm mới tiêu thụ hết.
Tóm lại, khủng hoảng BĐS hiện nay là một tính toán sai lầm của nhà sản xuất BĐS về giá cả và loại hàng.
Giá thành quá cao?
Nhiều người trong Quý Vị biện bạch là giá BĐS cao ngất trời vì giá đất, giá nguyên vật liệu, chi phí hành chánh và bôi trơn…quá cao. Thật tình, lý giải này chỉ chứng tỏ tính chất làm ăn thiếu hiệu quả vì không biết những tính toán căn bản về đầu tư cho dự án; cũng như cho thấy yếu kém của các quyết định bầy đàn và chụp giựt.
Nhưng đôi khi, tình thế ngoại vi cũng có thể làm sai trật mọi tính toán. Chẳng hạn khi tôi bắt đầu dự án Arizona nói trên vào 1979, chúng tôi đã không ngờ là lãi suất lên đến 16-18% mỗi năm khi hoàn tất, thay vì 8-9% như dự tính. Giá nhà vẫn hợp lý, nhưng phần lớn người Mỹ mua nhà bằng tín dụng, nên dự án phải phá sản. Dù không phải lỗi của chủ quan, nhưng chúng tôi hiểu rõ luật chơi của thị trường và cúi đầu chấp nhận.
Người mua nhà, hay ngay cả vợ con bạn bè của Quý Vị, thật sự không quan tâm đến lý do tại sao giá nhà lại cao hay thấp thế này? Vừa mua thuận bán thôi.
Một chút lịch sử
Dĩ nhiên, tất cả bàn luận trên đây dựa trên quy luật thị trường. Nhiều bạn sẽ nói là nền kinh tế chúng ta có “định hướng xã hội” nên chính phủ phải nhảy vào can thiệp hay cứu trợ khi “con cái” gặp hoạn nạn.
Chắc Quý Vị còn nhớ, có khi giá nhà đất lên cao cả mấy trăm phần trăm mỗi năm vào thập kỷ 1995-2006, không ai kiến nghị chánh phủ phải can thiệp để cứu người tiêu dùng bằng cách ngăn chận mọi sự tăng giá (nhiều khi phi pháp). Các nhà sản xuất BDS quên mất “định hướng xã hội” của Việt Nam và ủng hộ triệt để nguyên lý thị trường.
Bây giờ, vào nửa hiệp sau của trận bóng, các cầu thủ lại yêu cầu trọng tài áp dụng một luật chơi mới? Tính bất nhất này làm mọi biện luận của Quý Vị trở nên ngây ngô.
Hệ quả khi bong bóng BĐS nổ
Trước hết, khi nói về hệ quả, tôi xin mọi người ghi nhận công trạng của những nhà đầu cơ BĐS trong việc tạo ra khủng hoảng hiện nay. Tất cả những suy thoái, trì trệ và việc kém hiệu quả trong các đầu tư để công nghiệp hóa hay gia tăng sản lượng nông, hải, sản…đều có thể truy nguồn đến những bong bóng tài chánh như BDS, chứng khoán và ngân hàng. Khi dòng tiền tấp nập chảy về lãnh vực này để hưởng lợi nhuận dễ dàng và nhanh chóng, chúng ta đã hy sinh những đầu tư xã hội cần thiết và dài hạn như y tế, giáo dục, công nghệ cao, nông nghiệp…
Ngoài ra, về các hệ quả tương lai khi bong bóng BĐS nổ, Quý vị đã tự đặt cho mình một vị trí quá quan trọng trong nền kinh tế chung. Dĩ nhiên có thể hơn 50% các doanh nghiệp kinh doanh BĐS và vật liệu xây dựng cũng như 50% các ngân hàng nhỏ yếu sẽ chết vì nợ xấu…nhưng tôi chắc chắn là “không có Mợ thì chợ vẫn đông”. Thực ra, những doanh nghiệp, ngân hàng…này cũng đã chết lâm sàng rồi. Hiện tại, họ không đóng góp chút gì cho sản lượng quốc gia trong khi tiếm dụng một phần nguồn lực không nhỏ.
Về các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, một số lớn đã ngất ngư vì không thể cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan…tại sân nhà hay sân người. Đổ lỗi cho tình hình BĐS chỉ là một thủ thuật.
Con ngáo ộp thứ hai Quý Vị đem ra hù dọa là con số vài chục ngàn trong số 53 triệu công nhân toàn quốc (với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 2.2% theo thống kê nhà nước) sẽ bị ảnh hưởng khi bong bóng BĐS nổ tung. Nếu nền kinh tế chúng ta phát triển bền vững và bài bản, sự tạo ra việc làm cho các công nhân này chỉ là chuyện nhỏ.
Con ngáo ộp thứ ba của Quý vị là các người dân bỏ tiền trong các ngân hàng sẽ chịu mất mát khi vài ngân hàng đóng cửa. Theo tôi hiểu, mỗi tài khoản hiện nay được bảo hiểm đến 50 triệu VND và đang được NHNN đề xuất lên 100 triệu VND (vì lạm phát nhiều năm qua). Tỷ lệ mất mát cho những tài khoản trên 100 triệu VND tại các ngân hàng sẽ rất nhỏ; vì các nhà đa triệu phú thường không ngu để mất tiền như Quý Vị tiên đoán. 
Những hệ quả tích cực
Trong bài “Thị trường sẽ cứu chúng ta” (www.gocnhinalan.com) tôi đã ghi nhận 5 hệ quả tích cực hơn khi bong bóng BĐS nổ. Đó là số lượng vài trăm ngàn gia đình lần đầu sở hữu một căn nhà vừa túi tiền, hiện tượng tâm lý “an cư lạc nghiệp” tạo cú kích cầu tiêu dùng, gây lại niềm tin cho kinh tế, loại bỏ các thành phần phi sản xuất yếu kém, tăng thu ngân sách và thu hút đầu tư nội ngoại.
Trong đó, quan trọng nhất là việc tạo một tầng lớp trung lưu mới, hết sức cần thiết cho mọi sự phát triển bền vững. Nhìn qua các xã hội đã mở mang tại Âu Mỹ Nhật Úc, tầng lớp trung lưu với những tài sản thâu góp được thường là đầu tàu cho chiếc xe kinh tế. Họ tạo ra thị trường tiêu dùng lớn nhất, họ đóng thuế nhiều nhất, họ làm việc cần cù nhất, họ nợ nhiều nhất (tốt cho ngân hàng và các ông chủ), họ có niềm tin cao nhất vào đất nước …vì họ có quá nhiều thứ để mất. Một xã hội bất ổn là khi phần lớn người dân không có gì để mất.
Hệ quả khi bong bóng không nổ
Tôi thì lại lo sợ về những hệ quả trái ngược nếu quyền lực của Quý vị thành công và thuyết phục nhà nước bơm tiền cứu Quý Vị và các ngân hàng yếu kém.
Khi phải in tiền đủ để cứu trợ, nạn lạm phát sẽ bùng nổ lại và tỷ giá VND sẽ rơi. Nhiều người đã quay qua Mỹ quan sát về các gói cứu trợ ngân hàng tư và đề nghị NHNN dùng giải pháp này cho Việt Nam. Một ghi chú nhỏ: chánh phủ Mỹ cho các ngân hàng này vay vốn với lãi suất cực rẻ; nhưng không cứu các doanh nghiệp hay giá BĐS; và sau khi gây lại vốn sở hữu bị mất trong cuộc khủng hoảng tài chánh 2008, hầu hết các ngân hàng đã trả tiền lại cho chánh phủ.
Những giải pháp sáng tạo
Sau cùng, trong nền kinh tế trí thức toàn cầu này, sáng tạo vẫn là một điều kiện tiên quyết cho mọi doanh nghiệp.
Tôi không kinh doanh BĐS từ năm 1982, nên tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ”. Nhưng tôi nhận thấy có những đại gia “thật lớn” của BĐS đã phát triển mạnh trong khủng hoàng này. Bầu Đức của HAGL chọn giải pháp “xuất ngoại” khi bán tháo BĐS tại Việt Nam và đem tiền đổ vào Lào và Myanmar. Ngài Vượng của Vincom đạt được danh tỷ phú đô la với phân khúc trung tâm thương mại cao cấp trong thời bão táp. Mr. Quang của Nam Long thì thành công với vốn ngoại và mô hình EHome cho phân khúc trung lưu. Các trường hợp phát triển như anh Thìn Đất Xanh hay anh Đực Đất Lành là những thí dụ khác.
Trong lãnh vực vật liệu xây dựng, sản phẩm nhà tiền chế theo dây chuyền hay các vật liệu từ công nghệ cao và xanh đã biến nhiều doanh nhân thế giới thành tỷ phú. Trí tuệ Việt chắc chắn phải có rất nhiều…Ngô Bảo Châu…trong ngành BĐS. Đây là tương lai của BĐS Việt trong mong đợi của mọi người.
Thay cho lời kết
Tôi thực sự khâm phục khả năng lobby của Hiệp Hội BĐS và các thành viên. Tạo được một bong bóng khiến giá trị BĐS lên đến 25 lần thu nhập trung bình của người dân là một thành tích đáng ghi vào kỷ lục Guinness.
Trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. Có thể một lúc nào đó, những tinh hoa của đất Việt sẽ quên đi quyền lợi cá nhân của mình và gia đình…để san sẻ lại cho các người dân kém may mắn hơn. Không phải để làm từ thiện, mà nhận trách nhiệm rộng lớn hơn với cộng đồng, và với thế đứng của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Để doanh nhân Việt được tự hào với tư duy sáng tạo cởi mở và khả năng vượt khó bền bỉ. Để thế hệ sau còn có chút niềm tin và lực đẩy khi họ phải ra biển lớn cạnh tranh.
Riêng đối với những vị đã mất mát tài sản vì sai phạm đầu tư, tôi xin chia sẻ nơi đây câu thơ của tiền nhân mà tôi tự an ủi mình sau khi ký giấy trao lại cho ngân hàng toàn bộ dự án Arizona và ra đi với bàn tay trắng,” Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu…Gặp thời thế thế thì phải thế”. Dù sao, chỉ 3 năm sau đó, tôi lại kiếm được nhiều tiền hơn trong một mô hình kinh doanh khác.
Mong Quý vị mọi điều may mắn và mong tinh thần “kẻ sĩ” mãi cháy sáng trong cuộc đời Quý vị.
Thân ái!
Alan Phan
15 câu hỏi của CLB BĐS Hà Nội dành cho TS. Alan Phan
1. Ông cho rằng, doanh nghiệp BĐS “chết”, nhà băng “chết”, chứng khoán tụt giảm… cũng không sao, miễn là Chính phủ bảo đảm người dân sẽ không mất tiền. Vậy, xin ông cho biết giải pháp mà Chính phủ cần phải làm để bảo đảm người dân sẽ không mất tiền nếu tình trạng nêu trên xảy ra?
2. Hầu hết các dự án nhà ở thương mại, người dân đã đóng một phần tiền, thậm chí là rất nhiều tiền, nếu phá sản chủ đầu tư không tiếp tục xây và không thể giao nhà cho họ, cũng không có khả năng hoàn trả tiền; vậy ai sẽ là người mất tiền?
3. Hiện nay, các doanh nghiệp BĐS thường chỉ có từ một đến vài chục phần trăm vốn tự có, phần còn lại là vay ngân hàng (mà ai cũng biết ngân hàng là DN kinh doanh từ tiền gửi tiết kiệm của nhân dân). Vậy nếu các doanh nghiệp BĐS phá sản, kéo theo hệ thống ngân hàng có thể sẽ sụp đổ; lúc này thực chất, ai sẽ là người mất tiền?
4. Ông đã nhận định rằng, để thị trường rơi tự do, giá nhà có thể giảm thêm 30-50% nữa. Vậy theo ông, khi giảm đến mức đó mới là “giá trị thực” (bằng mức đầu tư của doanh nghiệp) hay đã thấp hơn? Tóm lại là, theo ông, nếu giá BĐS giảm tới 50%  thì đã bằng giá thành đầu tư dự án hay còn xuống sâu hơn nữa mới bằng giá thành xây dựng?  
5. Theo đánh giá của ông, giá BĐS tại Việt Nam được hình thành từ những cơ sở nào? Và ông căn cứ vào cơ cấu giá như thế nào để đưa ra nhận định đó?
6. Giá nhà ở Việt Nam hiện nay có thể chưa phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân Việt Nam; song như chúng ta đã biết, để tạo nên một sản phẩm BĐS, hiện nay chúng ta phải nhập khẩu rất nhiều các nguyên vật liệu, trang thiết bị cao cấp (Việt Nam chưa sản xuất được hoặc có sản xuất cũng chưa đạt yêu cầu của người tiêu dùng), điều này góp phần rất lớn làm đội giá BĐS lên cao. Vậy có phù hợp không khi chúng ta lấy mặt bằng thu nhập của người dân để đòi hỏi giá nhà phải tương xứng?
7. Căn cứ vào cơ sở khoa học nào để ông đưa ra nhận định: Không cần giải cứu, địa ốc sẽ đi lên sau 4-5 năm? 
8. Như ông cũng biết, đa phần các doanh nghiệp BĐS tại Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ là động lực phát triển của nền kinh tế và tạo công ăn việc làm. Nếu bây giờ thúc đẩy cho họ phá sản hết thì bao giờ chúng ta mới khôi phục được hạ tầng kinh tế này?
9. Ông có biết, hiện nay tại Việt Nam có bao nhiêu ngành, lĩnh vực sản xuất và bao nhiêu người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động của thị trường BĐS (công nghiệp phụ trợ, công nghiệp vật liệu, xây dựng, bán hàng, quản lý…) hay không? Nếu để thị trường BĐS “rơi tự do”, phá sản dây chuyền, điều gì sẽ xảy ra và cuộc sống của những người hoạt động trong lĩnh vực này cũng như gia đình họ sẽ ra sao?
10. Ông có thiện chí giới thiệu hoặc tham gia cùng những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh ở Mỹ hay Trung Quốc đến Việt Nam đầu tư những dự án nhà ở giá rẻ không? Người dân sẽ đánh giá rất cao tư cách và trách nhiệm của ông nếu ông làm được việc này.
11. Hạ tầng, cảnh quan đô thị của Việt Nam (ít nhất là 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM) hiện nay như thế nào nếu đem so sánh với các đô thị khác trong khu vực và trên thế giới? Theo ông, nếu không phát triển thị trường BĐS thì chúng ta làm thế nào để cải tạo được diện mạo đô thị, làm sao tiến kịp thế giới?
12. Xin ông cho biết, bài học “Hãy chết đi” mà Tổng thống Ford đã áp dụng cho New York (Mỹ) có được quốc gia nào áp dụng thành công (để khắc phục và vượt qua khủng hoảng thành công, vừa đảm bảo quyền lợi toàn dân, vừa thúc đẩy xã hội phát triển) sau đó nữa không? Lý do gì mà người ta lại không đi theo con đường đó?
13. Ông cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam hiện chưa thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại và trong thời gian tới họ sẽ không đầu tư dài hạn, mua đất giải phóng mặt bằng sau đó triển khai dự án... Đây là nhận định cá nhân hay dựa vào khảo sát nào, thưa ông?
14. Được biết đến như một doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc, nhưng ông đã có nhiều nghiên cứu với thị trường Việt Nam hay chưa? Và kinh nghiệm thực tế của ông với thị trường BĐS Việt Nam là gì?
15. Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp là các hội viên trong CLB BĐS Hà Nội rất mong muốn được tổ chức một hội thảo về những vấn đề ông đã nêu ra cho thị trường BĐS Việt Nam. Ông có sẵn sàng về Việt Nam để tham dự hội thảo này với vai trò diễn giả, trả lời các câu hỏi của các doanh nghiệp và công chúng trong nước hay không?
Trên đây là những câu hỏi bước đầu mà các thành viên của CLB BĐS Hà Nội đặt ra với ông. Rất mong ông sớm dành thời gian phúc đáp để chúng ta có thể tiếp tục trao đổi, làm sáng tỏ vấn đề.
-TS. Alan Phan trả lời thẳng 15 câu hỏi cứu bất động sản 
TS Alan Phan sẽ trả lời có cứu BĐS hay không
Không nên và không thể giải cứu bất động sản
Câu lạc bộ BĐS Hà Nội ‘bật’ TS Alan Phan
’Giải cứu bất động sản tạo mầm mống khủng hoảng’
Bất động sản kêu to là được cứu?
--

“Ăn thịt” chính mình ! 
Tấn Đức (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)
Thứ Năm, 28/3/2013, 10:22 (GMT+7)
(TBKTSG) – Xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản đã và đang mang về cho Việt Nam hàng chục tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Nhưng, nhiều ý kiến cho rằng cách phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thô chẳng khác gì “ăn thịt” chính mình.
>>> Vay tương lai, đào hiện tại

Từ thô tới thô!
Chỉ trong vòng bảy năm, tính từ cuối năm 2005, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 2,5 lần, cao su (thiên nhiên) xuất khẩu cũng tăng hai lần. Nhưng thành quả này cũng phải trả giá rất đắt, vì trong cùng thời gian đó, chỉ riêng ở khu vực Tây Nguyên 206.000 héc ta rừng đã biến mất.
Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, xuất khẩu tài nguyên từng là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Việt Nam. Giờ đây, tuy tỷ lệ doanh thu từ các mặt hàng khoáng sản chỉ còn chiếm khoảng một phần mười tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng Việt Nam vẫn là một nền kinh tế phát triển dựa vào tài nguyên.
Thật vậy, theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, công nghiệp khai khoáng đóng góp 10-11% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu các loại khoáng sản trên 9,6 tỉ đô la Mỹ, trong đó nhiều nhất vẫn là dầu thô (8,228 tỉ đô la Mỹ) và than đá (1,238 tỉ đô la Mỹ). Tuy nhiên, nếu tính cả giá trị của những ngành mà Việt Nam đã phải trả giá bằng chính những tài nguyên quý giá nhất (rừng, đất đai) để có được, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tài nguyên là rất lớn.
Cho đến nay, các nhà địa chất đã phát hiện được ở Việt Nam trên 5.000 điểm mỏ với 60 loại khoáng sản khác nhau, từ khoáng sản kim loại như: đồng, chì, kẽm, sắt, mangan, crom, titan, molybden, wolfram, thiếc, bauxite… cho đến các khoáng sản phi kim loại là nguyên liệu của ngành phân bón, vật liệu xây dựng, và khoáng sản năng lượng (dầu khí, than). Tuy nhiên, do phần lớn là khai thác, sơ chế rồi xuất khẩu dưới dạng thô, nên nó không có đóng góp gì đáng kể cho sự phát triển của các ngành công nghiệp.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2009-2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 2,1-2,6 triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) với điểm đến chủ yếu là Trung Quốc, và chỉ mang lại giá trị 130-230 triệu đô la Mỹ. Riêng năm 2012, lượng khoáng sản xuất đi có giảm, chỉ còn gần 800.000 tấn, bằng đường chính ngạch. Nếu cộng cả số xuất lậu, xuất qua đường biên mậu, số lượng còn lớn hơn nữa. Chẳng hạn như vào năm 2008, chỉ riêng xuất lậu quặng titan ước tính đã lên đến 200.000 tấn.
Ở một số lĩnh vực, và dưới sức ép của Chính phủ, doanh nghiệp khai khoáng cũng có “đầu tư vào khâu chế biến” để xuất khẩu, nhưng thực tế chỉ là “ít thô” hơn mà thôi. Ngay những cơ sở tinh luyện đồng, dù được một số doanh nghiệp giới thiệu là “công nghệ cao”, nhưng công nghệ ấy cũng chỉ làm được đồng có độ tinh khiết 99,9%, chưa đủ “sạch” so với yêu cầu chung của các ngành công nghiệp sử dụng đồng làm nguyên liệu, vốn chỉ sử dụng đồng tinh khiết đến 99,99%.
Lợi có đủ bù đắp thiệt hại!
Cho đến nay, khai thác tài nguyên để xuất khẩu vẫn là ngành kiếm được nhiều lợi nhuận, nhưng cái lợi đó chỉ chảy vào một nhóm nhỏ doanh nghiệp. Việc khai thác ồ ạt tài nguyên và khoáng sản để xuất khẩu khiến cho nền kinh tế đã, đang và sẽ tiếp tục phải trả giá trong nhiều năm nữa.
Trước hết là sự lãng phí. Tại hội thảo “Tài nguyên khoáng sản và sự phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra vào cuối tháng 11-2011, các diễn giả đã đưa ra con số trên 2.000 doanh nghiệp với 4.218 giấy phép khai khoáng đã được cấp. Điều đáng nói ở đây là sự cấp phép dễ dãi, mà một số chuyên gia kinh tế cho là do nhóm lợi ích chi phối, cộng với sự “dễ dãi” cả về công nghệ khai thác, làm cho tài nguyên bị thất thoát rất lớn.
Chẳng hạn như thất thoát trong khai thác than hầm lò đến 40-60%; khai thác apatit tổn thất 26-43%; khai thác quặng kim loại tổn thất 15-20%… Ngoài ra, do các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến nguồn quặng chính, nên không tận thu được các khoáng sản đi kèm khác cũng như các quặng nghèo. Ví dụ, độ thu hồi vàng từ quặng chỉ được 30-40%.
Tiếp đến, việc các cơ quan quản lý nhà nước ngó lơ cho các doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản thô, thay vì lấy nguồn tài nguyên khoáng sản làm “mồi” để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, khiến cho Việt Nam mất dần cơ hội để phát triển những ngành công nghiệp quan trọng, những lĩnh vực phụ trợ có sức lan tỏa lớn. Đây mới là thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế.
Hơn nữa, việc mở đường cho khai thác tài nguyên mà không gắn với phát triển công nghiệp chế biến còn đẩy nhanh tốc độ “chảy máu tài nguyên”. Khi các ngành công nghiệp nội địa phát triển thì tài nguyên cũng không còn. Công nghiệp chế biến gỗ là một ví dụ điển hình. Trong suốt thập niên 1980 và những năm đầu thập niên 1990, Việt Nam xuất khẩu ồ ạt nguyên liệu gỗ. Mỗi năm, hàng triệu mét khối gỗ tròn và gỗ xẻ đã được đưa xuống tàu để xuất khẩu. Giờ đây, khi ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ phát triển thì nguồn gỗ nội địa cũng không còn. Chúng ta cũng có thể tìm thấy một ví dụ tương tự đang xảy ra với ngành khai thác than.
Đáng ngại hơn, việc phát triển kinh tế dựa chủ yếu vào việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô còn làm triệt tiêu động lực phát triển khoa học công nghệ. Đây là sự khác biệt giữa những nền kinh tế nghèo tài nguyên, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… và những nền kinh tế giàu tài nguyên như Nigeria, quốc gia đã kiếm được 350 tỉ đô la Mỹ từ xuất khẩu dầu thô từ năm 1965-2000 và giờ đây đang là một trong những nước nghèo của thế giới. Các nhà kinh tế gọi đó là lời nguyên tài nguyên, là “căn bệnh Hà Lan”.
Ở Việt Nam, “lời nguyền tài nguyên” rõ nét nhất có lẽ là ở lĩnh vực nông nghiệp. Để có sản lượng cà phê, cao su, tiêu, tôm… xuất khẩu tăng liên tục, chúng ta đã phải trả giá bằng hàng triệu héc ta rừng. Chỉ trong năm năm, 2006-2011, 124.000 héc ta rừng ngập mặn ven biển đã biến mất để nhường chỗ cho các ao tôm, ao cá, tương đương diện tích bị mất trong 63 năm trước đó.
Việc gia tăng sản lượng dựa vào tăng diện tích canh tác đã góp phần thủ tiêu động lực phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp (để tăng sản lượng thông qua tăng tăng suất).
Và, giờ đây chúng ta đang phải trả giá và sẽ còn phải trả giá nhiều hơn trong tương lai.




Samsung đã trở thành số 1 cách nào? How Samsung Became the World's No. 1 Smartphone Maker (Businessweek 29-3-13) -- VERY INTERESTING!!!

Tại sao khủng hoảng tài chính Síp không thể xảy ra ở Mỹ?Một trong những lý do cuộc khủng hoảng ở Síp có tác động hạn chế đến thị trường là vì trường hợp của Síp dường như khó lặp lại ở Mỹ.

Mỹ quy định kiểm tra bài viết trên mạng xã hội của các quỹ tương hỗTrước tình trạng quá tài các bài viết trên Tweeter, Facebook...mà các quỹ gửi về để kiểm tra, cơ quan quản lý Mỹ đã ra hướng dẫn quy định mới.
Ăn trưa với Noam Chomsky: Lunch with the FT: Noam Chomsky [FT 15-3-13)
Analysis: History casts doubt on bold Japan economic reformTOKYO (Reuters) - If past is precedent, optimists hoping Japanese Prime Minister Shinzo Abe will defy vested interests to take bold action to open the country to more competition as a way to spur growth could well be in for disappointment.

Valuing the United Nations Project Syndicate -The entire UN system and related entities, together with current peacekeepers, adds up to around 215,000 people worldwide, at an annual cost of around $30 billion. That is less than one-eighth of the 1.8 million staff employed by McDonald's and its franchisees worldwide, and also less than Wall Street employees received in bonuses in 2007.
--Tự do mậu dịch : Tokyo, Bắc Kinh, Seoul kết thúc đàm phán vòng 1Sau ba ngày đàm phán tại Seoul, ba nước đông bắc Á Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa đồng ý về lịch trình và các hồ sơ sẽ được đề cập đến trong các vòng thương thuyết sắp tới.
Điều BRICS cần không phải là một ngân hàng phát triển chung?BRICS cần góp phần ảnh hưởng với các nước lớn và phát triển nhanh khác để các tổ chức phát triển hiện nay không chỉ phục vụ cho Mỹ, châu Âu.


Vì sao Nam Phi được kết nạp thêm vào BRICS?Trước đây, BRICs không có sự tham gia của một quốc gia châu Phi nào, giống như phủ nhận châu lục này trong thành phần kinh tế thế giới.
Project Syndicate -As the effects of climate change become increasingly apparent, so does the need for a new approach to sustainable development, in which economic and social policies are designed with regard for their environmental impact. This new framework must guide global leaders' efforts to identify Sustainable Development Goals.
The Great DisconnectProject Syndicate-Since the second half of 2012, financial markets have recovered strongly worldwide. But this financial market buoyancy is at odds with political events and real economic indicators, which augur slow growth at best in Europe and the US, coupled with high unemployment.
Ngân hàng trung ương Australia bị hacker Trung Quốc tấn côngNgân hàng dự trữ Australia nhiều lần bị hacker xâm nhập bằng các phần mềm độc hại có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trung Quốc giảm từ 27 bộ còn 25 bộTT - Ngày 10-3, Tân Hoa xã đưa tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch cải tổ chính phủ, trong đó giảm số bộ trong chính phủ từ 27 xuống còn 25 bộ. Ông Mã Khải, tổng thư ký Quốc vụ viện Trung Quốc, công bố kế hoạch cải tổ cơ cấu của chính phủ nước này ...
China Calls for Global Hacking RulesNYT -Remarks by Yang Jiechi, the foreign minister, were China’s highest level response yet to intensifying accusations that the Chinese military may be engaging in cyberespionage.





Tổng số lượt xem trang