-
-Tên “Bác” trên môi Tháng 4 6, 2013 Phạm Thị Hoài
-- Doan Van Vuon, Vietnamese Farmer, Gets 5-Year Sentence For Resisting Eviction With Guns, Land Mines (Huffingtonpost).
- ’Phải trả tự do cho ông Vươn tại tòa’ (BBC). - ‘Không thể thấy công lý được thực hiện’.- Cho tới bao giờ? (RFA/ BS). - Ý kiến của nhóm SV luật ra ‘Tuyên Ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn’ (RFA).
- Tô Văn Trường: CÓ MỘT NỖI BUỒN THÁNG TƯ (Bùi Văn Bồng).
- Justice (Giangle).
John Locke luận Đoàn Văn Vươn vô tội
Một tuyên ngôn ôn hòa, sáng rõ và đàng hoàng
Nhà nước đảng trị – Nền chuyên chính của đảng là linh hồn, trí tuệ và bản chất của hệ thống
-Justice (Giang Le)
Một quan điểm nữa khá phổ biến là nếu người dân không đồng tình với một chính sách hay quyết định của chính quyền (hành pháp) thì không được chống (bằng bạo lực) mà phải đem ra toà kiện. Bỏ qua vấn đề "con kiến kiện củ khoai" ở VN, quan điểm này đặt quá cao vai trò của hành pháp so với người dân. Tại sao chính quyền không khởi kiện người dân nếu họ không đồng ý thi hành một chính sách/quyết định hành chính nào đó? Ở Mỹ/Úc nếu bạn bị cảnh sát gửi giấy phạt vi phạm giao thông, bạn có quyền tuyên bố không đồng ý với giấy phạt đó và cảnh sát phải có trách nhiệm đem vụ việc ra toà để toà phán xét (tất nhiên bạn phải đến dự khi toà yêu cầu). Quan hệ giữa người dân và chính quyền (hành pháp) như vậy công bằng hơn. Chính quyền không phải luôn luôn đúng cho đến khi nào toà xử sai mà là người dân không sai cho đến khi nào toà tuyên bố ngược lại.
-Đoàn Văn Vươn: ‘Tôi không thừa nhận tội giết người’ Cat Barton, AFP
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước 06/04/2013
---Vietnam's 'hero' fish farmer jailed for five years April 05, 2013 HAI PHONG, Vietnam (AFP) - A Vietnamese farmer who became a folk hero after using homemade weapons to resist eviction was handed an unexpectedly lenient sentence of five years on Friday for attempted murder.
Defiant Vietnamese farmers sentenced to 5 years
April 05, 2013 4:54 PMHAIPHONG, Vietnam (AP) - Two fish farmers who fought back against a state eviction squad have been convicted of attempted murder and sentenced by a Vietnamese court to five years in prison.
--World Briefing | Asia: Vietnamese Farmers Sentenced to Prison for Resisting EvictionTHE ASSOCIATED PRESS
A court sentenced four fish farmers to prison on Friday after finding them guilty of attempted murder for fighting an eviction squad with homemade guns and land mines last year.
--Nguyên nhân và nền tảng vụ án và phiên tòa Tiên Lãng
Xã Luận của bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 168 (01-04-2013) Friday, 05 April 2013
Cuộc xét xử ông Đoàn Văn Vươn và gia đình là một trò hề công lý Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam
2013-04-04 (Quê Mẹ ) --Vụ Đoàn Văn VươngBauxite Việt Nam --- Tòa tuyên án vụ gia đình ông Vươn (BBC).
-Gia đình ông Đoàn Văn Vươn sẽ kháng cáo BBC, 5 tháng 4, 2013Từ bà Ba Sương đến Đoàn Văn Vươn (Blog Trương Duy Nhất 4-4-13)- HĐXX tuyên án Đoàn Văn Vươn và các đồng phạm(LĐ). - Tòa sơ thẩm tuyên án Đoàn Văn Vươn 5 năm tù (KT). - Đoàn Văn Vươn bị 5 năm tù giam(NLĐ). - 5 năm tù đối với bị cáo Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý (DV). - Ông Đoàn Văn Vươn bị kết án 5 năm tù (RFI). - Vụ án Tiên Lãng đã kết thúc: ông Đoàn Văn Vươn bị tuyên phạt 5 năm tù(RFA). - Ông Đoàn Văn Vươn bị tuyên án 5 năm tù (RFA). - Luật sư của Đoàn Văn Vươn: ‘Các bản án không khách quan’ (VOA).
- Ông Vươn và gia đình chịu án tù nặng (Quê Choa). - Ông Vươn và gia đình chịu án tù nặng(BBC). - Phỏng vấn Lê Thị Công Nhân: Nếu là thẩm phán, tôi xử 3 năm án treo (BBC). .
- KẾT QUẢ XỬ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN: PHI LÍ NHƯNG KHÔNG BẤT NGỜ (Nguyễn Quang Vinh). - MỘT BẢN ÁN KHỐN NẠN CHO ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN VÀ GIA ĐÌNH TRONG VỤ ÁN ĐẦM ĐẠI NẠN(Quỳnh Trâm). - Đoàn Vương Thanh:Đau xót thay, chế độ này vẫn còn những bản án như thế ! (Quê Choa). - NGƯỜI TA DÙNG PHÁP LUẬT ĐỂ BẢO VỆ NGƯỜI, CHỨ KHÔNG DÙNG NÓ ĐỂ HẠI NGƯỜI KHÁC(NKYN).
- Cống Rộc (Nọc Nạn tập 2): Đọc lại “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc (VNTQ/ TTXCC).
- Bản án Đoàn Văn Vươn gây bức xúc công luận (VOA).
-- Nhận định của LS Trần Đình Triển về vụ xử và bản án (RFA). - Quả bom họ Đoàn và tiếng trống kêu oan (RFA). - Gia đình Anh Đoàn Văn Vươn sẽ kháng án (RFA). - "Gia đình sẽ kháng cáo" (BBC). - Gia đình ông Đoàn Văn Vươn sẽ kháng cáo (BBC). - Lời kêu gọi Công lý (CLCDVV). - Vài lời sau phiên tòa sơ thẩm (CLCDVV).. - HÓA RA GIA ĐÌNH ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN PHẢI MANG ƠN ĐÁM NGƯỜI ĐI CƯỠNG CHẾ TRÁI LUẬT ? (TSYG).
- Giữ hay bỏ Điều 4 – Ý kiến của hai người tham gia Khảo sát (CVHP). - Hiến pháp không nên quy định lực lượng vũ trang phải trung thành và bảo vệ Đảng CSVN – Ý kiến của một người tham gia Khảo sát(CVHP).
-Đoàn Văn Vươn bị 5 năm tù giam
(NLĐO) - Chiều nay, 5-4, TAND Hải Phòng đã tuyên phạt bị cáo Đoàn Văn Vươn 5 năm tù, Đoàn Văn Quý 5 năm tù...; Nguyễn Thị Thương nhẹ nhất với 15 tháng tù cho hưởng án treo. Các mức án này nằm trong mức án đề nghị trước đó của Viện kiểm sát.
Các bị cáo tại phiên toà sơ thẩm - Ảnh chụp qua màn hình
Phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Hải Phòng xét xử vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại đầm tôm hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn hôm 5-1-2012 đã tuyên án với 6 bị cáo.
Theo đó, các bị cáo Đoàn Văn Vươn (SN 1963) bị tuyên phạt 5 năm tù; Đoàn Văn Quý (1966): 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh (SN 1957): 3 năm 6 tháng tù; Đoàn Văn Vệ (SN 1974): 2 năm tù về tội “Giết người” theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
2 bị cáo Phạm Thị Báu (tức Hiền, SN 1982, vợ Đoàn Văn Quý) bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và Nguyễn Thị Thương (SN 1970, vợ Đoàn Văn Vươn) bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật Hình sự.
Các bị cáo không phải thực hiện trách nhiệm dân sự do bị hại không có yêu cầu.
Mức án mà toà tuyên với các bị cáo nằm trong mức án mà Viện KSND TP Hải Phòng đề nghị ngày 4-4. Riêng bị cáo Vệ bị toà tuyên phạt 2 năm tù giam trong khi Viện kiểm sát đề nghị 20 - 30 tháng tù cho hưởng án treo.
Trước đó 1 ngày, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị mức án đối với 6 bị cáo. Theo đó, các bị cáo Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5 - 6 năm tù; Đoàn Văn Quý: 4 năm 6 tháng - 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng - 4 năm tù; Đoàn Văn Vệ: 20-30 tháng tù cho hưởng án treo về tội “Giết người”.
2 bị cáo Phạm Thị Báu bị 18 - 24 tháng treo và Nguyễn Thị Thương bị 15 - 18 tháng treo cho thử thách về tội chống người thi hành công vụ.
Người Lao động Online tiếp tục cập nhật...
Ông Đoàn Văn Vươn cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn: Bị hại xin giảm nhẹ cho bị cáo
Ngày đầu xét xử vụ Đoàn Văn Vươn: Các bị cáo bác lời nhau
Vụ án Đoàn Văn Vươn chứng tỏ thiếu nhân quyền tại Việt Nam
- VOA -04.04.2013 -Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nói vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền và pháp trị tại Việt Nam.
- Vụ xử anh Vươn: có sự chỉ đạo “dền dứ” từ Bộ Chính trị (Cầu Nhật Tân).-
Bị cáo Phạm Thị Báu phủ nhận chống người thi hành công vụ
- Hôm nay, tuyên án vụ Đoàn Văn Vươn (PT). - TÒA TUYÊN ÁN (Nguyễn Quang Vinh). - Hình Phạt (Quê Choa). - Cần phải điều chỉnh tội danh của ông Vươn, gia đình ông Vươn, ông Hiền và ông Khanh(Ba Sàm). - CHỈ CÒN VÀI GIỜ NỮA VẪN TIẾP TỤC RA LỜI KÊU GỌI CÔNG LÝ VÀ LƯƠNG TRI (Tễu). - Ý kiến công luận về mức án đề nghị trong vụ án Đoàn Văn Vươn (RFA).
- Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Về phần “Lời nói đầu” (ĐĐK). - Viết điều 4 ngắn gọn, đúng kỹ thuật lập hiến (VNN). - ÔNG LÊ HỒNG HÀ GÓP Ý VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP (Ba Sàm). - 20 triệu ý kiến ủng hộ Hiến Pháp chỉ là trò 'con nghé'! (QLB).
Xét xử Anh Vươn: Công An khai man trước tòa ngày 3-4-2013 Nguyễn Tường Thụy’s Blog 04/04/2013
- Phiên tòa xét xử anh Đoàn Văn Vươn và người thân bước qua ngày thứ 3 (DLB). CTV Dân Làm Báo - Theo dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 2-5.4.2013) *. Trong phiên xét xử ngày hôm qua, xuất hiện rất nhiều mâu thuẫn từ lời khai, và đó (có thể) là lý do để Chủ tọa Phạm Đức Tuyên bất ngờ thông báo phiên xử tạm dừng phiên xử sau 20 phút đầu của buổi chiều hôm qua.
Lời nói sau cùng của anh Đoàn Văn Vươn - Nguồn Vnexpress
Một bạn đọc Dân Làm Báo cho biết: Phiên tòa kết thúc lúc 17h00, dự kiến chiều mai 14h, ngày 5 tháng 4 tòa tuyên án.
Báo Đất Việt đưa tin - Anh Đoàn Văn Vươn và thân nhân của mình luôn giữ bình tĩnh, hiên ngang khi nghe Viện Kiểm sát luận tội vào sáng nay:
"...Theo ghi nhận của PV báo Đất Việt, các bị cáo có mặt tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng sáng ngày 4/4 vẫn giữ thái độ khá bình tĩnh khi nghe Viện Kiểm sát luận tội và đề nghị mức án phạt. Trong suất phần luận tội của vị đại diện Kiểm Sát viên, bị cáo Đoàn Văn Vươn vẫn hướng ánh mắt của mình về phía vị đại diện Viện Kiểm sát mà không biểu lộ cảm xúc..."
CTV Dân Làm Báo: Trong những ngày diễn ra phiên xử anh Đoàn Văn Vươn và người thân, lực lượng an ninh được bố trí dày đặc, hàng rào được giăng tứ phía hòng ngăn cản người dân tới tham dự phiên tòa (được gọi là xét xử công khai). Bên cạnh đó lực lượng an ninh còn giở nhiều trò, để ép những người tới tham dự phiên tòa phải trở rời khỏi khu vực tòa, thậm chí một số người còn bị áp tải trở về Hà Nội. Do đó thông tin tại khu vực tòa đã bị giới hạn...
Một bạn đọc Dân Làm Báo cho biết: Phiên tòa kết thúc lúc 12h trưa, xe đã đưa bị cáo rời khỏi tòa án, dự kiến phiên xử bắt đầu lúc 1h 30
Theo tin trên Tiền Phong Online: "Đại diện VKSND đã đề nghị mức án:
- Ông Đoàn Văn Vươn (50 tuổi) 5-6 năm tù giam về tội giết người;
- Đoàn Văn Quý (47 tuổi) từ 4 năm 6 tháng đến 5 năm tù giam về tội giết người;
- Đoàn Văn Sịnh (56 tuổi) từ 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù giam;
- Đoàn Văn Vệ (39 tuổi) từ 24 đến 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội giết người;
- Phạm Thị Báu (tức Hiền, 31 tuổi, vợ ông Quý) từ 18 đến 24 tháng tù cho hưởng án treo về hành vi chống người thi hành công vụ;
- Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, vợ ông Vươn) từ 15 đến 18 tháng tù cho hưởng án treo..."
Tiếp tục cập nhật
- Xét xử vụ án ông Đoàn Văn Vươn: Bị cáo khai gì? (NNVN). - Ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5 đến 6 năm tù (RFA).- Xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn: Đề nghị mức án dưới khung hình phạt (TT). - Vụ án Đoàn Văn Vươn : Các bị cáo được đề nghị mức án dưới khung hình phạt (RFI). - Vụ Đoàn Văn Vươn: mức án đề nghị dưới khung hình phạt (RFA). - VÌ SAO VIỆN KIỂM SÁT "XUỐNG THANG" KHUNG HÌNH PHẠT CHO ANH EM VƯƠN - QUÝ ? (Phạm Viết Đào). - Nhượng bộ vì áp lực dư luận? (RFA). - Không áp dụng tình tiết tăng nặng đối với anh em ông Vươn (DT). - Ông Vươn được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ(TTXVN). - Ông Đoàn Văn Vươn được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ (GDVN).
- Tô Văn Trường: SỰ NGOAN CỐ CỦA CHÍNH QUYỀN HẢI PHÒNG LÀ HỒNG PHÚC CHO ĐẤT NƯỚC (Tễu). - Xét xử anh Vươn: Công tố viên đã bao che tội phạm! Nguyễn Tường Thụy). - Xét xử Anh Vươn: Công An khai man trước tòa ngày 3-4-2013. - Công luận thấy gì qua "vụ án Đoàn Văn Vươn"? (RFA). - Không thể lấy răn đe người dân làm trọng tâm (Yume/ Quê Choa). - HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 76): Xử anh Vươn không khéo rơi mất liềm !!!! (Nhật Tuấn). - Phẫn uất, niềm tin và sợ hãi (BoxitVN). - Từ Vĩnh Phúc đến Hải Phòng (BoxitVN).
- Pháp luật không xử được lãnh đạo thì dân xử... Thượng bất chính hạ tắc loạn! (DĐCN). - Phỏng vấn LS Lê Đức Tiết: Truy đuổi, nổ súng vào dân: Cái chân chạy trước cái đầu (KT). - Bắt người: Quy định cụ thể để tránh tùy tiện (PLTP). - Tranh cãi xem bóng đá, Chủ tịch xã ra lệnh còng tay dân (TP). - Thanh Hóa: Có hay không chuyện công an bức cung khiến một thanh niên nhảy lầu? (PL&XH). - Công an Từ Liêm lạm quyền, đẩy người vi phạm hành chính vào tù? (PLVN).
-Tên “Bác” trên môi Tháng 4 6, 2013 Phạm Thị Hoài
“Lời cảm ơn tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và các ban ngành” của ông Đoàn Văn Vươn cuối phiên tòa xử vụ Tiên Lãng, theo thông tin từ báo chí chính thống, làm nhiều người trong chúng ta tê tái.
Nó khiến tôi nhớ đến miêu tả đắng ngắt của ông Hoàng Văn Chí [i] về thời Cải cách Ruộng đất mà ông trực tiếp chứng kiến ở Khu Bốn: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời ấy, ông Hồ Chí Minh, đã không hề kí lệnh ân xá nào cho những người bị kết án tử hình oan [ii], nhưng trước khi bị bắn những đảng viên trung kiên vẫn hô vang “Hồ Chí Minh muôn năm!”. Gần hơn, tôi cũng nhớ đến những tờ đơn của người Việt vượt biên sang Đức gửi chính quyền nước này: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Đơn xin tị nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức… Chỉ thiếu điều họ nhẩm tên “Bác” trên môi để cầu được hưởng quy chế tị nạn chính trị.
Nó khiến tôi nhớ đến miêu tả đắng ngắt của ông Hoàng Văn Chí [i] về thời Cải cách Ruộng đất mà ông trực tiếp chứng kiến ở Khu Bốn: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời ấy, ông Hồ Chí Minh, đã không hề kí lệnh ân xá nào cho những người bị kết án tử hình oan [ii], nhưng trước khi bị bắn những đảng viên trung kiên vẫn hô vang “Hồ Chí Minh muôn năm!”. Gần hơn, tôi cũng nhớ đến những tờ đơn của người Việt vượt biên sang Đức gửi chính quyền nước này: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Đơn xin tị nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức… Chỉ thiếu điều họ nhẩm tên “Bác” trên môi để cầu được hưởng quy chế tị nạn chính trị.
Ông Vươn không thấy mình là nạn nhân của hệ thống, ông chỉ tuyên chiến với những sai phạm cục bộ ở địa phương. Song không chỉ mình ông đinh ninh như thế. Hơn một năm trước, khi loan tin “vỡ òa niềm vui” sau kết luận của Thủ tướng, truyền thông nhà nước đã đưa Tiên Lãng thành chiến dịch đặt niềm tin vào sự đúng đắn tuyệt đối, vàoinfallibilitas của trung ương, của hệ thống. Mỗi nắm đấm giơ về phía Hải Phòng đều kèm theo hai bàn tay hoan hô về phía Hà Nội.
Truyền thông nhà nước tất yếu dừng lại trước hàng loạt câu hỏi sau Tiên Lãng mà then chốt là sự bất khả thi của mô hình nhà nước pháp quyền trong một chế độ toàn trị. Khi hành trình của công lí kết thúc bề mặt ở chỉ đạo của một vị Thủ tướng thì số phận của nó, công lí, chỉ có thể gọi là may rủi. Hoặc đồng bóng. Tòa án Nhân dân Tối cao, cấp thẩm quyền tối thượng để bảo vệ công lí tại Việt Nam, đã vinh danh sự đồng bóng này bằng quyết định chuyển đột ngột theo chỉ đạo của Thủ tướng trong vụ Đoàn Văn Vươn, trong khi phán quyết hoàn toàn ngược lại cũng của chính tòa án này trong một vụ tương tự vẫn còn nguyên đó. Bản án dành cho ông Đoàn Văn Vươn và gia đình ngày 5-4 vừa rồi cho thấy sự thảm hại của cái công lí may rủi và đồng bóng ấy.
*
Bàn về trách nhiệm tập thể trước tội ác của nhà nước Quốc xã, triết gia Đức Karl Jaspers đưa ra bốn khái niệm: 1. lỗi hình sự của các cá nhân, do tòa hình sự giải quyết; 2. lỗi đạo đức, do lương tâm của mỗi người định đoạt; 3. lỗi siêu hình, do Thượng đế phán quyết; và 4. lỗi chính trịcủa một hệ thống, một chế độ, một nhà nước, do mọi công dân liên đới chịu trách nhiệm. Ông viết:
“Trước những tội ác xảy ra nhân danh Đế chế Đức, mỗi người Đức đều phải liên đới chịu trách nhiệm. Chúng ta chịu trách nhiệm tập thể. Câu hỏi đặt ra là, mỗi chúng ta phải thấy trách nhiệm của mình theo nghĩa nào. Hiển nhiên là theo nghĩa chính trị, đồng trách nhiệm của mỗi công dân trước các hành vi của nhà nước mà mình thuộc về. Nhưng vì thế không bắt buộc cũng phải là trách nhiệm đạo đức về việc tham gia thực tế hay tham gia tinh thần vào các tội ác đó. Người Đức chúng ta có đáng phải chịu trách nhiệm về những điều tệ hại mà chính chúng ta người Đức gây ra cho mình hay những điều tệ hại mà chúng ta như nhờ phép mầu mà tránh thoát không? Câu trả lời là có, – khi chúng ta dung thứ cho một chế độ như thế ra đời trên đất nước mình. Câu trả lời là không, – khi trong thâm tâm nhiều người chúng ta đối địch với tất cả những cái Ác này và không cần phải thừa nhận một lỗi đạo đức liên đới nào thông qua bất kì một hành vi và động cơ nào. Quy trách nhiệm không phải là nhận lỗi đạo đức. Như vậy lỗi tập thể tuy tất yếu là trách nhiệm chính trị của các công dân, nhưng vì thế mà cũng trong nghĩa đó không phải là lỗi đạo đức, lỗi siêu hình và lỗi hình sự” [iii]. Trong một tác phẩm khác, ông còn quyết liệt hơn với nhận định rằng trách nhiệm tập thể thuộc về tất cả những ai không kịp thời nhận ra tội ác chính trị và sau đó không hành động và không mạo hiểm đánh đổi cả tính mạng mình để phản kháng [iv].
Theo cách đặt vấn đề này, trong bi kịch ở Tiên Lãng có trách nhiệm chính trị tập thể mà mỗi người Việt Nam đều liên đới.
© 2013 pro&contra
[i] Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản – Một kinh nghiệm lịch sử cho Việt Nam, Paris, 1962
[ii] Nhưng ngày 15-10-1955, giữa cao trào của CCRĐ đợt 4, khi những sai phạm của cuộc “cách mạng long trời lở đất” theo mô hình Trung Quốc này đã tràn ngập, Hồ Chủ tịch kí Sắc lệnh 242-SL thưởng Huân chương Độc lập hạng ba cho Kiều Hiểu Quang, phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây, Phó trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc, phụ trách đoàn cố vấn CCRĐ tại Việt Nam.
[iii] Angesichts der Verbrechen, die im Namen des deutschen Reiches verübt worden sind, wird jeder Deutsche mitverantwortlich gemacht. Wir haften kollektiv. Die Frage ist, in welchem Sinn jeder von uns sich mitverantwortlich fühlen muss. Zweifellos in dem politischen Sinne der Mithaftung jedes Staatsangehörigen für die Handlungen, die der Staat begeht, dem er angehört. Darum aber nicht notwendig auch in dem moralischen Sinne der faktischen oder intellektuellen Beteiligung an den Verbrechen. Sollen wir Deutsche für die Untaten, die uns von Deutschen zugefügt wurden, oder denen wir wie durch ein Wunder entgangen sind, haftbar gemacht werden? Ja, ‑ sofern wir geduldet haben, dass ein solches Regime bei uns entstanden ist. Nein ‑ sofern viele von uns in ihrem innersten Wesen Gegner all dieses Bösen waren und durch keine Tat und durch keine Motivation in sich eine moralische Mitschuld anzuerkennen brauchen. Haftbarmachen heißt nicht als moralisch schuldig erkennen. Kollektivschuld also gibt es zwar notwendig als politische Haftung der Staatsangehörigen, nicht aber darum im gleichen Sinne als moralische und metaphysische und nicht als kriminelle Schuld. (Karl Jaspers, Die Schuldfrage, Heidelberg/Zürich, 1946)
[iv] Karl Jaspers, Wohin treibt die Bundesrepublik? Tatsachen, Gefahren, Chancen. München, 1966
-- Doan Van Vuon, Vietnamese Farmer, Gets 5-Year Sentence For Resisting Eviction With Guns, Land Mines (Huffingtonpost).
- ’Phải trả tự do cho ông Vươn tại tòa’ (BBC). - ‘Không thể thấy công lý được thực hiện’.- Cho tới bao giờ? (RFA/ BS). - Ý kiến của nhóm SV luật ra ‘Tuyên Ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn’ (RFA).
- Tô Văn Trường: CÓ MỘT NỖI BUỒN THÁNG TƯ (Bùi Văn Bồng).
- Justice (Giangle).
Tháng 4 4, 2013
Phạm Hồng Sơn
Chỉ còn vài giờ nữa Tòa án Nhân dân Thành phố Hải phòng sẽ đưa ra phán quyết đối với nông dân – bị cáo Đoàn Văn Vươn và các cộng sự với đề nghị từ phía Viện Kiểm sát là 5-6 năm tù cho Đoàn Văn Vươn với tội danh “giết người”. Căn cứ vào các tình tiết của vụ án đã được bạch hóa và nếu dựa theo quan điểm của John Locke (1632-1704), triết gia khai sáng người Anh, một trong những người đặt nền móng cho chế độ dân chủ và khái niệm rule of law (thượng tôn pháp luật, pháp trị), thì Đoàn Văn Vươn và các cộng sự phải được tuyên vô tội và phải được đền bù thỏa đáng cho những tổn hại về vật chất lẫn tinh thần.
Quan điểm của John Locke như sau:
“Nhưng nếu những người bảo giải tán chính quyền là đặt nền móng cho nổi loạn cho rằng nội chiến và tương tàn sẽ xảy ra nếu khuyên người dân không cần phải tuân phục nữa một khi tự do và tài sản của họ có nguy cơ bị tước đoạt một cách phi pháp; và họ có quyền đứng lên chống lại bạo lực trái pháp luật từ những kẻ được trao công quyền khi những kẻ này xâm phạm quyền lợi của họ, trái với sự tin cậy mà họ đã giao phó cho những kẻ đó; và nếu những người nói trên cho rằng do vậy không thể chấp nhận cái học thuyết rất có hại cho hòa bình thế giới này thì họ cũng có thể dùng chính cái lập luận đó để bảo rằng người lương thiện không được chống lại bọn cướp vì có thể gây ra rối loạn hoặc đổ máu. Nhưng trong những trường hợp như thế, nếu xảy ra tai ương thì cũng không được qui tội cho người đứng lên bảo vệ quyền lợi của bản thân họ mà phải qui tội kẻ đã xâm phạm quyền lợi và tài sản của người khác. Bởi, nếu người lương thiện vô tội lại phải nín lặng từ bỏ tất cả những gì là của mình chỉ vì sự an bình cho kẻ đang giơ tay đập nát mình thì tôi xin lưu ý rằng, phải chăng hòa bình thế giới sẽ chỉ còn là sự trấn áp và cướp bóc, sẽ chỉ là nền hòa bình dành cho kẻ cướp và bọn ức hiếp? Vậy còn ai lại không nghĩ đó sẽ là một nền hòa bình đáng ngưỡng vọng giữa kẻ mạnh và người yếu, khi chú cừu non tự giơ cổ ra để con sói hung tợn cắn toạc?”
Dịch từ nguyên văn:
“But if they who say it lays a foundation for rebellion mean that it may occasion civil wars or intestine broils to tell the people they are absolved from obedience when illegal attempts are made upon their liberties or properties, and may oppose the unlawful violence of those who were their magistrates when they invade their properties, contrary to the trust put in them, and that, therefore, this doctrine is not to be allowed, being so destructive to the peace of the world; they may as well say, upon the same ground, that honest men may not oppose robbers or pirates, because this may occasion disorder or bloodshed. If any mischief come in such cases, it is not to be charged upon him who defends his own right, but on him that invades his neighbour’s. If the innocent honest man must quietly quit all he has for peace sake to him who will lay violent hands upon it, I desire it may be considered what kind of a peace there will be in the world which consists only in violence and rapine, and which is to be maintained only for the benefit of robbers and oppressors. Who would not think it an admirable peace betwixt the mighty and the mean, when the lamb, without resistance, yielded his throat to be torn by the imperious wolf?”
Đây là đoạn trích trong mục 228 của chương XIX Of Dissolution of Government (Bàn về việc giải tán chính quyền) trong tác phẩm nổi tiếngTwo Treatises of Government (xuất bản lần đầu năm 1689) [i].
© 2013 Phạm Hồng Sơn & pro&contra
Nhà nước đảng trị – Nền chuyên chính của đảng là linh hồn, trí tuệ và bản chất của hệ thống
-Justice (Giang Le)
Về vụ Đoàn Văn Vươn, giống như đa số "nhân loại tiến bộ", tôi không đồng tình với bản án. Tuy nhiên ở đây tôi muốn nói về hai vấn đề mà có thể nhiều người chưa biết hoặc ngộ nhận.
Thứ nhất một số ý kiến cho rằng ĐVV chống lại người thi hành công vụ là nghiễm nhiên có tội bất luận lý do và động cơ. Cho dù phía chính quyền lúc đó làm sai nhưng không thể vì thế mà công dân được quyền chống lại, càng không được nổ súng hay dùng biện pháp bạo lực. Điển hình của quan điểm này là bài báo của Đức Hiểnhay đoạn trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Lộc. Tôi không phải chuyên gia pháp luật nên không dám lạm bàn, nhưng tôi chợt nhớ đến Tu chính án số 2 của hiếp pháp Mỹ về quyền sở hữu vũ khí cá nhân. Mặc dù tôi là người phản đối lại quyền này nhưng tôi biết một trong những lý do Tu chính án số 2 ra đời vì những người soạn thảo nó cho rằng người dân phải có quyền có vũ khí để có thể chống lại chính quyền nếu chính quyền làm bậy.
Tìm hiểu kỹ hơn về Tu chính án số 2 trên Wikipedia được biết quan điểm này có nguồn gốc từ Anh trong English Bill of Rights 1689. Thời đó những người Anh theo đạo Tin lành đấu tranh chống lại vua James II vì ông này làm trái với những quyết định của quốc hội. Như vậy ít nhất theo quan điểm của hệ thống common law, chống lại chính quyền không phải lúc nào cũng có tội. Tu chính án số 2 của Mỹ trên một khía cạnh nhất định đã chấp nhận quyền được chống lại chính quyền (bằng bạo lực) nếu người dân cho rằng chính quyền làm bậy. Do vậy quan điểm cho rằng không nước nào trên thế giới cho phép công dân được chống lại người thi hành công vụ không hẳn đúng. Hơn nữa những cuộc cách mạng để lại dấu ấn trong lịch sử nhân loại (vd cách mạng Pháp 1789, cách mạng Tân hợi 1911, cách mạng tháng Mười 1917 hay cách mạng tháng Tám 1945) đều là những cuộc nổi dậy của người dân dùng vũ lực lật đổ chính quyền hiện hữu. Không ai có thể nói những cuộc cách mạng đó "phạm pháp".
Từ đây tôi muốn nêu lên vấn đề thứ 2 quan trọng hơn. Người thi hành công vụ phải hiểu là government officials với nghĩa government là nhánh hành pháp. Trong một xã hội tam quyền phân lập, nhánh hành pháp chỉ được phép thực thi những gì được qui định trong hiến pháp, được nhánh lập pháp thông qua hoặc được nhánh tư pháp phán quyết. Nếu nhánh hành pháp làm trái với ý nguyện của nhánh lập pháp, như trường hợp vua James II làm trái với ý nguyện của quốc hội Anh, thì người dân có quyền chống lại. Việc phân định đúng sai không phải chức năng của nhánh hành pháp mà của nhánh tư pháp. Đây là lý do tại sao việc khám xét tư gia hay bắt người (trừ những trường hợp đột xuất) luật Mỹ bắt buộc cảnh sát phải có warrant của toà án trước. Lưu ý warrant của toà án chứ không phải warrant của prosecutor (viện kiểm sát). Vụ tấn công vào đầm tôm của nhà ĐVV không có warrant của toà mà chỉ có quyết định của cơ quan hành pháp là biểu hiện không tôn trọng tư pháp. Cũng vì không phân biệt hành pháp và tư pháp nên nhiều người trích dẫn kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chính quyền Tiên lãng đã sai để lập luận ủng hộ ĐVV. Thực ra thủ tướng Dũng hay cả Bộ Chính trị không có quyền phán xét đúng sai, đó là việc của toà án.
Thứ nhất một số ý kiến cho rằng ĐVV chống lại người thi hành công vụ là nghiễm nhiên có tội bất luận lý do và động cơ. Cho dù phía chính quyền lúc đó làm sai nhưng không thể vì thế mà công dân được quyền chống lại, càng không được nổ súng hay dùng biện pháp bạo lực. Điển hình của quan điểm này là bài báo của Đức Hiểnhay đoạn trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Lộc. Tôi không phải chuyên gia pháp luật nên không dám lạm bàn, nhưng tôi chợt nhớ đến Tu chính án số 2 của hiếp pháp Mỹ về quyền sở hữu vũ khí cá nhân. Mặc dù tôi là người phản đối lại quyền này nhưng tôi biết một trong những lý do Tu chính án số 2 ra đời vì những người soạn thảo nó cho rằng người dân phải có quyền có vũ khí để có thể chống lại chính quyền nếu chính quyền làm bậy.
Tìm hiểu kỹ hơn về Tu chính án số 2 trên Wikipedia được biết quan điểm này có nguồn gốc từ Anh trong English Bill of Rights 1689. Thời đó những người Anh theo đạo Tin lành đấu tranh chống lại vua James II vì ông này làm trái với những quyết định của quốc hội. Như vậy ít nhất theo quan điểm của hệ thống common law, chống lại chính quyền không phải lúc nào cũng có tội. Tu chính án số 2 của Mỹ trên một khía cạnh nhất định đã chấp nhận quyền được chống lại chính quyền (bằng bạo lực) nếu người dân cho rằng chính quyền làm bậy. Do vậy quan điểm cho rằng không nước nào trên thế giới cho phép công dân được chống lại người thi hành công vụ không hẳn đúng. Hơn nữa những cuộc cách mạng để lại dấu ấn trong lịch sử nhân loại (vd cách mạng Pháp 1789, cách mạng Tân hợi 1911, cách mạng tháng Mười 1917 hay cách mạng tháng Tám 1945) đều là những cuộc nổi dậy của người dân dùng vũ lực lật đổ chính quyền hiện hữu. Không ai có thể nói những cuộc cách mạng đó "phạm pháp".
Từ đây tôi muốn nêu lên vấn đề thứ 2 quan trọng hơn. Người thi hành công vụ phải hiểu là government officials với nghĩa government là nhánh hành pháp. Trong một xã hội tam quyền phân lập, nhánh hành pháp chỉ được phép thực thi những gì được qui định trong hiến pháp, được nhánh lập pháp thông qua hoặc được nhánh tư pháp phán quyết. Nếu nhánh hành pháp làm trái với ý nguyện của nhánh lập pháp, như trường hợp vua James II làm trái với ý nguyện của quốc hội Anh, thì người dân có quyền chống lại. Việc phân định đúng sai không phải chức năng của nhánh hành pháp mà của nhánh tư pháp. Đây là lý do tại sao việc khám xét tư gia hay bắt người (trừ những trường hợp đột xuất) luật Mỹ bắt buộc cảnh sát phải có warrant của toà án trước. Lưu ý warrant của toà án chứ không phải warrant của prosecutor (viện kiểm sát). Vụ tấn công vào đầm tôm của nhà ĐVV không có warrant của toà mà chỉ có quyết định của cơ quan hành pháp là biểu hiện không tôn trọng tư pháp. Cũng vì không phân biệt hành pháp và tư pháp nên nhiều người trích dẫn kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chính quyền Tiên lãng đã sai để lập luận ủng hộ ĐVV. Thực ra thủ tướng Dũng hay cả Bộ Chính trị không có quyền phán xét đúng sai, đó là việc của toà án.
-Đoàn Văn Vươn: ‘Tôi không thừa nhận tội giết người’ Cat Barton, AFP
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước 06/04/2013
HẢI PHÒNG, Việt Nam – Một nông dân Việt Nam, người đã trở thành anh hùng dân gian sau khi sử dụng vũ khí tự chế chống lại lực lượng cưỡng chế hồi đầu năm 2012, đã được tòa tuyên bản án khoan dung bất ngờ 5 năm tù giam với cáo buộc tội âm mưu giết người.
Đoàn Văn Vươn và gia đình ông nổi lên sau khi trang bị súng ngắn và bom tự chế chống lại các quan chức địa phương trong vụ cưỡng chế đất đai, nơi gia đình đang ông sinh sống tại huyện Tiên Lãng – cách Hà Nội khoảng 90 km (55 dặm) về phía đông.
Trong sự cố hồi tháng Một năm 2012, trong đó có 7 công an bị thương, đã nhanh chóng trở thành một biểu tượng của sự bất mãn trong công chúng về quyền sử dụng đất đai tại Việt Nam.
“Các bị cáo đã không tôn trọng pháp luật và đời sống của nhân dân bị đe dọa”, chánh án Phạm Đức Tuyên nói.
Ông Vươn và ba anh em ông đã bị kết án từ hai đến năm năm tù giam về tội âm mưu giết người.
Viện kiệm sát đã chú ý đến các ý kiến của nhân dân đối với trường hợp của ông Vươn, trong đó liên quanđến các “vấn đề nhạy cảm và phức tạp của pháp luật vềđất đai”, ông Tuyên cho biết.
Đất đai là một vấn đề gây nhiều chia rẽ tại đất nước cộng sản này. Đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước và quyền sử dụng không phải lúc nào cũng rõ ràng hoặc được bảo vệ.
Hàng triệu người nông thôn như ông Vươn đang trong tình trạng rất dễ bị tổn thương khi các quan chức địa phương có thể đến đòi lại đất bất kỳ lúc nào với những lý do rất mơ hồ như “lợi ích công cộng”, mà nhiều chuyên gia cho rằng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng lan tràn ở khắp cả nước.
Hành động thách thức hiếm hoi của họ tại một nước được được kiểm soát chặt chẽ bởi chế độ cộng sản đã dấy lên làn sóng ủng hộ ở khắp nơi, thậm chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lên tiếng nói rằng việc cưỡng chế là “bất hợp pháp” và hứa hẹn sẽ truy tố các quan chức địa phương tham nhũng.
Ông Tuyên cho biết rằng việc cưỡng chế đất nhà ông Vươn là “không phù hợp với quy định của pháp luật” và các bản án nhẹ chứng minh “chính sách nhân đạo và khoan hồng của nhà nước, góp phần ổn định tình hình chính trị trong khu vực”.
Vợ và em dâu ông Vươn đã bị tuyên các bản án treo lên đến 15 và 18 tháng tù về tội chống người thi hành công vụ.
Các luật sư của ông Vươn nói với các phóng viên sau phiên tòa rằng ông “rất không hài lòng” và hy vọng các bản án nhẹ hơn.
Ông Vươn nói trước tòa án rằng các hành động của ông đã được thúc đẩy bởi sự tức giận vì việc cưỡng chế là bất hợp pháp.
“Tôi không thừa nhận tội giết người, tôi đề nghị tòa án xét xử dựa trên cơ sở rằng hành vi của tôi hoàn toàn mang tính phòng vệ chính đáng”,ông nói trước tòa án.
Rất nhiều người xuất hiện hôm thứ Ba, ngày đầu tiên xét xử ông Vươn, nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của ông nhưng công an đã đến giải tán các cuộc tụ tập đông người. Thậm chí trong ngày xét xử cuối cùng, công an và an ninh đã xuất hiện dày đặc bên ngoài Tòa án nhân dân Hải Phòng để ngăn cản và bắt giữ các nhà hoạt động ủng hộ ông Vươn.
Các nhà báo cố gắng tiếp cận với phiên tòa để chụp ảnh nhưng [công an] đe dọa sẽ bắt và buộc họ phải rời khỏi khu vực.
Các bản án nhẹ trong vụ gia đình ông Vươn có thể do chính phủ Việt Nam cảm thấy họ đã “sai đối về phương diện công luận”, ông Phil Robertson, Phó giám đốc Văn phòng Human Rights Watch tại châu Á nói.
“Nhiều người trong nước đang tỏ ra bất bình sâu sắc xung quanh các vụ tịch thu đất, các quan chức tham nhũng, và nạn thiếu công lý”, ông nói.
“Thực tế rằng trường hợp này đã đánh trúng tâm lý công chúng ở diện rộng, cho thấy nhiều lý do để các cơ quan có thẩm quyền giảm nhẹ các bản án của gia đình ông Vươn, và hy vọng rằng toàn bộ vụ này sẽ đưa vào quên lãng càng sớm càng tốt”.
Ông Robertson cũng cảnh báo rằng quyết định sử dụng bạo lực bất hợp pháp của gia đình ông Vương trong việc bảo vệ quyền lợi đất đai của họ là một trong nhiều sự cố tương tự ở nước này, và đây là “dấu hiệu cảnh báo” cho các cơ quan chức năng về sự cần thiết phải hành động liên quan đến quyền sử dụng đất đai.
Hơn 70% các vụ khiếu kiện trên toàn quốc liên quan đến đất đai. Chính sách cho thuê đất hai mươi năm được cấp hồi năm 1993 sẽ hết hạn trong năm nay và chính phủ đã không làm rõ vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013
Defiant Vietnamese farmers sentenced to 5 years
April 05, 2013 4:54 PMHAIPHONG, Vietnam (AP) - Two fish farmers who fought back against a state eviction squad have been convicted of attempted murder and sentenced by a Vietnamese court to five years in prison.
--World Briefing | Asia: Vietnamese Farmers Sentenced to Prison for Resisting EvictionTHE ASSOCIATED PRESS
A court sentenced four fish farmers to prison on Friday after finding them guilty of attempted murder for fighting an eviction squad with homemade guns and land mines last year.
--Nguyên nhân và nền tảng vụ án và phiên tòa Tiên Lãng
Xã Luận của bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 168 (01-04-2013) Friday, 05 April 2013
Cuộc xét xử ông Đoàn Văn Vươn và gia đình là một trò hề công lý Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam
2013-04-04 (Quê Mẹ ) --Vụ Đoàn Văn VươngBauxite Việt Nam --- Tòa tuyên án vụ gia đình ông Vươn (BBC).
-Gia đình ông Đoàn Văn Vươn sẽ kháng cáo BBC, 5 tháng 4, 2013Từ bà Ba Sương đến Đoàn Văn Vươn (Blog Trương Duy Nhất 4-4-13)- HĐXX tuyên án Đoàn Văn Vươn và các đồng phạm(LĐ). - Tòa sơ thẩm tuyên án Đoàn Văn Vươn 5 năm tù (KT). - Đoàn Văn Vươn bị 5 năm tù giam(NLĐ). - 5 năm tù đối với bị cáo Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý (DV). - Ông Đoàn Văn Vươn bị kết án 5 năm tù (RFI). - Vụ án Tiên Lãng đã kết thúc: ông Đoàn Văn Vươn bị tuyên phạt 5 năm tù(RFA). - Ông Đoàn Văn Vươn bị tuyên án 5 năm tù (RFA). - Luật sư của Đoàn Văn Vươn: ‘Các bản án không khách quan’ (VOA).
- Ông Vươn và gia đình chịu án tù nặng (Quê Choa). - Ông Vươn và gia đình chịu án tù nặng(BBC). - Phỏng vấn Lê Thị Công Nhân: Nếu là thẩm phán, tôi xử 3 năm án treo (BBC). .
- KẾT QUẢ XỬ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN: PHI LÍ NHƯNG KHÔNG BẤT NGỜ (Nguyễn Quang Vinh). - MỘT BẢN ÁN KHỐN NẠN CHO ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN VÀ GIA ĐÌNH TRONG VỤ ÁN ĐẦM ĐẠI NẠN(Quỳnh Trâm). - Đoàn Vương Thanh:Đau xót thay, chế độ này vẫn còn những bản án như thế ! (Quê Choa). - NGƯỜI TA DÙNG PHÁP LUẬT ĐỂ BẢO VỆ NGƯỜI, CHỨ KHÔNG DÙNG NÓ ĐỂ HẠI NGƯỜI KHÁC(NKYN).
- Cống Rộc (Nọc Nạn tập 2): Đọc lại “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc (VNTQ/ TTXCC).
- Bản án Đoàn Văn Vươn gây bức xúc công luận (VOA).
-- Nhận định của LS Trần Đình Triển về vụ xử và bản án (RFA). - Quả bom họ Đoàn và tiếng trống kêu oan (RFA). - Gia đình Anh Đoàn Văn Vươn sẽ kháng án (RFA). - "Gia đình sẽ kháng cáo" (BBC). - Gia đình ông Đoàn Văn Vươn sẽ kháng cáo (BBC). - Lời kêu gọi Công lý (CLCDVV). - Vài lời sau phiên tòa sơ thẩm (CLCDVV).. - HÓA RA GIA ĐÌNH ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN PHẢI MANG ƠN ĐÁM NGƯỜI ĐI CƯỠNG CHẾ TRÁI LUẬT ? (TSYG).
- Giữ hay bỏ Điều 4 – Ý kiến của hai người tham gia Khảo sát (CVHP). - Hiến pháp không nên quy định lực lượng vũ trang phải trung thành và bảo vệ Đảng CSVN – Ý kiến của một người tham gia Khảo sát(CVHP).
(NLĐO) - Chiều nay, 5-4, TAND Hải Phòng đã tuyên phạt bị cáo Đoàn Văn Vươn 5 năm tù, Đoàn Văn Quý 5 năm tù...; Nguyễn Thị Thương nhẹ nhất với 15 tháng tù cho hưởng án treo. Các mức án này nằm trong mức án đề nghị trước đó của Viện kiểm sát.
Các bị cáo tại phiên toà sơ thẩm - Ảnh chụp qua màn hình
Phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Hải Phòng xét xử vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại đầm tôm hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn hôm 5-1-2012 đã tuyên án với 6 bị cáo.
Theo đó, các bị cáo Đoàn Văn Vươn (SN 1963) bị tuyên phạt 5 năm tù; Đoàn Văn Quý (1966): 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh (SN 1957): 3 năm 6 tháng tù; Đoàn Văn Vệ (SN 1974): 2 năm tù về tội “Giết người” theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
2 bị cáo Phạm Thị Báu (tức Hiền, SN 1982, vợ Đoàn Văn Quý) bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và Nguyễn Thị Thương (SN 1970, vợ Đoàn Văn Vươn) bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật Hình sự.
Các bị cáo không phải thực hiện trách nhiệm dân sự do bị hại không có yêu cầu.
Mức án mà toà tuyên với các bị cáo nằm trong mức án mà Viện KSND TP Hải Phòng đề nghị ngày 4-4. Riêng bị cáo Vệ bị toà tuyên phạt 2 năm tù giam trong khi Viện kiểm sát đề nghị 20 - 30 tháng tù cho hưởng án treo.
Trước đó 1 ngày, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị mức án đối với 6 bị cáo. Theo đó, các bị cáo Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5 - 6 năm tù; Đoàn Văn Quý: 4 năm 6 tháng - 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng - 4 năm tù; Đoàn Văn Vệ: 20-30 tháng tù cho hưởng án treo về tội “Giết người”.
2 bị cáo Phạm Thị Báu bị 18 - 24 tháng treo và Nguyễn Thị Thương bị 15 - 18 tháng treo cho thử thách về tội chống người thi hành công vụ.
Người Lao động Online tiếp tục cập nhật...
Ông Đoàn Văn Vươn cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn: Bị hại xin giảm nhẹ cho bị cáo
Ngày đầu xét xử vụ Đoàn Văn Vươn: Các bị cáo bác lời nhau
Vụ án Đoàn Văn Vươn chứng tỏ thiếu nhân quyền tại Việt Nam
- VOA -04.04.2013 -Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nói vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền và pháp trị tại Việt Nam.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Hai vấn nạn liên kết giữa chính sách tịch thu đất đai bất hợp lý và quan chức tham nhũng cộng với tình trạng không theo trình tự pháp lý hợp lệ và thiếu tính hợp pháp là những yếu tố khiến người dân Việt Nam bức xúc trước vụ án Đoàn Văn Vươn. Dù cách đáp trả bằng bạo lực của gia đình ông Vươn là hành động không thể chấp nhận, nhưng sự việc này cảnh cáo chính phủ Việt Nam về những gì có thể xảy ra khi họ để cho quan chức nhà nước mặc tình vi phạm nhân quyền của người dân.”
Vụ án được mô tả là “Khi người nông dân nổi giận” gây xôn xao dư luận từ đầu năm ngoái khi gia đình ông Vươn dùng võ khí chống lại chính quyền địa phương để bảo vệ đất canh tác trước hàng trăm công an và bộ đội có võ trang được điều động đến để cưỡng chế, thu hồi.
Vụ này khiến 6 nhân viên công lực bị thương, 5 quan chức chính quyền bị truy tố về tội “hủy hoại tài sản” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nhà cửa của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn bị phá hủy hoàn toàn.
Phiên tòa xét xử 6 thành viên trong gia đình ông Vươn về hai tội danh“Giết người, chống người thi hành công vụ” và “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khai diễn từ ngày 2 và sẽ kết thúc vào ngày 10 tháng này tại Hải Phòng.
Cũng như trong nhiều vụ án gây chú ý công luận trước nay, những người quan tâm muốn kéo về Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng để theo dõi phiên xử đều bị lực lượng an ninh ngăn cản nghiêm ngặt dù nhà nước loan báo đây là phiên xử “công khai”. Thậm chí còn có nhiều người bị bắt giữ và bị hành hung, theo hình ảnh và video được lan truyền trên các trang mạng xã hội.
Phó Giám đốc phụ trách Châu Á thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói:
“Việc người dân bị an ninh sách nhiễu, gây khó dễ, hay bắt giữ khi tập trung trước tòa án để theo dõi phiên xử mà nhà nước gọi là ‘công khai’ chứng tỏ nhà cầm quyền đang tìm mọi cách che giấu sự thật mà không hề rút ra bài học từ vụ này rằng tại Việt Nam đang rất cần có sự tôn trọng nhân quyền và một chế độ pháp trị.”
Theo báo chí trong nước, Viện Kiểm Sát Nhân dân viện dẫn lý do bị can thành thật khai báo đã đề nghị mức án từ 5-6 năm tù giam đối với ông Đoàn Văn Vươn, người bị cho là chủ mưu toàn bộ vụ việc. Mức án này được xem là phân nửa mức thấp nhất trong khung hình phạt với tội danh ông Vươn bị truy tố,
Các anh em của ông Vươn bị đề nghị lãnh các mức án từ 2 năm rưỡi đến 5 năm tù. Vợ ông Vươn và người em dâu bị đề nghị bị 1 năm rưỡi đến 2 năm án treo.
Báo nhà nước nói các mức án đề nghị đều thấp hơn khung hình phạt vì Viện Kiểm Sát áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.
Viện Kiểm Sát cũng bác bỏ quan điểm của luật sư rằng hành động phòng vệ chính đáng của gia đình ông Vươn xuất phát từ quyết định thu hồi đất trái pháp luật.
Tại tòa, các bị cáo nói một số tình tiết trong cáo trạng không đúng, tuy nhiên, những khiếu nại này không được tòa xem xét.
Các bị can và bên bị hại đều nói họ không phải là người ra tay nổ súng trước trong vụ việc ngày 5/1/2012.
Vụ án Đoàn Văn Vươn một lần nữa làm bùng phát những bất bình lâu nay trong công luận về chính sách đất đai của nhà nước. Đã có rất nhiều lời kêu gọi rằng Luật Đất đai cần phải được sửa đổi.
Với quy định người dân được quyền sử dụng đất nhưng đất đai vẫn thuộc sở hữu nhà nước, chính sách cưỡng chế tịch thu đất đai trong nhiều năm qua là nguồn gốc gây căng thẳng tranh chấp giữa chính quyền với người dân Việt Nam và cũng là nguyên nhân khiến quốc nạn tham nhũng càng thêm khó giải quyết trước tình trạng nhặp nhằng, thiếu minh bạch trong lợi ích công-tư.
Ông Phil Robertson cảnh báo:
“Vấn đề ở đây là sự phi pháp trong chính sách cưỡng chế đất đai của chính quyền cũng như trong cách hành xử của quan chức địa phương vẫn chưa được xử lý thỏa đáng. Chừng nào nhà nước Việt Nam chưa giải quyết những tiêu cực này thì chừng đó chúng ta còn thấy thêm nhiều vụ án Đoàn Văn Vươn như thế này nữa.”
Trên 70% hồ sơ khiếu kiện trong nước chống lại chính quyền đều có liên quan đến tranh chấp đất đai và ngày càng bùng phát thêm nhiều cuộc biểu tình của dân oan bị mất đất tại Việt Nam.
Nguyễn Trung: Vụ án Đoàn Văn Vươn - một thách thức hay một cơ may đối với việc sửa đổi Hiến pháp đang tiến hành? (viet-studies 4-4-13) -- BÀI MỚI ◄◄
Ngoài chịu sự chỉ đạo của các cơ quan chủ quản, của Thành ủy Hải Phòng, Hội đồng xét xử còn liên tục nhận được chỉ đạo sát sao từ Bộ Chính trị. Theo một đồng chí tại Vụ 1A, Viện Kiểm sát Tối cao cho biết ngay khâu lượng hình đã phải trải qua nhiều cuộc họp chỉ đạo rất gay cấn. Quan điểm của Thành ủy Hải Phòng là phải diệt “bọn này” (chỉ nhà anh Vươn) để làm gương. Trung ương thì sợ phản ứng dây chuyền nên lưỡng lự.
Rốt cuộc, cách chỉ đạo làm án cũng lại giống vụ Nguyễn Tùng Dương năm xưa. Cần nhắc lại là vụ xử viên cảnh sát/tội phạm Nguyễn Tùng Dương tháng 10/1994 đã khiến công chúng phẫn nộ bởi sự bao che của chính quyền. Hàng vạn người đã biểu tình tại Hà Nội phản đối sự bất công. Đây là vụ biểu tình (tự phát) lớn nhất kể từ năm 1945 tại Hà Nội. Các cơ quan tố tụng như Viện Kiểm sát, Tòa án, Bộ Công an phải liên tục thỉnh thị chỉ đạo của Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Cuối cùng ông Anh lệnh cho tòa cứ dền dứ để thử mức độ kiên nhẫn của công chúng. Riêng phiên cuối cùng cho rời hẳn sang một ngày khác. Chỉ đạo là nếu không biểu tình hoặc biểu tình ít thì xử Dương chung thân. Dân vẫn tập chung biểu tình thì xử Dương tử hình. Kết quả là dù đã dền dứ, đã hoãn đi hoãn lại mà ước tính có tới gần 5 vạn nhân dân vẫn biểu tình vây chặt Tòa án Tối cao buộc Lê Đức Anh phải chỉ thị Tòa án Tối cao xử Dương mức cao nhất là tử hình. Quá phẫn nộ với việc “dền dứ” này, hàng vạn nhân dân bức xúc xô đến đòi “xử” kẻ giết người ngay tại sân Tòa án Tối cao. Hàng nghìn cảnh sát được huy động tới đã biến sân Tòa án Tối cao thành bãi chiến trường.
Trở lại vụ anh Vươn, có thông tin cho rằng chỉ đạo từ trên là nếu dân không phản
ứng mạnh thì xử anh Vươn mạnh tay theo đúng khung. Nếu dân phản ứng mạnh thì xử dưới khung. Hải Phòng đã “dền dứ” trong mấy ngày qua theo đúng kịch bản này giữa lúc dư luận trong nước và quốc tế kịch liệt lên án cách làm của chính quyền trong việc xét xử vụ anh Vươn.
ứng mạnh thì xử anh Vươn mạnh tay theo đúng khung. Nếu dân phản ứng mạnh thì xử dưới khung. Hải Phòng đã “dền dứ” trong mấy ngày qua theo đúng kịch bản này giữa lúc dư luận trong nước và quốc tế kịch liệt lên án cách làm của chính quyền trong việc xét xử vụ anh Vươn.
Sau khi xét hỏi các bị cáo Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ và Nguyễn Thị Thương, chủ tọa phiên tòa đã yêu cầu bị cáo Phạm Thị Báu (Hiền) ra trước vành móng ngựa:
- Bị cáo có đồng ý với bản cáo trạng không?
- Tôi phản đối bản cáo trạng. Ngay sau khi được nhận kết luận điều tra và cáo trạng, tôi đã có đơn khiếu nại cả hai văn bản đó gửi Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án TP Hải Phòng, nhưng đến nay chưa có cơ quan nào hồi âm.
- Lý do nào khiến bị cáo phản đối bản cáo trạng?
- Thưa quý tòa, đoàn người kéo đến nhà tôi sáng ngày 5/1/2012 không phải là những người thi hành công vụ. Vì vậy tôi không chống người thi hành công vụ như quy kết của cáo trạng.
- Căn cứ vào đâu mà bị cáo nói như vậy?
- Thưa quý tòa, tôi căn cứ vào kết luận của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/2/2012.
- Bị cáo có mua xăng không?
- Thưa quý tòa, cáo trạng quy kết tôi thực hiện 4 hành vi: mua xăng, rải rơm, làm hàng rào, mua mũ len với mục đích chống người thi hành công vụ. Tôi có làm những việc đó. Nhưng đó là những việc làm rất bình thường hàng ngày của tôi để phục vụ cuộc sống, phục vụ sản xuất của gia đình. Tôi mua xăng để gia đình dùng. Tôi phơi rơm rạ trên đường đi để nuôi dê và đun nấu. Tôi làm hàng rào để chống trộm cướp, mua mũ len cho chồng con tôi đội trước cái rét chỉ hơn mười độ, chứ tôi không làm những việc đó để chống lại ai.
Bị cáo Phạm Thị Báu phủ nhận chống người thi hành công vụ
Cả hai bị cáo Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu đều khẳng định, vào sáng ngày 5/1/2012, họ đưa con đi học rồi sau đó đứng ở trên đê chứ không có mặt ở hiện trường, và họ cũng bị bắt ở trên đê. Nhưng cơ quan công an cứ ghi là họ có mặt ở hiện trường vụ nổ súng.
Tại tòa, bị cáo Đoàn Văn Vệ cũng tố cáo việc mình bị công an lừa tiền. Nội dung tố cáo của Vệ như sau: Sáng ngày 5/1/2012 Vệ không có mặt ở hiện trường. Đang trên đường, nghe người dân đi đường nói có xô xát ở nhà Đoàn Văn Quý, cậu mình bị thương (Sịnh, Vươn, Quý là cậu ruột của Vệ) nên Vệ chạy đến với ý định đưa người bị thương đi viện. Đến nửa đường xuống đầm thì công an bảo quay lên và sau đó bị bắt.
Tại đồn công an, điều tra viên bảo Vệ là hành vi của mày không cấu thành tội giết người, rồi hứa cho Vệ tại ngoại, hứa chuyển tội danh. Một cán bộ công an đã đưa điện thoại cho Vệ để Vệ gọi điện về nhà bảo vợ mang đến 20 triệu đồng đưa cho ông ta, sau đó lại đưa tiếp 10 triệu đồng nữa. Vì tin tưởng vào lời hứa của cán bộ công an, lại đã đưa tiền, nên sau đó công an đưa những bản cung trắng bảo ký, Vệ cứ ký vào. Cuối cùng không những không được tại ngoại mà còn ngã ngửa khi biết mình bị truy tố tội “giết người” được quy định tại điểm d khoản 1 điều 93 BLHS.
Với 4 bị cáo Sịnh, Vươn, Quý, Vệ. Vấn đề sinh tử được đặt ra trong phiên tòa này là: Họ có chủ định giết người từ trước hay không? Theo lời khai của Đoàn Văn Vươn tại tòa, thì trước nguy cơ bị mất trắng toàn bộ tài sản, khiếu nại khắp nơi nhưng không được giải quyết, cùng đường, ông buộc phải tạo tiếng nổ, đám cháy, với mục đích để đoàn cưỡng chế thấy nguy hiểm mà dừng lại, để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của ông. Ông cũng khai tại tòa rằng đã cảnh báo điều đó với huyện. Xét về những gì diễn ra sau đó, thì rõ ràng ông đã đạt được mục đích của mình.
Có một chi tiết được chủ tọa phiên tòa dành khá nhiều thời gian xét hỏi. Đó là trước ngày 5/1/2012, ai trong gia đình Đoàn Văn Vươn đã nói câu “Bắn chết mẹ chúng nó đi” (cáo trạng ghi là Đoàn Văn Quý nói)? Thực ra, trong lúc bị dồn đến bước đường cùng (theo lời khai của Quý thì những ngày đó, khi khiếu nại về quyết định cưỡng chế không được giải quyết, Đoàn Văn Vươn đã nhiều lần lăn lộn khóc lóc: “Mất hết rồi các em ơi", giả sử trong hoàn cảnh đó, có ai trong số họ có ai nói câu ấy, thì đó cũng chỉ là câu cửa miệng được “văng” ra khi người ta quá bức xúc mà thôi.
Đoàn Văn Quý là bị cáo bị xét hỏi cuối cùng. Tại tòa, Quý phủ nhận toàn bộ lời khai của Vươn, khẳng định Vươn chỉ đưa kíp nổ chứ không chỉ đạo. Tất cả các việc chế tạo mìn, chôn mìn, chôn bình ga rồi kích nổ mìn, bắn súng... đều do Quý tự làm, và cũng chỉ với mục đích cảnh báo chứ không có ý định giết người. Quý cũng khai chỉ bắn 2 phát súng hoa cải chứ không phải 3 phát như cáo trạng kết luận, việc một số chiến sĩ công an và bộ đội bị thương do 2 phát súng đó là ngoài ý muốn của Quý.-Nguồn Nông Nghiệp Việt Nam
- Hôm nay, tuyên án vụ Đoàn Văn Vươn (PT). - TÒA TUYÊN ÁN (Nguyễn Quang Vinh). - Hình Phạt (Quê Choa). - Cần phải điều chỉnh tội danh của ông Vươn, gia đình ông Vươn, ông Hiền và ông Khanh(Ba Sàm). - CHỈ CÒN VÀI GIỜ NỮA VẪN TIẾP TỤC RA LỜI KÊU GỌI CÔNG LÝ VÀ LƯƠNG TRI (Tễu). - Ý kiến công luận về mức án đề nghị trong vụ án Đoàn Văn Vươn (RFA).
- Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Về phần “Lời nói đầu” (ĐĐK). - Viết điều 4 ngắn gọn, đúng kỹ thuật lập hiến (VNN). - ÔNG LÊ HỒNG HÀ GÓP Ý VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP (Ba Sàm). - 20 triệu ý kiến ủng hộ Hiến Pháp chỉ là trò 'con nghé'! (QLB).
Xét xử Anh Vươn: Công An khai man trước tòa ngày 3-4-2013 Nguyễn Tường Thụy’s Blog 04/04/2013
- Phiên tòa xét xử anh Đoàn Văn Vươn và người thân bước qua ngày thứ 3 (DLB). CTV Dân Làm Báo - Theo dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 2-5.4.2013) *. Trong phiên xét xử ngày hôm qua, xuất hiện rất nhiều mâu thuẫn từ lời khai, và đó (có thể) là lý do để Chủ tọa Phạm Đức Tuyên bất ngờ thông báo phiên xử tạm dừng phiên xử sau 20 phút đầu của buổi chiều hôm qua.
Lời nói sau cùng của anh Đoàn Văn Vươn - Nguồn Vnexpress
Báo Đất Việt đưa tin - Anh Đoàn Văn Vươn và thân nhân của mình luôn giữ bình tĩnh, hiên ngang khi nghe Viện Kiểm sát luận tội vào sáng nay:
"...Theo ghi nhận của PV báo Đất Việt, các bị cáo có mặt tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng sáng ngày 4/4 vẫn giữ thái độ khá bình tĩnh khi nghe Viện Kiểm sát luận tội và đề nghị mức án phạt. Trong suất phần luận tội của vị đại diện Kiểm Sát viên, bị cáo Đoàn Văn Vươn vẫn hướng ánh mắt của mình về phía vị đại diện Viện Kiểm sát mà không biểu lộ cảm xúc..."
CTV Dân Làm Báo: Trong những ngày diễn ra phiên xử anh Đoàn Văn Vươn và người thân, lực lượng an ninh được bố trí dày đặc, hàng rào được giăng tứ phía hòng ngăn cản người dân tới tham dự phiên tòa (được gọi là xét xử công khai). Bên cạnh đó lực lượng an ninh còn giở nhiều trò, để ép những người tới tham dự phiên tòa phải trở rời khỏi khu vực tòa, thậm chí một số người còn bị áp tải trở về Hà Nội. Do đó thông tin tại khu vực tòa đã bị giới hạn...
Một bạn đọc Dân Làm Báo cho biết: Phiên tòa kết thúc lúc 12h trưa, xe đã đưa bị cáo rời khỏi tòa án, dự kiến phiên xử bắt đầu lúc 1h 30
Theo tin trên Tiền Phong Online: "Đại diện VKSND đã đề nghị mức án:
- Ông Đoàn Văn Vươn (50 tuổi) 5-6 năm tù giam về tội giết người;
- Đoàn Văn Quý (47 tuổi) từ 4 năm 6 tháng đến 5 năm tù giam về tội giết người;
- Đoàn Văn Sịnh (56 tuổi) từ 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù giam;
- Đoàn Văn Vệ (39 tuổi) từ 24 đến 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội giết người;
- Phạm Thị Báu (tức Hiền, 31 tuổi, vợ ông Quý) từ 18 đến 24 tháng tù cho hưởng án treo về hành vi chống người thi hành công vụ;
- Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, vợ ông Vươn) từ 15 đến 18 tháng tù cho hưởng án treo..."
Sáng ngày 4/4/2013, ngày thứ 3 xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn, bên ngoài khu vực tòa án, công an đã chăng dây, lập chốt gác ngăn chặn người dân đến tham dự phiên tòa "công khai" này.
Công an mang biển cấm di động dựng ở phía cuối đường Lê Hồng Phong và lập chốt ở đó - Ảnh: Facebook Những người bạn của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Rào sắt chắn đường vẫn chưa yên tâm nên phải cho 1 xe ô tô chắn ngang đường đến Tòa án - Ảnh: Facebook Những người bạn của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Mỗi chốt gác có gần 10 công an - Ảnh: Facebook Những người bạn của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Công an đi lại đổi gác cho nhau - Ảnh: Facebook Những người bạn của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
* Sửa lại ngày kết thúc phiên xử là 5.4.2013
- LS TRẦN ĐÌNH TRIỂN THÔNG TIN VỀ NGÀY THỨ 3 PHIÊN SƠ THẨM (Tễu). - Đại diện Viện KSND bác bỏ các quan điểm của luật sư (LĐ). - Xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn: Viện Kiểm sát đề nghị xem xét tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo (TN). - Ông Vươn bác kết luận của Viện kiểm sát (BBC). - Đoàn Văn Vươn tự bào chữa trước tòa (VNN). - Đoàn Văn Vươn xin miễn tội cho vợ, em dâu (VNN). - Lời nói sau cùng của ông Đoàn Văn Vươn tại tòa (Zing). - Lời nói sau cùng của gia đình bị cáo Đoàn Văn Vươn (VNE). - Ông Đoàn Văn Vươn cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước (NLĐ).- Xét xử vụ án ông Đoàn Văn Vươn: Bị cáo khai gì? (NNVN). - Ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị 5 đến 6 năm tù (RFA).- Xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn: Đề nghị mức án dưới khung hình phạt (TT). - Vụ án Đoàn Văn Vươn : Các bị cáo được đề nghị mức án dưới khung hình phạt (RFI). - Vụ Đoàn Văn Vươn: mức án đề nghị dưới khung hình phạt (RFA). - VÌ SAO VIỆN KIỂM SÁT "XUỐNG THANG" KHUNG HÌNH PHẠT CHO ANH EM VƯƠN - QUÝ ? (Phạm Viết Đào). - Nhượng bộ vì áp lực dư luận? (RFA). - Không áp dụng tình tiết tăng nặng đối với anh em ông Vươn (DT). - Ông Vươn được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ(TTXVN). - Ông Đoàn Văn Vươn được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ (GDVN).
- Tô Văn Trường: SỰ NGOAN CỐ CỦA CHÍNH QUYỀN HẢI PHÒNG LÀ HỒNG PHÚC CHO ĐẤT NƯỚC (Tễu). - Xét xử anh Vươn: Công tố viên đã bao che tội phạm! Nguyễn Tường Thụy). - Xét xử Anh Vươn: Công An khai man trước tòa ngày 3-4-2013. - Công luận thấy gì qua "vụ án Đoàn Văn Vươn"? (RFA). - Không thể lấy răn đe người dân làm trọng tâm (Yume/ Quê Choa). - HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 76): Xử anh Vươn không khéo rơi mất liềm !!!! (Nhật Tuấn). - Phẫn uất, niềm tin và sợ hãi (BoxitVN). - Từ Vĩnh Phúc đến Hải Phòng (BoxitVN).
- Pháp luật không xử được lãnh đạo thì dân xử... Thượng bất chính hạ tắc loạn! (DĐCN). - Phỏng vấn LS Lê Đức Tiết: Truy đuổi, nổ súng vào dân: Cái chân chạy trước cái đầu (KT). - Bắt người: Quy định cụ thể để tránh tùy tiện (PLTP). - Tranh cãi xem bóng đá, Chủ tịch xã ra lệnh còng tay dân (TP). - Thanh Hóa: Có hay không chuyện công an bức cung khiến một thanh niên nhảy lầu? (PL&XH). - Công an Từ Liêm lạm quyền, đẩy người vi phạm hành chính vào tù? (PLVN).
- Công an TP HCM lên tiếng về thu hồi đất (BBC). - Bảo đảm quyền sử dụng đất của người dân (Bùi Văn Bồng). - Lối thoát nào cho ngành nông nghiệp và nông dân Việt Nam (Hoàng Tâm Nguyên)(Thông Luận).
- Thế chấp nhà: Nên hiểu có lợi cho dân (PLTP). - Dân bức xúc vì không được lấy ý kiến quy hoạch(TN). - Đường công vụ dự án đèo Cả làm nứt nhà dân (PLTP). - Đủ chiêu trò lừa dân vùng dự án bán suất hỗ trợ (DV). -