-Nghiệp báo tiếp tục đến
-Kịch bản viết và diễn khá hay-Lữ Giang
Càng quậy càng chìm sâu xuống
Thích Nguyên Trí (trái), Lê Mạnh Thát (phải)
************************
**
In November 1963, President Ngô Đình Diệm of South Vietnam was deposed by a group of Army of the Republic of Vietnam officers who disagreed with his handling of both the Buddhist crisis and the Vietcong threat.
The Kennedy administration had been aware of the coup planning, but Cable 243 from the United States Department of State to U.S. Ambassador to South Vietnam Henry Cabot Lodge, Jr., stated that it was U.S. policy[4] not to try to stop it. Lucien Conein, the Central Intelligence Agency's liaison between the US embassy and the coup planners, told them that the US would not intervene to stop it. Conein also provided funds to the coup leaders.[5]
The coup was led by General Dương Văn Minh and started on 1 November. It proceeded smoothly as many loyalist leaders were captured after being caught off-guard and casualties were light. Diệm was captured and executed the next day along with his brother and adviser Ngô Đình Nhu.
Diệm's road to political power began in July 1954, when he was appointed the Prime Minister of the State of Vietnam by former Emperor Bảo Ðại, who was Head of State. Bảo Ðại disliked Diệm but selected him in the hopes that he would attract United States aid, but the two became embroiled in a power struggle. The issue was brought to a head when Diệm scheduled a referendum for October 1955, which was rigged by his brother Nhu, and proclaimed himself the President of the newly created Republic of Vietnam. He proceeded to strengthen his autocratic and nepotistic rule over the country. A constitution was written by a rubber stamp legislature which gave Diệm the power to create laws by decree and arbitrarily give himself emergency powers.[6] Dissidents, both communist and nationalist, were jailed and executed in the thousands, and elections were routinely rigged. Opposition candidates were threatened with being charged for conspiring with the Vietnam People's Army, which carried the death penalty, and in many areas, large numbers of ARVN troops were sent to stuff ballot boxes.[7] Diệm kept the control of the nation firmly within the hands of his family, and promotions in the ARVN were given on the basis of loyalty rather than merit.[8] Two unsuccessful attempts had been made to depose Diệm; in 1960, a paratrooper revolt was quashed after Diệm stalled for negotiations to buy time for loyalists to put down the coup attempt,[9] while a 1962 palace bombing by two Vietnam Air Force pilots failed to kill him.
South Vietnam's Buddhist majority had long been discontented with Diệm's strong favoritism towards Roman Catholics. Public servants and army officers had long been promoted on the basis of religious preference, and government contracts, US aid, business favours and tax concessions were preferentially given to Catholics.[10] The Roman Catholic Church was the largest landowner in the country, and its holdings were exempt from land reform (i.e., appropriation). In the countryside, Catholics were de facto exempt from performing corvee labour and in some rural areas, it was claimed that Catholic priests led private armies against Buddhist villages. In 1957, Diệm dedicated the nation to the Virgin Mary.[11][12][13]
Discontent with Diệm and Nhu exploded into mass protest during mid 1963 when nine Buddhists died at the hand of Diệm's army and police on Vesak, the birthday of Gautama Buddha. In May 1963, a law against the flying of religious flags was selectively enforced; the Buddhist flag was banned from display on Vesak while the Vatican flag was displayed to celebrate the anniversary of the consecration of Archbishop Pierre Martin Ngô Đình Thục, Diệm's brother. Many Buddhists defied the ban and a protest was ended when government forces opened fire. With Diệm remaining intransigent in the face of escalating Buddhist demands for religious equality, sections of society began calling for his removal from power.[14]
The key turning point came shortly after midnight on 21 August, when Nhu's Special Forces raided and vandalised Buddhist pagodas across the country, arresting thousands of monks and causing a death toll estimated to be in the hundreds.[15][16] Numerous coup plans had been explored by the army before, but the plotters intensified their activities with increased confidence after the administration of US President John F. Kennedy authorised the U.S. embassy to explore the possibility of a leadership change through Cable 243. They felt Diệm's policies were making their client regime in South Vietnam politically unsustainable.
http://en.wikipedia.org/wiki/1963_Sou...
**********************
Vọng ngữ: Con đường giải thoát?
Lữ Giang
-Vọng ngữ: Con đường giải thoát?
-Nghiệp kéo đến như bánh xe lăn…
Lữ Giang-Nghiệp kéo đến như bánh xe lăn…
Lữ Giang
Trong bài “Kịch bản viết và diễn khá hay” nói về tiến trình vụ Hòa Thượng Quảng Độ cất chức Hòa Thượng Chánh Lạc vì “dâm và vọng” phổ biến ngày 5.9.2013, chúng tôi có nói rằng tất cả những biến cố đã xảy ra và nhiều biến cố khác sắp xảy đến đều là hậu quả của những sai lầm do Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã và đang gây ra cho Phật Giáo và cho đất nước từ 1963 đến nay, nhất là “xử dụng VỌNG NGỮ như là một công cụ chính khi tranh đấu.” Đó là Nghiệp Báo trong đạo Phật. Chúng tôi không ngờ luật nhân quả của nhà Phật lại đến nhanh như vậy! Từ hôm 5.9.1023 đến nay, có rất nhiều biến cố nghiệt ngã đã xảy đến cho Giáo Hội Ấn Quang. Chúng tôi chỉ xin tường thuật lại ba biến cố được nhiều người chú ý:
- (1) Tiết lộ Hoà Thượng Chánh Lạc âm mưu đảo chánh và nắm chức Tăng Thống trong nước nên Võ Văn Ái phải ra tay,
- (2) Hòa Thượng Tâm Châu khuyên Hòa Thượng Quảng Độ từ chức.
- (3) nhóm Về Nguồn chơi trò thọc gậy bánh xe.
CÓ ÂM MƯU ĐẢO CHÁNH?
Ngày 13.9.2013, bà Tuệ Kiếm thuộc Lực Lượng Cư Sĩ Chấn Hưng Phật Giáo (llcschpg@yahoo.com) ở Philadelphia đã gởi lên các diễn đàn yahoogroups một tài liệu mang tên là “Bằng chứng về những âm mưu lật đổ GHPGVNTN của bộ ba: Sư Chánh Lạc, Bảo Quốc Kiếm và Phạm Hoàng Vương”. Đó là “THÔNG-BÁO 19.5.2013 của Chùa Như Lai /Văn Phòng Ii Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức Phật Đản”. Thông báo này do một đệ tử thân tín của Hòa Thượng Chánh Lạc là Phạm Hoàng Bá, tức Phạm Hoàng Vương, phổ biến bằng email trong nội bộ, nhưng lại được một người có email là Nhat Tru Lien Hoanhattrulienhoa@gmail.com ở Colorado lấy chuyển (forward) cho Văn Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế (ubcv.ibib@buddhist.com) của Võ Văn Ái và các diễn đàn yahoo trong cùng ngày với lời chuyển gởi nguyên văn như sau
“Subject: Thich Chanh Lac Mung Sinh nhat Ho Chi Minh tai chua Nhu Lai.
“Kính chuyển để quý vị biết chuyện thâm cung bí sử của Thầy trò Chánh Lạc: Làm lễ Phật Đàn màu mè tại chùa Như Lai ở Denver, Colorado, để che giấu mừng lễ Sinh nhật Hồ Chí Minh "Bác" Hồ (tức Hồ Lưu Manh) 19.5.2013 !!!”
THÔNG BÁO đó hiện nay vẫn còn trên diễn đàn yahoo và trên http://tiengnoiluongtri.com/. Nguyên văn bản THÔNG BÁO như sau:
“From: "phamhba@..." <phamhba@...>
Sent: Frday, May 17, 2013 9:37 PM
Subject: THÔNG-BÁO 19-5-2013 CỦA Chùa Như Lai /VĂN PHÒNG II VIỆN HÓA ĐẠO GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT tổ chức Phật Đản.
Tham-chiếu: Cuộc Điện-Đàm 17-5-2013 lúc 8:35 PM. của ĐLHT. Thích-Chánh-Lạc & Phật-Tử Không-Vương:
Vì vị Đạo-Hữu Thư-Ký của Chùa Như-Lai bận công-tác Phật-Sự, các cô các chú tăng sinh không còn nhiều như trước, số còn lại phải bận đi công tác xa và mật cho chùa, chỉ còn độc nhất Sư cô Thích Nữ Viên Nguyện không thể làm hết mọi chuyện nên ĐLHT Chủ-Tịch VP2/VHĐ/GHPGVNTN Thích Chánh Lạc chỉ-thị Phật-Tử Không-Vương (Phạm-Hoàng-Vương) liên lạc gấp với Bảo Quốc Kiếm vận động bà con các nơi xa cấp tốc về chùa Như Lai ở Denver cho thật đông tham dự Đại Lễ Phật Đản tổ chức vào chủ nhật 19.5. Không Vương hiểu ý ĐLHT Chủ-Tịch muốn rằng lúc này là lúc cần phô trương lực lượng, chuẩn bị kỹ và kế hoạch cho ngài lên ngôi vị cao nhất của Giáo hội trong nước để Ngài thực hiện đề án của Ngài mà chẳng ai dám cản trở. Tháng tư vừa rồi Ngài đã điện đàm với Hòa thượng Trí Quang ở Huế và Ngài cũng đã gửi 2000 Mỹ kim về cho HT Trí Quang. Hai Ngài tương đắc lắm.
LHT Chủ-Tịch cũng chỉ thị phải cảnh giác tối cao đừng cho ai biết rằng Phật Đản mình làm trùng với ngày sinh nhật "Bác" Hồ (tức Hồ Lưu Manh) 19.5 năm nay: Chớ tiết lộ, nếu có ai thắc mắc thì giải thích khôn khéo để dập tắt đừng cho dư luận ồn ào như năm ngoái tấn công VL chùa Điều Ngự tổ chức Phật Đản trong ngày 30.4. Tất cả phải chuẩn bị kỹ và kế hoạch. Mình ít người nhưng có kế hoạch thì sẽ thành công. Bằng mọi giá Bảo Quốc Kiếm và Phật-Tử Không-Vương (Phạm-Hoàng-Vương) phải có mặt tại chùa Như Lai để bảo vệ ĐLHT Chủ-Tịch VP2/VHĐ/GHPGVNTN Thích Chánh Lạc và sẵn sàng đánh tan những luận điệu phá hoại làm giảm uy tín của ngài. Ai không đủ phương tiện thì cho biết để ngài gửi tiền mua vé máy bay về Như Lai.
Kính nhờ Đạo-Hữu Đức-Tâm Phạm-Hoài-Việt và quý v/h phổ-biến ủng hộ Ngài trong vòng thân mật của chúng ta mà thôi. Đa tạ, PHVg”
|
Vì không có email gốc của Phạm Hoàng Bá mà chỉ có email được chuyển lại (forward) nên chúng tôi không thể tìm IP để xác định email đó phát xuất từ đâu. Những email của Phạm Hoàng Bá gởi đi thường phát xuất từ Augusta city, Butler County, Kansas 67010. Tuy nhiên, cho đến nay chúng tôi vẫn không nhận được lời đính chính nào của Phạm Hoàng Bá hay chùa Như Lai.
KHUYÊN HT QUẢNG ĐỘ TỪ CHỨC
Ngày 12.9.2013, Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, đã gởi một “Tâm Thư Ngõ” đến Hòa Thượng Quảng Độ, Tăng Thống GHPGVNTN khuyên ngài “Quyết tâm loại trừ những kẻ gián-.điệp nằm vùng xúi giục chia rẽ, phá-hoại” và “về hưu, chuyển quyền xử-lý cho Hòa-Thượng Thích-Thiện-Hạnh đảm-trách.” Tâm thư này đã được chúng tôi chuyển toàn văn lên các diễn đàn. Dưới đây chúng tôi chỉ ghi lại những điểm chính. Mở đầu, Hòa Thượng Tâm Châu nói:
“Vì nghiệp-vận của Quốc-gia và Phật-giáo, Hòa-Thượng và tôi, anh em chúng ta bị xa cách nhau 39 năm rồi. Năm nay, Hòa-Thượng đã 86 tuổi và tôi đã 93 tuổi. Trong nước Hòa-Thượng bị tù đày, ngoài nước, tôi coi như kẻ lưu đày. Hòa-Thượng và tôi đều là người thương nước, thương đạo, nhưng xa cách nhau. Trong nước, hoàn cảnh, tâm-huyết và hoạt-động của Hòa-Thượng tôi vô cùng kính-phục và thương kính. Ngoài nước, tôi cũng cố gắng đem hết tâm chân-thành của mình để phụng-sự, nhưng cũng chẳng đi đến đâu!
“Tôi thương kính Hòa-Thượng Huyền-Quang cũng như Hòa-Thượng. Từ năm 2007 cho tới nay, bao nhiêu biến cố làm băng hoại tổ chức Giáo-Hội xẩy ra, tôi thầm biết có những quỷ-kế của những kẻ nằm vùng phá hoại. Ðã nhiều lần tôi xin điện-thoại và gọi điện thoại cho Hòa-Thượng không được, tôi nhờ người thân với Hòa-Thượng, thưa chuyện cùng Hòa-Thượng, không hiểu có đến tai Hòa-Thượng không?"
Tiếp theo, Hòa Thượng Tâm Châu cho rằng:
“Việc xét xử người phạm tội Ba-la-di, chỉ ở nơi 20 vị đại-tăng hội họp, thẩm xét và tẫn xuất trong nội bộ, không ai có quyền công khai bêu xấu cho toàn thể thế-giới biết” và “Việc tẫn xuất một vị tăng phạm tội do nơi Tăng-luật, không đến nỗi một vị Tăng-Thống bất lực, phải từ chức.”
Sau đó, Hòa Thượng đề nghị Hòa Thượng Quảng Độ:
1) Ra một tâm-thư nhận xét sự lầm lẫn trong biến cố vừa qua.
2) Quyết tâm loại trừ những kẻ gián-.điệp nằm vùng xúi giục chia rẽ, phá-hoại.
3) Ra một Thông-bạch hóa giải những việc đã qua, mong Giáo-Hội Thống Nhất trong nước và ngoài nước hỷ-xả và sớm liên-kết trở lại.
4) Vì sự gian lao đã lâu và sức khỏe già suy, khuyên Hòa-Thượng nên về hưu, chuyển quyền xử-lý cho Hòa-Thượng Thích-Thiện-Hạnh đảm-trách.
THỌC GẬY BÁNH XE!
Trong khi phe của Thầy Quảng Độ đang “tang gia bối rối”, phe Về Nguồn lại chơi trò thọc gậy bánh xe. Ngày 12.9.2013 cư sĩ Tâm Diệu đã gởi đến Hòa Thượng Thích Viên Lý, một Tâm Thư với lời lẽ khá nặng.
Tâm Diệu có tên thật là Nguyễn Xuân Quang, bút hiệu Hoàng Liên Tâm, sinh năm 1943 tại Hưng Yên, di cư vào Nam năm 1954 và qua Hoa Kỳ tháng 4 năm 1975. Tuy là người Bắc nhưng đã thọ Tam Quy Ngũ Giới năm 1967 với Hoà Thượng Thích Đôn Hậu tại Chùa Thiên Mụ Huế và gia nhập nhóm Ấn Quang. Năm 2000 đã trở về Huế thọ Bồ Tát Giới tại Đại Giới Đàn Tịnh Khiết, chùa Tường Vân, Huế. Hiện Tâm Diệu là chủ biên websitethuvienhoasen.org, một website khá lớn ở hải ngoại, trụ sở ở đường Moran, thành phố Westminster, CA 92683 và đi với phe Về Nguồn.
Khi Đảng CSVN tổ chức một cuộc hội thảo mang tên là “50 năm phong trào Phật Giáo ở miền Nam” vào tháng 6 vừa qua, Tâm Diệu đã trở về và đọc một bài tham luận dưới đầu đề “Lịch sử Phật giáo Việt Nam trong ngày 11-6-1963 đã bị mạo hóa”. Rõ ràng là Tâm Diệu thuộc nhóm chủ trương “đứng chàng hảng” nửa trong nửa ngoài.
Tâm Diệu đã mở đầu tâm thư như sau:
“Qua cáo bạch từ nhiệm mùng 1 tháng 9 năm 2003 từ phòng thông tin phật giáo quốc tế, và chỉ 3 ngày sau cũng từ PTTPG lại có vài tờ giấy lộn "đáo nhiệm" của HT Thích Quãng Độ - Sự Việc được xử trí 1 cách côn đồ du đãng du thục, không giống như tác phong của 1 vị tăng thống, lời lẽ cay độc, thiết tưởng Hòa Thượng Viên Lý cũng biết Võ Văn Ái đã đứng đàng sau "giám đốc" cho âm mưu lật đổ Hòa Thượng Thích Chánh Lạc.”
Sau đó, ông nói “vài lời thô thiển nhưng tâm huyết” với Hòa Thượng Viên Lý, xin tóm lược như sau:
- Nếu Hoà Thượng Viên Lý nhắm mắt làm ngơ trước hành động đe dọa của Võ Văn Ái và còn bao che cho Võ Văn Ái: đó là BẤT NHÂN
- Nếu Hoà Thượng Viên Lý quả thật sợ Võ Văn Ái 1 cư sỹ đã từ lâu khuynh đão GHPGVNTN mà đi theo con đường hắn vạch: đó là BẤT NGHĨA.
- Nếu quả thật chỉ vì sợ Võ Văn Ái hoặc lời đe dọa của hắn trên Cali Today, mà đi theo con đường của Võ Văn Ái: Đó là BẤT TÍN.
- Nếu nhắm mắt làm ngơ trước đe dọa và hành động chính trị đạo tặc của Võ Văn Ái: đó là BẤT TRUNG.
Sau đó ông Tâm Diệu giả cúi xuống và nói:
“Kính lạy Hoà Thượng Viên Lý, nếu chỉ vì sợ Võ Văn Ái mà nhắm mắt đưa đường cho hắn, thì sau này với 4 tội như trên:
1) Bất nhân
2) Bất nghĩa
3) Bất tín
4) Bất trung
Kính bạch Hoà Thượng Viên Lý, trước tình trạng 1 cư sĩ mưu đồ chính tri, khuynh đảo giáo hội, mong Hoà Thượng Thích Viên Lý Tổng Thư Ký Văn Phòng 2 Viên Hoá Đạo suy xét cận thận: Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng biết đời nào nguôi.”
Trong thực tế, Hòa Thượng Viện Lý chẳng có quyền hành gì đối với Võ Văn Ái, nhưng Tâm Diệu đã chơi trò ngụy quân tử, thọc gậy bánh xe để làm gia tăng thêm sự chia rẻ trong nội bộ.
KHI NÀO RA ĐI?
Có thể coi ba biến cố nói trên là ba mũi tên tẩm thuốc độc đang bắn vào Võ Văn Ái. Liệu Võ Văn Ái có bị hạ không? Trong bài “Kịch bản viết và diễn khá hay” chúng tôi có nói rằng hiện nay Võ Văn Ái đang nhận “Fund” của tổ chức NED (The National Endowment for Democracy) để “điều hành” GHPGVNTN, nên khó ai lật đổ được Võ Văn Ái. Mỹ cũng chưa tìm được một người khác có thể đóng vai trò của Ái trong Phật Giáo.
Có người hỏi mỗi năm Võ Văn Ái đã nhận được của NED bao nhiêu?
Theo NED Annual Reports, chúng tôi tìm thấy năm 1997, dưới danh nghĩa của “Association of Vietnamese Overseas: Culture and Liaison (Que Me)” Võ Văn Ái đã nhận được 90.000 USD. Từ đó đến nay, năm nào Ái cũng nhận được một số tiền như thế, ít nhiều không cách nhau lắm, chẳng hạn như măm 2001 là $70.000, năm 2007 và 2008 mỗi năm $107.000. Từ năm 2009 đến 2012 mỗi năm $97.000, v.v.
Người khác lại hỏi NED có phải là tổ chức ngoại vi của CIA hay không? Xin cứ vào google đánh “The CIA and NED” thì sẽ biết.
Chúng tôi nghĩ không ai bứng được Võ Văn Ái trừ khi NED cắt “Fund”. Lúc đó GHPGVNTN sẽ như thế nào? Hòa Thượng Tâm Châu đã nhắc đến “Nghiệp vận Quốc Gia và Phật Giáo”. Kinh Pháp Cú, ở Phẩm Ác, câu 119 có ghi:
“Khi nghiệp ác chưa thành thục, kẻ ác cho là vui, đến khi nghiệp ác thành thục, kẻ ác mới hay là ác.”
Dựa vào Kinh Pháp Cú để luận đoán là đúng hơn cả.
Ngày 19.9.2013
Lữ Giang
-Kịch bản viết và diễn khá hay-Lữ Giang
Trong tuần qua, cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã không còn quan tâm đến biến cố Syria mà tập trung vào biến cố Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống GHPGVNTN, thường được gọi là Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang, tuyên bố từ chức hôm 30.8.2013 để phản đối việc Hòa Thượng Thích Chánh Lạc “vi phạm trọng giới Dâm và Vọng với những bằng chứng cụ thể, minh bạch không thể chối cãi!”
Đa số người Việt hải ngoại đều biết đây là hậu quả của cuộc chiến không nhân nhượng giữa Võ Văn Ái và nhóm Hòa Thượng Thích Chánh Lạc kéo dài trong nhiều năm qua. Nhóm đệ tử của Thích Chánh Lạc đã phối hợp với nhóm Giao Điểm tấn công Võ Văn Ái từ mọi phía và lôi Công Giáo vào để đánh lạc hướng. Họ dùng những ngôn từ thiếu văn hóa đến mức ai cũng thấy ghê tởm. Dĩ nhiên Võ Văn Ái không ngồi yên. Cả hai đều có những mưu lược không kém gì nhau.
Trong GHPGVNTN, Hòa Thượng Chánh Lạc là Thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN Quốc Nội, Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo kiêm Tổng Ủy Viên Hoằng Pháp. Còn Võ Văn Ái là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Ngoại Vụ của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và quan trọng hơn, Phát Ngôn Viên của GHPGVNTN, Trưởng Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế ở Paris, được coi là cái loa của Giáo Hội Phật Giáo. Nhiều người đã gọi ông ta là “Tăng Thống” hải ngoại, luôn đòi ăn trên ngồi trước. Vì thế, biến cố nói trên trở thành nghiêm trọng.
DIỄN BIẾN CỦA KỊCH BẢN
Trong Cáo Bạch số 6/VTT/TT đề ngày 30.8.2013, Hòa Thượng Quảng Độ cho biết Hòa Thượng Thích Như Đạt, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự đã ba lần dâng thỉnh nguyện thư yêu cầu cho Hòa thượng Chánh Lạc nghỉ việc. Tuy nhiên, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo là Hòa Thượng Viên Định và Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống là Hòa Thượng Thiện Hạnh lại quyết lưu giữ Hòa thượng Chánh Lạc và còn muốn ông ta sẽ là cố vấn Văn Phòng II Viện Hóa Đạo ở Hoa Kỳ.
Hòa Thượng Quảng Độ nói rõ: “Đây không phải là vấn đề thay đổi, bổ sung hay hoán chuyển nhân sự Văn phòng II Viện Hóa Đạo, hay chuyện tranh chấp cá nhân, mà là «y luật xử trị» một vị tăng phạm trọng giới theo giáo luật Phật chế.”
Ngoài ra, Hòa Thượng Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký VPII Viện Hóa Đạo đồng thời là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN/Hoa Kỳ đã báo cáo với ông rằng Hòa Thượng đã thỉnh ý Chư Tăng cả năm Châu Lục và tất cả đã đồng tình lưu giữ Hòa Thượng Thích Chánh Lạc và cung thỉnh Hòa Thượng Chánh Lạc lên ngôi vị Cố Vấn VPII Viện Hóa Đạo.
Ngay lập tức, hai Hòa Thượng lãnh đạo GHPGVNTNHN tại Úc Châu và Tân Tây Lan là Hòa Thượng Huyền Tôn và Hòa Thượng Như Huệ đã lên tiếng thỉnh cầu Hòa Thượng Quảng Độ cấp tốc ra cáo chỉ bãi bỏ cáo bạch từ chức vì “tiền đồ của GHPGVNTN” và “Tẫn xuất ác đồ đồng lõa với tội phạm, che chở bưng bợ tội phạm phạm đại trọng giới, đó là ba vị Tỳ khưu: Thích Thiện Hạnh, Thích Viên Định, Thích Viên Lý. Và Ba-la-di phạm Thích Chánh-Lạc.”
Trong khi đó, nhiều chức sắc của GHPGVNTN đưa thỉnh nguyện thư thỉnh cầu Hòa Thượng Quảng Độ“tiếp tục trong vai trò Tăng Thống của Giáo Hội”. Còn ông Võ Văn Ái nói với đài BBC: “Nếu nội bộ không làm được chuyện thanh lọc, đó sẽ là sự đi xuống, nếu không nói là tan vỡ của tổ chức.”
Bản tin của chùa Điều Ngự ngày 4.9.2013 cho biết hôm 3.9.2013, Hòa Thượng Viên Định đã đến Thanh Minh Thiền Viện xin tuân hành việc xử lý nội bộ của Hòa Thượng Quảng Độ, đặc biệt là việc cách chức Hòa thượng Chánh Lạc vì lý do đức hạnh. Hòa thượng Thích Viên Lý, cũng điện thoại về xin lỗi Đức Tăng Thống và rút lại ý định lưu nhiệm Thích Chánh Lạc. Hòa Thượng Quảng Độ đã ra quyết định số 15A/VTT/GC/TT ngày 4.9.2013 ấn định lại thành phần của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo.
Theo bản tin của đài Á Châu Tự Do ngày 4.9.2013, Hòa Thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì ở Sài Gòn cho biết vào ngày 3 tháng 9 đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã chấp thuận trở lại đảm nhận trách nhiệm đứng đầu giáo hội sau khi quyết định từ nhiệm vào ngày 30 tháng 8 vừa qua.
Đây là một kịch bản được viết và diễn khá hay. Để hiểu rõ kịch bản này, chúng tôi thấy cần xác định lại những điều mà Hòa Thượng Chánh Lạc đã bị quy trách, sau đó sẽ trình bày về chiều hướng mà Giáo Hội Ấn Quang đang đi tới.
KẾT TỘI DÂM VÀ VỌNG
1.- Vài nét về Thích Chánh Lạc
Thích Chánh Lạc tên thật là Lê Kim Cương, xuất gia năm 1944, Pháp danh Chơn An, Pháp hiệu Chánh Lạc, sinh ngày 8.1.1931 tại Quảng Trị. Thọ giới tỳ kheo năm 1953 và học tại Phật Học Đường Báo Quốc. Đậu tú tài 2 năm 1961 và tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa Sài Gòn năm 1964.
Trong các biến cố từ năm 1963 đến 1967 tại miền Nam, ông được coi là một cây xách động và quậy phá nổi tiếng. Sau vụ Phật Giáo Ấn Quang tạo bạo loạn để cướp chính quyền năm 1966 bị thất bại, theo lệnh của tướng Nguyễn Ngọc Loan, ông phải rời Việt Nam. Ngày 21.9.1969 ông đi du học ở Đài Loan.
Năm 1987 ông từ Đài Loan di dân qua Hoa Kỳ và đến định cư ở Denver, Colorado. Ông được mời trụ trì ở chùa Từ Phong, tiền thân của chùa Như Lai, cho đến bây giờ.
2.- Nguyên nhân của vụ án
Ông Hồ Văn Ngộ, một sĩ quan Quân Lực VNCH, đã bị tù 6 năm. Khi ra khỏi tù, ông đem cả gia đình đi vượt biên và đến định cư tại Denver, Colorado, năm 1990. Ông và gia đình thường đi lễ ở chùa Như Lai do Hòa Thượng Chánh Lạc trụ trì. Hai con ông là cô Hồ Thị Thu và Hồ Thị Thi thường ở lại làm việc công quả ở chùa. Cô Thi, lúc đó mới 14 tuổi, có ý muốn xuất gia để trở thành ni cô, nên thường đến chùa học Phật pháp.
Tờ Rocky Mountain News tường thuật lại các lời khai tại phiên tòa, cho biết hai cô Thu và Thi tố cáo Thích Chánh Lạc đã sờ mó hai cô trong thời gian từ 1994 đến 1996. Lúc đầu hai cô không dám nói lại với ai. Đến năm 1998, hai cô được biết nhiều cô khác cũng đã bị xâm phạm tình dục giống như hai cô và họ đang nộp đơn tố cáo, hai cô liền quyết định đưa vụ này ra ánh sáng.
Trước hết, ngày 2.5.1998 cô Thu đã viết thư gởi Ban Quản Trị Chùa Như Lai trình bày sự việc và xin có biện pháp. Nhưng Ban Quản Trị chẳng những không giải quyết mà còn tố cáo gia đình ông Ngộ là những con chốt (pawns) trong âm mưu của Cộng Sản. Ngày 18.10.1998, Thích Chánh Lạc đã công bố một bản thông cáo phủ nhận những lời tố cáo của cô Thu và cho rằng cô là một phần của một âm mưu do “các tay sai của Hà Nội” (servants of Hà Nội) thực hiện. Gia đình ông Ngộ quyết định đưa nội vụ ra tòa.
3.- Rắc rối về thủ tục pháp lý
Như chúng ta đã biết vào tháng 6 năm 1994. O.J Simpson bị truy tố về tội sát nhân, nhưng ngày 3.10.1995, bồi thẩm đoàn ở Tòa Los Angeles tuyên bố O.J. Simpson vô tội. Nội vụ được đưa ra tòa dân sự ở San Monica. Ngày 5.2.1957, bồi thẩm đoàn xác nhận O.J. Simpson có tội và phải bồi thường cho các nạn nhân 33.500.000 USD.
Vụ Thích Chánh Lạc cũng đã được diễn biến tương tự như vậy. Sau khi có đơn tố cáo của gia đình ông Hồ Văn Ngộ, ngày 23.1.1999 Hòa Thượng Chánh Lạc đã bị bắt về 5 tội liên quan đến tấn công tình dục và tấn công tình dục trẻ vị thành niên (Case No 99CR1975). Chùa Như Lai đã đóng tiền thế chân và ông được tại ngoại.
Để đối phó, chùa Như Lai đã làm thỉnh nguyện thư lấy chữ ký để “minh oan” cho thầy. Ngày 20.5.2000, Toà mở phiên lấy lời khai của các nhân chứng, có khoảng 100 người mang cờ VNCH biểu tình trước Toà Thị sảnh phản đối việc truy tố này.
Để tránh những diễn biến phức tạp, tòa Denver muốn giải quyết vụ Thích Chánh Lạc như vụ O.J. Simpson. Ngày 15.9.2000, Biện Lý Cuộc đã ra Lệnh Trạng (Order) thu hồi việc truy tố, viện lý do có nghi vấn (The charges cannot be proven beyond a reasonable doubt).
Nội vụ được đưa ra tòa dân sự District Court ở Denver. Nguyên đơn là Hồ Thị Thu, Hồ Văn Ngộ và Hồ Thị Thi. Bị đơn là Lê Kim Cương tự là Thích Chánh Lạc, Chùa Phật Giáo Việt Nam Colorado tức Chùa Như Lai, một tổ chức bất vụ lợi, Bùi Sỹ, Bùi Cảnh, Đinh Văn Phúc, Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Tùng Anh, Nguyễn Tâm Trí, Trần Đức Đệ, Tạ Thị Minh Tuyết, Ban Giám Đốc và Ban Quản Trị Chùa Như Lai (Case No 99 CV 5332).
4.- Kết quả của vụ án
Sau bốn tuần lễ xét xử, ngày 6.9.2003, bồi thẩm đoàn tòa District Court ở Denver đã tuyên phạt Lê Kim Cương tức Thích Chánh Lạc và Ban Quản Trị Chùa Như Lai 4.800.000 USD vì đã có hành vì mạ lỵ phỉ báng, lăng nhục và tắc trách (defamation, outrageous conduct and breach of duty). Tòa cũng xác nhận Lê Kim Cương có sách nhiễu tình dục (sexual battery).
Trong số tiền bồi thường thiệt hại này, Tòa truyền Thích Chánh Lạc và Ban Quản Trị Chùa Như Lai phải bồi thường cho Hồ Thị Thi (lúc đó còn vị thành niên) 55,2% tổng số tiền nói trên vì những tổn hại thật sự về thể xác cá nhân vì sách nhiễu tình dục (55.2% of the total judgment amounts awarded to Thi Ho were for actual damages for personal physical injuries for the sexual battery claim).
Vì hãng bảo hiểm chỉ có thể trả tối đa 2 triệu, nên các bị đơn đã xin tòa xét lại số tiền phạt vì quá nặng, không thể đóng nổi. Ngày 22.1.2004 thẩm phán Shelley L. Gilman đã hạ số tiến phạt xuống còn 2 triệu. Các nguyên đơn khiếu nại về việc hạ thấp tiền phạt này, nhưng ngày 21.6.2004 thẩm phán Shelley L. Gilman đã ra Án lệnh bác đơn (Order of dismissal).
CHƠI TRÒ ĐÁNH LẬN CON ĐEN
Mặc dầu bản án vụ Thích Chánh Lạc và chùa Như Lai đã được phổ biến khá rộng rãi trên các cơ quan truyền thông, nhất là trên các báo Mỹ ở Denver, thỉnh thoảng Võ Văn Sáu, thường được gọi là Sáu Bò Vàng hay Sáu Hồi Hởi, tuyên bố vụ án Thích Chánh Lạc đã bị tòa hủy bỏ và dọa những ai còn nói đến vụ án này có thể bị kiện. Anh ta chứng minh bằng cách đưa ra Lệnh Trạng (Order) ngày 15.9.2000 của Biện Lý Denver mà chúng tôi đã nói trên để chứng minh. Khi chúng tôi đưa ra bản án ngày 6.9.2003 của tòa Denver thì anh ta câm họng. Sau này anh ta tiết lộ Hòa Thượng Chánh Lạc có gởi cho anh ta 200 USD, nhưng anh ta không nhận.
Hôm 3.9.2013, khi Hòa Thượng Quảng Độ từ chức, Hòa Thượng Chánh Lạc đã gởi đến trong nội bộ Phật Giáo “Đôi Lời Tâm Huyết” có đính theo Án Lệnh (Order) ngày 21.6.2004 của Tòa Denver bác bỏ đơn khiếu nại của các nguyên đơn về số tiền bồi thường bị hạ xuống như chúng tôi đã nói ở trên, nhưng cắt bỏ phần nội dung, chỉ để lại phần đầu đề và phần cuối, để chứng minh vụ án của ông ta đã bị hủy bỏ. Đây là trò đánh lận con đen.
Trong danh từ luật pháp, chữ VERDICT được dùng để chỉ ý kiến của bồi thẩm đoàn hay một thẩm phán về một vấn đề sự kiện (a question of fact) của vụ án, chữ JUDGEMENT là phán quyết của tòa về toàn bộ vụ án. Còn chữ ORDER chỉ là Lệnh Trạng của Bệnh Lý hay Án Lệnh của Thẩm Phán, được dùng để giải quyết một vấn đề bất thường xảy ra trong tiến trình của vụ án chính (some matter incidental to the main proceeding). Không thể dùng ORDER để hủy bỏ một VERDICT hay một JUDGEMRNT được. Võ Văn Sáu và Thích Chánh Lạc không hiểu danh từ luật pháp nên mới đưa ra để đánh lừa.
TẤT CẢ ĐỀU DO NGHIỆP
Trong cuộc phỏng vấn của đài Little Saigon TV (57.7) được chiếu lúc 7 giờ tối ngày 5.9.2013, Hòa Thượng Chánh Lạc cho rằng Cáo Bạch số 6/VTT/TT của Hòa Thượng Quảng Độ là giả, do Lê Công Cầu biên soạn rồi Võ Văn Ái ráp chữ ký và con dấu vào và phổ biến, chứ Hòa Thượng Quảng Độ không biết gì hết. Còn Hòa Thượng Chơn Thành cho rằng văn phong của Cáo Bạch không phải là văn phong của Thấy Quảng Độ. Nhưng những tin tức chúng tôi đưa ra nói trên cho thấy những sự tiên đoán này không đúng.
Về hai tội Dâm và Vọng, Thích Chánh Lạc cũng chỉ chơi trò “lập lờ đánh lận con đen” như chúng tôi đã trình bày ở trên.
Về sự xích mích với Võ Văn Ái, Hòa Thượng Chánh Lạc cho biết có 5 lý do. Chúng tôi chỉ nói đến hai lý do chính. Lý do thứ nhất là vấn đề tiền bạc. Trước đây Hòa Tượng có tài trợ cho Đài Phát Thanh Phật Giáo Việt Nam của Võ Văn Ái mỗi năm 10.000 USD, nhưng trong những năm gần đây ông ngưng lại để dùng tiền giúp một số thầy ở Việt Nam. Giáo Hội ở hải ngoại có tổ chức gây quỹ hai lần được 72.000 USD, ông đề nghị chia cho Võ Văn Ái một nữa, nhưng các thầy nề nang nên giao hết. Tuy nhiên, khi bảo Võ Văn Ái làm biên nhận thì Võ Văn Ái không làm.
Lý do thứ hai là Võ Văn Ái cho rằng Thích Chánh Lạc đã dùng hai đệ tử là Bảo Quốc Kiếm và Phạm Hoàng Bá (với biệt danh là Phạm Hoàng Vương), để đánh phá Võ Văn Ái liên tục không ngừng nghĩ. Thầy Chánh Lạc nói ông đã khuyên giải hai tên này nhiều lần, nhưng họ không nghe. Ông có đề nghị Võ Văn Ái dùng cơm với hai đệ tử này ở Chùa Như Lai để hòa giải, nhưng Võ Văn Ái từ chối.
Trong thực tế, Bảo Quốc Kiếm và Phạm Hoàng Bá đã phối hợp với nhóm Giao Điểm gồm Trần Quang Diệu, Trần Tiên Long, Nguyễn Hữu Ba và nhiều tên khác tạo thành một thứ “kiêu binh trên Nét”, đánh phá Công Giáo và Võ Văn Ái hàng ngày trên các diễn đàn. Chính nhóm này đã đẩy Võ Văn Ái vào cái thể phải hạ thủ đối với Thích Chánh Lạc.
Thích Chánh Lạc gọi Võ Văn Ái là một tên phù thủy, một “Siêu Tăng Thống”, đã gây ra nhiều biến động trong Giáo Hội, đưa tới sự ly khai của nhóm Về Nguồn, “dùng Đức Tăng Thống như là đồ chơi”,v.v.
Theo Thích Chánh Lạc, sau ông người thứ hai sẽ là nạn nhân của Võ Văn Ái, đó là Pháp Sư Thích Giác Đức (người đã có vợ con), hiện là Tổng Ủy Viên Kế Hoạch. Sau đó Võ Văn Ái sẽ đưa Thích Viên Lý lên làm Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, rồi tìm cách loại bỏ để đưa một người khác luôn làm theo ý của Ái lên.
Thích Chánh Lạc nói rằng nếu ông bị loại, ông sẽ đứng ra thành lập một GHPGVNTN khác để hoạt động vì đó là con đường duy nhất để bảo vệ đạo pháp và dân tộc. Câu chuyện còn dài, chúng tôi sẽ trình bày vào một dịp khác.
Hiện nay Võ Văn Ái đang nhận “Fund” của tổ chức NED (The National Endowment for Democracy) để “điều hành” GHPGVNTN, nên khó ai lật đổ được Ái. Mỹ cũng chưa tìm được một người khác có thể đóng vai trò của Ái trong Phật Giáo.
Tất cả những biến cố nói trên và nhiều biến cố khác sắp xảy ra đều do những sai lầm mà Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã gây ra cho Phật Giáo và cho đất nước từ 1963 đến nay, nhất là xử dụng VỌNG NGỮ như là một công cụ chính khi tranh đấu. Đó là Nghiệp Báo trong đạo Phật.
Ngày 5.9.2013
Lữ Giang
Lữ Giang
Bài “Một số nguồn tài liệu về kỳ thị PG dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa (1954-1963)” do “Huỳnh Tấn Lê sưu tập” và “Diễn văn khai mạc lễ tưởng niệm” của Huỳnh Tấn Lê được hai websites lớn của Phật Giáo ở hải ngoại phổ biến là quangduc.com của tu viện Quảng Đức ở Melbourne, Úc, và thuvienhoasen.org ở Westminster, California, do Nguyễn Xuân Quang (Tâm Diệu) làm chủ biên, đã bị phê phán rất nặng nề. Ít ai tin rằng Trường Quốc Gia Hành Chánh của VNCH lại đào tạo ra một con người có trình độ kiến thức quá yếu kém như vậy. Hai chữ “Tiến Sĩ” được gắn trước tên Huỳnh Tấn Lê lại càng làm cho nhiều người ngỡ ngàng hơn. Hàng chục bài phê phán những sai lầm của nhóm Huỳnh Tấn Lê hiện đang nằm trên Internet.
Nhưng vấn đề không chỉ có thế. Trong 50 năm qua, khi những sai lầm của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang gây tang thương cho đất nước và cho Phật Giáo được đưa ra ánh sáng, một chiến dịch tung hỏa mù có tổ chức và có hệ thống đã được phát động để chạy tội, đó là xử dụng Vọng Ngữ (nói láo) đánh Công Giáo và chế độ Ngô Đình Diệm. Những bài thuyết trình của Huỳnh Tấn Lê, Vũ Ánh… trong "Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Pháp Nạn Bồ Tát Thích Quảng Đức và Tăng Tín Đồ Vị Pháp Vong Thân" tại Trường Jerome Center ở Santa Ana vào chiều Chúa Nhật 23.6.2013 cũng nằm trong chiến dịch đó. Phải chăng VỌNG NGỮ đã chính thức trở thành một sách lược “giải nghiệp” của nhóm Phật Giáo Ấn Quang?
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng tôi xin nói qua về Huỳnh Tấn Lê, sau đó sẽ tóm lược những thủ đoạn gian trá mà những kẻ muốn chạy tội đã và đang xử dụng.
HUỲNH TẤN LÊ LÀ AI?
Chúng ta hãy đọc một đoạn do ông Phạm Hải viết về Huỳnh Tấn Lê được phổ biến trên các diễn đàn và trên website haingoaiphiemdan.com:
“Huỳnh Tấn Lê tốt nghiệp khoá 17 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Ra trường làm việc tại bộ Dân Vận dưới thời Hoàng Đức Nhã. Sau ngày Việt Cộng cưỡng chiếm nước Việt Nam Cộng Hoà thì Huỳnh Tấn Lê cũng phải vào tù nhưng Lê là một thứ “tù cha” đi ra đi vô trại tù như đi chợ. Bọn cán bộ quản giáo cũng phải kiêng mặt. Một ngày đẹp trời Lê thong thả bước ra cổng trại tù và gia đình lên tầu vượt biên.
Huỳnh Tấn Lê đang thuyết trình
“Sang Mỹ, Lê mở tiệm cho mướn video và rất phát đạt. Sau khi ổn định và có tiền, Lê kinh doanh chùa và càng ngày càng giầu hơn. Chẳng ai biết rõ hiện Lê có bao nhiêu chùa nhưng Huỳnh Tấn Lê là người đã sáng lập ra Tổng Hội Cư Sĩ và dùng tiền bạc cũng như phe phái khống chế hầu như toàn bộ các chùa Việt Nam ở hải ngoại. Chùa đã đem lại cho Lê tiền bạc và đồng thời Lê cũng biết khôn khéo gây bè kết phái để lũng đoạn các sinh hoạt tôn giáo thuần túy…”
Những chuyện ông Phạm Hải viết chưa thể kiểm chứng được. Chúng tôi biết Huỳnh Tấn Lê là người Phú Yên, cùng quê với Hòa Thượng Thích Nguyên Trí. Khi thầy Nguyên Trí lập ra chùa Bát Nhã ở Santa Ana, Huỳnh Tấn Lê trở thành “chủ sòng” của nhóm Nguyên Trí, chứ không phải chủ sòng của “hầu như toàn bộ các chùa Việt Nam ở hải ngoại” như ông Phạm Hải đã nói. Chức vụ hiện nay của Huỳnh Tấn Lê được thổi lên là “Chủ Tịch (Muôn Năm) Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Hoa Kỳ”, nhưng trong thực tế Lê chỉ là chủ tịch của nhóm cư sĩ thuộc chùa Bát Nhã mà thôi.
Cần phải nói rõ thêm hiện nay tại Orange County, thủ đô của VNCH nối dài, có đến ba giáo hội Phật Giáo:Giáo Hội Điều Ngự (Ấn Quang - Quảng Độ), Giáo Hội Bát Nhã (Ấn Quang - Về Nguồn) và Giáo Hội Bảo Quang (Việt Nam Quốc Tự). Ngoài ra, còn nhiều cơ sở Phật Giáo khác đứng ngoài ba giáo hội này. Cả ba giáo hội đang “thi đua” chiếm ưu thế. Năm nay Giáo Hội Bát Nhã do Huỳnh Tấn Lê lèo lái, đã tổ chức diễn hành rầm rộ bằng xe hoa ở Mile Square Park ngày 11.5.2013 và cho nổ lớn vụ Quảng Đức để vượt lên hai giáo hội kia, nhưng kết quả thật thê thảm.
Thích Nguyên Trí (trái), Lê Mạnh Thát (phải)
Có tin đồn Thiền sư Lê Mạnh Thát, đệ tử của Thích Trí Quang, người khởi xướng phong trào Về Nguồn, mới từ Việt Nam qua, sẽ xuất hiện để kêu gọi “hòa hợp hòa giải trong ngoài” trong buổi lễ nói trên, nên một số người đã đến đợi Lê Mạnh Thát xuất hiện là hô “Đả đảo Cộng Sản”, nhưng Lê Mạnh Thát không dám ra. Tuy nhiên, nhóm Liên Thành cũng đã chụp được tấm hình Lê Mạnh Thát đang đứng với Thích Nguyên Trí và đưa lên các diễn đàn.
NHỮNG THỦ ĐOẠN GIAN TRÁ
Có quá nhiều bài phê phán nặng nề “nguồn tài liệu” bịp bợm mà Huỳnh Tấn Lê đã đưa ra, trong số này có hai bài được dư luận chú ý nhất là bài “Thư Gửi Đồng Môn CS Huỳnh Tấn Lê” của một Cựu SV QGHC ở Virginia vốn là huynh trưởng của Huỳnh Tấn Lê, và bài “Vài góp ý với Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê, huynh trưởng đồng môn Trường Quốc Gia Hành Chánh” của Chu Tất Tiến. Ở cuối bài “Thư Gửi Đồng Môn CS Huỳnh Tấn Lê” người huynh trưởng của Huỳnh Tấn Lê đã viết:
“Anh có nghĩ rằng anh cần xin lỗi cộng đồng tỵ nạn về những việc láo lếu mà anh xỉ nhục chế độ VNCH không?
“Tôi nghĩ rằng nếu anh không nhận lỗi và xin lỗi thì chúng tôi không coi anh là đồng môn của chúng tôi nữa, và sẽ coi anh như một kẻ phản bội cùng lứa với những tên Nguyễn Phương Hùng, ETC Quang Trường, Nguyễn Cao Kỳ, những kẻ đời đời bị nguyển rủa.”
Chúng tôi thấy điều quan trọng là phải nói lên các thủ đoạn gian trá mà nhóm Phật Giáo đấu tranh đã xử dụng từ 1963 đến nay để che đậy những mưu đồ bất chính của họ, gây ra nhiều hậu quả tai hại cho đất nước và cho Phật Giáo. Sau đây là những thủ đoạn chính:
1.- Thủ đoạn thứ nhất: Đốt hồ sơ Phật Giáo
Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết, chiều 2.11.1963 Đỗ Mậu đã cho người đi đốt tất cả hồ sơ lưu trữ ở Đoàn Công Tác Đặc Biệt, sau đó ra lệnh thủ tiêu tất cả tài liệu về Phật Giáo ở các cơ quan an ninh. Đỗ Mậu nghĩ rằng đốt xong hồ sơ là có thể nói phét. Nhưng đốt làm sao hết được? Sau này người ta còn tìm thấy tờ khai dài 32 trang của Hòa Thượng Thích Tâm Châu ở Bộ Nội Vụ, Phúc trình của Ty Công An Cảnh Sát Thừa Thiên về vụ Phật Giáo Huế ở văn phòng của Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn I, v.v. Ngoài ra còn vô số tài liệu khác đang được lưu trử trong các văn khố Mỹ, nói láo sẽ bị lật tẩy ngay.
2.- Thủ đoạn thứ hai: Nhổ ra liếm lại
Nếu Huỳnh Tấn Lê có học thi tiến sĩ thật, anh ta phải biết thế nào là Sử Liệu (Historical Documents), thế nào là Bằng Chứng Lịch Sử (Historcal evidence) và các phương thức phải được xử dụng để kiểm chứng. Vì không phải là tiến sĩ thật nên anh đã coi những chuyện giả tưởng là sử liệu và bằng chứng lịch sử như quyển “Đảng Cần Lao” của Chu Bằng Lĩnh hay quyển "Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963” của Nguyễn Mạnh Quang chẳng hạn. Đoạn Chu Bằng Lĩnh nói Đảng Cần Lao giết 300.000 Phật tử, con nít nghe cũng phải bật cười.
Nói một cách rõ ràng hơn, đây chỉ là những thứ nhổ ra liếm lại. Lý Khôi Việt còn chơi bạo hơn, anh ta viết ra những chuyện bịa đặt rồi cho đăng trên tờ Bông Sen của anh ta, sau đó trích dẫn lại và coi đó là “bằng chừng lịch sử”!
Đa số những chuyện nhóm Đổ Mậu, Giao Điểm, Chuyển Luân… phổ biến đều là chuyện nhổ ra liếm lại. Cuốn “Đảng Cần Lao” của Chu Bằng Lĩnh được coi ngang hàng với kinh Phật cũng chỉ là loại nhổ ra liếm lại!
Cũng không phải tất cả sách do người Mỹ viết ra đều là “tài liệu lịch sử”. Người ta thấy nếu đem so lại với đóng tài liệu Mỹ đã giải mã, có thể có đến 60% trong số khoảng 30.000 sách người Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam có rất nhiều điều sai.
Các tăng ni biểu tình “Mừng Giải Phóng”
3.- Thủ đoạn thứ ba: Xử dụng đồ cổ giả
Như chúng ta đã biết, khi cần thực hiện một âm mưu bất chính, chính phủ Hoa Kỳ thường đưa ra những tin tức hay tài liệu giả để đánh lừa dư luận. Tuy nhiên, vài chục năm sau, họ giải mã những tài liệu mật và cho chúng ta thấy rõ sự thật. Như vụ Hòa Thượng Quảng Đức chẳng hạn, ngay Hòa Thượng Tâm Châu cũng tưởng chính ông ra lệnh cho tự thiêu, nhưng những tài liệu Mỹ công bố sau này cho thấy chính điệp viên William Kohlmann đã phối hợp với Thích Đức Nghiệp và Trần Quang Thuận để thực hiện vụ đó. Sau khi tin tự thiêu của thầy Quảng Đúc được gởi đi khắp thế giới, CIA bảo Trần Thiện Khiêm dẫn các tướng lãnh vào gặp ông Diệm đòi ban hành tình trạng khẩn cấp và lục xét chùa. Ông Diệm đã trúng kế CIA. Ngày 24.8.1963 Mỹ ra lệnh đảo chánh. Như vậy Phật Giáo chỉ là công cụ của CIA. Không có CIA nhúng tay vào, hàng chục vụ tự thiêu tiếp theo đều chỉ là tiếng kêu trong sa mạc.
Vụ lật đổ ông Diệm cũng vậy, lúc dầu Mỹ chối dài và nói chuyện đó do các tướng Việt Nam làm. Nhưng năm 2003 Mỹ công bố Kennedy Tapes và Johnson Tapes cho biết Mỹ đã dùng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa làm cuộc đảo chánh đó.
Tuy nhiên, vì những tài liệu được giải mã đã làm cho những hãnh diện của Phật Giáo trở thành lố bịch, nên nhóm Đỗ Mậu, nhóm Giao Điểm, nhóm Chuyển Luân và nhóm Huỳnh Tấn Lê vẫn tiếp tục xài đổ cổ giả!
4.- Thủ đoạn thứ tư: Trích dẫn tài liệu theo kiểu lưu manh.
Cũng như Lê Mạnh Thát khi viết sử, nhóm Đỗ Mậu, nhóm Giao Điểm, nhóm Chuyển Luân hay nhóm Huỳnh Tấn Lê khi trích dẫn tài liệu thường chỉ trích dẫn những tài liệu nào hợp với ý mình và coi đó là chân lý, mặc dù sai, và bỏ qua những tài liệu khác mặc dầu đó là sự thật.
Một thứ dụ cụ thể là Huỳnh Tấn Lê khi nhận định về phúc trình điều tra của phái đoàn LHQ, thay vì trích dẫn lời tuyên bố của các viên chức trong phái đoàn, của Thượng Nghị Sĩ Thomas Dodd, Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện, hay của Tổng Thống Nixon, lại trích dẫn “nhận định” của Hoàng Nguyên Nhuận tức Hoàng Văn Giàu!
Về trường hợp ông Ngô Đình Nhu gặp Phạm Hùng cũng thế, thay vì trích dẫn văn kiện chính thức là phúc trình của CIA có tên là “Possible Rapprochement Between North and South Vietnam” hay “The War Of The Vanquished” của Mieczyslaw Maneli, lại đi trích dẫn một bài trên tờ Newsweek và coi đó là bằng chứng kịch sử! Đó là một lối viết lách lưu manh.
5.- Thủ đoạn thứ năm: Coi Vọng Ngữ là võ khí tối ưu.
Mặc dầu Phật Giáo coi Vọng Ngữ (nói láo) là một trọng tội, nhóm Phật Giáo đấu tranh đã xử dụng không ngừng nghỉ Vọng Ngữ như một thứ võ khí tối ưu.
“Bản Tuyên ngôn của Tăng, tín đồ Phật Giáo Việt Nam” đầu tiên ngày 10.5.1963 gồm 5 điểm là một bản tuyên ngôn nói lên toàn những chuyện bịa đặt như chuyện “triệt hạ cờ Phật Giáo”, Dụ số 10, đòi “được tự do hành đạo và truyền đạo”, v.v. Sau đó việc xử dụng Vọng Ngữ đã trở thành sách lược trắng trợn của Giáo Hội Ấn Quang, chẳng như Tuyên bố 5 điểm của GHPGVNTN tại Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1966, Tuyên Ngôn 6 điểm của Phật Giáo VN tại Hội Nghị Thế Giới về Tôn Giáo và Hòa Bình tại Tokyo năm 1970, Diễn văn “Mừng Giải Phóng” do Thích Mãn Giác đọc ngày 15.5.1975, v.v. Tất cả đều là Vọng Ngữ. Những sách viết về cuộc đấu tranh "Bi Trí Dũng" của Phật Giáo trong 50 qua đều là Vọng Ngữ. Bài diễn văn Huỳnh Tấn Lê đọc hôm 23.6.2013 vừa qua cũng là Vọng Ngữ.
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG
Trong bài “Vọng ngữ: Con đường giải thoát?” phổ biến hôm 9.5.2013, chúng tôi đã cho thấy rằng các cuộc chiến bằng võ khí Vọng Ngữ của Giáo Hội Ấn Quang từ 1963 đến nay đã bị thất bại liên tục và thê thảm:
(1) Bị Mỹ biến thành công cụ lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, xài xong rồi bỏ.
(2) Bị Mỹ bỏ, đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, thắng cuộc rồi cũng bị Cộng Sn loại.
(3) Trở về với Mỹ bị Mỹ biến thành con bài thí, mất gần hết các cơ sở hạ tầng và bị chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ.
(4) Sau đó, nhóm Già Lam do Thiền sư Lê Mạnh Thát lãnh đạo đã chủ trương “trá hàng để làm văn hóa và hoằng pháp”, quay trở lại với Việt Cộng dưới danh nghĩa “Về Nguồn”. Nhóm này cho rằng có thể xâm nhập vào Giáo Hội Nhà Nước, đợi khi Cộng Sản sụp đổ sẽ “thống lãnh” Phật Giáo và từ đó lên nắm chính quyền! Nhưng Đảng CSVN đâu phải là trẻ con. Sau khi xử dụng Lê Mạnh Thát để tổ chức lễ Vesak LHQ năm 2008 tại Hà Nội xong, Việt Cộng cho Lê Mạnh Thát “đi chỗ khác chơi”.
Trước những thất bại nặng nề đó, nhiều nhóm trong Giáo Hội Ấn Quang đã xử dụng Vọng Ngữ đánh phá Công Giáo và chề độ Ngô Đình Diệm để khỏa lấp những sai lầm của mình. Nhưng ở nước Mỹ này, tại Tòa Bạch Ốc, Quốc Hội, Tối Cao Pháp Viện và ngay cả trên đồng 1 dollar đều có ghi câu “In God We Trust”… làm sao dùng Vọng Ngữ để hạ Thiên Chúa Giáo được?
Nếu thấy ở các nước Thiên Chúa Giáo không hợp, có thể đóng bè đi Cambodia, Lào, Thái Lan, Tích Lan hay Miến Điện bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, Kinh Pháp Cú, ở PHẨM ÁC có dạy:
“Chẳng phải bay lên không trung, chẳng phải lặn xuống đáy biển, chẳng phải chui vào hang sâu núi thẳm,
dù tìm khắp thế gian này, chẳng có nơi nào trốn khỏi ác nghiệp đã gây.”
Như vậy là kinh Phật đã nói rõ: “Chạy trời không khỏi nắng”. Càng quậy thì càng chìm sâu xuống.
Ngày 25.7.2013
Lữ Giang--************************
**
In November 1963, President Ngô Đình Diệm of South Vietnam was deposed by a group of Army of the Republic of Vietnam officers who disagreed with his handling of both the Buddhist crisis and the Vietcong threat.
The Kennedy administration had been aware of the coup planning, but Cable 243 from the United States Department of State to U.S. Ambassador to South Vietnam Henry Cabot Lodge, Jr., stated that it was U.S. policy[4] not to try to stop it. Lucien Conein, the Central Intelligence Agency's liaison between the US embassy and the coup planners, told them that the US would not intervene to stop it. Conein also provided funds to the coup leaders.[5]
The coup was led by General Dương Văn Minh and started on 1 November. It proceeded smoothly as many loyalist leaders were captured after being caught off-guard and casualties were light. Diệm was captured and executed the next day along with his brother and adviser Ngô Đình Nhu.
Diệm's road to political power began in July 1954, when he was appointed the Prime Minister of the State of Vietnam by former Emperor Bảo Ðại, who was Head of State. Bảo Ðại disliked Diệm but selected him in the hopes that he would attract United States aid, but the two became embroiled in a power struggle. The issue was brought to a head when Diệm scheduled a referendum for October 1955, which was rigged by his brother Nhu, and proclaimed himself the President of the newly created Republic of Vietnam. He proceeded to strengthen his autocratic and nepotistic rule over the country. A constitution was written by a rubber stamp legislature which gave Diệm the power to create laws by decree and arbitrarily give himself emergency powers.[6] Dissidents, both communist and nationalist, were jailed and executed in the thousands, and elections were routinely rigged. Opposition candidates were threatened with being charged for conspiring with the Vietnam People's Army, which carried the death penalty, and in many areas, large numbers of ARVN troops were sent to stuff ballot boxes.[7] Diệm kept the control of the nation firmly within the hands of his family, and promotions in the ARVN were given on the basis of loyalty rather than merit.[8] Two unsuccessful attempts had been made to depose Diệm; in 1960, a paratrooper revolt was quashed after Diệm stalled for negotiations to buy time for loyalists to put down the coup attempt,[9] while a 1962 palace bombing by two Vietnam Air Force pilots failed to kill him.
South Vietnam's Buddhist majority had long been discontented with Diệm's strong favoritism towards Roman Catholics. Public servants and army officers had long been promoted on the basis of religious preference, and government contracts, US aid, business favours and tax concessions were preferentially given to Catholics.[10] The Roman Catholic Church was the largest landowner in the country, and its holdings were exempt from land reform (i.e., appropriation). In the countryside, Catholics were de facto exempt from performing corvee labour and in some rural areas, it was claimed that Catholic priests led private armies against Buddhist villages. In 1957, Diệm dedicated the nation to the Virgin Mary.[11][12][13]
Discontent with Diệm and Nhu exploded into mass protest during mid 1963 when nine Buddhists died at the hand of Diệm's army and police on Vesak, the birthday of Gautama Buddha. In May 1963, a law against the flying of religious flags was selectively enforced; the Buddhist flag was banned from display on Vesak while the Vatican flag was displayed to celebrate the anniversary of the consecration of Archbishop Pierre Martin Ngô Đình Thục, Diệm's brother. Many Buddhists defied the ban and a protest was ended when government forces opened fire. With Diệm remaining intransigent in the face of escalating Buddhist demands for religious equality, sections of society began calling for his removal from power.[14]
The key turning point came shortly after midnight on 21 August, when Nhu's Special Forces raided and vandalised Buddhist pagodas across the country, arresting thousands of monks and causing a death toll estimated to be in the hundreds.[15][16] Numerous coup plans had been explored by the army before, but the plotters intensified their activities with increased confidence after the administration of US President John F. Kennedy authorised the U.S. embassy to explore the possibility of a leadership change through Cable 243. They felt Diệm's policies were making their client regime in South Vietnam politically unsustainable.
http://en.wikipedia.org/wiki/1963_Sou...
**********************
Vọng ngữ: Con đường giải thoát?
Lữ Giang
Trong bài “Nghiệp kéo đến như bánh xe lăn…” phổ biến ngày 25.4.2013, chúng tôi có viết rằng từ năm 1963 đến nay, tức trong 50 năm qua, một số người đã nghĩ rằng có thể "cứu" Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang bằng hai cách, cách thứ nhất là đánh phá Công Giáo để đánh lạc hướng dư luận và cách thứ hai là dùng VỌNG NGỮ (Wrong speech) để "hóa giải" hay "giải nghiệp”. Hôm nay chúng tôi thấy cần nói rõ hơn: Mục tiêu của hai chiến thuật đó là gì? Nó đã được theo đuổi trong suốt 50 năm qua và trong tương lai nó sẽ còn được kéo dài đến bao lâu nữa? Xử dụng hai chiến thuật đó có đem lại “con đường giải thoát” cho Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang hay không?
Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải trình bày những vấn đề này một cách thẳng thắn
NHỮNG TÍNH TOÁN SAI LẦM
Ngay từ giai đoạn đầu, khi mới phát động cuộc tranh đấu, cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã báo cáo rằng các nhà lãnh đạo Phật giáo muốn “thiết lập một chế độ giáo quyền lãnh đạo thế quyền ở Nam Việt Nam” (he would like to establish a theocracy in South Vietnam).
[Intelligence Information Cable, TDCS 314/02342-64. Aug. 28, 1964. 8 p.]
Để thực hiện mục tiêu đó, CIA nói rõ:
“Kể từ năm 1963, các Phật Giáo đấu tranh luôn luôn chống lại chế độ hiện hữu tại Nam Việt Nam, rõ ràng là không quan tâm đến các nhân vật hay vấn đề liên hệ.”
[LBJ Library, Mendatory Review, Case # NLJ 92465, Document # 27, p. 9 - 10.]
Nói một cách rõ ràng hơn, theo CIA các nhà lãnh đạo đấu tranh Phật Giáo đã chống lại bất cứ chính phủ nào không phải là Phật Giáo và không do họ lãnh đạo.
Dĩ nhiên, chính phủ Hoa Kỳ, VNCH, CSVN và ngay cả các chính quyền hậu cộng sản, cũng không ai chấp nhận để cho một tôn giáo thực hiện tham vọng về quyền lực chính trị như vậy.
Để thực hiện tham vọng của mình, các nhà lãnh đạo đấu tranh Phật giáo đã xử dụng một thủ đoạn rất nguy hiểm là dùng vọng ngữ kích động lòng hận thù Công Giáo để làm động lực đấu tranh. Tuy nhiên, thủ đoạn này lại có tác dụng hai mặt (ambivalent), một mặt kích động được những Phật tử nhạy cảm đứng lên theo họ, nhưng mặt khác lại phải đối phó cùng một lúc vừa với các chính quyền (Hoa Kỳ, Đệ nhất và Đệ nhị VNCH, và CSVN), vừa với Công Giáo, nên trận nào Phật Giáo cũng bị đánh bại.
Sau khi thua trận, Giáo Hội Ấn Quang đã phải “hóa giải” ba mặc cảm của kẻ thua cuộc:
(1) Bị Mỹ biến thành công cụ lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, xài xong rồi bỏ.
(2) Bị Mỹ bỏ, đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, thắng cuộc rồi cũng bị Cộng Sản loại.
(3) Trở về với Mỹ bị biến thành con bài thí, mất gần hết các cơ sở hạ tầng và bị chia rẽ trong nội bộ.
Để “hóa giải” ba mặc cảm đó, một số thành phần trong Giáo Hội đã dùng VỌNG NGỮ một mặt đánh phá Công Giáo và mặt khác, biện minh cho những sai lầm của Giáo Hội.
Trước khi đi sâu vào vấn đề, cần tìm hiểu “VỌNG NGỮ” là gì.
Vọng ngữ là một trong 10 giới trọng của đạo Phật. Kinh bộ nói rõ: "Bốn trọng giới sát, đạo, dâm, vọng (sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối) là giới đoạn đầu, rất nặng, hễ phạm một trong bốn giới ấy, thì tất cả giới xuất gia đều mất".
Thế nào là vọng ngữ? Có rất nhiều kinh Phật giải thích về trọng giới này. Đại Trí Độ Luận của Bồ tát Long Thọ đã nói về vọng ngữ một cách đơn giản và rõ ràng như sau:
“Vọng ngữ là cái tâm không trong sạch, luôn muốn nói dối trá, che giấu sự thật, nói sai sự thật và sinh khẩu nghiệp.”
Vọng ngữ đã được xử dụng như thế nào?
DÙNG VỌNG NGỮ ĐÁNH CÔNG GIÁO
Chiến dịch đánh phá Công Giáo kéo dài từ 1963 đến nay, được diễn biến dưới nhiều hình thức khác nhau, có khi dùng cả vũ lực như trong vụ Thanh Bồ - Đức Lợi năm 1964 hay vụ cướp chính quyền ở miền Trung năm 1966, nhưng đánh bằng vọng ngữ thì có nhiều nhóm, trong đó có hai nhóm đánh phá liên tục, không ngừng nghỉ và có hệ thống, đó là nhóm Đỗ Mậu và nhóm Giao Điểm.
Đỗ Mậu đã nói về cuộc đấu tranh của Phật Giáo như sau:
“Như đã nói, cuộc đấu tranh của Hòa thượng Huyền Quang ở trong nước sau cuộc biểu tình 24.5.1993, chỉ còn như ngọn đèn le lói để rồi coi như hoàn toàn thất bại… cuộc đấu tranh càng gây thêm chia rẻ trong hàng ngũ Tăng sư và Phật tử trong nước,cuộc đấu tranh chỉ làm lợi cho Thiên chúa giáo và Tin Lành, v.v...”
[Đỗ Mậu, Tâm Thư 1995, tr. 123 – 124]
Trong bài “Tâm tình với lão tướng Đỗ Mậu” đăng trên tờ Phật Giáo Việt Nam số 112, tháng 7 năm 2000, Đỗ Mậu tuyên bố:
“Nếu tôi được gặp quý Thầy như Quảng Độ và Thầy Huyền Quang, tôi muốn nhắc nhở với mấy Thầy là đất nước phải qua giai đoạn Phật Giáo với chính phủ (CSVN) phải bắt tay nhau. Gia Tô chính là kẻ thù chung.”
Giao Điểm đi theo một đường hướng khác. Cuốn “CHRIST IS DEAD - BUDDHA LIVES”(Chúa Kitô Đã Chết - Phật Còn Sống) của John H. Garabedian và Orde Coombs đã được Trần Chung Ngọc và những thành phần thuộc nhóm Giao Điểm hay “vệ tinh” của Giao Điểm coi như đường lối “tác chiến” của họ.
[Trần Chung Ngọc, Phật Giáo – Kitô Giáo Đối Chiếu, Con Đường Chuyển Hóa, sachhien.net]
Điều đáng lưu ý là cả hai nhóm nói trên đều đi theo CSVN. Năm 1995 Đỗ Mậu đã về Việt Nam tuyên truyền cho Cộng Sản và kêu gọi Phật Giáo “bắt tay” với nhà cầm quyền. Còn nhóm Giao Điểm mới đây đã được Bộ Công An chứng nhận là cơ quan “phục vụ cho việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta”.
Đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, những đánh phá này không gây ảnh hưởng gì.
Tại Việt Nam, sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, Phật Giáo là tôn giáo đầu tiên bị quốc doanh hóa, sau đó đến Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài và các Giáo Hội Tin Lành. Trong khi đó nhờ có đức tin vững mạnh, được tổ chức chặt chẽ và lãnh đạo sáng suốt, Giáo Hội Công Giáo VN vẫn đứng vững và ngày càng phát triển.
Mặc dầu có những người như John H. Garabedian và Orde Coombs tuyên bố “Chúa Kitô Đã Chết - Phật Còn Sống”, số người theo Kitô Giáo trên thế giới ngày nay đã lên đến 2,1 tỷ và ngày càng tăng, nhất là tại Phi Châu. Năm 1900, số người theo Kitô giáo tại lục địa này chỉ khoảng 2 triệu, đến năm 2000 đã lên tới 380 triệu. Người ta ước lượng đến năm 2025 số người theo Kitô ở đây sẽ lên đến 633 triệu. Đây là hiện tượng được các nhà phân tích gọi là “The Explosion of Christianity in Africa”(Sự bùng nổ của Kitô giáo tại Phi Châu). Trong khi đó tổng số tín đồ Phật Giáo trên thế giới năm 2012 được ước lượng khoảng 376 triệu.
Sự đánh phá của nhóm Đỗ Mậu hay nhóm Giao Điểm chỉ để che đậy những sai lầm mà Giáo Hội Ấn Quang đã vấp phạm và mặc cảm thua kém chứ chẳng làm rụng được sợi chân lông của ai.
DÙNG VỌNG NGỮ “HÓA GIẢI” VIỆC LÀM CÔNG CỤ CHO MỸ
Mặc dầu đa số các tài liệu liên quan đến các biến cố Phật Giáo từ 1963 đến 1975 đã được công bố gần hết, một số nhân vật hay tổ chức Phật Giáo vẫn dùng số “đồ cổ giả” của họ như “những tài liệu lịch sử” để nói ngược lại và khỏa lấp những sai lầm do Giáo Hội Ấn Quang gây ra!
Nếu đọc hai cuốn “Tiểu truyện tự ghi” và hồi ký “Từ Rạch Cát tới Tòa Đại Sứ Mỹ” của Thiền sư Thích Trí Quang, đọc giả sẽ thấy ông bịa đặt những chuyện khó tưởng tượng nổi, từ chuyện đàn áp Phật Giáo, xét chùa đêm 21.8.1963 đến chuyện ông bị bắt và đi vào Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ… đều được ông viết như chuyện tiếu lâm. Ông có trình độ văn hóa không cao nên viết giấu đầu hở đuôi. Tuy nhiên, cuốn Bạch Thư của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu đã nói nhiều về ông và Đại Đức Thích Quảng Thành đã gọi ông là “Nhạc Bất Quần”, nên chúng tôi thấy không cần nói thêm ở đây nữa.
Phiên xử Thiếu Tá Đặng Sỹ của Tòa Án Cách Mạng vào tháng 6 năm 1964 đã làm sáng tỏ vụ nổ trước đài phát thanh Huế tối 8.5.1963. Hồ sơ xác định 8 em đã bị chết do một chất nổ hơi cực mạnh. Ủy Viên Chính Phủ cho rằng đó là lựu đạn MK-3, còn luật sư của Đặng Sỹ dẫn chứng tài liệu chứng minh rằng đó có thể là chất TNT hay C-4. Điều nan giải quan trọng là Công Tố Viện đã không thể xác định được người đã ném chất nổ đó là ai và ném theo lệnh của người nào. Ấy thế mà cho đến nay Thiền sư Nhất Hạnh và các sách báo của Phật Giáo Ấn Quang vẫn tiếp tục nhai đi nhai lại: “Xe thiết giáp cán vỡ đầu một thiếu nhi, sọ em nát vụn. Một thiếu nhi khác bị cán mất nữa đầu, và một em khác nữa mất hẵn đầu...”
Vụ “tự thiêu” của Hòa Thượng Quảng Đức cũng đã được đưa ra ánh sáng. Một tài liệu được công bố năm 2000 cho biết William Kohlmann, một nhân viên tình báo Mỹ đang làm việc ở Anh quen biết với Trần Quang Thuận đã được điều động qua Sài Gòn để hướng dẫn Trần Quang Thuận và Đại Đức Thích Đức Nghiệp làm vụ này. Bill Kohlmann kể lại khi mua xăng về đã được khuyến cáo là phải đổ thêm Diesel vào cho cháy chậm lại. Ký giả Malcolm Browne của AP, một nhân viên CIA khác, có nhiệm vụ báo tin cho các ký giả đến đúng lúc để quay phim, chụp hình và gởi đi khắp thế giới. “Ngọn đuốc của CIA” này đã làm chấn động thế giới. Tưởng đây là cách tranh đấu hay nhất, 30 vụ tự thiêu tiếp theo đã được thực hiện, nhưng không có CIA nhúng tay vào nên trở thành tiếng kêu trong sa mạc!
Tài liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết sau vụ tự thiêu của Hòa Thượng Quảng Đức, Tướng Trần Thiện Khiêm (một agent của CIA) đã xúi các Tướng Lãnh vào gặp ông Diệm yêu cầu ban hành tình trạng khẩn cấp và xét chùa để ổn định tình hình. Ông Diệm đã trúng kế CIA.
[FRUS, 1961 – 1963, Volume III, tr. 616. Document 275]
Ngày 24.8.1963 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ra lệnh đảo chánh lật đổ ông Diệm.
Những tài liệu được công bố nói trên cho thấy Phật Giáo đã bị biến thành công cụ của Mỹ.
DÙNG VỌNG NGỮ “HÓA GIẢI” VIỆC LÀM CÔNG CỤ CHO VIỆT CỘNG
1.- Đi theo Mặt Trận GPMN
Trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại không ai mà không biết Thiền sư Nhất Hạnh là một thiền sư vọng ngữ nổi tiếng.
Ngày 1.6.1966 Thiền sư Nhất Hạnh “phát ngôn viên” của Giáo Hội Ấn Quang đã công bố một bản tuyên cáo 5 điểm của Giáo Hội Ấn Quang, có thể tóm lược như sau:
- Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức.
- Quân đội Mỹ rút lui.
- Ngưng oanh tạc Bắc Việt.
- Ngưng các cuộc hành quân tại miền Nam Việt Nam.
- Mỹ phải giúp lập chính thể dân chủ và tái thiết miền Nam không điều kiện.
Năm điểm đòi hỏi này giống hệt 5 điểm đòi hỏi của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Ngày 2.6.1966 khi được đưa vào trình bày trước Thượng Viện Mỹ ông cũng lặp lại quan điểm đó.
Năm 1967, ông cho xuất bản cuốn “Việt Nam, Lotus in a Sea of Fire, a Buddist Proposal for Peace” (Việt Nam, Hoa Sen trong Biển Lửa, một Đề Nghị Hòa Bình của Phật Giáo) như một bản cáo trạng lên án Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa vi phạm tội ác chiến tranh.
Lời tuyên bố của Thiền sư Nhất Hạnh vào tối 25.9.2001 tại thánh đường Riverside ở New York về việc Mỹ oanh tạc Bến Tre được coi là đỉnh cao của vọng ngữ, ít ai có thể tưởng tượng nổi.
Với những lời tuyên bố nói trên, ông đã cố gắng “biện minh” tại sao Phật Giáo đã đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nhưng ông đã đi từ sự dối trá này tới sự dối trá khác.
2.- Đưa ra ngụy chứng để “hóa giải”
Chúng ta nhớ lại, trong Đại lễ kỷ niệm 30 năm Giáo Hội Ấn Quang “vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ” được tổ chức tại chùa Diệu Pháp ở Los Angeles hôm 18.12.2005, Hòa Thượng Thích Hộ Giác, lúc đó là Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo, kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều hành, đã đọc diễn văn khai mạc cho rằng sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, Giáo Hội Ấn Quang là tổ chức đã đứng lên chống lại trước nhất. Hòa Thượng tuyên bố:
“Giáo hội đã lên tiếng thật sớm, ngay từ những ngày đầu sau 30.4.1975 về những đàn áp bất công đối với tôn giáo và dân chúng. Đó là thời điểm mà khí thế và uy quyền tuyệt đối của kẻ thắng trận phủ ngợp lấy Việt Nam…
"Tổ chức lễ kỷ niệm này, chúng ta hãy trang trọng trao cho thế hệ mai hậu những trang sử bi hùng của những người Phật tử, những người con Việt, không vì bạo tàn mà khuất phục, không vì yên ấm bản thân mà quên đi nỗi khổ của giống nòi…”
Sự thật như thế nào?
Như chúng tôi đã trình bày trong bài “Nghiệp kéo đến như bánh xe lăn…”, sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, Giáo Hội Ấn Quang đã coi chiến thắng của Cộng Sản như chiến thắng của mình, tổ chức “mừng giải phóng” và sinh nhật “Bác Hồ”, tuyên bố “Cuộc đấu tranh của Phật Giáo cho nền thống nhất tổ quốc cùng là một với cuộc đấu tranh vì CHỦ NGHĨA XÃ HỘI”… Cho đến khi Giáo Hội để lộ tham vọng muốn thống lãnh Phật Giáo Việt Nam, Cộng Sản mới loại ra. Tài liệu rõ ràng như thế mà Hòa Thượng Hộ Giác còn dám nói ngược như trên! Nếu những trang sử bi thảm này được “trang trọng trao cho thế hệ mai hậu” thì tiền đồ của đất nước và của Phật Giáo Việt Nam sẽ đi về đâu?
GIẢI THOÁT HAY NGHIỆP BÁO?
Phật giáo khi truyền vào Trung Hoa và Việt Nam cũng đã phải trải qua nhiều Pháp nạn khắc nghiệt. Ở Việt Nam, Pháp nạn khắc nghiệt nhất đã xảy ra dưới thời Quang Trung Nguyễn Huệ. Để có tài nguyên chống xâm lăng, Nguyễn Huệ đã ra lệnh “làm cỏ” Phật giáo từ Thừa Thiên ra Bắc. Các chùa đều bị phá sập, chuông chùa và tượng Phật bị đem ra nấu đúc khí giới hay nông cụ, các tăng sĩ dưới 50 tuổi phải nhập ngũ hay đi làm lao dịch, v.v. Nhưng Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang chưa hề nhắc tới Pháp nạn này, chỉ nhắc tới “Pháp nạn” dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm vì lòng hận thù tôn giáo. Oái oắm là “Pháp nạn” này đã bị Hoa Kỳ, người khai thác Phật giáo để lật đổ ông Diệm, và Liên Hiệp Quốc phủ nhận.
Ngày 20.12.1963, Đại Sứ Fernando Volio Jimenez của Costa Rica trong phái đoàn điều tra LHQ về vụ Phật Giáo tại Việt Nam đã nói với hãng thông tấn NCWC như sau:
“Cảm tưởng của riêng tôi là không có chính sách kỳ thị, áp bức hay khủng bố đối với Phật Giáo trên căn bản tôn giáo. Những khai báo về phương diện này thường là nghe nói, và trình bày một cách mơ hồ và tổng quát.
“Mỗi khi một nhân chứng cố gắng tìm một bằng chứng cụ thể nào để trình Phái Đoàn, rốt cục sự kiện chỉ là một hành vi lẻ tẻ hay cá nhân. Căn cứ trên bằng chứng, chính quyền không có chủ trương chính sách chống Phật Giáo vì lý do tôn giáo.”
Còn Tổng Thống Nixon nhận xét:
“Việc cho rằng có sự đàn áp Phật Giáo là hoàn toàn bịa đặt. Ông Diệm đã cử nhiệm những viên chức cao cấp không căn cứ vào tín ngưỡng của họ. Trong 18 vị Bộ Trưởng có 5 theo Công Giáo, 5 theo Khổng Giáo, và 8 theo Phật Giáo, kể cả Phó Tổng Thống và Bộ Trưởng Ngoại Giao. Trong 38 Tỉnh Trưởng thì có 12 người theo Công Giáo, 26 người theo Phật Giáo hay Khổng Giáo. Trong 19 tướng lãnh, có 3 theo Công Giáo và 16 theo Cao Đài, Khổng Giáo hay Phật Giáo. Ông Diệm đã miễn nghĩa vụ quân sự cho các tăng sĩ Phật Giáo, trong khi người Công Giáo và các tín đồ khác phải thi hành nghĩa vụ này. Không một Phật tử nào đã bị bắt vì hành đạo và không một bằng chứng đáng tin cậy nào có thể minh chứng ông Diệm đã đàn áp Phật Giáo.”
[Richard Nixon, No More Viêtnams, Arbor House, 1985, tr. 65].
Trong Phật Giáo, VỌNG NGỮ sẽ đưa đến những hậu quả như thế nào?
Trên trang nhà quangduc.com có đăng luận án của Ni cô Thích Nữ Diệu Minh dưới đầu đề“Nghiệp là một định luật luân lý đạo đức”. Luận án này có dẫn chứng định nghĩa về Nghiệp của Tiến sĩ Phật học Tích Lan Walpola Rahula như sau: “Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là tác ý(cetana). Tư tưởng, lời nói, việc làm do ý muốn (ý chí) làm động cơ khởi xuất." Vì có tác ý nên con người hành động bằng thân, khẩu hay ý. Và hành động có tác ý dẫn đến phản ứng, hiệu quả chín mùi của nó, gọi là Nghiệp báo hay Nghiệp quả (Kamma-Vipàka). Quả báo đó tương ứng với hành động có tác ý tức nghiệp tạo ra nó. Nghiệp thiện (Kusala) phát sinh thiện quả, ác nghiệp (Akusala)phát sinh ác quả trong ý nghĩa căn bản nhất của quy luật nhân quả nghiệp báo là “Gieo gì gặt nấy”.
Trong bản tuyên cáo chung giữa hai giáo hội Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự đề ngày 26.6.1994 do Hòa Thượng Thích Tâm Châu và Hòa Thượng Thích Hộ Giác đồng ký tên, có tuyên bố như sau:
“Đối với những việc đã xảy ra trong quá khứ, đếu coi là nghiệp vận của cá nhân, của tổ chức chung chịu và đến giờ phút này được hỷ xả tất cả.”
Nhưng trong Kinh Pháp Cú, ở PHẨM ÁC có dạy:
“Chẳng phải bay lên không trung, chẳng phải lặn xuống đáy biển, chẳng phải chui vào hang sâu núi thẳm, dù tìm khắp thế gian này, chẳng có nơi nào trốn khỏi ác nghiệp đã gây.”
Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang rất khó có thể bỏ đi cái đống tài liệu vọng ngữ đã ôm chặt từ 50 năm qua và coi đó là “thành quả” đấu tranh của họ! Khi nghiệp cũ chưa hoàn, nghiệp mới cứ được tạo thêm hàng ngày, lấy lòng hận thù Thiên Chúa Giáo làm động lực, làm sao “hỷ xả” được?
Vì những cuộc chiến trong nội bộ, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã bể thành 8 và hiện nay vẫn đang phải đối phó với một cuộc nội chiến ác liệt. Với Mỹ, khi Giáo Hội không còn đủ khả năng tạo được biến cố trong nước nữa, Mỹ sẽ bỏ rơi. Liệu Giáo Hội có tìm ra được “con đường giải thoát” trong kinh Phật không?
Để kết luận, chúng tôi xin nhắc lại lời khuyến cáo của Thiền sư Dhammananda:
“Khi tôn giáo bị sử dụng để gia tăng thế lực chính trị thì tôn giáo sẽ phải hy sinh các lý tưởng đạo đức cao quý và trở nên mất gốc, nhượng bộ cho các thế lực chính trị trong thế gian.”
Ngày 9.5.2013
-Vọng ngữ: Con đường giải thoát?
-Nghiệp kéo đến như bánh xe lăn…
Lữ Giang
Vai trò của Phật Giáo, hay nói đúng hơn, vai trò của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang, trong biến cố 30.4.1975 đã được đề cập khá nhiều qua những tài liệu khác nhau. Hôm nay chúng tôi xin trích dẫn lại một lần nữa một số tài liệu do chính Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang hay các nhân vật Phật Giáo có thẩm quyền công bố, để đọc giả có thể thấy rõ sự thật lịch sử hơn.
Dĩ nhiên, có một số chi tiết trong các tài liệu này không hoàn toàn đúng với những sự kiện đã thực sự diễn ra hoặc vì các nhân vật của Giáo Hội không thấy rõ toàn bộ vấn đề, hoặc vì Giáo Hội muốn dùng nó để giải thích những gì Giáo Hội đã làm. Dầu sao, đây cũng là tiếng nói của “những người trong cuộc”, nó cần được lắng nghe trước khi có những nhận định khác.
THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ PHẬT GIÁO
Tạp chí Quê Mẹ số 125 & 126 tháng 10 & 11 năm 1993 đã công bố bản tự thuật của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu về cuộc gặp gỡ giữa ông và Thủ Tướng Phạm Văn Đồng năm 1976. Bản tự thuật cho biết vào tháng 4 năm 1975, Phật Giáo Ấn Quang đã thành lập Chính Phủ Phật Giáo do Dương Văn Minh lãnh đạo để giao miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản Hà Nội. Sau đây là phần liên hệ đến vấn đề này được đề cập trong bản tự thuật nói trên:
“Thủ Tướng Phạm Văn Đồng:
- Đấy, theo Cụ biết, trong khi người Mỹ đi rồi, Thiệu xuống rồi, Phật Giáo lại âm mưu lập chính phủ Phật Giáo, đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống. Lập làm gì vậy? Lập chính phủ đó để đánh với Cách Mạng phải không?
Hòa Thượng đáp:
- Chuyện ấy có, Phật Giáo chúng tôi có lập Chính Phủ. Nhưng thế này. Thưa Thủ Tướng. Chúng tôi đã hỏi các vị trong Viện Hóa Đạo. Các vị cho biết như sau: Hòa Thượng nên nhớ rằng, Phật Giáo chúng ta không ngu đến độ lập Chính Phủ Phật Giáo, sau khi Mỹ đã bỏ miền Nam, Thiệu vơ vét của cải đi rồi. Của cải, thế lực ở miền Nam Việt Nam chẳng còn gì, mà Cách Mạng đã đến bên lưng. Ông Dương Văn Minh cũng không đến nổi dại gì muốn lên làm Tổng Thống lúc ấy.
Các vị ở Viện Hóa Đạo nói tiếp:
Phật Giáo chúng ta, con sâu con kiến cũng thương, huống gì con người! Đã ba mươi năm chiến tranh, chết chóc đau thương chồng chất. Bây giờ đây nếu thả lỏng để ông già lụ khụ Trần Văn Hương tuyên bố: “Đánh!” Thử hỏi cả hai bên tham chiến chết thêm bao nhiêu người nữa? Muốn hạn chế sự chết chóc và tài sản của đồng bào, nên Phật Giáo chúng ta phải có chủ trương. Lúc bấy giờ, chẳng còn ai lo cho đất nước, ai cũng chạy trối chết, Phật Giáo đâu thể ngồi như vậy mà nhìn? Nên phải lập Chính phủ, đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống. Nhưng không phải lập để đánh với Cách Mạng.
Thủ Tướng nói :
- Vậy tại sao Dương Văn Minh lên, lại tuyên bố giữ mảnh đất cuối cùng, nếu không phải để đánh với Cách Mạng thì để làm gì?
Tôi hỏi Thủ Tướng:
- Khi Dương Văn Minh tuyên bố như vậy, về sau có nổ phát súng nào không?
- Không.
- Như vậy, Dương Văn Minh chỉ tuyên bố thôi, chứ không cốt đánh.”
(Hết trích dẫn)
Đọc những lời Hòa Thượng Thích Đôn Hậu biện giải, chúng ta nhớ lại câu chuyện đối đáp giữa vua Trần Nhân Tông, một thiền sư, với Hưng Đạo Vương. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư kể lại, năm 1285, khi quân Nguyên Mông đánh chiếm Thăng Long rồi tiến xuống Thiên Trường (vùng Nam Định) đuổi theo vua Trần Nhân Tông. Vốn là một thiền sư Phật Giáo, vua đã nói với Trần Hưng Đạo:
“Thế giặc to như vậy, mà chống với nó thì dân tàn hại, hay là trẫm hãy chịu hàng đi để cứu muôn dân.”
Hưng Đạo Vương đã tâu một cách khẳng khái:
“Bệ hạ nói câu ấy thì thật là lời nhân đức, nhưng mà Tông Miếu Xã Tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sẽ hàng sau.”
[Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Quyển 1, trang 139].
Rất tiếc là miền Nam lúc đó không có một Trần Hưng Đạo, chỉ có bại tướng Dương Văn Minh và “thiền sư” Trí Quang!
DƯƠNG VĂN MINH NẮM CHÍNH QUYỀN
Chiều 28.4.1975, vào lúc 17 giờ 50, Tướng Dương Văn Minh đã nhận chức Tổng Thống. Lễ bàn giao được diễn ra tại Phòng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập, có trực tiếp truyền thanh. Tướng Dương Văn Minh đã bước lên bực, đọc bản tuyên bố đường lối của chính phủ, ông nói "sẽ chấm dứt chiến tranh bằng cách thương thuyết và hòa giải với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam".
Sau nghi lễ nhận chức, ông giới thiệu ông Nguyễn Văn Huyền làm Phó Tổng Thống và ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ Tướng.
Vào lúc 11 giờ 30, ông Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh Sài Gòn đọc công hàm của Tổng Thống Dương Văn Minh gởi cho Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, yêu cầu các nhân viên Cơ Quan Tùy Viên Quân Sự (DAO) thuộc Toà Đại Sứ Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ ngày 29.4.1975.
Đêm 29.4.1975, Tướng Minh vào ngủ trong Dinh Độc Lập để tránh pháo kích.
Lúc đó, Đại Sứ Jean-Marie Mérillon của Pháp, người cho Tướng Minh biết ông được Đại Sứ Martin của Hoa Kỳ nhờ giúp Tướng Minh nói chuyện với "phía bên kia" đã không thấy đâu nữa. Tướng Minh chỉ còn hy vọng vào Thượng Tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía bên kia” đến nói chuyện về việc thành lập chính phủ liên hiệp. Thỉnh thoảng ông lại gọi điện thoại hỏi Thích Trí Quang tình hình liên lạc với “phía bên kia” như thế nào. Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, người luôn ở cạnh Tướng Minh trong đêm 29.4.1975, đã kể lại rằng lúc 4 giờ 35 sáng 30.4.1975, Thích Trí Quang đã nói với Dương Văn Minh qua điện thoại:
“Thưa Tổng Thống, cũng như Tổng Thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có lẽ với tình thề hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng Thống, hơn nữa là một Đại Tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại Tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện gì xẩy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống, à quên Đại Tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực này Đại Tướng rất rành và giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng Thống...”
Dương Văn Minh chỉ trả lời gọn một câu:
“Thầy giết tôi rồi!”
Và cúp máy điện thoại.
(Trích tuần báo Khỏe Đẹp số 502 ngày 23.6.1995).
ĐÓN “QUÂN GIẢI PHÓNG” VỀ SÀI GÒN
Trong cuốn Bạch Thư đề ngày 31.12.1993, Hoà Thượng Thích Tâm Châu đã viết:
“Khi quân Cộng Sản từ rừng về Sài Gòn, đã có gần 500 Tăng, Ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra đón chào.”
Báo Sài Gòn Giải Phóng online ngày 6.5.2009 có đăng bài “Buổi bình minh ở khu căn cứ lõm” của Phạm Thục kể lại chuyện quân Việt Cộng tiến vào Sài Gòn qua ngã tư Bảy Hiền, trong đó có đoạn ghi như sau:
“Khoảng 15 giờ ngày 30-4, lực lượng của anh Hai Nhựt, anh Tư Vũ (Nguyễn Thế Thông) và các đồng chí khác đã về đến Bảy Hiền. Nơi đây bà con đã tập trung rất đông để chào đón những đứa con giải phóng.”
Số “bà con đã tập trung rất đông” nói ở đây là khoảng 500 người, bao gồm một số tăng ni, sinh viên Đại Học Vạn Hạnh và một số Phật tử thuộc Giáo Hội Ấn Quang. Nhóm này được Thích Minh Châu và Nguyễn Trực điều động và dẫn đi.
GIÁO HỘI MỪNG GIẢI PHÓNG
Sau đó, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang coi chiến thắng của Cộng Sản như chiến thắng của chính mình, tổ chức “mừng giải phóng” và sinh nhật Hồ Chí Minh.
Trong cuốn “Bảo qua cổng chùa”, Hòa Thượng Thích Mãn Giác cho biết sau khi Việt Cộng mới chiếm được miền Nam Việt Nam, Hội Đồng Viện Hóa Đạo của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã họp và quyết định tham gia tổ chức “mừng giải phóng” với nhà cầm quyền, đồng thời tổ chức mừng sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang. Hòa Thượng viết:
“Lần đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, Giáo Hội đã tổ chức một buỗi lễ hết sức long trọng để mừng sinh nhật của một cá nhân. Ngay trong thời kỳ phong kiến quân chủ, Giáo Hội cũng không làm như vậy. Mỗi chùa riêng tư có lễ chúc tụng Vua, nhưng không phải làm tập thể Giáo Hội. Tại sao Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã làm như vậy? Vì kính ngưỡng Hồ Chủ Tịch? Vì muốn chứng tỏ thiện chí hợp tác?
“Giáo Hội đã thành lập một Ủy Ban Tổ Chức lấy tên là Ủy Ban Tổ Chức Đón Mừng Hòa Bình và Kỹ Niệm ngày 19 tháng 5, chúng tôi được cử làm Trưởng Ban.”
Không trả lời những câu hỏi do chính ông đặt ra, Hòa Thượng Thích Mãn Giác đã cho đăng lại bản Thông Cáo số 66-VHD/VP/TC ngày 8.5.1975 của Viện Hóa Đạo Ấn Quang về tổ chức đón mừng hòa bình và kỷ niệm ngày 19 tháng 5, như một hình thức trả lời gián tiếp. Mở đầu Thông Cáo này, có câu như sau:
“Sau bao năm tranh đấu, nguyện vọng của Giáo Hội và toàn dân là Hòa Bình, Độc Lập và Thống Nhất đất nước. Cơ duyên ấy nay đã đến.”
Trong cuốn Bạch Thư công bố ngày 31.12.1993, Hòa Thượng Thích Tâm Châu đã viết:
“Ngày 30.4.1974 là ngày cáo chung của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Những bộ mặt thân Cộng Sản đã lộ rõ nguyên hình, không ai mà không rõ:
- Khi quân Cộng Sản từ rừng về Saigon, đã có gần 500 Tăng, Ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra đón chào.
- Ngày 19.5.1975, phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang.
- Hiệp Thương Chính Trị thống nhất hai miền Nam Bắc của Cộng Sản, một Thượng Tọa của phe Ấn Quang đã làm một bài tham luận, nịnh Cộng Sản, kể công của Ấn Quang và đả kích Nha Tuyên Úy Phật Giáo cùng Giáo Hội Thích Tâm Châu”.
Những tài liệu của Việt Cộng cho biết số Tăng, Ni tham dự “mừng giải phóng” không phải 500 mà là 900.
Ngày 15.5.1975, Hòa Thượng Thích Mãn Giác đã đọc một bài diễn văn “mừng giải phóng” rất thống thiết, trong đó có đoạn sau đây:
“Trong những năm dài sống dưới ách nô lệ thực dân mới, Phật Giáo chỉ nuôi một ước vọng sâu kín: độc lập và thống nhất. Vì nguyện vọng cũng là ý chí thống nhất ấy, mà biết bao nhiêu thế hệ Phật tử đã lao mình vào đấu tranh chống lại kẻ thù gây chia rẽ. Hết thực dân Pháp chia rẽ Bắc Kỳ, đến đế quốc Mỹ chia rẽ Nam Bắc....
“Ngày nay, ước vọng đó đã hiện thực. Hiện thực ấy ngày càng rõ nét trong đời sống dân tộc, làm vang vọng lời xác quyết của Hồ Chủ Tịch “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”... Bác Hồ kính yêu đã thay lời tổ tiên nói lên...”
“Cuộc đấu tranh của Phật Giáo cho nền thống nhất tổ quốc cùng là một với cuộc đấu tranh vì CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ...”
(Trích báo Chấn Hưng số 6 ngày 20.5.1986, Ủy Ban Vận Động Chấn Hưng Tổ Chức Phật Giáo Việt Nam)
Cũng trong cuốn “Bảo Qua Cổng Chùa”, Hòa Thượng Mãn Giác viết tiếp:
“Tin tưởng vào những hứa hẹn về hòa hợp hòa giải dân tộc của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời, sau ngày giải phóng, Phật Tử Việt Nam đã tận tình hợp tác với Chính Phủ Cách Mạng. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không được mời tham dự buổi lễ Mừng Chiến Thắng do chính phủ tổ chức ngày 15 tháng 5, 1975, nhưng Giáo Hội, với thiện chí sẵn có vẫn hợp tác trong nhiệm vụ đoàn kết dân tộc và tái thiết xứ sở, đã động viên trên 900 Tăng Ni trong thành phố Hồ Chí Minh để tham dự cuộc meeting trên. Ban tổ chức không chịu nhường chỗ đứng cho phái đoàn Phật Giáo tại khán đài, nhưng Giáo Hội vẫn kiên chí tham gia trong buổi lễ. Ngày 19 tháng 5, 1975 hơn 20.000 Phật tử đã tề tựu tại chùa Ấn Quang để làm lễ sinh nhật Hồ Chủ Tịch. Đây là một số lượng đáng kể vì ngoài chính phủ ra, không có đoàn thể nhân dân nào có thể huy động số người tham dự buổi lễ đông đảo như vậy.”
XÁC ĐỊNH CÓ CÔNG VỚI “CÁCH MẠNG”
Sau đó, Thượng Toạ Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo Hội Ấn Quang, và Thượng Toạ Thích Trí Tịnh, Viện Phó, đã đem Giáo Hội Ấn Quang sát nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước. Trong lễ ra mắt Giáo Hội hôm 7.11.1981 tại chùa Quán Sứ ở Hà Nội, Hoà Thượng Trí Thủ đã nhân danh Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự của Giáo Hội đọc một bức thư gởi Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước Trường Chinh, trong đó có đoạn như sau:
“Suốt ba mươi năm chống Pháp, chống Mỹ, nhiều chùa là cơ sở của cách mạng, nhiều tăng ni tạm thời rời bỏ Thiền môn, hăng hái tòng quân đánh giặc cứu nước. Bác Hồ dạy: “Không gì quý hơn độc lập tự do!”, toàn thể tăng ni và Phật tử Việt Nam ghi lòng tạc dạ lời dạy đó của Bác, nhận thức rõ lý tưởng giải thoát của người tu hành không thể tách rời sự nghiệp giải phóng dân tộc, do Hồ Chủ Tịch và Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.”
Trong cuộc gặp gỡ Hòa Thượng Huyền Quang tại Hà Hội chiều 2.4.2003, Thủ Tướng Phan Văn Khải xác nhận:
“Phật giáo Việt Nam đã từng góp công sức của mình vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.”
KHÓ VƯỢT QUA KINH PHÁP CÚ
Từ ngày "thống nhất" đến nay, Giáo Hội đã bể thành nhiều mãnh:
- Giáo Hội Ấn Quang và Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự,
- Giáo Hội Ấn Quang và Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước,
- Giáo Hội Ấn Quang và Giáo Hội Liên Tông,
- Giáo Hội Ấn Quang và Giáo Hội Phật Giáo Trên Thế Giới,
- Giáo Hội Ấn Quang và Giáo Hội Liên Âu.
Hiện nay, một cuộc nội chiến trong Giáo Hội đang diễn ra hàng ngày trên các diễn đàn Internet bằng những ngôn từ thiếu văn hóa ít ai có thể tưởng tượng được.
Trong khi đó, ông Quốc Tuấn, người mới đến thăm Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn, đã mô tả tình trạng của hai Hòa Thượng Thanh Minh (người sáng lập Thanh Minh Thiền Viện) và Quảng Độ trong thư đề ngày 13.4.2913 như sau:
“Xin nói sơ về tình trạng sức khoẻ của Hoà Thượng Thanh Minh: Ngài rất già và rất ốm yếu, nhìn thấy Ngài chỉ có da bọc xương tuy hiện ngài vẫn đi lại được trong khuôn viên của Chùa nơi ngài đang sống. Còn Đức Đệ Ngũ Tăng Thống thì vẫn đang bị nhốt trong phòng có thầy thị giả quản thúc và công an cộng sản thay phiên nhau canh chừng. Vậy thầy thị giả có phải là công an cộng sản trá hình hay không?”
Từ năm 1963 đến nay, tức trong 50 năm qua, một số người đã nghĩ rằng có thể "cứu" Giáo Hội bằng hai cách, cách thứ nhất là đánh phá Công Giáo để đánh lạc hướng dư luận và cách thứ hai là dùng VỌNG NGỮ (wrong speech) để "hóa giải" hay "giải nghiệp", nhưng càng manh động cái hố thẳm ngày càng sâu hơn, vì Kinh Pháp Cú đã dạy:
“Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
“Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác; Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình.”
Ngày 25.4.2013