Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

TỊNH LẶNG “StillnessSpeaks”(Trần Sơn lược dịch) -CHƯƠNG CHÍN-

121215C01Chết và cõi Bất Tận.
***
91-
Khi đi qua một khu rừng nguyên sinh, không có sự can thiệp của con người, ta không chỉ thấy sự sống phong phú bao quanh theo mỗi bước chân mà còn gặp cây đổ, thân mục, lá thối rữa. Chỗ nào cũng lẫn lộn sống và chết.

Tuy nhiên xem xét tỉ mĩ hơn, ta sẽ phát hiện – thân và lá cây mục nát không chỉ đem đến sự sống mới mà chính chúng đang tràn đầy sức sống. Vi sinh vật hoạt động. Phân tử sắp xếp lại.
Vậy là chẳng có chỗ nào thấy sự chết mà chỉ là siêu nhiên đang chuyển dáng vẻ, cấu trúc.
Ta học được điều gì đây ?
Chết không phải là đối cực của sự sống. Sống không có đối nghịch. Đối của chết là sinh. Sự sống thì bất tử.
*

92-
Cho đến nay trải qua nhiều kỷ nguyên, các bậc hiền triết vẫn nhận biết – tồn tại nhân sinh như giấc mộng, có vẻ vững vàng đấy, có vẻ thật đấy, nhưng lại tan rã rất mau bất cứ lúc nào.
Vào giờ lâm chung, thật ra cuộc đời ta hiện ra như giấc mơ đến hồi kết. Nhưng – dù trong mộng – vẫn phải có cái gì (tinh túy) là thật.
Thức giác – trong đó giấc mộng xuất hiện. Không thể khác.
Thân xác sinh ra thức giác, hay thức giác tạo ra mộng trên thân xác – mộng của ai đó ?
Tại sao hầu hết người đã trải qua kinh nghiệm cận kề tử thần – lại không còn sợ chết nữa ?
Hãy suy nghĩ về điều này.
*
93-
Dĩ nhiên biết rằng chúng ta sẽ chết – nhưng (cái biết này) mới chỉ là khái niệm của tâm trí – cho đến khi đối diện cái chết thật sự trong lần đầu tiên (như) thoát khỏi cơn bệnh ngặt nghèo, qua khỏi tai nạn xảy ra cho chính ta hay người thân, hay người yêu thương vừa quá vãng : sự chết đã đi vào đời sống ta, cho ta hay – chết không từ một ai.
Vì sợ, hầu hết người ta lánh mặt tử thần. Nhưng nếu chú ý đối diện với sự kiện thân xác (sẽ) tan biến mau lẹ bất kể lúc nào thì dù chỉ thoáng qua, ta sẽ có mức độ hết tự đồng hóa với thể xác và cái “tôi”(me) tâm lý.
Khi ấy, chấp nhận tính vô thường của mọi sinh – vật (dưới mọi dáng, vẻ tự nhiên) – một cảm giác lạ lẫm, bình an sẽ tràn ngập (tâm hồn) ta.
Trong chừng mực nào đó, qua đối diện với cái chết, thức của ta sẽ giải thoát ta khỏi tự đồng hóa với hình tướng. Vì thế, trong vài truyền thống Phật Giáo, tu sĩ thường thăm viếng nhà quàn – ngồi và nhập định giữa những xác người chết.
Trong các nền văn hóa phương Tây vẫn còn sự phủ nhận cái chết một cách phổ biến. Ngay cả người già lão cũng cố không nói hay suy nghĩ tới và xác người chết thường được dấu đi.
Một nền văn hóa mà phủ nhận sự chết – không tránh khỏi trở nên nông cạn, phù phiêm qua dáng vẻ bề ngoài mọi sự.
Khi chết bị khước từ, sự sống mất chiều sâu.
Khả năng vượt trên hình tướng, nhận biết ta là ai – cái chiều không gian thăng hoa – biến đi. Bởi chính cái chết là cửa đưa ta vào cõi thăng hoa này.
*
94-
Người ta thường không thoải mái với mọi kết thúc. Bởi kết là mỗi phần của chết (dần).
Vì thế trong nhiều ngôn ngữ, chữ “tạm biệt” (good-bye/au revoir) có nghĩa là “sẽ gặp lại” (see you again).
Cứ mỗi thể nghiệm đến hồi kết như sau cuộc tụ họp bè bạn, dứt kỳ nghỉ hè, con cái rời xa nhà – là như ta chết đi một ít. Mỗi ký ức (form) xuất hiện trong ý thức khi thể nghiệm trên tan đi. Thường để lại một cảm thức trống vắng, điều mà hầu hết người ta cố gắng không muốn đối đầu và cảm nhận lại.
Nếu ta có thể học cách chấp nhận, ngay cả niềm nở đón nhận, mọi kết cuộc trong đời – ta có thể thấy cái cảm thức về cõi hư không, thoạt đầu gây khó chịu đấy nhưng sau trở thành cảm nhận hư không tự tại ngập sâu trong an bình.
Hàng ngày học cách chết như thế – ta cởi mở với sự sống.
*
95-
Hầu hết người ta trân quý cái ngã – danh xưng về mình, không muốn bị mất đi – nên sợ chết.
Có vẻ như không thể tưởng tượng được và thật đáng sợ là sao cái “tôi” lại ngưng tồn tại.Ta lẫn lộn cái “Tôi” (I) quý giá với danh xưng, hình dáng và cả truyện kể liên quan; cái “Tôi”(I) cấu tạo tạm thời – không hơn không kém – trong trường thức giác.
Khi ta chỉ biết nhân dạng (hình tướng) không thôi thì ta không thấy được cái quý giá, tinh túy của chính Ta là (I Am) – thức giác tự tại – trong cõi thâm sâu nhất. Nó bất tử trong ta và ta không thể làm mất đi được.
*
96-
Bất cứ lúc nào, khi những mất mát lớn xảy ra trong cuộc sống như tài sản, nhà cửa, người thân thiết, tiếng tăm, công việc hay những khả năng khéo tay chân nào thì như cái gì đó trong ta chết đi. Cảm thấy (con người) ta bị giảm thiểu. Có thể đồng thời đôi chút bâng khuâng, bối rối. “Không có điều này…(vậy) tôi là ai ?”
Quả thật đau đớn khi cái danh – tướng mà ta đã vô thức đồng hóa như một phần của ta rời bỏ ta hay tan biến đi. Có thể nói, nó để lại một lỗ hổng trong cấu tạo cuộc đời của ta.
Đừng phủ nhận, không biết tới hay không buồn rầu khi xảy ra chuyện như trên.
Hãy chấp nhận nó – như vậy đó.
Cẩn trọng việc tâm trí có khuynh hướng tạo ra câu chuyện chung quanh nỗi mất mát – trong đó ta đóng vai trò nạn nhân. Sợ hãi, giận dữ, bất mãn, tủi thân là những cảm xúc đi theo cái (hình ảnh) nạn nhân.
Hãy cảnh thức điều gì đi sau những cảm xúc trên với câu truyện do tâm trí tạo dựng: Cái lỗ hổng, cái khoảng không trống trơn.
Có thể đối diện và chấp nhận cái cảm thức trống không (trên) được chăng ? Nếu ta làm được, có thể ta sẽ không thấy nó đáng sợ nữa. Có thể ta sẽ ngạc nhiên mà tìm thấy bình an từ (sự chấp nhận) tuôn tràn ra.
Cứ mỗi khi một dạng vẻ nào của sự sống tan biến; cứ mỗi khi tử thần can thiệp; thì Thượng Đế – vô hình và không hiển lộ- lại sáng ngời ngay tại nơi đó.
Vì thế mà điều linh thiêng nhất của cuộc đời ta là mãn phần.
Vì thế mà bình an của Thiên Chúa đến – qua việc ta chiêm ngẫm, chấp nhận sự chết.
*
97-
Đời người ngắn ngủi và trải qua mau chóng làm sao.
Có gì không phụ thuộc vào sinh-tử, mà bất tử ?
Hãy thử chuyện này:
Nếu chỉ có một màu, chẳng hạn màu xanh – mọi vật trên thế giới đều xanh và không có gì không xanh.
Vậy – cần phải có cái gì không xanh – để ta nhận ra màu xanh. Nếu không thì không tồn tại cái “nổi bật”.
Cũng thế, nếu không đòi hỏi cái gì đó bền vững lâu dài thì tính vô thường của vạn vật không thể nhận biết được ?
Nói khác đi, nếu mọi sự kể cả ta trong đó, đều vô thường thì liệu ta có thể biết (khác) được không ? Cái sự kiện ta nhận biết và chứng kiến cuộc sống ngắn ngủi và tự nhiên của mọi dạng vẻ (kể cả danh và tướng của ta) – không có nghĩa là trong ta không có gì phụ thuộc vào thối rữa (tan biến)?
Khi ta 20t, ta biết thân xác ta mạnh khỏe và cường tráng. 60 năm sau, ta biết thân xác già và yếu đi. Suy nghĩ của ta cũng thế – từ 20 đến nay, đã và đang thay đổi. Nhưng cái nhận biết thân xác khi trẻ, khi già và suy nghĩ đổi thay thì không thay đổi. Cái tỉnh thức này (tức thức giác tự tại) bất tử trong ta. Đó là Một Sự Sống vô hình. Làm sao mà ta đánh mất được? Không. Vì ta chính là Nó.
*
98-
Ngay lúc lâm chung, đôi người trở nên thanh thản, sáng rỡ như có cái gì đó đang chiếu sáng qua cái (thân xác) đang tàn lụi.
Đôi khi cũng xảy ra với người mang ác bệnh hay già lão. Người (gần chết) trở nên sáng suốt trong vài tuần, nhiều tháng thậm chí vài năm vào cuối đời. Họ nhìn ta với ánh mắt long lanh. Không có vẻ gì là đau khổ về tâm lý. Họ đã vâng phục và cái “tôi” vị kỷ do tâm trí tạo ra đã hoàn toàn rời bỏ (họ). Họ lâm chung trước khi thực sự chết và đã tìm thấy nỗi bình an sâu thẳm trong tâm – nhận ra cái bất tử bên trong chính họ.
*
99-
Trong mỗi tai nạn và thảm họa (vẫn) có một khả năng lớn lao phục hoạt (cứu chuộc) mà ta thường không nhận ra.
Cú choáng váng hoàn toàn bất ngờ bao hàm cái chết có thể buộc ta phải thôi tự đồng hóa với danh và tướng. Trong giờ phút cuối cùng trước cái chết của thể xác và trong lúc lâm chung, ta liền thể nghiệm chính ta như thức giác không lệ thuộc vào dáng và hình. Đột nhiên không còn sợ hãi nữa, chỉ bình an biết rằng mọi sự đều tốt và chết chỉ là hình, dáng tan biến đi.
Chết liền được nhận biết chỉ là ảo tưởng sau cùng – ảo tưởng như hình dáng mà ta đã tự đồng hóa là ta.
*
100-
Chết không là một bất bình thường hay biến cố đáng sợ nhất trong mọi biến cố mà nền văn hóa hiện đại khiến ta tin như thế. Mà là một việc không tách rời khỏi đối cực là sinh và cũng tự nhiên nhất trong thế giới.
Ta hãy nhớ điều này khi ngồi bên người hấp hối.
Là một ưu đãi thiêng liêng được có mặt, như người bạn đường, chứng kiến sự ra đi của người quá cố.
Khi ngồi bên người hấp hối, đừng phủ nhận bất cứ điều gì của thể nghiệm này. Đừng chối bỏ điều gì đang xảy ra cũng như cảm xúc của ta. Biết rằng không làm gỉ được có thể khiến ta cảm thấy bất lực,buồn rầu hay tức giận. Hãy chấp nhận cảm xúc đó. Rồi tiến thêm một bước xa hơn : Chấp nhận hoàn toàn bất lực. Không kiểm soát được. Tận đáy lòng, vâng phục mọi trạng huống, cảm xúc của ta cũng như đớn đau, trăn trở mà người hấp hối đang trải qua. Ý thức vâng chịu đồng hành với sự tịnh lặng của ta là một hổ trợ lớn lao (giúp) người hấp hối thanh thản ra đi.
(Nếu) cần nói điều gì ư? Lời nói sẽ xuất phát từ cõi tịnh lặng bên trong ta. Nhưng ngôn từ chỉ là thứ yếu.
Cùng đến với Tịnh Lặng là Phép Lành : Bình An.
(Còn tiếp…)
-CHƯƠNG MƯỜI-
Đau khổ & Chấm dứt khổ đau.-

Tổng số lượt xem trang