Ảnh gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Khánh Vy, Huỳnh Trọng Hiếu và Huỳnh Thục Vy.
-
Mắm cá thối được tạt vào ngay sát chỗ ba tôi – Huỳnh Ngọc Tuấn – ngủ. (ảnh Thục Vy)
http:// vietnamhumanrightsdefenders. wordpress.com/2013/04/04/nha- cam-quyen-csvn-vi-pham-cac- quyen-tu-do-cong-dan-va-nhan- quyen-doi-voi-gia-dinh-chung- toi/#more-2620
-NHÀ CẦM QUYỀN CSVN VI PHẠM CÁC QUYỀN TỰ DO CÔNG DÂN VÀ NHÂN QUYỀN ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI - Cập nhật ngày 4/4/2013.
Quảng Nam, ngày 31 tháng 3 năm 2013-
Mắm cá thối được tạt vào ngay sát chỗ ba tôi – Huỳnh Ngọc Tuấn – ngủ. (ảnh Thục Vy)
LẠI NHỮNG TRÒ BẨN CỦA AN NINH CỘNG SẢN
Huỳnh Thục Vy – Tam Kỳ ngày 4 tháng 4 năm 2013
Nửa đêm ngày 3 tháng 4 năm 2013, lúc cả gia đình đang ngủ, thì ba tôi nghe tiếng xe gắn máy trờ tới trước nhà, sát chỗ ông ngủ (phòng ngủ ba tôi ngay sát mặt đường làng). Sau đó, là tiếng ào ào, nước văng tung tóe và một mùi hôi thối kinh khủng bốc lên. Ba tôi bật dậy và thoáng thấy chiếc xe máy chở hai tên thanh niên rồ ga bỏ chạy.
Cả nhà thức giấc và hiểu ra đó là trò bẩn thỉu của an ninh mà nhiều người bất đồng chính kiến đã từng phải chịu trước đây như cụ Hoàng Minh Chính, bàTrần Khải Thanh Thủy… và gần đây là chị Bùi Hằng.
Nhân tiện, xin nhắc lại là trước đó, họ đã bỏ hai con rắn độc vào nhà tôi năm ngoái. Khi tôi làm việc với an ninh, tôi đã tố cáo họ dùng rắn độc hãm hại người nhà tôi. Tên an ninh Huỳnh Ngọc Truyền đã nói: “Gia đình mấy người làm gì để hàng xóm căm thù mà muốn giết mấy người đó thôi”.
Vậy là cả đêm hôm qua, cả nhà tôi mất ngủ kẻ cả em bé chưa đầy một tháng tuổi, một sản phụ còn yếu và một cụ già 87 tuổi.
=======
http://
-NHÀ CẦM QUYỀN CSVN VI PHẠM CÁC QUYỀN TỰ DO CÔNG DÂN VÀ NHÂN QUYỀN ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI - Cập nhật ngày 4/4/2013.
Tôi là Huỳnh Trọng Hiếu sinh năm 1989, hiện thường trú tại Thành phố Tam Kỳ- Quảng Nam . Số điện thoại nhà 05103858736. Tôi xin nêu ra đây những sách nhiễu cụ thể của Nhà cầm quyền VN đã áp đặt lên gia đình tôi bấy lâu nay.
Ngày 27 tháng 10 năm 1992, ba tôi là Huỳnh Ngọc Tuấn bị bắt. Họ tịch thu tất cả những giấy tờ và bản thảo của các tác phẩm văn chương của ba tôi. Ngày 2 tháng 4 năm 1993, họ đưa ba tôi ra Tòa án Quảng Nam-Đà Nẵng, và kết án ông 10 năm tù giam và 4 năm quản chế, tội “tuyên truyền chống nhà nước”.
Đúng mười năm sau, ba tôi được thả khỏi tù nhưng vẫn tiếp tục bị quản chế bốn năm tại địa phương, phải thường xuyên “làm việc” với an ninh tỉnh Quảng Nam. Thời gian ở trong tù, ba tôi bị bệnh lao phổi đa kháng (do điều trị không đúng liệu pháp) và tiểu đường nên hiện giờ sức khỏe ba tôi rất tệ. Thế nhưng ba tôi vẫn bị “mời” đi làm việc thường xuyên sau khi ra tù.
Ngày 8 tháng 11 năm 2011, hàng chục công an xông vào nhà chúng tôi tịch thu tất cả mọi phương tiện truyền thông của cha con tôi, mà số tài sản bị tịch thu họ đã ghi rõ trong Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm (01, 02).
Ngày 2 tháng 12 năm 2011, họ ra ba Quyết định hành chính, xử phạt ba tôi 100 triệu đồng (01, 02), phạt tôi Huỳnh Trọng Hiếu 85 triều đồng (01, 02), và phạt chị tôi Huỳnh Thục Vy 85 triệu đồng (01, 02) vì “vi phạm hành chính trong lĩnh vực Công nghệ thông tin” do ba tôi sử dụng internet làm phương tiện để đăng tải các bài viết mà họ cho là “chống Đảng, chống Nhà nước VN”. Cùng với việc đưa Quyết định xử phạt cho chúng tôi, cả trăm công an bao gồm công an giao thông chặn các ngả đường vào nhà cô tôi, xông vào nhà (cha con chúng tôi ở cùng cô tôi) đánh đập và sỉ nhục bà nội, hai cô tôi và mấy cha con chúng tôi trước mặt hàng xóm. Họ còn lấy đi của cô tôi 3000 đô la Mỹ mà không ai hay biết, khi họ rút về chúng tôi mới phát hiện ra.
Họ lại ra một Quyết định Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt nói trên vào ngày 21 tháng 3 năm 2012, mặc dù ba tôi, cùng với tôi và chị gái đã làm một đơnKhiếu nại ba Quyết định xử phạt (01, 02) bất công của họ ngày 2 tháng 12 năm 2011 dành cho cả ba cha con tôi. Với Quyết định Cưỡng chế này, họ có thể bất ngờ xông vào nhà tôi tịch thu tài sản của ba tôi để khấu trừ vào số tiền phạt nói trên. Nhưng vì cha con tôi ở chung nhà của cô tôi và không có tài sản gì nên họ chưa tịch thu được ngoài những lần liên tiếp tịch thu máy laptop computer của anh em tôi.
Ba tôi và chị gái tôi là Huỳnh Thục Vy được Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch trao giải nhân quyền Hellman/Hammett năm 2012 vì đã lên tiếng đấu tranh đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng và thực thi những giá trị nhân quyền và quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Công ước quốc tế về những quyền Dân sự và Chính trị và Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hiệp quốc.
Ngày 16 tháng 12 năm 1012, tôi thay mặt cha tôi và chị là Huỳnh Thục Vy đi New York – Hoa Kỳ để nhận giải thưởng vinh danh mà tổ chức nhân quyền HRW trao tặng.
Khoảng hơn 20h cùng ngày, tôi đã bị hải quan sân bay, an ninh Sài Gòn áp giải đến một phòng riêng biệt để gặp một nhóm an ninh Quảng Nam. An ninh Quảng Nam vào tận sân bay Tân Sơn Nhất để tống đạt quyết định cấm xuất cảnh cho tôi với lý do là: tôi- Huỳnh Trọng Hiếu vẫn chưa đóng số tiền phạt 85 triệu đồng VN chiếu theo quyết định xử phạt “Vi phạm hành chính về lãnh vực Công nghệ thông tin” do ông Lê Phước Thanh, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký ngày 2 tháng 12 năm 2012. Ngay đêm hôm đó, an ninh Quảng Nam đã thu giữ Hộ chiếu của tôi và đến nay vẫn không trả lại.
Việc làm này là vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế về nhân quyền và quyền công dân. Tước bỏ của công dân quyền tự do di trú để làm việc và cơ hội học tập ở nước ngoài. Đây là việc làm bất công thái quá đối với một người lương thiện và yêu tự do.
Tiếp theo việc tôi bị cấm xuất cảnh và bị tịch thu Hộ chiếu, Nhà cầm quyền lại tiếp tục sách nhiễu gia đình chúng tôi. Họ chỉ đạo cho những nhân viên an ninh mặc thường phục cùng với nhiều nhân sự cộng tác với họ trong khu vực hàng xóm nhà tôi theo dõi nơi chúng tôi ở và những nơi chúng tôi có mặt cả ngày lẫn đêm. Gia đình chúng tôi luôn luôn ở trong tầm nhìn của An ninh và chỉ điểm. Đôi lúc những người chỉ điểm thực hiện việc theo dõi này một cách công khai và thô lỗ làm cho cuộc sống chúng tôi khó chịu, nặng nề và bất an.
Các chị tôi Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Khánh Vy vì chuyện học hành hay công việc phải ở trọ, đều bị an ninh áp lực chủ nhà gây khó dễ và đuổi đi không cho trọ nữa, dù có hợp đồng thuê nhà hẳn hoi và ngay cả khi chủ trọ còn đang nợ 3 triệu tiền trọ của chị Khánh Vy. Chủ trọ dựa thế có an ninh bao che, đã không những không trả tiền mà còn dọa đánh, dọa giết hai vợ chồng chị Khánh Vy.
Họ còn ném cả rắn độc vào nhà chúng tôi hòng gây tai họa. Họ làm việc này với sự cố ý và công khai trắng trợn để chúng tôi biết thông điệp của sự trừng phạt từ nơi họ. Khi chúng tôi lên đồn công an làm việc với họ, tố cáo họ bỏ rắn độc vào nhà chúng tôi, thì họ nói rằng : “Các người làm gì để hàng xóm phải thù ghét mà muốn giết các người đó thôi”. Đó là lời của một nhân viên an ninh tỉnh Quảng Nam tên là Huỳnh Ngọc Truyền.
Một việc vi phạm nhân quyền và quyền công dân khác vừa mới xảy ra cho chị gái tôi là Huỳnh khánh Vy là khi chị tôi làm hồ sơ xin học bổng của Chính phủ Úc niên khóa 2013- 2015. Theo chia sẻ của cô giáo chủ nhiệm của chị Huỳnh Khánh Vy, Công an thành phố Đà Nẵng hạch hỏi cô giáo và gởi công văn yêu cầu trường đại học Duy Tân (nơi chị Khánh Vy đã theo học) không cho dùng con dấu của nhà trường để giới thiệu cho sinh viên Huỳnh Khánh Vy làm hồ sơ xin học bổng. Điều này được cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Thư của chị Khánh Vy giải thích cho việc bà đã rút lại việc viết thư giới thiệu Huỳnh Khánh Vy làm ứng viên học bổng của chính phủ Úc, cho dù trước đó bà đã rất vui vẻ hứa giúp đỡ.
Sau đó, An ninh thành phố Đà Nẵng còn chỉ thị cho Công an phường Thuận Phước thành phố Đà Nẵng kiểm tra tình trạng tạm trú của vợ chồng chị Huỳnh Khánh Vy – anh Đỗ Minh Đức đang ở trọ tại số 17 Mai Lão Bạng phường Thuận Phước, quận Hải Châu. Họ áp lực với chủ nhà để đuổi chị Huỳnh Khánh Vy ra khỏi chỗ trọ trong lúc chị Huỳnh Khánh Vy vừa mới sinh em bé được 15 ngày và trong tình trạng em bé bị nhiễm trùng sơ sinh đang nằm ở bệnh viện Hoàn Mỹ- Đà Nẵng để điều trị.
Mới đây ngày 27/3/2013, Nhóm thân hữu Việt Thức tại Hoa kỳ đã gởi về cho chúng tôi một thùng thuốc để điều trị những bệnh thông thường. Có một điều bất thường là Bưu điện Việt Nam đã không giao hàng tận tay cho chúng tôi mà giao hàng cho một người hàng xóm của chúng tôi để họ chuyển đến .
Khi mở thùng thuốc ra chúng tôi vô cùng kinh ngạc và tức giận vì ai đó đã mở tung thùng quà. Những lọ thuốc, hộp thuốc đều bị khui ra, tất cả đều ở trong tình trạng như thuốc đã bị uống dở dang.
Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi bị đối xử như thế này, cứ mỗi lần gởi quà là một lần bị như vậy và mức độ có khác nhau. Chúng tôi đã đến Bưu điện để khiếu nại nhưng họ vẫn làm ngơ không thèm trả lời.
Số thuốc bị mở nắp tuy còn đầy đủ nhưng chúng tôi đành bỏ đi không dám uống nữa.
Hiện nay, chúng tôi đang sống trên đất nước của mình nhưng chúng tôi bị bao vây, cấm vận, sách nhiễu đủ mọi hình thức, mất hết mọi quyền lợi của một công dân, từ tự do cư trú đến tự do xuất ngoại (cho dù chỉ đi du học hay đi nhận giải thưởng quốc tế), tự do tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, tài sản và sự an toàn cuộc sống của chúng tôi không được tôn trọng.
Nhưng nghiêm trọng nhất là công an đã chỉ thị ngầm cho lãnh đạo của các bệnh viện công để sách nhiễu chúng tôi nếu chúng tôi đến khám và điều trị bệnh. Xin kể ra đây một trường hợp trong nhiều trường hợp khác mà chúng tôi chưa có dịp thông báo đầy đủ. Năm 2011 và 2012, chị Huỳnh Thục Vy đến bệnh viện cứu cấp vì chứng viêm loét dạ dày và một lần khác là do nhiễm trùng đường ruột. Nhưng bệnh viện tỉnh Quảng Nam đã không giúp gì cho chị Huỳnh Thục Vy, họ bỏ mặc chị đau đớn, cuối cùng chúng tôi quyết định đi bệnh viện Hoàn Mỹ- Đà Nẵng trong đêm.
Vì an toàn và sức khỏe bản thân, chúng tôi không còn dám đến khám và chữa bệnh tại bệnh viện do Nhà nước quản lý nữa. Dù khó khăn về tài chánh và phương tiện đi lại trên quãng đường 80 km từ Quảng Nam đi Đà Nẵng khi cần cứu cấp kịp thời nhưng chúng tôi chỉ có thể khám và điều trị tại bệnh viện tư Hoàn Mỹ- Đà Nẵng.
Không gian và điều kiện sinh tồn của chúng tôi đã bị nhà cầm quyền thu hẹp một cách có kế hoạch, an ninh của chúng tôi đang bị đe dọa.
Chúng tôi kêu gọi sự quan tâm và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các tổ chức nhân quyền và chính phủ các quốc gia Tự do – Dân chủ xin hãy lên tiếng bảo vệ các quyền căn bản của chúng tôi, trong đó có quyền tự do được sống mà không bị kỳ thị, đe dọa hay mưu sát.
Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của gia đình chúng tôi, trả lại hộ chiếu cho tôi để tôi được tự do hành xử quyền của mình mà không bị ai hạn chế, chấm dứt mọi sách nhiễu và đe dọa, được đối xử công bằng theo tinh thần pháp luật, được hưởng tất cả mọi quyền lợi của một công dân mà không phải xin cho.Quan trọng hơn tất cả là quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe và an toàn của từng thành viên trong gia đình tôi.
Huỳnh Trọng Hiếu (Defend the Defenders)
***
The Vietnamese Authorities’ Violation on Our Family’s Civil Liberties and Human Rights
Translated by Lê Anh Hùng (Defend the Defenders)
Quang Nam, 31 Mar, 2013
I am Huynh Trong Hieu, aged 24, currently living in Tam Ky City, Quang Nam province; my home phone number is 05103858736. I shall present here those harassments that the Vietnamese authorities have inflicted upon our family so far.
On 27 October 1992, my father, Huynh Ngoc Tuan, was arrested. All of his documents and literary manuscripts were confiscated. On 2 April 1993, the authorities brought him to Quang Nam-Da Nang Provincial Court, sentencing him to 10 years in prison plus 4 years under probation with charge of “propagandizing against the State”.
Exactly ten years later, my father was released from prison, but he was still under administrative probation for four years in the village, repeatedly having to “work” with Quang Nam provincial security force. During the time in prison, my father was suffered from multidrug-resistant pulmonary tuberculosis (due to mistreatment) and diabetes, so he is in very poor health now. In spite of that, after his release from prison, he is repeatedly “invited” to work with security force.
On 8 November 2011, dozens of policemen rush to our house, seizing all of our communication gadgets (01, 02) (confiscated possessions being written down in the decision on the confiscation of exhibits and means of the violation of the law).
On 2 December 2011, the authorities issued three administrative decisions, imposing a fine of 100 million VND on my father (01, 02), a fine of 85 million VND on my sister Huynh Thuc Vy (01, 02) and another fine of 85 million on me (Huynh Trong Hieu) (01, 02) for “violating administrative rules in the field of information technology”, because my father used the Internet to post those articles that they claimed as “against the Party and the State of Vietnam.” In addition to handing these penalty decisions to us, a group up to 100 policemen, including traffic police, blocked all roads leading to my aunt’s home, where my father and my two sister and I live with her, rush to the house to hit and insult my paternal grandmother, my two aunts, my father, my two sisters and I in the presence of our neighbours. They even took 3,000USD of my aunt away without being noticed; only after they retreated we discovered that.
Additionally, they issued an enforcement decision dated 21 March 2012 on the implementation of the above penalty decisions, despite the fact that my father, together with my sister and I, had submitted a letter of appeal (01, 02) on these unjust decisions. With this enforcement decision, they can suddenly rush to our house to seize our possessions to deduct from the fines. But because we live in my aunt’s house and have no assets so they had confiscated nothing except seizing our laptops repeatedly.
My father and my sister Huynh Thuc Vy were awarded Hellman/Hammett grants by Human Rights Watch (HRW) for our struggle to demand the Vietnamese government respect human rights and civil rights as stipulated in the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, the International Covenant on Civil and Political Rights, and the Universal Declaration of Human Rights.
On 16 December 2012, on behalf of my father and my sister Huynh Thuc Vy, I was to go to New York to receive the awards granted by HRW.
About 20h the same day, I was escorted by Tan Son Nhat Airport customs officers and Sai Gon security officers to an isolated room to meet a group of Quang Nam provincial security officers. The Quang Nam provincial security officers went to the Tan Son Nhat Airport to notify me of a decision prohibiting me from leaving the country on account that I, Huynh Trong Hieu, had not paid the fine of 85 million VND as imposed by the decision of penalty for “violating administrative rules in the field of information technology” which was signed by Mr Le Phuoc Thanh, Chairman of the Quang Nam Provincial People’s Committee, on 2 December 2011. That night, the Quang Nam security officers also seized my passport, which they have not returned to me yet.
This was a severe violation of Vietnamese laws as well as international conventions on human rights and civil rights – depriving citizens of the freedom of immigration for working and of the chance to study abroad. It was so unjust for an honest man who adores freedom.
After prohibiting me from leaving the country and seizing my passport, the authorities continue to harass our family. They order security officers in civilian clothes, together with many people who cooperate with them in my neighbourhood, to keep an eye on where we live and where we go, both day and night. Our family is always in the sight of the security force and informers. Sometimes, these informers conduct the work so openly and rudely that it makes our life uncomfortable, difficult and insecure.
My sisters Huynh Thuc Vy and Huynh Khanh Vy, who usually have to live as lodgers for the purpose of study or work, both have security force pressure house masters to make difficulties and dismiss them, despite the fact that they have rental contracts and even when the house master still owe Khanh Vy 3 million VND. Counting on the shield of the security force, the house master not only didn’t repay the money but also threatened to hit and kill both Khanh Vy and her husband.
They even threw poisonous snakes into our house in order to wreak disaster upon us. They did this intentionally and in a flagrantly open way so as to send us the message of their punishment. When we went to a police station to work with them, accusing them of throwing poisonous snakes into our house, they said: “What you do makes your neighbours hate you so much that they want to kill you.” These were the words coming from the mouth of the security officer namedHuynh Ngoc Truyen of Quang Nam province.
Another case of human rights and civil rights recently happened to my sisterHuynh Khanh Vy when she prepared a dossier to apply for a scholarship from the Australian government for the school years 2013-2015. According to the class head teacher of Huynh Khanh Vy, the Da Nang Municipal Public Security questioned her and sent an official letter to Duy Tan University (where Khanh Vy studied), asking them not to use the school’s stamp in the letter recommending student Huynh Khanh Vy as a candidate for scholarship. This was the explanation given by Huynh Khanh Vy’s class head teacher Tran Thi Thu for her withdrawal of writing the letter recommending Huynh Khanh Vy as a candidate for the Australian government’s scholarship, although she had nicely promised to help.
After that, the Da Nang security force instructed the police of Thuan Phuoc ward, Da Nang, to check temporary residence status of Huynh Khanh Vy and her husband, Do Minh Duc, who were living as lodgers at 17 Mai Lao Bang street, Thuan Phuoc ward, Hai Chau district. They pressured the house master to dismiss Huynh Khanh Vy while she had just given birth to a child for 15 days and the child got infected and was in Hoan My hospital (Da Nang) for treatment.
Recently, on 27 March 2013, a group named Viet Thuc Brotherhood in USA sent us a box of medicine for the treatment of ordinary diseases. The unusual thing was that the Vietnam Post didn’t deliver the gift directly to us but to one of our neighbours and he brought it to us.
Opening the box, we were extremely surprised and angry because someone had opened it. The bottles and boxes inside were all opened and in a state as if the medicine was already in use.
This was not the first time we were treated like this, it happens whenever we receive gifts, only with different degrees of damage. We went to the Post Office to complaint but they just kept ignoring, even didn’t bother to reply us.
Although the opened medicine was still in full, we resigned ourselves to giving it up: we have no confidence to use it.
At present, though we live in our country but still we are surrounded, sanctioned and harassed in all forms, losing all rights as a citizen, from the freedom of residence to the right to travel abroad (even when we only go for the purpose of study or receiving international awards) to the right to seek a better life; our assets and life security are not respected.
Most alarmingly, the police has tacitly instructed leaders of public hospitals to harass us if we go there for diagnosis and treatment. To single out one of many cases that we have not fully informed: In 2011 and 2012, my sister Huynh Thuc Vy had to go to hospital for emergency treatment once for erosive gastritis and once for intestinal infectious disease. Quang Nam Provincial Hospital did nothing for her, they just left her in pain. Finally, we decided to take her to Hoan My hospital (Da Nang) that night.
For security and health reasons, we no longer dare to go to state-run hospitals for diagnosis and treatment. In case of emergency treatment, we can only go to the private hospital Hoan My in Da Nang while facing financial and vehicle difficulties to cover the length of 80km from Quang Nam to Da Nang.
Our space and conditions for existence have been narrowed by the authorities systematically; our security is under threats.
We hereby appeal for the concerns and help from the international community; human rights organizations and governments of liberal and democratic nations should voice their concern over our basic rights, including the right to life without discrimination, threat or attempted assassination.
We demand that the Vietnamese authorities respect our family’s rights to life and the pursuit of happiness, return my passport so that I can exercise my rights without any limitation by anyone, put an end to every kinds of harassment and threat, treat us fairly according to the spirit of the law, and let us enjoy every civil rights without any kind of permission. Most important are inviolable rights to health and security for each member of my family.
Huynh Trong Hieu (Defend the Defenders)....NHÀ CẦM QUYỀN CSVN VI PHẠM CÁC QUYỀN TỰ DO CÔNG DÂN VÀ NHÂN QUYỀN ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI.
http://vietnamhumanrightsdefenders.wordpress.com/2013/04/01/nha-cam-quyen-csvn-vi-pham-cac-quyen-tu-do-cong-dan-va-nhan-quyen-doi-voi-gia-dinh-chung-toi/
===========
Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền LHQ về Bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền, ngày 15/3/2013
Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền LHQ về Bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền, ngày 15/3/2013
United Nations – A/HRC/22/L.13
General Assembly
Hội đồng Nhân quyền – Phiên họp thứ 22, ngày 15/3/2013
Cổ xúy và bảo vệ tất cả quyền con người, quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, bao gồm cả quyền được phát triển. (Dự thảo)
BẢO VỆ NHỮNG NGƯỜI BẢO VỆ NHÂN QUYỀN
Hội đồng Nhân quyền,Chiếu theo tinh thần của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền,
Nhắc lại Nghị quyết 53/144 ngày 09 Tháng 12 năm 1998 của Đại hội đồng LHQ, nhất trí thông qua Tuyên ngôn LHQ về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản đã được quốc tế công nhận, và nhắc lại tầm quan trọng của Tuyên ngôn này trong việc xúc tiến và thực hiện nó,
Nhắc lại tính hợp lệ và tiếp tục áp dụng tất cả các quy định của Tuyên ngôn nói trên,
Nhắc lại thêm tất cả các nghị quyết trước đây về chủ đề này, cụ thể là Nghị quyết 13/13 ngày 25/3/2010 và Nghị quyết 16/5 ngày 24/3/2011 của Hội đồng nhân quyền , Nghị quyết 66/164 ngày 19/12/2011 của Đại hội đồng LHQ,
Nhắc lại Tuyên bố Vienna và Chương trình hành động,
Khẳng định lại rằng các quốc gia theo nghĩa vụ của mình phải bảo vệ tất cả các quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người,
Nhận thức rằng, người bảo vệ nhân quyền đóng vai trò quan trọng ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người,
Nhấn mạnh rằng sự tôn trọng và hỗ trợ các hoạt động của những người bảo vệ nhân quyền, bao gồm cả nữ bảo vệ nhân quyền, là điều thiết yếu để thụ hưởng đầy đủ quyền con người,
Lưu ý rằng quy định của pháp luật và hành chính trong nước và sự áp dụng của nó nên tạo thuận lợi cho công việc của người bảo vệ nhân quyền, bao gồm tránh mọi xử lý hình sự, bêu xấu, ngăn cấm, cản trở hoặc hạn chế trái với luật nhân quyền quốc tế,
Nhắc lại sự quan tâm to lớn của Đại hội đồng LHQ qua Nghị quyết 66/164 về tính nghiêm trọng của những rủi ro mà người bảo vệ nhân quyền phải đối mặt như các mối đe dọa, tấn công và các hành vi dọa nạt chống lại họ,
Quan tâm sâu xa rằng, trong một số trường hợp, an ninh quốc gia và pháp luật chống khủng bố và các biện pháp khác, chẳng hạn như luật quy định các tổ chức xã hội dân sự, đã bị lạm dụng để nhắm mục tiêu vào người bảo vệ nhân quyền hay đã cản trở công việc của họ và đã đe dọa sự an toàn của họ đi ngược lại với luật quốc tế,
Nhận thức về vấn đề này qua các hình thức truyền thông mới, bao gồm việc phổ biến thông tin trực tuyến và ngoại tuyến, có thể phục vụ như một công cụ quan trọng cho những người bảo vệ nhân quyền để thúc đẩy và phấn đấu bảo vệ các quyền con người,
Nhận thức nhu cầu cấp thiết để giải quyết, và thực hiện các bước cụ thể để phòng ngừa và ngăn chặn việc sử dụng pháp luật nhằm cản trở hoặc hạn chế quá mức khả năng mà người bảo vệ nhân quyền thực hiện công việc của họ, bao gồm xem xét và nếu cần thiết, sửa đổi pháp luật có liên quan và thực hiện để đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế về quyền con người,
Hoan nghênh các bước thực hiện của một số nước trong việc áp dụng chính sách hoặc pháp luật nhằm bảo vệ các cá nhân, nhóm và tổ chức xã hội tham gia vào thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, bao gồm cả việc hủy bản án tội phỉ báng, các bước đó phục vụ bảo vệ người bảo vệ nhân quyền khỏi bị truy tố vì các hoạt động ôn hòa của họ, và chống lại các mối đe dọa, quấy rối, dọa nạt, cưỡng ép, bị giam giữ tùy tiện hay bắt giữ, bạo lực và các cuộc tấn công của các tác nhân nhà nước và ngoài nhà nước;
1. Hoan nghênh công việc của Báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền, trong đó có hai báo cáo mới nhất của bà đã trình theo Nghị quyết 66/164 của Đại hội đồng LHQ và Nghị quyết 16/5 của Hội đồng Nhân quyền, về việc sử dụng pháp luật làm ảnh hưởng đến các hoạt động bảo vệ nhân quyền , và các tổ chức nhân quyền quốc gia, tương ứng;
2. Kêu gọi các nước thành viên tạo ra một môi trường an toàn và thuận lợi, trong đó người bảo vệ nhân quyền có thể hoạt động tự do mà không bị trở ngại và mất an ninh, trong cả nước và trong tất cả các lĩnh vực của xã hội, bao gồm mở rộng hỗ trợ cho những người bảo vệ nhân quyền địa phương;
3. Nhấn mạnh rằng pháp luật làm ảnh hưởng đến các hoạt động của những người bảo vệ nhân quyền và sự áp dụng của nó phải phù hợp với luật nhân quyền quốc tế, bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị vàCông ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và hướng dẫn của Tuyên ngôn LHQ về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản đã được quốc tế công nhận, và, về vấn đề này, lên án việc áp đặt bất kỳ hạn chế nào lên công việc và các hoạt động của người bảo vệ nhân quyền một cách trái ngược với luật nhân quyền quốc tế;
4. Kêu gọi các quốc gia cam kết rằng luật pháp được thiết lập nhằm đảm bảo an toàn công cộng và trật tự công cộng phải có các quy định được định nghĩa rõ ràng phù hợp với luật pháp quốc tế về quyền con người, bao gồm các nguyên tắc không phân biệt đối xử, và rằng luật pháp như vậy không được sử dụng để cản trở hoặc hạn chế thực thi bất kỳ quyền con người nào, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tụ họp ôn hòa, đó là những quyền thiết yếu để thúc đẩy và bảo vệ các quyền khác;
5. Thúc giục các nước công khai bày tỏ vai trò quan trọng và hợp pháp của những người bảo vệ nhân quyền trong việc thúc đẩy các quyền con người, dân chủ và pháp quyền như là một thành phần thiết yếu trong việc đảm bảo sự bảo vệ cho họ, bao gồm tôn trọng sự độc lập của các tổ chức của họ và tránh bêu xấu công việc của họ;
6. Kêu gọi các quốc gia đảm bảo rằng những người bảo vệ nhân quyền có thể thực hiện vai trò quan trọng của họ theo phương thức phản đối ôn hòa, phù hợp với luật pháp quốc gia, phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc và luật nhân quyền quốc tế, qua đó, đảm bảo rằng không có ai phải gánh chịu hậu quả sự sử dụng vũ lực quá đáng hoặc bừa bãi, bắt giữ hoặc giam cầm tùy tiện, tra tấn hoặc cư xử hay trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo, mất phẩm giá, bị mất tích, lạm dụng thủ tục tố tụng hình sự và dân sự hoặc các mối đe dọa của những hành vi đó;
7. Nhấn mạnh rằng sự tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông là quyền lựa chọn của riêng mỗi người, bao gồm cả truyền hình, đài phát thanh và Internet, nên được thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi ở cấp quốc gia, giữa các nước và cấp độ quốc tế như là một phần không tách rời để thụ hưởng các quyền căn bản về tự do bày tỏ ý kiến và tự do ngôn luận, và cũng khuyến khích hợp tác quốc tế nhằm phát triển các truyền thông liên lạc và công nghệ thông tin ở tất cả các quốc gia;
8. Kêu gọi các nước tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm rằng quyền tự do lập hội của những người bảo vệ nhân quyền và theo đó, đảm bảo có ban hành thủ tục đăng ký các tổ chức xã hội dân sự, rằng thủ tục này minh bạch, dễ tiếp cận, không phân biệt đối xử, nhanh chóng và không tốn kém, cho phép khả năng khiếu nại và tránh yêu cầu đăng ký lại, phù hợp với luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế về quyền con người;
9. Cũng kêu gọi các quốc gia đảm bảo rằng các nhu cầu làm báo cáo, đưa tin của các cá nhân, nhóm và tổ chức xã hội không được cấm đoán xu hướng tự trị vốn có của họ, và rằng những hạn chế không được áp đặt một cách kỳ thị lên các nguồn tài trợ tiềm năng nhằm hỗ trợ công việc của người bảo vệ nhân quyền, ngoại trừ những áp đặt bình thường lên bất kỳ hoạt động nào khác mà không liên quan đến nhân quyền trong nước, để đảm bảo tính minh bạch và giải trình trách nhiệm, và không được có điều luật nào hình sự hóa hoặc tước đoạt tính hợp pháp các hoạt động bảo vệ nhân quyền dựa trên nguồn gốc địa lý của các nguồn tài trợ cho các hoạt động đó;
10. Kêu gọi các quốc gia đảm bảo rằng các biện pháp chống khủng bố và bảo vệ an ninh quốc gia:
(A) phù hợp với nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt theo quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người, và không cản trở công việc và sự an toàn của cá nhân, nhóm và các tổ chức xã hội tham gia thúc đẩy và bảo vệ quyền con người;
(B) Xác định rõ hành vi phạm tội nào bị coi như hành vi khủng bố bằng cách định nghĩa minh bạch và có thể đoán được các tiêu chí, bao gồm, trong số những điều khác, xem xét không thiên vị đề xuất của Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khi chống khủng bố;
(C) Cấm và không cung cấp, hoặc có tác động, việc giam giữ con người tùy tiện, chẳng hạn như bị giam giữ mà không có đảm bảo đúng thủ tục pháp lý, tước sự tự do bằng cách đẩy một người bị giam giữ ra khỏi vòng bảo vệ của pháp luật, hoặc tước quyền tự do một cách bất hợp pháp và sự giải giao các cá nhân bị nghi ngờ hoạt động khủng bố, cũng không được tước đoạt trái pháp luật quyền sống hoặc xét xử những nghi can mà không bảo đảm cơ bản tư pháp;
(D) Cho phép các cơ quan quốc tế có liên quan, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức nhân quyền quốc gia, nếu có, được tiếp xúc chính đáng những người bị giam giữ theo luật chống khủng bố và luật an ninh quốc gia khác, và đảm bảo rằng những người bảo vệ nhân quyền không bị quấy rối hoặc bị truy cứu vì cung cấp trợ giúp pháp lý những người bị giam giữ và bị buộc tội theo luật liên quan đến an ninh quốc gia;
11. Tiếp tục kêu gọi các quốc gia đảm bảo rằng tất cả các quy định của pháp luật và ứng dụng của nó làm ảnh hưởng đến những người bảo vệ nhân quyền, cần được định nghĩa rõ ràng, xác định được và không có hiệu lực hồi tố để tránh khả năng lạm dụng làm phương hại đến các quyền tự do và các quyền cơ bản của con người, và đặc biệt đảm bảo rằng:
(A) Thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người không bị xử lý hình sự, và rằng những người bảo vệ nhân quyền không bị ngăn cản sự thụ hưởng các quyền phổ quát của con người từ công việc của họ, cho dù họ hoạt động riêng lẻ hoặc kết hợp với những người khác, trong khi nhấn mạnh rằng tất cả mọi người phải tôn trọng quyền con người của người khác;
(B) Cơ quan tư pháp độc lập, vô tư và có thẩm quyền để xem xét hiệu quả luật pháp và ứng dụng của nó ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động của người bảo vệ nhân quyền;
(C) Bảo đảm theo đúng thủ tục pháp lý, bao gồm các vụ án hình sự đối với những người bảo vệ nhân quyền, phù hợp với quy định của luật nhân quyền quốc tế để tránh việc sử dụng các bằng chứng không đáng tin cậy, điều tra không có cơ sở và sự chậm trễ về thủ tục, do đó có hiệu quả góp phần kết thúc nhanh chóng tất cả các trường hợp không có căn cứ, và các cá nhân được trao cơ hội khiếu nại trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền;
(D) Bất kỳ quy định hoặc quyết định có thể ảnh hưởng lên việc thụ hưởng các quyền con người phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản được ghi trong luật pháp quốc tế, sao cho nó hợp pháp, cân đối, không phân biệt đối xử và cần thiết trong một xã hội dân chủ;
(E) Các thông tin quản lý bởi các cơ quan công quyền cần chủ động tiết lộ, và rằng luật pháp và chính sách minh bạch và rõ ràng cung cấp một quyền chung để yêu cầu và nhận được thông tin đó, qua đó công chúng được phép truy cập, trừ các hạn chế hạn hẹp được xác định rõ ràng;
(F) Các hạn chế không được viện dẫn khi tiếp cận thông tin liên quan đến hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng;
(G) Quy định đó không được ngăn chặn các quan chức nhà nước bị giam giữ vì liên đới trách nhiệm, và rằng các hình phạt tội phỉ báng được giới hạn để đảm bảo sự tương xứng và sự đền bù tổn hại đã gây ra;
(H) Pháp luật nhằm bảo vệ đạo đức xã hội cần phù hợp với luật pháp quốc tế về quyền con người;
(I) Pháp luật không nhắm mục tiêu vào hoạt động của các cá nhân và các hiệp hội bảo vệ quyền lợi của dân tộc thiểu số hay tán thành các tín ngưỡng của dân tộc thiểu số;
(J) quan điểm bất đồng chính kiến có thể được quyền thể hiện một cách ôn hòa;
12. Bày tỏ sự quan tâm đặc biệt về phân biệt đối xử và bạo lực đối với nữ bảo vệ nhân quyền một cách có hệ thống và có tổ chức, và kêu gọi các nước tích hợp một quan điểm giới tính vào những nỗ lực của họ để tạo ra một môi trường an toàn và thuận lợi cho việc bảo vệ quyền con người;
13. Tái khẳng định quyền của mọi người, cá nhân và với những người khác, không bị ngăn cản khi tiếp xúc, liên lạc với các cơ quan quốc tế, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc, các đại diện và bộ máy trong lĩnh vực quyền con người, bao gồm cả Hội đồng Nhân quyền, thủ tục đặc biệt (special procedures), cơ chế xem xét định kỳ phổ quát (universal periodic review) và các ủy ban giám sát nhân quyền, cũng như các cơ chế nhân quyền khu vực;
14. Mạnh mẽ kêu gọi tất cả các quốc gia:
(A) không sử dụng, và đảm bảo bảo vệ đầy đủ, bất kỳ hành động đe dọa, trả thù đối với những người đã và đang hợp tác hoặc tìm kiếm sự hợp tác với các tổ chức quốc tế, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và các cộng sự của họ;
(B) Thực hiện nghĩa vụ chấm dứt việc miễn trừ trách nhiệm và không bị trừng phạt đối với bất kỳ hành vi đe dọa hoặc trả thù, bằng cách đưa các thủ phạm ra trước công lý và bằng cách cung cấp một giải pháp hiệu quả cho các nạn nhân của họ;
(C) Tránh dùng pháp luật làm sói mòn quyền đã tái khẳng định tại Điều 13 nêu trên;
15. Tái khẳng định sự cần thiết có đối thoại toàn diện và cởi mở giữa xã hội dân sự, đặc biệt là những người bảo vệ nhân quyền, và Liên hiệp quốc trong lĩnh vực quyền con người và, trong bối cảnh này, nhấn mạnh rằng sự tham gia của xã hội dân sự cần được tạo điều kiện một cách thuận lợi, minh bạch, khách quan và không phân biệt đối xử;
16. Nhấn mạnh giá trị của tổ chức nhân quyền quốc gia, được thành lập và hoạt động theo Nguyên tắc Paris, trong việc tiếp tục theo dõi pháp luật hiện hành và đều đặn thông báo cho Nhà nước về tác động của nó lên các hoạt động của người bảo vệ nhân quyền, kể cả cách thức đưa ra các khuyến nghị liên quan và cụ thể;
17. Nhấn mạnh đặc biệt sự đóng góp có giá trị của các tổ chức nhân quyền quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự và các bên liên quan khác trong việc cung cấp thông tin đầu vào cho nhà nước về những tác động tiềm năng của các dự thảo luật khi nó đang được soạn thảo hoặc xem xét thông qua để đảm bảo rằng nó phù hợp với luật nhân quyền quốc tế;
18. Mời các nhà lãnh đạo trong mọi lĩnh vực của xã hội và cộng đồng tương ứng, bao gồm các nhà lãnh đạo chính trị, xã hội và tôn giáo, và các nhà lãnh đạo kinh doanh và các phương tiện truyền thông, bày tỏ sự ủng hộ công khai vai trò quan trọng của những người bảo vệ nhân quyền và tính hợp pháp trong công việc của họ;
19. Khuyến khích các quốc gia, trong các báo cáo của họ khi xem xét định kỳ phổ quát và trong bản tin của các ủy ban giám sát nhân quyền, thông tin về các bước thực hiện để tạo ra một môi trường an toàn và thuận lợi cho người bảo vệ nhân quyền, gồm cả việc đưa luật pháp và ứng dụng của nó có ảnh hưởng đến các hoạt động của người bảo vệ nhân quyền sao cho phù hợp với luật nhân quyền quốc tế;
20. Khuyến khích các tổ chức nhân quyền quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự và các bên liên quan khác cung cấp thông tin, bao gồm cả cho các quốc gia, trong lúc diễn ra xem xét định kỳ phổ quát và các báo cáo của các ủy ban giám sát nhân quyền, về môi trường thuận lợi cho những người bảo vệ nhân quyền, kể cả luật pháp và ứng dụng của nó có ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ nhân quyền;
21. Khuyến khích Văn phòng Cao uỷ nhân quyền LHQ, Báo cáo viên đặc biệt, các cơ chế khu vực có liên quan và các tổ chức nhân quyền quốc gia cung cấp sự hỗ trợ của họ cho các quốc gia xem xét và đưa pháp luật và ứng dụng của nó phù hợp với luật nhân quyền quốc tế;
22. Mời gọi các nước tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, bao gồm cả các tổ chức đã nêu ở trên, trong quá trình rà soát, sửa đổi hoặc lập pháp mà có ảnh hưởng hoặc sẽ ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến công việc của người bảo vệ nhân quyền;
23. Mời gọi Báo cáo viên đặc biệt về tình hình người bảo vệ nhân quyền tiếp tục thực hiện các hoạt động theo nhiệm vụ của mình, bao gồm cả việc triển khai Nghị quyết này, bằng cách giám sát tiến độ và hướng dẫn, hỗ trợ và theo dõi với các quốc gia, khi cần thiết;
24. Quyết định bảo lưu quyền tái xét duyệt vấn đề.
Bản dịch của Defend the Defenders
*Xem bản tiếng Anh
http://vietnamhumanrightsdefenders.wordpress.com/2013/03/29/nghi-quyet-cua-hoi-dong-nhan-quyen-lhq-ve-bao-ve-nhung-nguoi-bao-ve-nhan-quyen-ngay-1532013/
Tại sao dân chủ đang thụt lùi trên thế giới? Why the world is losing faith in democracy (LAT 30-3-13) -- P/v Joshua Kurlantzick về cuốnDemocracy in Retreat mới ra. Không có thời giờ đọc cuốn này thì đọc bài này cũng đủ!
Sở Khanh và Thuý Kiều: Cơ sở của Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (QĐND 30-3-13) -- "Có ý kiến băn khoăn: Liệu có phải “luật hóa” vai trò cầm quyền của Đảng không? Phải khẳng định rằng, dù không có một đạo luật cụ thể về Đảng, nhưng Đảng ta đã tự nguyện, tự giác đưa mọi hoạt động của mình vào khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật." Nói gọn: Hãy tin vào sự tự nguyện của Đảng!
Tại sao dân chủ đang thụt lùi trên thế giới? Why the world is losing faith in democracy (LAT 30-3-13) -- P/v Joshua Kurlantzick về cuốnDemocracy in Retreat mới ra. Không có thời giờ đọc cuốn này thì đọc bài này cũng đủ!
Sở Khanh và Thuý Kiều: Cơ sở của Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (QĐND 30-3-13) -- "Có ý kiến băn khoăn: Liệu có phải “luật hóa” vai trò cầm quyền của Đảng không? Phải khẳng định rằng, dù không có một đạo luật cụ thể về Đảng, nhưng Đảng ta đã tự nguyện, tự giác đưa mọi hoạt động của mình vào khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật." Nói gọn: Hãy tin vào sự tự nguyện của Đảng!
Vietnam Plus
Đến cuối năm 2012, cả nước có khoảng trên 380.000 lượt người đi khiếu nại, tố cáo; đã gửi trên 124.000 lượt đơn tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã nhận đơn, thụ lý và giải quyết được trên 54.000 đơn, đạt ...
Tăng tính đối thoại giải quyết các vụ khiếu nại kéo dàiĐài Tiếng Nói Việt Nam
Đối thoại 11 hộ dân về dự án mở rộng Quốc lộ 51Báo Xây Dựng Điện Tử
'Chúng tôi sẽ kháng cáo lên tối cao'BBC Tiếng Việt
Người nhà ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý nói đã sẵn sàng cho phiên xử và nếu bị xử sai, bất công, sẽ kháng cáo lên Tòa Tối cao. Nghemp3. Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem. Bấm vào đây để tải Flash ...
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn nhờ 8 luật sư biện hộĐài Á Châu Tự Do
- Minh Diện: BÊN TƯỢNG MỴ CHÂU (Bùi Văn Bồng).
- Còn đây là lời của một nghệ sĩ khác, NSUT Kim Chi: PHẢI LÀM GÌ ! (Bùi Văn Bồng).
- Gia đình ông Đoàn Văn Vươn nhờ 8 luật sư biện hộ (RFA). - 'Chúng tôi sẽ kháng cáo lên tối cao'(BBC). - Phỏng vấn LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc Hội: 'Lọt người, lọt tội ở vụ Đoàn Văn Vươn' (BBC).
- Nông dân Hà Nội, Hưng Yên ủng hộ Đoàn Văn Vươn tại Hải Phòng (RFI). - Những người đồng cảnh (RFA).
- HAI BIẾN CỐ QUAN TRỌNG TRONG "Lịch sử khẩn hoang miền Nam" (VNTQ/ FB NHK/ HDTG).
- Nguyễn Quang A: Còn nhiều điều lo nữa (LĐ). - Tổng Thanh tra Chính phủ nói về giải quyết khiếu nại, tố cáo (CP). - Vinacas sửa chỉ đạo của Chính phủ? (DV). - Luật Đất đai cần khuyến khích tích tụ ruộng đất (PLTP). - Khuyến nghị bổ sung 4 điều (DV).- Hai chuyện ngược chiều về đất đai (DV). - Thế chấp nhà: Ách vì luật "đá" nhau (PLTP). - Không áp đặt ý chí! (TVN). - "Tập trung cao độ để giải quyết các vụ khiếu kiện kéo dài" (GDVN). - Giải quyết dứt điểm tranh chấp tại chung cư 93 Lò Đúc (GDVN).
- Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Tiếp nhận góp ý của 7 nhóm xã hội yếu thế (LĐ). - Kết quả khảo sát, tổng hợp ý kiến và phân tích số liệu – CVHP (CVHP). - ‘Có 20 triệu ý kiến cho Hiến pháp’ (BBC).