Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Hai người Trung Quốc nghi bán gần 60 kg vàng giả

-Hai người Trung Quốc nghi bán gần 60 kg vàng giả
20:58 04/12/2015

Sau khi bán số vàng giả cho chủ tiệm kim hoàn với giá 10 tỷ đồng, nhóm người nước ngoài trốn sang Campuchia. Hai người bị công an tạm giữ mang quốc tịch Trung Quốc.

Ngày 4/12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai tạm giữ hai người Trung Quốc để phục vụ điều tra. Hai nghi can bị lực lượng chức năng phát hiện và tạm giữ khi đang đến huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) để chuẩn bị trốn sang Campuchia.



Tiệm vàng Ngọc Phát đã mua phải gần 60 kg vàng giả. Ảnh: N.A

Theo thông tin ban đầu, ngày 3/12, tổ công tác công an tỉnh Tây Ninh tuần tra ở huyện Trảng Bàng phát hiện ôtô chạy hướng TP HCM về cửa khẩu Mộc Bài có biểu hiện nghi vấn. Khi kiểm tra, công an phát hiện 2 người Trung Quốc có đặc điểm nhận dạng giống những người bán vàng giả tại Đồng Nai nên tạm giữ.

Trước đó, ngày 2/12 nhóm người này đi ôtô đến tiệm vàng Ngọc Phát (phường Quang Vinh, TP Biên Hòa, Đồng Nai) bán gần 60 kg vàng cám cho chủ tiệm kim hoàn với giá 10 tỷ đồng.

Sau khi giao dịch, họ lên xe rời đi. Chủ tiệm kim hoàn kiểm tra lại thì phát hiện số vàng có nhiều bọc là hỗn hợp đồng xay nhuyễn nên báo công an.
Theo chủ tiệm vàng Ngọc Phát, trước khi thực hiện phi vụ lừa đảo này, nhóm người trên đã 4 lần đến tiệm để bán vàng.

“Ngày 2/12, họ mang hàng đến và nói công ty khai thác vàng tại Đà Nẵng chuẩn bị giải thể để về nước nên cần bán hết. Họ đổ toàn bộ các bọc vàng vào thau để chúng tôi tự đảo và chọn ngẫu nhiên để thử. Chúng tôi chọn nhiều lần đều chọn trúng vài bọc vàng thật”, ông Sơn, chủ tiệm kim hoàn Ngọc Phát nói.


Công an TP Biên Hòa cách phòng chống tội phạm tại các tiệm vàng. Ảnh: N.A

Do vụ việc nghiêm trọng, Công an Đồng Nai đã phối hợp cùng Cơ quan điều tra Bộ Công an và công an các địa phương truy xét nhóm lừa đảo. Một ngày sau những người này bị bắt.

Ngày 4/12, Công an TP Biên Hòa đến các tiệm kinh doanh vàng bạc trên địa bàn thành phố để tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn của tội phạm, nâng cao cao ý thức cảnh giác.

Ngọc An (Zing news)
--











-
Giải thích số liệu của Hội đồng Vàng (NVP)

Báo cáo “Xu hướng nhu cầu vàng trong cả năm 2012” của Hội đồng Vàng Thế giới cho biết nhu cầu tiêu thụ vàng thỏi của Việt Nam trong năm 2012 là 65,6 tấn, bên cạnh đó còn có 11,4 tấn vàng nữ trang (tổng cộng 77 tấn). Con số này của năm 2011 lần lượt là 87,8 tấn và 13 tấn (tổng cộng 100,8 tấn).
“Nhu cầu tiêu thụ vàng” này thực chất là gì mà đã gây khó cho phóng viên báo Thanh Niên?
Định nghĩa đi kèm với báo cáo cho biết: “Nhu cầu tiêu thụ [vàng] là tổng lượng vàng nữ trang và vàng thỏi tiêu thụ trong một nước hay nói cách khác, đó là tổng lượng vàng các cá nhân mua trực tiếp”.
Nghe cũng rõ ràng rồi.
Nhưng ở các nước khác, người tiêu dùng thường mua vàng, chủ yếu là vàng nữ trang và giữ lâu dài. Còn ở Việt Nam, người dân có thể mua bán vàng nhiều lần với cùng số vàng đó. Ví dụ, trước đây một người có thể lấy tiền mặt mua 100 lượng vàng để thanh toán tiền mua nhà. Sau đó chủ nhà lại bán 100 lượng vàng này ngay, cứ thế 100 lượng vàng này có thể xoay vòng nhiều lần tạo ra một doanh thu lớn cho các công ty kinh doanh vàng bạc. Vì thế, câu hỏi đặt ra là khảo sát của Hội đồng Vàng Thế giới đã tính đến yếu tố này chưa khi nói về nhu cầu vàng của Việt Nam? Liệu có khả năng tính trùng lắp không?
Tôi liên lạc với Hội đồng Vàng Thế giới ở Luân Đôn và nhận được câu trả lời: Dữ liệu và thông tin trong báo cáo “Xu hướng nhu cầu vàng trong cả năm 2012” là do bộ phận nghiên cứu Thomson Reuters GFMS cung cấp.
Liên lạc tiếp với Thomson Reuters GFMS ở Luân Đôn thì được chuyển về chi nhánh của họ tại Úc và một chuyên viên phân tích cao cấp của GFMS tại Úc cho biết xét về mặt tiêu thụ, họ đã cố gắng tính toán để có được con số “ròng”, tức là đã loại trừ yếu tố mua đi bán lại sau khi thu thập số liệu thông qua các hãng vàng lớn.
Chuyên viên này, bà Cameron Alexander, chuyên trách nghiên cứu thị trường Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, cho biết thêm “Một số lượng lớn vàng nhập vào Việt Namlà theo cách phi chính thức. Trước đây khi có một vài công ty sản xuất vàng miếng, hầu hết hàng nhập khẩu được dập thành vàng mang tính đầu tư. Tuy nhiên, ngày nay khi chỉ có SJC được quyền sản xuất vàng miếng thì vàng nhập được dùng để chế tác nữ trang”.
Bà Alexander không muốn đưa ra con số phỏng đoán là bao nhiêu phần trăm nhu cầu tiêu thụ vàng được đáp ứng bằng vàng nhập theo con đường phi chính thức nhưng nói rõ: “Các bằng chứng riêng lẻ cho thấy vàng vẫn đang được nhập không chính thức vào Việt Nam”. Bà nói thêm là do tiến hành nghiên cứu các thị trường lân cận nên biết rõ chuyện mua bán xuyên biên giới này.

"Baghdad Bob": Phó Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng: Chính sách quản lý vàng 'thành công lớn' (VNN 26-4-13) -- Trong chiến tranh Iraq năm 2003, khi quân Mỹ đến tận ngưỡng cửa Baghdad, kinh thành sắp thất thủ (chỉ vài hôm sau) nhưng mỗi ngày ông tướng Mohammed Saeed al-Sahaf, Bộ trưởng thông tin của Saddam Hussein, vẫn họp báo phấn khích khẳng định là quân của Hussein đang ... bao vây quân Mỹ, Mỹ sắp thua đến nơi! Những phát ngôn của ông này trái ngược sự thật đến nỗi các phóng viên ngọai quốc gọi ông này là "ông Bob ở Baghdad" (Bài báo này bỏ qua một chi tiết "thú vị": Phó Thống đốc Lê Minh Hưng là con trai của Cố Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an: Thượng tướng Lê Minh Hương, người tiền nhiệm của Lê Hồng Anh.  Theo Wikipedia, ông Lê Minh Hương là Bộ trưởng Nội vụ từ 1996-2002, Nguyễn Tấn Dũng là Thứ trưởng Bộ này từ 1995-1996. Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm Lê Minh Hưng làm Phó Thống đốc năm 2011)
Vàng và Vinashin (VnE 26-4-13)Vàng hay tiền? (DNSG 25-4-13) -- P/v TS Nguyễn Minh Phong
Dân thậm chí không còn tiền để mua nữa (LĐ 26-4-13)
- Vàng và Vinashin (VnEconomy). – VÀNG (Bùi Văn Bồng). – Ai đang đầu cơ vàng? (Đông A). – ĐỪNG NGHE CAVE KỂ CHUYỆN CHỚ NGHE CON NGHIỆN TRÌNH BÀY (Mai Xuân Dũng). – Bình ổn hay thêm bất ổn? (RFA).
– Video: Giá vàng trong nước sẽ giảm sau 30/06? (VTV). - Phó thống đốc: “Đấu thầu vàng đã đạt mục tiêu” (VNEco) …- KẾ HOẠCH ĐỔI TIỀN CHI TIẾT có thể được làm trong vòng 2 tuần lễ(DĐCN).
- Nhà nước hưởng lợi từ chênh lệch giá vàng (TN). - Huy động nhiều, cho vay ít, vốn đi đâu ? (TN). - Nhu cầu giảm thì chênh lệch giá vàng sẽ giảm (PLTP). - Hiệp hội Kinh doanh vàng kiến nghị gửi NHNN (PLTP). - Sao ngân hàng chỉ lo bán vàng? (PLTP). - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng: Đấu thầu vàng đạt mục tiêu đề ra (SGGP). - Chênh lệch trên Thị trường vàng: Hệ lụy từ can thiệp hành chính? (DV). - Phó Thống đốc NHNN nói về lý do giá vàng trong nước cao (GDVN).
- Ngân hàng Nhà nước “trần tình” về chênh lệch giá vàng (TN). – Phó thống đốc: ‘Không đấu thầu, thị trường vàng sẽ bất ổn’ (VNE). – Phó thống đốc: “Đấu thầu vàng đã đạt mục tiêu” (VnEco). - Vàng SJC chênh cao: Nhà nước hưởng lợi (VnM). – Khi nào giá vàng trong nước bằng giá thế giới?(VTC). – Sau 30-6, chênh lệch giá vàng sẽ giảm (NLĐ). – Phó Thống đốc NHNN: Chính sách quản lý vàng ‘thành công lớn’ (VNN). - Vàng và Vinashin (VnEco). - Đại hội cổ đông ACB: nóng chuyện vàng (TBKTSG).






-Ai đang đầu cơ vàng? Đông A
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình từng tuyên bố vào tháng 10 năm 2011: "Mục tiêu thời gian tới là đưa chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới về mức 400 nghìn đồng/lượng. Nếu giá vàng có sự vượt quá mốc điểm này tức là bị đầu cơ". Đây là tiêu chí rất rõ ràng để nhận diện hiện tượng đầu cơ vàng. Hiện nay mức chênh lệch giá vàng giữa trong nước và thế giới đã gấp cỡ 10 lần con số 400 nghìn đồng/lượng. Như vậy theo đúng tiêu chí mà NHNN từng tuyên bố qua phát biểu của ông Thống đốc, vàng ở Việt Nam hiện nay đang bị đầu cơ. Vấn đề bây giờ là ai đang đầu cơ vàng, hay nói cách khác là tiền chênh lệch giữa hai mức giá đấy đang chảy vào túi ai?


Muốn xác định ai đang đầu cơ vàng thì chúng ta tìm chỉ dấu để xác định. Hiện nay chỉ có duy nhất NHNN đang bán vàng ra để bình ổn thị trường. Phần lợi nhuận chênh lệch giá này tất nhiên chảy vào túi NHNN. Như vậy có thể thấy chỉ dấu này cho thấy chính Chính phủ Việt Nam đang đầu cơ vàng. Chỉ dấu thứ hai là Thống đốc NHNN không bị cắt chức. Nếu NHNN làm ra chính sách để tạo điều kiện hình thành đầu cơ vàng cho một nhóm đặc lợi cá nhân nào đó thì cái ghế Thống đốc không thể yên ổn. Ngày 22/12/2012 Tổng bí Đảng Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với NHNN đồng thời đánh giá cao hoạt động của NHNN. Tháng 9 năm 2012 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ đạo hội nghị kiểm điểm của ban cán sự Đảng của NHNN và cũng đánh giá cao những nỗ lực hoạt động của NHNN. Những hoạt động này là chỉ dấu cho thấy chính sách của NHNN được Đảng cầm quyền và Nhà nước đánh giá cao. Như vậy có thể suy ra Đảng cầm quyền và Nhà nước đang ủng hộ chính sách tạo ra đầu cơ vàng.

Vậy còn ai đang đầu cơ vàng ở đây ngoài chính Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam? Tại sao họ phải làm như vậy? Rất có thể đầu cơ vàng chính là chính sách tận thu tiền từ nhân dân trong bối cảnh nền kinh tế đang be bét và xuống dốc, và ngân sách nhà nước đang bị thâm thủng nghiêm trọng.  
--Có nhập lậu vàng nhưng quy mô nhỏ
Thông tin trên do ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM cho biết.Sài Gòn Giải phóng ngày 25/4 dẫn lời ông Minh cho biết, tại buổi làm việc của NHNN với các cơ quan chức năng, cơ quan công an và quản lý thị trường cho biết đã phát hiện một số trường hợp nhập lậu vàng nhưng chỉ với quy mô nhỏ. Ông Minh cho rằng, sở dĩ việc nhập lậu vàng có quy mô nhỏ hơn so với trước đây (trước khi có NĐ 24/CP về quản lý thị trường vàng) là vì giới nhập lậu không còn thu lợi nhiều.

"Khi nhập vàng nguyên liệu về, giới nhập lậu không thể làm ra vàng miếng mà chỉ làm vàng trang sức hoặc làm thành những miếng vàng nhỏ để bán nên không thể bán được với giá cao" - ông Minh lý giải.

Trả lời về việc biến động của tỷ giá USD trong thời gian qua có liên quan gì đến việc giới đầu nậu gom USD để nhập lậu vàng hay không, ông Minh cho biết, tỷ giá USD biến động trong thời gian qua do 2 vấn đề: Một là, do tin đồn đổi tiền. Hai là, do những ngày nghỉ lễ vừa qua các ngân hàng không giao dịch nên lợi dụng việc này, giới đầu nậu tiếp tục đồn thổi, gây biến động mạnh về tỷ giá trên thị trường tự do.

Liên quan đến ý kiến cho rằng 12 tấn vàng NHNN đã đưa ra thị trường thông qua đấu thầu chủ yếu tăng nguồn cung để các ngân hàng tất toán trạng thái vàng chứ không phải tăng cung cho thị trường nên giá vàng SJC trong nước vẫn còn chênh lệch trên 5 triệu đồng so với thế giới, ông Minh cho rằng không hẳn như vậy.

Ông Minh cho biết, so với trước ngày 25/11/2012 (thời điểm NHNN quy định các NHTM ngưng huy động vàng trong dân) thì hiện nay dư nợ vàng tại các ngân hàng đã giảm rất nhiều. Theo số liệu thống kê, số lượng vàng huy động trước đây và vàng tồn quỹ của các ngân hàng hiện nay gần như đã cân bằng.

"Tôi khẳng định rằng các ngân hàng hiện đủ đảm bảo chi trả vàng cho người dân khi đến hạn cũng như tất toán trạng thái vào thời hạn chót là 30/6/2013 nên không có chuyện NHNN tăng cung chỉ để cho các ngân hàng tất toán trạng thái" - ông Minh nói.

Hiện thanh tra NHNN đang thanh tra các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng thời gian qua để kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn khi tham gia đấu thầu vàng và sử dụng nguồn vàng từ đấu thầu như thế nào để báo cáo với Thống đốc NHNN.

Ông Minh cho biết: "Thời gian tới, NHNN sẽ mở những phiên đấu thầu liên tục để tiếp tục tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mục đích của việc tăng nguồn cung này cũng để kéo giá vàng trong nước về giá vàng thế giới trong thời gian sớm nhất".


Theo SGGP


Vụ bài "rửa vàng" trên báo Thanh Niên:
Ngân hàng Nhà nước: Quản lý thị trường vàng đúng quy định của pháp luật (TN 25-4-13) -- Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp xử lý thông tin “rửa vàng” (DT 25-4-13) -- Bộ Công an được đề nghị cùng xử lý thông tin “rửa” vàng (VnE 25--13) --  “Rửa vàng” từ chính sách của NHNN (RFA 25-4-13) -- Báo Thanh Niên gỡ bài về "rửa vàng" (BBC 25-4-13) -- Bài báo của Thanh Niên chỉ sai về mặt kỹ thuật, về bản chất không có gì sai cả (Blog Nguyễn Vạn Phú 25-4-13) Thấy gì qua vụ bài báo "Rửa vàng bằng cơ chế" bị bóc? (Võ Văn Tạo - Blog Huỳnh Ngọc Chênh 24-4-13)  Chuyện nhà nước Việt Nam 'rửa' vàng: Có thể bịt miệng thế gian? (NV 25-4-13)

VCCI, dấu lặng tuổi “tri thiên mệnh” (VnE 25-4-13)

- Báo Thanh Niên gỡ bài về “rửa vàng“ (BBC). - “Rửa vàng” từ chính sách của NHNN (RFA/ BS). – Video: Ngân hàng Nhà nước bác nghi vấn “Rửa” vàng bằng cơ chế? (VTV). -Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Bình và những phiên chợ vàng (DLB).
- Quản lý vàng: Ai hưởng lợi? (NLĐ). - Thị trường vàng trong nước: Vừa quản lí, vừa là nhà buôn? (NCT). - Vô lý mãi cũng thành… có lý! (PL&XH). – Phỏng vấn TS Ngô Trí Long: NHNN cần tập trung thực hiện chức năng điều tiết chính sách (HQ). - Ngày 26/4, đấu thầu 1 tấn vàng (VnEco). - Ngày 26/4: NHNN tiếp tục bán đấu thầu vàng miếng SJC (TBNH). - Tạm xuất, tái nhập vàng: Không ảnh hưởng đến cung – cầu ngoại tệ (TBNH). - Giải cơn “khát” vàng(DĐDN). - Doanh thu PNJ giảm mạnh vì vàng miếng (TBKTSG).
- Ban Nội chính Trung ương: Nhận diện ba nhóm quan hệ gây nguy hại quốc gia (Hữu Nguyên). - Đụng đến lợi ích nhóm cỡ đảng trưởng Trọng lú cũng rớt chức ngay tức khắc(DĐCN).
- Điểm cân bằng nào cho thị trường vàng? (VNN). - Tấn vàng “Nhà nước” thứ 13 sẽ được “bơm” ra thị trường sáng nay (DT). - Có nhập lậu vàng nhưng quy mô nhỏ (SGGP). - Xuất – nhập vàng phải minh bạch (PLTP). - Kiểm soát vàng miếng, vàng trang sức đắt hàng (VOV). - Điểm cân bằng nào thị trường vàng? (VEF). - “Giải oan” cho vàng phi SJC (LĐ). - Chuyển hướng cũng chưa hết vướng (LĐ).


-Ai mua hơn 12 tấn vàng đấu thầu? (25/04)
-TT - Tính đến ngày 24-4, hơn 12 tấn vàng (315.000 lượng) đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tung ra trong các phiên đấu thầu và được tiêu thụ hết, nhưng giá vàng trong nước không những không giảm mà ngày càng bỏ xa giá vàng thế giới.


>> Bán gần sạch 26.000 lượng vàng chào thầu
>> Một tấn vàng bán sạch, vàng đắt hơn thế giới 6 triệu đồng/lượng




Ai tiêu thụ số vàng này, và vì sao giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới 6-7 triệu đồng/lượng?

Thùng không đáy

Với mức giá trung bình 42-43,5 triệu đồng/lượng, ước tính tổng trị giá số vàng mà NHNN tung ra thị trường lên đến hơn 1.500 tỉ đồng, bằng nửa vốn điều lệ của một ngân hàng (NH) thương mại loại nhỏ.

Giám đốc một công ty kinh doanh vàng tại TP.HCM ước lượng trên 90% số vàng đấu thầu của NHNN do các NH mua để bù đắp lại số vàng huy động trong dân cư trước đây và đã bán ra để lấy VND. Số ít còn lại là các công ty kinh doanh vàng đã mua, nhưng trong số này nhiều công ty là sân sau của các NH nên thực chất vàng cũng chảy về túi NH chứ không được đưa ra thị trường.

Loại doanh nghiệp nhỏ khỏi cuộc chơi đấu thầu

Theo một số công ty vàng, hiện nay NHNN đã nâng khối lượng đặt thầu tối thiểu lên mức 1.000 lượng, tương đương 42 tỉ đồng, chưa kể phải chuyển trước một ngày nên cuộc chơi đấu thầu vàng gần như chỉ còn các NH và vài công ty vàng lớn như AJC, DOJI, PNJ. Trong khi những doanh nghiệp nhỏ chỉ có vốn khoảng 100 tỉ đồng nhưng nằm hết trong hàng hóa, nên việc huy động được một lúc 42 tỉ đồng là chuyện bất khả thi, chưa kể NHNN còn có lệnh cấm các NH cho các công ty vàng vay tiền để tham gia đấu thầu vàng.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói với điều kiện mà NHNN đưa ra, trong đó tỉ lệ đặt thầu tối thiểu từ 500 đến 1.000 lượng tùy phiên, những doanh nghiệp nhỏ không thể nào có lực để tham gia đấu thầu. Để tham gia doanh nghiệp phải có số vốn 20-40 tỉ đồng, chỉ những ông lớn đang cần mua vàng để bù đắp trạng thái mới có đủ lực tham gia. Lãnh đạo một NH từng nói vui rằng chỉ cần NHNN thông báo đấu thầu, ông có thể biết trước được đơn vị nào sẽ thắng thầu vì đã quá biết NH nào cần mua vàng, số lượng bao nhiêu.

Ông Nguyễn Thanh Trúc, chủ tịch Công ty vàng Agribank (AJC), nhận định trong 11 phiên đấu thầu qua, lực mua chính xuất phát từ các NH cổ phần. Họ mua để bù đắp lại số vàng huy động của dân mà trước đây họ đã bán ra để lấy tiền đồng, nay phải mua để trả lại cho người gửi vàng trước thời điểm 30-6. Do vậy, dù NHNN bán ra số vàng rất lớn nhưng số vàng này không ra được thị trường mà nằm trong dự trữ của các NH để chi trả cho người gửi tiết kiệm. Như vậy thực chất thị trường vàng không được tăng nguồn cung nên giá vàng trong nước không thể thu hẹp cách biệt với giá vàng thế giới.

Theo ông Trúc, trước đây có thông tin các NH cần phải mua 20 tấn vàng để đóng trạng thái. Nếu con số này chính xác, các NH vẫn còn thiếu gần 8 tấn vàng để chi trả cho dân do đến nay NHNN chỉ mới bán ra 12,1 tấn. “Có thể sau ngày 30-6, khi các NH đóng trạng thái xong thì NHNN sẽ đưa việc bình ổn thị trường vàng thành mục tiêu chính khi thực hiện đấu thầu” - ông Trúc nói.

20 tấn vàng hay nhiều hơn thế?

Chưa bao giờ NHNN chính thức đề cập số vàng thực chất mà các NH buộc phải mua trước hạn chót phải tất toán trạng thái là ngày 30-6. Tuy nhiên, số liệu của một số NH cho thấy con số này không hề nhỏ. Trong báo cáo gửi đến cổ đông của mình, NH SCB cho biết trong năm 2012 đã mua tổng cộng 63.987 lượng vàng để giảm trạng thái âm nguồn. Tuy nhiên tính đến 31-12-2012, tổng trạng thái âm nguồn vàng của SCB vẫn còn 247.031 lượng và NH này phải tiếp tục mua vàng vật chất trong thời gian tới hướng đến đóng trạng thái hoàn toàn trong năm 2013 theo chủ trương của NHNN.

Còn số liệu của NHNN TP.HCM, tổng nguồn vốn bằng vàng của các NH trên địa bàn là hơn 1,6 triệu lượng, trong đó tính riêng tiền gửi bằng vàng của khách hàng là 664.776 lượng, tương đương 25 tấn. Số vàng giữ hộ cũng khoảng 24,7 tấn. Số vàng huy động này phải trả lại cho khách hàng chậm nhất vào ngày 30-6.

Đến nay chỉ có một số ít NH hoàn tất việc đóng trạng thái. Nhiều NH vẫn phải miệt mài mua từ nguồn đấu thầu của NHNN. Tổng giám đốc một NH tại TP.HCM nói những năm trước khi bị áp lực thanh khoản tiền đồng, NH đã phải bán ra để chuyển một lượng vàng thành VND và sử dụng vàng làm tài sản thế chấp để vay vốn liên NH. Việc này vào thời điểm đó được NHNN cho phép, nhưng nay chính sách thay đổi và NH đang phải trả giá. Ngay cả NH hoàn tất việc đóng trạng thái cũng vẫn phải mua vào để hỗ trợ khách hàng vay vàng chuẩn bị đáo hạn.

Đến cuối ngày 24-4, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 6,32 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 42,22 triệu đồng/lượng. Ông Trần Thanh Hải, tổng giám đốc Công ty Đầu tư và kinh doanh vàng VN (VGB), cho rằng việc đấu thầu thực chất chỉ nhằm giải quyết việc đóng trạng thái cho các NH chứ không thể bình ổn được thị trường ngay cả sau thời điểm 30-6 khi các NH hoàn tất việc đóng trạng thái. Theo ông Hải, các NH bán vàng một năm trước khi vàng ở mức giá 41-42 triệu đồng/lượng, lấy tiền đồng cho vay với lãi suất có thời điểm lên đến hơn 20%/năm rõ ràng đang lời. “NHNN nên công khai các NH đang bị âm trạng thái và đề nghị tất toán ngay đợt này, không cần chờ đến 30-6. Bên cạnh đó NHNN cần kiểm soát chặt, tránh trường hợp NH lạm dụng ôm vàng chờ giá lên để bán” - ông Hải đề nghị.

ÁNH HỒNG

“Dự báo sẽ bình ổn sau ngày 30-6”

Sau 11 phiên tung ra bán hơn 12 tấn vàng, NHNN vẫn chưa thực hiện được mục tiêu đưa giá vàng trong nước về sát giá thế giới mà ngược lại, khoảng cách ngày càng nới rộng, từ mức chênh lệch 3 triệu đồng/lượng vào phiên đấu giá vàng đầu tiên ngày 28-3, đến ngày 24-4 đã lên đến 6,29 triệu đồng/lượng.

Một quan chức NHNN thừa nhận phần lớn số vàng được bán ra thời gian qua được các ngân hàng mua để tất toán số dư vàng huy động trước ngày 30-6. Đây cũng là lý do mà giá vàng trong nước và thế giới vẫn chênh nhau khá lớn. Theo vị này, thị trường cần có độ trễ nhất định, khi số vàng được đấu thầu ra thị trường, cung cầu sẽ cân bằng. Mức chênh lệch giá trong nước và thế giới sẽ giảm. “Thị trường vàng trong nước được dự báo sẽ bình ổn sau ngày 30-6. Lúc đó, khoảng cách giá vàng trong nước sẽ bám sát giá vàng thế giới” - vị này nói.

L. THANH

- Ai mua hơn 12 tấn vàng đấu thầu? (TT). - Thị trường vàng: Nguy cấp! Điều hành vàng: Thất bại! (PLTP). - NHNN quản lý thị trường vàng đúng quy định của pháp luật (CP/VOV). - Vàng hay tiền? (DNSG). - Vàng tăng lên 42,35 triệu đồng/lượng (DV). - Vàng đang ‘sôi’ ở 30 độ C (SM). - Ngân hàng Nhà nước phản bác nghi vấn trục lợi chính sách từ vàng (PT). - Ngân hàng Nhà nước bác thông tin ‘Rửa vàng bằng cơ chế’ (TP). - Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp xử lý thông tin “rửa vàng” (DT).

Vàng SJC vẫn đắt hơn thế giới 6 triệu đồng/lượng (25/04)
Bán gần sạch 26.000 lượng vàng chào thầu (24/04)
Vàng thế giới tăng mạnh, trong nước im ắng (24/04)
Vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới 6,42 triệu đồng/lượng (24/04)
Một tấn vàng bán sạch, vàng đắt hơn thế giới 6 triệu đồng/lượng (23/04)

- Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về nghi vấn “rửa” vàng (VnEco). - Vàng SJC vẫn đắt hơn thế giới 6 triệu đồng/lượng (TT). - Giá vàng, USD tự do cùng giữ đà tăng (VnEco). - Giá vàng tại thị trường châu Á quay đầu giảm nhẹ (TTXVN).
Bài báo của Thanh Niên chỉ sai về mặt kỹ thuật, về bản chất không có gì sai cả (Nguyễn Vạn Phú). 


-Bài báo của Thanh Niên chỉ sai về mặt kỹ thuật, về bản chất không có gì sai cả (NVP)

Bài báo của Thanh Niên chỉ sai về mặt kỹ thuật, về bản chất không có gì sai cả
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phản ứng mạnh bài ‘Rửa’ vàng bằng cơ chế đăng trên báo Thanh Niên ngày 24-4 đến nỗi báo này phải rút bài xuống, hôm sau thì đăng đính chính trên báo in.
Vấn đề được NHNN đẩy đến chỗ hình sự hóa khi mời Bộ Công an (Tổng cục An ninh II) “cùng xử lý thông tin rửa vàng”, tạo một tiền lệ chưa từng có.
Bình tĩnh đọc lại bài báo trên báo Thanh Niên thì thấy căn cứ để tác giả nêu ra các con số nhập lậu vàng vào Việt Nam trong các năm qua là một báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới. Theo đó, bài báo cho rằng Việt Nam đã nhập khẩu 87,8 tấn vàng thỏi trị giá 4,561 tỷ đô-la vào năm 2011; 75,2 tấn vàng thỏi trị giá trên 4 tỷ đô-la vào năm 2012. Với vàng nữ trang thì ít hơn, năm 2011 nhập năm 2011 là 13 tấn, năm 2012 thêm 12,5 tấn nữa.
Cái sai về mặt kỹ thuật ở đây là báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới dùng khái niệm “gold demand”, tức nhu cầu vàng, được họ định nghĩa là “tổng lượng vàng nữ trang và vàng miếng tiêu thụ trong cả nước”. Nhu cầu vàng này được ước tính dựa trên cung vàng từ các nguồn, gồm vàng chế tác và vàng nhập từ các nguồn không chính thức. Nói tóm lại, họ lấy các con số do các công ty vàng bạc lớn của cả nước bán ra trong năm để ước tính ra “demand” (cầu vàng), còn các công ty này lấy vàng từ đâu thì họ không quan tâm (vì cũng chẳng biết). Vàng đó có thể từ nhập lậu, cũng có thể từ các dạng vàng khác dập thành vàng miếng hoặc vàng nguyên liệu nhập từ trước.
Ví dụ theo thông tin trên trang web của SJC, doanh thu của SJC năm 2010 là 4,27 tỷ đô-la, năm 2011 là 5,28 tỷ đô-la (khoảng 100 tấn giá lúc đó), chủ yếu là nhờ mua bán vàng miếng ra thị trường. Lưu ý là doanh thu này không có nghĩa SJC bán ra 100 tấn mà có thể xoay vòng nhiều lần, mua vào rồi bán ra nhưng cuối cùng cũng tính thành nhu cầu tiêu thụ vàng của toàn thị trường. Nhưng vàng nguyên liệu ở đâu ra để bán? Có thể từ nhập khẩu, có thể từ mua vàng đủ loại trên thị trường (từ chuyên môn là scrap gold) về chế biến thành vàng bốn số chín.
Vậy nếu bài báo nói những con số này là nhu cầu vàng, trong đó một tỷ lệ nào đó là từ vàng nhập lậu thì hoàn toàn chính xác, không cãi vào đâu được. Vàng nhập lậu tác động lên tỷ giá là chuyện ai cũng biết nên đoạn tiếp theo cũng không có gì sai cả.
Bây giờ đến đoạn quan trọng nhất là câu “hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để ‘rửa’ số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào Việt Nam”. Chỉ cần biên tập bỏ chữ khổng lồ (vì như đã nói ở trên là không xác định được khối lượng vàng nhập lậu là bao nhiêu) thì câu này đâu có cáo buộc trực tiếp NHNN điều gì đâu. Bài báo chỉ nói đến khả năng người khác trục lợi do chính sách chứ đâu nói chính sách là nhằm rửa vàng lậu?
Tôi đã từng phê phán chính sách cho tạm xuất tái nhập vàng rồi nên ở đây không nhắc lại nữa nhưng rõ ràng chính sách này dễ bị một bên khác lợi dụng để hưởng lợi nhiều cách, kể cả không loại trừ khả năng hợp thức hóa vàng lậu nhập trước đó (dù số lượng có thể ít) mà NHNN không biết.
Đoạn sau của bài báo là chuyện giả định, hơi kiên cưỡng, tôi không bình luận gì thêm. Nhưng nếu NHNN là nơi muốn lắng nghe dư luận để điều chỉnh chính sách thì đây là dịp rất tốt để hiểu thị trường bên ngoài đang nghĩ như thế nào về mình, công tác tuyên truyền còn yếu ra sao để họ hiểu nhầm như thế ấy, chứ tại sao lại hình sự hóa vấn đề lên như thế? Lắng nghe như thế biết đâu là nguồn thông tin để NHNN rà soát lại chính sách xem có để ai lợi dụng không chứ chưa gì đã phủ định hết sạch như thế thì chủ quan quá.
Chính sách liên quan đến vàng đang tiếp tục nhận những phê bình của công luận. Dù báo Thanh Niên có đính chính thì báo Pháp Luật TPHCM lại có bài “Thị trường vàng: Nguy cấp! Điều hành vàng: Thất bại!” (Với câu dẫn rất ấn tượng: Thanh tra cần làm rõ: Vàng lậu vào VN là bao nhiêu? Đấu giá vàng và tạo ra tình hình độc quyền thương hiệu để làm gì?); báo Tuổi Trẻ thì có bài “Ai mua hơn 12 tấn vàng đấu thầu?”đặt vấn đề NHNN đã tung ra hơn 12 tấn vàng nhưng giá vàng trong nước không những không giảm mà ngày càng bỏ xa giá vàng thế giới.
Đâu có thể “méc” bên Bộ Công an hết được!




Thủ tướng khen năm tỉnh, phê bình ba tỉnh về công tác quản lý pháo (ND 24-4-13) -- Thình lình, người viết tít cho báo Nhân Dân bổng khá ra!




-NHNN bác thông tin sử dụng chính sách để hợp pháp hóa vàng nhập lậu
NHNN khẳng định trong thời gian qua NHNN đã thực hiện công tác quản lý thị trường vàng theo đúng quy định của pháp luật.
Hôm nay (ngày 24/4) báo Thanh niên đã đăng bài "Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: "Rửa" vàng bằng cơ chế?". Bài báo dẫn số liệu của Hiệp hội Vàng thế giới về tổng nhu cầu vàng của Việt Nam trong hai năm 2011 và 2012 để phân tích và đưa ra nhận định "hàng tỷ USD nhập lậu vàng" và "các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào Việt Nam" và "hợp pháp hóa vàng lậu".
Về thông tin trên, trong thông cáo chính thức phát đi chiều nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, theo thông tin chính thức trên trang điện tử của Hội đồng Vàng thế giới (WCG), hàng năm, WCG tổ chức khảo sát tại các quốc gia để gặp gỡ các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các chuyên gia để trao đổi, đưa ra các nhận định về nhu cầu vàng của các quốc gia. Trên cơ sở đó, Hội đồng đưa ra con số ước tính về nhu cầu vàng của người tiêu dùng tại các quốc gia, bao gồm nhu cầu vàng trang sức, nhu cầu đầu tư vàng.
Như vậy, số liệu về nhu cầu vàng của Việt Nam nêu trong báo cáo thường niên của WCG là con số dự tính nhu cầu vàng của Việt Nam, hoàn toàn không phải là số liệu về lượng vàng nhập khẩu hàng năm của Việt Nam.
Do vậy, NHNN khẳng định việc bài báo sử dụng số liệu về nhu cầu vàng năm 2011, 2012 của người tiêu dùng Việt Nam do WCG ước tính để cho rằng đây là số lượng vàng nhập lậu vào Việt Nam là sự nhầm lẫn nghiêm trọng, làm sai lệch bản chất của số liệu trích dẫn.
Về chủ trương tạm xuất, tái nhập, NHNN khẳng định theo Nghị định 24, Nhà nước công nhận quyền nắm giữ, mua bán tất cả các thương hiệu vàng miếng hợp pháp của người dân, không có sự phân biệt đối xử và không hạn chế lưu thông các thương hiệu vàng miếng khác SJC cũng không bắt buộc phải chuyển đổi vàng phi SJC thành vàng SJC.
Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ kiểm định, chuyển đổi NHNN đã cho phép tạm xuất vàng miếng phi SJC và tái nhập vàng nguyên liệu với khối lượng xuất khẩu bằng đúng lượng nhập khẩu. Việc tạm xuất tái nhập đã hoàn thành vào ngày 31/3/2013.
NHNN khẳng định việc tạm xuất tái nhập đảm bảo theo đúng quy định pháp luật và NHNN đã báo cáo Chính phủ trước khi thực hiện. Toàn bộ khối lượng vàng phi SJC tạm xuất là vàng miếng đang được lưu thông hợp pháp trên thị trường và chủ yếu thuộc sở hữu hợp pháp của người dân đang gửi tại TCTD. Quy trình tạm xuất tái nhập cũng được giảm sát chặt chẽ.
Do đó, theo NHNN, việc cho rằng chủ trương tạm xuất tái nhập nhằm hợp pháp hóa vàng nhập lậu là hoàn toàn không có căn cứ, cố ý bóp méo chính sách.

Về việc NHNN tổ chức bán vàng miếng can thiệp thị trường, NHNN cho biết, nguồn vàng ở đây là dự trữ ngoại hối Nhà nước, không liên quan tới vàng tạm xuất tái nhập.
Thanh niên - đã gỡ bài - Xem tại vangvietnam -"Rửa" vàng bằng cơ chế ? 
24/04/2013 03:25 -Những bí mật của thị trường vàng Việt Nam đã được "kể" ra từ những con số thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới.

Hàng tỉ USD nhập vàng lậu
Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD. Trong đó, giá trị vàng nữ trang nhập đã lên đến con số gần 1,3 tỉ USD. Cụ thể, lượng vàng nữ trang VN nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD. Sang năm 2012, ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn. Quý 1 nhập 5 tấn, trị giá 269 triệu USD, quý 2nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu USD, quý 3 nhập 2,5 tấn trị giá 130 triệu USD và quý 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu USD.
Tổng cộng, năm 2012 VN đã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu USD. Chỉ tính riêng vàng nữ trang, trong 2 năm qua VN đã bỏ ra gần 1,3 tỉ USD để nhập khẩu. Đáng nói, cho đến nay NHNN chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn.
Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào VN còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, trong năm 2011 vàng thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỉ USD. Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỉ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, NHNN cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này. Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. Thứ nhất là NHNN cho phép các NHTM mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu.
Những con số trên nói lên rằng, vàng lậu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn vào VN. Đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá trong suốt thời gian qua. Điều này hợp lý và lý giải vì sao cầu ngoại tệ “chính thống” của nền kinh tế mấy năm nay không tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh nhưng "sóng tỷ giá" vẫn thỉnh thoảng lại nổi lên. Ngay tại thời điểm này, khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục, trên 6 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá ngoài thị trường tự do lại bị hun nóng một cách đáng ngờ.
Hợp pháp hóa vàng lậu?
Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN. Bởi như phân tích trên, ngoài "chui" vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC. NHNN đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại.
Và cũng trùng hợp NHNN "bỗng dưng" (nói bỗng dưng là bởi trước đó, NHNN công bố có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong dân và lên phương án huy động. Với lượng vàng trong dân nhiều như vậy, không có lý do gì để nhập vàng) cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC. Sự “trùng hợp” này rất dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là "rửa vàng" kiếm lợi khủng. Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Số vàng lậu nhập vào VN trong 2 năm qua, như thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, là 25,5 tấn (chỉ tính riêng vàng nữ trang). Đợt “tạm xuất, tái nhập” vừa rồi được 11 tấn vàng và đã được NHNN bán hết sau phiên đấu thầu ngày hôm qua. Như vậy, còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang "ẩn" trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa.
Câu hỏi đặt ra là, liệu có xảy ra thêm một cuộc tạm xuất - tái nhập để chuyển thể về vàng miếng SJC một cách chính danh nữa hay không? Câu trả lời vẫn phải chờ, nhưng những biểu hiện của thị trường vàng hiện nay đang cho thấy điều đó hoàn toàn có thể tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới (lý do lớn nhất để phải bình ổn) đang ở mức kỷ lục, khoảng 6 triệu đồng/lượng, lượng vàng NHNN nhập khẩu trước đó đã bán hết sau 11 phiên đấu thầu... Khả năng tạo những cơn khan hiếm giả gây áp lực xuất - nhập để hợp pháp hóa vàng lậu là rất lớn.
Giá vàng VN trong quá khứ có cao có thấp hơn giá thế giới, nhưng mấy năm trở lại đây luôn cao hơn vàng thế giới rất nhiều. Trong quá khứ, VN có xuất khẩu vàng, nhưng mấy năm gần đây vàng xuất hầu như không có mà vàng nhập thì rất lớn. Đặc biệt, là nhập lậu. Đây là kết quả từ chính sách quản lý thị trường vàng yếu kém, tạo cơ hội cho các đơn vị, giới đầu nậu, giới đầu cơ... thao túng, trục lợi từ ngay trên cơ chế.
-Thanh tra thị trường vàng: Quan trọng là lắng nghe ai
Thanh tra Chính phủ mới đây đã có quyết định chính thức thanh tra thị trường vàng. Cụ thể, trong thời hạn 60 ngày tới đây, cơ quan này sẽ làm rõ trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đối với việc quản lý thị trường vàng giai đoạn từ tháng 1-2009 đến hết tháng 3-2013. Việc làm này được giới chuyên gia đánh giá là rất cần thiết để bình ổn lại thị trường đã và đang có quá nhiều biến động.

Ngân hàng Nhà nước bị "sờ gáy”
Theo đó, dưới sự chỉ đạo của ông Đặng Khánh Toàn, Vụ trưởng Vụ 2, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, huy động và cho vay vốn bằng vàng. Khoảng thời gian thanh tra sẽ tính từ tháng 1-2009 đến hết tháng 3-2013. Tuy nhiên, khi cần thiết, có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên. Thời hạn thanh tra là 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra (22-4).
Cùng với việc công bố quyết định thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã quyết định thành lập Tổ giám sát thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động đoàn thanh tra tại NHNN do ông Dương Văn Phấn, Phó vụ trưởng Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, làm Tổ trưởng.
Có thể nói, quyết định thanh tra này của Thanh tra Chính phủ được dư luận rất ủng hộ, đồng thời cũng nhen nhóm lên kỳ vọng rằng, thị trường vàng sẽ đi vào nề nếp hơn. Bởi suốt một thời gian dài vừa qua, bằng nhiều chính sách can thiệp của mình, nhưng cho đến nay NHNN vẫn chưa thể ổn định được thị trường theo đúng nghĩa, trái lại còn thêm phần rối ren hơn.
Điểm lại từ động thái đầu tiên, khi NHNN quyết định dùng thường hiệu SJC là thương hiệu vàng miếng duy nhất của quốc gia, thời điểm đó, người ta đã chứng kiến sự bấn loạn của thị trường vàng. Người dân đổ xô đi bán vàng phi SJC và tìm mua vàng mang thương hiệu SJC khiến giá vàng phi SJC rớt thảm hại. Với việc cho SJC là thương hiệu duy nhất của vàng quốc gia, NHNN cũng đặt ra kỳ vọng sẽ kéo giá vàng trong nước gần lại với giá vàng thế giới hơn. Thế nhưng, những ngày sau đó, không nhưng giá vàng trong nước và thế giới không được kéo gần lại, trái lại, thị trường vàng còn thêm phần sóng gió, khi bộc lộ những tư tưởng cục bộ của một nhóm lợi ích. Những DN đã sản xuất các thương hiệu phi SJC bỗng chốc trở thành những "người thừa” không hơn không kém.
Sau khi chọn SJC là thương hiệu vàng quốc gia, thấy tình hình chưa khả quan hơn, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu triển khai đấu thầu vàng với mục tiêu tiếp tục hạ nhiệt giá vàng trong nước, từng bước bình ổn thị trường này. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, đã qua 10 phiên đấu thầu, song câu chuyện kéo sát giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vẫn lơ lửng hai chữ: Bất lực. Bởi, tính đến thời điểm trưa ngày 23-4, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vẫn ở con số trên 5 triệu đồng/lượng.
Bình ổn - bất ổn
Còn nhớ, khi bắt đầu công cuộc bình ổn giá vàng hồi tháng 10-2011, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã từng bày tỏ thái độ rất kiên quyết khi tuyên bố: Mục tiêu thời gian tới là đưa chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới về mức 400 nghìn đồng/lượng. Nếu giá vàng có sự vượt quá mốc điểm này tức là bị đầu cơ.
Và rồi, đến thời điểm này, khi đã đưa ra mọi biện pháp, con số chênh lệch càng ngày càng bỏ xa mức 400.000 đồng, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới từ mức 2,6 triệu đồng khi NHNN chưa tổ chức đấu thầu, đến nay đã lên mức 5,6 triệu đồng/lượng. Thực trạng này khiến dư luận đặt ra nghi vấn về tính hiệu quả trong giải pháp được NHNN kỳ vọng: đấu thầu.
Nhiều chuyên gia trong ngành bày tỏ quan ngại rằng, NHNN đã có cách hành xử hoàn toàn không hợp lý ngay từ khi cơ quan này cho phép một DN độc quyền sản xuất vàng miếng, từ đó gián tiếp loại bỏ một loạt các DN, thương hiệu vàng đã từng trụ vững trên thị trường trước đây bằng chính năng lực cũng như chất lượng của mình. Trên thực tế, khi để SJC trở thành thương hiệu vàng miếng duy nhất của quốc gia, Ngân hàng  Nhà nước đã tạo nên sự độc quyền của một nhóm lợi ích.
Trở lại với thị trường vàng thời điểm khi chưa có những quyết định "sáng tạo” của Ngân hàng Nhà nước, theo đánh giá của một vị chuyên gia trong ngành, thị trường lúc đó hoạt động có tính cạnh tranh hơn. Các DN cùng tham gia sản xuất, kinh doanh, DN nào có uy tín, chất lượng, đương nhiên sẽ phát triển hơn. Đó mới thực sự là hoạt động theo đúng nghĩa thị trường. Còn bây giờ thì sao? Một thị trường đang bị lũng đoạn bởi một bàn tay điều khiển giá. Nói như vậy không "oan” bởi, nếu trước kia giá vàng được quyết định bởi thị trường, thì nay NHNN hoàn toàn thâu tóm khâu nhập vàng, dập vàng, và bán vàng. Như vậy chẳng phải cơ quan này  đang thao túng giá vàng hay sao? Bởi, một khi NHNN đã phát giá đi từ các phiên đấu thầu là cao thì giá ở thị trường thứ cấp (DN – người dân) cũng phải cao chứ không thể có chuyện DN bỏ tiền mua giá cao về để rồi phải bán lỗ. Và như vậy, thực tế này tất yếu dẫn đến thực trạng, giá vàng không thể kéo xuống thấp hơn được.
Việc can thiệp quá sâu của NHNN vào vấn đề kinh doanh, buôn bán trên thị trường vàng đã gây nên một nghịch lý mang tính chất phi thị trường, đó là loại bỏ dần tính cạnh tranh của DN trên thị trường này, đồng thời gây tâm lý hoang mang, bất ổn. Điều này dường như không phù hợp với thực tiễn khi mà tất cả các lĩnh vực kinh tế đều đang có xu hướng đi theo cơ chế thị trường. Thực tế này đang chứng minh một điều, những chính sách can thiệp của cơ quan này đưa ra dường như đang đi ngược lại với những nỗ lực, cố gắng của Chính phủ trong việc bình ổn thị trường vàng.
Và sự vào cuộc của cơ quan Thanh tra Chính phủ nhằm làm rõ trách nhiệm của NHNN đối với việc quản lý thị trường vàng là điều rất cần thiết, là mong mỏi của người dân và DN để hướng tới một thị trường thực sự ổn định. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề đặt ra ở đây cần phải xác định sẽ thanh tra cái gì? Thanh tra như thế nào và lắng nghe ai nói? Nếu cơ quan thanh tra lại chỉ nghe NHNN "giãi bày” thì sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì (!).

Duy Phương
Sai lầm trong quản lý thị trường vàng (NLĐ 23-4-13)

Việc độc quyền thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước đang làm phát sinh nhiều bất cập, không theo cơ chế thị trường và đi ngược với xu hướng thế giới

Ngày 3-4-2012, Nghị định 24/CP về quản lý thị trường vàng đã được ban hành thay thế Nghị định 174/CP (có hiệu lực từ ngày 25-5-2012). Theo đó, Ngân hàng (NH) Nhà nước sẽ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng. Gần 1 năm sau, thị trường vàng ngày càng đầy rẫy xáo trộn, bất ổn. Vì sao?

Theo Nghị định 24/CP, Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng
Ảnh: HỒNG THÚY
Độc quyền ngược xu thế
Theo NH Nhà nước, Nghị định 24 nhằm khắc phục những bất cập về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, tăng cường quản lý, tạo cơ sở pháp lý để tổ chức lại thị trường vàng theo hướng phát triển ổn định, bền vững…

Nhân viên Công ty SJC ghi hóa đơn cho khách mua vàng
Ảnh: TẤN THẠNH
Độc quyền vàng để khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Cụ thể, NH Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và tiến hành kinh doanh vàng với vai trò người kiến tạo thị trường, mua bán cuối cùng. Từ 8 thương hiệu vàng miếng đang sản xuất, lưu thông trên thị trường, NH Nhà nước tuyên bố chỉ duy nhất SJC là thương hiệu vàng quốc gia.

Lý giải của một lãnh đạo NH Nhà nước, trong suốt 10 năm trước khi có nghị định, các tổ chức tín dụng được phép huy động, cho vay vàng và đầu tư vàng. Cả nước có hơn 12.000 doanh nghiệp (DN) kinh doanh vàng nhưng chưa được quản lý chặt chẽ. Mỗi khi giá vàng biến động, người dân đổ xô mua vàng làm một lượng tiền lớn chảy vào vàng nhưng không tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Hoạt động gom ngoại tệ nhập lậu vàng diễn ra, tỉ giá bị ảnh hưởng và tâm lý găm giữ, đầu cơ ngoại tệ rất lớn. “Nhà nước phải lấy ngoại tệ nhập khẩu vàng để ổn định thị trường, tâm lý người dân và cuối cùng làm tăng lạm phát bởi Việt Nam là nước nhập khẩu lạm phát” - vị này phân tích.
Chính sách độc quyền thị trường vàng được kỳ vọng là sẽ giải quyết những bất cập trên. Không thể phủ nhận hiệu quả của nghị định là tỉ giá ổn định trong suốt năm 2012 và đầu năm 2013 đến nay. Hiện tượng nhập lậu vàng cũng được kiểm soát trong năm qua khi vàng lậu không còn “cửa” chuyển hóa thành vàng miếng SJC…
Tuy nhiên, bất cập phát sinh từ việc độc quyền một thương hiệu vàng, độc quyền thị trường vàng của NH Nhà nước đã và đang gây không ít xáo trộn thị trường, thiệt hại cho DN, người dân.
Hệ lụy
Không một NH trung ương nào trên thế giới độc quyền sản xuất, kinh doanh vàng, bán vàng ra thị trường như cách Việt Nam đang áp dụng.
Khi chỉ còn SJC là thương hiệu duy nhất được tiếp tục sản xuất, các thương hiệu vàng còn lại phải đóng cửa sau nhiều năm gầy dựng. Hệ thống máy móc thiết bị hàng chục tỉ đồng phục vụ sản xuất vàng phải “đắp chiếu”. Giá các thương hiệu vàng miếng như Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu, vàng AAA của Tổng Công ty Vàng Agribank… “rơi tự do” khi người dân lo ngại không được lưu thông đã rủ nhau bán tháo.

Tiệm vàng, DN quay sang ép giá mua vàng phi SJC của người dân. Ngay vàng SJC bao bì cũ, móp méo, cong vênh cũng bị tiệm vàng từ chối mua, đến Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) có lúc cũng không thu lại vàng của chính mình... Đến cuối năm 2012, theo số liệu của riêng Công ty SJC, đã có hơn 300 lượng vàng nhái, giả thương hiệu SJC được phát hiện. Không chỉ người mua vàng, cả NH thương mại cũng bị “dính quả” vàng SJC nhái.
Tại một hội thảo về vàng cuối năm ngoái, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Đại Lai nhận xét: Nếu giá trị của vàng khắp nơi trên thế giới được đo bằng tuổi vàng thì Việt Nam do cơ chế cấm nửa vời nên tuổi vàng không quan trọng bằng miếng vàng đó mang logo gì! “Nhà nước cấm mọi loại vàng miếng nhưng trừ vàng miếng mang logo SJC (do được chọn làm thương hiệu vàng quốc gia - PV). Mọi loại vàng miếng khác muốn lưu thông hoặc phải biến thành đồ trang sức hoặc phải “đội mũ” SJC bất luận tuổi vàng đều là 99,99%” - TS Nguyễn Đại Lai bức xúc.
Chưa hết, từ cuối tháng 3 đến nay, NH Nhà nước tiếp tục can thiệp trực tiếp vào thị trường vàng bằng cách nhập khẩu vàng, dập vàng miếng rồi cung ứng ra thị trường thông qua các phiên đấu thầu. Qua 10 phiên đấu thầu vàng, NH Nhà nước đã đưa ra thị trường 11,1 tấn nhưng giá vàng trong nước vẫn chênh lệch hơn 6 triệu đồng/lượng so với thế giới. Mục tiêu ban đầu là kéo sát chênh lệch giá đã bất thành!...
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cho rằng việc quản lý, kiểm soát và tiến tới thu hẹp thị trường vàng vật chất với hàng loạt thông tư theo chủ trương loại bỏ vàng ra khỏi hệ thống tín dụng, NH và tổ chức lại thị trường vàng là cần thiết. “Nhưng đến nay, hình ảnh dễ thấy vẫn là ngổn ngang thị trường vàng. Thay vì ở vai trò quản lý, kiểm soát, giám sát, cấp hạn ngạch nhập vàng… NH Nhà nước lại tiếp cận, điều hành việc sản xuất cung cầu vàng miếng cho thị trường, chỉ đạo hệ thống phân phối… mà lẽ ra để thị trường tạo lập trên nguyên tắc cung - cầu ” - ông Long nhìn nhận.




Thêm 1 tấn vàng được bơm ra thị trường
Ngày 23-4, phiên đấu thầu vàng miếng thứ 10 của NH Nhà nước với 26.000 lượng vàng (1 tấn vàng) tiếp tục được các đơn vị tham gia đấu thầu đặt mua hết. Mức giá sàn NH Nhà nước đưa ra là 41,97 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá bán ra trên thị trường cùng thời điểm khoảng 230.000 đồng/lượng. Giá trúng thầu thấp nhất là 42,04 triệu đồng/lượng và cao nhất 42,12 triệu đồng/lượng.
Gần cuối ngày, giá vàng miếng SJC ở mức 41,82 triệu đồng/lượng mua vào, 42,12 triệu đồng/lượng bán ra, giảm nhẹ so với cuối ngày hôm trước. Giá vàng thế giới ở mức 1.417 USD/ounce, tương đương mức 35,8 triệu đồng/lượng.
Kỳ tới: Huy động, cho vay vàng: Thiếu kiểm soát
THÁI PHƯƠNG

- Chính thức bác tin đồn đổi tiền (VNN).
- Phỏng vấn Kinh tế gia Bùi Kiến Thành: ‘Không đâu có hệ thống ngân hàng như VN’ (BBC).  - ‘Kinh tế VN phải chờ ít nhất tới 2015’ (BBC). 
- Thanh tra Chính phủ “soi” thị trường vàng (NLĐ).   - Bắt đầu thanh tra việc quản lý thị trường vàng (VnEco).  - Thanh tra Ngân hàng Nhà nước về quản lý về vàng (Tân Châu).  - Chênh lệch tự thu hẹp, Ngân hàng Nhà nước lại bán vàng (LĐ). - Ngày 23/4, đấu thầu 1 tấn vàng trong phiên thứ 10 (VnEco). - Vàng giá thấp, cơ hội cho nhiều quốc gia (NLĐ). 
Băng đảng và nhà nướcRFA, Bangkok-2013-04-22
- CTCK đầu tiên bị xóa sổ hoạt động (VTV).
- Công bố Báo cáo điều tra kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vào 6 tháng cuối năm (GD&TĐ). - CPI hai thành phố lớn đều giảm (VOV).
-Sở hữu tư nhân hạn chế về đất đai?

Rời làng mà đi
(TT 22-4-13) Làng... kiều (TT 23-4-13) -- Phóng sự này hay! ◄
Đại gia khốn đốn, đòi nợ lẫn nhau (VNN 23-4-13)
'Không giảm lãi suất, ngân hàng cũng chết' (VnEx 23-4-13)
Doanh nghiệp kêu than, giá cả tăng, dân không có tiền mua sắm (SM 23-4-13)

Cường "đô la" kiếm được... 3,5 triệu đồng từ công ty mẹ trong quý I (DT 23-4-13) -- Đủ tiền đổ xăng cho xe là được rồi.

- Vỡ tín dụng vài trăm tỷ, dân Hải Phòng nháo nhác (Zing).  - Vỡ hụi hàng trăm tỉ, chủ nợ và người dân kéo đến tắc đường (LĐ).

-- Không đồng ý ưu đãi thuế cho công ty xử lý nợ xấu (VnEco).
Ngân hàng thận trọng tăng trưởng (SGTT).
Ngân hàng Nhà nước lại “ế” vàng miếng (KT). - Có thêm 12 tấn, giá vàng ngày càng… kỳ quặc (LĐ). - Vì sao thị trường vàng khó kiểm soát? (ANTĐ). - Bong bóng vàng! (NNVN). - USD tự do lại “dậy sóng” (DT).
Tháng 4, CPI cả nước tăng 0,02% (ĐTCK). - Lạm phát thấp nhất trong 10 năm: Chẳng đáng tin? (Infonet).
Blog chứng khoán: Cơ hội lợi nhuận không nhiều (VnEco).
Tiền ít vẫn ham dự án mới (VnEco).
Quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước (TTXVN). - “Con tàu mới” sẽ chèo lái thị trường BĐS (CafeF). - “Cho người nước ngoài mua nhà là cách hữu hiệu giải phóng BĐS tồn kho” (GDVN).
Tái cơ cấu DNNN nhìn từ Tập đoàn Sông Đà (Vinacorp).
Trung Nguyên ra mắt sản phẩm cà phê mới (PT).
Chưa thể tìm được tiếng nói chung trong vụ sữa dê Danlait (SM).
Chỉ dẫn địa lý – “cửa mở” cho nông sản xuất khẩu (DNSG).
Nền chăn nuôi lệ thuộc (NNVN).
Cá tra đang “sống khỏe” tại nhiều thị trường mới (NNVN). - XK cá tra khởi sắc (NNVN). 
- Kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang đi đúng hướng (CP).
- “Lãi suất có thể hạ tiếp trong quý 2” (VnEco).  - Dân mặc đồ trắng, đòi ngân hàng trả lại sổ đỏ (Zing).  - Ngân hàng, tín dụng đen mất tiền tỷ vì bút ‘phù thủy’ (NĐT/VEF).
- Minh bạch với nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ “thắng lớn” (VnEco). =>
- Sai lầm trong quản lý thị trường vàng (NLĐ).  - Vàng lậu bắt đầu gia tăng (TBKTSG).  -Chuyên gia kêu gọi lập sàn vàng quốc gia (TBKTSG).  - Phiên đầu tiên Ngân hàng Nhà nước đấu thầu hết sạch vàng (VnM).  - Một tấn vàng bán sạch, vàng đắt hơn thế giới 6 triệu đồng/lượng (Zing). - Chào thầu 1 tấn vàng vào ngày 24/4 (VnEco).
- Bầu Đức ‘buông’ bất động sản Việt Nam (VNE).  - 1 tỷ đồng, có mua được nhà ở ngay?(VEF).  - Cho người nước ngoài mua nhà: Dân Việt có còn cơ hội? (ĐV).  - Tám đối tượng được thuê và thuê mua nhà ở xã hội (TTXVN).
- Siêu dự án “nằm vạ” (NLĐ).
- Xe khách tăng 40% giá vé trong dịp lễ 30.4 và 1.5 (TN).
- Chủ tịch tỉnh Bình Định nói về dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Có lợi thì làm (GDVN).
- Có thể đòi được chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột (TBKTSG).
- CEO Bibica thừa nhận sai lầm vì “kết duyên” với Lotte (VnEco).
- Lùng bùng sữa dê Danlait: Mạnh Cầm xin lỗi khách hàng (VTC).  - Vụ lùm xùm về sữa dê Danlait: Cuộc chơi đã đến hồi kết? (DĐDN).
- Vụ nghệ sĩ Chánh Tín sắp phá sản: UBND tỉnh Lâm Đồng hành xử bất nhất (PT).
- Nông dân Ðác Lắc điêu đứng vì giống bí lạ (ND).
- Khu vực tự do mậu dịch châu Á-Thái Bình Dương : ASEAN khởi đầu thương lượng (RFI). “RCEP sẽ nối kết Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN (gồm 10 nước Brunei, Cam Bốt, Indonesia, Lào, Malaysia, Miến Điện, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam), Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand”.
- Các nhà đầu tư đặt cược nhiều vào Indonesia (RFI).
- Apple sụt giảm mạnh lợi nhuận (BBC).
- Viễn ảnh tăng trưởng đen tối của kinh tế Pháp (RFI).

- Nền kinh tế Việt Nam – bãi tha ma chôn xác doanh nghiệp cùng với tiếng khóc than ai oán của hàng triệu triệu con người mà vẫn có thể ‘mũ ni che tai’ được chăng? (VLB).
- Lạm phát có thể tăng cao trong quý II (PLTP).
- Thị trường vàng Việt Nam và những ẩn số (SGTT). - Chính thức bắt được vàng nhập lậu(SM). - Khó bình ổn thị trường vàng (PLTP). - Bối rối chọn mặt gửi tiền (SGTT).
- Chủ tịch ABBank: ‘Cần nới room ngân hàng lên 49% (VNE).
- HAG nợ 16.000 tỉ đồng: “Bầu” Đức nói không đáng lo! (PT).
- Bộ Tài chính “phản ứng” Bộ Tài nguyên – Môi trường về chính sách tài chính với đất( (SGGP).
- Vét đáy vuông tôm bán cát trả nợ (SGTT).
- CPI thấp chưa hẳn đã mừng (VnEco).
- Cá tra xuất khẩu: Chưa hết truân chuyên (DĐDN).
- Dệt may Việt Nam: Vẫn lấy công làm lãi? (PT).
- Xuất khẩu thuyền viên: Cơ hội vàng cho ngư dân (DV).
- Nông nghiệp Việt Nam: Đường rộng nhưng kẹt tư duy (Boxitvn).
- Nhà nông đua nhau bỏ mía (DV).
- Nhọc nhằn đòi thương hiệu Việt tại Trung Quốc (TP).
- Giá ngoại tệ tự do tăng mạnh (TBKTSG).

- Điểm mặt dự án bất động sản bị tố gian lận (VnM).
- Hàng hóa tăng ngược giá xăng (NLĐ).
- Xuất khẩu lao động: Càng cấm, càng đi “chui” (NLĐ).
- EU mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam (TBKTSG).
- Việt Nam và Trung Quốc ký kết hợp tác về nông sản (TTXVN).
- Giá bất động sản Trung Quốc thời gian tới không tăng (TTXVN).
- Sữa bột khan hiếm trên thế giới vì hạn hán và xì-căng-đan (RFI).
- Pháp, thâm hụt ngân sách năm 2012 lên tới 4,8 % GDP (RFI).

- Tiếp tục treo nợ xấu (VEF).
- Lãi USD vượt trần, tỷ giá “nhảy nhót” (TN).
- Bác tin đồn đổi tiền, khuyến cáo dân bình tĩnh (DV). - Cơ quan chức năng đang bất lực trước tin đồn (LĐ).
- Thử “đọc” tâm lý người dân khi đổ xô mua vàng (KT).
- Để người nghèo có nhà ở rẻ, đẹp (SGGP).
- Quá chi ly trong cứu doanh nghiệp (VnEco). - Doanh nghiệp kêu than, giá cả tăng, dân không có tiền mua sắm (SM).
- Đại gia khốn đốn, đòi nợ lẫn nhau (VNN).
- Có bảo hộ, giá tăng gấp đôi (PLTP).
- Nhập siêu vì phụ thuộc nguyên liệu (PT).
- Thí điểm mô hình tàu cá mẹ-con (PLTP). - Sò lông ế ẩm (TP).

- Ngân hàng Nhà nước bác tin đổi tiền (VOV). - Ngân hàng nhỏ chật vật tăng vốn (ĐTCK).
- Kiên quyết cắt giảm kinh phí nếu chưa phân bổ (HQ).
- Huy động thành công 4.500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (VOV).
- Thanh tra kinh doanh và quản lý vàng (VOV).
- Xuất khẩu thủy sản: Quên đi thời giá rẻ ! (ND).
- Thêm hỗ trợ kích cầu bất động sản (CP).
- Chứng khoán sáng 23/4: Giá khởi sắc, thanh khoản vẫn kém (SB).
- Chứng khoán Mỹ tiếp nối đà đi lên phiên cuối tuần (TTXVN).

- Nợ công có đáng ngại ? (DĐDN).
- ‘Không giảm lãi suất, ngân hàng cũng chết’ (VNE).
- Để bình thản trước tin đồn đổi tiền (LĐ).
- SeABank lên tiếng về vụ DN thép bị “tố” dùng “sổ đỏ” của dân để trả nợ (GDVN).
- NHNN bán hết 26.000 lượng vàng đưa ra đấu thầu (TTXVN). - Ngân hàng, doanh nghiệp mua toàn bộ 26.000 lượng vàng đấu thầu (DT). - Sau đấu thầu, vàng trong nước lại đắt thêm 420 nghìn đồng (LĐ). - Giá vàng giảm khi có quyết định thanh tra kinh doanh vàng? (VnMedia). -Có nên lập sàn giao dịch vàng quốc gia? (VOV).
- Dày đặc quan ngại trong báo cáo về ngân sách (VnEco). - Bộ Tài chính “thúc” thu ngân sách(TBKTSG).
- TTCK phái sinh, phải hiểu thấu vấn đề (ĐTCK).
- Xác định thuế TNDN đối với kinh doanh bất động sản (HQ). - Cuộc chiến giá nhà: Những “đòn phủ đầu” của nhà thương mại (DT).
- Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Cứu cánh của Khu kinh tế Nhơn Hội? (DT). - Siêu DA 27 tỷ USD: Nhà đầu tư cần chứng minh năng lực tài chính (TP).
- Trung Nguyên tung “át chủ bài” G7-Gu mạnh X2 cho người thứ thiệt (GDVN).
- Trọng tài mới xử lý 1% các tranh chấp tại Việt Nam (VOV).
- Vụ sữa Danlait: “Cục An toàn thực phẩm sẵn sàng giải đáp” (TT). - Bộ Y tế: Sữa dê Danlait đảm bảo chất lượng (VOV).
- Vì sao Google chỉ là ‘chiếu dưới’ ở Trung Quốc? (VTC).
- Chứng khoán châu Á đỏ sàn do tin xấu từ Trung Quốc (TTXVN).


Người Myanmar thích hàng “made in Vietnam” (VOV).






















Tổng số lượt xem trang