-Địa phương xin lỗi cô giáo lên Facebook chê cầu sập
Lãnh đạo xã Tân Hiệp sẽ không kỷ luật cô giáo lên Facebook chê cầu sập. Bí thư Đảng ủy Trần Ngọc On cho biết như vậy sáng 5/12.
Theo ông Trần Ngọc On, liên quan đến vụ cô giáo Dương Hải Âu bị Đảng ủy xã Tân Hiệp (Thạnh Hóa, Long An) hạ một bậc đánh giá chất lượng đảng viên và bị đề nghị viết kiểm điểm vì đã đăng dòng status trên Facebook chê cầu sập, trong ngày hôm nay, đảng ủy xã này sẽ đến gặp trực tiếp cô Hải Âu.
Cô giáo Hải Âu
“Qua bàn bạc, Đảng ủy xã đã quyết định không hạ một bậc xếp loại mà vẫn giữ nguyên loại ‘Hoàn thành tốt nhiệm vụ’, cô Hải Âu cũng không cần phải làm kiểm điểm với nhà trường như đề nghị trước đó. Nguyên nhân vụ việc này là do có sự nhầm lẫn của một số cán bộ trong quá trình giải quyết vụ việc. Tôi thay mặt đảng ủy xã gửi lời xin lỗi đến cô Hải Âu và nhà trường. Sắp tới, Đảng ủy xã cũng sẽ chỉ đạo địa phương tạo điều kiện cho cô Hải Âu công tác tốt, sẽ không có chuyện cô này bị trù dập hay gây khó dễ qua vụ việc này”, ông On nói.
Ngày 21-10, cô Huỳnh Thị Ngọc Điệp, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Hiệp, khi qua cầu M3 (làm bằng gỗ dài 30 m, rộng 1,2 m, mới đưa vào sử dụng được một năm) thì cầu bất ngờ gãy. Cô Điệp rơi xuống nước, nhờ có đồng nghiệp đi cùng nhảy xuống cứu nên may mắn thoát chết.
Đến trưa cùng ngày, trên Facebook cá nhân của cô giáo Dương Hải Âu, giáo viên dạy Mỹ Thuật của trường, có dòng status nội dung chê cầy sập gây nguy hiểm cho giáo viên. Sau đó, Đảng ủy xã Tân Hiệp đã yêu cầu cô giáo Âu gỡ status đồng thời xử lý cô này như đã nêu trên.--
-Long An: Lên Facebook chê cầu sập, giáo viên bị ‘xử’
Bức xúc vì đồng nghiệp suýt chết do cầu sập, một giáo viên ở Long An đăng tải sự việc cùng mấy câu bày tỏ cảm nghĩ lên Facebook. Ngay sau đó, đảng ủy xã yêu cầu nhà trường phải kiểm điểm người này.
Nhiều giáo viên Trường Tiểu học Tân Hiệp (xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa, Long An) đang xôn xao trước việc cô Dương Hải Âu, giáo viên mỹ thuật của trường, bị Đảng ủy xã yêu cầu kiểm điểm sau khi lỡ chê… một cây cầu của xã trên Facebook.
-Hôm nay, thu hồi toàn bộ công văn “cấm like” trên FacebookTiền Phong
TPO - Phòng GD&ĐT TP Châu Đốc, An Giang yêu cầu hiệu trưởng các trường trực thuộc trên địa bàn khẩn trương nộp lại công văn "cấm like, cấm share" trên Facebook trong ngày hôm nay, 25/11. Ông Trần Quốc Tuấn – Phó chủ tịch UBND TP Châu Đốc cho
...
Thu hồi công văn cấm "like" trên FacebookDân Trí
Phạt vì 'chê' chủ tịch tỉnh trên Facebook: 'Nguy cơ gia tăng việc tùy tiện'Thanh Niên-
-Vụ 'nói xấu' Chủ tịch tỉnh: UBND thừa nhận xử lý chưa thuyết phụcTiền Phong
TP - Chiều qua (23/11) UBND tỉnh An Giang đã có cuộc họp với các cơ quan: Ban Tuyên giáo, UBKT Tỉnh ủy, Công an, Sở TT&TT, Sở GD&ĐT… bàn việc xử lý vụ “nói xấu” ông chủ tịch tỉnh này trên Facebook. Theo đó, các hình thức kỷ luật, phạt tiền đều đã ...
An Giang rút quyết định phạt vì chê chủ tịch tỉnh trên facebookMột Thế Giới
Thu hồi "mặt kênh kiệu" và giả thiết ông Chủ tịch... bị oan?!Dân Trí
Vụ nói xấu chủ tịch tỉnh: Yêu cầu "rút kinh nghiệm" vì... xử nhẹBáo Dân Sinh (lời tuyên bố phát cho các báo)
Đài Tiếng Nói Việt Nam -Kênh 14 -Soha-Rút quyết định xử phạt người chê lãnh đạo tỉnh trên FacebookKênh 14
Tỉnh An Giang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rút các quyết định xử phạt 3 người bình luận về lãnh đạo trên Facebook. Các cá nhân này chỉ bị phê bình nhắc nhở tại cơ quan. Ông Võ Nguyên Nam, Chánh văn phòng UBND tỉnh An Giang cho biết, chiều ...
“Giảm án” kỷ luật vụ chê chủ tịch tỉnh trên FacebookTiền Phong
Vụ “Bị phạt vì nói xấu lãnh đạo tỉnh An Giang”: Chê một câu, 16 cơ quan cùng vào cuộcSoha
Rút quyết định xử phạt cán bộ chê chủ tịch trên FacebookBáo điện tử Kiến Thức
Báo Dân Việt -VNMedia
-Thu hồi công văn nghiêm cấm giáo viên… “like” thông tin “nhạy cảm
Phó chủ tịch UBND TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) Trần Quốc Tuấn cho biết, đã quyết định thu hồi văn bản do Phòng GD&ĐT TP Châu Đốc ban hành, cấm giáo viên, học sinh bình luận, thích, chia sẻ…trên Facebook gây tranh cãi trong những ngày qua
-Công văn nghiêm cấm giáo viên… “like” thông tin “nhạy cảm”!
“Nghiêm cấm các cá nhân bình luận, thích (like), chia sẻ (share), đăng nội dung các vấn đề có liên quan đến chế độ, chính sách…”, đó là nội dung công văn do Trưởng Phòng GD-ĐT thị xã Châu Đốc (tỉnh An Giang), ký gửi các trường để phổ biến cho giáo viên…
Một giáo viên cho biết: “Những vấn đề như chính trị… thì tôi chấp nhận, nhưng riêng về chế độ, chính sách, chẳng lẽ tôi bị nợ lương cũng không được nêu bức xúc? Làm giáo viên khổ vậy?”.
Ngoài đối tượng là cán bộ, giáo viên, thì đối tượng áp dụng này còn có cả… học sinh! Công văn này cũng đề cập đến việc trước đó, Sở TTTT tỉnh An Giang và UBND thị xã Châu Đốc đã có công văn đề cập đến vấn đề này.
Như vậy, đây phải chăng là “chỉ thị” trong toàn tỉnh An Giang, ngay sau khi các cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt 3 cán bộ của tỉnh An Giang (quyết định vào giữa tháng 10.2015), khi đăng thông tin “chê” nhan sắc của ông chủ tịch tỉnh và người khác thì like…?
-Chủ tịch An Giang: 'Tôi sẵn sàng tha thứ để họ sửa sai'
Lãnh đạo xã Tân Hiệp sẽ không kỷ luật cô giáo lên Facebook chê cầu sập. Bí thư Đảng ủy Trần Ngọc On cho biết như vậy sáng 5/12.
Theo ông Trần Ngọc On, liên quan đến vụ cô giáo Dương Hải Âu bị Đảng ủy xã Tân Hiệp (Thạnh Hóa, Long An) hạ một bậc đánh giá chất lượng đảng viên và bị đề nghị viết kiểm điểm vì đã đăng dòng status trên Facebook chê cầu sập, trong ngày hôm nay, đảng ủy xã này sẽ đến gặp trực tiếp cô Hải Âu.
Cô giáo Hải Âu
“Qua bàn bạc, Đảng ủy xã đã quyết định không hạ một bậc xếp loại mà vẫn giữ nguyên loại ‘Hoàn thành tốt nhiệm vụ’, cô Hải Âu cũng không cần phải làm kiểm điểm với nhà trường như đề nghị trước đó. Nguyên nhân vụ việc này là do có sự nhầm lẫn của một số cán bộ trong quá trình giải quyết vụ việc. Tôi thay mặt đảng ủy xã gửi lời xin lỗi đến cô Hải Âu và nhà trường. Sắp tới, Đảng ủy xã cũng sẽ chỉ đạo địa phương tạo điều kiện cho cô Hải Âu công tác tốt, sẽ không có chuyện cô này bị trù dập hay gây khó dễ qua vụ việc này”, ông On nói.
Ngày 21-10, cô Huỳnh Thị Ngọc Điệp, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Hiệp, khi qua cầu M3 (làm bằng gỗ dài 30 m, rộng 1,2 m, mới đưa vào sử dụng được một năm) thì cầu bất ngờ gãy. Cô Điệp rơi xuống nước, nhờ có đồng nghiệp đi cùng nhảy xuống cứu nên may mắn thoát chết.
Đến trưa cùng ngày, trên Facebook cá nhân của cô giáo Dương Hải Âu, giáo viên dạy Mỹ Thuật của trường, có dòng status nội dung chê cầy sập gây nguy hiểm cho giáo viên. Sau đó, Đảng ủy xã Tân Hiệp đã yêu cầu cô giáo Âu gỡ status đồng thời xử lý cô này như đã nêu trên.--
-Long An: Lên Facebook chê cầu sập, giáo viên bị ‘xử’
Bức xúc vì đồng nghiệp suýt chết do cầu sập, một giáo viên ở Long An đăng tải sự việc cùng mấy câu bày tỏ cảm nghĩ lên Facebook. Ngay sau đó, đảng ủy xã yêu cầu nhà trường phải kiểm điểm người này.
Nhiều giáo viên Trường Tiểu học Tân Hiệp (xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa, Long An) đang xôn xao trước việc cô Dương Hải Âu, giáo viên mỹ thuật của trường, bị Đảng ủy xã yêu cầu kiểm điểm sau khi lỡ chê… một cây cầu của xã trên Facebook.
“Không sai nhưng ngôn phong chưa chuẩn”
Ngày 21.10, cô Huỳnh Thị Ngọc Điệp, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Hiệp, khi qua cầu M3 (làm bằng gỗ dài 30 m, rộng 1,2 m, mới đưa vào sử dụng được một năm) thì cầu bất ngờ gãy. Cô Điệp rơi xuống nước, nhờ có đồng nghiệp đi cùng nhảy xuống cứu nên may mắn thoát chết.
Đến trưa cùng ngày, trên Facebook cá nhân của cô giáo Dương Hải Âu xuất hiện status: “Trưa nay, một cán bộ quản lý trường tôi trên đường đi công tác về thì gặp tai nạn khi qua cầu M3. Cả người và xe rơi xuống kinh lớn sâu hơn 10 m, chiều ngang 13 m. Nếu không có đồng nghiệp đi cùng thì người ấy sẽ ra sao? Cách đây vài năm, trong một trường hợp tương tự, một giáo viên trường tôi đã ra đi vĩnh viễn. Thử hỏi có ai nhìn thấy được cảnh nơm nớp lo sợ hay mọi nguy hiểm luôn đe dọa với người dân đi trên con đường này. Thực chất chúng tôi không cần trải thảm nhung để đi nhưng chúng tôi cần sự an toàn…”.
Status của cô Hải Âu sau đó được nhiều người like và bình luận, chia sẻ. Tuy nhiên, một cán bộ của UBND xã Tân Hiệp đọc được nên đã báo ngay với cấp trên. Đảng ủy xã Tân Hiệp sau đó cử cán bộ gặp cô Hải Âu yêu cầu gỡ status nói trên. “Tuy nhiên, cô Hải Âu không chấp hành mà chỉ xóa nội dung: Chính quyền địa phương có thấy được điều này không? Họ đã, đang và sẽ làm gì? Họ có biết và hiểu được nhân dân mong mỏi ở họ điều gì không?, còn những nội dung khác vẫn để nguyên” - ông Trần Ngọc On, Bí thư Đảng ủy xã Tân Hiệp, nói.
Cũng theo ông On, ngày 3.12, Đảng ủy xã đã họp đánh giá chất lượng đảng viên thường kỳ. Trước đó, cô Hải Âu tự đánh giá mình hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhưng do cô Hải Âu đã đăng status nói trên nên khi chi bộ trường chuyển hồ sơ qua, Đảng ủy xã đã quyết định hạ một bậc đánh giá đối với cô này, từ “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” xuống “Hoàn thành nhiệm vụ”. Đảng ủy xã cũng tiếp tục đề nghị chi bộ nhà trường buộc giáo viên Hải Âu viết kiểm điểm vì lý do này.
Chúng tôi đặt câu hỏi: Xã căn cứ vào đâu để xử lý cô Hải Âu? Ông On trả lời kết quả phân loại do tập thể Đảng ủy xã quyết định và cô Hải Âu còn hạn chế từng mặt. Chúng tôi hỏi tiếp: Vậy status của cô Hải Âu có sai gì không? Ông On nói: “Không sai chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước nhưng ngôn phong chưa chín chắn, xử lý vậy là đúng. Cây cầu làm được một năm rồi, làm bằng ván, gỗ nên mưa nắng bị mục. Chúng tôi đang định xây cầu bê tông thay thế nhưng chưa kịp thì tai nạn xảy ra”.
Theo quan sát của phóng viên, sau khi cô Hải Âu đăng status trên, cầu M3 đã được sửa tạm nhưng chỉ người đi bộ qua được, còn xe máy chưa thể lưu thông.
Chuyện cá nhân, không đáng để xử lý
Trao đổi với phóng viên, nhiều cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Tân Hiệp rất bức xúc về cách hành xử của Đảng ủy xã Tân Hiệp. “Tôi thấy hình thức xử lý như vậy là quá nặng. Nội dung thông tin trên Facebook của cô Hải Âu đâu có vi phạm pháp luật, cũng không xúc phạm đến ai” - một giáo viên của trường nói.
Ông Nguyễn Văn Luốc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Hiệp, cho biết đến ngày 4.12 trường vẫn chưa nhận được thông tin chính thức từ Đảng ủy xã về việc xử lý giáo viên Hải Âu. “Theo tôi, Facebook là trang thông tin cá nhân, là nơi để người ta xả stress. Status của cô Hải Âu cũng bình thường, không có nội dung gì đáng để xử lý. Hơn một năm trước, một giáo viên của trường chúng tôi đã chết sau khi rơi từ một cây cầu khác cũng trên địa bàn xuống nước”.
Ông Trần Công Tâm, Bí thư Chi bộ Trường Tiểu học Tân Hiệp, nói thêm: “Tôi đã nhận được thông tin miệng từ Đảng ủy xã yêu cầu kiểm điểm cô Hải Âu. Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy nội dung cô Hải Âu viết trên Facebook là bình thường. Có thể do cô Hải Âu lo cho cô phó hiệu trưởng nên mới nói vậy, giờ đem ra xử lý kỷ luật thì đâu có được. Nhưng nhà trường cũng đã nhắc nhở chung cán bộ, giáo viên nên cẩn trọng lời lẽ khi tham gia mạng xã hội, tránh để kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc”.
Cầu M3 sắp được xây mới
Theo thông tin từ UBND xã Tân Hiệp, sau khi trang Facebook cá nhân của cô Hải Âu thông tin vụ tai nạn nói trên, đại diện tổ chức từ thiện tên Đoàn từ thiện Bằng Hữu đã đến địa phương để khảo sát thực tế cầu M3. Đoàn từ thiện đề nghị xã lập bản vẽ xây cầu mới, ước tính chi phí cụ thể để đoàn hỗ trợ kinh phí xây cầu mới nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Cô Hải Âu quê ở TP Tân An, về xã Tân Hiệp (xã vùng sâu, gần biên giới) dạy học từ ba năm nay. Quá trình công tác, cô Hải Âu đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua nhiều năm liền, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và không có sai phạm nào.
Sở GD&ĐT tỉnh Long An sẽ kiểm tra lại thông tin vụ cô Hải Âu. Nhưng nếu chỉ vì việc đơn giản, không đáng như vậy mà xử lý giáo viên thì không đúng rồi.
Ông TRẦN HOÀNG NHÂN, Giám đốc Sở GD&ĐT Long An
-Hôm nay, thu hồi toàn bộ công văn “cấm like” trên FacebookTiền Phong
TPO - Phòng GD&ĐT TP Châu Đốc, An Giang yêu cầu hiệu trưởng các trường trực thuộc trên địa bàn khẩn trương nộp lại công văn "cấm like, cấm share" trên Facebook trong ngày hôm nay, 25/11. Ông Trần Quốc Tuấn – Phó chủ tịch UBND TP Châu Đốc cho
...
Thu hồi công văn cấm "like" trên FacebookDân Trí
Phạt vì 'chê' chủ tịch tỉnh trên Facebook: 'Nguy cơ gia tăng việc tùy tiện'Thanh Niên-
-Vụ 'nói xấu' Chủ tịch tỉnh: UBND thừa nhận xử lý chưa thuyết phụcTiền Phong
TP - Chiều qua (23/11) UBND tỉnh An Giang đã có cuộc họp với các cơ quan: Ban Tuyên giáo, UBKT Tỉnh ủy, Công an, Sở TT&TT, Sở GD&ĐT… bàn việc xử lý vụ “nói xấu” ông chủ tịch tỉnh này trên Facebook. Theo đó, các hình thức kỷ luật, phạt tiền đều đã ...
An Giang rút quyết định phạt vì chê chủ tịch tỉnh trên facebookMột Thế Giới
Thu hồi "mặt kênh kiệu" và giả thiết ông Chủ tịch... bị oan?!Dân Trí
Vụ nói xấu chủ tịch tỉnh: Yêu cầu "rút kinh nghiệm" vì... xử nhẹBáo Dân Sinh (lời tuyên bố phát cho các báo)
Đài Tiếng Nói Việt Nam -Kênh 14 -Soha-Rút quyết định xử phạt người chê lãnh đạo tỉnh trên FacebookKênh 14
Tỉnh An Giang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rút các quyết định xử phạt 3 người bình luận về lãnh đạo trên Facebook. Các cá nhân này chỉ bị phê bình nhắc nhở tại cơ quan. Ông Võ Nguyên Nam, Chánh văn phòng UBND tỉnh An Giang cho biết, chiều ...
“Giảm án” kỷ luật vụ chê chủ tịch tỉnh trên FacebookTiền Phong
Vụ “Bị phạt vì nói xấu lãnh đạo tỉnh An Giang”: Chê một câu, 16 cơ quan cùng vào cuộcSoha
Rút quyết định xử phạt cán bộ chê chủ tịch trên FacebookBáo điện tử Kiến Thức
Báo Dân Việt -VNMedia
-Thu hồi công văn nghiêm cấm giáo viên… “like” thông tin “nhạy cảm
Phó chủ tịch UBND TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) Trần Quốc Tuấn cho biết, đã quyết định thu hồi văn bản do Phòng GD&ĐT TP Châu Đốc ban hành, cấm giáo viên, học sinh bình luận, thích, chia sẻ…trên Facebook gây tranh cãi trong những ngày qua
Như báo điện tử Một Thế Giới đưa tin, Phòng GD&ĐT TP Châu Đốc vừa ra công văn nghiêm cấm giáo viên… “like” thông tin “nhạy cảm”! Công văn này vừa được phát hiện - do chỉ lưu hành nội bộ, dù được bà Trưởng Phòng GD-ĐT thị xã Châu Đốc - Nguyễn Thị Hồng Loan, ký từ ngày 2.11.2015. Ngoài các lĩnh vực trên, nội dung công văn còn nghiêm cấm việc đăng tải, like, share… thông tin liên quan đến chính trị, tôn giáo, phản động, chống phá chính quyền, làm ảnh hưởng uy tín cá nhân người khác… trên mạng xã hội. Công văn ghi rõ là: “Nghiêm cấm!”, nhưng không đề cập đến hình thức xử lý!
Ngoài đối tượng là cán bộ, giáo viên, thì đối tượng áp dụng này còn có cả… học sinh! Công văn này cũng đề cập đến việc trước đó, Sở TTTT tỉnh An Giang và UBND thị xã Châu Đốc đã có công văn đề cập đến vấn đề này.
Chiều ngày 21.11, ông Trần Quốc Tuấn - Phó chủ tịch UBND TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) cho biết, đã quyết định thu hồi văn bản do Phòng GD&ĐT TP Châu Đốc ban hành, cấm giáo viên, học sinh bình luận, thích, chia sẻ…trên Facebook gây tranh cãi trong những ngày qua.
Vietnamnet dẫn lới ông Tuấn cho biết văn bản của Phòng GD&ĐT TP Châu Đốc “chưa chuẩn” nên cần phải rút kinh nghiệm. “Sau khi xem xét văn bản của Phòng GD&ĐT TP liên quan đến việc “cấm” giáo viên, học sinh bình luận, thích, chia sẻ …trên Facebook, UBND TP thấy văn bản này có nhiều từ ngữ liên quan đến pháp luật “chưa chuẩn” nên quyết định thu hồi, rút kinh nghiệm. Việc thu hồi văn bản này tôi cũng đã báo cáo với đồng chí Chủ tịch UBND TP.
Văn bản của Phòng GD&ĐT TP là không cần thiết, vì chỉ cần áp dụng 2 văn bản của Sở TT&TT và UBND TP là đủ, không cần thêm bất cứ văn bản nào nữa. Nơi nào ra quyết định thì nơi đó thu hồi”, ông Tuấn cho biết.
Vị Phó chủ tịch TP Châu Đốc thông tin thêm: văn bản của Phòng GD&ĐT TP chỉ muốn tăng cường kỷ cương, nâng cao hiệu quả giảng dạy, không để giáo viên làm việc riêng trong giờ hành chính, tuy nhiên văn bản có câu chữ quá nặng nề nên phải thu hồi ngay.
“Nghiêm cấm các cá nhân bình luận, thích (like), chia sẻ (share), đăng nội dung các vấn đề có liên quan đến chế độ, chính sách…”, đó là nội dung công văn do Trưởng Phòng GD-ĐT thị xã Châu Đốc (tỉnh An Giang), ký gửi các trường để phổ biến cho giáo viên…
Công văn này vừa được phát hiện - do chỉ lưu hành nội bộ, dù được bà Trưởng Phòng GD-ĐT thị xã Châu Đốc - Nguyễn Thị Hồng Loan, ký từ ngày 2.11.2015. Ngoài các lĩnh vực trên, nội dung công văn còn nghiêm cấm việc đăng tải, like, share… thông tin liên quan đến chính trị, tôn giáo, phản động, chống phá chính quyền, làm ảnh hưởng uy tín cá nhân người khác… trên mạng xã hội. Công văn ghi rõ là: “Nghiêm cấm!”, nhưng không đề cập đến hình thức xử lý!
Công văn của Phòng GD-ĐT thị xã Châu Đốc |
Ngoài đối tượng là cán bộ, giáo viên, thì đối tượng áp dụng này còn có cả… học sinh! Công văn này cũng đề cập đến việc trước đó, Sở TTTT tỉnh An Giang và UBND thị xã Châu Đốc đã có công văn đề cập đến vấn đề này.
Như vậy, đây phải chăng là “chỉ thị” trong toàn tỉnh An Giang, ngay sau khi các cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt 3 cán bộ của tỉnh An Giang (quyết định vào giữa tháng 10.2015), khi đăng thông tin “chê” nhan sắc của ông chủ tịch tỉnh và người khác thì like…?
-Chủ tịch An Giang: 'Tôi sẵn sàng tha thứ để họ sửa sai'
(PL)- Các cơ quan chức năng tỉnh An Giang khẳng định việc xử lý kỷ luật và xử phạt các cá nhân viết Facebook “chê” chủ tịch tỉnh như thế là đúng.
Sáng 19-11, ông Vương Bình Thạnh - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã chủ trì cuộc họp để nghe sở, ngành chức năng báo cáo lại toàn bộ sự việc liên quan đến vụ ông Thạnh bị chê trên Facebook.
“Xử lý, xử phạt như thế là đúng”
Tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành khẳng định bà Lê Thị Thùy Trang (Trường THPT Long Xuyên, An Giang), ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (nhân viên Điện lực An Giang) và bà Phan Thị Kim Nga (Phó Văn phòng Sở Công Thương, vợ ông Phúc) có vi phạm và việc xử lý như thế là đúng.
Cụ thể, bà Trang đọc báo thấy nội dung: “Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm chủ tịch UBND tỉnh An Giang”. Bà đăng lại nội dung này lên Facebook của mình và bình luận: “Ông chủ tịch này cái mặt kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang”. Ông Phúc vào “like”, bà Nga sử dụng Facebook của chồng để “câu like”. Cả ba người này đã thừa nhận có hành vi vi phạm.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Thanh Tâm, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh An Giang, khẳng định việc xử phạt hành chính bà Trang, ông Phúc 5 triệu đồng là đúng. “Từ cơ sở báo cáo của công an, kết quả xác minh của ngành chức năng và văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Sở lập đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành để xem xét xử lý. Qua làm việc, các cá nhân liên quan đều nhìn nhận những vi phạm. Sau đó, căn cứ vào chứng cứ và Nghị định 174/2013, Sở đã phạt hành chính hai cá nhân này” - ông Tâm nói.
Về việc xử phạt hai cá nhân ở mức 5 triệu đồng, ông Tâm cho biết quy định mức phạt theo điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013 từ 10 đến 20 triệu đồng là đối với tổ chức. Còn cá nhân vi phạm thì áp dụng mức xử phạt bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều 2 nghị định này. Do các cá nhân vi phạm đã nhìn nhận khuyết điểm, hợp tác tốt với cơ quan chức năng và thành thật nhìn nhận vi phạm nên Sở đã cân nhắc, xem xét phạt 5 triệu đồng, mức khởi điểm của khung xử phạt.
“Ảnh hưởng lớn đến cá nhân tôi”
Chiều 19-11, trao đổi qua điện thoại với Pháp luật TP.HCM, ông Vương Bình Thạnh - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: “Sau khi nghe thông tin toàn bộ sự việc từ các cơ quan báo cáo, tôi thấy chuyện này không có gì phức tạp”.
“Các cá nhân nói trên có những ý kiến, bình luận về tôi như vậy trên Facebook là quá đáng và ảnh hưởng lớn đến cá nhân tôi, gây tác động nhiều đến dư luận. Tự nhiên mình không như vậy mà người ta nói mình như vậy. Điều này ảnh hưởng đến công tác điều hành, quản lý của tôi” - ông Thạnh nói.
Ông Thạnh cho biết báo cáo của sở, ngành cho thấy cả ba người có liên quan đều nhìn nhận cái sai. “Bản thân tôi bây giờ sẵn sàng tha thứ để họ sửa sai. Từ đầu đến cuối tôi đều không chỉ đạo phải xử như thế nào hoặc trù dập họ. Còn anh em nếu thấy xử nặng và chưa đúng thì cứ khiếu nại, kiến nghị theo quy định để cơ quan chức năng giải quyết”.
Ông Thạnh khẳng định ông không có đơn từ nào yêu cầu xử lý các cá nhân trên. Về dư luận do trước kia có xích mích với gia đình ông Phúc (ông Thạnh xây nhà làm hư hỏng nhà cha mẹ ông Phúc bên cạnh và đã bồi thường), giờ “nhớ chuyện xưa” nên mạnh tay xử lý “chuyện Facebook”, ông Thạnh nói: “Tôi khẳng định là hoàn toàn không có. Các ngành chức năng cứ vào cuộc để tìm hiểu rõ. Ngày xưa khi còn giữ chức phó chủ tịch tỉnh, tôi xây dựng, sửa chữa nhà có gây hư hỏng nhà hàng xóm và thời điểm đó đã sửa chữa, khắc phục. Tôi không hiểu sao sẵn chuyện này dư luận lại lôi kéo chuyện cũ vào, rõ ràng là không hay”.
"Ảnh hưởng" khác "xúc phạm"!
Trả lời báo Pháp Luật TP.HCM, ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng việc ý kiến, bình luận về ông trên Facebook như vậy là đã ảnh hưởng lớn đến cá nhân ông, ảnh hưởng đến công tác điều hành, quản lý của ông. Ông không nói mình bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm hay uy tín như điều luật mà các cơ quan chức năng tỉnh này đã viện dẫn khi xử phạt hành chính hai cá nhân “vi phạm” (điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP).
Nguyên văn câu nhận xét (hoặc chê) của cô giáo Lê Thị Thùy Trang trên Facebook là: “Ông chủ tịch này cái mặt kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang”. Có lẽ ai cũng thấy nhận xét này ít nhiều có “đụng chạm”, gây phiền lòng người bị nhận xét nhưng mức độ phiền lòng đến đâu, có xúc phạm hay chưa lại là chuyện khác. Huống chi trước khi công an phát hiện và cơ quan chức năng xử lý người viết Facebook, người “like”, ông chủ tịch chưa hề đọc thấy câu này (như ông đã trả lời báo Pháp Luật TP.HCM trên số báo ngày 18-11) thì làm sao ông có thể thấy mình bị xúc phạm. Cho đến khi quyết định xử phạt đã ký, cơ quan chức năng cũng chưa hề tiếp xúc, làm việc với ông (như ông đã trả lời Pháp Luật TP.HCM trên số báo nói trên). Vậy mà cơ quan xử phạt đã quả quyết ông bị xúc phạm để rồi “ra tay” là một điều rất lấy làm lạ.
Lẽ thường, người dân nào cũng có quyền cảm nhận, đánh giá và nhận xét về ông chủ tịch của mình hay một quan chức nào đó có thiện cảm hay không, gần dân, xa dân thế nào, miễn sao đó không phải là sự công kích, cáo buộc vô căn cứ. Khi nghe được lời nhận xét, nếu thấy đúng, ông chủ tịch có thể tự điều chỉnh để mình thân thiện hơn, gần dân hơn; nếu thấy sai, ông có thể “bơ” đi, vì chuyện chín người mười ý, để tâm làm gì. Chứ chỉ nhận xét thiếu thiện cảm như trên mà bị coi là hành vi vi phạm, bị xử lý kỷ luật và bị phạt thì không thuyết phục được công chúng chút nào.
NGÔ THÁI BÌNH
GIA TUỆ
“Xử lý, xử phạt như thế là đúng”
Tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành khẳng định bà Lê Thị Thùy Trang (Trường THPT Long Xuyên, An Giang), ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (nhân viên Điện lực An Giang) và bà Phan Thị Kim Nga (Phó Văn phòng Sở Công Thương, vợ ông Phúc) có vi phạm và việc xử lý như thế là đúng.
Cụ thể, bà Trang đọc báo thấy nội dung: “Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm chủ tịch UBND tỉnh An Giang”. Bà đăng lại nội dung này lên Facebook của mình và bình luận: “Ông chủ tịch này cái mặt kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang”. Ông Phúc vào “like”, bà Nga sử dụng Facebook của chồng để “câu like”. Cả ba người này đã thừa nhận có hành vi vi phạm.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Thanh Tâm, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh An Giang, khẳng định việc xử phạt hành chính bà Trang, ông Phúc 5 triệu đồng là đúng. “Từ cơ sở báo cáo của công an, kết quả xác minh của ngành chức năng và văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Sở lập đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành để xem xét xử lý. Qua làm việc, các cá nhân liên quan đều nhìn nhận những vi phạm. Sau đó, căn cứ vào chứng cứ và Nghị định 174/2013, Sở đã phạt hành chính hai cá nhân này” - ông Tâm nói.
Về việc xử phạt hai cá nhân ở mức 5 triệu đồng, ông Tâm cho biết quy định mức phạt theo điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013 từ 10 đến 20 triệu đồng là đối với tổ chức. Còn cá nhân vi phạm thì áp dụng mức xử phạt bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều 2 nghị định này. Do các cá nhân vi phạm đã nhìn nhận khuyết điểm, hợp tác tốt với cơ quan chức năng và thành thật nhìn nhận vi phạm nên Sở đã cân nhắc, xem xét phạt 5 triệu đồng, mức khởi điểm của khung xử phạt.
“Ảnh hưởng lớn đến cá nhân tôi”
Chiều 19-11, trao đổi qua điện thoại với Pháp luật TP.HCM, ông Vương Bình Thạnh - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: “Sau khi nghe thông tin toàn bộ sự việc từ các cơ quan báo cáo, tôi thấy chuyện này không có gì phức tạp”.
“Các cá nhân nói trên có những ý kiến, bình luận về tôi như vậy trên Facebook là quá đáng và ảnh hưởng lớn đến cá nhân tôi, gây tác động nhiều đến dư luận. Tự nhiên mình không như vậy mà người ta nói mình như vậy. Điều này ảnh hưởng đến công tác điều hành, quản lý của tôi” - ông Thạnh nói.
Ông Thạnh cho biết báo cáo của sở, ngành cho thấy cả ba người có liên quan đều nhìn nhận cái sai. “Bản thân tôi bây giờ sẵn sàng tha thứ để họ sửa sai. Từ đầu đến cuối tôi đều không chỉ đạo phải xử như thế nào hoặc trù dập họ. Còn anh em nếu thấy xử nặng và chưa đúng thì cứ khiếu nại, kiến nghị theo quy định để cơ quan chức năng giải quyết”.
Ông Thạnh khẳng định ông không có đơn từ nào yêu cầu xử lý các cá nhân trên. Về dư luận do trước kia có xích mích với gia đình ông Phúc (ông Thạnh xây nhà làm hư hỏng nhà cha mẹ ông Phúc bên cạnh và đã bồi thường), giờ “nhớ chuyện xưa” nên mạnh tay xử lý “chuyện Facebook”, ông Thạnh nói: “Tôi khẳng định là hoàn toàn không có. Các ngành chức năng cứ vào cuộc để tìm hiểu rõ. Ngày xưa khi còn giữ chức phó chủ tịch tỉnh, tôi xây dựng, sửa chữa nhà có gây hư hỏng nhà hàng xóm và thời điểm đó đã sửa chữa, khắc phục. Tôi không hiểu sao sẵn chuyện này dư luận lại lôi kéo chuyện cũ vào, rõ ràng là không hay”.
"Ảnh hưởng" khác "xúc phạm"!
Trả lời báo Pháp Luật TP.HCM, ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng việc ý kiến, bình luận về ông trên Facebook như vậy là đã ảnh hưởng lớn đến cá nhân ông, ảnh hưởng đến công tác điều hành, quản lý của ông. Ông không nói mình bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm hay uy tín như điều luật mà các cơ quan chức năng tỉnh này đã viện dẫn khi xử phạt hành chính hai cá nhân “vi phạm” (điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP).
Nguyên văn câu nhận xét (hoặc chê) của cô giáo Lê Thị Thùy Trang trên Facebook là: “Ông chủ tịch này cái mặt kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang”. Có lẽ ai cũng thấy nhận xét này ít nhiều có “đụng chạm”, gây phiền lòng người bị nhận xét nhưng mức độ phiền lòng đến đâu, có xúc phạm hay chưa lại là chuyện khác. Huống chi trước khi công an phát hiện và cơ quan chức năng xử lý người viết Facebook, người “like”, ông chủ tịch chưa hề đọc thấy câu này (như ông đã trả lời báo Pháp Luật TP.HCM trên số báo ngày 18-11) thì làm sao ông có thể thấy mình bị xúc phạm. Cho đến khi quyết định xử phạt đã ký, cơ quan chức năng cũng chưa hề tiếp xúc, làm việc với ông (như ông đã trả lời Pháp Luật TP.HCM trên số báo nói trên). Vậy mà cơ quan xử phạt đã quả quyết ông bị xúc phạm để rồi “ra tay” là một điều rất lấy làm lạ.
Lẽ thường, người dân nào cũng có quyền cảm nhận, đánh giá và nhận xét về ông chủ tịch của mình hay một quan chức nào đó có thiện cảm hay không, gần dân, xa dân thế nào, miễn sao đó không phải là sự công kích, cáo buộc vô căn cứ. Khi nghe được lời nhận xét, nếu thấy đúng, ông chủ tịch có thể tự điều chỉnh để mình thân thiện hơn, gần dân hơn; nếu thấy sai, ông có thể “bơ” đi, vì chuyện chín người mười ý, để tâm làm gì. Chứ chỉ nhận xét thiếu thiện cảm như trên mà bị coi là hành vi vi phạm, bị xử lý kỷ luật và bị phạt thì không thuyết phục được công chúng chút nào.
NGÔ THÁI BÌNH
GIA TUỆ