Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Đối tác đàn em ưa thích của Trung Quốc

Đối tác đàn em ưa thích của Trung Quốc Georgy Bovt*, The Moscow Times

 

 Nhất Phương (dịch) 1/04/2013

Vài lời của người dịch

Gần đây khá nhiều người Việt vô tư tin rằng nước Nga của ông Putin “hướng đông” là để kiềm chế sự trỗi dậy nguy hiểm của Trung Quốc. Việc Nga muốn hay được mời (?) quay lại Cam Ranh cũng được khá nhiều người mắc hội chứng “nước Nga nhân hậu” và giàu trí… tưởng bở diễn dịch như vậy.

 Người Việt chớ quên khi Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam năm 1988, Nga Xô có nguyên cả căn cứ hải quân tại Cam Ranh. Có lẽ lúc đó họ đang chơi bài và nốc Vodka? Nga Xô thậm chí từ chối đề nghị của Việt Nam cùng lên tiếng phản đối, như chúng ta đã biết.

Nga và Trung Quốc đang muốn xây dựng và củng cố mặt trận bảo vệ hệ thống độc tài, ngăn chặn những quốc gia muốn thoát ra khỏi gọng kìm của hệ thống độc tài của họ thì đúng hơn. Nga quay lại Cam Ranh là để cùng Trung Quốc ngăn chặn thế lực “thù địch” muốn chống phá hệ thống độc tài tham nhũng, đúng như ngài đại tá tuyên giáo Thanh đã nói.

Kết luận của bài viết của nhà phân tích chính trị người Nga Georgy Bovt dưới đây đáng để cho ta suy nghĩ.

***

Bất cứ khi nào có đàm phán cấp cao giữa Nga và Trung Quốc, truyền thông Nga dường đồng thanh nói chính sách ngoại giao của Moscow đang hướng Đông. Suy diễn đó có cơ sở, nhưng thực tế ngày càng cho thấy Nga đang đóng vai một đối tác đàn em.

Moscow rõ ràng rất hài lòng khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (TCB) chọn Nga làm nước bắt đầu cho chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình. Cả hai bên dùng chuyến thăm này để đưa ra những tuyên bố về quan hệ đối tác thân thiện và chiến lược. Khác hẳn châu Âu và Hoa Kỳ, Trung Quốc không mắng mỏ Nga về việc vi phạm nhân quyền. Người Trung Quôc là bậc thầy về nghi lễ xã giao và từ lâu đã học được cách đạt mục đích bằng những mánh rất khéo lấy lòng đối tác và không bao giờ hạ nhục đối tác. Đáp lại những lời lẽ sướng tai về tình bạn, đối tác, quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, Nga đã thừa nhận với Trung Quốc rằng Nga ít khi nhất trí với phương Tây.

Chủ yếu nhờ những chuyến tàu chở dầu sang Trung Quóc, khối lượng thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã lên tới 88 tỉ đô-la Mĩ năm 2012. Thỏa thuận chính mà ông Tập đã ký trong chuyến thăm này chủ yếu tập trung vào việc bán dầu cho Trung Quốc. Người đứng đầu Gazprom là Alexei Miller nói rằng Trung Quốc sẽ cấp tín dụng cho việc xây dựng đường ống Siberia. Theo Miller, gas sẽ được chuyển tới Trung Quốc vào năm 2018. Hợp đồng dự định sẽ được ký vào tháng Bảy 2013 mặc dù chưa thỏa thuận được về giá cả. Trung Quốc muốn trả thấp hơn nhiều so với khách hàng châu Âu, nhưng dường như Nga đã mệt mỏi vì khách hàng châu Âu khó tính nên rất có thể sẽ nhượng bộ Trung Quốc. Sau hết,Moscow đã bán điện cho Trung Quốc với giá thấp hơn so với bán cho dân Nga trong nước.

Nga cũng có kế hoạch bán nhiều dầu hơn cho Trung Quốc. Với Rosneft cầm đầu, Nga sẽ tăng lượng dầu bán cho Trung Quốc từ 15 triệu tấn hiện nay lên 31 triệu tấn trong vòng 20 năm tới. Rosneft sẽ sử dụng tín dụng của Trung Quốc để tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc. Trung Quốc dự định xây một nhà máy lọc dầu ở tỉnh Thiên Tân có khả năng lọc 13 triệu tấn dầu thô một năm, trong đó Nga sẽ cung cấp 9 triệu tấn. Điều này dễ hiểu vì Nga không xây dựng thêm nhà máy lọc dầu do các nhà máy của Nga hiện chỉ sản xuất được sản phẩm chất lượng cực kỳ thấp.

Nga cũng sẽ bán than cho Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc khai thác ngay trên đất Nga khá nhiều. Tương tự như ở châu Phi, Trung Quốc xây dựng đường sá và nhà máy điện trên đất Nga để hỗ trợ cho việc khai thác than. 

Có một yếu tố quan trọng hơn nữa trong quan hệ Nga-Trung: dầu của Nga chỉ chiếm 8% trong lượng tiêu thụ của Trung Quốc, than thì còn ít hơn. Do vậy, vì Bắc Kinh có thể tìm những nguồn cung khác, Trung Quốc, ở mức ảnh hưởng thấp nhất, ở thế mạnh có quyền đặt ra luật chơi cho những thương thảo tương lai.

Trước đây không lâu, Nga còn là nhà cung cấp vũ khí chính cho Trung Quốc Ngày nay, tình hình đã thay đổi – tất nhiên bất lợi cho Nga. Chỉ 10 năm trước, hàng hóa và thiết bị công nghiệp chiếm 30% khối lượng mậu dịch của Nga đối với Trung Quốc. Nay chỉ còn 1,5%. Nga bây giờ mua máy móc kim khí của Trung Quốc, việc mà chỉ mấy năm trước đây được coi là chuyện vô lý. Chỉ một thời gian ngắn trước đây, Nga là nhà cung cấp vũ khí chính cho Trung Quốc. Nay Trung Quốc gần như không có nhu cầu mua vũ khí của Nga khi họ đã sao chép được những gì họ cần. Những vũ khí Trung Quốc mua của Nga không để sử dụng cho những chiến dịch chống Nga, nên chỉ có thể sử dụng trong cuộc chiến với Đài Loan. Ví dụ, Trung Quốc chỉ mua số lượng nhỏ máy bay chiến đấu SU-27 và một nửa số đó chỉ phục vụ huấn luyện. Số lượng nhỏ như vậy không thể đáp ứng được nhu cầu trang bị quân đội khổng lồ của Trung Quốc, nhưng đủ để huấn luyện không quân. Nhưng mới đây thôi, Trung Quốc khước từ đề xuất của Nga sản xuất Su-27 với giấy phép của Nga. Họ bắt đầu tự sản xuất máy bay J-11B theo mẫu Su-27 cũng như công nghệ của Mig và máy bay của Israel.

Thật đáng kinh ngạc khi thấy Nga không mảy may bận tâm đến quan hệ Trung-Nga một chiều này.Những người cầm đầu Kremlin giả vờ không biết và coi đây là quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì họ nghĩ rằng Trung Quốc đã sẵn sàng nhập phe với Nga trong một mặt trận thống nhất chống Mỹ. Nếu vậy, những người ở Kremlin đã tự lừa dối mình: Trung Quốc không bao giờ để kẻ khác sử dụng mình làm công cụ trong quan hệ đối ngoại – trừ khi chính Trung Quốc muốn vậy.

Nguồn:  

China’s Favorite Junior Partner

27 March 2013 | Issue 5097

By Georgy Bovt * Georgy Bovt là nhà phân tích chính trị

-Khi tiếng súng lặng imTT - Thuyền phó Doan bị bỏng nặng vì pháo, cả người cháy đen, tóc sém hết, bốc mùi khét lẹt. Mặt anh cũng thủng lỗ chỗ, đầm đìa máu bởi mảnh đạn. Vậy mà anh vẫn tỉnh, tỉnh đến kỳ lạ. Được đồng đội dìu dưới biển, anh vẫn thoi thóp nhìn mãi về phía ngọn ...

Ngày không thể quênTiền Phong Online

Bi hùng hải chiến Trường SaNgười Lao Động

-Lối vào Little Saigon, San JoseBùi văn Phú

Kim Jong-un nguy hiểm tới mức nào?


> Báo Nga: 5 năm nữa Cam Ranh rất hữu ích cho hạm đội Thái Bình Dương

> Tiết lộ vụ tàu ngầm Liên Xô đâm chìm tàu ngầm Trung Quốc? (kỳ 1)



Đăng hệ thống phòng thủ tầm gần: Trung Quốc lại chơi ú timTT - Ngày 7-3, Tân Hoa xã đăng tải hình ảnh hệ thống phòng thủ tầm gần trên biển của Trung Quốc bao gồm trung tâm chỉ huy, các hệ thống phát hiện, thông tin, hệ thống đánh giá và hệ thống chiến đấu. Hệ thống phòng thủ biển tầm xa của Trung Quốc tiết ...

Trung Quốc đưa trực thăng tuần tra trái phép Hoàng SaThanh Niên

Tàu hải giám, máy bay TQ lại xâm phạm Biển ĐôngTiền Phong Online

3 tàu, 1 trực thăng Hải giám Trung Quốc tuần tra trái phép Hoàng Sa ...XãLuận.com


Nga là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam(VOV) -Việc hai bên nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện thể hiện sự coi trọng vị thế, quan hệ giữa hai nước. Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức 3 nước châu Âu · Đưa quan hệ Việt Nam-LB Nga ngày càng phát triển sâu rộng · Tăng ...

Chủ tịch Quốc hội bắt đầu thăm chính thức LB NgaVietnam Plus

Báo nước ngoài 'đồn đoán' về tương lai quân cảng Cam RanhZing News

Nga kiên quyết bảo vệ tự do hàng hải

Tiền Phong Online

Thơ Huy Phương 
Tuesday, February 05, 2013 2:33:40 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=161425&zoneid=36#.UTsiRXK4AvQ

Huy Phương

 

Chúc thư

 

Tôi người lính già ở xa tổ quốc

Xa chiến trường lưu lạc tới đây

Nơi quê người sương pha tuyết đổ

Mang nỗi đau con ngựa lạc bầy.

 

Ngày tôi bỏ đi, bạn bè đồng đội

Vẫn hiên ngang cho đến phút sau cùng

Ðã tự hiến thân mình cho tổ quốc

Thắng hay thua thì cũng vẫn can trường.

 

Không phải chỉ chịu ơn người đã chết

Tôi như còn mang món nợ nước non.

Chết không nghĩa là đã tắt hơi thở

Sống đôi khi cũng có nghĩa chết mòn.

 

Khi tôi chết ván hòm xin đậy nắp

Có vui chi nhìn người lính chết già

Hổ thẹn đã không tròn ơn nước

Tiễn tôi chi, thêm phí một vòng hoa.

 

Hãy quên tôi, người lính già lưu lạc

Ðừng phủ lá cờ tổ quốc cho tôi

Anh em tôi trong những giờ tuyệt lộ

Nằm lại bờ lúc chiến hạm ra khơi.

 

Chiến hữu tôi chết đầu sông cuối biển

Ngày tan hàng đành nằm lại quê hương

Không ai trổi cho khúc kèn truy điệu

Không có ai phủ giúp ngọn cờ vàng.

 

Hãy phủ cờ lên nấm mồ tử sĩ

Xác bị xới đào trong nghĩa trang xưa

Hãy rải hoa trên con đường thấm máu

Phút lui binh phải gãy súng buông cờ.

 

Anh là ai, mang ngọn cờ tổ quốc

Nhân danh ai, đứng phủ lá quốc kỳ.

Chúng ta là những con người bỏ ngũ

Quên anh em nằm lại, để ra đi.

 

Ta lành lặn để bao người thương tật

Ta sum vầy đành để bạn chia phôi

Ta đến bến để bao người chết biển

Dù ấm êm cũng thương nhớ một đời.

 

Danh dự này dành cho người đã chết

Ðã hy sinh để giữ vững ngọn cờ

Không phải tôi, người lính hèn bỏ ngũ

Ðể sống còn trong lúc bạn sa cơ..

(Trích trong tập thơ “Chúc thư của một người lính chết già” của Huy Phương do Nam Việt xuất bản 2013)

_________

 

Gửi người đã chết

(Tưởng niệm những nấm mồ trên bờ biển An Dương)

 

Anh nằm lại trên đất quê hương

Biển vẫn đêm đêm hát điệu buồn

Gió lộng hàng dương ru anh ngủ

Vỗ về cát lạnh nấm mồ chôn.

 

Tháng Ba, ngày tan hàng gãy súng

Trước mặt anh, biển cả muôn trùng

Sau lưng anh quân thù, đạn pháo

Ngang nhiên nhận cái chết sau cùng.

 

Anh nằm lại đây cùng chiến hữu

Ðã cùng anh chiến trận bao ngày

Thương cái chết giữa giờ oan khuất

Không pháp trường mà phải phân thây.

 

Biển liệm cho anh cùng bè bạn

Phút cuối cùng nằm lại bên nhau

Sống chiến đấu, chết cùng huyệt mộ

Xương lẫn xương, đầu lại bên đầu.

 

Tưởng ngày hòa bình ngưng tiếng súng

Sau bao năm anh sẽ về nhà

Mẹ vẫn chờ con, đêm khó ngủ

Tuổi già mòn mỏi tháng ngày qua.

 

Trước cửa nhà, ai đang dừng lại

Phải chăng, người lính trận trở về

Nghe tiếng chân người trên lối sỏi

Không, chỉ là tiếng gió đêm khuya

 

Ai thắp nén nhang cho tử sĩ

Ai thay anh vuốt mắt mẹ già.

Ai vấn lên đầu vòng tang trắng

Hay rồi ngày tháng cũng phôi pha.

 

Tôi người lính già còn sống sót

Một vần thơ thay nén nhang khuya

Khóc đất nước, thương anh hùng tận

Xót xa cho những nỗi chia lìa..

(Trích trong tập thơ “Chúc thư của một người lính chết già do Nam Việt xuất bản 2013)

 Let's throw all of your books to bin, Le Ngoc Thong (Mafiovi)

Ta sợ rằng mọi sự sẽ không xảy ra như trong sách vở về chiến tranh mà Lê Ngọc Thống might think đâu.

Vấn đề là: Bất cứ hành động gây một cuộc chiến quy ước nào từ phía Rợ cũng là sự Tự sát đối với chúng.

Hơn thế, cái kết cục cuối cùng với Rợ là Trung Hoa bị chẻ là 4: Tibet, Uighur, Mãn Châu, và còn lại (ta nói lâu rùi)

Vì vậy, Rợ chả dại gì.

Ergo, Rợ sẽ chiếm Biển và Đảo theo chiến thuật mà chúng đã dùng ở Scarborough Shoal vừa rồi.

Bọn Philippines -  mặc dù biểu tình và ăn nói có "khí phách" hơn Vietcong, có Mẽo với Hiệp ước gì gì  đó - rõ ràng đã tặng cho Rợ một cơ hội vàng để khẳng định rằng Chiến thuật của chúng là không thể tốt hơn.

Rộng hơn, khi "chơi" với Rợ, hãy vất hết sách vở đi.

Cũng vì cái sách vở, mà ta rất tin rằng, trong chuyện "ân oán giang hồ" với Rợ, chỉ có Japan và Vietnam có thể làm cái gì đó, còn Mẽo, Tây và cả India thì quên đi cho "nước dùng nó trong", nghe chưa?

What's about Russia?

Trong đối ngoại quân sự, Lịch sử cho thấy, Nga chỉ có thể làm cái gì đó, khi ...gần chết.

v/đ là: Sẽ rất nhiều thằng chết trước khi Nga gần chết.


- Phong Vũ: Kỷ niệm 34 năm đánh bại hoàn toàn quân Trung cộng xâm lược (Nguyễn Thông).  - Giỗ đồng đội hy sinh ở Trường Sa năm 1988 (PLTP).   - Vợ lính Trường Sa với 8.3 (TN).- Trường sa – khúc bi tráng 14-3  – Kỳ 2: “Vòng tròn bất tử” trên bãi Gạc Ma. Hoan hô Tuổi trẻ!  - Thu hút nguồn nhân lực trẻ vào hải quân (PLTP).

- Thêm một chỉ dẫn tư liệu về chủ quyền Hoàng Sa (LĐ). - Quân y Trường Sa cứu sống ngư dân (DV).

- Thơ Nguyễn Hữu Quý: Trường Sa nhìn gần (DT).

- Tổng cục Du lịch VN quảng bá hình ảnh Trung Quốc? (TT).  - Tổng cục Du lịch quảng bá danh thắng Trung Quốc? (NLĐ).  - Về lòng tự tôn dân tộc (SKĐS). - Giải thích vụ “quảng bá cho du lịch Trung Quốc” ở Đức: “Đơn vị thi công gian hàng đã nhầm” (TN). - Lạ (PLTP).

- Cờ Tàu và suy thoái đạo đức (DLB). - Chấn chỉnh công tác xuất bản sách tham khảo cho học sinh (ND). – Thiếu trách nhiệm khi làm sách cho trẻ? (BBC).

- Tàu hải giám, máy bay TQ lại xâm phạm Biển Đông (TTXVN). - PLA muốn “tăng cường xây dựng” ở biển Đông (TN).

- Nghị viện châu Âu: Điều trần về tình hình Biển Đông (VTV).  – Tránh để tranh chấp Biển Đông ‘quá nóng’ (BBC).

- Việt Nam sẽ qua mặt Trung Quốc trong danh sách mua vũ khí Nga (RFI). – Việt Nam và Ấn Độ hợp tác bảo vệ thương thuyền (RFI).

- GS Carlyle Thayer: Nga kiên quyết bảo vệ tự do hàng hải (TP).

- Trường Sa – khúc bi tráng 14-3 (TT).

- Việt Nam khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (TT).

- Nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy: Trung Quốc đang lấn chiếm biển Đông từ những thứ rất nhỏ! (DT).

- ‘Sách người Việt viết mà có cờ Trung Quốc rõ ràng là có ý đồ’ (GDVN). - ĐH Sư phạm phải thu hồi sách in cờ Trung Quốc (DV). - Sau vụ sách in cờ Trung Quốc, các NXB bị Bộ GD ‘sờ gáy’ (Infonet). - Xoá cờ và cắm cờ trên sách vỡ lòng (SGTT). - Rẻ như… sách Trung Quốc (TT). - Sợ liên doanh, liên kết! (LĐ).

- Trực thăng Trung Quốc ngang nhiên kéo ra Đá Vành Khăn (ĐV).

- Ông Tập Cận Bình sẽ biến Biển Đông thành ao nhà thế nào? (KT). - Trung Quốc muốn “bóp nghẹt” Nhật Bản trên biển (Sống mới).

- Khi vận nước suy (NCT). - Báo Hồng Kông: Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cần minh bạch hơn (PT). - Trung Quốc bất ngờ bỏ chặn một trang phim nổi tiếng (Sống mới).

- Trần tình của Giám đốc NXB in cờ Trung Quốc trong sách học vần (GDVN). - Những người trở về sau giấy báo tử (SGTT). 

- Bệnh xá Song Tử Tây (Trường Sa): Mổ cấp cứu thành công một ngư dân gẫy xương tay (QĐND).

- Sách mình, cờ nước khác: Quá dở (VTC).  - Bộ GD yêu cầu làm rõ ‘sách in cờ Trung Quốc’ (VNN).  - Bộ Giáo dục yêu cầu nhà xuất bản rà soát ấn phẩm (TTXVN).  - Rà soát và loại bỏ các nội dung không đúng trong xuất bản phẩm (DT).  - Sách in cờ Trung Quốc: Bộ GD-ĐT ‘sờ gáy’ hàng loạt NXB (VTC).  - Sách in cờ Trung Quốc: Giám đốc NXB nói gì? (VTC).  – Phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết: Có buông lỏng làm sách tham khảo cho trẻ? (VNN).  - Blog Vườn: Lỗi in sách ẩu phải bị xử nghiêm! (VOV).

- Đoàn VN dự thảo luận về an ninh Biển Đông tại Bỉ (TTXVN).

- Trung Quốc gây rối biển Đông và hành động của các bên  (PN Today).  - Video: Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc diễn tập oanh tạc Biển Đông (GDVN).

- “Liên minh Châu Âu nên gửi chiến hạm đến Biển Đông” (GDVN).

- Báo nước ngoài ‘đồn đoán’ về tương lai cảng Cam Ranh (Infonet).

Tổng số lượt xem trang