Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

TQ bắn cháy tàu VN 'là chuyện tất yếu'

-Đọc giữa hàng Lê Phan, March 30, 2013 2:43:08 PM
Thời còn mồ ma các chế độ Stalin ở Liên sô và Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, một trong những công việc rất quan trọng của các chuyên gia về Điện Kremlin và Bắc Kinh thường phải làm là một việc mà họ gọi là “đọc giữa giòng”, một phương thức đọc nhưng là để tìm những ý nghĩa tiềm ẩn trong những gì được phô bày.
Hình ảnh của hàng lãnh đạo Điện Kremlin hàng năm đứng ở trên khán đài sẽ được xem rất kỹ vì người nào đứng trước, người nào đứng sau, ai đứng bên phải, ai đứng bên trái sẽ cho biết ai đang lên ai đang xuống và sự vắng mặt có thể có nghĩa là đã bị thanh trừng.

Hôm nọ tôi gặp một nhóm bạn già trong đó có một cựu chuyên gia chuyên “đọc giữa hàng” về Á Châu và ông đã cười bảo có rất nhiều chuyện lý thú về những gì xảy ra trong vụ tàu Trung Quốc bắn vào tàu đánh cá của một ngư dân Việt Nam.
Khi tôi ngạc nhiên hỏi lý thú là sao thì ông chỉ ra một số điều. Trước hết ông chỉ vào lời tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hà Nội. Xin trích nguyên văn lời tuyên bố đó như được phổ biến bởi thông tấn xã nhà nước cho tiện theo dõi. Ông Lương Thanh Nghị, trong lời lẽ đanh thép nhất từ khá lâu nay, nói “Ngày 20 tháng 3 năm 2013, tàu cá mang số hiệu QNg-96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin. Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam”.
Ông chuyên gia chỉ ra câu “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc” và giải thích đó mới chính là điều làm Hà Nội tức tối. Ông bảo hẳn là trong thỏa thuận này Bắc Kinh đã hứa với Hà Nội là làm gì thì làm, bắt giữ, trấn lột và uy hiếp ngư dân thì được nhưng không nổ súng. Và Bắc Kinh đã nuốt lời.
Và điều đó giải thích tại sao ông Hồng Lỗi, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Bắc Kinh, đã phải tìm cách lấp liếm, biện minh cho hành động của mình là “Quả đúng và chính đáng để cho Trung Quốc có hành động chống lại các tàu đánh cá Việt Nam đã vào vùng biển của quần đảo Tây Sa của Trung Quốc để đánh cá bất hợp pháp. Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam hãy có những biện pháp hữu hiệu gia tăng giáo dục và quản lý ngư dân của họ để ngưng những hành động bất hợp pháp như vậy.”
Sở dĩ ông Hồng không dám nói thẳng nhận là đã có chuyện bắn vào tàu cá mà chỉ khẳng định hành động đó là “đúng và chính đáng”, là vì bằng cớ từ Thuyền trưởng Bùi Văn Phải. Ông thuyền trưởng trẻ tuổi này là một người rất bình tĩnh, mặc dầu trở về với con tàu tơi tả, cabin cháy rụi mất mái, nhưng ông đã kể lại cho nhà báo đầu tiên của tờ Tiền Phong đến hỏi chuyện ông rất rõ ràng. Ông kể lại là khoảng 10 giờ sáng ngày 20 tháng 3, khi sắp hết giờ đánh bắt tại vùng đảo Lincoln (thuộc nhóm đảo An Vĩnh) của quần đảo Hoàng Sa. Tàu của ông có chín ngư dân đụng phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám. Tiền Phong viết tiếp “Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ông đành cho tàu chạy thẳng. Bọn lính bên tàu tuần tra liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc (có thể là động tác cảnh cáo) bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta. Hốt hoảng và bất ngờ, các ngư dân đang ngồi trước mũi thuyền liền đưa tay lên đầu la to. Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu. Ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, liền lao lên nóc ca bin, 8 ngư dân còn lại múc nước đưa lên chữa cháy. Lúc này chiếc tàu tuần tra Trung Quốc vội vã tháo lui.”
Điều đáng nói đầu tiên là ông cho biết rõ số hiệu của con tầu và sơn màu xám. Tàu hải giám và tàu ngư chính của Bắc Kinh, một chuyên gia chỉ ra, sơn màu trắng, không sơn màu xám, vì màu xám là màu của hải quân.Như vậy là ông Phải đã bị rượt đuổi bởi một tàu của hải quân của Giải phóng quân. Và chính ông cũng công nhận chắc họ bắn hỏa châu để dọa nạt thôi.
Một người bạn khác chỉ ra là chính vì ông Phải nói quá rõ nên hải quân Trung Quốc đã phải lên tiếng công nhận là quả họ có bắn hỏa châu. Một thông cáo trên website của Giải phóng quân nói là một tàu tuần có bắn hai hỏa châu báo động sau khi không đuổi được thuyền đánh cá Việt Nam, nhưng khẳng định là không bắn vào tầu cá Việt Nam mà chỉ bắn lên không để dọa và hỏa châu đã tan biến khi rơi xuống nước. Ông bạn này, vốn biết nhiều về hàng hải thì cười bảo “Chắc không phải bắn lên trời đâu mà bắn đầu mũi bởi bắn lên trời đâu có làm ai sợ, bắn vào đầu mũi người ta mới sợ dừng lại. Có điều hẳn là hải quân Trung Quốc cũng ít có khi được bắn nên bắn vào mũi không trúng lại trúng ngay lên tàu.” Và chính vì thế mà thấy tàu bốc cháy thì họ đã “vội vã tháo lui,” vì biết là mình đã vượt quá lệnh trên, không cho bắn mà chỉ cho “xách nhiễu” thôi.
Ông này cũng chỉ ra một điểm lý thú về “chiến lược” của các ngư dân Việt Nam. Ông nhắc đoạn, “Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần” để nói là ngư dân cũng rất khôn, họ chạy tàu nhỏ, đáy nông, nên có thể chạy vào các khu bãi san hô để né tránh, tàu lớn không dám vào sợ mắc cạn như một tàu ngư chính của Bắc Kinh đã từng bị mắc cạn ở Trường Sa khi họ còn đang đối đầu với Phi.
Ông cũng lấy bản đồ ra chỉ cho thấy là ông Phải đang đánh cá ở đảo Lincoln. Gần nhất để có thể né tránh là khu vực bãi đá ngầm Macclesfield, nhưng khu vực đó xa quá, chạy đến không kịp nên ông Phải mới phóng ga chạy. Và một điều nữa cho thấy là tàu đánh cá của ngư dân Việt tuy nhỏ nhưng có vẻ khá nhanh nên tàu Trung Quốc mới phải tìm cách chặn bằng cách bắn hỏa châu.
Thế mới biết quả thật đọc giữa hàng cũng có những chuyện lý thú thật.

-TQ bắn cháy tàu VN 'là chuyện tất yếu'

Trung Quốc liên tiếp đưa tàu hải giám ra các vùng biển phía đông và nam nước họ

Những ngày qua, hai thể chế Xã Hội Chủ Nghĩa thân cận, từng gắn bó như hình với bóng: Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đun nóng dư luận thế giới trên vấn đề biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.
Trước đó một thời gian dài, mặc dù ngư dân có bị hành hung ở ngư trường truyền thống, nhưng truyền thông Việt Nam tuyệt nhiên không dám đả động gì.

Các bài liên quan

Trung Quốc ‘chỉ bắn pháo sáng cảnh cáo’
Ngày Xuân VN lo sức khỏe ở biển đảo
VN 'mong hòa bình' ở Biển Đông

Thậm chí biết chắc mười mươi đó là tàu Trung Quốc vậy mà họ vẫn ngậm tăm.

Dư luận trong nước bất bình lên tiếng, quá lắm họ cũng chỉ dám gọi tên “tàu lạ” mà thôi.

Và sự kiện ngày 20/3 vừa qua, Trung Quốc có hành động “bắn” tàu đánh cá Việt Nam cháy cabin, xét trong chuỗi logic, đó là một hành động tất yếu.

Dân chúng yêu nước ai cũng có thể tiên đoán hành động đó, còn xảy ra lúc nào, sớm hơn hay muộn hơn, chỉ là chuyện thời gian.

Hình như chỉ một mình chính quyền Việt Nam là không tin hành động đó của Trung Quốc có thể xảy ra, khi mà hai bên vẫn liên tục qua lại ở cấp cao nhất.

Rõ ràng đó là một niềm tin ngây thơ và mù quáng.
Vỗ mặt và xoa đầu

Nên nhớ khi xảy ra căng thẳng với Nhật Bản rồi Philippines về biển đảo, Trung Quốc lại cử người sang xoa dịu và làm hòa với Việt Nam.

Điều đó ngăn chận các nước liên hiệp với nhau, tạo sức mạnh lớn “đập” Trung Quốc tả tơi.

Nhưng cốt yếu hơn, Trung Quốc sợ bị lộ bộ mặt “tham lam” trước tất thảy các nước.


Vụ tàu cá Quảng Ngãi bị bắn cháy cabin nhắc lại vấn đề căng thẳng chủ quyền trên Biển Đông

Lãnh đạo Trung Quốc quá lém lỉnh và khôn vặt. Khi những bên khác đã tạm lắng xuống, thì Trung Quốc sẵn sàng “vỗ mặt” Việt Nam.

Chiến thuật “ru ngủ” và “xoa đầu” kiểu nước lớn nhiều năm qua, khiến lãnh đạo Việt Nam trở nên nhũn nhặn ngoan hiền.

Điều đó vô tình sát thêm muối vào “vết thương” của dân chúng.

Nhưng trớ trêu thay, tuy đã bỏ qua nhiều cái tát vào mặt, không chỉ riêng chuyện Biển Đông, lần này Việt Nam bỗng dưng “to gan” khi dám “mở miệng” chỉ đích danh Trung Quốc bắn cháy tàu ngư dân nước mình.

Có vẻ như, đó không phải là hành vi tức nước vỡ bờ mà Việt Nam đã tìm được chỗ dựa vững chắc khác.

Phải nhớ rằng, khi Trung Quốc to lớn làm “loạn” trên vùng biển tranh chấp với Philippines, khiến đất nước nhỏ bé này dọa đòi đưa vấn đề ra Tòa án quốc tế, thì Việt Nam phải cúc cung van lơn, một cách nhu nhược.

Có thể nói để đến sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực trầm trọng như vậy, lỗi lớn là ở cách hành xử của lãnh đạo Việt Nam. Nhân nhượng và chiều chuộng Trung Quốc một cách thái quá. Trong khi lại chà đạp và xúc phạm lên tiếng nói, hành động của người dân lương thiện yêu nước chính đáng.

Để được gọi tên “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” đầy tự hào và trìu mến hôm nay, nhiều người đã phải trả giá đắt cho sinh mệnh chính trị lẫn tư cách công dân bình thường.

Dân chúng lấy làm thắc mắc rất nhiều, tại sao mỗi lần đất nước bầu được những chức danh quan trọng, thì hệt như rằng khả năng phán đoán của phần đông, chắc chắn những chức danh ấy sẽ lặn lội sang đại quốc “báo cáo”.

Điều đó gợi người dân nhớ tới lịch sử, giống như một thuộc quốc vậy. Không có tự chủ hoặc chỉ là tự chủ giả tạo.

Ngày nay, dân chúng đòi hỏi sự minh bạch thông tin đối với tất cả khía cạnh xã hội, có lẽ phần lớn vì lẽ ấy.

"Lùn đến nỗi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, phải lên lớp lãnh đạo Việt Nam"

Còn nhớ, ngay cả cách đàn áp, khủng bố người dân, ở những cuộc biểu tình vì Hoàng Sa-Trường Sa những năm qua, như kiểu đàn áp, khủng bố với kẻ thù, hơn là với dân chúng nước mình.

Nó không có nhân văn và hỗn láo với truyền thống yêu nước của tiền nhân hàng ngàn năm qua. Vô hình chung, thể chế tự làm mất điểm khủng khiếp.

Trong khi đó hiện trạng của Việt Nam là hiện trạng dở khóc dở cười.

Chính quyền ngày càng tự đẩy mình ra xa dân chúng hơn. Còn người dân thì có cảm giác không được tôn trọng, thậm chí có cảm giác phẫn uất, dồn nén mọi thứ.

Hiện trạng Việt Nam như vậy là một hiện trạng rất nguy hiểm.

Nó như một quả bom hẹn giờ nổ. Trong khi có dư luận trong nước tin rằng thế hệ lãnh đạo của Việt Nam ngày nay hầu hết là “thế hệ những người lùn” lãnh đạo đất nước.

Lùn từ cách đối đãi với dân chúng đến cách ứng xử với bên ngoài.

Lùn đến nỗi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, phải lên lớp lãnh đạo Việt Nam là các ông phải “chăn” dân lại đi là một nỗi xấu hổ tột cùng.

Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giảBấmĐồng Chuông Tử, cây bút dân tộc Chăm, sinh năm 1980 ở Bình Thuận.



-Biển Đông : Mỹ nhắc lại quan điểm chống dùng võ lực, sau vụ Trung Quốc bị tố cáo bắn tàu cá Việt Nam– RFI- Thứ tư 27 Tháng Ba 2013

--Trung Quốc ‘chỉ bắn pháo sáng cảnh cáo’-Trung Quốc nói về vụ bắn tàu cá Việt Nam

World Briefing | Asia: China: Vietnam Alleges AttackNYT
Tensions between China and Vietnam sharpened Tuesday after Vietnam said that a Chinese vessel fired flares and damaged a Vietnamese fishing vessel last Wednesday.


China Purchasing Russian Jets and Subs? theDiplomat.com
-Nga phủ nhận tin bán vũ khí cho Trung Quốc
Nguoi Viet Online-Thông tấn xã ITAR-TASS, hôm Thứ Hai bác bỏ tin Trung Quốc vừa ký thỏa thuận mua một số lượng lớn vũ khí của Nga gồm 24 máy bay chiến đấu Su-35 cùng 4 tàu ngầm động cơ diesel lớp Lada.

-Việt Nam sẽ mua ít nhất 24 Su-35 vietnamdefence-Indonesia, Việt Nam và Malaysia sẽ tiếp tục mua máy bay Sukhoi.

Việt Nam đóng tiếp 2 khinh hạm tàng hình vietnamdefence-Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, Nga sẽ đóng thêm 2 tàu frigate tàng hình lớp Gepard-3.9 cho Hải quân Việt Nam.

Hai tàu hộ tống loại xuất khẩu "Gepard-3.9" dành cho Việt Nam sẽ ...Tiếng nói nước Nga
Hai tàu hộ tống xuất khẩu "Gepard-3.9" theo mẫu đề án chỉnh sửa 11661E dành cho Việt Nam sẽ được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk. Đó là tin đưa của ARMS-TASS dẫn lời Tổng Giám đốc Công ty cổ phần "Nhà máy Zelenodolsk mang tên M.

Khởi đóng chiến hạm Gepard-3.9 mới cho Việt Nam Tiền Phong Online--Theo báo chí Nga, hai tàu hộ tống loại xuất khẩu Gepard-3.9 dành cho Việt Nam sẽ được đóng tại Zelenodolsk. Tàu hộ tống Gepard-3.9 . Ảnh: RIA. Hai tàu hộ tống xuất khẩu Gepard-3.9 theo mẫu đề án chỉnh sửa 11661E dành cho Việt Nam sẽ được chế tạo ...

Nga khởi đóng thêm 2 tàu tên lửa Gepard 3.9 cho Việt Nam. Sự ...XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật

Trung Quốc ‘chỉ bắn pháo sáng cảnh cáo’BBC-– thứ tư, 27 tháng 3, 2013
***********

-Mỹ phản đối dùng vũ lực trên Biển Đông-Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Từ Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ đã có phản ứng về vụ căng thẳng mới nhất trên Biển Đông giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Phát biểu trước các phóng viên hôm thứ Ba ngày 26/3, ông Patrick Ventrell, phó phát ngôn nhân tạm quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng nước này ‘quan ngại’ khi nghe tin về vụ việc và rằng Washington đang tìm hiểu thêm từ cả hai phía Bắc Kinh và Hà Nội.


Các bài liên quan
Tránh để tranh chấp Biển Đông 'quá nóng'
Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắt giữ
Tàu chiến TQ tập trận ở Biển Đông


“Chúng tôi cực lực phản đối việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hay cưỡng ép của bất cứ bên nào để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Hoa Nam,” ông Ventrell nói.

Ông bình luận rằng vụ việc này cho thấy rất cần thiết phải có một bộ quy tắc ứng xử để xử lý các tranh chấp ‘một cách minh bạch và có nguyên tắc’.
'Đúng đắn và hợp lý

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ tàu cá Việt Nam bị hư hại và thúc giục Hà Nội bảo ngư dân tránh vào vùng biển của Trung Quốc.

“Phản ứng của cơ quan chức năng của Trung Quốc trước một tàu cá bất hợp pháp của Việt Nam là đúng đắn và hợp lý.


"Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lựng hay cưỡng ép của bất cứ bên nào để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Hoa Đông."

Patrick Ventrell, phó phát ngôn nhân tạm quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ

"Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam tiến hành các bước nghiêm túc nhằm cải thiện việc giáo dục và quản lý ngư dân để tránh các hoạt động trái phép như vậy”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi được Reuters dẫn lời nói với các phóng viên tại Bắc Kinh.

Ông Hồng lỗi đã từ chối trả lời các câu hỏi liệu có hay không việc tàu Trung Quốc bắn vào tàu cá Việt Nam và liệu tàu Trung Quốc có phải tàu chiến hay không.

Vào hôm 25/03, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận một tàu Việt Nam bị Trung Quốc bắn bốc cháy ở đảo Hoàng Sa và Hà Nội đang đòi Bắc Kinh bồi thường.

Báo Tiền Phong hôm Chủ Nhật đã đưa tin tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đuổi và nổ súng bắn cháy cabin tại đảo Hoàng Sa nhưng sau đó bà đã bị gỡ xuống.

Trang web của Bộ Ngoại giao dẫn lời người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói hôm 25/03:

"Ngày 20/3/2013, tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin.


"Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam tiến hành các bước nghiêm túc nhằm cải thiện việc giáo dục và quản lý ngư dân để tránh các hoạt động trái phép như vậy"


Hồng Lỗi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc

"Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.

"Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)."

Ngoài những lời tuyên bố mang tính quy ước này, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ hơn.

Ông Nghị được dẫn lời nói: "Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

"Ngày 25/03/2013, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc."

Trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc (một trang nhắn tin kiểu Twitter), người ta thấy có một số ý kiến cho rằng nên khuyến khích việc tấn công vào tàu Việt Nam và một số ý kiến khác nói nên làm điều tương tự với tàu Nhật khi có tranh chấp.



"Đây là một cách tốt để thể hiện sức mạnh của chúng ta. Lần sau chúng ta cần nã đạn thật."


Bình luận trên trang Weibo ở TQ

Một người bình luận rằng "Đây là một cách tốt để thể hiện sức mạnh của chúng ta. Lần sau chúng ta cần nã đạn thật.”

Một người khác viết “Đừng quên rằng, Bộ trưởng quốc phòng mới của chúng tôi đã từng tham gia cuộc chiến Việt – Trung.”

Phản hồi lại các bình luận đã được dịch và đưa lên trang Facebook của BBC tiếng Việt, một độc giả viết "Đây là một nước đi mạnh của TQ, nếu VN không làm rõ vụ này chắc chắn những bước tiếp theo của TQ sẽ còn lớn hơn nữa. Chỉ phản đổi mà không có động thái nào đủ mạnh thì nhà cầm quyền TQ sẽ "bắt vía" VN. Mọi việc cứ chờ xem".

Còn một người khác viết "Việt Nam có đầy đủ chứng cứ không thể chối cãi về chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Việt Nam cương quyết lên án hành động vi phạm chủ quyền đối với hai quần đảo... những câu ai thuộc lòng :)))))"

'Hùng hổ đuổi theo'

"Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam"


Lương Thanh Nghị, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao

Theo báo Tiền Phong, tàu cá QNg 96382 cuối cùng đã về tới đảo Lý Sơn hôm 22/3, hai ngày sau khi bị bắn.

Báo dẫn lời thuyền trưởng Bùi Văn Phải, 25 tuổi, và viết:

"Khoảng 10 giờ ngày 20/3, khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu ông [Bùi Văn Phải] - gồm chín ngư dân - đụng phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám.

"Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ngư dân đành cho tàu chạy thẳng.

"Bọn lính bên tàu tuần tra liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc (có thể là động tác cảnh cáo) bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta.

"Hốt hoảng và bất ngờ, các ngư dân đang ngồi trước mũi thuyền liền đưa tay lên đầu la to.

"Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu."



"Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu."
Thuyền trưởng Bùi Văn Phải

Tiền Phong nói sau đó một ngư dân lớn tuổi đã trèo lên nóc cabin trong khi tám ngư dân còn lại múc nước đưa lên để chữa cháy trong lúc tàu Trung Quốc "vội vã tháo lui".

Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn cũng được dẫn lời cho biết ông đã "chỉ đạo cho các đội nghiệp vụ thu thập hồ sơ để báo cáo về trên xử lý".

Thuyền trưởng Phải cũng nói với Tiền Phong chuyện tàu tuần tra Trung Quốc đuổi tàu Việt Nam ở Hoàng Sa là điều thường xuyên xảy ra nhưng phía Trung Quốc có hành động mạnh tay hơn trong thời gian gần đây.

Ông Phải cũng nói trước lần bị bắn này, tàu của ông từng bị hai tàu tuần tra khác của Trung Quốc mang số 262 và 263 rượt đuổi.

Các hành động bị coi là "hung hăng" của Trung Quốc trên Biển Đông đã kéo theo nhiều cuộc biểu tình phản đối ở Việt Nam trong hai năm qua.

Chính quyền Việt Nam một mặt lên tiếng phản đối nhưng mặt khác lại ngăn cấm người dân có những hành động phản đối tương tự trên đường phố.

TQ bắn cháy tàu cá VN ở Hoàng Sa
Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắt giữ


-‘Ngư dân VN nên tránh vào vùng biển TQ’
BBC
Cập nhật: 12:09 GMT – thứ ba, 26 tháng 3, 2013

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ tàu cá Việt Nam bị hư hại và thúc giục Hà Nội bảo ngư dân tránh vào vùng biển của Trung Quốc.

“Phản ứng của cơ quan chức năng của Trung Quốc trước một tàu cá bất hợp pháp của Việt Nam là đúng đắn và hợp lý.

“Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam tiến hành các bước nghiêm túc nhằm cải thiện việc giáo dục và quản lý ngư dân để tránh các hoạt động trái phép như vậy”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi được Reuters dẫn lời nói với các phóng viên tại Bắc Kinh.

Ông Hồng lỗi đã từ chối trả lời các câu hỏi liệu có hay không việc tàu Trung Quốc bắn vào tàu cá Việt Nam và liệu tàu Trung Quốc có phải tàu chiến hay không.
Vào hôm 25/03, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận một tàu Việt Nam bị Trung Quốc bắn bốc cháy ở đảo Hoàng Sa và Hà Nội đang đòi Bắc Kinh bồi thường.
Báo Tiền Phong hôm Chủ Nhật đã đưa tin tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đuổi và nổ súng bắn cháy cabin tại đảo Hoàng Sa nhưng sau đó bà đã bị gỡ xuống.

Trang web của Bộ Ngoại giao dẫn lời người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói hôm 25/03:
“Ngày 20/3/2013, tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin.
“Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.
“Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”

Ngoài những lời tuyên bố mang tính quy ước này, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ hơn.
Ông Nghị được dẫn lời nói: “Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
“Ngày 25/03/2013, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc.”

Trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc (một trang nhắn tin kiểu Twitter), người ta thấy có một số ý kiến cho rằng nên khuyến khích việc tấn công vào tàu Việt Nam và một số ý kiến khác nói nên làm điều tương tự với tàu Nhật khi có tranh chấp.

Một người bình luận rằng “Đây là một cách tốt để thể hiện sức mạnh của chúng ta. Lần sau chúng ta cần nã đạn thật.”
Một người khác viết “Đừng quên rằng, Bộ trưởng quốc phòng mới của chúng tôi đã từng tham gia cuộc chiến Việt – Trung.”

Phản hồi lại các bình luận đã được dịch và đưa lên trang Facebook của BBC tiếng Việt, một độc giả viết “Đây là một nước đi mạnh của TQ, nếu VN không làm rõ vụ này chắc chắn những bước tiếp theo của TQ sẽ còn lớn hơn nữa. Chỉ phản đổi mà không có động thái nào đủ mạnh thì nhà cầm quyền TQ sẽ “bắt vía” VN. Mọi việc cứ chờ xem”.
Còn một người khác viết “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ không thể chối cãi về chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Việt Nam cương quyết lên án hành động vi phạm chủ quyền đối với hai quần đảo… những câu ai thuộc lòng ”


‘Hùng hổ đuổi theo’

Theo báo Tiền Phong, tàu cá QNg 96382 cuối cùng đã về tới đảo Lý Sơn hôm 22/3, hai ngày sau khi bị bắn.
Báo dẫn lời thuyền trưởng Bùi Văn Phải, 25 tuổi, và viết:
“Khoảng 10 giờ ngày 20/3, khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu ông [Bùi Văn Phải] – gồm chín ngư dân – đụng phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám.
“Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ngư dân đành cho tàu chạy thẳng.
“Bọn lính bên tàu tuần tra liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc (có thể là động tác cảnh cáo) bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta.
“Hốt hoảng và bất ngờ, các ngư dân đang ngồi trước mũi thuyền liền đưa tay lên đầu la to.
“Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu.”

Tiền Phong nói sau đó một ngư dân lớn tuổi đã trèo lên nóc cabin trong khi tám ngư dân còn lại múc nước đưa lên để chữa cháy trong lúc tàu Trung Quốc “vội vã tháo lui”.
Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn cũng được dẫn lời cho biết ông đã “chỉ đạo cho các đội nghiệp vụ thu thập hồ sơ để báo cáo về trên xử lý”.
Thuyền trưởng Phải cũng nói với Tiền Phong chuyện tàu tuần tra Trung Quốc đuổi tàu Việt Nam ở Hoàng Sa là điều thường xuyên xảy ra nhưng phía Trung Quốc có hành động mạnh tay hơn trong thời gian gần đây.
Ông Phải cũng nói trước lần bị bắn này, tàu của ông từng bị hai tàu tuần tra khác của Trung Quốc mang số 262 và 263 rượt đuổi.

Các hành động bị coi là “hung hăng” của Trung Quốc trên Biển Đông đã kéo theo nhiều cuộc biểu tình phản đối ở Việt Nam trong hai năm qua.
Chính quyền Việt Nam một mặt lên tiếng phản đối nhưng mặt khác lại ngăn cấm người dân có những hành động phản đối tương tự trên đường phố.

-Yêu cầu Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm vụ bắn tàu cá Việt Nam 25/03/2013- (Chinhphu.vn) - Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Ngày 25/3/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 20/3/2013, một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin tại khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết:
“Ngày 20/3/2013, tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin. Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Ngày 25/3/2013, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc".-Yêu cầu Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm vụ bắn tàu cá Việt Nam

-Yêu cầu TQ xử lý sai trái, bồi thường cho ngư dân VN - 25/03/2013

Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam - 25/03/2013

-Yêu cầu Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm vụ bắn tàu cá Việt Nam (Chinhphu). - Việt Nam phản đối Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân (VOA). - “Tàu TQ nổ súng là sai trái, vô nhân đạo” (VNN). - Yêu cầu Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm vụ bắn tàu cá Việt Nam (CP). - Yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam (VOV). - Yêu cầu TQ xử lý sai trái, bồi thường cho ngư dân VN (TTXVN). - Phải chặn ngay ý đồ đen tối (NLĐ).

- Trung Quốc bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa (NLĐ). - Bài này báo TP đã đăng lúc 9h17' ngày 24/3, sau đó hạ xuống, bây giờ đưa lên lại: Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt (TP). - Tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa (RFI). - TQ bắn cháy tàu cá VN ở Hoàng Sa (BBC). - Quân y đảo Song Tử Tây: Kịp thời cấp cứu ngư dân bị nạn (QĐND).

-Nga, TQ: Lập Đối Trọng Quân Sự Với Mỹ; Trung Quốc Mua 24 Chiến Đấu Cơ Su-35, 4 Tàu Ngầm Của Nga

- Bộ Công Thương điều tra nho "dán nhầm" cờ Trung Quốc tại BigC (GDVN). - Big C Hà Nội: "Cờ Trung Quốc ở đâu ra, chúng tôi không biết"! (NLĐ). - Dán cờ TQ lên nho Việt: BigC kỷ luật nhân viên (TP). - VỤ DÁN NHẦM CỜ TRUNG QUỐC LÊN NHO VIỆT NAM: Có thể xử phạt BigC (NLĐ). - Ai cung cấp cho Big C 'nho Việt Nam dán cờ Trung Quốc'? (PT). - Big C: Hoặc là 'gian thương', hoặc là gián điệp! (PT).


- Sự thực SGK không in bản đồ Hoàng Sa - Trường Sa (ĐV).


- Ảnh cực hiếm khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (KT).
- SGK Tiếng Việt 1 có bản in bản đồ khác nhau: Lỗi ở chất lượng in (DT). - Dán cờ Trung Quốc: Nhầm lẫn bất thường! (NLĐ).

- Phỏng vần nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu: Sài Gòn từng nhìn cuộc xâm chiếm Hoàng Sa thế nào? (TVN). “Riêng tôi, tôi nghĩ là Trung Quốc chiếm hộ rồi trao lại cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhiều người trong Nam vẫn nghĩ những người cộng sản Trung Quốc và những người cộng sản miền Bắc là anh em với nhau, giữa những người cộng sản với nhau tình thương còn hơn giữa những người cùng một nước, tức là tình đồng chí còn cao hơn tình đồng bào”.

- Hạm đội Nam Hải xâm phạm trái phép Trường Sa (DT).

- Trung Quốc tập trận với Mỹ: Vừa muốn vừa run (TP).

-Tàu Trung Quốc bắn tàu cá ViệtTP - Tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cháy rụi nóc cabin khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen
Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen.

Bắn vào tàu của ngư dân Việt
Ngày 22/3, tàu cá QNg 96382 của thuyền trưởng Bùi Văn Phải (xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) cập về Lý Sơn trong cảnh tơi tả, cabin của tàu cùng nhiều đồ đạc cháy nham nhở.
Thuyền trưởng Bùi Văn Phải (25 tuổi), kể lại: Khoảng 10 giờ ngày 20/3, khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu ông - gồm 9 ngư dân - đụng phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám.
Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ngư dân đành cho tàu chạy thẳng.
Bọn lính bên tàu tuần tra liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc (có thể là động tác cảnh cáo) bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta.
Hốt hoảng và bất ngờ, các ngư dân đang ngồi trước mũi thuyền liền đưa tay lên đầu la to. Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu.
Ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, liền lao lên nóc ca bin, 8 ngư dân còn lại múc nước đưa lên chữa cháy. Lúc này chiếc tàu tuần tra Trung Quốc vội vã tháo lui.
Hiện trường tàu cá lúc trở về trên nóc cabin tàu là những chiếc bình gas cháy sém, mì tôm bắt lửa biến thành cơm cháy, quần áo thủng lỗ chỗ... Thuyền trưởng Phải cho biết, chi phí sửa chữa tàu chỉ vài chục triệu đồng, nhưng thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn, cho biết, đơn vị đã chỉ đạo cho các đội nghiệp vụ thu thập hồ sơ để báo cáo về trên xử lý.
Đuổi bắt ngày càng gắt gao

Ngư dân trên tàu ông Trung trình bày việc bị phía Trung Quốc phá tài sản và cướp cá.             Ảnh: Thanh Trung
Ngư dân trên tàu ông Trung trình bày việc bị phía Trung Quốc phá tài sản và cướp cá. Ảnh: Thanh Trung .



Chuyện tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi ngư dân ta ở Hoàng Sa thì như cơm bữa, nhưng theo thuyền trưởng Phải, gần đây, tàu tuần tra Trung Quốc trở nên hung hăng hơn.
Chuyến biển trước đó, tàu của thuyền trưởng Phải cũng bị truy đuổi rất căng thẳng. Khi ấy, tàu đang đánh bắt gần khu vực đảo Đá Lồi ở Hoàng Sa. Con tàu với 9 ngư dân men theo các đảo, để phòng trời đổ gió thì có chỗ núp.
Đến ngày thứ 7 ở Hoàng Sa, trong lúc thợ lặn đang hì hục dưới nước, ngư dân phát hiện có bóng dáng tàu tuần tra Trung Quốc màu sơn trắng. Anh em ngư dân lôi ông Hùng và ông Sáu đang lặn dưới nước lên thuyền.
Do lặn sâu nên các ngư dân cứ kéo lên vài mét thì phải dừng lại để thợ lặn không bị sốc. “5 phút để kéo thợ lặn nhưng lâu như 1 tiếng đồng hồ, bởi vì con tàu tuần tra cứ nhắm tàu mình xỉa tới” - ngư dân Thạch kể.
Hai chiếc tàu Trung Quốc chỉ trong nháy mắt đã đuổi kịp con tàu ngư dân Lý Sơn. Thuyền trưởng Phải còn nhớ, hai tàu của Trung Quốc mang số 262 và 263.
Hai chiếc tàu này vờn tàu ngư dân Việt Nam khoảng 40 phút. Con tàu cá nhỏ bé nép chính giữa cứ nổ máy chạy, kiên quyết không dừng. Chiếc tàu tuần tra bên trái rướn lên cản trước mũi thì chiếc bên phải hạ ga ép sau đuôi tàu ngư dân Việt Nam.
Thuyền trưởng Phải lập tức nhả ga, giật số, ghìm tốc độ, cho mũi tàu lắc sang một bên và tiếp tục cho tàu chạy nhanh. Cứ như thế, 2 con tàu sắt hùng hục lao theo thay phiên nhau cản mũi. Anh em ngư dân Việt kiên quyết không đứng lại.
Ngay khi cuộc rượt đuổi bắt đầu, các ngư dân tranh thủ cất giấu toàn bộ máy thông tin liên lạc, đề phòng tàu tuần tra bắt được thu giữ đồ nghề.
Sau khi chạy thoát, các ngư dân mở máy liên lạc ngay vào đất liền báo cáo cho trạm kiểm soát biên phòng An Hải, thông qua kênh thông tin của Đài Duyên hải miền Trung.
Tại xóm biển Châu Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn), thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) trình bày với Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thận, cán bộ đồn Biên phòng Bình Hải về vụ việc ra Hoàng Sa bị Trung Quốc xua đuổi và thu tài sản.
Khi đó, các ngư dân cho tàu trụ bám tại đảo Xà Cừ gần đảo Trụ Cẩu để lặn bắt tôm và hải sâm. Ngày 17/3, tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 306 đã đuổi bắt tàu ngư dân. Để áp sát, chiếc ca nô trên tàu tuần tra được thả xuống và bám riết con tàu.
Một nhóm lính Trung Quốc nhảy lên tàu ngư dân khống chế chạy vào một cồn cát gần đảo rồi đập phá, lục soát, lấy đồ đạc. Dây lặn hơi bị chặt nát, máy định vị, máy dò bị lấy, nhiều đồ đạc bị quăng xuống biển. Tôm cá - thành quả 17 ngày đêm đánh bắt - bị hốt đổ sang tàu tuần tra.

Xót vì mất của, nhưng thuyền trưởng Bùi Văn Trung còn xót ruột hơn, khi từ đầu năm đến nay, những hòn đảo, cồn cát ở Hoàng Sa dù không có người ở nhưng Trung Quốc đều xây cột mốc và cắm cờ Trung Quốc.
-Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt

- Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt (TP). 
- Ngư dân Việt Nam lại bị tàu Hải giám đe dọa tại Hoàng Sa (Sống mới). - Ông Trần Công Trục: Kiên quyết giữ quyền biển Đông chính đáng (DV).- Sách NXB Giáo dục cũng “quên” Hoàng Sa – Trường Sa (Sống mới).   - Bản đồ du lịch ASEAN không có Hoàng Sa- Trường Sa (Trương Duy Nhất).  - Sửa bản đồ trong SGK “quên” Trường Sa và Hoàng Sa (Sống mới).

- Big C dán cờ Trung Quốc lên nho Việt Nam (VEF). . - Việt Nam mị dân qua lá bài phản đối Trung Quốc! (DLB).
- TQ ‘chiếm dần’ Nam Á (VNN/NewEurope).
- Nga – Trung ‘hợp tác cùng thắng’ (BBC).

- Mỹ - Philippines chuẩn bị ‘chạm trán’ Trung Quốc trên Biển Đông (Sống mới). - Mỹ, Nhật duyệt phương án tái chiếm Senkaku/Điếu Ngư nếu cần (RFI). - Kế hoạch Mỹ-Nhật gởi tới Trung Quốc lời cảnh báo mạnh mẽ (VOA).
- Trung Quốc cam kết thúc đẩy quan hệ với Việt Nam (VOA). “
- Việt Nam-Miến Điện cam kết tăng cường quan hệ (VOA).

- Đối thoại Quốc phòng Quốc tế nhằm xoa dịu căng thẳng ở Châu Á (VOA).
- Bản dịch của Ngô Bắc: CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979 (Gió-o).
- Xúc phạm dân Việt, “người Trung Quốc xấu xí” lộ nguyên hình (GNLT).
- Kim Jong Un đã ra lệnh chuẩn bị chiến tranh (VZ/ Kichbu).  - Bình Nhưỡng: kịch bản tấn công Seoul (Lenta/ Kichbu). - Vũ Như Cẩn - Đồng Chí Kim con (Dân Luận).
- Địa chỉ IP Trung Quốc: Điểm xuất phát tấn công tin tặc vào Hàn Quốc (RFI). -Nam Hàn bị tấn công mạng từ Trung Quốc (BBC). - Bắc Triều Tiên dọa hành động nhắm vào các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản, đảo Guam(VOA).
S Korean hacking attack traced to China
(Financial Times)-Korean broadcasting regulator says it has traced the source of a hacking attack that affected 32,000 computers to a Chinese internet address

Tổng số lượt xem trang