Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Trung lập: quyền lợi dân tộc hay quyền lợi giai cấp?

--Trung lập: quyền lợi dân tộc hay quyền lợi giai cấp? Tiến sỹ Toán học Nguyễn Ngọc Chu

15/04/2013

Trong cuộc sống, một người thường có nhiều bạn. Và trong số nhiều bạn đó, sẽ có bạn rất thân, thân nhất. Nhưng khi ta khẳng định ai cũng là bạn như nhau của ta – trong số đó bao gồm cả kẻ thù của ta, thì điều đó đồng nghĩa với không ai là bạn của ta cả, ngoài một thực tế là ta có kẻ thù.

Chúng ta biết nước ta đang tiến hành một chính sách đối ngoại mà theo cách diễn tả phổ cập là trung lập, là làm bạn với tất cả các nước, là không đi theo hay liên minh với một nước nào cả.

Có người cho đây là một chiến lược khôn ngoan. Nhưng với những ai hiểu biết, thì đó là sai lầm sơ đẳng, sẽ rất nguy hại cho vận mệnh quốc gia, nhất là khi xẩy ra xung đột vũ trang.

Trung lập có phải là trò chơi của nước nhỏ?
Chúng tôi muốn tiếp tục cách tiếp cận dạng tiên đề như trong bài trước (Tái cơ cấu kinh tế: bổ đề cơ bản), để vạch ra sự sai lầm của chiến lược trung lập của nước ta hiện nay. Trung thành với cách tiếp cận thống nhất, chúng tôi sẽ đặt những câu hỏi mang tính cột sống mà từ đó sẽ suy ra lời giải cho bài toán nêu ra ở trên. Chúng tôi xin nhấn mạnh lần nữa, trong các câu trả lời, chúng tôi chỉ đề cập đến các nguyên nhân chính.

1.Việt Nam có phải là một cường quốc lớn hay không?
Câu trả lời rõ ràng là: Không.
Điều này thì có lẽ tất cả mọi người đều thống nhất.

2. Khi tự cho mình là trung lập, có phải Việt Nam đã tự đặt mình trong vị thế độc lập với các nước còn lại?
Câu trả lời rõ ràng là: Đúng.
Khi chúng ta nói chúng ta trung lập, có nghĩa là chúng ta không theo ai cả. Khi chúng ta nói chúng ta làm bạn với tất cả và chúng ta không liên minh riêng rẽ với ai, tức là không có ai thân thiết đặc biệt hơn đối với ta. Cho nên khi tuyên bố chúng ta trung lập, không liên minh với ai, chính là chúng ta đã tự đặt mình vào vị thế độc lập, ngang hàng với các cường quốc lớn hay các liên minh khác, tự chúng ta là một cực trên bàn cờ.

3. Khi chúng ta trung lập không liên minh với ai cả, có một cường quốc lớn tấn công nước ta, các nước khác có ai cùng tham chiến bảo vệ ta không?
Câu trả lời dứt khoát là: Không
Rõ ràng các cường quốc lớn sẽ phải rất cân nhắc, sẽ không dám đơn phương tấn công một nước trung lập nếu đó là một nước lớn mạnh. Nhưng một cường quốc lớn có thể sẽ dễ dàng tấn công một nước trung lập nhỏ yếu khác.

4. Các cường quốc lớn có luôn tiến hành những chính sách để họ lớn mạnh hơn và giành ảnh hưởng nhiều hơn đối với các nước nhỏ?
Câu trả lời rõ ràng là: Có.

Từ các phân tích trên, mệnh đề dưới đây sẽ là câu trả lời đúng đắn cho vấn đề đã đặt ra:
Trên bàn cờ quốc tế chỉ có các cường quốc lớn mới đủ năng lực để tự cho mình quyền trung lập, tức là quyền độc lập với các nước khác, quyền tự mình đứng riêng hay dẫn đầu một phe. Các nước nhỏ không đủ năng lực để tự bảo vệ mình trong tư cách của một quốc gia trung lập và sớm hay muộn sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào một cường quốc lớn. Trò chơi trung lập là trò chơi của các cường quốc lớn, không phải là trò chơi của nước nhỏ.

Đến đây thi bạn đọc có thể thấy rõ đối với một nước nhỏ, việc tiến hành một chiến lược đối ngoại trung lập, làm bạn với tất cả, không liên minh với ai cả, là một sai lầm chiến lược.

Điều này rất nguy hiểm cho vận mệnh quốc gia khi có một nước lớn láng giềng luôn ngang ngược o ép, tìm cách lấn chiếm lãnh thổ, bắt phải phụ thuộc.

Đằng sau sự lạ lùng của chính sách đối ngoại?
Hãy nhìn các cường quốc như Nhật, Đức, Pháp, Anh mà còn phải tự liên minh lại, hay liên minh với một cường quốc lớn như Mỹ, thì thấy chính sách trung lập của nước ta thật lạ lùng đến dường nào!
Ta sẽ đi tìm hiểu sự lạ lùng của chính sách đối ngoại của nước ta.

1. Lãnh đạo nước ta có biết nhà cầm quyềnTrung Quốc không tốt với nước ta không?
Câu trả lời cũng rất rõ ràng: Có.
Không người Việt Nam nào là không biết tâm địa của các nhà cầm quyền Trung Quốc đối với nước ta.

2. Tại sao lãnh đạo nước ta không liên minh với Hoa Kỳ?
Câu trả lời là: Sợ Hoa Kỳ đòi cải cách dân chủ và nhân quyền sẽ dẫn đến chế độ đa đảng.

3. Tại sao lãnh đạo nước ta lại không liên minh với Nga?
Bởi Nga chưa đủ sức mạnh cần thiết để áp đảo Trung Quốc, và Nga có những lợi ích chiến lược với Trung Quốc mà Nga chưa thể hy sinh vì ta.

4. Tại sao biết nhà cầm quyền Trung Quốc không tốt mà lãnh đạo Việt Nam vẫn phải thân với họ?
Câu trả lời cơ bản sẽ như sau:
Một là, Có những người trong lãnh đạo nước ta sợ Trung Quốc, vì có thể Trung Quốc gây ảnh hưởng làm mất ghế lãnh đạo;
Hai là, Muốn dựa vào Trung Quốc để duy trì chế độ một đảng dưới quan niệm lầm tưởng cùng tương đồng ý thức hệ, cùng thể chế một đảng như nhau;
Ba là, Chưa thể liên minh riêng với Nga;
Bốn là, Không dám liên minh với Hoa Kỳ vì sợ mất chế độ một đảng.

5. Trong 3 cường quốc lớn là Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nước nào đang là là mối nguy trực tiếp nhất đối với nước ta?
Câu trả lời là: Trung Quốc.
Như vậy bạn đọc có thể tự rút ra câu lời tại sao lại có sự chọn lựa chính sách đối ngoại lạ lùng như vậy của lãnh đạo nước ta.

Hệ lụy của chính sách trung lập
Như trên đã chỉ ra, chính sách trung lập của lãnh đạo nước ta hiện nay là do mâu thuẫn chính trong nội tâm của họ. Họ muốn bảo vệ thể chế một đảng nên lúng túng không thể lựa chọn liên minh. Nếu đứng trên phương diện lợi ích dân tộc thì câu trả lời đã quá rõ ràng.

Cần thiết phải chỉ ra rằng, tình cảnh “Con kiến mà leo cành đa” hiện nay sẽ dẫn đến những hệ lụy tất yếu sau đây, ảnh hưởng đến an nguy và lợi ích dân tộc.
Khi xung đột vũ trang xẩy ra với Trung Quốc, không cường quốc lớn nào hay liên minh nào liều mình bảo vệ nước ta.
Càng tránh xung đột vũ trang, chúng ta càng bị Trung Quốc chèn ép trắng trợn.

Chúng ta phải cam chịu để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa và không dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì không có liên minh đủ mạnh hậu thuẫn.
Chúng ta sẽ bị Trung Quốc ngang ngược lấn chiếm khai thác dầu khí trên phần thềm lục địa của chúng ta.
Ngư dân chúng ta sẽ bị Trung Quốc xua đuổi hành hạ.

Chúng ta không thể có biện pháp ngăn chặn hiệu quả và ngày càng trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc.

Kết cục là chúng ta ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc toàn diện về chính trị kinh tế và sẽ mất thêm lãnh thổ cho Trung Quốc.

Câu hỏi tại sao?
Khái niệm dân tộc có trước và sẽ trường tồn lâu hơn khái niệm giai cấp. Quyền lợi dân tộc lớn hơn quyền lợi giai cấp.
Vậy tại sao chúng ta phải hy sinh quyền lợi dân tộc để bảo vệ quyền lợi gia cấp?
Yêu nước là yêu dân tộc!

N.N.C.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

———————————–

Tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu
11/04/2013

Ngày 6-4 Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 đã kết thúc tại Nha Trang với một không khí bi quan của các chuyên gia kinh tế Việt Nam về kết quả của đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế mà Thủ tướng đã phê duyệt và đã thực thi trong năm 2012. Nhiều chuyên gia đã biểu thị sự nghi ngờ tính hiệu quả của đề án và đặt câu hỏi có nên tiếp tục thực thi hay không, một số khác lại nêu đề nghị nên làm dự án khác. Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra nhưng không ai nói thẳng đến nguyên nhân cốt lõi.

Chúng tôi muốn tiếp tục cách tiếp cận tiên đề đã đề cập trong hai bài viết “Cách tiếp cận tiên đề cho bài toán giải cứu bất động sản” và “Ai đã đẩy thị trường bất động sản đến tình cảnh cần giải cứu” để tìm lời giải cho bài toán tái cơ cấu nền kinh tế nước nhà.

Bản thân tôi không được đọc chi tiết đề án tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng cũng như nhiều bạn đọc có cùng quan điểm, đọc hay không thì cũng biết trước được kết cục. Rằng với những giải pháp mà chính phủ đã tiến hành trong năm qua, nhìn vào cung cách hoạt động, nhìn vào bộ máy và con người, nghĩa là nhìn vào input – đầu vào thì đã biết ngay output – đầu ra! Cái hộp đen nào khó, chứ cái hộp đen này thì không khó để khẳng định trước kết quả.

Nói một cách cụ thể hơn, đã có những vi phạm tiên đề cơ bản trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế của chính phủ, của các bộ ngành, mà hệ quả trực tiếp của nó là nền kinh tế nước nhà sẽ không những không được cải thiện căn bản, mà sẽ càng ngày càng tụt hậu so với các nước tiên tiến. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu ra ba vi phạm tiên đề cơ bản. Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng câu hỏi và cũng giống như trước đây, chỉ đưa ra một vài nguyên nhân chính biện minh cho câu trả lời, phần còn lại sẽ nhường cho bạn đọc đánh giá.

1. Ai là người phải đưa giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế?
Để giải đáp câu hỏi này chúng tôi lại đưa ra một số câu hỏi khác mà từ câu trả lời của nó có thể thấy được câu trả lời cho câu hỏi 1. Chúng ta sẽ lấy hai ví dụ cụ thể.

Ví dụ thứ nhất liên quan đến thiết kế kiến trúc cho một tòa nhà. Khi thiết kế kiến trúc cho một tòa nhà, ai là người đề xuất ý tưởng chính và chịu trách nhiệm chính về kiến trúc cho tòa nhà đó?
Rõ ràng câu trả lời sẽ là kiến trúc sư trưởng chủ nhiệm kiến trúc công trình. Ai cũng rõ rằng người kiến trúc sư trưởng sẽ là người đưa ra ý tưởng kiến trúc quyết định, vì anh ta đứng tên với tư cách là chủ nhiệm công trình kiến trúc. Những người khác trong êkip chỉ thực thi hay có đóng góp nhưng vẫn không vượt ra khỏi tư tưởng chủ đạo của kiến trúc sư trưởng.

Ví dụ thứ hai liên quan đến vai trò của tướng cầm quân. Ai sẽ là người quyết định cách đánh của một chiến dịch?
Rõ ràng đó là tư lệnh chiến dịch. Vị tư lệnh chiến dịch sẽ là người quyết định những hướng tiến công chính cũng như toàn bộ kế hoạch tiến công. Vị tư lệnh chiến dịch có thể nghe, có thể tham khảo các ý kiến tham mưu, nhưng anh ta phải là người biết nhìn xa hơn những người khác, anh ta phải là người đưa ra những ý tưởng quyết định cho chiến dịch chứ không ngoài ai khác.

Hai ví dụ trên đã đưa đến cho chúng ta câu trả lời lô gic cho câu hỏi thứ nhất:
Thủ tướng phải là người đề xuất những giải pháp quyết định cho tái cơ cấu nền kinh tế quốc gia.
Xin nhắc lại là Thủ tướng chứ không phải Chính phủ.

Trên thực tế ở nước ta, từ cấp Bộ cho đến Chính phủ, người đứng đầu thường không phải là người đưa ra tư tưởng quyết định, mà ngược trở lại là quyết định dựa trên các đề xuất của cấp dưới. Đó chính là khiếm khuyết đau xót lớn nhất của chúng ta, và đó cũng là nguyên nhân sâu xa tại sao chúng ta lại tụt hậu.

Có một số người sẽ phản biện rằng thủ trưởng không thể biết hết được, rằng phải dựa vào các cố vấn, chuyên gia, phải dựa vào tập thể… Nhưng đó thực ra là một cách bào chữa, và cách bào chữa đó ngược lại, càng chứng tỏ người đứng đầu không có năng lực vượt trội xứng với vị trí mà anh ta đảm nhận.

Trong những lúc khó khăn nhất, trong những tình huống phức tạp nhất, người đứng đầu – chứ không phải ai khác – chính là người đề xuất những giải pháp quyết định. Bởi họ tài giỏi hơn người nên họ mới được giao trọng trách cầm quân. Chỉ những lúc khó khăn nhất mới cần đến tài năng vượt trội của họ. Chỉ những lúc phức tạp nhất mới cho họ cơ hội thể hiện sự sáng suốt không ai thay thế được. Họ phải là người đầu tiên đưa ra nước cờ quyết định.

Hãy nhìn vào các nước tiên tiến thì thấy rõ, trong các tình huống khủng khoảng phức tạp, đích danh Tổng thống (hay Thủ tướng) của họ đã đề xuất giải pháp chiến lược cho cấp giới triển khai kế hoạch thực thi chi tiết.

2. Cách tiếp cận hiện nay của những người có thẩm quyền cho bài toán tái cơ cấu kinh tế có đúng không?
Câu trả lời dứt khoát là: Không.

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của nền kinh tế nước ta có một nguyên nhân rất quan trọng, đó là lỗi mô hình – lỗi hệ thống. Nhưng những biện pháp đưa ra hiện nay không cho thấy sau khi thực thi sẽ sửa được lỗi mô hình, hay chí ít cũng cho thấy sẽ từng bước đổi thay dẫn đến sự thay đổi mô hình.

Những biện pháp đưa ra để tái cơ cấu nền kinh tế phải toát lên tư tưởng xuyên suốt là xây dựng một mô hình kinh tế thị trường, đoạn tuyệt với quá khứ, dứt khoát không định hướng vào điều chưa tồn tại.

Cách tiếp cận đưa ra hiện nay đã không thể hiện được thực tế khách quan vừa nêu, nên chắc chắn không chữa được lỗi của mô hình, và không thể cải thiện căn bản được tình trạng suy thoái.

3. Ai là người thực thi kế hoạch tái cơ cấu và họ có đủ năng lực để thực thi không?
Người thực thi kế hoạch tái cơ cấu hiển nhiên là các thành viên chính phủ – các Bộ trưởng liên quan.
Còn câu trả lời họ có đủ năng lực thực thi không: Cũng dứt khoát là không!

Tất nhiên một số Bộ trưởng sẽ không dễ chịu khi đọc điều này (nếu họ đọc). Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Như đã đề cập ở trên, đa phần các Bộ trưởng không tự đưa ra được giải pháp, mà phải dựa trên đề xuất của cấp dưới, do vậy khi thực thi họ cũng phụ thuộc vào cấp dưới. Chỉ cần nhìn vào năng lực của các Bộ trưởng khi trả lời chất vấn trước Quốc hội và trên truyền hình thì không ai còn nghi ngờ sự đúng đắn của câu trả lời trên. Năng lực của các thành viên Chính phủ là hệ quả trực tiếp của cách bổ nhiệm cán bộ của chúng ta hiện nay.

“Bổ đề cơ bản”
Từ những vi phạm tiên đề nêu trên, bạn đọc có thể thấy được dẫu có tổ chức nhiều hội thảo hơn nữa, cũng không giải được bài toán tái cơ cấu. Muốn tái cơ cấu nền kinh tế nước nhà một cách hiệu quả cần phải giải được “Bổ đề cơ bản”.

“Bổ đề cơ bản”mà chúng tôi đề cập ở đây chính là “Cải cách chính phủ”. Chừng nào chưa “Cải cách chính phủ” thì ba tiên đề nêu trên còn bị vi phạm.

Nhưng giải quyết “Bổ đề cơ bản” hiện nay là một nhiệm vụ bất khả thi.

N. N. C.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Trung Quốc đang thắng ở Biển Đông! Winning Without a Fight in the South China Sea (Yale Global 10-4-13)

.-US Treasury Dept: China Not Manipulating Currency

-Way Forward For Sri Lanka: China-India-Russia Strategic Geopolitical Alliance – OpEd

-The Search For A Strategic Vision In Turkish-Vietnamese Relations – Analysis

- Nhật Bản không để Biển Đông thành "ao nhà của Bắc Kinh" Chuyên gia về các vấn đề an ninh của châu Á, ông Ian Storey cho rằng lo lắng của Nhật Bản về Biển Đông gia tăng cùng với tình hình ngày càng căng thẳng tại đây.

-China And The RMA Today – Analysis

--U.S. warns WTO global trade talks "hurtling towards irrelevance" GENEVA (Reuters) - The United States launched a blistering attack on fellow World Trade Organization member states on Thursday for failing to do more to cut global barriers to trade, criticizing India in particular for trying to introduce a "massive new loophole".

- Thúc đẩy hợp tác tài chính Việt Nam- Slovakia (HQO).

--Bộ trưởng quốc phòng thăm cảnh sát biển

--Tập Cận Bình thăm ngư dân Hải Nam

 

-Russia And Central Asia: Do All Central Asian Roads Still Lead To Russia?

-Prospect Of Elimination Of Maoists In India’s Jharkhand Now Real – Analysis

-Asia-Pacific At Crossroads: Implications For Australian Strategic Defense Policy – Analysis

- HS tiểu học có được người lớn dạy về Trường Sa, Hoàng Sa? (GDVN). - Ý tưởng táo bạo đảo tiền tiêu Lý Sơn giữa Biển Đông (TP).

- Ngư dân “tố” tàu Trung Quốc với Chủ tịch nước (TT).

- Đừng ảo tưởng Trung Quốc từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông (ĐĐK). - Tại sao một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam là không thể tránh khỏi (Boxitvn).

- Asean cần đưa ra tuyên bố chung (TT).

- Trung Quốc tập trận trên Thái Bình Dương (VNE).

- Ngư dân Trung Quốc bị bắt ở Philippines là gián điệp quân sự? (DT). - Philippines tố tin tặc Trung Quốc tấn công website chính phủ (TP). - Trả đũa vụ bắt giữ ngư dân, tin tặc Trung Quốc tấn công website hãng tin Philippines? (PT).

- “Nhật đã kéo được Đài Loan về phía mình” (LĐ).

-Mỹ cảnh báo Nhật Bản không nên làm suy yếu đồng yên Bộ Tài chính Mỹ ngày 12/4 cảnh báo Nhật Bản không nên làm đồng yên suy yếu hơn nữa để giành được lợi thế cạnh tranh.

--IMF to trim global growth projection The International Monetary Fund is expected to release a gloomier picture of the world economy this week, by trimming its forecast for global growth this year by 0.1pc.

--Vàng lao dốc, doanh nghiệp đấu thầu lỗ nặng (TT 14-4-13)

Giá than dọa giá điện (NLĐ 14-4-13)

Làm ơn cho bạn: “Tái cơ cấu… không phải gọt chân cho vừa giày” (PetroTimes 14-4-13) -- Ông Nguyễn Như Phong "phục hồi nhân phẩm" cho ông Đoàn Văn Kiển (nguyên chủ tịch Vinacomin)?

- Những số liệu méo mó (NNVN).

- Doanh nghiệp “rộng cửa” vay vốn ngân hàng (LĐ).

- Giá vàng trong nước và thế giới lại thi nhau lao dốc (VnEco). - Vàng giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm (TP). - Kỳ vọng giá vàng vỡ tan tành (LĐ).

- Sau gói 30.000 tỷ, còn các gói khác để người nghèo có nhà (VOV). - Nhà giá thấp sẽ tăng thanh khoản (TN).

- Doanh nghiệp vật lộn trong thời khó – Bài 1: Doanh nghiệp ‘đo lọ nước mắm…’ (TP). - Xem xét giảm thuế hỗ trợ sản xuất kinh doanh (TP). - Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi: Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng? (TT).

- Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã bần cùng hóa nông dân như thế nào? (Boxitvn).

- Sẽ duy trì 1 triệu tấn cá tra nguyên liệu (TQ). - Không để tôm “ôm” nợ (NNVN). - Nuôi thủy sản XK: Được vay vốn tín dụng XK để mua thức ăn (DV).

- Tây Nguyên: Tiêu mất mùa, trượt giá (NNVN).

- Nông dân Đắk Lắk trắng tay vì trồng bí Trung Quốc (TT/GDVN).

17 quan chức Bình Phước “móc túi” trả trên 25 tỉ đồng 14/04/2013 --TTO - Ngày 14-4, nguồn tin từ Sở Tài chính tỉnh Bình Phước cho hay cơ quan này vừa có tờ trình trình UBND tỉnh danh sách các cán bộ liên quan phải khắc phục hậu quả do việc định giá (giảm giá), bán đấu giá 323ha cao su để làm đường Lộc Tấn-Bù Đốp sai qui định.

-Cần ngăn chặn khai thác, mua bán cây được cho là “thần dược ... Khoa Học Phổ Thông

Hiện trên nhiều tuyến đường tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có nhiều người, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số bày bán ở vỉa hè một loại cây được giới thiệu là cây mật nhân và được đồn thổi cho là cây “thần dược chữa được bách bệnh” dưới ...

Đắk Lắk: 15.716 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mớiVietnam Plus

Đừng để mất thương hiệu vì cà phê bẩncand.com

ADB: Rủi ro kinh tế Việt Nam xoay quanh hệ thống ngân hàng và quy mô nợ xấu

Theo đánh giá của ADB, những tiến bộ trong việc tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng hay giải quyết nợ xấu rất hạn chế.

-Tokyo tham gia đàm phán TPP : Nhật-Mỹ đạt thỏa thuận

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa thông báo là hôm nay 12/04/2013, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã đồng ý với nhau về việc chính phủ Tokyo tham gia các đàm phán về khối Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ), một bước quan trọng tiến đến việc Nhật Bản tham gia vào dự án vùng tự do mậu dịch rộng lớn này.

-"Thế Kỷ Này Là Thế Kỷ Của Chúng Ta" (Nguyễn Xuân Nghĩa)

- Bộ trưởng Xây dựng: “Gỡ khó cho bất động sản là nhiệm vụ cần thiết” (VnEco).

- Hơn 6,5 tấn vàng được đưa ra thị trường: Vì sao giá vàng trong nước chưa hạ nhiệt? (CAND).   - Giá vàng giảm, khách mua tăng (SGTT). - Nhìn lại sự phát triển của thịtrường trái phiếu Việt Nam 10 năm qua (vinacorp). - Ba cổ phiếu bắt buộc phải rời sàn (VnEco).

- Giá than dọa giá điện (NLĐ).

- Người nông dân lỗ, người tiêu dùng thiệt – Vì đâu? (VTV).

- Sẽ có nhiều “cây gậy” để chống chuyển giá (HQ).

- Cảnh báo lừa đảo tuyển lao động đi nước ngoài (PNTP).

- Khi chuyên gia kinh tế “nói theo phong trào” (VnEco).

- TS Lê Đăng Doanh: Không bông hồng nào không có gai (NCĐT). - Tăng trưởng GDP không nên là chỉ tiêu thi đua (SGGP).

- Ngân hàng ồ ạt thay “áo” mới (VnEco). - Ngân hàng đua nhau “làm mới mình” (GDVN).

- Lãi suất giảm vẫn ồ ạt gửi ngân hàng (ANTĐ).

- Hiểu cho đúng vụ ‘đại gia Đặng Văn Thành bị Sacombank siết nợ’ (PT).

- Đấu thầu vàng, ai lỗ ? (TN). - Giá vàng trong xu hướng hạ (TN).

- ‘Làn sóng ngầm’ sáp nhập, bán tháo dự án bất động sản (PT). - “Giá bất động sản ở Hà Nội vẫn có thể giảm hơn nữa” (GDVN).

- Nói và làm: Lạm phát giảm: Xếp hàng tăng giá? (VEF).

- Doanh nghiệp cà phê và ngân hàng cùng kêu khổ (ĐTCK).

- Cá tra Việt Nam “phản công” (PLTP).

- Thuỷ sản: nỗi lo từ thị trường Trung Quốc (SGTT).

- Khó giảm nhập siêu từ Trung Quốc (ANTĐ).

- Nông dân miền Tây lại khóc vì giá lúa giảm (PLTP).

- BS Phạm Hồng Sơn bị ngăn không cho gặp phái đoàn Mỹ (RFA). - Cấm tiếp xúc nhân đối thoại nhân quyền (BBC). - CSW quan tâm cái chết của ông Hoàng Văn Ngài (VOA).

- Nông dân góp ý sửa đổi Hiến pháp: Xin được bầu trực tiếp Thủ Tướng (Boxitvn).

- Qua hai phiên toà xét xử ở Hải Phòng: Quan xử nặng, dân xử nhẹ! Ai bảo đó là không công bằng? (Boxitvn). - Về việc giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Minh Kế (ND). - Có hay không chuyện mua bán đất rừng Sóc Sơn? (NNVN).

- Dưới “chém” lên! (Giadinh.net).

- 17 quan chức Bình Phước phải trả lại hơn 25 tỷ đồng (DT). - Vụ bán rừng cao su ở Bình Phước: Yêu cầu 17 quan chức bồi thường 25 tỷ đồng (DV). - Chuyện “lạ” ở Quỳnh Lưu: Sau 730 ngày thụ lý, Tòa bỗng tuyên sai luật (GDVN).

- Chủ tịch tỉnh Trà Vinh: Có người chủ mưu trong chuyện Trần Hồng Ly (GDVN).

Tổng số lượt xem trang