Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Thư học sinh lớp 4 Việt Nam gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Việt Nam: Kẻ nghèo ngồi canh "núi của" ở Biển Đông (TTXVN).Lời tòa soạn: Trong vài năm trở lại đây, vấn đề Biển Đông luôn được các độc giả trong và ngoài nước quan tâm. Ngày càng nhiều các học giả đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam với vùng biển này cũng như đưa ra những nghiên cứu, lập luận của mình để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Chùm bài viết của tiến sĩ Đặng Xuân Phương, Vụ trưởng, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đề cập một cách toàn diện từ vị trí địa lý, điều kiện vật chất, quy mô lãnh thổ, quy mô dân số, đặc điểm dân tộc tới đặc điểm thể chế Nhà nước, để xem xét vấn đề của Việt Nam với Biển Đông (trên cơ sở vận dụng quan điểm lý luận về các thành tố địa – chiến lược cốt yếu đã góp phần tạo ra sự hưng thịnh của các cường quốc trên biển mà A. F. Mahan [1840-1914], một chiến lược gia hải quân người Mỹ đã nghiên cứu, đề ra vào cuối thế kỷ XIX).



Vietnam+ trân trọng gửi tới độc giả chùm bài viết "Luồng gió mới để Việt Nam thành 'quốc gia mạnh về biển'," thể hiện quan điểm nghiên cứu của tác giả.


Bài 1 - Việt Nam: Người nghèo ngồi canh "núi của" Biển Đông

Khi tình hình Biển Đông đang gia tăng “sức nóng” một cách nhanh chóng, nguy cơ Việt Nam có thể bị cuốn vào xung đột vũ trang liên quan tranh chấp lãnh thổ là không nhỏ. 

Câu chuyện cần xem xét một cách nghiêm túc ở đây là, tại sao trong suốt chặng đường dài của lịch sử dân tộc Việt Nam chưa lúc nào có thể tận dụng được ưu thế ven biển để vươn lên thành một quốc gia có sức mạnh trên Biển Đông?

Ngồi… nhìn khối “của cải”

Từ hơn một ngàn năm nay, vùng biển Đông đã tập trung các tuyến hàng hải quốc tế có mật độ giao thương vào loại cao giữa các nước Đông Bắc Á với các nước Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và xa hơn nữa là các nước Tây Âu. Tầm quan trọng của Biển Đông lại ngày càng được khẳng định đối với thế giới do sự phụ thuộc ngày càng tăng của các nước Châu Á-Thái Bình Dương vào nguồn dầu mỏ được cung cấp từ Trung Đông cũng như các nguồn tài nguyên tiềm tàng trong lòng đất dưới đáy Biển này.

Trong khu vực Đông Nam Á nói riêng, không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước khác đều mong muốn có thể tiến lên vị trí cường quốc nhờ biển. Nhưng không phải quốc gia nào cũng hội tụ các điều kiện và có tiềm năng để thực hiện được mục tiêu này, ngay cả khi có đường bờ biển dài và sở hữu nhiều đảo, quần đảo. 

Trong lịch sử văn minh nhân loại, có những quốc gia đã biết tận dụng được vị trí đặc biệt của mình để vươn lên thành cường quốc biển. Thời cổ đại, người La Mã sau khi làm chủ bán đảo Italy cũng đã tận dụng lợi thế này để vươn ra kiểm soát toàn bộ các khu vực lãnh thổ nằm chung quanh biển này và trở thành Đế quốc vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Sau này, hai Đế quốc Anh và Mỹ (có tính kế tục nhau) đều đã nổi lên duy trì sức mạnh thống trị biển cả từ những thắng lợi quân sự và quan trọng hơn cả là biết tận dụng những vị trí hiểm yếu trên biển xét về phương diện địa – chiến lược như các eo biển Manche, Gibraltar, Mallaca hoặc các kênh đào Suez, Panama.

Đầu thế kỷ XXI, khi người ta bắt đầu nói nhiều về một nền văn minh mới nổi trên hai bên bờ của Thái Bình Dương, cũng là lúc đất nước Việt Nam chúng ta đang nằm cạnh một khu vực tập trung nhiều mâu thuẫn hàng đầu thế giới về lợi ích quốc gia cũng như sự thiếu tin tưởng vào những giá trị của pháp luật quốc tế. 

Vì vậy, vị trí địa lý của Việt Nam trên bên bờ Biển Đông, xem ra vừa thuận lợi nhưng cũng lại cực kỳ nguy hiểm. Điều này cũng giống như ta đang ở ngay cạnh một khối “của cải” có giá trị to lớn nhưng lại chưa có thực lực để chiếm hữu, sử dụng có ích nhất cho mình nên luôn bị kẻ khác nhòm ngó, tìm cách chiếm đoạt và rất dễ xâm hại đến bản thân.

Đại bộ phận dân cư chưa sẵn sàng tiến ra biển

Trong vòng hơn 5 thế kỷ đầu tiên sau khi Việt Nam dành độc lập (thế kỷ X-XV), chắc chắn nếu không có một tiềm lực kinh tế hùng hậu tại vùng châu thổ Sông Hồng (rộng khoảng 15.000 km2) và quy mô dân số đông hơn khoảng gấp 5 lần so với người Chăm thì Đại Việt đã không thể thắng. Và, hình thái địa-chiến lược đối với quốc gia ven biển Việt Nam hẳn sẽ không như hiện nay nếu người Chăm lúc đó có được một vùng đồng bằng rộng lớn hơn và quy mô dân số đông hơn ở Miền Trung. 

Thực tế cho thấy một dân tộc dù nhỏ nhưng nếu biết phát huy sức mạnh tổng hợp về quân sự-kinh tế trên biển và biết tận dụng hợp lý các đặc điểm địa thế của đất nước mình thì các quốc gia thù địch dù có quy mô lãnh thổ và dân số lớn hơn, cũng không thể dễ dàng thôn tính. 

Dù vậy, cần nói rõ, nếu quốc gia cứ ỷ lại vào những lợi thế đã có sẵn mà không biết chủ động vượt lên trước thì cuối cùng cũng sẽ bị kẻ địch tìm ra cách khắc chế và đè bẹp. Nguy cơ diệt vong vẫn có thể đến không bao lâu sau khi dành chiến thắng. 

Trong suốt quá trình lịch sử, quy mô dân cư gắn với yếu tố biển (làm nghề đi biển hoặc sinh sống ở vùng ven biển, hải đảo) của Việt Nam thường thấp hơn khá nhiều so với số dân các vùng còn lại của đất nước. 

Trong thời Trung đại, chưa có tới 30% dân cư trên đất nước Việt Nam có đời sống liên quan đến yếu tố biển. Hiện nay, khi nhận thức về tầm quan trọng của biển cũng như các lợi ích kinh tế từ biển mang lại đã lớn hơn rất nhiều thì quy mô dân số các vùng ven biển và hải đảo cũng không lớn hơn là bao nhiêu (Đề án 52 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009 về kiểm soát dân số các vùng biển, hải đảo và ven biển cũng đã dự báo quy mô dân số các vùng này từ 2015 đến 2020 vào khoảng 34-37 triệu người, tức là khoảng 35-40% dân số toàn quốc). 

Quy mô dân số ven biển Việt Nam cho thấy dù đất nước có được mặt biển rất rộng và rất thoáng nhưng đó chưa hẳn đã là lợi thế và cộng đồng dân tộc chưa sẵn sàng để trở thành một cộng đồng mạnh về biển. Sự thiếu khả năng liên kết các vùng ven biển một lần nữa đã minh chứng cho hạn chế mang tính tất yếu về phân bố quy mô dân số gắn với lợi ích của biển. 

Lãnh thổ như “nhà siêu mỏng”

Với quy mô lãnh thổ không lớn nhưng lại có cấu trúc địa hình phức tạp, dải đồng bằng ven biển bị cắt bởi nhiều dãy núi ăn ra sát biển nên suốt dọc miền Trung, hầu như không có một vùng đồng bằng nào đủ lớn cho phép tạo sức mạnh kinh tế đáp ứng nhu cầu của 5% dân số Việt Nam.

Trong số các đô thị được coi là lớn nằm ven biển miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, không có thành phố nào có kinh tế cảng biển đóng vai trò chủ lực của vùng. Các thành phố này đều rất khó có khả năng trở thành đầu kéo cho sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

Và, cho dù Chính phủ đã quy hoạch đến 15 khu kinh tế ven biển đến năm 2020 để tạo tiền đề phát triển các đô thị công nghiệp, hàng chục sân bay, hàng chục cảng biển (và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến kinh tế biển) thì khả năng tạo ra được mối liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các khu kinh tế này là rất khó khăn và có nguy cơ lặp lại tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả.

Nguyên nhân của vấn đề này là do địa hình miền Trung thiếu vắng không gian bằng phẳng, rất khó phát triển được các ngành, lĩnh vực hậu cần kinh tế biển cũng như khó khăn nghiêm trọng cho liên kết vùng ven biển với các vùng kinh tế khác. 

Nói tóm lại, lợi thế mặt tiền của biển đối với nước ta đến nay chưa thể khai thác. Tình thế không khác nào dù có vị trí đất nằm ngay trên phố lớn, đường to nhưng một khi đã là “nhà siêu mỏng” thì không thể sinh hoạt thoải mái hoặc kinh doanh có hiệu quả./.

Bài 2: Những bất lợi về kinh tế, quân sự ở vùng Biển Đông


-TS Nguyễn Nhã bật khóc trước lá thư của học sinh gửi lãnh đạo TQ(GDVN) - TS. Nguyễn Nhã nói: “Việc con người sợ hãi là một điều gì đó là không tránh khỏi nhưng lịch sử của Việt Nam cho biết một điều rằng mỗi một khi đất nước nguy khốn thì người dân sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả tính mạng. Biết bao thế hệ thanh niên ...
Việt Nam: Kẻ nghèo ngồi canh "núi của" ở Biển ĐôngTiền Phong Online
Cuộc họp quan chức cấp cao ASEAN- Trung Quốc lần thứ 19Đài Tiếng Nói Việt Nam

-- Bức thư thứ 2 học sinh lớp 4 gửi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình (GDVN). - Cô giáo ra đề thư gửi ông Tập Cận Bình: 'Người lớn giật mình' (GDVN). - TS Nguyễn Nhã bật khóc trước lá thư của học sinh gửi ông Tập Cận Bình (GDVN).
- Trung Quốc đang quấy nhiễu để lấn dần biển đảo (DV). - Làm gì để vô hiệu hóa mối đe dọa quân sự TQ?(VNN).Hình ảnh một Đà Nẵng trong tương laiVOA Tiếng Việt
- Dân mạng tung hô "bản đồ sống" mang dáng hình Việt Nam(TN).- Phản ứng về vấn đề biển Đông và những hệ lụy lịch sử (Lê Mai)..
- PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: “Không loại trừ việc kiện TQ ra Toà án Quốc tế" (GDVN). 
- Trung Quốc sẽ tăng cường diễn tập trên biển (TN). - Bốn tàu chiến Trung Quốc ‘mất tích’ trên Biển Đông?(Straitstimes/TP).
- Không có chuyện Đông Nam Á chịu mua máy bay quân sự của Trung Quốc (GDVN).
- ASEAN, Bắc Kinh hướng tới bộ quy tắc ở Biển Đông (TTXVN). - Bổ nhiệm Tư lệnh Miền Tây mới, Philippines quyết không lùi bước trước Trung Quốc (PT).
- Hội thảo về biển Đông tại Pháp (TTXVN/TN).
- Mỹ muốn xử lý tranh chấp ở Biển Đông qua trọng tài (TTXVN). - Mỹ tái khẳng định chiến lược hướng tới châu Á (VNE). - Mỹ cam kết đặt trọng tâm lâu dài ở châu Á - Thái Bình Dương (TN). - Tàu tác chiến duyên hải Mỹ sắp đến Singapore (PLTP). - Obama: Singapore là một trong những quốc gia thành công nhất thế giới! (GDVN). -Mỹ trấn an đồng minh Singapore về quyết tâm xoay trục qua châu Á (RFI).
Beyond the Post-Cold War World
April 2, 2013
-China Places Military On Highest Alert As Korean Tensions Escalate
-The Messages Of Russia’s Military Exercise In The Black Sea – Analysis



**************



-Thư học sinh lớp 4 Việt Nam gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình [GDVN]
(GDVN) - "Thưa ông Tập Cận Bình, nếu gia đình bị hại, ông có đau đớn không"; “Cháu nghĩ Trung Quốc chỉ muốn nói những gì sai sự thật”...
Trên đây là lời văn của em Trương Ánh Dương, học sinh Lớp Trí Đức 4H2 do cô Đặng Nguyệt Anh phụ trách. Cô Nguyệt Anh, giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Hà Nội – Amsterdam vốn nổi tiếng với những đề văn khơi gợi tâm hồn, tình cảm, trí tưởng tượng, sáng tạo của học sinh.
Chính các học trò của cô đã tạo nên những “hiện tượng văn lạ” làm nổi sóng dư luận trong một thời gian dài như: “Nghĩ về đồng tiền” của Nguyễn Trung Hiếu, “Ba ngày làm chuột” của Ngô Thùy Dương…
Trong buổi viết bài cuối tháng hôm 29/3/2013 tại Câu lạc bộ bồi dưỡng năng khiếu Văn của Lớp 4 Trí Đức,  cô Nguyệt Anh ra đề: “Nhập vai một em nhỏ có bố là thuyền viên trên chiếc tàu đánh cá của Việt Nam vừa bị Trung Quốc bắn cháy ca-bin, con hãy viết một bức thư gửi ông Tập Cận Bình – Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Trung Quốc - để bộc lộ những cảm xúc và ước mong”.
Chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam, cô Nguyệt Anh nói về buổi sinh hoạt hôm ấy: “Đầu tiên, tôi kể cho các em nghe về việc tàu cá nước mình bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin mà báo chí đã đưa tin. Sau đó tôi giới thiệu cho các em biết ông Tập Cận Bình là ai và quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc lâu nay thế nào, gần đây vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam ra sao. Khi tôi kể chuyện, một số em tham gia khá sôi nổi vì các em đã được nghe trên các chương trình thời sự hoặc nghe bố mẹ nói chuyện. Sau đó, tôi đọc cho các em nghe bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Một đoạn trong bức thư gửi ông Tập Cận Bình của em Trương Ánh Dương.

Các em lớp bốn còn nhỏ mà đã biết chăm chú lắng nghe trong niềm xúc động khiến tôi càng hào hứng hơn. Phần thời gian còn lại của buổi sinh hoạt, tôi để các em được hoàn toàn tự nhiên viết bức thư gửi ông Tập Cận Bình theo suy nghĩ và trí tưởng tượng của các em. Khi thu bài, đọc qua một lượt, tôi thấy một số bài viết hơi gượng, hơi già dặn so với lứa tuổi do các em phải cố gắng nhập vai để viết về một vấn đề chính trị không hề dễ viết; một vài bài khác lại rất hồn nhiên, có chỗ còn vụng về. Nhưng bài nào cũng có một vài ý khá thú vị có chỗ các em viết khiến những người lớn như chúng ta cũng phải giật mình…

Tôi nghĩ có lẽ chúng ta và cả ông Tập Cận Bình cũng nên đọc một số lời các em đã viết, để biết thế hệ tương lai của Việt Nam nghĩ gì về đất nước mình và nước láng giềng Trung Quốc”.
Sau đây Giaoduc.net.vn xin đăng tải một trong nhiều bài viết của các em.
Kính gửi ông Tập Cận Bình - Chủ tịch nước Trung Quốc.
Thưa ông, bố cháu chính là một thuyền viên trên chiếc tàu đánh cá Việt Nam vừa bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin. Cháu viết bức thư này kính gửi ông để bộc lộ những cảm xúc và ước mong của mình sau sự kiện đã làm cho cả nhà cháu rất buồn.
Trong những bản tin thời sự gần đây, cháu được nghe tin về một tấm bản đồ cổ mới được tìm thấy. Qua đó, mọi người biết rằng Trung Quốc không có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo ấy là của Việt Nam. Nhiều lần đọc trên báo, bố cháu kể rằng Trung Quốc đã tăng thêm tàu tuần tra trên Biển Đông, đặc biệt là đã dùng vũ khí và đe dọa. Cớ sao bố cháu và các chú bác làm trên tàu lại bị đe dọa, sao tàu của bố cháu lại bị bắn cháy, thưa ông? Bố cháu không làm gì sai cả, bố cháu chỉ đi đánh cá trên biển chủ quyền của Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Bây giờ có ai hại gia đình ông thì ông có thấy đau đớn không ạ?
Chiếc thuyền đó là mồ hôi, công sức của bố cháu và các thuyền viên. Từ lâu nhà cháu làm nghề đánh cá, bây giờ tàu cháy, không thể ra khơi được, nhà cháu bây giờ sẽ lâm vào tình cảnh khó khăn. Người Việt Nam cháu yêu chuộng hòa bình, không bao giờ coi Trung Quốc là kẻ thù. Từ xưa, Trung Quốc đã thường xuyên tấn công xâm lược nước cháu. Ông có biết rằng đã có bao nhiêu người đã đổ máu vì chiến tranh không ?
Trung Quốc là một nước giàu mạnh, đáng lẽ phải bảo vệ Việt Nam, sao lại đi đánh nước yếu? Cháu nghĩ Trung Quốc chỉ muốn nói những gì sai sự thật. Cô giáo cháu kể: Trung Quốc tuyên bố Việt Nam là nước láng giềng tốt, theo phương châm “16 chữ vàng” đưa ra năm 1991 và theo tinh thần 4 tốt. Nhưng sự thật thì hiện tại Trung Quốc chỉ muốn khẳng định là họ sở hữu hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Có đúng như vậy không, thưa ông Tập Cận Bình?
Cháu nghĩ như thế thì người dân Trung Quốc nên nói ra sự thật, không cần nói những lời lẽ dối trá như vậy. Mong ông đừng xâm phạm chủ quyền của người dân Việt Nam. Cháu biết tất cả con người chúng ta sinh ra đèu muốn tốt đẹp nhưng chỉ vì lòng tham điều khiển mà làm việc xấu  thôi.
Cháu muốn thưa với ông rằng, tất cả những gì chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ đùm bọc lẫn nhau chứ không phải là xâm chiếm đất đai và của cải của nhau.
Thưa ông, nếu cháu nói có gì sai mong ông bỏ qua vì cháu chỉ nói những gì cháu biết và thấy. Cháu chúc ông luôn mạnh khỏe để lãnh đạo đất nước thật tốt.
Ký tên
Trương Ánh Dương.
“Hy vọng bác sẽ thu hồi tàu Hải giám, tàu Ngư chính về”
Cũng với đề văn này, em Ngô Thùy Dương đã có một cái kết đầy tính nhân văn và thể hiện đậm nét tinh thần hữu nghị của nhân dân Việt Nam. Ngô Thùy Dương chính là tác giả bài văn nhập vai “Ba ngày làm chuột” gây sốt trên mạng hồi cuối tháng 12/2012. Em viết:
“Cháu mong rằng, mai đây nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ sống trong sự hòa bình. Không còn vũ lực, không còn xâm chiếm. Trung Quốc sẽ dành cho Việt Nam những tình cảm hữu nghị như Việt Nam đã dành cho Trung Quốc. Mong rằng, sau khi đọc bức thư này của cháu, bác sẽ suy nghĩ lại và thu hồi các tàu Hải giám, tàu Ngư chính về. Kính chúc bác mạnh khỏe”.

Cháu, Ngô Thùy Dương.


-
Quấy nhiễu để lấn dần biển đảo : Cuộc chiến hao mòn khôn ngoan của Bắc Kinh - RFI

Trung Quốc cho mở sòng bài ở Hoàng SaNguoi Viet Online
Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển kinh tế thương mại bên cạnh các cơ sở quân sự nhằm biến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, thành nơi moi tiền du khách kể cả việc mở sòng bài.

Tư lệnh Hạm đội Hải Nam - Trung Quốc lấp liếm tập trận biển xa
TPO - Chuẩn đô đốc Jiang Weilie, Tư lệnh Hạm đội Hải Nam – Trung Quốc lên tiếng biện bạch, lấp liếm cho việc mở rộng tập trận từ Biển Đông tới vùng biển Tây Thái Bình Dương. Tàu chiến Trung Quốc tập trận biển xa. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ...
Tướng TQ chỉ thị quân đội phải luôn sẵn sàng chiến đấuĐài Á Châu Tự Do
Yêu sách biển: TQ chuyển từ dùng dân sự sang quân sự. Sự Kiện ...XãLuận.com
Quân đội Trung Quốc ngày càng hung hăng?VNMedia

In bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa sẽ bị phạt $2,500Nguoi Viet Online
Bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa sẽ bị phạt 50 triệu đồngVNExpress
Hành vi cung cấp tư liệu, dữ liệu bản đồ có liên quan đến vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam mà không thể hiện quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo khác bị đề xuất phạt 20 đến 50 triệu đồng. > Thu hồi sổ tay, lịch bản đồ Việt Nam không có Hoàng ...
In bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa sẽ bị phạt $2500Người Việt
Xử lý quảng cáo bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa và Trường SaAn ninh thủ đô
Dự báo bão sai sẽ bị phạt 50 triệu đồngZing News

- Âu Dương Thệ: Ca tụng Tập Cận Bình và im lặng trước việc Bắc Kinh bắn ngư dân: Đấy là đỉnh cao đạo đức của Nguyễn Phú Trọng? (ĐCV). 

- Cần chính sách đặc biệt hỗ trợ đánh bắt xa bờ (TP). 

- Đề nghị lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là di sản văn hóa quốc gia (TT). - Đảo Trường Sa Lớn có thêm Tượng ngọc Phật Quán Thế Âm Bồ Tát (ĐĐK).

- FPT lý giải bản đồ Việt Nam 'quên' Trường Sa, Hoàng Sa (TP). - Cột mốc chủ quyền trên mạng (TT).

- Đề nghị đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào Hiến pháp (ANTĐ). - Hội thảo lịch sử, kinh tế, quân sự Biển Đông ở Pháp (TTXVN).

- Thư học sinh lớp 4 Việt Nam gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (GDVN).

- Trung Quốc tuyên bố tăng cường tập trận trên biển (DT). - Tư lệnh Hạm đội Hải Nam - Trung Quốc lấp liếm tập trận biển xa (TP).

- Trung Quốc âm thầm đàm phán với Philippines về Biển Đông? (KT). - Philippines thay Tư lệnh Miền Tây, đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông (GDVN).

- Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với ASEAN (NLĐ).

- Mỹ, Singapore tăng cường hợp tác quân sự (TT). - Australia lập ủy ban đặc biệt đối phó với Trung Quốc (VnMedia). - Việt Nam sẽ nhận tàu ngầm tân tiến của Nga trong năm 2013 (Diplomat/ TCPT).


- Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thiệp chúc mừng nhân chứng Gạc Ma Lê Hữu Thảo (LĐ). - Giúp cựu chiến sĩ Trường Sa chữa bệnh (NLĐ). 
- Bản đồ Trung Quốc trưng bày tại Bảo tàng Thâm Quyến không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (CAND). -Bản đồ không Trường Sa bị phạt 50 triệu? (TP). - Bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa sẽ bị phạt tới 50 triệu đồng (PLTP).
- Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu tiếp tế hậu cần cỡ lớn xuống Trường Sa (PT). - Trung Quốc đổ bộ lên bãi James: Biển Đông nguy hiểm như thế nào? (Infonet). - Yêu sách biển: TQ chuyển từ dùng dân sự sang quân sự (VNN). - Trung Quốc tập bắn đạn thật ở TBD dọa quốc tế (PN Today). - Quấy nhiễu để lấn dần biển đảo : Cuộc chiến hao mòn khôn ngoan của Bắc Kinh (RFI). - Trung Quốc sẽ mở sòng bạc trái phép tại Hoàng Sa (GDVN). - Biển Đông : Phải chăng Trung Quốc ngày càng lấn lướt vì Mỹ "thụ động" ? (RFI). - Biển Đông: Mỹ câm lặng, Trung Quốc ’múa gậy vườn hoang’ (PN Today).
- Trung Quốc sợ thua kiện chủ quyền tại biển Đông (TN). - Trung Quốc có thể âm thầm đàm phán với Philippines về lãnh hải (VOA). - Trung Quốc có thể “đi đêm” với Philippines (TQ). - Trung Quốc công khai tuyên bố phái lực lượng "cắm chốt" Scarborough (GDVN). - Đại sứ Philipines tại Bangkok: Tranh chấp lãnh hải là vấn đề đa phương (RFA). “Không chỉ riêng Philippines mà có năm quốc gia cùng can dự vào vụ tranh chấp này. Chính vì thế vụ việc không phải và không còn là vấn đề song phương nữa mà đây là một vấn đề đa phương”. - Mỹ điều tàu đổ bộ tham gia cuộc tập trận thường niên với Philippine (GDVN).
- Trung Quốc công khai tăng cường giám sát đảo Senkaku/Điếu Ngư và khu vực “Tam Sa” (PT). - Tàu hải giám Trung Quốc lại xâm nhập vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (RFI).

Ba thuyền viên VN nhảy xuống biển Chile
Trên đường đi du lịch Nam Mỹ, tại điểm dừng chân đầu tiên là Santiago (Chile), kiến trúc sư Tạ Mỹ Dương (TP.HCM) tình cờ đọc trên báo chí nước này câu chuyện trên. Ông đã tìm gặp các thuyền viên để nghe họ kể về hành trình gian khó và gửi về Tuổi Trẻ.

Mỹ triển khai chiến đấu cơ tàng hình F-22 trên không phận Hàn Quốc RFI
Hôm nay 01/04/2013, theo AFP, Hoa Kỳ đã triển khai các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 trong khuôn khổ các tập trận với Hàn Quốc, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên đang dâng cao. Hôm qua, Chủ nhật 31/03/2013, hai máy bay F-22 ...
Thái Lan chuẩn bị sơ tán dân khỏi Hàn QuốcTuổi Trẻ
Philippines lên kế hoạch sơ tán 40.000 công dân ở Hàn QuốcThanh Niên
Triều Tiên thúc đẩy kinh tế và công nghiệp điện hạt nhânĐài Tiếng Nói Việt Nam


-Việt Nam bắn cháy 1 tầu Trung Quốc Đàn Chim Việt
Tầu TQ bị bắn cháy
Một tầu giám hải Trung Quốc vừa bị cảnh sát biển Việt Nam bắn cháy. Sự cố xảy ra vào lúc 5 giờ sáng nay, giờ địa phương, khi chiếc tầu này lấn sâu vào vùng biển Việt Nam và có hành động khiêu khích. Hai tầu của cảnh sát biển Việt Nam đã áp sát chiếc tầu  Trung Quốc và phát tín hiệu yêu cầu chiếc tầu Trung Quốc ra khỏi khu vực. Tầu cá Trung Quốc bất tuân lệnh và lao thẳng vào tầu Việt Nam khiến cho cảnh sát biển buộc phải nổ súng.

Khu vực xảy ra xung đột thuộc vùng biển Việt Nam, ở tọa độ là 17º25 vĩ bắc và 108º05 kinh đông, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 45 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam – Trung Quốc 20 hải lý về phía tây.
Nguồn tin từ một trang mạng Trung Quốc nói, chiếc tầu Trung Quốc bị cháy khá lớn ở khu vực đầu tầu nhưng không có thiệt hại về tính mạng. Quá bất ngờ trước phản ứng của tầu Việt Nam, chiếc tầu Trung Quốc bỏ chạy khỏi khu vực tranh chấp mà không kịp chống trả.
Sự kiện này diễn ra gần 2 tuần sau khi tầu cá Việt Nam bị Trung Quốc bắn cháy hôm 20/3 ngay trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc là kết sức nguy hiểm và được coi là bước leo thang mới trong quan hệ ở biển Đông. Trước đó, Trung Quốc đã nhiều lần cắt cáp tầu khai thác dầu khí của Việt Nam, đuổi và đâm chìm tầu cá Việt Nam, bắt giữ tầu đòi tiền chuộc…
Cảnh sát biển Việt Nam cũng đã nhiều lần rượt đuổi tầu Trung Quốc, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên xảy ra nổ súng.
Trong 2 năm trở lại đây, Việt Nam ngày càng phản ứng quyết liệt hơn trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc. Từ chỗ ấp úng gọi “tầu lạ”, “nước lạ”, báo chí Việt Nam đã nêu đích danh Trung Quốc và ngôn từ của các bài báo cũng mạnh mẽ hơn, chính xác hơn.
Trong một diễn biến tương tự, Nhật Bản đã dùng vòi rồng xua đuổi tầu Trung Quốc ra khỏi vùng biển tranh chấp và  đã nhiều lần bắt giữ tầu Trung Quốc khiến quan hệ giữa 2 nước khá căng thẳng.
Hiện chưa rõ phía Trung Quốc phản ứng ra sao trước sự việc này. Trước đó, khi phát ngôn về sự kiện hôm 20/3/2013 Trung Quốc cho rằng, hành động nổ súng vào tầu cá Việt Nam là “đúng đắn và hợp lý“.
Tin tiếp tục được cập nhật.
© Đàn Chim Việt -Việt Nam bắn cháy 1 tầu Trung Quốc


Tổng số lượt xem trang