Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Thanh Hóa: Công an đốt tiền để chống nhân quyền, dân phải xin gạo cứu đói

Đối tượng Đinh Tất Thắng
Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu. - Hồ Chí Minh (1947)

Phấn đấu đến năm 2020, Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh tiên tiến, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ hằng mong ước. - Trương Tấn Sang (2012)

Khổ. Thương cho xứ Thanh. 65 năm phấn đấu vẫn không thể thành “kiểu mẫu.”Trương Duy Nhất (2012)

Bạn Trương Duy Nhất, rõ ràng, là một người nóng nẩy. Chủ Tịch Nước đã nói rõ (“đến 2020, TH sẽ trở thành tỉnh giàu đẹp, tỉnh kiểu mẫu”) mà thằng chả không chịu ngồi chờ thêm chút xíu; đã vậy, lại còn nói này nói nọ tỏ vẻ không mấy tin tưởng (cũng như kính trọng) bác Sang cùng với bác Hồ: “Khổ. Thương cho xứ Thanh. 65 năm phấn đấu vẫn không thể thành kiểu mẫu.”

Hậu quả là nhà báo trẻ của chúng ta đã phải vô tù ngồi bóc vài ba cuốn lịch. May thay, đây là chuyện đã qua. Một chuyện thiệt vô cùng đáng tiếc nhưng hoàn toàn không đáng trách. Khi còn trẻ ai mà không đầy nhiệt huyết, và không nôn nóng? 

Già rồi (đã qua tuổi cổ lai hy) mà vẫn cứ nóng như hơ, và nóng đều đều thì mới là điều đáng nói, khiến cho tất cả mọi báo/đài (của cả nước CHXHCNVN) đều phải đồng loạt loan tin – với ít nhiều phẫn nộ: 

Ngày 16-8, nguồn tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Đinh Tất Thắng (SN 1943, ngụ thôn Quyết Thắng 2, xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.

Theo đó, từ năm 1999 đến 2008, Đinh Tất Thắng lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo đã dùng lời lẽ xúc phạm, vu khống các vị lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân.

Từ tháng 6-2015 đến nay, Đinh Tất Thắng đã liên tiếp gửi đơn, thư tố cáo vu khống, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân một số lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và tập thể Huyện ủy, UBND huyện, Công an huyện Thọ Xuân.

Nhằm đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi xúc phạm lãnh đạo Đảng, nhà nước và chính quyền tỉnh Thanh Hóa của Đinh Tất Thắng, Cơ quan An ninh điều tra, Công an Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với Đinh Tất Thắng về tội danh nêu trên. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra.

Được biết, trước đó vào tháng 1-2008, Đinh Tất Thắng đã bị TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt 9 tháng tù giam cũng về tội “xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Sau khi ra tù, từ năm 2009 đến nay, Đinh Tất Thắng vẫn tiếp tục tái phạm.

Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra làm rõ và xử lý nghiêm trước pháp luật.

Đối tựợng Đinh Tất Thắng tại cơ quan điều tra.
Ảnh và chú thích: 
báo Công Lý
Úy trời đất, qủy thần, thiên địa ơi, ông Trương Duy Nhất mới than phiền có mấy câu về khả năng của những vị lãnh đạo mà đã bị tù mấy năm liền. Còn ông Đinh Tất Thắng “liên tiếp gửi đơn, thư tố cáo, vu khống, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân một số đồng chí lãnh đạo Trung ương, tỉnh Thanh Hóa và tập thể huyện ủy, UBND huyện, Công an huyện Thọ Xuân....” thì vụ này chắc chắn sẽ lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và (e) sẽ lôi thôi lớn!

Phiền nhất là dù “công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra, làm rõ,” tức là chưa có một phiên toà xét xử nào ráo nhưng giới truyền thông nhà nước đã đồng tình (và giận dữ) kết tội ông Đinh Tất Thắng mất rồi. Phen này, ông già chắc chết – chết chắc!

Vì tuổi tác, và bệnh tật, tôi cũng “muốn” sắp chết đến nơi. Đồng cảnh tương lân. Nhìn cảnh lao đao của một người đồng hương, và đồng thời, vào lúc cuối đời mà tôi không khỏi trạnh lòng ái ngại.

Vì thế, xin được mượn vài trang sổ tay tuần này để bầy tỏ đôi dòng, ước mong được công luận (nói chung) cũng như báo giới Việt Nam (nói riêng) bớt hằn học với ông Đinh Tất Thắng chút xíu. Cũng hy vọng, nhờ thế, đương sự sẽ được giảm khinh (phần nào) vào phiên toà sắp tới. 

Ông Thắng sinh sống ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá, nơi mà thu nhập bình quân mỗi đầu người ở địa phương này là U.S.A 371,5 dollars hàng năm – nhưWikipedia ghi nhận. Vậy mà theo World Bank thì ông Thắng, và con cháu (kể cả đứa bé sắp sinh) đã phải ghánh chịu một số nợ công là U.S.A 1,200.00 dollars. 

Khi khổng khi không mà phải lãnh một món nợ khổng lồ, như từ trên trời rớt xuống – lớn gấp ba lần lợi tức hàng năm – hỏi ai mà không nổi nóng chớ? Do đó, nếu đúng sự thực là ông Đinh Tất Thắng đã có lời lẽ “xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân một số đồng chí lãnh đạo Trung ương” thì… cũng đúng thôi! Các ông ở trên, các “đồng chí lãnh đạo Trung Ương” điều hành đất nước kiểu này (nói theo ngôn ngữ thường ngày là “làm ăn như con cặc”) mà không bị chửi thì mới là chuyện lạ, đúng không?

Tôi chỉ giả dụ như vậy thôi, chứ chưa chắc ông Đinh Tất Thắng đã biết đến những tai họa đến từ tận “cửu trùng thiên” (chín tầng trời cao) như thế. Có điều, chắc chắn, là ông ấy biết vô số những chuyện tệ hại – xẩy ra hàng ngày – ngay tại địa phương của mình. Xin ghi lại vài ba (vụ) cho rộng đường dư luận: 


Đối tượng Đinh Tất Thắng (áo trắng) bị bắt giữ (ảnh do Công an Thanh Hóa cung cấp). Chú thích: VOV.VN

Xin qúi vị trong giới truyền thông Việt Nam thử đặt mình vào địa vị của ông Đinh Tất Thắng xem sao? Ông ấy sinh sống ở một địa phương phải xin hổ trợ cứu đói mà các bộ mọi ngành và mọi cấp đều ăn chận, ăn xén, ăn bớt, ăn hớt, ăn cắp, ăn gian, ăn bẩn... không từ một thứ gì (chuyện dân chết trong đồn công an cũng xẩy ra như cơm bữa) và đơn thư khiếu nại thì bị qui chụp là "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân!”

Bị dìm vào một môi trường sống cùng quẫn, bức bối và tuyệt vọng đến như thế thì Chúa/Phật cũng đều nổi nóng chớ nói chi đến “người phàm” như ông Đinh Tất Thắng. Bởi vậy, nếu đúng là ông ấy đã có những lời lẽ “lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân một số đồng chí lãnh đạo... tỉnh Thanh Hóa và tập thể huyện ủy, UBND huyện, Công an huyện Thọ Xuân” thì cũng có “oan ức” gì đâu mà cả đám đều rẫy nẩy (đành đạch) lên như thế?


Tờ đơn KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP của ông Đinh Tất Thắng mở đầu nguyên văn như sau:

Kính gửi: Ông Nguyễn Thiện Nhân – Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam

Nay tôi tiếp tục thiết tha kiến nghị Ông Nguyễn Thiện Nhân – Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam cần phải dũng cảm nhìn thẳng sự thật về sự thiếu trách nhiệm của ông, về trách nhiệm của người đứng đầu, trước tình trạng khiếu nại vượt cấp đông người càng ngàn càng nghiêm trọng hiện nay...

Tôi không tin rằng ông Nguyễn Thiện Nhân đã khởi tố ông Đinh Tất Thắng vì cảm thấy bị “xúc phạm” về những lời lẽ bộc trực vừa ghi. Tôi cũng không tin rằng có bất cứ ai trong số những người làm báo ở Việt Nam đã bỏ chút thì giờ tìm đọc tờ đơn thượng dẫn. 

Tất cả qúi vị ( Đài Tiếng Nói Việt Nam, báo Dân Trí, báo Công LýBáo Mới, báoTuổi Trẻ, báo Kiến Thức, báo Pháp Luật, báo Đất Việt, báo Xã Luận, báoVietnamnet, báo Người Lao ĐộngThời Báo ... cùng hàng trăm báo/đài địa phương khác) đều đồng loạt viết theo nội dung bản điều tra của công an tỉnh Thanh Hoá – với những thủ thật, cùng lời lẽ dè bỉu – để biến nạn nhân thành thủ phạm, với một tội danh đã dành sẵn, dù chưa có phiên toà nào cả. 

Cung cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, và vô lương tâm của qúi vị khiến tôi nhớ tới đôi lời tâm sự – cách đây chưa lâu – của nhà báo Đoan Trang:

Khi tờ báo điện tử thuộc hàng chuyên nghiệp đầu tiên ra đời ở Việt Nam - VnExpress, bắt đầu vận hành từ đầu năm 2001 - đội ngũ những phóng viên, biên tập viên của nó đã phải vật lộn rất lâu với chính mình, chính những thói quen đọc và làm báo cũ của mình, để tập những bước đi đầu tiên gọi là hướng tới báo chí hiện đại theo chuẩn Tây phương. Có những điều mà đến giờ, có thể chẳng nhà báo nào còn thấy mới nhưng với thế hệ đầu tiên ở VnExpress thời đó, chúng là cả một cuộc cách mạng về ngôn từ và phong cách làm báo:

- Không dùng những đại từ quá khích như y, thị, hắn, bọn chúng... Trong trường hợp phải đề cập đến nhân vật tiêu cực, chỉ nên dùng các đại từ như “anh/chị ta”, “ông/bà ta”, “bọn họ”.

- Không dùng từ “đồng chí” cho các lãnh đạo...

- Không kết án trước khi có phán quyết của tòa...

Dù vậy, để thay đổi tư duy, thay đổi não trạng, vẫn khó vô cùng, và cũng khó mà chỉ trích báo chí trong bối cảnh xã hội Việt Nam, với nền tảng văn hóa chính trị như hiện nay.

Rõ ràng là “cuộc cách mạng về ngôn từ và phong cách làm báo” ở Việt Nam, từ năm 2001 đến nay, đã không đi đến đâu cả. Nó vẫn còn giữ nguyên cái ngôn từ và phong cách công an (trị) để dành cho những “đối tượng” không may ở đất nước này.

12/9/2015
-


Thanh Hóa:Khởi tố đối tượng chuyên xúc phạm, vu khống lãnh đạo
Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đinh Tất Thắng, về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".
Đinh Tất Thắng (SN 1943, ở thôn Quyết Thắng 2, xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân) là đối tượng chuyên khiếu kiện kéo dài. Theo xác minh của cơ quan công an, từ năm 1999 đến 2008, Đinh Tất Thắng lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo đã dùng lời lẽ xúc phạm, vu khống các lãnh đạo Trung ương, tỉnh Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân.




Đinh Tất Thắng bị cơ quan công an bắt giữ.

Trước đó, vào tháng 1/2008, Đinh Tất Thắng đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt 9 tháng tù giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".

Sau khi ra tù từ năm 2009 đến nay, Đinh Tất Thắng tiếp tục tái phạm. Từ tháng 6/2015 đến nay, Đinh Tất Thắng đã liên tiếp gửi đơn, thư tố cáo vu khống, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân một số lãnh đạo Trung ương, tỉnh Thanh Hóa và tập thể Huyện ủy, UBND huyện và Công an huyện Thọ Xuân.

Hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, của Đinh Tất Thắng đã phạm vào điều 258 Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và dư luận xã hội.

Cơ quan An ninh điều tra Công an Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với Đinh Tất Thắng về tội danh nêu trên.

Hiện vụ án đang tiếp tục được cơ quan An ninh Điều tra công an Thanh Hóa điều tra làm rõ.




-









-Thanh Hóa: Công an đốt tiền để chống nhân quyền, dân phải xin gạo cứu đói (DLB).
* Công văn của nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hóa công khai chống lại nhân quyền

Danlambao vừa nhận được một công văn quái gở của UBND tỉnh Thanh Hóa mang tên: “Quyết định về việc phê duyệt hỗ trợ kinh phí cho công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết Quốc phòng - An ninh, công tác phòng chống khủng bố và nhân quyền năm 2013 tỉnh Thanh Hóa”. Quyết định số 4717 do ông Nguyễn Đình Xứng, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký ngày 30/12/2013.

Theo nội dung quyết định, UBND Tỉnh Thanh Hóa sẽ cấp kinh phí lên đến 95 triệu đồng cho công an Thanh Hóa tổ chức hai hội nghị tổng kết cuối năm. Trong đó, khoản kinh phí 32,6 triệu đồng sẽ được chi cho hoạt động có tên gọi “Hội nghị tổng kết công tác phòng chống khủng bố, nhân quyền”.

Ngay trong tên gọi của hội nghị, nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hóa đã cho thấy não trạng bệnh hoạn và hoang tưởng khi gom chung khủng bố và nhân quyền thành những đối tượng để công an phòng chống.   
Đây là bằng chứng rõ rệt cho thấy nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hóa công khai chống lại nhân quyền, giữa lúc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Cũng theo công văn, khoản tiền để chi cho hội nghị “chống nhân quyền” như trên được lấy từ nguồn kinh phí dành riêng cho an ninh biên giới, biển đảo. Tiền thuế nhân dân tiếp tục bị mang ra sử dụng cho những hoạt động vô bổ và phản nhân quyền.

Thanh Hóa là một trong 15 tỉnh vừa đề nghị lên trung ương xin cấp gạo cứu đói dịp tết và giáp hạt 2014.

Với lối chi tiêu một cách vô tội vạ như trên, chẳng trách sao người dân Thanh Hóa vẫn mãi nghèo, ngư dân Thanh Hóa ra biển vẫn tiếp tục bị lính Trung Quốc bắn giết, cướp bóc.


* Dưới đây là toàn văn quyết định chống nhân quyền của UBND tỉnh Thanh Hóa:




Chống khủng bó hay đàn áp biểu tình? Đề xuất cơ quan chống khủng bố có quyền dừng sự kiện đông người (Petrotimes 21-5-13)

(PetroTimes) – Cuối phiên họp sáng nay (21/5), Quốc hội đã nghe Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố và thảo luận về dự luật nói trên tại hội trường. Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn điều khiển phiên họp.

Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phòng, chống khủng bố, Quốc hội thảo luận hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác của dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố.


Nội dung về lực lượng chuyên trách chống khủng bố được nhiều đại biểu quan tâm. Theo dự luật, người chỉ huy chống khủng bố là người đứng đầu đơn vị chuyên trách chống khủng bố. Trường hợp khủng bố xảy ra nhưng chưa có người chỉ huy chống khủng bố thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi xảy ra khủng bố là người chỉ huy tạm. Lúc đó người chỉ huy được quyền bao vây, phong tỏa khu vực xảy ra khủng bố, giải cứu con tin, cấp cứu nạn nhân…

Đại tá Phạm Trường Dân, Phó giám đốc Công an tỉnh, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam băn khoăn, khi nhà hát, rạp chiếu phim, sân vận động và các nơi sinh hoạt công cộng là mục tiêu của hoạt động khủng bố thì “người đứng đầu” được hiểu là ai: Thủ trưởng nhà hát, rạp chiếu phim… hay cấp trên của nơi đó? Luật cần quy định rõ chứ nếu không sẽ rất dễ dẫn đến áp dụng tùy tiện, mỗi nơi hiểu một cách và lỡ xảy ra sự cố trong “giải cứu con tin” thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm…

“Theo cá nhân tôi, trong trường hợp đó, “người đứng đầu” nên giao cho Trưởng công an huyện, thị xã. Vì lực lượng Công an nhân dân được đề xuất là Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố trung ương. Bên cạnh đó, Ban soạn thảo có thể cân nhắc, bổ sung khả năng người chỉ huy phòng, chống khủng bố có quyền dừng, đình chỉ các hoạt động đông người đó”, đại biểu Phạm Trường Dân phát biểu.
Đại biểu Trần Văn Độ (An Giang) trong phiên thảo luận tại Hội trường sáng nay.


Theo Bộ Công an, mặc dù ở Việt Nam chưa xảy ra vụ khủng bố nào do các tổ chức quốc tế gây ra nhưng cơ quan an ninh đã phát hiện nhiều đối tượng khủng bố quốc tế xâm nhập. Từ năm 2000 đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, điều tra, xét xử 4 vụ âm mưu khủng bố với 49 bị cáo.

Theo Đại biểu Hà Huy Thông (Thừa Thiên – Huế), khi Luật có hiệu lực và đi vào cuộc sống, sẽ tạo môi trường an ninh, phát triển cho xã hội. Việt Nam đang là điểm đến an toàn bậc nhất thế giới cho khách du lịch, và thậm chí cả chính khách. Việc các tổ chức quốc tế triển khai hội nghị, nhóm họp tại Việt Nam cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của bè bạn quốc tế với đất nước, con người và đặc biệt là thể chế của chúng ta. “Tôi cho rằng, rất cần thiết có đường dây nóng cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cũng như mọi quốc gia khác là hợp lý. Điều đó giúp chúng ta hoàn thiện hơn nỗ lực phòng, chống khủng bố với mọi đối tượng trong xã hội”.

Trong khi đó, Trung tướng, Chánh án Tòa án quân sự TƯ Trần Văn Độ cho rằng, hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố là hết sức cần thiết, nhưng là hoạt động mang tính nhạy cảm và phải hết sức thận trọng để đảm bảo độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Về chính sách phòng, chống khủng bố (Điều 4), có một số kiến nghị nên bỏ cụm từ “tài trợ khủng bố”, bổ sung chính sách đối với người phát hiện hành vi khủng bố, chính sách khen thưởng khi cung cấp thông tin khủng bố. Ngoài ra, Trung tướng Trần Văn Độ còn đề nghị chỉ nên thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ở 2 cấp trung ương và địa phương.

Dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố có 8 chương, 53 điều, gồm: những quy đinh chung, tổ chức hoạt động phòng, chống khủng bố, phòng ngừa khủng bố, chống khủng bố, phòng, chống tài trợ khủng bố, hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong phòng, chống khủng bố và điều khoản thi hành. Về cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và cấp tỉnh, dự thảo luật đề xuất sẽ do Bộ Công an và cơ quan Công an cấp tỉnh đảm nhiệm, bởi theo chức năng, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định, điều này hoàn toàn phù hợp.
Tùng Lê

ĐB đề xuất Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo phòng chống khủng bố (GD 21-5-13) -- Tôi hoàn toàn ủng hộ đề nghị này!  Còn ai xứng đáng hơn người đã khôn ngoan lật ngược thế cờ, đập tan những âm mưu khủng bố mình trong nội bộ Đảng?


**************
Hồ sơ WikiLeaks: Đặng Thành Tâm là nguồn tin được Mỹ bảo vệ
Wikileaks về ông Đặng Thành Tâm, và bên cạnh ông Đặng Thành Tâm còn có một số người khác như ông Lê Kiên Thành, Trần Xuân Giá (ACB), Đặng Văn Thành (Sacombank),… đều là các “nguồn tin được bảo vệ” (protected) cung cấp các tin tức nội bộ cấp cao cho phía Mỹ.

Trong công điện số 09HANOI537, ông Đặng Thành Tâm khẳng định với phía Mỹ: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bật đèn xanh cho dự án Bauxite sau khi đi Bắc Kinh về.
Sau đó như độc giả thấy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị “tấn công” tứ phía từ dự án này, trong đó có vai trò rất lớn từ sự “rỉ tai” của ông Trương Tấn Sang đến những “nhân sĩ trí thức” để họ lên tiếng dẫn dắt dư luận, mà không biết rằng đây là chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng chỉ là người thực hiện theo chỉ đạo của TBT Nông Đức Mạnh.



Trong công điện số 08HOCHIMINHCITY714, ông Đặng Thành Tâm cung cấp cho Mỹ, khẳng định việc trực tiếp quản lý các doanh nghiệp nhà nước là một thất bại lớn nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…
Ngoài ra, trong các gói tài liệu Wikileaks còn đề cập đến nhiều người khác: Lê Kiên ThànhĐặng Văn ThànhTrần Xuân Giá:




Theo bocauden.net


Xem tin nguồn: http://ttxva.org/ho-so-wikileaks-dang-thanh-tam-la-nguon-tin-duoc-my-bao-ve/#ixzz2U0TQxfov
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook


Hồ sơ WikiLeaks: Đặng Thành Tâm là nguồn tin được Mỹ bảo vệ 2

Xem tin nguồn: http://ttxva.org/dang-thanh-tam-duoc-my-bao-ve-2/#ixzz2U0UABI9C
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook

dangthanhtam-quochoi2

Hồ sơ WikiLeaks: Đặng Thành Tâm là nguồn tin được Mỹ bảo vệ 1


Chưa nói đến các hồ sơ dạng SECRET, TOP SECRET, chỉ cần tham khảo qua một số hồ sơ dạng CONFIDENTIAL và UNCLASSIFIED mà Wikileaks tiết lộ từ các năm 2008-2010 đã thấy được Đặng Thành Tâm là nguồn tin số 1 tại Việt Nam của ĐSQ/LSQ Hoa Kỳ. Thông qua mối quan hệ “thân cận” với nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Đặng Thành Tâm đã moi được nhiều thông tin mật, nội bộ của Đảng Cộng sản, nhà nước Việt Nam và cung cấp cho chính phủ Hoa Kỳ. Có thể thấy qua một số tài liệu sau:

1- CABLE: 06HOCHIMINHCITY1257. DATE: 2006-11-03 05:26

dangthanhtam-usa1b

Ngày 3/11/2006, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM Seth Winnick báo cáo về Bộ Ngoại giao về chiến lược đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ
Nội dung:  Đặng Thành Tâm báo cho Hoa Kỳ biết Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết muốn được nhận lời mời thăm Hoa Kỳ vào quý 1/2007 từ Tổng thống Bush khi ông sẽ thăm Việt Nam vào tháng này (11/2006). Tâm cho phía Hoa Kỳ biết đây là một trong các chiến lược ngoại giao “độc lập” với Trung Quốc của Bộ Chính trị. Việc Thủ tướng thăm Nhật, dời chuyến thăm song phương Trung Quốc qua năm 2007 cũng là 1 phần của chiến lược này. Tâm nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết muốn chuyến thăm Hoa Kỳ được tiến hành càng sớm càng tốt.
Lãnh sự quán cũng báo về Bộ Ngoại giao thông tin của Đặng Thành Tâm: Là chủ của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, sở hữu hơn 10 khu công nghiệp rải rác cả nước và gần đây còn mở một ngân hàng. Đặng Thành Tâm có mối quan hệ thân thiết với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang và Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Tổng thống Bush ngày 17/11/2006
Thông qua Đặng Thành Tâm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã được mời đến Hoa Kỳ ngày 23/6/2007

2- CABLE: 08HOCHIMINHCITY10. DATE: 2008-01-04 01:17

dangthanhtam-usa2

Ngày 4/1/2008, Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM báo cáo Bộ Ngoại giao về sự thành công của doanh nghiệp TP HCM.
Nội dung:  Đặng Thành Tâm cho phía Hoa Kỳ biết ông ta không khởi nghiệp từ “những kết nối chính trị” (political connections) mà do sự năng động và những ý tưởng mới của mình để trở thành “trùm” bất động sản và khu công nghiệp tại Việt Nam. Nhưng với sự thành công và giàu có của mình, Đặng Thành Tâm đã thích “chính trị” và tuyên bố có quan hệ “chặt chẽ” với 14 Ủy viên Bộ Chính trị bao gồm cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mà qua đó Tâm có thể tác động vào nhiều “vấn đề”. Tâm cho biết, ngay sau khi Nguyễn Tấn Dũng đắc cử Thủ tướng, Tâm đã đề nghị và không tin rằng chuyến công du đầu tiên của Thủ tướng là đến Nhật Bản, ngay sau đó Tâm đã trúng nhiều dự án công nghiệp lớn và được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh Việt-Nhật.

3- CABLE: 08HANOI877. DATE: 2008-07-30 05:26. 

dangthanhtam-usa3

Ngày 30/7/2008, Đại sứ Michael W. Michalak (Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội) báo cáo Bộ Ngoại giao về kết quả Hội nghị Trung ương 7 (Khóa 10) theo thông tin của Đặng Thành Tâm.
Nội dung: Đặng Thành Tâm được Đại sứ Michalak gọi là “liên hệ có kiến thức” (knowledgeable contacts) của ĐSQ Hoa Kỳ và là người thân cận của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết . Tâm báo cáo về kết quả Hội nghị Trung ương 7 (Khóa 10) diễn ra từ ngày 9-17/07/2008 với nội dung chính: Thủ tướng đã đạt được sự “thỏa hiệp” về quản lý doanh nghiệp Nhà nước, ông trực tiếp quản lý 26 tập đoàn nhà nước lớn nhất chứ không phải toàn bộ doanh nghiệp nhà nước như 2 Thủ tướng tiền nhiệm.

4- CABLE: 08HOCHIMINHCITY714. DATE: 2008-08-08 04:54

dangthanhtam-usa4

Ngày 8/8/2008, Tổng Lãnh sự Kenneth J. Fairfax tại TP HCM báo cáo Bộ Ngoại giao về vấn đề quản lý Doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ
Nội dung: Ngay sau khi trở về sau chuyến tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Hoa Kỳ (tháng 6/2008), Đặng Thành Tâm báo cáo việc quản lý Doanh nghiệp Nhà nước là một trong những thiếu sót lớn nhất của Nguyễn Tấn Dũng. Cũng như 2 “nguồn tin được bảo vệ” (PROTECTED) khác là Đặng Văn Thành (Sacombank) và Võ Quốc Thắng (Đồng Tâm), Đặng Thành Tâm cho rằng Nguyễn Tấn Dũng không nên điều hành trực tiếp 22 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất như thời làm Phó Thủ tướng. Tâm cũng báo cáo ĐSQ: “Thủ tướng là người nói dối” khi báo cáo việc đầu tư các lĩnh vực ngoài ngành của khối doanh nghiệp nhà nước là 600 triệu USD, trên thực tế phải gấp 10 lần, ít nhất là 6 tỷ USD.

5- CABLE: 09HANOI823. DATE: 2009-09-23 04:00

dangthanhtam-usa5

Ngày 11/6/2009, Đại sứ Michael W. Michalak (Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội) báo cáo Bộ Ngoại giao về tình hình sẽ diễn ra tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản.
Nội dung: Theo các thông tin Đặng Thành Tâm và một số “cộng tác viên” khác cung cấp, ĐSQ Hoa Kỳ cho rằng, tại Đại hội XI có khả năng thống nhất vai trò của Tổng bí thư và Chủ tịch nước theo mô hình Trung Quốc, trong đó 2 ứng cử viên nặng ký là Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang, tuy nhiên, đây là điều không thể chấp nhận cho các “đối thủ” khác ở miền Bắc. Theo Tâm, nếu Nguyễn Tấn Dũng vẫn giữ được vị trí, ông sẽ không “mạo hiểm” nhìn thấy quyền lực của mình giảm đi so với người nắm quyền Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước.

6- CABLE: 09HANOI537. DATE: 2009-06-11 06:19

dangthanhtam-usa6

Ngày 11/6/2009, Đại sứ Michael W. Michalak (Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội) báo cáo Bộ Ngoại giao về việc chia rẽ hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam liên quan đến dự án Bauxite Tây Nguyên.
Nội dung: Đặng Thành Tâm được Michalak nhấn mạnh là “NGUỒN TIN ĐƯỢC BẢO VỆ” (PROTECT), là người đi cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Trung Quốc (tháng 10/2008). Tâm nhấn mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đã bật đèn xanh cho dự án “Bauxite Tây Nguyên” sau cuộc họp tại Bắc Kinh (Thực tế trong việc này Tâm đã thiếu thông tin, dự án này do TBT Nông Đức mạnh và phe nhóm miền Bắc chủ trương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thực hiện chức năng hành pháp của mình mà thôi – Lời người dịch). Hiện nay Nguyễn Tấn Dũng buộc phải đánh bại các đối thủ, đặc biệt là Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang – đối thủ chính trong Bộ Chính trị. Theo Đặng Thành Tâm và Lê Kiên Thành là những người thân cận của “lãnh đạo cấp tiến” Trương Tấn Sang, còn quá sớm để nhận định về kết quả Đại hội XI, tuy nhiên, vấn đề tranh cãi liên quan dự án Bauxite đang được khai thác một cách triệt để làm công cụ đánh bật Thủ tướng.

7- CABLE: 09HANOI809. DATE: 2009-09-10 07:19

dangthanhtam-usa7

dangthanhtam-usa8

Ngày 10/9/2009, Đại sứ Michael W. Michalak (Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội) báo cáo Bộ Ngoại giao Những ứng cử viên hàng đầu cho chức danh Tổng Bí thư và Thủ tướng chính phủ tại Đại hội Đảng XI sẽ diễn ra vào tháng 1/2011.
Nội dung: Theo thông tin Đặng Thành Tâm và Lê Kiên Thành (con trai nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn) cung cấp: 6 trong 15 Ủy viên BCT sẽ nghỉ hưu vào Đại hội XI của Đảng Cộng sản sẽ diễn ra vào tháng 1/2011 (Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Phạm Gia Khiêm, Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Văn Chi và cả Nguyễn Phú Trọng nếu ông không được bầu làm Tổng Bí thư). Các ứng cử viên cho chức danh Tổng Bí thư gồm có: Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng và “bad boy” Tô Huy Rứa.
Trong đó, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang là người có “triển vọng” hơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dù trong nhiệm kỳ làm Bí thư Thành ủy TP HCM ông đã từng bị kỷ luật vì liên quan đến trùm xã hội đen Năm Cam.
Thời gian qua ông Trương Tấn Sang đã hoạt động năng nổ, chứng tỏ quyền lực trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, ông đã làm “lu mờ” vai trò của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Đặng Thành Tâm và một số “nguồn tin khác” cho biết Nông Đức Mạnh đã đứng qua một bên và đồng ý để cho Trương Tấn Sang hoạt động như một Tổng bí thư thực sự. Tâm cũng cho biết Nguyễn Tấn Dũng sẽ thất cử Tổng Bí thư vì những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, chưa xử lý được tham nhũng và nhất là ông đã “xa lánh” Ban Bí thư Trung ương.
Vấn đề tranh cãi về dự án Bauxite Tây Nguyên tuy được đưa ra bởi Tướng Võ Nguyên Giáp nhưng người trong cuộc đều biết rằng vụ việc này đang được khai thác triệt để bởi Trương Tấn Sang nhằm làm suy yếu Thủ tướng.
Còn nhiều thông tin khác trong các gói SECRET/TOP SECRET và CONFIDENTIAL mà Wikileaks sẽ công bố tiếp theo. Trong đó nhiều thông tin liên quan đến sự nghiệp “buôn vua” của “nguồn tin được bảo vệ” Đặng Thành Tâm gồm quá trình “dìu dắt” Trương Tấn Sang từ thời Bí thư Thành ủy TP HCM đến vị trí Chủ tịch nước và vai trò của Tâm trong mâu thuẫn giữa Trương Tấn Sang đối với Tướng Hưởng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo Phạm Trần


Xem tin nguồn: http://ttxva.org/dang-thanh-tam-duoc-my-bao-ve-2/#ixzz2U0Tprkg3
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook

Tổng số lượt xem trang