Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Lỗ chỏng gọng, EVN vẫn được đề nghị nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Cho nên, ở đây, đặt ra vấn đề là: tại sao người dân, doanh nghiệp phải trả tiền điện cho cả những lỗi về quản lý yếu kém của lãnh đạo EVN?
-Lỗ chỏng gọng, EVN vẫn được đề nghị nhận danh hiệu Anh hùng Lao động
BizLIVE - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đề xuất tính lỗ phát sinh từ tỷ giá vào giá điện, trước đó, EVN từng tính chi phí xây biệt thự, sân tennis vào giá điện. Tuy nhiên,
Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương đang tiến hành lấy ý kiến nhân dân đối với 45 trường hợp thuộc Bộ, ngành, đoàn thể trung ương đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2015.

Trong đó, riêng Bộ Công Thương có 5 tập thể, cá nhân gồm: Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Khí Việt Nam.
Cá nhân có ông Nguyễn Duy Khuyến, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và ông Trần Đình Thanh, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Theo Ban Thi đua-Khen thưởng, danh hiệu “Anh hùng Lao động” được tặng cho tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là tấm gương sáng, mẫu mực về mọi mặt.
Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, theo báo cáo được lãnh đạo EVN đưa ra trong Hội nghị Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 vẫn còn khoảng 8.800 tỷ đồng lỗ từ chênh lệch tỷ giá vẫn chưa được cân đối.
Cộng với khoảng 8.000 tỷ đồng lỗ mới phát sinh từ giá than tăng, thuế tài nguyên nước tăng từ 2 lên 4%, phí môi trường rừng, chi phí lưới điện nông thôn… nên tổng cộng khoản lỗ tính tới thời điểm đầu năm 2015 của ngành điện đã là 16.800 tỷ đồng.
Đến tháng 3/2015 vừa qua, giá điện chính thức được điều chỉnh tăng 7,5% và ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN thời điểm đó cũng cho biết việc tăng giá điện sẽ giúp doanh thu của EVN tăng thêm 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 1.500 tỷ đồng.
Cũng theo ông Tri, từ năm 2014 Bộ Công Thương chưa cho EVN tính đầy đủ chênh lệch tỷ giá vào giá điện và phải dùng nguồn thu từ bán điện để bù đắp vào, việc tăng giá điện EVN cũng dự kiến phân bổ 926 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá trong số 8.000 tỷ đồng từ các năm trước vào chi phí giá điện, số còn lại sẽ đẩy vào chi phí của các năm sau.
Chưa hết, mới đây, khi tỷ giá biến động, EVN và PVN, TKV cũng đề nghị việc tăng giá điện "gánh" lãi nợ vay ngoại tệ cho các tập đoàn.
Trong đó, ông Ngô Sơn Hải, Phó tổng giám đốc EVN cho rằng, chênh lệch tỷ giá ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực điện. Riêng TKV lỗ khoảng 1.200 tỷ đồng, nếu cộng các con số mà cả TKV và PVN lỗ do tỷ giá có thể gấp hơn 10 lần con số 1.200 tỷ đồng.
Không chỉ "gánh" những khoản lãi nợ vay của EVN, giá điện còn "gánh" chi phí xây biệt thự, sân tennis của Tập đoàn này.
Cụ thể, báo cáo mới đây về việc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, Bộ Công Thương cho biết, chi phí khấu hao các nhà khác chuyên gia trong đó có biệt thự, nhà quản lý vận hành, nhà sửa chữa điện và nhà ở trực tiếp cho người lao động tại các nhà máy điện EVN sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh điện.





-EVN phải loại chi phí xây bể bơi, sân tennis khỏi giá điện
Bộ Công Thương cho biết, đã có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không được đưa chi phí xây dựng bể bơi, sân tennis vào giá thành điện.

Đây là những chỉ đạo của Bộ Công Thương với EVN được nêu trong báo cáo của Bộ này gửi Thanh tra Chính phủ về tình hình thực hiện Kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).


Đáng chú ý, với các chi phí xây dựng các công trình phục vụ cho mục đích phúc lợi như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis tại 6 dự án điện được thanh tra EVN và các đơn vị thành viên phải sử dụng tiền lấy từ quỹ phúc lợi hoặc các nguồn tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng. Nếu đã sử dụng nguồn vốn khác để đầu tư thì phải hạch toán điều chỉnh nguồn. EVN và các đơn vị thành viên không được tính khấu hao tài sản các công trình phúc lợi nói trên vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Về phương án xử lý nợ điện giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Bộ Công Thương đã có văn bản hướng dẫn thực hiện việc xử lý công nợ tiền điện giữa EVN và PVN. Tổng số nợ tiền điện của EVN với PVN đến ngày 31/12/2011 là 9.650 tỷ đồng. EVN thực hiện thanh toán cho PVN số tiền 2.650 tỷ đồng trước 31/12/2013; số nợ tiền điện còn lại 7.000 tỷ đồng của EVN được chuyển thành khoản nợ vay dài hạn đối với PVN.

Đối với lãi tiền vay phát sinh của số tiền nợ 7.000 tỷ đồng kể từ khi EVN ký nhận nợ vay dài hạn, EVN được phép hạch toán vào giá thành hàng năm theo kỳ hạn trả nợ theo hợp đồng. Không tính lãi đối với khoản nợ 9.650 tỷ đồng của EVN và PVN kể từ khi phát sinh đến thời điểm hai bên ký hợp đồng vay nợ. Bên cạnh đó, tháng 12/2013, EVN cũng đã ký hợp đồng vay với Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Theo đó, tổng số tiền vay là 7.000 tỷ đồng, EVN đã trả 4.000 tỷ đồng nợ gốc còn lại 3.000 tỷ đồng nợ gốc dự kiến đến cuối năm 2015 EVN sẽ trả hết cho Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.

Theo báo cáo tài chính của EVN đã được kiểm toán độc lập và Tổ công tác liên bộ - ngành kiểm tra, xác nhận, riêng tổng chi phí khấu hao và chi phí lãi vay năm 2011 của nhà máy thủy điện Sông Tranh chiếm 94,7% tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện; nhà máy thủy điện Đồng Nai năm 2011 chiếm 93,3%.

-Biệt thự, nhà khách của EVN được tính vào giá điện
10/09/2015
TTO - Bộ Công thương vừa có văn bản về việc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ tại Tập đoàn Điện lực VN (EVN - đã được thực hiện năm 2013). 
Một nhà khách vốn dành cho chuyên gia,nay dành cho cán bộ vận hành tại một công trình thủy điện do EVN quản lý.
Một nhà khách vốn dành cho chuyên gia,nay dành cho cán bộ vận hành tại một công trình thủy điện do EVN quản lý.
Theo đó, giải trình về việc rà soát lại khoản chi phí xây dựng biệt thự, nhà ở, bể bơi, sân tennis… mà báo chí từng nêu, Bộ Công thương cho biết đã cùng Bộ Tài chính lập phương án xử lý.
Dẫn văn bản chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, Bộ Công thương cho biết khoản đầu tư trên của EVN đã được xử lý theo ba hướng:
Cụ thể, thứ nhất, với chi phí khấu hao các nhà khách chuyên gia (trong đó có một số biệt thự - PV), nhà quản lý vận hành, nhà sửa chữa điện và nhà ở trực tiếp cho người lao động tại các nhà máy điện, Bộ Công thương khẳng định EVN sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh điện. Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc chi phí trên sẽ được tính vào giá điện.
Thứ hai, Bộ Công thương cho biết với các nhà đơn lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng và công trình nhà ở khác mà EVN cho các hộ gia đình cán bộ nhân viên tại các thủy điện thuê… thì không được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh  điện. EVN sẽ phải xác định giá cho thuê theo đúng nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí để thu hồi vốn đầu tư và các chi phí quản lý, bảo dưỡng công trình này.
Thứ ba, với chi phí đầu tư các công trình phúc lợi như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… EVN phải sử dụng quỹ phúc lợi hoặc “nguồn tài trợ khác” để đầu tư xây dựng. Nếu đã dùng nguồn vốn khác thì phải điều chỉnh lại. “EVN và các đơn vị thành viên không được tính chi phí khấu hao tài sản này vào chi phí sản xuất kinh doanh điện” - Bộ Công thương cho biết.
Như vậy với văn bản trên, Bộ Công thương công nhận chỉ một phần chi phí xây biệt thự, bể bơi, sân tennis… mà báo chí nêu được tính vào giá điện.



--

-EVN từ lỗ 12.000 tỉ đồng thành lãi 1.500 tỉ đồng
06/03/2015 17:01
(NLĐO)- Phó Tổng giám đốc EVN cho biết tăng giá điện 7,5% giúp tập đoàn tăng doanh thu 13.000 tỉ đồng, tránh lỗ 12.000 tỉ đồng năm 2015, có thể lãi 1.500 tỉ đồng trong cùng năm.


Phó Tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri cho biết tăng giá điện 7,5% sẽ giúp tập đoàn tăng doanh thu 13.000 tỉ đồng

Chiều 6-3, tại cuộc họp báo về điều chỉnh giá bán lẻ điện, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri cho biết chi phí đầu vào của ngành điện đã tăng 12% kể từ lần điều chỉnh giá gần đây nhất là ngày 1-8-2013 cho đến 31-1-2015. Vì thế, theo ông Tri, nếu tăng giá điện 12% thì lợi nhuận của EVN đạt 3%-4%.

Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và tránh ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng nên đã đề xuất tăng 9,5%. Với mức tăng này, lợi nhuận toàn tập đoàn đạt 3%.

Song, kết quả cuối cùng, Chính phủ đồng ý thông qua phương án tăng giá điện 7,5% - mức thấp nhất trong 3 phương án được đưa ra là 7,5%, 8,5% và 9,5%.

Với mức tăng giá điện 7,5% như hiện nay thì lợi nhuận đạt được 1%, xử lý chênh lệch tỉ giá khoảng 1.000 tỉ đồng, còn 7.000 tỉ đồng chênh lệch tỉ giá tiếp tục xử lý vào các năm sau. EVN tăng doanh thu khoảng 13.000 tỉ đồng, tránh lỗ được 12.000 tỉ đồng trong năm 2015. Cũng nhờ điều chỉnh giá điện, EVN dự kiến có lãi khoảng 1.500 tỉ đồng, tương đương khoảng 1% vốn chủ sở hữu, trong năm 2015.

“Thật ra mơ ước của EVN đạt được 0% lợi nhuận là tốt rồi, vì EVN không phải doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận mà là doanh nghiệp phục vụ xã hội. Nhưng nếu lỗ thì không thể vay vốn đầu tư tiếp, dừng đầu tư không thể tăng trưởng điện theo nhu cầu” - ông Tri phân trần.

Ông Tri cũng cho biết tăng giá điện 7,5% sẽ khiến các hộ có mức sử dụng điện dưới 50 Kwh tăng chi khoảng 4.800 đồng/tháng, không phải mức tăng 6.000 đồng như một số cơ quan báo chí thông tin.



Giá điện tăng, chủ nhà trọ "té nước theo mưa"

Giá bán lẻ điện sinh hoạt cao nhất 2.587 đồng/Kwh

-Điện thất thoát, sao người tiêu dùng phải gánh chịu?

Theo Tập đoàn điện lực VN (EVN), tỷ lệ tổn thất điện năng toàn hệ thống trong năm 2014 khoảng 8,6%, giảm 0,27% so với năm 2013 nhưng cao hơn 0,15% so với chỉ tiêu kế hoạch là 8,45%.

Năm 2014, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN đạt 142,25 tỉ kWh, với tỷ lệ tổn thất trên thì lượng điện năng thất thoát lên đến hơn 16,54 tỉ kWh. Toàn bộ tổn thất này đều được hạch toán trong giá bán điện và người tiêu dùng phải gánh chịu.

Phấn đu giảm... sự c
Theo ông Phạm Lê Thanh, TGĐ EVN, giải bài toán giảm tổn thất điện năng đối với EVN không hề dễ khi nguồn điện chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc, trong khi nguồn tải lại ở miền Nam, truyền tải luôn quá tải trên hệ thống điện. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng điện ở VN còn rất lãng phí. Trong cơ cấu điện cung cấp cho nền kinh tế thì 53,9% (năm 2013 là 52%) sản lượng điện là phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, nhưng lại chỉ làm ra 38% GDP. Ông Thanh cho biết, trong khi với các ngành nghề khác như thương mại, dịch vụ chỉ cần 4,9% sản lượng điện đã làm ra 49,5% GDP và 1,596 sản lượng điện làm ra 18% GDP cho nông lâm thủy sản thì “các ngành công nghiệp còn sử dụng công nghệ cũ, như xi măng vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, “ăn rất nhiều điện”.
Năm 2015, EVN đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống mức 8%, trong đó ưu tiên cao nhất là giao chỉ tiêu đến từng đơn vị thành viên như TCT truyền tải và các TCT điện lực để khai thác và sử dụng điện có hiệu quả, tăng tính khả dụng của đường dây. Cụ thể, EVN phấn đấu tiết kiệm 2% trên địa bàn miền Nam, giảm 5% các sự cố so với năm trước và phấn đấu cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế, xã hội.
Ông Phạm Lê Thanh cũng cho rằng cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống truyền tải đồng bộ trên cơ sở sử dụng công nghệ mới, hiện đại, thông minh hơn. Nhà nước cần có cơ chế chính sách hỗ trợ hữu ích cho doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp khuyến khích và buộc đổi mới công nghệ. Đồng thời phải có các chế tài xử phạt mang tính răn đe những vi phạm về lĩnh vực điện như mất an toàn hành lang lưới điện, kiểm toán, dán nhãn năng lượng...
Tại cuộc họp của ngành EVN gần đây, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng yêu cầu EVN phải thường xuyên kiểm tra đường dây 500 kV nhằm tránh xảy ra sự cố lớn gây mất điện cho các tỉnh phía nam, cũng như điều tiết một cách hợp lý đế có thể huy động các nguồn điện khác ngoài EVN và giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất.
Còn lâu mới theo kịp khu vực
Theo GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực VN, bên cạnh một số lý do từ công tác quản lý, vận hành... nguyên nhân chính khiến tình trạng tổn thất điện năng hiện vẫn còn cao là do hệ thống lưới điện tại VN chưa được ưu việt như hạ tầng tại các nước phát triển. Ông Long cảnh báo: “Để giảm tổn thất điện năng, EVN phải đầu tư, nâng cao năng lực lưới điện, nếu lưới phát triển trước thì tổn thất giảm, nếu không đầu tư, lưới điện nâng cao không theo kịp tăng trưởng tiêu thụ điện, tăng trưởng phụ tải thì tổn thất điện năng sẽ tăng”.
Trong khi đó, chuyên gia Hoàng Hữu Thuận, Giám đốc Trung tâm tư vấn và phát triển Điện thuộc Hội Điện lực VN, người đã làm việc 50 năm trong ngành điện cho rằng tổn thất điện năng hiện nay có 2 phần là kỹ thuật và phi kỹ thuật, cả hai đều là bài toán khó giải đối với ngành điện.
Tổn thất kỹ thuật đã giảm từ 23% trước đây xuống còn dưới 10% hiện nay, nghĩa là đã giảm khá nhiều so với trước đây. Cái khó trong khâu này là muốn giảm tổn thất điện năng thì phải tăng vốn đầu tư để cải tạo mạng lưới điện. Thế nhưng, tăng vốn đầu tư thì phải tăng giá bán điện, việc này cũng không hề dễ dàng.
Theo ông Thuận, “EVN đề ra mục tiêu giai đoạn năm 2010- 2025 phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống còn 7%. Nếu đạt thì tỷ lệ này mới chỉ bằng các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay, chứ so với trung bình thế giới (5%-6%) thì vẫn không theo kịp”. Tỷ lệ này cũng được xem là khá vì VN dài, địa hình nhiều đồi núi hiểm trở, vùng nông thôn chiếm đa số, một số mạng điện sơ sài, tạm bợ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thất điện năng.
Đối với tổn thất phi kỹ thuật, như tình trạng ăn cắp điện thì xảy ra rất nhiều nơi như là một vấn nạn xã hội. Giải pháp đưa tất cả điện kế ra bên ngoài nhà khách hàng tuy có giúp giảm phần nào tỉ lệ thát thoát điện nhưng không đáng kể so với lượng điện năng thất thoát, hao hụt qua quá trình truyền tải.
Mạnh Quân – Đình Mười/ Thanh niên
Phải có đơn vị chống thất thoát điện độc lập
Theo TS Phạm Sanh một chuyên gia vé hạ tầng, ở nhiều nước khác trên thế giới, đơn vị bán điện bao giờ cũng độc lập với đơn vị chống thất thoát điện năng. Còn VN thì đơn vị bán điện (EVN) kiêm luôn chống thất thoát, như vậy động lực đối với công tác chống thất thoát không cao bởi dù gì thì phần thất thoát điện cũng được đưa hết vào giá bán điện. TS Phạm Sanh cho rằng nên thay đổi cơ chế, giao cho đơn vị độc lập làm công tác chống thất thoát điện năng.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM – cũng rằng: “ Truyền tải độc lập, tách khỏi thương mại (bán điện),  như vậy chống tổn thất điện năng mới hy vọng có kết quả tốt".
-Giá điện không hề thấp
(VEF.VN)- Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam khẳng định, giá điện hiện nay không hề thấp. Đáng lẽ vừa qua giá điện phải giảm chứ không thể tăng.

Thưa ông, Bộ Công Thương và EVN đều cho rằng, giá điện của Việt Nam luôn thấp giá thành, không đủ bù đắp chi phí và thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Ông có nhận định thế nào về điều này?
- Vừa qua, chúng tôi đã xác minh rõ câu chuyện giá điện. Hiện nay, giá bán buôn điện mà EVN mua chỉ có 900 đồng/kWh. Trong khi đó, giá bán lẻ điện đã tăng thêm 5% từ 1/7. Cộng thêm thuế VAT, giá bán lẻ điện bình quân đã lên tới 1.506 đồng/kWh, tương đương 7,2 cent/kWh. Giá như vậy đâu hề thấp, nhất là không hề thấp với đời sống nhân dân hiên nay. Chưa kể, đó mới là giá điện bình quân. Còn giá điện sinh hoạt tính theo bậc thang, càng dùng nhiều, càng phải trả giá cao thì giá bán bình quân thực sự cho dân còn cao hơn nữa. Có gia đình, tính ra còn phải trả tới 4000-5000 đồng/kWh.
Tuy nhiên, các lãnh đạo Bộ Công Thương và EVN vẫn thường cho rằng, giá điện của Việt Nam thấp hơn khu vực là bất hợp lý?

- Chúng ta không nên so sánh với các nước phát triển mà dân phải mua điện với giá vài ba chục cent. Không nên so sánh như vậy! Nền kinh tế của ta thấp hơn họ, đời sống nhân dân cũng thấp họ. Tôi cho rằng, nếu đã tiến tới gọi là thị trường điện, giá điện theo cơ chế thị trường thì phải có tăng, có giảm. Nhưng EVN hiện nay chỉ thường quan tâm các yếu tố tăng giá chứ không hề hạ giá.

Ông Trần Viết Ngãi. (Ảnh: Phạm Huyền)
Vừa rồi, thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cũng nói rằng, giá điện theo thị trường thì cũng sẽ có giảm chứ không chỉ tăng. Tuy nhiên, nhiều người không tin rằng, EVN lại có thể giảm giá khi đang lỗ như vậy. Ý kiến của ông như thế nào?



- Tôi chỉ ví dụ thế này, theo quy luật cung cầu, lúc mưa, nhiều nước, thủy điện dồi dào, nguồn điện thừa, nhân dân dùng không nhiều thì giá điện phải giảm. Còn lúc mùa khô, thiếu điện, phải chạy phát điện bằng nguồn giá thành cao như chạy dầu, thì giá điện sẽ phải tăng.

Việc tăng giá điện phải tùy thuộc đời sống xã hội, nền kinh té phát triển, mức độ tiêu thụ điện, thừa vào việc thiếu hay thừa điện. Như thế mới gọi là giá thị trường.

Thưa ông, cũng được coi là mặt hàng còn độc quyền, nhạy cảm với nền kinh tế là xăng dầu, thực tế theo thị trường cũng đã có tăng, có giảm, nhưng điện thì chưa bao giờ giảm. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

- Điều đó rất vô lý, phải lúc giá điện tăng, thì theo thị trường, hội tụ đủ điều kiện thì giá phải giảm. Ví dụ đợt 1/7 vừa rồi, đáng lẽ không nên tăng giá điện mà ngược lai phải giảm giá điện. Thái độ của tôi là rõ vậy. Vì năm nay, 70% doanh nghiệp không hoạt động được, không dùng nhiều điện. Thủy điện lớn như Sơn La vào, rồi nhiều nhà máy thủy điện nhỏ khác cùng vào, đây lại đều là nguồn giá điện rẻ. Chúng ta đang thừa điện, nguồn giá rẻ nhiều, thì tội gì lại đi tăng giá điện?

Thưa ông, nhưng EVN kêu phải tăng giá điện thì thiếu vốn đầu tư vì trong giai đoạn 2011-2015, EVN còn thiếu khoảng hơn 180.000 tỷ đồng. Chưa kể, còn do EVN treo một khoản lỗ vài chục nghìn tỷ chưa phân bổ vào giá của các kỳ trước. Ý kiến ông thế nào về điều này?

- Ngành điện đang nợ rất nhiều, bị lỗ nhiều. Nhưng việc thiếu vốn đó thì không phải tăng mấy đồng giá điện mà bù lỗ được, không ăn thua đâu. Không bao giờ tăng giá điện mà lại bù lỗ được số vốn thiếu như vậy.
Còn nguồn vốn từ nay đến 2020, theo Quy hoạch điện 7 cần tới 48 tỷ USD. Đây không phải là vốn riêng của EVN mà là của chung ngành điện.

Nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp thủy điện nhỏ đòi tăng giá bán cho EVN, cũng sẽ là sức ép tăng giá bán lẻ điện?
Thực tế, các nhà máy thủy điện nhỏ chỉ đòi hỏi EVN phải mua giá điện của họ bằng với giá của thủy điện lớn. Chứ, họ không hề đòi hỏi EVN mua với giá cao như mua điện của Trung Quốc, giá tới 1.300 đồng. Hiện nay, nhiều nhà máy thủy điện nhỏ trước đây ký hợp đồng, giá chốt chỉ có 400-500 đồng/kWh. Đến khi giá bán lẻ tăng, mình EVN hưởng mà các nhà bán buôn điện này không được điều chỉnh theo kịp thời.

- Giá điện không hề thấp (VEF). - ‘EVN chỉ lo tăng giá điện mà không muốn hạ’ (VNE). - Doanh nghiệp thủy điện nhỏ “tố” EVN mua rẻ, bán mắc (SGGP). – Chủ đầu tư thủy điện tố EVN dìm giá mua, tăng giá bán (Infonet). – Phỏng vấn ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam: Thừa điện mà tăng giá là bất hợp lý (PLTP). – Ấm ức vì bị “móc túi” (ANTĐ).
EVN trần tình về vị trí độc quyền trong thị trường điện
Xóa độc quyền điện: 17 năm vì nhạy cảm, phức tạp
Thị trường điện cạnh tranh: 5 năm hay 17 năm?
Minh bạch giá điện: Đòi hỏi và mong ước


Tăng giá điện – cú mất giá của liêm sỉ


Một khi giá điện được tự do chuyển về quyền tự quyết của một doanh nghiệp còn nguyên thế độc quyền và đặc lợi, sẽ khó có nhà nước nào tiên đoán được, càng không thể giải quyết được những hậu họa kinh tế và thảm họa xã hội gây ra bởi cảnh tượng kinh doanh vô liêm sỉ.
>> Từ 1/7, giá điện tăng 5%
>>
 Vì sao tăng giá điện?

Kết thúc quý II/2012, chỉ số CPI âm lần đầu tiên sau 38 tháng, Thông tư số 17 của Bộ Công Thương cũng lập tức được tung ra. Mọi lo ngại và linh cảm trước đó của dư luận đã trở thành hiện thực: từ ngày 1/7/2012, giá bán điện bình quân tăng 5% so với giá bán điện bình quân gần nhất.


Tình hình đó càng cho thấy dư luận lan truyền cách đây hai tháng về việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đầy can đảm đối mặt với xã hội, khi chủ động dự thảo đến 3 phương án tăng giá điện: tăng dưới 5%; tăng 10%; tăng trong khoảng 5-10%... là hoàn toàn có cơ sở, chứ không như sự phủ nhận của một lãnh đạo EVN đối với dự thảo này.
Vô sỉ đang hoành hành
Nhóm lợi ích điện lực vẫn kiên định chiêu thức đổ lỗ lên đầu người dân đóng thuế
Nhóm lợi ích điện lực vẫn kiên định chiêu thức đổ lỗ lên đầu người dân đóng thuế. Giá bán điện cũng vì thế sẽ có rất nhiều cơ may để “vươn lên một tầm cao mới”.
Cần nhắc lại, vào đầu tháng 5/2012, sau những cuộc vận động hành lang không mệt mỏi, được hứa hẹn bởi một tín hiệu không kém hứa hẹn là “Chỉ số CPI chắc chắn sẽ dưới 5% trong 6 tháng đầu năm”, EVN đã một lần nữa manh nha ý tưởng tăng giá điện ít nhất 5%.
Rất đáng chú ý, ý tưởng này không kèm theo thái độ vừa lấm lét vừa sợ sệt như lúc bị dư luận giáng cho cú đòn đau vào quý IV/ 2011, mà dường như EVN đã tiếp nhận tín hiệu đèn xanh (!?).
Vẫn là những lý do cũ: giá thành đội cao từ nhiều yếu tố, nên nếu Chính phủ không cứu thì doanh nghiệp không còn chịu đựng nổi!
Nhưng nguồn cơn đầu tư trái ngành gây hậu quả thiệt hại quá nặng nề về kinh tế lại hầu như không được EVN nhắc tới.
Những cuộc vận động hành lang của cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về giá điện hình như cũng đã mang lại kết quả khả quan: lần đầu tiên kể từ tháng 8/2011 khi Chính phủ mới được thành lập, Bộ Công Thương đã “thuyết phục” được Bộ Tài chính về phương án sửa dự thảo Luật Giá liên quan đến nội dung quy định về giá bán lẻ điện.
Trước đó, với bản dự thảo Luật Giá được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan chủ trì dự thảo là Bộ Tài chính đã soạn thảo quy định Thủ tướng là người sẽ phê duyệt giá bán lẻ điện. Nhưng với lý do mặt hàng điện phải theo cơ chế thị trường, Bộ Công Thương lại kiến nghị chỉnh lại dự thảo Luật Giá theo hướng Thủ tướng sẽ chỉ duyệt khung giá bán điện, còn giá bán lẻ điện sẽ do doanh nghiệp quyết định.
Từ trước đó nữa, một chiến dịch PR về “cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã được vội vã tiến hành. “Thị trường” tất nhiên được vận dụng vào những hoàn cảnh có lợi cho cơ chế kinh doanh không cần tới mùi vị công bằng của chủ nghĩa xã hội. Tính chất của PR chính sách phục vụ cho nhóm lợi ích này đang tiến rất gần tới hoạt động lobby chính trị như nhiều nước tư bản đã làm…
Chút liêm sỉ còn lại
Một chi tiết đáng chú ý là trong những cuộc thương lượng về giá điện và quyền được điều chỉnh giá bán điện, kể từ tháng 11/2011 khi Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ điều trần trước Quốc hội về dự kiến tăng giá điện trên 15% trong năm 2012, người ta đã không còn nhận ra bóng dáng của ông liên quan đến chủ đề này. Thay vào đó là một cấp dưới của ông - ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá.
Trong lần trả lời trực tuyến cho độc giả báo chí vào cuối năm ngoái, thái độ của ông Thỏa không mấy rõ ràng. Nói cách khác, nhận thức và chính kiến của các quan chức Bộ Tài chính dường như đã chuyển sang khuynh hướng “nước đôi”, đối nghịch với hy vọng lớn lao về vai trò cá nhân của Bộ trưởng Vương Đình Huệ trong những tiền lệ ông thách thức nhóm lợi ích xăng dầu trong năm 2011.
Nhiều tháng trước đây, tất cả những gì cần phải nói đã được nói, mọi việc cần phải chứng minh đã được người dân và giới chuyên gia phản biện dẫn giải hết sức cụ thể. Nhưng, bản chất không thể thay đổi được! Quy luật này cũng đang ứng nghiệm với trường hợp EVN, khi tại đây chưa có bất cứ một kết quả xử lý thỏa đáng nào về những hậu quả kinh tế quá to lớn do đầu tư trái ngành, quan niệm lợi dụng độc quyền nhà nước để phục vụ một nhóm thiểu số, cung cách điều hành kinh doanh yếu kém và cả về những kế hoạch đổ lỗ lên đầu người dân đóng thuế.
Cuối cùng, khi cơ chế độc quyền bất chấp tính liêm sỉ vẫn đang dẫn dắt xã hội vào cái ma trận chết người của nó, kẻ đóng thuế chỉ còn lại duy nhất một đặc ân được các nhóm lợi ích ban cho - quyền được chọn lựa một trong ba phương án tăng giá điện.
Không còn thời điểm nào thuận lợi hơn là vào 6 tháng đầu năm 2012 - được giới quan chức điều hành quan niệm như đáy của nền kinh tế với lạm phát nhỏ giọt và CPI âm. Đúng như lời thuyết minh vội vã của EVN, việc tăng giá điện lần này sẽ không tác động lớn đến lạm phát.
Hiểu cách khác, chiến dịch tăng giá điện - bằng cách kích thích giá các mặt hàng tiêu dùng và cả lạm phát, có khi còn giúp cho nền kinh tế tránh khỏi nguy cơ thiểu phát!
Một khi giá điện được tự do chuyển về quyền tự quyết của một doanh nghiệp còn nguyên thế độc quyền và đặc lợi, sẽ khó có nhà nước nào tiên đoán được, càng không thể giải quyết được những hậu họa kinh tế và thảm họa xã hội gây ra bởi cảnh tượng kinh doanh vô liêm sỉ.

VIẾT LÊ QUÂN
Điện, nước thất thoát kéo dài: túi tiền dân "ngắn" lại-TT - Giá điện vừa tăng, người dân thêm lo ngại khi Bộ Tài chính mở đường cho doanh nghiệp tăng giá nước. Trong khi đó, tổn thất điện nước vẫn ở mức cao, doanh nghiệp lại được phép “chia” cho người dân gánh chịu.
Công nhân Công ty Cấp nước Gia Định sửa đường ống nước bị vỡ trên đường Phan Đình Phùng, Q.Phú Nhuận, TP.HCM Ảnh: xuân trường
Điện: tổn thất cả ngàn tỉ đồng
Sau nhiều năm tích cực giảm tổn thất điện năng, thế nhưng mức tổn thất này ở VN vẫn là 9-10% và sắp tới có thể tăng lên... Tổn thất trên sẽ phải được tính vào giá thành và cuối cùng người phải chi trả không ai khác là người tiêu dùng.
Theo ông Dương Quang Thành - phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN), tổn thất điện năng dự kiến năm 2012 đạt mức 9,2%. Như vậy, với kế hoạch tổng lượng sản xuất ra mua vào năm 2012 của EVN là trên 118 tỉ kWh, tổng số điện tổn thất sẽ lên tới khoảng 11 tỉ kWh. Theo một quan chức Hiệp hội Năng lượng VN, tất nhiên mức tổn thất trên sẽ được EVN nhân với giá thành mua điện và số tiền phải tính vào giá thành bán điện chắc chắn cũng lên đến cả ngàn tỉ đồng.
Trong khi đó, việc giảm mức tổn thất theo tính toán của Bộ Lao động - thương binh và xã hội (từ báo cáo của EVN từ năm 2008 đến nay), mỗi năm tập đoàn này giảm được khoảng 0,93% tổn thất điện năng và đã giúp tiết kiệm được khoảng 200 tỉ đồng.
Giảm tổn thất: điều không thể
Ông Đinh Thế Phúc, cục phó Cục Điều tiết điện lực Bộ Công thương, xác nhận tổn thất điện năng hiện nay đang được tính vào giá thành điện của EVN, bởi họ không thể tính vào đâu khác và về nguyên tắc điều này được phép. Ông Phúc cho rằng hiện tổn thất điện năng chủ yếu là tổn thất về mặt kỹ thuật... Theo ông Phạm Lê Thanh, tổng giám đốc EVN, trong một phát biểu tại Bộ Công thương cho rằng trong quá trình truyền tải điện trên đường dây bao giờ cũng phát sinh tổn thất. Vì vậy giảm hết tổn thất điện năng là điều... không thể.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một quan chức EVN cho biết muốn giảm tổn thất điện năng, điều quan trọng nhất là phải cải tạo hệ thống truyền dẫn điện, chống được tình trạng quá tải... Chi phí để làm việc này cực cao, vượt quá khả năng tài chính của EVN nên chỉ có thể làm dần dần, từng bước, không thể giảm nhanh được. “Muốn giảm tổn thất xuống 5% cũng được, nhưng phải đầu tư cả trăm ngàn tỉ đồng để chống quá tải, thay hệ thống dây điện cũ nát, thay mới các trạm biến áp...” - quan chức này nói.
Nếu như năm 1995, tổn thất chung của cả nước lên tới 21,5% thì đến năm 2008, mức tổn thất xuống còn 9,21%. Về tiềm năng giảm tổn thất điện năng, ngay Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng trong cuộc trả lời trực tuyến tại website Chính phủ ngày 28-6 đã thẳng thắn: “Hi vọng thời gian tới tổn thất sẽ tiếp tục giảm xuống. Đây là vấn đề rất quan trọng, EVN cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới, tiến tới mức trung bình của các nước trong khu vực là khoảng 5%”.
Bao giờ đạt đến 5%?
Tuy nhiên để thực hiện con số “trong mơ” 5% này quả là nhiệm vụ bất khả thi. Vì ngay cả trong báo cáo năm 2009 của EVN cho thấy mức tổn thất của EVN còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có cả... quyết tâm. Cụ thể sáu tháng đầu năm do suy thoái kinh tế, nhiều khách hàng công nghiệp cắt giảm tiêu thụ dẫn đến nhiều trạm biến áp bị non tải, đẩy mức tổn thất lên tới 10,3%, vượt mức năm 2008. EVN phải có chỉ thị về các nhiệm vụ trọng tâm trong giảm tổn thất điện năng và ban hành tài liệu hướng dẫn. “Các đơn vị thực hiện quyết liệt” nên theo EVN, kết quả cả năm 2009 tổn thất chỉ còn trung bình 9,7%, thấp hơn 0,1% so với chỉ tiêu Bộ Công thương giao.
Theo ông Dương Quang Thành, do năm 2013 các nhà máy điện ở miền Nam không đủ cung ứng cho nhu cầu miền Nam nên EVN phải truyền tải điện từ miền Bắc vào, do đó tỉ lệ tổn thất điện năng sẽ tăng lên. Đến năm 2015, tổn thất điện năng vẫn phải ở khoảng 7-9%. Theo quan chức Hiệp hội Năng lượng, để giảm tổn thất điện năng, vai trò của các cơ quan chức năng trong quy hoạch, điều phối thực hiện quy hoạch rất quan trọng. “Nếu tính toán xây dựng các nhà máy điện ở miền Nam kịp thời, phân bố các nhà máy điện gần hơn các trung tâm tiêu thụ điện thì chắc chắn tổn thất sẽ giảm” - quan chức này nói.
Theo ông Hoàng Quốc Vượng, Bộ Công thương đã phê duyệt kế hoạch giảm tổn thất điện năng, tới năm 2015 mức tổn thất phải giảm còn 8,9%, đến năm 2016 còn 7,9%... Cho rằng tính toán trên là trên tình hình thực tế theo báo cáo của EVN, quan chức Hiệp hội Năng lượng đề nghị cần đẩy mạnh đầu tư, tăng phí truyền tải điện mà EVN cần trả cho Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia lên mức hợp lý để họ có tiền đầu tư vào đường dây, trạm điện. Điều này vừa giúp giảm tổn thất điện năng vừa tránh nguy cơ nhiều nhà máy điện hoàn thành nhưng vẫn không thể phát điện do thiếu đường dây như chính tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia từng cảnh báo.
CẦM VĂN KÌNH
Công nhân Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc cải tạo, nâng công suất trạm biến áp 110kV Hưng Hà (Thái Bình) giảm tổn thất điện năng - Ảnh: Duy Anh
Nước: còn tăng giá nữa
Bộ Tài chính vừa ban hành khung giá nước sinh hoạt có mức tăng tối đa lên 18.000 đồng/m3 ở các đô thị loại 1 như Hà Nội, TP.HCM từ ngày 11-7. Mặc dù giá nước hiện tại ở TP.HCM chưa tăng nhưng với khung giá trên, Bộ Tài chính đã “bật đèn xanh” cho các đơn vị cấp nước xây dựng lộ trình tăng giá trong thời gian tới.
Tỉ lệ thất thoát nước quá cao như hiện nay là một trong những nguyên nhân góp phần đẩy giá nước lên cao vì một phần thất thoát này được đưa vào cơ cấu giá nước. Theo quyết định 103 (năm 2009) của UBND TP.HCM, giá nước trong các năm từ 2010 đến 2013 liên tục tăng mức 10%/năm. Vì vậy, sau năm 2013, lộ trình tăng giá nước theo khung giá mới mà Bộ Tài chính vừa ban hành sẽ được TP.HCM tính toán tiếp. Hiện tại giá nước vẫn áp dụng theo quyết định 103.
Theo báo cáo của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), tỉ lệ thất thoát năm 2008 lên đến 42,54%. Nhờ triển khai nhiều giải pháp, đến nay tỉ lệ thất thoát còn ở mức 38,43%. Như vậy gần bốn năm qua, Sawaco giảm hơn 4% tỉ lệ thất thoát nước. Sawaco cho rằng để đạt kết quả trên đây là một sự nỗ lực rất lớn của Sawaco. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng kết quả trên chưa đáp ứng được sự mong đợi. Cụ thể, Sawaco được HĐND TP.HCM cho phép đưa 29% tỉ lệ thất thoát nước vào giá thành (bắt đầu năm 2008) và đề nghị giảm tỉ lệ thất thoát 0,5% mỗi năm. Như vậy đến cuối năm 2012, tỉ lệ được đưa vào giá nước hiện nay là 26%.
Theo các chuyên gia tính toán, với công suất cấp nước trên địa bàn TP hiện nay là 1,53 triệu m3/ngày và tỉ lệ thất thoát nước là 38,43% thì mỗi ngày TP thất thoát 587.979m3. Nếu nhân với đơn giá sinh hoạt thấp nhất hiện nay (4.800 đồng/m3 - chưa VAT) thì số tiền thất thoát hơn 2,8 tỉ đồng mỗi ngày, còn nếu theo đơn giá sinh hoạt cao nhất (11.000 đồng/m3) thì số tiền thất thoát hơn 6,4 tỉ đồng/ngày. Một chuyên gia ngành cấp nước phân tích số lượng nước thất thoát nước như trên gần gấp đôi công suất của Nhà máy nước Tân Hiệp (công suất 300.000m3/ngày) được đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng. Theo kế hoạch cấp nước từ nay đến năm 2015, Sawaco sẽ tiếp tục xây dựng Nhà máy nước Tân Hiệp 2 với công suất tương đương Nhà máy nước Tân Hiệp hiện tại. Vì vậy nếu thực hiện chống thất thoát nước tốt thì Sawaco không phải tốn cả ngàn tỉ đồng để xây dựng nhà máy nước mới mà còn thu về hàng chục tỉ đồng mỗi tháng nhờ giảm được lượng nước thất thoát. “Rõ ràng khi đó giá nước cũng sẽ giảm ở mức độ tương ứng” - chuyên gia trên nhận định.
Trong hoạt động đặc thù như hoạt động cấp nước thì việc thất thoát là đương nhiên, các nước tiên tiến cũng vậy. Tuy nhiên việc duy trì tỉ lệ thất thoát nước cao ngất ngưởng trong nhiều năm liền ở một đô thị lớn như TP.HCM là điều khó chấp nhận. Càng khó chấp nhận hơn khi phần lớn tỉ lệ thất thoát đó bắt người dân phải gánh chịu. Khi nào tỉ lệ thất thoát nước còn cao thì việc tăng giá nước rất khó nhận được sự đồng thuận từ người dân.
QUANG KHẢI
Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh: Đảm bảo giá hợp lý cho khách hàng
Ngày 2-7, Bộ Công thương ra thông cáo về việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh. Theo đó, Bộ Công thương khẳng định trong giai đoạn đầu vận hành, 29 nhà máy thuộc 22 công ty phát điện tham gia thị trường sẽ chỉ được thanh toán 5% theo giá thị trường chào từng giờ, 95% còn lại vẫn phải thanh toán theo giá trong hợp đồng đã ký với công ty mua bán điện (thuộc EVN). Tỉ lệ thanh toán theo giá thị trường sẽ được tính toán điều chỉnh hằng năm để nâng tính cạnh tranh. Lý do, Bộ Công thương cho biết ưu tiên hàng đầu của việc vận hành thị trường vẫn phải là đảm bảo điện ổn định, giá hợp lý cho khách hàng sử dụng điện.
Thời gian tới, để tăng cạnh tranh, Bộ Công thương cho biết sẽ xem xét đưa thêm các nhà máy tham gia thị trường như các nhà máy mới xây dựng, đưa các nhà máy phụ thuộc EVN sang các tổng công ty phát điện để nâng cao tính cạnh tranh. Các nhà máy thủy điện lớn đa mục tiêu như Hòa Bình, Sơn La, Yaly (có giá bán điện rẻ - PV)... sẽ không tham gia chào giá trên thị trường. Bộ Công thương cho biết “về lâu dài”, khách hàng sẽ được lựa chọn nhà cung cấp điện cũng như hưởng các lợi ích từ thị trường điện cạnh tranh.
Giảm hao hụt nước: 1/3 tiền thu được dùng để khen thưởng
Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa ban hành thông tư liên tịch số 75/2012 quy định phương pháp và thẩm quyền quyết giá nước sạch (có hiệu lực từ ngày 29-6). Theo đó, liên bộ cho phép khối lượng hao hụt (kể cả hao hụt tự nhiên và hao hụt kỹ thuật) giữa sản lượng nước sản xuất và sản lượng nước thương phẩm sẽ do UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy nhiên, tỉ lệ tối đa với mạng lưới cấp nước đã đưa vào sử dụng dưới mười năm không được vượt quá 23%. Đối với mạng cấp nước đã đưa vào sử dụng từ mười năm trở lên, mức hao hụt tối đa lên đến 32%. Nếu mạng cấp nước có cả mạng cấp nước dưới mười năm và mạng cấp nước từ mười năm trở lên, mức hao hụt cho phép tối đa là 27%. Đơn vị cấp nước nào giảm được tỉ lệ hao hụt thấp hơn mức được UBND tỉnh phê duyệt sẽ được sử dụng 100% số tiền thu được do giảm tỉ lệ hao hụt để bổ sung 70% vào quỹ đầu tư, 30% còn lại được bổ sung cho quỹ khen thưởng, phúc lợi.
C.V.K


Thị trường phát điện cạnh tranh: Cần công khai giá thành
TP - Trong khi thị trường điện cạnh tranh khởi động từ 1-7, nhiều doanh nghiệp cho rằng, phải công bố mọi thông tin liên quan cơ cấu giá thành điện, lộ trình giá điện cạnh tranh... Nếu không người dùng luôn chịu thiệt.


-Giá điện có lãi vẫn tăng: DN thêm suy kiệt
- Thị trường phát điện cạnh tranh: Cần công khai giá thành (TP). - Tác hại từ tăng giá điện (NLĐ).


-Liên tiếp những tiếng kêu cứu thống thiết của DN

Nhóm lợi ích và lợi ích nhóm
Cái gọi là "nhóm lợi ích" - nếu sự quan sát của người viết là đúng - đã thấp thoáng hiện ra trên vài diễn đàn Việt một cách dè dặt từ dăm năm trước. Nó được nói đến nhiều hơn khoảng một năm trở lại và giờ đây trở nên nóng, nhưng vẫn có vẻ dè dặt. Tại sao ư? Người mình tức khí thì xì ra, nhưng luôn ngại "chẳng phải đầu lại phải tai". Khổ vậy!

@ -Trả thêm tiền điện vì yếu kém quản lý ở EVN
SGTT.VN - Như tin đã đưa, từ cuối tuần trước, bộ Công thương đã ban hành thông tư số 17/2012/TT-BCT quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Theo đó, kể từ ngày 1.7.2012, giá bán điện bình quân là 1.369 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 65 đồng/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.304 đồng/kWh).
Đợt điều chỉnh tăng giá điện lần này có thể coi là khá bất ngờ, dù đó là sự bất ngờ có tính toán (nhằm đúng lúc chỉ số giá tiêu dùng âm), bởi trước đó chỉ khoảng một tháng, khi có một số tờ báo đưa tin có khả năng điều chỉnh giá điện thì lãnh đạo tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn lên tiếng phủ nhận là chưa có đề xuất gì. Cho nên, việc công bố giá điện tăng lần này, vào buổi tối và gần ngày cuối tuần và không có tổ chức họp báo của cả bộ Công thương và EVN, rõ ràng, đã có sự chuẩn bị khá lâu từ trước đó. Bởi ai cũng biết, để việc điều chỉnh tăng giá điện được thực hiện sẽ phải qua rất nhiều khâu: tính toán mức tăng, các thông số đầu vào, lập tờ trình, đánh giá tác động đối với các nhóm đối tượng rồi trình qua ít nhất hai bộ là bộ Công thương và bộ Tài chính thẩm định; rồi họp hành qua lại, trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ… thông thường cũng mất ít nhất 1 – 2 tháng.

Đây là đợt tăng giá điện đầu tiên của năm 2012 và có khả năng giá điện sẽ điều chỉnh một đợt nữa vào cuối năm – giống như năm 2011. EVN đã chọn cách chia nhỏ – một năm tăng vài lần thay cho cách các năm trước đây mỗi năm chỉ tăng một lần (thường sẽ tăng mạnh hơn, ít nhất 9 – 10%, dễ gây sốc), để mỗi lần tăng giá không quá 5%, bộ Công thương quyết định cho nhanh, cho dễ (tăng trên 5%, theo quy định, sẽ do Thủ tướng quyết định). Nhưng mỗi lần tăng, cái 5% của lần tăng sau sẽ không còn giống như 5% của lần tăng trước. Trong thông cáo báo chí phát đi, EVN cho biết, nhờ vào việc tăng giá đợt này, đến hết năm nay, EVN sẽ tăng thêm doanh thu 3.710 tỉ đồng. Số tiền này được sử dụng để bù đắp cho tăng giá than và một phần các chi phí còn treo của các năm trước. Như vậy, thực chất của việc điều chỉnh tăng giá điện lần này và cả những lần điều chỉnh sau sẽ nhằm giúp EVN giải quyết số lỗ khổng lồ từ mấy năm trước cộng dồn lại (tính đến hết năm 2011 là trên 30.000 tỉ đồng). Còn nếu chỉ tính riêng cho năm nay, có lẽ EVN đã không cần tăng giá điện. Bởi tình hình lượng nước về các hồ chứa thuỷ điện có những dấu hiệu khả quan. Và thông thường như mọi năm, khi huy động sản lượng cao từ thuỷ điện, thì ai cũng biết, EVN chỉ có lãi chứ không lỗ.
Trong số lỗ hơn 30.000 tỉ đồng đó, cũng có một số nguyên nhân khách quan như có năm, nước về ít, tiêu thụ điện tăng cao, EVN phải huy động các nguồn điện chạy dầu lớn, với giá cao nên thua lỗ; do tỷ giá biến động… Nhưng, trong con số lỗ khổng lồ đó, cũng có nguyên nhân về điều hành yếu kém như việc để cho công ty EVN Telecom làm ăn kém hiệu quả. Về việc này, hiện nay, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên của EVN đã bị Thủ tướng cho thôi chức chủ tịch, ngồi chờ bố trí việc mới tại bộ Công thương và một loạt cán bộ lãnh đạo của EVN đã phải làm kiểm điểm trách nhiệm từ tháng 2.2012 và vẫn đang chờ Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý. Cho nên, ở đây, đặt ra vấn đề là: tại sao người dân, doanh nghiệp phải trả tiền điện cho cả những lỗi về quản lý yếu kém của lãnh đạo EVN?
Dù buộc phải chi thêm tiền, nhưng những người đóng tiền điện cho EVN trong dịp này cũng phải có quyền đòi hỏi phải chấn chỉnh, xử lý mọi yếu kém, sai phạm tại EVN, để những kém cỏi, thậm chí là cả những tiêu cực trong quản lý, điều hành ấy, không tiếp tục gây lên những con số thua lỗ, thất thoát vô lý – để rồi người dân, doanh nghiệp tiếp tục phải è lưng ra trả tiền điện.
EVN nói rằng, đợt điều chỉnh giá điện lần này “có tác động với mức độ tác động không lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân”. Để chứng minh điều này, EVN đưa ra phép tính: các hộ sử dụng điện sinh hoạt bình thường 100 kWh/tháng tăng chỉ 4.200 đồng/tháng, sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 8.600 đồng/tháng, sử dụng 200 kWh/tháng tăng chi 14.050 đồng/tháng... Nhưng đó chỉ là cách tính kiểu “EVN”. Ai cũng biết rằng, điện là một chi phí đầu vào lớn của nhiều ngành sản xuất khác: nước sạch, ximăng, thép... nên, một khi giá điện tăng, giá nhiều sản phẩm khác tăng theo. Cho nên, với lần điều chỉnh này, tiền trong túi người dân, trong két của doanh nghiệp sẽ vơi đi hàng tháng không phải chỉ là vài chục ngàn đó mà thôi.
Còn về phía cộng đồng doanh nghiệp, trong lúc thị trường vẫn rất ảm đạm, sức mua như đang xuống đáy, hàng tồn kho lớn…, với các đợt tăng giá điện liên tiếp của EVN trong năm 2011, lại thêm đợt tăng giá lần này, thì tuy mỗi lần chỉ là 5%, nhưng nó vẫn là những cú sốc mạnh mẽ, khiến đa phần lãnh đạo doanh nghiệp ngành khác, khi được hỏi về tác động tăng giá điện đều ngán ngẩm trả lời: sẽ “toi” nhanh hơn!
Số liệu doanh nghiệp thua lỗ, phá sản vẫn không ngừng tăng trong các báo cáo của bộ Tài chính, của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam… nhưng giá điện vẫn cứ phải tăng, để EVN không “toi” như các doanh nghiệp khác. Cho dù, sự yếu kém trong quản lý của tập đoàn này, hơn mười năm nay, chưa được chấn chỉnh. Trong khi tỷ lệ thất thoát điện năng ở nhiều nước xung quanh hiện chỉ còn 5 – 6% thì tỷ lệ đó ở Việt Nam lại mới tăng lên thành 10%, chưa thấy cách nào giảm. Cho nên, dù buộc phải chi thêm tiền, nhưng những người đóng tiền điện cho EVN cũng phải có quyền đòi hỏi đơn vị độc quyền này phải chấn chỉnh, xử lý mọi yếu kém, sai phạm, để những kém cỏi, thậm chí là cả những tiêu cực trong quản lý, điều hành ấy, không tiếp tục gây lên những con số thua lỗ, thất thoát vô lý, để rồi người dân, doanh nghiệp tiếp tục phải è lưng ra trả tiền điện.
MẠNH QUÂN
@ -Trả thêm tiền điện vì yếu kém quản lý ở EVN
- Không phải thời điểm thích hợp để tăng giá điện (TT).
Khánh Hoà: người dân chịu thiệt vì cấp sai mã thẻ bảo hiểm y tế
Chính quyền địa phương và đại biểu nhân dân nói gì?

- Giá hàng hóa rục rịch tăng theo giá điện (NLĐ). Người nuôi bán rẻ, người dùng mua đắt
TT - Dù giá heo, gà, cá tra... khu vực Đông Nam bộ và ĐBSCL đang rớt giá mạnh nhưng trên thị trường, người tiêu dùng đang phải mua giá rất cao, nhiều loại nông sản thực phẩm bị đẩy lên gấp đôi, gấp ba.
- Hơn 31.000 doanh nghiệp chờ giải thể (DV).
-  Công ty Cổ phần ĐTXD&PTĐT Sông Đà: Ru ngủ đối tác, cam kết kiểu “chợ trời” (DT).
Doanh nghiệp Nhà nước có phải gánh nặng của nền kinh tế? (chinhphu 1-7-12) -- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói: “Chúng takhông nên đánh giá tập đoàn, tổng công ty nhà nước là gánh nặng của ngân sách và nền kinh tế”.  Ông này lẫn lộn cái khách quan và cái chủ quan! (Vợ anh có ngủ với người khác hay không là một câu hỏi khách quan, có nên tha thứ cho vợ anh không là vấn đề chủ quan!)
Sướng như lãnh đạo... doanh nghiệp nhà nước (TP 30-6-12)
Đại gia và...quan chức (TVN 30-6-12)
Tham nhũng, đâu cũng có, song phải khách quan… (Tamnhin 30-6-12) -- Cho đến hôm nay, tôi vẫn cực lực phản đối "nick" của ông Trọng mà nhiều người gọi là "Trọng lú".  Vốn giàu lòng nhân ái, ưa nghĩ tốt về người khác, tôi hay tự nhủ: ông ấy có "tiến sĩ" bên Nga (cũng là một cường quốc), chả nhẽ....  Hôm nay, tôi đổi ý kiến.
Tồn kho cao, DN duy kiệt: Chưa lo đình trệ kinh tế? (VEF 1-7-12)
Đề nghị không tái bổ nhiệm Thứ trưởng Cao Minh Quang (NLĐ 1-7-12) -- Ấy chết, ông này vừa được Guinness tuyên dương đấy: Người có da mặt dày nhất thế giới (đến khoảng 2 centimét)
- Gian lận trong đề án trị giá 25.000 tỷ đồng (ĐV).
- TAND TP.Đồng Hới “bốc thăm“ may rủi để… xử án? (PLVN).
- Vì sao thị trường bán lẻ Việt Nam xuống dốc  —  (RFA).   – Lép vế trên sân nhà (NLĐ).- Ngân hàng Trung Ương Việt Nam tiếp tục giảm lãi suất chỉ đạo  —  (RFI).  – Việt Nam giảm lãi suất lần thứ năm  —  (BBC).
- Lập công ty mua bán nợ quốc gia: Không hiệu quả! (VnEco). Mục tiêu nào khi phát hành 100 nghìn tỷ đồng mua nợ xấu Ngân hàng? (Tamnhin 30-6-12) -- Ý kiến TS Nguyễn Xuân Thành
Hiện tượng “phong bao, phong bì” và…nợ xấu ngân hàng(Tamnhin.net) - Không nên giao việc điều hành công ty mua bán nợ xử lý 100.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng cho các tổ chức hành chính, vì đã là hành chính thì như chúng ta thấy, có hiện tượng “phong bao, phong bì”.

Lời giải nào cho tình trạng “bội thực” đầu tư công (NĐT 30-6-12)
Cả nước có gần 93.000 DN “ma” (SGTT 30-6-12)
- Chính quyền đô thị phải được tự chủ, tự quản… (PLTP).
- Kiến nghị thủy điện xả nước cứu hạn (PLTP).  - Hạn hán vì thủy điện (Thiên nhiên).
- Kỳ án Mù Cang Chải: Gạt luật sư, huyện “tay bo” với dân (kỳ 3) (Infonet).  - Một nhà báo bị nhắn tin dọa giết. - 28 năm tù cho bốn kiểm toán viên (PLTP).
- Nhật Bản cần cấp tốc tháo gỡ gần một nửa số lò phản ứng hạt nhân  —  (RFI). - “Nhật Bản phải cấp tốc tháo dỡ gần nửa lò phản ứng hạt nhân” (DT).   – TOKYO ELECTRIC POWER CO (TEPCO) CỦA NHẬT BẢN NGƯNG DỰ ÁN XUẤT KHẦU NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ (TTXVA).

Tổng số lượt xem trang