Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Việt Nam nằm trong danh sách phải giải quyết nạn rửa tiền

-Việt Nam nằm trong danh sách phải giải quyết nạn rửa tiền
Trích dẫn tin từ Bộ Tài Chính, báo chí Việt Nam đưa tin cho hay chính phủ Hà Nội phải thực hiện nhiều công tác liên quan đến việc Việt Nam hiện vẫn nằm trong danh sách những quốc gia không tuân thủ hay mới tuân thủ một phần về những đòi hỏi phải giải quyết nạn rửa tiền.

Theo các bản tin được truyền thông Việt Nam phổ biến trên mạng, đòi hỏi này được đưa ra ở Hội Nghị Thường Niên Nhóm Châu Á-Thái Bình Dương về chống rửa tiền.

Các bản tin không nói hội nghị diễn ra ở đâu, nhưng cho hay từ nay đến năm 2018, Việt Nam sẽ bị Nhóm Châu Á-Thái Bình Dương, gọi tắt theo tiếng Anh là APG, giám sát, phải báo cáo hàng năm với Nhóm về những hoạt động, tiến triển trong công tác bài trừ nạn rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.



Những bản tin thu thập được cũng nói là một số cơ quan của Việt Nam như Bộ Tài Chính, Ngân Hàng Nhà Nước có trách nhiệm phải thực hiện các khuyến cáo của APG.- Bốn ngân hàng Việt Nam dính vụ rửa tiền hàng tỉ đô la? -Hà Nội 31-5 (NV) - Bốn ngân hàng lớn ở Việt Nam, trong đó có hai ngân hàng quốc doanh, có thể dính líu đến các vụ rửa tiền quốc tế của công ty dịch vụ chuyển ngân Liberty Reserve, lên tới hàng tỉ đô la, mà mới đây chính phủ Hoa Kỳ truy tố.


Ông Preet Bharara, công tố viên liên bang Hoa Kỳ, trình bày đồ biểu dịch vụ rửa tiền của Liberty Reserve trên thế giới trong cuộc họp báo ở New York ngày 28 Tháng Năm. (Hình: AP Photo/Richard Drew)

Ngày 28 Tháng Năm, công tố viên liên bang Hoa Kỳ họp báo ở New York loan báo chính phủ đã truy tố một vụ rửa tiền coi như lớn nhất thế giới do công ty giao dịch tiền trên mạng có tên là Liberty Reserve trụ sở chính ở Costa Rica.

Số tiền bị cáo buộc trong vụ này lên đến $6 tỉ qua ít nhất 55 triệu giao dịch bất hợp pháp cho hơn 1 triệu người ở nhiều nước trên thế giới, trong đó, có ít nhất 200,000 người ở Mỹ. Hầu như các dịch vụ trung gian chuyển tiền của công ty nói trên qua mạng Libertyreserve.com bị nghi ngờ là bất hợp pháp.

Bản cáo trạng nói Liberty Reserve đã trở thành “trung tâm tài chính của thế giới tội phạm ảo, cung cấp phương tiện để bọn tội phạm trên mạng khắp thế giới phân phối, lưu trữ và rửa những khoản tiền thu được từ đủ loại hoạt động phạm pháp, như: gian lận thẻ tín dụng, ăn cắp danh tính, khiêu dâm trẻ em, buôn lậu ma túy…”

Cuộc điều tra vụ rửa tiền của công ty nêu trên có sự tham gia và phối hợp của cơ quan tư pháp tại 17 nước. Chính phủ Mỹ cho biết đã truy tố 7 người, trong đó 5 người bị bắt tại Tây Ban Nha, Costa Rica và New York ngày 24 Tháng Năm. Hiện còn hai nghi can trốn ở Costa Rica.

Các trương mục ngân hàng, tên miền Internet liên quan đến Liberty Reserve và trương mục cá nhân của các nghi phạm đã bị phong tỏa.

Sự loan báo của chính phủ Mỹ trong cuộc họp báo không đề cập gì đến Việt Nam, nhưng tại Việt nam lại có một công ty “ảo” làm dịch vụ chuyển tiền qua mạng tên là <> với quảng cáo cho biết việc chuyển tiền của họ tại đó được gửi qua 4 ngân hàng là Vietcombank, Vietinbank, Đông Á và Á Châu.
Giao diện trang web “tự nhận là đối tác trung chuyển tiền của Liberty Reserve” tại Việt Nam. (Hình: VNExpress chụp từ màn hình)

Vietcombank là Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Vietinbank là Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Ngân Hàng Á Châu (ACB) năm ngoái gây ra cơn khủng hoảng tài chính khi tổng giám đốc và cựu thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị bị tống giam để điều tra tiếp vì “làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng...”

Tổ chức kinh doanh chuyển tiền <> không có trụ sở gì, không ai biết nó ở đâu, ngoài cái tên miền vừa kể với cái đuôi “vn”.

Trong cuộc tiếp xúc với ký giả của VNExpress, một người trả lời điện thoại của họ cả quyết trang mạng này “không phải là chi nhánh” của công ty có tên miền <> vừa bị Mỹ truy tố và đánh sập. Tuy nhiên, ngay sau khi nhóm cầm đầu của <> bị bắt và website bị đánh sập thì <> cũng ngừng hoạt động.

Một chuyên viên chống rửa tiền của Việt Nam cả quyết với VNExpress là “không có thông tin về chủ sở hữu của trang web này”. Ông này cho hay: “Có thể họ mở các tài khoản thông thường tại các ngân hàng Việt Nam nói trên mà không khai báo là nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền”.

Ông Ngô Ngọc Đông, Tổng giám đốc Công ty Chuyển mạch Tài chính Quốc gia (BankNet), cũng khẳng định với VNExpress là “đơn vị này không có hoạt động nào liên quan đến Liberty Reserve. Theo ông Đông, trong các giao dịch quốc tế, Banknet đều phải kết nối trực tiếp với các công ty chuyển mạch quốc gia của các nước.” 

Ông Đào Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc Vietcombank, cũng nhấn mạnh ngân hàng này không có quan hệ giao dịch với Liberty Reserve. "Vietcombank hiện nay chỉ làm đại lý chuyển tiền cho MoneyGram; Công ty chuyển tiền TNMonex của Mỹ và Uniteller," ông Tuấn nói với VNExpress. 

Tuy chối là “không ký hợp đồng hợp tác với Liberty Reserve”  ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốcACB, lại cho biết “sau khi rà soát mọi giao dịch”, ngân hàng này “phát hiện có một khách hàng liên quan đến LR mở tài khoản tại chi nhánh Hải Dương”, theo báo Người Lao Động.

Trong khi đó, ông Lê Trí Thông, Phó Tổng giám đốc Ngân Hàng Đông Á (DongA Bank), “khẳng định DongA Bank không có quan hệ hợp tác với LR. DongA Bank hiện có quan hệ hợp tác với nhiều đối tác chuyển tiền và là ngân hàng đại lý có uy tín trên thế giới, hoạt động tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng chống rửa tiền quốc tế, theo báo Người Lao Động. 

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền (Ngân Hàng Nhà Nước), được báo Người Lao Động tường thuật là “nếu xác định được ngân hàng nào có ký hợp đồng ủy thác, thanh toán với LR thì ngân hàng đó liên quan đến rửa tiền”. 

Theo tin tức, “các cơ quan chức năng” ở Việt Nam sẽ phải mở cuộc điều tra xem bốn ngân hàng nói trên có dính đến rửa tiền hay không. (TN) 



Bốn ngân hàng Việt Nam dính vụ rửa tiền hàng tỉ đô la?


- Lỗ hổng pháp lý về tiền điện tử (TN). – Vụ Liberty Reserve rửa tiền: Ngân hàng liên quan tới đâu? (NLĐ). – Vụ Liberty Reserve: Ngân hàng đứng ở đâu trong hệ thống? (VOV). – Ngân hàng đồng loạt lên tiếng vụ Liberty Reserv (VOV). – Phải xác định giao dịch có mờ ám hay không (NLĐ). - Sabeco sẽ là đối thủ “chiến lược” của AB-InBev tại thị trường bia Việt (GDVN). - Vụ rửa tiền Liberty Reserve:Người tham gia thiệt hại nặng nề (TN). – Ngân hàng Việt lên tiếng về vụ Liberty Reserve (TP).

- Có một “thế giới tiền tệ ngầm” song song tồn tại (phần I) (DT).



Vietcombank khẳng định không liên quan tới vụ rửa tiền của Liberty Reserve

Vietcombank khẳng định luôn tuân thủ các quy định của Pháp luật trong đó có hoạt động phòng chống rửa tiền.


-Bộ Công an vào cuộc điều tra thông tin rửa tiền
Sau tin 4 ngân hàng Việt Nam liên quan đến mạng lưới rửa tiền toàn cầu vừa bị cảnh sát Mỹ phá vỡ, Bộ Công an chính thức nhập cuộc điều tra.
Một lãnh đạo Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết cơ quan này và Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) - Bộ Công an chính thức nhập cuộc điều tra, tìm hiểu đường đi nước bước của Liberty Reserve (LR - Công ty chuyên chuyển ngoại hối và thanh toán trực tuyến đặt trụ sở tại Costa Rica), sau khi có thông tin các ngân hàng (NH) Ngoại thương, Công thương, Á Châu và Đông Á có liên quan trong vụ rửa tiền qua mạng của công ty này.


Xem xét "bản chất thật"

Dù đã nhận được phản hồi từ phía 4 NH "không liên quan gì tới LR", nhưng trước một vụ việc chấn động, cơ quan chức năng cần làm rõ. Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Cục Phòng chống rửa tiền nhìn nhận, trang mạng của LR đã xuất hiện khá lâu tại VN nhưng không có một cơ quan nào biết nó có được đăng ký hay không và cũng không có ai quản lý. Chính vì vậy, hiện tại phía NHNN đã chính thức phối hợp với C50 nhập cuộc điều tra, tìm hiểu. 

"Khi sự việc xảy ra chúng tôi cũng rất phân vân chưa biết tiền ảo LR có phải ngoại tệ không và trang mạng trên có phải điểm thanh toán ngoại tệ hay không. Tuy nhiên, sau khi Vụ Pháp chế rà soát lại, thì không có quy định nào xác định tiền ảo này là ngoại tệ, trang mạng thanh toán không phải là điểm giao dịch hoặc thu đổi ngoại tệ nên NHNN cũng khó xử lý", vị lãnh đạo này cho hay.

Lãnh đạo này phân tích, việc các cá nhân tham gia mua tiền ảo LR trên trang mạng, sau đó dùng tiền thật để chuyển cho nhau qua các NH cứ cho là một kênh chuyển tiền hợp pháp, thì hiện nay không có bất cứ quy định nào của pháp luật điều chỉnh hành vi và giao dịch kiểu như thế này. Đây chính là những rủi ro khó lường mà người tham gia phải hứng chịu. 

"Bản chất thật của nó như thế nào thì hiện nay NHNN và Bộ Công an đang phối hợp xem xét. Chúng tôi sẽ chính thức công bố trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, với việc dùng tiền ảo mua tiền thật thì hiện chưa có quy định nào của pháp luật điều chỉnh và nó đang gây khó cho cơ quan quản lý nhà nước", lãnh đạo Cục Phòng chống rửa tiền cho biết.

"Có khách hàng liên quan"

Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 28/5, LR - website chuyển tiền tại Mỹ đã phải đóng cửa ngay lập tức sau cáo buộc rửa tiền với giá trị lên tới 6 tỷ USD.

Tại VN, trang mạng đứng tên tổ chức này lâu nay cung cấp dịch vụ chuyển tiền, cho phép người dùng mua, bán tiền LR và theo giới thiệu, việc chuyển tiền sẽ được gửi qua một trong bốn NH của VN là Vietcombank, Vietinbank, Đông Á (DongA Bank) và Á Châu (ACB). Ngay sau khi vụ rửa tiền bị phanh phui ở Mỹ, trang mạng LR tại VN cũng gửi thông báo dừng mọi hoạt động và khẳng định: "Trong thời gian này mọi hoạt động giao dịch sẽ không thể thực hiện được, kể cả giao dịch đổi tiền liên NH VN".

Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 30/5, Phó tổng giám đốc Vietcombank Đào Minh Tuấn khẳng định: Vietcombank không có một sự dính dáng nào đến công ty này. Mọi hoạt động thanh toán tiền vào - tiền ra đều phải qua tài khoản, nếu giao dịch tiền mặt, ngoại tệ phải theo quy định về quản lý ngoại hối, trong khi đó tiền của LR là tiền ảo trên mạng nên không thể "chạy" vào Vietcombank. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho rằng: "Nếu một cá nhân nào đó nhận tiền hoặc chuyển tiền qua LR, rồi đến NH nộp tiền vào, họ vẫn hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý. Tiền của họ là tiền mặt, đến nộp vào tài khoản và đảm bảo đủ điều kiện quản lý về ngoại hối thì NH không thể biết được".

Cũng theo ông Tuấn, với một cá nhân có tiền gửi tiết kiệm tại NH, nếu số tiền này không vượt quá hạn mức quy định về giao dịch lớn (500 triệu đồng) theo quy định của luật Phòng chống rửa tiền thì các NH không thể kiểm soát. Chỉ khi nào lớn hơn số tiền 500 triệu, các NH mới phải báo cáo lên NHNN. Hiện tại, theo quy trình thanh toán tại Vietcombank, tiền của một đối tác khác thanh toán thì đối tác đó phải có đầy đủ pháp nhân, cơ sở pháp lý và phải qua 3 tổ chức có ký kết với Vietcombank là MoneyGram, TNMonex của Mỹ và Uniteller. 

"Tất cả các công ty này đều có giấy phép của Mỹ và phải tuân thủ các quy định về hệ thống chuyển tiền do nước Mỹ ban hành. Về nguyên tắc, một khách hàng nào đó qua 3 công ty này chuyển tiền cho ai đó ở phía VN, thì Vietcombank đứng ra trả tiền cho người nhận. Công ty đó phải mở tài khoản tại NH Mỹ và NH này phải có quan hệ NH đại lý với Vietcombank, và tiền là tiền thật chứ không phải tiền ảo", ông Tuấn cho biết thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, cho biết sau khi rà soát lại thì phát hiện có khách hàng liên quan đến LR mở tài khoản tại ACB chi nhánh Hải Dương. Tuy nhiên, ông Toại khẳng định: "ACB không hề ký hợp đồng hợp tác với công ty chuyển tiền LR này".

“Chống tham nhũng cần cơ quan độc lập”
“Tôi không tin lắm vào việc thành lập lại Ban Nội chính thì cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ tiến triển theo một hướng mới mang tính đột phá”...
PGS.TS Trần Đình Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội
Gọi tham nhũng là “quốc nạn”, PGS.TS Trần Đình Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, cho hay ông không nhiều hy vọng việc tái lập Ban Nội chính Trung ương sẽ là “chiếc đũa thần” thay đổi tình hình. Chặng đường chống quốc nạn đang còn rất gian nan.

Ban Nội chính Trung ương đã được tái lập và đi vào hoạt động hơn một quý nhưng chưa có sự kiện nào, vì sao, thưa ông?


Tôi có quan sát thấy gần đây, có một số hãng thông tấn nước ngoài nói rằng, hiện nay người dân Việt Nam không còn bức xúc với tham nhũng vặt. Có lẽ chúng ta cần đánh giá và nhìn nhận lại bởi chính bản thân tôi cũng phân vân không biết điều đó nên buồn hay vui. Vui vì người dân không còn bức xúc, hay buồn vì tham nhũng đã trở thành chuyện thường ngày và chúng ta đã phải quen với việc chung sống cùng nó.

Thực tế, việc phát hiện và đấu tranh với tham nhũng hiện nay quá yếu, hầu như không phát hiện được những vụ tham nhũng lớn. Thỉnh thoảng mới phát hiện một số vụ tham nhũng nhỏ lẻ, lặt vặt. Điều đó không chứng tỏ rằng tham nhũng chững lại mà do chúng ta không phát hiện được hoặc vì những lý do khác nhau không thể phát hiện được.

Thật tình mà nói, tôi không tin lắm vào việc thành lập lại Ban Nội chính thì cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ tiến triển theo một hướng mới mang tính đột phá.

Tổng Bí thư cũng luôn nói rằng Ban Nội chính Trung ương cũng như Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng luôn phải chịu sức ép rất lớn về việc phải xoay chuyển được tình hình, nhưng đây không phải là “cây đũa thần”, thưa ông?

Tôi hoàn toàn chia sẻ với nỗi niềm này. Bởi vì đúng là việc thành lập lại Ban Nội chính Trung ương là cần thiết để đôn đốc chỉ đạo tích cực hơn cho công tác phòng chống tham nhũng nhưng Ban Nội chính không phải “chiếc đũa thần”, không làm thay được việc của các cơ quan khác.

Có nhiều ý kiến cho rằng, phải tái lập Ban Nội chính Trung ương vì công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ trong hơn nhiệm kỳ qua chưa hiệu quả. Xin cho biết quan điểm của ông?

Nhìn nhận một cách công bằng thì không phải Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không làm mà chỉ là làm chưa quyết liệt và chưa đến cùng nên chưa hiệu quả.

Tôi nhớ năm 2007, Thủ tướng đã ban hành quyết định về vấn đề quà biếu, nhận và trả lại quà biếu. Nhưng sau 6 năm, quy định được thực hiện như thế nào thì chúng ta ai cũng biết. Số quà trả lại thời gian qua rất hãn hữu. Người ta vẫn biết việc nhận quà như một thói quen xấu, nhưng vì người trên nhận được thì người dưới cũng nhận được, và những món quà này ngày càng trở nên “biến dạng” khi nó mang chất hối lộ nhiều hơn.

Có những quyết định của Thủ tướng thì được các ngành các cấp lao vào thực hiện răm rắp và mang lại hiệu quả như quy định cấm pháo nổ, bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển mô tô, xe máy..., nhưng quy định về quà biếu dường như không đi đến đâu.

Tôi thấy đây là một vấn đề rất lớn trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Vì quà biếu không chỉ mang giá trị mà đó còn là nhân cách, là thước đo của một người cán bộ, đảng viên.

Bác Hồ khi nhận được quà biếu chỉ là mấy quả cam mà còn cảm thấy băn khoăn, day dứt. Bây giờ tại sao cán bộ không còn thấy có những cảm xúc như vậy. Câu hỏi này không trả lời được thì khó hy vọng cải thiện được tình trạng tham nhũng.

Tại Kỳ họp tháng 10 năm ngoái, ông đề xuất cần thành lập một ủy ban đặc biệt về phòng chống tham nhũng trực thuộc Quốc hội. Đến nay, ông vẫn còn ấp ủ hy vọng sẽ có một ủy ban như vậy?

Một cơ quan phòng chống tham nhũng độc lập do Quốc hội lập ra để bảo đảm tính độc lập, không bị chi phối bởi các cơ quan hành pháp, tư pháp hay một cấp nào khác vẫn là việc nên làm. Cơ quan này sẽ tập hợp lực lượng ưu tú, có khả năng đánh vào những vụ tham nhũng lớn.

Ngoài điều tra phát hiện tham nhũng, cơ quan độc lập về phòng chống tham nhũng có tính chất như một cơ quan đứng đầu trong tất cả các cơ quan về phòng chống tham nhũng, có thể yêu cầu các cơ quan phòng chống tham nhũng hiện nay báo cáo, khởi tố vụ án, tự mình điều tra...



Mô hình này thực ra không mới, nhiều nước đã có và tương đối thành công. Khi tôi đề xuất, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đồng ý, một số ý kiến cho rằng chưa chín, một số ý kiến đề xuất đưa việc thành lập cơ quan này vào Hiến pháp... Nhưng tôi cho rằng với quy định hiện hành, Quốc hội cũng đã có đủ thẩm quyền để lập ra một cơ quan độc lập về phòng chống tham nhũng như vậy.-
“Chống tham nhũng cần cơ quan độc lập”

Một vụ án rửa tiến ở New York có liên hệ đến Việt Nam: Company Aided in Laundering $6 Billion, Says Indictment (NYT 28-5-13)

The operators of a global currency exchange ran a $6 billion money-laundering operation online, a central hub for criminals trafficking in everything from stolen identities to child pornography, federal prosecutors in New York said on Tuesday.

The currency exchange, Liberty Reserve, operated beyond the traditional confines of United States and international banking regulations in what prosecutors called a shadowy netherworld of cyberfinance. It traded in virtual currency and provided the kind of anonymous and easily accessible banking infrastructure increasingly sought by criminal networks, law enforcement officials said.

The charges announced at a news conference by Preet Bharara, the United States attorney in Manhattan, and other law enforcement officials, mark what officials said was believed to be the largest online money-laundering case in history. Over seven years, Liberty Reserve was responsible for laundering billions of dollars, conducting 55 million transactions that involved millions of customers around the world, including about 200,000 in the United States, according to prosecutors.

Richard Weber, who heads the Internal Revenue Service’s criminal investigation division in Washington, said at the news conference that the case heralds the arrival of “the cyber age of money laundering,” in which criminals “are gravitating toward digital currency alternatives as a means to move, conceal and enjoy their ill-gotten gains.”

“If Al Capone were alive today, this is how he would be hiding his money,” Mr. Weber said. “Our efforts today shatter the belief among high-tech money launderers that what happens in cyberspace stays in cyberspace.”

Just as PayPal revolutionized how people shop online, making it possible to buy a microwave oven or concert tickets with the click of a button, Liberty Reserve sought to create a similarly convenient way for criminals to make financial transactions, law enforcement officials said.

The charges detailed a complicated system designed to allow people to move sums large and small around the world with virtual anonymity, according to an indictment, which was unsealed in federal court in Manhattan.

“As alleged, the only liberty that Liberty Reserve gave many of its users was the freedom to commit crimes — the coin of its realm was anonymity, and it became a popular hub for fraudsters, hackers and traffickers,” Mr. Bharara said at the news conference, where officials from the Justice and Treasury Departments, as well as the Secret Service and Homeland Security Investigations, also spoke. “The global enforcement action we announce today is an important step toward reining in the ‘Wild West’ of illicit Internet banking. As crime goes increasingly global, the long arm of the law has to get even longer, and in this case, it encircled the earth.”

Liberty Reserve surfaced as a preferred vehicle to transfer money between parties in a number of recent high-profile cybercrimes, including the indictment of eight New Yorkers accused of helping to loot $45 million from bank machines in 27 countries, officials said.

Liberty Reserve was incorporated in Costa Rica in 2006 by Arthur Budovsky, who renounced his United States citizenship in 2011, and was arrested in Spain on Friday. He was among seven people charged in the case; five of them were under arrest, while two remained at large in Costa Rica. All were charged with conspiracy to commit money laundering, conspiracy to operate an unlicensed money-transmitting business, and operating an unlicensed money-transmitting business. The money laundering count carries a maximum sentence of 20 years in prison, and the other two charges carry a maximum of 5 years each.

In addition to the criminal charges, five domain names were seized, including the one used by Liberty Reserve. Officials also seized or restricted the activity of 45 bank accounts.

The closing of Liberty Reserve last week seemed to have an immediate chilling effect on its customers, who were suddenly unable to access their funds and who posted anxious comments in underground forums, according to law enforcement officials. Mr. Bharara said the exchange’s clientele was largely made up of criminals, but he invited any legitimate users to contact his office to get their money back.

The charges outlined how the money transfer system operated, offering a glimpse into the murky world of online financial transactions where money bounces between accounts from Cyprus to New York in the blink of an eye.

To transfer money using Liberty Reserve, a user needed only to provide a name, address and date of birth. But users were not required to validate their identity.

“Accounts could therefore be opened easily using fictitious or anonymous identities,” the indictment states. Prosecutors cited “blatantly criminal monikers” used by Liberty Reserve clients, like “Russia Hackers.”

Essentially, all a customer needed to open an account was an e-mail address.

One undercover agent was able to register accounts under names like “Joe Bogus” and describe the purpose of the account as “for cocaine” without being questioned, officials said. That no-questions-asked verification system made Liberty Reserve the premier bank for cybercriminals, prosecutors said.

The case is significant, prosecutors said, because it attacks the financial infrastructure used by many cybercriminals in much the same way that drug-money-laundering prosecutions unravel the financial underpinnings of the narcotics trade.

Dismantling the Liberty Reserve operation was “critical because transnational criminal organizations can succeed only so long as they can funnel their illicit proceeds freely and without detection,” said James T. Hayes Jr., the special-agent-in-charge for Immigration and Customs Enforcement Homeland Security Investigations.

While Liberty Reserve was incorporated outside the United States, federal officials used a provision in the Patriot Act to target the organization and other financial institutions with whom they conducted business. It was the first time the provision had been used to prosecute a virtual currency provider, officials said.

Liberty Reserve did not take or make cash payments directly and instead used “third-party ‘exchangers,’ ” according to the indictment. These exchangers would take and make payments, and then credit or debit the Liberty Reserve account, allowing Liberty Reserve to avoid collecting any banking information on its clients and not leave a “centralized financial paper trail,” the indictment said.

The exchangers, the indictment said, “tended to be unlicensed money-transmitting businesses without significant government oversight or regulation, concentrated in Malaysia, Russia, Nigeria and Vietnam.”

The people who accepted Liberty Reserve’s currency were “overwhelmingly criminal in nature,” according to the indictment.

“They included, for example: traffickers of stolen credit card data and personal identity information; peddlers of various types of online Ponzi and get-rich-quick schemes; computer hackers for hire; unregulated gambling enterprises; and underground drug-dealing Web sites,” according to the indictment.

Despite the case against Liberty Reserve, security experts said, there were plenty of online payment systems that allow users to move money without verifying their identities.

“Organized crime and terrorist groups are now financing their operations through these anonymous payment systems,” said Tom Kellermann, a vice president at Trend Micro, a security firm. “The financial sector no longer has a monopoly on moving capital around the world.”

Besides Mr. Budovsky, 39, the authorities also arrested Vladimir Kats, 41, a founder of Liberty Reserve, and Mark Marmilev, 33, in Brooklyn. Mr. Marmilev and Maxim Chukharev, 27, who was arrested in Costa Rica, were primarily responsible for designing and maintaining the company’s technological infrastructure. A principal of the company, Azzeddine El Amine, 46, was also arrested in Spain. Allan Esteban Hidalgo Jimenez, 28, and Ahmed Yassine Abdelghani, 42, who managed day-to-day operations for the company, were still at large in Costa Rica, according to law enforcement officials, who said they were seeking extradition to the United States of those in custody elsewhere.

A lawyer for Mr. Budovsky, Charalambos Avaratzis, reached by telephone on Tuesday afternoon, said, “There is nothing that I can say to you,” and apparently hung up.

Ông này đã bị "Việt Nam hoá" mất rồi! Nhân viên lãnh sự Mỹ ở TP.HCM bị bắt vì "bán" thị thực (TN 25-5-13)

--Foreign Service officer made millions in visa-for-money scam, feds charge (McClatchy 23-5-13)

Bảy cái “không” đều liên quan đến tham nhũng (infonet 25-5-13)



Tham nhũng thành thói quen xấu của nhiều công chức (TP 25-5-13) -- Công chức VN có thói quen tốt nào không?
Trần Ngân: Tổng bí thư Trọng và cuộc Thập Tự Chinh vô vọng (viet-studies 25-5-13) ◄◄◄ -- Bài mới, vô cùng xuất sắc, của tác giả các bài Thủ tướng Dũng và nền kinh tế thị trường “định hướng quyết liệt” (viet-studies 11-3-13) --Thống đốc Bình có mắc chứng hoang tưởng vĩ cuồng? (viet-studies 24-2-13) Vài đánh giá về triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam (viet-studies 21-11-12) ◄


Chủ quyền quốc gia: Không thể nhân nhượng (LĐ 25-5-13) -- Bài của Tống Văn Công


Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh Xem xét nới trần nợ công (TN 25-5-13)

Quốc hội và nền kinh tế (TT 25-5-13)
Bí ẩn quyết định 20 (BBC 26-5-13) -- Quyết định khiến CNN & BBC không vào Việt Nam nữa. Biên dịch, biên tập các đài truyền hình nước ngoài (Blog Nguyễn Vạn Phú 25-5-13)

Chính phủ "không bao giờ không trung thực" khi báo cáo Quốc hội (infonet 26-5-13) -- Ha Ha Ha!

Lạm phát 6% chưa thể coi là thấp! (PLTP 27-5-13) -- Thấp đấy chứ! Ở nước Đức, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1922, lạm phát lên đến 1500%! Nhờ vậy mà Hitler lên cầm quyền!

Thất nghiệp giảm, sao kinh tế lại buồn (DNSGCT TVN 26-5-13)

Nghề ngoại giao: Giữa hai “làn đạn” (NLĐ 26-5-13)

Nghề ngồi cho muỗi đốt (VnEx 26-5-13)

'Nội' đắt và kém, dân thích du lịch 'ngoại' (VEF 25-5-13) -- Khách giảm, du lịch trì trệ (NLĐ 26-5-13)

Việt Nam lại quyến rũ? Trade deal hopes put Vietnam on radar (SCMP 27-5-13)
Bất công quá nông dân sẽ tức nước vỡ bờ Bauxite Việt Nam
- Người dân vẫn bị gây khó khi Nhà nước bồi thường (TP). - Khiếu nại bồi thường: Đường còn xa lắm! (PLTP).- Đường dây bán “cô dâu Việt” cho người Trung Quốc lãnh án (TN). - Kịch bản “cầm mạng” ở Campuchia (PNTP).

- Bàn giao hổ ‘nuôi như nuôi lợn’ ra Hà Nội (VNN). - Thú vị chuyện bò tót lai giống với bò nhà ở Việt Nam (TN).
-Doanh nghiệp Nhà nước trở thành gánh nặng đầu tư công
Chính phủ vẫn phải hỗ trợ các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và không thể trả nợ ngay cả khi các doanh nghiệp này không thuộc diện bảo lãnh.


Ủy ban Kinh tế: Nợ công xấp xỉ 95% GDP nếu tính cả DNNN
Con số này vượt xa so với ngưỡng an toàn (60% GDP) được khuyến cáo bởi các tổ chức quốc tế như WB hay IMF.


Nhiều khu công nghiệp tại Đồng Nai bị ô nhiễm không khí
Kết quả kiểm tra tại các khu công nghiệp như Nhơn Trạch, Long Thành, Xuân Lộc... đều vượt tiêu chuẩn cho phép.


“Xã hội đen” lộng hành ở Sài Gòn, Hưng Yên, Hải PhòngNgười Việt
VIỆT NAM (NV) .- Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng CSVN cho hay, đã chỉ thị Bộ Công An quy trách nhiệm cho các cá nhân cán bộ lãnh đạo các tỉnh Hưng Yên, Sài Gòn và Hải Phòng vì để các băng nhóm “xã hội đen” lộng hành.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân “bảo kê” băng nhóm “xã hội đen”Lao động

Truy trách nhiệm để băng nhóm lộng hànhThanh Niên

Chính phủ chỉ đạo điều tra các băng nhóm "xã hội đen"Báo Đất Việt

Tin tức 24h -Người Lao Động -cand.com


"Nghi ngờ liên quan đến con rể Chủ tịch tỉnh là có căn cứ"Báo Giáo dục Việt Nam
(GDVN) - Qua xác minh điều tra, làm rõ các đối tượng gây án, Công an Vĩnh Phúc đã khẳng định con rể Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc không liên quan đến vụ án mạng này. Sự thật sau tin đồn sau vụ phát hiện 32 quan tài dưới móng nhà · Sự thật vụ phát ...

Án mạng ở Vĩnh Phúc: Con rể chủ tịch tỉnh không liên quanTuổi Trẻ

Sửng sốt về “khả năng đặc biệt” từ tuổi 12 của cậu bé ở Vĩnh PhúcLao động

Con rể Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc không liên quan vụ giết ngườiThanh Niên
-Muốn cho người Việt cao thêm? 6.000 tỉ cho đề án nâng chiều cao người Việt (ĐV 27-5-13) -- Theo tôi, người Việt hiện đang thấp không phải vì lý do sinh học gì sất mà chỉ vì họ bị đè đầu đè cổ.

Sao Việt đến Liên hoan phim Cannes: Hóa ra đi... 'bán rượu' Chivas (Petrotimes 25-5-13)

Quan hệ lén lút hết tiền, đôi nhân tình đi... trộm chó (ĐV 27-5-13) -- Có nhiều tin cực kỳ cô đọng, mới đọc qua thì đầu óc quay mòng mòng, phải định thần vài phút mới "nắm được tình hình"!

Chuyện trong làng: Cãi nhau dữ dội giữa Rogoff & Reinhart và Krugman: Krugman Accused of ‘Uncivil Behavior’ (WSJ 27-5-13) -- Krugman đăng hình dưới đây trong blog của anh ta (sao giống kinh tế VN dữ vậy?!)

Đề văn mở theo 'mốt': Bỗng dưng nhà nghèo (VNN 27-5-13)

Sinh viên cơm bữa, rượu ngày (TP 27-5-13) -- Đời thế mà vui!

Tản mạn về ngôn ngữ địa phương Hà Tĩnh (VHNA 25-5-13)

Nguyễn Đăng An: Viết văn như người… nghịch cát (VnEx 27-5-13)

Tranh Nguyễn Phan Chánh được đấu giá gấp 5 nghìn lần khởi điểm (SM 26-5-13)

Về miền Tây nhậu 'động vật kỳ lạ nhất hành tinh' (LĐ NĐT 27-5-13) -- "Ăn nhiều đi, chú Hai”. Ôi, những câu nói quá đổi thân thương! Nghe mà nhớ nhà quá mạng!


Tổng số lượt xem trang